You are on page 1of 8

Chủ đề

GIỚI THIÊU LÀNG NGHỀ THÊU QUẤT ĐỘNG


Người thực hiên : DƯƠNG ĐỨC LONG
LỚP : 7A1
Nội dung về bài GỒM

(1) Vị trí địa lý


(2) Lịch sử hình thành
(3) Đặc điểm làng nghề và sản phẩm

GIỜ BẮT ĐẦU NÀO !


(1) VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
+) Cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, làng Quất Động (huyện Thường Tín)
cuốn hút du khách xa gần không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với cây
đa tỏa bóng mát, với đền thờ đậm màu rêu phong, cổ kính mà còn bởi sự độc
đáo ẩn chứa trong từng tác phẩm tranh thêu tay. Từ những tấm vải, những sợi
chỉ màu sắc, bàn tay và khối óc tài hoa của người thợ Quất Động đã tạo ra
những tác phẩm chinh phục khách hàng xa gần.

+) Một gian trưng bày các sản phẩm thêu tay Quất Động Ảnh: Đức Nghiêm
Ngay đầu làng Quất Động là đền thờ cụ Lê Công Hành, ông tổ nghề thêu của
làng và cũng là ông tổ nghề thêu của cả nước. Theo sử sách ghi lại, Tiến sĩ Lê
Công Hành, tên thật là Trần Quốc Khái. Ông sinh năm 1606 tại làng Quất Động,
huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay là xã Quất Động,
huyện Thường Tín, Hà Nội). Năm 1637, ông đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều
Lê. Năm 1646, ông đi sứ nhà Minh. Trong thời gian này, ông đã học được cách
thêu lọng của người Trung Quốc rồi về dạy lại cho người dân quê hương. Ghi
nhận những đóng góp của ông, nhiều nơi lấy ngày mất của ông (12 tháng 6 âm
lịch) làm ngày giỗ tổ nghề thêu.
(2) LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Làng Quất Động đã có nghề thêu từ thế kỷ 17. Ông tổ của làng
nghề thêu Quất Động, cũng là ông tổ nghề thêu trên toàn Việt
Nam là Lê Công Hành. Năm 1646, ông được cử làm người dẫn
đầu sứ đoàn sang Trung Quốc. Trong thời gian này, ông học được
cách làm lọng và nghề thêu truyền thống của Trung Quốc. Khi về
nước, ông đã truyền tải những kinh nghiệm thêu của mình dạy
cho dân làng Quất Động và một số làng khác về cách làm lọng,
thêu thùa, pha từng đường kim mũi chỉ theo cách của người dân
Bắc Kinh. Hằng năm vào ngày 12 tháng 6 âm lịch, là ngày giỗ Lê
Công Hành, dân làng và đại diện người dân địa phương làm nghề
thêu đều về làng Quất Động để dâng hương tri ân ông.
(3) Đặc điểm của làng nghề và sản phẩm
+) Với chất liệu (chỉ, vải) ngày một phong phú, với ý thức sáng tạo nghệ thuật,
người nghệ nhân đã dần biến tranh thêu vươn đến đỉnh cao của nghệ thuật.
Để tạo được một bức tranh thêu tay hoàn mỹ, người nghệ nhân phải dùng
đúng loại chỉ truyền thống được nhuộm từ màu của cỏ cây thiên nhiên. Đặc
biệt là chỉ tơ tằm với độ óng mịn đặc trưng để tạo cho các bức tranh, nhất là
tranh phong cảnh những màu sắc tự nhiên nhất. Người thêu tranh vừa phải có
lòng đam mê vừa có năng khiếu về hội họa. Có như vậy, đường nét uyển
chuyển và cái hồn của bức tranh mới được chuyển tải ở nhiều sắc độ.
(3) Đặc điểm của làng nghề và sản phẩm
__ SẢN PHẨM__
+) Các tác phẩm đáng chú ý về tranh thêu làng thêu Quất Động là các bức tranh thêu phong cảnh như cây đa,
bến nước, các danh lam thắng cảnh tại Việt Nam như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, Cố đô Huế… Các bước cơ bản
để làm nên một tác phẩm tranh thêu tổng hòa nội dung và hình thức, nghệ nhân thêu cần có một quy trình làm từ vẽ
phác thảo trên vải, tìm chủ đề nội dung, lựa chọn màu sắc chỉ phù hợp. Để có những bức tranh phong cảnh, người
thợ thêu có thể phải mất nhiều tháng, trong đó phải chọn lựa từng loại chỉ màu phù hợp. Trong đó, họ chọn loại chỉ
truyền thống được nhuộm từ màu của cỏ cây thiên nhiên. Tranh thêu Quất Động được làm hai mặt trên chất liệu vải
voan mỏng, dùng chỉ thêu bằng tơ tằm. Khi quan sát bức tranh thêu hai mặt, Báo Ảnh Việt Nam cho rằng người xem
"không thể nhận ra đâu là điểm bắt đầu và đâu là điểm kết thúc" bởi chân những sợi chỉ được các nghệ nhân giấu
vào chính giữa.
VÀ ĐÓ LÀ TẤT CẢ NỘI DUNG VỀ
LÀNG NGHỀ THÊU QUẤT ĐỘNG
CẢM ƠN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI KHI ĐÃ XEM BÀI
TRÌNH CHIẾU CỦA EM

TH
AN
KC
ỪU

You might also like