You are on page 1of 4

I, Đọc hiểu

Câu 1: 
Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Sông Hồng đã để lại : “Bãi mới của sông xanh ngát” ,”Đất đai lấn dần ra biển
“,”Tâm hồn đằm thắm phù sa/ dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ.”

Câu 3. Những dòng thơ giúp chúng ta hiểu thêm về vai trò của sông Hồng đối với đời
sống con người Việt Nam:
– Sông Hồng trở thành hình tượng đẹp đẽ trong văn học, tưới mát tâm hồn con người:
“một con sông rì rầm sóng vỗ/trong muôn vàn trang thơ”.
– Sông Hồng góp phần giúp con người duy trì và phát triển sự sống: “làm nên xóm
thôn, hoa trái, những ngôi nhà”.
– Sông Hồng trở thành hình ảnh đẹp nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên văn hóa
đặc trưng của con người Việt: “tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt”.
=> Sông Hồng có vai trò rất lớn đối với đời sống sinh hoạt lẫn đời sống tinh thần của
người Việt, là hình ảnh đẹp trong tiềm thức người Việt.

Câu 4: Máu ta mang sắc đỏ sông Hồng


Nỗi khổ và niềm vui bất tận
_ Câu thơ nêu lên đặc điểm của sông Hồng: có màu đỏ phù sa. Bên cạnh đó, câu thơ
“Máu ta mang sắc đỏ sông Hồng” bởi sông Hồng tạo nên nguồn sống cho con người,
bồi đắp những điều đẹp đẽ trong cuộc sống và tâm hồn: “bãi mới của sông xanh ngát”,
“đất đai lấn dần ra biển”, “tâm hồn đằm thắm phù sa”, “dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ”.
Con người dựa vào sông Hồng để sống, để lớn lên và để lao động.
_ Sông Hồng còn là hình ảnh mang giá trị tinh thần. Sông Hồng là máu, là nỗi khổ niềm
vui bất tận của con người. Trong quá khứ, sông Hồng đã chứng kiến lịch sử vẻ vang
của dân tộc, nhưng cũng chứng kiến cả sự hi sinh cao cả của ông cha, máu đen của
quân thù bị đánh bại. Câu thơ khơi dậy lòng tự hào dân tộc trước vẻ đẹp của con sông,
trước lịch sử dựng nước và giữ nước.
=>Vậy nên, mỗi người chúng ta cần trân trọng những gì tự nhiên ban cho ,giá trị truyền
thống văn hóa của dân tộc
II, Làm văn
Câu 1:
Mỗi một quốc gia lại có bản sắc văn hóa dân tộc khác nhau tạo nên sự đa dạng về
văn hóa toàn cầu. Là một công dân của đất nước, chúng ta cần có ý thức và trách
nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, quê hương mình. Văn hóa là tất cả những
yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp
nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian. Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc,
là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán,… Trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc là
trân trọng những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành và lưu truyền từ xa xưa
đến ngày nay. Do vậy, chúng ta cần phải biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Giữ gìn văn hóa là điều tốt đẹp và cần thiết. Nếu chúng ta biết trân
trọng giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thì tâm hồn mỗi người sẽ trở nên giàu có,
hướng thiện, vốn sống được tăng lên, hiểu rõ hơn về nguồn cội, quê hương và những
tri thức mới lạ trên thế giới, xây dựng một xã hội văn minh, phát triển. Nếu chúng ta
không biết trân trọng giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thì sao? Chúng ta sẽ trở nên
khôn khan, hiểu biết con người sẽ bị hạn hẹp, nhận thức lệch lạc, không đúng đắn. Một
xã hội không giữ gìn được văn hóa, không giữ gìn được những điều tốt đẹp cha ông để
lại sẽ là một xã hội trống rỗng, không thể phát triển lâu bền nếu quên mất đi nguồn cội
tốt đẹp của mình. Vậy để giữ gìn bản sắc văn hóa chúng ta cần phải ý thức tự giác của
mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to
lớn của bản sắc văn hóa dân tộc; nhiều nền văn hóa khác nhau đã và đang du nhập
vào Việt Nam khiến nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến những hành động
quá mức, thậm chí là lệch lạc, sai trái nên việc tiếp thu những văn hóa mới lạ là điều
cần thiết, tuy nhiên hơn tất cả phải giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, không được
để mất đi những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại, nhất là trong bối cảnh hiện nay, có
rất nhiều những mối đe dọa đang rình rập xung quanh ta. Ca ngợi những con người có
ý thức trân trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên canh đó,
chúng ta cần phải phê phán những người không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, đó là những người ích kỷ,” ăn cháo đá bát”. Bài học nhận thức ta rút ra được là giữ
gìn văn hóa dân tộc không phải là trách nhiệm của riêng ai mà nó là của cả một dân
tộc, một quốc gia và trong đó đóng vai trò quan trọng chính là các thế hệ trẻ mai sau.
Bài học hành động đó là chúng ta phải có suy nghĩ đúng đắn, hành động thiết thực để
bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thái độ phê phán đối với những
hành vi không trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Là học sinh
sắp bước vào đại học, em sẽ luôn cố gắng học hỏi trau dồi kiến thức, đề cao trân trọng
những bản sắc văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.

Câu 2:
Bàn về sức sống của văn chương nghệ thuật trong bài “Nghĩ lại về Paustovsky” nhà
thơ Bằng Việt có viết rằng: những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ- như đám mây ngũ
sắc ngủ trong đầu. Vâng, có những tác phẩm ra đời để rồi chìm khuất vào phiên chợ
náo nhiệt của văn chương, nhưng có những tác phẩm lại như “những dòng sông đỏ
nặng phù sa” “như bản trường ca rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” để rồi in dấu chạm
khắc vào tâm khảm ta những gì tốt đẹp nhất. Một trong số đó ta phải kể đến “vợ chồng
A Phủ” của Tô Hoài. Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được giá trị nhân đạo sâu
sắc của tác giả muốn gửi gắm đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích về Mị trong đêm
tình mùa xuân.
Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của thế giới tuổi thơ, có vốn sống vốn hiểu
biết phong phú đa dạng về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hóa khác nhau trên
đất nước ta, đặc biệt là vùng miền núi Tây Bắc. “Vợ chồng A Phủ” là một trong những
áng văn xuôi xuất sắc của tô hoài nói riêng và cũng là đỉnh cao nghệ thuật của nền văn
học việt nam hiện đại nói chung. Tác phẩm là thành quả của chuyến đi thực tế trong 8
tháng của nhà văn cùng bộ đội tham gia giải phóng Tây Bắc được in trong tập truyện
“Tây Bắc” Tác phẩm xoay quanh số phận cuộc sống của nhân vật Mị, đặc biệt là diễn tả
diễn biến nội tâm của cô trong từng giai đoạn và đêm tình mùa xuân là một cảnh tác
động lớn diễn biến tâm lí và hành động của người con gái vùng núi này.
Mị mồ côi mẹ, ở với cha già. Vì đẹp người đẹp nết nên Mị được nhiều chàng trai
trong vùng để mắt tới. Tương lai của cô lẽ ra sẽ tốt lành, yên ấm, nhưng chì vì món nợ
truyền đời của cha mẹ mà Mị bị bắt về làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Tuổi
xuân của Mị đã bị A Sử, gã con trai xấc xược và hung bạo của nhà Thống Lí tước đoạt,
giày xéo. Quãng đời Mị sống trong nhà thống lí là chuỗi dài những đọa đày, tủi nhục.
Tuy danh nghĩa là con dâu nhà quan lớn nhưng thực chất Mị chỉ là đầy tớ, nô lệ, bị coi
rẻ hơn cả con trâu, con ngựa. Đau khổ, cực nhục đã cướp mất tuổi xuân của Mị, biến
cô thành kẻ nhẫn nhịn và cam chịu. Lúc mới bị bắt về, Mị phản ứng quyết liệt, định ăn
lá ngón tự tử, nhưng rồi thương xót cha già, Mị không đành lòng chết. Đau khổ triền
miên đã làm cho Mị hóa thờ ơ, lạnh lùng. Mọi cảm xúc trong cô dường như đã chai lì.
Điều đó cho thấy thần quyền hủ tục và cường quyền bạo ngược đã khiến số phận con
người bị rẻ rúng, sống kiếp trâu ngựa, bị đày đọa thể xác và tinh thần. Tuy nhiên, khát
vọng sống trong Mị chưa hoàn toàn lụi tắt mà Mị luôn tồn tại hai con người tưởng
chừng đối lập: Con người bên ngoài lạnh lùng vô cảm và con người bên trong có sức
sống âm thầm nhưng mãnh liệt.
Yếu tố tác động đến tâm lý Mị là không khí mùa xuân ở Hồng Ngài qua việc tác giả
lựa chọn những chi tiết đặc sắc “gió thổi vào đám cỏ gianh vàng ửng”, ”Những chiếc
váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòe như bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện vừa nở
trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm rồi sang màu tím man mác", "Đám trẻ đợi tết chơi
quay cười ầm trên sân chơi trước nhà." và nhất là âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình- tác
nhân dẫn đến sự nổi dậy mạnh mẽ của Mị.
Nghe tiếng sáo. Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Tiếng áo thôi thúc hành
động trong Mị “lén lấy hũ rượu uống ức từng bát. Men say gợi Mị nhớ về những ngày
tháng quá khứ tươi đẹp: xinh đẹp, tài năng, sống trong tự do, hạnh phúc. Mị đang sống
về ngày trước “Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm tết ngày trước. Mị đã phải thốt lên “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi
chơi”.
Tiếng sáo cũng làm Mị ý thức được thực tại đau khổ “hôn nhân không tình yêu” với A
Sử nên Mị muốn chết. Nhưng bi kịch của cuộc sống hiện tại đã không ngăn được khát
vọng tự do mãnh liệt trong Mị bởi tiếng sáo thiết tha bồi hồi. Ở đoạn văn tiếp theo, Tô
Hoài chủ yếu miêu tả hành động của Mị, Mị thắp lên ngọn đèn trong căn phòng tăm tối
như thắp lên chính cuộc đời tăm tối của mình “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một
miếng thêm vào đĩa cho đèn sáng”.
Mị thoát ra khỏi thực tại, tâm hồn Mị đang rập rờn tiếng sáo, “Mị muốn đi chơi”, “Mị
sắp đi chơi”. Hành động của Mị cũng trở nên gấp gáp hơn mãnh liệt hơn. “Mị quấn lại
tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa”. Hàng loạt động từ được Tô Hoài huy động để diễn tả
được sự quyết liệt cũng như lòng yêu tự do đáng hối thúc bên trong Mị. Mị đã quên đi
sự hiện diện của A Sử.
A Sử phát hiện và trói Mị bằng một thúng những sợi đay. Nhưng hắn có thể tró buộc
Mị về thể xác chứ không thể trói buộc được tâm hồn cùng ngọn lửa sức sống mãnh liệt
trong cô. Nói đúng hơn, chính khát vọng tự do trong Mị đã lớn hơn tất cả mọi nỗi sợ
hãi. Tô Hoài rất tinh tế khi miêu tả hành động Mị “Mị cũng bước đi”; thực chất hành
động này là tác động của tiếng sáo nó tha thiết quá.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật với những nét tính cách điển hình. Giọng văn nhẹ
nhàng, tinh tế, đậm đà chân thực; lối kể chuyện sinh động, ngôn ngữ đượm màu sắc và
phong vị miền núi Tây Bắc.Nhà văn đã nắm bắt và lựa chọn được nhiều chi tiết chân
thực, sinh động và có sức khái quát cao. Tài năng phân tích và miêu tả diễn biến râm kí
nhân vật độc đáo, sắc sảo.
Qua hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, tác giả đã cho người đọc
người đọc cảm nhận được sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm: trước hết là sự lên
án bọn chúa đất độc ác tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống, quyền được hưởng tự do
hạnh phúc của những người dân lương thiện miền núi như Mị và A Phủ. Bên cạnh đó,
tác phẩm cũng thể hiện sự đồng cảm, xót thương sâu sắc trước những nỗi đau tê buốt
xé lòng mà người lao động phải gánh chịu. Đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt
đẹp, sức sống diệu kỳ của người lao động miền núi: ý chí vươn lên trong mọi hoàn
cảnh , giàu lòng ham sống và khát vọng tự do, hạnh phúc mãnh liệt của Mị.
Tôi nhớ nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “nhà văn phải là người tìm ra những
hạt ngọc ẩn giấu trong hồn sâu con người”, nhà văn không được im lặng trước cường
quyền bạo lực của con người, không thể thản nhiên nhìn con người bị chà đạp. Ngôn
từ chính là vũ khí, trí tuệ cũng là vũ khí, những nhà văn chân chính bao đời vẫn chiến
đấu cho con người như thế, họ chính là nhân đạo chủ nghĩa lớn, nhà nghệ sĩ vĩ đại.
Thật vậy, nhà văn Tô Hoài đã viết lên tác phẩm “vợ chồng A Phủ” mà trong đó chế độ
cường quyên và thần quyền đã chèn ép đến ngạt thở người con gái miền núi Tây Bắc
nhưng những người người con gái đó vẫn luôn có một sức sông tiềm tàng mà không
một thế lực tàn ác nào dập tắt được. Đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm xuân
thấm đẫm tính nhân văn, góp phần tô đậm tính cách nhân vật Mị; thể hiện một cách
chân thật và cảm động giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện ngắn Vợ
chồng A Phủ.

You might also like