You are on page 1of 15

ĐỢI KIỀU

Đạo diễn - Biên kịch: Tiến sỹ Đào Lê Na


Chuyển soạn cải lương: Tiến sỹ Lê Hồng Phước
Diễn viên: Hồng Bảo Ngọc (quán quân Bông lúa vàng 2020)
Biên đạo và nghệ sĩ múa : Lê Mai Anh
Âm nhạc: NSƯT Huỳnh Khải, NSƯT Toàn Thắng, nhóm Humm, Ngọc Long, Minh Nghĩa,
Thanh My, Thanh Trà, Minh Khôi, Cellain Lu, Châu Minh Tâm, Ph ạm Ngọc Thiện Phước
GIỚI THIỆU CHUNG
Bách niên đằng đẵng đợi trông
Nhất kỳ tương kiến thỏa lòng sắt son
“ĐỢI KIỀU” - TỪ MỘT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG RẤT ĐẸP ĐẾN MỘT TRUYỆN KIỀU RẤT MỚI
Nàng Kiều của Nguyễn Du đã trở nên thân quen với đời sống văn hóa của dân tộc mình. Từ vở cải lương đầu tiên
năm 1918, bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh Việt năm 1924. Hay gần đây hơn như “Thả một bè lau” của
thầy Thích Nhất Hạnh, vở Ballet Kiều, phim hoạt hình “Yêu Kiều” của Dee Dee Animation Studio,… đều gắn liền
với Truyện Kiều.
Có lẽ với những tư tưởng mới mẻ, văn phong lôi cuốn và mang đậm căn tính Việt, Truyện Kiều đã trở thành
nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều thử nghiệm mới. “Đợi Kiều” cũng không nằm ngoài dòng chảy đó.
Sân khấu Cải lương của ông cha ta vốn được sinh ra từ sự tự cường văn hóa, chứa đựng những giá trị tốt đẹp
của hồn cốt dân tộc Việt. “Đợi Kiều” kế thừa vẻ đẹp đó, nhưng thêm vào những thể nghiệm mới về dàn dựng để
mang đến một không gian Cải lương khác biệt cho khán giả đương đại.
Bên cạnh những diễn giải và góc nhìn mới từ các tác giả trẻ, vở diễn đưa vào rất nhiều lời thơ đẹp từ “Truyện
Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều bài bản trong 20 bài bản tổ của Đờn ca tài tử cũng xuất hiện. Mong
muốn truyền tải một ý niệm nào đó về nữ quyền sinh thái, về Kiều, về tự do của người phụ nữ. Cũng như hình
ảnh của họ trong tương quan với thiên nhiên và nghệ thuật. “Đợi Kiều” cũng phá vỡ cấu trúc sân khấu thường
thấy, tạo thành cấu trúc bốn mùa. Mở ra một không gian mới. Nơi dòng thời gian không ngừng luân chuyển, nơi
mà tinh thần và màu sắc Á Đông hiện lên rõ nét.
Gìn giữ và tiếp nối những giá trị tốt đẹp từ Truyện Kiều cùng nghệ thuật Cải lương. Nhưng “Đợi Kiều” đồng thời
cũng là sự tự do trải nghiệm, bước ra khỏi những khuôn vàng thước ngọc. Để tái hiện một Truyện Kiều rất mới
từ góc nhìn đương đại.
Hy vọng tác phẩm này sẽ gieo được một chút "Kiều" vào lòng người xem, để tạo ra mối duyên lành cho những
tác phẩm cải biên khác từ Kiều được khai hoa nở nhụy.
HÀNH TRÌNH THỂ NGHIỆM NGHỆ THUẬT https://www.facebook.com/yumeartproject/videos/400279665582412
VỚI ĐỢI KIỀU
Thật khó để nói về điểm bắt đầu và kết thúc
với tình yêu dành cho Truyện Kiều và cải
lương của tác giả, đạo diễn Đào Lê Na và
soạn giả cải lương Lê Hồng Phước.
Hành trình thể nghiệm với nghệ thuật cải
lương và cải biên tác phẩm văn học Truyện
Kiều, để cho ra tác phẩm Đợi Kiều chính là
hành trình ôn cố tri tân nhằm lan tỏa những
giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, và để
nói lên tình yêu ấy.
Lý do đằng sau sự thể nghiệm các loại hình
nghệ thuật như múa bóng, múa đương đại,
độc diễn là gì?
Hành trình sáng tạo và làm mới những giá trị
ấy có gì khó khăn?
Cùng ngồi xuống với Yume và lắng nghe câu
chuyện từ những tác giả đương đại đằng sau
tác phẩm Đợi Kiều, bạn nhé.
Với mỗi vở cải lương, diễn viên sẽ là người
dẫn dắt, đồng hành cùng khán giả qua
những cung bậc cảm xúc, câu chuyện cuộc
đời của nhân vật.
Người lần này sẽ dìu tay các bạn đồng âm
đi hết vở “Đợi Kiều” chính là diễn viên Cải
lương trẻ Hồng Bảo Ngọc. Tuy là một cái
tên mới trên diễn đàn nghệ thuật Cải
lương, nhưng Bảo Ngọc đã có một số
thành tích đáng được lưu ý như:
Quán quân “Bông Lúa Vàng” năm 2019
Huy chương Vàng “Liên hoan Giọng ca
tài tử TP.HCM Búp Sen Vàng” 2016
Top 7 “Chuông vàng Vọng cổ” 2020
Huy chương Vàng - Bạc “Liên hoan Đờn
ca Tài tử Quốc gia lần III” - Cần Thơ 2022
Mời các bạn đồng âm cùng gặp gỡ với
Hồng Bảo Ngọc, để không còn ngại ngần
bỡ ngỡ ngày trao duyên cùng “Đợi Kiều”.
◦ https://vnex
press.net/nu
-dien-vien-
dong-bon-
vai-trong-vo-
doi-kieu-
4516026.ht
ml
HTTPS://TUOITRE.VN/DOI-KIEU-NGUOI-TRE-LAM-CAI-LUONG-CHOI-NHAC-
KET-HOP-VOI-MUA-BONG-NGAM-THO-KIEU-20220925043305421.HTM
NGHỆ SĨ MAI ANH - HỒN ĐƯƠNG ĐẠI TRONG ĐỢI KIỀU
BỨT PHÁ KHỎI KHUÔN KHỔ CỦA CẢI LƯƠNG, MAI ANH - NGHỆ SĨ MÚA VÀ
BIÊN ĐẠO CỦA ĐỢI KIỀU SẼ MANG ĐẾN CHO CẢI LƯƠNG HỒN ĐƯƠNG ĐẠI,
VẼ NÊN MỘT NÀNG KIỀU THẬT THƠ DƯỚI ÁNH TRĂNG TRÊN SÂN KHẤU.
https://fb.watch/f_9AAQyqMa/
NHỮNG THỬ NGHIỆM ÂM NHẠC TỪ NGƯỜI TRẺ

◦ Âm nhạc luôn không ngừng phát triển và đổi mới. Ở mỗi thời đại, quan điểm và cách tiếp nhận của con người đều có
sự chuyển biến nhất định. Ngày nay, thế hệ trẻ có nhiều lựa chọn hơn về âm nhạc nói riêng và các loại hình nghệ
thuật khác nói chung. Thời vang bóng của cải lương đã qua đi, chúng ta không thể bảo tồn những giá trị cũ mà chỉ có
thể phát triển nó.
◦ Châu Nhi - đại diện ban nhạc Humm chia sẻ: “Cho dù là thế hệ nào đi nữa, con người phải thật sự hiểu cái mình làm
và thích cái mình làm. Ta không thể cố gắng làm một thứ gì đó ta không thật sự nắm bắt được hay trở thành một hình
tượng nào đó không thuộc về ta. Đối với bọn em, trách nhiệm của thế hệ trẻ là kế thừa và phát huy chứ không phải
bảo tồn cực đoan.”
◦ Đó là lí do vì sao Humm và các bạn trẻ yêu âm nhạc đã cùng nhau thử nghiệm, tìm cách mang cải lương đến gần hơn
với người trẻ. Với tư duy cởi mở và niềm ham thích được thử thách, Humm và các bạn nhạc của mình sẽ mang đến
vở “Đợi Kiều” những màu sắc mới lạ và trẻ trung nhưng vẫn không xa rời những giá trị văn hóa truyền thống.
◦ Sự kết hợp của các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ phương Tây cùng các yếu tố nghệ thuật khác để kể nên
một Truyện Kiều thật đặc sắc - hứa hẹn sẽ mang đến cho người xem nhiều trải nghiệm nghệ thuật thú vị.
“Cho dù là thế hệ nào đi nữa, con
người phải thật sự hiểu cái mình làm
và thích cái mình làm. Ta không thể cố
gắng làm một thứ gì đó ta không thật
sự nắm bắt được hay trở thành một
hình tượng nào đó không thuộc về
ta.”
https://www.facebook.com/yumeartproject/videos/486677389968987
◦ Truyện Kiều đi vào lòng người bằng những vần thơ, thấm
sâu vào đời sống nhân dân bằng cái chất Việt để rồi
Truyện Kiều trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những
tác phẩm lưu dấu về sau. Ấy thế mà ai ơi, người Việt Nam
sao có thể tìm thấy được hồn Việt trong Kiều, để thấu, để
ngẫm, để sáng tác đây? Cùng Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu
đi tìm nguồn cảm hứng, chất Việt được đại thi hào Nguyễn
Du gửi gắm trong Truyện Kiều.

Xuất phát điểm là nhà nghiên cứu văn hóa, một nhà giáo
tâm huyết với nền văn học nước nhà, Nhà nghiên cứu
Nhật Chiêu sẽ cùng các bạn đồng âm đi qua những dòng
thơ mang cái hồn Việt trong Truyện Kiều, ngẫm thêm
nhiều tác phẩm khác, câu chuyện khác mang hơi thở của
Kiều.
Truyện Kiều, ca dao & hồn Việt
"Lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh"
Hôm nay, các bạn trẻ say mê truyện Kiều lại có cơ hội cùng thầy Nhật Chiêu hiểu thêm về kho tàng văn học dân
gian của nước nhà trong những vầng thơ bất hủ mà đại thi hào Nguyễn Du khiêm tốn nhận là "lời quê" ấy.
Nhiều nhà trí thức, khi kiến giải truyện Kiều, thường chú trọng lý giải và truy nguồn ngôn ngữ trong Kiều về
những điển tích, điển cố Nho học nhằm làm sáng tỏ những tầng triết lý sâu xa. Tuy nhiên, không thể vì là tác
phẩm cải biên từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân mà các ngữ liệu trong truyện Kiều đều bắt
nguồn từ văn học Hán. Truyện Kiều là sự kết hợp nhuần nhị giữa văn chương bác học (điển tích, điển cố,...) và
văn chương bình dân (thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca,...). Những motif ca dao, dân ca trong truyện Kiều là
một nguồn ngữ liệu dồi dào, mang đậm bản sắc Việt nhưng thường bị lãng quên.
Nếu văn chương bác học tạo cho Kiều một lớp ý nghĩa triết học, uyên nhã thì ca dao - dân ca mang lại cái tình
của người Việt. Để thể hiện cái tình rất riêng đó, Nguyễn Du đã làm mượn các motif ca dao tiêu biểu. Một số ví
dụ có thể kể đến như:
Motif “buồn trông” kết hợp “tơ lòng”, “mặt nước” thể hiện cái bi của mỹ học
Ca dao:
“Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?”
Truyện Kiều:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác, biết là về đâu”
Motif “lời thề” thể hiện quan niệm của người Việt về đạo lý nhân sinh
Ca dao:
“Có thương cắt tóc mà thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau”
Truyện Kiều:
“Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi”
Motif “cánh hoa”, “cánh bèo” thể hiện thân phận con người
Ca dao:
“Giữa đường thấy cánh hoa rơi
Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta”
Truyện Kiều:
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
Motif tình yêu trai gái nhiều sắc thái
Ca dao:
"Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua"
Truyện Kiều:
"Rắp mong treo ấn từ quan
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua"
Không chỉ mượn những motif quen thuộc, bằng việc điều chỉnh ca dao dân ca cho hợp tình hợp cảnh, Tố Như đã sáng tạo thêm
nhiều lớp nghĩa mới cho những hình ảnh ấy. Từ đó, kho tàng ca dao của dân tộc càng phong phú hơn, ca dao đi vào truyện Kiều
và truyện Kiều cũng đi vào ca dao. Nhờ những câu ca dao - dân ca chân thật, phóng khoáng, không bị câu nệ bởi lễ tục phong
kiến mà chân dung nhân vật trong truyện Kiều hiện lên vô cùng sinh động, đầu đủ sắc thái, từ thanh cao đến bình dị.
Ca dao làm cho những phân đoạn đầy tính triết lý trở nên mềm mại, gần gũi và hữu tình. Chính cái tình không thể lý giải bằng
Nho học đó đã giải quyết những nan đề trong Kiều theo một cách mà quần chúng bình dân có thể dễ dàng thấu hiểu và đồng
cảm. Đó chính là cái hồn Việt mà mỗi người dân Việt đều có thể cảm nhận.
LÀM SAO XEM ĐƯỢC ‘ĐỢI KIỀU’

01 02 03
Địa điểm tổ chức: Thời gian dự kiến: Giá vé dự kiến:
Sân khấu NVH Tháng 10-11/2022 150k/1 HSSV
Thanh Niên
Tọa đàm với ê kíp/ đạo diễn/ diễn viên/ diễn
giả

Sân khấu hóa TPVH trong nhà trường

Dự án liên môn Ngữ Văn – Âm nhạc – Mỹ


thuật - …

Hướng nghiệp: tìm hiểu hậu trường sân khấu


và những nghề nghiệp trong ngành sân khấu

CÓ THỂ LÀM GÌ VỚI ‘ĐỢI KIỀU’?

You might also like