You are on page 1of 4

Họa sĩ Thành Chương nói: ‘ Nghệ thuật sắp đặt đã có từ rất lâu ở Việt Nam, tất nhiên là đẩy

nó lên từ
nghệ thuật. Nó có ý tưởng nó có triết lý, nó có gửi gắm sâu xa của các tác giả vào để nâng nó lên vào 1
cái tầm nghệ thuật nó có tư tưởng thì tất nhiên nó là nghệ thuật thì nó hướng tới cái đó. Nó đẩy các tác
phẩm nghệ thuật lên tới cái tầm như thế. Nhưng mà trong đời sống, nhiều khi nó bình dị hơn rất là
nhiều và nếu khi mình tiếp cận được với nó ở với 1 góc độ đơn giản bình dị ấy thì thật ra nó rất gần gũi
và hoàn toàn không có gì xa lạ với công chúng cả.”
Tác phẩm của Thành Chương “Không gian trắng Kim Lân”

Ông làm tác phẩm này để làm 1 không gian tưởng niệm để báo hiếu cha mình, 1 không gian đi từ không
đến có, không là bởi vì ông bắt đầu từ tay trắng, có là bởi vì nó không còn là 1 khu lưu niệm theo ý nghĩa
quen thuộc nữa mà nó là một tác phẩm bao gồm sắp đặt, kiến trúc, hội họa cộng lại để tạo nên 1 cõi tâm
linh mang trọn vẹn hồn cốt của nhà văn Kim Lân. Cả không gian nhà đều màu trắng, trên nền trắng đó là
những con chim màu đen trích ra từ tác phẩm của cụ. những dòng chữ đỏ dành cho 2 tác phẩm để đời
mà nhà văn tâm đắc là vợ nhặt và làng. Ý nghĩa sắp đặt đã được họa sĩ xử lý hết sức tinh tế trên mặt
phẳng tường, cách bố cục chữ khiên người xem như được lật từng trang sách để rồi từ đó những miền
quê, những phần người ẩn hiện 1 cách sinh động.

Họa sĩ “Đặng Thị Khuê” bà là 1 họa sĩ thành công khá sớm và để lại dấu ấn đáng nhớ trong đời sống mĩ
thuật Việt Nam. Bà muốn nghệ thuật sắp đặt nó đi vào đời sống, đi vào các gia đình gần gũi với đời sống
với tất cả mọi người, nhờ đó mà bà lại sử dụng nghệ thuật sắp đặt. Bà đưa tất cả các giá trị của truyền
thống đến với cuộc sống và để cho người dân đương đại được tiếp xúc với nó. Người nghệ sĩ đưa đến
tác động đến tất cả các giác quan bằng tiếng động, bằng mùi thơm và bắt họ phải sử dụng tất cả các
năng lực hiện có để họ tham gia. Bà muốn thông qua những cái hình thể, nhiều hình thức, 3 hình thức
như thế này là để cho là công chúng quan tâm đến di sản. Đây là cách bà trả lại giá trị thực của cha ông
mình, của sự thật trong sáng tạo, sự thật trong kiến trúc và chúng ta vẫn thường tiếp xúc nhưng chúng ta
không lương tâm lắm.
Tác phẩm “Ký tự” của Đặng Thị Khuê phô bày các kết cấu bên trong kiến trúc của một ngôi đình làng, qua
những màn cắt dọc, cắt ngang của ngôi đình cổ tây đẳng từ thế kỉ thứ XVI, đình chu Quyến thế kỉ thứ
XVII và phù điêu chạm gỗ 2 thế kỉ, người xem có thể hình dung cụ thể các giải pháp kĩ thuật, không gian
thẩm mĩ của người xưa, trực giác và sự giao cảm sẽ đưa người xem bước vào 1 thế giới tưởng tượng mà
ở đó thực tại đang hòa hoán vị với kí ức, tiềm thức trong mối liên hệ tới di sản.

You might also like