You are on page 1of 43

Kính chào quý

thầy cô
và các em học
sinh!
TRÒ CHƠI LẬT MẢNH GHÉP

1 2

3 4
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Đoàn thuyền đánh
cá” là ai?

Huy Cận

HẾT GIỜ
Quay về
Câu 2: Năm 1996, Huy Cận được trao giải
thưởng gì?

Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học


nghệ thuật

HẾT GIỜ
Quay về
Câu 3: Tràng giang được gợi cảm xúc từ dòng
sông nào?

Sông Hồng (1939)

HẾT GIỜ
Quay về
Câu 4: Tràng giang được trích từ tập thơ nào?

Lửa thiêng

HẾT GIỜ
Quay về
Tràng
Giang -Huy Cận-

www.themegallery.com
Cấu trúc bài học
I. Tìm hiểu chung

II. Đọc - hiểu văn bản

III. Phân tích

IV. Tổng kết

V. Củng cố
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời

- Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận.


- Quê: Hà Tĩnh
- Gia đình: Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo.
- Năm 1939, ông đỗ tú tài toàn phần tại Huế.
- Năm 1943, ông đỗ kĩ sư canh nông tại Hà Nội.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời

- Năm 1942, ông tham gia vào Mặt trận Việt Minh,
tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào, được bầu vào Ủy
ban Dân tộc giải phóng toàn quốc.

- Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông luôn giữ


những chức vụ quan trọng trong Chính phủ và trong
Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
b. Sự nghiệp văn chương

 Trước cách mạng : là tác giả tiêu biểu của phong trào thơ Mới (Lửa thiêng,
Kinh cầu tự, Vũ trụ ca)

 Sau cách mạng: ông lại thành công trong cảm hứng sáng tác về chế độ mới
(Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Chiến trường gần
đến chiến trường xa...)
I. Tìm hiểu chung
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh
Hoàn cảnh ra đời bài
thơ “Tràng giang” ?

- Sáng tác năm 1939; in trong tập Lửa thiêng


- Gợi hứng từ sông Hồng…
I. Tìm hiểu chung
12. Tác phẩm
b. Nhan đề Màu sắc cổ điển
Từ Hán Việt
Ý khái quát
Tràng giang
giang
sông dài Gợi hình: không gian vô biên
Điệp âm ang
Gợi cảm: nỗi buồn rung động, âm
vang lòng người

 Nhan đề vừa thể hiện đặc trưng phong cách thơ Huy Cận, vừa
khái quát chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
I. Tìm hiểu chung
1 Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
2. Tác phẩm
c. Lời đề từ

Chủ thể là con người Chủ thể là tạo vật


Con người bâng Con người Trời rộng
khuâng nhớ nhung bâng khuâng trước trời bâng khuâng nhớ
trước trời rộng rộng nên nhớ sông dài sông dài
sông dài

 Nỗi buồn của con người trước vũ trụ


I. Tìm hiểu chung
1 Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
2. Tác phẩm
c. Lời đề từ

 Lời đề từ thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cả con người,
tạo vật ngập tràn trong nỗi buồn sầu, nỗi thương nhớ bâng
khuâng.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc

Sóng gợn tràng giang


buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái
nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu
II. Đọc hiểu văn bản
1
2. Bố cục
Tràng
giang
Sông Đà hùng vĩ và hung bạo

Khổ 1 Khổ 2 Khổ 3 Khổ 4

Cảnh sông nước Khung cảnh cồn Khao khát những Nỗi nhớ quê
mênh mông gợi cát hoang vắng dấu hiệu của sự hương da diết,
nỗi buồn mênh gợi tâm trạng cô sống, sự hoà hợp mãnh lệt của
mang trong lòng đơn cùng với nỗi giữa con người nhà thơ
người. với con người.
III. Phân tích Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
1
1. Khổ 1 Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

- Gợi nhớ bài thơ Đăng cao của Đỗ Phủ:

“Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ


Bất tận trường giang cổn cổn lai”.

 Ảnh hưởng của Đường thi


III. Phân tích Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
1
1. Khổ 1 Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

- Sóng gợn…buồn điệp điệp  Gợi nỗi buồn lan tỏa


- Con thuyền xuôi mái  Gợi sự trôi nổi, thụ động, phó mặc
- Thuyền về nước lại  Gợi sự chia li, tan tác
- Củi…dòng  Gợi sự nhỏ nhoi, lạc loài

 Không gian sông nước mênh mang chất chứa nỗi buồn
Nếu xem dòng sông là biểu
tượng của dòng đời thì theo
em ý nghĩa tượng trưng của
hình ảnh con thuyền và cành
củi khô là gì?

Ý nghĩa biểu tượng:


- Thuyền, củi: Những kiếp người nhỏ bé, đơn côi, lạc loài giữa dòng đời.
- Buồn điệp điệp - nước song song
Thanh điệu, cấu trúc câu
thơ trong những cách - Thuyền về - nước lại
diễn đạt của Huy Cận có - Một cành khô - lạc mấy dòng
gì đặc sắc?

- Thanh điệu: Có sự phối hợp bằng trắc đều đặn.


- Cấu trúc: Đăng đối.
 Tạo âm điệu nhịp nhàng, chậm dãi, trầm buồn.

Cảnh ở khổ
1 gợi tình
cảm gì? Khổ thơ 1: Không gian tràng giang gợi nỗi buồn mênh mang
trong lòng người.
2. Khổ 2
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Ở khổ thơ 2, không gian mở Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
ra với hình ảnh nào? Các từ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
láy lơ thơ, đìu hiu gợi cảnh
vật ntn?

- Cồn nhỏ
- Lơ thơ: thưa thớt; Đìu hiu: hoang vắng, thê lương
Câu thơ
“Đâu..chiều”
gợi suy nghĩ
gì? - Sự sống của con người: Xa vắng, mơ hồ.
2. Khổ 2 Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Không gian đã được mở ra như thế nào trong 2 câu thơ sau của khổ thơ?

- Không gian được mở ra: cao, dài, rộng

Theo em, tại sao tác giả lại dùng cách diễn đạt sâu chót vót
mà không phải là cao chót vót ?

- Sâu chót vót: tả chiều cao thăm thẳm, khôn cùng


 Cảnh càng hiu hắt, con người nhỏ bé, rợn ngợp
2. Khổ 2

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

 Tâm trạng cô đơn cùng với nỗi buồn trống trải.


3. Khổ 3
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Ý nghĩa của hình Không cầu gợi chút niềm thân mật,

ảnh cánh bèo ở câu Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

thơ đầu ?

- Bèo: gợi sự lênh đênh, phiêu bạt,


vô định.
3. Khổ 3

Khi nói không chuyến đò, không cầu nhà thơ


muốn nhấn mạnh thực tế gì?

- Không có sự giao hoà, thân mật, ấm cúng giữa người và người.


- Chỉ có sự vắng vẻ cô tịch của thiên nhiên
3. Khổ 3

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;


Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

 Tâm sự của nhà thơ: Khao khát những dấu hiệu của sự sống, sự hoà
hợp giữa con người với con người
4. Khổ 4
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Bức tranh Tràng giang đã hiện lên Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
như thế nào ở 2 câu thơ đầu
của khổ cuối?

- Sự đối lập: lớp lớp mây cao >< cánh chim nhỏ
 Cảnh thiên nhiên càng trở nên hùng vĩ.
4. Khổ 4

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,


Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

 Nỗi nhớ quê da diết, mãnh liệt, thường trực của tác giả.
4. Khổ 4

1
- Tràng giàng của Huy Cận: “Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Không có Nỗi buồn có căn nguyên


khói sóng từ trong cõi lòng.
- Ý thơ của Thôi Hiệu:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn Có khói Nỗi buồn bắt
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai) sóng nguồn từ ngoại
(Tả Đà dịch) cảnh
4. Khổ 4

Bao trùm bài thơ là một nỗi buồn. Huy Cận


cho biết đó chính là nỗi buồn thế hệ. Tại sao
nhà thơ lại nói như vậy?

 Đây là nỗi buồn của thế hệ thanh niên trong những năm tháng mất nước
ngột ngạt, bế tắc. Nỗi buồn trong sáng, xuất phát từ lòng yêu nước thầm kín
của nhà thơ.
IV. Tổng kết Khái quát nội dung
chính của bài thơ?

1.Chủ đề:
- Qua việc thể hiện nỗi sầu của cái Tôi trước thiên nhiên
nhà thơ bộc lộ niềm khát khao hòa hợp giữa con người và
tình yêu nước thầm kín.
IV. Tổng kết Nêu giá trị nội
dung và nghệ thuật
của bài thơ?

2.Giá trị nội dung và nghệ thuật


- Tràng giang thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
- Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
V. Củng cố

ĐỀ BÀI
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều xa.
Lòng quê rờn rợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)
V. Củng cố

Câu 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào? Nêu ý nghĩa nhan đề tác
phẩm đó?
Câu 2. Chỉ ra các lỗi sai trong đoạn trích. Sửa lại cho đúng với nguyên tác.
Câu 3. Vẻ đẹp cổ điển của lời thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Câu 4. Nêu cảm nhận về từ dợn dợn.
Câu 5. Chỉ ra sự sáng tạo của Huy Cận trong cách diễn đạt: “Không khói hoàng
hôn cũng nhớ nhà”. Hai câu thơ cuối bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng gì trong thi
nhân?
V. Củng cố
Câu 1: Đoạn trích trên được rút ra từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.
- Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm: Nhan đề của bài thơ là “Tràng Giang” cũng là một trong
những dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. “Tràng Giang” vốn là hai từ Hán Việt để
chỉ dòng sông dài.
+/ Trong Tiếng Việt, có hai từ nhằm miêu tả chiều dài đó là từ “Tràng” và từ “Trường”. Ở
đây nhà thơ Huy Cận không viết là “Trường Giang” mà lại viết là “Tràng Giang”. Bởi chữ
“Trường” chỉ đơn thuần là miêu tả chiều dài. Còn chữ “Tràng” với âm “vang” vốn là âm
mở, nó không chỉ miêu tả chiều dài của dòng sông mà còn gợi lên chiều rộng của con sông.
⇒ Đó là một con sông được vẽ lên với không gian ba chiều: sâu chót vót; rộng mênh
mông; dài dằng dặc. Dòng sông càng mênh mông, càng vô biên, vô cùng bao nhiêu thì tâm
hồn thi nhân càng cô liêu, cô sầu bấy nhiêu.
V. Củng cố
Câu 2:
- Lỗi sai trong đoạn trích: sai các từ xa, rờn rợn.
- Chữa lại các lỗi sai: xa sa, rờn rợn dợn dợn
V. Củng cố
Câu 3: Vẻ đẹp cổ điển của lời thơ:
- Huy Cận cũng vẽ lên trời chiều đang chuyển một hình ảnh cánh chim
nghiêng bé nhỏ.
- Nghệ thuật đối lập tương phản: hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp kì vĩ
(những lớp mây như đùn lên từ mặt đất, cả bầu trời lớp lớp mây tạo thành
những núi mây và ánh mặt trời buổi chiều chiếu sáng làm cho những đám
mây ánh lên như núi bạc) đối lập với cánh chim nghiêng quá bé nhỏ.
V. Củng cố
Câu 3: Vẻ đẹp cổ điển của lời thơ:
a. Hai câu đầu: màu sắc cổ điển của các hình ảnh thiên nhiên
Các hình ảnh mây, núi, gió được thể hiện rất rõ và nổi bật qua đoạn thơ
Hình ảnh lớp mây thể hiện nỗi buồn của tác giả vô bờ
Hình ảnh cánh chim lẻ loi, thể hiện nỗi buồn của tác giả thêm sâu nặng
Hình ảnh cánh chim không chỉ báo hiệu hoàng hôn mà còn chỉ cái tôi nhỏ
nhoi, cô độc của tác giả.
V. Củng cố
Câu 3: Vẻ đẹp cổ điển của lời thơ:
b. Hai câu cuối:
- Nhà thơ có cảm giác nhớ quê hương khi đứng trước cảnh thiên nhiên
- Nỗi buồn của Huy Cận được thể hiện rất sâu sắc và nổi bật
- Khát vọng sự đẹp đẽ, tươi đẹp về quê hương đất nước, góp sức mình cho
quê hương, đất nước
V. Củng cố

Câu 4:
- Dợn dợn là từ láy, khác với rờn rợn. Rờn rợn chỉ cảm giác ghê, sợ trong
lòng người; còn dợn dợn hoàn toàn không mang sắc thái cảm xúc đó.
- Dợn dợn không chỉ gợi cảm giác có điều gì đó gợn gợn trong lòng mà còn
gợi hình ảnh những làn sóng nhấp nhô, liên tiếp, mở ra muôn trùng dòng
trường giang. Sóng nước và sóng lòng hòa quyện vào nhau, mênh mang trên
dòng tràng giang
V. Củng cố
Câu 5:
- Sự sáng tạo của Huy Cận trong cách diễn đạt: Không khói hoàng hôn
cũng nhớ nhà: Sử dụng nghệ thuật phủ định để khẳng định: tuy không có
một tín hiệu nào ở ngoại cảnh tác động mà nỗi nhớ quê hương vẫn dậy lên
trong tâm khảm.
- Nếu như nỗi nhớ là một điều tất yếu khi phải xa quê hương thì Huy Cận
lại cảm thấy nhớ mặc dù đang sống ở giữa quê hương, nỗi nhớ khi phải
sống trong hoàn cảnh mất nước.

You might also like