You are on page 1of 11

Chùm thơ hai-

cư (haiku)
Nhật Bản
2. Ôi hoa chiêu nhan!
Dây gàu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên.
(Chi-y-ô - Chiyo, Nhật Chiêu dịch, Ba
nghìn thế giới thơm)

2
1.
Tìm hiểu chung
Chúng ta cùng tìm hiểu về tác phẩm và tác giả
nhé!
Phu-cư-ma-xư-y-a Chi-y-ô
(1703-1775) là người đánh
dấu sự hiện diện của các tác
giả nữ trong truyền thống thơ
hai-cư. Bà đã trở thành một
tiếng nói thơ ca độc đáo,
được nhiều người yêu thích.
4
Bbài thơ của Chi-y-ô xoay quanh phát hiện những bông hoa triêu nhan
đang quấn lấy dây gàu bên giếng. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ
nâng niu, trân trọng, không muốn phá vỡ nên lựa chọn “xin nước nhà
bên” để cái đẹp luôn hiện hữu.
Bài thơ của Chi-y-ô với hình ảnh những bông hoa triêu nhan vương bên
giếng, quấn quít bên sợi dây gầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên
tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Thái độ của tác giả vì không muốn động
đến sợi dây, làm ảnh hưởng đến cảnh đẹp mà “xin nước nhà bên” đã
cho thấy ý nghĩa triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên
nhiên: Thiên nhiên chính là cái đẹp và con người cần có thái độ trân
trọng những vẻ đẹp của tự nhiên.
5
2.
Tìm hiểu văn bản
Chúng ta cùng đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
Chú ý chú thích (1) hoa triêu nhan: một loài hoa phổ biến
ở Nhật Bản, được người Nhật gọi bằng nhiều cái tên gợi
cảm như “kim tuyến của ban mai”, “trăng lúc chiều tà”,
“cô gái đậu tía”,...Hoa triêu nhan cũng là hình ảnh xuất
hiện nhiều trong thơ Chi-y-ô.
Chú ý thẻ đọc: Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan”
và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì?

7
a) Vẻ đẹp trong mạch vận động của thơ:
Câu 1: Ôi hoa triêu nhan! ->câu cảm than, nhấn vào hình ảnh trung tâm,
bộc lộ sự ngỡ ngàng, hân hoan của nhà thơ trước phát hiện đó.(C1 như
một lời phát hiện)
Câu 2: Dây gàu vương hoa bên giếng-> sự quấn quýt của hoa triêu nhan
và dây gàu; một chút gì đó rất bối rối, ngập ngừng trong tâm trạng của
nhân vật trữ tình.
Câu 3: Đành xin nước nhà bên->hành động ở câu 3 chính là kết quả sự
phát hiện ở 2 câu đầu
->Quan hệ nguyên nhân-kết quả

8
b)Vẻ đẹp của cấu trúc thơ
- Câu 1+2 liên kết với nhau bằng phương pháp nối chức năng, câu 1 như
khởi ngữ của câu 2, phép lặp từ hoa
- Câu 3 không xuất hiện phương tiện ngôn ngữ để liên kết (mở ra nhiều
khoảng trống về nghĩa để người đọc có thể suy luận)

9
c) Vẻ đẹp của hình ảnh thơ
+ Hình ảnh trung tâm: + Hoa triêu nhan (loài hoa dại, thân dây leo, gợi vẻ đẹp thanh nhã, dịu
dàng, mong manh, mềm mại)
+ Dây gâu(xù xì, thô ráp, mộc mạc)
=> Kết hợp 2 hình ảnh: cái mềm mại, thanh nhã quần quýt bên cái thô mộc. Hai vẻ đẹp
tưởng như khác biệt nhau nhưng khi kết hợp lại rất hài hòa.
=> Đặc biệt, dòng thơ thứ 2 là một phát hiện về sự hòa hợp của tự nhiên trong cuộc sống
- Bút pháp chấm phá gợi cái hồn của sự vật chú trọng sự cân đối, hài hòa: miệng giếng hình
tròn...
+ Câu thứ 3: “Đành xin nước nhà bên” . Đứng trước cái đẹp của cuộc sống, nhân vật trữ
tình không muốn phá vỡ nó, muốn trân trọng, giữ gìn nó.
- Nhân vật trữ tình: yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp của cuộc sống tạo hóa, tinh tế, có tâm
hồn nhạy cảm.
- Bài thơ gợi nên 1 sự đồng nhất hoàn hảo giữa chủ thể và đối tượng, giữa người quan sát
và vật được quan sát
-Bài thơ là biểu hiện của tình yêu thương vạn vật như chính mình
-Bài thơ mang dấu ấn của sự tính nữ, sự hiền hòa, dịu dàng, tinh tế, sự nhạy cảm và tấm
lòng từ bi.
10
Thanks for your
listening!
11

You might also like