You are on page 1of 11

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Nguyễn Đình Chiểu


PHẦN I: TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) quê Tân Khánh- Tân Bình- Gia Định.( Nay là TP HCM)
- 1833 (11 tuổi) : cha gửi về Huế ăn học
- 1840 (18 tuổi) : về Nam
- 1843 (21 tuổi) : đỗ tú tài
- 1846 (24 tuổi) : ra Huế chuẩn bị thi tiếp
- 1849: sắp thi, nghe tin mẹ mất, bỏ về Nam chịu tang, dọc đường vì thương khóc nhiều bị mù
cả hai mắt -> sự nghiệp dang dở, người yêu bội ước-> Cuộc đời đau thương bất hạnh
- Gắn bó với nhân dân: Dạy học, làm thuốc, làm thơ, sống giữa tình thương và lòng mến mộ của
nhân dân như một tấm gương trung, hiếu, nhân nghĩa vẹn toàn.
- 1859 : Pháp chiếm Gia Định, tuy bị mù không cầm gươm giết giặc được, vẫn tiếp xúc với các
lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu kế đánh giặc.
+ Giặc chiếm 3 tỉnh miền Đông, ông lánh về Ba Tri.
+ Giặc chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây, ông mù loà phải ở lại nơi giặc chiếm, như ng quyết định
không chịu làm việc cho giặc dù chúng ra sức dụ dỗ lôi kéo.
* Bài học:
=> Cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương trong sáng cao đẹp về nhân cách, nghị lực, ý chí, về
lòng yêu nước, thương dân & thái độ kiên trung bất khuất trước kẻ thù.
Ở NĐC có 3 con người đáng quí : nhà giáo mẫu mực, thầy thuốc lương y như từ mẫu, nhà thơ
lấy VH làm vũ khí trên cơ sở sáng tạo nghệ thuật.
NĐC là một trong những nhà thơ lớn, ưu tú của nước ta. Theo nhận xét của Phạm Văn
Đồng “ Đời sống và sự nghiệp của NĐC là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng văn
học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng”
II. Sự nghiệp thơ văn
1.Những sáng tác chính
a. Trứơc khi Pháp xâm lược
Có 2 truyện thơ lục bát đề cao đạo lí làm người là: “ Truyện LVT” & “ Dương Từ – Hà Mậu”.
b. Khi Pháp xâm lược
- Thơ văn NĐC chuyển sang cảm hứng yêu nước, căm thù quân XL, ca ngợi lòng hi sinh quả
cảm của những người nghĩa sĩ chống Pháp.
- Các TP tiêu biểu: Chạy giặc, VTNSCG, thơ điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng…Văn tế
nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh, Ngư tiều y thuật vấn đáp và 1 số bài thơ Đườn g luật Nôm.
* Thơ văn của đồ Chiểu là Bài ca đánh giặc cứu nước, ngòi bút của ông càng hăng hái “chở
đạo”, “ đâm giặc” hơn bao giờ hết.

1
- Phơi bày thảm hoạ mất nước
Các bậc nông công cổ, liền mang tai với súng song tâm.
Mấy nơi tổng lí xã thôn, đều mắc hại cùng cờ ba sắc.
- Tố cáo tội ác quân thù
- Nhiệt liệt biểu dương anh hùng hi sinh vì TQ
( không kể giai cấp, tầng lớp) : Trương Định, Phan Tòng...
=> Hình ảnh người nông dân đánh giặc trở thành một hình ảnh đẹp, độc đáo như bức tường thành
sừng sững. Đó là cái nhìn mới mẻ về người nông dân đánh giặc.
- Kêu gọi quyết tâm đánh giặc đến cùng. Mỗi tác phẩm của NĐC xứng đáng là một bài ca xông
trận : “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện trả
thù kia”.
- Ánh lên niềm hi vọng, khát khao một sự đổi thay lớn: “ Chừng nào thánh đế ân soi thấu-
Một trận mưa nhuần rửa núi sông”.
=> Không chỉ là tư tưởng mà còn là những dòng cảm xúc dạt dào. Ông xứng đáng là lá cờ đầu
của thơ văn yêu nước chống Pháp.
2. Nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
* Quan điểm sáng tác
- Mục đích: sáng tác văn chương để giúp đời.
- Văn chương phải nói chí, phải thể hiện những tư tưởng đẹp đẽ: “ Học theo ngòi bút chí công-
Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu”
- Văn chương phải tải đạo và vì thế nó phải có sức chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không
khẳm- Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
- Văn chương phải đạt được vẻ đẹp cả ý lẫn lời:“ Văn chương...tinh thần”
- NĐC cũng ghét lối văn cử nghiệp gò bó, ông viết: Văn chương nào phải trường thi/ Ra đề hạn
vận một khi buộc ràng/ Trượng phu có chí ngang tàng (Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa
bệnh)
=> NĐC phát ngôn như vậy và cũng thực hiện đúng như vậy trong suốt cuộc đời sáng tác của
mình.
* Những nội dung lớn trong văn chương NĐC
** Đề cao nhân nghĩa, đạo lí làm người:
- Các TP của NĐC trước khi Pháp XL tập trung ca ngợi, khẳng định nhân nghĩa. Sáng tá
biểu nhất của NĐC trong giai đoạn này là Truyện Lục Vân Tiên- Tác phẩm ngợi ca phẩm chất
sáng ngời của chàng trai họ Lục, một người con hiếu thảo, trang nam nhi lý tưởng, sẵn sàng quên
mình cứu dân gặp nạn, đánh giặc Ô Qua, chung thủy trong tình yêu, trung thành với bạn bè, nhiệt
tâm với chính nghĩa. Truyện cũng ngợi ca tình yêu chung thủy của Nguyệt Nga, lòng trung thành
của Tiểu đồng, lòng thẳng ngay của Hớn Minh, Tử Trực. Đồng thời truyện lên án những kẻ bất
nhân bất nghĩa như cha con Võ Công tráo trở, viên Thái sư hiểm độc, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm dốt
nát, phản trắc, đê tiện.
2
- Nếu trước kia Nguyễn Trãi nói về nhân nghĩa như là đường lối ứng xử chính trị của người
lãnh đạo với nhân dân. NT coi dân là gốc của nước, cần thi hành chính sách thân dân, chăm lo đời
sống của dân…thì NĐC lại tập trung thể hiện quan niệm sống của nhân dân. -> Các nhân vật của
ông sống với đạo lí ứng xử tốt đẹp giữa người với người, quan tâm, giúp đỡ nhau, hi sinh vì
nhau..Đó là các nhân vật Hớn Minh, Vương Tử Trực, ông Quán… phê phán nghiêm khắc những
loại người bất nhân bất nghĩa như cha con Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm.
** Nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, chống ngoại xâm
- Trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm, tư tưởng nhân nghĩa của NĐC mang 1 sắc thái mới:
Nhân nghĩa vẫn là tinh thần tự nguyện hi sinh cho độc lập, tự do của quê hương đất nước. Đó là
những người nghĩa sĩ nông dân CG, là Trương Định, Phan Tòng;
“ Làm người trung nghĩa đáng bia son
Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn”
- Nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, là: “ Mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
- Thơ văn yêu nước cuả NĐC đã lí giải vấn đề sống chết, vinh nhục trên cơ sở của CN
yêu nước. Những người có nhân nghĩa là người biết chết vì DT, vì quê hương, đất nước. Cái chết
của họ mẫi còn để tiếng thơm cho đời:
“ Thác mà trả nước non rồi nợ, …ai cũng mộ”
- Trước khi Pháp XL thì các nhân vật hành nghĩa đều thuộc tầng lớp trên, có hiểu biết đạo lí nhân
nghĩa của nho giáo như: LVT, VTT, KNN, ông Quán…họ là những người: “ Văn đà khởi phụng
đằng giao/ Võ thêm ba lược sáu thao ai bì”
Nhưng ở giai đoạn này, kg chỉ là những con người thuộc tầng lớp trên nữa mà còn là nh
người nông dân CG họ đã bất chấp sự chênh lệch về vũ khí, về lực lượng, với lòng yêu quê
hương, đất nước nồng nàn họ đã đứng lên đánh P -> NĐC đã không ngần ngaị tôn vinh họ là “
nghĩa sĩ”-> Đây là sự thay đổi quan trọng trong quan niệm nhân nghĩa mà NĐC đã mang lại cho
văn học trung đại, 1 quan niệm mang tính nhân dân sâu sắc.
- Do có nguồn gốc Nho giáo, nhân nghĩa, kết hợp với đạo đức thực tiễn của nhân dân Nam Bộ,
NĐC đã phát huy sức mạnh to lớn trong cuộc KC chống XL. Nhân vật trong sáng tác của NĐC
mang đậm chất hiện thực và tính nhân dân sâu sắc => Ông là tác giả đại diện cho văn thơ yêu
nước NB, phản ánh trung thực tính cách giản dị, bộc trực, thẳng thắn, trọng nhân nghĩa của người
dân NB
III. Đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật thơ văn NĐC mang tính nhân dân đậm nét. Ông sáng tác trên cơ sở tiếp thu truyền
thống văn học diễn xướng của vùng đất NB với ca xướng, diễn tuồng, hát rong.
- Hầu hết các sáng tác của ông đều bằng tiếng Việt, dùng để kể, hay để đọc to trước công
chúng( văn tế, điếu). Các nhân vật của ôngđược tả thiên vềngoai hình, hành động chứ không phải
là kiểu nhân vật tâm lí.
- Ngôn ngữ giản dị, bình dân.ít điển cố, điển tích, ít ẩn dụ phức tạp -> dễ hiểu với nhân dân

3
- Tác phẩm của NĐC mang tính chân thực, NĐC đã bỏ lối viết khoa trương, công thức, TP của
ông mang tính thời sự, yêu ghét phân minh…=> tất cả được thể hiện bằng 1 thứ ngôn ngữ thẳng
thắn của người dân NB – 1 đối tượng mới mà trước đó VHTĐ chưa đề cập tới -> có sức lay động.
- Chất trữ tình đạo đức và trữ tình yêu nước gắn bó hài hoà kết hợp hiện thực nóng hổi  sức
mạnh nghệ thuật bề thế, vững vàng. Nhà thơ làm văn để giáo huấn nhưng lại xuất phát từ những
rung động cực độ của cảm xúc => Phong cách nghệ thuật hiếm có.
* Kết luận chung:
- NĐC là tác giả tiêu biểucho VH của vùng đất NB có những đóng góp độc đáo cho VHDT. Thơ
văn ông mang đậm bản sắc của người NB.
- Đạo đức nhân nghiã kết tinh trong CN yêu nước trong thơ văn ông.NĐC đã đem lại vẻ đẹp tinh
thần bất hủ cho con người NB nói riêng & DTVN nói chung.
- Thơ văn NĐC mang tinh thần nhân dân sâu đậm về phương diện nghệ thuật.
PHẦN II: TÁC PHẨM
I.Tiểu dẫn
1. Hoàn cảnh ra đời
- 1858:Giặc Pháp xâm lược. 1959:Giặc chiếm Gia Định
- Đêm 16- 12-1861, đúng rằm tháng 11 năm Tân Dậu, nghĩa quân tập hợp ở chùa Tông Thạnh
kéo lên huyện li đánh đồn Lang Sa, các nghĩa sĩ đã tấn công đánh úp đồn giặc ở Cần Giuộc, giết
tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa, làm chủ đồn được hai ngày gây nhiều tổn thất cho
giặc; sau đó bị phản công và thất bại. Nghĩa quân hi sinh 21 người. Theo yêu cầu của viên tuần
phủ Gia Định là Đỗ Quang, NĐC viết bài văn tế này
Bài văn tế ra đời trong bối cảnh đặc biệt của thời đại và gây một tiếng vang lớn làm rung động
sâu sắc tâm hồn những người dân yêu nước VN. Thế kỉ XIX là thời kì nở rộ của các thể loại thơ
điếu, văn tế. Ngoài văn tế NSCG còn có Văn tế Trương Định, Điếu Phan Tòng , Văn tế nghĩa sĩ
trận vong lục tỉnh . Đây là thời kì đau thương mà quật khởi của dân tộc. Bởi thế tiếng khóc trong
văn tế không chỉ thể hiện tình cảm riêng mà còn là khóc cho đất nước, cho thời dại mang âm
hưởng sử thi bi tráng
- Ngay sau khi ra đời,bộ lễ của triều đình Huế đã truyền bài văn tế đi khắp nơi. Nhiều nhà thơ
Huế đã có thơ đề cảm: "Đọc bài văn tế ba lần trong dạ bồi hồi khôn xiết/ Nghĩa khí mạnh,lời văn
hùng thật đáng xót thương" (Mai Am)
2. Thể loại và bố cục
- Loại văn gắn với phong tục tang lễ nhằm bày 6tor lòng tiếc thương với người đã mất
- Thường gắn với hai nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất;
Bày tỏ niềm đau đớn, tiếc thương của người ở lại trong giờ phút vĩnh biệt.

4
- Là thể loại trữ tình thường được viết theo nhiều thể như văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát,
phú… thể phú luật Đường, Lời văn phổ biến là văn biền ngẫu bố cục có tính công thức gồm bốn
phần:
+Lung khởi: luận chung về lẽ sống chết/ tiếng khóc ban đầu
+Thích thực: kể phẩm hạnh, công đức, cuộc đời của ngườ đã khuất
+Ai vãn: Niềm thương tiếc với người đã khuất
+Kết: Niềm tiếc thương và cầu nguyện
- Âm điệu: thường bi thương, thống thiết
* Bố cục bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Lung khởi:câu 1,2: Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và Cảm tưởng khái quát về người
nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận CG
+Thích thực:câu 3-15: Hồi tưởng về cuộc đời người đã mất từ người nông dân lam lũ trở thành
người dũng sĩ đánh giặc lập chiến công
+ Ai vãn:câu 16-28: Thương tiếc các nghĩa sĩ
+ Kết: 2 câu còn lại: ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ
II. Đọc hiểu
1. Phần Lung khởi
- Lời than:"Hỡi ôi!"cảm giác như một tiếng khóc. Thường biểu thị cảm xúc đau đớn, tột độ khôn
khuây. Ngay trong tiếng than đã hiện lên tình hình căng thẳng của đất nước:
- NT đối: Súng giặc- lòng dân
Đất rền - trời tỏ
Những hình ảnh không gian to lớn đất trời, các từ ngữ biểu thị trạng thái động, thể hiện sự
khuếch tán của âm thanh và ánh sáng rền , tỏ tạo ấn tượng thật hoành tráng cho bức chân dung
tượng đài được khắc họa. Thủ pháp đói lập : Một bên là sự hiện diện của các thế lực xâm lược
bạo tàn, một bên là ý chí nghị lực lòng dân. Tiếng súng giặc rền vang cũng là lúc tổ quốc lâm
nguy. Trong hoàn cảnh ấy không có vua quan xuất hiện mà chỉ có"lòng dân trời tỏ". Câu văn vừa
hàm ý ngợi ca vừa thể hiện một quy luật lịch sử: Lúc đất nước lâm nguy thì người dân lại là
người nặng tình và có trách nhiệm nhất. NĐC từng nhiều lần chất vấn như vậy: Chúa xuân ơi hỡi
có hay khong? Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng? (Xúc cảnh). Chế độ pk đã đến lúc quá tồi tệ,
hoàn toàn vứt bỏ trách nhiệm với dân, với nước-> Trong tình hình đó, đại diện cho nước chính là
dân, chỉ là dân

5
-> Đối lập ấy đã tái hiện trước mắt người đọc bối cảnh và tính thế căng thẳng của thời đại bão táp
mà các nhà viết sử thường khái quát: khổ nhục nhưng vĩ đại. Mở ra cuộc đụng độ cam go giữa thế
lực xâm lược tàn bạo và ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân ta
- Câu sau cho ấn tượng khái quát về người nghĩa sĩ qua đó khẳng định ý nghĩa bất tử của cái chết
vì dân vì nước: Cái chết bất tử để lại tiếng thơm còn mãi với đời
Hai câu đầu mang cảm hứng ngợi ca và niềm tiếc thương vô hạn với người đã khuất
TK: Đoạn mở đầu bao quát toàn bộ ý nghĩa tư tưởng của bài văn tế. Nguyễn Đình CHiểu đã nhân
danh vận nước để khóc những người anh hùng đã xả thân vì nghĩa .Tiếng khóc có tầm vóc sử thi,
ý nghĩa trang nghiêm sâu lắng ẩn trong lời văn mộc mạc giản dị
2. Thích thực: Hồi tưởng về người nghĩa sĩ nông dân:
Giọng văn hồi tưởng,cảm hứng ngợi ca ,tác giả đã dựng lên h/ả người nông dân nghĩa sĩ
thật hào hùng bi tráng. Trong VHTĐ,trước Nguyễn Đình Chiểu anh hùng thường xuất thân từ
dòng dõi hào kiệt anh tài. Xây dựng h/ả những anh hùng nông dân nghĩa sĩ,NĐC vừa thể hiện cái
nhìn mới mẻ tiến bộ so với VHTĐ vừa tạo thế đối lập để làn sáng rõ hơn h/ả oai hùng của họ
trong "một trận nghĩa đánh Tây"
*Nguồn gốc xuất thân: Vốn là người nông dân hiền lành chất phác. Cả đời gắn bó với mảnh
ruộng, với những công việc thường nhật: việc cuốc, việc cày… Bởi thế họ hoàn toàn xa lạ với
việc nhà binh. Sự đối lập qua kết cấu câu văn: chưa quen, đâu tới..chỉ biết; tay vốn quen làm…
mắt chưa từng ngó càng nhấn mạnh vào nguồn gốc nông dân thuần tuý của họ. Tấm lòng yêu
thương, cảm thông của nhà văn đọng lại ở hai chữ cui cút. Hai tiếng"cui cút"vừa gợi thân phận
nghèo khó vừa gợi cả cuộc đời vất vả đắng cay. Đó là hình ảnh của những người nông dân ngàn
đời trong xh pk ngày xưa nghèo nàn, cả đời chỉ quẩn quanh bên luỹ tre làng, sống cuộc sống lam
lũ, nhọc nhằn, âm thầm và lặng lẽ trên mảnh ruọng của mình, vua không biết mặt, chúa chẳng
biết tên
- Kết cấu lặp lại"chưa quen-chỉ biết" nhấn mạnh thêm gốc gác của những người nông dân nghĩa
sĩ: Tay họ vốn quen việc cuốc việc cày mà chưa từng ngó tới binh đao súng đạn. Họ lam lũ đảm
đang và yêu chuộng hoà bình
* Phẩm chất anh hùng: Nhữg chuyển biến về tư tưởng, tình cảm của ngưòi nông dân khi đn
có giặc ngoại xâm.\
Nguyễn Đình Chiểu đã bước ra khỏi toà lâu đài của ngôn ngữ bác học để đến với túp
lều của ngôn ngữ bình dân,nhìn thấu và ngợi ca bản chất yêu nước ẩn sau manh áo vải và
cuộc đười lam lũ của người nông dân?

6
- Lòng căm thù,chí lưu tâm lo việc nước. Vốn là những người nông dân chân lấm tay bùn
nhưng khi giặc đến họ lại tỏ ra đầy trách nhiệm. Họ không thổ lộ sự căm ghét của mình bằng hình
ảnh ước lệ như cách của các nhà nho, chí sĩ yêu nước: Không phải một Đặng Dung giúp chúa
những lăm xoay trục đất, không phải một Lê Lợi Quên ăn vì giận , sách lược thao suy xét đã
tinh… Họ diễn tả tâm trạng mình bằng những hình ảnh quen thuộc hàng ngày: "Trông tin quan
như trời hạn trông mưa""hơn mười tháng,đã ba năm..."- một nỗi trông đợi mòn mỏi trong vô
vọng
+ Cách biểu hiện lòng căm thù mang đậm yếu tố nông dân "nhà nông ghét cỏ”. Ngôn ngữ phù
hợp với cách nghĩ, cách nói của người nông dân, lòng căm thù bộc lộ vừa cụ thể vừa sâu sắc,
mãnh liệt. Đó cũng là động lực thúc đẩy ý chí hành động của họ ở phần sau.
- Tinh thần tự nguyện:(Câu 8-9)
+ Câu văn vừa có từ Hán Việt trang trọng "mối xa thư đồ sộ,hai vầng nhật nguyệt"vừa có từ
thuần Việt nhấn mạnh ý chí, tinh thần của người nghĩa sĩ. Họ luôn có ý thức về vai trò lịch sử của
mình"mến nghĩa làm quân chiêu mộ". Lời lẽ của văn chương bác học có phần xa lạ với p/c NĐC
song nó đã góp phần làm đẹp thêm bản lĩnh tinh thần của những người dân cày vốn bị những vị
thánh của đạo nho xem như ngọn cỏ chỉ biết rạp mình theo gió. Bản lĩnh tinh thần của họ là cơ sở
cho hành động"mén nghĩa làm quân chiêu mộ sau này"
+ Kết cấu câu đã trở thành công thức: (vốn chẳng phải;chẳng qua là...) tạo tính đòn bảy càng
tôn thêm hành động tự nguyện, tự giác của người nghĩa sĩ. Họ đã có sự lựa chọn cao cả dựa trên
lẽ sống truyền thống của dân tộc. Hẳn ta còn nhớ câu ca dao "Lính thú đời xưa" khi người lính bị
ép đi phục vụ cho chiến tranh phi nghĩa: "Ngang lưng thì thắt bao vàng/ Đầu đội nón dấu vai
mang súng dài" Vậy mà khi: "Thùng thùng trống đánh ngũ niên / Bước chân xuống thuyền nước
mắt như mưa". Còn ở đây người nghĩa sĩ đã vào trận với tinh thần hoàn toàn tự nguyện. NĐC đã
đứng trên đỉnh cao lí tưởng thời đại để thức nhận chân giá trị tinh thần của họ. Với bức tượng đài
này,lần đầu tiên NĐC đã khắc hoạ trong văn học vẻ đẹp của người nông dân khởi nghĩa đúng với
vai trò của họ trong lịch sử. Trước NĐC,Nguyễn Trãi đã từng nhắc đến chữ "Dân",thấy được sức
mạnh của dân nhưng chưa dựng nên một h/ả cụ thể như thế
- Hành động dũng cảm vô song
+ Ca ngợi người anh hùng nghĩa sĩ, bài văn tế đã dựng lên bức tranh công đồn hết sức anh hùng
bằng nghệ thuật tương phản nhiều chiều
+ Tương phản ta-địch: Địch(quân tướng tinh nhuệ, trang bị tối tân); ta- người nghĩa sĩ (manh áo
vải, gậy tầm vông, không biết võ nghệ, không đợi tập rèn, không chờ bày bố khiến cho mã tà-
ma ní-hồn kinh). Một bên là vũ khí tối tân của nền khoa học quân sự phục vụ cho mục tiêu xâm
7
lược của thực dân Pháp. Một bên là những vật dụng hàng ngày nhất thời trở thành vũ khí. Sự đối
lập càng làm nổi bật tính chất chính nghĩa của khối đoàn kết đại diện cho nhân dân
+ Tương phản giữa điều kiện-tinh thần chiến đấu: Ta trang bị nghèo nàn, dường như chỉ là
những vật dụng của nhà nông (rơm con cúi,lưỡi dao phay...) nhưng xuất quân hào hùng dũng
mãnh (coi giặc như không) làm cho kẻ thù thất điên bát đảo.
-> Cách nói khẳng định dưới hình thức phủ định đã góp phàn đậm tô tinh thần xả thân vì nghĩa:
không chờ, nào đọi, chẳng thèm, vốn chẳng phải, chẳng qua là…
+ Trong đoạn văn xuất hiện nhiều động từ với mật độ cao (đâm-chém-đạp-lấn -xô)...khắc hoạ
h/ả nghĩa quân lồng lộng làm chủ chốn sa trường, khí thế ào ạt như lũ tràn bão táp. Họ vào trận
bằng manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi… bằng ngọn lửa tinh thần lòng dân trời tỏ. Họ
đốt nhà dạy đạo, họ chém rớt đầu quan hai Pháp, họ đạp rào lướt tới, họ xô cửa xông vào, họ liều
mình xung trận. Họ đâm ngang, chém ngược làm thất điên bát đảo quân thù..
+ Dùng những động từ chéo (đâm ngang-chém ngược;hè trước-ó sau)...tạo thế trận hoành tráng
+ Ba câu văn (13-14-15) là những câu văn ngắn, kết cấu mạnh, dồn dập tạo không khí,nhịp điệu
khẩn trương(đạp rào lướt tới-xô cửa xông vào-coi giặc như không-liều mình như chẳng có). Đây
là tư thế áp đảo quân thù-một tinh thần quả cảm đáng nể ! Họ không phải mình đồng da sắt nhưng
yêu thương và lòng căm thù đã nâng họ lên khiến cho cánh tay thêm mạnh, chí khí thêm cao.
Phẩm chất quả cảm anh dũng vô song ấy sau này ta gặp ở người con gái VN trong thơ Tố Hữu
thịt da em là sắt hay là đồng?
* Tóm lại:
Tác giả đã sử dụng chủ yếu bút pháp hiện thực để dựng tượng đài người nông dân nghĩa sĩ
trong tư thế tiến công. Những chi tiết chân thực về vũ khí, trang bị, về suy nghĩ và lựa chọn của
họ đều được chắt lọc tinh tế, giàu sức khái quát. Từ đó, ta thấy hình ảnh người nong dân Nam Bộ,
vùng đất mến yêu nghĩa khí và chuộng nghĩa khí mến nghĩa làm quân chiêu mộ đến nhường
nào.
Giọng điệu đanh thép hào hùng, đoạn văn là một bức tranh công đồn hoành tráng với lửa
cháy,tiếng quân reo,với h/ả nghĩa sĩ lồng lộng chốn sa trường. NĐC đã lưu lại cho đời bức tượng
đài sừng sững hiên ngang về người nghĩa sĩ nông dân
3. Ai vãn
- Giọng văn sâu lắng đầy ai oán xót thương phù hợp với suy nghĩ tiếc thương của tác giả
- Cái tôi tác giả xuất hiện trong tiếng khóc lớn, hòa vào nỗi đau của muôn người- nhân dân Cần
Giuộc, của đòng bào nơi chợ Trường Bình, tác giả khóc, già trẻ, gái trai chợ TB khóc, mẹ già
khóc, vợ yếu khóc, chùa Tông Thạnh khóc, cỏ cây khóc, sông Cần Giuộc cũng khóc bằng dòng
8
nước tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ. Con người, cỏ cây, sông núi tất cả đều chìm trong đau
thương. Họ khóc cho những nghĩa sĩ phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa
thành những lăm lòng nghĩa lâu dùng, đâu biết xác phàm vội bỏ; họ khóc cho tình cảnh đau
thương của đất nước binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông
cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ. Trong những giọt nước mắt lau
chẳng ráo vì tiếc thương cho sự nghiệp người anh hùng còn có nỗi cám cảnh bởi câu vương thổ?
- Tính bi kịch của sự hi sinh: NĐC thấu hiểu sâu sắc động cơ hi sinh của họ:người nông dân
chiến đấu không phải để lưu danh sử sách"chẳng đợi gươm hùm treo mộ". Họ vào cuộc chiến một
cách tự nguyện hiên ngang: vì ơn chúa, vì trách nhiệm với tổ quốc non sông chứ không phải
vì"án cướp án gian đày tới". Họ đã hi sinh một cách thầm lặng vô danh, càng ngẫm càng xót
thương.
- Trong tiếng khó lớn ấy, lắng tai nghe thấy nhiều giọng khóc thương
Có giọng xót xa, nức nở chứa đầy nước mắt trước tình cảnh gia đình, vợ chồng , con cai chia
lìa: Đau đớn bấy mẹ già ngồi khó trẻ..
Có giọng vì giận triều đình vô trách nhiệm mà càng thương dân cày, lẽ ra không đáng chết mà
phải chết: chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm; vón không
giữ thành, giữ lũy bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số.
Có giọng căm hờn giận dữ muốn chửi thẳng vào quân cướp nước: Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài
bồi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó.
Có giọng đầy xót thương, lo lắng cho số phận người dân quanh đồn giặc: Binh tướng nó…
Có giọng vỗ về , an ủi bằng triết lí chết vinh hơn sống nhục: Thà thác mà đặng câu địch khái, về
theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ
Có giọng đầy háo hùng, khí thế: như cổ vũ, động viên kẻ sau tiếp tục nối bước: Sống đánh giặc,
thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh…
- Điệp từ"vì ai" như một sự chất vấn khiến lòng người không khỏi nhức nhối xót xa. Tuy không
trực tiếp nhưng NĐC đã bộc lộ thái độ phê phán quân cướp nước đến giày xéo mồ mả cha ông.
Trong ý phê phán ấy còn hướng tới cả triều đình với niềm chua xót. Phê phán cũng là một cách
để ca ngợi những con người tự nguyện chiến đấu hi sinh. Cái chết của họ làm sáng lên tấm lòng
trung nghĩa
- Tính cao cả của sự hi sinh trong quan niệm về lẽ sống và cái chết: Đoạn văn tạo nên sự đối
lập giưa hai khái niệm sống và chết: (Sống làm chi...thà thác...). Lời văn dứt khoát mạnh mẽ làm
nổi bật lẽ sống của ngwời nghĩa sĩ "chết vinh còn hơn sống nhục". Sự lựa chon cương quyết này
cũng là biểu hiện của tấm lòng trung nghĩa.
9
* Nỗi đau đớn khôn nguôi trong lòng người ở lại
- Nỗi đau thể hiện xúc động đến từng gia đình,từng số phận cụ thể: "Đau đớn bấy...trước ngõ"
-> Câu văn đạt đến cung bậc réo rắt nhất của tình cảm và độ xúc động đến tận đáy lòng. Lẽ
thường "trẻ khóc già" nhưng ở đây"mẹ già ngồi khóc trẻ"-bi kịch não nề đau đớn.Vợ mất chồng
dù khoẻ bao nhiêu cũng thành yếu. Đâu chỉ là câu chữ mà nó là nước mắt, là xót xa, là tiếng khóc
thống thiết. Thêm vào đó, cách tạo hình tạo cảnh đạt đến sức gợi cảm tối đa: mẹ khóc con lúc
đêm khuya, vợ khóc chồng lúc dật dờ bóng xế chiều hôm. Những từ láy "lay lắt-dật dờ"đúng
cảnh đúng tình như dáng dấp người mẹ, người vợ trong nỗi đau mất con,mất chồng
* Cả đoạn văn là tiêng khóc xót thương của toàn dân và thời đại trước sự hi sinh cao cả của người
nghĩa sĩ
4. Kết:
* Lời khắc ghi công ơn:từ xót thương-đến ghi công ơn:tác giả đã phát triển nội dung toàn bài:
khơi dậy lòng căm thù và ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm của những người còn sống. Một lần nữa
truyền thống DT được nhấn mạnh
Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia để ngọn đuốc của tinh thân yêu nước luôn cháy sáng không bao giờ
tắt
- H/ả kết:"Một trận khói tan-ngàn năm tiết rỡ":Cảm giác như một vầng hào quang nối liền với
đoạn văn trên để khắc hoạ trọn vẹn về người nghĩa sĩ sống anh dũng ,chết vẻ vang
*Tiếng khóc tiễn đưa người nghĩa sĩ đã trở thành bài ca mang đậm màu săc bi tráng
III. Củng cố
- Bài văn tế là tiếng khóc những con người cao đẹp của DT, khóc cho cả quê hương đất nước
trong cảnh ngộ đau thương (Chất trữ tình)
- Bài văn tế cũng dựng lên một bức tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa
quân tương ứng với phẩm chất vốn có của họ (Giá trị hiện thực)
- Tác phẩm cũng là nơi thể hiện đẹp đẽ cái tài-cái tâm của NĐC
I V. Hướng dẫn học bài ở nhà
1. Chứng minh rằng, bài văn tế đã dựng nên bức tượng đài bi tráng về người nghĩa sĩ nông dân
2. Phân tích đoạn “Thích thực”, từ đó nhận xét về nét độc đáo của hình tượng người nghĩa sĩ cần
Giuộc.
3. Phân tích đoạn “Ai vãn”, từ đó nhận xét về tấm lòng người viết
3. Chuẩn bị bài: Thực hành về thành ngữ và điển cố
+ Ôn lại khái niệm
+ Làm các bài tập trong sgk
10
+ Sưu tầm ví dụ về thành ngữ và điển cố

11

You might also like