You are on page 1of 3

Tràng Giang

Huy cận

i. Tìm hiểu chung


1. Tác giả Huy Cận
 Tên thật là Cù Huy Cận (1911 – 2005)
 Quê quán: Làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
 Xuất thân từ một gia đình Nho Học
 Cuộc đời:
 1939: Đậu Kĩ sư Canh nông tại Cao Đẳng Canh nông Hà Nội
 1943: Tham gia mặt trận Việt Minh, tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào.
 Sau Cách mạng Tháng 8, Huy Cận giữ nhiều trọng trách: Thứ trưởng rồi
bộ trưởng
 Sự nghiệp:
 Trước Cách mạng Tháng 8:
 Nổ tiếng lớn trong làng thơ mới
 Tiếng thơ phần lớn là sâu thương (do cảm nhận được cái bé nhỏ và
hữu hạn của kiếp người. Đồng thời nỗi buồn của ông còn mang cả
dấu ấn của thời đại bị nô lệ)
 Những sáng tác nổi bật: "Lửa thiêng", "Vũ trụ ca", "Kinh cầu tự"
 Sau Cách mạng tháng 8:
 Ít sáng tác hơn, đến sau chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Cẩm Phải đến
năm 1958, Huy Cận mới thật sự hòa mình vào cuộc sống mới. Từ
đó, cảm xúc thơ của Huy Cận mới bộc lộ hết sự chân thành và hồ
hởi
 Những sáng tác nổi bật: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở hoa",
"Bài ca cuộc đời", "Ngôi nhà giữa nắng", "Hạt lại gieo",…
2. Tác phẩm "Tràng giang"
 Xuất xứ: trích trong tập "Lửa thiêng"
 Hoàn cảnh sáng tác: Theo lời tác giả, bài thơ được viết vào một buổi chiều thu
năm 1939, khi tác giả đứng ở bà Nam bến CHèm nhìn cảnh sông Hồng mênh
mông sóng nước
 Chủ đề: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên "trời rộng sông dài", đồng thời, nêu
lên cảm giác về cái bé nhỏ, bơ bơ hữu hạn của kiếp người.
 Thể loại: Thất ngôn trường thiên
 Bố cục: 2 phần
 Đoạn 1: 3 khổ đầu
Bức tranh thiên nhiên trên sông, bên sông
=> Nỗi cô đơn, hòa chung với cảnh sắc thiên nhiên.
 Đoạn 2: Khổ cuối
Mượn hình ảnh sông dài, trời rộng
=> Nỗi buồn cô đơn giữa kiếp người, tấm lòng thê lương
 Nhan đề và lời đề từ:
 Tràng Giang: Từ Hán Việt
=> Tránh trùng lập với Trường Giang, con sông dài trong thơ ĐƯờng
=> Gợi cảm giác cổ điển, lại gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng
=> Gợi không gian mênh mông, bát ngát sông nước (vừa dài vừa rộng)
=> Gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc.
 Lời đề từ:
Cảnh: Trời rộng, sông dài
Tình: Bâng khuâng, nhớ
=> của bài thơ

II. ĐỌc Hiểu văn bản


1. Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ:
a) Khổ 1:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mất dòng.
 Sóng:
 Động từ "gợn"
=> Chuyển động nhẹ nhàng, sóng gối nhau đến vô tận
=> Chất thơ của sông nước

You might also like