You are on page 1of 34

CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG:

"Nghệ thuật truyền thống là một lĩnh vực lâu đời và vô cùng giá trị, thể hiện bản sắc của văn hóa
Việt Nam. Chúng ta cần gìn giữ và bảo tồn nó để giữ vững nét độc đáo của văn hóa nước nhà"

HỘI HỌA

Nói đến hội họa Hà Nội hiện đại, không thể không nhắc đến phong cách tranh Bùi Xuân Phái.
Bởi lẽ, họa sĩ vẽ phố cổ Hà Nội thì nhiều nhưng đối với cố họa sĩ tài ba Bùi Xuân Phái thì phố cổ
đã trở thành người bạn tri âm. Tranh phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện
thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50-60-70 thế kỷ XX. Ở đó phố cổ
không ồn ào, sầm uất mà lặng lẽ và lâu bền, giản dị và thân thuộc. Ngắm tranh phố cổ Hà Nội
của Bùi Xuân Phái, người xem nhận thấy họa sỹ đã gửi gắm những kỷ niệm, những hoài cảm
cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuâng trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và
biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.

Phố Chợ Gạo- Bùi Xuân Phái


Phố cổ Hà Nội- Bùi Xuân Phái
Phố Hàng Mắm- tranh Bùi Xuân Phái
Phố Mã Mây- Bùi Xuân Phái

Phố cổ Hà Nội- Bùi Xuân Phái

lời dẫn 1

Chợ Đông Xuân, phố Hàng Buồm, Hàng Đồng... hiện lên đầy chất thơ qua nét cọ cố họa sĩ Lê
Văn Xương. Trong những bức tranh của ông, Hà Nội như trong trang sách của Thạch Lam,
Nguyễn Tuân vậy. Trong tâm thế "vẽ với lòng thanh thản", tranh Lê Văn Xương chủ yếu khắc
họa không khí yên bình thuở xưa của những góc phố bình dị nơi Hà Thành, đó có thể là góc phố,
hay các di tích kiến trúc trong và ngoài thành.
lời dẫn 2
Bóng hoàng hôn ở xóm nghèo nơi phố Trần Nhật Duật- tranh Lê Văn Xương
Chợ Đồng Xuân- Lê Văn Xương

Một góc chùa Quán Sứ- tranh Lê Văn Xuân


Phố Hàng Buồm- Lê Văn Xương
Một góc Hà Nội vào năm 1952- tranh Lê Văn Xương

Ô Quan Chưởng- Lê Văn Xương


Phố Gầm Cầu- Lê văn Xương
Phố Hàng Da- Lê Văn Xương

Phố Hàng Đồng- Lê Văn Xương


Phong cảnh hữu tình ở chùa Trấn Quốc- Lê Văn Xương

Không còn là những bức tranh bình dị, thân quen của Bùi Xuân Phái và Lê Vă Xương, với ngôn
ngữ tạo hình phong phú mang phong cách, dấu ấn riêng cùng với trái tim và tình cảm sâu sắc
dành cho mảnh đất "nơi lắng hồn núi sông ngàn năm", những họa sĩ đã đưa công chúng về với
những ngày tháng lịch sử đấu tranh sôi nổi, khi Hà Nội kiên cường, anh dũng ngày đầu kháng
chiến, kìm giữ, giam chân, tiêu hao sinh lực địch, bảo toàn lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng
chiến lâu dài.
Hà Nội đêm giải phóng- Lê Thanh Đức
Hương Sen- Nguyễn Kim Thi

Tác phẩm “Thủ đô kháng chiến” của Nguyễn Quang Phòng thể hiện bằng chất liệu sơn mài năm
1999
Tác phẩm “Ngã tư sở” của Nguyễn Văn tỵ trên chất liệu chì, năm 1947

Tranh sơn dầu của Trịnh Hữu Ngọc năm 1960

ÂM NHẠC

Âm nhạc là một phần của lịch sử và văn hóa Hà Nội, phản ánh đúng những nét đặc trưng của
con người, văn hóa, phong tục, địa lý,... của đất nước Việt Nam, trải dài suốt chiều dài lịch sử
của dân tộc.

Theo những tư liệu chính sử thì ngay từ thời kỳ nước ta mới độc lập, các vua chúa thời Nhà Lý -
Trần, đã xác định rõ quan điểm xây dựng một nền âm nhạc truyền thống dân tộc thể hiện bản sắc
riêng, trên cơ sở nguồn văn hóa âm nhạc dân gian truyền thống, chống lại sự xâm lăng trong văn
hóa ngoại lai, trực tiếp là văn hóa Trung Hoa.

 Đây là phương hướng, là động lực tinh thần quan trọng để Thăng Long - Hà Nội xây dựng một
truyền thống âm nhạc mang đậm bản sắc Việt Nam , để rồi những phong cách âm nhạc mang
đậm bản sắc dân tộc đã ra đời :hát xẩm, bài chòi, ca trù, hò, cải lương, đờn ca tài tử, nhã
nhạc cung đình Huế, quan họ, chầu văn,...
Quan họ Bắc Ninh- UNESCO-Di sản  văn hoá phi vật thể của nhân loại-30/9/2009

Ca trù -Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ của nhân loại-UNESCO-1/10/2009
Nhã nhạc cung đình Huế-UNESCO- Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hoá phi vật thể của
nhân loại-2003

Nối tiếp những giá trị âm nhạc truyền thống ấy, Tân nhạc Việt Nam ra đời vào cuối thập niên
1930; nhạc đỏ ra đời sau năm 1945 ở miền Bắc, cùng với đó là nhạc vàng, du ca nở rộ ở miền
nam; trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, các nhạc sĩ đã có những phát minh
không chỉ hào hùng, sôi nổi mà còn thể hiện ý chí, hồn cốt con người và dân tộc ta; sau cách
mạng mùa xuân năm 1975, âm nhạc việt nam bắt đầu học tập phong cách từ khắp nơi trên thế
giới, để rồi V-pop ra đời và không ngừng phát triển cho tới ngày nay.
Tuy nhiên, thể loại nhạc ấy, khi được phổ rộng đã khiến những người mới, lãng quên dần nền
văn hoá âm nhạc truyền thống trước kia. Hơn thế nữa, để nuôi dưỡng gốc văn hoá, cần tiếp xúc
với nhiều nguồn trong đó có âm nhạc thuộc nền văn hoá ấy. Vậy nên, lắng nghe kĩ hơn, nhiều
hơn chính là cách để bảo tồn và phát huy văn hoá. Bởi, lắng nghe, không còn chỉ là nghe
nhạc, mà còn là trân trọng và đồng cảm với nhạc sĩ, những con người đại diện cho nền âm
nhạc của ta khi xưa, và hơn thế nữa, còn là gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc dân tộc.
 
 

 thì trong Bài Ca Hà Nội (1966) của Vũ Thanh, một lần nữa bức tranh ấy lại được tái hiện nhưng
với một khí thế mới, cách nhìn mới của một Hà Nội chiến thắng với khung cảnh thi vị của
“đường thênh thang Ba Đình lịch sử, đường tấp nập Hoàn Kiếm, Đồng Xuân”, ở người “Thủ đô
ta chiến thắng” nhiều lần trước đế quốc Mỹ trong những trận “Nam tiến” và những cuộc ném
bom ở miền Bắc và Hà Nội. Trong tất cả những mất mát đau thương ấy, luôn ánh lên hình ảnh
người lính Hà Nội vừa trung kiên, bất khuất nhưng vừa hào hoa, lãng mạn dù trước bom đạn hay
trước vẻ đẹp thiên nhiên của Hà Nội. Đây cũng là chủ đề xuyên suốt trong phần lớn những ca
khúc Hà Nội nói riêng giai đoạn cả nước đứng lên chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1930 -
1945; 1945 - 1975). 
Khu vực Dinh độc lập 30/4/1975
https://khanhbao.net/2019/02/11/nhung-buc-anh-vo-gia-ve-ha-noi-mua-xuan-nam-1990/
 
 

Phố Tràng Tiền


 
 

https://36hn.wordpress.com/2015/06/03/nhung-hinh-anh-cuc-chat-ve-ha-noi-nam-1979/
 

https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/loat-anh-hiem-va-doc-ve-giao-thong-o-ha-noi-nam-1990-1-
1725997.html
Giao thông trên phố Khâm Thiên

SÂN KHẤU

Những loại hình văn hóa sân khấu như chèo, tuồng, rối nước... qua nhiều giai đoạn hình thành và
phát triển dù mang đậm chất địa phương nhưng khái quát chung vẫn mang đậm chất văn hóa dân
gian Việt Nam.
 
Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền dân gian lâu đời nhất của Việt Nam. Chèo là sự
kết hợp giữa ca, múa điệu bộ, diễn xuất, được trình bày theo lối kể chuyện. Chèo thường miêu tả
cuộc sống bình dị của người dân nông thôn, khát vọng và ước mơ sống thanh bình giữa một xã
hội phong kiến đầy bất công.
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền , ra đời từ thời kì An Dương
Vương năm 255 TCN
Ở loại hình văn hóa này, người ta dùng mặt nước giữa ao, hồ làm sân khấu, dựng lên một nhà rối
hay thủy đình, phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt,... Những con rối được làm
bằng gỗ, biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào,
dây... và được phụ trợ bởi tiếng trống và âm nhạc.
Vở “Tấm Cám” do nhà hát Chèo Hà Nội dàn dựng
Một trích đaonj nghệ thuật truyền thống của Nhà hát Tuồng Việt nam tại sân khấu khu vực đền
Hương Tượng
Một tiết mục múa rối nước cố truyền
Trích đoạn tuồng “Nguyệt Cô hóa cáo”
Vở chèo cổ “Quan âm thị kính’’

Tiết mục múa khèn của Nhà hát múa rối Thăng Long

Một cảnh trong vở cải lương tuồng cổ sử việt “Bạch Đằng Giang”

You might also like