You are on page 1of 28

CHÀO MỪNG CÔ VÀ

CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI


THUYẾT TRÌNH CỦA
NHÓM CHÚNG EM.
TRƯỚC HẾT THÌ CHÚNG TA HÃY CÙNG ĐẾN VỚI MỘT
VÀI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ VẤN ĐỀ MÀ CHÚNG TA
CÙNG NHAU TÌM HIỂU HÔM NAY NHÉ!
CÂU 1:
Theo các bạn, tục ngữ là gì?

A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.

B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.

C. Là một thể loại văn học dân gian

D. Cả ba ý trên.
CÂU 2:

Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?

A. Văn học dân gian.

B. Văn học viết

C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp

D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.


TÌM HIỂU VỀ VIỆC VẬN DỤNG
CÁC CÂU TỤC NGỮ TRONG LỜI
THOẠI NHÂN VẬT CHÈO.
TÌM HIỂU VỀ VIỆC VẬN DỤNG TỤC NGỮ TRONG LỜI THOẠI
NHÂN VẬT CHÈO.

Tóm tắt:
Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đặt
ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam.
Trước tác động của sự giao thoa văn hoá giữa các nước quốc tế, các bản sắc văn
hoá đặc trưng của nước nhà đang có nguy cơ bị mai một, pha trộn, lai căng. Đặc
biệt là việc vận dụng tục ngữ vào loại hình nghệ thuật Chèo - một trong những
loại hình nghệ thuật lâu đời của nước nhà đang đứng trước nguy cơ bị lãng quên
do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận lớn giới trẻ hiện nay. Vì vậy, việc bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hoá đang là một vấn đề cấp bách của nước nhà.
I.Một số vấn đề về việc vận dụng tục ngữ trong lời thoại nhân vật Chèo:
Để hiểu được khái niệm thế nào là việc vận dụng tục ngữ trong lời thoại nhân vật Chèo, trước
tiên chúng ta phải tìm hiểu: khái niệm tục ngữ là gì? Theo định nghĩa của Wikipedia - Bách khoa
toàn thư mở: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể
hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân
dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là 1 thể loại của văn học
dân gian”.
Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc
đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản
phẩm của sinh hoạt xã hội nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Việc vận
dụng tục ngữ trong lời thoại của nhân vật chèo có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát
triển của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu việc vận dụng tục ngữ trong lời thoại nhân vật Chèo là hoạt động
lồng ghép những câu tục ngữ vào lời thoại của một số nhân vật trong vở chèo.Qua đó tinh tế thể
hiện được nỗi lòng của nhân vật qua nghĩa bóng của câu tục ngữ và cũng góp phần gợi nhớ cho
khán giả về những câu tục ngữ ý nghĩa của dân tộc.
II.Thực trạng của việc áp dụng tục ngữ trong lời thoại nhân
vật chèo:
Qua khảo sát một số kịch bản chèo truyền thống trong cuốn Tuyển
tập Chèo cổ của GS. Hà Văn Cầu, chúng tôi nhận thấy không thể lấy
khía cạnh văn học để nghiên cứu các câu ca dao, tục ngữ trong chèo.
Qua thống kê, khảo sát có thể thấy số câu tục ngữ được cải biên được sử
dụng nhiều hơn số câu tục ngữ nguyên dạng và có những câu tục ngữ
được sử dụng ở những tác phẩm khác nhau, trong lời thoại của nhiều
nhân vật khác nhau sẽ mang mục đích khác nhau. Điều này có liên quan
đến nội dung từng kịch bản và theo từng phong cách riêng của tác giả
nên cách vận dụng những câu tục ngữ truyền thống rất đa dạng.
Chèo đã sử dụng một cách tài tình tục ngữ, thành ngữ vốn là những kinh
nghiệm được đúc kết từ trong lao động sản suất, trong đời sống xã hội, … để
đưa trực tiếp vào lời thoại của nhân vật. Chẳng hạn như trong vở chèo Kim
Nham, câu tục ngữ “lòng chim dạ cá” được sử dụng trong lời nhân vật Xúy
Vân ý chỉ lòng dạ mình đã đổi thay, đã trót say giăng hoa ở ngoài:
Xúy Vân:
Tôi Xúy Vân quỳ xuống thềm hoa
Nguyện thiên địa quỷ thần soi xét
Tôi có ở ra lòng chim dạ cá
Say giăng hoa không sợ thế gian cười
Khi thác thời thi thể trôi nổi
Hình hài mặc cá sông vùi lấp
( Kim Nham)
● Hình ảnh vở chèo “Kim Nham”-Trang thông tin điện tử cục nghệ thuật biểu diễn- bộ
văn hoá, thể thao và du lịch.
Bên cạnh việc sử dụng nguyên dạng các câu tục ngữ dân gian, chèo truyền
thống cũng đã cải biến, thêm lời và đổi ý khi đưa những câu tục ngữ trong dân gian
vào lời thoại nhân vật. Có những câu tục ngữ được chèo tiếp thu cả lời lẫn ý nhưng
vẫn có sự sửa đổi đôi chút. Chẳng hạn như đoạn lính hầu mắng Lưu Bình: “Anh
này chỉ nói láo. Quần trứng sáo, áo nước dưa khăn gói gió đưa bạn tôi không
đáng mà dám bảo là bạn quan tôi à!” (Lưu Bình – Dương Lễ)
So với câu tục ngữ gốc “Quần trứng sao, áo hoa tiên” nhằm để chỉ những
người nhàn hạ trong xã hội xưa, khi được vận dụng vào lời thoại của nhân vật lính
hầu đã có sự thêm bớt thành câu có vần vè hơn “quần trứng sáo, áo nước dưa khăn
gói gió đưa …” ám chỉ rằng lúc này Lưu Bình đang gặp khó khăn và ăn mặc như
thường dân nên chỉ bằng vai với anh lính hầu thôi.
Chèo thường đề cao một khía cạnh đạo đức nào đó của nhân vật vậy nên có một
số câu tục ngữ quen thuộc thường xuất hiện nhiều trong chèo như câu “xuất giá
tòng phu phu tử tòng phụ” được sử dụng nhiều trong các kịch bản quen thuộc.
Ngoài ra, Chèo truyền thống còn xây dựng nên những mô hình nhân vật nữ chính
như nhân vật Thị Kính, Thị Phương, Châu Long,… mang ý đồ giáo huấn phụ nữ về
những chuẩn mực của luân lý tam tòng tứ đức.
Chèo cũng đưa một số câu tục ngữ có khía cạnh đạo đức hay một số tục ngữ
mang tính khẳng định triết lý, tư tưởng nào đó, … Không chỉ sử dụng các câu tục
ngữ thuần Việt, các tác giả chèo truyền thống còn đưa các câu tục ngữ Hán Việt
vào lời thoại của nhân vật như “ác giả ác báo” (Quan Âm Thị Kính), “Bần tiện bất
năng di” (Chu Mãi Thần), … Đây cũng là một cách để tạo nên sự kết hợp giữa tính
dân gian và tính bác học trong Chèo.
Ngoài vận dụng tục ngữ thì chèo truyền thống cũng đưa những câu ca
dao vào lời thoại nhân vật, có thể dùng nguyên văn hoặc sử đổi một số từ
của câu ca dao khi đưa vào lời thoại. Ví dụ Châu Long đã mượn nguyên
lời ca dao để bộc lộ tâm trạng của mình:
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bề
Hay lời Thị Mầu trong điệu hát sắp đã được sửa đổi một vài từ trong
câu ca dao:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình chẳng xinh.
Qua những nghiên cứu về việc áp dụng tục ngữ trong
lời thoại nhân vật chèo, chúng ta dễ dàng nhận thấy các
câu tục ngữ đã và đang rất phát triền trong việc lồng ghép
vào lời thoại. Tuy nhiên, các vở Chèo vẫn chưa thật sự thu
hút được sự quan tâm của một bộ phận lớn giới trẻ hiện
nay và đang đứng trước nguy cơ bị mai một mà từ đó các
câu tục ngữ cũng sẽ bị lãng quên theo thời gian trước sự
thiếu hiểu biết của bộ phận trẻ và sự giao thoa của các nền
văn hoá trên thế giới.
III.Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy nghệ thật chèo:
Chèo là một loại hình nghệ thuật cũng như văn hoá lâu đời của dân tộc
Việt Nam. Từ lâu nó đã trở thành một nét đặc sắc không thế thiếu trong
bàn sắc văn hoá dân tộc mỗi khi nhắc đến.
Việc vận dụng tục ngữ trong lời thoại của nhân vật chèo có vai trò quan
trọng trong sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu
chèo.
Bên cạnh đó, công tác giữ gìn và phát huy nghệ thuật sân khấu chèo đã
góp phần bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể của thế giới nói chung cũng
như văn hoá bản sắc dân tộc nói riêng Việt Nam nói riêng.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy tầm quan trọng của nghệ thuật
Chèo, việc vận dụng tục ngữ trong lời thoại Chèo cũng như công tác giữ
gìn và phát huy nghệ thuật sân khấu Chèo đối với bản sắc văn hoá dân
tộc Việt Nam.
Chính vì thế mà ngay bây giờ, chúng ta cần phải quyết tâm nâng cao
giáo dục truyền thông cũng như quảng bá nghệ thuật Chèo trên toàn thế
giới nhằm lan rộng sự hiểu biết của mọi người về loại hình nghệ thuật
của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tích cực đẩy mạnh các loại hình nghệ
thuật Chèo và yếu tố tục ngữ trong vở Chèo đến với thế hệ trẻ nước nhà
góp phần giữa gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói riêng và di sản
văn hoá phi vật thể của nhân loại nói chung.
IV.Kết luận:
Vấn đề giữ gìn và phát huy yếu tố tục ngữ trong các
vở Chèo đòi hỏi nhiều biện pháp tích cực, liên quan đến
đời sống văn hoá nhân dân. Trong đó, vai trò của nhân
dân , đặc biệt là thế hệ trẻ nước nhà hãy cùng nhau bảo
vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
( Nhóm 4)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Wikipedia (2023), Khái niệm về tục ngữ.
2.GS Hà Văn Cầu (1972), Tuyển tập Chèo cổ, NXB Văn hoá.
3.GS NSND Trần Bảng (1962), vở chèo “Kim Nham”, Nhà
hát Chèo Việt Nam.
4.Lan Trì tiên sinh Vũ Trinh (1906), vở chèo “Lưu Bình-
Dương Lễ”
Mẫu phiếu học tập số 1: HƯỚNG DẪN
THU THẬP TƯ LIỆU THAM KHẢO
1.Câu hỏi tôi cần tìm hiểu:
Tìm hiểu về việc vận dụng tục ngữ trong lời thoại
nhân vật chèo.
2.Những tài liệu tôi thu thập được:

― Irene M. Pepperberg
Stt Tên tài liệu Tên tác giả Năm XB- nhà Những ý quan trọng
XB
1 Khái niệm về tục ngữ Wikipedia 2023 -Tục ngữ là những câu nói
dân gian ngắn gọn, ổn định,
có nhịp điệu, hình ảnh, thể
hiện những kinh nghiệm của
về mọi mặt (, lao động sản
xuất, ), được vận dụng vào
đời sống, suy nghĩ và lời ăn
tiếng nói hằng ngày. Cũng là
1 thể loại của .-Nội dung tục
ngữ thường phản ánh những
kinh nghiệm về lao động ,
ghi nhận các hiện tượng ,
hoặc thể hiện dân gian của .
2 Tuyển tập Chèo cổ GS. Hà Văn Cầu 1972,NXB Văn Một số kịch bản chèo truyền
hóa. thống.
3 Vở chèo “Kim Nham” GS NSND Trần 1962,Nhà hát Việc ứng dụng câu tục ngữ
Bảng Chèo Việt Nam. “Lòng chim dạ cá”.
4 Vở chèo Lưu Bình-Dương Lễ. Lan Trì tiên sinh 1906 Việc ứng dụng câu tục ngữ
Vũ Trinh “Quần trứng sáo, áo nước
dưa” trong lời thoại của nhân
vật Lưu Bình dù đã có sự sửa
chữa đôi chút.
3.Các phương tiện hỗ trợ cần lưu ý:
Tên tư liệu Dạng tư liệu(hình ảnh, Nguồn tư liệu(ghi STT Lí do tư liệu này đáng
bảng biểu, sơ đồ,…..) của tư liệu ở mục 2) lưu ý
Khái niệm về Văn bản Mục 1 Có rất nhiều tư liệu đã
tục ngữ đưa ra những định
nghĩa, khái niệm về tục
ngữ khác nhau và
Wikipedia- Bách khoa
toàn thư mở đã dùng các
phương pháp tổng hợp
để đưa ra định nghĩa về
tục ngữ một cách khái
quát, bao hàm và sử
dụng cho toàn thế giới.

Hình ảnh vở Hình ảnh Trang thông tin điện tử Từ hình ảnh của vở chèo
chèo “Kim cục nghệ thuật biểu diễn- “Kim Nham” cho thấy
Nham” bộ văn hoá, thể thao và việc áp dụng các câu tục
du lịch. ngữ trong lời thoại của
nhân vật.
MẪU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
DÀN Ý BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

*Tên đề tài:
Tìm hiểu về việc vận dụng tục ngữ trong lời thoại nhân vật
chèo.
*Nhóm HS nghiên cứu: N.Khánh, H.Mơ, N.Hạ, T.Sương, Thông,
B.Trân, B.Hồng, T.My, P.Thảo.
I.CÁC Ý CƠ BẢN:
CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
*Thuật ngữ cần giải thích: tục ngữ, việc vận dụng tục ngữ
trong lời thoại các nhân vật chèo.
*Lí thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu (nếu có): không có.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
*Để cho ra kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sửu dụng phương
pháp:
- Phương pháp phân tích-tổng hợp: phân tích việc sử dụng
câu tục ngữ trong vở chèo, sau đó dựa vào các kịch bản của chèo
mà tổng hợp, rút ra kết luận.
- Phương pháp thống kê: khảo sát, liệt kê những câu tục ngữ
được sử dụng trong vở chèo,…
*Bằng cách: thu thập,chọn lọc thông tin và ngữ liệu trên
internet, báo chí, tranh ảnh,…
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
*Sau quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy:
- THỰC TRẠNG HIỆN NAY VỀ VIỆC VẬN DỤNG TỤC NGỮ TRONG LỜI THOẠI NHÂN VẬT
CHÈO:
+ Việc lồng ghép các câu tục ngữ trong các vở Chèo vẫn được tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, nghệ
thuật Chèo vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của một bộ phận lớn giới trẻ hiện đại và có nguy cơ bị thu
hẹp về quy mô.
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG TỤC NGỮ TRONG LỜI THOẠI NHÂN VẬT CHÈO:
+ Việc vận dụng tục ngữ trong lời thoại của nhân vật chèo có vai trò quan trọng trong sự hình
thành và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo.
+ Việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật sân khấu chèo góp phần bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể
của thế giới nói chung cũng như văn hoá bản sắc dân tộc nói riêng Việt Nam nói riêng.
- NHIỆM VỤ:
+ Nâng cao giáo dục truyền thông cũng như quảng bá nghệ thuật sân khấu chèo.
+ Đẩy mạnh việc tiếp cận các loại hình nghệ thuật chèo tới thế hệ trẻ của đất nước, góp
phần tăng sự hiểu biết và ham thích đối với di sản văn hoá nước nhà.
KẾT LUẬN
*Khái quát kết quả nghiên cứu: việc giữ gìn và phát huy sự vận dụng tục ngữ vào
lời thoại nhân vật chèo đòi hỏi nhiều biện pháp tích cực đối với cộng động, đặc biệt là
giới trẻ.
*Đề xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài: giữ gìn và phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc.
II.XÁC ĐỊNH TÊN CÁC MỤC CHO BÀI VIẾT:
Từ các ý đã thực hiện ở phần trên, tôi dự kiến tên các mục của bài viết như sau:
I.Một số vấn đề về việc vận dụng tục ngữ trong lời thoại nhân vật chèo.
II.Thực trạng của việc áp dụng tục ngữ trong lời thoại nhân vật chèo.
III.Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy nghệ thật chèo.
IV. Kết luận.
TRÊN ĐÂY LÀ TOÀN BỘ BÀI BÁO
CÁO VỀ TÌM HIỂU VỀ VIỆC VẬN
DỤNG TỤC NGỮ TRONG LỜI
THOẠI NHÂN VẬT CHÈO.
Nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đống
góp của cô và các bạn. Bài thuyết trình đến đây là kết thúc.
Thank you for your
listening!

You might also like