You are on page 1of 26

NGỮ VĂN 6

Ôn tập
GIỮA HỌC KÌ 1
NỘI DUNG ÔN TẬP

• KIẾN THỨC
• THỰC HÀNH
• LƯU Ý
NỘI DUNG ÔN TẬP

VĂN BẢN TIẾNG VIỆT


Bài 1: TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT Bài 1:
- Thánh Gióng - Từ đơn, từ phức.
BÀI 2: TRUYỆN CỔ TÍCH - Thành ngữ.
- Sọ Dừa. Bài 2: Trạng ngữ.
Bài 3: THƠ LỤC BÁT
- Việt Nam quê hương ta. TẬP LÀM VĂN
Viết bài văn kể lại một truyện truyền
thuyết hoặc cổ tích.
I. KIẾN
THỨC
TRUYỀN THUYẾT

Là loại truyện dân gian có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các


Khái niệm nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc,
phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

Đề tài: Thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại.

Cốt truyện: đơn giản, ít tình tiết, kể theo trình tự thời gian.

Đặc trưng thể loại


Yếu tố kì ảo: Tưởng tượng, hư cấu.

Nhân vật: Thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ
giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.
Ảnh: Tâm Trí Lực
CỔ TÍCH
Là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời
của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ,
Khái niệm nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt
vật...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng
của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,...

Cốt truyện: Có yếu tố hoang đường; Mở đầu bằng cụm từ


“Ngày xưa” và kết thúc có hậu; Sự việc được trình bày
theo trình tự thời gian.

Nhân vật: Người dũng sĩ, bất hạnh, thông minh,…


Đặc trưng thể loại
Đề tài: Hiện tượng trong đời sống.

Chủ đề: Ước mơ về xã hội công bằng, thiện thắng ác.


Ảnh: Tâm Trí Lực
THƠ LỤC BÁT

Một cặp lục bát: Một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng
8 tiếng (dòng bát).

Gieo vần: Tiếng thứ 6 (dòng lục) vần với tiếng thứ 6 (dòng
bát kế nó), tiếng thứ 8 (dòng bát) vần với tiếng thứ 6 (dòng
Đặc điểm lục tiếp theo)

Ngắt nhịp: Thường ngắt nhịp chẵn.

Phối hợp thanh điệu giữa các tiếng:


- Dòng lục: tiếng thứ 2 (B) – 4 (T) – 6 (B)
- Dòng bát: tiếng thứ 2 (B) – 4 (T) – 6 (B) – 8 (B)
Ảnh: Tâm Trí Lực
TIẾNG
VIỆT
TỪ ĐƠN VÀ TỪ
PHỨC
Là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên.
Từ đơn
Ví dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

TỪ
Từ ghép là từ do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với
nhau tạo thành.
Ví dụ: ông bà, bố mẹ, hoa lá,...; xanh ngọc, đỏ chói,....
Từ phức

Từ láy là từ do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc


cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành.
Ví dụ: liêu xiêu, lấp lánh, xanh xao,...
THÀNH NGỮ

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen


Khái niệm
dùng.

THÀNH
NGỮ
Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng
đơn giản của các từ cấu tạo nên nó, mà là nghĩa
Lưu ý
của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và
biểu cảm.
TRẠNG NGỮ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời
Khái niệm gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu
trong câu.

TRẠNG
Trạng ngữ chỉ thời gian
NGỮ
Trạng ngữ chỉ địa điểm

Thường gặp
Trạng ngữ chỉ mục đích

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân,…


TẬP LÀM
VĂN
TẬP LÀM
Viết bài văn kể và nêu càm nhận của em

VĂN
về một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
TẬP LÀM VĂN

QUY TRÌNH VIẾT MỘT BÀI VĂN TỰ SỰ

“MÔ HÌNH 4. KIỂM TRA VÀ CHỈNH SỬA


BẬC THANG”
3. VIẾT

2. TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý

1. CHUẨN BỊ
II. THỰC HÀNH
II. THỰC HÀNH
• PHẦN: ĐỌC - HIỂU
• PHẦN: TẬP LÀM
VĂN
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tôi thầm nhớ một miền quê
Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ
Đồng xanh bay lả cánh cò
Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều
Vi vu gió thổi sáo diều
Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?
Dòng sông, bến nước, con đò
Có người lữ khách bên bờ dừng chân
Xa xa vẳng tiếng chuông ngân
Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim
Tuổi thơ thích chạy trốn tìm
Cây đa giếng nước còn in trăng thề
Xa rồi nhớ mãi miền quê
Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa...”
(Lục bát miền quê, Đức Trung)
1. Xác định cách gieo vần của câu thơ sau:
“Xa xa vẳng tiếng chuông ngân
Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim”
2. Tác giả đã nhắc đến những âm thanh sau khi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ ở quê nhà?
3. Tìm từ láy trong câu thơ sau:
“Vi vu gió thổi sáo diều
Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?”
4. Theo em, vì sao tác giả lại mong muốn “trở về tuổi thơ”?
5. Bài thơ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?
6. Nêu nhận xét của em về cách tác giả mở đầu và kết thúc bài thơ.
Nguồn: Hocmai.vn
GỢI Ý
1. Xác định cách gieo vần của câu thơ sau:
“Xa xa vẳng tiếng chuông ngân
Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim”
Cách gieo vần của câu thơ sau:
Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới: Gieo vần ở vị trí tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 ở câu bát.
“Tôi thầm nhớ một miền quê Gieo vần ở hai tiếng “ngân” và “ngần”.
Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ 2. Tác giả đã nhắc đến những âm thanh sau khi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ ở
Đồng xanh bay lả cánh cò quê nhà?
Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều • Tiếng sáo diều
Vi vu gió thổi sáo diều • Tiếng chuông
Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ? • Tiếng chim
Dòng sông, bến nước, con đò 3. Tìm từ láy trong câu thơ sau:
Có người lữ khách bên bờ dừng chân “Vi vu gió thổi sáo diều
Xa xa vẳng tiếng chuông ngân Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?”
Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim 4. Theo em, vì sao tác giả lại mong muốn “trở về tuổi thơ”?
Tuổi thơ thích chạy trốn tìm • Tuổi thơ ấy gắn liền với một miền quê tươi đẹp, thanh bình.
Cây đa giếng nước còn in trăng thề • Tuổi thơ gắn với những trò chơi quen thuộc (thích chạy trốn tìm) và bóng
Xa rồi nhớ mãi miền quê dáng yêu thương của người thân (mẹ yêu đang chờ) .
Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa...” 5. Bài thơ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?
(Lục bát miền quê, Đức Trung) • Nhớ về một miền quê gắn với tuổi thơ của mình.
• Mong muốn được quay về với những ngày tháng xưa cũ ấy.
6. Nêu nhận xét của em về cách tác giả mở đầu và kết thúc bài thơ.
• Hai câu thơ mở đầu và kết thúc có cách diễn đạt khá giống nhau.
• Cách diễn đạt như vậy để nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với
tuổi thơ nơi quê nhà.
Nguồn: Hocmai.vn
TẬP LÀM
Viết bài văn kể và nêu cảm nhận của em về một truyện truyền thuyết hoặc cổ
VĂN tích.
Viết theo bố cục sau:
- Mở bài: Giớ thiệu tên và lí do em chọn câu chuyện
- Thân bài:
+ Thân bài 1: Tóm tắt câu chuyện.
+ Thân bài 2: Nêu cảm nhận cá nhân
- Kết bài: Tổng kết lại, bài học rút ra từ câu chuyện.
III. LƯU Ý
PHẦN KIẾN THỨC:
- Đề thi dùng hoàn toàn ngữ liệu mới nên các em có thể tham khảo ngữ
liệu từ các bộ sách khác nhau. (Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri
thức)
- Việc chuẩn bị trước giúp các em tự tin hơn, ít áp lực tâm lí.
PHẦN TẬP LÀM VĂN
- Nên đọc thêm và nhớ các chi tiết chính các câu chuyện.
- Khi viết bài tập làm văn nhớ phải có đầy đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài –
Kết bài.
CHÚC CÁC EM HỌC
TỐT!

You might also like