You are on page 1of 9

I.

Thể loại Phú


Nội dung:
- Phú là một thể văn có vần bắt nguồn từ thơ cổ. Phú có nghĩa trình bày, mô tả. Phú
dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời.
- Phú có 2 loại: Phú cổ thể ( ra đời trước đời Đường, phú chỉ cần có vần mà không
cần đối ); phủ cận thể (ra đời vào thời Đường, phú phải có vần, có đối)
Phân loại : Gồm 2 loại:
- Phú cổ thể là một thể văn từ thơ cổ phong, có cách kết cấu rộng rãi, các đoạn
mạch không chặt chẽ, chỉ cần vần mà không cần đối, không hạn số vần nhất định
(không hạn định dài ngắn, niêm, đối, thanh âm chỉ cốt để gieo vần là đủ) . Lối này
thường có phú theo điệu Sở Từ (có những câu đệm từ “hề”), phú tứ tự (bài dùng
toàn câu 4 từ), phú thất tự (bài dùng toàn câu 7 từ), phú lưu thủy (bài phú theo lối
trường đoản cú, lối văn xuôi có vần).
Ví dụ
Đồng Tước Đài Phủ của Khổng Minh Gia Cát Lượng:
Tông minh hậu dĩ hi du hề
Đăng tầng đài dĩ ngu tình
Kiến Thái Phủ chỉ quảng khai hề
Quan Thánh đức chỉ sở dinh
Kiến cao môn chi tha nga hề
Phù song khuyết hồ Thái thành
Lập trung thiên chi hoa quan hề
Liên phi các hồ Tây thành
Lâm Chương thuỷ chi trưởng lưu hề
Vọng viên quả chi tư vinh
Lập song đài ư tả hữu hề
Hữu Ngọc Long dữ Kim Phượng
Lãm Nhị Kiều ư đông nam hề
Lạc triều tịch chi dữ cộng
Phủ Hoàng Đô chỉ hoành lệ hề
Khám vẫn hà chi phù động
Hãn quần tài chỉ lai tuỵ hề
Hiệp Phi Hùng chi cát mộng..
- Phú Đường luật được các tác gia đời Đường về sau thường dùng . Phú Đường
luật không những có vần mà phải có đối, đúng luật bằng trắc và theo một khuôn
khổ nhất định . Đây là thể Phú thông dụng nhất tại Việt Nam.

Bố cục 1 bài phú đường luật gồm 6 phần;


1. Lung (mở đầu, nơi một ý bao quát toàn bài).
2. Biện nguyên (nói gốc tích, ý nghĩa của đầu bài).
3. Thích thực (giải thích, phân tích ý nghĩa toàn bài).
4. Phu diễn (trình bày, dẫn chứng, minh họa làm rõ phần giải thích, phân tích).
5. Nghị luận : bình luận, nhận xét ý nghĩa của đầu bãi.
6. Kết (thắt lại, kết thúc).
Thực chất, một bài phú thường gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình
luận và đoạn kết. Ở đoạn mở đầu cũng như ở phần đầu mỗi đoạn không dùng cấu
dài như cách cú hay hạc tất, mà chỉ dùng câu ngắn như bát tự, song quan, rồi mới
đến câu dài. Trong một đoạn, thường gieo một vần (nếu bài có nhiều vần), nhưng
cũng có thể gieo nhiều vần, nếu không muốn gò bó.

Bài phú có hai yếu tố chính là có vần và có đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối
câu, tức cuối vế thứ nhì thì gieo vần. Ví dụ như trong bài "Phú hỏng thi" của Trần Tế Xương:
Quyển đệ tam viết đã xong rồi
bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng

Thầy chắc hẳn văn chương có mực, lễ thánh xem giò


cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng

Vần trong phú Đường luật:


Vần có 2 lối:
a) Độc vận: suốt cả bài, từ đầu chí cuối chỉ dùng một vần . Xin tham khảo bài Gia
Định thất thủ phủ của cụ Phan Văn Trị, dùng độc vận ở cuối bài .
b) Liên vận: Bài phú có nhiều vần liên tiếp
Vần thì có thể dùng vần bằng, vần trắc. Gieo vần có 2 cách: phóng vận: tức là
người làm có quyền gieo vần gì cũng được, hạn vận: là người làm buộc phải tuân
theo độc vận hoặc liên vận.
Đối: Câu trong phú Đường luật phải đối nhau, phải đối thanh và cả đối ý. Trong
câu bát tự và song quan, cuối câu trên là trắc thì cuối câu dưới là bằng và ngược
lại. Trong câu câu cách cú hay hạc tấc, từ cuối trong về đầu câu cách cú và từ cuối
trong vế đầu, vế thứ 2 trong câu hạc tấc (từ “đậu”) cũng phải theo lệ đối đó. Đó là
luật, còn niêm, quan hệ về thanh giữa các câu với nhau là: phải niêm theo từng cặp
với nhau thanh trắc niêm với thanh trắc, thanh bằng niêm với thanh bằng.
Số câu trong bài phú không nhất định, muốn đặt bao nhiêu cũng được. Câu đầu mỗi đoạn thường
dùng câu bốn chữ, gọi là tứ tự. Nếu xếp mấy câu bốn chữ liền nhau thì có thể gieo cùng một vần,
gọi là vần liên châu.
Sau câu tứ tự thì đến thân đoạn. Số chữ mỗi câu có mấy loại, căn cứ trên cách ngắt câu.
1. song quan: mỗi vế dưới 10 chữ, không ngắt
2. cách cú: mỗi vế ngắt làm hai đoạn, một ngắn, một dài
3. gối hạc hay hạc tất: mỗi vế ngắt làm ba đoạn.
a) Tử tự :Mỗi vế có 4 chữ. Ví dụ : Tài sắc gồm hai, phong lưu rất mực .
b) Bát tự :Mỗi vế 8 chữ chia thành 2 đoạn bằng nhau .
Ví dụ: Mà gầy như mai, mà buồn như cúc, mà chau đôi mày, mà vô chín khúc.
c) Song quan: Mỗi vế có từ 5 đến 9 chữ đi liền một mạch.
Ví dụ :
-Cùng nhau vàng đã mấy lời; Dám tiếc tóc tơ một mối
-Kiếp phong trấn đã đến thể thì thôi; Nợ oanh yến phải lấy thân mà trả .
d) Cách cú: Mỗi về chia thành hai đoạn dài ngắn khác nhau .
Ví dụ :-Chẳng ngờ gã Giám Sinh, phong tình là đứa; chung lưng con mụ Tú, buôn
bán quanh năm .
-Kiếp má hồng toan trả Trời xanh, sực thấy mấy câu thần mộng;
Doanh nước biếc nổi cồn sông bạc, thân thương đến khách tri âm.
e) Hạc tất (hay gối hạc) :Mỗi về có từ 3 đoạn trở lên .
Ví dụ : Trên tưởng gấm, ơn lòng quân tử, mơ quạt đổi trao; Dưới lầu son, vắng mặt
tri âm, vỏ tơ bối rối .
Tác phẩm tiêu biểu: bài "Cư trần lạc đạo phú" (居塵樂道賦) và "Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca"
[1][2] [3]
(得趣林泉成道歌) của vua Trần Nhân Tông, soạn bằng chữ Nôm
Thế kỷ 19 thì còn truyền lại bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng.
Phú chữ Hán thì có bài "Ngọc tỉnh liên phú" của Mạc Đĩnh Chi và "Bạch Đằng Giang phú" của
[1]
Trương Hán Siêu.

II. Văn tế
Theo sách “Thọ mai” thì văn tế có nghĩa rất rộng bào gồm loại văn để tế thần
thánh, tế sống, tế mà và các loại văn dùng để mừng thọ, mừng thăng quan tiến
chức Dần dần về sau, từ văn tế » dùng theo nghĩa hẹp nghĩa là văn tế ma có mục
đích kẻ tính nết, công đức người chết và lòng thương mến của người sống đối với
người chết đó.
Văn tế thường làm Văn tế thường được làm theo nhiều hình thức, có thể quy vào
hai loại như sau :
Văn tế thể tự do.
Văn tế phỏng theo thể phú Đường luật
1. Văn tế thể tự do.
Văn tế thể tự do là thể không gò bó theo một khuôn khổ nào cả, dài ngắn không
phất định. Thề tự do đó hoặc theo lối từ khúc, lối lục bát , lối song thất lục bát, lối
văn xuôi cổ,...
HOÀNG HẬU TẾ VĂN
Duy....
Vu sơn nhất đóa vân
Lăng uyền nhất đoạn tuyết
Đào nguyên nhất chỉ hoa
Thu không nhất luân nguyệt
Khởi kỷ: Vân tán, tuyết tiêu
Hoa tàn, nguyệt khuyết!
Phục duy! Thượng hưởng !

Văn tế chị (Nguyễn Hữu Chỉnh)


Than ôi!

Dòng nước chảy về đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng?

Hồn phách chị ở đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng? Hay là nơi Bồng hồ, Lãng
uyển, hay là Tứ phủ, Thành Đô?
Ao vàng khơi thẳm, biết là thăng giáng ở nơi nào, bui còn một chút hình hài đưa về
cố hương, muôn nước nghìn non, xa khơi cách trở.

Ôi! Kiếp nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như lửa đá, như chiêm bao,
giây phút nên không, dù nhẫn trăm năm cũng chăng mấy….

2. Văn tế phỏng theo thể phú Đường luật


Còn gọi là biến thể của phú Đường luật vì có cách đặt câu, bồ cục, gieo vần đều
phỏng theo thể Đường luật.
● Khác:
- Văn tế thiên về lối độc vận, phần lớn độc vận là vần trắc. (Cũng có
những bài độc vận vần bằng như bài văn tế vua Quang trung của lên
ngọc hân: “Than rằng:
Chín từng ngọc sáng bóng trung tinh, ngoài muôn dặm vừa cùng trông
vẻ thụy;
Một phút mây che vầng Thái Bạch, trong sáu cung thoắt đã nhạt hơi
hương (thanh bằng).”
- Về cách đặt câu: mở đầu bài/ đầu các đoạn mạch phú thường dùng
câu tứ tư, câu bát tự thì mở đầu văn tế có nhiều cách hơn:
VD: 1. Dùng câu bát tự chuyển xuống cách cú hay hạc tất: Hỡi ơi !
Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao
Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ. ( Văn tế Nghĩa sĩ Cần
Guộc)
2. Dùng câu cách cú chuyển xuống song quan: Văn tế sống Trường lưu nhị nữ của
nguyễn du :Than rằng:
Chùa Phổ Cứu trăng dìu gió dặt ngỡ một ngày nên nghĩa trăm năm;
Doành Đào Nguyên nước chảy hoa trôi bỗng nửa bước chia đường đôi ngả.

Chữ chung tình nghĩ lại ngậm ngùi;


Câu vĩnh quyết đọc càng buồn bã.
3. Dùng câu gối hạc chuyển xuống cách cú rồi song quan: Than ôi!
Tuồng thiên diễn mưa Âu gió Mỹ, cuộc nọ kém thua hơn được, ngó non sông nên
nhớ bậc tiên tri;
Dấu địa linh con Lạc cháu Hồng, người sao trước có sau không, kinh sấm sét hỡi
đau lòng hậu bối.

Vẫn biết tinh thần di tạo hoá, sống là còn mà thác cũng như còn;
Chỉ vì thời thế khuất anh hùng, xưa đã rủi mà nay càng thêm rủi. ( Văn tế Phan châu
trinh )
Ngoài ra, các đoạn mạch khác thì tương tự như phú.
- Về bố cục: văn tế có 4 đoạn:
+ Đoạn mở đầu: bắt đầu bằng mấy từ: than ôi, than rằng, thương ôi,..
+ Đoạn kề đức tính, sự nghiệp người chết (thường bắt đầu bằng mấy
từ : Nhỏ ông xưa, Nhớ cha xưa, Nhờ bạn xưa..)
+ Đoạn than tiếc người chết (thường bắt đầu bằng từ Ôi!...)
+ Đoạn tỏ tình thương tiếc của người đứng tế (thường bắt đầu bằng
mấy từ: Tôi nay, Con nay...)
+ ' Cuối cùng là mấy từ kết thúc : Phục duy, thượng hưởng
Nghệ thuật: Phủ chú trọng việc “phô trương văn về. Trong phú thường có nhiều từ
ngữ, hình ảnh hoa mĩ, diễm lệ, chú trong cái đẹp về thanh điệu, vẫn điệu, tiết tấu,
sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Tất cả những điều này làm cho phú trở thành một
thể văn vừa linh hoạt vừa chặt chẽ, vừa phô bày sự vật vừa nói chị, vừa đậm chất
trữ tinh, vừa đậm chất triết lý. Thể loại phủ trong văn học Việt Nam thời trung đại
với tư cách là một thế tài tiếp thu từ phủ Trung Quốc, thế nên về mặt đặc trưng hai
loại này cơ bản không khác nhau. Ngoài sự khác biệt không nhiều về mặt không
gian điểm sáng tạo lớn nhất của Phủ Việt Nam là về mặt chất liệu, tức từ một chất
liệu đơn nhất là Hán tự, người Việt đã vận dụng chính lời ăn tiếng nói của minh để
viết phủ, tạo nên một thể đặc sắc với chất liệu đặc biệt – phú Nôm
Đặc trưng thi pháp thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại\
Về nội dung
• Tính chất tán tụng là đặc trưng tiêu biểu về nội dung của thể loại Phủ Thể loại
phú trong văn học Việt Nam cũng thế. Có hai loại phủ – phủ phúng gián và tỏ chí.
Phụ phúng gián là thể loại viết cho vua, ngợi ca cuộc sống vương gia, để ngụ ý
khen chê kín đáo. Cảm hứng ngợi ca sự nghiệp thống nhất của đất nước rất rõ:
Ôi, thánh triều ta, sung thường văn học
Thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị
Nếu có kiếm ni, dung đến làm chi.
(Trăm xã kiếm phú – Sử Hy Nhan, bản dịch) hay:
Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đầu đất hiểm cốt minh đức cao.
(Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu, bản dịch).
• Đặc trưng thứ hai về nội dung của thể loại Phủ là tính chất triết lý, nghị luận.
Không có thể loại văn chương hình tượng nào mà phần triết lý nghị luận lại quan
trọng như thể loại phủ. Có thể nói tất cả nội dung mô tả và tự sự ở bài phủ đều
nhằm phục vụ cho nội dung nghị luận. Chẳng hạn trong đoạn cuối Bạch Đằng
giang phú, tác giả thể hiện triết lý về lòng nhân
Nhân nhân hệ văn danh
Phi nhân hề câu dẫn
(Người có nhân lưu danh mãi mãi
Kẻ không có nhân sẽ sớm mai một lãng quên)
và đức cao:
Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đầu đất hiểm cốt minh đức cao.
Nội dung triết lý nghị luận trong thể phú thường ngắn gọn và nằm ở đoạn cuối của
bởi; nhưng cũng đôi khi được phân bố trong toàn bài
• Đặc trưng thứ ba về nội dung của thể loại Phủ là tính chất tự trào, tự thuật. Đặc
biệt là trong phủ Nôm. Tiếng cười tự trào thường xuyên hiện diện hình thành nên
một mảng sáng tác độc đáo của phủ Nôm trung đại. Cũng là nói về kẻ sĩ nhưng nếu
phú chữ Hán chủ yếu đề cao nét đẹp chuẩn mực của người trí thức thì phú quốc âm
nhìn ngắm, trêu ghẹo, cười cợt họ ở khuôn mặt đời thường. Chẳng hạn là có thể
thấy ngay sự hài hước trên câu chữ trong Phú của Trần Tế Xương
Ý hẳn thấy gần gàn dở dở,
Cho nên thấy luẫn quấn loanh quanh
(Trích Phú Thầy Đỗ- Trần Tế Xương)
Về hình thức
-Tính song ngữ vừa là đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam đồng thời vừa là
đặc trưng về hình thức của nhiều thể loại văn học trong đó có Phú. Trong văn học
Việt Nam (cũng như ở Trung Hoa), phủ là một thế văn có từ rất rất sớm, có phủ
chữ Hán và phủ chữ Nôm. Hiện tượng song ngữ trở thành một đặc trưng của văn
học Việt Nam thời trung đại nói chung và ở một số thể loại nói riêng trong đó có
thể loại phú.
-Xuất hiện của những chùm phú trong văn học trung đại Việt Nam. Đó là trường
hợp của Diệp mã nhị phủ (Phủ con ngựa lá) của Nguyễn Phi Khanh và Đoàn Xuân
Lôi, cùng với các bài Chí Linh sơn phủ (phú núi Chí Linh) của Nguyễn Trãi,
Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn Trình Thuấn Du.Với trường hợp của chùm Diệp
mã nhi phú (Phủ con ngựa lá), sách Quần hiển phú tập chú rằng: sau khi Hồ Quý
Ly dựng thành Tây Đô ở Thanh Hóa, có người dâng con bọ lá hình con ngựa triều
đình cho là điểm tốt, mới đặt tên là Con ngựa lá và ra đề cho các danh sĩ đương
thời làm bài phủ về việc này. Số người làm bài Điệp mã nhị phú (Phú con ngựa lá)
chắc là khá nhiều, song hiện nay mới chi tìm được được bài của Nguyễn Phi
Khanh và Đoàn Xuân Lỗi. Chùm Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh) hiện nay
còn bốn bài của Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý tử Tấn, Trịnh Thuẫn Du.
Các bài phủ này, ti mi hoặc đại cương, đã vẽ lại những chặng đường gian khổ mà
cuộc kháng chiến của Lê Lợi trải qua và đã nêu cao đại nghĩa của dân tộc.
KÉT LUAN:
Phủ là một thế văn chương cổ của Việt Nam, xuất phát từ Trung Hoa. Đây là một
thể văn vẫn có từ thời nhà Hán nhưng thể phủ thông dụng nhất tại Việt Nam là loại
đặt ra từ đội nhà Đường, nên còn gọi là Đường phú. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển ở Việt Nam thể loại Phú cũng có những đặc điểm khác biệt so với thể
loại Phú ở Trung Quốc. Những điểm khác biệt này tạo thành đặc trưng của thi pháp
thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại. Bên cạnh những đặc trưng về
nội dung vốn có của thể loại Phú như tính chất tán tụng, tinh chất triết lý nghị luận.
Phú Việt Nam còn có tính chất tự trào tự thuật trong bộ phận viết bằng chữ Nôm
Về mặt hình thức, thể loại Phú trong văn học Việt Nam thời trung đại có tính chất
song ngữ. Tức là cùng một thể loại nhưng sử dụng hai ngôn ngữ đề sáng tác là chữ
Hán và chữ Nôm. Cùng với tính song ngữ, hiện tượng chùm Phú cũng là một đặc
trưng của thể loại Phú trong văn học trung đại Việt Nam.

You might also like