You are on page 1of 2

Việt Bắc - Tố Hữ u

Đặc sắc nội dung


Việt Bắc là một bản hùng ca kháng chiến,
một bản tổng kết bằng thơ về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta trong
cuộc kháng chiến chống Pháp trên mảnh đất thiêng Việt Bắc, phản ánh đầy đủ ý chí,
tinh thần đoàn kết, khí thế hào hùng của toàn dân tộc trong cuộc ra quân vĩ đại.

Đồng thời cũng là bản tình ca kháng chiến. là khúc ca của tình quân dân diễn
tả những nhớ thương, lưu luyến, bịn rịn, tình cảm gắn bó sâu nặng, thắm thiết, thủy
chung như ruột thịt, như đôi lứa say nồng giữa người cán bộ miền xuôi với đồng bào
miền ngược.

Đặc sắc nghệ thuật


Bài thơ “Việt Bắc” đã thể hiện rõ nét phong cách thơ Tố Hữu
đậm đà tính dân tộc trên nhiều phương diện:

Thể thơ lục bát: đây là một thể thơ dân tộc có truyền thống lâu đời được sử dụng
rộng rãi trong ca dao, dân ca, kết tinh những thành tựu nghệ thuật đặc sắc: “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du, “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, thơ lục bát của Tản Đà,
Nguyễn Bính,...
Giọng điệu du dương ,ngọt ngào, âm điệu dìu dặt, tha thiết góp phần thể hiện
chủ đề ân nghĩa thủy chung, khúc hát ân tình cách mạng của bài thơ.
Tố Hữu đã vận dụng sáng tạo linh hoạt sáng tạo thể thơ lục bát của dân tộc. Bài thơ
"Việt Bắc" vừa có vẻ đẹp dân dã, bình dị của lục bát dân gian vừa có cái mềm mại uyển
chuyển sang trọng của lục bát cổ điển.
Kết cấu độc đáo: kết cấu đối đáp toàn bộ bài thơ là lời đối đáp của "người đi"
và "kẻ ở" trong cuộc chia tay lịch sử thấm đẫm tình quân dân. Người ở lại là đồng bào
Việt Bắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, bịn rịn, nhớ thương. Người đi là cán bộ
cách mạng về xuôi đã gắn bó với Việt Bắc trong suốt 15 năm gian khổ nay trở về Hà
Nội mang theo bao nỗi niềm và lòng biết ơn sâu nặng.
Đây là một kiểu kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao, đặc biệt là đối đáp giao
duyên. Sử dụng kết cấu này góp phần tạo sự thống nhất liền mạch cho bài thơ trữ tình
dài, đem đến cho tác phẩm chất trữ tình ngọt ngào khiến cho tình cảm chính trị vốn khô
khan trở nên khắc khoải, da diết như tình yêu của đôi lứa.

Xuân Diệu: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến
trình độ rất đỗi trữ tình”

trang 1
Đậm đà màu sắc dân tộc trong hình ảnh:
- Sử dụng nhiều lớp hình ảnh quen thuộc, gần gũi:
hình ảnh của thiên nhiên con người Việt Bắc kháng chiến thân
thiết gắn bó hình ảnh của quê hương Việt Bắc ân nghĩa, ân tình đã đùm bọc chở che
cho kháng chiến.Nhà thơ lấy những chất liệu đời sống rồi tinh lọc đưa vào trang thơ
khiến cho hình ảnh thơ gợi cảm mà gần gũi.
- Vận dụng sáng tạo tạo những hình ảnh quen thuộc được sử dụng nhiều trong ca
dao, mang vẻ đẹp truyền thống, đậm đà màu sắc dân tộc như cây đa, trăng,...
- Tố Hữu còn sáng tạo hình ảnh độc đáo, thi vị, lãng mạn mà hùng tráng, đậm chất sử
thi: hình ảnh bức tranh thiên nhiên con người Việt Bắc trong bức tranh tứ bình,...Từ
những chất liệu hiện thực, làm sống dậy khí thế hào hùng của cả thời đại.
Ngôn ngữ:
- Sử dụng ngôn ngữ quen thuộc bình dị, dân dã, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân
- Sử dụng nhuần nhuyễn cặp đại từ “mình-ta”. Đây là một cặp đại từ nhân xưng được
dùng nhiều trong đời sống dân dã cũng như trong ca dao Việt Nam từ xưa đến nay để
xưng hô thân thiết cho đôi lứa vợ chồng, thể hiện tình cảm mặn nồng của trai gái.
“ Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

“Mình về ta chẳng cho về


Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”

“Mình về có nhớ ta chăng


Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời “

Cách sử dụng “mình-ta” trong bài thơ Việt Bắc rất linh hoạt có sự chuyển hóa nhuần
nhuyễn. Có khi “mình” là người đi, có khi “mình” là người ở lại. Từ “mình” chỉ đối tượng
cũng có khi để chỉ bản thân, “mình” và “ta” tuy hai mà một, gắn bó sắt son, thực chất đều
là sự phân thân của cái tôi trữ tình Tố Hữu.
Tác dụng: Thể hiện sâu đậm tình cảm cách mạng của người cán bộ với đồng bào Việt
Bắc và ngược lại. Đồng thời tạo nên giọng thơ ngọt ngào, trữ tình, sâu lắng, vừa giản
dị lại vừa tình tứ.
- Nhà thơ sử dụng những hình ảnh ẩn dụ có tính chất quen thuộc trong ca dao phiếm
chỉ, cách diễn đạt tăng tiến, sóng đôi trong ca dao
VD: “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”
Trong ca dao:
“Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu”
“ Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
- Vận dụng khéo léo nghệ thuật đối của văn học cổ điển để tạo nên những vế sóng
đôi hài hào, tạo nên những tiểu đối làm cho bài thơ “Việt Bắc” có vẻ đẹp cổ điển.

Trang 2

You might also like