You are on page 1of 2

I.

GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ


1. Khái niệm:
- Là khả năng cuốn hút con người vào các tác phẩm nghệ thuật và mang lại
niềm vui cho mọi người thông qua các tác phẩm ấy
- Đằng sau sự giải trí là bài học nhận thức, bài học nhân sinh sâu sắc.
2 Lí giải
- Con người từ xưa đến này đều có nhu cầu giải trí về mặt tinh thần. Bởi khi
lao động vất vả thì con người ta tìm đến văn chương để thư giãn, giải trí sau
những giờ làm việc vất vả.
- Giá trị giải trí cũng tuỳ thuộc vào nhu cầu của con người, mỗi người khác
nhau tìm đến những tác phẩm văn học khác nhau, mục đích cuối cùng cũng là
để thư giãn.
- Tuy nhiên sau này văn chương đặt nặng về lý lẽ đạo lý luân thường khiến
giá trị giải trí dần bị coi nhẹ, vẫn không thể phủ nhận vai trò của nó trong
dòng chảy văn học
3.Biểu hiện
- Giá trị giải trí của văn học là yếu tố tiềm tàng, nó tồn tại, vận động và phát
triển cùng với lịch sử văn học và các thời đại nghệ thuật
a. Văn học dân gian
• Chuyện dân gian, thơ dân gian..

VD: Từ thực tại còn nhiều vất vả cay cực, người bình dân đến với nhau
trong tiếng đùa vui, mượn tiếng cười ngỏ bày tâm tình một cách ý vị:
“Cưới nàng anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn."
• Chuyện cười : đem lại tiếng cười và bài học giáo dục con người.

VD: Truyện kể về hai anh chàng thích khoe khoang gặp nhau trong truyện
“lợn cưới áo mới” đã tạo nên một tình huống vô cùng lố bịch khiến cho
người đọc phải bật cười. Đồng thời qua đó tác giả cũng đã ngầm phê
phán thói khoe khoang ở con người, đem đến bài học cho con người về
đức tính cần phải khiêm tốn trong cuộc sống.
• Ca dao, dân ca : mô phỏng con người lao động

VD: Người nông dân trong xã hội phong kiến ở thế yếu, bị áp bức bóc lột
mà lại thấp cổ bé họng, cho nên họ sử dụng tiếng cười làm vũ khí đấu
tranh trước những bất công và bất cập trong xã hội. Dễ dàng tìm thấy
tiếng cười dân gian trong tác phẩm ca dao, hò, vè, truyện tiếu lâm, truyện
cười, truyện Trạng, các vai hề... Người dân có thể phê phán thói xơi thịt
của quan viên, thói ăn tiền, tham ô, nhũng nhiều nhân dân, phê phán chế
độ phu phen, thuế má, thi cử,...
b.Văn học trung đại
• Chất giải trí thể hiện ở thú vui ta nhã của bậc hiền triết

Sống giữa một thời đại loạn lạc, đầy biến động, nơi mà các giá trị truyền
thống đạo đức bị đảo lộn, con người trở nên tính toán hơn, vụ lợi hơn,
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm về với cuộc sống nơi dân dã, vui với việc
“cày nhàn câu vắng”, tự mình hưởng ngoạn với lòng mình, tạm quên hết
sự đời “dầu ai vui thú nào”. Gửi chí hướng về nơi thôn dã, cuộc sống của
thi nhân nơi thôn quê hiện lên như một “lão nông chi điền”:
"Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào"
c. Văn học thời kì cách mạng
• Nghệ thuật cách mạng hào hùng bi tráng => "mờ hóa" chức năng giải trí

VD: - 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc
lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh,
Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)
 Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn
bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức
mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự
hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.
 1965- 1975: Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả
nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách
mạn. + Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã
phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh
dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…). · Miền Bắc: truyện, kí
cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão
biển…)
Vẫn có những tác phẩm kịch vui, thơ ca về tình cảm con người…

VD: - 1955-1964: Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay
của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng
mạn, lạc quan…
 Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng,
Trứớc giờ nổ súng…)
 ·Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm,
Vỡ bờ…)
 Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người
(Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)

4. Ý nghĩa
 -Đem tới sự thư giãn thoải mái. Đó là hình thức vui chơi về mặt tinh
thần .
 -Tuy nhiên sau này văn chương chứa nhiều đạo lý được nhiều lễ nghĩa
thì giá trị giáo dục, giá trị nhận thức dần dần được đề cao và đặt nặng
hơn thì giá trị giải trí bị lu mờ dần dần. Hiện tại ít người nói đến giá trị
giải trí này nhưng giá trị này là giá trị quan trọng nhất là cái sơ khai ban
đầu, tiên quyết để hình thành nên các giá trị sau của văn học

You might also like