You are on page 1of 2

Soạn bài: Tràng Giang (Huy Cận)

1.
- Xuất xứ: Bài thơ được rút ra từ tập “Lửa thiêng”.
- Thể thơ: Thất ngôn.
- Nội dung bài thơ: Bài thơ là nỗi buồn, cô đơn và lẻ loi trước vũ trụ
rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu quê hương
đất nước thầm kín mà da diết của tác giả.  
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào một buổi chiều mùa thu
năm 1939. Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông
Hồng mênh mang sông nước.
- Bố cục:
+ Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân
+ Phần 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ
+ Phần 3 (khổ 4): cảnh hoàng hôn kì vĩ và tình yêu quê hương, đất nước của nhà
thơ
2.
* “Tràng Giang” có nghĩa là gì?
a. Nhan đề:
- Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) -> gợi không khí cổ kính.
- Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.
-> Gợi không khí cổ kính, khái quát -> nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
b. Lời đề từ:
- Cảnh: trời rộng, sông dài -> không gian rộng lớn
- Tình: bâng khuâng, nhớ -> nỗi buồn, nỗi sầu
=> Nhan đề và đề từ đã định hướng cho cảm xúc chủ đạo của bài thơ, đo là nỗi
buồn trước không gian rộng lớn.
* Khi đọc nhan đề bài thơ, anh chị có cảm nhận như thế nào?
- Gợi cảm giác con sông kéo dài mênh mông, gợi mạch cảm xúc của bài thơ
- Lời tựa: thâu tóm được tất cả tình và cảnh trong bài thơ
* Anh/chị có nhận xét gì về lời đề từ bài thơ? Từ láy “Bâng khuâng” gợi
cho người đọc cảm giác gì?
- Lời đề từ của bài “Tràng giang” là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, một
câu thơ thốt lên nhưng đầy ẩn ý nội dung và nghệ thuật. Dường như âm điệu
chủ đạo của lời đề từ là sự nhẹ nhàng, buồn man mác, buồn len lỏi vào tâm hồn
của con người.
- Với biện pháp đảo trật tự cú pháp “bâng khuâng” lên đầu câu, Huy Cận đã
khiến người đọc vướng vào những tâm sự không thể giải bài, cũng như khó có
thể nói ra cùng ai.
* Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử
dụng trong hai câu đầu tràng giang.
- Hình ảnh: thuyền, nước, sóng…là những hình ảnh quen thuộc khi nói
về dòng sông.
+ Sóng “gợn”: sóng nhẹ, lăn tăn
+ Láy “Điệp điệp”: hình ảnh con sóng nói tiếp nhau, đều đều lan tỏa, da
diết triền miên.
+ Thuyền xuôi mái > < nước song song: Con thuyền buông trôi, vô định,
hờ hững, dòng nước cũng hờ hững với thuyền.
+ Đối: thuyền về > < nước lại: thuyền và nước không gắn bó, sự đối lập
tạo sự chia ly, xa cách.
=> Không gian rộng lớn, mênh mông, sự vật chia lìa, xa cách.
* Hình ảnh “củi khô” có ý nghĩa gì?
Tác giả liên tưởng đến cuộc đời mình cũng như bao người dân mất nước,
mang thân phận bọt bèo giữa cuộc đời rộng lớn. Hình ảnh cành củi kia
còn tượng trưng cho kiếp người nhỏ bé, những văn nghệ sĩ đang băn
khoăn, ngơ ngác, lạc lõng trước nhiều trường phái văn học, ngã rẽ của
cuộc đời.
* Trong câu thơ thứ 3, 4 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
- “Củi/ một cành khô/ lạc mấy dòng” (ngắt nhịp 1/3/3)
+ “Một” gợi sự lạc lõng, khô héo.
+ Đảo ngữ: Củi một cành khô
-> nhấn mạnh sự bé nhỏ.
+ Một cành > < mấy dòng: Đối lập giữa không gian bao la, rộng lớn của
sông nước với sự nhỏ bé, trơ trọi, mong manh của cành củi khô.
*Chỉ ra mối quan hệ giữa thuyền và nước ở câu thơ thứ 3 có gì đặc
biệt
Thuyền và nước như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi, cho lòng
“sầu trăm ngả”. Đặc biệt, giữa cảnh sông nước mênh mông ấy.
* Vì sao tác giả không dùng hình ảnh khác mà lại sử dụng hình ảnh
củi
Vì nét đẹp cổ điển "tả cảnh ngụ tình" thật khéo léo, tài hoa của tác giả,
đã gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như con sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ
thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm
trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra
một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói "Củi một
cành khô" thật đặc biệt, không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, mà
còn hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc
lõng.

You might also like