You are on page 1of 9

Thổ cẩm Việt Nam đa dạng với nhiều thể loại khác nhau dựa trên từng dân

tộc

Trang phục là một trong những giá trị văn hóa giúp phân biệt sắc thái giữa các vùng miền
trong cộng động dân tộc Việt. Mặc dù ở mỗi vùng viên sẽ có đặc trưng riêng về kiểu dáng và
màu sắc.
Mỗi dân tộc có những hoa văn trang trí khác nhau, tượng trưng cho từng nhân sinh quan, tôn
giáo, tín ngưỡng, nhưng có thể khẳng định, mỗi kiểu trang phục là một công trình nghệ thuật
tài hoa về mỹ thuật, hội họa sử dụng màu sắc. Trong đó, thổ cẩm là chất liệu chính góp phần
làm nên sắc thái riêng cho từng loại trang phục.
Các họa tiết trên thổ cẩm được bố trí xen lẫn, nổi lên trên bề mặt vài như thêu. Những hoa
văn này đem lại cho bề mặt vải sự tương phản về đường nét, màu sắc, họa tiết… Mặc dù có
chung chất liệu thổ cẩm trong việc may thêu trang phục, phụ kiện, nhưng không vì vậy mà
thổ cẩm ở mỗi dân tộc lại không có những nét riêng độc đáo. Tùy từng dân tộc, từng vùng
miền, thổ cẩm sẽ có những đặc điểm riêng biệt, với những đường thêu, sắc màu, chi tiết trang
trí khác nhau đầy tinh tế.
1.Khmer: Trong khi thổ cẩm của các dân tộc phía Bắc thường được ghép lại bằng những
mảng vải màu rồi mới thêu hoa văn lên trên, thì sản phẩm của người Khmer lại tạo hoa văn
trực tiếp ngay khi dệt sợi.Thổ cẩm Khmer gây ấn tượng bởi màu sắc phong phú và hoa văn
cực kỳ tinh xảo, có hoa văn thể hiện hình ảnh gần gũi trong đời sống hàng ngày hoặc phỏng
theo hình ảnh trong các tuồng cổ, truyện cổ tích Khmer.

2.H’Mông: Đối với vải thổ cẩm của người H’ Mông, bề mặt vải được dệt các kiểu hoa văn
có hình chữ thập, chữ công và chữ đinh một cách liên tục và được chuyển biến linh động.
Ngoài các hình hoa văn trên, vải còn được kết hợp cùng với những ô hình có dạng quả trám
hoặc tam giác và các đường viền hình gãy khúc.

3.Chăm: thổ cẩm của dân tộc Chăm hoa văn trên tấm vải được bố trí theo chiều dọc nhưng
không trang trí trên diện tích rộng.Hoa văn gồm các hình thoi lồng vào nhau và hoa văn được
lặp đi lặp lại thành từng khối. Các hoa văn này được bố trí trên toàn bộ mặt vải, trông như
những bông hoa hoặc cụm hoa.Người Chăm sử dụng những kỹ thuật nhuộm màu cho sợi
trước khi dệt. Màu đều làm từ khoáng vật, thực vật ở địa phương như: màu xanh (chàm), màu
đen (quả muông), màu vàng (cây jưng), màu đỏ (lõi cây pan) và kết hợp các màu đó để tạo ra
nhiều gam màu khác nhau.
4.Dao: Người Dao chuộng dùng màu đỏ tươi rực rỡ để trang trí: khăn đỏ, bông trên ngực áo,
cổ áo… Kỹ thuật thêu thoáng để lộ nền đen, nền chàm trong các họa tiết, có tác dụng làm
giảm độ rực chói của các màu nguyên sắc, tạo cho chung độ chuyển sắc êm, trầm, nhuần
nhụy.

5.H’re: Người Hre thích 2 màu đỏ và đen, hoa văn theo môtíp hình học như hình thoi, hình
quả trám, hình chữ nhật, hình vuông… được liên kết thành những ô nối tiếp nhau; hoa văn
đường thẳng, đường lượn sóng… tạo nên hình dáng cách điệu con sông, con suối; hoặc hoa
văn có hình giống các loài vật trong thiên nhiên.

6.Bana: với dân tộc Bana,các màu sắc chủ đạo là đen, đỏ, trắng. Họa tiết đối xứng phản ánh
quan niệm về vũ trụ, âm dương, trời đất. Hoa văn thể hiện cảnh thiên nhiên, đường nét văn
hóa và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Bana
7.LôLô: Người Lô Lô sử dụng kỹ thuật chắp vải mầu có thêu với khuôn thức bố cục chặt
chẽ, hòa sắc rực rỡ sáng, tươi của các màu nguyên sắc được bố trí bên nhau làm rõ, làm tăng
độ tương phản vốn có.Trong tín ngưỡng của người Lô Lô, 2 vị thần Kết Dơ - cai quản vũ trụ
và Mít dơ - cai quản mặt đất là được thờ phụng cao hơn cả. Sự sùng bái và tôn kính đối với
họ được thể hiện rất rõ trên hoa văn quần áo Các hình tròn có chữ Hán tượng trưng cho Mặt
trời, mặt trăng, thời gian tuần hoàn. Trong khi các đường diềm trang trí ô vuông lại tượng
trưng bốn phương mặt đất. Các hình tam giác thể hiện cho sự chuyển biến tuần hoàn của
không gian, thời gian và vũ trụ kì bí...

8. Tày: thổ cẩm của dân tộc Tày có bố cục họa tiết theo phương pháp ô quả trám có các
đường viền xung quanh tạo thành các đường diềm gãy khác. Trên cơ sở của loại bố cục hoa
văn một mầu đen trên nền trắng người Tày gài mầu vào từng đoạn họa tiết, tùy trình độ thẩm
mỹ, ý thích của người dệt trên khung dệt thủ công.
9.Thái: Thổ cẩm của người Thái Tây Bắc thường có màu xanh của cây cối, màu hồng, trắng,
đỏ của hoa rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời . Họa tiết thường đối xứng với nhau,
phản ánh quan niệm về sự hòa hợp trường tồn của cuộc sống, quan niệm về vũ trụ, triết lý âm
dương, đất trời cùng vạn vật…

10.Cơtu: Hoa văn rợn sóng của dan tộc Cơru tuy đơn giản nhưng nó rất tự nhiên, mộc mạc,
những đường nét mờ ảo như mây như sóng. Tùy theo ý đồ trang trí, hoa văn rợn sóng được
bố trí thành từng mảng, từng vệt, gọi là kluội; hoặc dàn trải, chạy đều trên toàn bộ tấm vải
dệt, gọi là chrơ char.

11.Mường: Thổ cẩm của người Mường mang đậm màu sắc hoa văn của núi rừng và thiên
nhiên… Hoa văn trên thổ cẩm Chiềng là những hình ảnh cách điều từ hoa dẻ, hoa hồi, hạt
gấc, quả trám… tuy không cầu kỳ nhưng gắn liền với tình yêu thiên nhiên và con người xứ
Mường. Để nhuộm màu cho vải, bà con thường sử dụng nguyên liệu là các loại cây trong
rừng. Màu đỏ là cây bang, màu vàng lấy từ cây nghệ, màu đen lấy từ cây chàm…
12.Nùng: không thêu thùa gì ngoài một số khoang vải có mầu khác với thân áo được đắp vào
ống tay áo, vạt áo… Người Nùng cũng dệt thổ cẩm có chung phong cách nghệ thuật, đề tài
như thổ cẩm Tày. Ở trung tâm trang trí, các ô vuông đã áp dụng lối bố cục đối cứng quay
quanh điểm trung tâm tạo cho đồ án trang trí vẻ vui mắt.

Với các đường nét hài hòa, tinh tế nhưng không kém phần mạnh mẽ, hiện đại đầy quyến rũ
của thổ cẩm đang dần trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế, góp phần tạo nên
những bộ trang phục mang tính ứng dụng cao. Chính vì vậy mà thổ cẩm ngày nay đã vượt
qua vạn dặm núi đồi để lấp ló xuất hiện khắp mọi nơi, trong các đô thị và thành phố lớn như
một phong cách thời trang đầy cá tính tô điểm thêm vẻ đẹp năng động, độc đáo cho chủ nhân
của chúng.

You might also like