You are on page 1of 10

NGUYỄN CÔNG HOAN

I. Vài nét về tiểu sử và con người


1. Tiểu sử
- Sinh ngày 6-3-1903 trong một gia đình quan lại xuất thân khoa bảng bắt đầu thất
thế => ảnh hưởng đến quan điểm đạo lí, đạo đức phong kiến trong các tiểu thuyết
của NCH.
- Quê: làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên).
- Cha: Nguyễn Đạo Khang, đỗ tú tài, làm huấn đạo. Bác ruột Nguyễn Đạo Quán
làm tri huyện, sau thăng tri phủ. tuy làm quan nhưng thanh đạm, là nguyên mẫu
của nhân vật Lê Sĩ Cư trong tiểu thuyết Thanh đạm.
NCH chịu ảnh hưởng nhiều từ người bác và bà nội, người bác luôn chăm sóc việc
học hành cho con cháu, thích sưu tầm phương ngôn, tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn,
soạn sách dạy chữ Nho băng để tải VN. Bà nội thưòng kể cho NCH nghe truyện
Nôm, thuộc nhiều thơ Đường.
"Bà nội là người thông minh, dòng dõi nhà nho, nên thuộc rất nhiều thơ phú. Tối
tối trước khi đi ngủ, bà thường ngâm nga rồi dạy truyền khẩu cho các cháu. Niêm
luật của thơ ca, nhạc điệu của ngôn ngữ được luyện vào tai cậu bé là cha tôi ngay
từ ngày ấy (Lê Minh)”.
- Sinh trưởng trong gia đình quan lại. NCH được tại nghe mắt thấy đủ mọi chuyện
chốn quan trưởng, chứng kiến các tấn kịch diễn ra hàng ngày ở nơi công đường,
phòng nha trại linh 2 vốn sống quý giá để ông viết về để tài quan lại, lính tráng sau
này.
- Tốt nghiệp trường Sư phạm, từ 1926, vừa dạy học, vừa viết văn tới CMT8. Cuộc
đời dạy học long đong, thuyền chuyển nhiều nơi giúp ông có điều kiện tiếp xúc với
nhiều cha mẹ học sinh, chứng kiến đủ hạng người giàu nghèo sang hèn trong xã
hội, được đến nhiều vùng đất, nhiều cảnh đời, tạo nên vốn sống phong phú.
- 1928 gia nhập VN Quốc dân Đảng. Thời kì Mặt trận Dân chủ. NCH chịu ảnh
hưởng của một số chiến sĩ cộng sản, viết tiểu thuyết Bước đường cùng để trả món
nợ lỏng với họ. Cuốn tiểu thuyết có tư tưởng tiến bộ. bị chính quyền thực dân cấm,
nhà văn bị theo dõi, truy tố. 1945 NCH bị bắt vì hoạt động CM và gia đình tham
gia CM.
- Sau CM, tiếp tục sáng tác, mất năm 1977, được truy tặng giải thưởng HCM.
2. Con người
Là người có năng khiếu trào phúng bẩm sinh, ngay từ nhỏ đã chứng tỏ sự tinh
nghịch, thích khôi hài, hay chế giễu: "Tính cách con người tôi là nghịch ngợm,
ranh mãnh, hay chế nhạo”. (Lấy ngày 4 là ngày sinh của mình vì muốn ngày sinh
tháng đẻ có ý nghĩa dối trá).
Tử nhỏ đã nghịch ngợm. Vốn không tin vào trời phật. cúng bái, một lần nhà có giỗ,
NCH cùng anh họ nhón vụng thức ăn bầy trên mâm cúng, để thử xem có bị thần
vặn cổ như lời doạ của người lớn không.
- Thích đọc hài kịch Molie, bắt chước Molie. "làm hài kịch" rồi cùng anh em trong
nhà diễn kịch. "chỉ có mục đích làm cho mọi người cười sặc sụa.”
Có sở thích “ban ngày thì đứng ở sân công đường hàng giờ để nhìn và để nghe, ban
tối thì xuống trai lệ, trại cơ nằm kê đùi với lính tráng để hỏi chuyện họ". Cả tính
tinh nghịch, thích khôi hài như thanh nam châm nhạy bén hút những mẩu chuyên ở
công đường trại lính => kho tài liệu vô giá để nhà văn sáng tác.
=> Năng khiếu trào phúng bẩm sinh, cá tính ưa hài hước được nuôi dưỡng, mài sắc
trong môi trường sống từ ấu thơ đã phát triển mạnh mẽ khi bắt rễ vào mảnh đất
hiện thực VN trước Cách mạng, tạo nên phong cách trào phong đặc sắc của NCH.
II. Quan điểm nhìn nhận hiện thực của NCH
1. Quan điểm luân lí đạo đức
- Bảo vệ truyền thống đạo đức của dân tộc.
+ Căm ghét, khinh bị xã hội thực dân, những nhố nhăng, quái thai của xã hội mới
+ Đả kích lối sống Âu hóa nhố nhăng => Thống nhất với quan điểm giàu nghèo.
- Tư tưởng phong kiến bảo thủ, cái nhìn thành kiến, ác cảm với phụ nữ (Cô Kén
gái tân thời, cô giáo Minh, Thanh đạm, Danh tiết ...)
2. Quan điểm xã hội
- NCH nhìn hiện thực từ quan điểm giàu nghèo: tác phẩm của ông đều xoay quanh
sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo: “Sự xung đột giữa kẻ giàu và người
nghèo là cái cốt của hầu hết các truyện ngắn. truyện dài của NCH".
+ Đứng về phía người nghèo khổ, cho dù họ có phạm tội ông cũng đứng ra bào
chữa, thanh minh cho họ (Thằng ăn cắp. Bữa no... đòn, Thế cho nó chừa)
+ Lật tẩy, phơi bày bản chất ăn cắp đều giả, tổ tiên của bọn nhà giàu (Thằng Quýt,
Thằng ăn cướp).
III. Truyện ngắn của NCH
1. Quá trình sáng tác
a. 1929-1935
- NCH bắt đầu viết truyện ngắn từ đầu những năm 20, nhưng từ 1929 trở đi thì
được chú ý.
Kép Tư bền gồm 15 truyện, sáng tác khoảng từ 29-35 gây tiếng vang lớn, làm nảy
sinh cuộc tranh luận về quan điểm nghệ thuật giữa Hai Triều và Hoài Thanh.
Với KTB, NCH là một trong những người mở đầu và cắm cờ chiến thắng cho chủ
nghĩa hiện thực.
- NKH tập trung làm nổi bật sự xung đột giàu nghèo, phơi bày sự bất công thối nát
của xã hội.
- Vạch trần bộ mặt tàn ác, đểu cáng của những kẻ giàu có, có tiền có quyển
▷ Ví dụ
Răng con chó của nhà tư sản
Miêu tả người ăn mày: “Cái bị bẹp há hốc miệng, nằm chờ bên cạnh cái dạ dày lép
kẹp”
Miêu tả con người và con chó giành nhau một miếng ăn:
“Con chó cũng giương mắt nhìn lại thằng người. Thành ra đĩa cơm nằm ở giữa,
người tiến thì chó cũng tiến, người lui thi chó cũng lui: Hai bên hầm hè nhau,
người lườm chó, chó lườm người”.
“A mày đánh gẫy răng chó ông, ông chỉ kẹp cho mày chết tươi, ông đền mạng. Bất
quá ba chục bạc là cùng!”

- Thể hiện tình cảnh khốn cùng, Thảm thương của người dân nghèo thành thị phu
xe, ăn mày, lưu mạnh, gái điếm, con sen, tháng quýt
Ví dụ
Thằng ăn cắp, Được chuyển khách, Thanh! Dạ!. Ngựa người và người ngựa, Kép
tư bền
Hai cái bụng
Ngựa nguời và người ngựa: bị hài kịch giữa anh phu xe gặp cô gái điếm, cả hai đều
cần bắt khách, xung đội hạ màn khi có giả giang hồ chuồn mất, bật ra tiếng cười.
nhưng đó là tiếng cười đau xót cho những kiếp “ngựa người và người ngựa.”
b. Chặng 1936 – 1939
- Truyện ngắn NCH đạt đỉnh cao về tư tưởng, nghệ thuật.
- Đề tài, đối tượng mở rộng, nói đến ca công nhân, thực dân, vua chúa.
 Đào kép mới:
* Kê về một rạp hát quảng cáo rùm beng là có tích hát mới, rạp mới chân chính,
đào kép mới, nhưng thực chất thì vẫn tích hát cũ. đào kép cũ đổi vai cho nhau, để
ám chỉ sự tuyên truyền của thực dân Pháp về việc đổi mới triều đình Bảo Đại.
- Vẫn chĩa mũi nhọn trào phúng vào tầng lớp quan lại, địa chủ, cường hào, nhưng
viết đúng, trúng, trào phúng cay nghiệt hơn.
Tuy vẫn nhắm vào đối tượng cũ nhưng đòn đá kích giai đoạn này nhiều khi đụng
được đến bản chất giai cấp của chúng. Sức tố cáo vì thế mãnh liệt hơn. ý nghĩa
khái quát sâu rộng hơn (Sáu mạng người. Thịt người chết. Tấm giấy một trăm....)
Nhiều tác phẩm đánh thẳng vào bọn thực dân và những chính sách xảo quyệt của
chúng (Sáng, chị phu mỏ. Đào kép mới, Tinh thần thể dục).
- Châm biếm thói dâm ô của quan lại: Vẫn còn trịch thượng. Chiếc đèn pin. Nạn
râu
+ Vạch trần thói ăn cắp ti tiện, bị ổi, trắng trợn
Đồng hào có ma, Thằng ăn cướp. Thịt người chết, Ngượng mồm, Gánh khoai lang,
Chính sách thân dân…

Mỗi truyện là một thủ đoạn ăn bẩn bỉ ổi của bọn quan lại.
- Viết về những người nghèo khổ có sự phát triển cả bề rộng và chiều sâu nhân vật
không chỉ có ăn mày, phu xe. gái điểm mà có cả nông dân, công nhân. Thái độ của
nhà văn với họ cũng cảm thông, trận trọng hơn. Không chi mô tả họ như nạn nhân
tiêu cực mà còn phát hiện ra bản chất ngoan cường, bất khuất của họ.

Ví dụ: Sáng, chị phu mỏ: khẳng định vẻ đẹp tinh thần của nhân vật Sáng: lòng hiếu
thảo, ý thức về nhân phẩm, tinh thần phản kháng mãnh liệt chống lại chủ Tây dâm
ác (1938)
Bước đường củng: anh Pha phang đòn gánh vào đầu Nghị Lại (1938).
c. Chặng 1940 – 1945
Có vài truyện ngắn có giá trị, nhưng nhìn chung là chặng đường sa sút.
Hoàn cảnh xã hội ngột ngạt khiến nhà văn không còn kiên định lập trường của chủ
nghĩa hiện thực: "Đời viết văn của tôi, cho đến năm 1943, có thể gọi là tàn tạ, sắp
chết.”
2. Phong cách nghệ thuật NCH trong truyện ngắn
* Nhân tố tạo nên phong cách nghệ thuật NCH
- Tố chất năng khiếu trào phúng bẩm sinh, thích khôi hài, hay chế giễu mọi người.
- Môi trường sống: Xuất thân trong gia đình quan lại, biết nhiều câu chuyện chốn
công đường, trại lính.
- Hoàn cảnh hiện thực xã hội Việt Nam 1930 – 1945
* Biểu hiện phong cách NCH
a. Cái nhìn mới mẻ, độc đáo, có tính phát hiện đối với con người và cuộc sống
Nam Cao cuộc đời là sự chết mòn, dùng sống mòn để nói về những cái chết khi
đang sống
Vũ Trọng Phụng: đời là sự vô nghĩa lí, xã hội khốn nạn.
NCH đời là một sân khấu hài kịch, một tấn trò hề lố lăng, giả dối,

 Sống dưới chế độ thống trị của thực dân, tôi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa
bịp, đáng khôi hài" (Đời viết văn của tôi. Nxb Văn học. 1971).
- NCH nhìn đâu cũng thấy sự trộm cắp, giả dối, lừa bịp, phi đạo, đáng cười
 Xã hội trong mắt NCH: bọn thống trị là một lũ ăn cắp, ăn cướp. Luật
pháp bảy ra chỉ để ăn cướp của người dân.
 NCH viết nhiều về đề tài trộm cắp => ông có dịp đem công lí người nghèo
chọi lại công li của kẻ giàu, đóng vai trạng sư cãi trắng án cho những kẻ ăn
cắp do nghèo đói
 Chỉ đích danh thủ phạm là bọn nhà giàu.
 Có những vụ trộm rất bất ngờ
Cái ví ấy của ai, Các ông huyện, ông đốc, bà tham, bà cử sang trọng, lịch sự, nói
tiếng Tây, khiêu vũ tưởng chỉ có say vì nhạc, mê vì tình, nhưng lại xoay ra lần ví
của nhau
Thằng quýt: tố cáo 1 ông phán ăn cắp tiền của đầy tớ một cách đểu giả, độc ác
Cụ Chánh Bá mất giầy: dựng lên chuyện mất cắp để thực sự ăn cắp một đôi giầy
mới
Đồng hào có ma: Đê tiện nhất: quan huyện oai vệ lại đi ăn cắp một đồng hào đánh
rơi của dân nghèo. Ăn cắp giữa công đường.
Ăn cướp: quan huyện ăn cướp của một thằng ăn cướp đến nỗi nó phải giải nghệ vì
lỗ vốn to với quan lớn
 Vô đạo:
Xuất giá tòng phu
Báo hiểu: trả nghĩa cha
Báo hiếu: trả nghĩa mẹ
- Thái độ của nhà văn chế giễu, mỉa mai, châm biếm, đả kích bọn quan lại, bọn tư
sản, cường hào ác bá, thanh niên nam nữ hư hỏng đua đòi theo lối sống Âu hoá....
Những cái xấu, cái ác của chúng là sự lăng nhục đối với những giá trị đạo đức, văn
hoá cổ truyền của dân tộc.
b. Phát hiện ra những mâu thuẫn, tạo dựng được các tình huống trào phúng
độc đáo, oái oăm:
- Truyện cười NCH thường là những truyện rất ngắn, ông không có khả năng tổ
chức “chuỗi cười dài” kiểu Số đỏ, ông thưởng tạo ra một tình thế có tính hải hước.
NCH nhạy bén với các loại mâu thuẫn, đây là đặc điểm của óc quan sát, trí tưởng
tượng, tư duy nghệ thuật của NCH.
- Mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng (bể ngoài và bên
trong, vỏ và ruột)
 Báo hiếu: trả nghĩa cha: vỏ chí hiếu, ruột đại bất hiếu
 Báo hiếu: trả nghĩa mẹ
Mâu thuẫn giữa cái tâm bất hiếu, bất nghĩa và biểu hiện hết sức hiếu nghĩa của một
ông quý tử.
- Mâu thuẫn giữa mục đích ý nghĩa và bản chất: mục đích ý nghĩa có vẻ tốt đẹp,
cao sang nhưng thực chất lại xấu xa, thảm hại
 Tinh thần thể dục
 Mục đích bề ngoài: rất vui, rất thoải mái của việc tổ chức xem bóng đá
 Thực chất: đó là tai hoạ ghê gớm với đời sống đầu tắt mặt tối của người dân
cày, khiến những kẻ tổ chức phải dùng các biện pháp cưỡng bức hùng hổ
nhất.
- Mâu thuẫn giữa hi vọng và thất vọng, niềm vui và nỗi buồn
 Hi vong càng cao, thất vọng càng lớn
 Ngậm cười
 Ngựa người và người ngựa tình thế oái oăm giữa cô gái điếm và anh phu xe
dựa vào nhau, hi vọng kiếm được chút may mắn cuối cùng của một năm bất
hạnh, hoá ra càng kéo nhau đi sâu hơn vào con đường bất hạnh
 Một tin buồn: mâu thuẫn giữa niềm vui của ông chủ hiệu xe đòn đám ma và
nỗi buồn của những gia đình có người đau ốm
- Mâu thuẫn giữa phúc và hoạ: chiếm số ít, nhân vật được mô tả là người gặp điều
may mắn, hạnh phúc, nhưng thực ra gặp phải tại hoạ
 He! He! Hé
 Thật là phúc…
 Được chuyến khách
- Mâu thuẫn nguyên nhân – kết quả nguyên nhân nhỏ, kết quả to, nguyên nhân tầm
thường, kết quả nghiêm trọng
 Thằng ăn cắp: thằng ăn cắp bị đám đông đuổi bắt, đánh đập dã man (kết quả
nghiêm trọng), chi vì nó ăn hai xu bún riêu rồi nó chạy, ăn quyt tiền khiến bà
bán bún riêu hô hoán là “thằng ăn cắp" (nguyên nhân nhỏ)
 Thế cho nó chừa
 Nỗi lòng ai tỏ
 Lại chuyện con mèo
 Các mâu thuẫn, xung đột này tạo nên chất kịch trong truyện ngắn NCH
 Xung đột là chất liệu cơ bản của kịch. Mỗi truyện của NCH là một vở kịch,
sự đối lập, mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng mối quan
hệ giữa các nhân vật, tình tiết.
- Lối cường điệu làm biến chất sự vật:

“Hình như trời đã đặt một cái khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên
chẳng mấy chốc, bà phủ đã được đúng kiểu mẫu. Chỉ riêng bộ mặt cũng đã đủ long
trọng. Người ta tưởng chiếc bánh giầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự và
ngay đầu quả chuối, nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai mũi cà chua tách ra để
theo nhịp với cặp mắt híp. đưa quan ông vào chốn nát bản, thì ai cũng phải thấy
một cái hố sâu thăm thẳm, sâu như bụng dạ một người đàn bà" (đàn bà là giống
yếu)
Vật hoá tả người:
Sử dụng nguyên tắc vật hóa. lố bịch hoá, kệch cỡm hóa những nhân vật phản diện,
tô đậm phần "con" lấn át phần "người".
“Vậy thì bà nằm đó. Nhưng thoạt trông, đố ai dám bảo là một người. Nếu người ta
chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cải thân nung núc, và bốn chân tay ngắn chùn
chùn, thì phải bảo là một đống hai ba cái chăn bóng cuộn lại với nhau, sắp đem cất
đi (Phành phạch).
- Mức độ phóng đại sao cho hợp lí thể hiện tài năng của nhà văn, có những phóng
đại chưa đủ gây cười, có cái phóng đại quá độ mất đi sự chân thực của hình tượng.

 NCH trào phúng 1 cách bộc trực, bạo khóe, gần với nghệ thuật dân gian,
nhưng nhiều khi để cho ngòi bút vượt quá độ cần thiết, tạo ra được nhiều
trận cười khoái trá.
 Nhưng nhiều khi ông vượt quá ngưỡng cho phép, do mải chạy theo tiếng
cười, chạy theo hình thức, coi nhẹ nội dung nên tác phẩm mang thiên kiến
chủ quan: vấn đề phụ nữ, người nghèo (Bữa nọ... đòn, Hai cái bụng. Chiếc
quan tài)
c. Nghệ thuật kể truyện: cốt truyện li kì hấp dẫn, giàu tính kịch.
Đối với việc một nhà văn trào phúng, việc tìm ra mâu thuẫn trào phùng có ý nghĩa
quyết định như việc tìm ra tứ thơ với một nhà thơ.
- NCH tài hóa trong tổ chức cốt truyện, ít chú ý tính cách, tâm lí. Biết cách dẫn dắt
tỉnh tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác phẩm
một cách đột ngột, bất ngờ.
Nhiều khi để cho cốt truyện li kì, hấp dẫn, nhà văn sẵn sàng hi sinh cá tính hợp lí,
chân thực trong quá trình diễn biến tâm lí nhân vật.
Thủ thuật: đánh lạc hướng người đọc khỏi cái đích thật sự của câu chuyện.

 Dùng một nhân vật đóng vai người trong cuộc hay người chứng kiến, người
này thường thật thà, ngớ ngẩn nhưng lại mang tất cả cái hóm hỉnh, ranh
mãnh của nhà văn (Lại chuyện con mèo. Nỗi lòng ai tỏ, Oằn tà roắn, Cái lò
gạch bí mật, Lập gioòng...)
 Oằn tà roằn: nhân vật Bắc
 Hai cái bụng: nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, mô tả 2 đoạn tách biệt, không
liên quan gì đến nhau, không một câu so sánh, nhưng đọc xong cả truyện,
thấy đối lập, mỉa mai. Phần đầu: tính cách thằng bé ăn mày lang thang, đói
rách, bàn thỉu đến “bất thành nhân dạng”
 Phần sau: một bà béo quá đến nỗi “cổ rụt, má chảy, bụng xệ". có hàng dãy
nhà cho thuê với hàng trăm mẫu ruộng. Mắc bệnh “không đói cho", vì từ
hôm đi ăn cỗ cuới con bạn, bà bị ép ăn những bóng, mực, long tu, nên đến
nay bụng bà vẫn cứ bình bịch không đói cho
 Phản ánh hai hạng người: kẻ ăn không hết, người lần không ra.

 Câu kết đoạn dưới “bà ấy chi thèm ăn được", làm độc giả liên tưởng đến câu
kết đọan trên: “nó chi thèm được ăn”
Nói vòng: nói A nhưng để độc giả thấy rằng điều mình muốn nói không phải là A
(đánh lạc hướng)
“Tang vật đó to bằng vành khăn đàn bà, cuộn khoanh lù lù trên mặt đất thành một
bãi, đầu hình búp măng, màu vàng, mà đứt đuôi là có hơi ngạt, thôi thôi” (Cái lò
gạch bí mật)
Đọc lên, người đọc biết ngay là vật gì, nhưng cách nói vòng gợi liên tưởng thú vị
“Nhất là mũi ông không thể lúc nào tránh được mà không giao thiệp với cái không
khí không được êm đềm” (thầy cáu)
“Nhất là mũi ông không thể tránh được mùi thối” thì chất hài sẽ giảm hẳn.

You might also like