You are on page 1of 9

A.

PHẦN MỘT: TÁC GIẢ:

I. Vài nét về tiểu sử:


Việt Bắc
- Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

- Quê quán: xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

- Cuộc đời:

+ Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng,
trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

+ Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường
đấu tranh trong các nhà tù thực dân.

+ Thời kỳ sau Cách mạng tháng 8: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt
trận văn hóa văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

II. Đường cách mạng, đường thơ:

1. Nhận xét chung: Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó và phản ánh chân thực
những chặng đường cách mạng của dân tộc, những chặng đường vận động trong tư tưởng
quan điểm và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.

2. Những chặng đường thơ của Tố Hữu:


 Từ cái tôi-chiến sĩ chuyển sang cái tôi-công dân, càng về sau là cái tôi nhân danh dân
tộc, cách mạng.

III. Phong cách thơ Tố Hữu:

1. Về nội dung: thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.

- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung.

- Trong việc miêu tả đời sống, Tố Hữu Tố Hữu mang đậm tính sử thi.

- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm
thắm, chân thành.

2. Về nghệ thuật : Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà:

- Về thể thơ:

+ Vận dụng thành công thể lục bát truyền thống của dân tộc.

+ Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên.

- Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng
Việt.

IV. Kết luận:


Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hòa hai yếu tố cách mạng và dân
tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.

B. PHẦN HAI: VĂN BẢN

I.TÌM HIỂU CHUNG:

1. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC, XUẤT XỨ:

- Bài thơ được viết ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thắng lợi.

- 10/1954, các cơ quan trung ương của Đảng, chính phủ rời Việt Bắc trở về Hà Nội.

 Chính trong hoàn cảnh sáng tác đã chi phối tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt đầy
xúc động, bâng khuâng, da diết trong bài thơ. Cách chọn kết cấu theo lối đối đáp cũng là
để thể hiện sắc thái đó.

- Xuất xứ: in trong tập Việt Bắc – được xem là một đỉnh cao và lấy tên chung cho tập
Việt Bắc – là đỉnh cao của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.

2. VỊ TRÍ: thuộc phần 1 (bài thơ gồm 2 phần):

- Phần 1: tái hiện 1 giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến
khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người.

- Phần 2: sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi
sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của
Đảng đối với dân tộc.)

3. BỐ CỤC ĐOẠN TRÍCH: 2 phần

+ Lời nhắn gửi của người ở lại

+ Lời đáp của người ra đi – ân tình sâu nặng với Việt Bắc.

II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

* Cặp đại từ mình – ta:

- Trong tiếng Việt:

+ mình: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai (người bạn đời).

+ ta: ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều.


- Trong lối kết cấu của ca dao dân ca – dùng cho tình yêu đôi lứa.

- Ở bài thơ Việt Bắc:

+ Cách kết cấu bên ngoài:

• Mình: cán bộ kháng chiến

• Ta: người dân Việt Bắc.

+ Chiều sâu cảm xúc bên trong: sự phân thân của cái tôi trữ tình thống nhất.

 Giọng điệu trữ tình, tha thiết, đằm thắm tạo nên một thế giới ân tình, không gian tình
nghĩa sâu nặng, làm cụ thể ý tình, hình dung sự gắn bó giữa cách mạng và nhân dân như
thể tình yêu đôi lứa.

1. Cuộc chia tay – tâm trạng kẻ ở người đi:

a. 8 câu đầu: Khung cảnh – tâm trạng chia tay:

a.1. Lời người ở lại:


Kẻ ở lên tiếng hỏ i ngườ i ra đi, khơi gợ i nhữ ng
Mình về, mình có nhớ Câu hỏi, điệp từ, điệp ngữ kỉ niệm về khô ng gian nguồ n cộ i, nghĩa tình, lời
nhắn nhủ vang lên day dứt khôn nguôi.
Cây – sông
Tiêu biểu cho thành thị Cặp từ gắn liền
Núi – nguồn Tiêu biểu cho Việt Bắc  Tình cảm gắn bó không thể tách rời
a.2. Tình cảm của người ra đi:

Bâng khuâng, bồn chồn Từ láy


đặ c trưng bả n sắ c củ a tâ m trạ ng đầy lưu luyến, bịn rịn
Áo chàm Hoán dụ ngườ i Việt Bắ c
Giản dị, chân thành
Cầm tay nhau Hình ảnh đặc sắc
Xúc động nghẹn ngào
Biết nói gì Tình cảm đong đầy, sâu sắc
Tình nghĩa vượt khỏi
khả năng của ngôn từ

- Thể thơ lụ c bá t nhịp nhà ng + đạ i từ mình – ta  cuộ c chia tay vĩ đạ i đầy tâ m trạ ng 
đố i tượ ng giao tiếp đặ c biệt gầ n gũ i, gắ n bó , thâ n thương
- Sử dụ ng mộ t cá ch linh hoạ t, chuyển hó a qua lạ i  quan hệ giữ a cá ch mạ ng và Việt
Bắ c rấ t đa dạ ng, nhiều phương diện  quan hệ rộ ng lớ n.

b. 12 câu kế: lời hỏi của Việt Bắc – gợi lại kỉ niệm:
- Gợi lại những ngày đầu của cuộc kháng chiến nơi núi rừng hoang sơ, hùng vĩ

+ Mưa nguồn, suối lũ, mây mù : thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt

+ Cơm chấm muối, hắt hiu lau xám: gian khổ, khó khăn

+ Mối thù nặng vai: ý chí, lòng căm thù

+ Rừng núi nhớ, Trám rụng, măng già  nhân hóa

+ Kháng Nhật, Việt Minh: kỉ niệm ngày đầu khởi nghĩa

+ Tân Trào, Hồng Thái: địa danh gắn liền với sự kiện Cách mạng quan trọng

Việt Bắ c từ ng là chiến khu cá ch mạ ng an toà n – người Việt Bắc bả n tính thủ y


chung, hết lò ng vớ i cá ch mạ ng.
Nghệ thuậ t: điệp từ , liệt kê, câ u hỏ i tu từ  nhắ c nhở , gợ i nhớ ngườ i ra đi.

a.1. Khái quát:

Nhớ gì như nhớ người yêu


Nỗi nhớ cháy bỏng, cồn cào, thường trực
Điệp từ nhớ

+ không gian: đầu núi, lưng nương, bản, rừng nứa, bờ tre, Ngòi Thia Sông Đáy….

+ thời gian: trăng lên, nắng chiều, sớm khuya, đồng khuya, rừng chiều

+ người dân Việt Bắc tần tảo, lam lũ, chịu thương, chịu khó và sống rất nghĩa tình: chia
củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

+ âm thanh quen thuộc: tiếng mõ, tiếng chày…

- Hình ả nh cụ thể, gợ i cả m, đặ c trưng củ a nú i rừ ng Việt Bắ c.


- Nhớ tình cả m sẻ chia, gắ n bó , tình đoà n kết mặ n nồ ng qua nhữ ng
hình ả nh cả m độ ng.
2. Nỗi nhớ Việt Bắc da diết, mênh mông:

a. Nhớ về thiên nhiên, con người Việt Bắc:

a.2. Bộ tứ bình – bức tranh Việt Bắc qua bốn mùa:


 Con người:
Dao gài thắt lưng Tư thế làm chủ núi rừng
Đan nón, chuốt từng sợi Tỉ mỉ, khéo léo đậ m tình ngườ i, gắ n vớ i
giang
vẻ đẹp củ a con ngườ i lao
Cô em gái hái măng một Chịu thương chịu khó độ ng, là m chủ nú i rừ ng,
mình
thiên nhiên
Tiếng hát ân tình thủy Trung thành với cách mạng
chung

- Từ đổ - thay chuyển của thời gian, không gian, cảnh vật, tình người.

- Hình ảnh cô em gái...  mùa hè như mềm lại, dịu dàng hơn, thơ mộng hơn.

- Trăng...: gợi cảm, không lan tỏa mênh mông mà rọi qua kẽ lá lấp lóa như ngàn hoa.

- Con người không được tả mà chỉ gợi  tiếng hát nói hộ lòng người.

- Thiên nhiên đượ c miêu tả ở nhiều chiều khô ng gian, nhiều thờ i gian, nhiều hoà n cả nh
khá c nhau.
- Thiên nhiên Việt Bắ c vừ a hù ng vĩ, vừ a thơ mộ ng, trữ tình, mang nét đặ c trưng riêng,
độ c đá o.
- Thiên nhiên Việt Bắ c là că n cứ địa vữ ng chắ c củ a cá ch mạ ng.
- Con ngườ i Việt Bắ c bình dị, khỏ e khoắ n, cầ n cù , khéo léo, hồ n nhiên, đô n hậ u, nghĩa
tình. Tuy cuộ c số ng cò n vấ t vả nhưng họ rấ t già u â n tình, â n nghĩa vớ i cá ch mạ ng
 Hoa và ngườ i hò a quyện tạ o vẻ đẹp nơi chiến khu Việt Bắ c.

b. Nhớ Việt Bắc – cuộc kháng chiến hào hùng:

- Hình ảnh Việt Bắc hiện lên qua những mùa chiến dịch, những con đường hoành tráng,
không gian núi rừng rộng lớn.

- Hoạt động tấp nập, hình ảnh hào hùng.

- Âm thanh sôi nổi, dồn dập, háo hức

- Ánh sáng rực rỡ (đuốc, sao, đèn…)

- Điệp âm, hình ảnh thậm xưng, từ tượng thanh, tượng hình  sức mạnh lớn lao của những
cuộc hành quân ra trận.

- Hình ảnh đối lập, nhịp thơ  bản hùng ca chiến trường.
- Liệt kê, trùng điệp, so sánh, ẩn dụ, … từ chỉ địa danh, âm điệu thơ dồn dập, sôi nổi 
niềm vui chiến thắng lan tỏa, mênh mông.

- Bút pháp tráng ca.

 sức mạnh và khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến, đậm chất sử thi. Đoạn thơ
thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt.

c. Nhớ Việt Bắc – thủ đô kháng chiến gắn với hình ảnh Bác Hồ, kết tinh niềm tin của
dân tộc:

- Liệt kê địa danh lịch sử, hình ảnh so sánh, âm hưởng thơ hào hùng  nhấn mạnh lòng tự
hào, niềm tin son sắt đối với Đảng và Bác.

3. Đặc sắc nghệ thuật:

Tính dân tộc đậm đà từ nội dung đến hình thức:

a. Nội dung:

Sự gắn bó nghĩa tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc: bức
tranh thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, con người Việt Bắc đáng yêu, chiến công oai hùng.

b. Hình thức nghệ thuật:

- Kiểu đối đáp giao duyên.

- Sử dụng lối xưng hô mình – ta.

- Thể thơ lục bát (thể thơ dân tộc), tiểu đối của ca dao.

- Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.

- Dùng các hình thức chuyển nghĩa quen thuộc trong ca dao: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ...

- Lối diễn đạt tình nghĩa.

- Sử dụng ngôn ngữ của cuộc sống (lời ăn tiếng nói hàng ngày);

- Giọng điệu ngọt ngào, tâm tình tha thiết như một nhịp ru;

- Sử dụng và phát huy được tính nhạc của tiếng Việt...

- Về hình ảnh thơ: ta bắt gặp trong đoạn thơ những hình ảnh rất quen thuộc trong đời
sống dân tộc - cuộc sống lao động và chiến đấu của toàn dân tộc ta.
4. Chủ đề:

Việt Bắc là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu
đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thủy
chung của dân tộc.

III.TỔNG KẾT:

1.Nội dung:

Đoạn thơ vừa là khúc ca hùng tráng về cuộc kháng chiến đồng thời cũng là bản tình ca về
nghĩa tình cách mạng – kháng chiến.

2.Nghệ thuật:

Đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu.

You might also like