You are on page 1of 7

Đề tài: Sự đa dạng hóa về ca dao Việt Nam

A MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ca dao là một từ rất quen thuộc với mỗi chúng ta, từ khi sinh ra chúng ta lớn lên trong câu ca dao
ru ngủ của mẹ, trưởng thành dưới sự dạy dỗ của thầy cô về những bài ca dao của thế hệ trước.
Chúng thường được viết theo thể thơ lục bát để dễ nhớ. Ca dao bộc lộ tâm tình, tình cảm của
người nói, người viết về đủ mọi đề tài trong cuộc sống. Những câu ca dao Việt Nam thường
được sáng tác và truyền miệng bởi những người dân lao động thuở xưa. Vì vậy không ai biết
nguồn gốc hay tác giả của ca dao là ai. Cho đến nay ca dao vẫn luôn có giá trị riêng của nó và
thường được sử dụng trong cả giao tiếp lẫn trong văn học.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nắm bắt cũng như hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa về ca dao
- Tìm hiểu thêm về các loại ca dao khác
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Những đặc trưng nghệ thuật của thể loại ca dao?
Giá trị nội dung và nghệ thuật của câu ca dao như thế nào?
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích và tìm kiếm dữ liệu trên mọi nền tảng mạng xã hội.
B NỘI DUNG
2. ĐẶC ĐIỂM CA DAO
2.1. Về mặt nội dung
Nội dung chủ yếu của ca dao là diễn tả đời sống tư tưởng tinh thần và tình cảm của người dân
trong mối quan hệ nhưng tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình hay bao quát
hơn là tình yêu đất nước. Ngoài ra ca dao còn phản ánh các phong tục tập quán và lịch sử của
người dân Việt Nam qua các thế hệ, trong đó chủ đề chính của ca dao là lời yêu thương tình
nghĩa hoặc tiếng than thân được cất lên từ cuộc đời đầy chua xót và cay đắng nhưng cũng thấm
đẫm ân tình của người dân Việt Nam.

2.2. Về mặt nghệ thuật


Ở khía cạnh nghệ thuật ca dao là những lời thơ ngắn gọn được thể hiện qua thể thơ lục bát hoặc
lục bát biến thể nên rất dễ nhớ, các từ ngữ quen thuộc, giản dị và mộc mạc như lời ăn tiếng nói
hằng ngày được kết hợp với nhau. Hình ảnh giàu tính so sánh, ẩn dụ cách diễn đạt mang đậm sắc
thái dân gian. Kết cấu của bài ca dao được chia thành 3 loại: phổ biến ngẫu nhiên không có chủ
đề nhất định, cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên và cấu trúc theo lối đối thoại.
Như vậy, có thể nói ca dao có các đặc điểm sau:
- Lời thơ ngắn gọn
- Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể
- Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày giàu hình ảnh so sánh ẩn dụ
- Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian

3. PHÂN LOẠI CA DAO


3.1. Ca dao về thiên nhiên:
– Ở ca dao, thiên nhiên được cảm nhận, miêu tả và phản ánh theo phương thức trữ tình bằng
ngôn ngữ trực tiếp giàu sắc thái biểu cảm của nhân dân.
– Ở bộ phận ca dao lấy thiên nhiên làm đối tượng phản ánh, phổ biến nhất là những câu miêu tả,
ngợi ca cảnh “non xanh nước biếc” của quê hương với lời lẽ hồn nhiên, mộc mạc, kết cấu khá
chặt chẽ, hoàn chỉnh, ngôn ngữ điêu luyện.
– Trong ca dao về đề tài thiên nhiên của người Việt có một nhóm bài nói về sự diễn biến của các
hiện tượng tự nhiên (gió, mưa, nắng, trăng, sao,…) theo trình tự các mùa, các tháng trong năm
rất độc đáo.
– Ở nhiều bài ca dao làm theo thể hứng, vai trò của thiên nhiên đặc biệt quan trọng và nhiều khi
có sự gắn kết, hòa hợp rất chặt chẽ giữa hai tính chất – đối tượng miêu tả và phương tiện nghệ
thuật của cảnh vật thiên nhiên được nói đến.
3.2. Ca dao về đề tài lịch sử:
Ca dao chủ yếu phản ánh lịch sử theo phương thức trữ tình, trực tiếp bộc lộ thái độ, tình cảm của
nhân dân đối với từng sự kiện và nhân vật lịch sử cụ thể.

VD1: “Nhong nhong ngựa ông đã về, Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.”
VD2: “Vạn Niên là Vạn Niên nào Thành xây xương lính, hào đào máu dân.”
Những ví dụ trên cho thấy ca dao về đề tài lịch sử khá phong phú, phức tạp, bao gồm nhiều kiểu
dạng, nhiều góc độ, khuynh hướng cảm nhận, phản ánh lịch sử khác nhau. Vì thể, để hiểu về ca
dao lịch sử, cần tránh lối suy luận chủ quan, gán ghép ca dao với các sự kiện và nhân vật lịch sử
một cách khiên cưỡng, thiếu căn cứ xác đáng.
3.3. Ca dao trữ tình về gia đình
– Ca dao hướng nhiều vào các quan hệ tình cảm trong gia đình (tình cảm vợ chồng, tình cảm đối
với cha mẹ), đặc biệt là tình mẫu tử.
– Trong ca dao về tình cảm vợ chồng, phần nhiều là lời của những người vợ đảm đang, chung
thủy, giàu lòng vị tha và đức hy sinh.
– Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp, ca dao còn phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, phổ
biến và quyết liệt nhất là xung đột mẹ chồng – nàng dâu, chị dâu – em chồng, và nhiều khi là
xung đột giữa cha mẹ với con cái nảy sinh từ cuộc hôn nhân sắp đặt, ép duyên.
– Xung đột gia đình đặc biệt diễn ra thường xuyên và quyết liệt ở các gia đình đa thê giữa vợ cả
và vợ lẽ. Ở đây, khổ chủ chính là người vợ lẽ cho nên hầu hết ca dao về đề tài này đều là tiếng
nói của người vợ lẽ.
3.4. Ca dao về đề tài xã hội:
Ca dao trữ tình về đời sống xã hội chủ yếu là lời tố khổ, thở than, oán trách của các tầng lớp
nhân dân lao động trong xã hội phong kiến, bao gồm nhiều thành phần xã hội cụ thể khác nhau
(người con ở, người làm thuê, người tá điền, người đi phu, người lính và vợ lính, người chài lưới,
người góa bụi, người phụ nữ,...).
– Người con ở không chỉ than thân trách phận mà còn bộc lộ sự phản kháng đối với chủ nhà một
cách quyết liệt.
– Những người lính và vợ lính thời phong kiến suy vong cũng để lại trong ca dao nhiều lời ca
giàu giá trị xã hội.
– Trong ca dao trữ tình về đề tài xã hội, bộ phận lời ca than thân của người phụ nữ có một vị trí
đặc biệt. Bộ phận ca dao này thường được làm theo thể tỉ và mở đầu bằng cụm từ “Em như”
hoặc “Thân em như” vừa rất gợi cảm vừa có tính khái quát cao, thể hiện nỗi thống khổ lớn nhất
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đó là vấn đề thiếu tự do, không thể làm chủ được
cuộc đời mình.
– Bên cạnh bộ phận ca dao than thân của người phụ nữ, trong ca dao thời phong kiến của người
Việt còn có những câu phản ánh được nỗi khổ của người nông dân bằng những hình tượng ẩn dụ
có sức khái quát cao hơn.
3.5. Ca dao tình yêu:
Ca dao tình yêu bao gồm toàn bộ lời ca về đề tài tình yêu nam nữ, ra đời trong sinh hoạt dân ca
của nhân dân, chủ yếu là trong hát giao duyên (đối ca nam nữ).
Căn cứ vào đề tài và chủ đề, có thể chia ca dao tình yêu thành 4 bộ phận chính: ca dao tỏ tình, ca
dao tương tư, ca dao thề nguyền và ca dao hận tình. Hai nhân vật trữ tình chủ yếu trong ca dao
tình yêu là chàng trai và cô gái với cách xưng hô ẩn dụ mà quen thuộc: anh – em, thiếp – chàng,
mình – ta, mận – đào,...
– Đặc điểm chung của bộ phận ca dao tỏ tình là tính chất lãng mạn và sự lý tưởng hóa với nhiều
cách nói độc đáo, sáng tạo và tế nhị.
Khi yêu nhau người ta càng thêm lạc quan, yêu đời và nhìn thấy được nhiều điều mới lạ, tốt đẹp
của thế giới xung quanh mà bình thường không thấy hoặc khó thấy. Vì thế trong ca dao tỏ tình
không có người nào xấu, cảnh nào buồn, lời nào nhạt, tất cả đều phơi phới, mới mẻ, xinh đẹp và
rất có duyên.
– Ở bộ phận ca dao tương tư, nhiều trạng thái tâm lý, tình cảm khi yêu đương, nhất là khi xa cách
(như bâng khuâng, lo lắng, nhớ nhung, buồn phiền,...) được phản ánh và thể hiện rất hồn nhiên,
chân thật, tinh tế:
– Khác với ca dao tỏ tình và tương tư, ở bộ phận ca dao thề nguyền lại toát lên sức mạnh phi
thường của nghị lực và ý chí. Ở đây, các chàng trai, cô gái thể hiện sự tỉnh táo, sáng suốt, dám
nhìn thẳng vào thực tế khó khăn, chấp nhận mọi thử thách, vượt qua mọi trở lực để thực hiện.

– Ca dao hận tình là những lời ca nặng nề, bi thiết rất giàu tính hiện thực và ý nghĩa xã hội.
Nhiều bài ca dao hận tình đã lên án và phê phán mạnh mẽ các thế lực xã hội ngăn trở và phá hoại
tình yêu (cha mẹ, họ hàng, ông mai bà mối, ông Tơ bà Nguyệt,...). Ở đây, những chàng trai, cô
gái yêu nhau trở thành những nhân vật bi kịch trong tình yêu bất hạnh. Họ không chỉ than thân
trách phận mà còn trút sự hờn căm vào nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội đương thời:

4. CA DAO TRÀO PHÚNG

Ca dao trào phúng là bộ phận ca dao trữ tình, mang tính chất hài hước, trào phúng, nhằm bộc lộ
sự châm biếm, chế giễu của nhân dân đối với những thói hư tật xấu, những hiện tượng đáng cười
trong đời sống xã hội. Mua vui giải trí, phê bình giáo dục, đấu tranh đã kích là những tác dụng,
đồng thời cũng là những chức năng chung của bộ phận ca dao này.
tình yêu:
– Nhiều bài ca dao “nói ngược” không chỉ có tác dụng gây cười để mua vui giải trí mà cũng có
tác dụng trí dục, làm cho con người hiểu biết lẽ thuận một cách gián tiếp, sống động.
– Nhiều khi nhân dân dùng ca dao nói lên những sự phi lý, tạo ra những cảnh tượng trái tự nhiên
để khêu gợi tiếng cười.
– Đối tượng chế giễu, nhạo báng, châm biếm của ca dao trào phúng khá rộng, bao gồm nhiều
loại người thuộc các thành phần xã hội với những thói hư, tật xấu đáng cười khác nhau.
+ Những anh chàng lười nhác, hay ăn, nhác làm, những kẻ tham ăn, những anh chàng hay đánh
vợ,...
+ Những cô gái lẳng lơ, hay ve vãn con trai, những người vợ thiếu đảm đang, chung thủy cũng bị
ca dao phê phán, chế giễu.
+ Ca dao chống mê tín dị đoan, phê phán, đả kích các loại thầy làm nghề mê tín (thầy bói, thầy
địa lý, thầy phù thủy, thầy chùa, sư sãi,...).
+ Ca dao trào phúng nói về giới tu hành Phật giáo khá nhiều (bao gồm nhiều đối tượng cụ thể
khác nhau: ông sư, bà vãi, chú tiểu, thầy chùa,...).
+ Ca dao trào phúng nói về các nhân vật trong hàng ngũ thống trị thời phong kiến cũng khá
phong phú và đa dạng (bao gồm nhiều đối tượng có địa vị cao thấp khác nhau, từ lính hầu, cai
đội cho đến vua chúa).

5. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT


5.1. Ngôn ngữ
– Ngôn ngữ trong ca dao đậm đà màu sắc địa phương, giản dị, chân thực, hồn nhiên, gần gũi với
lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
– Có nhiều bài ca dao được lan truyền nhanh chóng trở thành tiếng nói riêng của nhiều địa
phương khác nhau nhờ sự thay đổi địa danh là chủ yếu.
5.2. Thể thơ:
– Có thể chia các thể thơ trong ca dao thành bốn loại chính là:
+ Các thể vãn
+ Thể lục bát
+ Thể song thất và song thất lục bát
+ Thể hỗn hợp (hợp thể)
– Thể lục bát là thể thơ sở trường nhất của ca dao. Thể thơ này được phân thành hai loại là lục
bát chính thể (hay chính thức) và lục bát biến thể (hay biến thức).
5.3 Phương thức thể hiện:
– Phương thức đối đáp (đối thoại), chủ yếu là bộ phận lời ca được sáng tác và sử dụng trong hát
đối đáp nam nữ, bao gồm cả đối thoại hai vế và một vế.
– Phương thức trần thuật (hay kể chuyện trữ tình, khác với trần thuật trong các loại tự sự
– Phương thức miêu tả (miêu tả theo cảm hứng trữ tình, khác với miêu tả khách quan trong các
thể loại tự sự).
– Ngoài ra còn có cả ba phương thức hợp lại (trần thuật kết hợp với đối thọai; trần thuật kết hợp
với miêu tả; kết hợp cả ba phương thức).
– Do nhu cầu truyền miệng và nhu cầu ứng tác, nhân dân thường sử dụng những khuôn, dạng có
sẵn, tạo nên những đơn vị tác phẩm hoặc dị bản hao hao như nhau.
5.4 Thời gian:
– Thời gian trong ca dao vừa là thời gian thực tại khách quan vừa là thời gian của tưởng tượng,
hư cấu mang tính chất chủ quan của tác giả.
–Nhìn chung, thời gian trong ca dao trữ tình là thời gian nghệ thuật mang tính tượng trưng,
phiếm chỉ (hay phiếm định). Vì thế, nó phù hợp với nhiều người, ở nhiều địa điểm và thời điểm.

5.5 Không gian:


– Không gian trong ca dao cũng vừa là không gian thực tại khách quan, vừa là không gian trong
trí tưởng tượng mang tính chất tượng trưng của tác giả.
– Cũng giống như thời gian, khi không gian được nói đến như một yếu tố góp phần tạo nên hoàn
cảnh, trường hợp để tác giả bộc lộ cảm nghĩ (trực tiếp hoặc gián tiếp) thì đó là không gian mang
tính chất tượng trưng do tác giả tưởng tượng, hư cấu hoặc tái tạo theo cảm xúc thẩm mĩ của
mình.

5.6 Thủ pháp nghệ thuật:


– So sánh là thủ pháp nghệ thuật được dùng thường xuyên, phổ biến nhất, bao gồm so sánh trực
tiếp (tỉ dụ), so sánh gián tiếp (ẩn dụ). Tỉ dụ là so sánh trực tiếp, thường có những từ chỉ quan hệ
so sánh: như, như là, như thể,… đặt giữa hai vế (đối tượng và phương diện so sánh).
– Hình thức ẩn dụ (so sánh ngầm) thì hàm súc hơn so với tỉ dụ. Ẩn dụ gắn rất chặt với nghệ thuật
nhân hóa, mượn thế giới loài vật để nói thế giới loài người.
– Biện pháp nghệ thuật đối xứng (đối ý, đối từ).
– Nghệ thuật trùng điệp (bao gồm cả điệp ý, điệp từ).
– Nghệ thuật phóng đại được sử dụng hầu hết ở những bài ca dao dùng để châm biếm.

6. GIÁ TRỊ CỦA CA DAO


– Ca dao được coi như tiếng nói lòng của người dân lao động trong xã hội, là nơi giãi bày tâm sự
một cách thầm kín nhất.
– Ca dao vẫn thể hiện được nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.
– Ca dao còn dạy ta rất nhiều bài học quý báu trong cuộc sống (kinh nghiệm sản xuất, tình yêu
với quê hương, lối đối nhân xử thế, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, phê phán cái xấu,...).
khác nhau.
– Ca dao là nguồn sữa không bao giờ cạn của thơ ca dân tộc. Các nhà thơ lớn như Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương,... và sau này như Tố Hữu, thơ của họ đều mang hơi thở của ca dao, của thơ ca
dân gian.

ca dân gian.
C KẾT LUẬN:
Trong cuộc sống, bất cứ điều gì cũng mang thông điệp muốn truyền tải cả. Đối với sinh vật bậc
cao như con người, ngôn ngữ được sinh ra bởi nhu cầu trao đổi thông tin và giao tiếp. Một số
cảm xúc như yêu, ghét, giận, hờn có thể được hoa mỹ thông qua một số cách thức sử dụng từ
ngữ rất đặc biệt. Trong tiếng Việt, hình ảnh những câu ca dao, tục ngữ đã trở nên quá quen
thuộc. Chúng chứa đựng dòng chảy của lịch sử qua từng câu từng chữ. Tuy nhiên, không phải
ai cũng biết được ca dao, tục ngữ xuất phát từ đâu trong quá trình phát triển của lịch sử Việt
Nam. Ca dao là ra đời để người xưa lưu giữ những bài học kinh nghiệm sống của mình cho con
cháu. Ca dao là những câu nói truyền miệng ngắn gọn, có vần điệu và rất dễ nhớ. Ngoài những
bài học răn dạy, đôi lúc, ca dao còn là nơi gửi gắm tình cảm, bày tỏ quan điểm của tầng lớp
nhân dân, sĩ phu trước hiện thực xã hội. Đó là lý do lí giải cho việc ca dao mang dòng chảy
lịch sử.
Như vậy, ca dao có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, giúp
giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người. Có thể nói, ca dao không chỉ góp phần làm
hoàn thiện nhân cách còn người mà còn đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam thêm đa dạng
và nhiều màu sắc.

You might also like