You are on page 1of 4

1.

Lịch sử làng nghề


Vùng làng nghề, địa danh và địa chỉ làng nghề.
Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi
thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố Hàng
Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt... là nơi chuyên sản xuất đồ
thủ công mỹ nghệ nhất là đồ thờ như: tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ...
Nguồn gốc hình thành

2. Con người (nghệ nhân)

Tổ nghề và nghệ nhân Nghệ nhân Lê Đình Nghiên đã có 62 năm làm tranh Hàng
Trống. Ông thuộc thế hệ thứ ba trong gia đình có truyền thống nghề tranh ở làng Bình
Vọng, Thường Tín, sau lập nghiệp ở phố Hàng Trống (Hà Nội). Cụ Lê Xuân Quế, ông
nội nghệ nhân Lê Đình Nghiên, khi xưa đã làm nghề tranh. Còn bố của ông Nghiên -
cụ Lê Đình Liệu là người tiếp nối.

Cả nhà có 7 anh chị em, mà chỉ có mình ông Nghiên theo được nghề tranh gia
truyền. Nghệ nhân Lê Đình Nghiên hiện còn lưu giữ khoảng 3-4 chục mặt ván khắc
tranh Hàng Trống và nhiều bản can tay từ đời ông cha để lại. Ông là nghệ nhân duy
nhất am tường và có thể làm được một bức tranh Hàng Trống từ công đoạn đầu đến
cuối. Theo nghề truyền thống của gia đình từ lúc nhỏ, 45 năm qua, làm tranh với nghệ
nhân Lê Đình Nghiên vừa là tình yêu, vừa là trách nhiệm. Yêu vì đó là nghề đòi hỏi
một khối óc và con tim tràn đầy nhiệt huyết. Trách nhiệm bởi đó là nghề cha truyền
con nối đã nhiều đời nay. Và nghệ nhân Lê Đình Nghiên đã dồn tình yêu và trách
nhiệm ấy vào công việc truyền lại bí quyết nghề làm tranh Hàng Trống cho người con
trai là Lê Hoàn, để nguồn mạch của một dòng tranh độc đáo của Hà Nội tiếp tục
chảy…

3. Các tác phẩm nổi tiếng


Các bộ Tứ Bình (4 bức): Tố nữ, Tứ dân (ngư, tiều, canh, mục) hoặc Tứ quý (Bốn
mùa);
Nhị bình (2 bức): "Lý ngư vọng nguyệt" (Cá chép trông trăng) hoặc "Chim công
múa”
4. Đặc điểm, quy trình sản xuất sản phẩm

Đặc điểm
Nét độc đáo đầu tiên của tranh Hàng Trống so với các dòng tranh dân gian khác
nằm ở kỹ thuật. Không như tranh dân gian Đông Hồ - hoàn toàn sử dụng ván khắc
hình và màu, các nghệ nhân làm tranh Hàng Trống chỉ dùng bản khắc nét (ván khắc
nét được làm bằng gỗ mềm, lồng mực hoặc gỗ thị). Công đoạn vẽ màu được thực hiện
sau khi in bản nét.
Màu sắc tạo nên nét đặc trưng của tranh Hàng Trống. Các màu đứng cạnh nhau
đều có luật và nguyên tắc riêng. Sau bao nhiêu năm, từ khi nghệ nhân còn là đứa trẻ
sống trong môi trường nhìn thấy tranh quanh năm, và khi tô màu các bức tranh đầu
tiên, tới hàng chục năm sau thì hình thành nên một phản xạ đặt màu trong tranh để lên
được hiệu quả màu cần thiết, cân bằng giữa màu nóng - màu lạnh đúng theo triết lý
cân bằng âm - dương.
Màu sắc trong tranh Hàng Trống được các nghệ nhân xưa sử dụng rất điêu luyện,
nhuần nhị. Chỉ với 6 màu: xanh lá cây, xanh da trời, hồng, cam, vàng, đỏ điều, đen và
trắng, họ đã tạo nên một thế giới vừa rực rỡ, vừa tương phản, gần gũi mà cũng rất uy
nghiêm. Tất cả những màu sắc này đều được chưng cất, chế tạo từ những vật liệu tự
nhiên.
Tranh Hàng Trống được vẽ theo nhiều chủ đề - từ tranh thờ, tranh chơi tết cho
đến tranh của các nhân vật trong truyện, tranh thế sự… Do đó, họa tiết cũng rất phong
phú.

Cách in ấn và vẽ
Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình,
còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu,
còn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.
Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay.
Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất.
Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một
lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ màu
lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh.
Tranh được in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ
khổ to và dài, thường bồi dày, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp
với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị.
Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống dùng
bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.

5. Tương lai - Hướng đi cho làng nghề

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên có lẽ là người cuối cùng còn lại của dòng tranh
Hàng Trống (Hà Nội). Theo nghề truyền thống của gia đình từ lúc nhỏ, 60 năm đã
qua, chỉ còn có ông là người duy nhất am tường và có thể làm được từ đầu đến cuối
mọi công đoạn của một bức tranh dân gian Hàng Trống. Tranh Hàng Trống đứng
trước nguy cơ mai một cao do chỉ còn duy nhất 1 nghệ nhân, tuy nhiên tinh thần của
tranh Hàng Trống còn tiềm năng phát triển rất lớn, từ đánh giá của những người đã
đang quan tâm, nghiên cứu và sáng tạo dựa trên tranh Hàng Trống. Trong đó có thể
tìm đến cuốn Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống - dự án nghiên cứu suốt 5 năm của
Trịnh Thu Trang.

6. Tính Nguyên mẫu và biểu tượng của làng nghề

7. Nguồn:
Thông tin từ BQL phố cổ Hà Nội: 1.
1.https://docs.google.com/document/d/1Ac-
JQvkPyLMn2jCNCMJQaWYSEEiDvjNETxXmkcUbD60/edit
2.
https://www.vietnamplus.vn/tranh-dan-gian-hang-trong-mot-net-van-hoa-doc-dao-xu-
ha-thanh/606633.vnp

3.
http://vanhoanghethuat.vn/tranh-dan-gian-hang-trong-net-van-hoa-doc-dao-cua-nguoi-
ha-thanh.htm

4.
https://vanhoavaphattrien.vn/doc-dao-tranh-dan-gian-hang-trong-a15675.html

5. https://vietnamnet.vn/nghe-nhan-hon-60-nam-gin-giu-dong-tranh-pho-thi-
813637.html

6.
https://diendandoanhnghiep.vn/tranh-hang-trong-va-thu-choi-tranh-ngay-tet-cua-
nguoi-ha-noi-215959.html

8. Nguồn ảnh:
https://drive.google.com/drive/folders/1-Hpl0-zKAnI_HvLVClNInD8watWGGlRL

You might also like