You are on page 1of 1

C1: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở khoa học nào ?

 
Mô, tế bào là một phần của cơ thể nhưng sự phát triển của chúng vẫn có tính độc
lập, chúng có tính toàn năng. 
C2: Phôi soma khác với phôi được hình thành từ hợp tử như thế nào? Ứng dụng
của nuôi cấy phôi soma là gì?
-Phôi soma là phôi được hình thành từ các tế bào soma (tế bào sinh dưỡng) của
cây mà không phải hợp tử.
-Ứng dụng: Phôi soma được sử dụng trong nhân giống vô tính, tạo vật liệu đồng
nhất về di truyển, sạch bệnh; cung cấp nguồn mô để chuyển gene, tái sinh cây từ
tế bào trần và trong công nghệ hạt nhân tạo.
C3: Tại sao trong nhân giống vô tính để duy trì đặc tính cây trồng người ta
thường tái sinh cây bằng nuôi cấy tạo cơ quan sử dụng đoạn thân cây mà không
tái sinh gián tiếp từ mô sẹo?
-Do mô sẹo là khối lộn xộn các tế bào không có tổ chức, không được biệt
hóa,tạo thành từ các tế bào dễ vỡ, lớn, có thể đạt được tính toàn năng.
-Tái sinh gián tiếp từ mô sẹo thường trong điều kiện in vitro
-Nuôi cấy tạo cơ quan sử dụng đoạn thân cây dễ thực hiện, các cơ quan hình
thành ngẫu nhiên trên bề mặt của mảnh mô ở giai đoạn non.
C4: Bằng cách nào có thể sản xuất vaccine ăn được (có trong rau, củ, quả) nhờ
sử dụng công nghệ tế bào thực vật?
Bằng cách sản xuất chuyển hóa thứ cấp: Để sản xuất các chất chuyển hóa thứ
cấp (hợp chất alkaloid, steroid) hoặc các sản phẩm khác như protein tái tổ hợp
(sản xuất vaccine, enzyme,… ) việc nuôi cấy được tiến hành với quy mô lớn
trong các bình phản ứng sinh học (bioreactor). Các kĩ thuật nuôi cấy tế bào được
sử dụng trong sản xuất các sản phẩm chuyển hóa thường là tạo mô sẹo, nuôi cấy
huyền phù tế bào, nuôi cấy lông rễ (rễ tơ). Trong quá trình nuôi cấy được duy trì
bằng việc bổ sung chất dinh dưỡng và cung cấp đủ điều kiện về khí và nhiệt độ.
Giai đoạn cuối là thu sinh khối tế bào và tách chiết để thu nhận sản phẩm ở dạng
tinh khiết.

You might also like