You are on page 1of 30

1

A, Mở đầu
Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một
chiếc lá, thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì hấp dẫn?
Một vần thơ sâu thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của người nghệ
sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn thấu nỗi đau thực tại, để rồi
một đời trăn trở, một đời băn khoăn. Văn học vốn dĩ nặng nợ thế gian, cũng như nỗi niềm
muôn đời của người nghệ sĩ đối với văn chương, để rồi từ đó anh cất lên những vấn thơ,
những câu chữ say đắm lòng người.
Từ thủa thơ ca xuất hiện mang đến hơi thở ấm áp cho hành tinh xanh xanh những
đại dương và điệp trùng những cánh rừng tươi thắm của chúng ta, có thể nói chưa bao giờ
tổng kết được những định nghĩa về thơ. Có người cho thơ là “lơ tơ mơ”, “thơ là sự tuôn
trào bộc phát những tình cảm mãnh liệt”, thậm chí “thơ là một cái gì mà người ta không
định nghĩa được”. Phải chăng vì thế mà thơ thuộc về cõi huyền nhiệm, mông lung, xa vời
vợi? Không, theo quan niệm của Bêlinxki, thơ là một khái niệm hết sức gần gũi: “Thơ
trước hết là cuộc đời”. Trong câu nói của Bêlinxki, chữ “cuộc đời” như một vì sao được
chiếc đòn bẩy “trước hết” bật vào từ thơ, làm sáng lên một ánh sáng lung linh, rạng rỡ.
Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống. Cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông
bất tận của những tâm hồn nghệ sĩ. Thơ ca cũng như văn chương và các loại hình nghệ
thuật khác, nếu không bám rễ vào cuộc đời, nếu không hút nguồn nhựa sống dạt dào
ngầm chảy trong lòng cuộc sống thì nó sẽ mãi mãi là một cây non èo uột, không mang
trên mình những cành cây săn chắc, những phiến lá xanh tươi phơi phới dưới ánh nắng
mặt trời. Là nhà thơ, ngòi bút của anh phải chấm vào nghiên mực cuộc đời thì thơ anh
mới tươi màu neo chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức. Lê Quý Đôn từng nói:
“Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi non kì lạ của
thiên hạ thì không thể làm thơ được”. Có thể nói cuộc đời là mạch sữa ngọt ngào tuôn
chảy không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác để nuôi dưỡng thi ca.
Trong giai đoạn “gió Âu mưa Mỹ” tràn vào nước ta, “người thanh niên Việt Nam
đang đi tìm thi nhân của mình như con đi tìm mẹ” (Lưu Trọng Lư). Và lẽ dĩ nhiên,
“Phương Tây đã giúp chúng ta phát hiện ra mình” nhưng đó là sự phát hiện ra mình trên
mảnh đất giàu tiềm năng và bề dày trầm tích văn hóa. Vì vậy, Thơ mới là “một bước tổng
hợp mới những giá trị văn hóa Đông Tây, truyền thống và hiện đại” (Phan Cự Đệ). Có
thể nói như nhà thơ Huy Cận: “Thơ mới là nỗi niềm, thái độ , là một cuộc ra trận của cả
một thế hệ văn chương, một lực lượng trẻ văn hóa dân tộc quyết đổi mới cả một nền văn
thơ, văn chương đã mỏi mòn, khô cứng, bạc màu”. Thơ mới đã làm một cuộc cách mạng,
thay đổi cả hệ thống thi pháp. Cuộc cách mạng trong Thơ mới gắn với quá trình giải
2
phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của con người phận vị, “con người chức
năng trong xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu). Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng
thành thật” (Hoài Thanh), đưa cái tôi cá nhân vào trung tâm của thơ ca, cho phép biểu đạt
mọi cung bậc của cảm xúc và suy tưởng.Thơ ca bao giờ cũng là dấu ấn sáng tạo của
người cầm bút, thể hiện bản ngã, cái tôi. Có thể nói, thơ ca hướng vào thể hiện cái tôi
chính là con đường đưa thơ trở về với bản ngã của chính nó. Thơ mới khám phá cái tôi
với tư cách là chủ thể nhận thức và là đối tượng phản ánh của thi ca. Với tư cách là chủ
thể nhận thức, cái tôi cùng hệ thống quan niệm thẩm mĩ mới mang dấu ấn của những tìm
kiếm mới, sáng tạo mới, phong cách mới mà văn học mấy thế kỷ qua chưa đạt tới được.
Cái tôi ấy không chỉ bó hẹp thơ ca trong mục đích tải đạo, nói chí, giáo huấn mà là chủ
thể sáng tạo mang cá tính riêng, phong cách riêng với nhu cầu tự khẳng định mình. Cái
tôi cũng là đối tượng phản ánh của thi ca với tất cả sự phong phú, hấp dẫn, phức tạp của
nó. Với nhu cầu khẳng định cái tôi cá nhân, cá thể, các nhà thơ Mới đã “đồng loạt cất lên
bản hòa tấu tuyệt đẹp với những âm thanh mới lạ, tân kỳ chưa từng có trước đó”(GS. Hồ
Thế Hà. Mỗi nhà thơ với cá tính sáng tạo riêng đã bộc lộ cái tôi không giống nhau. Và có
lẽ, chưa bao giờ như bây giờ, thơ ca đạt đến độ chín của nhiều phong cách, nhiều cái Tôi
cá nhân, cá thể trong tư cách là chủ thể sáng tạo như thế. Đúng như Hoài Thanh đã khẳng
định “Tôi quyết rằng chưa có thời đại nào phong phú như thời đại này trong lịch sử thi ca
Việt Nam. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như
Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như
Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế
Lan Viên và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”
Khám phá vườn Thơ mới, ta có thể nhận ra hương sắc riêng của từng phong cách.
Và cũng từ những vần thơ mang dấu ấn chủ thể sáng tạo ấy, cái Tôi phức tạp nhưng đầy
hấp dẫn đã đi vào trung tâm thơ ca với đầy đủ ý nghĩa nhân bản. Điển hình một trong số
đó là nhà thơ Chế Lan Viên- nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn
biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho
tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức năng của văn
chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ đối với cuộc sống.” Con đường thơ
của Chế Lan Viên “trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi
không ngừng của nhà thơ”, thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945 – 1958).Trước
Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”:
“kinh dị, thần bí, bế tắc của thời”.Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã “đến với cuộc
sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng và có những thay đổi rõ
rệt. Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được

3
biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng – triết lý. Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp
trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông
minh, tài hoa. Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng
tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Chuyên đề “Các nhà thơ mới” với sự nghiên cứu về nhà thơ Chế Lan Viên hi vọng
sẽ giúp cho độc giả có những cái nhìn mới mẻ và sâu sắc hơn trong quá trình khám phá
tìm hiểu, khám phá thế giới nghệ thuật của một nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam hiện
đại – một bông hoa lan nơi cung vua xứ Chiêm Thành cổ kính. Để từ đó, có sự nhận thức,
thông hiểu hơn về màu sắc thơ Chế Lan Viên trong giai đoạn hiện đại hóa văn học Việt
Nam với vô vàn những “cái tôi” đa sắc, đan nên một khoảng thơ ca rực rỡ trong lịch sử
văn học.
B, Nội dung
ↂ Thơ Mới
1. Bối cảnh ra đời
Một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của lịch sử xã
hội. Bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mỹ của một giai cấp, tầng lớp người trong xã
hội. Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai giai cấp
này với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng với sự giao lưu
văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932-
1945.
“Thơ mới” là “phong trào thơ” xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX. Việc Pháp
cai trị Việt Nam vào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với việc Pháp đẩy mạnh
phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào
Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tràn về Đông Dương trong hoàn cảnh đất nước đang
bị xâm chiếm càng tăng thêm bi quan cho bầu không khí u ám, buồn thảm vốn đang căng
thẳng, ngột ngạt. Trong khung cảnh đó những người trí thức ấp ủ tinh thần dân tộc mang
tâm trạng tiêu cực muốn thoát ly khỏi những vấn đề bức xúc của cuộc tranh đấu dành độc
lập. Họ có thái độ chán nản, xa lánh chính trị. Thái độ này được củng cố trên cơ sở mối
bất hòa tuyệt vọng giữa họ và hoàn cảnh xã hội đương thời. Trên cơ sở nền văn hóa chịu
ảnh hưởng lớn từ văn hóa phương Tây, văn hóa Pháp du nhập vào Việt Nam với hạt nhân
là tính tự do cá nhân được đề cao, đem đến một tư tưởng mới mẻ cho một nền văn học bị
kìm hãm bởi những quan niệm phong kiến đã không còn hợp lý. Những tác giả nhanh
chóng tiếp thu những cái hay của văn học lãng mạn, vào tạo thành trào lưu sáng tác lãng
mạn. Những nhà thơ theo phong trào này có xu hướng đoạn tuyêt với thể loại thơ trước

4
đó mà họ cho là gò bó cả về nội dung và hình thức. Là cuộc cách mạng giải phóng thơ ca
khỏi những ràng buộc đã lỗi thời.
2. Đặc điểm của phong trào thơ mới
- Thơ mới là cách gọi trào lưu sáng tác thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng từ các phép
tắc tu từ, thanh vận của thơ hiện đại phương Tây. Thơ mới trở thành một hiện tượng
trong khu vực các nước Châu Á. Thơ mới ra đời, phát triển dựa theo yêu cầu cấp thiết của
sự hiện đại hóa thi ca truyền thống. Thơ mới là lối thơ không theo quy củ của lối thơ cũ,
nghĩa là không hạn chế số câu, số chữ, không theo niêm luật, chỉ cần có vần điệu…”
Hiểu một cách đơn giản nhất, phong trào thơ mới là một cuộc cách mạng giải phóng thơ
ca khỏi các luật lệ, quy định cũ đã lỗi thời, gắn liền với việc giải phóng cái tôi cá nhân,
đặt cái tôi cá nhân và cái chủ quan vào trung tâm của thơ ca, cho phép bộc lộ mọi cu ng
bậc, cảm xúc, tình cảm cá nhân của mình. So với thơ ca trung đại, thơ mới tự do hơn, số
câu, số chữ không bị hạn chế, chịu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây. Bài thơ được chia
thành nhiều khổ, không bị hạn chế bởi số khổ thơ. Cách thức điệp vần của các thơ mới
hay nhất cũng khá phong phú.
- Thơ mới thể hiện một cuộc cách mạng trong tư duy thơ, luôn đặt cái tôi cá nhân ở
trung tâm. Trong thơ mới, có sự giao thoa hài hòa giữa thế giới nội tâm của chủ thể trữ
tình với ngoại cảnh. Điều này được thể hiện ở hiện tượng nhân hóa trong thơ mới, giúp
cho ngoại cảnh có cảm xúc giống như con người.
- Thơ mới ghi lại cảm xúc chân thực của cá nhân chủ thể trước cách mạng. Cảm xúc
ám ảnh trong thơ mới chính là cảm giác cô đơn, lạc lõng của con người. Sự cô đơn cả
trong tình yêu và tâm hồn.Thơ mới thể hiện tình cảm đối lập giữa tâm hồn và thế giới
ngoại cảnh. Chính vì thế, phong trào thơ mới hình thành 1 khát vọng đó là khát vọng giải
thoát và mong muốn thoát ly thực tại.
- Bên cạnh đó, thơ mới còn thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, được thể hiện
qua sự khát khao với tình yêu, hạnh phúc và khát vọng lên đường. Các bài thơ mang đậm
tính dân tộc sâu sắc, thể hiện tấm lòng của con người Việt Nam trước thời buổi nước mất
nhà tan. Có thể nói, tinh thần dân tộc là động lực giúp các nhà thơ mới ấp ủ lòng yêu
nước, khát khao độc lập – tự do
3. Giai đoạn Thơ Mới
- Giai đoạn 1932 – 1935: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự
đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt
các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích
thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …Ở giai đoạn đầu, Thế
Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra
còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên

5
- Giai đoạn 1936-1939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với
“Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên
tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-
1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn – 1937), Bích Khuê (Tinh huyết – 1939), … Đặc biệt sự
góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừa mới bước vào
làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu
chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này. Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt
các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên
ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói
lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.
- Giai đoạn 1940-1945: Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng
khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song
đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn
chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp
tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độc lập đã tự
phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội
thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác
nhau thổi tới.
ↂ Chế Lan Viên
I. Khái quát về Chế Lan Viên
Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, là một nhà thơ, nhà
văn hiện đại Việt Nam.
1. Tiểu sử
1.1. Thời đại
- Ông sinh sống thời khoảng thời gian từ năm 1920 – 1989
1.2. Quê hương
-Sinh ra tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở
Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy
tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế
Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
- Vùng Bình Định – Quy NHơn đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của
người thiếu niên giàu trí tưởng tượng của nhà thơ. Bằng những dấu tích, những
thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh. Từ đó đã kích thích trí tưởng tượng gợi
lên sự đồng cảm trong tâm hồn vừa nhạy cảm vừa ưa suy tư của ông.
1.3. Gia đình
-Sinh ra trong một gia đình viên chức nhỏ, cha lại mất sớm.
1.4. Con người và cuộc đời

6
-Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 (tức ngày 9 tháng 9 năm Canh
Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
-Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện
nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê
hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn
của nhà thơ.
-Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên,
ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên
ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi
tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn
được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định
-Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi
ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết
luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
-Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn,
rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào
Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết
thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng
chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-
đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
-Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm
1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương
và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ).
Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư ký
Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.
-Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6
năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố
Hồ Chí Minh, thọ 68 tuổi.
-Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học
nghệ thuật (1996).
-Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.
2. Sự nghiệp sáng tác
-Ông là nhà thơ có tấm hồn trong sáng, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Quảng Trị, ông
luôn tự lực đi học, đi kiếm sống bằng chính tài năng, năng lực của mình. Ngay từ

7
khi ông 12 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ. Năm ông 17 tuổi ông đã lấy bút danh cho
mình là Chế Lan Viên, ra mắt công chúng tập truyện đầu tay là truyện Điêu Tàn,
với sáng tác này đã mang đến rất nhiều điều trong cuộc sống, ông nổi tiếng trong
thi đàn thi ca Việt Nam.
-Ông luôn tự ý thức được trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình trong việc sáng
tác các tập thơ, mỗi sáng tạo của ông là những đặc trưng sâu sắc trong tác phẩm,
lớn lên ông ra Hà Nội làm việc và say đó lại vào Sài Gòn làm Báo, ra Thanh Hóa
dạy học. Con đường sự nghiệp của ông cũng luôn có sự biến đổi.
-Với số lượng tác phẩm lớn, ông đã tham gia nhiều hoạt động viết bài, với phong
cách nghệ thuật độc đáo, trong chính những sáng tác của mình, Chế Lan Viên đã
để lại cho mình nhiều giá trị, tham gia vào nhiều hoạt động để phục vụ cho sự
nghiệp cách mạng.
-Thơ: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày
thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới
(1973) ....
-Tiểu luận - phê bình: Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952), Nói chuyện thơ văn
(1960), Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971)
3. Quan niệm nghệ thuật
Quan niệm thơ của Chế Lan Viên được thể hiện ở các bài viết, bài nói chuyện, đặc biệt là
trong rất nhiều bài thơ và tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:
3.1 – Quan niệm về vị trí và phẩm chất của nhà thơ:
Chế Lan Viên quan niệm sáng tạo thơ là một nghề cao quý trong xã hội, nhà thơ phải có
vị trí, sứ mệnh cao cả đối với đời. Nghề thơ, không phải ai cũng làm được, bởi nhà thơ
phải có hồn thi sĩ. Nhà thơ không chỉ biết tin yêu cuộc đời, có khát vọng vươn tới cái
chân, thiện, mĩ của cuộc sống, mà còn phải thật sự khổ luyện ể vượt lđên tất cả. Nhà thơ
cần phải nhìn, nghe và suy ngẫm để góp phần lí giải khám phá những vấn đề trong đời
sống. Nghề thơ đòi hỏi nhà thơ phải có tài năng thơ mới có thể cảm nhận, khám phá, thể
hiện cuộc sống một cách tinh tế, nhạy bén. Mặt khác, nghề thơ còn đòi hỏi nhà thơ vừa
phải biết giữ gìn, trân trọng và phát huy cái tài năng bẩm sinh trời cho, vừa phải không
ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng, rèn luyện và trau dồi về mọi phương diện nhằm sáng tạo
nên cái thần mới cho thơ. Chế Lan Viên luôn xem việc học hỏi, sáng tạo là cuộc Vượt bể
trong suốt cả đời mình và ông khẳng định, Nghề của chúng ta cần phải nắm bắt chính xác
vòng quay thời đại để tạo nên mùa và đừng để thời gian trôi qua một cách vô ích, phải
luôn biết vượt lên tất cả để Săn thơ, Tìm thơ. Chế Lan Viên đòi hỏi, nhà thơ cần phải có
cá tính sáng tạo. Ông ví mỗi nhà thơ như một dòng sông mang đặc tính và vẻ đẹp riêng.

8
Nhà thơ cần phải giữ được cái tạng riêng cho mình. Nếu chỉ biết đi theo lối mòn trong
sáng tạo, thì tất yếu nhà thơ tự đánh mất mình, hoặc sẽ rơi vào cái đội quân nhạt nhạt mờ
mờ. Nghề thơ đòi hỏi nhà thơ không chỉ có tài năng, mà còn phải có nhân cách, có cái
tâm trong sáng bởi đó là gốc rễ của văn chương. Ðừng hợm hĩnh và đừng bao giờ nghĩ
rằng không có các anh thì không ai uống sữa của Trời. Với quan niệm trên, Chế Lan Viên
đã khẳng định vai trò, tầm vóc của nhà thơ trong đời sống xã hội, những người đã và
đang làm công việc vực sự sống ba chiều lên trang thơ hai mặt phẳng.
3.2 – Ý nghĩa và tác dụng của thơ :
Chế Lan Viên luôn có suy ngẫm sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đạo đức trong
đời sống xã hội. Ông luôn tự hỏi ta vì ai, tôi viết cho ai? để từ đó sáng tạo nên những vần
thơ có ích cho đời và vui sướng khi trở thành một người cầm bút có ích, làm thơ có ích.
Mặt khác, Chế Lan Viên quan niệm, thơ không chỉ đưa ru, sưởi ấm người đọc bằng tình
cảm mãnh liệt, ước mơ lãng mạn, mà còn phải có khả năng thức tỉnh họ bằng ánh sáng
của trí tuệ. Qua cách thể hiện khác nhau, Chế Lan Viên luôn nhấn mạnh, thơ góp thêm
tiếng cười, thêm vị muối cho đời, là nhành hoa mát mắt cho đời, thơ có khả năng kì diệu:
tát bể, cân đời, thơ làm cho con người tự tin hơn trong cuộc sống. Từ quan niệm, thơ là
các đỉnh tinh thần chất ngất, Chế Lan Viên đã chỉ rõ tác dụng mãnh liệt của thơ đối với
người đọc, tác dụng đó vượt khỏi giới hạn về không gian.
Cho dù câu thơ viết ở kinh tuyến này nhưng vẫn làm nên sự rung động trào sôi ở kinh
tuyến khác. Ông khẳng định: thơ phải trả lời, phải có khả năng giải đáp được những gì
đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống. Nếu thiếu lời giải đáp thì thơ đã mắc Nợ đối với
đời. Chế Lan Viên còn muốn thơ phải là Thuốc có khả năng chữa lành vết thương trong
cõi tinh thần con người, có ích cho nỗi đau người, để phục sinh con người. Thơ là Tiếng
hú, một tín hiệu giao cảm để từ đó lay động tâm hồn người đọc khiến họ sống có ý nghĩa
hơn đối với đời.
Tóm lại, Chế Lan Viên luôn tâm niệm: thơ cần có ích / hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi, đó là
cái đích mà Chế Lan Viên luôn hướng tới.
3.3 – Nghệ thuật sáng tạo thơ
Vốn tâm huyết với nghề, với thơ, Chế Lan Viên luôn có suy nghĩ độc đáo, sâu sắc về
nghệ thuật sáng tạo thơ. Ðiều này được biểu hiện rõ ở nhiều bài tiểu luận, phê bình, nói
chuyện thơ và ở nhiều bài thơ của Chế Lan Viên. Ông quan tâm nhiều về mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức, về thể loại, về vần, câu, chữ, ý, nhạc …, cũng như việc phát
huy truyền thống và đổi mới, sáng tạo ở phương diện nghệ thuật thơ. Càng về cuối đời,
Chế Lan Viên càng bàn kĩ và suy ngẫm nhiều về nghệ thuật sáng tạo thơ. Ông có một loạt
bài thơ nói về Thi pháp ồn, Thi pháp trẻ và Thi pháp của thơ độc đáo, điều đó gợi ra cho

9
những người sáng tác thơ bao điều cần ngẫm nghĩ. Chế Lan Viên đòi hỏi người thợ
thơphải nắm bắt được một số kĩ thuật và phương pháp cần thiết cho việc sáng tạo thơ.
Ông cho rằng: làm thơ là tạo ra một hành tinh thứ hai bằng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ thơ có lúc mộc mạc hồn nhiên, nhưng lại có lúc phải mang vẻ đẹp kì diệu như
hài hoa cô Tấm, như mái tóc thơm hương cấm cung. Nhà thơ phải biết tìm tòi, cân nhắc,
lựa chọn để từ ngữ được sử dụng thêm cái đa thanh, đa sắc của đời. Chế Lan Viên không
chấp nhận sự cầu kì, gò gẫm, mà cần phải căng cái dây hình ảnh ngữ ngôn qua vực tâm
hồn sâu thẳm. Ông đã phê phán kiểu cố làm cho mới lạ, làm xiếc chữ nghĩa trong thơ
Nhà thơ cần chọn được cho thơ mình cách nói, giọng điệu hợp lí nhất với tình cảm và
nhận thức của người đọc trong những hoàn cảnh khác nhau của đời sống xã hội và ở
giọng điệu nào cũng toát lên sự chân tình, tâm huyết vì con người, vì cuộc đời. Nhà thơ
phải luôn biết mở rộng tâm hồn lắng nghe, đón nhận nhiều cung bậc của nhạc điệu cuộc
sống để tạo nên chất nhạc cho thơ. Thơ cần có sự quyện hòa giữa nhạc và ý, câu thơ ở
ngoài là ý là hình / ở trong là nhạc. Chế Lan Viên cho rằng, nhạc có khả năng làm cho
tâm hồn lắc lư, làm cho con người giải thoát… Chính những cung bậc nhạc điệu đã góp
phần tăng thêm sức ám ảnh của thơ đối với người đọc. Mặt khác, Chế Lan Viên rất chú
trọng đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của thơ. Ðạt đến cái Thiện, cái Chân là
mục đích mà thơ hướng tới, nhưng tất cả điều đó phải được biểu hiện bằng hình thức
Ðẹp. Ông khẳng định: Hình thức cũng là vũ khí. Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho
chân lí. Sự hài hòa giữa nội dung và hình thức trong thơ sẽ tạo nên vẻ đẹp cho thơ.
Tóm lại, trong suốt quá trình sáng tạo, Chế Lan Viên luôn có những trăn trở, suy ngẫm về
nghề, về thơ. Ðiều đó đã góp phần không nhỏ đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam
hiện đại.
4. Phong cách nghệ thuật
-Chế Lan Viên là một hồn thơ đa dạng. Là sự tập hợp, giao thoa của nhiều đối cực
rất khác nhau và ở mọi phương diện: từ đề tài, cảm hứng đến chất liệu, hình ảnh,
từ giọng điệu, ngôn ngữ đến thể thơ và bút pháp.
-Phong cách thơ của nhà thơ Chế Lan Viên được chia ra làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám: Trong thời kì này thơ của ông mang
màu sắc kinh dị, thần bí, bế tắc với những hình ảnh tang thương. Đây đúng nghĩa
là một trường thơ loạn.
+ Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám: Khuynh hướng của ông đề cập tới “Cuộc
sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của Cách mạng”. Trong những
năm 1960-1975, thơ Chế Lan Viên mang một màu sắc hoàn toàn mới. Ông viết
những áng thơ sử thi hào hùng và đậm tính thời sự.

10
4.1. Sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng – triết lí.
-Chế Lan Viên từng nhiều lần phát biểu quan niệm thơ của mình trong đó ông nhấn
mạnh: “Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, không chỉ ơ hời mà còn đập bàn,
quát tháo, lo toan”.
-Tư duy thơ của ông có cách tiếp cận riêng với đời sống. Không dừng lại ở cảm
xúc, ở bề ngoài của sự vật hiện tượng cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ muốn khám
phá cái bề sâu, cái bề sau và cái bề xa.
-Nhà thơ huy động vào trong cuộc sống sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực, tư duy
như: Phân tích, so sánh, khái quát hóa triết lí và một vốn văn hóa, tri thức phong
phú, nhiều mặt -> Mỗi ý thơ, mỗi hình tượng thường được tác giả lật đi lật lại đào
sâu để xem xét các mặt.
“Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc
Nắng sáng màu xanh tre”
(Tình ca ban mai)
“Không ai có thể ngủ yến trong đời thật
Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng
Mỗi gió lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng)
4.2. Khai thác triệt để các tương quan đối lập
-Nhà thơ nhìn sự vật trong các mặt đối lập, đặt các hiện tượng tuowg phản bên
nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được hứng thú thẩm
mĩ bất ngờ.
-Thường gặp trong thơ Chế Lan Viên là các mối tương quan giữa các phạm trù quá
khứ và hiện tại, dân tộc và nhân loại, nội dung và hình thức, chủ thể và khách thể,
còn và mất.
“Xưa phù du mà nay đã làm phù sa
Xưa bay đi mà nay không thể trôi mất”
“Người dưới vực sâu vẫn cứu kẻ trên bờ
Nếu dưới vực sâu còn dũng khí”

11
“Ta nấu xích kiềng ta làm súng đạn
Người ngã xuống tựa máu mình mà đứng dậy”
 Khai thác các tương quan đối lập không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật mà đã trở
thành một nét đặc trưng của tư duy chi phối cái nhìn nghệ thuật của ông.
4.3. Năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú
-Chế Lan Viên cảm nhận suy nghĩ về mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh khêu gợi,
kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ càng vươn xa. Sức mạnh của ông nổi trội
hơn cả ý và hình.
-Thế giới nghệ thuật thơ được tạo bằng vô số hình ảnh dày đặc với nhiều dạng thức
khác nhau.
-Thơ ông giàu hình ảnh nhưng chủ yếu là những hình ảnh có mối liên hệ với hiện
thực, bắt nguồn từ đời sống được sáng tạo bằng liên tưởng phong phú táo bạo.
Trong thơ ông còn có các hình ảnh chân thực và chứa bao cảm xúc…
“Những đêm trăng đá suy nghĩ như người
Khi xuân đến đá động lòng thương nhớ
Khi hè gọi đá xôn xao trong dạ đá
Hoa phong lan tím hồng rủ bướm đến từng đội”
(Cành phong lan bể)
-Ông còn sử dụng các thủ pháp quen thuộc như: miêu tả, so sánh, liên tưởng và
những phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, hóa dụ, tượng trưng
“Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm hồn đọng lại
Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành bể và thổi không trở lại làm trời
Nếu núi là con trai thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái”
4.4. Sự đa dạng trong bút pháp, hướng đến tính hiện đại nhưng không xa rời truyền
thống
-Tiếp nhận ảnh hưởng của phái thơ Phương Tây, nhất là thơ trí tuệ của Valeri thơ
Chế Lan Viên thiên về xu hướng hiện đại, nhưng không ít trường hợp đặc biệt là
trong thể tứ tuyệt lại có được cái hàm súc, phong vị man mác cổ thi
-Về thơ cũng rất đa dạng, ông thành thạo nhuần nhuyễn trong thể bảy tiếng, tám
tiếng.
-Thơ tứ tuyệt là sự sáng tạo mới mẻ, hiện đại trên cơ sở theo truyền thống => Là kết quả
nghệ thuật đầy năng động vừa tiếp thu và mài giũa những công cụ truyền
thống mà những khả năng tiềm tàng.
II. Chế Lan Viên – một nhà Thơ Mới tiêu biểu

12
Nói đến nhà thơ Chế Lan Viên, giáo sư Phong Lê - một trong những nhà nghiên văn học
hiện đại hàng đầu của Việt Nam đánh giá: “Chế Lan Viên là “kiện tướng” của Phong trào
Thơ mới, là một nhà thơ tiêu biểu hàng đầu phong trào Thơ mới trước 1945, một trong
những người góp phần mở ra thời hiện đại cho thi ca Việt.”
1. Khái quát chung về nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên trong
thời kì Thơ Mới
– Buổi đầu đến với thơ, Chế Lan Viên đã làm người đọc phải phải kinh dị không chỉ vì sự
xuất hiện đột ngột của một tâm hồn thơ trẻ tuổi, mà còn bởi trong giọng buồn quen thuộc
của thơ ca lãng mạn 32 45, đây là giọng buồn ảo não, có pha màu huyền bí.
– Trước Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên xuất hiện mang đến cho nền thơ Việt Nam
một thế giới đúng nghĩa "Trường thơ loạn": "kinh dị, thần bỉ, bế tắc của thời Điêu tàn với
xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Cảnh những tháp Chàm
"điêu tàn" tạo một nguồn cảm hứng lớn cho Chế Lan Viên. Trong thơ ông lúc bấy giờ, ta
thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm
hoài cổ của nhà thơ, qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị. Bắt đầu từ
việc cho rằng “làm thơ tức là điên”, với những bài thơ về máu xương, về hồn ma bóng
quỷ.
– Thi sĩ của vương quốc Chiêm Thành: Trên báo Tràng An, số ra ngày 06/07/1937, trong
bài viết giới thiệu văn tài mới nở và chào đón “Điêu tàn”, Hàn Mặc Tử gọi Chế Lan Viên
là thi sĩ của vương quốc Chiêm Thành. Bút danh Chế Lan Viên vốn mang hàm ý là một
bông hoa lan trong khu vườn của dòng họ Chế – một dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm
ở nước Chiêm Thành xưa. Chiêm Thành (877 – 1693) là một trong những tên gọi của
vương quốc Chăm Pa – một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập (192 – 1832). Cương vực
của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía bắc cho
đến Bình Thuận ở phía nam, và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của Lào ngày
nay. Tuổi trẻ của Chế Lan Viên gắn liền với Quy Nhơn, Bình Ðịnh, nơi hàng ngày trên
con đường đi về, nhà thơ đã cảm nhận được những dấu tích điêu tàn của Chiêm Quốc.
Cũng chính nơi đây, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đã rung động mạnh mẽ khi nghe kể
về những câu chuyện linh thiêng, những truyền thuyết về một đất nước xa xưa, để rồi suy
tưởng, hay buồn thương nuối tiếc giống dân Hời.
– Ðến với thơ của Chế Lan Viên trước cách mạng, người đọc dễ dàng nhận thấy, thơ ông
in rõ những dấu ấn của thực tại cuộc sống và chất chứa bao niềm suy tưởng về quá khứ
đau thương của một dân tộc. Trước những chứng tích của một nền văn minh bị mai một
theo thời gian còn lại như : ngọn tháp, đền đài, tượng Chàm , đã gợi lên cho tâm hồn thơ

13
Chế Lan Viên biết bao sự liên tưởng mạnh mẽ và để rồi, nhà thơ lặng lẽ quay về xem non
nước giống dân Hời.
– Khám phá những giá trị của thơ Chế Lan Viên trước cách mạng, một trong những điều
khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ đó là cái thế giới đầy kinh dị, là nỗi đau xót được tạo nên
bởi tâm hồn thơ tuổi trẻ có trí tưởng tượng phong phú. Ở ông trào dậy bao điều suy nghĩ
và bao nỗi xót xa, buồn tủi về những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại. Ông cay
đắng khi nhận ra cái thế giới xung quanh mình đầy rẫy những trò gian trá, bịp bợm, thâm
hiểm và xảo quyệt, ông ngậm ngùi cho những kiếp “Sống mòn”, “Ðời thừa”, “Bước
đường cùng”,…
– Chế Lan Viên tìm đến thơ để gửi gắm và giãi bày sự suy ngẫm của mình về cuộc sống.
Ông nói đến nỗi đau của dân tộc Chàm cũng là để bộc lộ nỗi đau của chính mình trước
cảnh đời hiện tại. Chính từ những nhận thức đó nhà thơ Chế Lan Viên cảm nhận sâu sắc
về sự vô nghĩa, cái u buồn, u tối, cái sầu vô hạn giữa cuộc đời hiện tại và ông đã thốt lên :
“ Với tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau !”
( Xuân )
– Có lẽ trong sự sâu thẳm ở cõi lòng Chế Lan Viên, hình ảnh của những tháp gầy mòn vì
mong đợi, những đền xưa đổ nát dưới Thời gian, những tượng Chàm lở lói rỉ rên than
không chỉ là hình ảnh của một nước Chàm đã mất, mà còn là sự dự cảm về số phận của
dân tộc Việt trong cảnh nô lệ lầm than. Cuộc sống hiện tại được Chế Lan Viên cảm nhận
với niềm uất hận, đau thương, nên dẫu có xuân về trong nắng sớm nhưng trong lòng ông
vẫn đông lạnh giá băng thôi.
– Chế Lan Viên phủ nhận thực tại xã hội đương thời và thất vọng, chán nản trước những
sắc màu, hình ảnh của trần gian để hướng đến một tinh cầu giá lạnh, một vì sao trơ trọi
cuối trời xa. Ông đã đi tìm mình, tìm Cõi Ta trong sự cô đơn và bơ vơ giữa cái mênh
mông xa vắng của cuộc đời để rồi xót xa, buồi tủi nhận ra mình chỉ là một cánh chim thu
lạc cuối ngàn, ông thốt lên :
“Ðường về thu trước xa lắm lắm Mà kẻ đi về chỉ một tôi !”
 Tóm lại, trước thực tại của xã hội đó, nhà thơ Chế Lan Viên đã tìm được cách nói
độc đáo để thể hiện một cách thấm thía, sâu sắc những nỗi đau đời của ông. Có thể
nói, Chế Lan Viên tìm về quá khứ của một dân tộc khác là một cách nói, mà cũng
là một cách tránh nói về hiện thực mất nước của dân tộc mình.
2. Tập thơ Điêu Tàn - tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chế Lan
Viên trong thời kì Thơ Mới

14
Lý do chọn tác phẩm: Kể từ sự xuất hiện của tập thơ Điêu tàn năm Chế Lan Viên 17 tuổi
cho đến lúc giã từ cuộc đời, tiếp tục gửi lại cho đời những vần thơ Di cảo, Chế Lan Viên
đã sống cuộc đời của một nghệ sĩ lớn, một nghệ sĩ gắn mình với những biến chuyển của
thời đại, với số phận dân tộc, một thi sĩ đã dâng hiến hết mình cho thơ ca với sự đam mê
sáng tạo thường trực và bất tận. Trọn nửa thế kỉ sáng tác văn học, ông đã để lại cho đời
một sự nghiệp đồ sộ và có giá trị trên các thể loại như: thơ, tiểu luận, phê bình, văn
xuôi… 13 tập thơ và 10 tiểu luận – phê bình đã đánh dấu sức lao động tuyệt vời của nhà
thơ “cả đời mình gắng mãi chứ có chơi đâu” (Chế Lan Viên).
Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu cho cả hai thời kì trước và sau Cách
mạng tháng Tám. Nếu như sau Cách mạng chúng ta biết đến ông với hơn 10
tập thơ thì trước Cách mạng ông chỉ để lại môt tập thơ duy nhất – tập thơ
Điêu tàn. Điêu tàn ra đời khi Chế Lan Viên còn rất trẻ nhưng với tác phẩm
này, ông đã khẳng định được tài năng và vị thế của mình trong làng văn Việt
Nam. “Điêu tàn đã làm sáng chói tên tuổi của một thi sĩ đích thực khác
thường” (Bùi Mạnh Nhị). Và hơn hết, trong giai đoạn thơ mới, số lượng sáng tác của Chế
Lan Viên khá giới hạn – với tập thơ “Điêu Tàn” là sự kết tinh những tác phẩm tinh túy
nhất của nhà thơ Chế Lan Viên – làm nên tên tuổi cho ông. Vậy nên, khi phân tích “Điêu
Tàn” có thể đồng thời hiểu được hồn thơ và phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên trong
giai đoạn này một cách sáng rõ nhất.
2.1. Khái quát về Tập thơ Điêu Tàn
Khi mới vừa 17 tuổi, Chế Lan Viên đã làm rúng động cả thi đàn Việt Nam bằng tập
thơ đầu tay “Điêu tàn”. Rúng động không chỉ bởi vì nguồn thơ tuôn ra từ một tư duy già
trước tuổi, mà còn bởi trí tưởng tượng thần bí, giọng thơ kỳ dị và nội dung độc đáo.
“Cả Dĩ Vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành
Và Hiện Tại, biết cùng chăng hỡi bạn
Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh!”
(Trích “Những nấm mồ”, tập thơ “Điêu tàn”, Chế Lan Viên)
Ngay từ đương thời phong trào Thơ mới, thơ Chế Lan Viên đã được nhiều bạn thơ và
giới phê bình như Phong Trần, Hàn Mặc Tử, Khái Hưng, Xuân Phương, Trần Thanh
Địch, Nàng Lê (Lê Tràng Kiều), Lê Thiều Quang, Mộc Khuê, Kiều Thanh Quế, Lương
Đức Thiệp, Hoài Thanh - Hoài Chân, Lê Thanh… cùng quan tâm bình luận. Vừa khi Chế
Lan Viên mới có một số bài thơ in báo và Điêu tàn còn ở dạng bản thảo, bạn thơ đàn anh
Hàn Mặc Tử (hơn Chế 8 tuổi) đã nồng nhiệt chào đón và hy vọng qua bài viết Những văn
tài mới nở: Chế Lan Viên - thi sĩ của vương quốc Chiêm Thành trên báo Tràng An (số ra

15
ngày 6-7-1937). Khởi đầu Hàn Mặc Tử xác định ngọn nguồn cơ sở căn rễ văn hóa của
hiện tượng thơ Chế và hệ thống chủ đề thơ Chế Lan Viên:
“Trăng sáng như hào quang của ngọc lạ.”
Thơ Chàm, thơ ma.
“Điêu tàn” khá mỏng, chỉ gồm 36 bài thơ, xuất bản lần đầu năm 1937, “đột ngột xuất
hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” – theo bình phẩm của Hoài Thanh
trong “Thi nhân Việt Nam”.
Với “Điêu tàn”, mỗi một bài thơ, là lịch sử, là văn hóa, là khí phách, là núi thây biển
máu, là nước mất nhà tan, là oan hồn, là xương trắng. Mỗi một câu thơ, như gào, như
thét, như khóc, như cười. Mỗi một ý thơ, là nỗi đau vong quốc, là huyết lệ tuôn trào, là
giang sơn đổ vỡ.
Có thể nói, “Điêu tàn” của Chế Lan Viên là một kỳ quan mang nhiều bí ẩn, tiếp cận đa
chiều sẽ được cái nhìn đa cảnh, bởi trong quan điểm mỹ học của riêng ông, cái phi
thường chính là sự độc đáo mà người đọc khó có thể hiểu được hết:
“Hàn Mặc Tử nói: Làm thơ tức là điên.
Tôi thêm: Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người
Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện
Tại, nó xáo trộn Dĩ Vãng, nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó…”
Không như Hàn Mặc Tử hướng tới trăng sao, tới thế giới lung linh, tới tương lai xán
lạn. Chế Lan Viên lùi về với dĩ vãng xa xưa, với những người đã chết, với bước chân
giẫm lên những ngôi mộ mà hài cốt đã tiêu tan. Tuy khác biệt về hướng tiến thi ca, đôi
bạn thân đã gặp nhau ở cuối đoạn đường của nghệ thuật, băng qua mọi miền của vũ trụ,
của thiên đàng, của địa ngục, và rồi cùng nhau trở về thực chất của bản ngã, của thực tại.
“Điêu tàn” là tập thơ buồn, là nỗi buồn ảo não thảm thiết pha màu huyền bí của những
u uất vong quốc não lòng, là nỗi ưu phiền phát sinh ở sự tàn phá của thời gian và sự
chuyển di vô thường của vũ trụ, là tiếng khóc than trước những tàn tích cũ để nhớ thương
về một vương quốc Chiêm Thành đã xa, về một dân tộc Chàm đã trôi về dĩ vãng.
Điều gì gây ra nỗi đau vong quốc?
Lòng yêu nước.
Câu trả lời là lòng yêu nước!
Theo tâm lý học, con người khi đi qua tang lễ của một người nào đó, dẫu quen hay
không quen, tâm trạng đều sẽ bị chùng xuống. Bởi tang lễ tượng trưng cho cái chết, cho
một người đã từng sống và đã ra đi về cõi thiên thu. Con người sẽ buồn khi nghĩ về cái
chết, nghĩ về tương lai ở một thời điểm nhất định, mình sẽ khóc thương vì sự ra đi của
người thân yêu và người thân yêu cũng sẽ đớn đau khi thân xác này không còn hơi ấm.

16
Có yêu thương thì mới có đau lòng.
Cũng vậy, có yêu nước thì mới có nỗi đau khi mất nước.
Sự diệt vong của dân tộc Chăm Pa đã dễ dàng đập mạnh vào tình cảm và trí tưởng
tượng của một chàng trai trẻ yêu nước.
Chế Lan Viên cất tiếng lâm li, khóc cho nước Chiêm Thành đã mất, đặt bản thân vào
hoàn cảnh của người dân Chàm khóc than cho dân tộc Chàm. Ông khổ sở, ông giãy dụa,
ông mê sảng vẫy vùng nỗi đớn đau tột cùng, là khóc cho dĩ vãng của Chiêm Thành, hay
khóc cho hiện tại của nước Việt?
Thức tỉnh hồn dân tộc!
“Điêu tàn” đã làm cho mọi người giật mình, khóc than dân tộc Chàm để thức tỉnh
chính toàn dân tộc, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người có một chiều sâu mới, có
khả năng đi sâu chen vào giành lại chỗ đứng của nó trong tâm hồn mọi người, lắng đọng
lại để có dịp bung ra thành một sức mạnh mới, như tiếng sét làm muôn tinh cầu tan vỡ
dưới trời xanh – viết theo ý của nhà ngoại giao Nguyễn Minh Vỹ.
Nguyễn Minh Vỹ cho rằng với một tập thơ đầu tay mà đã có thể đánh dấu cho cả một
đời thơ của Chế Lan Viên, nó không đơn giản là những di tích Chàm, những ký ức về
một nền văn minh đã bị mai một… mà chính là cuộc sống trước mắt lúc bấy giờ, cuộc
sống của đích thân người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, mà Chế Lan
Viên là một phần tử.
Trong bối cảnh chính quyền thực dân phong kiến trước áp lực của những thắng lợi
trong phong trào đấu tranh về các quyền dân sinh dân chủ của chính quốc cũng như tại
chỗ, bị bắt buộc phải thực hiện một số yêu sách chính đáng của nhân dân, ban hành một
số điều không thể bưng bít kìm hãm được nữa như tự do tổ chức đoàn thể, tự do hội họp,
tự do ngôn luận báo chí, tự do đi lại… Nhưng vì bản chất không hề thay đổi, chúng lại
nhân tình hình đó đưa ra một số biện pháp mị dân mà cái cốt lõi là tạo nên một cuộc sống
phồn vinh giả tạo, thực chất là trụy lạc bê tha, nhất là ở các thành thị để đánh lạc hướng
quần chúng, trong đó đối tượng chủ yếu là thanh niên, học sinh, sinh viên.
Đó là thời kỳ phát triển cao độ của thứ văn hóa lãng mạn, văn học lãng mạn, thơ ca
tiểu thuyết lãng mạn… dưới danh nghĩa tự do, tiến bộ hòng giành giật tâm hồn của mỗi
người, không để họ đi theo con đường cách mạng chân chính.
Làm sao vạch trần, tố giác, phản ánh được bản chất hành động kể trên của thực dân?
Làm sao cho người đã bị lôi cuốn vào cuộc sống đó dừng lại trước ngưỡng cửa tha hóa do
kẻ địch giăng bẫy? Đó không phải là công việc dễ dàng.

17
“Điêu tàn” đã thành công góp phần đánh bại những thủ đoạn của thực dân làm lạc
hướng nhân dân ta, nhất là thanh niên trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ. Mà đối với nhà
thơ, vào thời điểm đó có thể chưa hẳn là một ý thức thực sự rõ nét.
Chế Lan Viên với “Điêu tàn” đã uốn nắn quan điểm về yêu và tình yêu đang phổ cập
tràn lan. Thời đó, dưới ảnh hưởng của chính quyền mị dân, trai gái lớn lên đi vào đời chỉ
thấy có tình yêu là lớn nhất, thậm chí là sống và chết cũng chỉ vì tình yêu, còn tổ quốc,
nhân dân, tự do, độc lập, hạnh phúc con người nói chung, con người lao động nói riêng…
đều không bằng tình yêu trai gái. Họ sa vào cái bẫy của kẻ thù dân tộc mà không hay biết,
không chút gì ân hận.
“Điêu tàn” của Chế Lan Viên đã đưa ra một nội dung yêu, một động cơ yêu khác.
“Em” trong “Điêu tàn” không phải là người yêu tầm thường, cô tình nhân nào đó khiến
những gã si tình chỉ sống và chết vì đôi mắt huyền của “em”. “Em” của Chế Lan Viên là
cô gái Chiêm Thành, cô em mất nước, vì mất nước mà nhớ nước, vì nhớ nước mà thêm
yêu nước sâu lắng, đậm đà đến mức không còn cười được, không còn vui được.
Nỗi niềm suy tư, yêu, ghét, nhớ nhung, thương tiếc trong “Điêu tàn”, trong Chế Lan
Viên có một cơ sở khác, một nguồn gốc khác, một nội dung khác, chiều hướng khác, đó
là yêu nước. Tuy chỗ yếu của nhà thơ lúc ấy là chưa thấy được con đường đấu tranh chân
chính nhưng Chế Lan Viên đã có được ý thức bẩm sinh của nòi giống con rồng cháu tiên,
quyết không để cho những tư tưởng phản động quyến rũ.
“Điêu tàn” như niềm kinh dị, khiến người ta giật mình sửng sốt, để bỏ ra dăm ba phút
nghĩ về lối sống chính đáng trong cảnh đời rối bời giả tạo mà bọn thực dân cố bôi trét lên.
Đó là thành công của tác giả.
2.2 Phân tích tập thơ Điêu Tàn
Phân tích “Điêu Tàn”, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn đã viết: “Tôi đã đốt đỉnh trầm đặt
trên án… trong thanh khí của nguồn mơ hoa… vì tối hôm nay tôi chuốt lại ngòi bút,
mượn hương thơm đưa đẩy lời văn… để giới thiệu một nhà thơ mới. Tôi đã lấy hết tinh
lực của hồn, của máu, hấp lại thành một sức mạnh. Nhưng chưa đủ. Tôi đến phải thành
tâm, lạy các vì tinh tú, cầu nguyện với những linh hồn thơ, từ muôn năm trước về giúp
cho ngòi bút tôi thêm thành thực, lột được chút ít tinh thần văn thơ của ông Chế Lan
Viên.” Lẽ nghiễm nhiên, tác phẩm của nhà thơ Chế Lan Viên mang trong nó nguồn sức
mạnh thi ca vô tận.
Lật giở từng trang “Điêu Tàn”, đảo ngược lại thời gian trong giây phút, ta mơ thấy cả
một dân tộc hào hùng! Chiêm Lạp (hay là Lâm Ấp) mà lâu đài tráng lệ đóng từ Quảng
Bình, Quảng Ngãi vào tới Phan Rang, Bình Thuận, lấn hết cả giang san của nước Việt…

18
Nhưng sau cuộc “Nam tiến” oanh liệt, còn đâu những thành quách kiêu căng của đám
người Hời?
Một dân tộc có lịch sử, có văn minh như Chiêm Thành ngờ đâu lại chịu số kiếp điêu
tàn, tiêu diệt! Còn chăng chỉ những ngọn tháp lở lói rải rác đôi nơi cùng với thời gian cố
ngạo lại làn nắng úa, và trong đêm sương nặng nề, lắng nghe “ Điêu tàn” đã hình dung cả
một thời sáng sủa táo bạo, lẫy lừng, trong hơi nặc nồng của máu người tử sĩ, thơm tho
bên mình nàng Chiêm nữ… và ủ ê như gió lạnh ngập không gian, và não nùng như tơ
trăng ngã im lìm trên cỏ ướt.
Văn đàn lúc bấy giờ không khỏi sững sốt khi nhìn thấy nhà thơ Chế Lan Viên, một
thư sinh hiền lành như một nàng gái mới lớn lên… Làm sao trong tấm linh hồn chất phác
ấy đã sớm nở ra những nguồn thơ mới lạ mằn mặn như nước suối Vichy song vẫn ngon
môi và mát dạ. Đọc hết tập Điêu tàn, chỉ nghe mãi những tiếng căm hờn đắm đuối như
ánh sáng của vừng trăng tan ra thành khí lạnh; chỉ thấy mãi những vẻ hoang tàn rã rời
một khi sao vỡ…
“Ông Chế Lan Viên, nếu không phải là trích tiên ở thượng giới bị đưa xuống trần gian
thì hẳn là một người có “máu” Chàm, nghĩa là kiếp trước ông vốn nòi giống Chiêm
Thành vậy. Không thế làm sao ông lại khóc được, - khóc một cách ngon lành… Tôi nhận
thấy cái khóc của ông bằng nước mắt thì ít, mà khóc bằng phổi bằng tim bằng hồn bằng
máu thì nhiều”(Nguyễn Hữu Sơn)...
Từ đây, đi sâu phân tích nguồn cảm hứng và những hình ảnh độc đáo, ma quái trong
thơ Chế Lan Viên gắn với một kiểu tâm trạng thuộc về thế giới tâm linh hư ảo:
Trong khi mường tượng đến cảnh khốc liệt của dải đất Chàm, tự nhiên bùng lửa đỏ,
tiếng vàng ngọc tan chảy với tiếng đền đài đổ nát:
“Máu đào tuôn tràng ngập cả lòng ta
Cả thân ta dầu tan trong hơi thở…”
Nhìn thời gian tàn phá những cảnh tráng lệ nguy nga trước, “trên đường về” hôm nay
ông chỉ còn gặp những dấu điêu tàn:
“Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi,
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,
Những sông vắng lê mình trong đêm tối,
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.”
và này:
“Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn,
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi.”

19
Trên những mô đất nhuốm thắm ánh tà dương, biết đâu, đấy chẳng phải là cung điện
phi tần, mà những hàng đế vương Hời đã mê mệt với hồng nhan:
“Đây trong ánh ngọc lưu ly mờ ảo,
Vua quan say đắm thịt da ngà.
Những Chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo,
Cùng nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa.”
Thi sĩ nghiệm rằng những cảnh hoan lạc đê mê ấy là hình ảnh của thảm hoạ mất nước,
nên chi càng nghĩ đến cuộc binh đao, thi sĩ càng hoảng hốt:
“Mà vì đâu những đêm mờ vắng vẻ,
Bên tai ta xào xạc tiếng chân người
Mà rộn ràng loa vang và ngựa hí,
Mà đao thương xoang xoảng dân Chiêm ơi!”
Ông Chế Lan Viên đã làm sống lại cả một thời kinh hãi, nhuộm màu lưu huyết. Ta
đọc đến phải hồi hộp, có lúc sửng sốt, rít lên như một bại quân tẩu thoát trong ngàn sâu…
những cảnh xương máu hỗn độn nặng nề như bước chân con chiến tượng chuyển rừng, đã
qua… Thi nhân bấy giờ chỉ ngồi than và mường tượng nhớ tiếc ngày trôi, phác hoạ lại
trong tâm hồn những mẩu đời rạng rỡ, phấp phới như lá cờ trương…
Cái cảnh hồn nhiên phớt màu an lạc thật là tài tình trong những nét đơn sơ:
“Đây những cảnh thái bình trong Chiêm quốc,
Những cô thôn hồng nhuộm nắng chiều tươi.
Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay về ấp,
Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui…”
Trước vẻ hoang tàn, những đêm “Không một mối trăng ngà rung muôn lá - Mà bóng
đêm đầy đặc khí u buồn”, chập chờn theo lửa đốm:
“Ta hãy nghe trong mồ sâu lạnh lẽo,
Tiếng thịt người nẩy nở, tiếng xương rên.
Ta hãy nghe mơ màng trong cỏ héo,
Tiếng cô hồn lặng thở khí giời đêm.”
Nhưng với những hình ảnh mơ hồ, rờn rợn ấy, với tiếng kêu thiêng không chạm vỡ ấy
cũng chưa linh động và mầu nhiệm bằng dáng của ma trơi trong lúc lặng:
“Đôi cành khô tìm gì trong đêm vắng,
Vươn thân gầy ngăn đón gót ma Hời.
Lắng nghe xem bóng người bay lẳng lặng,
Về tinh cầu giá lạnh chốn xa xôi…”

20
Bãi tha ma hiu quạnh ấy từng phút lại ghê thêm như bóng tối lan tràn, vồ vập cả bao
la… Chế Lan Viên thi sĩ của dân Chiêm đã sống với những giờ trầm mặc giữa đồng
hoang đã thấy và đã nghe những hình những tiếng mơ hồ và huyền bí, và đã nhập hồn
vào với gió với mây.
Những khi nằm dài trên cửa tháp há miệng chực đớp sao rơi, thấy hình như núi đá
biến dần ra mây khói, trôi ngập cả dải Ngân Hà, nhà thơ lại than thở:
“Ta vẫn biết nước kia trôi mãi mãi,
Chẳng bao giờ còn giở lại nguồn xa…
Mạch máu ta là những suối đau thương
… Mà quả đất là khối sầu vô hạn
Mà mỗi người là một lời ta thán.”
Văn thơ của ông cũng ví như ánh sáng không nguồn, như dư âm của một cung đàn
cuối mãi đến ngàn xa, và vì thế người ta càng nhận rõ một triết lý, một ý định, một thở
dài, trong những bài não nuột. Cả thế giới, cả ánh sáng thơm tho, cả những lời thiết tha
thương nhớ đều tan dần trong bóng tối… Đời chỉ là hư ảo, là một làn hương mơ…” Cả
tập Điêu tàn như một bài văn tế của Bossuet, như một lời than của Shakespeare, như một
tiếng sao rụng im lìm không tiếng dội”(Nguyễn Hữu Sơn):
“Vì có bao giờ tiếng lòng tôi vang động
Tiếng lòng tôi vang động đến Hư Vô…”
Sự khủng khiếp với sự chết đối với Chế Lan Viên không có gì là giấu diếm nữa. Đây,
một sọ dừa rởn gáy, để trước mặt ông, hãy nghe lời ông phán hỏi:
“Này chiếc sọ dừa người kia mi hỡi
Dưới làn xanh mỏng mảnh của đầu mi
Mi nhớ gì, tưởng gì trong đêm tối
Mi trông mong, ao ước những điều chi?
Mi nhớ đến những cảnh pháp trường ghê rởn
Sọ muôn người lần lượt đuổi nhau rơi
Hay mi nhớ những đêm mờ rùng rợn
Hồn mi bay trong đám lửa ma trơi?“
Nhưng cái sọ dừa vô tri ấy vẫn còn nhe hai hàm răng trắng tinh nguyền rủa lại lời của
ông, khiến cho ông điên tiết lên:
“Hỡi chiếc sọ! ta vô cùng rồ dại
Muốn giết mi trong sức mạnh tay ta
Để những giọt máu đào còn đọng lại
Theo hồn ta tuôn chảy những lời thơ

21
Ta muốn cắn mi ra từng mảnh vụn
Muốn điên cuồng nuốt cả khối xương khô
Để nếm lại cả một thời xưa cũ
Cả một giòng năm tháng đã trôi qua.“
Trong tập Điêu tàn, một lời thơ là một lời nức nở, như hạt sương nức nở dưới trời mai.
“Tôi đã hớp từng bưng máu, mê man từng ngụm buồn lả lướt và đã nút hết chất ngọt
ngào trong lỗ miệng người Chiêm nữ.
Tôi đã để lại những niềm kinh hãi, ở trên bãi tha ma, bịt hết tai mắt để đừng nghe thất
tủy xương nghiến âm thầm trong những cỗ quan tài mục nát.
Tôi đã sống với phút giây choáng váng mà một người tráng sĩ Hời một khi lâm trận
mà mí mắt vụt nhiên trào huyết.
Tôi đã lẳng lặng nhìn trăng mơ tưởng cái cảnh hồn nhiên của một xứ mà sắc đẹp hay
phô phang dưới làn nắng mỏng.
Linh hồn tôi, tuỷ não tôi đã thấm thía, đã ăn sâu những mùi vị não nề.
Và tôi đã no nóc, đã hả hê, đã sung sướng khi nhận chân được cái tài hoa của ông Chế
Lan Viên và thấy ở ông: một linh hồn thi sĩ”…(Nguyễn Hữu Sơn)
Vừa kịp hai tháng sau, nhà văn Khái Hưng ngỡ ngàng trước thơ Chế với một kiểu đề
tài xa lạ, kỳ bí, ma quái và được Chế đẩy đến tận cùng mọi gam độ xúc cảm:
“Một hôm tôi đọc trong báo Tràng An một bài phê bình thơ Chế Lan Viên với những
đoạn thơ của tác giả trích ở tập Điêu tàn.
Tôi rùng mình, và cảm động vì tôi thấy ở trong thơ hết cả cái đau đớn, cái thảm sầu,
cái ghê sợ của một nòi giống sắp tuyệt diệt, và tự biết mình sắp tuyệt diệt: giống Chiêm
Thành.
Tôi tưởng ngay tới vua Chế Bồng Nga, một vua Chàm oanh liệt thời xưa: Hẳn ông
Chế Lan Viên thuộc dòng dõi vua ấy.
Những bài thơ sau đây, ông Chế Lan Viên gửi cho tôi từ lâu, nhưng tôi tưởng đã in
thành sách, nên không đăng. Mãi nay nhận được thư tác giả mới biết rằng thơ ấy trích ở
tập Điêu tàn mà thi sĩ mới sắp xuất bản thôi.
Nước xưa, ngày nay còn sót một nhà thi sĩ có tài để khóc những hồn chôn vùi trong
đêm tối. Ta hãy lắng tai, ta hãy lắng cả tinh thần mà nghe. Ta hãy cố quên tính tự kiêu,
lòng tàn ác của tiền nhân. Ta hãy rỏ một giọt lệ lên trái tim khô, dịu tay xoa cái đầu lâu
trắng mà nghĩ đến... “tương lai”…(Khái Hưng)
Tự bản thân mình, Chế Lan Viên đã viết lời tựa cho tập thơ Điêu tàn (Mai Lĩnh Xb,
Hà Nội, 1937). Bài tựa có dòng lạc khoản ghi rõ “Viết ở Tháp Đồ Bàn một đêm thu đầy

22
trăng”, trong đó xác định một quan niệm riêng về thơ ca và đặc biệt nhấn mạnh tư chất,
phẩm chất và vai trò cá tính nhà nghệ sĩ:
“Hàn Mặc Tử nói: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ
không phải là Người. Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ,
là Tỉnh, là Yêu, nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai.
Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô
nghĩa hợp lý. Nhưng thường thường nó không nói. Nó gào, nó thét, nó khóc, nó cười. Cái
gì của nó cũng tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào nước mắt, nó cười
tràn cả tuỷ là tuỷ. Thế mà có người tự cho là hiểu được nó, rồi đem nó so sánh với
Người, và chê nó là giả dối với Người. Với nó, cái gì nó nói đều có cả.
Thấy dòng sông Linh quằn quại trong thơ tôi, thấy Người Dũng Sĩ vùng vẫy trong
sách tôi, người ta hỏi: sông Linh ở đâu? Người Dũng Sĩ ăn mặc như thế nào?
Hãy nghĩ lại! Có ai thấy, vào buổi chiều, rụng ở trong Tháp một viên gạch cũ mà hỏi:
Viên gạch ấy chu vi, diện tích bao nhiêu? Đúc từ đời nào? Ở đâu? Bởi ai? Và để làm gì?
Điêu Tàn có riêng gì cho nước Chiêm Thành yêu mến của tôi đâu? Kìa kìa nó đang
đục sọ dừa anh. Tiếng xương rạn vỡ dội thấu đáy hồn tôi.
Đọc tập Điêu tàn này xong, nếu lòng anh vẫn dửng dưng không có lấy một cơn sóng
gió thì xin anh hãy cầu khấn tất cả những gì Thiêng Liêng, những gì Cao Cả tha tội cho
phạm nhân là tôi đây. Nếu, khi sách đọc xong mà cái Buồn, cái Chán, cái Hãi hùng cũng
ùa nhau đến bọc lấy hồn anh, làm cho anh phải cười, phải gào, phải khóc, thì xin anh
chớ hẹp hòi gì mà cười cho mênh mang, gào cho vỡ cổ, khóc cho hả hê, rồi gửi cái cười,
cái gào, cái khóc ấy cho không trung. Tôi nằm ngủ ở trong sao, nghe được, tung mây
ngồi dậy, vồ lấy cái quà quí báu ấy rồi say sưa, rồi ngây ngất, rồi điên cuồng vỗ lên đầu
sao Khuê, sao Đẩu, lên cả Nguyệt Cầu mà bảo chúng nó rằng:
- Ha, ha! bay ôi! Loài người thành thi sĩ như Ta cả rồi.
Và vênh vang, kiêu ngạo, ta lấy mây làm bút, lấy trăng làm mực đề lên nền trời xanh:
Trong thơ ta dân Chàm luôn sống mãi
Trong thơ ta xương máu khóc không thôi”…“
  Một thi sĩ bình giả xác định thơ Chế Lan Viên dường như là sự bù đắp cho dòng
chảy bề nổi dương tính “cái sống rộng rãi và mãnh liệt” và triệt để đắm chìm trong cõi
âm hư ảo, đẩy đến tận cùng mọi niềm chiêm cảm và ám gợi một điều gì ma mị: “Một cái
gì nó không gợi trong lòng ta một cảm hoài, một thương xót, một phấn khích, một hy
vọng. Một cái gì ấy chỉ gợi cho ta cái không và cái chết (le Néant et la Mort).
Cái không, cái chết này là hai phản hình của cái có và cái sống. Vì cái không ấy
đã có, cái chết ấy đã sống. Có trong không gian, sống trong thời gian. Cái đã có và hiện

23
giờ không có nữa, cái đã sống và hiện giờ không sống nữa, phải phục hưng nó lại để nó
dự phần vào cái di sản tinh thần vĩnh viễn của loài người. Cái đã có ấy là Điêu Tàn, là
Diệt Vong. Cái đã sống ấy là Ma, là Tinh. Người có công phục hưng hai cái đó trong
lòng chúng ta là thi sĩ Chế Lan Viên. Thơ của Chế Lan Viên là thơ của Điêu Tàn, của Ma
Tinh. Thơ của U giới. Thơ của Huyền Bí. Trong thơ ấy, Điêu Tàn hiện thành một giống
nòi. Ma Tinh hiện thành một đầu lâu. Cái giống nòi bị diệt vong bởi luật thích dã sinh
tồn chỉ còn chút đền tháp làm di tích! Cái đầu lâu bị mốc meo trong nghĩa địa chỉ còn
chút não tủy làm kỷ niệm!
Đọc Chế Lan Viên bị ám ảnh bởi cái tháp điêu tàn và cái đầu lâu điêu tàn ấy.
Có ai thấy, một chiều thu ảm đạm, nhà thơ thanh niên ủ rũ đi lang thang bên dòng nước
đỏ ngầu của Sông Linh, đếm nhẩm những tiếng rơi âm thầm của gạch Chàm trong mấy
cây tháp bỏ hoang? Có ai thấy, một đêm đông giá buốt, nhà thơ thanh niên lủi thủi đi
trong bãi tha ma, hà hơi vào lỗ mũi khô héo của một chiếc đầu lâu cô quạnh? Đừng khua
động! Nhà thơ thanh niên ấy đang đi tìm nguồn sống trong cái chết, nguồn có trong
cái không. Cái chết, cái không đang réo rắt trong tâm hồn thi sĩ như một tiếng ca rồi biến
dần thành tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú rít, rồi lại chuyển ra tiếng rên, tiếng nấc, tiếng
thở dài, để rồi lại đi ngược cái vòng biến chuyển ấy.
„Ông Chế Lan Viên đã quên mất cái Ta, chỉ còn sống trong cái Mê. Ông mê thấy
những con voi Chàm khóc cảnh điêu tàn của giống Chiêm Thành trong ngàn sâu. Ông
mê thấy người Chiêm nữ tắm mình trong ánh trăng mát mẻ của U Hoài. Ông mê thấy
xương máu của các chiến sĩ Chiêm Thành ca hát dưới vùng cỏ úa. Ông mê thấy những
linh hồn vong quốc của giống Hời khóc than bên Sông Linh. Ông mê thấy im lặng chuyển
mình trên máu đỏ, rừng xanh lăn nhẹ khối u sầu. Ông mê thấy đầu lâu chạy bon bon
trong mộ địa đi tìm cảnh sống không còn nữa. Rồi trong lúc mê ấy, ông nhúng bút vào
bình mực. Bình mực sôi lên. Mực đã hóa ra máu nóng của điêu tàn, của Ma Tinh. Thế là
bàn tay run rẩy của nhà thơ trẻ tuổi kia gạch lên trang giấy trinh tiết những vần thơ ma
quái, kỳ dị, trong đó nhảy, múa, ca, hát, khóc, gào những vong hồn, toàn những vong
hồn. Những vong hồn này vừa hiện ra trước mắt tôi lúc tôi đọc tập thơ Điêu tàn của ông
Chế Lan Viên. Nhà thơ đã thành công. Cái không đã thành có. Cái chết đã thành hình.
Và trong tâm hồn tôi đã nở một nguồn sống mới và mạnh gây ra bởi hai nguồn chết: tháp
Chàm và đầu lâu.
Tôi yêu tập thơ Điêu tàn của ông Chế Lan Viên. Tôi yêu nhà thi sĩ của Huyền Bí. Tôi
đã giải phẫu trên đây cái tâm hồn ma quái, điên rồ, mê cuồng của người bị ám ảnh bởi
tháp Chàm và đầu lâu“

24
Những dòng cảm xúc mãnh liệt của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn đã khẳng định sự thành
công của tập “Điêu Tàn” và nhà thơ Chế Lan Viên. Hồn thơ đa cảm của Chế Lan Viên
vốn “trời cho”. Vì vậy, nó đặc biệt nhạy cảm với những nỗi buồn đau nhân thế. Chính
nhà thơ cũng đã tự ví mình với giọt lệ, với tất cả những gì thuộc về cái đau thương: “Tôi
chỉ là một cơn mưa. Một dòng nước mắt. Một viên gạch đổ. Một ánh hoàng hôn… Tôi
quản lý những tháp đổ, những nấm mồ….” . Nhà thơ thường rất tâm đắc với câu nói nổi
tiếng “Tôi không thể rời lòng tôi xa những cái đau thương” của một thi sĩ lớn là vì thế.
 Tập thơ “Điêu Tàn” như một bảo vật của cả một giai đoạn văn học Thơ Mới.
Những tầng ý nghĩa, tầng cảm xúc dẫu qua bao thế hệ thơ vẫn chưa thể nói hết. Điêu
tàn đã cống hiến cho nền thơ thời đại một cái Đẹp “ phi thường”, độc đáo: cái đau
thương lớn! Nó có lẽ còn mãi là nguồn năng lượng thẩm mỹ giúp mở rộng kích cỡ cho
mọi trái tim biết quý yêu cái Đẹp, nhất là cái Đẹp trong tận cùng Đau thương. Điều này
đúng như một nhà văn lớn của Pháp An-phờ-rê-đơ Muýt-xê nói: “Không có cái gì làm
cho ta lớn bằng một cái đau thương lớn”. Với ý nghĩa này, cái Đau thương trong Điêu
tàn của Chế Lan Viên là cái “Đau thương gieo hạt giống nhân từ” – đau thương làm nên
hồn thi sĩ sáng mãi trong trang sử thi ca Việt Nam - văn học Việt Nam.
 “Điêu tàn” nằm trong bối cảnh chung của Thơ mới, nhưng tập thơ vẫn mang một
nét khác lạ. “Lẻ loi” và “bí mật” đó lả những nhận xét xác đáng về tập thơ của nhà phê
bình văn học Hoài Thanh. Thể giới của “Điêu tàn ” là một thể giới đầy bóng tối, siêu
hình làm cho người đọc bị rợn ngợp. “Điêu tàn ” chứa đựng những bí mật của nghệ
thuật, mà việc tiếp cận và giải mã nó là vô cùng vô tận. Tập thơ còn thể hiện một cách
sâu sắc về quan niệm về thơ của Chế Lan Viên, trong lời tựa nhà thơ viết: “Làm thơ là
làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên.
Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tịnh, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nỏ xối trộn dĩ vãng. Nó
ôm trùm tương laì”. Như vậy Chế Lan Viên cùng Trường thơ loạn đã xác lập một thế
giới quan nghệ thuật khác với phần còn lại của đương thời Thơ mới.
(Qua vài trang chuyên đề, tập thơ “Điêu Tàn” nghiễm nhiên không thể phô diễn hết vẻ
đẹp rung động lòng người. Song, dưới sự giới hạn về kinh nghiệm và vốn kiến thức,
chúng tôi rất tiếc khi không thể phục dựng, phân tích, đem vẻ đẹp ấy đến các độc giả.)
3. Tổng kết về vai trò Chế Lan Viên trong công cuộc hiện đại
hóa văn học dân tộc:
Chế Lan Viên là một trong những người sáng lập ra phong trào Thơ mới. Và ông cũng là
người sớm đặt ra và lí giải những vấn đề triết học nhân sinh. Câu thơ của ông viết từ thuở
“Điêu tàn”: “Ai bảo giùm: Ta có ta không?” là một câu hỏi mang ý nghĩa nhận thức luận
rất lớn mà triểt học thời nào cũng quan tâm. Cũng câu hỏi này thời Phục hưng nhân vật

25
Hamlet (trong vở kịch cùng tên của đại văn hào Sếchxpia) đã nhắc tới nhiều lần: To be or
not to be” (Tồn tại hay không tồn tại) và đến thế kỉ XVII, Đêcactơ tưởng như đã tìm ra
câu trả lời trong một mệnh đề triết học bất hủ “Je pense donc Je suis” (Tôi tư duy vậy là
tôi tồn tại).
3.1. Thành công
Hơn nửa thế kỉ lảm thơ với bút lực dồi dào và thái độ lao động hăng say, Chế Lan Viên
để lại cho đời sản phẩm thơ rất đồ sộ. Đến nay, chưa thể sưu tầm và thống kê hết toàn bộ
những bải thơ do ông làm, tuy thế vợi số thơ đã đưa vào các tập từ “Điêu tàn” đến ba tập
“Di cảo” là gần một ngàn bài. Đó là một con số thuộc hạng kỉ lục không chỉ của các nhà
thơ hiện đại mà của nhiều thế kỉ thơ dân tộc. Chưa kể tới việc ông viết hàng ngàn trang lí
luận, phê bình, văn
xuôi như: “Vàng Sao” (1942), “Phê bình vân
học” (1962), “Suy nghĩ và bình luận” (1972), “Những ngày nổi giận ” (1966), “Bay theo
đường dân tộc đang bay ” (1976).
Ông là mọt trong những nhà thơ hiếm thấy vì đã chiếm lĩnh được nhiều đỉnh cao nghê
thuật ở các giai đoạn khác nhau: Giai đoạn Thơ mới với “Điêu tàn”,giai đoạn hòa bình
với “Anh sảng và phù sa’\ giai đoạn chống Mĩ cứu nước với “Hoa ngày thường, chim báo
bão
Thơ Chế Lan Viên để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc là những bài thơ trong tập
“Điêu tàn ”, với những bài thơ gợ lên cái ghê rợn, ma quái, cái loạn, cái điên mà không
nhà thơ nào có thể viết vào trong thơ mình được. Ông làm thơ trước cảnh tang thương
dâu bể của kinh đô nước Chàm khi xưa tráng lệ, huy hoàng còn giờ đây đã thành chiến
địa hoang tàn, oan hồn tử sĩ không thôi gào thét. Với những nỗi buồn của hiện tại:
“Chạnh lòng tưởng nhớ thân nô lệ/ Mà hận thù chung trong rẻo sôi ».
Tất cả những xúc cảm ấy làm cho “Điêu tàn ” khiến người đọc phải kinh ngạc vì tác giả
đã gắn liền chúng với những: “cái sọ người”, “đầu rơi”, “xương vỡ máu trào”, “những
nấm mồ”. Nhà thơ đã thành công trong việc thề hiện chủ trương nghệ thuật của mình, cố
tình phơi bày những hình ảnh đau thương để tạo “cảm giác đế mê, tê liệt”. Chế Lan Viên
đã gây cho Hoài Thanh cái cảm giác “đầu tôi choảng váng, không bỉết mình là người hay
ma ”, sau khi đi vào cái thế giới “lạ lùng mà rùng rợn ” của “Điêu tàn.
Đối với những bài thơ đánh giặc, Chế Lan Viên đã thành công khi tạo ra được loại thơ
suy tưởng tổng hợp. “Thời sự hè 72 - Bình luận”, “Phản diện ca’’... là những bài thơ đặc
sắc, tiêu biểu cho dạng thơ suy tưởng tổng hợp.
Sau Cách mạng tháng Tàm, ông đã là một đảng viên 40 năm tuổi Đảng, nhưng Chế Lan
Viên không tự thu hẹp mình về phương diện quan niệm triết học. Ông đã tiếp thu được

26
nhiều toại tư tưởng triết học khác nhau, từ khuynh hướng thần bí, bi quan (Mystique,
Pessimiste), yêu tôn giáo (religion), siêu hình (meta-physique)...
Và từ những bài đầu tay đến những bài cuối đời của mình, Chế Lan Viên luôn bộc lộ một
tinh thần vươn lên, bứt phá trong sáng tạo thi ca, nhằm vượt khỏi những gì tầm thường,
những gì đơn điệu, tẻ nhạt. Thơ Chế Lan Viên thể hiện một khả năng liên tưởng rất đa
dạng và linh hoạt, ông nối kết những sự vật, những hiện tượng xa cách nhau hay đối lập
nhau để tạo nên những ý tưởng mới lạ, độc đáo: “Em đì như chiểu đi/ Gọi chim vườn bay
hết ”
“Anh cách em như đất liền xa cách bể ’’ “Mặt kẻ thù ta là gương mặt hay cười ”
“ Thơ hay như gái đẹp/ Ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng ”
“ Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng “Đảng trở thành nơi cắt rốp chôn rau”
“Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”
“Nước cộng hòa gắn huân chương lên ngực anh áo rách ” “Tâm hồn anh là của đời một
nửa ”
Một nửa kia cũng lại của đời ”
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên cũng vận động theo xu hướng, từ lãng mạn
trở về hiện thực, từ cái tôi hướng đến cái ta. Nhưng trong số các nhà thơ theo phong trào
Thơ mới lúc bấy giờ có lẽ ông là người quyết liệt hơn, dứt khoác hơm trong việc “đoạn
tuyệt” với thơ trước Cách mạng tháng Tám. Chế Lan Viên gọi thời kì của mình là “thời
chua cay”, quá khứ trước Cách mạng là “quá khứ buồn thương”. Ông đã tự liên hệ, tự
kiểm điểm mình một cách sâu sắc trong nhiều bài thơ, tiêu biểu là trong tập “Anh sáng và
phù sa »
Con gặp lại nhân dãn như nai về suối cũ/Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa/ Như đứa trẻ
thơ đói lỏng gặp sữa /Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa ”
(Tiếng hát con tàu - Ánh sáng và phù sa).
Như một điều diệu kì, từ những vần thơ đầy tự hào, phấn khởi “Mỗi trang thơ đều dội
tiếng ta cười”. Làm cho những ai đã từng “choáng váng”, “đê mê” về cái thế giới rùng
rợn trong Điêu tàn, nay đọc vần thơ trong “Ánh sảng và phù sa ”, “Hoa ngày thường,
chim báo bão” đều thấy cảm giác sáng khoái, nhẹ nhõm mang tinh thần thời đại mới.
3.2. Hạn chế
Trước cách mạng, Chế Lan Viên mang nỗi băn khoăn đau buồn của những người cùng
thế hệ, đòi hỏi tự do, ước mơ hạnh phúc, tuy thế ông vẫn chưa tìm thấy lối thoát và nhiều
khi rơi vào chán nản. Trong bài thơ “Những sợi tơ lòng”:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giả lạnh /Một vì sao trơ trọi cuối trời xa /Để nơi ấy tháng ngày
tôi lẩn trốn/ Những ưu phiền đau khổ vởi buồn lo ”

27
Sau hòa bình, thơ ông vẫn nặng về triết lí, chính luận. Giọng thơ ông thâm trầm mà sắc
sảo, ý tứ sâu xa. Thơ ông đặt vẩn đề nhận thức luận một cách rất cấp bách. Ông luôn trăn
trở tìm hiểu, khám phá thực tại, ở những đề tài giàu tính trữ tình:
"Cứ mỗi bước đi lên dân tộc ta lại định nghĩa về Người từ bản chất/ Đọc vào sự nghiệp
núi sông, Di chúc của Người và hỏi: Bác là ai? ”
(Những bài thơ đành giặc)
Đến những năm cuối đời mình, Chế Lan Viên càng thể hiện nhu cầu nhận thức luận một
cách khẩn khiết hơn, day dứt hơn. Và ở đâu ta cũng bắt gặp một sự trăn trở đến mức dày
vò, một sự suy tư nặng nề căng thẳng trong hầu hết các bài thơ:
Nửa thế ki tôi loay hoay/ Kề miệng vạc/ Leo lên các đỉnh tinh thần/ Chất ngất Theo các
con đường ngoắt ngoéo chữ chi /Gẫy gập/
Mà đâu được gì?
Khi tôi cười trên mây /Thì máu người rên dưới đất
Ôi !con đường không ra đường của kẻ thơ/ Cái thơ không ra thơ của kẻ tìm đường/ Đã
gần hết thời gian của tôi ở trên trái đất ”
(Tìm đường - Di cảo)
III. Đánh giá về Chế Lan Viên
Chế Lan Viên là nhà thơ tái nhận thức, tái điều chỉnh, tự vận động không ngừng,
cốt cho thơ bắt kịp với đời sống.
Sự hòa hợp những yếu tố nội dung và hình thức trong thơ Chế Lan Viên đã tạo
nên một phong cách thơ độc đáo, luôn có sự vận động và biến đổi. Sự nghiệp thơ ca của
Chế Lan Viên được tạo dựng bằng tài năng thiên phú và sức lao động sáng tạo không
ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời.
Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, thơ của Chế Lan Viên đem đến sự hài hòa, đó là sự hài
hòa của trời đất, đêm ngày... Không có “Điêu tàn”, không có Chế Lan Viên, Thơ mới
vẫn hay nhưng hay một cách đơn tuyến. Có Chế Lan Viên, có “Điêu tàn”, Thơ mới
hay một cách đa tuyến. Nói đến thơ Chế Lan Viên không chỉ giới hạn trong cái nghĩa
ông làm phong phú, hài hòa cho nền thơ đất nước gần một thế kỷ nay mà trước hết ông tự
làm phong phú, hài hòa trong chính thơ mình.
GS, TS Trần Đăng Suyền khẳng định: Thơ Chế Lan Viên chinh phục người đọc
trước hết bằng trí tuệ thông minh, vô cùng sắc sảo. Ngòi bút của ông có khả năng chạm
vào cốt lõi của những vấn đề về cuộc sống và con người, dân tộc và thời đại. Tư duy thơ
Chế Lan Viên độc đáo ở chỗ, đó là kiểu tư duy không chỉ dừng lại ở cảm xúc, bề ngoài
của sự vật mà còn luôn có ý thức khám phá cái bên trong, bản chất của đối tượng, hướng

28
tới nắm bắt ý nghĩa hàm ẩn sâu xa trong mỗi sự vật, hiện tượng và bằng những hình
tượng, biểu tượng nhiều tầng, đa nghĩa.
Tài thơ thiên bẩm, ý chí và nghị lực phi thường, ý thức lao động nghệ thuật hết
mình, gắn bó sâu sắc với Tổ quốc, nhân dân và thời đại, đã tạo nên một nhà thơ lớn Chế
Lan Viên mà cho đến nay ít có cây bút nào sánh kịp. Ông đã để lại một sự nghiệp thơ lớn
lao, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả.
C. Kết luận
Như con ong hút ngàn vạn nhụy hoa mới tạo thành được một giọt mật. Con trai
chịu bao đau đớn ,xót lòng vì “bụi rậm biển khơi” để tạo nên viên ngọc ánh ngời. Sáng
tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ cũng là một công việc cực nhọc và vô cùng gian khổ.
Một người nghệ nhân điêu khắc không thể cứ nhìn nguyên mẫu rồi mô phỏng lại trên
chất liệu mình đã chọn hay họa sĩ cũng không chỉ quan sát đời sống đi rồi tái hiện lại
bằng những đường nét màu sắc vô cảm, vô hồn và đặc biệt nhà văn càng không thể chỉ
dùng những vốn ngôn ngữ của mình như một trò chơi “du hí” ghi lại những cảnh “mây,
gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông,…” mà mỗi một chữ trên trang giấy là một giọt máu nhỏ
trong tim. Tác phẩm thi ca là đứa con tinh thần mang trong mình trái tim người nghệ sĩ –
những trăn trở, suy tư, rung cảm. Nền thi ca Việt Nam giai đoạn hiện đại hóa như một
bức tranh kiều diễm, rực rỡ sắc màu. Ở đó, bằng sự sáng tạo độc đáo, “phi thường” Chế
Lan Viên đã làm sống lại thế giới của cái Đẹp - một thế giới đầy Đau thương, “kinh dị”.
Nói như Hàn Mặc Tử: “Ông Chế Lan Viên đã làm sống lại cả một thời kinh hãi, nhuộm
màu lưu huyết” – một màu sắc đầy riêng biệt không thể trộn lẫn.
Trước những biến động của thời đại, thi ca Việt Nam giai đoạn đầu TK XX đến
trước cách mạng đã thực hiện quá trình hiện đại hóa, cách tân với những biến chuyển rõ
nét, là nền móng tạo nên phong trào Thơ Mới phát triển rực rỡ suốt một thời đại. Với sự
đóng góp của các nhà Thơ Mới tài năng – những hồn thơ đa cảm đã để lại cả một kho
tàng thi phẩm quý giá. Chế Lan Viên trong bản nhạc giao hưởng của thời đại đã tấu lên
giai điệu của riêng mình, một bản nhạc đau thương đến tuyệt đẹp…
Chuyên đề nghiên cứu về “Các nhà Thơ Mới”, tìm hiểu về thơ ca Chế Lan Viên hi
vọng sẽ để độc giả có sự nhận thức, thông hiểu hơn về màu sắc thơ Chế Lan Viên trong
giai đoạn hiện đại hóa văn học Việt Nam với vô vàn những “cái tôi” đa sắc, đan nên một
khoảng thơ ca rực rỡ trong lịch sử văn học.

29
MỤC LỤC
Mở đầu………………………………………………………………. 1

Nội dung…………………………………………………………….3-26
Thơ mới…………………………………………………………..3
Khái quát Chế Lan Viên………………………………………… 5
Chế Lan Viên - Một nhà Thơ Mới tiêu biểu…………………......12
Đánh giá về Chế Lan Viên……………………………………….28
Kết luận………………………………………………………………..29

Ban biên tập:


1. Bùi Ngô Ngọc Hân
2. Hồ Thị Mai Lan
3. Võ Thị Thúy Nhi
4. Nguyễn Ngọc Như Ý
5. Nguyễn Khánh Linh
6. Phan Thị Thanh Vân

30

You might also like