You are on page 1of 15

CA DAO-DÂN CA VIỆT NAM

-----o0o-----
I. ĐỊNH NGHĨA
Dân ca là những bài hát, câu hát dân gian bao gồm phần lời thơ dân gian và phần
giai điệu âm nhạc dân gian của dân tộc. Ba mảng chất liệu đời sống chủ yếu làm cơ sở
hình thành nên dân ca là: sinh hoạt lao động, sinh hoạt gia đình và sinh hoạt nghi lễ. Khi
tìm hiểu dân ca Việt Nam, cần lưu ý mối quan hệ giữa lời ca, giai điệu và hình thức sinh
hoạt (hay bối cảnh và lề lối hát).
Ca dao là thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường, ca dao là lời của các
bài hát dân ca đã bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy, hoặc ngược lại, là những câu thơ có
thể bẻ thành làn điệu dân ca. Theo các học giả văn học cổ Trung Quốc, khúc hát có nhạc
đệm gọi là “ca”, hát trơn gọi là “dao”.
Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, ca dao-dân ca Việt Nam chứa đựng nhiều
nội dung khác nhau, phản ánh hiện thực đa dạng của đời sống nhân dân, những tâm trạng,
những tư tưởng và tình cảm của con người trong nhiều mối quan hệ phức tạp với thiên
nhiên và xã hội.
Ngay từ khi mới ra đời, thơ vốn hkông tách rời nhạc (một biểu hiện của đặc tính
nguyên hợp nghệ thuật). Trước kia ca dao thường được hát theo những làn điệu nhất định,
giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ rệt. Khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ
đến những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả những làn điệu,
những thể thức hát nhất định. Người ta cũng không coi toàn bộ những câu hát thuộc hệ
thống những câu hát của một loại dân ca nào đó (như hát Trống Quân, hát Phường
Vải.v.v..) đều là ca dao mà là bộ phận cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất. Đó là bộ phận những
câu hát đã rở thành cổ truyền (được phổ biến rộng rãi và được lưu truyền qua nhiều thế
hệ) của dân tộc. Ca dao trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ những sáng tác thơ ca nào
mang phong cách của những câu hát cổ truyền. Ca dao có thể là thơ tự sự nhưng đại bộ
phận là thơ trữ tình.
Dưới đây là phần lời thơ (ca dao) và lời hát khi bẻ thành làn điệu (dân ca):
Cao dao:
“Ai xui con sáo sang sông,
Cho nên con sáo xổ lồng bay xa.”
Dân ca:
1
“Ở…ở…
Ai xui mà con sáo cái nọ sang sông …
Cái nọ sang sông…ơ ơ.
Cho nên cái mà con sáo..ở..ở..
Sổ lồng cái kìa bay xa, cái kìa bay xa…
Cái lí sông Mã, cái lí xàng xê
Đôi ta về Thường Thị ơi, sáo bay ơi…”
* Nhiệm vụ 01:
Từ định nghĩa trên, anh/chị hãy cho biết:
1.1. Có phải tất cả những bài ca dao đều có thể bẻ thành làn điệu dân ca? Tại sao?
……………………………………………………………………………………..
….………………………………………………………………………………….
1.2. Thuật ngữ ca dao-dân ca hay mối quan hệ khăng khít giữa thơ và nhạc là biểu
hiện đặc trưng nào của văn học dân gian?
……………………………………………………………………………………..
….………………………………………………………………………………….
1.3. Từ 1 bài ca dao, muốn trở thành một bài dân ca phải có thêm những yếu tố
nghệ thuật nào?
……………………………………………………………………………………..
….………………………………………………………………………………….
1.4. Hãy sưu tầm phần lời 03 bài dân ca vốn thoát thai từ ca dao
……………………………………………………………………………………..
….………………………………………………………………………………….
II. NHỮNG KHÍA CẠNH NỘI DUNG
2.1. Bức tranh đất nước, con người Việt Nam
Ca dao dân ca trước hết là bức tranh thể hiện vẻ đẹp về tự nhiên, lịch sử, sản vật,
phong tục và con người Việt Nam.
2.1.1. Những sự kiện lịch sử dân tộc
2
Trước hết, cũng như tục ngữ, ca dao là bức tranh phản chiếu những sự kiện lịch sử
của dân tộc với những biến cố trong đại và những nhân vật được nhân dân tôn kính:
“Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.”
“Anh đi theo chúa Tây Sơn,
Em về cày cuốc mà thương mẹ già.”
2.1.2. Những địa danh, sản vật, con người
Ca dao cũng miêu tả sự trù phú của đất đai, sự giàu có sản vật và nét đẹp của con
người trên khắp mọi miền:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.”
“Muốn ăn mật rú vô Trèn,
Muốn xơi ốc đực thì lên Thác Đài.”
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Chẳng đẹp cũng thể la người Tràng An.
2.1.3. Những phong tục tập quán cổ truyền
Sâu sắc và thú vị hơn cả là lối sống, phong tục tập quán chứa đựng những nét đẹp
thuần hậu của nông thôn Việt Nam xưa như tục cưới xin, giao tế, hội hè:
“Cưới em có cánh con gà”,
“Cưới nàng anh toan dẫn voi”,
“Thưa rằng bác mẹ em răn,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.”,
“Tai nghe trống chiến trống chầu,
Xếp ba miếng kẹp lộn đầu lộn đuôi.”..
* Nhiệm vụ 02:

3
2.1. Hãy liệt kê 03 chủ điểm nội dung của ca dao về bức tranh đất nước và con
người Việt Nam
….…………………………………………………………………………………..
2.2. Với mỗi chủ điểm nội dung ấy, hảy tìm 03 đơn vị ca dao làm ví dụ minh hoạ
(ngoài các ví dụ trong bài giảng)
.….……………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………
2.2. Khúc hát tâm tình của người bình dân
Ca dao là tiếng hát từ trái tim lên miệng. Muốn tìm hiểu tâm tình của người Việt
Nam, cách tốt nhất là tiếp cận kho tàng ca dao Việt Nam.
2.2.1. Tình quê hương, xứ sở
Tình cảm gắn bó máu thịt với nơi mình sinh ra và lớn lên là một đặc trưng của
người Việt (và cũng là điểm chung của người dân có truyền thống văn hoá nông nghiệp
trồng lúa nước).
“Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long
Nhờ trời hạ kế sang đông
Lấy nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.”
“Chẳng đi nhới cháo làng Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên.”
“Ai về Gia Định thì về,
Nước trong, gạo trắng, dễ bề làm ăn.”
2.2.2. Tình cốt nhục
Lối sống trọng tình trên nền tảng văn hoá gia tộc, huyết tộc được thể hiện
sâu đậm trong ca dao:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương.”
4
“Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Anh em như thể tay chân,
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.”
2.2.3. Tình cảm lứa đôi
Ca dao về tình cảm lứa đôi, tiêu biểu là mảng ca dao về tình yêu đôi lứa,
chiếm một tỉ trọng cao trong kho tàng ca dao Việt Nam. Không có một cung bậc tình yêu
nào mà không được thể hiện trong vốn thơ ca truyền thống này.
“Có trầu mà chẳng có cau,
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.”
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.”
“Vắn tay với chẳng tới kèo,
Cha mẹ anh nghèo cưới chẳng đặng em.”
“Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon.”
2.2.4. Tình cảnh cay đắng, cực nhục
Ca dao là bức tranh về điều kiện sống, thân phận giai cấp của người bình
dân Việt Nam:
“Trời mưa lác đác ruộng dâu,
Cái nón đội đầu, cái thúng cắp tay.”
“Gánh cực mà đổ lên non,
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.”
“Hai tay cầm bốn củ khoai lang,
Thiếp nói với chàng để mai hãy nướng.
Cực chẳng đã mới ra thân làm mướn.”
“Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”
5
“Chàng ơi phụ thiếp làm chi,
Thiếp là cơm nguội chờ khi đói lòng.”
2.3. Tiếng nói đấu tranh của người bình dân
Có thể nói, truyện cổ tích cho đến tục ngữ, ca dao đã được nhân dân sử dụng như
một hình thức ngôn luận quần chúng, một vũ khí đấu tranh sắc bén.
2.3.1. Đấu tranh với những bất công trong gia đình trói buộc tự do và hạnh phúc
chính đáng
“Đói lòng ăn nắm lá sung,
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.”
“Mẹ tôi tham thúng xôi rền,
Tham con lợn béo, them tiền Cảnh Hưng.
Tôi đã bảo mẹ rằng đừng,
Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào.
Bây giờ chồng thấp vợ cao,
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.”
“Gió đưa bụi chuối sau hè,
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ.”
2.3.2. Đấu tranh với những bất công xã hội
“Trời sao trời ở không cân,
Kẻ ăn không hết, người lần không ra.”
“Ăn trộm, ăn cướp thành Phật thành Tiên,
Đi chùa, đi chiền bán thân bất toại.”
“Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra quét chùa.”
Có thể nói, ca dao đã thể hiện tất cả các phương diện của đời sống, đặc biệt
là mọi khía cạnh và cung bậc trong suy nghĩ và tình cảm của con người Việt Nam.
6
* Nhiệm vụ 03:
3.1. Hãy vẽ một sơ đồ khái quát biểu thị các mảng nội dung của ca dao-dân ca Việt
Nam.
….…………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………………..
3.2. Ngoài những ví dụ trong bài giảng, hãy cho ví dụ các đơn vị ca dao thể hiện
các cung bậc trong tình yêu đôi lứa (Gặp gỡ-ướm hỏi, nhớ thương-thề hẹn, trách móc-
giận hờn, ước mong-mơ tưởng, đau khổ-tuyện vọng, hận tình-phẫn uất.v.v..)
.….…………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
III. NHỮNG KHÍA CẠNH NGHỆ THUẬT
3.1. Các thể thơ dân tộc
3.1.1. Thể thơ lục bát
Thể thơ lục bát vốn có nguồn gốc sâu xa từ những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc
(tính chất âm tiết tính và đa thanh điệu), là sự phát triển đến mức hoàn chỉnh lời nói cân
đối, nhịp nhàng trong sinh hoạt giao tiếp của nhân dân. Đây là thể thơ có nhiều ưu thế
trong việc chuyển tải một cách nhuần nhị những tâm tư, tình cảm của người Việt Nam.
Trong cuốn “Thi pháp ca dao”, tác giả Nguyễn Xuân Kính trình bày kết quả thống
kê từ 1015 lời của cuốn “Ca dao Việt Nam” (Đinh Gia Khánh (chủ biên), Nguyễn Xuân
Kính-Phan Hồng Sơn biên soạn, 1983) có 973 lời được sáng tác theo thể thơ lục bát
(chiếm 95%).
Bên cạnh lục bát chính thể có lục bát biến thể.
Lục bát chính thể:
“Người sao một hẹn thì lên,
Người sao chín hen thì quên cả mười.”
“Có trầu mà chẳng có cau,
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.”
“Đêm nằm lưng chẳng bén giường,
Trông trời mau sáng ra đường gặp anh.”

7
Lục bát biến thể:
“Ngày đi em chửa có chồng,
Ngày về em đã con quấn, con quýt, con bồng, con mang.”
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua.”
3.1.2. Thể thơ song thất lục bát
Chính thể:
“Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng,
May áo chàng cùng sóng áo em.
Chữ tình cùng với chữ duyên,
Xin đừng thay áo mà quên lời nguyền.”
“Áo xông hương của chàng vắt mắc,
Đêm em nằm em đắp lấy hơi.
Gửi khăn, gửi tiếng, gửi lời,
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa. ”
Biến thể:
“Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược.
Ngước chảy ngược, con cá vượt lội ngang.
Thuyền em xuống bến Thuận An,
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn, anh ơi!”
“Ai trắng như bông lòng tôi không chuộng,
Ai đó đen giòn, làm ruộng tôi tương,
Biết rằng dạ có vấn vương,
Để tôi cậy mối tìm đường sang chơi.”
3.1.3. Thể hỗn hợp:
“Chiều chiều trước bến Vân Lâu,
Ai ngồi, ai câu

8
Ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm
Ai nhớ, ai mong
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non.”
“Trông lên chữ ứ,
Ngó xuống chữ ư.
Anh thương em thủng thẳng em ừ,
Anh đừng thương vội phụ mẫu từ nghĩa em.”
“Trầu không vôi ắt là trầu lạt,
Cau không hạt ắt là cau già.
Mình không lấy ta ắt là mình thiệt,
Ta không lấy mình ta biết lấy ai.”
Có thể thấy, với tỉ lệ áp đảo của thể thơ lục bát, số đơn vị tác phẩm ca dao thuộc
các thể thơ còn lại khá ít ỏi. Nói cách khác, thể thơ lục bát là linh hồn của ca dao Việt
Nam. Nếu như các thể loại trong văn học viết trung đại thường được vay mượn từ văn
học Trung Hoa thì lục bát là thể thơ thuần dân tộc. Thơ lục bát trong ca dao đã đạt đến
trình độ vi tế bậc nhất trong toàn bộ thơ ca dân tộc từ truyền thống đến hiện đại. Thể thơ
này được vận dụng khá nhiều trong thơ ca trung đại cũng như thơ ca hiện đại nhưng
những thành tựu về sau vẫn không vượt qua được những nét đặc sắc của lục bát trong ca
dao.
* Nhiệm vụ 04:
4.1. Hãy tìm 05 đơn vị ca dao có hình thức lục bát biến thể.
- ….……………………………..
-.………………………………..
-.………………………………….
- …………………………….
4.2. Theo anh/chị, biến thể lục bát có giá trị nghệ thuật như thế nào?
….………………………………………………………………………………….
9
….………………………………………………………………………………….

3.2. Các cách lập ý


Cách lập ý, hay còn gọi là cách cấu tứ của ca dao, là cách thức tổ chức tư duy
logich và các yếu tố ngôn từ nghệ thuật để thể hiện tư tưởng, tình cảm của chủ thể trữ
tình. Theo cách phân loại cấu tứ, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đề xuất 03 loại:
Phú, Tỉ, Hứng. Tựu trung lại, 03 loại cấu tứ trên chủ yếu xoay quanh 02 cách lập ý: trực
tiếp và gián tiếp.
3.2.1. Giãi bày trực tiếp:
Những bài ca dao đi thẳng vào nội dung trữ tình (phú):
“Câu tôm mà ngủ gục, anh vớt hụt con tôm càng,
Phải chi anh vớt đặng, anh sắm kiềng vàng em đeo.”
“Có chồng chưa nói lại tui tường,
Để tui vô phá đạo cang thường không nên.”
“Em gnhe anh đau đầu chưa khá,
Em băng đồng chỉ sá, hái nạm lá anh xông.
Ước chi nên đạo vợ chồng,
Đổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che.”
“Cơm ăn mỗi bữa một lưng,
Nước uống cầm chừng để dạ thuơng anh.”
Những bài ca dao lấy cảm hứng từ ngoại vật (hứng):
“Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá, cá lặn, trôg sao, sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhệnh chờ mối ai.
Buồn trông chênh chếch sao mai,
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?”
“Qua đình ngả nón trông đình,

10
Đình bao hiêu ngói thương mình bấy nhiêu.”
“Gió đưa bụi chuối tùm lum,
Má dữ như hùm ai dam mần dâu.”
3.2.2. Giãi bày gián tiếp
Ca dao thường sử dụng lối nói ẩn dụ, so sánh, ví von:
“Thương em anh cũng muốn thương,
Nước thì muốn chảy nhưng mương chẳng đào.
Em về lo liệu thế nào,
Để cho nước chảy đi vào trong mương.”
“Trái đào tiên ruột mất vỏ còn,
Buông lời hỏi bạn lối mòn ai đi.”
Mỗi cách phô diễn tâm tình có đặc điểm và thế mạnh riêng, phù hợp với những
mục đích và tình huống giao tiếp khác nhau. Lối phô diễn tâm tình trực tiếp thường sử
dụng những từ ngữ miêu tả các trạng thái cảm xúc: yêu, ghét, nhớ, thương, trách, giận,
vui, buồn.v.v.. Ngược lại, lối phô diễn gián tiếp thường dùng cách nói bóng gió, gợi mở
thâm thuý dựa trên các thủ pháp tu từ. Nếu như lối nói trực tiếp thích hợp với kiểu bày tỏ
tình cảm chân thành, mộc mạc có khi thô mộc và thẳng thừng thì lối nói gián tiếp thiên về
sự trao chuốt, tinh tế, lãng mạn, ý nhị. Lối phô diễn trực tiếp có thể sử dụng trong các
trường hợp cần phải nói thẳng, nói mạnh. Lối phô diễn gián tiếp phù hợp với những tình
huống cần sự tế nhị và nhẹ nhàng. Cách lập ý trực tiếp chiếm tỉ trọng cao trong ca dao
Nam Bộ. Cách lập ý gián tiếp chiếm tỉ trọng cao trong ca dao Bắc, Trung Bộ.
* Nhiệm vụ 05:
Hãy tìm 03 cặp đơn vị ca dao cùng thể hiện một chủ đề/nội dung nhưng có 02 diễn
đạt/lập ý khác nhau.
- ….……………………………………………………
-.……………………………………………………….
-.………………………………………………………..
- ……………………………………………………….

3.3. Những công thức truyền thống


11
Văn học dân gian nói chung được sản sinh trên cơ sở kết hợp giữa truyền thống
(những đơn vị, bộ phận, yếu tố được sáng tạo từ sớm và trở nên ổn định, mang tính công
thức, tiêu biểu là các type và motif) với hứng tác (những đơn vị, bộ phận, yếu tố được sản
sinh ngay tại thời điểm diễn xướng trên cơ sở sử dụng công trức truyền thống, bổ sung
cho công thức truyền thống).
Công thức trong ca dao-dân ca khá phong phú, trong đó, tiêu biểu là công thức mở
đầu và công thức sóng đôi.
3.3.1. Công thức mở đầu:
- “Thân em”:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem,
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”
“Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.”
“Thân em như miếng cau khô,
Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.”
- “Chiều chiều”
“Chiều chiều chim vịt kêu chiều..”
“Chiều chiều én liệng, nhạn bay.”
“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều…”
“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà…”
- “Trèo lên”
“Trèo lên quán đốc ngồi gốc cây đa…”
“Trèo lên cây gạo cao cao…”
“Trèo lên cây khế nửa ngày…”
3.3.2. Công thức sóng đôi
- Về con người: chàng-thiếp, mình-ta, đây-đấy, qua-bậu.v.v..

12
- Về những nhân vật trong văn học: Lưu Bình-Dương Lễ, Thuý Kiều-Kim Trọng,
Lục Vân Tiên-Kiều Nguyệt Nga, Bá Nha-Tử Kỳ.v.v..
- Về những loài vật trong tự nhiên: mận-đào, trúc-mai, chim phượng hoàng-cây ngô
đồng, loan-phượng
- Về những đồ vật dùng trong sinh hoạt hằng ngày: cúc-khuy, khoá-chìa, thuyền-
bến, .v.v..
* Nhiệm vụ 06:
Hãy tìm các ví dụ để minh hoạ cho các loại công thức sóng đôi nêu mở mục 3.3.2.
- ….……………………………..
-.………………………………..
-.………………………………….
- …………………………….
Trên đây là một vài phương diện nghệ thuật của ca dao, ngoài những nội dung nêu
trên, có thể tìm hiểu thêm một số vấn đề khác như: kết cấu trữ tình đối thoại trong ca dao,
xu hướng kể chuyện trong ca dao, tính phiếm chỉ trong ca dao.v.v..
IV. VẤN ĐỀ DIỄN XƯỚNG CA DAO-DÂN CA
4.1. Đặc điểm âm nhạc dân ca Việt Nam
Dân ca Việt Nam thuộc kiểu nhạc điệu thức (monality), không phải nhạc có chủ âm
(tonality). Nhạc dân ca Việt Nam không có cao độ nhất định, một điệu nhạc có thể kết
thúc bằng nhiều nốt khác nhau. Thang âm trong dân ca Việt Nam mang tính địa phương
rất rõ (thang âm non, già thay đổi tùy đặc trưng âm nhạc vùng miền). Thang âm điệu thức
trong dân ca Việt Nam có sự phóng túng tuy vẫn nằm trong khuôn khổ của thang âm nói
chung.
Dân ca cổ truyền Việt Nam sử dụng thang âm năm cung bực (ngũ cung): Do Re Fa
Sol La
Ví dụ:
Cây trúc xinh
Re Sol Fa Re
Tang tình là cây trúc mọc
Re Do La, La Do Re, Re Do Sol La
13
Qua lới nọ như bờ ao
Re Fa Re La Do La Do Re
(Ngũ cung: Re Fa Sol La Do)
Có những câu, bài chỉ nằm trong nhị, tam, tứ cung:
Tập Tầm Vông
Do Do Fa
Tay nào không
Fa Do Fa
Tay nào có
Fa Do Sol
(Tam cung: Fa Do Sol)
Hồng hồng tuyết
Fa Fa Do Do
Mới ngày nào chẳng biết cái chi chi
Do Fa Fa Fa Do Do Do Do
(Nhị cung: Do Fa)
Cách ghi nhạc trên 5 dòng kẻ của phương Tây sẽ không thể diễn đạt được những
quãng non, già trong các “hơi”, “điệu” như trong âm nhạc dân gian. Có sự khác nhau rõ
rệt giữa cao độ của thang âm, điệu thức dân gian với cách ghi theo nhạc lý phương Tây.
Có 03 nguyên nhân: (1)- Có sự khác nhau rõ rệt giữa cao độ của thang âm, điệu thức dân
gian với cách ghi theo nhạc lý phương Tây; (2)- Có sự biến hình thang âm tạo nên hơi và
điệu (làm nên “chất” dân ca Việt Nam); (3)- Đặc trưng tiếng Việt (nói chung) và cách
phát âm vùng miền (nói riêng).
4.2. Các sinh hoạt ca hát và các làn điệu
Dân ca có mặt ở khắp các địa phương trên dải đất Việt Nam. Mỗi vùng miền có
một loại hình sinh hoạt ca hát truyền thống với những làn điệu đặc trưng và một hệ thống
các lời hát riêng. Miền Bắc nổi tiếng với dân ca Quan họ ở Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú
Thọ, hát Ví, hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc bộ, hát Dô ở Hà Tây, hát Ví dặm ở
Nghệ An, Hà Tĩnh,… Miền Trung là quê hương của các các điệu hò, lý, tiêu biểu là hò
Huế, lý Huế, hát Sắc bùa… Ở niền Nam tiêu biểu là các điệu Lý, điệu Hò, nói thơ,…
14
Theo nhà nghiên cứu Tuấn Giang, các làn điệu dân ca các dân tộc ít người được
phân chia theo 02 tiêu chí: (1)- Tiêu chí: vòng đời người gồm: hát ru, hát đồng dao, hát
giao duyên (tình yêu), hát lao động sản xuất, hát phong tục (mo then, cưới hỏi…); (2)-
Tiêu chí loại thể âm nhạc, gồm: hát ru, hát đồng dao, hát giao duyên, hát mo then.
Theo tác giả Trần Quang Hải, các làn điệu dân ca của người Kinh được phân chia
bằng cách gộp 02 tiêi chí nói trên, gồm: hát ru, hò, lý, hát hội, hát vè/nói vè.
Nói chung, dân ca Việt Nam vừa thể hiện thống nhất đặc trưng ngôn ngữ và văn
hoá dân tộc vừa thể hiện sự phong phú với những sắc thái riêng theo từng vùng miền gắn
liền với hoàn cảnh, lối sống, nếp nghĩ và tình cảm của nhân dân.
* Nhiệm vụ 07: Tập làm khảo sát văn học dân gian địa phương
Sinh viên đóng vai người khảo sát ca dao Nam Bộ, tương tác với người thân trong
gia đình hoặc người kết nối qua mạng xã hội, thực hiện phỏng vấn thu thập thông tin theo
phiếu câu hỏi khảo sát và ghi âm 01 bài ca dao-dân ca bất kì của Nam Bộ mà người cung
cấp thông tin diễn xướng (đọc, ngâm, hát) theo trí nhớ tự nhiên. Sản phẩm (gồm 03 sản
phẩm): ít nhất 01 file ghi âm 01 bài ca dao/dân ca Nam Bộ (được đọc/hát) + 01 phiếu
khảo sát (có gửi kèm dưới đây) + 01 văn bản lời bài ca dao/bài bát (ghi lại từ file ghi
âm)./

15

You might also like