You are on page 1of 11

Trước khi bước vào việc tìm hiểu những ảnh hưởng của trang Đông Hồ lên lịch

sử mỹ thuật của Việt Nam và lên sự phát triển của việc làm nghệ thuật của thế
hệ sau cũng như những giá trị trong quá khứ và hiện tại, những cảm hứng cho
nghệ sĩ đến từ tranh Đông Hồ, ta hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu về cội nguồn
của dòng tranh này vì để hiểu được trọn vẹn gía trị của bất cứ thứ gì, chúng ta
đều phải có một sự hiểu biết nhất định về thứ đã bắt đầu nó. Tranh Đông Hồ
bắt đầu từ đâu? Ai là cha đẻ của nó? Lịch sử phát triển của tranh Đông Hồ diễn
ra như thế nào? Bài viết sau đây sẽ đề cập những thông tin mà bạn cần biết.
NGUỒN GỐC CỦA TRANH ĐÔNG HỒ:

Hiện nay tại Đình Làng Hồ vẫn còn một tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ 16.
Theo các cụ trong làng Hồ kể lại, trước đây phía dưới tấm bia này có khắc hình
hai con chuột giã gạo. Hình ảnh con chuột giã gạo đó rất giống với bức tranh
đám cưới chuột. Tuy nhiên hiện nay những hình khắc trên bia đá đó đã không
còn nữa.

Người làng theo đó suy đoán rằng: Có thể dòng tranh Đông Hồ được ra đời vào
thế kỷ 16 – Cùng thời điểm ra đời của tấm bia. Hiện nay, không có xác minh
chính xác về thời điểm ra đời của dòng tranh Đông Hồ. Nhưng các nhà nghiên
cứu thì cho rằng dòng tranh Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỷ thứ 17, 18.

Theo nhà nghiên cứu: Trang Thanh Hiền (Đại Học Mỹ thuật Việt Nam) có chia
sẻ và cho biết: Ông tổ của nghề khắc in tranh là ông: Lương Nghĩa Hộc, người
ở thế kỷ 15. Ông này đã từng sang Trung Quốc và học nghề khắc in tranh ở
Trung Hoa. Mang về truyền lại cho làng Hồng Lục, Liễu Tràng Hải Dương.
Sau đó nghề tranh này được phổ biến khắp nơi.

Không phải ngẫu nhiên mà một dòng tranh khắc gỗ vốn du nhập từ Trung Hoa
nhưng lại được phát triển mạnh mẽ ở Đại Việt. Chưa nhiều người biết, thực
chất thể loại tranh khắc gỗ đã từ thời Lý Trần. Đó chính là những mộc bản kinh
phật. Ở Mộc bản kinh phật, bên cạnh những bản khắc chữ, cũng có những bản
khắc mang hình vẽ.

Và làng Hồng Lục, Liễu Tràng ở Hải Dương. Nơi được truyền nghề khắc in
tranh đầu tiên cũng chính là nơi những người thợ khắc lên bộ mộc bản kinh
phật đầu tiên ở chùa Vĩnh Nghiêm nổi tiếng.

2. Quá trình phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ

Lịch sử tranh dân gian Đông Hồ


Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam trong xã hội cũ.
Cứ năm hết Tết đến là gia đình đều sắm sửa cho mình một bức tranh dân gian
Đông Hồ treo Tết trong nhà. Như thành một tục lệ mà chẳng cần ai phải nhắc
nhở. Tranh gần gũi thân quen và được yêu thích đến vậy.

Thế nhưung cho tới thời điểm hiện tại, nhu cầu của gia đình Việt đã bớt đi thay
vào việc trang trí nhà cửa bằng các bức tranh dân gian Đông Hồ thì có nhiều
các dòng tranh hiện đại, đẹp mắt, sang trọng hơn. Tuy vậy, trên thị trường tranh
trang trí, tranh treo tường thì dòng tranh Đông Hồ trở thành món đặc sản rất
quý và hiếm hoi. Đối với những bức tranh dân gian Đông Hồ gốc.

Lịch sử tranh dân gian Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho
đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần. Từng bức tranh chứa đựng nét đẹp
tinh túy và giá trị văn hóa to lớn. Đó là cách làm tranh riêng với những khâu
sáng tạo, khắc ván, làm màu, in tranh rất độc đáo.

Nguồn gốc tranh dân gian Đông Hồ

Cho tới nét văn hóa cá tính riêng biệt tô điểm nền văn hóa riêng của dân tộc
Việt. Với các chủ đề chúc tụng, phê phán, ẩn dụ, lịch sử mà nhìn vào đó ta thấy
hình ảnh Việt Nam rõ nét. Ấy chính là giá trị văn hóa to lớn mà ta cần chung
tay gìn giữ và phát huy.

Theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường
không có màu sắc thắm như tranh cổ. Và ít nhiều đã bị may một, què cụt về
mặt ý nghĩa khi một số bản khắc gỗ đã bị đục bỏ phần chữ Hán, chữ Nôm. Một
trong phần độc đáo của dòng tranh dân gian Đông Hồ khi hình ảnh chủ đề
thường gắn liền với những câu thơ nêu bật nội dung.

Nguyên nhân là hiện nay việc làm tranh Đông Hồ người ta trộn màu trắng để
quyét lên giấy điệp để giảm bớt lượng điệp. Khiến cho giấy mất độ óng ánh và
trở nên “thường”. Bên cạnh đó, màu sắc trước kia được ông cha làm hoàn toàn
bằng tự nhiên, thì hiện nay được chuyển sang loại màu công nghiệp. Thứ 3, các
bản khắc gỗ được phục hồi hay khắc mới đều ít nhiều không còn được tinh tế
như bản cổ.

Ván khắc mộc bản tranh dân gian Đông Hồ nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế
Xét trong quá trình phát triển lịch sử tranh dân gian Đông Hồ. Việc các bản
khắc gỗ bị đục bỏ phần thơ tự chữ Nôm, hay chữ Hán là bởi vì:

Sau năm 1945, chữ Hán và chữ Nôm bị chính quyền coi là phong kiến lạc hậu,
liệt vào danh mục bài xích. Nên rõ ràng các bản khắc gỗ tranh Đông Hồ đục bỏ
phần này. Cho đến tận sau này, khi muốn khôi phục những dòng thơ tự đó,
nhưng ít người có thể đọc và hiểu được các ký tự đó, nên đành phải bỏ đi.

Một số nghệ nhân khắc gỗ vẫn muốn lưu giữ tranh với dòng thơ chữ Nôm, chữ
Han. Nhưng do “tam sao thất bản” nhiều lần, và do bản thân cũng không hiểu
chữ Nôm chữ Hán nên các bản khắc gỗ vẫn có các ký tự nhưng không đọc
được ra chữ gì.

Cho đến thời điểm hiện nay, dòng tranh Đông Hồ không còn được chuộng như
xưa, nhu cầu người mua treo ít xuống. Thì người dân làng Đông Hồ phải làm
một công việc khác để lo kế sinh nhai và lo cho gia đình. Hiện ở làng Hồ Bắc
Ninh hiện nay đã có nhiều người chuyển sang nghề làm hàng Mã.

Nguồn: Khám phá lịch sử tranh dân gian Đông Hồ by Xuân AmiA

https://tranhtreophongkhachdep.com/lich-su-tranh-dan-gian-dong-ho/

Tranh Đông Hồ mang trong mình một tầm ảnh hưởng sâu đậm đến Mỹ Thuật
Việt Nam xưa cũng như mỹ thuật đương đại. Là bước mở đầu cho việc sáng tác
và sử dụng tranh vẽ trong cuộc sống hằng ngày trở nên càng phổ biến. Với
nhiều loại được sử dụng cho nhiều dịp khác nhau, được chia làm 7 loại chính:
tranh thờ, tranh truyện, tranh sinh hoạt, tranh chúc tụng, tranh phương ngôn và
tranh cảnh vật. Tranh Đông Hồ đã ghi dấu ấn của nó vào cả thơ ca, âm nhạc,
giáo dục và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống, làm cho cuộc sống tinh thần
của người Việt thêm màu sắc. Tuy rằng ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ để treo
ngày tết đã mai một nhiều và cả việc làm tranh cũng không còn được giữ
nguyên vẹn, tranh Đông Hồ là một nét đẹp văn hóa, là một di sản không thể
thiếu đối với dân tộc Việt. “ Có một điều đáng buồn là tranh không còn mang
tính “thuần Việt” như thời xưa mà đang dần bị “thương mại hoá”. Một số họa
sĩ cho rằng ở thời điểm hiện tại, tranh Đông Hồ thường không có màu sắc thắm
như tranh cổ, nguyên nhân bởi vì người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy
nhằm bớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên "thường", màu sắc
sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắc mới có bản
không được tinh tế như bản cổ. Không những thế, một số bản khắc đã đục bỏ
phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít
nhiều bị “què cụt” về mặt ý nghĩa.”

http://designs.vn/tin-tuc/tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-
gian-viet-nam_14963.html#.Xsd4mx83tPY

Thời gian đã có tác động tiêu cực lên dòng tranh dân gian tiêu biểu nhất của
dân tộc Việt, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta lãng quên giá trị giàu có của
tranh Đông Hồ. Ngày nay các nghệ sĩ Việt đang và sẽ tiếp tục sử dụng tranh
Đông Hồ như một nguồn cảm hứng mang đậm màu sắc dân tộc để tạo ra những
tác phẩm vừa hiện đại mà vẫn mang được văn hóa nước Việt ra thế giới. Bên
cạnh đó chính quyền cũng có những biện pháp bảo vệ và duy trì dòng tranh
Đông Hồ:

“Tháng 7/2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ giai đoạn 2014 - 2020, định
hướng đến 2030”. Việc phê duyệt Đề án này nhằm mục tiêu khẳng định, gìn
giữ và phát huy giá trị nổi bật của tranh dân gian Đông Hồ. Đồng thời xác định
hiện trạng và nguy cơ mai một của dòng tranh này, nâng cao nhận thức, hành
động của chính quyền, nhân dân địa phương trong việc bảo vệ, phát huy giá trị
văn hóa của tranh dân gian Đông Hồ; Bên cạnh đó quảng bá, giới thiệu tranh
dân gian Đông Hồ ra thế giới và tiến hành việc hoàn thiện hồ sơ đệ trình
UNESCO đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Đề án này sẽ bắt đầu triển khai thực hiện trong năm 2014 với kinh phí gần 60
tỷ đồng, gồm: dự án phục hồi, phát triển tranh dân gian Đông Hồ 2,1 tỷ đồng;
dự án xây dựng Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị tranh dân gian Đông Hồ
50 tỷ đồng; dự án xây dựng hồ sơ ứng cử Quốc gia tranh dân gian Đông Hồ
trình UNESCO đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn
cấp 7,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá, phân tích
thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di sản tranh dân gian Đông Hồ, dự báo
những tác động tiêu cực, từ đó có những biện pháp, hành động kịp thời, hiệu
quả ngăn chặn tác động tiêu cực gây ảnh hưởng làm mai một dòng tranh này.
Ngoài ra, Bắc Ninh cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng đẩy
mạnh các tour du lịch về Thuận Thành, tuyến chùa Dâu - chùa Bút Tháp - làng
tranh Đông Hồ và đẩy mạnh hoạt động quảng bá tranh dân gian Đông Hồ tới
trường học, thị trường quốc tế.

Làng tranh dân gian Đông Hồ đang dần “bừng sáng” trở lại, hứa hẹn sẽ trở
thành một điểm tham quan du lịch văn hóa có sức hấp dẫn du khách cả trong và
ngoài nước. Hy vọng trong tương lai gần, cùng với sự đầu tư, vào cuộc của các
cơ quan chức năng và lòng nhiệt huyết, yêu nghề của các nghệ nhân, làng tranh
Đông Hồ sẽ tìm lại được vị trí vốn có của mình và ngày càng phát triển, làm
giàu thêm cho nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. ”
http://designs.vn/tin-tuc/tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-
gian-viet-nam_14963.html#.Xsd4mx83tPY

Một số bức tranh tiêu biểu của dòng tranh Đông Hồ:
"Chuột rước đèn"
Đại cát (việc tốt lành hay là may mắn lớn), bản in bằng khuôn gỗ khắc
Tranh "Lý Ngư vọng nguyệt" (cá chép trông trăng) ý nói người học trò
mong mỏi học tập rồi thi đỗ ví như "cá vượt vũ môn" hóa thành rồng

TỔNG HỢP NGUỒN ĐỀ CẬP TRONG BÀI VIẾT


https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh_%C4%90%C3%B4ng_H%E1%BB%93
http://tranhdongho.bacninh.com/gioi-thieu.html
https://tranhtreophongkhachdep.com/lich-su-tranh-dan-gian-dong-ho/
http://designs.vn/tin-tuc/tranh-dong-ho-net-tinh-hoa-cua-van-hoa-dan-
gian-viet-nam_14963.html#.Xsd4mx83tPY

You might also like