You are on page 1of 20

TÀI LIỆU NGỮ VĂN

NGỮ VĂN 11
BÀI: VỘI VÀNG (XUÂN DIỆU)

1. Tác giả Xuân Diệu:


- Xuân Diệu (1916 – 1985) là một tác gia lớn có nhiều đóng góp vô cùng quan trọng trong nền
văn học Việt Nam. Ông là một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ Mới - “Xuân
Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”- (Hoài Thanh)
- Ông thân sinh Xuân Diệu là một nhà nho, quê ở Hà Tĩnh. Quê mẹ Xuân Diệu ở Bình Định.
- Thừa hưởng văn hóa Hán học từ cha cùng với sự ảnh hưởng của hai miền quê và hai nền văn
hóa Đông – Tây, hoàn cảnh sống khó khăn đã tác động đến phong cách sáng tác của Xuân Diệu
khiến cho thơ ông luôn dạt dào cảm xúc. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống
mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân
nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996.
Một số nhận định về nhà thơ Xuân Diệu:
- “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này.
Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận
hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình… Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới”
(Hoài Thanh).
- “Xuân Diệu là nhà thơ của niềm giao cảm hết mình giữa con người và con người, một phát
hiện về hạnh phúc tuyệt vời mà cuộc sống trần thế ban phát cho nhân loại. Bởi với Xuân Diệu,
không có giao cảm với con người thì cuộc đời chỉ là sa mạc, hư vô” (Nguyễn Đăng Mạnh).
- “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng
trên đất của một tấm lòng trần gian” (Thế Lữ).
2. Tác phẩm “Vội vàng”:
1
- “Vội vàng” là một trong những bài thơ hay nhất của tập “Thơ thơ” sáng tác năm 1938.
- Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút giây của
cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.
Bài thơ như một bản tuyên ngôn mới mẻ và tích cực về lẽ sống của một nhà thơ luôn khao khát
giao cảm với đời.
- Nhan đề: Ngay từ nhan đề bài thơ đã cho ta thấy một cái gì đó hối hả, vội vã, ta cảm nhận
được lòng ham sống đến cuồng nhiệt của nhà thơ với một quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ
và hạnh phúc. Nhan đề “vội vàng” là một khát vọng sống cao đẹp đồng thời cũng là một triết lí
sống mà nhà thơ mang đến. Đó là một thái độ sống gắn bó, yêu quý cuộc đời, sống mãnh liệt,
sống hết mình, trân trọng tuổi trẻ, mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả những vang động của
cuộc đời. Vội vàng không đồng nghĩa với lối sống chỉ biết đến hưởng thụ mà mà phải biết tận
hưởng một cách cao đẹp, nâng niu, sáng tạo
- Bố cục: 4 phần.
+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): Ước muốn phi lí, tha thiết muốn đoạt quyền tạo hóa của một hồn thơ
yêu đời.
+ Phần 2 (9 câu thơ tiếp): Bức tranh cuộc đời nơi trần thế qua lăng kính tình yêu của Xuân
Diệu.
+ Phần 3 (17 câu thơ tiếp): Những quan niệm, luận lí mới mẻ về thời gian – tuổi trẻ - tình yêu
của tác giả.
+ Phần 4 (9 câu thơ cuối): Niềm khao khát cháy bỏng muốn tận hưởng cuộc đời.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Một số mở bài tham khảo
+MB1:
Thời đại thơ Mới là một nhánh rẽ đầy ngoạn mục, táo bạo của nền thơ ca Việt Nam. Khi ấy, thơ
văn khoác lên cho mình một chiếc áo được cách tân đầy mới mẻ, là mảnh đất vô cùng màu mỡ
đã vun trồng biết bao hồn thơ độc đáo như: Tản Đà, Thế Lữ, Hàn Mạc Tử hay Xuân Diệu. Nếu
Tản Đà được biết đến là người “đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc dạo chơi tân kì
đương sắp sửa” thì Xuân Diệu lại là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một vị trí xứng tầm
2
trong lòng độc giả. Bài thơ “Vội vàng” – một thi phẩm tiêu biểu cho một phong cách thơ được
cách tân rất mới mẻ về cả nội dung và hình thức của Xuân Diệu, bài thơ thể hiện quan niệm
sống, niềm ham sống, khao khát sống và tận hưởng đến vô biên của thi nhân:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợp tắt
Còn hơn buồn lẻ loi suốt trăm năm”
+MB2:
Thơ mới (1930-1943) được coi là một cuộc cách mạng trong thi ca Việt Nam. Ở thời kì này ta
có thể thấy được “một hồn thơ rộng lớn” như Thế Lữ, “ảo não” như Huy Cận, “trong sáng” như
Nguyễn Nhược pháp và nổi bật trong đó, ta có Xuân Diệu – một nét thơ “tha thiết, rạo rực, băn
khoăn” (thi nhân Việt Nam). Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, là người
đưa thơ mới lên vị trí đỉnh cao với tập thơ đầu tay và tiêu biểu nhất là “thơ thơ”. Bài thơ “Vội
vàng” được trích từ tập thơ này, đã thể hiện nét độc đáo trong phong cách thơ được cách tân cả
về nội dung lẫn hình thức của Xuân Diệu. Điều đó được khắc họa đặc biệt ở 13 câu thơ đầu, nét
bút của Xuân Diệu đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân đặc sắc sinh động và nổi bật ở đó
là cả một khao khát sống hết mình, quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ mới mẻ của tác giả.
+ MB4: (Sưu tầm)
Trong thơ cũ (thơ trung đại) đã có nhiều bài thơ viết về tình yêu với mùa xuân và cuộc sống:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Nét nổi bật của thơ ca Trung đại là mang tính phi ngã, cái tôi trữ tình thường ẩn náu sau những
hình tượng thiên nhiên. Còn trong thơ mới, đặc biệt là thơ Xuân Diệu khi viết về tình yêu với
mùa xuân và cuộc sống, ý thức về cái tôi trữ tình được thể hiện rất táo bạo. Bài thơ “Vội vàng”
là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu, thể hiện quan niệm sống mang ý nghĩa nhân bản:
Thiên đường ngay trên mặt đất, vì vậy hãy yêu mến và sống hết mình với cuộc sống thực tại.
+MB5:
Nỗi buồn, nỗi cô đơn từ lâu đã trở thành bản thể của con người. Trong phong trào Thơ Mới, nỗi
bản thể đó càng có dịp lan tỏa rộng hơn và trở nên thấm thía hơn bao giờ hết. Ta có một Huy
3
Cận mang những nỗi buồn mang mang thiên cổ sầu, ta có một Chế Lan Viên khóc cho những
“tháp Chàm đổ nát dưới thời gian”, ta có một Hàn Mặc Tử dùng trăng, hồn và máu để tế nỗi cô
đơn của chính bản thân mình. Bằng một cách nào đó, cả Huy Cận, Chế Lan Viên và Hàn Mặc
Tử đều thoát ly hiện tại, tìm về một cõi xa xăm nào đấy để ôm ấp những nỗi sầu u oải, hoang
vắng hay cồn cào, rên rỉ. Chỉ có Xuân Diệu là mang một nỗi buồn sâu thẳm nhất và cũng chỉ có
ông là người trụ lại với thiên đường trần gian. Qua bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã cho ta
thấy nỗi buồn, nỗi tiếc nuối trước dòng thời gian đang chảy trôi. Nhưng cũng chính Xuân Diệu
đã làm nỗi buồn trở nên hồ hởi, háo hức và ngập tràn màu sắc hơn bao giờ hết. Đặc biệt, qua
đoạn trích “Ta muốn ôm/../...cắn vào ngươi !”, Xuân Diệu đã thể hiện một giọng nói, một nhịp
đập rộn rã của con người ham sống, hiện ra trong những làn sóng ngôn từ đan chéo nhau, giao
thoa và song song vỗ vào tâm hồn người đọc.
+MB6:
Thơ ca là chiếc nôi nâng giấc của con người, là thứ thuốc càng ngày ngấm càng ngọt đưa con
người vào những phút giây êm đềm. Ta giật mình trước cái da diết, khắc khoải đến đau đớn của
Hàn Mặc Tử. Ta lặng lẻ trở về một buổi chiều u buồn trong trang thơ Huy Cận.Và đặc biệt ta
như sống lại cái mạnh mẽ trào sôi trong “Vội vàng” của Xuân Diệu. Tác phẩm đã để thương để
nhớ trong trái tim của biết bao người về những dòng cảm xúc dạt dào, bồng bột có lúc đã thực
sự là một cơn lũ cảm xúc, cuốn theo bao nhiêu hình ảnh thi ca dạt dào sức sống. Nhưng hơn hết
“Vội vàng” cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ trình bày cả một quan niệm nhân sinh về lối
sống, về cái tôi thật táo bạo của nhà thơ.
13 CÂU ĐẦU – ƯỚC MUỐN TÁO BẠO, TƯỚC ĐOẠT QUYỀN TẠO HÓA
1. Mở bài
Phong trào Thơ mới khi đó vẫn đang mang màu sầu muộn. Có thể, mùa xuân đã về với đất
trời nhưng đối với các nhà thơ mới thì nó lại mang thêm nỗi buồn:
“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!”
4
Thế nhưng Xuân Diệu đã đến mang theo bài thơ “Vội vàng” ông khiến Thơ mới có một giai
điệu tươi vui, náo nức. Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn
cảm xúc mới. Trong đó, mười ba câu đầu bài thơ “Vội vàng” đã nêu lên quan niệm mới mẻ,
khi ông đã chứng minh thiên đường ở trên mặt đất vào mùa xuân với giọng thơ tha thiết, sôi
nổi.
Bài thơ “Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” năm 1938 là tập thơ đầu tay của Xuân
Diệu từ đó lập tức mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ vĩnh viễn thuộc về nhà thơ. “Vội vàng” được
chia làm ba phần, là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới. Xuân Diệu đã khắc hoạ
hình ảnh chân thực tình yêu say đắm của nhà thơ với thiên đường nơi trần gian trong mười
ba câu đầu, cùng với những cách tân nghệ thuật đầy mới mẻ.
“Vội vàng” bắt nguồn cảm xúc cùng với thể thơ năm chữ, bày tỏ ước muốn kì lạ:
Tôi muốn tắt năng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Khi “nắng” và “gió” là hiện tượng của thiên nhiên, không ai có thể thay đổi được nó. Vậy
mà giờ đây, thi sĩ lại đang khao khát muốn đoạt quyền của tạo hoá điều đó là ước muốn
không thể thực hiện được. Thi nhân muốn “tắt nắng” là bởi ông muốn lưu giữ lại những tia
nắng đẹp, muốn “buộc gió” vì để lưu giữ lại những hương sắc của cuộc đời. Xuân Diệu đang
muốn vĩnh viễn hoá cái đẹp vốn mong manh, ngắn ngủi. Ước muốn của ông được nhấn
mạnh qua điệp cấu trúc “tôi muốn” , “cho” kết hợp với động từ mạnh “tắt” , “buộc” thể hiện
sự quyết tâm muốn đóng băng thời gian, lưu giữ hương sắc cuộc đời. Nghệ thuật ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác nhấn mạnh khát vọng, tình yêu của thi sĩ và làm cho tính chất âm
hưởng của lời thơ thêm tha thiết. Qua đó, ta thấy Xuân Diệu là người yêu thiên nhiên, cuộc
sống, đó là tình yêu bồng bột, vô bờ bến đối với thế giới thấm sắc, đượm hương. Hoá ra, ẩn
sâu trong khát vọng ngông cuồng, táo bạo ấy là một tình yêu cuộc sống tha thiết. Thời gian
trôi qua nhanh, thi sĩ muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc tươi đẹp để có thể thưởng thức nó
trọn vẹn. Trong khi đó, chúng ta còn đang lên tiên với bài “Hầu trời” của Tản Đà:
5
“Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”
Mọi người đều nghĩ thiên đường ở nơi xa xôi. Nhưng Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và
xua ai nấy về hạ giới, khi ông đã nhận ra một thiên đường ngay trên mặt đất vào mùa xuân:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Thi sĩ với cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn” đã nhận ra mùa xuân với những thực đơn phong
phú. Nó đem đến hương vị ngọt ngào của “tuần tháng mật”, mang theo “hoa của đồng nội”
với một sức sống căng tràn, mang theo sự mềm mại của “cành tơ phơ phất”, âm thanh trong
trẻo của “yến anh” với “khúc tình si” mê đắm lòng người và “ánh sáng” được nhân hoá như
một cô gái với đôi mi dài, cuốn hút. Bữa tiệc trần gian đã có đủ màu sắc, hương thơm, mật
ngọt, âm thanh, ánh sáng. Thi sĩ đã chọn thời điểm tươi mới nhất “mỗi buổi sớm” để miêu tả
bức tranh thiên nhiên. Biện pháp nghệ thuật liệt kê làm ngôn ngữ giàu tính tạo hình, biểu
cảm, hình ảnh thơ gần gũi, mới mẻ, từ đó Xuân Diệu khẳng định thiên đường không ở nơi xa
xôi mà ở ngay mặt đất vào mùa xuân. Ông đã nhìn cuộc đời bằng những xúc cảm của tình
yêu đôi lứa. Tất cả vẻ đẹp được gửi đến cho người đọc thông qua từ “Này đây” được lặp lại
năm lần, khiến cho Xuân Diệu như một hướng dẫn viên du lịch đang giới thiệu cho du khách
cảnh sắc tuyệt đẹp của trần gian. Hay như một người bồi bàn tận tuỵ, nhiệt tình đang giới
thiệu cho thực khách những thực đơn ngon nhất của một bữa tiệc thịnh soạn thiên nhiên và
mùa xuân. Ông đã thức tỉnh mọi người rằng thiên đường ở ngay trước mắt ta có thể chạm
vào được nên hãy biết trân trọng, nâng niu và tận hưởng cuộc sống. Ta thấy, xuân Diệu là
một nhà thơ chân chính, dẫn đường đến xứ sở cái đẹp, cho thấy quan niệm sống mới mẻ.
6
Ông mang trong mình một tâm hồn yêu đời và thiên nhiên tha thiết. Nét mới trong quan
niệm, tác giả đã chứng minh rằng xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ.
Trước cảnh đẹp đó, tâm hồn của thi sĩ rạo rực, Ông đã sáng tạo ra một hình ảnh so sánh
độc đáo:
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Trong “Vội vàng” con người làm chuẩn mực của cái đẹp đã góp phần làm tôn vinh giá trị
con người. Vì trong suốt thế kỷ thơ ca Trung đại, thi sĩ thường lấy thiên nhiên ra để làm
chuẩn mực của cái đẹp:
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Xuân Diệu Đã nêu lên quan niệm mới mẻ, với ông con người mới là vẻ đẹp hoàn mỹ. Hình
ảnh mùa xuân qua thơ thi nhân đã trở nên trẻ trung, rạo rực, ngọt ngào, say đắm giống như
một người tình trinh nguyên, quyến rũ. Tình cảm rạo rực, cháy bỏng trong tâm hồn của tác
giả được dồn nén vào từ “ngon” sử dụng rất sáng tạo, thể hiện sự khao khát với mùa xuân.
Chỉ đến khi Xuân Diệu xuất hiện thì mùa xuân mới hiện lên tươi ngon và quyến rũ như thế.
Đang ở đỉnh điểm hạnh phúc, nhà thơ bỗng lại thấy âu lo trước cái mong manh của xuân
sắc:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Câu thơ chứa đựng hai tâm trạng, hai cảm xúc trái ngược nhau “sung sướng” – “ vội vàng”.
Thi nhân “sung sướng” vì tận hưởng cái đẹp ngây ngất, nhưng đang tận hưởng nó thì một
dấu chấm xuất hiện ngắt ngang cảm xúc khiến cho niềm vui sướng bị chặn lại trở thành niềm
vui dang dở. Nhà thơ thấy mình phải “vội vàng” vì Xuân Diệu chưa tận hưởng hết mùa xuân
nhưng đã cảm thấy sự “hoài xuân”. Hai câu thơ thể hiện tâm trạng vừa say đắm vẻ đẹp trần
gian, vừa bất an trước cái qua mau của thời gian, tuổi trẻ một đi không trở lại. Cho thấy,
xuân Diệu là một nhà thơ rất tinh tế.

7
Tóm lại, 13 câu đầu sử dụng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức sáng tạo, giàu nhạc điệu để
biến trần gian thành thiên đường đầy quyến rũ. Đoạn thơ là những phát hiện rất mới mẻ, thể
hiện quan niệm thẩm mỹ tích cực, làm thức tỉnh người đọc yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Từ
đó, Xuân Diệu xứng đáng là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
Hoài Thanh nhận xét: “ Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống cuống quýt,
vội vàng”. Thật vậy, điệu sống vội vàng của Xuân Diệu là do ông thấy được cảnh đẹp tuyệt
sắc của trần gian trước sự ngắn ngủi của cuộc đời. Vậy nên, đoạn thơ đã khiến cho chúng ta
nhận ra phải sống yêu đời, yêu thiên nhiên.
Qua đoạn thơ ta nhận ra, vẻ đẹp nơi thiên đường trần gian vào mùa xuân. Vì vậy hãy sống
hết mình cho mỗi ngày để có thể tận hưởng những tinh hoa của cuộc đời một cách trọn vẹn.
9 CÂU CÒN LẠI (Câu 30 – 39): TRIẾT LÝ – QUAN NIỆM NHÂN SINH CỦA NHÀ
THƠ: SỐNG VỘI VÀNG
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, 
Ta muốn ôm 
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; 
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 
Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng 
Cho no nê thanh sắc của thời tươi; 
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
1. Mở bài
2. Thân bài
a. Luận điểm 1: Khái quát chung
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu vị trí, nội dung đoạn trích: Đoạn trích phân tích thuộc phần ba của bài “Vội vàng”, tái
hiện lời thúc giục của Xuân Diệu – sống tận hưởng cuộc đời và tuổi trẻ.
8
b. Luận điểm 2: Phân tích đoạn trích
- Nhịp thơ: chuyển từ triết lý, suy ngẫm sang nhịp sôi nổi, dồn dập, gấp gáp như thúc bách con
người. Câu thơ “Ta muốn ôm” ngắt thành một khổ riêng:
+ Đại từ “ta” thay cho nhân xưng “tôi”: cái “tôi” khi đứng đối diện với cộng đồng, đã kiêu hãnh
nới rộng vòng tay, ôm trùm tất cả. Cho nên nó hợp nhất với cái “tôi” khác để làm nên cái “ta”
rộng lớn.
+ Động từ “ôm”: thể hiện trạng thái thâu gọn, yêu quí. Cái “tôi” của Xuân Diệu muốn hòa mình
vào thiên nhiên, đất nước, toàn bộ sự sống. Dường như đó chính là hình ảnh một cái tôi đầy
tham vọng đứng giữa trời đất dang rộng vòng tay để ôm hết mọi thanh sắc của cuộc đời. Từ cái
tôi đã trở thành cái ta. Đây dường như là một lời khẳng định bản thân mạnh mẽ mãnh liệt
“Ta là một là riêng là thứ nhất
Không có chi bè bạn nỗi cùng ta”
(Hy Mã Lạp sơn – Xuân Diệu)
- Trong những câu thơ tiếp theo, thi nhân dường như cũng mở rộng chiều kích của mình để có
thể thâu tóm thiên nhiên vũ trụ rộng lớn:
“Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”
+ Thủ pháp liệt kê: “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”; “may đưa gió lượn”; “cánh bướm tình
yêu”; “non nước, cây, cỏ rạng”…đã gọi ra cả một thế giới sự sống vô cùng đa dạng, đẹp đẽ và
tràn đầy sức sống. Trong thế giới ấy có cả những cái trừu tượng to lớn (mây, sóng, gió…) và cả
những cái cụ thể, hữu hình. Cảnh sắc đều được nhìn trong ánh mắt say mê của một trái tim tình
yêu, được nhìn trong lăng kính tình yêu vì thế cảnh vật hiện lên vừa tươi đẹp vừa quyến rũ. Mây
vì thế mà không trôi bồng bềnh hay u buồn như: Gió theo lối gió mây đường mây (Đây thôn Vĩ
9
Dạ – Hàn Mặc Tử) mà là mây rạp rực, gió không thổi mà lượn duyên dáng, cánh bướm cũng
chìm đắm chao liệng trong tình yêu.
+ Các động từ “ôm, riết, thâu, cắn…” kết hợp với nhiều từ “và”: thể hiện trạng thái chiếm lĩnh
sự sống, tận hưởng cuộc đời cao độ; cái “tôi” say xưa kể lể giãi bày tình yêu với cuộc đời.
Mở rộng: Ta cũng từng bắt gặp sự say mê, khát khao đến tột cùng của Xuân Diệu trong tình
yêu:
“Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng”
(Xa cách – Xuân Diệu)
+ Biện pháp điệp cấu trúc “Ta muốn…cho” đi kèm với các tính từ “đã đầy, chếnh choáng, no
nê” biểu hiện trạng thái sung sướng cao độ của nhân vật trữ tình khi tận hưởng vẻ đẹp trần thế.
Hương đã đầy tràn ngập khắp không gian, ánh sáng cũng phủ đầy trời đất, thanh sắc cũng đã
hiện lên rực rỡ. Với Xuân Diệu, thời gian không được phân định thành bốn mùa xuân – hạ – thu
– đông mà dường như chỉ được phân định thành hai mùa. Đó là mùa của thời tươi và của thời
không tươi. Thời tươi đó với ông là khoảng thời gian rạo rực của tình yêu và tuổi trẻ. Mất đi
tình yêu, mất đi tuổi trẻ thì mọi thứ cũng trở nên vô nghĩa.
Câu thơ cuối “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người”:
+ Câu thơ trước hết là một tiếng gọi mùa xuân vô cùng tha thiết. Sau nữa, hình thức cảm thán,
câu cầu khiến thể hiện cảm xúc mãnh liệt, muốn được chiếm lĩnh, tận hưởng mùa xuân trọn vẹn
nhất.
+ Động từ “cắn” đã khiến hình ảnh mùa xuân được thực thể hóa cao độ, trở thành trái chín
mọng hay một cặp môi thơm tho, tình tứ, mời gọi những khát khao chiếm lĩnh và tận hưởng.
Dưới ngòi bút của thi nhân, trong cặp mắt “xanh non, biếc rờn”, thiên nhiên hiện lên rõ rệt đầy
sức sống. Màu xuân như đôi môi, ửng hồng như đôi má người thiếu nữ đang độ xuân thì, tràn
10
đầy nhựa sống trinh nguyên mang một chút rạo rực hơi thở của tình yêu. Mùa xuân như một
người tình đầy quyến rũ của thi nhân. Vì thế đã dẫn đến một khát khao tạo bạo nhưng không
kém phần đáng yêu duyên dáng của một tâm hồn non trẻ – “muốn cắn vào ngươi”.
c. Luận điểm 3: Đánh giá
Tóm lại, xuất phát từ quan niệm triết học về thời gian, XD đã trình bày nội dung của triết lý
sống vội vàng: chính là sống tận hiến và tận hưởng. Đây là một quan điểm sống tích cực và
đúng đắn so với chính những nhà thơ cùng thời của ông (những con người đi tìm lối thoát khỏi
cuộc đời với lòng bi ai, sầu khổ) và cả các nhà thơ trước thời của ông (vốn ở ẩn mỗi khi cuộc
đời biến loạn).
Khi không thể tắt nắng hay buộc gió, không thể can dự vào quy luật của tạo hóa,
không thể cất giữ mãi hương sắc cuộc đời, cũng không thể kéo dài quỹ thời gian hạn hẹp của
đời người, nhà thơ đã lựa chọn cho mình cách sống vội vàng, sống tận hưởng và tận hiến. Với
ông, trần gian là một thiên đường mặt đất, nên ông quyết gắn bó và tận dụng thời gian để hưởng
trọn vẻ đẹp nơi đây:
“Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”
(Thanh niên – Xuân Diệu)
3. Kết bài
“Với những nguồn cảm hứng mới, yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu
cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời, thấm thía”. Và khúc thơ cuối trong “Vội vàng” là một
trong những khúc thơ tiêu biểu trong giọng thơ yêu đời nhát. Đọc đoạn thơ, ta như nghe thấy
giọng nói, hơi thở, nhịp đập sôi nổi bồng bột trong trái tim thi sĩ. Qua bài thơ “Vội vàng”, ta
thấy được phần nào cái nhịp sống vội vàng, niềm say mê cuộc đời mãnh liệt của Xuân Diệu.
Đồng thời, ta còn thấy được một thông điệp vô cùng ý nghĩa, sâu sắc của Xuân Diệu: Hãy sống
vội vàng, sống hết mình trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhưng lại mong manh của tuổi
thanh xuân bởi thời gian trôi đi sẽ kéo theo mùa xuân và tuổi trẻ, cả những ước mơ, khát vọng.

11
TÀI LIỆU NGỮ VĂN
NGỮ VĂN 11
BÀI: TRÀNG GIANG (HUY CẬN)

I. Mở bài:

Mb1: Mỗ i tá c phẩ m vă n họ c ra đờ i đều là mộ t thà nh quả nghệ thuậ t chứ a đầ y tâ m huyết


củ a ngườ i nghệ sĩ. Bở i đó là nơi để họ gử i gắ m nhữ ng tình cả m sâ u lắ ng nhấ t, nhữ ng
cả m xú c, khá t vọ ng châ n thà nh nhấ t, mã nh liệt nhấ t về con ngườ i và về cuộ c đờ i. Dướ i
mỗ i con chữ sá ng tạ o là biết bao xú c độ ng, biết bao tình yêu cũ ng như nỗ i đau đờ i trong
tâ m hồ n nhạ y cả m củ a ngườ i cầ m bú t. Để rồ i nhữ ng tá c phẩ m vă n chương đích thự c ra
đờ i từ nhữ ng cả m xú c, nhữ ng châ n thà nh và khá t khao sá ng tạ o mã nh liệt củ a ngườ i
nghệ sĩ, chứ khô ng thể là mộ t sả n phẩ m hờ i hợ t, má y mó c hay á p đặ t, nhạ t nhẽo, nịnh
bợ hay lò e bịp, mị dâ n hay là bở i chỉ để thỏ a mã n nhữ ng thứ tầ m thườ ng. Huy Cậ n cũ ng
vậ y, ô ng đến vớ i thơ nhữ ng nă m 40 củ a thế kỉ trướ c mang trong mình là nhữ ng xú c cả m
về đờ i, về ngườ i khiến tâ m hồ n củ a chà ng thi sĩ ấ y thấ m thía mộ t nỗ i niềm khắ c khoả i
khô n nguô i và có lẽ “Trà ng giang” – thi phẩ m tiêu biểu cho hồ n thơ Huy Cậ n trướ c Cách
mạ ng thá ng Tá m.

Mb2:
Mộ t chiếc linh hồ n nhỏ
Mang mang thiên cổ sầ u…
Xuấ t hiện và o giai đoạ n toà n thịnh củ a phong trà o Thơ Mớ i, Huy Cậ n là mộ t trong
nhữ ng thi sĩ có cô ng đưa phong trà o nà y lên đến đỉnh cao. Ở độ chín nhấ t, phong cá ch
thơ Huy Cậ n là sự kết hợ p nhuầ n nhuyễn nhữ ng yếu tố cổ điển, nhấ t là cổ điển Đườ ng
thi và nhữ ng yếu tố trong thơ mớ i. Cụ thể, đó là sự hoà hợ p nỗ i sầ u vạ n kỉ củ a Huy Cậ n
12
cũ ng cả nỗ i sầ u vũ trụ và nhâ n tình trong thơ Đườ ng vớ i cá i tô i cá nhâ n cá thể thờ i thơ
mớ i. Nỗ i niềm ấ y thườ ng chung đú c và o hình ả nh điển hình củ a cá i tô i trong tậ p Lử a
thiêng (1937-1940): kẻ lữ thứ bơ vơ trong khô ng gian vô tậ n, trô i dạ t trong thờ i gian vô
thuỷ vô chung. Đồ ng thờ i là sự hoà hợ p giữ a thi phá p thơ Đườ ng và nhữ ng nét thi phá p
trong thơ tượ ng trưng Phá p.
Mb3: Thơ ca là tiếng nó i củ a con tim, củ a tâ m hồ n nghệ sĩ. Nếu như chú ng ta đã từ ng
có nhữ ng phú t giâ y rạ o rự c, đắ m say, quay cuồ ng trong nhữ ng rung cả m yêu đờ i vớ i bà i
thơ “Vộ i và ng” củ a Xuâ n Diệu, thì khi đến vớ i “Trà ng Giang” củ a Huy Cậ n, dườ ng như
chú ng ta sẽ bắ t gặ p nhữ ng cả m xú c hoà n toà n ngượ c lạ i. Vớ i “Trà ng Giang”, Huy Cậ n đã
gọ i cả “hồ n buồ n Á Đô ng, đã khơi dậ y cá i mạ ch sầ u mấ y ngà n nă m vẫ n ngấ m ngầ m
trong cõ i đấ t nà y”.
Mb4:
Đưa ngườ i sao khô ng đưa qua sô ng
Sao có tiếng só ng ở trong lò ng
Bó ng chiều, khô ng thắ m khô ng và ng vọ t
Sao đầ y hoà ng hô n trong mắ t trong
(T ố ng biệt hà nh – Thâ m Tâ m)
Dườ ng như khi đứ ng trướ c bề rộ ng củ a khô ng gian, lò ng thườ ng dâ ng lên 1 nỗ i buồ n cô
đơn, lạ c lõ ng. Mộ t tâ m hồ n thơ nhạ y cả m như Huy Cậ n cũ ng khô ng ngoạ i lệ. Buổ i chiều
hoà ng hô n trên nhữ ng con phố cổ Hà Nộ i kết hợ p vớ i khoả ng khô ng rợ n ngợ p củ a sô ng
Hồ ng đã thổ i và o hồ n ngườ i thi nhâ n nguồ n cả m hứ ng mã nh liệt để sá ng tá c ra bà i thơ
“Trà ng giang”. Bà i thơ là mộ t bứ c tranh thiên nhiên vũ trụ rộ ng lớ n đố i ngượ c vớ i con
ngườ i nhỏ bé, cô đơn.
II. Thân bài
1. Luận điểm 1: Thông tin về tác giả, tác phẩm
* Tác giả Huy Cận.
- Huy Cậ n (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cậ n sinh ra trong mộ t gia đình nhà Nho
nghèo ở Hà Tĩnh.
13
- Lú c nhỏ ô ng họ c ở quê, sau đó và o Huế họ c trung họ c, đậ u tú tà i Phá p: rồ i ra Hà Nộ i họ c
trườ ng Cao đẳ ng Canh nô ng.
- Huy Cậ n có thơ đă ng bá o từ nă m 15 tuổ i, trở nên nổ i tiếng vớ i tậ p “Lử a thiêng”.

- Huy Cậ n yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đườ ng và chịu nhiều ả nh hưở ng củ a vă n họ c
Phá p. Trướ c Cá ch mạ ng, Huy Cậ n đượ c biết đến như mộ t thi sĩ hà ng đầ u trong phong trà o
Thơ Mớ i. Thơ ô ng có nỗ i á m ả nh thườ ng trự c là nỗ i buồ n nhâ n thế, nỗ i bi sầ u kéo dà i
nhưng già u chấ t suy tưở ng, triết lí.

- Sau Cách mạ ng, Huy Cậ n là nhà thơ tiêu biểu vớ i tiếng thơ yêu đờ i, lạ c quan, că ng trà n
sứ c số ng.

* Một số nhận định về nhà thơ Huy Cận:

- "Huy Cận lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não.
Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc
thành bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong
văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được..."

- " Huy Cận cũng là " một người của đời, một người ở giữa loài người"

- “Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng
thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư,
ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên
đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở
về hồn ta cùng Huy Cận” – Hoà i Thanh.

- “Ở Huy Cận, ta không thấy những tiếng kêu ầm ĩ, nóng nảy như ở tác giả Thơ Thơ và ta
cũng không thấy cái buồn vơ vẩn và nhẹ nhàng như ở tác giả Tiếng thu. Huy Cận than thân
thì ít mà góp tiếng khóc với đời thì nhiều” – Vũ Ngọ c Phan.

* Tác Phẩm “Tràng Giang”.

14
- Là mộ t trong nhữ ng bà i thơ hay nhấ t, tiêu biểu nhấ t củ a nhà thơ Huy Cậ n, in trong tậ p
“Lử a thiêng”.

a. Hoàn cảnh sáng tác:

- Bà i thơ đượ c viết và o mù a thu nă m 1939, khi Huy Cậ n cò n là sinh viên Trườ ng Cao đẳ ng
Canh nô ng.

- Cả m xú c thơ đượ c lấ y chủ yếu từ cả nh sô ng Hồ ng mênh mang song nướ c và suy nghĩ về
kiếp ngườ i nhỏ bé, trô i nổ i, vô định.

b. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ.

- Nhan đề: là mộ t cá ch nó i chệch đầy sá ng tạ o củ a tá c giả . Ngay từ nhan đề tá c giả đã gợ i


lên mộ t nỗ i sầ u u uấ t, nã o nề. Ô ng khô ng đặ t tên bà i thơ là “Trườ ng giang” mà lạ i để cho
hai â m “ang” đi liền vớ i nhau thà nh “Trà ng giang”, bở i lẽ â m “ang” vố n là â m mở , nó khô ng
chỉ miêu tả chiều dà i củ a dò ng sô ng mà cò n gợ i lên chiều rộ ng củ a con sô ng. Hai chữ
“Trà ng giang” mang sắ c thá i cổ điển trang nhã mà hiện đạ i đã khéo léo gợ i lên vẻ đẹp củ a
mộ t dò ng sô ng muô n thuở vĩnh hằ ng, đồ ng thờ i cũ ng là dụ ng ý nghệ thuậ t đầ y tính triết lí
củ a nhà thơ. Dò ng sô ng cà ng mênh mô ng, cà ng vô biên, vô cù ng bao nhiêu thì tâ m hồ n thi
nhâ n cà ng cô liêu, cô sầ u bấy nhiêu.

- Lờ i đề từ : hé mở hoà n cả nh sá ng tá c, bổ sung ý nghĩa cho nhan đề “Trà ng giang”, thâ u


tó m toà n bộ nộ i dung củ a tá c phẩ m, định hướ ng mạ ch cả m xú c cho ngườ i đọ c đồ ng thờ i
nhấ n mạ nh khô ng gian mênh mô ng và nỗ i thương nhớ sâ u thẳ m trong lò ng ngườ i.

2. Luận điểm 2: Phân tích bài thơ

*Phân tích khổ thơ đầu: Khung cảnh sông nước mênh mông, bất tận.

“Só ng gợ n trà ng giang buồ n điệp điệp

Con thuyền xuô i má i nướ c song song

Thuyền về nướ c lạ i, sầ u tră m ngả


15
Củ i mộ t cà nh khô lạ c mấ y dò ng”.

Huy Cậ n vố n là mộ t nhà thơ già u cả m xú c, vậ y nên thơ ô ng lú c nà o cũ ng chấ t chứ a nhữ ng


nỗ i niềm bâ ng khuâ ng khó tả . Thế nhưng, ô ng khô ng bộ c lộ trự c tiếp mà bày tỏ nó mộ t
cá ch thầ m kín, gử i gắ m nó qua từ ng câ u chữ . Câ u thơ mở đầ u tá c giả đã nhắ c lạ i nhan đề
“trà ng giang’ vớ i cá ch điệp vầ n “ang” gợ i lên sự ngâ n vọ ng vang xa, cổ kính, khắ c họ a vẻ
đẹp củ a mộ t dò ng sô ng muô n thuở vĩnh hằ ng. Cả nh tượ ng hiện ra trướ c mắ t thi nhâ n là
mộ t dò ng sô ng mênh mô ng, bấ t tậ n vớ i từ ng gợ n só ng nhỏ nố i tiếp nhau lan dầ n xa. Từ lá y
“điệp điệp” cù ng vớ i tính từ “buồ n” vừ a gợ i tả đượ c cả nh só ng nướ c lă n tă n vừ a gợ i lên
khô ng khí u sầ u, nỗ i buồ n da diết củ a thi nhâ n trướ c cả nh sô ng nướ c. “Só ng” gợ n lên từ ng
đợ t tự a như nhữ ng nỗ i buồ n chồ ng chéo lên nhau trong tâ m trạ ng bơ vơ, trơ trọ i củ a lò ng
ngườ i. Khô ng chỉ có “só ng” mà cò n có “Con thuyền xuô i má i nướ c song song” . “Thuyền” và
“nướ c” vố n luô n giao hò a nhưng trong câ u thơ nà y lạ i gợ i lên mộ t cả m giá c lạ c điệu khó tả .
Nó như mộ t sự li cá ch giữ a “thuyền” và “nướ c”, giữ a ngườ i vớ i đờ i hay là đó sự đơn độ c
củ a lò ng ngườ i trên dò ng nướ c mênh mô ng? Ở câ u thơ thứ ba, hình ả nh “thuyền” và
“nướ c” đượ c lặ p lạ i ở câ u thơ trên nhưng vẫ n khô ng hề có sự đồ ng điệu mà cò n tan tá c
hơn vớ i nghệ thuậ t đố i “thuyền về” – “nướ c lạ i”. Cả nh vậ t lú c nà y khô ng cò n “buồ n điệp
điệp” nữ a mà đã “sầ u tră m ngả ” , nỗ i buồ n từ trong lò ng ngườ i đã lan rộ ng ra khắ p cả nh
vậ t, đấ t trờ i. Dò ng sô ng cà ng mênh mô ng, cà ng vô biên, vô cù ng bao nhiêu thì tâ m hồ n thi
nhâ n cà ng cô liêu, cô sầ u bấy nhiêu. Hình ả nh độ c đá o “củ i mộ t cà nh khô ” xuấ t hiện ở câ u
thơ cuố i vớ i nhịp thơ 1/3/3 cà ng là m hiện rõ hơn sự đơn độ c củ a nhà thơ. Tá c giả đã sử
dụ ng biện phá p nghệ thuậ t đả o ngữ cù ng nghệ thuậ t đố i lậ p “mộ t” – “mấ y” để nhấ n mạ nh
sự cô đơn, trơ trọ i củ a “củ i” trướ c cả nh sô ng nướ c mênh mô ng. “Lạ c mấ y dò ng” gợ i lên sự
trô i nổ i, bấp bênh củ a thâ n phậ n cỏ câ y hay cũ ng là củ a số kiếp con ngườ i giữ a cuộ c đờ i
só ng gió tră m ngả . Thô ng thườ ng ngườ i ta hò a mình và o thiên nhiên để quên đi nhữ ng nỗ i
sầ u buồ n nhưng ở đây tá c giả cà ng đắ m mình và o cả nh vậ t thì lạ i cà ng thấ y mình nhỏ bé,
bơ vơ biết bao trướ c cuộ c đờ i rộ ng lớ n. Phả i chă ng là do cả nh buồ n hay lò ng ngườ i đã quá
sầ u tư? Có lẽ nhà thơ đã nhìn thấ y chính mình trong cá i cả nh khô tà n, héo ú a củ a “cà nh

16
khô ” đang trô t dạ t vô định giữ a dò ng nướ c. Vớ i â m điệu nhịp nhà ng, trầ m buồ n, cù ng vớ i
cá c từ lá y đặ c sắ c, đố i ý, hình ả nh độ c đá o, chi tiết mớ i mẻ, Huy Cậ n đã phá c họ a nên mộ t
nỗ i buồ n bơ vơ, bế tắ c củ a lò ng ngườ i trướ c khô ng gian sô ng nướ c mênh mô ng, rợ n ngợ p
và hoang vắ ng.

*Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều.

“Lơ thơ cồ n nhỏ gió đìu hiu

Đâ u tiếng là ng xa vã n chợ chiều

Nắ ng xuố ng trờ i lên sâ u chó t vó t

Sô ng dà i, trờ i rộ ng, bến cô liêu.”

Khổ thơ bắ t đầ u bằ ng mộ t câ u thơ vớ i hai từ lá y gợ i hình “lơ thơ” và “đìu hiu” đã gợ i tả


đượ c sự nhỏ nhoi, thưa thớ t, lạ nh lẽo củ a cả nh vậ t đồ ng thờ i cũ ng là nỗ i buồ n cô đơn củ a
thi nhâ n. “Gió ” – mộ t sự vậ t vô hình dườ ng như hữ u hình hó a thà nh nỗ i buồ n hiện ngay
trên mả nh đấ t hiu quạ nh, trố ng vắ ng. Nhà thơ lặ ng nhìn đến từ ng ngó c nghá ch củ a cuộ c
số ng bằ ng cả thị giá c và thích giá c. Tá c giả ngắ m nhìn cả nh vậ t xung quanh mình, nhìn trờ i,
nhìn sô ng, nhìn bến,… nghe thấ y tiếng gió thổ i “đìu hiu”, thấ y cả tiếng chợ vã n…Đó là cá i
cả m nhậ n củ a mộ t ngườ i đang cô đơn, trố ng vắ ng và hẳ n rằ ng ô ng phả i là mộ t ngườ i tinh
tế, nhạ y cả m vớ i đờ i lắ m thì mớ i có đượ c nhữ ng cả m nhậ n sâ u sắ c như vậ y. Từ phiếm chỉ
“đâ u” kết hợ p vớ i â m thanh “tiếng là ng xa” có hai cá ch hiểu: Đó có thể là â m thanh rấ t nhỏ ,
rấ t khẽ củ a phiên chợ chiều đã vã n vọ ng về từ mộ t nơi xa khô ng xá c định. Hoặ c khô ng có
bấ t kì â m thanh nà o củ a chợ chiều cả . Dù là cá ch hiểu nà o đi chă ng nữ a thì khung cả nh
trà ng giang đều hiện lên thậ t mênh mô ng, vắ ng vẻ và hiu hắ t. Ở khổ thơ nà y, bứ c tranh
thiên nhiên ở đây khô ng chỉ mênh mô ng só ng nướ c mà cò n có cồ n nhỏ , có gió thổ i, có xó m
là ng, có nắ ng chiều, trờ i cao,... nhưng vẫ n toá t lên vẻ hiu quạ nh, lặ ng ngắ t. Nhữ ng dấ u hiệu
củ a cuộ c số ng bắ t đầ u xuấ t hiện nhưng nó khô ng phả i là cả nh “xanh non biếc rờ n”, că ng
trà n sự số ng giố ng như “thiên đườ ng mặ t đấ t” củ a Xuâ n Diệu mà mó mang đậ m dấ u ấ n
Huy Cậ n. Chú ng xuấ t hiện như nhữ ng nố t nhạ c cao hiếm hoi giữ a bả n đà n trầ m buồ n triền
17
miên. Nó là m tô đậ m thêm nỗ i cô đơn, lẻ loi củ a con ngườ i. Nhữ ng tính từ gợ i cả m xú c như
“sâ u chó t vó t”, “bến cô liêu” là nhữ ng sá ng tạ o nghệ thuậ t đặ c biệt củ a Huy Cậ n kết hợ p vớ i
cá c hình ả nh “nắ ng xuố ng”, “trờ i lên”, “sô ng dà i”, “trờ i rộ ng”, “bến cô liêu”, đã vẽ nên mộ t
khô ng gian vô cù ng, vô tậ n củ a trà ng giang ở mọ i chiều kích. Nhà thơ đã khắ c họ a nên mộ t
bứ c tranh thiên nhiên mênh mô ng só ng nướ c nhưng sầ u buồ n tră m ngả . Từ khô ng gian ấ y,
ta nhậ n ra sự á m ả nh về cá i vô biên và sự trố ng trả i tuyệt đố i củ a cả nh vậ t và lò ng ngườ i.

* Cảnh bèo trôi, bờ xanh hoang vắng.

“Bèo dạ t về đâ u, hà ng nố i hà ng

Mênh mô ng khô ng mộ t chuyến đò ngang

Khô ng cầ u gợ i chú t niềm thâ n mậ t

Lặ ng lẽ bờ xanh tiếp bã i và ng.”

Nếu như ở cá c tá c phẩ m củ a Nguyễn Du ta thườ ng hay thấ y nhữ ng câ u thơ gâ y á m ả nh về


số phậ n lạ c lõ ng, cô đơn, vô định củ a con ngườ i trên dò ng đờ i vô tậ n như “Hoa trô i man
má c biết là về đâ u” thì ở khổ thơ nà y chú ng ta lạ i bặ t gặ p hình ả nh “bèo dạ t về đâ u hà ng
nố i hà ng” – mộ t câ u thơ mang đậ m tính triết lí và rấ t già u chấ t “thơ”. Đó là nhữ ng cá nh bèo
trô i nổ i, phiêu dạ t trên sô ng nướ c hay cũ ng chính là sự bơ vơ, trơ trọ i củ a lò ng ngườ i.
Đứ ng trướ c khô ng gian mênh mô ng, rợ n ngợ p như thế nhưng nỗ i buồ n lạ i cứ nố i tiếp nỗ i
buồ n, con ngườ i thì lạ i cà ng nhỏ bé và quả thự c “ngườ i buồ n cả nh có vui đâ u bao giờ ”…Lạ c
lõ ng, cô đơn, con ngườ i mong muố n tìm tớ i nhữ ng hình ả nh gầ n gũ i, thâ n quen vớ i cuộ c
số ng trướ c cá i vô cù ng củ a vuc trụ . Đó là mộ t chuyến đò ngang qua lạ i để là m mộ t chiếc
cầ u nố i đô i bờ xa cá ch. Nhưng khô ng, hiện thự c lạ i là “mênh mô ng khô ng mộ t chuyến đò
ngang”. Ướ c mơ ấ y có phầ n nhỏ bé và quá đỗ i bình dị. Phó từ phủ định “khô ng” lặ p đi, lặ p
lạ i gắ n vớ i nhữ ng hình ả nh mong ướ c củ a tá c giả khiến cho nhữ ng mong ướ c ấ y dẫ u bình
dị, bé nhỏ cũ ng trở nên vô vọ ng. Cả nh vậ t lạ i tiếp tụ c rơi và o hoang vắ ng, lạ nh lẽo. Con
ngườ i lạ i rơn ngợ p, lẻ loi giữ a “bờ xanh” - “bã i và ng”. Nghệ thuậ t đả o ngữ ở từ “lặ ng lẽ” đã
là m nổ i bậ t lên cá i cả m giá c trố ng vắ ng đến tộ t cù ng củ a thi nhâ n.Trong thế tương phả n
18
củ a “Trà ng giang”, cá i nhỏ cà ng thêm nhỏ bé đá ng thương, cá i lớ n cà ng thêm mênh mô ng,
rợ n ngợ p. Bở i thế, bướ c và o “Trà ng giang” con ngườ i như choá ng ngợ p trướ c mộ t tạ o vậ t
vô cù ng. Lặ ng nhìn cả nh vậ t, nhà thơ lạ i nhìn về dò ng sô ng, nhìn cả nh xung quanh mong
mỏ i có chú t gì đó quen thuộ c mang lạ i hơi ấ m cho tâ m hồ n đang chìm và o giá lạ nh, cô đơn.
Nhưng thiên nhiên đã đá p trả sự khao khá t ấ y bằ ng nhữ ng hình ả nh cà ng quạ nh quẽ, đìu
hiu và lò ng ngườ i lạ i rợ n lên nhữ ng lẻ loi, trố ng vắ ng..

* Tâm sự nhớ quê và nỗi niềm của nhà thơ.

“Lớ p lớ p mâ y cao đù n nú i bạ c

Chim nghiêng cá nh nhỏ : bó ng chiều sa

Lò ng quê dợ n dợ n vờ i con nướ c

Khô ng khó i hoà ng hô n cũ ng nhớ nhà .”

Khổ thơ hiện lên là hình ả nh thiên nhiên hù ng vĩ vớ i “mâ y cao” xếp thà nh nhiều tầ ng tạ o
nên liên tưở ng về dã y “nú i bạ c” khổ ng lồ , vớ i cá nh chim nhỏ cô đơn, nhỏ bé và bó ng chiều
bao phủ . Sà xuố ng chum lên cả nh vậ t. Độ ng từ “đù n” khiến mâ y như chuyển độ ng, có nộ i
lự c từ bên trong, từ ng lớ p mâ y cứ đù n ra mã i. Đâ y cũ ng là mộ t nét thơ đầ y chấ t hiện đạ i,
bở i nó đã vậ n dụ ng sá ng tạ o từ thơ cổ điển quen thuộ c. Bó ng hoà ng hô n dườ ng như đã sa
xuố ng quá nhanh khiên cho cá nh chim phả i nghiêng ngả . Từ lá y toà n bộ “dợ n dợ n” ở hai
câ u thơ cuố i là mộ t sá ng tạ o độ c đá o củ a Huy Cậ n. Từ lá y nà y hô ứ ng cù ng vớ i cụ m từ “vờ i
con nướ c” cho thấ y mộ t nỗ i niềm bâ ng khuâ ng, cô đơn củ a “lò ng quê”. Phong cách thơ Huy
Cậ n có sự kết hợ p nhuầ n nhuyễn giữ a nhữ ng yếu tố cổ điển, nhấ t là cổ điển Đườ ng thi vớ i
yếu tố thơ mớ i. Cụ thể là sự hò a hợ p trong “mố i sầ u vạ n kỉ” củ a Huy Cậ n cả mố i sầ u vũ trụ
và thế nhâ n từ ng chan chứ a trong thơ Đườ ng vớ i nỗ i cô đơn củ a “cá i tô i” cá thể thơ mớ i.
Trong bà i “Trà ng giang”, Huy Cậ n đã kín đá o gử i lò ng yêu nướ c và o nỗ i buồ n và niềm thiết
tha trướ c tạ o vậ t thiên nhiên. Đó là nỗ i buồ n sầ u củ a mộ t ngườ i dâ n thuộ c địa trướ c giang
sơn bị mấ t chủ quyền (nỗ i buồ n sô ng nú i) đã hò a lẫ n và o nỗ i bơ vơ trướ c tạ o vậ t vô biên,
hoang vắ ng. Tá c giả số ng trên quê hương mà luô n thấ y thiếu quê hương, luô n thấ y bơ vơ
19
ngay trên chính quê hương mình. Bà i thơ như mộ t chuỗ i củ a sự trố ng vắ ng: “Khô ng khó i
hoà ng hô n cũ ng nhớ nhà ” – mộ t tín hiệu thô ng thườ ng củ a sự đoà n tụ con ngườ i trong
thờ i điểm hoà ng hô n cũ ng khô ng có . Trong bứ c tranh nà y dườ ng như chỉ có sự ngự trị
tuyệt đố i củ a mộ t thiên nhiên sơ cổ , lặ ng lẽ. Bà i thơ mở ra bằ ng tiếng só ng trên sô ng nướ c,
kết thú c bằ ng tiếng só ng trong tâ m hồ n con ngườ i. Cả nh vậ t vẫ n đìu hiu và quạ nh vắ ng.
Con ngườ i bở i thế mà trở tră n vớ i bao nỗ i niềm. Đâ y là nét tâ m trạ ng chừ ng củ a nhiều nhà
Thơ mớ i lú c bấ y giờ , mộ t nỗ i đau xó t trướ c cả nh mấ t nướ c và lò ng yêu nướ c, yêu quê
hương vô bờ bến.

3.Kết bài

Cổ điển, hiện đạ i đan xen hò a hợ p đã mang đến cho “Trà ng giang” â m hưở ng nhịp nhà ng
vớ i cả m xú c buồ n hiu, lạ nh lẽo. “Trà ng giang” đã hiện lên như mộ t bả n nhạ c êm đềm, thiết
tha mang nỗ i lò ng củ a Huy Cậ n gử i và o chố n mênh mô ng sâ u thẳ m chẳ ng có bến bờ nà o.
Mộ t nỗ i niềm chan chứ a ưu tư củ a tá c giả về tình yêu quê nhà , đấ t nướ c, con ngườ i củ a
chính mình ô ng. Mộ t cả m xú c rấ t châ n thậ t trướ c bầ u trờ i thiên nhiên mênh mô ng, bao la
đến bấ t tậ n!

20

You might also like