You are on page 1of 8

Hệ thống câu hỏi/ bài tập

Bài tập: Diện mạo và thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời qua truyện Thầy
Lazaro Phiền..................................................................................................................................2
Câu hỏi: Về văn học miền Nam giai đoạn 1900 - 1913.................................................................4
Bài tập: Về văn học Việt Nam 1913 - 1930...................................................................................5
Đặc điểm 2: Văn học hình thành hai bộ phận (công khai và không công khai), phân hóa thành
nhiều khuynh hướng, nhiều trào lưu, vừa đấu tranh, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.. .7
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX – NĂM 1945
Bài 1: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX – năm 1945

Bài tập: Diện mạo và thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời qua truyện
Thầy Lazaro Phiền
Bài làm:
 Về văn học Việt Nam giai đoạn giao thời
- Là chặng thứ nhất và thứ hai của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, diễn ra vào ba
thập niên đầu thế kỉ (từ đầu thế kỉ XX đến hết những năm 20)
- Đây là chặng chuẩn bị các điều kiện cần cho công cuộc hiện đại hóa văn học, từ đó dẫn
đến sự cách tân trên nhiều phương diện, nhiều thể loại ở các khu vực văn học
 Dấu hiệu hiện đại hóa trong Truyện Thầy Lazaro Phiền (Nguyễn Trọng Quản)
a, Về nội dung
- Liên quan đến nhân vật tôn giáo, sám hối, thể hiện những sự dằn vặt trong nội tâm nhân
vật
 Quan tâm đến tâm lí nhân vật (là dấu ấn rõ nét thể hiện tính hiện đại hóa: Đề cập đến
những mâu thuẫn mới trong đời sống tâm lí của con người: thấy được sự day dứt trong
nội tâm của nhân vật thầy Larazo Phiền khi mắc bẫy của nhân tình mà ra tay giết vợ
và người anh em kết nghĩa của mình:
o Liên tục nhận mình là “kẻ có tội”; gào thét, la khóc
o Khi bắn Vero Liễu: ngay lập tức hối hận, “sự giận và sự hềm thù tôi như thể biến
đi đâu mất vậy”, “tôi buồn bực trách móc tôi, cùng khóc lóc lắm, mà tôi khóc tội
tôi mà thôi”; sau đó bị ám ảnh “trí tôi không khi nào an đặng”
o Khi đầu độc vợ: “khi tôi biết tội tôi trọng là thể nào, cùng khi thấy bạn tôi nằm trên
giường mà than thở thì tôi buồn bực ăn năn trách mình muốn cứu vợ tôi cho khỏi
chết”, “thấy bịnh bạn tôi ngày càng nặng hơn chừng nào thì tôi lại càng trách mình
chừng nấy”, “trong mười một tháng ấy tôi trách mình tôi không biết là bao nhiêu
lần”
o Sau khi vợ mất: đêm ngày đọc kinh cầu nguyện, ăn chay hãm mình
o Đến cuối đời, khi phát hiện ra mình đã mắc bẫy: viết 1 bức thư xin xá tội
 Chú trọng vào những mâu thuẫn, những khoảnh khắc đối lập trong nội tâm nhân
vật
 Tâm lí nhân vật sẽ chi phối đến các hình thức nghệ thuật
- Đề tài tình yêu được quan tâm và khắc họa: chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật về
quá khứ; trong đó có những hồi ức về cha mẹ, về người bạn Vero Liễu, về người vợ của
mình và tội ác tày trời mình đã gây ra vì tình yêu và danh dự
+ Tố Tâm:
b, Về nghệ thuật
- Về kết cấu:
+ câu chuyện diễn ra theo dòng hồi tưởng của nhân vật, từ hiện tại hướng về quá khứ; bỏ
lối kết cấu chương hồi, bỏ bố cục trung đại: gặp gỡ - đính ước – tai biến – đoàn tụ; kết
thúc bi kịch cho tất cả các nhân vật
+ lồng ghép 2 câu chuyện: câu chuyện của nhân vật “tôi” và câu chuyện về quá khứ và
những tội lỗi của thầy Phiền
+ kết cấu đầu cuối tương ứng: bắt đầu và kết thúc với hình ảnh ngôi mộ
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật:
+ những suy nghĩ của Lazaro Phiền khi giết vợ, giết bạn
+ những dằn vặt của Larazo Phiền: thể hiện qua lời kể với nhân vật “tôi”, qua bức thư
thầy Phiền để lại
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”, qua lời kể để khắc họa câu
chuyện và chân dung nhân vật
- Ngôn ngữ:
+ sử dụng chữ Quốc ngữ
+ sử dụng nhiều ngôn ngữ địa phương
+ thoát li khỏi lối văn biền ngẫu
Gợi ý:
 Về tác giả: Nguyễn Trọng Quản, là người theo đạo Cơ đốc, con rể của Trương Vĩnh Kí;
tiếp thu nhiều thành tựu văn học phương Tây
 Cốt truyện (tóm tắt truyện)
- Nhân vật tôi trên chuyến tàu đi Bà rịa gặp Phiền; Phiền sắp chết, muốn kể về cuộc đời
mình
 Mang tính chân thực, cảm động hơn; tp đưa ng đọc vào không khí mang tính tâm
linh, bi thương
- Phiền: gia đình đạo cơ đốc, bố mẹ bị giết, vào trường dòng, gặp Vero Liễu, gặp được cô
gái có em họ xa (nữ 1). Sau đó công cán vào Kiên Giang, gặp vợ quan ba Pháp (nữ 2).
Nữ 2 yêu Phiền nhưng không được đáp lại nên trả thù Phiền, giả nét chữ Liễu, viết thư
cho nữ 1 với lời lẽ tình tứ. Phiền trúng kế căm ghét Liễu, tìm cách giết Liễu. Về gặp nữ 1,
nữ 1 ốm, lưỡng lự, cắt cỏ ngoài vườn, cắt cỏ độc sắc thuốc cho vợ suốt mấy tháng trời.
Nữ 2 mấy năm sau chết, viết thư kể lại, Phiền ân hận, bệnh nhưng không chữa để sám
hối. Dặn nhân vật người kể chuyện tìm Phiền trong nghĩa trang xứ đạo
- Vĩ thanh: người kể chuyện thăm mộ Phiền.
 Cách tân:
- Kĩ thuật: chịu ảnh hưởng từ nguồn văn học Pháp, nguồn văn học khác với văn học truyền
thống
+ trần thuật từ ngôi thứ nhất -> giúp đời sống nội tâm nhân vật hiện lên rõ hơn trước mắt
người đọc, khoảng cách giữa người đọc và nhân vật được thu hẹp
+ cách kể chuyện: không theo trật tự tuyến tính, sự kiện mà có sự luân phiên đổi vai hiện
tại – quá khứ theo hồi tưởng của nhân vật (hệ quả của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất:
khiến mốc thời gian không được sắp xếp theo thời gian khách quan mà theo thời gian tâm
lí; khiến đời sống tâm lí nhân vật hiện lên rõ nét hơn)
+ kết thúc bi kịch, không phải kết thúc có hậu
+ cốt truyện: kiểu cốt truyện tâm lí: khai thác yếu tố hiểu lầm (tiếp thu từ văn học trung
đại), tình yêu tay ba, ghen tuông, mượn motif kẻ trả thù giấu mặt mang màu sắc phương
Tây rất rõ. Văn học truyền thống thường vay mượn cốt truyện của Trung Quốc
// So sánh với tình yêu tay ba giữa Thúy Kiều – Thúc Sinh – Hoạn Thư:
+ Truyện Kiều: tình yêu tay ba không phải trọng tâm của truyện; chỉ là 1 mắt xích nhỏ
+ Truyện Thầy Lazaro Phiền: là điểm mấu chốt trong câu chuyện, là tình tiết gay cấn nhất để
dẫn đến kết thúc truyện, giúp khắc họa nhân vật và thể hiện tư tưởng
// Motif kẻ trả thù giấu mặt: chi tiết viết bức thư nặc danh
- Tâm lí nhân vật bước đầu được chú ý:
+ truyện có tính sám hối: nhân vật có đời sống tâm lí phức tạp (khi giết Liễu và vợ: buồn
vì mình vốn là người lương thiện mà phải làm điều ác)
- Nội dung:
+ lấy khung cảnh đời sống xã hội VN đương thời (VHTĐ thường khai thác khung cảnh
quá khứ)
+ cuộc tình tay ba, những dục vọng đời thường của con người. Thầy Lazaro Phiền đã xây
dựng nên hình tượng con người bình thường, bị thiêu đốt trong lòng ghen và thù hận,
khác với con người cao cả, con người lí tưởng trong văn học cổ (kiểu nhân vật đấng bậc,
một chiều trong VHTĐ)
 Hạn chế:
- Văn xuôi nhưng ngữ pháp lủng củng
- Số lượng từ địa phương lớn
- Câu văn nhiều khi tăm tối, không rõ nghĩa nhưng hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của
ngữ pháp thơ, điều mà tận 1916 ở miền Bắc vẫn rất đậm
Ngay từ đầu, văn xuôi Nam Bộ đã mang văn phong khẩu ngữ (năm 1922, Tố Tâm vẫn tồn
tại những câu văn biền ngẫu)
 Với Thầy Lazaro Phiền, văn học VN đã dịch chuyển từ quỹ đạo văn học truyền
thống sang quỹ đạo văn học phương Tây

Câu hỏi: Về văn học miền Nam giai đoạn 1900 - 1913
1) Vì sao đổi mới văn học lại diễn ra trước hết ở miền Nam?
- Miền Nam là vùng đất mới, một thành phố trẻ (được các vua chúa triều Nguyễn mở rộng
– tìm đọc “Khi những lưu dân trở lại”: cư dân miền Nam đa phần là người miền Bắc vào
khai hoang, là người Tàu chạy khỏi nhà Thanh bằng đường tàu thủy sang định cư tại
vùng đất mới), lịch sử của họ chỉ khoảng 300 – 400 năm -> ảnh hưởng của truyền thống
khá mỏng manh, không có lực cản truyền thống -> dễ tiếp thu cái mới
2) Vì sao sớm có những thành tựu, nhưng văn học miền Nam trong ngót ba thập kỉ sau vẫn
không có kiệt tác đích thực?
- Truyền thống văn hóa dân tộc là một động lực, nội lực để nuôi dưỡng nền văn học mới ->
vì không có cái gốc truyền thống vững chắc nên không tạo lập được những gương mặt
nghệ thuật tiêu biểu; văn học thiếu nội lực, không có khả năng đi đến tận cùng những thể
loaij mới; hạt giống của cái mới không kết tinh được với truyền thống dân tộc nên không
phát triển được, không có những kiệt tác

Bài tập: Về văn học Việt Nam 1913 - 1930


1) Diện mạo văn học Việt Nam từ 1913 – 1930 có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu
nào?
- Đến giai đoạn này, quá trình hiện đại hóa đã đạt được nhiều thành tựu. Sự đổi mới diễn ra
ở nhiều phương diện, nhiều thể loại; xóa nhòa ranh giới các vùng văn học, tiến đến motoj
khối thống nhất
- Tiểu thuyết và truyện ngắn:
+ Hồ Biểu Chánh: Cha con nghĩa nặng, Con nhà giàu, Con nhà nghèo,… Tiểu thuyết của
ông đã phản ánh hiện thực đời sống và tính cách người dân Nam Bộ lúc bấy giờ bằng
giọng văn, ngôn ngữ đậm đà màu sắc địa phương
+ Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết “Tố Tâm” đã mở đầu cho dòng tiểu thuyết tâm lí
+ Phạm Duy Tốn với “Sồng chết mặc bay”, bông hoa đầu mùa của nền truyện ngắn hiện
đại Việt Nam
+ Nguyễn Bá Học: Câu chuyện một tối tân hôn
- Về thơ ca: giải phóng cái tôi cá nhân
+ Tản Đà: “Muốn làm thằng Cuội”, “Hầu giời”: thể hiện ước mong được giải thoát khỏi
thực tại tù túng
+ Á Nam Trần Tuấn Khải
- Có sự xuất hiện của kịch nói: Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm, Ông Tây An Nam,…
- Các tác phẩm của những nhà Cách mạnh Việt Nam:
+ Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu
+ Xăng – tê thi tập của Phan Chu Trinh
+ thơ văn Nguyễn Ái Quốc
2) Đóng góp của phong trào Thơ mới và vai trò của nhóm Tự lực văn đoàn đến tiến
trình hiện đại hóa văn học dân tộc (phân tích qua một vài tác phẩm cụ thể)
Phong trào Thơ mới và nhóm Tự lực văn đoàn xuất hiện vào chặng thứ 3 của quá trình hiện
đại hóa văn học. Đến giai đoạn này, văn học đã đổi mới toàn diện và sâu sắc, có khả năng
hòa nhập vào dòng chảy văn học chung của thế giới
Các tác phẩm thuộc phong trào thơ Mới và của nhóm Tự lực văn đoànNhững đóng góp của
phong trào Thơ mới và nhóm Tự lực văn đoàn vào công cuộc hiện đại hóa văn họ
a, Nhóm Tự lực văn đoàn: chứng minh qua tác phẩm “Lạnh lùng” – Nhất Linh
 Về nội dung
- Cổ vũ tình yêu tự do, ý thức cá nhân
Tiểu thuyết Lạnh lùng (Nhất Linh): nhân vật Nhung góa chồng, ở trong căn nhà lạnh lẽo, đối
diện với mẹ chồng và bàn thờ của chồng, ám ảnh bởi bốn chữ “Tiết hạnh khả phong”. Nhung có
tình yêu với người thầy giáo Nghĩa nhưng không ai ủng hộ tình cảm của cô. Nhung kìm giữ tình
cảm của mình trong lòng; trong ý thức, cô có sự thức tỉnh con người cá nhân, đi theo tiếng gọi
tình yêu nhưng không dám bứt phá ra khỏi gia đình ấy (do lời của mẹ chồng và mẹ đẻ)
+ cổ vũ, trân trọng tình yêu vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến của người phụ nữ góa chồng;
nhưng chưa tìm ra được lối thoát cho người phụ nữ (đến cuối truyện, Nhung vẫn thỏa
hiệp, không dám chạy theo tiếng gọi của tình yêu, vẫn khép đời mình trong bốn chữ “Tiết
hạnh khả phong”
+ tình yêu ấy vượt lên những quy chuẩn phong kiến; xây dựng hình ảnh người phụ nữ đa
cảm, thậm chí có những hành động bị coi là “lăng loan”: trốn ra sau vườn để tâm tình với
Nghĩa; mượn cớ đi chơi, nói dối để đến gặp Nghĩa, về quê của Nghĩa…)
+ nhân vật Phương vượt khỏi sự ngăn cấm của gia đình để đến với Lũy – người con trai
nghèo)
- Khắc họa những khao khát thầm kín của con người
VD: Nhung bồi hồi, mơ mộng trong ngày giỗ chồng vì biết đó là ngày nàng sẽ gặp lại Nghĩa
 Về nghệ thuật
- Kết cấu đầu cuối tương ứng: hình ảnh bốn chữ vàng treo trên bàn thờ “Tiết hạnh gia
phong”
 Trói buộc thanh xuân của người con gái
- Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết với những mâu thuẫn nội tâm; sử dụng độc thoại để diễn
tả tâm lí nhân vật
VD: những đoạn miêu tả tâm lí của Nhung, mâu thuẫn giữa việc chạy theo tiếng gọi của tình
yêu hay ở lại để giữ vững tiết hạnh của mình
- Không gián tù túng: kìm hãm, đè nén lên người phụ nữ
- Lời văn giàu tính triết lí
- Sử dụng nhiều chi tiết mang tính ẩn dụ
VD: khi rời xa Nghĩa -> thấy bầu trời xám mờ; khi thú nhận với mẹ nhưng bị mẹ khuyên can ->
Nhung về nhà, thấy
- Kết thúc mở: Nhung và Nghĩa vẫn lén lút qua lại với nhau; kết truyện, Nhung nghĩ đến
bốn chữ vàng “Tiết hạnh khả phong” và tưởng tượng sau này khi mình già đi, mình sẽ
vẫn bị trói buộc trong cái vòng tiết hạnh ấy
 Mang màu sắc bi quan; chưa tìm ra lối thoát cho con người
 Tiểu thuyết “Đoạn tuyệt”
- Có tính đa tuyến:
+ có từ 2 tuyến truyện trở lên; song song tồn tại, có thể không liên quan hoặc giao nhau;
gặp trong văn chương đương đại (Nguyễn Bình Phương)
+ các tuyến truyện có độ đậm nhạt đồng đều nhau, không bao hàm lẫn nhau
- Phê phán sự lạc hậu của nền luân lí cũ: chọn mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu; kiến tạo
nền luân lí mới, giải phóng người phụ nữ ra khỏi đạo lí cương thường
 Là sự đoạn tuyệt với luân lí truyền thống; người phụ nữ tìm sự đồng cảm trong
những con người ở thế hệ mình
b, Phong trào Thơ mới
- Thể loại: xuất hiện nhiều thể loại mới (bảy chữ, tám chữ, tự do), thơ chia khổ
3) Diện mạo của chủ nghĩa văn học hiện thực

Đặc điểm 2: Văn học hình thành hai bộ phận (công khai và không công khai), phân hóa
thành nhiều khuynh hướng, nhiều trào lưu, vừa đấu tranh, vừa bổ sung cho nhau để cùng
phát triển
1) Vì sao nói: những khuynh hướng trào lưu văn học nói trên đấu tranh với nhau?
Sự khác nhau về khuynh hướng, tư tưởng, quan điểm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ dã dẫn đến
sự phân hóa văn học thời kì này thành nhiều bộ phận, khuynh hướng, trào lưu khác nhau.
a, Văn học công khai
- Là bộ phận văn học được in ấn và xuất bản công khai, trong vòng pháp luật của thực dân
Pháp
- Chứa yếu tố tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, có tính dân tộc và tinh thần dân chủ nhưng chưa
có ý thức cách mạng và tinh thần trực tiếp chống đối chế độ thực dân
- Chia thành hai khuynh hướng: lãng mạn và hiện thực
Khuynh hướng lãng mạn Khuynh hướng hiện thực
Đề tài Tình yêu, tôn giáo, thiên nhiên Cuộc sống của con người
Đối tượng Cái tôi cá nhân Những cảnh, người quen thuộc trong
phản ánh đời sống hiện thực của con người
Phương thức
phản ánh

2) Vì sao nói những khuynh hướng trào lưu văn học nói trên “bổ sung cho nhau để cùng
phát triển”?
CHƯƠNG II: CÁC TÁC GIA TIÊU BIỂU

TẢN ĐÀ
1) Mộng được thể hiện thế nào trong thơ Tản Đà?
- Gắn liền với ý thức về cái “Tôi”:
+ đưa ra triết lí về “thằng người”; khinh bạc sự tồn tại vô nghĩa của những kẻ “chỉ từ lúc
biết ăn cơm, mỗi năm mỗi nhớn lên; lấy một, hai vợ; đẻ ba, bốn con; sống năm, sáu, bảy
mươi tuổi; rồi chết, thời nghĩ hơn con lợn kia bao nhiêu?”
+ chủ trương: con người sống ở đời phải quan tâm đến việc: “nuôi cái tài sức, theo cái ý
thú, để làm xong cái phận sự của mình”
 Khao khát có được cái ý thú, nhưng trong cuộc đời Tản Đà không đạt được nó, nên
ông tìm đến nó trong cõi mộng
- Tìm đến mộng trong những cuộc chơi
VD: “Chơi cho biết mặt sơn hà/ Cho sơn hà biết ai là mặt chơi”

You might also like