You are on page 1of 3

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch


Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp


Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: Biểu cảm.
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Các từ ngữ/ hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ là: tần tảo, lạc quan
yêu đời.
Câu 3 (0.5 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi
cho anh/chị suy nghĩ gì?
Hai câu thơ: Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho tôi những
suy nghĩ:
- Tình cảm yêu thương đong đầy mẹ dành cho con. Người mẹ sẵn sàng hi sinh những khung thời gian
nhỏ nhoi của chính mình để con được ấm no, hạnh phúc.
- Tình cảm làng xóm chan hòa, đầy yêu thương, tình nghĩa. Tuổi thơ tác giả gắn bó sâu sắc với quê
hương, xóm làng. Và, những kỷ niệm, sự vật hằng ngày ấy sẽ đi theo nghệ sĩ đến suốt cuộc đời.
Câu 4 (0.5 điểm). Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với tôi khi đọc đoạn thơ trên là:
- Mỗi con người chúng ta cần biết và phải trân trọng những người thân yêu, những đấng sinh thành,
người nuôi dưỡng ta khôn lớn. Bởi, khi chúng ta biết coi trọng và yêu thương những người dấu yêu
của mình thì ta đang bảo vệ, giữ gìn những bản sắc, giá trị cốt lõi của bản thân ở lại.
- Ta nên coi quê hương là cội nguồn, là nơi quan trọng để nhung nhớ, để tạo động lực sống và để quay
trở về.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).
Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của
những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
Người xưa có câu: “Quân tử chi đạo, đạm nhi bất yếm, giản nhi văn.” (Đạo người mà quân tử tuy
đạm bạc nhưng không chán, giản dị mà có văn hóa). Thật vậy, sự giản dị rất quan trọng, đòi hỏi mỗi cá
nhân phải hiểu rõ vai trò của đức tính này đối với đời sống con người. Trước hết, việc chúng ta luôn có
cách nghĩ, cách sống, cách thể hiện thật giản đơn, dung dị thì sẽ tạo ra được sự nhẹ nhàng, thoải mái cho
cuộc sống của mình, đặc biệt là ta sẽ tiết kiệm được thời gian trong cuộc sống. Bởi, ta sẽ không mất quá
nhiều thời gian để đầu tư vào việc lựa chọn quần áo, lựa chọn các đồ ăn sang chảnh mà sẽ có thêm thời
gian để nghỉ ngơi hay làm những việc khác mà ta yêu thích. Tiếp theo, khi chúng ta có lối sống giản dị thì
chúng ta cũng sẽ có cách cư xử chừng mực hơn với mọi người, từ đó mà chúng ta sẽ nhận được sự tôn
trọng từ những người xung quanh khi họ tiếp xúc với chúng ta. Sự giản dị sẽ cho ta biết cách sống đối
nhân xử thế sao cho đúng mực, điều đó sẽ giúp ta tạo lập thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn rất nhiều.
Quan trọng hơn hết,
Câu 2 (5.0 điểm).
Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88&89)

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của
bài thơ Tây Tiến.

You might also like