You are on page 1of 8

TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT – HAI BÀ TRƯNG

---------- ----------

CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN


THƠ ĐƯỜNG LUẬT

ĐẶNG THANH TÙNG – LỚP 10D6


I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT
1. Thơ đường luật
1.1. Khái niệm: Thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà
Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh thơ cổ
phong (cổ thể thi) , thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương
của mình và lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất
của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung. Thơ Đường
luật còn được gọi với thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách
luật ấy.
-Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điều
sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng:
thất ngôn bát cú - được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng như thất ngôn
tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú cũng như các dạng ít phổ biến.
1.2. Nguồn gốc,xuất xứ: Thơ Đường luật là một trong những thể loại văn
chương xuất hiện từ rất sớm trong văn học Trung Quốc, đây cũng là một thể loại
thơ phổ biến trong văn hoá thơ ca khu vực Đông Á thời trung đại. Thể thơ thất
ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới
được các nhà thơ đặt ra quy định cụ thể, rõ rằng kéo dài trong chế độ phong
kiến. Thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc
thi cử tuyển chọn nhân tài và rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ
yếu là được các cây bút quý tộc sử dụng.
-Thể thơ có luật rất chặt chẽ, tuy nhiên trong quá trình sáng tác, nhất là vào
phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình các
tác giả đã làm giamr bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn
lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ
1.3. Đặc điểm: thơ Đường luật là một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện
ở năm điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.
-Về hình thức: Thơ Đường luật có dạng thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy
chữ) được xem là dạng chuẩn
-Các dạng biến thể: Thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ
tuyệt(bốn câu, mỗi câu năm chữ), ngũ ngôn bát cú(tám câu, mỗi câu 5 chữ) cũng
như các dạng ít phổ biến khác, người Việt Nam cũng tuân thủ theo các quy tắc
này một cách hoàn hảo
-Luật Đối âm( luật bằng trắc)
•Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, dùng các chữ thứ
2 - 4 - 6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm
những chữ không có dấu hoặc dấu huyền, thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn
lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.
•Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu
tiên; ngược lại, nếu chữ thứ hai trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh trắc thì
được gọi là luật trắc. Chữ thứ hai và chữ thứ sáu trong cùng một câu phải giống
nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ tư không được có thanh điệu giống với
hai chữ kia.
-Luật Đối ý
•Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại Đường
luật chính là ý nghĩa của câu thứ ba, thứ tư phải đối nhau và cả hai câu thứ năm,
thứ sáu cũng phải đối nhau
•Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó
bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là
động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh động đối với cảnh
tĩnh, trên đối với dưới
•Nếu trong một bài thơ Đường luật mà các câu ba, bốn không đối nhau hoặc
những câu năm, sáu không đối nhau thì được gọi là thất đối.
2. Thơ nôm đường luật
2.1 Khái niệm: Thơ Nôm Đường luật là những bài thơ viết bằng chữ Nôm
theo thể luật Đường. Sản phẩm bao gồm những bài thơ tuân thủ luật Đường
hoàn chỉnh (số câu, kết cấu bài, luật về đối, về vần, về thanh điệu) và cả những
bài thơ có phá cách(có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn).
2.2 Thời gian ra đời: Thơ Nôm Đường luật ra đời từ thế kỉ XIII, cuối thời nhà
Lý đầu thời nhà Trần sau sự xuất hiện của chữ Nôm
2.3 Đặc điểm: Là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chữ Nôm(nôm na , dân dã) và
yếu tố Đường luật (tao nhã , ước lệ)
* Yếu tố Nôm được biểu hiện như sau:
-Chủ đề: Hướng đến vấn đề của đất nước, dân tộc Việt Nam
-Văn tự: Chữ Nôm
-Ngôn ngữ: Âm từ tiếng Việt bình dân, thân thuộc , gần gũi, dễ hiểu
-Hình ảnh: Chân thực, bình dị của đời sống thực tế con người
-Câu thơ: Có sự phá cách – xen kẽ câu lục ngôn, ngũ ngôn trong bài thất ngôn
-Ngắt nhịp: Phá cách ở chỗ ngắt nhịp ¾ trong câu thơ thất ngôn( không như
cách ngắt nhịp quen thuộc của thơ Đường luật là 2/3, 4/3
* Yếu tố Đường luật được biểu hiện như sau:
-Chủ đề: Hướng tới những quan niệm, những phạm trù Nho giáo, Phật giáo, Đạo
giáo
-Ngôn ngữ: Dùng từ Hán Việt, điển cố, điển tích, thi liệu Hán học; trau chuốt từ
ngữ rất kỹ lưỡng.
-Hình ảnh: Trang nhã, tượng trưng, ước lệ
-Nhịp điệu, cấu trúc câu: Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định chặt chẽ mang
tính qui phạm của thơ luật Đường về luật bằng trắc, niêm, đối,...
II. THƠ NÔM CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
1. Sơ lược về cuộc đời
-Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香,1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn
cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX
-Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An. Ðây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng
đến đời Hồ Phi Diễn- thân sinh của bà thì dòng họ này đã suy tàn
-Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: Hai lần lấy
chồng nhưng đề là lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.
=>Hồ Xuân Hương là một nhà thơ đã sống một cuộc đời không ầm thầm lặng lẽ
như bao người đàn bà trong xã hội cũ mà bà đã sống một cuộc đời đầy sóng gió
trong một hoàn cảnh xã hội đầy sóng gió
2. Sự nghiệp
-Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”. Sáng tác của
Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Hán và chữ Nôm
-Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm tương truyền là
của Hồ Xuân Hương. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng
nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát
vọng của họ. Nữ thi sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm
24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.
-Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo:
nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân
gian từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng.
-Tác phẩm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là những bài thơ viết bằng chữ nôm,
theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (tám câu bảy chữ) và thất ngôn tứ tuyệt
(bốn câu bảy chữ). Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bà Lang Khóc Chồng,
Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi
Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy
2... Thơ của Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, chủ yếu viết về đề tài người
phụ nữ Việt Nam, về thói hư tật xấu của nhà sư, thầy đồ thời phong kiến. Bà
cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán. Đến nay, tác phẩm thơ chữ Hán của
bà chỉ còn lại rất ít bài, trong đó có 5 bài thơ đã ông Trần văn Giáp công bố năm
1962 gồm: Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ
vân hương.
3. Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
-Văn chương của Hồ Xuân Hương chủ yếu nêu lên thái độ, tâm tư tình cảm của
mình nói riêng và người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung. Những câu thơ mang
đậm cá tính mạnh mẽ của một người phụ nữ với trái tim khao khát yêu thương,
bà dám đứng lên nói những điều người khác không dám nói, dám bộc lộ những
điều người khác không dám bộc lộ. Chính văn chương của bà như một cánh cửa
mở ra, đưa độc giả của nhiều thế hệ đến gần hơn, am hiểu hơn về cuộc sống
cũng như những khát khao của người phụ nữ lúc bấy giờ.
-Bằng tài năng của mình, Hồ Xuân Hương đã viết nên nhiều tác phẩm thành
công vang dội, với nghệ thuật đặc sắc, cách diễn tả tâm tư tình cảm bộc trực, ta
thêm thương cảm, đau xót trước những người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp lúc bấy
giờ nhưng họ lại không có được hạnh phúc, êm ấm mà đáng lẽ họ được nhận lại.
- Nhân vật trong thơ văn của Hồ Xuân Hương thường là vua chúa, quan lại đến
những thư sinh nghiên bút, những kẻ tự xưng là hiền nhân quân tử nhưng làm
việc lén lút cũng được Hồ Xuân Hương phơi bày bằng ngòi bút trào phúng độc
đáo. Bên cạnh đó, thơ văn của Hồ Xuân hương còn thể hiện ước mơ, khát khao
hạnh phúc lứa đôi, muốn có một cuộc sống trần tục thiên về mặt bản năng của
chính mình.
-Nhưng bài thơ nôm đã làm nên tên tuổi của Hồ Xuân Hương: Bánh trôi nước,
Bỡn bà lang khóc chồng, Cái kiếp tu hành, Cái nợ chồng con, Chùa Quán Sứ
Chợ Trời Chùa Thầy, Cảnh chùa ban đêm, Cảnh thu, Dệt cửu, Dỗ người đàn bà
khóc chồng, Đá Ông Chồng Bà Chồng, Đài Khán Xuân, Đánh cờ, Đánh đu, Đèo
Ba Dội, Đền Sầm Nghi Đống, Đồng tiền hoẻn, Động Hương Tích, Giếng thơi,
Hang Cắc Cớ, Hang Thánh Hoá, Hỏi trăng 1, Hỏi trăng 2, Khóc ông phủ Vĩnh
Tường, Khóc Tổng Cóc, Không chồng mà chửa, Kẽm Trống, Làm lẽ, Lũ ngẩn
ngơ, Mời trầu, Nhớ người cũ, Ốc nhồi, Phường lòi tói, Quán Khánh. Quan thị,
Quả mít, Sư bị ong châm, Sư hổ mang, Tát nước, Thiếu nữ ngủ ngày, Tranh tố
nữ, Trăng thu, Trống thủng, Tự tình I, Tự tình II, Tự tình III, Vịnh cái quạt I,
Vịnh cái quạt II, Cúc Mai.
III. ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT BÀI THƠ NÔM
MÀ EM THÍCH
1. Bài thơ: Cảnh Thu
Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Cho hay cảnh cũng thương người nhỉ?
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.
2. Hoàn cảnh sáng tác
-Theo văn bản Landes 1893, bài thơ này không có đầu đề. Câu thứ hai là ‘Đố ai
vẽ được cảnh tiếu sơ’ và có lời dẫn như sau: “Ngày xưa Xuân Hương đi chơi gặp
mưa, vào chơi thăm làng Văn Giáp, thấy có một chùa xưa, Xuân Hương vào
chùa lạy Phật, rồi đi xem ngoài chùa. Thấy bên chùa có cây đa. Ngửng lên xem
thì cao ngút không biết tới đâu, cho nên làm bài thơ này.
-Còn theo như bản Đông Châu 1917 thì có lời dẫn như sau: “Một ngày kia đang
mùa quý thu, giời lún phún dăm ba hạt mưa, hơi ngăm ngăm rét, quan phủ nhân
vô sự, mới sai bày cuộc rượu, cho gọi cô hai ra cùng ngồi uống rượu để vịnh
thơ. Xuân Hương vâng lời ra ngồi hầu rượu để vịnh thơ. Đương khi chén quỳnh
đầu vơi, chiều thu hiu hắt, quan phủ liền bảo Xuân Hương vịnh bài tức cảnh và
đó là lý do bài thơ Cảnh thu ra đời.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Kết cấu bài thơ theo dạng Dề-thực-luận-kết
- Bài thơ được gieo vần “ơ” ở các câu 2 4 6 8
3. Cảm nhận chi tiết bài thơ
- 2 câu đầu(2 câu đề): “Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,”
+ Từ “ thánh thót” trong câu thơ cho thấy âm thanh thanh tiếng nước mưa nhỏ
từng giọt, Hồ Xuân Hương dung từ “thánh thót” để miêu tả những giọt nước
mưa đang rơi chậm rãi, từng giọt từng giọt trên các tầu lá chuối
+ Từ “cảnh tiêu sơ” để chỉ tổng quan về cảnh vật mùa thu lúc này. Cảnh tiêu sơ
ý chỉ cảnh vật mùa thu thật đơn sơ và vắng lặng.
=>Nhằm miêu tả nhừng giọt mưa rơi ko ngớt từng giọt trên tầu chuối, tầu tiêu
đổ xuống. Dẫu lúc này có bút thần cũng không thể nào vẽ lên được cái phong
cảnh đơn sơ, tẻ nhạt, đượm buồn này được
- 2 câu sau( 2 câu thực): “Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.”
+ 2 câu thơ trên đã sử dụng những màu sắc và đường nét tươi sáng nhằm vẽ lên
bức tranh thiên nhiên với một màu xanh tươi tốt , đầy sức sống của cây “cổ thụ,
xanh om” với cái tán thật tròn “ tròn xoe tán”
+ Hình ảnh con sông dài, trường giang lặng lẽ như tờ giấy đứng im “phẵng lặng
tờ” ý chỉ dòng sông như phản chiếu nền trời – một màu trắng xóa.
+Phép đối “xanh om”-“trắng xóa”: Đó là màu sắc tốt tươi, xanh tốt của cây cổ
thụ với tán cây thật tròn. Đó là con sông êm ả lặng lờ trôi, phản chiếu xuống
dòng sông là màu trắng của mây trời, trôi mãi.
-2 câu thơ tiếp theo(2 câu luận): “Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.”
+ Câu thơ thứ 5 “Bầu dốc gian sơn say chấp rượu” ý nói người đã chếnh choáng
hơi men, cho dẫu đã tửu lượng trong người đã cạn hết một bầu rượu nhưng trước
cảnh đẹp hữu tình của đất nước thì lại càng muốn uống thêm cho say túy lúy, say
chấp rượu. Cái say ở đây là không chỉ chếnh choáng qua men rượu mà còn ngất
ngây say mê cảnh đẹp độc đáo của quê hương.
+ Ở câu thơ tiếp theo, Hồ Xuân Hương đã sử dụng cụm từ “Túi lưng phong
nguyệt”, ý nói túi chứa chưa đầy gió trăng, vẫn còn lưng, đồng thời “cái túi” này
cũng là cái túi đựng thơ của các nhà thơ xưa, thường đeo sau lưng.
+ Câu “Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ” ý nói cái túi thơ dẫu chưa đầy, túi
lưng phong nguyệt nhưng trước cảnh lãng mạn này tác giả cũng ngẫu hứng, cảm
thấy nôn nao hồn thơ, say đắm, nặng vì thơ.
=> Cả hai câu thơ 5 và 6, ý nói, đứng trước phong cảnh hữu tình này cho dẫu
không say, cũng phải say. Cho dẫu thơ chưa đầy túi, cũng ngây ngất chan chứa
hồn thơ.
-2 câu thơ cuối (2 câu kết): “Cho hay cảnh cũng thương người nhỉ?
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.”
+ Cảnh ưa người hay người ưa cảnh? Đây là một cách nói bóng bẩy, trữ tình,
nhấn mạnh. Do đó, đứng trước cảnh thu đầy quyến rũ, du khách nào mà không
cảm thấy ngỡ ngàng, đắm đuối, mê say đến ngẩn ngơ!
* Cả bài thơ đều đặc tả cảnh mùa thu đơn sơ, tẻ nhạt nhưng lại vô cùng trữ tình
và lãng mạn. Có thể nói “Cảnh thu” là một bài thơ đặc sắc của nữ sĩ Hồ Xuân
Hương. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu khi viết về thiên nhiên
của bà. Đọc bài thơ người đọc ấn tượng bởi cảnh sắc mùa thu đẹp và tĩnh lặng
cùng cái nhìn rất chân thực, gần gũi của bà chúa thơ Nôm.
IV. TỔNG KẾT
a) Về hình thức:
-Một bức tranh thiên nhiên cảnh vật mùa thu có chút đượm buồn nhưng vô cùng
hữu tình.
-bài thơ còn gọi lên không gian đơn sơ, vắng vẻ, lãng mạn.
- Bài thơ còn là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, đơn sơ và đượm
buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên của Hồ Xuân Hương.
b)Về nội dung:
-Sử dụng những từ ngữ hình tượng, tác giả đã tạo nên một không gian mộc mạc,
trong lành, yên tĩnh nhưng không kém phần lãng mạn và sâu lắng.
-Đặc biệt, cách dùng từ để diễn tả màu sắc, âm thanh cũng như những yếu tố
thiên nhiên, tạo nên một hình ảnh chân thật và đầy màu sắc của mùa thu.
-Tác giả đã thành công trong việc kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật để tạo
nên một tác phẩm thi văn đẹp và ý nghĩa.
c)Thông điệp, bài học rút ra được:
-Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả
-Cảm giác tự nhiên và thân quen mà tác giả truyền tải đến người đọc thông qua
cách sắp xếp từ ngữ và hình ảnh trong bài thơ.
V. TƯ LIỆU THAM KHẢO

You might also like