You are on page 1of 4

Đề tài : Đặc điểm đề tài trong thơ trữ tình Việt Nam giai đoạn

1930 - 1945
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Thơ ca là điệu hồn tâm
hồn, là những xúc cảm thiêng liêng, mãnh liệt nhất của những
người cầm bút. Đó là quy luật nghệ thuật sáng tạo muôn đời.
Đến với miền thơ là đến với thế giới tâm tình của thi nhân.
Nhà thơ với “ trực giác nhiệm màu” ( Thạch Lam ) của người
nghệ sĩ lại càng tinh tế, nhạy cảm hơn trước cuộc đời. Tâm
hồn họ “ run rẩy tựa cây đàn” căng tràn trước ngoại cảnh để
gảy thành thanh âm đến độc giả. Thơ ca vẫn mãi ngàn đời là
mảnh đất hiện thực phì nhiêu, những vần thơ mới nở rộ cánh
hoa thơm ngát để hiến dâng hương sắc cho đời. “ Thơ phản
ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy đã được ủ thành men
và bốc lên đắm say” ( Lưu Trọng Lư ). Thơ trữ tình Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945 là sự bứt phá ngoạn mục của thơ Việt
Nam hồi đầu thế kỉ XX để giã từ phạm trù văn học trung đại,
gia nhập vào quỹ đạo văn học hiện đại, là “ tiếng nói giải
phóng cái tôi cá nhân – cá thể”, một cái tôi nội cảm, cái tôi
sáng tạo xuất phát từ mối bất hoà trước thực tại cả trên hai
phương diện nhân sinh và thẩm mĩ. Nổi bật nhất là phong trào
thơ mới 1930-1945 là một hiện tượng văn học phong phú
nhưng khá phức tạp, một sự cách tân văn học diễn ra vô cùng
gay gắt và quyết liệt. Chưa bao giờ không khí thi ca lại ồn ào
và giàu sức sống như thế. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh
đã khẳng định: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam
chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này.
Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn
thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng
tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp,
ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như
Chế Lan Viên … và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân
Diệu.”  Biết bao nhiêu vì tinh tú đã xuất hiện trên thi đàn .
Mỗi vì tinh tú có một vị trí riêng, một ánh sáng riêng nhưng
nó đã góp phần tạo nên một bầu trời thi ca lung linh đầy màu
sắc. Thế giới ngôn từ văn học chưa bao giờ lại phong phú đa
sắc, đa thanh như thế. Thế giới tâm hồn của người thi sĩ cũng
chưa bao giờ đa tình đa cảm đến như vậy. Chỉ có thể nói rằng
Thơ trữ tình Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là kết quả của sự
bùng nổ cái tôi cá nhân và sự bùng nổ của ngôn từ mở ra “
một thời đại mới cho thi ca Việt Nam”.
  Tiếp cận Thơ trữ tình Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1945, từ phương diện sự bùng nổ cái
tôi cá nhân và sự bùng nổ ngôn từ chính là chìa khóa mở cánh
cửa phong trào thơ độc đáo này nhằm tìm hiểu sự hiện đại hóa
nền thi ca những năm đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào. Đó
cũng chính là lí do mà thí sinh chọn đề tài này để trình bày.
2. Phạm vi đề tài :
Đặc điểm đề tài trong thơ trữ tình Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
với một số nhà thơ tiêu biểu như: Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương … và sự
bùng nổ của phong trào thơ mới.
B.PHẦN NỘI DUNG
1. THỜI GIAN LỊCH SỬ - XÃ HỘI 1930 - 1945
2. TÌNH HÌNH THƠ TRỮ TÌNH GIAI ĐOẠN 1930-1945
2.1 Tình hình thơ trữ tình giai đoạn 1930-1945.
2.2 Sự bùng nổ của phong trào Thơ mới.

3 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG


THƠ TRỮ TÌNH GIAI ĐOẠN 1930-1945
3.1 Con người với cái tôi trữ tình đậm nét riêng, cá thể.
3.2 Con người với nỗi cô đơn, sầu “ nhân thế”, sầu “ vạn kỉ”.
3.3 Con người với mộng ước, mơ tưởng.

4 PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ


4.1 Không gian- thời gian nghệ thuật
4.2 Sự bùng nổ của ngôn từ
4.3 Giọng điệu
4.4 Thể loại hệ thống thi pháp

5 KẾT LUẬN
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thế Hà, Thơ và thơ Việt Nam hiện đại, Giáo trình Đại học khoa học Huế.
2. Đặng Trần Suyền,Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại- tập I, NXB Đại học sư phạm Hà
Nội, Hà Nội
3. Hoài Thanh, Hoài Chân (2000) (in theo bản in lần đầu 1942), Thi nhân Viêt Nam, NXB Hội
nhà văn, Hà Nôi
4. Nguyễn Xuân Kính(2012), Thi pháp ca dao, Đại học quốc gia Hà Nôi, Hà Nội.
5. Trần Đình Sử (1992) (tái bản lần thứ 5), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt
Nam.
6. Nhiều tác giả, Thơ mới 1932-1945 tuyển chọn, NXB Văn học
7. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%A1_m%E1%BB%9Bi

You might also like