You are on page 1of 9

TÌM HIỂU VỀ DẤU ẤN CỦA VĂN HỌC DÂN

GIAN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM ÂM


NHẠC VIỆT NAM TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY
Tác giả: Nguyễn Minh Châu

1
MỤC LỤC
TÓM TẮT………………………………………….…………………………...3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………….…………………………………….3
1.1 Văn học dân gian……………………………………………………….3
1.1.1.Khái niệm……………………………………………………………….. 3
1.1.2.Tính truyền miệng………………………………………………............. 3
1.1.3.Tính tập thể………………………………………………………………4
1.1.4.Tính nguyên hợp………………………………………………………….4
1.2 Mối quan hệ giữa văn học dân gian và một số tác phẩm âm nhạc
Việt Nam ngày nay……………………………………………………………4
II. VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM ÂM NHẠC
VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………………………....5
2.1 Ca dao trong âm nhạc…………………………………………………….5
2.1.1. Khái niệm ca dao………………………………………………………..5
2.1.2. Lời ca dao yêu thương nghĩa tình xuất hiện trực tiếp trong lời bài hát…5
2.1.3. Lời bài hát từ thơ trung đại được lấy cảm hứng từ những mô típ quen
thuộc trong ca dao…………………………………………………………….6
2.1.3.1. Mô típ “Thân em..” trong ca dao than thân……………………….......7
2.1.3.2. Mô típ “Trầu cau”……………………………………………...……..7
2.2.Truyện cổ tích trong âm nhạc…………………………………………....8
2.3.Truyền thuyết trong âm nhạc……………………………….…………....8
III. KẾT LUẬN…………………………………………………………….….9
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...9

2
TÓM TẮT
Trong vài năm trở lại đây, nền âm nhạc Việt Nam chứng kiến sự trỗi dậy của
nhiều thể loại khác nhau tạo nên sự đa dạng cho thị trường âm nhạc. Những
tác phẩm mang âm hưởng hiện đại và xu hướng quốc tế xuất hiện mỗi lúc
một nhiều. Tận dụng cơ hội ấy, một số nghệ sĩ trẻ đã kết hợp văn học dân
gian vào các tác phẩm của mình nhằm tạo nên sự độc đáo, khác lạ và đón
nhận được sự ủng hộ lớn. Vậy dấu ấn của văn học dân gian trong một số tác
phẩm âm nhạc Việt Nam được biểu hiện như thế nào? Bằng phương pháp
nghiên cứu thực tế thông qua các bài hát đã được ra đời có mang âm hưởng
của văn học dân gian và phân tích ngữ liệu, bài viết rút ra được những gì mà
dấu ấn của văn học dân gian trong nền âm nhạc Việt Nam đã mang lại.
I. Cơ sở lí luận
I.1. Văn học dân gian
1.1.1 Khái niệm
Văn học dân gian hiểu đơn giản là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện những nhận
thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên và xã hội. Các
tác phẩm văn học dân gian ra đời nhằm mục đích phục vụ trực tiếp các sinh
hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam gồm mười hai thể loại:
thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè,
truyện thơ, tục ngữ, câu đố, ca dao và các thể loại sân khấu dân gian. Trong
bài viết này sẽ chỉ đề cập đến ba thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích và ca
dao.

1.1.2. Tính truyền miệng


Truyền miệng là ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời hoặc trình
diễn theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời hoặc trình diễn cho người
khác nghe hoặc xem. Có hai phương thức truyền miệng phổ biến của văn
học dân gian. Thứ nhất là theo không gian, tức truyền địa vùng này sang
vùng khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Thứ hai là theo thời
gian, tức truyền từ thời này sang thời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vì đặc trưng của văn học dân gian là tính truyền miệng nên hệ quả nổi bật
và dễ thấy nhất chính là sự ra đời của các dị bản (các tác phẩm có cùng chủ
đề, nội dung chính nhưng khác tiểu tiết, chi tiết hoặc từ ngữ). Điều này tạo

3
thêm sự phong phú, đa dạng cho kho tàng văn học dân gian tuy nhiên các
tác phẩm cũng vì thế mà có thể hay hơn hoặc kém hơn trước.

1.1.3. Tính tập thể


Văn học dân gian được xem như là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
Theo nhà nghiên cứu Trần Tùng Chinh, quá trình sáng tác tập thể của văn
học dân gian diễn ra như sau: Tác phẩm đầu tiên có thể do một người hoặc
một nhóm người sáng tạo ra . Sau đó được truyền miệng, sửa chữa, bổ sung
cho hoàn chỉnh (tạo nên các dị bản) và cuối cùng các tác phẩm ấy trở thành
tài sản chung của cộng đồng.

1.1.4. Tính nguyên hợp


Nguyên hợp là đặc trưng quan trọng của văn học dân gian, thường được
trình bày kế tiếp các đặc trưng khác như tập thể, truyền miệng, dị bản,… Đó
là sự kết hợp ngay từ nguồn gốc ngay trong bản chất của loại hình văn học
này thành nhiều yếu tố thuộc các hình thái ý thức xã hội các loại hình nghệ
thuật và các phương thức diễn xướng khác nhau.
Nhận thức thời nguyên thủy chưa có sự phân hóa rõ rệt thành những hình
thức cụ thể như đạo đức, tốn giáo, triết học, nghệ thuật, khoa học… Chính
vì thế, văn học dân gian “có sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý
thức xã hội và đó là bản chất chung của toán bộ cơ cấu văn học dân gian cổ
truyển”.
Văn học dân gian là sự kết hợp chặt chẽ và hữu cơ giữa ngôn ngữ với
nhiều thành phần nghệ thuật khác nhau như âm nhạc, nhảy múa… và nhiều
yếu tố quan trọng như tôn giáo, phong tục, tập quán…Điều này đã tạo nên
sự giao thoa giữa văn học dân gian và âm nhạc sau này.

I.2. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và một số tác phẩm âm nhạc Việt
Nam ngày nay
Như đã nêu ở trên, nổi bật nhất về đặc trưng thể loại của văn học dân gian
chính là tính truyền miệng. Do vậy mà sự sáng tạo và tiếp nhận của thể loại
này sẽ là vô hạn. Mỗi con người ta lớn lên với tâm hồn được nuôi dưỡng
bằng những tác phẩm của văn học dân gian. Có thể nói chính từ những câu
chuyện, câu nói vốn không rõ tác giả là ai từ lâu đã trở thành nét văn hóa
đặc trưng của con người Việt Nam, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn bao thế

4
hệ. Bởi lẽ vì thế mà sau này, khi thời đại phát triển, khi đời sống dần được
hoàn thiện thì văn học dân gian vẫn được xem như một kho tàng quý giá, là
cái nền để phát huy những giá trị tốt đẹp sau này. Cũng chính vì vậy mà các
tác phẩm của văn học dân gian cũng được xem như là một phần trong đời
sống tâm hồn của con người Việt.
Đại đa số những người tham gia sáng tác và trình bày các sản phẩm âm
nhạc hiện nay đều là những người thuộc lớp trẻ, họ có được cho mình sự
sáng tạo độc đáo và họ cũng nhận thức được việc gìn giữ và phát triển văn
hóa truyền thống là điều ưu tiên trong thời đại ngày nay. Âm nhạc thì được
coi như phương tiện để kết nối con người lại với nhau, đồng thời cũng là
một hình thức để quảng bá văn hóa còn văn học dân gian cũng có thể được
xem như một trong những nét văn hóa truyền thống của đất nước do các chi
tiết mang tính biểu trưng 1 cho dân tộc luôn xuất hiện (ví dụ trong truyện
“Tấm Cám” xuất hiện hình ảnh của trầu cau – biểu tượng cho sự giao duyên
của tình nghĩa vợ chồng;..), do đó việc lồng ghép văn học dân gian vào các
tác phẩm âm nhạc là điều hoàn toàn hợp lí và đúng đắn.

II.Văn học dân gian trong một số tác phẩm âm nhạc Việt Nam hiện nay
II.1. Ca dao trong âm nhạc
II.1.1.Khái niệm ca dao
Ca dao là một thể loại thuộc phương thức trữ tình của văn học dân gian.
Những vần ca dao là tiếng nói bộc lộ trực tiếp tư tưởng, tình cảm, tâm hồn
của nhân dân lao động. Đó là những lời thơ mang đậm tính dân giã và là
điệu hồn, là cách cảm, cách nghĩ của bao thế hệ người dân đất Việt.
Dựa trên tiêu chí nội dung biểu hiện, ca dao được phân thành ba loại chính:
ca dao than thân, ca dao yêu thương nghĩa tình và ca dao hài hước. Trong
phần này sẽ chỉ nhắc đến ca dao than thân và ca dao yêu thương nghĩa tình.

2.1.2. Lời ca dao yêu thương nghĩa tình xuất hiện trực tiếp trong lời bái hát
Tiêu biểu nhất của loại ca dao yêu thương nghĩa tình là bài ca dao về tình
cảm đôi lứa sau:
“Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa.
1
Biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất.

5
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà?

Áo anh sứt chỉ đường tà,


Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho:
Giúp em một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.”
Bài ca dao nói về việc chàng trai chủ động thổ lộ tình cảm với một cô gái và
mong nhận được sự chấp thuận của cô. Do có cùng nội dung cần diễn đạt và
cùng chủ đề là tình yêu đôi lứa nên thay vì sáng tác lời bài hát thông thường
thì nhạc sĩ Y Vân đã trực tiếp đưa bài ca dao vào trong phần lời của bài hát
“Tát nước đầu đình” (2015) và được ca sĩ Lynk Lee thể hiện.

2.1.3. Lời bái hát từ thơ trung đại lấy cảm hứng từ những mô típ quen thuộc
trong ca dao
Mô típ là một công thức có tính ước lệ, biểu trưng nghệ thuật và thường
được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm ghi nhận những ấn tượng về thực tại đặc
biệt mạnh mẽ, quan trọng. Các mô típ quen thuộc có thể là những cách mở
đầu hoặc những hình ảnh quen thuộc gắn liền với đời sống và sinh hoạt của
người Việt.

2.1.3.1 Mô típ “Thân em…” trong ca dao than thân


6
Mô típ “Thân em…” trong ca dao Việt Nam có ý nghĩa thể hiện thân phận,
cuộc sống khó khăn, khổ sở và những chuyện thăng trầm trong cuộc đời của
thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
Khi văn học viết xuất hiện, văn học dân gian dường như vẫn được xem như
cái nền để phát triển nên văn học viết. Biểu hiện rõ nhất ở việc một số bài
thơ trung đại ra đời khi ra đời vẫn sử dụng mô típ mở đầu “Thân em…”
quen thuộc. Tiêu biểu nhất phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ
Xuân Hương:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bài thơ cũng có chung đề tài của những bài ca dao than thân trong văn học
dân gian mở đầu bằng mô típ ”Thân em” : đó là số phận bấp bênh của người
phụ nữ.
Đề tài trong âm nhạc là không có giới hạn, tận dụng điều đó, ca sĩ Hoàng
Thùy Linh đã mang bài thơ có đặc trưng của văn học dân gian này vào lời
của bài hát cùng tên vào năm 2016 nhằm nói lên thân phận của người phụ
nữ xưa cho giới trẻ ngày nay hiểu rõ hơn.

2.1.3.2. Mô típ “Trầu cau”


Ngoài mô típ mở đầu “Thân em…” thì mô típ hình ảnh “Trầu cau” cũng là
một trong những nét đặc trưng của văn học dân gian được các tác giả của
văn học viết tận dụng làm nguồn cảm hứng cho những tác phẩm của mình.
Ta có thể thấy được điều đó qua bài thơ sau:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

(Mời trầu - Hồ Xuân Hương)

7
Nhà sản xuất âm nhạc Masew đã trực tiếp đưa bài thơ có mang âm hưởng
của văn học dân gian này vào bài hát tên “Mời trầu” của mình vào năm
2022.

2.2. Truyện cổ tích trong âm nhạc


Truyện cổ tích là thể loại tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được
hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể
hiện ước mơ, tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của nhân dân lao động.
Một trong những truyện cổ tích được nhắc đến nhiều nhất phải kể đến
truyện cổ tích “Tấm Cám”. Dường như mọi thế hệ, không ai là không biết
đến truyện cổ tích này. Do có tầm ảnh hưởng sâu rộng nên cốt truyện được
các nghệ sĩ Việt khai thác và đưa vào âm nhạc.
Tiêu biểu là ca sĩ Hoàng Thùy Linh đã tận dụng cốt truyện và những hình
ảnh tiêu biểu trong truyện “Tấm Cám” vào bài hát “Kẽo cà kẽo kẹt” của
mình. Tuy không trực tiếp nhắc đến tên nhân vật hoặc tên tác phẩm trong
bài nhưng thông qua những tình tiết đặc trưng của truyện được khai thác
xuyên suốt bài hát, người nghe sẽ biết được nội dung chính của bài được lấy
cảm hứng từ đâu.
Hay như bài hát “Bống bống bang bang” của nhóm nhạc 365 DaBand – một
trong những bài hát đình đám của năm 2016 cũng được lấy cảm hứng từ
truyện cổ tích “Tấm Cám”, cụ thể là hình ảnh cá bống của nhân vật Tấm.

2.3. Truyền thuyết trong âm nhạc


Truyền thuyết là truyện dân gian kể về những sự kiện hoặc nhân vật có ảnh
hưởng to lớn đến lịch sử dân tộc. Những câu chuyện trong lịch sử được
khúc xạ 2 qua lời kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hình tượng
nghệ thuật độc đáo, nhuốm màu sắc thần kì.
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là một trong những
truyền thuyết nổi bật nhất trong kho tàng của văn học dân gian Việt Nam.
Truyện được dựng nên thông qua sự kiện lịch sử sự ra đời và sụp đổ của nhà
nước Âu Lạc. Trong câu chuyện ấy có sự xuất hiện của chuyện tình “Mị
2
Đầu tiên dựa vào hiện tượng lịch sử sau đó được kể lại theo quan niệm,
đánh giá cá nhân.

8
Châu – Trọng Thủy” nhằm lí giải cho nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Âu
Lạc. Nhân vật Mị Châu bị cho là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ ấy và đã bị
xử tử. Thông qua nhân vật này, ca sĩ Bùi Lan Hương đã cho ra đời bài hát
“Mặt trăng” vào năm 2018 nhằm bày tỏ nỗi lòng của nhân vật Mị Châu.

III. Kết luận


Như vậy, dấu ấn của văn học dân gian trong một số tác phẩm âm nhạc
Việt Nam được biểu hiện qua sự đa dạng về số lượng bài hát và cách khai
thác, diễn đạt khác nhau của mỗi tác giả. Điều này tạo nên sự phong phú cho
nền âm nhạc Việt Nam, đồng thời cũng làm giàu tri thức dân gian cho mọi
người. So với việc chỉ được học qua sách vở hoặc nghe kể các tác phẩm dân
gian bằng lời thì việc tiếp nhận chúng thông qua các bài hát có giai điệu bắt
tai sẽ được ưu tiên hơn. Nhờ sự khéo léo trong cách kết hợp các giai điệu
với các chất liệu của văn học dân gian nên các bài hát vừa nêu trên nhận
được rất nhiều sự hưởng ứng từ mọi người. Nếu các tác phẩm mang âm
hưởng văn học dân gian ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn thì việc tiếp
nhận thể loại này cũng trở nên phổ biến và dễ dàng hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Thu Huyền (2017), Dấu ấn văn hóa dân gian trong văn học Dao
thời kỳ hiện đại, NXB Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam.
2. Hồ Hữu Nhật (2018), Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi
Việt Nam 1975 – 2010, NXB Đại học Huế.
3. Lê Đức Luận (2017), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Lê Hồng Phong (2005), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại
học Đà Lạt.

You might also like