You are on page 1of 2

Bài1:

a)- Giá trị nhân đạo:


+ Đoạn trích thể hiện lòng cảm thông, thương xót của nhà thơ đối với bốn mẹ con
ăn xin nói riêng, với những kiếp người nghèo khổ nói chung.
+ Gián tiếp tố cáo xã hội bất công tước đi quyền sống của con người;
+ Lên tiếng đòi quyền sống cho họ..
b) -Hai câu thơ bật lên như một lời than thở của Kiều hay cũng chính là của
Nguyễn Du trước nỗi đau mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu đựng
-Tấm lòng nhân đao đầy cao cả của ông dành cho những người phụ nữ Việt Nam
xưa - những thân phận "thấp cổ bé họng" trong xã hội phong kiến đương thời.
c) Cấu trúc câu thơ bằng nghệ thuật tương phản để tố cáo bộ mặt xấu xa; thủ đoạn
thâm độc, hành động tàn bạo của bọn quan lại, bọn quý tộc nước Sở đang trở thành
kè thù của nhân dân.
d) -Đạp đổ xiềng xích của lễ giáo phong kiến trói buộc người phụ nữ bấy lâu nay
-Khao khát về một tình yêu tự do, nàng đang tự tìm kiếm hạnh phúc cho riêng
mình.
e) miêu tả một người anh hùng với tài năng và sức mạnh phi thường, nhưng cũng đề cao những phẩm chất
nhân đạo như sự can đảm, sự hy sinh, và sự quyết tâm. Các câu thơ này cũng thể hiện sự tôn trọng đối với
người dân Việt Nam

Bài2: Dựa trên những di sản văn hóa mà Nguyễn Du để lại, việc xây dựng không gian nghệ thuật - du lịch
Nguyễn Du - Truyện Kiều có thể đem lại những triển vọng nhất định đối với phát triển văn hóa, kinh tế,
xã hội. Công viên chủ đề này có thể bao gồm nhiều tiểu không gian: không gian chiếu phim tư liệu và
trưng bày hiện vật liên quan đến Nguyễn Du; không gian mô phỏng các tiết đoạn chính của Truyện Kiều;
không gian biểu diễn Truyện Kiều (nhạc kịch, ngâm vịnh, bình giảng, múa ba-lê,...); không gian bói Kiều;
các khu vực chụp ảnh nhập vai nhân vật Truyện Kiều, có sử dụng các vật dụng được mô tả trong tác
phẩm; khu vực bán, trưng bày sách và bán đồ lưu niệm.

Ở đây, chúng tôi muốn đề cập sâu đến việc tổ chức không gian biểu diễn nghệ thuật Truyện Kiều.

Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật thơ mà còn rất giàu tính nhạc, họa. Các nghệ thuật
trình diễn được gợi cảm hứng từ Truyện Kiều rất đa dạng, chẳng hạn nghệ thuật lẩy Kiều, cải lương
Truyện Kiều, hợp xướng Truyện Kiều, ba-lê Truyện Kiều... Những hình thức biểu diễn nghệ thuật này nếu
được tập hợp trong một không gian chủ đề Nguyễn Du - Truyện Kiều sẽ tạo nên những ấn tượng sâu sắc
đối với người xem. Những lớp học lẩy Kiều, hay các buổi bình Kiều có thể được tổ chức cho du khách
tham quan. Ngoài ra, còn có thể khai thác chữ Nôm, ngôn ngữ mà Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều, như
đối tượng của nghệ thuật thư pháp, trong đó khán giả có thể trải nghiệm tập viết thư pháp hoặc xin chữ từ
các nhà thư pháp chuyên nghiệp, giống như nhiều người vẫn làm khi đến các ngôi chùa hoặc vào đầu xuân
năm mới.

Các nhạc cụ, khúc nhạc được nhắc đến trong Truyện Kiều cũng có thể được khai thác cho không gian
nghệ thuật biểu diễn này. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thụy Loan (năm 2013), nhạc cụ được sử dụng
trong Truyện Kiều là đàn nguyệt, và ngoài “những bản đàn để lại dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học
Trung Hoa: Phượng cầu, Quảng lăng, Hoa nhạc, Quy Vân”, thì Truyện Kiều cũng nhắc đến “những bản
nhạc hiện vẫn còn được lưu truyền trong đời sống âm nhạc của người Việt Nam”, như Lưu thủy, Hành
vân... Không gian biểu diễn nghệ thuật Truyện Kiều cũng có thể giúp phát huy giá trị của âm nhạc cổ
truyền, đồng thời giúp người đọc hiện đại hiểu thêm về những nhạc cụ, những khúc nhạc được nhắc đến
trong các sáng tác của Nguyễn Du.

Với các hình thức nghệ thuật trong một không gian liên hợp như trên, Truyện Kiều sẽ không chỉ được bảo
lưu dưới dạng một di sản của quá khứ mà còn được làm mới với sự sáng tạo không ngừng. Bảo lưu một di
sản văn hóa phi vật thể, trong trường hợp này là Truyện Kiều và các sáng tác của Nguyễn Du, có lẽ không
nên dừng ở việc giữ gìn hiện trạng, mà cần được nâng cao bằng cách đem lại cho các di sản này sức sống,
ý nghĩa, sự tiếp nhận và sáng tạo mới mẻ, phù hợp bối cảnh thời hiện đại.

Cũng xin nhấn mạnh, việc đưa các di sản văn hóa của Nguyễn Du, vốn xưa nay được gìn giữ hoặc trưng
bày một cách hết sức thành kính thành đề tài cho một bảo tàng hay một công viên giải trí theo chủ đề
không phải là sự hạ thấp hay làm tầm thường, dung tục hóa sáng tác của Nguyễn Du. Trái lại, sự quy
hoạch hợp lý, sự kết nối các nguồn nhân lực, vật lực để tạo một không gian đậm chất văn chương, nghệ
thuật, và có tính giải trí lành mạnh sẽ giúp thu hút nhiều đối tượng khán giả khác nhau đến thưởng thức và
trải nghiệm tác phẩm của ông một cách đầy hứng khởi, từ đó giúp nhân lên giá trị và sức ảnh hưởng của
những sáng tác của đại thi hào ở trong nước và trên thế giới.

You might also like