You are on page 1of 15

1

TRUYỆN THƠ

---o0o---

I. ĐỊNH NGHĨA
Truyện thơ là thể loại tự sự dân gian bằng văn vần, đại bộ phận sử dụng thể thơ
lục bát dân tộc, vừa kế thừa truyện cổ, vừa kế thừa dân ca, kể về những số phận, những
cảnh ngộ khác nhau, đề cao phẩm hạnh, tài năng, bản lĩnh, đạo đức, phê phán, lên án cái
xấu, cái ác, chống lại bất công, đòi quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, hướng tới
một hiện thực của ước mơ.
II. VỊ TRÍ THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á
Truyện thơ là thể loại đỉnh cao trong văn học dân tộc các quốc gia ở Đông Nam Á.
2. 1. Truyện thơ một số nước Đông Nam Á
Truyện thơ là thể loại hàng đầu ở Đông Nam Á: Lào có Xỉn Xay, Ka-la-kệt, Tèng
On, Xu-li-vông, Thạo Hùng - Thạo Chương,… Campuchia có Tum Tiêu, Ca cây, Cơrông
Xôphe Mứt, Vọtvông và Xôrivông,… Thái Lan có Khủn Cháng-Khủn Phẻn, Ramakian,
Pra Loo,…
2.2. Truyện thơ Nôm của dân tộc Việt
Về đề tài cốt truyện, truyện Nôm khai thác từ ba nguồn:
(1)- Nguồn văn học nước ngoài: Truyện Kiều (Kim Vân Kiều truyện), Phan Trần
(Ngọc Trâm Ký), Nhị Độ Mai (Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai truyện),… (Trung Quốc)
(2)- Nguồn văn học dân tộc: Thạch Sanh, Tấm Cám, Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm
Tải - Ngọc Hoa, Từ Thức, Phương Hoa,…
(3)- Nguồn hiện thực lịch sử dân tộc: Ông Ninh cổ truyện (lấy đề tài từ chiến tranh
Trịnh - Nguyễn), Chúa Thao cổ truyện (Trịnh - Mạc).
Đề tài tình yêu đôi lứa luôn là đề tài phổ biến nhất, đặc trưng nhất của thể loại
truyện Nôm.
Cái hiện thực trong truyện Nôm phần lớn là hiện thực của các truyện cũ, tích cũ2
chứ không phải là hiện thực lịch sử lúc truyện Nôm ra đời. Mượn một thuật ngữ của V.Ia.
Prốp, Kiều Thu Hoạch nhận định đó chỉ là “thực tại cổ tích” mà thôi.
Truyện Nôm mang nhiều đặc trưng của truyện kể dân gian:
- Thứ nhất, về nhân vật: miêu tả hành động, tính cách mang tính đại diện chung
cho một hạng người, một lớp người, cá tính chưa được quan tâm đúng mức, chi tiết ngoại
hình, nội tâm, tâm lý hầu như bị bỏ qua. (trừ trường hợp đột xuất ở Truyện Kiều).
- Thứ hai, về kết cấu: theo lối kết cấu truyện cổ với ba phần: Gặp gỡ-Tai biến-
Đoàn viên. Kết thúc có hậu là phổ biến, nhằm hướng đến một hiện thực trong ước mơ.
Xử lý cốt truyện theo thói quen tâm lý, truyền thống cảm nghĩ, cách nhận thức việc đời
của con người phương Đông thời trung đại.
- Thứ ba, về hình thức sáng tác và lưu truyền: chủ yếu bằng phương thức truyền
miệng bởi những nghệ nhân dân gian đi hát rong, biểu diễn theo lối hát - kể. Nhiều nho sĩ
ghi lại những bản kể mà mình thích dẫn đến có rất nhiều bản kể ra đời. Hình thức văn bàn
vì thế tưởng “tĩnh” mà hóa ra “động”. Truyện Nôm được đưa lên sân khấu chèo như:
Hoàng Trừu, Thạch Sanh, Quan Âm Thị Kính,… Truyện Nôm cũng được đưa lên tranh.
Có các bộ tranh như: 21 tranh Kiều, 26 tranh Thạch Sanh, 3 tranh Nhị độ mai, 2 tranh Trê
Cóc, 2 tranh Lục Vân Tiên,…
2.3. Truyện thơ các dân tộc thiểu số
Có thể kể một số tác phầm: Tày: Nam Kim-Thị Đan, Kim Quế, Nhân Lăng, Nho
Hương,… Mường: Nàng Nga-Hai Mối, Nàng Ườm-chàng Bồng Hương, Nàng con
côi,…H’Mông: Nhàng Dợ-Chà Tăng, Tiếng hát làm dâu,…
Một số truyện thơ của các dân tộc thiểu số cặp đôi với truyện thơ Nôm của dân tộc
Việt như: Hoàng Trừu (Việt) - Hoàng Tíu (Thái), Truyện Kiều (Việt) - Quắm Thư Kiêu
(Thái), Tống Trân Cúc Hoa (V) - Tống Tân Cốc Hoa (Thái), Thạch Sanh, Phạm Tải
Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa (V) tương ứng với những truyện thơ cùng tên của dân tộc
Tày… Truyện thơ này không hẳn là dịch phẩm của truyện thơ kia mà giữa chúng có một
khoảng cách khá xa về cốt truyện, tình tiết, tính dân tộc của hình tượng nhân vật và hình
thức ngôn ngữ.
Người Việt miền xuôi mê truyện kiều thế nào thì người các dân tộc miền núi đối
với truyện thơ cũng có niềm say mê tương tự. Năm 1957, Điêu Chính Ngâu, trong công
trình dịch và chú thích Sống chụ xon xao đã giới thiệu rằng nhiều người thuộc lòng toàn
bộ truyện thơ này. Khi nghe cất lên lời thơ thì “chị hái rau quên bẵng hái rau, anh cày
ruộng buông tay cày.” Ngày xưa ai chép hộ Tiễn dặn người yêu thì được trả công bằng
giá một con trâu. Gia tài bố mẹ để lại quý nhất là khẩu súng và quyển sách và quyển sách
quý nhất trong mọi quyển sách quý là Sống chụ son sao. Lúc kháng chiến, nhiều gia3
đình tản cư phải bỏ lại tất cả nồi ninh, chăn đệm, nhưng sách Sống chụ son sao thì sống
theo người, chết theo người, nhất định không bỏ lại.
Truyện thơ kế thừa các thể thơ dân tộc: Thái có khắp Bắc (câu dài 11, 12 chữ),
khống khái (câu ngắn 5, 6 chữ), Tày có phuối phác (những câu nói có hình ảnh, ý nghĩa),
lượn (những khúc dân ca), phong slư (dân ca đối đáp bằng hình thức trai gái gửi thư cho
nhau).
Có sự kết hợp giữa mạch tự sự với mạch trữ tình hồn nhiên và khá đậm đà.
Truyện thơ là một thể loại phát triển cao nhất của văn học dân gian các dân tộc,
vừa thừa kế truyện cổ, vừa thừa kế dân ca, không dùng hình thức nói kể như truyện cổ,
cũng không hoàn toàn chì dùng lời hát trữ tình như dân ca mà dùng hình thức hát - kể,
nghĩa là kể chuyện bằng hình thức hát dân ca. Phan Đăng Nhật trong cuốn Văn học cácb
dân tộc thiểu số Việt Nam, phân chia văn học các dân tộc tiểu số thành ba bộ phận: Văn
học nói, Văn học kể và Văn học hát căn ứ vào hình thức và phương thức thể hiện. Trong
đó, ông quan niệm rằng: “truyện kể gắn bó với lời nói vần và thơ dân gian, nghệ thuật tự
sự hoà nhịp với trữ tình và tồn tại trong lời hát ca với âm nhạc. Đó là nguồn truyện thơ
của các dân tộc.”. Và ông xếp những truyện thơ vào những tác phẩm văn vần dài hơi,
tổng hợp vừa có tính chất tự sự, vừa có tính chất trữ tình nhưng phần lớn là tự sự.
III. PHÂN LOẠI
- Theo đề tài có: truyện thơ về tình yêu, truyện thơ về sự nghèo khổ, truyện thơ về
chính nghĩa
+ tình yêu: Tiễn dặn người yêu, Chàng Lú-nàng Ủa, Nàng Ờm-chàng Bồng Hương,
Nàng Nga-Hai Mối, Út Lót-Hồ Liêu (Mường), Nhàng Dợ-Chà Tăng (H’Mông)
+ sự nghèo khổ: Nàng con côi (Mường), Kim Quế (Tày), Quảng Tân-Ngọc Lương
(Tày), Vượt biển (Tày),…
+ chính nghĩa: Trần Châu-Quyển Vương, Lưu Đài-Hán Xuân, Đính Quân (Tày)
- Theo con đường hình thành của thể loại có: truyện thơ tự sự hoá trữ tình và
truyện thơ trữ tình hoá tự sự
+ truyện thơ tự sự hoá trữ tình: Tiếng hát làm dâu (H’Mông), Nam Kim-Thị Đan
(Tày), Tiễn dặn người yêu (Thái), Vượt biển (Tày)
+ truyện thơ trữ tình hoá tự sự: Nàng con côi (Mường), Quảng Tân-Ngọc Lương
(Tày), Kim Quế (Tày), Khung Lú nàng Ủa (Mường)…
IV. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THỂ LOẠI
4.1. Khái quát các đặc điểm nội dung và hình thức thể loại 4
4.1.1. Về nội dung
Truyện thơ kể về những số phận, những cảnh ngộ khác nhau, đề cao phẩm hạnh,
tài năng, bản lĩnh, đạo đức, phê phán lên án cái xấu, cái ác, chống lại bất công, đòi quyền
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, hướng tới một hiện thực của ước mơ. Truyện thơ vì
quyền sống chân chính của con người mà cất tiếng. truyện thơ có giá trị tố cáo đặc biệt
sâu sắc và mãnh liệt, là mối thương cảm đối với thân phận con người và lòng căm phẫn
chế độ cũ đày đoạ con người.
Trong xã hội cũ, truyện thơ đóng một vai trò lớn lao trong đời sống văn hoá của
các dân tộc thiểu số, đánh dấu một bước tiến của nhân dân trên quá trính tự ngã nhận thức.
nó giúp cho nhân dân ý thức rõ hơn về số phận, quyền lợi, nghĩa vụ và sự tự do của mình.
4.1.2. Về hình thức
Truyện thơ kể lại câu chuyện bằng hình thức thơ ca. Tuỳ vào truyền thống văn
học các dân tộc mà có sự tham gia của những thể thơ khác nhau cũng như vốn ngôn từ
nghệ thuật đặc thù:
VD: Dân tộc Tày sử dụng thể thơ 7 tiếng có xen kẽ những câu ngắn hơn hoạc dài
hơn, có vần chân. Nếu phân đoạn khổ bốn câu thì câu 3 không có vần.
Dân tộc Thái sử dụng những câu thơ dài ngắn không đều, có cả vần lưng và
vần chân, số tiếng trong câu thường lẻ.
Dân tộc Mường hằn rõ dấu vết dân ca Mường, câu thơ dài ngắn không đều
từ 2 tiếng đến 10 tiếng, gieo vần lưng tự do ở các vị trí khác nhau. Câu sau bắt vần với
tiếng cuối câu trước.
=> Điểm chung: đều là sự cách điệu cao độ lời nói vần trong ngôn ngữ giao tiếp.
- Được hát kể theo các làn điệu dân ca: khắp (Thái-Tây Bắc), khặp (Thái-Tây
Thanh Hoá, Nghệ An), phong slư, lượn (Tày), gầu plềnh, gầu ua nhéng (H’Mông),…
- Được diễn xướng trong các sinh hoạt dân gian: then (Tày), pồn pôông (sinh hoạt
vui chơi, giải trí, cầu mùa (Mường), tục kết chạ (Mường). Đội ngũ diễn xướng: ông then
bà then (Tày), ông Mo bà mỡi (Mường), những Pô Mduôn, Pô Chang, Pô Baxeh (tăng lữ
Bà la môn – Chăm)…
- Tính chất tự sự của loại thể truyện dân gian khá rõ nét: kể theo trật tự thời gian
tuyến tính, bố cục thành từng chương đoạn, không có hoặc chưa có nhìêu những lời tả
cảnh trực tiếp, về phương diện cách kể chưa thoát ra khỏi quỹ đạo của sáng tác dân gian.
- Về mô típ, đề tài: vẫn tiếp tục sử dụng, khai thác loại truyện về nhân vật mồ côi5
khá quen thuộc và phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích
- Về phương diện ngôn ngữ: do được sáng tác và ghi chép thành văn, được gia
công trau chuốt lời văn, sử dụng những công thức, những điển có trong văn học TQ. Kiều
Thu Hoạch nhận xét rằng phong cách ngôn ngữ truyện thơ pha tạp, không thuần nhất,
không đồng đều, khi thì Hán, khi thì Nôm, khi thì bình dân, khi thì trang trọng…
- Có sự xuất hiện của nhân vật người kể chuyện
-> Những đặc điển trên thể hiện khá rõ tính chất thành văn, tiếp cận với thi pháp
văn học bác học, đánh dấu bước phát triển mới của văn học dân gian.
Những truyện này các dân tộc có thuật ngữ riêng để gọi: Gầu, Lù chạ (Mèo), Khắp (Thái),
Xường (Mường). Theo tên gọi, truyện thơ vốn ở trong dân ca, lưu truyền bằng hình thức
hát.
* Truyện thơ Nôm miền xuôi cũng như truyện thơ miền núi là bước nối giữa văn
học dân gian và văn học thành văn, đều mang những tính chất của cả hai bộ phận văn
học nói trên. Chính sự chuyển hoá từ dân ca đến truyện thơ tự sự hoá trữ tình cũng như
từ truyện cổ tích sang truyện thơ trữ tình hoá tự sự thể hiện ở sự gia công về mặt cốt
truyện và khắc hoạ tâm lý nhân vật khiến cho truyện thơ là một thể loại phát triển đỉnh
cao của văn học dân gian các dân tộc, ít nhiều tiếp cận với văn học viết, báo trướ sự
hình thành truyện văn xuôi hiện đại.
4.2. Tính chất dấu nối giữa văn học dân gian và văn học viết là đặc trưng quan
trọng nhất của thể loại.
Nhiều ý kiến coi truyện thơ vừa mang những đặc điểm của văn học thành văn, vừa
mang những đặc điểm của văn học dân gian, là cầu nối của hai bộ phận văn học ấy:
4.2.1. Về vấn đề tác giả
Lúc đầu truyện thơ có tên người sáng tác. Nhưng qua thời gian lưu truyền bằng
miệng, người ta quên mất tên tác giả. (Truyện Hoa Tiên, tk XVIII, do Nguyễn Huy Tự
sáng tác dựa trên tác phẩm Đệ bát tài tử Hoa tiên ký của TQ, sau Nguyễn Thiện, Vũ Đãi
Vấn và Cao Bá Quát nhuận sắc, trong đó, Nguyễn Thiện là người nhuận sắc công phu
nhất; Sơ kính tân trang (Câu chuyện mới về lược và gương-1804, của Phạm Thái);…
4.2.2. Về đặc điểm ngôn từ nghệ thuật
Ngôn ngữ truyện thơ có sự pha trộn giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.
Ngôn ngữ truyện thơ là một thứ ngôn ngữ giản dị mà trau chuốt, nhiều hình ảnh mà
không rườm rà, một thứ ngôn ngữ trong sáng nhất, dân tộc nhất. Ngôn ngữ truyện thơ
mang tính dân tộc sâu sắc đồng thời cũng có sự hội tụ lớn lao tinh hoa ngôn ngữ các dân6
tộc.
VD: Từ thuần Việt: “Tiếng ve sầu rên rỉ lầu ngơi.” (lầu ngơi: nhà lầu để nghỉ ngơi)
“Xót dạ kẻ nho sinh buồn điếng.” (buồng điếng: buồn bã
lặng điếng) (truyện Bióoc Lả - Tày)
VD: Từ Hán Việt: “Con không ưng kết nghĩa tao khang.”
“Em mà có vu qui sẽ đến.”. (Bióoc Lả - Tày)
VD: Tiếng dân tộc xen lẫn tiếng Việt: khôn ngọ (khôn ngoan), luật đới xơ (luật đời
xưa), lương gian (dương gian),… (Chàng Lú nàng Ủa)
=> Nguyên nhân:
(1)- Do sự truyền bá Nho học từ miền xuôi lên, các no sĩ từ xuôi lên dạy học, các
quan người Việt lên trấn nhậm vùng Cao Bằng, Lạng Sơn. Những tầng lớp có học này có
đíều kiện tham gia sáng tác và ghi chép truyện thơ.
(2)- Về mặt hiệu quả thẩm mỹ: khi nói đến đạo lý cương thường thì dùng những
thành ngữ, công thức Hán trang trọng, cầu kỳ. Khi hiện thực cuộc sống tràn vào tác phẩm
thì dùng ngôn ngữ thường ngày bình dị, sống động, trần trụi.
+ Truyện thơ được đông đảo nhân dân yêu mến và lưu truyền nên sản sinh rất
nhiều dị bản và mang tính địa phương rõ nét
+ Truyện thơ là đối tượng nghiên cứu của cả văn học thành văn và văn học viết.
+ Truyện thơ gắn liền với những vết tích văn hoá, phong tục, tập quán của các dân
tộc.
Tiễn dặn người yêu được trích ra những đoạn dài để hát trong lễ cưới, răn nhủ
nhau nhớ ơn cha mẹ, chung thuỷ với người yêu. Truyện thơ Vượt biển hát trong lễ chúc
phúc cho gia chủ hay trogn đám tang tiễn đưa linh hồn người chết…
+ Đây là một thể loại không đơn thuần thuộc về văn học viết mà còn thuộc về cả
lĩnh vực văn học dân gian, là thứ văn học trình diễn, được hát lên, vừa hát vừa kể, kể
bằng cách hát kết hợp biểu diễn.
4.2.3. Hai kiểu dạng truyện thơ

* Kiểu tự sự hoá trữ tình

Sự tích tụ và phát triển dân ca về đề tài nỗi khổ của người lao động, người phụ nữ,
dân ca giao duyên thành một thể tài mới có tính chất tự sự và có một tầm rộng lớn về
không gian, thời gian, độ dài tác phẩm,… Tiêu biểu có truyện thơ Tiếng hát làm dâu
(H’Mông), Tiễn dặn người yêu (Thái). Những tác phẩm này có sự “nhặt”, “chắp” và7
“chuyển hoá” dân ca Tiếng hát tình yêu và dân ca Tiếng hát làm dâu.
Truyện thơ Tiếng hát làm dâu (H’mông) tiếp thu cả dân ca Tiếng hát làm dâu và dân ca
Tiếng hát tình yêu. Đó là quá trình từ trữ tình đến tự sự hay quá trình tự sự hoá dân ca
trữ tình. Đó là quá trình “nhặt”, “chắp” và “chuyển hoá”. Đây là chỗ giáp ranh của thể tài.
- Dân ca Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh):
+ Đôi ta kết nghĩa bạn tình yêu nhau tha thiết
Em ơi! em ở anh đi tìm bạc tiền nặng cánh tay
Về đón em làm dâu
Em ở anh đi kiếm tiền kiếm bạc được đầy thân người
Về đón em làm vợ.

- Truyện thơ Tiếng hát làm dâu


VD1: Nhàng Dợ-Chà Tăng
+ Ta chẳng thiếu nợ gì ai
Vì đôi ta kết nghĩa bạn tình không nản không chán
Ta muốn đón nàng về làm vợ
Ta mới tính chuyện dông dài đi buôn trâu
VD2: Vừ Chúa Pua
+ Gái út sông Đà tên gọi Vừ Chúa Pua
Tay khéo tay thêu lụa
Thêu được chín mươi chín chiếc túi lụa
Tặng người yêu sông Hồng mang đi buôn trâu
=> Những mảng tâm tình trong ca dao dân ca tình yêu được thu hút và hệ thống hoá vào
phần đầu của truyện thơ tiếng hát làm dâu: Mối tình ban đầu tươi đẹp
- Dân ca Tiếng hát làm dâu:
Có sáu kiểu bài, trong đó, kiểu bài phức tạp nhất có sơ đồ cấu tạo sau:
Ông mối đến hỏi đón dâu -> Cuộc sống cực nhục của người làm dâu -> Bỏ về
nhà cha mẹ đẻ -> Bị đuổi -> Chết
- Truyện thơ Tiếng hát làm dâu trên cơ sở ấy, có gia công về cốt truyện, theo sơ đồ:
Mối tình tươi đẹp ban đầu -> Bị gả ép cho người khác -> Cuộc sống cực nhục8
của người làm dâu -> Bỏ về nhà cha mẹ -> Bị đuổi -> Chết / Trốn thoát cùng nhau để
xây dựng hạnh phúc
=> truyện thơ đã sử dụng những mô típ có sẵn từ trước trong dân ca.
Vd: + Vừa về nhà chồng nàng dâu đã phải nghe mẹ chồng kể lể về số tiền phải
bỏ ra để cưới dâu
+ Người làm dâu phải thức khuya dậy sớm làm việc, chịu rét, chịu lạnh
+ Nhất cử nhất động đều bị gia đình chồng mắng mỏ…
Truyện thơ không đi đơn thuần làm việc “nhặt” và “chắp” những câu dân ca mà
còn phải chuyển hoá chúng từ những cảm nghĩ khái quát thành những chi tiết cụ thể,
xâu chuỗi thành hệ thống sự việc, tình tiết vận động và diễn biến trong một không-thời
gian riêng. Đó là cả một quá trình tự sự hoá trữ tình.
- Dân ca Lời tâm tình tiễn thương (Tản chụ xống xương)
…Thuở ấy sông Hồng ngăn coi là ao bèo
Sông Đà cách trở coi là ao ấu
Yêu thương nhau anh sẽ bắc cầu đôi qua…
…Thuở ấy mối tình duyên đằm thắm
Đượm thương tại nhà mẹ cầm khăn
Đôi ta yêu nhau ở nhà mẹ khoác áo hóng trời mát
Ta nắm tay rong ruổi khi chiều tà
Quyện tình duyên thắm bá vai…
…Bạn trăm năm anh tin với em thành vợ
Tin với em sẽ một lòng chung thuỷ suốt đời
Bây giờ thì
Ước được út yêu mà út yêu ruồng bỏ
Ước thầm được mối tình mà duyên tình lìa cắt
Sắp thành đôi lứa rồi lại quên thương
Đôi ta không được nhau rồi!
Đợi khi con suối cạn dâng lên thành sông Đà
Thuyền bè về cập bến
Trai sẽ bơi vượt sông Mã thăm thương 9
Đợi khi nào rừng to có hoa tảng
Rừng rộng có hoa sen
Chồng chết, em hoá thành goá bụa
Em ở goá hay bỏ chồng hãy hỏi thăm anh.

- Dân ca Lời hát dặn người yêu (xắng chụ):


Nhưng nhà anh nghèo bố mẹ không thương
Nhà anh khổ bố mẹ chẳng cho
Vào rừng anh đứng giữa ngã ba
Gặp sông, anh không gặp đò bến
Cho nên,
Công anh trồng rau thơm mà không được yêu mường
Công anh ươm tơ hồng mà không được yêu bản

Em sắp đi xa có nán lại được không
Còn anh, an xin giữ lại
Tháng giêng trời mở họng cười
Em đi tháng này, tháng không thành đôi
Tháng này, tháng không thành bạn
Tháng hai hoa gạo, hoa tông
Nở đẹp rừng đẹp bản
Nhưng bụng trời còn nghe buồn
Nên trời còn u ám…
… Tháng này em không đi dựng nhà
Tháng này em chớ vội đi dựng cửa
Tháng nhiều ngăn trở
Lẻ bạn lìa đôi
Em hãy nghe lời 10
Nán chờ đến tháng ba, tháng tư
Tháng ba, tháng tư nước không chảy vào khe cạn…
-> Truyện thơ Tiễn dặn người yêu thu hút vào mình cả dân ca Tản chụ xống xương
và dân ca Xắng chụ nhưng không sử dụng nguyên xi mà có cải biến:
VD:
+ Xắng chụ: cô gái phụ tình-> Xống chụ xon xao: cô gái bị gả ép
+ Xắng chụ: vì người con gái có sự chủ động đi lấy chồng nên chàng trai nhân hậu
dặn về nhà chồng ăn ở sao cho êm ấm-> Xống chụ xon xao: vì hai người vẫn yêu nhau
nên chàng trai dặn cô gái về làm sao cho nhà chồng trả về nhà bố mẹ ruột để hai người có
dịp đoàn tụ.
- Dấu vết dân ca ở truyện thơ tự sự hoá trữ tình rất rõ. Tính trữ tình đậm hơn tính
tự sự. Cốt truyện nhiều khi chưa rõ ràng.
- Nhìn chung, dòng tự sự hoá trữ tình không có nhiều tác phẩm và không thật tiêu
biểu cho thể loại truyện thơ bằng dòng trữ tình hoá tự sự trong việc xây dựng cốt truyện.
* Về nhân vật:
Nhân vật có thể có tên như Nam Kim và Thị Đan (Nam Kim - Thị Đan [Tày]),
Nhàng Dợ và Chà Tăng (Nhàng Dợ-Chà Tăng [H’Mông]), Vừ Chúa Pua (Tiếng hát làm
dâu [H’Mông])…
Thực chất, dù có tên hay không họ đều là những cặp nhân vật trữ tình anh-em,
chàng-nàng quen thuộc của dân ca, chỉ được khắc hoạ chủ yếu về phương diện tâm tư,
tình cảm. Các đặc điểm về diện mạo, tuổi tác,..không dược thể hiện rõ.
Về cơ bản, đây vẫn là loại nhân vật trữ tình của dân ca được bứng ra khỏi thể loại vốn có
để đặt vào một hệ thống cốt truyện khá đơn giản, một đường dây của một hệ thống tình
tiết, chi tiết ít nhiều mang tính cốt truyện.
Nhân vật, nhìn chung, về bản chất mang tính phiếm chỉ. Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và
nảy sinh các mối quan hệ cũng mang tính phiếm chỉ.

* Kiểu trữ tình hoá tự sự

Sự chuyển hoá từ truyện cổ tích người mồ côi, người em út, người con riêng,
người đội lốt xấu xí…và tận dụng nghệ thuật trữ tình của dân ca thành dòng truyện thơ
trữ tình hoá tự sự.
Có hai hướng cơ bản:
(1)- Xử lí, biến đổi, thêm thắt cốt truyện cổ dân gian có sẵn 11
VD: Hiền Hom-Cầm Đôi (từ truyện cổ tích Nàng Hiền Hom và chàng Cầm Đôi),
Chàng Lú- nàng Ủa (từ truyện Khun Lù-nàng Ủa)
(2)- Sử dụng những mô típ truyền thống của truyện dân gian vào một hệ thống cốt
truyện mới
VD: mô típ Người đội lốt xấu xí (Kim Quế (Tày)), mô típ Thách cưới (Nhân Lăng
(Tày) [Nhân Lăng hỏi cưới công chúa Quyển Vương. Vua ra điều kiện lễ vật là 9 kho
vàng bạc, một viên ngọc kỳ lân, một sợi tóc tiên, hai trăm con cá đại hải,…])
VD: Truyện thơ Hiền Hom-Cầm Đôi
- Truyện cổ tích Nàng Hiền Hom và chàng Cầm Đôi
Hiền Hom (nữ) và Cầm Đôi (nam) yêu nhau nhưng gia đình Hiền Hom không ưng thuận
vì chê Cầm Đôi nghèo. Cầm Đôi quyết chí đi buôn kiếm tiền về cưới vợ, dặn Hiền Hom
ở nhà chờ đợi, nếu lỡ ốm chết thì bám sát sàn nhà chờ chàng trở về.
Hiền Hom chờ đợi héo hon, ốm chết. Không ai nhấc nổi quan tài. Gia đình sợ hãi bỏ đi
nơi khác. Hồn ma Hiền Hom vẫn thắp đèn kéo sợi chờ người yêu. Cầm Đôi trở về, phát
hiện người yêu giờ đã thành ma nên nhiều lần lập mưu lừa để chạy thoát. Hồn ma Hiền
Hom lúc nào cũng theo Cầm Đôi. Một lần, Cầm Đôi dùng hình nhân lừa giết chết hồn ma
Hiền Hom. Dù chết lần thứ hai nhưng hồn ma Hiền Hom vẫn theo về trong giấc ngủ để
an ủi người yêu. Sau đó, Cầm Đôi lâm bệnh mà chết.
- Truyện thơ Hiền Hom-Cầm Đôi:
+ Thêm đoạn giới thiệu lai lịch nhân vật chính: Đôi là con nhà quyền quý, Hom là
con nhà thường dân (trái với truyện cổ tích)
+ Năm Hom 14 tuổi, Đôi 16 tuổi gặp và yêu nhau suốt 6 năm không ai biết. Đến
năm thứ 7, Hom có mang.
+ Cha mẹ Đôi chê Hom nghèo
+ Đôi bỏ nhà đi để gây áp lực với gia đình
+ Đôi chết vì thất tình chứ không phải vì bị hồn ma ám ảnh. Truyện cổ có lời dặn của Đôi
trước lúc đi xa rằng nếu lỡ ốm chết thì Hiền Hom bám sàn nhà chờ mình quay về. Nhưng
đến khi trở về, biết người yêu giờ đã thành hồn ma thì Đôi lại trốn chạy như một kẻ
không chung tình. Truyện thơ không có lời dặn ấy, kết thúc:
“Cầm đôi vật vờ như cái bóng,
Sống thoi thóp tròn năm tắt thở
Hồn lên trời trọn kiếp với nàng Hom.”. 12
- Cụ thể hơn, đoạn đầu, truyện cổ tích giới thiệu như sau: “Ngày xưa, ở vùng
Thuận Châu có một đôi trai gái yêu nhau. Cô nàng tên Hiền Hom. Anh chàng tên là Cầm
Đôi. Một hôm, Cầm Đôi nhờ mai mối đi hỏi nàng Hiền Hom làm vợ.”
Trong truyện thơ, đoạn này rất dài (bản dịch của Đinh Văn Ân có 439 câu), gồm:
43 câu giới thiện Hiền Hom từ gia cảnh đến bản thân (chăm chỉ làm lụng, xinh đẹp, năm
14 tuổi trai các nơi đổ về,…), 11 câu giới thiệu Cầm Đôi, 385 câu miêu tả sự gặp gỡ qua
lại yêu đương của hai người. Sự dãn nở như vậy cho phép truyện thơ dừng lại mô tả kỹ
hơn về nhân vật. Đặc biệt, cũng như Truyện Kiều của người Việt, hai nhân vật đi lại, gặp
gỡ nhìêu lần để bộc bạch nỗi lòng của mình cùng người yêu quý.
- Mô hình kết cấu cốt truyện kết thúc có hậu với ba chặng không phổ biến ở truyện
thơ các dân tộc thiểu số (Trừ truyện thơ Tày)
Mô hình kết thúc bi kịch mới tiêu biểu và phổ biến. Nó thể hiện một cách nhìn
nhận mới về con người và cuộc sống, thể hiện một nguyên tắc thẩm mỹ mới về sáng tạo
nghệ thuật. Nhân dân các dân tộc thiểu số đến với truyện cổ thì thích thú với kết thúc có
hậu nhưng đến với truyện thơ lại muốn một kết thúc gần hơn với thực tại trước mắt.
* Về nhân vật:
Vẫn là hệ thống nhân vật quen thuộc của thể loại truyện cổ tích: người mồ côi
(Lưu Đài [Lưu Đài-Hán Xuân], Trương Anh [Chim sáo], Trần Châu [Trần Châu-Quyển
Vương]…), người mang lốt vật (Kim Quế [Kim Quế]), người tài giỏi (Nhân Lăng [Nhân
Lăng], Đính Quân [Đính Quân], Hán Xuân [Lưu Đài-Hán Xuân])…
Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập như truyện cổ tích. Nhân vật chính diện đại
diện cho chính nghĩa, tài năng, mơ ước tình yêu tự do… Nhân vật phản diện đại diện cho
sự phi nghĩa, bất tài, thành kiến với quyền yêu tự do chân chính…(cha mẹ ham tiền, ông
vua cảm tính, thiếu sáng suốt, hèn nhát, gian thần cõng rắn cắn gà nhà,…).
Xuất hiện những nhân vật chức năng: mụ dù ghẻ hãm hại con chồng, những ông
thầy và những nhà tiên tri chuẩn bị cho nhân vật chính những khả năng siêu phàm, nhân
vật chính thường có những phẩm chất và số phận na ná nhau,… (Truyện thơ Tày: các
nhân vật nam như Lưu Đài, Trần Châu, Chiêu Đức, Lý Thế Khanh thường mồ côi, bị
tước đoạt gia tài, gặp khó khăn hoạn nạn, được một tiểu thư con nhà quyền thế quý yêu,
giúp đỡ, đối phó với các loại kẻ thù…cuối cùng vượt qua tất cả khó khăn, vợ chồng đoàn
tụ. Là nữ thì đó là những nhân vật “mặt ngọc khôi châu”, luôn thuỷ chung, kiên định
trong tình yêu.)
* Tư liệu tham khảo: một số nét đặc sắc trong miêu tả tâm lí nhân vật 13
* Hiền Hom - Cầm Đôi
Đoạn miêu tả nỗi lòng đau khổ của Cầm Đôi:
“Nuốt nước mắt nói hết nỗi niềm
Anh không phải người ăn ở hai lòng
Gái mường khác như hoa rìa đường,
Chỉ có em anh trăm nhớ ngàn thương.
Vì em, chết không người chôn cũng mặc.
* Nam Kim-Thị Đan
Cách miêu tả tâm lý mang âm hưởng dân ca, tâm trạng gắn với các hiện tượng của
vũ trụ. Nam Kim nhớ Thị Đan:
“Đêm ngày cũng nhớ bạn đau buồn

Sao Bắc D(ẩu bốn phương sáng toả


Đêm qua ngày lại, sáng tối mong chờ”

“Từ ngày đôi ta không được yêu nhau,


Ngày vắng vào rừng sâu sầu não
Tiếng ve kêu rền rĩ thâm buồn
Khi bốn phương nắng toả
Yêu bạn mong gặp bạn, mong suông.”

Khi Thị Đan gặp được Nam Kim:


“Như mây gặp gió
Như trời hạn gặp mưa
Như cá gặp nước trong bể
Nước với cá còn ở với nhau mãi mãi
Cũng như bướm gặp hoa đang nở
Được thấy mặt anh lòng em hết buồn.”
14
* Tiễn dặn người yêu
Một trong những đoạn đặc sắc của truyện thơ Tiễn dặn người yêu là đoạn tả
tâm trạng cô gái lúc đang hái củi trên nương chiều. Linh tính dường như mách bảo
có điều chẳng lành, cô vội ra về. Trước khi về, dõi theo mặt trời đang lặn dần, vừa
không quên kiếm củi kiếm hai bó, kiếm củi kiếm ba bó” cho mẹ ninh xôi nấu rượu.
và cô còn nhớ đến người yêu, kiếm củi làm sao đủ cho người yêu hút thuốc, hơ áo.
Tại sao phải hơ áo? Đâm Tây Bắc sương rất dày và buốt. bạn trai vượt rừng đến
nhà bạn gái thế nào cũng ướt đầm áo. đoạn thơ thể hiện tình cảm nồng đượm, mộc
mạc của người con gái Thái đang yêu.
Trước lúc cất chân trở lại nhà, cô không quên gọi hồn vía về cùng. Người
Thái xưa nghĩ rằng người ta đi đâu thì hồn vía đi theo đó. Để hồn lạc mất thì sẽ bị
ốm đau. Người ta cũng tin rằng người yêu đi đến đâu thì hồn vía mình cũng đi theo
đến đó (dân ca: “Anh xa em nhưng hồn anh lẩn khuất nơi tà áo em”). Cô gái tin
rằng mình lên nương kiếm củi luôn có vía của người yêu lên cùng:
“Vía anh yêu đừng nằm nơi gốc lau
Đừng ngủ sau gốc sậy
Hỡi vía anh yêu về nhà theo nhau.”.
=> qua lời gọi vía, cô gái đã thể hiện tình cảm nồng nàng đối với người mình yêu.
* “Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa
Chỉ bằng thân con chẫu chuộc thôi.”
Phiên âm nguyên văn:
“Pặt mã khạy nạy cọ hák mã xút ngắm lả tò mè cáp cong cợn lễ!
Xút phong pãnh pânh tò mè cháng chả.”
Con cáp cong là một loại côn trùng lớn hơn con cào cào, tiếng kêu rất to,
chói tai
Con cháng chả là loại côn trùng thích chiu rúc vào những đầu tre nứa bộ
khung rui nhà sàn Thái để trú ẩn, tiếng kêu rất to về đêm khiến người trong nhà rất
khó ngủ.
Điệp ngữ so sánh “tò mè cáp cong”, “tò mè cháng chả…” nghĩa là “cùng15
đường như con cáp cong”, “hết đường như con cháng chả”. Vì gia đình đã hả hê
nhận lễ vật hậu hĩnh của nhà người ta, nên lời kêu xin giúp đỡ của cô như tiếng kêu
chói tai của hai loài công trùng kia, chẳng những không làm cho người ta xót
thương mà còn gây khó chịu, bực mình, muốn biến mất đi cho rảnh nợ.

You might also like