You are on page 1of 276

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Quỳnh Mai

HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN LỤA VẠN PHÚC


(Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Quỳnh Mai

HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN LỤA VẠN PHÚC


(Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội)

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật


Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN THỊ TÌNH

Hà Nội, 2021
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc
(quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) là công trình do tôi nghiên cứu, thực
hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tài liệu đều có
chú thích nguồn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021


Tác giả luận án

Nguyễn Thị Quỳnh Mai


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ H I QU T VỀ HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA ........ 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 9
1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 20
1.3. Khái quát về hoa văn trang trí trên lụa .................................................. 34
Tiểu kết ........................................................................................................ 54
Chƣơng 2. IỂU HIỆN CỦA HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VẠN
PH C .......................................................................................................... 56
2.1. Đề tài hoa văn trang trí ........................................................................ 56
2.2. Đồ án hoa văn trang trí ......................................................................... 92
2.3. Hình thức trang trí hoa văn ................................................................... 92
2.4. Kỹ thuật .............................................................................................. 106
Tiểu kết ...................................................................................................... 111
Chƣơng 3. LUẬN BÀN VỀ Đ C TRƢNG VÀ GI TRỊ CỦA HOA VĂN
TRANG TR TR N LỤA VẠN PH C ................................................... 114
3.1. Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc trong tương quan với lụa một số
vùng khác ở Việt Nam................................................................................ 114
3.2. Đặc trưng hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc .................................... 114
3.3. Giá trị văn hóa nghệ thuật của hoa văn trên lụa Vạn Phúc .................. 146
Tiểu kết ...................................................................................................... 162
KẾT LUẬN ............................................................................................... 164
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ................................... 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 170
PHỤ LỤC ................................................................................................. 183
iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GS.TS : Giáo sư Tiến sĩ


H : Hình
HVTT : Hoa văn trang trí
NCS : Nghiên cứu sinh
Nxb : Nhà xuất bản
PL : Phụ lục
Tr : Trang
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) là làng
nghề dệt lụa tơ tằm có truyền thống từ ngàn xưa. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng cả
nước vì chất lượng bền, đẹp, được triều đình lựa chọn để may trang phục và
được người Pháp đánh giá là sản phẩm tinh xảo của xứ Đông Dương tại hội
chợ Marseille năm 1931. Với những đặc tính như; mềm, mịn, độ thấm hút mồ
hôi cao, lụa tơ tằm Vạn Phúc đã và đang đáp ứng hiệu quả về mỹ cảm cùng
khả năng tạo dáng, khả năng định hình cho mẫu trang phục trở nên đặc sắc và
phong phú. Lụa Vạn Phúc được coi là chất liệu đặc sắc, được nhiều người ưa
chuộng bởi tính thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con
người. Trang phục may bằng chất liệu lụa, không chỉ tôn vinh vóc dáng cơ thể
mà còn thể hiện sự tinh tế, duyên dáng, ý nhị biểu hiện nét cổ điển truyền
thống của người Việt.
1.2. Hiện nay, lụa Vạn Phúc đã rất phát triển trong công nghiệp dệt xơ
sợi Việt Nam và được đánh giá cao trong các nhóm vật liệu ngành may. Một
trong những thành tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật, cũng là yếu tố
quyết định đến thẩm mỹ của lụa Vạn Phúc chính là HVTT. Chủng loại HVTT
trên lụa Vạn Phúc phong phú và đa dạng, được lấy từ kho tàng hoa văn truyền
thống của dân tộc ở các đề tài về thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá, chim muông hay
đề tài về tứ linh, đề tài về chữ và nhóm hình học. Nhưng có sự sáng tạo chứ
không rập khuôn, nhằm phù hợp với kỹ thuật và chất liệu sợi dệt tạo hoa văn,
mang tính mỹ thuật đặc trưng của lụa, thể hiện sự cần mẫn, khéo léo của
người nghệ nhân đã làm nên những sản phẩm thủ công truyền thống đặc sắc.
Vì vậy, việc kế thừa và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển HVTT trên lụa được
đặt ra như một nhu cầu cần thiết với những đổi mới liên tục của mẫu HVTT
trên trang phục hiện đại. Không chỉ trong quá khứ mà cho tới sau này, nghệ
2

thuật trang trí hoa văn trên bề mặt lụa Vạn Phúc đã và đang có ý nghĩa quan
trọng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng tiêu dùng của ngành công
nghiệp dệt may – thời trang nước ta.
Qua khảo sát thực địa cho thấy HVTT trên lụa Vạn Phúc đã sử dụng
phương thức nghệ thuật trang trí dân gian truyền thống, mang nét phóng
khoáng, mềm mại trong tương quan bố cục và phong cách tạo hình trên bề
mặt lụa. Nhưng điều này, chỉ nhận biết được qua sự hiện hữu của hoa văn trên
một số sản phẩm lụa đặc trưng, mà ít khi được quan tâm tới việc nó bắt nguồn
từ đâu, mang ý nghĩa và biểu tượng gì. Phải chăng HVTT trên lụa Vạn Phúc
là sản phẩm tiếp nối từ mỹ thuật trang trí truyền thống dân tộc và có cả yếu tố
mỹ thuật ngoại sinh. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu, cũng là lý do
để NCS thực hiện nội dung đề tài luận án.
1.3. Hiện nay, do điều kiện kinh tế, các hộ làm nghề dệt lụa, năng suất
lao động thấp, không gian nhỏ hẹp, công cụ giản đơn nên cũng làm hạn chế
sự phát triển của các mô típ HVTT trên lụa, tình trạng trên phổ biến ở các
làng nghề Việt Nam nói chung và làng Vạn Phúc nói riêng. Đây cũng là nỗi lo
về sự “mai một” và thất truyền các hình thức trang trí trên sản phẩm tơ lụa
Việt Nam. Trong khi đó, các trào lưu mới, các phong cách, khuynh hướng
mới về trang phục đã cho ra đời nhiều hình thức trang trí công nghiệp phát
triển như in, thêu, vẽ bằng máy móc hiện đại. Trong bối cảnh giao lưu hội
nhập này, việc nghiên cứu, đánh giá về giá trị thẩm mỹ cũng như khẳng định
bản sắc dân tộc của sản phẩm tiêu dùng trên thị trường đang trở nên cấp thiết.
Từ tình hình đó, việc nghiên cứu hoa văn dưới góc độ mỹ thuật tạo hình trang
trí, hình thức biểu hiện cũng như giải mã biểu tượng hoa văn trên lụa Vạn
Phúc cũng là việc cần làm để phát huy ứng dụng vào đời sống đương đại.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, NCS lựa chọn đề tài nghiên
cứu về Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà
3

Nội) làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Trên cơ
sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án làm rõ
tính chất trang trí của hoa văn để tìm ra nét đặc trưng và giá trị nghệ thuật của
HVTT trên lụa Vạn Phúc. Góp phần bổ sung cho phần tư liệu còn khuyết
thiếu vào kho tàng nghệ thuật trang trí hoa văn Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu biểu hiện của HVTT trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội) để làm rõ các đặc trưng và giá trị nghệ thuật của HVTT
trên lụa tơ tằm Vạn Phúc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật của HVTT trên lụa Vạn
Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Được giới hạn tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội). Ngoài ra, luận án còn mở rộng đề cập tới việc so
sánh, đối chiếu đặc điểm, phong cách trang trí của hoa văn trên lụa ở một số
vùng khác để thấy được sự tương đồng và khác biệt về hình thức biểu hiện
của đề tài và đồ án trang trí.
Phạm vi thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài HVTT
trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) từ năm 1986 đến nay
(2020). Đây là giai đoạn đổi mới của đất nước, HVTT trên lụa Vạn Phúc đã
có sự chuyển mình rõ nét về đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật của HVTT
trên lụa Vạn Phúc.
4

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu


4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: HVTT trên lụa Vạn Phúc được biểu hiện như thế nào thông
qua đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật?
Câu hỏi 2: Đặc trưng và giá trị nghệ thuật HVTT trên lụa Vạn Phúc,
được biểu hiện như thế nào so với HVTT trên lụa các vùng khác?
Câu hỏi 3: HVTT trên lụa Vạn Phúc, mang phong cách tạo hình dân
gian Việt Nam hay được tiếp biến từ văn hóa một số nước khác ở khu vực
phương Đông?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Hoa văn trên lụa Vạn Phúc được biểu hiện rất đa dạng và
đặc sắc thông qua các đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật. Đường nét trang trí
không quá rườm rà, phức tạp mà mềm mại, phóng khoáng và dứt khoát. Màu
sắc của hoa văn biến đổi linh hoạt, đa sắc, đa chiều nhờ vào những sợi tơ tằm
được dệt trên mỗi tấm lụa Vạn Phúc.
Giả thuyết 2: HVTT trên lụa Vạn Phúc tuy mang nhiều nét tương đồng
so với lụa ở các vùng miền khác, nhưng vẫn có những đặc trưng và giá trị
nghệ thuật riêng biệt mà không phải vùng nào cũng có. Điển hình là ở cách
sắp xếp các hoa văn trong đồ án trang trí mang giá trị về nghệ thuật, đã tạo
nên nét độc đáo của HVTT trên lụa Vạn Phúc, phù hợp với thẩm mỹ của dân
tộc.
Giả thuyết 3: HVTT trên lụa Vạn Phúc phần lớn mang đậm phong cách
tạo hình dân gian Việt Nam. Những đề tài trang trí truyền thống như hoa Sen,
hoa Cúc, hoa Mai, hoa Chanh… thường thấy xuất hiện ở kiến trúc, điêu khắc
trong nghệ thuật trang trí cổ của dân tộc. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu thì
những hoa văn kể trên, được nhận định là các đề tài mẫu mực trong nghệ
thuật tạo hình trang trí của nghệ nhân cũng là người nghệ sĩ dân gian Việt
5

Nam. Bên cạnh đó, có sự giao lưu tiếp biến về tạo hình và nghệ thuật trang trí
của văn hóa một số nước khác ở phương Đông, làm nảy sinh thể loại mới, kỹ
thuật mới nhưng vẫn mang đậm phong cách nghệ thuật trang trí của người
Việt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng đương thời.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp: Đây là phương
pháp cơ bản để luận án tiếp cận trực tiếp vấn đề nghiên cứu. Thông qua việc
thu thập tài liệu, thông tin, công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài
nước, từ đó chọn lọc những tài liệu chính thống, có nguồn gốc rõ ràng và khả
năng tin cậy cao. Nhằm nhận định thông tin tiếp cận một cách chính xác, để
khai triển luận án nghiên cứu mang tính khoa học logic hơn, làm cơ sở cho
những luận điểm được đặt ra trong nội dung của đề tài.
- Phương pháp điền dã: Qua điền dã tại thực địa đã giúp NCS thu thập,
xác minh các dữ liệu và thực hiện khảo sát, xem xét hiện vật, chụp hình, khảo
tả, làm bản rập.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Luận án thống kê các mẫu HVTT
trên lụa Vạn Phúc và so sánh sự khác biệt giữa các hoa văn đó với lụa ở các
vùng miền khác, có đối chiếu với mỹ thuật cổ Việt Nam. Từ đó xác định được
hoa văn nào mang giá trị truyền thống, yếu tố nào được hình thành trong quá
trình giao lưu tiếp biến. Nhìn nhận những vấn đề nảy sinh trong quá trình
nghiên cứu HVTT cũng như phát hiện tính mới và đưa ra giả thuyết trong đề
tài luận án.
- Phương pháp phỏng vấn: NCS tìm hiểu, nghiên cứu và phỏng vấn,
đặt câu hỏi cho một số nghệ nhân ở làng nghề dệt đã sáng tác hoa văn, các
nhà thiết kế thời trang và người dệt trực tiếp trang trí hoa văn trên lụa, nhằm
6

xác minh dữ liệu nghiên cứu một cách khoa học, rõ ràng, minh bạch giúp luận
án thêm những cứ liệu hiện thực và tin cậy.
5.2. Phƣơng pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận liên ngành: Luận án sử dụng và tham khảo những
thành tựu nghiên cứu của một số ngành khoa học có mối liên quan tới đề tài
như: địa lý, lịch sử, văn hóa, khảo cổ để làm sáng tỏ hơn đặc trưng nghệ thuật
của HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay (2020). Phương pháp
này có ưu thế tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực dựa trên mối quan hệ qua
lại của các ngành để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và hệ thống hơn
cho luận án.
Ngoài ra, luận án còn tiếp cận theo hướng nhân học biểu tượng. Mỗi
HVTT trên lụa Vạn Phúc đều mang giá trị biểu tượng riêng, được biểu hiện
như một thế giới quan sinh động, ẩn chứa trong đó những ước vọng về cuộc
sống, sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên mà người đương thời muốn
gửi gắm thông qua tấm lụa Vạn Phúc. Người nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc đã
sử dụng các biểu tượng hoa văn mang đậm kiểu thức cổ truyền dân tộc để đưa
vào trang trí cũng là phản ánh một phần quan điểm gu thẩm mỹ về cái đẹp,
một phần thể hiện tư tưởng giáo lý, tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Mối
quan tâm của đề tài cũng chính là nghiên cứu, giải mã nội dung, ý nghĩa chứa
đựng bên trong mỗi biểu tượng HVTT trên lụa Vạn Phúc.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Về phương diện lý luận và lịch sử mỹ thuật: Đề tài là công trình nghiên
cứu chuyên biệt theo hướng tiếp cận nghệ thuật học, thông qua việc nghiên
cứu HVTT trên lụa Vạn Phúc mang giá trị về lịch sử, văn hóa tạo nên nét đặc
trưng riêng biệt trong HVTT Việt Nam. Đề tài đóng góp bổ sung tư liệu vào
kho tàng mỹ thuật dân gian Việt Nam.
7

Đối với nghệ thuật tạo hình: Luận án là công trình nghiên cứu chuyên
sâu về HVTT trên lụa Vạn Phúc, trên cơ sở làm rõ các đặc trưng và giá trị
nghệ thuật được biểu hiện thông qua đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật. Từ
đó làm cơ sở tham khảo và phát huy giá trị mỹ thuật dân gian cho mỹ thuật
ứng dụng hiện nay. HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay (2020),
mang đến những giá trị thẩm mỹ nhất định, những đặc trưng riêng không thể
lẫn với các sản phẩm lụa ở các vùng miền khác.
Với di sản văn hóa: Đề tài chỉ ra được những đặc trưng và giá trị văn
hóa nghệ thuật sâu sắc, biểu hiện ở một số hoa văn chứa đựng tính dân tộc,
tính truyền thống quy tụ trong một bố cục trang trí trên lụa mang phong cách
tạo hình gần gũi với nghệ thuật dân gian. HVTT trên lụa đã vượt qua giá trị
hàng hóa đơn thuần, khẳng định được giá trị thẩm mỹ thông qua sản phẩm lụa
đặc sắc.
Về giáo dục thẩm mỹ: Góp phần nhận thức được những giá trị về nghệ
thuật, giá trị văn hóa của cha ông, có tiếp thu và kế thừa kho tàng mỹ thuật
truyền thống. Giáo dục thẩm mỹ có vai trò quan trọng nhằm biểu đạt tư duy
và bồi đắp kiến thức về cái đẹp thông qua các đặc trưng về HVTT, yếu tố tạo
hình cùng các đồ án trang trí trên lụa Vạn Phúc. Khơi dậy niềm đam mê yêu
thích nghệ thuật trang trí truyền thống của dân tộc.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án góp phần bổ sung kiến thức về lý luận mỹ thuật cho các nhà
sáng tác hoa văn nói chung và HVTT trên lụa nói riêng, các nhà nghiên cứu,
các giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành mỹ thuật
ứng dụng. Cũng như người làm việc và công tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật, lĩnh vực nghiên cứu vật liệu dệt may. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị
nghệ thuật truyền thống ứng dụng vào đời sống đương đại.
8

Luận án góp phần bổ khuyết cho những khoảng trống về nghiên cứu lý
luận cũng như hệ thống hóa tư liệu về HVTT trên lụa Vạn Phúc, mang tính
trực quan hữu ích cho mỹ thuật ứng dụng nói chung và chuyên ngành thiết kế
thời trang nói riêng.
7. ết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham
khảo (12 trang), phụ lục (87 trang), nội dung luận án được kết cấu 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
về hoa văn trang trí trên lụa (47 trang).
Chương 2: Biểu hiện hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (58 trang).
Chương 3: Luận bàn về đặc trưng và giá trị văn hóa nghệ thuật của hoa
văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (50 trang).
9

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
H I QU T VỀ HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Hướng nghiên cứu về lụa tiếp cận từ lịch sử
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu đi trước cho rằng: nguồn gốc ra
đời của vải lụa ở nước ta có từ thời Hùng Vương, nhưng nghiên cứu về lụa thì
đến thế kỷ XV mới bắt đầu. Đã có nhiều nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá
về vải lụa ở các khía cạnh khác nhau, trong đó có các nhà nghiên cứu thời kỳ
đầu như Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên, Lê Quý Đôn… Mỗi tác giả lại đề cập ở
các khía cạnh liên quan tới chất liệu, màu sắc, kỹ thuật dệt, lịch sử hình
thành… Qua tổng hợp các dạng tài liệu, NCS phân định theo trình tự về mặt
thời gian như sau:
Trong Dư Địa Chí [104] Nguyễn Trãi viết năm 1435, ông đã nói đến
các phường thợ dệt được lụa như Thụy Chương, Nghi Tàm thuộc Hà Nội hay
ấp Mao Điền, Bất Bể thuộc Hải Dương; ấp Hội Am thuộc Hải Phòng. Ở
những ấp nhỏ ấy, có các phường thợ tài giỏi đã dệt được loại vải nhỏ mặt, mịn
màng thường đựng vào hộp tre để tiến cống, đó là loại lụa mềm mại, óng ả.
Năm 1697, Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư (quyển II)
[48] về triều Lý Thái Tông, nhà vua đã cho gọi những người thợ giỏi ở các địa
phương về kinh đô dạy cho cung nữ dệt lụa, gấm, vóc. Số lượng lụa, là, gấm
vóc của ta thời bấy giờ đã đạt đến mức có thể thay thế toàn bộ gấm vóc phải
mua hàng năm của nhà Tống. Điều này đã khẳng định bước ngoặt quan trọng
cho sự phát triển vải lụa tơ tằm biểu hiện cho tinh thần tự lập tự cường mạnh
mẽ của triều đình và nhân dân ta thời bấy giờ. Đây cũng là cơ sở xác định sự
phát triển về mặt hàng lụa ở nước ta đã mang bản sắc riêng từ thời Lý.
10

Tiếp đến, cuốn Vân đài loại ngữ [22] của Lê Quý Đôn viết năm 1773
đã nêu:
Đất Việt, đất Giao là xứ nóng, nuôi tằm nhiều hơn nơi khác, một
năm nuôi đến 8 lứa... Tằm (tàm) là loại dương, thích ấm ráo, ghét
ẩm thấp… Đó là: Bát bối tàm, Nguyên trân tàm ươm vào tháng Ba;
Thái tàm ươm vào tháng Tư; Nguyên tàm ươm vào tháng Năm; Ái
tàm ươm vào tháng Sáu; Hàn trân tàm ươm vào tháng Bảy; Tứ xuất
tàm ươm vào tháng Chín; Hàm tàm ươm vào tháng Mười [22, tr.
209].
Năm 1777, Lê Quý Đôn viết tiếp trong Kiến văn tiểu lục [23] như sau:
“Huyện Từ Liêm và Huyện Đan Phượng, thuộc phủ Quốc Oai có nhiều bãi
trồng dâu, nhân dân chăm lo việc chăn tằm, dệt cửi. Các xã Hà Hội, Thiên
Mỗ, Ỷ La, Trung Thụy và Đại Phùng có tài dệt lụa, trìu, lĩnh, là” [23, tr.
337].
Dựa vào các nhận định trên cho thấy sự phát triển của vải lụa đến thời
Lê đã ghi dấu ấn mạnh trong diễn trình lịch sử về sự phát triển của sản phẩm
lụa tơ tằm Việt Nam.
Năm 1954, P. Huard et M. Durand trong Connaissance du VietNam
[135] đã đề cập đến những vấn đề xung quanh con người Việt Nam thông qua
các lễ hội, nghệ nhân, đời sống xã hội, chiến tranh, nông dân…, đặc biệt tác
giả đã nhắc đến vấn đề ăn mặc và trang phục. Trong nghiên cứu của mình, P.
Huard et M. Durand nói về chất liệu dùng để may trang phục triều đình thời
phong kiến Việt Nam chủ yếu là lụa mềm, bóng và nhiều màu sắc sinh động.
Đây thực sự là những ghi chép quý cho hướng nghiên cứu tiếp cận dưới góc
độ lịch sử của luận án. Tuy nhiên trong toàn bộ nghiên cứu, một phần rất quan
trọng để làm nên giá trị thẩm mỹ của sản phẩm lụa lại chưa được tác giả quan
tâm đến đó là HVTT. Đối tượng nghiên cứu chỉ xoay quanh đến chất liệu
11

trang phục mà chưa mở rộng đến các yếu tố nghệ thuật trang trí trên sản phẩm
đặc trưng này.
Sử quán triều Nguyễn đã ghi lại tình hình cả nước ta trong Đại Nam
nhất thống chí (tập 4) năm 1971 [70] đó là không có tỉnh nào không dệt vải
lụa, thậm chí còn ghi chép được đến 5 loại vải, 4 loại lụa, 3 loại sợi, 3 loại
lĩnh, 3 loại trừu, 3 loại the và một số loại nhiễu, gấm, bông, tơ khác. Cuốn
sách còn nêu:
Lụa trắng sản ở các huyện Đan Phượng, Tiên Phong, Yên Lãng,
Phúc Thọ có hộ chuyên nghiệp; duy có lụa ở Chu Chàng và Cổ Đô
thuộc huyện Tiên Phong là tốt hơn cả. The thổ có tên là the Đại
La… Vải của xã Vân ở huyện Yên Lạc, sợi nhỏ dày và trắng hơn
các huyện khác [70, tr. 245 - 246].
Cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển của chủng loại lụa thông qua
việc cải tiến khung dệt. Tức là, người thợ dệt đã nghiên cứu chuyển chiếc
khung cửi đạp chân thành khung cửi giật tay, nhằm nâng cao sản xuất và phát
triển mặt hàng lụa trong cả nước.
Trong tập sách Nghề đẹp quê hương (1977) [110] của tác giả Trần Lê
Vân cũng nói đến đình làng Cổ Đô có thờ Hoàng Phủ Thiếu Hoa – Bà tổ nghề
trồng dâu nuôi tằm dệt lụa như sau:
Hùng Định Vương sinh ra một Mỵ nương tên là Hoàng Phủ Thiếu
Hoa, có tên Mô Nhâm, lại có tên hiệu là Mô Nhĩ. Khi lớn tuổi, mỵ
nương theo Loa Tổ học nghề. Học được nghề, mỵ nương về dạy
dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa… Năm 32 tuổi, Hoàng Phủ Thiếu
Hoa xin cho vua cha cho nàng đi chơi thăm nhiều nơi xa gần, vua
ưng cho. Đến làng nào, nàng cũng dạy dân nuôi tằm, cấy lúa…
[110, tr.7].
12

Sau này bà được tôn thờ là vị tổ nghề lụa. Tập sách cũng nói về thời
Hùng Vương, dân chăm việc nông tang, nuôi tằm từ rất sớm. Có trồng dâu
nuôi tằm thì chắc hẳn phải có ươm tơ dệt lụa, thời kỳ này xuất hiện nhiều vị
“tổ nghề”. Trong nghiên cứu của mình, Trần Lê Vân cũng đưa ra các vị “tổ
nghề” như sau: Làng Vạn Phúc thờ bà tổ nghề tên là Lã Thị Nga, bà sống
khoảng thế kỷ VII - VIII rất giỏi dệt lụa, sa, the và đã truyền dạy cho dân làng
Vạn Phúc, sau này dân làng nhớ công lao của bà nên đã phong bà là Thành
Hoàng làng. Làng La Khê hiện nay còn đền thờ tổ phường “canh cửi” (dệt
vải). Trong đền La Khê có tấm bia khắc tên mười vị “tổ sư”, từ phương xa
đến nhập tịch và truyền nghề dệt lụa cho dân làng (Theo gia phả họ Nguyễn ở
La Khê). Mười vị “tổ sư” ấy nhập tịch làng vào thời Lê Trung Hưng. Làng
Phùng Xá (Hà Tây) thờ trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) bởi
ông có công cải tiến nghề dệt lụa.
Tiếp nối nghiên cứu về lụa là công trình Những bàn tay tài hoa của cha
ông (1988) [17] của hai tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đã chỉ
ra rất rõ về lịch sử hình thành và phát triển của vải lụa làng Vạn Phúc. Nội
dung nghiên cứu tập trung đề cập đến những mốc tiêu biểu trong quá trình
phát triển của chất liệu lụa tơ tằm thông qua các triều đại phong kiến Việt
Nam. Ngoài ra, nghiên cứu còn bàn về vải tơ lụa trong thời cận đại. Đây được
coi là nguồn tư liệu quý, giúp ích cho NCS trong việc luận giải các vấn đề cơ
bản của đối tượng nghiên cứu trong đề tài luận án của NCS.
Cuốn Tinh hoa nghề nghiệp cha ông (1998) [117] của Bùi Văn Vượng
lại bàn về nghề dệt từ thời Đông Sơn, phong Kiến cho đến thế kỷ XIX. Tài
liệu bước đầu phân tích tổng hợp số lượng dọi xe sợi rất lớn thời Đông Sơn.
Sự phân bố của chúng trong các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Đông Sơn
cũng như di chỉ Phùng Nguyên trước đó. Tập trung với mật độ cao tại một số
địa điểm như làng Vạc (Thái Hòa, Nghệ An) tới 200 chiếc dọi xe sợi. Sự kiện
13

ấy dường như xác nhận quan điểm cho rằng, nghề dệt tơ lụa thời Đông Sơn đã
rất phát triển theo hướng chuyên môn hóa ở các trung tâm sản xuất. Tác giả
đã có sự so sánh, đối chiếu và đưa ra các dẫn chứng liên quan đến quá trình
sản xuất lụa ở từng vùng. Dựa vào công trình tổng hợp này, luận án có thể đối
chiếu để tìm ra nét đặc trưng riêng của lụa Vạn Phúc so với lụa ở các vùng
khác. Công trình có đối tượng khảo sát lớn xuyên suốt nhiều thời kỳ nên việc
đi sâu vào tính trang trí trên lụa không được nhắc tới. Vì vậy, luận án sẽ tiếp
tục nghiên cứu, làm rõ và bổ sung những đặc điểm của HVTT trên lụa.
Công trình Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội (2000) [122]
của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo nghiên cứu về sự phát triển
của các làng nghề Thăng Long, Hà Nội qua các thời kỳ. Công trình có nhắc
đến làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc và nhấn mạnh sự biến đổi của làng nghề kéo
theo những ảnh hưởng đến chất liệu tơ tằm. Vì thế, luận án tiếp tục nghiên
cứu sự ảnh hưởng đó có dẫn tới sự thay đổi các yếu tố tạo hình trang trí trên
lụa Vạn Phúc không?
Trong Lịch sử Việt Nam (2008) [62], Nxb Khoa học Xã hội cũng đã
nêu sơ lược vào những thế kỷ đầu công nguyên, tổ tiên ta đã nuôi tằm với
năng suất cao: một năm tám lứa kén… Thế kỷ XVII, cả vùng đất ven sông
Đuống, khi ấy là nhánh chính của sông Hồng, do có sự giao lưu buôn bán với
một số trung tâm kinh tế lớn mới được hình thành mà trở nên sầm uất. Các
làng thủ công, phường thủ công xuất hiện ở nhiều nơi. Trong sách có nêu sơ
lược như sau: Thăng Long, Sơn Tây ở Đàng Ngoài, Thuận Hóa ở Đàng Trong
là nơi tập trung nhiều làng dệt có truyền thống lâu đời, đặc biệt là nghề dệt lụa
tằm tang. Lúc này, các hộ nghề dệt lụa trong nhân dân được phát triển và
nhân rộng. Các khâu về kỹ thuật như chọn tơ, se tơ, nhuộm tơ được chú trọng
nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm lụa tơ tằm. Hàng năm, số lượng tơ lụa
mềm mại, óng ả được chuyển ra Đàng Ngoài lên đến hàng nghìn tạ. Như vậy,
14

có thể thấy rằng vào thế kỷ XVII, các sản phẩm lụa tơ tằm đã có bước tiến
mới cả về số lượng và chất lượng.
Trong cuốn Trang phục Thăng Long Hà Nội (2010) [98] của nhà
nghiên cứu Đoàn Thị Tình đã đưa ra một luận điểm đáng chú ý có liên quan
trực tiếp đến đề tài đó là: đời Lê có hồng phương ty, bạc phương ty; đời
Nguyễn có bát ty, trừu nam, nam đại (loại hàng dệt tơ dày). Tác giả nhận
định, từ thời Lý “Những người thợ đã dệt được đủ các loại gấm, vóc, lụa,
đoạn... nhiều màu, có họa tiết trang trí đặc sắc, không những được sử dụng
trong nước mà còn làm vật cống phẩm cho triều đình phương Bắc” [98, tr.
24]. Đến thời Nguyễn “đã có thêm nhiều mặt hàng mới, riêng Hà Nội có tơ,
bông, lụa trắng, lụa vân, trừu nam, lĩnh hoa, là, the hoa, the mình băng, sa hoa
nhỏ..., với nhiều màu sắc” [98, tr. 184]. Từ những luận điểm trên, tác giả đã
khẳng định về sự phong phú và đa dạng của các loại lụa tơ tằm Việt Nam.
Đây là những sản phẩm dệt tồn tại qua nhiều thế kỷ, nhưng ở mỗi thời kỳ mỗi
vùng miền khác nhau lại có những tên gọi riêng.
Trong hướng nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ lịch sử còn có công trình
Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam (tập 1) [29] của
Trương Minh Hằng đã bàn đến làng nghề dệt và đưa ra cái nhìn toàn cảnh về
nghề tằm tang, ươm tơ dệt lụa của người Việt cổ. Một số bài báo trên các tạp
chí khoa học của các nhà nghiên cứu, phê bình viết về sản phẩm lụa, nhưng
chỉ dừng lại ở nghiên cứu làng nghề, nghiên cứu văn hóa, một số thành công
hay vấn đề bảo tồn mà chưa đề cập tới quá trình hình thành và phát triển, dấu
ấn lịch sử, điểm mới hay yếu tố cốt lõi hình thành nên giá trị thẩm mỹ của vải
lụa. Đó là các bài nghiên cứu: “Mấy ý kiến về nghề thủ công cổ truyền ở nước
ta” [58] của tác giả Lâm Bá Nam; “Nghề gấm vẫn còn có cái tên” (1989) của
Quách Vinh [116].
15

Như vậy qua một số cuốn sách, công trình chuyên khảo, bài viết, những
nội dung và cơ sở lý luận của các tài liệu trên đã giúp NCS có cái nhìn tổng
quan hơn về sản phẩm tơ lụa Việt Nam. Qua đó, khẳng định mốc thời gian,
lịch sử hình thành của sản phẩm lụa có từ khi nào? Cũng như mong muốn
phân giải được quá trình phát triển của chất liệu lụa tơ tằm Việt Nam qua các
giai đoạn lịch sử.
1.1.2. Hướng nghiên cứu hoa văn trang trí tiếp cận từ mỹ thuật
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện cho nội dung của đề tài, mục
đích tìm hiểu phân tích HVTT dưới góc độ mỹ thuật được coi là phần then
chốt quan trọng trong việc giải mã các vấn đề của luận án.
Theo các học giả đi trước, những nghiên cứu về lụa đã xuất hiện vào
những năm 30 của thế kỷ XV. Nhưng nghiên cứu về HVTT trên lụa thì chỉ
mới bắt đầu từ thế kỷ XX. Trong đó phải kể đến công trình Nghề dệt cổ
truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam (1999) [57] của tác giả Lâm Bá Nam.
Công trình đã nêu “Hoa văn trên các sản phẩm dệt chủ yếu là hoa văn trên sản
phẩm tơ lụa với nhiều loại khác nhau” [57, tr.111]. Đáng lưu ý là tác giả đã
căn cứ vào hình dáng, ý nghĩa của hoa văn để đánh giá, phân loại và thống kê
các nhóm HVTT trên lụa thành 3 nhóm đề tài như sau: thứ nhất đề tài động
vật, thứ hai là đề tài thực vật và thứ ba là nhóm đề tài đồ vật/ hình học/ mô
phỏng. Nhận thấy, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có liên quan về tính
thẩm mỹ của lụa tơ tằm Việt Nam. Mặc dù phần dẫn chứng về HVTT còn khá
“khiêm tốn”. Nhưng công trình vẫn là nguồn tư liệu đáng quý cho NCS trong
việc hệ thống và phân loại các nhóm HVTT cũng như xác định cụ thể tên gọi
một số chủng loại hoa văn đặc trưng. Từ đó có sự so sánh đối chiếu sang lụa
Vạn Phúc, giúp ích cho quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
Trong Hoa văn trang trí thông dụng [56] của tác giả Hoàng Minh với
hơn 1000 mẫu hoa văn được chọn lọc qua đồ dùng, vật dụng trong cuộc sống
16

hàng ngày của con người. Từ hoa văn cây cỏ thiên nhiên, chim muông đến
hình tượng con người, cho thấy sự phong phú đa dạng về HVTT, điều này
giúp NCS có thêm cơ sở để đối chiếu tư liệu và hệ thống HVTT trong luận án.
Tiếp nối nghiên cứu về HVTT là cuốn Tổng hợp hoa văn rồng phượng
(2003) [1] của tác giả Thái Dịch An đã chỉ rõ về hoa văn truyền thống Việt
Nam cũng như giải quyết các vấn đề trong quá trình nghiên cứu HVTT trên
lụa. Qua các tư liệu này, giúp NCS hiểu thêm một số loại hình, kiểu thức cũng
như xác định tên gọi của hoa văn nói chung. Từ đó có sự so sánh với HVTT
trên bề mặt lụa Vạn Phúc một cách khách quan nhất.
Năm 2003, một trong những nghiên cứu về hoa văn mang tính tổng hợp
và chuyên biệt là cuốn Hoa văn Việt Nam [10] của Nguyễn Du Chi, Nxb Mỹ
thuật. Đây được coi là công trình nghiên cứu công phu về HVTT qua các thời
kỳ lịch sử. Tác giả còn lý giải sự phát triển của nghệ thuật trang trí và biểu
tượng của các hoa văn trong đời sống xã hội. Công trình là cuốn tài liệu hữu
ích trong việc nghiên cứu bước đầu về HVTT của NCS. Từ hoa văn khắc
vạch trên đá, xương, đất sét để tạo nên những đường song song hoặc hình kỷ
hà hay hoa văn động vật, thực vật. Cho đến hoa văn trên gốm như đan, chải,
thừng… thời tiền sử. Hoa văn kỷ hà, gấp khúc, chấm dải, bọ gậy, hình học..
thời sơ sử và các đề tài linh thiêng về tứ linh, phật giáo, hiện thực nửa đầu
thời phong kiến. NCS quan tâm đến sự xuất hiện trùng nhau của một số
HVTT trong Hoa văn Việt Nam trên lụa Vạn Phúc. Đây cũng là vấn đề nghiên
cứu của đề tài nhằm tìm hiểu các HVTT trên lụa Vạn Phúc có kế thừa kho
tàng hoa văn của dân tộc hay được tiếp biến từ văn hóa một số nước ở khu
vực Phương Đông? Vì vậy, luận án sẽ tiếp tục đi sâu phân tích, đối chiếu và
so sánh cũng như phân định một cách khách quan hơn trong quá trình nghiên
cứu.
17

Vào năm 2003, tác giả Cao Thị Bích Hằng với luận văn thạc sỹ Hoa
văn lụa tơ tằm (Hà Đông – Vạn Phúc) và các giải pháp trang trí trên trang
phục Việt Nam [27] đã khái quát được đặc điểm lụa tơ tằm và các sản phẩm
sản xuất từ tơ tằm. Nghiên cứu nêu ra được các dạng hoa văn trên lụa tơ tằm
có sự phân tích mang tính lý luận. Đây được coi là bước đầu nghiên cứu tập
trung về HVTT trên lụa dưới góc độ mỹ thuật. Điểm nổi bật của công trình là
đưa ra được các giải pháp áp dụng HVTT lụa tơ tằm trên trang phục phụ nữ
Việt Nam. Chính điểm này, đã gợi mở để NCS có thể hình dung được kết quả
của việc thiết kế hoa văn trên lụa tơ tằm hiện nay với các mẫu hình được sáng
tác nhằm áp dụng vào trang phục cũng như quan điểm nghiên cứu. Tuy nhiên,
giá trị nghệ thuật và hình thức trang trí như bố cục, hình, đường nét và màu
sắc thì chưa được tác giả quan tâm nhiều. Công trình dừng lại ở việc bàn về
một số hoa văn điển hình và ý nghĩa của các hoa văn đó, mà chưa đề cập tới
các đồ án HVTT trên lụa tơ tằm. Các bản vẽ, hình chụp hoa văn vẫn còn hạn
chế và sơ sài. Vì vậy, đây sẽ là hướng mới để luận án tiếp tục đi sâu, làm rõ
và bổ sung những đặc điểm HVTT trên lụa Vạn Phúc.
Công trình Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt (2011)
[6] của tác giả Trần Lâm Biền, đã nghiên cứu tổng hợp về hoa văn từ thời tiền
sử cho đến giai đoạn tự chủ, từ hoa văn cây cỏ, hình tượng con người đến các
biểu tượng về lực lượng tự nhiên và triết học hay linh vật trang trí trên các di
tích lịch sử. Tác giả nhận định:
Nghiên cứu về “hoa văn Việt Nam” cũng là tìm về một mạch nguồn
bản sắc văn hóa Việt Nam, qua đó phản ánh được tính chất xuyên
suốt, đa dạng trong thống nhất của lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Cội nguồn của hoa văn Việt Nam bắt nguồn từ thời tiền sử và sơ sử,
cách đây hàng chục ngàn năm với sự có mặt của những nét vẽ
người xưa trên đồ gốm cổ [6, tr.11].
18

Và nhấn mạnh việc “tiếp cận với hoa văn, nhất là về mặt ý nghĩa là tiếp
cận một khía cạnh mang tính cốt lõi về bản sắc văn hóa Việt Nam” [6, tr.14].
Sau đó tác giả kết luận “Suy cho cùng tới nay vẫn còn thiếu tài liệu tổng hợp
và phân tích về hoa văn, nhất là ở lĩnh vực ý nghĩa” [6, tr.16]. Như vậy, với
mục tiêu nghiên cứu riêng của tác giả, cuốn sách đã cung cấp được những tư
liệu và kiến thức cần thiết cho các nhà nghiên cứu, người yêu nghệ thuật tạo
hình dân tộc cổ truyền. Cuốn sách là nguồn tư liệu tham khảo có ích cho NCS
khi nghiên cứu về HVTT dưới góc nhìn mỹ thuật. Dựa vào công trình này,
giúp NCS có cái nhìn tổng quan hơn về HVTT và tình hình nghiên cứu của đề
tài trong hệ thống trang trí mỹ thuật truyền thống của người Việt.
Năm 2013, tác giả Triệu Thế Hùng xuất bản cuốn Hình tượng thực vật
trong nghệ thuật tạo hình của người Việt [34], cuốn sách lựa chọn một số
hình tượng thực vật tiêu biểu trong các công trình kiến trúc cổ, các tác phẩm
điêu khắc làm đối tượng nghiên cứu và xác định hệ thống lý luận liên quan
đến hình tượng nghệ thuật. Cuốn sách đưa ra những dấu ấn nghệ thuật đặc
sắc, mang tính tiếp biến ở từng thời kỳ lịch sử cũng như giải mã những thông
điệp ẩn chứa trong mỗi hình tượng thực vật. Qua tư liệu này, cho thấy mỗi
HVTT trong nghệ thuật tạo hình đều có lịch sử hình thành, tồn tại, biến đổi và
mất đi. Nhờ đó mà hoa văn thực vật đã trở thành một trong những cứ liệu
quan trọng để NCS đối sánh với hoa văn thực vật trong trang trí lụa Vạn
Phúc. Công trình giúp ích cho NCS trong việc khái lược về nhóm hoa văn
thực vật và chỉ ra giá trị của hoa văn thực vật mang tính xuyên suốt trong nền
mỹ thuật Việt Nam.
Ngoài các tư liệu trên, ở hướng nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ mỹ
thuật, còn có các sách Nghiên cứu biểu tượng – Một số hướng tiếp cận lý
thuyết [25] của Đinh Hồng Hải hay Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa
Thăng Long – Hà Nội [7] của Trần Lâm Biền và Trịnh Sinh cũng giúp cho
19

NCS trong việc giải quyết yếu tố nội hàm, ý nghĩa của các nhóm HVTT trên
bề mặt lụa nói chung. Cũng như giải mã một số biểu tượng HVTT trong đồ án
trang trí trên lụa Vạn Phúc nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của luận án.
Trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu, NCS nhận thấy có một
vấn đề, đó là HVTT trên lụa Việt Nam được các nhà nghiên cứu đề cập muộn
và ít hơn. Thường ở dạng bài viết ngắn, các tiểu mục, tạp chí, kỷ yếu như “Hà
Tây quê lụa. Một nét văn hóa làng nghề” [96] của Đoàn Thị Tình trong Kỷ
yếu Hội thảo (2004) hay “Làng nghề quê lụa với văn hóa du lịch” [99] của
Đoàn Thị Tình trong Hội thảo - Giá trị văn hóa, du lịch của sản phẩm làng
nghề truyền thống Việt Nam (2012).
Nhìn chung, qua một vài tài liệu nghiên cứu về trang trí hoa văn và hoa
văn truyền thống đã cho thấy, nguồn tư liệu về hoa văn là rất lớn, nhưng các
tư liệu viết về HVTT trên lụa lại không có nhiều. Đặc biệt chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và hệ thống về giá trị thẩm mỹ của
HVTT trên lụa Vạn Phúc. Đa số các nghiên cứu này được nhắc đến thông qua
việc lồng ghép về làng nghề dệt vải, dệt lụa truyền thống, hay việc bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hoặc chỉ đưa ra tên gọi và ý nghĩa của một
số HVTT điển hình. Yếu tố tạo hình của các đồ án trang trí hoa văn trên lụa
chưa được các tác giả đặt thành đối tượng nghiên cứu riêng. Các tài liệu như:
Hoa văn Việt Nam, Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt,
Hình tượng thực vật trong nghệ thuật tạo hình của người Việt… đã định
hướng tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ mỹ thuật nhưng chưa mang tính
chuyên sâu để làm rõ giá trị nghệ thuật của HVTT trên lụa. Bên cạnh đó là
các công trình Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, Hoa văn lụa
tơ tằm (Hà Đông – Vạn Phúc) và các giải pháp trang trí trên trang phục Việt
Nam, đã cung cấp một số nội dung liên quan đến vấn đề HVTT trên lụa tơ
tằm. Một số bài viết còn hạn chế về mặt dung lượng nên chưa cung cấp được
20

nhiều thông tin và đi sâu vào phân tích những yếu tố tạo hình trên bề mặt lụa
để thấy được giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ của chất liệu đó. Vì vậy, đây
sẽ là khoảng trống gợi mở tính mới cho NCS tiếp tục nghiên cứu.
Ngoài ra, luận án sử dụng nguồn tư liệu chính là quá trình điền dã làng
nghề, khảo sát thực tế các sản phẩm lụa còn lại trong bảo tàng, di tích, lưu giữ
tại đình làng Vạn Phúc. Từ đó đối sánh, phân tích với các sản phẩm lụa hiện
nay, để rút ra kết quả minh chứng cho nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
Như vậy, tất cả những tài liệu mà NCS thu thập được ở các mức độ khác
nhau, đều rất có ích trong việc cung cấp thông tin, tri thức về một lĩnh vực
hay khía cạnh nào đó đặc trưng trong trang trí lụa Vạn Phúc, nổi bật là HVTT.
Trên cơ sở tham khảo tài liệu các tác giả, nhà nghiên cứu, nhà phê bình nhằm
mục đích hoàn thành mục tiêu đề ra của đề tài luận án.
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Khái niệm cơ bản và thuật ngữ liên quan
1.2.1.1. Khái niệm cơ bản
- Khái niệm hoa văn:
Hoa văn xuất hiện rất sớm với những di chỉ bằng đá, xương và đất sét.
Từ thời tiền sử, con người đã phát hiện ra những dấu tích hoa văn dưới dạng
hình kỷ hà đơn giản. Theo dòng thời gian, hoa văn ngày càng trở nên đa dạng,
phong phú và phức tạp hơn. Trong Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý có
đưa ra định nghĩa về hoa văn như sau: “Hoa văn là hình trang trí có tính đặc
thù của các dân tộc người, thường vẽ, dệt, khắc, chạm, trên đồ vật như hoa
văn trên trống đồng, hoa văn thổ cẩm…” [124, tr. 265].
Theo định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003) ,“Hoa văn
là mô-tuýp trang trí rất phong phú đa dạng có thể là hình hoa lá cách điệu,
hoặc hình chữ triện” [39, tr. 318]. Trong đó mô típ được hiểu như công thức
21

có tính ước lệ, biểu trưng cho nghệ thuật và thường được nhắc lại trong một
tác phẩm.
Căn cứ vào các định nghĩa trên, cho thấy hoa văn được sáng tạo theo
lối vẽ đặc trưng của trang trí, một dạng vẽ đơn giản được cách điệu hóa và cô
đọng từ ý tưởng ban đầu để trở thành hình trang trí. Hoa văn còn là phương
tiện biểu đạt nội tâm, biểu hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người sáng
tạo ra chúng. Ngoài ra, hoa văn còn thể hiện văn hóa của một triều đại, một
đất nước hay một nền văn minh nào đó. Nó mang tính biểu tượng, thậm chí
chỉ cần nhìn vào hoa văn chúng ta có thể nói được tên hay đặc trưng của nền
văn minh mà nó đại diện. Ví dụ khi nhắc đến hoa văn trên trống đồng hay
hình vẽ chim lạc, người chèo thuyền…, chúng ta sẽ nhớ đến nền văn hóa
Đông Sơn. Thông thường hoa văn được sắp xếp theo chuỗi, theo dây hay dải,
nó có vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật tạo hình và thường được sử dụng
như một thành tố của trang trí. Nếu đứng một mình, hoa văn có mục đích tô
điểm, trang trí cho một vật hay sự vật hiện tượng nào đó, nếu được kết hợp
với nhiều nhóm hoa văn sẽ hình thành đồ án trang trí.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm: Hoa văn chính là sự tái hiện các sự
vật, hiện tượng ung quanh con người, được ch n l c, cách điệu thông qua tư
duy úc cảm và thể hiện qua các kỹ năng như vẽ, in, khắc, chạm, trổ, thêu…
nhằm mục đích biểu hiện hình thức trang trí trên một vật liệu cụ thể.
- Khái niệm trang trí:
Trong lịch sử loài người trang trí được xuất hiện từ rất sớm và được coi
là một yếu tố của nghệ thuật tạo hình, một hình thái nghệ thuật đặc biệt của
con người. Trang trí là phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống, nhằm thỏa mãn
nhu cầu về “cái đẹp” của con người đối với bản thân hoặc sự vật xung quanh
chúng ta. Ngay từ trong xã hội nguyên thủy, con người đã biết khắc lên vách
núi, phiến đá các ký hiệu, đồ vật, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày trong cuộc
22

sống. Sau này, trang trí được biểu hiện phong phú thông qua các hình thức tạo
tác như đồ trang sức hay vẽ lên mặt, vẽ trên người.
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, trang trí là sự “Bố trí
các vật thể có hình khối, đường nét, màu sắc khác nhau sao cho tạo ra sự hài
hòa, làm đẹp mắt một khoảng không gian nào đó” [73, tr.1308].
Từ điển Bách khoa thư nghệ thuật phổ thông, trang trí được định nghĩa
như sau:
Trang trí (decoration) là một tổng hợp những thuộc tính nghệ thuật
để làm tăng vai trò biểu hiện cảm xúc và tổ chức mỹ thuật của
những tác phẩm nghệ thuật trong môi trường vật thể bao quanh con
người… Trang trí là một trong những phương tiện nghệ thuật chính
của những tác phẩm nghệ thuật trang trí tạo hình. Trang trí có mặt
như một thành tố cố hữu của các tác phẩm nghệ thuật tạo hình và
nghệ thuật kiến trúc [102, tr. 212].
Trong Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội
của Trần Lâm Biền và Trịnh Sinh, trang trí được biểu hiện như sau:
Trang trí là một loại hình của nghệ thuật tạo hình, có khả năng biểu
hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ của cả một cộng đồng, dân tộc,
bằng nghệ thuật cách điệu, tượng trưng hóa các đối tượng như tự
nhiên, cây cỏ, động vật… đã tạo thành các mô típ trang trí. Người
nghệ nhân xưa đã sáng tạo, tiếp thu và sử dụng nhiều mô típ trang
trí. Các mô típ trang trí có ý nghĩa và biểu tượng với rất nhiều lớp
nghĩa phong phú. Việc tìm hiểu và giải mã chúng cho phép chúng ta
tìm hiểu về tư duy, quan niệm và thẩm mỹ của người xưa [7, tr.4].
Dựa vào các định nghĩa trên, cho thấy sự đồng nhất trong các định
nghĩa về trang trí. Rõ ràng trang trí chính là quá trình xử lý cái đẹp trên bề
mặt bất kỳ vật liệu nào nhằm tạo giá trị thẩm mỹ cho người xem, người cảm
23

nhận sự vật, hiện tượng đó. Trang trí như một nhu cầu của trí tuệ phản ánh
tinh thần, thẩm mỹ, tình cảm, văn hóa của một con người, một nhóm người
hay một tổ chức nào đó trong xã hội. Trang trí được biểu hiện cho một loạt
các hoạt động của con người và những sản phẩm do chính các hoạt động đó
tạo ra. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về cái đẹp, làm đẹp của con người
càng cao. Từ trang phục cho đến bữa ăn hàng ngày, trang trí cũng được áp
dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người, giúp cuộc sống và xã hội trở
nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm: Trang trí là nghệ thuật sắp đặt các
yếu tố tạo hình như đường nét, hình khối, màu sắc… trong một bố cục nhất
định nhằm tạo sự hài hòa cho thị giác và phù hợp với đối tượng.
- Khái niệm HVTT trên lụa:
Tìm hiểu về HVTT trên lụa chính là quá trình tìm hiểu về nội dung,
hình thức của hoa văn trong vấn đề nghiên cứu của luận án. Đây được coi là
đối tượng nghiên cứu chính mà luận án cần hướng đến. HVTT trên lụa là một
loại hình nghệ thuật được hình thành và phát triển sau khi con người dệt nên
chất liệu lụa, nó là quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ nhân.
Theo tác giả Phạm Ngọc Tới trong Giáo trình trang trí [92] có nêu sơ
lược từ việc lựa chọn chất liệu sợi vải tạo nên độ óng ả hay thô ráp của mặt
vải đến việc chọn màu sắc, các HVTT nhằm phù hợp và làm đẹp cho các lứa
tuổi dùng trong những sinh hoạt khác nhau, trong các thời tiết khác nhau...
Cho thấy, HVTT dù trên lụa hay trên bất kỳ loại vải nào đều mang giá trị
thẩm mỹ nhằm phù hợp với từng đối tượng sử dụng.
Bất kỳ hình thức trang trí hoa văn nào cũng đều có các yếu tố như bố
cục, hình, đường nét và màu sắc. Trang trí trên lụa, hoa văn có nhiều dạng
thức, chủng loại khác nhau. Căn cứ vào hình dáng, ý nghĩa, cấu tạo mà HVTT
trên lụa được chia thành các nhóm như động vật, thực vật... Các đồ án trang
24

trí được lấy ý tưởng từ thiên nhiên, cây cỏ, động vật, hay các vật dụng sinh
hoạt hàng ngày trong cuộc sống của con người. Nhìn chung, tất cả các sự vật
hiện tượng xung quanh con người đều có thể là ý tưởng để tạo ra hoa văn,
nhưng cũng tùy vào từng sản phẩm lụa mà có các HVTT khác nhau. Trong
quá trình khảo sát thực tiễn, NCS nhận thấy phần lớn HVTT trên lụa nói
chung và trang trí lụa Vạn Phúc nói riêng phổ biến là hoa lá, cây cỏ gắn với
thiên nhiên, phản ánh sự liên kết gắn bó giữa con người với môi trường sống.
HVTT trên lụa khác với các loại hoa văn trên các vật liệu khác do kỹ
thuật và hình thức trang trí, cách “cài” hoa của người nghệ nhân tạo cho mỗi
tấm lụa sự óng ả của HVTT, sự mượt mà của màu sắc, sự linh hoạt trong hình
và nét. Tự thân quá trình trang trí hoa văn trên lụa chính là sự thể hiện của giá
trị thẩm mỹ và nghệ thuật thị giác, chúng có tác động đến tâm, sinh lý của con
người. Mỗi HVTT trên lụa dù to hay nhỏ, màu sắc ra sao đều đáp ứng một
trong hai tiêu chí: ứng dụng hoặc thẩm mỹ.
Nếu đối chiếu với khái niệm hoa văn đơn thuần cho thấy nó thể hiện ở
chủng loại hình thức, còn HVTT trên lụa được đẩy cao hơn mang giá trị nhân
văn, phản ánh nhận thức của con người, thể hiện bản sắc, quan niệm của một
nhóm, một tộc người hay một vùng miền nào đó. Do vậy, HVTT trên lụa
không chỉ đơn giản là làm đẹp mà còn trở thành tài sản trong kho tàng văn
hóa của dân tộc.
1.2.1.2. Thuật ngữ liên quan
* Thuật ngữ trang trí
- Đồ án: là sự sắp đặt đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các hình thể,
vật thể có kích thước, số lượng, màu sắc nhất định nằm trong một khuôn hình
cụ thể, nhằm diễn tả một sự vật hiện tượng nào đó.
- Bố cục: sự sắp xếp kích thước và tương quan của các yếu tố tạo hình
trong một tổng thể nhất định, làm nổi rõ ý đồ sáng tác của người thực hiện.
25

- Bố cục hàng lối: là sự sắp đặt yếu tố tạo hình, tỷ lệ, màu giống nhau
được lặp đi lặp lại với khoảng cách cố định bằng nhau theo trục tung, trục
hoành hoặc trục chéo, tạo sự cân bằng về thị giác và có tính tổ chức cao.
- Bố cục đối ứng: là sự sắp đặt các yếu tố tạo hình, tỷ lệ, màu giống
nhau nằm đối xứng nhau qua một trục (trục đó có thể là trục tung, trục hoành
hoặc trục chéo) tạo được tính bền vững, chặt chẽ và cân bằng về thị giác.
- Bố cục đăng đối: là sự sắp đặt các yếu tố tạo hình, tỷ lệ, màu giống
nhau nằm đối xứng nhau qua hai trục tạo được tính bền vững, chặt chẽ và cân
bằng về thị giác.
- Bố cục đường diềm: là loại hình trang trí được kéo dài liên tục,
thường sử dụng một hoặc hai nhóm hoa văn có khoảng cách bằng nhau. Bố
cục đường diềm có thể được trang trí theo đường ngang, đường dọc, chuyển
động hoặc hình tròn.
- Bố cục tự do: là dạng bố cục có các yếu tố tạo hình, tỷ lệ, màu sắc
không đối xứng với nhau qua một trục nào, nhưng vẫn tạo được sự cân bằng
về thị giác.
- Cách điệu: sự chắt lọc từ những đường nét, hình thể đặc trưng nhất
của một vật thể có thật được người họa sĩ, nghệ nhân, nhà điêu khắc…, sắp
xếp và cường điệu hóa những đường cong, thêm hoặc bớt chi tiết, màu sắc để
có thể đạt mức tượng trưng cho các hình.
- Mô típ (motif): một hình tượng cụ thể được xây dựng qua sự sáng tạo
của người thể hiện.
* Thuật ngữ trong chất liệu lụa
- Tơ: Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất
định. Trong tơ, những phân tử polime có mạch không phân nhánh, sắp xếp
song song với nhau. (Polyme là khái niệm được dùng cho các hợp chất nhiều
26

phân tử, hợp chất có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc của chúng có sự
lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản).
- Tơ tằm: là một trong những xơ thiên nhiên có giá trị, thường được
dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp dệt từ lâu đời, là mặt hàng quý so
với các mặt hàng khác.
- Tơ nhân tạo: được sản xuất từ polime thiên nhiên nhưng được kết hợp
thêm các chất hóa học. Ví dụ: từ Xenlulozơ đã chế tạo ra tơ visco, tơ axetat,
tơ đồng – amoniac.
* Thuật ngữ trong dệt lụa
- Đục bìa: là quá trình sử dụng bìa “các tông” để tạo hoa, mỗi hoa văn
sau khi thiết kế được phóng to trên giấy kẻ ca – rô, người thợ sẽ căn cứ vào
các ô để đục lỗ cho bìa. Mỗi lỗ bìa tương ứng với một sợi tơ được kéo lên khi
dệt, các sợi đó sẽ tập hợp thành các hoa văn trên mặt vải lụa.
- Guồng tơ: sợi tơ được quấn vào những con suốt giống như lõi ống chỉ
(thường gọi là con tơ), khâu guồng sẽ được chuyển đổi sang các ống tơ để
phục vụ các công đoạn tiếp theo.
- Se tơ: là quá trình chập các sợi tơ đơn lẻ từ 2, 3, 6… sợi vào với nhau,
sau đó máy se tơ sẽ se cả hai chiều lần lượt để chống rối tơ đảm bảo lụa sau
khi dệt không bị nhăn.
- Nhuộm tơ: sau công đoạn se tơ, sợi tơ được đưa đi nhuộm theo màu
sắc được xác định từ trước. Thông thường sẽ nhuộm sợi dọc và sợi ngang
khác màu nhau để tạo nên mặt vải lụa có 2 màu.
- Chuội: là quá trình luộc sơ qua các cuộn tơ, thường sử dụng cho các
mặt hàng tơ trước khi nhuộm để làm sạch các tạp chất như hồ, keo…
- Mắc d c: các ống tơ được đưa lên cây mắc để mắc khoảng 8000 sợi,
những sợi này chạy song song làm nhiệm vụ là sợi dọc.
27

- Nhuộm lụa: các sản phẩm lụa ở phân hạng thấp hơn thường đưa sợi tơ
mộc vào dệt, sau khi dệt xong sẽ mang đi nhuộm. Mặt hàng này không thể
hiện được 2 màu (dọc và ngang) như mặt hàng nhuộm tơ trước khi dệt ở trên.
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu
Với nội dung chủ yếu của luận án là nghiên cứu HVTT trên lụa Vạn
Phúc, tiêu biểu là hình thức trang trí của các đề tài và đồ án, nhằm rút ra
những đặc trưng và giá trị nghệ thuật trên lụa Vạn Phúc những năm 1986 đến
nay (2020). Trước khi có sự giao lưu tiếp biến tạo hình với văn hóa một số
nước phương Đông, HVTT trên lụa Vạn Phúc đã có những tính chất riêng,
được kế thừa từ nền mỹ thuật cổ của dân tộc. Nhiều đề tài đã đề cập đến các
triết lý về cuộc sống của con người như việc cầu sức khỏe, may mắn, trường
tồn trong các hoa văn như; hoa Cúc, hoa Sen, chữ Thọ, chữ Vạn…, mang đậm
chất dân gian truyền thống. Nhiều đồ án về động vật, hình học, đồ vật đa dạng
thể hiện được sự sáng tạo, cần cù, tỉ mỉ của người nghệ nhân để làm nên
những tác phẩm nghệ thuật gần gũi với con người.
HVTT trên lụa Vạn Phúc đã khẳng định được giá trị thẩm mỹ, được đặt
ngang hàng với nhiều loại hình trang trí trong mỹ thuật tạo hình của người
Việt. Không chỉ có vậy, nó còn phản ánh quan điểm sáng tác, yếu tố bản địa
nơi đã sản sinh ra nó. Điều này, cho phép NCS lựa chọn những lý thuyết của
văn hóa nhằm phân tích và luận giải các vấn đề trong nội dung luận án.
1.2.2.1. Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa
Trong các công trình nghiên cứu về văn hóa trên thế giới, nhiều tác giả
thường đề cập đến lý thuyết Cultural Acculturation để giải quyết các vấn đề
về nghiên cứu văn hóa. Lý thuyết Cultural Acculturation được đặt ra đầu tiên
do giáo sư John Wesley Powell (1880) sáng lập và được chuyển dịch nhiều
cách như sau: Đan xen văn hóa, tương tác văn hóa, hỗn dung văn hóa, tiếp
biến văn hóa, tiếp nhận văn hóa, giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, trong mỗi bối
28

cảnh khác nhau sẽ sản sinh ra những quan niệm khác nhau về văn hóa, NCS
cho rằng đây là một hiện tượng “thâu hóa” mang tính tiếp thu, biến đổi về văn
hóa.
Trong luận án, NCS sử dụng cụm từ Giao lưu tiếp biến văn hóa như
một thuật ngữ chính cho việc nghiên cứu đề tài. Giao lưu tiếp biến là sự giao
lưu, tiếp thu văn hóa một cách có chọn lọc hoặc cưỡng ép và biến đổi để phù
hợp với sự thay đổi của xã hội. Theo tác giả Radugin, A.A trong Từ điển Bách
khoa Văn hóa h c (do Vũ Đình Phòng dịch): “Tiếp nhận văn hóa – quá trình
một nhóm sắc tộc tiếp nhận văn hóa của một nhóm sắc tộc khác tiến bộ hơn
trong quá trình giao lưu văn hóa giữa hai bên… Tiếp nhận văn hóa là hình
thái của truyền bá văn hóa để chỉ quá trình tiếp xúc này” [80, tr. 448].
Dựa vào định nghĩa trên, có thể thấy rằng thuyết giao lưu và tiếp biến
văn hóa là lý thuyết quan tâm tới kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc, biến
đổi về văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia, các tộc người hay giữa hai
nền văn minh khác nhau. Giao lưu văn hóa diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau,
từ sự tiếp xúc, tiếp nhận các giá trị văn hóa mới mà không gây ra những biến
đổi về quan niệm, nhận thức của xã hội. Ở Việt Nam, quá trình giao lưu tiếp
biến văn hóa có từ rất sớm, “trong cộng đồng người thời đại đồ đá trên đất
Việt Nam, trong các hang động có dấu tích văn hóa Hòa Bình, các nhà khảo
cổ học đã tìm thấy những vỏ ốc biển đẹp được xuyên lỗ để làm trang sức”
[120, tr.36]. Thực chất giao lưu văn hóa chính là sự gặp gỡ, đối thoại, giao
thoa giữa các nền văn hóa với nhau. Nếu các nền văn hóa đó gần nhau về
không gian sẽ có sự tiếp xúc giao lưu, tương tác với nhau. “Trong việc giao
lưu ấy có thể xảy ra hiện tượng những yếu tố của nền văn hóa này thâm nhập
vào nền văn hóa kia (tiếp thu thụ động) hoặc nền văn hóa này vay mượn
những yếu tố của nền văn hóa kia (tiếp thu chủ động)” [120, tr. 45].
29

Trải qua suốt chiều dài lịch sử của đất nước, HVTT trên lụa Việt Nam
được ra đời và tiếp thu có chọn lọc bởi các nền văn hóa khác nhau, trong đó
có những nền văn hóa ngoại lai tồn tại bên cạnh nền văn hóa bản địa. Nhìn
nhận đây là một khía cạnh cần phải làm rõ trong luận án, nên lý thuyết giao
lưu và tiếp biến văn hóa là một trong những lý thuyết phù hợp để luận án áp
dụng vào nghiên cứu sự giao lưu và tiếp biến về HVTT trên lụa, dưới góc độ
mỹ thuật. Thông qua đó, tìm hiểu và luận giải về mối quan hệ, sự chuyển biến
của một số chủng loại hoa văn thay đổi như thế nào do sự tiếp thu một số kiểu
thức trang trí từ các nền văn hóa khác.
Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, được áp dụng vào luận án để
thấy được đối tượng nghiên cứu ít nhiều có sự giao lưu, ảnh hưởng và tiếp
nhận văn hóa qua các thời kỳ, để biến đổi trong tư duy sáng tạo HVTT. Lý
thuyết là cơ sở cho việc kiến giải diễn biến quá trình giao lưu tiếp biến về
HVTT trên lụa Vạn Phúc như thế nào? Khi áp dụng lý thuyết này vào đề tài
sẽ thấy được bối cảnh vấn đề nghiên cứu của luận án thông qua lăng kính mỹ
thuật, đây chính là “bàn đạp” cho NCS trong việc tìm hiểu sự ra đời và phát
triển HVTT trên lụa Vạn Phúc. Việc làm rõ sự giao lưu, tiếp biến về hoa văn
sẽ là cơ sở tìm hiểu các đồ án trang trí trên lụa Vạn Phúc. Từ đó, chứng minh
những hình thức đó mang yếu tố tạo hình mỹ thuật. Với những luận điểm của
thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là cơ sở giúp NCS trả lời câu hỏi
nghiên cứu: HVTT trên lụa Vạn Phúc mang phong cách tạo hình dân gian
Việt Nam hay được tiếp biến từ văn hóa một số nước phương Đông?
Trong quá trình ra đời và phát triển các đề tài trang trí trên lụa, NCS
nhận thấy, các hoa văn được tiếp thu có chọn lọc một số nền văn hóa tiêu
biểu. Nhưng liệu rằng đây có phải là sự tiếp thu tự nguyện có chọn lọc hay là
tiếp thu ép buộc? Chúng ta biết, tiếp biến văn hóa là quá trình tiếp thu tự
nguyện hoặc là bắt buộc (có thể toàn bộ hay từng bộ phận). Được biểu hiện
30

qua hai dạng thức: thứ nhất là bạo lực mang tính chất đối đầu/ xung đột văn
hóa. Thứ hai là hòa bình, tức là đối thoại văn hóa qua giao thương, truyền bá
tư tưởng tôn giáo, trao đổi văn hóa nghệ thuật. Ở đây tính tiếp biến vừa mang
tính bắt buộc vừa mang tính tự nguyện. Vào thời phong kiến nước ta, các quy
định và thể chế ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa một số nước ở phương Đông,
điển hình là Trung Hoa. Các triều đại phong kiến như Lý, Trần, Lê, Nguyễn
đều tham khảo thể chế đất nước Trung Hoa cũng như tự nguyện tiếp nhận
những tư tưởng tôn giáo, nghệ thuật tạo hình, biểu hiện rõ nhất trong trang trí
mỹ thuật đó là hoa văn.
Trong quá trình điền dã, so sánh và đối chiếu thực tế, NCS nhận thấy
bên cạnh yếu tố bản địa, nền văn hóa Trung Hoa đã có sức ảnh hưởng không
nhỏ trong nghệ thuật trang trí hoa văn trên lụa. Điển hình là các đề tài trang trí
đặc trưng của mỹ thuật Trung Hoa đã ảnh hưởng đến HVTT trên lụa như;
hình tượng con Rồng, con Phượng, chữ Thọ được tiếp biến để trở thành đồ án
Rồng chầu Th , đồ án Song Phượng, đồ án Th Đỉnh và nhiều đồ án khác trên
lụa Vạn Phúc.
Như vậy, ngoài sự giao lưu và tiếp biến từ văn hóa của một số nước
phương Đông, HVTT trên lụa còn được tiếp biến từ mỹ thuật truyền thống.
Đầu tiên phải bàn đến sự tiếp biến trong hình tượng con Rồng trên lụa Vạn
Phúc. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, Rồng là con vật thể hiện
sự linh thiêng, con vật của vũ trụ thường đi với khái niệm thần nước, thần
phong đăng. Hình tượng Rồng xuất hiện khá nhiều trong các di tích, kiến trúc
chùa, điêu khắc của người Việt từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc cho đến thời
Nguyễn. Con Rồng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, lúc được
cách điệu thoáng đạt, bay bổng khi lại dữ tợn mạnh mẽ.
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, hình tượng con Rồng về cơ bản vẫn ở dạng
nguyên mẫu nhưng cũng đã có sự tiếp thu thay đổi về đường nét, để hình
31

dáng trở nên mềm mại, khúc triết hơn. Ngoài hình tượng con Rồng, sự tiếp
biến còn được thể hiện ở nhiều HVTT trên lụa Vạn Phúc như; con Phượng,
hoa Sen, hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Chanh, chữ Thọ, chữ Vạn… Các HVTT đó
được thể hiện nhiều trong điêu khắc, phù điêu của mỹ thuật cổ Việt Nam, nay
tiếp thu và biến đổi trong sản phẩm lụa Vạn Phúc. Các hoa văn này đều được
cách điệu, điều chỉnh và thay đổi kích thước, tạo sự phong phú, mới lạ cho tạo
hình HVTT trên lụa. Vẫn là những hoa văn như con Rồng, chữ Thọ, hoa
Hồng, hoa Cúc nhưng nay được thể hiện theo phương thức hiện đại và sáng
tạo hơn có sự kết hợp giữa các HVTT trong đồ án như: đồ án động vật và chữ
(con Rồng, chữ Thọ); đồ án thực vật và chữ (hoa Cúc, chữ Vạn); đồ án thực
vật và động vật (hoa Hồng, con cá).
Như vậy, dung hợp quá trình kế thừa kho tàng hoa văn truyền thống
của dân tộc và lĩnh hội sự giao lưu tiếp biến văn hóa của một số nước phương
Đông, đã cho ra đời các đồ án trang trí hoa văn mang tính nghệ thuật cao trên
sản phẩm lụa Vạn Phúc. Dường như, mỗi đồ án HVTT đều biểu hiện nét văn
hóa, tinh thần và “ẩn chứa” bên trong yếu tố nội sinh, yếu tố “gốc” dân tộc
của người Việt. Trên nền tảng kế thừa hoa văn truyền thống, kế thừa mỹ thuật
cổ, các HVTT trên lụa Vạn Phúc được diễn ra trong quá trình giao lưu tiếp
thu, biến đổi để tạo ra tổng thể hài hòa mang bản sắc của người Việt trên từng
tấm lụa Vạn Phúc, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người đương thời.
1.2.2.2. Lý thuyết Địa – văn hóa
Lý thuyết Địa – văn hóa (Géo culturel) phát triển mạnh nhất vào giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX ở xã hội phương Tây, như các nước Anh, Pháp,
Đức, Bắc Mỹ, Thụy Điển và được tiếp cận theo nhiều trường phái khác nhau,
tiêu biểu là Joel Bonnemaison, nhà địa lý học người Pháp, giáo sư Đại Học
Paris IV. Tại Việt Nam, một số quan điểm về địa – văn hóa của nhà nghiên
32

cứu Trần Quốc Vượng trong Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa [121] cho rằng
hình thái địa lý tác động đến đặc trưng của mỗi vùng văn hóa.
Lý thuyết địa– văn hóa nhằm bàn đến những điểm “đại đồng và tiểu dị”
bị chi phối bởi những yếu tố địa lý làm nên tính nhất quán và phong phú của
một nền văn hóa. Nhắc đến văn hóa, không thể không quan tâm đến khía cạnh
địa – văn hóa, trong đó con người và văn hóa cùng vị trí địa lý có sự tương tác
qua lại với nhau để tạo nên những tính cách, ứng xử khác nhau. Những tính
cách chung của con người, của dân tộc hay một nhóm người sẽ trội lên hay
chìm xuống tùy theo hoàn cảnh địa lý.
Dựa vào những quan điểm trên, cho thấy thuyết địa – văn hóa quan tâm
tới mối quan hệ giữa địa lý và văn hóa, các yếu tố địa lý ở mỗi vùng như thế
nào sẽ hình thành nên văn hóa của mỗi vùng như thế đó. Nói cách khác, mỗi
nền văn hóa sẽ có biểu hiện khác nhau đều do sự tác động của môi trường tự
nhiên và vị trí địa lý. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về văn hóa phải xem xét cả
hai khía cạnh đồng đại và lịch đại. Khi các nền văn hóa gần gũi nhau về mặt
địa lý sẽ tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng văn hóa đó. Vì vậy, với những
vùng có vị trí địa lý gần nhau sẽ hình thành nên sự giao thoa về văn hóa, còn
những vùng có địa lý xa nhau nhưng điều kiện sống tương đối giống nhau sẽ
tạo ra các nền văn hóa tương đồng.
Khi nghiên cứu về HVTT trên lụa giai đoạn 1986 đến nay (2020), NCS
nhận thấy việc xác định vị trí địa lý xung quanh làng lụa Vạn Phúc là điều cần
thiết để thấy sự tập trung của sản phẩm lụa ở vùng đất Hà Tây cũ nay là quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đương thời, đây vốn là khu vực giao thông
huyết mạch của Bắc Bộ. Vì vậy, việc áp dụng lý thuyết địa – văn hóa sẽ phần
nào xác định không gian văn hóa của đề tài, để thấy rằng: vị trí địa lý có tác
động tới HVTT trên lụa Vạn Phúc. Sự tập trung các hộ nghề dệt lụa cùng
HVTT nơi đây mang đặc trưng văn hóa rõ nét.
33

Ngoài ra, thuyết địa – văn hóa còn được vận dụng trong nghiên cứu đặc
điểm chất liệu tơ tằm có phù hợp khí hậu môi trường địa lý và ưu việt để dệt
lên mỗi tấm lụa hay không? Bởi tơ tằm là chất liệu có độ đàn hồi tốt, thoáng
khí, hút ẩm cao nhưng truyền nhiệt kém, vì vậy vào mùa đông tơ tằm có khả
năng giữ ấm cơ thể, mùa hè thoáng mát tạo cho người mặc cảm nhận sự mềm,
nhẹ khi sử dụng.
Mặt khác, xác định không gian văn hóa dựa trên những giá trị cốt lõi,
tiêu biểu của vị trí địa lý giúp NCS có thể tìm hiểu và phân biệt những nét
chung, nét riêng của một số nền văn hóa thông qua thời gian và môi trường tự
nhiên. “Trong tâm thức dân gian Việt Nam, sự phân biệt về cái chung, nét
riêng giữa các vùng miền luôn có một vị thế quan trọng. Cái chung, nét riêng
này, thường được gắn với một địa danh, một giới hạn lãnh thổ nào đó” [89,
tr.150]. Trên bình diện chung, không ngạc nhiên khi một số HVTT trên lụa
Nha Xá (Hà Nam) cũng ảnh hưởng từ chủng loại, kiểu dáng, hình thức trang
trí hoa văn trên lụa Vạn Phúc. Rõ nét nhất là các đồ án thực vật như hoa Cúc,
hoa Chanh, hoa Bèo cho đến các đồ án động vật như Chuồn Chuồn, đuôi
Công… Tất cả các đồ án này đều rất đặc trưng với lối cách điệu mềm mại,
uyển chuyển tạo cho người nhìn liên tưởng đến lụa tơ tằm, mang bản sắc
riêng của không gian văn hóa Việt Nam nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói
riêng.
Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn trước những năm 1986 đến nay, là một xã
hội văn hóa pha trộn giữa các yếu tố ngoại sinh và các tộc người bản địa. Tuy
nhiên, sự giao thoa, ảnh hưởng của yếu tố địa – văn hóa đã thúc đẩy sự phát
triển HVTT trên lụa rất mạnh, mang trong mình đầy đủ thế giới quan, nhân
sinh quan. Việc áp dụng thuyết địa – văn hóa vào đề tài làm nổi bật lên các
giá trị thẩm mỹ cốt lõi của nghệ thuật tạo hình đặc trưng vùng đồng bằng Bắc
Bộ, nơi bảo lưu nghệ thuật trang trí lụa tơ tằm Vạn Phúc một cách rõ nét nhất.
34

Mặt khác, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc chính là cái nôi trung tâm văn hóa, nơi
giao thương của tơ lụa Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Hoạt động kinh tế phát
triển, hàng loạt các làng nghề thủ công ra đời nhằm phục vụ cho đời sống
nhân dân và vua quan thời trước, đặc biệt là nghề ươm tơ dệt lụa.
Như vậy, thuyết địa – văn hóa được biểu lộ từ bên trong của quá trình
nghiên cứu, được nhìn nhận đánh giá và khơi dậy yếu tố nội sinh của đối
tượng nghiên cứu thông qua vị trí địa lý. Yếu tố địa lý trong đề tài được vận
dụng trên nhiều phương diện như lịch sử, văn hóa, nghệ thuật…, mang tính
định hướng trong nhận thức về biểu hiện, hình thức trang trí của HVTT. Việc
vận dụng thuyết địa – văn hóa đã mang lại những hiệu quả nhất định cho đề
tài, điều này sẽ là cách để tìm ra mối liên hệ giữa HVTT trên lụa Vạn Phúc
trong hệ thống hoa văn Việt Nam.
1.3. Khái quát về hoa văn trang trí trên lụa
1.3.1. Khái quát về hoa văn trang trí trên lụa thế giới
Trong ngành công nghiệp vật liệu dệt may và thiết kế thời trang trên thế
giới, lụa là một trong những loại vải được sử dụng nhiều trong cuộc sống
hàng ngày. Hình thức trang trí trên lụa được đánh giá là một công trình nghệ
thuật chứa đựng những sáng tạo, tinh hoa của văn hóa lịch sử mà chúng đại
diện. HVTT trên lụa vì thế mà chinh phục được nhiều người sử dụng bởi sự
nổi bật của nghệ thuật trang trí, sự tinh tế trong cách xử lý màu sắc. Đặc biệt ở
phong cách tạo hình mang đậm nét mềm mại mà vẫn sang trọng, lịch sự. Trên
thế giới, đã có nhiều nước sản xuất ra lụa từ lâu đời như: Trung Quốc, Nhật
Bản, các nước thuộc Trung Á, Ấn Độ, Ba Tư (cũ) và một số nước Châu Âu…
thông qua con đường tơ lụa. Nơi đây từng là trung tâm buôn bán và sản xuất
tơ lụa thượng hạng có trang trí hoa văn đặc sắc, sầm uất bậc nhất trên thế giới,
cụ thể:
35

- Trung Quốc: Là cái nôi của lụa tơ tằm thế giới, khoảng 3630 năm
trước công nguyên vải lụa đầu tiên được xuất hiện ở Trung Quốc. Sau này,
lụa tơ tằm được phát triển rộng khắp nền văn hóa Trung Quốc. Nổi tiếng nhất
là lụa Hàng Châu với sợi tơ mỏng, mịn kỹ thuật dệt đạt đến độ hoàn mỹ, tinh
xảo về HVTT. Các hoa văn này chịu sự chi phối sâu sắc của chế độ phong
kiến Trung Hoa, đầu tiên nó mang tư tưởng nho giáo với các hoa văn được bố
trí hài hòa thể hiện cho vạn vật, vũ trụ và nhân sinh với biểu tượng trời và đất
(hình tròn và hình vuông) kết hợp với một số ký hiệu hán học, hoặc hoa văn
chữ thọ trên nền lụa [PL3, H3.1, tr.191]. Sau đó ảnh hưởng của đạo phật nên
các hoa văn mang dáng dấp tạo hình trong những ngôi chùa Trung Hoa với
nhiều chuỗi hoa dây, hoa leo, hoa Cúc, hoa Mai… được thể hiện rõ nét thông
qua kỹ thuật dệt tinh xảo [PL3, H3.3, tr.192]. Cùng một số loài hoa biểu
tượng cho sự may mắn trong văn hóa Trung Hoa như Mẫu Đơn, hoa Mận,
Thủy Tiên hay biểu tượng Phúc – Lộc – Thọ [PL3, H3.2, tr.191]. Bố cục
trang trí trên lụa Trung Quốc thường được sắp xếp theo cặp từng đôi một hoặc
đơn lẻ. Đây là phong cách tạo hình mà sau này một số nước phương Đông,
khu vực Trung Á và nhiều nước ở Châu Âu ưa chuộng sử dụng.
- Nhật Bản: Nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa ở Nhật Bản ra đời muộn
hơn Trung Quốc nhưng không vì thế mà không có HVTT, trái lại hoa văn trên
lụa Nhật rất phong phú về thể loại và đa dạng về tạo hình. Sự hiện đại, mới
mẻ của hoa văn được thể hiện trên mỗi tấm lụa, khiến cho nó có sức lôi cuốn
hấp dẫn riêng. Chẳng hạn như hoa văn Nami (con sóng) tượng trưng cho sức
mạnh, biểu tượng này thể hiện cho vị thần của biển cả, có lẽ do nước Nhật là
một quốc đảo nên biển và sóng nước gắn liền với văn hóa của người Nhật. Vì
thế hoa văn Nami được trang trí với mật độ khá nhiều trên vải lụa Nhật [PL3,
H3.4, tr.192].
36

Kiku: Nghĩa là hoa Cúc biểu tượng của tuổi thọ, thể hiện cho giới quý
tộc Nhật. KiKu được coi là hoa văn của hoàng gia, xuất hiện trên cả hộ chiếu
Nhật nay cũng có mặt trong trang trí vải lụa với nhiều biến thể có dạng hình
tròn hay hình quạt [PL3, H3.5, tr.193].
Asanoha: Một loại hoa văn lấy ý tưởng từ hình lá của cây gai dầu Nhật
bản [PL3, H3.6, tr.193]. Từ thế kỷ XVII, người Nhật đã biết lấy tơ gai xe sợi
để dệt thành lụa, sau đó họ cách điệu cây gai thành hoa văn để trang trí trên
lụa.
Seigaiha: Đây là tên một điệu nhảy cung đình cổ xưa của người Nhật,
mang ý niệm về sự may mắn, hòa bình và thịnh vượng. Trang trí trên lụa, hoa
văn Seigaiha được cách điệu thành các hình bán nguyệt theo dạng tầng lớp,
mang tính liên kết cao [PL3, H3.7, tr.194].
Kol: Nghĩa là cá Chép, người Nhật đã tạo ra hoa văn Kol trên nền lụa
như đang bơi vượt vũ môn để hóa Rồng. Biểu tượng này thể hiện cho sự
thành công, hạnh phúc nên nhiều gia đình người Nhật thường treo các tấm lụa
trang trí cá Chép vào dịp tết nhằm mong cầu những điều như ý, may mắn
trong năm mới [PL3, H3.8, tr.194].
Sakura: Loài hoa biểu tượng cho con người Nhật với những cánh hoa
mỏng manh, nở to đẹp. Người Nhật rất yêu loài hoa này nên họ đã sử dụng
làm HVTT với mật độ nhiều trên lụa [PL3, H3.9, tr.195].
Ngoài các hoa văn trên, đất nước Nhật Bản còn sử dụng các mẫu hoa
văn lấy từ thiên nhiên như Kiri (sương mù), Yama (núi), Mizu (nước)… để
trang trí. Phần lớn các tấm lụa này được sắp xếp theo bố cục tự do rất ít xuất
hiện dạng hàng lối như hoa văn Seigaiha. Ngoài kỹ thuật dệt người Nhật còn
sử dụng hình thức thêu trên lụa. Sau này kết hợp cả hình thức in, nhằm tạo ra
những tấm lụa trông giống như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên nhiều
màu, có nét tương đồng với các bức họa Trung Quốc cùng thời. Sự kết hợp
37

chặt chẽ giữa HVTT với kỹ thuật đặc biệt trên đã làm cho lụa Nhật Bản trở
thành niềm tự hào của người Nhật qua bao thế kỷ.
* HVTT trên lụa Ấn Độ, Ba Tư và khu vực Trung Á,
Lụa ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc nhưng phải đến thế kỷ thứ 4 trước
công nguyên mới phát triển ở Ấn độ, Ba Tư và các nước khu vực Trung Á
thông qua con đường tơ lụa. Đây là tuyến đường thông thương quan trọng của
nhân loại trong suốt thời gian dài lịch sử. Nhờ có con đường tơ lụa mà những
vùng đất, những nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển
của cả châu Á và châu Âu trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lụa tơ tằm. Con
đường tơ lụa bắt đầu từ Trung Quốc qua Mông cổ, Ấn Độ đến các nước
Afghanistan, Kazakhstan, Uzbekistan… (khu vực Trung Á), Ba Tư (cũ), xung
quanh vùng Địa Trung Hải cho đến tận Châu Âu. Lúc này, HVTT trên lụa
nhanh chóng được tiếp thu và phát triển với nhiều chủng loại hoa văn đa
dạng, phong phú như hoa văn hình học, đồ vật, thực vật, động vật và hình
người cách điệu…
- Ấn Độ: là nước sản xuất ra nhiều loại tơ lụa tự nhiên, những người
thợ dệt chủ yếu là người Hồi giáo được học nghề theo phương thức “cha
truyền con nối” để giữ gìn nghề thủ công. Họ kết hợp cả kỹ thuật thêu trên
các tấm lụa với những chi tiết HVTT tinh xảo, đa dạng về các chủ đề thiên
nhiên và tôn giáo như con người, mặt Trời, mặt Trăng, ngôi sao, hoa Sen, quả
Nho, quả Dâu, quả Mận, chim Công, Voi… Ấn Độ từng là trung tâm dệt lụa
phát triển nhất con đường tơ lụa vào thế kỷ XVI, phần lớn chịu ảnh hưởng từ
các triều đại Ba Tư cũ. Ngày nay, HVTT trên lụa Ấn Độ thiên về hoa lá, cây
cỏ, thực vật nhiều hơn các loại hoa văn khác [PL3, H3.10, tr.195].
- Ba Tư: lụa Ba Tư rất nổi tiếng bởi nghệ thuật trang trí hoa văn có
màu sắc và kỹ thuật dệt đa dạng và cầu kỳ. Quá trình dệt nổi hoa văn trên bề
mặt lụa thể hiện được sự kiên nhẫn, tỉ mỉ của người thợ. HVTT trên lụa tơ
38

tằm Ba Tư được giới chuyên môn đánh giá cao về nghệ thuật trang trí, bởi
xuất phát từ văn hóa và phong tục lâu đời của người Ba Tư cũng như tâm
huyết họ đặt vào sản phẩm. Các hoa văn được dệt trên lụa đều là những hoa
văn lấy từ thiên nhiên như: hoa lá, cây cỏ, chim thú, bánh xe, sọc ngang, hình
thoi, các chấm tròn nhỏ…, màu sắc trang nhã được sắp xếp gần nhau và gần
như không lộ nền của lụa. Ngày nay, họ ít dệt lụa mà tập trung sản xuất các
loại thảm bằng chất liệu len, bông…
Các nước Afghanistan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan thuộc
khu vực Trung Á vốn là trung tâm giao thương lớn nhất con đường tơ lụa thời
trước. Trong lịch sử, người Trung Hoa đã mang vải lụa, gấm, vóc đến các
nước thuộc khu vực Trung Á nhằm kết nối thị trường, nhờ đó mà con đường
tơ lụa ở Trung Á phát triển với tốc độ khá nhanh. Những người thợ ở đây đã
bắt kịp kỹ thuật của Trung Quốc để dệt lên các hoa văn tinh xảo, cầu kỳ.
Cùng màu sắc rực rỡ đã tạo cho HVTT vùng Trung Á một “sức sống” mãnh
liệt, trộn lẫn văn hóa và tôn giáo, truyền thống và hiện đại. Đây là sự kết hợp
giữa hai phong cách phương Đông, phương Tây. Đến thế kỷ thứ VIII sản xuất
lụa mới phát triển sang châu Âu nhưng phong cách trang trí hoa văn vẫn được
kế thừa khu vực Trung Á.
* HVTT trên lụa Châu Âu
- Italia: Đất nước Italia được biết đến là một trong những vùng đất du
nhập lụa sớm nhất châu Âu, nhưng phải đến thế kỷ XIV lụa tơ tằm mới phát
triển rực rỡ. HVTT trên lụa Italia (Ý) ảnh hưởng phong cách trang trí của
phương Đông với các chủ đề thiên nhiên, cây cỏ hoa lá, đường nét mềm mại
[PL3, H3.11, tr.196]. Ngoài ra, HVTT trên lụa Ý còn ảnh hưởng phong cách
trang trí của nước Pháp với những họa tiết chấm tròn kiểu lốm đốm kết hợp
với lá cây nhiều màu (xanh, đỏ, vàng, trắng, ghi)… [PL3, H3.12, tr.196].
39

- Tây Ban Nha: Vào thế kỷ X, Andalusia miền nam Tây Ban Nha là
trung tâm sản xuất lụa chính tại châu Âu, nhưng đến thế kỷ XVII mới phát
triển rộng khắp Tây Ban Nha. Sự pha trộn giữa phong cách hồi giáo và thiên
chúa giáo cho ra đời phong cách trang trí nổi tiếng trên lụa Tây Ban Nha.
Trường phái này nổi bật với cách tạo hình hoa văn nhẹ nhàng, hài hòa. Màu
sắc không rực rỡ, chói mặt như HVTT khu vực Trung Á và Italia mà trầm
nhẹ, dịu mắt hơn [PL3, H3.13, tr.197].
- Pháp: Nước Pháp từng là trung tâm tơ lụa của cả châu Âu với nhiều
loại lụa tinh xảo có màu sắc sặc sỡ, HVTT phong phú và đa dạng. Cuối thế kỷ
XIX, phong cách trang trí thiên về sự nhã nhặn, đơn giản, không cầu kỳ, tiêu
biểu là các hoa văn kẻ sọc ngang, hoa nhí [PL3, H3.14, tr.197].
Nhìn chung, HVTT trên lụa thế giới xuất hiện từ lâu đời khởi nguồn ở
Trung Quốc, sau này phát triển sang Nhật Bản, Ấn Độ các nước thuộc khu
vực Trung Á và châu Âu thông qua con đường tơ lụa. Mỗi một quốc gia, một
nền văn hóa khác nhau đều có các HVTT đặc trưng của vùng đó. Đến nay,
phong cách trang trí và tạo hình hoa văn vẫn nguyên vẹn trên các tấm lụa trên
thế giới.
1.3.2. Khái quát về hoa văn trang trí trên lụa Việt Nam
Lịch sử đã chứng minh những vết tích hoa văn đầu tiên mà con người
biết đến ở các vách đá, trên những mẩu xương động vật tìm được trong các di
chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình. Cho dù đấy chỉ là những ký hiệu hoa văn không
rõ ràng, nhưng điều này là sự khởi nguồn cho nghệ thuật trang trí hoa văn trên
tất cả các sản phẩm vật dụng sau này của người Việt. Trong đó có HVTT trên
bề mặt lụa tơ tằm Việt Nam. HVTT trên lụa xuất hiện từ rất sớm, được hình
thành chủ yếu trên quan niệm, thói quen thẩm mỹ của cư dân nông nghiệp, nó
đã trải qua những thăng trầm biến đổi của lịch sử, văn hóa, môi trường. Đến
nay HVTT vẫn tồn tại, duy trì và ghi dấu ấn qua mỗi giai đoạn lịch sử, mang
40

trong mình mạch nguồn từ nền văn minh lúa nước, trong môi trường thiên
nhiên gắn bó với đời sống. Điều này tạo cho HVTT trên lụa những giá trị bình
dị, chân thực đậm chất dân gian.
Trước đây, mô hình nhà nước phong kiến Việt Nam là chế độ tập
quyền chuyên chế, tức là mọi quyền lực đều nằm trong tay người đứng đầu là
nhà vua. Để thể hiện sức mạnh và quyền uy của mình, các vị vua đã đề ra
những quy định khắt khe về trang phục của triều đình, trong đó có những quy
chuẩn sử dụng HVTT.
Trải qua các triều đại từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều đã có những quy
định riêng biệt về HVTT trên trang phục cho các giai tầng trong xã hội.
HVTT không chỉ là yếu tố nghệ thuật, mà còn mang ý nghĩa phân biệt giữa
trang phục hoàng đế với trang phục bá quan và trang phục dân thường. Chẳng
hạn trang phục dành cho vua, có trang trí hình rồng, trang phục dành cho
hoàng hậu, có trang trí phượng hoàng… Cho thấy, HVTT trên lụa tơ tằm
được ra đời để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội phục vụ cho mọi thể thức
trang phục của con người. Những người thợ khéo tay đã sáng tạo ra nhiều loại
HVTT trên lụa vừa thể hiện cái nhìn nhân sinh quan, thế giới quan vừa gần
gũi gắn bó với môi trường thiên nhiên nơi con người sinh sống. Ngay cả “trên
trang phục dành cho nhà vua, ngoài hoa văn động vật như hình tượng rồng,
trong hệ thống tâm linh còn có các hình trang trí thủy ba, sóng dợn, mây
bay… biểu tượng của sự bao trùm thiên hạ; quần thần, dân chúng và non
sông; trong sâu thẳm, nó vẫn thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên” [27, tr.34].
Bởi vậy, cho đến ngày nay HVTT trên lụa tơ tằm Việt Nam chủ yếu vẫn là
các đề tài thiên nhiên cây cỏ, hoa lá với màu sắc tinh tế đậm tính dân tộc.
Sau này, trong sự phát triển kinh tế chung của xã hội, ở từng vùng miền
từng địa phương, mà dần hình thành những làng nghề dệt chuyên biệt, các
trung tâm buôn bán tơ lụa sầm uất. Sự xuất hiện này đã tác động trực tiếp và
41

làm đòn bẩy cho việc nghiên cứu sáng tạo hoa văn, thúc đẩy tính thương mại,
sự cạnh tranh giữa những sản phẩm lụa tơ tằm tại các làng nghề. Khi xã hội
có sự phân chia giai cấp, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm được được đề cao,
quyền hạn sử dụng được quy định. Chính là nguyên nhân làm nảy sinh sự
phân cấp hàng hóa, ví dụ: những mặt hàng lụa được dệt tinh xảo, có giá trị
thẩm mỹ cao dành cho vua, quan và người giàu, còn mặt hàng đơn giản có giá
trị thấp thì dân thường và người nghèo sử dụng. Hiện tượng này được thể hiện
rõ nét trên các loại trang phục từ trong cung đình đến ngoài dân gian của xã
hội phong kiến trước kia.
Các HVTT trên lụa được chia theo sự phân tầng cho người sử dụng,
như đề tài tứ linh: “long, ly, quy, phượng” chỉ được dùng cho vua chúa, còn
các con vật khác như Rùa, Dơi, cá Chép… chủ yếu dành cho tầng lớp quan
lại, nhà giàu. Các đồ án “Dơi Thọ”, “Rồng Phượng” cũng thấy trên lễ phục.
Ngoài ra còn có các hoa văn như: chữ Thọ, chữ Vạn, sóng gợn, mây bay…
được sử dụng xen kẽ với các HVHT khác trong triều phục của hoàng tộc. Đối
với dân thường, những dịp quan trọng hay lễ tết mới sử dụng lụa có trang trí
hoa văn như hoa Chanh, hoa Mai, hoa Hồng, bông Cúc…
Ngày nay, HVTT trên lụa đã có sự thay đổi về kỹ thuật, kiểu cách, hình
thức, màu sắc trở nên đa dạng và phong phú hơn. Nhìn chung, vẫn kế thừa từ
phong cách dân gian truyền thống như Cúc, Hồng, Mai, Chanh… nhưng có sự
tiếp nhận các yếu tố mới và mở rộng sang các đề tài hoa văn khác như: hoa
Hướng Dương, hoa Bèo, hoa Phăng…
Đề cập đến HVTT trên lụa tơ tằm Việt Nam, không thể không nhắc tới
các làng dệt lụa hoa nổi tiếng như: làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng lụa Mã
Châu (tỉnh Quảng Nam), lụa Mỹ A (tỉnh An Giang), làng Nha Xá (tỉnh Hà
Nam), làng lụa Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). Nhưng phong phú về HVTT nhất
phải nói đến là làng lụa Vạn Phúc với nhiều chủng loại hoa văn như Sen, Cúc,
42

Chanh, Mai, Bèo, Hồng, Hướng Dương, cành Trúc, hoa Phượng, hoa Bướm,
hoa Phăng cùng các chuỗi hoa dây, hoa leo, hình lá cây… Cho đến các đề tài
động vật như Rồng, Phượng, Rùa, Dơi, Chuồn Chuồn, cá, chim Công. Các
hoa văn chữ Thọ vuông/tròn/cong/ngoặc, chữ Vạn, chữ Triện …
Tiếp đến là HVTT trên lụa Nha Xá (tỉnh Hà Nam) [PL4, H4.1, tr.198].
cũng tương đồng về kiểu dáng, tên gọi với HVTT trên lụa Vạn Phúc như hoa
văn đuôi Công, Chuồn Chuồn, hoa Hồng, Hoa Bèo... Nhưng chủng loại hoa
văn trên lụa Nha Xá không nhiều như hoa văn lụa Vạn Phúc. Lụa Nha Xá có
màu sắc đa dạng, hoa văn trang nhã được dệt 100% từ tơ tằm tự nhiên, bề mặt
vải nhẵn, bóng, mềm, mịn, ít bị nhăn. Tương truyền, ông tổ dạy dân làng Nha
Xá dệt lụa là Trần Khánh Dư, vị tướng lỗi lạc thời nhà Trần. Trong một lần du
ngoạn trên sông Hồng, thấy bãi sông đẹp, ông đã dừng chân và hướng dẫn
người dân trong làng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Từ đó, nghề dệt lụa làng
Nha Xá được hình thành và lưu truyền cho đến tận ngày nay. Với bề dày lịch
sử hơn 700 năm tuổi, làng Nha Xá đã đứng vững trên thị trường cùng các
dòng sản phẩm tơ tằm như: lụa hoa, sa tanh, đũi… Hiện nay, các nghệ nhân
làng Nha Xá đã tiếp cận những kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến nhằm áp
dụng trong việc dệt lụa. Từ khung dệt khổ 30cm đã chuyển sang khổ 80 –
90cm với nhiều sản phẩm lụa tơ tằm phong phú và đa dạng.
Lụa tơ tằm Mã Châu bền, đẹp, HVTT có nhiều màu sắc rực rỡ. HVTT
trên lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam) về chủng loại cũng không nhiều như lụa
Vạn Phúc, chỉ có một số hoa văn tiêu biểu như đuôi Công, hoa Cúc, chữ Thọ,
hoa Hồng [PL4, H4.2, tr.199].
Hình thành từ thế kỷ XV, nhưng phải đến thế kỷ XVI, làng lụa Mã
Châu mới thực sự nổi tiếng nhờ được chọn là vùng chuyên dệt lụa cung cấp
cho giới quý tộc, quan lại trong triều đình thời đó. Các công việc trồng dâu,
nuôi tằm, se tơ, dệt lụa được thực hiện với sự tham gia của nhiều hộ sản xuất
43

thủ công trong làng. Thế kỷ XIX, phương thức sản xuất của làng được cải tiến
hơn so với trước đây. Từ chỗ sử dụng các máy móc thủ công đã chuyển sang
một phần bán cơ giới, rồi tiến đến tự động hóa. Tuy nhiên, khi Trung Quốc
xuất sang nước ta các loại lụa có giá rẻ hơn so với giá lụa của làng nghề, dẫn
đến sự phát triển của làng lụa Mã Châu bị chững lại. Diện tích đất trồng dâu,
nuôi tằm giảm mạnh, thay vào đó là các loại cây trồng khác và người dệt lụa
cũng chuyển sang làm công việc khác. Được biết, hiện nay làng nghề có duy
nhất Hợp tác xã tơ lụa Mã Châu còn giữ được phương thức dệt lụa hoa truyền
thống với hơn 2000 khung cửi. Đa số, nguồn nguyên liệu tơ tằm của làng Mã
Châu phải nhập từ nơi khác về để sản xuất. Hiện nay, huyện Duy Xuyên (tỉnh
Quảng Nam) đã quy hoạch nhiều đất chuyên canh trồng dâu, nuôi tằm, phục
vụ cho làng nghề duy trì sản xuất.
Lụa hoa Tân Châu với mặt hàng tơ tằm Mỹ A từng phổ biến khắp
“Nam kỳ lục tỉnh” ở những năm 30 của thế kỷ XX. Đặc biệt lụa Mỹ A có các
sợi tơ để dệt hoa văn, được nhuộm kỹ theo phương thức truyền thống do ông
bà ta để lại nên phần nhiều lụa tơ tằm Mỹ A đều có màu đen. HVTT trên lụa
Mỹ A, được dệt tinh xảo trên nền màu đậm óng ả như hoa Hồng, hoa Dâu,
hoa Bèo [PL4, H4.3, tr.200], tạo sự huyền bí, độc đáo và ấn tượng riêng biệt
cho từng tấm lụa. Một số ít HVTT có màu khác như xanh lam, tím than, nâu,
vàng nhưng chủ yếu vẫn là màu đen truyền thống do nhuộm nguyên liệu tự
nhiên của trái “mặc nưa”. Sản phẩm lụa Tân Châu được tạo ra từ những
nguyên liệu tự nhiên mà không làng nghề nào có được. Vì vậy, sản phẩm tơ
lụa Tân Châu sản xuất đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó và hiếm khi bị tồn đọng.
Tuy nhiên, làng nghề truyền thống Tân Châu cũng gặp khó khăn trong việc
sáng tác HVTT. Bởi vậy, hiện nay mặt hàng lụa hoa Tân Châu ít thấy trên thị
trường so với các sản phẩm lụa hoa ở các vùng miền khác.
44

Làng lụa Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) được mệnh danh là thủ phủ tơ tằm
của Việt Nam. Mặc dù, từng có giai đoạn khó khăn, nhưng hiện nay ngành
sản xuất tơ lụa tại Bảo Lộc đã rất phát triển, đặc biệt với sự đầu tư về thiết bị,
máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất cao đã góp phần nâng cao
chất lượng, sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc. Ngày nay, theo xu hướng thị trường mà
HVTT trên lụa Bảo Lộc không còn được dệt truyền thống nhiều như trước kia
mà thay vào đó là hình thức in công nghiệp với các hoa văn hiện đại. Dù đã
có nhiều sự thay đổi để phù hợp với tốc độ sản xuất công nghiệp và thị hiếu
người tiêu dùng, nhưng đâu đó trên lụa Bảo Lộc chúng ta vẫn bắt gặp nét cổ
xưa truyền thống thông qua một số chủng loại HVTT trên lụa Bảo Lộc như:
hoa Sen, cành Trúc [PL4, H4.4, tr.200].
Ngoài các làng lụa kể trên, còn có một số công ty dệt lụa hoa như công
ty Bảy Hiền, làng dệt Phùng Xá…, nhưng tất cả HVTT trên lụa đều xoay
quanh các đề tài gần gũi với cuộc sống, cỏ cây hoa lá trong thiên nhiên. Như
vậy, giống như một số nước phương Đông khác, người Việt đã mang thiên
nhiên vào trang trí trên lụa với cách diễn đạt mộc mạc, giàu chất trữ tình như
cách sống của những cư dân nông nghiệp nơi đây. HVTT trên lụa thể hiện óc
tưởng tượng phong phú và bàn tay tài hoa của người thợ dệt. Nghệ thuật “cài
hoa” trên lụa tơ tằm tạo hiệu ứng khi nổi khi chìm, lúc ẩn, lúc hiện khiến cho
mỗi tấm lụa có sự óng ánh, mềm mại nhất là khi được ánh sáng quang phổ
của thiên nhiên chiếu vào. Màu sắc được sử dụng hài hòa tươi sáng, nền và
hình biểu hiện rõ ràng mạch lạc, tạo bố cục cân đối dưới mọi góc nhìn.
Nhìn chung, HVTT trên lụa tơ tằm ở các làng nghề trên khắp vùng
miền trong đất nước ta là sản phẩm thủ công được dệt tinh xảo, thể hiện
phong cách tạo hình đậm chất dân gian, mang dấu ấn riêng của nghệ thuật
trang trí Việt Nam.
45

1.3.3. Khái quát về lụa Vạn Phúc


1.3.3.1. Lịch sử nghề dệt lụa Vạn Phúc
Theo cứ liệu của các nhà nghiên cứu, trong cuốn Nghề dệt – nghề thêu
cổ truyền [118] đoán định: cách đây khoảng 1200 năm làng Vạn Phúc (ngoại
thị Hà Đông) có bà Lã Thị Nga hay còn gọi là Lã Thị Nương là vợ của tướng
quân Cao Biền theo chồng sang nước Nam cai trị. Khi đó nước ta bị nhà
Đường đô hộ gọi là An Nam đô hộ phủ, bà ở hành cung ngoài thành Đại La
có đi thăm thú các nơi. Đến trang Vạn Bảo (nay là làng Vạn Phúc do tên cũ
trùng với tên vua Nguyễn nên phải đổi) thấy dân tình hiền hòa, lại có cảnh
đẹp bên dòng sông Nhuệ nên bà ở lại, dạy nhân dân cách làm ăn và truyền
nghề dệt lụa. “Thời ấy, dân ta luôn phải đem những sản vật quý giá của đất
nước mình làm cống phẩm nộp cho bọn đô hộ. Trong các cống phẩm thời ấy
có tơ lụa, sa, the, đồ mây, bạch lạp…” [118, tr.13].
Sau khi bà mất, dân làng Vạn Phúc lập đền thờ và tôn bà là “Bà Tổ
nghề dệt” của làng, có điều đáng chú ý là trong hậu cung của đình làng Vạn
Phúc, có bày cái thúng sơn, thước gỗ sơn, cái kéo bằng sắt, phấn bằng ngà,
toàn là đồ dùng của thợ may. Có thể bà Lã Thị Nga vừa là thợ dệt vừa là thợ
may chăng? Việc dệt cửi là việc làm thường xuyên của người phụ nữ xưa trên
cơ sở kinh tế tự sản, tự tiêu của gia đình. Từ cái áo vải, cái thắt lưng do bàn
tay các bà, các chị dệt lấy, khâu lấy. Nhưng đến những thứ hàng “cao
cấp” như lụa có trang trí hoa văn trên đó, thì phải nhờ đến bàn tay thợ chuyên
nghiệp ở các làng dệt, phường dệt Vạn Phúc, họ đều có thể dệt thành thạo
nhiều loại hàng khác nhau như hàng đơn, hàng kép hay lụa, là, lĩnh, xuyến…
Trải qua các thời kỳ, nghề dệt lụa làng Vạn Phúc vẫn được duy trì để
phục vụ cho việc may mặc của vua, quan, dân chúng ở kinh đô. Dưới thời Lê,
chỉ có làng Vạn Phúc là nơi duy nhất biết dệt lụa có HVTT và nhiều khung
46

dệt nhất nước ta thời bấy giờ. Ban đầu, lụa Vạn Phúc chỉ dành riêng cho giới
quý tộc, vua, chúa, bá quan và những người giàu có trong kinh thành.
Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đặt ra Bộ Công, trưng dụng thợ giỏi trong
dân gian, phiên chế thành đội ngũ. Tuy nhiên, những người thợ trong các
công xưởng nhà Nguyễn hưởng lương thấp, lại bị kiểm soát nghiêm ngặt nên
tâm trạng chán nản. Không ít người thợ tài năng xuất chúng bị ngược đãi hoặc
phải phục dịch, đi làm đồ ngự dụng, sống trong những bức tường đóng kín
của kinh thành Huế. Nhiều làng nghề dệt lụa truyền thống vốn nổi tiếng, phồn
thịnh lâu đời đã giải thể. Các nghệ nhân phải nộp thuế bằng hiện vật rất nặng,
nên tiếng khung cửi thưa thớt dần. Dân làng Vạn Phúc, La khê (Hà Đông) vốn
giỏi dệt lụa hoa, lụa Vân đến thời Nguyễn phải nộp mỗi năm hàng nghìn tấm
lụa.
Dưới thời Thiệu Trị, khoảng những năm 40 thế kỷ XIX, làng dệt Vạn
Phúc bị triều đình phiên chế thành một công xưởng dệt của nhà nước, gọi là
“Chức tạo cục”. Năm nào cũng phải nộp đủ số lượng lụa hoa theo quy định
nói trên. “Chức tạo cục” còn phải dệt tất cả các loại lụa hoa nhiều màu cho
triều đình theo sắc chỉ của nhà vua. Thợ dệt bị bóc lột nặng nề, các làng nghề
sút kém dần, nhiều nơi trở nên tiêu điều, sản xuất thủ công đình đốn. Hình
ảnh đó chính là hậu quả tất yếu của chế độ “công tượng” dưới chính thể quân
chủ tập trung chuyên chế nhà Nguyễn, với quy định trói buộc khắt khe của nó,
tuy đã gây nên phản ứng tiêu cực của thợ thủ công trong các công xưởng của
nhà nước phong kiến, nhưng cũng không thể kìm hãm việc sản xuất thủ công
trong dân gian, đặc biệt là nghề dệt lụa tơ tằm.
Trước khi Pháp sang, nền sản xuất ở Việt Nam hầu hết là thủ công
nghiệp, kể cả trong nông nghiệp. Dân số nước ta ở nửa thế kỷ XIX có khoảng
13 triệu người, nhu cầu ăn mặc lúc ấy khá lớn. Do đó, trong các nghề thủ
công, có lẽ phát triển nhất là nghề dệt lụa tơ tằm. Những nơi có nhiều làng
47

nghề dệt và hoạt động nhộn nhịp lúc bấy giờ phải kể đến Hà Nội, Hưng Yên,
Nam Định, Biên Hòa, Gia Định, An Giang. Hàng trăm mặt hàng dệt tơ tằm
các loại đã ra đời trên các địa phương đó như: lụa hoa, the đen, sa, lương,
nhiễu, lĩnh…
Đến thời Tự Đức (1848 – 1883), nhà nước phong kiến nhận ra vai trò
quan trọng của nghề dệt lụa, bắt đầu khuyến khích sản xuất, hồi phục và phát
triển khắp cả nước đặc biệt là làng Vạn Phúc. Thị trường tiêu thụ mở rộng, có
sự tiếp thu kỹ thuật và trang thiết bị cơ khí từ Pháp sang. Có thể nói, trong số
các sản phẩm thủ công của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới tư bản Pháp
lúc đó, đặc biệt là hàng lụa hoa. Lúc này, hàng dệt trong nước bị hàng ngoại
cạnh tranh gay gắt, các làng nghề dệt tơ lụa lại bị đẩy vào tình cảnh điêu
đứng. Nghề dệt lụa lao đao một thời, dần dần hồi phục, ngay cả trong hoàn
cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. Nhân dân các tỉnh trên toàn
xứ Bắc kỳ quen chăm loại tằm kén vàng, thuộc giống sinh nhiều lứa, có thể
cho 4 – 5 lứa/ năm. Các nhà tằm kiểu mẫu cũng phát triển mạnh mẽ, mỗi năm
tới 6 triệu lứa trứng, lứa tằm tạo nguồn sợi cho việc sản xuất các mặt hàng
dệt. Nhiều người dân chăn tằm đã được phép tới các nhà tằm kiểu mẫu tham
quan, thực tập. Công việc dệt lụa thủ công truyền thống vẫn tiếp tục trong các
làng nghề, tập trung và nổi bật nhất là Hà Đông, vì vậy, các sản phẩm lụa Vạn
Phúc đã bước sang giai đoạn phát triển mới.
Những năm 30 của thế kỷ XX, làng Vạn Phúc giữ nghề truyền thống
làm hàng lụa giỏi nhất Hà Đông với các mặt hàng chủ yếu như lụa Vân nhiều
màu, lụa hoa cánh Chuồn, lụa hoa Cúc… tất cả các sản phẩm này, đều được
bán khắp cả nước và xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan cũng như một số
nước khác. Như vậy, cho thấy vào thời kỳ này, nghề dệt lụa Vạn Phúc đã phát
triển đến mức sâu rộng trong cả nước, đồng thời sản phẩm lụa Vạn Phúc cũng
từng theo chân những nghệ nhân nước ta đi tham dự triển lãm ở nước ngoài
48

và được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris
(1938) được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông
Dương… Từ đó, lụa Vạn Phúc bắt đầu có mặt trên thị trường thế giới và xuất
khẩu hầu hết sang các nước Đông Âu.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945) nổ ra, nguyên liệu cho
ngành dệt không còn như trước. Do đó việc trồng dâu nuôi tằm lấy sợi đã
nhanh chóng, phát triển. “Tháng 10 – 1942, cả nước có 13.165 khung dệt
trong 928 xưởng dệt. Tại trung tâm dệt tơ lụa Hà Đông các làng dệt La Khê,
Vạn Phúc sản xuất sôi động, với hàng trăm mặt hàng dệt từ tơ tằm” [118,
tr.68]. Năng suất tăng lên do có khung cửi giật tay cải tiến, làng Vạn Phúc lúc
này đã có tới 9 khung cửi. Hình thức thuê mướn thợ và thuê dệt gia công ngay
trong làng xuất hiện. Giữa thế kỷ XX, người thợ Vạn Phúc đã tìm tòi để cải
tiến, tăng năng suất, hạ giá thành loại vải quý là lụa hoa. Lúc này, kỹ thuật dệt
của Pháp và Trung Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước ta, làng Vạn Phúc
không chỉ cho ra đời những loại lụa mới, HVTT cầu kỳ mà kỹ thuật dệt cũng
cải tiến và phát triển hơn trước.
Lúc phồn thịnh nhất, làng Vạn Phúc có tới 1500 khung dệt lụa. Trai
gái trong làng từ 15 - 16 tuổi đã biết dệt gấm, lụa. Vào thời kỳ này,
người ta đã thành công trong việc cải tiến khung cửi tại làng dệt
Vạn Phúc, chuyển từ khung đạp chân năng suất thấp, khổ vải hẹp,
thành khung giật tay, với năng suất từ 3 thước khổ nhỡ lên 8 thước
khổ rộng/mỗi ngày công lao động của người thợ dệt [118, tr.64].
Đến năm 1940, nghề dệt lụa giảm sút, không bán được hàng. Nhiều
người thợ có tay nghề cao phải bỏ làng đi tìm nghề khác. Năm 1945, khi nạn
đói khủng khiếp xảy ra, nghề dệt lụa Vạn Phúc hầu như không còn. Đến năm
1946, hầu hết các công cụ dệt lụa bị tiêu hủy khá nhiều.
49

Vào những năm 1958 đến 1986, làng Vạn Phúc đã lập hợp tác xã nhằm
quy tụ các thợ dệt để trở thành xã viên do nhà nước quản lý. Mô hình hợp tác
xã này đã khuyến khích nhiều hộ dệt tập trung nghiên cứu kỹ thuật, sáng tác
mẫu HVTT, nghiên cứu màu nhuộm để dệt lụa. Những sản phẩm lụa sau khi
hoàn thiện được nhà nước thu mua về rồi xuất sang các nước Đông Âu. Tuy
nhiên, đây là thời kỳ bao cấp nên cuộc sống khó khăn, chất lượng lụa suy
giảm, không có nhiều chủng loại HVTT. Vì vậy, nghề dệt lụa tơ tằm Vạn
Phúc giai đoạn này không thực sự phát triển.
Phải đến những năm 1986 đến nay, một vài gia đình thợ dệt lâu năm đã
nghiên cứu cải tiến khung dệt cho khổ to hơn, dùng mô – tơ để thay thế việc
kéo bằng tay. Đặc biệt, ông Phạm Khắc Hà – chủ tịch hiệp hội làng nghề Vạn
Phúc cho biết:
Họ đã làm được máy cài hoa khi dệt - với khung dệt cải tiến, họ
không cần dùng hai tay lao thoi như trước mà chỉ dùng một tay giật
dây cho thoi vào con chuột, còn tay kia dập khổ, nhịp độ vừa nhanh
vừa đỡ tốn sức. Xưa nay, người ta quen gọi tất cả các mặt hàng tơ
dệt của Vạn Phúc là tơ lụa Hà Đông. Chỉ riêng làng dệt Vạn Phúc
đã từng làm ra tới 20 thứ hàng the, lụa, đũi, nái, sồi, gấm, vóc, lĩnh,
đoạn, sa v.v… từ chất liệu tơ tằm. Nhưng riêng chỉ có lụa hoa là
bền và có nhiều mẫu HVTT [Phỏng vấn 08/7/2018].
Từ lâu, âm thanh của những khung cửi, cùng tiếng thoi đưa rộn ràng,
khoan thai, dìu dặt đã trở thành nhịp điệu cuộc sống nơi đây. Cho đến thời
điểm hiện tại, làng nghề Vạn Phúc đã có hơn 1.000 năm tuổi. Làng Vạn Phúc
bây giờ thuộc phường Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), nguyên
là một xã nhất làng, nhất thôn nằm kề bên sông Nhuệ nổi tiếng với mặt hàng
lụa hoa tơ tằm. Làng Vạn Phúc giờ khang trang, đẹp như thành phố, những
ngôi nhà cao tầng với nhiều gian hàng trưng bày lụa mọc lên san sát.
50

Thời điểm công nghệ hiện đại phát triển, làng Vạn Phúc tăng cường
trang bị thêm nhiều máy móc vào sản xuất. Người thợ không còn phải trực
tiếp dùng tay dệt nữa, thay vào đó họ sẽ tập trung nghiên cứu sáng tạo mẫu
mã và cách thể hiện màu sắc, hoa văn trên lụa để dệt. Vì vậy, mà ngày càng
có nhiều các mẫu HVTT trên lụa đẹp, sang trọng và tinh tế nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật trang trí khác,
HVTT trên lụa đã góp phần vào tiến trình phát triển và thành công cùng
ngành công nghiệp dệt, tất nhiên cũng chịu sự chi phối của phong cách tạo
hình dân gian cùng sự thăng trầm của làng nghề qua các thời kỳ. Dù không
rực rỡ nhiều màu sắc như lụa Trung Quốc nhưng khi nhìn vào mỗi tấm lụa
Vạn Phúc, đều cho ta cảm nhận về sự nhẹ nhàng, đường nét hài hòa, mộc mạc
của hoa văn, màu sắc tinh tế đến độ càng ngắm càng cảm thấy hấp dẫn bởi sự
duyên dáng, mềm, mỏng của lụa Vạn Phúc.
1.3.3.2. Chất liệu lụa Vạn Phúc
Lụa Vạn Phúc là một loại vải mềm mịn, chắc chắn, óng ả, mượt mà
được dệt từ chất liệu tơ tằm. Trong tự nhiên, tơ tằm là loại tơ mảnh nhất, có
tiết diện ngang dạng lăng kính tam giác, nên khi ánh sáng chiếu vào ở mỗi
góc nhìn sẽ cho sắc độ, màu sắc khác nhau tạo nên vẻ đặc trưng mà không
chất liệu nào có được. Nói về các loại chất liệu lụa tơ tằm, cố nghệ nhân
Nguyễn Hữu Chỉnh ở làng Vạn Phúc cho hay:
Lụa Vạn Phúc gồm lụa trơn, lụa hoa và lụa Vân. Lụa trơn là chất
liệu vải không có hoa văn trên bề mặt, lụa trơn có độ bóng, bền dai
nhất định. Lụa hoa có đặc tính chất liệu giống lụa trơn, nhưng bề
mặt có dệt các hoa văn nhiều màu đẹp mắt. Lụa Vân là một loại lụa
tưởng như thất truyền, nhưng đến nay lụa Vân rất may mắn được
khôi phục lại. Lụa Vân có một điểm đặc biệt, đó là trên bề mặt vải
51

như được trang trí các đám mây, nhìn lụa như thấy mây, bởi vậy mà
lụa có tên gọi là Vân (mây) [Phỏng vấn 05/7/2011].
Mặt hàng lụa trơn có nhiều màu khác nhau, sắc độ cũng rất phong phú
và bắt mắt như; lam sẫm, tím Huế, nâu đồng, vàng kem, vàng nghệ, hồng đào,
đỏ cờ, đỏ nhung, xanh lục v.v… Thời xưa, lụa trơn cũng thường được dùng
để may lễ phục cho phi tần, cung nữ, các quan trong triều hoặc làm lớp trong
của áo hoàng bào. Khi mặc lụa trơn, người ta thường mặc thêm áo the hay áo
sa ở ngoài để tạo hòa sắc nền nã, phô trương một cách kín đáo.
Trong tất cả các loại hàng dệt thì lụa hoa là mặt hàng quý nhất, khó làm
nhất trong số các mặt hàng tơ lụa Việt Nam. Trước kia, có giai đoạn lụa hoa
là loại hàng được so sánh giá trị ngang với vàng bạc. Ngày nay, vải lụa được
coi là thứ hàng cao cấp, bởi chất liệu khá kén người mặc và môi trường mặc,
nhất là đối với vải lụa hoa. HVTT trên lụa cầu kỳ và phức tạp, mỗi tấm lụa
hoa có thể có nhiều màu, hoặc chỉ hai đến ba màu.
Lụa Vân mỏng hơn lụa hoa, màu sắc và hoa văn không cầu kỳ như lụa
hoa. Nhưng lụa Vân có đặc điểm nổi trội, đó là nhìn hoa văn trên lụa khá
trong, mật độ dệt thưa, khi được ánh sáng chiếu vào có thể thấy nhiều lỗ
thủng nhỏ, nhưng khó bị rách bởi các sợi tơ được liên kết chặt chẽ với nhau.
Nếu như không tinh mắt thì ít người có thể phân biệt đâu là tấm lụa hoa, đâu
là tấm lụa Vân, dệt lụa Vân cũng tựa như dệt lụa hoa. Đặc biệt, ở Việt Nam
chỉ có làng Vạn Phúc mới dệt được lụa Vân, có thể đây là một trong những bí
quyết độc quyền nhằm khẳng định thương hiệu lụa Vạn Phúc
Lụa Vạn Phúc được coi là sản phẩm mang đậm phong cách tạo hình
dân gian Việt Nam. Nổi tiếng bậc nhất trong các sản phẩm tơ lụa, bởi nghệ
thuật trang trí trên nền lụa óng ánh đa sắc, đa màu. HVTT trên lụa phong phú
và đa dạng, ngoài các đề tài trang trí truyền thống như hoa Cúc, hoa Chanh,
52

hoa Đào, cành Trúc, chim Phượng, chữ Thọ... Đề tài trang trí còn mở rộng
sang các nhóm hoa văn khác như hoa văn đồ vật, hoa văn hình học...
Ngày nay, lụa Vạn Phúc vẫn được coi là loại hàng dệt thủ công truyền
thống có nguồn gốc từ thiên nhiên và giá thành của mỗi tấm lụa khá cao. Bởi
lụa Vạn Phúc khi sử dụng vào mùa hè cho cảm giác thoáng mát, dễ chịu còn
mùa đông lại ấm áp và có thể sử dụng cả hai mặt vải (đó là mặt phải và mặt
trái). Mặt phải, thể hiện màu sợi dọc còn mặt trái, thể hiện màu của sợi ngang,
vì vậy, có thể sử dụng cả hai mặt lụa để may trang phục. Đây cũng là sự khác
biệt của lụa Vạn Phúc so với các loại vải khác trên thị trường. Đặc biệt lụa
Vạn Phúc có bề mặt khô thoáng và không bị rạn vải khi may. Mặc dù dễ tạo
thành nếp nhăn nhưng chỉ cần treo lên, các tấm lụa sẽ tự duỗi ra mà không
cần là ủi. Ngoài ra, lụa Vạn Phúc còn cho cảm nhận về sự sang trọng, lịch lãm
quý phái, tuy có phần cổ điển nên khá kén người mặc, kén môi trường mặc.
Bởi vậy, khi sử dụng để may trang phục hay phụ kiện, phải biết “pha phối”
kết hợp với các chất liệu khác, nhằm tạo ra sản phẩm hợp lý, đẹp mắt, đảm
bảo giá trị thẩm mỹ, tính công năng cho người sử dụng. Hiện nay, lụa Vạn
Phúc còn đưa tên thương hiệu vào mép biên vải để dễ nhận biết nguồn gốc
sản phẩm.
Chất liệu lụa Vạn Phúc, được dệt theo phương thức thủ công nên
thường có màu trắng ngà tự nhiên của tơ tằm, chứ không phải màu trắng tinh
như các loại vải khác. Nhưng nay, tơ được nhuộm theo công nghệ hiện đại
nên có màu sắc khá rực rỡ và bắt mắt. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có
những sản phẩm gần giống lụa Vạn Phúc, nhưng dệt bằng tơ nhân tạo, chủ
yếu in hoa văn chứ không dệt và chỉ sử dụng được một mặt, đó là mặt phải.
Sợi tơ để dệt lên lụa Vạn Phúc, là do sâu tằm ăn lá dâu nhả ra, đây là
loại tơ phổ biến nhất từ trước đến nay. Ở Việt Nam, nghề trồng dâu nuôi tằm
đã có từ lâu đời và được thực hiện chủ yếu trên các bãi ven sông. Một số tỉnh
53

phía Nam nước ta rất phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, đặc biệt vùng Bảo
Lộc (tỉnh Lâm Đồng), đây là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
nghề tằm tơ. “Vòng đời của tằm trải qua 4 giai đoạn: Trứng – tằm – nhộng –
ngài và qua ba lần biến thài: trứng nở ra tằm, tằm hóa nhộng, nhộng hóa ngài
(bướm) [91, tr.29]. Tằm nhả tơ tạo thành kén và biến thành nhộng trong kén,
quá trình này trong khoảng 3 – 10 ngày kể từ khi tằm kéo kén (làm tổ), nhộng
biến thành ngài (bướm), lúc đó ngài cắn thủng kén để chui ra ngoài. Ngài có
màu trắng bạc không bay được hoặc bay chậm, không ăn lá dâu. “Ra khỏi
kén, ngài cái đẻ trứng và sống từ 6 đến 10 ngày (mỗi con ngài đẻ từ 400- 600
trứng) trứng tằm hình bầu dục, đầu tiên là màu vàng sau đó có màu tím thẫm”
[91, tr.31].
Tằm nhả tơ giống hình số 8, đôi khi là hình chữ U tạo thành lớp thứ
nhất bao bọc quanh thân tằm. Sau đó, tằm nhả tơ tạo thành các lớp tiếp theo,
từ ngoài vào trong và đầy dần thành kén. Thường thì có ba giống tằm đó là:
đa hệ, độc hệ và lưỡng hệ, do nguồn gốc sinh trưởng của tằm và nhiều vùng
khí hậu khác nhau nên điều kiện sống cũng khác nhau cho năng suất và chất
lượng tơ khác nhau. Giống tằm đa hệ, được nuôi chủ yếu ở vùng nhiệt đới,
thích nghi nhiều ở điều kiện nhiệt ẩm độ cao nhưng chiều dài sợi tơ kém. Tơ
tằm có nhiều tính chất tốt, có độ bền cao, thẩm thấu tốt, hình dáng bên ngoài
đẹp, nhẵn, óng ánh, nhuộm màu tốt, nên thường được sử dụng chủ yếu để dệt
các loại lụa. Như vậy, có thể thấy tơ tằm là nguyên liệu dệt thiên nhiên có
nguồn gốc từ động vật. Mỗi con tằm nhả tơ theo hai tuyến tạo thành sợi tơ
dính liền nhau và được quấn thành kén. “Độ dài trung bình của mỗi kén từ
400- 1500mm tùy thuộc vào từng loại kén” [91, tr.34].
Tơ tằm có độ kết tinh khá cao, mạch phân tử giãn ra hoàn toàn, do đó
độ đàn hồi của tơ thấp, các mạch phân tử tơ tằm liên kết với nhau chặt chẽ
cùng với độ kết dính cao làm cho tơ tằm khá bền. Tính đàn hồi của tơ tằm, là
54

một trong những tính chất quan trọng có quan hệ đến quá trình gia công và sử
dụng của chất liệu lụa.
Tơ tằm có khả năng hút ẩm và giữ được lượng hơi nước bằng 1/3
khối lượng của chính nó mà không có cảm giác ướt... Trong môi
trường tiêu chuẩn độ ẩm của tơ là 11%, độ ẩm cực đại 37 – 39%.
Trong môi trường ẩm độ bền sợi tơ giảm đi từ 15 – 20%, còn độ
giãn tăng lên 25% [91, tr.33].
Tơ tằm có tính dẫn nhiệt và chịu nhiệt kém, bởi phần lớn những xơ dệt
có nguồn gốc động vật đều dẫn nhiệt không cao, tơ tằm cũng dễ bị nhiễm
“tĩnh” trong gia công chuẩn bị dệt và khi dệt, nhất là trong điều kiện khô. Để
ngăn ngừa hiện tượng tơ dính trong quá trình dệt, nên người nghệ nhân phải
giữ ẩm cho tơ. Dưới ánh sáng mặt trời, tơ tằm dễ bị ôxi của khí quyển, màu
sắc tơ trở thành màu vàng (chủ yếu do tia cực tím của mặt trời). Nếu không
được giữ gìn, bảo quản cẩn thận, độ bền của tơ sẽ kém dần.
Tóm lại, chất liệu lụa Vạn Phúc là sản phẩm được dệt từ sợi tơ tự nhiên,
mềm mại, mịn màng, hút ẩm và cách nhiệt tốt. Sợi tơ bóng và bắt ánh sáng
mạnh. Lụa Vạn Phúc còn là một trong những chất liệu tự nhiên có độ chắc
nhất, tuy nhiên khi ướt, độ chắc giảm còn 20%. Lụa có khả năng giữ nước tốt,
khoảng 25%.
Tiểu kết
Trong chương 1, luận án đã hệ thống lại các tư liệu nghiên cứu về lụa
nói chung và HVTT trên lụa Vạn Phúc nói riêng của các tác giả trong và
ngoài nước dưới góc độ lịch sử, văn hóa và mỹ thuật. Qua một số nội dung
trên, NCS nhận thấy, hầu như không có những nghiên cứu sâu dưới góc độ
mỹ thuật về HVTT của lụa. Dựa trên cơ sở đó, đề tài tìm ra những khoảng
trống chưa được đề cập để làm rõ trong vấn đề nghiên cứu.
55

HVTT trên lụa Vạn Phúc là một đối tượng nghiên cứu vừa mang phong
cách tạo hình dân gian Việt Nam, vừa được tiếp biến từ văn hóa của một số
nước phương Đông. Vì thế, để thực hiện các phần nội dung trong mục đích và
nhiệm vụ đề ra, luận án nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm các khái
niệm về hoa văn, khái niệm trang trí và HVTT trên lụa, để làm tiền đề nghiên
cứu các nội dung tiếp theo của luận án.
Lịch sử lụa tơ tằm Việt Nam, vốn đã được xác định trong một số tài
liệu sử sách. Từ dệt lụa trơn đến dệt lụa có HVTT trên mặt vải, cũng là một sự
chuyển biến từ ngành nghề thủ công sang thủ công mỹ nghệ. Từ đó, dấu ấn về
thẩm mỹ của sản phẩm và sự phát triển của kỹ thuật, sự kế thừa và phát huy
tạo tác hoa văn đã được nhiều làng nghề quan tâm nghiên cứu. Luận án đã
khái quát được HVTT trên lụa thế giới và ở Việt Nam, cũng như nghề dệt và
đặc trưng chất liệu lụa làng Vạn Phúc, để làm sáng tỏ các hình thức biểu hiện
của HVTT sẽ được phân tích ở chương sau.
Mặt khác, luận án xác định và vận dụng các lý thuyết khoa học như
thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, thuyết địa - văn hóa làm định hướng cho
đối tượng nghiên cứu để giải quyết các nội dung trong luận án. Nhìn nhận
HVTT trên lụa Vạn Phúc mang đặc trưng vùng làng quê đồng bằng Bắc Bộ
Việt Nam. Trong bối cảnh đó, giá trị tạo hình và HVTT trên sản phẩm lụa
Vạn Phúc góp phần tô đậm tính bản địa trong kho tàng văn hóa Việt Nam nói
chung và miền đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. HVTT trên lụa Vạn Phúc phản
ánh điều kiện kinh tế của xã hội đương thời cùng giá trị thẩm mỹ đặc trưng
mà không loại vải nào có được. Đặc biệt là yếu tố tạo hình, nghệ thuật trang
trí được phản ánh rõ nét trong từng chủng loại, kiểu dáng HVTT trên lụa Vạn
Phúc giai đoạn 1986 đến nay.
56

Chƣơng 2
BIỂU HIỆN HOA VĂN TRANG TRÍ TR N LỤA VẠN PH C
2.1. Đề tài hoa văn trang trí
Trong quá trình nghiên cứu HVTT trên lụa Vạn Phúc từ năm 1986 tới
nay (2020). NCS đã tổng hợp và chia đề tài trang trí HVTT trên lụa Vạn Phúc
thành ba nhóm chính cụ thể như sau: Đề tài thực vật; Đề tài động vật; Đề tài
khác.
2.1.1. Đề tài thực vật
Đề tài trang trí hoa văn thực vật được hiểu là cây, cỏ, hoa, lá… trong
thiên nhiên. Thực vật là một nhóm chính các sinh vật, bao gồm cây gỗ, cây
hoa, cây cỏ... Trang trí trên lụa Vạn Phúc, đề tài về thực vật là một trong
những dạng đề tài phổ biến được xuất hiện với mật độ khá nhiều so với các đề
tài khác. Sự xuất hiện của hoa lá thực vật tạo sự tinh tế, hài hòa cho tổng thể
HVTT trên từng tấm lụa Vạn Phúc. Trong đó đề tài về hoa chiếm tỷ lệ lớn so
với các loại thảo mộc khác:
- Hoa Bèo: là loại hoa dại, dân dã sống thủy sinh dưới nước. Hoa Bèo
mang ý nghĩa về sự bình yên hay lòng thủy chung của người con gái, hoa Bèo
còn biểu hiện sự mạnh mẽ, cố gắng vươn lên. Trang trí trên lụa Vạn Phúc, hoa
Bèo được cách điệu vô cùng đẹp, mỗi khóm hoa có 3 bông đứng cạnh nhau
giống hình tam giác thể hiện sự cân đối cho mỗi khóm hoa, nó thường được
cách điệu ở góc nghiêng, không thấy nhụy hoa, cũng không rõ cánh, chỉ thấy
chu vi của bông hoa. Bên trong mỗi cánh, hiển thị một số đường nhỏ và mờ,
xuất phát từ cuống hoa, tạo sự tinh tế nhất định cho đề tài này [PL5, H5.1,
tr.201].
Hoa Bèo được thể hiện đơn giản nhưng vẫn toát lên được tinh thần
của chủ thể. Mỗi khóm hoa không được kết hợp nhiều với các hoa văn thảo
mộc khác, nhưng vẫn tạo sự mềm mại, tính liên kết cao và không hề đơn điệu.
57

Các yếu tố tạo hình trong HVTT được cách điệu đơn giản, đường nét thể hiện
rõ ràng, không rối mắt. Điều này, thể hiện sự thành công của người nghệ nhân
làng Vạn Phúc đã dệt lên được loài hoa bình dị mà giàu giá trị thẩm mỹ, mang
tính nghệ thuật cao.
- Hoa Bướm: là hoa văn mới, được các nghệ nhân làng Vạn Phúc lựa
chọn đưa vào trang trí. Có lẽ bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, mỏng manh của cánh hoa,
mang nhiều yếu tố nữ tính, khá phù hợp với chất liệu lụa. Mặc dù xuất hiện
với mật độ không nhiều như các hoa văn khác nhưng lại cho người nhìn một
ấn tượng đẹp dung dị, tinh tế rất riêng [PL5, H5.2, tr.201].
- Hoa Chanh: cũng là một loài hoa được sử dụng nhiều trong trang trí
trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 tới nay. Hoa Chanh và lá được mọc lên từ
cành, mỗi cành trung bình gồm 2 bông hoa, đứng trước mỗi bông hoa lớn đều
có một bông hoa nhỏ ở phía sau e ấp, ẩn hiện. Tất cả tạo cho đề tài trang trí
hoa Chanh tính nhịp điệu, sự tinh tế trong cách kết hợp giữa hoa và lá.
Dù không được tạo hình ở các dạng biến thể khác nhau và tuy hình dáng nhỏ
bé, nhưng khi được cách điệu trang trí thành một tổ hợp hoa văn thì nó đã gợi
lên cảm xúc thân quen với vẻ đẹp bình dị, thuần khiết. Đặc biệt các HVTT
này nằm trong mật độ dày đặc của bố cục, mà không bị rối mắt. Những bông
hoa nhỏ xinh, vẫn bật lên giữa màu nền của tấm lụa, lung linh dưới độ sáng
của sợi tơ tằm [PL5, H5.3, tr.202].
- Hoa Cúc: là một loài hoa biểu tượng cho mùa thu, sự vui vẻ, an lạc,
viên mãn, tròn đầy và hạnh phúc. Hoa Cúc, mang tính dương như một thể đối
lập với hoa Sen mang tính âm, được thể hiện linh hoạt trên lụa Vạn Phúc như
muốn gửi gắm về sự trường tồn tới người sử dụng. Hoa Cúc cũng là một trong
các hoa văn khá phổ biến trong nghệ thuật trang trí trên lụa Vạn Phúc, nó
thường được kết hợp với một số hoa văn thảo mộc khác để trở thành đề tài
hoa lá với đường nét mềm mại trên lụa Vạn Phúc [PL5, H5.4, tr.202]. Ở
58

trường hợp khác, hoa Cúc có hình dạng rõ ràng, độc lập mang tính biểu cảm,
tạo sự cân đối và ổn định cho HVTT. Dạng hoa Cúc có nhiều cánh nhọn nên
thường được gọi là hoa Cúc xoáy [PL5, H5.5, tr.203].
- Hoa Hồng: là loài hoa biểu tượng cho tình yêu, ánh sáng và niềm hy
vọng. Ngoài ra, hoa Hồng còn mang ý nghĩa về sự tái sinh, khởi đầu và đổi
mới trong cuộc sống. Trang trí trên lụa Vạn Phúc, hoa Hồng được biểu hiện
dưới nhiều dạng thức, khi gần chính diện với trạng thái hoa nở vừa phải, cánh
tròn đều, mập, nhụy hoa tạo thành từ các cánh ghép lại [PL5, H5.6, tr.204]. Ở
mẫu hình khác, hoa Hồng được bố cục theo khóm gồm nụ, lá và các tán hoa,
mỗi khóm đều có các bông hoa to, nhỏ khác nhau. Cánh hoa nở to, bên trong
là những đường gạch song song tạo điểm nhấn cho nhụy hoa. Hay cách tạo
hình nụ hoa ở thế vươn cao như muốn thể hiện ước mơ, niềm hy vọng. Có
loại lại điểm bông đơn [PL5, H5.7, tr.204] hoặc 2 bông kép kết hợp lá và nụ
[PL5, H5.8, tr.204]. Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (người thiết kế chính các mẫu
hoa văn làng lụa Vạn Phúc hiện nay) có chia sẻ về bộ hoa Hồng leo [PL5,
H5.9, tr.205] như sau:
Tôi đã tìm hiểu các hoa văn truyền thống như hoa Cúc, hoa Chanh,
hoa Mai và nghiên cứu về kỹ thuật dệt để thực hiện bộ mẫu “Hồng
leo” tạo sự mềm mại, nhẹ nhàng phù hợp với chất liệu lụa tơ tằm.
Ngoài các hoa văn hoa Bướm, hoa Bèo được tôi cải biên lại, đầu
năm 2016, tôi có sáng tác và dệt bộ “Hồng leo” để bán và tiêu thụ
trên thị trường. Ngoài ra còn có các bộ hoa Hướng Dương, hoa
Phăng, hoa Phượng, bộ hoa văn hình học, trống đồng, bộ hoa - lá -
chim cũng được đưa vào sản xuất phục vụ người tiêu dùng [Phỏng
vấn ngày 22/6/2017].
- Hoa Hướng Dương: là loại cây có thân thẳng, lá to thường mọc so le
nhau, phiến lá hình ô van, phía dưới hình tim, mép có răng cưa. Hướng
59

Dương là loài hoa biểu tượng cho mặt trời, tượng trưng cho sức sống, mang ý
nghĩa về lòng trung thành và mong muốn trường thọ cho con người. Ngoài ra,
Hướng Dương còn biểu hiện cho niềm hạnh phúc, sự chung thủy hay nguồn
năng lượng tốt đẹp. Trên lụa Vạn Phúc, hoa Hướng Dương được thể hiện ở
góc chính diện nên nhìn rất rõ các cánh hoa và cành lá, nhụy hoa được tạo bởi
các hình giọt nước đều nhau, chạy theo hình vòng tròn, tạo nhịp điệu và sự
độc đáo riêng cho loài hoa này [PL5, H5.10, tr.205]. Giống như hoa Hồng,
hoa Hướng Dương cũng là hoa văn mới được trang trí nổi bật trên nền chữ
Triện trong bố cục dàn trải của lụa Vạn Phúc. Điều này mang yếu tố tạo hình
cao có tính hiện đại nhưng vẫn mềm mại, ưa nhìn.
- Hoa Mai: là một loài hoa biểu hiện cho sự thanh cao, trinh trắng
tượng trưng cho người con gái thuần khiết và nhẹ nhàng.
Hoa mai cũng là loại hoa được nhiều nước ở phương Đông ưa
chuộng. Ở Trung Quốc, từ lâu đời, hoa mai được liệt vào một trong
“tứ quân tử”. Ở Nhật Bản hoa mai là biểu tượng của tháng Hai.
Người Nhật thường vẽ hoa mai với chim họa mi vì “chim nhạc sĩ”
này thích làm tổ trên cành mai (Oh Suwa, 1992, số 2)… Ở Việt
Nam, nếu hoa cúc là biểu tượng của mùa thu thì hoa mai lại là biểu
tượng của mùa xuân với sức sống mãnh liệt [11, tr.244].
Trong một số quan niệm, hoa Mai còn mang tính chất chống “ma
quỷ”, hiện thân của tiểu vũ trụ gắn với dịch học. Khi Mai nở rộ cũng là lúc
thân cây đã trụi lá, bởi thế, hoa Mai còn biểu tượng cho sự thanh bạch khí tiết,
thể hiện lòng kiên định, cốt cách của người quân tử. Mai là loài hoa nở vào
mùa xuân nên cũng mang biểu tượng cho mùa xuân, với sức sống mãnh liệt,
bền bỉ thể hiện ở cành mai khẳng khiu, nụ mai mỏng manh mọc e ấp trên cành
gầy guộc. Nhưng trang trí trên lụa Vạn Phúc, hoa Mai lại được biểu hiện ở
dạng cành to, chắc, khỏe giống như một gốc mai lớn, một cây mai già. Các
60

bông hoa xòe nở, nhụy hoa rõ ràng tỏa ra từ cành, căng tràn nhựa sống [PL5,
H5.11, tr.206].
- Hoa Phăng: trang trí trên lụa Vạn Phúc, hoa Phăng được thể hiện
dưới dạng nhiều bông có kích thước to nhỏ khác nhau. Nhưng phần lớn là hoa
đã nở hết, không thấy nụ, lá và thân cây. Các cánh hoa xếp liền nhau, tạo
thành mảng dày đặc cho thấy sự bố trí hợp lý mà không hề khiên cưỡng, cứng
nhắc của HVTT này. Trái lại, cho cảm nhận về sự thoải mái, phóng khoáng
của đường nét và bởi kỹ thuật dệt đan cài hài hòa, chuyển sắc độ của chất tơ
tằm trên lụa [PL5, H5.12, tr.206].
- Hoa Phượng: hoa Phượng mang ý nghĩa về sự hồn nhiên, trong sáng,
thơ ngây với các cánh hoa mỏng manh, nhẹ nhàng nở trên các tán lá, cành
cây. Ngoài ra, hoa Phượng còn biểu trưng cho tình yêu, sự thủy chung hay
tuổi học trò… Trang trí trên lụa Vạn Phúc, hoa Phượng được biểu hiện ở cánh
mềm mại, nhiều đường nét bay bướm và thường đi theo cặp thành từng đôi
một [PL5, H5.13, tr.207]. Nếu nhìn thoáng qua sẽ thấy cách tạo hình của hoa
Phượng gần giống hoa Phăng, nhưng cánh hoa Phượng nhỏ và hẹp hơn, có
nhiều đường nét mang yếu tố trang trí “động” hơn hoa Phăng.
- Hoa Sen: là một trong những đề tài thực vật được thể hiện nổi bật
trên lụa Vạn Phúc. Theo góc nhìn sinh thái và tăng trưởng, cây Sen là loài
thủy sinh trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Hoa sen là hoa được nhiều nước trên thế giới tôn thờ từ rất sớm.
Đối với người Ấn Độ hoa sen là tượng trưng cho quyền lực sáng tạo
của thiên nhiên, của Lửa và Nước. Còn đối với người Ai Cập, hoa
sen là tượng trưng của các vị thần Orisis và Horus, là các thần Thái
dương hay Hỏa ty thần. Trong nghệ thuật Lưỡng Hà và Ai Cập, hoa
sen biểu trưng cho vũ trụ [11, tr.212].
61

Hoa Sen còn đại diện cho sức sống, nhân cách và nghị lực mang ý
nghĩa vừa gần gũi vừa linh thiêng, mặc dù được mọc ra từ bùn lầy, nhưng vẫn
vươn lên tỏa hương thơm ngát. Trên lụa Vạn Phúc, hoa Sen được thể hiện ở
hình dáng đài Sen nở to, đường nét rõ ràng mạch lạc, nụ hoa chúm chím và
thường đi thành cặp hoa và nụ, hoặc đứng một mình đơn lẻ độc lập. Có lẽ,
đây cũng là ý đồ của người nghệ nhân khi đưa hoa Sen vào trang trí trên lụa,
nhằm biểu hiện sự sang quý, tinh tế cũng như khí chất thanh cao đầy bản lĩnh
của loài hoa này.
Sự kết hợp giữa hoa Sen cùng nụ và lá với một số hoa văn thực vật
khác, đã tạo cho đề tài hoa Sen có không gian trong môi trường tự nhiên. Một
loại HVTT về Sen lại được đặc tả dưới dạng nở to “mãn khai”, tập trung vào
tạo hình đài Sen, có loại là hoa chớm hé nở, xòe cánh e ấp [PL5, H5.14,
tr.207]. Trường hợp khác, hoa Sen được thể hiện đơn giản bằng hình và nét
mang tính khái quát cao với cánh mập, dáng hoa thẳng [PL5, H5.15, tr.208].
- Cây Trúc: mang ý nghĩa về sự trường thọ, sức khỏe, tình yêu và hạnh
phúc. Trên lụa Vạn Phúc, cây Trúc xuất hiện với mật độ không nhiều so với
các hoa văn khác, thường ở dạng cành thẳng, gồm các tán lá và chồi non, đủ
để thấy các tầng lớp của cành và lá, biểu hiện về sự vươn lên của mỗi khóm
trúc [PL5, H5.16, tr.208].
Như vậy, các đề tài trang trí về hoa văn thực vật trên lụa Vạn Phúc
tương đối phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại với 11 loại hoa lá
điển hình như Sen, Cúc, Mai, Chanh cho đến các hoa văn mới như hoa Hồng,
hoa Bèo, hoa Hướng Dương, hoa Phăng... Đa số các hoa văn thực vật được
sắp xếp theo hàng lối, tạo hiệu ứng dày và dàn trải trên mỗi tấm lụa Vạn
Phúc, điều này sẽ được luận bàn ở phần sau của luận án. Ngoài các đề tài
trang trí trên, còn phải kể đến các hoa văn như hoa Dâu, hoa Thược Dược.
Nhưng rất đáng tiếc, những mẫu thiết kế HVTT này không còn nữa, NCS chỉ
62

nghe qua lời kể của các nghệ nhân nên luận án sẽ không đề cập đến. Một số
chuỗi cây leo [PL5, H5.17, tr.209], hoa leo trong tổ hợp hình tròn [PL5,
H5.18, tr.209] hay lá cây [PL5, H5.19, tr.210] được cách điệu nhưng khó xác
định tên, nên NCS tạm gọi là hoa văn thảo mộc, những hoa văn này, có số
lượng xuất hiện rất ít hoặc làm hình phụ nên NCS cũng không phân tích sâu
về yếu tố tạo hình.
2.1.2. Đề tài động vật
Ngoài các đề tài về cây cỏ, hoa lá thực vật trang trí trên lụa Vạn Phúc
giai đoạn 1986 đến nay. Đề tài về động vật cũng được xuất hiện nhiều trên
sản phẩm dệt, dù số lượng không bằng đề tài thực vật nhưng cũng để lại
những dấu ấn rất riêng mỗi khi nhắc đến lụa Vạn Phúc. Đó là các con vật gần
với cuộc sống đời thường như; Chuồn Chuồn, con Dơi, con cá, con Công cho
đến các con vật linh thiêng như con Rồng (long), con Rùa (quy), con Phượng
(phụng) xuất hiện trên những loại lụa đặc biệt, dành để may trang phục cho
vua, chúa, bá quan, hoàng hậu thời xưa.
Khác với các đề tài về linh vật thường thấy trên các di tích lịch sử thuộc
mỹ thuật cổ như lưỡng long chầu nguyệt, lưỡng long song phượng hay rồng
vàng cuốn thủy, hạc lượn trong mây, phượng òe chữ th , quy nhả ng c vàng,
ngư v ng nguyệt, dơi bám vách đá, song hạc, long vân… Đề tài về các con
vật trên lụa Vạn Phúc lại là rồng chầu th (2 con rồng quây tròn trong chữ
Thọ), dơi chầu th (4 con dơi quây tròn trong tổ hợp Rồng, Thọ), dơi chầu
rồng (4 con Dơi chầu Rồng), hay hồng cá, hồng th , sen hạc… Như vậy,
những đại diện tiêu biểu về đề tài động vật trong trang trí lụa Vạn Phúc giai
đoạn 1986 đến nay mà luận án hướng tới chính là con Rồng, con Phượng, con
Rùa, con Dơi, Chuồn Chuồn, cá, chim Công.
- Rồng: là một đề tài khá nổi bật trong hệ thống động vật trang trí trên
lụa Vạn Phúc. Từ xưa đến nay, trong quan niệm của người Việt, Rồng gắn với
63

nông nghiệp, với tập quán trồng lúa nước, với văn hóa cư dân Lạc Việt, lúc
này con Rồng đóng vai trò giúp mưa thuận gió hòa. Trong quá trình tiến hóa,
Rồng từ biểu tượng dưới nước đã tiếp thu thêm các yếu tố khác, để trở thành
một biểu tượng nhất nguyên với vũ trụ, vừa ở dưới nước, vừa ở trên trời mang
trong mình cả hai yếu tố âm (nước) và dương (trời). Phương Đông coi Rồng
là con vật huyền thoại, con vật có sức mạnh quyền uy gắn với trời và ngôi vị
vua. Rồng còn mang tính tôn giáo, thể hiện cho các thế lực thần bí. Bởi vậy,
Rồng là con vật luôn được đứng đầu trong tứ linh đại diện cho vũ trụ.
Rồng là một loại đề tài phổ biến trong các nền nghệ thuật cổ trên
thế giới. Không những hình dáng mà ý nghĩa quan niệm của mỗi
nước cũng khác nhau, thậm chí đối lập nhau… Từ xưa nó như là vật
tổ của cư dân trồng lúa nước, để mang lại ước mơ mưa thuận gió
hòa, mùa màng tốt tươi, ấm no hạnh phúc [11, tr.113 - 114].
Trong gia đình, nếu người phụ nữ tượng trưng cho Phượng hoàng thì
con Rồng biểu tượng cho người chồng, vị hôn phu, cho người đàn ông đứng
đầu trong gia đình. Hay sự kết hợp trong biểu tượng song hỷ, thể hiện cho
cuộc hôn nhân hạnh phúc, hòa hợp, viên mãn.
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, Rồng thường đi thành cặp đối xứng nhau
theo trục tung (trục dọc), trong tổ hợp hình tròn gồm chữ Thọ và đôi Rồng.
Mặt Rồng gồm 2 mắt nổi là hai hình tròn đồng tâm, hình tròn ở giữa nhỏ và
đặc. Râu dài chia ra làm 3 khóm lẫn với các chỏm lông ở đầu. Đầu Rồng gồm
nhiều sừng dài và thường không liền thân mà tách rời nhau, tạo 1 kẽ hở. Trên
sống lưng Rồng, có hàng vây nhọn nhưng mềm mại. Có lẽ, hình ảnh này
nhằm làm tăng thêm sức mạnh, sự uy nghiêm linh thiêng của Rồng trên lụa
Vạn Phúc [PL5, H5.20, tr.210].
Trường hợp khác, Rồng được thể hiện mềm mại nhẹ nhàng với đầu
nhỏ, được nhìn ở tư thế nghiêng. Thân rồng mảnh dẻ gồm các chân dài và
64

mềm mại, mỗi chân có các móng vuốt sắc nét, nhưng lại uốn lượn nhịp nhàng
cùng với thân mình, tạo sự chuyển động nhất định, đây cũng là nét đặc trưng
của các HVTT về nhóm linh vật trên lụa Vạn Phúc. Phù hợp với phong cách
sáng tác cũng như kỹ thuật cài hoa trên mỗi tấm lụa [PL5, H5.21, tr.211].
- Phượng: hay còn gọi là “Phụng” một loài chim thần thoại biểu tượng
của thánh nhân, hạnh phúc và thịnh vượng. Theo truyền thuyết ghi lại; tiếng
hót của chim Phượng gồm 5 thanh đổ, lông của chim có 5 màu, thân chim toát
lên 6 hình ảnh; đầu chim biểu thị bầu trời, mắt chim biểu thị mặt trời, lưng
chim biểu thị mặt trăng, cánh chim biểu thị cho gió, chân chim biểu thị cho
đất và đuôi chim biểu thị cho các hành tinh. Tất cả tạo cho chim Phượng trở
thành vương điểu – vị vua của các loài chim bay trên trời. “Quan niệm của
người phương Đông nói chung, phượng được coi là chúa tể của 360 loài chim.
Nó kết tinh được vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài
chim và đặc biệt nó là kết hợp của cẩm kê và công” [11, tr.132 - 133].
Người ta còn ghép chim Phượng với bảy đức hạnh và chín phẩm chất
cao quý của con người. Có tích kể rằng; chim Phượng chỉ xuất hiện vào thời
thái bình còn thời loạn là chim Phượng ẩn, vậy nên Phượng mang biểu tượng
cho hòa bình và ý nghĩa về điềm lành. Trong một số trường hợp, chim
Phượng còn thể hiện cho người phụ nữ trong hôn nhân, như một lời nhắc nhở
sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà nhằm giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Có thể thấy rằng tất cả mọi vật mang hình ảnh chim Phượng đều biểu
hiện cho phái nữ hoặc là một sinh vật giống cái. Con chim này có hai tên, khi
là con trống lúc là con mái. Theo tiếng Hán chim trống gọi là chim Phụng,
tiếng Việt gọi là con Phượng; con mái được biểu thị là con chim Hoàng; kết
hợp cả hai tên “Phượng Hoàng” để chỉ về một loài chim quý. Nhưng từ kép
“Phượng Hoàng” thường không được dùng để chỉ hình ảnh con chim như là
vật trang trí mà chỉ sử dụng mỗi chữ Phượng. Chữ để chỉ con mái, còn được
65

gọi là chữ “Loan”, vậy nên, có thể hiểu Phượng Loan cũng giống như Phượng
Hoàng là vì thế.
Trang trí trên lụa, Phượng xuất hiện với đôi cánh xòe rộng, cổ và đầu
vươn cao, mắt mở to nhìn về phía trước, đuôi uốn cong về phía thân mình. Cổ
và thân Phượng gồm các đường gân nhỏ chạy dọc từ đầu xuống thân, tạo cho
hình ảnh chim Phượng trở nên mềm mại uyển chuyển. Đuôi Phượng được
cách điệu và chia làm ba phần, mỗi phần có các đường gân lớn ở giữa, hai bên
là các cụm lông to nhỏ, dài ngắn khác nhau tạo thành dải chạy dọc hai bên
gân từ thân đến hết đuôi. Nhìn chung, với sự cách điệu có tính tạo hình này đã
cho lụa Vạn Phúc một loại HVTT với hình ảnh đẹp vừa có tính “linh”, vừa
mang yếu tố “thực” của loài chim quý này [PL5, H5.22, tr.211].
- Rùa: Trong tâm thức người Việt, Rùa cũng là con vật linh thiêng,
con vật của “vũ trụ”, mang tư cách một vị thần. Có thể thấy điều này trong
truyền thuyết thành Cổ Loa được thần Kim Quy hỗ trợ, giúp đỡ xây thành.
Rùa trong tiếng Hán Việt gọi là “quy”, tiếng Việt gọi là Rùa. Rùa là một trong
những con vật linh thiêng trong “tứ linh” - long, ly, quy, phụng. Ngoài ra, Rùa
còn mang ý nghĩa về sự trường thọ, sống lâu bởi Rùa có thể sống đến vài trăm
năm tuổi. Rùa còn biểu hiện cho sự bền bỉ, có sức chịu đựng cao. Mai Rùa
bên trên có dạng hình tròn, bên dưới phẳng dẹt, tượng trưng cho bầu trời và
mặt đất, với hình thù đó nên Rùa còn mang ý nghĩa về sự chắc chắn. Ngoài ra,
Rùa biểu hiện cho sự no đủ, thanh cao và mang ý nghĩa về việc diệt trừ ma
quỷ, tà ác.
Khi đưa vào trang trí trên lụa, đầu Rùa được cách điệu với hình dáng
dài thanh mảnh, mai Rùa có hình dạng gần giống hình tròn, bên trong có
đường chữ S, giống như vòng tròn âm dương. Chân Rùa gắn vào thân cùng
chiếc đuôi ở phía sau. Chân và đuôi do các đường cong tạo thành, dạng như
hình móc câu nhưng to hơn. Điều này thể hiện sự đơn giản nhưng mang lại
66

hiệu quả tạo hình cao, chỉ bằng đường nét và các dạng hình học cơ bản đã tạo
cho HVTT con Rùa có tính nghệ thuật trang trí nổi lên trên sản phẩm lụa, nhờ
kỹ thuật dệt của các nghệ nhân làng Vạn Phúc [PL5, H5.23, tr.212].
- Dơi: là linh vật biểu tượng cho sự may mắn an lành, dơi mang ý nghĩa
về sự trường thọ, niềm vui và hạnh phúc, bởi Dơi trong tiếng Hán được hiểu
đồng âm với từ “Phúc” trong phúc lộc, phúc đức.
Trong nghệ thuật tạo hình trang trí thuộc mỹ thuật cổ, con Dơi giữ một
vai trò quan trọng, thường đi theo nhóm như năm con Dơi (ngũ phúc) nghĩa là
năm điều hạnh phúc và cũng có nhiều sự giải thích khác nhau. Nhưng nhìn
chung năm điều ấy được hiểu là; sống lâu nghĩa là Thọ; giàu có nghĩa là Phú;
yên ổn và có đủ sức khỏe nghĩa là “khang ninh”; yêu mến đức hạnh tức là “du
hảo đức”, được chết không bệnh tật ở tuổi già tức là “khảo chung mạng”. Đó
là tất cả những điều mà biểu tượng “ngũ phúc” muốn nói lên ý nghĩa. Dơi có
thể biến thành lá gọi là “lá hóa phúc”, biến thành mai gọi là “mai hóa phúc”,
biến thành vân gọi là “vân hóa phúc”. Cho thấy tài biến hóa của người xưa đã
kết hợp Dơi với nhiều vật thể khác để chuyển tải những thông điệp biểu cảm
dưới các trạng thái khác nhau nhằm thể hiện tinh thần, cao đẹp lành mạnh của
đối tượng. Trong kiến trúc, Dơi thường được đặt ở vị trí trung tâm hay ở hai
bên sườn nhà.
Hình ảnh con Dơi trang trí trên lụa, với hai cánh xòe rộng đối xứng
nhau, tạo nên trục chéo đi qua thân Dơi. Dáng hình của hai cánh được cách
điệu tối giản bằng đường nét mềm mại, bên trong có 5 chấm tròn nhỏ. Hai
cánh mọc hai bên thân, nhưng không dính liền mà cách thân một kẽ hở nhỏ.
Thân Dơi giống bông hồng, với các mảng liền kề xếp tầng lớp, tạo thành khối.
Bằng tư duy tạo hình dân gian, con Dơi ở đây đã được nghệ thuật hóa cao
[PL5, H5.24, tr.212].
67

- Chuồn Chuồn: Ít ai biết được nguồn gốc lại từ Rồng, con vật linh
thiêng bất tử của người Việt cổ, Chuồn Chuồn mang ý nghĩa về sự may mắn,
nét huyền bí nhất định. Nó còn thể hiện sự quyến rũ, nét hấp dẫn trong tình
yêu đôi lứa. Trên lụa Vạn Phúc, Chuồn Chuồn không được trang trí nhiều,
nhưng mỗi khi xuất hiện nó đều được thể hiện ở các hình dáng khác nhau khá
phong phú và đa dạng. Đuôi Chuồn Chuồn nhỏ dài, đầu to hơn thân mình,
cánh giống hình giọt nước gắn với thân, tạo sự mềm mại và cho hình ảnh về
sự mỏng manh, nhẹ nhàng. Thứ hai là Chuồn Chuồn tuy được cách điệu khỏe
khoắn, cứng cáp hơn nhưng đuôi vẫn thon, dài, nhỏ và cong sang một bên.
Tạo hình này làm cho Chuồn Chuồn có nét đặc biệt khá thú vị về đường nét,
không nhàm chán khi nhìn vào HVTT. Thứ ba là Chuồn Chuồn được tạo hình
với hai cánh có tỷ lệ dài hơn đuôi cùng mắt to, thân vừa phải. Trên mỗi cánh
có các đường sọc dọc tạo nét đột phá, là điểm nhấn cho tổng thể bố cục đồ án
trang trí, việc cách điệu này mang đậm yếu tố tạo hình mỹ thuật bởi sự kết
hợp giữa hình và các đường nét trên cánh. Như vậy, cả ba hình thức trang trí
về Chuồn Chuồn trên, đều được thể hiện trong một tấm lụa, không kết hợp
với bất kỳ HVTT nào khác. Chỉ là các hình to, nhỏ khác nhau tạo sự độc đáo
riêng biệt như một bức tranh sống động, linh hoạt trên mỗi tấm lụa Vạn Phúc
[PL5, H5.25, tr.213].
- Cá: là con vật mang ý nghĩa về sự thịnh vượng, dồi dào và no đủ.
Người phương Đông quan niệm, cá là con vật báo hiệu điềm lành, con vật của
sự dư dả, biểu tượng về sự trường thọ. Cá Chép, từ lâu đã trở thành con vật
linh thiêng của nhân dân ta, từ hình ảnh cá cõng táo quân về trời hay cá vượt
vũ môn để hóa Rồng thể hiện sự mạnh mẽ, vững bền. Trong tiếng Hán, cá còn
được gọi là “ngư”, bởi thế, nên có những tên gọi như ngư v ng nguyệt hay
ngư hóa rồng để chỉ về cái đẹp, sự cố gắng, nỗ lực, phấn đấu, kiên trì để
thành công. Trong kiến trúc, điêu khắc thuộc mỹ thuật cổ, cá và Rồng được
68

kết hợp với nhau như ngư long hý thủy nghĩa là cá và Rồng vui đùa với nước.
Theo truyền thuyết còn gọi là cá rồng bởi có biểu hiện của cá ngậm tia nước
hoặc hơi khói mà con Rồng phun ra từ miệng rồi ẩn vào những đám mây.
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, thân cá to, mập chứa các lớp vẩy đều
nhau từ mang xuống đến đuôi. Đầu giống hình tam giác cùng hàng vây hai
bên thân tạo sự mềm mại. Đuôi cá giống hình hai chiếc lá liên kết với nhau,
vắt sang một bên như đang quẫy dưới nước [PL5, H5.26, tr.213].
- Công: là loại chim quý, có nhiều nét đẹp giống Phượng, tuy không
đứng trong 4 con vật thuộc tứ linh long, ly, quy, phụng nhưng chim Công lại
được coi là biểu tượng của chim Phượng bởi nó hiện hữu thực và cũng mang
những nét đẹp linh thiêng trong đời sống tâm thức của con người. Chim Công
mang ý nghĩa trong việc điều hòa âm dương, giữ hòa khí, làm cho công việc,
cuộc sống tốt hơn, may mắn hơn. Ngoài ra, còn mang ý nghĩa về sự vượng
khí, xua đuổi luồng khí xấu. Lông Công và đuôi Công là điểm nhấn đặc biệt
cho chim Công, vì diện tích khi xòe đuôi khá lớn cũng như màu sắc rực rỡ
của nó, đã tạo nên sự sang trọng, uy nghi hay tình yêu nồng thắm của đôi lứa
và thường biểu hiện cho phái nữ.
Trên lụa Vạn Phúc, đuôi Công được cách điệu giống các giọt nước
mềm mại uốn cong tạo thành hình xoáy nước, bên trong là hình giọt nước nhỏ
với các nét đều nhau. Đường biên ngoài của mỗi đuôi có trang trí nhiều nửa
hình tròn nối nhau, chạy xung quanh đuôi [PL5, H5.27, tr.214]. Ở trường hợp
khác, đuôi Công được kết hợp dày đặc và giao nhau, trên mỗi đuôi có các
chấm tròn nhỏ, các bông hoa cùng các hình bán nguyệt xung quanh đuôi, tạo
sự rõ ràng và mạnh lạc [PL5, H5.28, tr.214]. Thông thường, trên mỗi tấm lụa
Vạn Phúc có rất nhiều hình đuôi Công liên kết, tạo thành bố cục hàng lối và
gần như không nhìn thấy nền lụa. Điều này thể hiện sự phong phú trong cách
tạo hình và sắp đặt của HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay,
69

không chỉ hoa văn đuôi Công mà cả các HVTT khác như hoa Cúc, hoa Hồng,
hoa Chanh cho đến các đề tài về động vật hay đề tài khác. Điều này biểu hiện
giá trị thẩm mỹ, khả năng sáng tạo không ngừng của người nghệ nhân làng
Vạn Phúc.
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, đề tài trang trí về động vật trên lụa
Vạn Phúc xuất hiện tương đối nhiều. Ngoài 7 con vật đã được kể trên như
Rồng, Phượng, Rùa, Dơi, Chuồn Chuồn, cá Chép, Công, NCS còn được nghe
kể về chim Én, con Bướm, con Cò... Tuy nhiên, chỉ qua cung cấp bằng lời kể
của các nghệ nhân mà chưa được tiếp cận cụ thể bằng hiện vật, vì vậy luận án
sẽ không đề cập tới các HVTT đó.
Khi nghiên cứu về HVTT động vật trên lụa Vạn Phúc giai đoạn từ năm
1986 đến nay, NCS nhận thấy, hầu hết các con vật như Rồng, Phượng, Dơi
đều có sự liên kết chặt chẽ hoặc kết hợp với các hoa văn khác tạo thành tổ
hợp trong tổng thể bố cục gợi cho người xem về tính liên hoàn của các
HVTT. Ngược lại, một số con vật khác như Rùa, cá, Chuồn Chuồn lại đứng
độc lập một mình không có sự liên kết nhiều. Điều này, cũng là một trong
những điểm trọng tâm để NCS tìm hiểu về hình thức HVTT và kỹ thuật tạo
hình độc đáo này.
2.1.3. Đề tài khác
Cũng trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay, ngoài các đề tài về thực
vật và động vật đã được trình bày ở phần trên, thì còn xuất hiện các đề tài
trang trí hoa văn khác như: chữ, hình học, đồ vật. Mặc dù, sự xuất hiện không
nhiều như các đề tài trước kia, nhưng cũng để lại dấu ấn nhất định trên lụa
Vạn Phúc, đó là các hoa văn chữ Thọ, chữ Vạn, chữ Triện, hoa văn vân mây,
sóng nước, hoa văn Trống Đồng và một số hoa văn hình học…
- Chữ Th : hoa văn chữ Thọ là một trong những hoa văn được dùng
nhiều trong nghệ thuật tạo hình thuộc mỹ thuật cổ. Chữ Thọ là hoa văn được
70

xuất hiện nhiều trên lụa Vạn Phúc, thể hiện tâm lý cầu thọ của nhân dân ta
thời xưa với mong muốn về sức khỏe cho con người. Chữ Thọ không chỉ
tượng trưng cho trường thọ, biểu tượng này còn là ước vọng về bình an, hạnh
phúc. Theo Kinh Thi, ban đầu chữ Thọ là lời chúc tụng cho sự nghiệp của các
bậc vua chúa nhưng về sau đã chuyển thành lời chúc cho muôn người. Trang
trí trên lụa Vạn Phúc, chữ Thọ mang hàm ý cho tất cả các ý nghĩa trên. Ngoài
ra, chữ Thọ còn được coi là biểu tượng có tác dụng giúp tâm lý người mặc
được an vui, có sức khỏe tốt.
Trên lụa Vạn Phúc, chữ Thọ được thể hiện dưới dạng vuông cong, với
hai cạnh dọc nằm phía ngoài hơi lõm vào trong. Yếu tố tạo hình trong chữ
Thọ đa phần là các đường ngang, tạo thành hình chữ nhật có kích thước dài,
ngắn khác nhau. Một số đường dọc hơi uốn cong vào trong, cho tỷ lệ hài hòa
với đường biên ngoài của chữ Thọ [PL5, H5.29, tr.215].
Trường hợp khác, có tên là Thọ vuông, gọi tên như vậy, vì nhìn chữ
Thọ giống hình chữ nhật với các cạnh ngoài song song nhau. Hình chữ nhật
này nằm ngang, ở giữa chia đôi chữ Thọ làm hai phần, giằng nhau bởi trục
dọc ở giữa cho cảm nhận về sự liên kết bền vững. Các đường dọc, đường
ngang tạo thành góc vuông, điều này làm cho chữ Thọ trở nên chắc chắn,
vuông vức trên lụa Vạn Phúc [PL5, H5.30, tr.215].
Ở biến thể khác, chữ Thọ mang hình dáng tròn, nên thường được gọi là
“Thọ tròn”, các điểm kết thúc xung quanh chữ Thọ được uốn cong theo hình
tròn. Đường ngang nhiều hơn đường dọc, thể hiện tính ổn định cao. Với chữ
Thọ tròn này, cho thấy sự khái quát cao của người nghệ nhân khi cách điệu
nhằm tạo các biến thể, nhiều phương án cho đề tài trang trí được phong phú
đa dạng, mặc dù các loại hình chữ Thọ đều đứng độc lập 1 mình, không liên
kết với các HVTT khác. Điều này, còn có thể gợi thêm về tính độc lập, tự chủ
trong nhân sinh quan của con người với cuộc sống [PL5, H5.31, tr.216]. Một
71

biến thể khác, chữ Thọ được cách điệu đơn giản, các nét trên và dưới vươn
cong sang hai bên tạo thế chắc khỏe, sự bề thế, uy nghiêm trên lụa Vạn Phúc
[PL5, H5.32, tr.216].
- Chữ Vạn: là biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông mang ý nghĩa về
niềm tự hào, nó có dạng phù hiệu và có thể viết xoay bên trái hay bên phải
đều được.
Niên đại sớm nhất ở nước ta có lẽ từ thế kỷ XVI. Về hình thức là
hai chữ Z đặt vuông góc với nhau, nhiều khi trên bốn cạnh ngang
đều có khắc chữ Hán – “Nhất hóa thập, thập hóa bách, bách hóa
thiên, thiên hóa vạn”. Biểu tượng này đơn giản nhưng ý nghĩa rất
lớn. Nhiều khi nó có mặt ngay trên ngực tượng, hay vòng tròn mặt
trời trên nóc chùa, hoặc ở giữa vòng tròn chuyển pháp luân, cũng có
khi dùng để trang trí làm đề tài chính, hoặc sử dụng làm nền cho
trang trí khác (quen gọi là “nền gấm chữ Vạn”) [7, tr.229].
Hiểu theo tếng Phạn có nghĩa là phúc lộc, an khang, thành công, thịnh
vượng. Biểu tượng này lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, có thể
được hiểu là nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận và sự vĩnh hằng. Trong tín
ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu, liên kết với
thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar. Lúc này, chữ Vạn mang yếu tố tôn
giáo và tín ngưỡng, tâm thức về cuộc sống, nói lên lòng mong muốn trường
tồn vạn đại, tạo sự lan tỏa cho người sử dụng sản phẩm có trang trí chữ Vạn.
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, chữ Vạn được cách điệu cao, không thấy
dạng biểu tượng chữ thập hay hai chữ Z đặt vuông góc với nhau mà xuất hiện
ở dạng các đường song song với trục dọc của chữ Vạn cùng các đường song
song với trục ngang nhưng ngắn hơn trục dọc khá nhiều. Cứ như vậy, các
hình này đặt nối tiếp nhau theo bố cục hàng lối tạo hiệu ứng 3D trên nền lụa
[PL5, H5.33, tr.217].
72

Chữ Vạn, thường được sắp xếp trang trí cùng với hoa Cúc trên lụa và
được kết hợp giữa nét cứng của chữ và nét mềm của hoa, tạo cho đồ án như
một “bức tranh” độc đáo mà hài hòa, nhẹ nhàng, mang tính nhịp điệu cao.
Đặc điểm này chính là mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án sẽ thực hiện
nhằm giải mã nội dung ý nghĩa chứa đựng bên trong các biểu tượng trang trí
trên lụa Vạn Phúc, cũng như mở rộng nghiên cứu về sự phát triển và lan tỏa
của HVTT đó với sản phẩm lụa có HVTT của các địa phương khác trong đất
nước Việt Nam.
- Chữ Triện: là lối viết chữ của người Hán thời cổ, theo dạng khuôn
hình vuông và thường dùng trong việc khắc con dấu hoặc trang trí. Chữ Triện,
hiểu một cách đơn giản là những văn tự khắc lên gỗ hoặc trên gốm, sứ… Đôi
khi, chữ Triện còn biểu hiện cho sự nghiêm ngặt trong hình thức trang trí
cũng như nội dung chứa đựng bên trong. Nội dung chủ yếu của chữ Triện, tập
trung thể hiện danh tính hay biểu thị về một khoảng thời gian, niên đại, can
chi, ngũ hành hoặc chữ số, tranh hình… Chữ Triện khắc, thường thể hiện sự
công phu tỉ mỉ, điêu luyện của người nghệ nhân. Trang trí trên lụa Vạn Phúc,
chữ Triện biểu hiện ở dạng vuông và thường sử dụng là nền nhằm tôn các hoa
văn khác. Lúc này, chữ Triện là hoa văn phụ có bề mặt sần nhẹ mờ nhạt, ẩn
hiện khi được ánh sáng chiếu vào. Hoa văn chữ Triện giống như 2 hình xoắn
ốc có hai đầu vuông úp lưng lại nhau, tạo sự cân đối vững chãi và rõ ràng
[PL5, H5.34, tr.217].
Trên lụa Vạn Phúc, chữ Triện xuất hiện không nhiều, có lẽ bởi nếu kết
hợp với HVTT khác thì các hoa văn này phải đứng xa nhau, không dính liền
thì mới có khoảng trống để nhìn thấy chữ Triện, nếu không sẽ rối mắt hoặc
nhìn không rõ ràng. Điều này, cũng là hạn chế không chỉ hoa văn chữ Triện
mà cả chữ Vạn trên lụa Vạn Phúc.
73

- Vân mây, sóng nước: nguồn gốc của hoa văn vân mây, sóng nước
xuất phát trong khái niệm triết học phương Đông có nghĩa là khí “nước chảy
mây trôi – lưu thủy hành vân” là do khí của trời đất lưu động. Người phương
Đông, từ lâu gắn bó với nền văn hóa nông nghiệp, hình ảnh mây biểu hiện của
trời sắp mưa tức là nước, đôi khi để ám chỉ về “vận hội thông đạt”, đây là
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thịnh vượng của nền nông nghiệp lúa
nước.
Trong tiếng Hán “sóng nước” còn gọi là thủy ba, ở đây cũng hàm ý nói
đến yếu tố “khí” vì vậy hoa văn “sóng nước” dễ tạo sự gần gũi với con người
trong đời sống nhân dân ta từ xưa đến nay. Bởi thế, hoa văn vân mây, sóng
nước xuất hiện khá nhiều trong trang trí lụa, nó trở thành một trong những đề
tài trang trí phổ biến, quán xuyến trên khắp các chủng loại lụa Vạn Phúc,
mang giá trị thẩm mỹ cao [PL5, H5.35, tr.218]. Ngoài ra, hoa văn vân mây,
sóng nước còn tạo cảm giác cho sự mềm mại của chất liệu lụa.
- Hình h c: trang trí trên lụa Vạn Phúc hoa văn hình học thường có
dạng hình vuông [PL5, H5.36, tr.218], hình tròn [PL5, H5.37, tr.219] và hình
đa giác [PL5, H5.38, tr.219]. Đây là các hoa văn mới, được đưa vào trang trí
trên lụa Vạn Phúc từ năm 1986 đến nay. Tất cả đường nét tạo sự liên hoàn
khỏe khoắn, mang màu sắc mới mẻ, hiện đại mà không hề thô cứng.
- Đồ vật: ngoài các hoa văn về chữ và hình học, một dạng hoa văn khác
cũng mới xuất hiện trên lụa Vạn Phúc đó là hoa văn đồ vật. Tuy không nhiều,
nhưng cũng tạo nên những dấu ấn riêng. Điển hình là hoa văn mặt trống
Đồng, đây là hoa văn mà nghệ nhân Đỗ Văn Hiển đã trực tiếp dệt trên lụa
Vạn Phúc những năm 2015, 2016 [PL5, H5.39, tr.220].
Như vậy, với 6 dạng hoa văn tiêu biểu thuộc nhóm đề tài khác, cho
thấy sự đa dạng và phong phú về HVTT trên lụa. Điều này khẳng định tài
năng sáng tạo mẫu cũng như sự điêu luyện tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới
74

của nghệ nhân làng Vạn Phúc, đã không ngừng nâng cao và phát triển, để tạo
nên thương hiệu làng nghề truyền thống này.
Tóm lại với 3 nhóm đề tài trên, được coi là điển hình đại diện cho
HVTT đặc trưng trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay. Các đề tài đó có
sự khác biệt hình thành nên phong cách trang trí, mang giá trị thẩm mỹ cho
sản phẩm lụa Vạn Phúc. Trong quá trình giao lưu, đã có một số HVTT biến
đổi nhưng không đáng kể. Về cơ bản, các đề tài vẫn giữ được phong cách
trang trí hoa văn truyền thống và sự khác nhau sẽ được luận bàn ở các phần
sau của luận án.
2.2. Đồ án hoa văn trang trí
Đồ án trang trí trên lụa, chính là sự sắp xếp có hệ thống giữa các hoa
văn trong một tổng thể bố cục, nhằm đảm bảo các nguyên tắc của nghệ thuật
tạo hình. Việc sử dụng các đồ án HVTT, nhằm tạo ra những tinh hoa, nét độc
đáo cho lụa. Thực tế, HVTT trên lụa Vạn Phúc có sự thống nhất trong việc sử
dụng các dạng đồ án, vì vậy, luận án không phân định ra từng đồ án HVTT
riêng biệt trên những tấm lụa mà gộp thành các nhóm đồ án HVTT có tên gọi
chung, nhằm tìm ra những nét độc đáo riêng biệt, tránh sự lặp lại trong quá
trình phân tích.
2.2.1. Đồ án linh vật
2.2.1.1. Đồ án Rồng chầu
Đồ án Rồng chầu Th : Rồng trong tiếng Hán còn gọi là “long”, trang trí
trên lụa Vạn Phúc, đồ án này thường được biểu hiện trong bố cục hình tròn và
đi thành cặp đầu quay vào chữ Thọ, bởi vậy mà có tên “lưỡng long chầu thọ”.
Chỉ xét riêng về hình tượng Rồng, cho thấy đây là con vật gắn với
huyền thoại có sức mạnh phi thường, đều xuất hiện trong thần thoại phương
Đông và phương Tây. Nhưng ở phương Tây, nhiều người cho rằng Rồng chỉ
đơn thuần là khủng long chứ không có nghĩa là linh vật giả tưởng. Còn ở các
75

nước châu Á, Rồng được biểu hiện với móng chim ưng, mình rắn, vảy cá,
bờm sư tử, sừng hươu, không có cánh nhưng biết bay. Trong khi Rồng ở châu
Âu lại giống như một con thằn lằn khổng lồ có cánh và miệng phun lửa. Đa số
các nước châu Á coi Rồng là con vật linh thiêng, trong khi các nước châu Âu
lại cho Rồng là biểu tượng của cái ác, sự hung dữ.
Ở Việt Nam, sự tích con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại về nguồn
gốc dân tộc nên thường được xếp vào đồ án linh vật. Nhưng vì là con vật hư
cấu, không có thực nên được các nghệ nhân gửi gắm niềm tự hào dân tộc vào
sự sáng tạo trong đồ án Rồng chầu Th một cách nghiêm cẩn. Con Rồng được
sắp xếp đối xứng nhau qua một trục quay đầu về chữ Thọ. Thân dài, vây nhọn
nhưng không cứng mà hướng xuống đuôi, tạo sự thanh thoát mềm mại, hình
dáng Rồng trong đồ án nhẹ nhàng uốn lượn xung quanh chữ Thọ tròn. Có lẽ,
các nghệ nhân đã phải kỳ công lắm mới dệt nên chữ Thọ nhỏ nhắn này, bởi kỹ
thuật dệt không như đắp, chạm khắc hay vẽ mà vô cùng phức tạp đòi hỏi sự
kiên nhẫn, tỉ mỉ qua từng công đoạn dệt.
Trong đồ án, chữ Thọ nằm ở khu vực trung tâm, tạo điểm nhấn mà vẫn
biểu đạt được về mặt ý nghĩa và hình thức thể hiện, đó là các đường cong kết
hợp với đường thẳng tạo sự hài hòa, hai hình chữ nhật được lồng ghép chính
giữa trong hình tròn, cho thấy cách trang trí mang tính biểu tượng cao về tinh
thần của chữ Thọ [PL6, H6.1a, tr.221]. Trường hợp khác, chữ Thọ gồm nhiều
đường ngang nằm song song có khoảng cách gần nhau, giống kiểu trang trí
trong kiến trúc trên các bức tường và cánh cửa ở nhiều ngôi chùa cổ. Hình
thức chữ Thọ này thường được hiển thị sắc nét, rõ ràng, kết hợp cùng cặp
Rồng chầu tạo nên sự thống nhất trong tổng thể chung của đồ án [PL6, H6.1b,
tr.221].
Đồ án Rồng chầu Khuê Văn Các: Biểu tượng này được cô đọng từ kiến
trúc Khuê Văn Các ở Văn Miếu (Hà Nội), với kết cấu một lầu vuông 8 mái
76

bao gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, cao gần 3m do tổng trấn Nguyễn Văn
Thành xây từ thời Nguyễn vào năm 1805. Ngày nay, biểu tượng Khuê Văn
Các trong cộng đồng Asean, mang ý nghĩa về sự truyền tải tình yêu hòa bình
của người dân Việt Nam, không những đến với các dân tộc trong khu vực mà
thông điệp này, còn lan tỏa tới nhân dân toàn thế giới. Biểu tượng văn hóa
nghệ thuật Rồng chầu Khuê Văn Các, nay được sáng tạo thành HVTT trên lụa
Vạn Phúc với cặp Rồng đối xứng nhau, qua một trục được sắp xếp trong tổ
hợp hình tròn. Có biểu hiện và hình dáng giống hệt Rồng chầu Th chỉ khác là
chữ Thọ được thay bằng biểu tượng Khuê Văn Các. Nói về đồ án Rồng chầu
Khuê Văn Các, cố nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh chia sẻ:
Mỗi đồ án hoa văn trên lụa Vạn Phúc giống như một tác phẩm điêu
khắc mà ở đó người dệt chúng tôi là những nghệ sĩ. Năm ngoái, tôi
đã dồn mọi tâm huyết để dệt nên mẫu lụa Rồng chầu mang biểu
tượng lưỡng long chầu Khuê Văn Các, đây là biểu tượng của Hà
Nội được cách điệu kết hợp cùng một số hoa văn thảo mộc dệt điểm
xuyết xung quanh biểu tượng Khuê Văn Các nhằm chào mừng đại
lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Có thể gọi là đồ án Rồng chầu
Khuê Văn Các cũng được [Phỏng vấn ngày 05/7/2011].
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, biểu tượng Khuê Văn Các được thể hiện
khá sắc nét, những mảng to, nhỏ mạch lạc rõ ràng trong một hình tròn đặt
chính giữa tạo điểm nhấn, thu hút sự hấp dẫn vào nơi trung tâm của đồ án.
Khuê Văn Các (hay gác Khuê Văn), trên thực tế, kiến trúc này có sử dụng khá
nhiều HVTT và những đường kẻ chéo song song chạm khắc trên bề mặt các
ván gỗ, nhưng trong đồ án trang trí trên lụa, nhiều chi tiết đã được lược bỏ,
chỉ giữ lại hình và đường nét tổng thể trong bố cục chung [PL6, H6.2a,
tr.221].
77

Ở hình thức khác, Rồng chầu Khuê Văn Các, được thể hiện trong bố
cục hình tròn giống hình thức trên, nhưng các chi tiết đã thay đổi. Đặc biệt là
cặp Rồng, không nhìn thấy tổng thể cả con mà chỉ có bộ phận đầu, một phần
thân và đuôi như đang bay lượn xung quanh biểu tượng Khuê Văn Các. Cách
sắp đặt thoáng đạt giữa các hình chính, hình phụ cùng việc lược bỏ một hàng
vây của con Rồng, đã tạo ra khoảng trống của nền, khiến đồ án trở nên sinh
động thoáng nhẹ, cùng cách xử lý màu tương phản đã làm tăng hiệu quả tạo
hình trong đồ án Rồng chầu Khuê Văn Các [PL6, H6.2b, tr.221]. Như vậy,
với hai hình thức biểu hiện trên cho thấy, sự linh hoạt trong cách tạo hình của
đồ án Rồng chầu Khuê Văn Các trên lụa Vạn Phúc đã mang những yếu tố
trang trí hiện đại.
2.2.1.2. Đồ án Dơi chầu Th
Nhận định riêng về Dơi, một loài động vật mà trong dân gian lưu
truyền là do chuột biến hóa mà thành, bởi phần đầu và thân trông giống chuột.
Nhưng lại là loài vật thuộc bộ tay cánh, loài động vật có vú và có khả năng
bay lượn rất tốt. Ngoài ra, Dơi còn có tập tính sinh hoạt vào ban đêm, nên ban
ngày dơi thường treo ngược thân trong hang đá để ngủ, đến tối mới bay ra
kiếm mồi. Chính vì hình dáng và tập tính không bình thường của dơi, nên
người xưa coi Dơi là thần tiên và trở thành biểu tượng của sự may mắn.
Nhưng phần nhiều là do nguyên nhân cách đọc, Dơi trong tiếng Hán được gọi
là “bức” có phát âm gần giống với chữ “phúc”, tức là cách nói chung chỉ về
những điều an lành may mắn. Nên hình ảnh con Dơi được sử dụng khá nhiều
trong trang trí thuộc mỹ thuật cổ.
Trong kiến trúc và nội thất, Dơi thường thể hiện ở dạng ngũ phúc (5
con Dơi), qua bàn tay của các nghệ nhân, năm con Dơi được khắc họa rõ nét
và thường đi kèm với kim (tiền) như Dơi ngậm tiền vàng hay chữ Thọ, chữ
Vạn…, đó là sự kết hợp tượng trưng cho sự trường thọ, tiền tài, phúc lộc và
78

niềm vui. Trên lụa Vạn Phúc, khác với đề tài Dơi nói chung đó là: chỉ có 4
con Dơi chầu về chữ Thọ.
Chữ Thọ trong đồ án Dơi chầu Th , được thể hiện với hai nét trên và
dưới cong như chiếc móc câu, bốn chiếc móc này có xu thế hướng về hai bên
nhằm ôm lấy cặp Rồng. Phía trên và dưới của chữ Thọ có các hoa văn thực
vật nằm chính giữa tạo sự cân đối, hài hòa cho bố cục trong tổ hợp hình tròn
(Rồng, Thọ, thực vật). Đặc biệt, những con Dơi này đều nằm theo 4 hướng
tương ứng với các móc cong của chữ Thọ. Một sự sắp xếp khéo léo trong đồ
án, tạo cho người nhìn cảm nhận về một bố cục chắc chắn, ổn định. Hai cánh
của mỗi con Dơi cũng được các nghệ nhân thể hiện hết sức tinh tế, với cặp
cánh đều, phần đuôi giống dấu ngoặc cong úp vào thân, cánh kia uốn ngược
mềm mại. Cách thể hiện này cho thấy tính tạo hình cao, được kết hợp nhuần
nhuyễn cùng với đường nét chữ Thọ cong khiến cho đồ án Dơi chầu Th biểu
hiện trên lụa Vạn Phúc mang tính độc đáo khá thú vị về loài vật này [PL6,
H6.3, tr.222]. Nói về đồ án Dơi chầu Th , nghệ nhân Đỗ Văn Hiển làng Vạn
Phúc cho hay:
Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Dơi thường được kết hợp với
chữ Thọ mang tên Dơi chầu Th . Có lẽ, đây cũng là mong muốn
cuộc sống no đủ, thịnh vượng của nhân dân ta trong bối cảnh đất
nước bước vào thời kỳ đổi mới. Đến nay đồ án này vẫn được nhiều
nơi đặt dệt mang về bán. Thậm chí có các công ty, cửa hàng trong
Sài Gòn cũng ra Vạn Phúc đặt dệt để về may theo nhu cầu của xã
hội [Phỏng vấn ngày 18/7/2019].
2.2.1.3. Đồ án Song Phượng
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, đồ án Song Phượng được biểu hiện mềm
mại uyển chuyển trên nền hoa văn thảo mộc, xen kẽ là chữ Thọ được cách
điệu tối giản trong hình tròn giống như đồng tiền cổ.
79

Hình ảnh cặp chim Phượng như đang bay vờn nhau trên bầu trời, hòa
quyện vào không gian thảo mộc, tạo sự yên bình, nhẹ nhàng mỗi khi nhìn vào
đồ án. Cánh của đôi chim Phượng xòe cong hai bên, nhìn thấy rõ các đường
vạch ngắn nối nhau tạo thành nhiều góc nhọn, xuôi về đầu cánh, biểu hiện cho
sự chắc chắn, ổn định. Đầu và thân của đôi chim Phượng hướng sang một bên
mềm mại, diện tích phần đuôi lớn hơn so với phần đầu và thân chim. Phần
đuôi thường được chia làm 3 dải cong mềm mại, uốn lượn theo các hướng,
tạo sự chuyển động nhịp nhàng cho cặp chim Phượng. Giữa mỗi đuôi, có
đường gân chạy từ trên xuống, hai bên trang trí nhiều nét tua rua mang lại sự
mềm mại cho hình dáng chim Phượng.
Trong đồ án, chữ Thọ đặt cạnh chim Phượng và được cách điệu bằng
việc sử dụng ít đường nét, chỉ giữ lại một số đường cơ bản nằm trong hình
tròn nhỏ, xung quanh trang trí các hình kỷ hà. Việc sắp đặt cạnh nhau giữa
một loài linh vật mang ý nghĩa về may mắn, hạnh phúc kết hợp với chữ Thọ
biểu thị cho sức khỏe, sự tái sinh và trường thọ đã tăng giá trị của biểu tượng
HVTT [PL6, H6.4, tr.222].
2.2.2. Đồ án thực vật
Bên cạnh các đồ án trang trí về linh vật như Rồng chầu, Dơi chầu, Song
Phượng thì đồ án thực vật cũng là một trong những mô típ được sử dụng khá
nhiều trên lụa Vạn Phúc. Hoa lá thực vật, phần lớn được thể hiện trong bố cục
hàng lối với những đồ án tiêu biểu như hoa Cúc và các biến thể hay đồ án hoa
Chanh, hoa Bèo, hoa Bướm, hoa Phượng…
2.2.2.1. Đồ án hoa Cúc
Đồ án hoa Cúc là dạng hình quen thuộc trong trang trí truyền thống của
người Việt, xuất hiện khá sớm khoảng những năm 700 trước công nguyên.
Hoa cúc là một trong những loài hoa, từ xa xưa, đã được nhiều
nước trên thế giới, nhất là các nước phương Đông ca ngợi, quý
80

mến. Ở Trung Quốc, từ lâu hoa cúc được coi là một trong “tứ quân
tử” vì phẩm chất trong sạch và thanh cao của nó… Ở Nhật Bản, đây
là thứ hoa giành riêng cho nhà vua và quý tộc [11, tr.231].
Ở Việt Nam, hoa Cúc xuất hiện với mật độ dày đặc trong hệ thống kiến
trúc chùa và đình làng Việt, trong đồ mỹ nghệ, đồ nội thất như cửa, giường,
bàn, tủ hay những vật dụng sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của con
người. Trang trí trên lụa Vạn Phúc, hoa Cúc được biểu hiện ở các dạng khác
nhau, lúc là hoa to nở mãn khai, cánh mềm hơi vuông, khi lại là cánh nhọn
dài, chỗ thì nụ hoa khum lại, cánh hoa chúm chím… Nhưng dù ở dạng nào thì
hoa Cúc vẫn mang trong nó những ý niệm đẹp về tính liên kết, sức mạnh, sự
bền bỉ của loài hoa này.
Trên lụa, hoa Cúc thường đứng độc lập một mình hoặc kết hợp với một
số hoa văn thảo mộc khác đã trở thành đồ án HVTT phổ biến trên lụa Vạn
Phúc [PL6, H6.5, tr.223]. Thông thường, mỗi mét lụa được trang trí đến vài
trăm bông cúc, đường kính trung bình của mỗi bông gần 4cm, sắp xếp dàn trải
trên khổ lụa, các khoảng trống giữa những bông Cúc rất nhỏ, gần như không
nhìn thấy nền.
Trường hợp khác, hoa Cúc xoáy được thể hiện rõ ràng, sắc nét, không
rườm rà mà mạch lạc cùng các bông có đường kính khoảng 5cm, cánh hoa
nhọn dài xếp gần nhau tạo sự liên kết bền vững, chắc chắn cho đồ án trang trí.
Mỗi bông hoa có 25 cánh, bên cạnh là những lá dài, uốn cong mềm mại tựa
như đuôi Công. Lúc này, hoa làm nhiệm vụ tôn các lá, nếu nhìn kỹ sẽ thấy rõ
các đường gân và đường sống của lá, mỗi chiếc lá được chia thành hai phần
cân đối. Đường nét được cách điệu trông khá tự nhiên và thoáng đạt. Ở trường
hợp này, không thấy sự liên kết giữa lá và hoa mà các chi tiết thường đứng
đơn lẻ, độc lập. Có thể do các lá được tạo hình uốn cong mềm mại tạo độ
uyển chuyển, lạ mắt nên người nghệ nhân đã tách rời hoa và lá để có sự đột
81

phá và mới mẻ tăng tính hấp dẫn riêng cho đồ án hoa Cúc này chăng [PL6,
H6.6, tr.223]. Như vậy, chúng ta cũng đã bắt gặp đồ án hoa Cúc xuất hiện
dưới nhiều dạng thức khác nhau, khi mềm mại ẩn hiện lúc lại rõ ràng sắc nét.
Ở bố cục này là hình chính sang bố cục khác lại là hình phụ, cho thấy sự linh
hoạt của đồ án hoa Cúc trang trí trên lụa Vạn Phúc.
2.2.2.2. Đồ án hoa Chanh
Đồ án hoa Chanh trên lụa Vạn Phúc thường được trang trí theo dạng
hàng lối dàn trải, các bông hoa có hình dáng nhỏ và đều nhau. Hoa Chanh
được thể hiện chính diện cùng 5 cánh đặc, nhụy hoa tạo bởi 5 cánh đó mà
thành, đường biên ngoài của mỗi cánh hoa hơi lõm vào giữa một chút, điều
này nhằm phân biệt hoa Chanh với các loài hoa khác.
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, hoa Chanh được thể hiện thành khóm lớn
đầy sức sống với nhiều lá to, nhỏ khác nhau cho cảm nhận về sự mơn mởn
của những lá non, búp hoa như đang đâm chồi nảy lộc tạo sự tươi vui, mang
lại hiệu quả tâm lý cho người nhìn. Có lẽ đây cũng là dụng ý của người nghệ
nhân đã thiết kế ra mẫu hoa Chanh để trang trí trên lụa Vạn Phúc [PL6, H6.7,
tr.224].
2.2.2.3. Đồ án hoa Bèo
Giống đồ án hoa Chanh, đồ án hoa Bèo cũng được thể hiện trên lụa
dưới dạng bố cục dàn trải, nhưng hoa lá Bèo có phần đơn giản hơn so với
những hoa văn thực vật khác đã được trang trí trên lụa Vạn Phúc. Trong đồ án
này, hình dáng hoa Bèo được thể hiện rất to, các bông hoa thường tạo thành
khóm và chụm lại ở cuống rồi tỏa theo các hướng khác nhau giống một chùm
hoa lớn mang lại tính cân bằng, ổn định cho đồ án. Cạnh mỗi chùm hoa, lại có
những chùm hoa khác mà mỗi bông hoa trên đó không được chụm lại ở cuống
mà đứng xen kẽ nhau thể hiện sự thoải mái bay bổng cho đồ án. Giữa mỗi
chùm hoa lại điểm xuyết chiếc lá nhỏ tạo điểm nhấn cho bố cục.
82

Nhìn chung, hoa lá Bèo trang trí trên lụa Vạn Phúc được thể hiện khá
phóng khoáng, mềm mại. Những chùm hoa nằm cạnh nhau nhưng vẫn có
khoảng trống ở giữa để lộ nhiều diện tích nền trên tấm lụa. Đồ án hoa Bèo
được coi là đồ án hoa văn thể hiện thành công nhất so với các loại hoa văn
thực vật khác mới được nghiên cứu để cho vào đề tài trang trí trên lụa Vạn
Phúc ở giai đoạn từ năm 1986 tới nay [PL6, H6.8, tr.224].
2.2.2.4. Đồ án hoa Bướm
Trên lụa Vạn Phúc, đồ án hoa Bướm được thể hiện với các cánh hoa
mỏng manh, nhụy hoa tạo hình đơn giản. Mỗi bông có năm cánh cong tròn về
phía ngoài, phía trong là các đường răng cưa ngăn cách nhụy hoa với cánh
hoa, tạo khoảng trống cho nền chạy qua. Đồ án hoa Bướm có nhiều nét giống
hoa Bèo ở dạng các bông hoa cũng tập trung theo khóm nhưng không chụm
lại ở cuống mà thường đứng sát, bên cạnh có điểm xuyết 2 lá [PL6, H6.9,
tr.225]. Đồ án hoa Bướm, tiếp thu từ yếu tố tạo hình hiện đại, nhưng được
cách điệu với đường nét mềm mại, toát lên tính chất nhẹ nhàng, mỏng manh
nên rất phù hợp với chất liệu lụa và thẩm mỹ người tiêu dùng.
2.2.2.5. Đồ án hoa Hướng Dương
Đồ án hoa Hướng Dương cũng là hoa văn mới, được trang trí trên lụa
Vạn Phúc. Thông thường, mỗi bông hoa Hướng Dương có 13 cánh tròn to ở
phía ngoài, thuôn gọn về phía trong, các cánh hoa nằm rất gần và sát nhau
nhưng không có sự liên kết nào giữa các cánh hoa. Nhụy hoa gồm hình tròn
nhỏ nằm khu vực trung tâm, xung quanh là các hình ô van giống như những
cánh hoa được thu nhỏ tạo nhịp điệu cho mỗi bông Hướng Dương. Nụ hoa
được nhìn ở góc nghiêng với các cánh hình e – líp, có cuống và nhiều lá mọc
xung quanh, lá nhỏ không có các đường giống như xương cá như lá to, mà chỉ
có đường gân nằm ở giữa lá.
83

Những lá to, nằm gần cuối cành hoa, có hai đường cong chuyển động
vút nhọn về phía đầu lá, tạo sự uyển chuyển cho cả hoa văn. Đặc biệt, điểm
khác biệt của hoa Hướng Dương trên lụa Vạn Phúc là thân cây không thẳng
như trong hiện thực mà được cách điệu cong tròn như một cành hoa đặt lên
trên tấm lụa [PL6, H6.10, tr.225].
2.2.2.6. Đồ án hoa Phăng
Giống như hoa Bướm và hoa Hướng Dương, đồ án hoa Phăng cũng
được tiếp thu từ yếu tố tạo hình hoa văn mới. Trên lụa, cho thấy những bông
Phăng được nở to cánh xòe ra theo nhiều hướng khác nhau, nhụy hoa hình
giọt nước đặt chính giữa khu vực trung tâm. Tổng thể, chỉ là các bông hoa có
kích thước to, nhỏ đặt cạnh nhau tạo nên một bức tranh sinh động và đẹp mắt.
Đặc điểm riêng của hoa Phăng là các cánh hoa chạy so le theo vòng tròn xuất
phát từ nhụy đến cánh cuối cùng. Những cánh này, không được cách điệu
riêng biệt giống như hoa Hướng Dương và hoa Bướm mà là các nét liền cong
tạo thành mảng lớn biểu hiện cho cả bông, phần trên của mỗi cánh là các
đường vạch thẳng, nhằm tạo mảng trang trí cho bông hoa thêm phần lạ mắt.
Việc nghiên cứu và phân tích 6 đồ án thực vật hoa lá trên lụa Vạn Phúc
cho thấy cách tạo hình và sắp xếp hoa văn có tính nhất quán trong bố cục
hàng lối dàn trải, khẳng định cho phong cách tạo hình riêng biệt. Qua đó,
nhận thấy một số đồ án thực vật tiêu biểu được kế thừa và sử dụng có nhiều
nét tương đồng nhất với HVTT thuộc kiến trúc chùa Việt, nổi lên trong đó là
đồ án hoa Cúc và các HVTT biến thể khác [PL6, H6.11, tr.226].
2.2.3. Đồ án chữ, hình học, đồ vật
Trang trí trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay, không thể không
nhắc tới các đồ án liên quan đến chữ như chữ Thọ, chữ Triện hay đồ án hình
học, đồ án trống Đồng. Mỗi một đồ án đều có các hoa văn, cách tạo hình và
sự sắp đặt khác nhau làm cho HVTT trên lụa Vạn Phúc thêm sự độc đáo.
84

2.2.3.1. Đồ án chữ
Đồ án Th Triện: trên lụa Vạn Phúc, hoa văn chữ Thọ kết hợp với chữ
Triện được thể hiện không nhiều, thường là trang trí trên lụa Vân (loại lụa
được dệt thưa, mỏng hơn các lụa khác). Đồ án Th Triện, gồm chữ Thọ tròn
nổi lên trên chữ Triện, lúc này chữ Thọ đóng vai trò là hình còn chữ Triện là
nền nhằm làm tôn hình. Các chữ Thọ không đứng gần nhau mà cách một
khoảng chừng 7 – 8 cm, đủ để thấy nền Triện rõ ràng. Bên trong mỗi chữ Thọ
chứa các thanh ngang dài tạo thành hình chữ nhật để lộ mặt vải sợi dệt thưa,
xung quanh là các đường cong tròn, bên ngoài là các hình nhỏ có dạng kỷ hà
được dệt tương đối sắc nét, tất cả nằm trong hình tròn lớn, tạo sắc độ đậm
nhạt cho chữ Thọ trên nền Triện, gợi cảm giác màu nền đục, dầy, còn hình có
độ trong và mỏng [PL6, H6.12, tr.226].
Đồ án Th Đỉnh: là một đồ án nổi tiếng trên chất liệu lụa làng Vạn
Phúc, đồ án gồm chữ Thọ tròn kết hợp với đỉnh đồng được cách điệu đơn
giản, mang tính khái quát cao. Đặc biệt, trong đồ án hoa văn này được dệt các
sợi thưa tạo sự trong trẻo cho bố cục. Giống như đồ án Th Triện, đồ án Th
Đỉnh thường được dệt trên lụa Vân, bên cạnh mỗi chữ thọ và các đỉnh đồng
lớn là các đỉnh đồng nhỏ nằm ở giữa được dệt khít, kết hợp cùng hoa lá thảo
mộc tạo cho đồ án sự hòa quyện tinh tế. Mang lại cho người nhìn một cảm
nhận về sự hoài cổ. Trước đây, đồ án Th Đỉnh được dùng nhiều để may trang
phục cho vua quan, ngày nay đồ án này ít được phổ cập [PL6, H6.13, tr.227].
2.2.3.2. Đồ án hình h c
Đồ án hình tròn, gồm nhiều hình tròn đồng tâm đặt lên nhau, có khoảng
cách bằng nhau tao hiệu ứng tầng lớp cho HVTT. Điều này cũng tạo ảo giác
lan tỏa trên bề mặt lụa [PL6, H6.14, tr.227]. Đồ án hình đa giác, gồm các hình
tam giác, tứ giác đặt cạnh nhau tạo sự khỏe khoắn, hiện đại [PL6, H6.15,
tr.228]. Đồ án hình vuông, gồm nhiều hình vuông đặt lệch nhau, bên trong là
85

các hình vuông nhỏ, bên ngoài là các hình vuông lớn tạo hiệu ứng so le cho
thị giác mỗi khi nhìn vào đồ án hoa văn này [PL6, H6.16, tr.228].
2.2.3.3. Đồ án đồ vật
Đồ án trống Đồng: trang trí trên lụa Vạn Phúc, loại hoa văn đồ vật xuất
hiện không nhiều, không đa dạng và phong phú như các đề tài hoa văn chữ,
hoa văn thực vật và hoa văn động vật.
Hoa văn trống Đồng được cách điệu gần giống chiếc quạt, bởi người
nghệ nhân chỉ lấy 2/3 hoặc 3/4 hoa văn trong vòng tròn của mặt trống để sắp
xếp cho trang trí, không đóng khung và được chia làm 3 phần lớn, nhỏ, trung
bình, kết hợp với một số hoa văn khác, tạo sự tự do trên nền lụa Vạn Phúc.
Đây cũng là một bố cục “tự do” đặc biệt không gặp nhiều trong cách trang trí
trên lụa nói chung và lụa Vạn Phúc nói riêng. Bởi do kỹ thuật và khung dệt
không cho phép các hoa văn được sắp xếp ngẫu nhiên mà phải có trật tự, điều
này sẽ được nghiên cứu và làm rõ ở phần cuối của chương [PL6, H6.17,
tr.229].
2.2.4. Đồ án tổ hợp
Đây là dạng đồ án được kết hợp từ hai loại hoa văn trở lên trong tổng
thể các đồ án trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay. Một số hoa văn thực
vật như hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Sen, hoa Mai, cành Trúc thường được sắp
xếp cạnh chữ Vạn, chữ Thọ hay con cá trong bố cục hàng lối. Chính vì vậy
mà mỗi lần xuất hiện, sự kết hợp này đã tạo ra các tầng lớp hoa văn xen kẽ
nhau, góp phần làm phong phú thêm cho các đồ án HVTT trên lụa Vạn Phúc.
2.2.4.1. Đồ án Vạn Cúc
Thập niên những năm 80, nhà nước chủ trương khuyến khích phát triển
các làng dệt lụa thủ công truyền thống. Vì vậy, các nghệ nhân làng Vạn Phúc
đã cùng nhau nghiên cứu tìm tòi cái mới trên cơ sở kế thừa kho tàng hoa văn
truyền thống của dân tộc, nhằm dệt lên các đồ án trang trí tiêu biểu và đặc sắc.
86

Đơn cử một kiểu HVTT có sự kết hợp tài tình giữa hoa Cúc và chữ Vạn trên
lụa.
Trong đồ án, hoa Cúc được thể hiện tròn trịa với mong muốn về sự no
đủ, hạnh phúc viên mãn cùng các cánh hoa nở to, chạy xung quanh nhụy hoa.
Nhụy có hình tròn nằm chính giữa khu vực trung tâm, hình tròn được tạo từ
những chấm nhỏ li ti mà thành. Các lá như được bung tỏa từ bông hoa, lá to lá
nhỏ xen kẽ cánh hoa cho cảm nhận về sự hòa hợp giữa hoa lá Cúc. Trên mỗi
lá có các đường xương cá, nhằm tạo điểm nhấn cũng như sự rõ ràng trong
tổng thể hoa lá Cúc. Với tạo hình đó, hoa Cúc còn được kết hợp với chữ Vạn
trong đồ án, lúc này chữ Vạn được cách điệu giống chữ Z, nhưng thanh giữa
(thanh dọc) được kéo dài ra trông thanh mảnh và được trang trí thêm 2 đến 3
đường song song, các thanh ngang của chữ Vạn quay ngược chiều nhau giống
hình kỷ hà [PL6, H6.18, tr.229]. Với kiểu sắp xếp này cho thấy, chữ Vạn
trong đồ án Vạn Cúc làm nhiệm vụ là nền, nhằm tôn hình chính hoa lá Cúc.
Điều này cũng trùng vào các trang trí truyền thống của phương Đông và một
số công trình kiến trúc mang yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng của Việt Nam.
2.2.4.2. Đồ án Trúc, Mai, Th , Hỷ
Trang trí trên lụa, đồ án Trúc, Mai, Th , Hỷ gồm các hoa văn cành
Trúc, cây Mai, chữ Thọ tròn và chữ Hỷ được sắp đặt xen kẽ giữa cặp hoa văn
cây Mai – chữ Thọ và cặp hoa văn cành Trúc – chữ Hỷ, tạo sự cân đối chặt
chẽ cho bố cục. Trong đồ án, cây Trúc được biểu hiện ở dạng cành, mỗi cành
gồm 6 tán lá rộng, mỗi tán có từ 5 đến 6 lá, các lá trúc dài và nhọn, kích thước
to nhỏ khác nhau, tạo sự sống động linh hoạt trên thân cây thẳng đứng vững
chãi. Từ xưa đến nay, cây Trúc luôn mang biểu tượng cho sự mạnh mẽ bởi
Trúc sống được trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông mà vẫn xanh tươi,
bền vững, ngay thẳng, cứng cáp không lay chuyển, nên thường được gắn với
khí chất của người quân tử. Trong đồ án, cành Trúc được kết hợp với chữ Hỷ,
87

chữ Thọ tròn và cây Mai. Mai là loài hoa nở vào mùa xuân mang ý nghĩa về
sự vui tươi, bình an và hạnh phúc. Trên mỗi cây Mai thường gồm 6 bông hoa
lớn và những bông Mai nhỏ cùng nụ và các chồi non.
Sự kết hợp của HVTT này một phần chuyển tải ý nghĩa về cả hình thức
lẫn nội dung về sự khăng khít, gắn bó bền chặt trong mối quan hệ giữa các
khóm hoa và cành lá của 2 loài cây có tính biểu tượng cao. Trong đồ án ngoài
cành trúc, hoa Mai còn được kết hợp với chữ Thọ tròn và chữ Hỷ, biểu hiện
cho mong ước hạnh phúc trường tồn và tuổi thọ dài lâu [PL6, H6.19, tr.230].
2.2.4.3. Đồ án Hồng Th
Giống như đồ án Vạn Cúc, đồ án Hồng Th cũng được kết hợp giữa
hoa văn thực vật với một loại chữ. Nói về đồ án Hồng Th , nghệ nhân Đỗ
Văn Hiển cho biết:
Hồng Th là đồ án trang trí mới, được xuất hiện và phát triển nở rộ
vào những năm 90 của thế kỷ XX. Trong giai đoạn đất nước vừa
bước vào thời kỳ mở cửa nên nhu cầu sử dụng lụa của nhân dân
tăng lên. Đặc biệt, các loại lụa có trang trí hoa lá thực vật được yêu
thích hơn. Điển hình như đồ án Hồng Th , Hồng cá, Trúc, Mai,
Th , Hỷ, Sen Hạc… [Phỏng vấn ngày 29/6/2019].
Đây có lẽ là lý do chính để các nghệ nhân làng Vạn Phúc tập trung bỏ
nhiều công sức để sưu tầm, phân tích và lựa chọn các loại hoa lá đưa vào
trang trí trên lụa. Cũng như nghiên cứu sự kết hợp cùng các hoa văn khác, sao
cho phù hợp với kỹ thuật và mang ý nghĩa về nội dung, đạt được hiệu quả
thẩm mỹ cao cho sản phẩm lụa.
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, đồ án Hồng Th được sắp xếp dày đặc
giữa hoa lá Hồng và chữ Thọ. Các bông hoa nở to, cánh cong mềm nghiêng
về một hướng và tập trung theo khóm, thông thường mỗi khóm gồm 2 đến 3
bông Hồng xen kẽ các tán lá và một số hoa nhí (dạng hoa nhỏ không xác định
88

được tên gọi), kết hợp với nhiều hoa văn có dạng hình tròn. Có hình tròn bên
trong là những đường kẻ sọc, ngang, đan lại với nhau giống như mắt sàng; có
hình tròn giống như bông hoa với các đường chuyển động ở viền ngoài, bên
trong là các chấm nhỏ tập trung giống nhụy hoa, bên ngoài là một hình tròn
khác, nhưng đường nét có dạng chuyển động cong xoắn như lò xo. Đặc biệt,
dạng hình tròn thứ 3 chính là sự cách điệu của chữ Thọ tròn, điều này nhằm
phân biệt với chữ Thọ vuông và chữ Thọ ngoặc.
Trong đồ án Hồng Th , chữ Thọ được cách điệu vô cùng tối giản, nhiều
đường giảm lược, chỉ còn một số nét ngang trên và dưới uốn cong tạo thành
hình tròn, hai nét ngang ở giữa nối với nhau tạo thành hình chữ nhật. Việc đặt
hoa văn chữ Thọ trong tổng thể hoa lá Hồng để dệt ra tấm lụa là một trong
những thành công nhất định của các nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc giai đoạn
đất nước trong thời kỳ mở cửa. Đánh dấu một mốc khá quan trọng trong tiến
trình lịch sử phát triển của HVTT trên lụa Vạn Phúc. Cũng như thể hiện được
sự kế thừa truyền thống là chữ Thọ và kết hợp thêm một loài hoa văn mới đưa
vào trang trí, cùng sự sáng tạo trong cách sắp đặt làm nên dấu ấn nhất định
cho lụa Vạn Phúc [PL6, H6.20, tr.230].
2.2.4.4. Đồ án Hồng Cá
Nếu như đồ án Hồng Th , được sắp xếp dày đặc giữa các hoa văn thì ở
đồ án Hồng Cá, mang đến sự thoáng đãng, thoải mái giữa hoa Hồng và cá
Chép. Vẫn là bông Hồng, nhưng lần này, không thấy các tán lá mà chỉ có thân
cây uốn lượn khá cứng cáp và vững chãi. Cánh hoa không cong mềm như tạo
hình trước, mà có nhiều dáng khác nhau, tập trung ở khu vực trung tâm rồi tỏa
ra nhẹ nhàng, e ấp như một nụ hoa đang nở dần. Hoa và cành Hồng trong đồ
án như được chạm khắc trên các vật liệu cứng bởi sự rõ ràng, sắc nét của bông
hoa, khó ai nghĩ là được dệt từ chất liệu lụa tơ tằm. Có lẽ, đây cũng là dụng ý
89

của người nghệ nhân nhằm mang đến sự độc đáo riêng mà ít loại hình trang trí
truyền thống nào có được.
Trong đồ án hình ảnh cá Chép, cũng được biểu hiện tinh tế và sắc nét từ
đầu, thân, đuôi cho đến vẩy cá, tạo ấn tượng chắc chắn khỏe mạnh. Đầu cá
Chép được tạo hình thon gọn, mắt tròn nhỏ, thân uốn nhẹ có trang trí các
đường cong nhỏ kề sát nhau tạo thành vẩy cá cùng đuôi uốn cong mềm mại.
Với chi tiết này, cho thấy sự tỉ mỉ, kỹ càng dưới con mắt quan sát thực tế của
người nghệ nhân để có sự khái quát cao như tạo hình đuôi và vây đơn giản
vừa đủ, cho thấy hoa văn cá Chép hiện lên trên lụa mang đặc trưng riêng, vừa
chân thực nhưng lại sống động linh hoạt trong đồ án [PL6, H6.21, tr.231].
Hình thức và cách kết hợp lạ và độc đáo này, đã tạo cho đồ án Hồng Cá một
thẩm mỹ thú vị đầy tính ngẫu hứng. Đặc biệt ở đồ án này, giữa cá và hoa
Hồng, cả hai hoa văn đều đứng độc lập đã tạo khoảng trống vừa phải để nhìn
thấy rõ nền của lụa. Đây là một trong những đồ án trang trí thành công nhất
trên lụa Vạn Phúc trong giai đoạn đổi mới của đất nước.
2.2.4.5. Đồ án Sen Hạc
Trong các dạng đồ án trang trí thực vật, hoa Sen là một loài hoa được
xuất hiện nhiều trong hình tượng trang trí trên kiến trúc phù điêu hay bệ, chân
đế… Đến các nơi chùa Việt, ta thường thấy hình ảnh tượng Phật Quan âm Bồ
Tát đứng trên tòa Sen hay đức Phật ngồi trên đài Sen.
Trong tâm thức dân gian của người Việt, hoa Sen tượng trưng cho cõi
cực lạc, mang yếu tố âm. “Sen sống trong ba lớp: đất bùn, nước và hư không
được coi như ba giới mà người tu hành phải trải qua: dục giới, sắc giới và vô
sắc giới” [11, tr. 214]. Trang trí trên lụa Vạn Phúc, hoa Sen được cách điệu tỉ
mỉ thành hình chim Hạc đứng trên chiếc lá Sen tán rộng. Thân chim được
cách điệu từ đài Sen là những đường cong mảnh ghép lại, bên trong là các
chấm nhỏ rồi đến những chấm lớn tỏa từ trong ra ngoài. Đuôi chim gồm 3
90

phần đơn giản, bên trong có các nét gạch mảnh như xương cá. Cổ chim cong
mềm, chân chim nhỏ dài, phần đầu được cách điệu giống như chiếc lá Sen
đang xòe e ấp, điểm xuyết bên trên những hình tròn nhỏ, tạo sự uy nghiêm tôn
kính trong đồ án. Khác với các đồ án trước, ở đồ án Sen Hạc, hoa Sen được
cách điệu thành hình chim Hạc nhưng vẫn giữ được tinh thần, sắc diện của
hoa [PL6, H6.22, tr.231]. Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển, người trực tiếp dệt đồ án
Sen Hạc chia sẻ:
Đồ án Sen Hạc trên lụa Vạn Phúc có nét tương đồng về hình dáng
hoa văn trong kỹ thuật chạm gỗ của đồ án “Phượng Rùa cách điệu
từ hoa Sen” trong chùa Bối Khê (Hà Nội) do sự tham khảo, học hỏi
hoa văn cổ trong các chuyến tham quan, nghiên cứu của tôi [Phỏng
vấn ngày 22/6/2017].
2.2.4.6. Đồ án Sen Mây
Nếu như ở đồ án trên, hoa Sen được cách điệu tỉ mỉ để hóa hình chim
Hạc thì đến đồ án Sen Mây, hoa Sen được thể hiện rõ ràng mạch lạc không lá,
thân và nụ mà chỉ có hoa kết hợp với những đám mây với hình dáng to nhỏ
khác nhau, cuộn tròn như đang bay lên trời tạo hiện tượng sen “thăng”. Bông
Sen được cách điệu tối đa với 6 cánh, đối xứng nhau qua nhụy hoa, nhụy
được tạo hình e – líp nằm chính giữa hoa. Xung quanh là các đám mây có
hình dạng khác nhau, đám thì đi theo khóm nhỏ cuộn tròn xếp cạnh nhau,
đám lại được uốn cong như bọt nước và kéo dài thành đuôi…, tất cả những
đám mây này đều đứng riêng biệt không đan cài với nhau nên thường có
khoảng trống.
Điều này cho thấy sự rõ ràng, mạch lạc của các hình hoa văn trong đồ
án Sen Mây. Tuy chỉ là đường nét nhưng tạo được thế vươn lên của hoa Sen
đang hòa cùng các đám mây mềm mại bay bổng mà không hề khô cứng [PL6,
H6.23, tr.232].
91

2.2.4.7. Đồ án đuôi Công


Trên lụa Vạn Phúc, đồ án trang trí là một tổ hợp gồm nhiều chiếc đuôi
Công kích thước khác nhau, có hình dáng giống chiếc lá, đặt xen kẽ giữa các
hình to, trung bình đồng thời xoay chiều ngược lại nhau, điểm xuyết thêm các
hình đuôi công nhỏ tạo sự vui mắt, độc đáo và linh hoạt trong cách xử lý
HVTT của nghệ nhân làng Vạn Phúc [PL6, H6.24, tr.232].
Ngoài ra, còn có đồ án đuôi Công được sắp đặt dày đặc, không lộ
khoảng trống của nền, mật độ trang trí hoa văn “mau”, hầu như không thấy
khoảng cách giữa các hoa văn với nhau [PL6, H6.25, tr.233]. Tất cả tạo cho
đồ án sự tỉ mỉ, tinh tế mang được giá trị thẩm mỹ nghệ thuật cao trong hệ
thống HVTT trên lụa Vạn Phúc.
2.2.4.8. Đồ án hoa, lá, chim
Ở đồ án hoa, lá, chim, xuất hiện hoa lá thực vật kết hợp với chim
muông, các hoa văn này thường rất nhỏ, không rõ ràng và phải quan sát rất kỹ
mới thấy được. Cứ mỗi chuỗi hoa, lá thực vật lại đến hoa văn hình chim được
cách điệu cùng các cánh nhọn gồm nhiều đường tua rua bên trong, lặp đi lặp
lại hết khổ lụa, tạo cho bố cục tính nhịp điệu cao. Tuy nhiên, dạng đồ án này
thường được trang trí theo bố cục đường diềm, bởi trong cả khổ ngang của lụa
mỗi bố cục có kích thước khảng 20cm, chia làm 7 mảng nhỏ kéo dài hết chiều
ngang, 3 cặp ngoài đối xứng nhau gồm hoa văn hoa, lá, chim. Mảng ở giữa là
trục đối xứng có trang trí hoa văn thực vật [PL6, H6.26, tr.233].
Như vậy, với 3 đồ án linh vật, 6 đồ án thực vật, 3 đồ án chữ, hình học,
đồ vật và 8 đồ án tổ hợp trang trí trên lụa Vạn Phúc đã thể hiện sự đa dạng về
đồ án cũng như sự phong phú trong cách sắp xếp các yếu tố tạo hình. Đặc
biệt, có sự kết hợp giữa các mô típ hoa văn xen kẽ, xoay chiều, đảo ngược,
trong bố cục dẫn tới sự giống nhau trong phong cách trang trí của đa số các
chủng loại hoa văn trên lụa Vạn Phúc. Nhưng cũng tùy từng sản phẩm lụa và
92

nhu cầu tiêu dùng của xã hội mà người nghệ nhân chọn mẫu đưa lên trên nền
lụa các loại hoa văn phù hợp, bố cục hài hòa đảm bảo tính mỹ thuật cho sản
phẩm.
2.3. Hình thức trang trí hoa văn
2.3.1. Bố cục trang trí
HVTT trên lụa Vạn Phúc được thể hiện dưới nhiều dạng thức bố cục
khác nhau, mỗi bố cục đều có nét đặc trưng, cách sắp đặt hoa văn riêng biệt
tạo dấu ấn nhất định cho từng sản phẩm lụa. Qua quá trình nghiên cứu và
phân tích HVTT trên lụa Vạn Phúc, luận án chia bố cục trang trí thành hai
loại đó là: bố cục của HVTT và bố cục của đồ án trang trí.
2.3.1.1. Bố cục hoa văn trang trí
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, bố cục của mỗi HVTT được xác định bởi
các chi tiết trong từng loại hoa văn đó. Quá trình nghiên cứu, NCS nhận thấy
các HVTT trên lụa Vạn Phúc được chia theo dạng HVTT đơn và HVTT kép.
Từ đó, xác định được bố cục trong các HVTT đó:
- Bố cục tự do trong hoa văn trang trí đơn
HVTT đơn, để chỉ một loại hoa văn thường đứng một mình, không kết
hợp với nhiều hoa văn khác. Ví dụ, đề tài thực vật có hoa Cúc, hoa Mai, hoa
Chanh…, đề tài động vật có Rồng, Phượng, Rùa, Dơi, cá, Chuồn Chuồn và đề
tài khác có chữ Thọ, chữ Vạn, chữ Triện, hình học, đồ vật…
Trên lụa Vạn Phúc, HVTT đơn thường có dạng bố cục tự do, bởi các
yếu tố tạo hình, đường nét, tỷ lệ, màu sắc không nằm đối xứng nhau qua một
trục nào cả mà nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong bố cục. Mỗi HVTT đơn đều
mang nội dung và ý nghĩa riêng. Nhưng khi sắp đặt trong bố cục tự do, đòi
hỏi sự sáng tạo mang yếu tố mới lạ tránh sự lặp đi, lặp lại giống các dạng bố
cục khác.
93

Trong các loại hình bố cục trang trí trên lụa Vạn Phúc, bố cục tự do có
nguyên tắc tạo hình đối lập so với bố cục hàng lối và bố cục đường diềm. Bản
thân mỗi HVTT chính là một chủ thể riêng biệt tạo nên đồ án trang trí. Cho dù
được sắp đặt theo dạng bố cục tự do nhưng hình dáng và đặc điểm của các
HVTT đơn, vẫn được bố trí cân đối hoàn chỉnh mang giá trị thẩm mỹ cao, góp
phần tạo dấu ấn riêng biệt cho loại bố cục này trên sản phẩm lụa Vạn Phúc.
- Bố cục đăng đối trong hoa văn trang trí đơn
Bố cục đăng đối, chính là sự sắp đặt các yếu tố tạo hình, tỷ lệ, màu sắc
giống nhau, nằm đối xứng nhau qua hai trục (đó là trục tung và trục hoành)
tạo tính bền vững, chặt chẽ và cân bằng về thị giác cho bố cục. Trên lụa Vạn
Phúc, bố cục đăng đối trong HVTT đơn không nhiều, duy nhất có dạng hoa
văn chữ Thọ, gồm chữ Thọ vuông cong [PL7, H7.1, tr.234] và chữ Thọ tròn
[PL7, H7.2, tr.235] đối xứng nhau qua hai trục tạo sự đăng đối tuyệt đối cho
HVTT.
- Bố cục đối xứng trong hoa văn trang trí kép
HVTT kép có từ hai hoa văn trở lên, được bố trí sắp đặt tạo thành một
tổ hợp. Mỗi tổ hợp này sẽ có các chi tiết giống nhau về tỷ lệ, hình dáng, kích
thước và đối xứng với nhau qua 1 trục, trục đó có thể là trục tung, trục hoành
hoặc trục xiên.
Trên lụa Vạn Phúc, dạng HVTT kép khá đặc biệt, được tuân theo
nguyên tắc tạo hình của bố cục đối xứng. Việc sử dụng các HVTT kép làm
cho bố cục đối xứng trên lụa Vạn Phúc đạt tới độ tương quan chặt chẽ và
thống nhất cao. Đặc biệt, bố cục đối xứng trong các HVTT kép, lấy tính cân
đối làm chủ đạo, điều này vừa thể hiện sự khái quát cao vừa tạo các khoảng
trống hài hòa cho đồ án. Trang trí trên lụa, bố cục đối xứng trong HVTT kép
không nhiều nhưng đều là những hoa văn đặc sắc, như:
94

Rồng chầu Th , là một dạng HVTT kép trong đó cặp rồng đối xứng
nhau theo trục dọc của tổ hợp hình tròn, giữa là chữ Thọ nhỏ nằm ở vị trí
trung tâm tạo sự đối xứng tuyệt đối cho bố cục [PL7, H7.3, tr.235].
Ngoài ra, bố cục đối xứng còn biểu hiện ở HVTT kép Dơi chầu Th ,
hoa văn này gồm 4 con Dơi chầu về chữ Thọ. Thực tế là chầu về tổ hợp gồm
hoa văn thực vật và chữ Thọ (chữ Thọ có 4 móc cong ôm lấy đôi Rồng). Tổ
hợp này gần giống tổ hợp hình tròn của HVTT kép Rồng chầu Th , bởi số
lượng và cách sắp đặt các vị trí hoa văn tương đối giống nhau. Chỉ khác là có
thêm hoa văn thực vật và sự thay đổi về hình dáng của chữ Thọ và con Rồng.
HVTT kép Dơi chầu Th , có sự cách điệu cầu kỳ, tỉ mỉ trong tổ hợp. Đặc biệt
hình ảnh 4 con Dơi nằm đối xứng nhau qua chữ Thọ, cùng trục dọc của tổ
hợp. Đây chính là hình thức đối xứng kép 2, nhằm tạo sự khác biệt so với các
hoa văn đã được trang trí trên lụa Vạn Phúc [PL7, H7.4, tr.236].
2.3.1.2. Bố cục đồ án trang trí
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, ngoài bố cục của HVTT còn có bố cục của
đồ án trang trí. Bố cục trong các đồ án trang trí trên lụa thường được sắp xếp
theo hai dạng, đó là: bố cục hàng lối và bố cục đường diềm.
- Bố cục hàng lối
Bố cục hàng lối, được coi là bố cục kinh điển được sử dụng một cách
phổ biến trên các sản phẩm lụa Vạn Phúc. HVTT trong bố cục hàng lối dựa
vào các đường ngang, đường dọc song song cách đều nhau, mỗi hoa văn được
dệt đều tăm tắp tạo, nhịp điệu hàng lối gây ấn tượng cho người nhìn bởi sự hài
hòa, hợp lý mà không hề khô cứng hay nhàm chán. Từ hoa Cúc, hoa Chanh,
hoa Mai..., cho đến chữ Vạn, chữ Thọ hay các hình học… Những hoa văn này
đều được sắp xếp theo hàng ngang hoặc hàng dọc hay từng cặp so le xen kẽ
nhau. Chẳng hạn, hoa văn hoa lá Cúc được dệt giống nhau về kích thước, kiểu
95

dáng, màu sắc (theo mẫu thiết kế từ trước) đặt cạnh nhau và lặp đi lặp lại liên
tục theo hàng dọc đến hết khổ lụa [PL7, H7.5, tr.237].
Ở đồ án Vạn Cúc, hoa Cúc được cách điệu trên nền chữ Vạn thành từng
cặp xen kẽ nhau, lúc này hoa Cúc và chữ Vạn tạo thành cặp giữa hình và nền
hỗ trợ nhau tạo sự liên kết, khăng khít. Thật khó phát hiện đâu là hình, đâu là
nền trên mỗi tấm lụa có dệt hoa văn hoa Cúc. Vì vậy, có thể coi đây là một
trong những thủ pháp nghệ thuật nổi trội và tiêu biểu cùng kỹ thuật dệt đặc
sắc của các nghệ nhân làng Vạn Phúc [PL7, H7.6, tr.237]. Ngoài ra, còn có
các hoa văn thực vật khác như hoa Hồng, hoa Phăng... cũng được sắp xếp
theo bố cục hàng lối. Cành và lá sắp đặt với mật độ tương đối dày đặc, so le
xen kẽ các bông hoa khác. Nhìn chung, dạng bố cục này gần như không nhìn
thấy nền lụa hoặc rất ít, đây được coi là bố cục tiêu biểu cho HVTT trên lụa
Vạn Phúc.
Với dạng bố cục hàng lối, chúng ta thấy xuất hiện hoa văn chữ trong đồ
án Th Triện. Trong đó hình là chữ Thọ tròn, nền là chữ Triện trải đều cả khổ
lụa. Hình và nền hòa quyện khăng khít nhau, không lộ khoảng trống hay sự
dư thừa nào trong bố cục. Nếu nhắc mỗi tên gọi, chúng ta sẽ lầm tưởng bố cục
này có thừa nhiều khoảng trống của nền vải, nhưng khi nhìn kỹ, chúng ta
không thấy khoảng trống nào của nền mà thay vào đó là các chữ Triện phủ hết
nền của bố cục, điểm xen kẽ các hoa văn chữ Thọ tròn [PL7, H7.7, tr.238].
Ngoài ra, còn có một số đồ án trang trí được sắp xếp theo kiểu thức kép
hai xen kẽ, xoay chiều. Tức là ở hàng dọc thứ nhất hoa văn chính theo dạng
hàng lối xen kẽ các hoa văn phụ, đến hàng dọc thứ 2 các hoa văn chính được
xoay chiều và lặp đi lặp lại cho đến hết khổ lụa. Nguyên tắc này được thể hiện
rõ nét nhất trong đồ án đuôi Công [PL7, H7.8, tr.238].
Trong trường hợp khác, các đồ án hoa Bèo [PL7, H7.9, tr.239] và hoa
Bướm [PL7, H7.10, tr.239] được sắp xếp với mật độ thưa hơn, không dày đặc
96

mà lan tỏa tạo sức hút riêng cho người nhìn. Lúc này, HVTT vừa là hình
chính vừa là hình phụ, nền nhìn thấy nhiều hơn nên đã tạo sự thoáng đạt cho
bố cục. Với dạng bố cục hàng lối này, HVTT được sắp xếp đơn lẻ, không kết
hợp với bất kỳ hoa văn nào khác nhằm thể hiện sự rõ ràng, mạch lạc mà
không phức tạp, rối mắt, thậm chí nhìn thấy rõ từng hoa văn cũng như gợi cho
đồ án về không gian rộng và chiều sâu của bố cục trang trí.
Một số bố cục hàng lối trong các đồ án Hồng cá [PL7, H7.11, tr.240],
Hồng Th có cách sắp đặt giống hoa Bướm, hoa Bèo nhưng thường kết hợp
hai HVTT trở lên. Các hoa văn này không liên kết nhau, mà đứng độc lập
theo hàng ngang và hàng dọc khổ lụa. Cứ mỗi bông Hồng lại đến một con cá,
lần lượt như vậy đến hết chiều dài khổ. Tuy nhiên, đồ án Hồng cá thường để
lộ nhiều các khoảng trống của nền. Cách bố trí đó khiến cho đồ án không bị
rối mà trở nên có không gian, tạo cảm giác nhẹ nhàng tĩnh tại cho bố cục.
Tóm lại, bố cục hàng lối trang trí trên lụa Vạn Phúc được thể hiện sinh
động từ những đề tài thực vật cho đến động vật và các đề tài khác. Đều có sự
sắp xếp khéo léo, hoa văn mềm mại, bay bổng mà vẫn đảm bảo tính trật tự
cho HVTT, đạt hiệu quả về sự hài hòa trong tổng thể bố cục. Việc thực hiện
theo nguyên lý hàng lối, phần nào làm tăng tính chặt chẽ cho bố cục, các
HVTT được trải dài và phát triển theo hàng ngang, hàng dọc nhằm tạo cảm
giác gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ của cuộc sống con người.
Như vậy, việc sử dụng loại hình bố cục hàng lối, đặc biệt có sự kết hợp
giữa các hoa văn xen kẽ, xoay chiều dẫn tới sự giống nhau trong phong cách
tạo hình của đa số các chủng loại hoa văn trên lụa Vạn Phúc. Và cũng tùy
từng chủng loại mà người thợ dệt lựa chọn đưa vào nền lụa các loại hoa văn
phù hợp, đặt trong bố cục hài hòa tương thích với nhu cầu thẩm mỹ của xã
hội.
97

- Bố cục đường diềm


Trên lụa Vạn Phúc, bố cục đường diềm xuất hiện ít hơn so với bố cục
hàng lối. Thường là các đồ án HVTT kéo dài liên tục theo hàng ngang, không
dàn trải cả chiều dài khổ lụa mà chỉ trang trí ở một khu vực nhất định, có thể
chính giữa hay bên trái, bên phải tùy vào ý tưởng ban đầu để người thợ cài go
võng sao cho hợp lý. Bố cục đường diềm sử dụng một hoặc hai nhóm hoa văn
có khoảng cách bằng nhau, lặp đi lặp lại trong một khu vực đã định trước.
Chính chi tiết này là điểm nhấn cho cả khổ lụa để HVTT trong đồ án không bị
lạc hay phá vỡ cấu trúc tổng thể của bố cục trang trí. Điều này được thể hiện
trong đồ án tổng hợp hoa, lá, chim [PL7, H7.12, tr.240] và thường thấy trên
khăn lụa hay túi xách, trong trang phục, hầu như không thấy đồ án này. Bởi
dệt cả khổ lụa mà chỉ có các HVTT ở một vị trí nào đó sẽ rất mất công cho
người thợ trong việc tính toán, tháo lắp go võng, cài hoa, đây cũng là lý do mà
chúng ta không thấy nhiều bố cục đường diềm trên lụa.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của bố cục đường diềm so với bố lục hàng
lối đó là: HVTT có thể đặt ở một hoặc hai diềm ngang của khổ lụa. Không có
quy tắc chung nào cho việc lựa chọn vị trí trong bố cục đường diềm trên mỗi
tấm lụa Vạn Phúc, người nghệ nhân chỉ có thể chọn ngẫu nhiên hoặc làm theo
đơn đặt hàng để xác định vị trí dệt các diềm hoa văn đó. Cũng do yếu tố kỹ
thuật và sự hạn chế của khung dệt nên chỉ thấy dạng bố cục đường diềm theo
đường ngang mà ít thấy đường dọc hay đường chéo.
Một số quan điểm cho rằng, bố cục đường diềm về hình thức trang trí
thuộc bố cục hàng lối. Chúng tôi cho rằng, đây là một bố cục riêng biệt bởi
các yếu tố tạo hình, mô típ hoa văn chỉ được trang trí ở một khoảng nhất định
nào đó trên khổ vải. Người nghệ nhân sắp đặt và mắc go võng, dệt hoa văn
theo “market” được chọn sẵn. Điều này cho thấy đã có sự hình thành bố cục
ngay từ đầu, không dựa vào bất kỳ bố cục nào có sẵn mà thành. Còn bố cục
98

hàng lối thì các HVTT dàn trải từ đầu cho đến cuối khổ lụa, không chia theo
từng khu vực như bố cục đường diềm. Đây chính là sự khác nhau để phân biệt
bố cục đường diềm với bố cục hàng lối.
Như vậy, đối với bất kỳ hình thức bố cục nào thì đều cần những nguyên
lý cơ bản của trật tự thị giác như; yếu tố tạo hình, đường nét, hình và màu sắc.
Song, không phải trong bất kỳ bố cục nào cũng giống nhau. Bởi vậy, ngay từ
đầu phải hiểu rằng mỗi bố cục không bao giờ có thể giải quyết được một nội
dung trọn vẹn và cũng không bao giờ là một bài tính đơn thuần của các vấn đề
riêng lẻ. Nhìn chung, với hai bố cục hàng lối và đường diềm được trình bày ở
trên, đã là đại diện cho bố cục của đồ án trang trí hoa văn trên lụa Vạn Phúc.
2.3.2. Hình và đường nét
2.3.2.1. Hình
Mỗi HVTT trên lụa Vạn Phúc đều tạo thành từ các hình lớn, hình nhỏ
và hình trung gian. Hình chính là kết cấu nhằm phân chia các khu vực trong
mỗi HVTT. Chẳng hạn hình của cánh hoa, lá hoa và thân hoa. Hình của đầu,
chân, cánh, thân của động vật. Hình của các thanh ngang, thanh dọc của hoa
văn chữ hay hoa văn hình học, đồ vật v.v..
Trong thực tế, hình được hiểu là yếu tố có tiết diện, chiếm một khoảng
nhất định trên bề mặt của một sản phẩm nào đó. Trang trí trên lụa, hình biểu
đạt cho các hoa văn, có hình rời không liên kết nhau, có hình đan xen lồng
ghép với nhau được kết hợp từ hai hay nhiều hoa văn. Hình được bao quanh
bằng một đường khép kín, nếu hình hở không gọi là hình mà chỉ là đường nét.
Các hình HVTT trên lụa Vạn Phúc thường là các hình nhỏ, ít hình lớn,
đôi khi được gọi là các nét đậm. Gọi theo cách nào cũng chỉ để xác định một
vị trí cụ thể của hình hoa văn trong một bố cục. Đa số các hình trang trí trên
lụa thiên về sự mềm mại, không khô cứng, gãy nhọn. Bản thân các hình xuất
phát từ HVTT mà các hoa văn này đều lấy ở các đề tài thiên nhiên, hoa lá,
99

thực vật nên sự mềm mại cũng là điều tất yếu để phù hợp với hình thức biểu
hiện của mỗi hoa văn. Ở đồ án Sen Mây, chúng ta thấy được sự hài hòa giữa
các hình nhỏ là các đám mây với các hình to là những bông Sen. Mặc dù có
sự tạo hình riêng biệt, rõ ràng và không liên kết nhau giữa các đám mây với
hoa Sen nhưng vẫn giữ được nét mềm mại cho cả đồ án, cũng như gợi cảm
giác động cho các bông Sen [PL7, H7.13, tr.241]. Ngoài ra, còn có sự kết hợp
các đồ án chữ với đồ án hoa lá, đặc biệt là các đồ án hình học cũng đem lại sự
mới lạ cho hình HVTT.
Nhìn chung, phần lớn các hình hoa văn trên lụa Vạn Phúc là các hình
nhỏ, mang tính chuyển động tạo sự mềm mại, nhẹ nhàng cho tổng thể bố cục.
2.3.2.2. Đường nét
Đường nét của HVTT trên lụa Vạn Phúc, chính là yếu tố tạo hình cơ
bản nhằm truyền đạt giá trị nghệ thuật của sản phẩm. Đường nét nói chung và
đường nét trang trí trên lụa Vạn Phúc nói riêng, đều nhằm mục đích mô tả
một loại hình hoa văn nào đó hoặc là nơi tiếp giáp của một cụm hoa văn, một
tổ hợp hình tròn cũng có thể là đường viền xác định ranh giới giữa các hoa
văn với nhau. Đường nét HVTT trên lụa còn được phát huy, thể hiện bằng
nhiều cách, nhưng hầu hết được hiển thị bởi những nét cong mềm, điều này
phụ thuộc vào chính các đề tài trang trí trên lụa.
Tuy nhiên, các đường nét của HVTT cây cỏ, động vật, chữ, hình học
đều không quá rườm rà, phức tạp mà được khái quát mang tới sự phóng
khoáng, tạo nên các khoảng trống nhất định cho bố cục. Những khoảng trống
này vừa phải, hợp lý thể hiện tính cân xứng nhịp điệu cho đồ án trang trí.
Mỗi một đồ án HVTT, đều có đường nét riêng có thể to, nhỏ, dày mỏng
khác nhau, nhưng đều mang mục đích là nét trang trí. Chẳng hạn, trong đồ án
hoa Cúc có rất nhiều đường nét biểu hiện cho nhụy hoa, cánh và lá hoa.
Những đường nét này khá mềm mại, uyển chuyển có sự liên kết giữa các cánh
100

hoa, tạo điểm nhấn cho hoa văn bông Cúc. Hay mục đích là đường bao quanh
(chu vi) của HVTT, nhằm ngăn cách các hình hoặc giữa hình và nền với nhau.
Nếu quan sát kỹ đồ án hoa Cúc, chúng ta sẽ thấy nhiều đường nét tạo thành
hình giống như đám mây, cạnh các tán lá dài và nhiều bông cúc nhỏ. Tưởng
chừng những hoa văn này đứng riêng rẽ, tuy nhiên xét trong tổng thể bố cục
lại thấy được sự kết nối của các đường nét với nhau, dù không đan cài nhưng
cũng thấy được tính liên hoàn của chúng trong đồ án hoa Cúc [PL7, H7.14,
tr.241]. Tạo hình về đường nét này, cũng thấy trên cả đồ án hoa Chanh, hoa
Hồng và nhiều đồ án khác, duy chỉ có đồ án hoa Bèo, hoa Bướm là không
thấy sự liên kết về đường nét giữa các cánh và lá hoa.
Trong đồ án hoa Bèo, chỉ có đường đậm, nét ngắn bên trong cánh hoa
cùng đường bao quanh cánh và cuống hoa, không thấy sự liên kết giữa các
hoa văn với nhau. Đa số các nét trên hoa Bèo là nét cong, hơi gấp khúc tạo
hình giống các chùm nơ nên nhìn khá bắt mắt [PL7, H7.15, tr.242]. Ở dạng
này, cũng có đồ án Hồng cá và trống Đồng [PL7, H7.16, tr.242] với các
đường nét HVTT không liên kết nhau, các hoa văn đứng độc lập riêng rẽ.
Ở đồ án đuôi Công, chúng ta bắt gặp cách sắp xếp đường nét gần nhau
giống như đồ án hoa Cúc đã phân tích ở trên. Điều đáng bàn ở đồ án này là sự
xuất hiện các nét nhỏ, ngắn cùng nét cứng tạo thành hình chữ nhật hay các nét
gấp khúc đứng cạnh nhau đan cài tạo sự linh hoạt, năng động cho đường nét
và gần như không nhìn thấy các khoảng trống của nền trong đồ án [PL7,
H7.17, tr.243]. Đây còn được gọi là lụa đuôi Công có HVTT với mật độ dày
đặc (mau), gọi như vậy để dễ phân biệt với đồ án đuôi Công có mật độ không
dày đặc (thưa) cũng được trang trí trên lụa Vạn Phúc.
Trường hợp khác, các đuôi Công hình giọt nước có thêm nhiều đường
cong nhỏ như vòng cung nằm bên ngoài, còn bên trong là các hình hoa được
cách điệu tỉ mỉ thông qua các nét mềm cùng nhiều chấm tròn nhỏ. Giữa đuôi
101

Công có một số hoa văn cách điệu, không xác định rõ là hình gì nhưng tạo
được các khoảng trống nhất định và giống như hình phụ trong bố cục. Vì vậy,
đây còn gọi là lụa đuôi Công thưa, bởi lẽ không có quá nhiều nét đan cài giữa
các HVTT như ở trường hợp có khoảng trống vẫn nhìn thấy nền. Xuất hiện
các hình chính nhờ biểu hiện của các nét đậm to, tạo thành khu vực trung tâm
và cũng là điểm nhấn cho bố cục. Những nét mảnh có chu vi lớn, tạo thành
hình phụ cho cảm nhận về sự rõ ràng giữa hình chính với hình phụ, giữa hình
với nền so với trường hợp trước [PL7, H7.18, tr.243].
Đường nét trong các đồ án Rồng chầu Th , Dơi chầu Th , Song
Phượng, đa phần là các nét mềm mại thiên về những đường chuyển động,
đường cong tròn. Người nghệ nhân làng Vạn Phúc đã xử lý rất tốt các đường
nét để tạo hình Rồng, Dơi và chim Phượng tương đối uyển chuyển, linh hoạt
làm nổi bật đối tượng trong bố cục. Thông thường, các đường nét trong hình
thức trang trí hoa văn trên lụa Vạn Phúc rất rõ ràng, mảnh và sắc nét. Đa số
các đường nét này, nhằm phân biệt các hoa văn với nhau trong mỗi đồ án
trang trí.
Ngoài ra, các đồ án hình học được sử dụng linh hoạt thông qua đường
nét. Một số hoa văn tạo hình khối rõ ràng, mạch lạc, một số cho hiện tượng ảo
giác nhờ vào cách sắp đặt các đường cong tròn [PL7, H7.19, tr.244] và đường
gấp khúc [PL7, H7.20, tr.244]. Điều này, cho thấy sự tài hoa của các nghệ
nhân làng Vạn Phúc trong việc thực hiện bộ hoa văn hình học mang đến sự
mới lạ, đặc sắc và hiện đại nhằm đáp ứng thị hiếu người đương thời.
Đôi khi trang trí trên lụa Vạn Phúc, có các nét cong tạo thành nhiều
hình tròn đồng tâm được sắp xếp trang trí cạnh nhau hoặc đặt chồng lên nhau
cho hiệu ứng dày đặc giữa các đường cong với nhau. Điều này, thể hiện sự
hiện đại, cá tính và óc tìm tòi để tìm ra các mẫu hoa văn mới, thông qua
102

đường nét của người nghệ nhân làng Vạn Phúc với mong muốn cung cấp ra
thị trường những mẫu HVTT đẹp, giàu giá trị thẩm mỹ.
Tóm lại, mỗi đường nét trang trí hoa văn trên lụa Vạn Phúc đều cho
những biểu hiện, trạng thái nhất định và hình thức khác nhau. Các nét thẳng
tạo sự bền vững chặt chẽ, các nét cong cho sự mềm mại, uyển chuyển; Đường
gấp khúc biểu hiện cho sự chuyển động dứt khoát, mang yếu tố khỏe khoắn,
tạo ấn tượng mạnh cho thị giác. Tuy có nhiều đường nét dài, ngắn có vẻ hỗn
độn nhưng các đường đều nhau lại thể hiện được tính nhịp điệu, tỷ lệ hài hòa.
Như vậy, tất cả các đường nét trang trí trên lụa Vạn Phúc đều mang
mục đích tôn hình, tôn HVTT cũng như làm nhiệm vụ tách biệt với nền. Dù là
hoa văn thực vật hay động vật, hoa văn chữ đều được thể hiện rõ ràng thông
qua cách xử lý đường nét. Điều này là một trong những thế mạnh trong trang
trí hoa văn trên lụa, bởi các yếu tố tạo hình của đồ án với đường nét trang trí
sinh động đã phản ánh đầy đủ tinh thần của ý tưởng và nội dung của đề tài.
Đường nét trang trí trên lụa Vạn Phúc, mang phong cách đặc trưng
riêng, đây chính là kết quả lao động của người nghệ nhân làng Vạn Phúc để
tạo ra các HVTT giàu giá trị thẩm mỹ, đại diện cho vùng quê đồng bằng Bắc
Bộ, cũng là niềm tự hào của mặt hàng thủ công truyền thống Việt Nam. Để
đường nét trở nên tinh tế, sống động, biểu cảm phải có sự kết hợp của màu
sắc, sự cộng hưởng này đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật cao
của HVTT trên lụa Vạn Phúc.
2.3.3. Màu sắc
Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật trang trí, màu sắc
thường dùng để diễn tả không gian, thời gian hoặc biểu lộ tình cảm tâm lý
trước một sự vật hiện tượng nào đó. Màu sắc trang trí trên lụa Vạn Phúc là
yếu tố quan trọng để tạo nên giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật của HVTT.
Nếu màu sắc trong thiên nhiên được thể hiện phong phú, muôn màu, muôn vẻ
103

thì màu sắc chung của HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 tới nay
thường là các màu rực rỡ bắt mắt hòa cùng màu nền của chất liệu lụa.
Màu sắc trên mỗi tấm lụa Vạn Phúc khi được ánh sáng chiếu vào, đặc
biệt là ánh sáng tự nhiên sẽ cho thị giác cảm nhận tốt nhất. Bởi vậy HVTT
trên lụa Vạn Phúc thường có màu tươi sáng. Một tấm lụa có thể trang trí nhiều
màu; 2, 3, 4, 5 màu kết hợp với nhau đan xen ẩn hiện tạo cho các HVTT trên
lụa có sắc độ óng ánh, sinh động. Đa số màu sắc của HVTT trên lụa Vạn Phúc
đi theo “tông màu” tương đồng, tương cận. Tức là cùng gam màu đứng gần
nhau nhằm hỗ trợ về sắc độ để tôn hoa văn đó lên. Mỗi gam màu sẽ có các sắc
độ khác nhau như sắc độ sáng, trung gian, tối để tạo sự “trong trẻo” cho các
hình trang trí trên lụa.
Bề mặt lụa Vạn Phúc óng ánh nhiều sắc màu, thể hiện sự tinh xảo, khéo
léo cùng kỹ thuật dệt và nghệ thuật phối kết hợp màu tinh tế. Mặt trái của lụa
Vạn Phúc cũng rất đẹp, tuy màu không rực rỡ và HVTT không sắc nét như
mặt phải, nhưng vẫn nhìn thấy rõ các hình dáng hoa văn. Ưu điểm của lụa
Vạn Phúc là, có thể sử dụng được cả hai mặt vải, bởi tính vật lý của sợi tơ tằm
và sự hòa quyện giữa các sắc màu tự nhiên, cùng kỹ thuật đan cài hoa văn
trên khung dệt của các nghệ nhân mà sản phẩm này đã mang lại tính năng sử
dụng độc đáo. Điều mà không loại vải nào có ưu thế như lụa Vạn Phúc.
Những tổ hợp màu tiêu biểu của HVTT trên lụa Vạn Phúc như:
- Vàng thư – Nâu đậm – Đỏ
- Vàng chanh – Xanh lá cây – xanh cổ vịt đậm
- Trắng – Hồng – Đỏ
- Trắng – Ghi – Đen
- Trắng – Hồng – Tím
- Trắng – Xanh dương – Xanh tím than
- Vàng thư – Cam – Đỏ
104

Tất cả các màu trên đều được sắp xếp theo gam màu, thể hiện sắc độ
đậm nhạt tạo cho HVTT trên lụa Vạn Phúc như một bức tranh rực rỡ, sống
động và biến ảo. Ngoài ra, cũng có một số cặp màu tương phản như Đỏ –
Lam; Trắng – Đen; Đỏ – Đen; Xanh Cô ban – Cam hoặc tương phản kép ba
như Đỏ – Lam – Cam; Trắng – Đen – Đỏ; Xanh – Đỏ – Đen; Xanh lục –
Vàng chanh – Tím…, tạo hiệu ứng nổi khối nhằm tôn hình và nền hay giữa
hình chính với hình phụ. Mỗi màu trên các HVTT đều phản ánh sắc độ khác
nhau, chẳng hạn màu nóng, màu lạnh hay sự tương phản về cường độ rất
sáng, sáng, trung bình, hay tối sáng, tối, tối đậm, đen… Tất cả điều này tạo
nên hệ màu sắc phong phú nhưng ổn định bắt mắt, thể hiện trên từng tấm lụa
Vạn Phúc so với các loại lụa có trang trí hoa văn ở những vùng khác.
Phổ biến nhất hiện nay là màu có nhiều sắc độ khác nhau, mặt lụa “óng
ả” bắt ánh sáng mạnh biểu hiện trong các HVTT trên lụa Vạn Phúc hơn hẳn
so với các sản phẩm khác thuộc chủng loại tơ tằm truyền thống như sa, the,
nái, sồi trước đây. Vì vậy, dù chỉ có một màu, nhưng hoa văn khá rõ nét, nhất
là khi được ánh sáng tự nhiên của mặt trời chiếu vào. HVTT trên lụa Vạn
Phúc có cả hoa nổi và hoa chìm, hoa nổi lóng lánh bóng mịn dễ nhìn, hoa
chìm ẩn hiện hòa cùng nền, nhằm tôn hoa chính lên và phải quan sát kỹ mới
nhìn thấy được. Cụ thể, trong đồ án hoa Cúc, các bông hoa thường có màu sắc
sáng và tươi hơn so với nền. Nếu hoa Cúc có màu vàng đất thì nền có màu
nâu sẫm, hoa có màu ghi trắng ánh vàng thì màu của nền sẽ là nâu đỏ, hoặc
hoa màu cam thì nền sẽ có màu đỏ đậm [PL7, H7.21, tr.245].
Ở biến thể khác, màu sắc của đồ án hoa Cúc, ngược lại với trường hợp
trên, hoa Cúc xoáy và các hoa văn thảo mộc đi kèm có màu xanh đen đậm,
nhưng nền có màu nhạt hơn, của tông xanh cổ vịt nhằm làm bật lên hoa lá
Cúc [PL7, H7.22, tr.245]. Với cách xử lý sắc độ màu của hoa văn đậm hơn
màu của nền, chúng ta cũng bắt gặp ở đồ án hoa Hồng [PL7, H7.23, tr.246],
105

một vài đồ án biến thể của hoa văn hoa Bèo, hoa văn đuôi Công còn lại đa số
các màu của HVTT sẽ nhạt hơn màu của nền và thường sẽ đi theo tông như
đồ án hoa Chanh [PL7, H7.24, tr.246], đồ án hoa Bướm [PL7, H7.25, tr.247].
Màu sắc trong các đồ án trên đều đi theo cặp tương đồng hỗ trợ nhau, nhằm
tôn hoa văn và dễ phân biệt được các hình với nhau hay giữa hình và nền. Tuy
nhiên, không phải lúc nào màu sắc của HVTT cũng tương đồng với nền lụa,
trong một số trường hợp HVTT có màu đối nghịch, tương phản với màu nền
như đồ án Hồng cá có hoa văn màu nóng (màu cam) còn nền màu lạnh (xanh
ngọc đậm) [PL7, H7.26, tr.247].
Như vậy, cho thấy màu sắc trên lụa Vạn Phúc được biến đổi đa sắc, đa
chiều nhờ vào các HVTT trên đó. Cụ thể là sự phản quang của các sợi tơ được
dệt ở mỗi tấm lụa. Tuy nhiên, mỗi màu trang trí trên hoa văn lại phụ thuộc
vào từng sợi tơ dệt lên mỗi tấm lụa. Tất cả sợi ngang, sợi dọc trên khổ lụa,
đều được nhuộm theo các gam màu đã định từ trước. Sợi dọc, tạo nền chìm ở
dưới, sợi ngang, tạo hoa nổi lên trên. Vì vậy mà ở mỗi góc nhìn, tùy theo ánh
sáng tự nhiên hay nhân tạo dọi vào bề mặt lụa thì HVTT tựa như được “thêu
nổi” do độ óng ánh biến đổi màu sắc của tơ. Đặc biệt lụa Vạn Phúc, có thể
cùng một màu cùng một nguồn sáng nhưng nhìn ở mỗi góc độ lại cho cảm
nhận về sắc màu khác nhau. Sự chuyển tông đa sắc sinh động này, cũng là đặc
trưng của lụa Vạn Phúc.
Sự phong phú về màu trên mỗi tấm lụa đã đi vào ca dao Việt Nam:
Điều, hồng, vàng, tía, thâm, nâu
Thiên thanh, bạch nguyệt, táo tàu, tam giang.
Màu ghi, màu sữa, khói nhang,
Trăm màu, nghìn sắc, kể tường hết sao.
(Ca dao Hà Tây)
106

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu thực tế, NCS thấy rằng màu sắc
hoa văn trên lụa Vạn Phúc ngày nay, còn được bổ sung nhiều gam màu khác
như; xanh tím than, hồng phấn, xanh lơ, đỏ cờ, trắng sữa, đen hạt cải v.v.. Tất
cả tạo cho các HVTT thêm tươi mới, bắt mắt đáp ứng cho nhiều thành phần
tiêu dùng trong xã hội.
2.4. Kỹ thuật
Để dệt nên mỗi tấm lụa có trang trí hoa văn, người nghệ nhân làng Vạn
Phúc sẽ phải cân nhắc để tạo sự phù hợp giữa HVTT và kỹ thuật dệt. Cũng
tùy từng chủng loại lụa sẽ có HVTT khác nhau. Vì vậy, kỹ thuật dệt được
đánh giá là rất quan trọng trong khâu tạo hình hoa văn trên lụa. Nói cách
khác, sự thành công hay thất bại của HVTT phụ thuộc vào kỹ thuật và khung
cửi. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tăng hay giảm giá trị thẩm
mỹ của sản phẩm lụa có trang trí hoa văn trên đó. Cho nên, những nghệ nhân
làng Vạn Phúc sẽ phải thiết kế các mẫu hoa văn trên bìa “các tông” phù hợp
với chủ thể nghiên cứu; từ bố cục, loại hình cho đến mật độ hoa văn, thưa hay
mau để tạo ra HVTT mang lại hiệu quả cao nhất có thể. Đục bìa là quá trình
sử dụng bìa “các tông” để tạo hoa, mỗi hoa văn sau khi thiết kế được phóng to
trên giấy kẻ ca – rô, người thợ sẽ căn cứ vào các ô để đục lỗ cho bìa [PL7,
H7.27, tr.248].
Ngoài việc thiết kế các mẫu hoa văn độc đáo lạ mắt trên lụa, thì khâu
chọn tơ và phân loại tơ rất quan trọng. Lựa chọn các tơ chuẩn, có chất lượng
tốt là các sợi tơ phải có độ bóng nhất định, độ bền, dai, chịu nhiệt và đều màu,
thường tơ chuẩn sẽ có màu trắng đục. Tính chất của tơ tằm là loại tơ đơn,
dạng mảnh vì vậy khâu kéo sợi là khâu cực kỳ phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ và
kiên nhẫn của người thợ. Thông thường trong mỗi cuộn tơ, người thợ sẽ xác
định các loại tơ theo sợi như sợi mắc, sợi mảnh, sợi mốt, sợi mốt cục. Sợi mốt
cục là sợi thô, to nhất so với các sợi khác, sợi mốt cục hơi sần thường để làm
107

các vải khác như vải thô, nilen. Sợi mốt là sợi có độ to trung bình so với sợi
mốt cục, sợi mắc là sợi to vừa phải, đều và trơn, còn sợi mảnh là loại sợi nhỏ.
Sau khi lựa chọn các sợi tơ chuẩn được cuốn quanh con tơ [PL7,
H7.28, tr.249], người thợ sẽ guồng tơ [PL7, H7.29, tr.250] ra các ống để phục
vụ cho các công đoạn tiếp theo như se tơ, nhuộm tơ, mắc d c, dệt, chuội sơ,
nhuộm màu. Song song với nó là thiết kế mẫu hoa văn và lắp đặt máy dệt.
Tiếp đến lại tiến hành se tơ, đây là quá trình chập các sợi tơ đơn lẻ vào với
nhau, sau đó máy se tơ sẽ se cả hai chiều lần lượt để chống rối tơ, đảm bảo lụa
sau khi dệt không bị nhăn. Cũng tùy theo mặt hàng định làm là gì để có thể
chập 2, 3 hay 6 sợi ngang lại với nhau làm dày tiết diện sợi, phù hợp với
chủng loại lụa và kết cấu đồ án trang trí trên mỗi tấm lụa Vạn Phúc. Đặc biệt,
khi lựa chọn sợi để dệt thì sợi mắc sẽ là sợi dọc, sợi mảnh là sợi ngang.
Tiếp theo đến công đoạn nhuộm tơ, nhuộm tơ là quá trình sau khi được
se tơ sẽ đem đi nhuộm. Công đoạn này nhằm tạo cho sợi ngang và sợi dọc có
màu trước, sau đó dệt xong cả tấm lụa rồi mới đem đi chuội để tẩy hết lớp hồ
trên sợi và nhuộm theo yêu cầu, lúc này sợi ngang và sợi dọc sẽ cho 2 màu
khác nhau óng ánh sinh động cùng HVTT tạo hiệu ứng rực rỡ đa sắc cho mỗi
tấm lụa. Tuy nhiên, công đoạn này khá cầu kỳ và mất nhiều thời gian nên đa
phần chỉ được làm theo yêu cầu đặt hàng đơn lẻ hoặc để tạo ra những tấm lụa
cao cấp khẳng định thương hiệu riêng của làng Vạn Phúc. Bởi, chất liệu lụa
được nhuộm tơ trước khi dệt, người nghệ nhân còn tiếp tục phân loại tơ theo
sợi dọc và sợi ngang, các sợi dọc sẽ được mắc vào khung cửi còn sợi ngang
quấn vào “con suốt” đặt trong lòng “con thoi” để làm nhiệm vụ đưa sợi ngang
đan với sợi dọc tạo nên mặt vải lụa đẹp, bền hơn hẳn loại lụa được nhuộm
màu sau khi dệt.
Mắc d c là quá trình các ống tơ được đưa lên cây để mắc khoảng 8000
sợi, những sợi này chạy song song nhau làm nhiệm vụ là sợi dọc của khung
108

cửi [PL7, H7.30, tr.250]. Thông thường, khi dệt sợi dọc chỉ cần 1, tuy nhiên
cũng tùy theo yêu cầu của khách hàng muốn dày hay mỏng để chập 2 sợi dọc
lại với nhau cho bề mặt lụa dày dặn, cứng cáp hơn. Quá trình chắp hai sợi
dọc, người nghệ nhân phải dùng hồ gạo để liên kết chúng sao cho đều, bóng
và căng, tạo ra lớp màng bọc để sợi tơ bền, dai, chịu nhiệt tốt, tránh rối, quăn
sẽ dễ đứt trong quá trình dệt.
Trước đây, để dệt được một tấm lụa trang trí nhiều hoa văn, người thợ
làng Vạn Phúc phải dệt nổi hoa văn từ một khung cửi thiết kế 2 tầng, còn gọi
là khung hoa, đây là loại máy dệt thủ công khá phức tạp. Chiếc khung độc đáo
này có 2 người điều khiển, một người ngồi trên một người ngồi dưới điều
khiển khung cửi nhịp nhàng, chính xác. Để dệt được tấm lụa hoa nhiều màu
sắc biến đổi theo chiều ánh sáng, người ngồi trên “kéo hoa”, cứ khi nào “con
cuốn” kêu hai tiếng “éc e” ngộ nghĩnh và nhọc nhằn thì người ngồi dưới biết
hiệu mà dệt cho đúng nhịp. Khung dệt hàng hoa cấu tạo phức tạp hơn rất
nhiều so với khung dệt hàng trơn hay khung cửi đơn.
Ngoài các bộ phận nói trên, khung dệt hoa còn có thêm hệ thống tạo
hoa gọi là “cây hoa”, hệ thống này gồm bộ “cổ thảo” [PL7, H7.31, tr.251] để
đưa hoa xuống hoặc kéo hoa lên, bên dưới gồm có bộ go d c [PL7, H7.32,
tr.251]. Các chân đòn (còn gọi là chặn đòn) có tác dụng điều khiển hoạt động
của bàn gỗ ở “cây hoa”, cái chặn đòn trong dân gian gọi là chân hoa. Tuy
nhiên, cả hai loại khung cửi dệt hàng trơn và hàng hoa đều được chế tạo trên
những nguyên tắc gần giống nhau, có khác chăng là khung dệt lụa hoa gồm
nhiều go hơn. Mẫu hoa văn trên lụa càng phức tạp, càng nhiều HVTT thì số
go càng lớn.
Dệt lụa hoa khó và phức tạp nên khung dệt cũng là loại đặc biệt, muốn
cài hoa nổi, người thợ phải khéo léo luồn sợi như thêu trên máy một cách
công phu, đòi hỏi kỹ thuật và bàn tay tài hoa của người thợ dệt lụa Vạn Phúc
109

để có HVTT trên đó [PL7, H7.33, tr.252]. Đối với hàng dệt hoa, thì không
thiết bị hiện đại nào có thể sánh nổi với “đôi bàn tay vàng” của người thợ thủ
công với cái khung cửi cổ truyền Vạn Phúc xưa. Muốn dệt được lụa có các đồ
án hoa văn, người nghệ nhân phải phóng to mẫu đã được vẽ (gọi là market)
sau đó mới xác định các điểm nổi, đây là các điểm rất quan trọng để đưa vào
đục lỗ giống như tổ ong trên tấm bìa “các tông” cứng, sao cho kim ngang,
kim dọc theo trình tự của kết cấu mà hoạt động. Các điểm chìm này được mã
hóa thành các lỗ trên bìa “các tông”. Những tấm bìa sau đó được đưa lên máy
dệt làm nhiệm vụ nâng, hạ các sợi dọc theo quy định đã được đục sẵn trên tấm
bìa đó, nó quyết định sợi tơ nào được đưa lên, sợi tơ nào đưa xuống để tạo ra
hoa văn như bản “market” ban đầu [PL7, H7.34, tr.253]. Nếu như trước đây,
dệt lụa hoa cần phải một người kéo hoa, một người dệt lụa thì ngày nay, riêng
về phần kéo hoa không cần đến sự tham gia của người thợ ở khâu này nữa. Vì
đã có một bộ phận máy kết cấu nhiều hàng kim ngang, kim dọc, co sợi cửi lên
một cách nhịp nhàng đan thành hoa văn trên mặt lụa để tạo các hình trang trí.
Riêng lụa Vân được dệt bằng kỹ thuật rất tinh tế nhằm nổi đường vân
trên bề mặt lụa. Ông Phạm Khắc Hà - chủ tịch hiệp hội làng nghề Vạn Phúc
chia sẻ:
Ngày nay, lụa Vân được dệt theo kỹ thuật mới và người nghệ nhân
đã dùng bộ go võng kết hợp các mẫu hoa văn để vặn bắt chéo sợi
dọc, khóa chặt sợi ngang làm cho quá trình sử dụng không bị co
giãn, không bị trôi như trước kia, tạo cho bề mặt lụa Vân trông
mỏng nhưng không hề lỏng lẻo, cấu trúc các sợi tơ chắc chắn, bền
chặt [Phỏng vấn ngày 08/7/2018].
Theo quy trình sản xuất thủ công, sau khi dệt xong, các tấm lụa được
đem đi nấu nhằm loại bỏ các tạp chất vẫn còn bám trong tơ. Đây chính là quá
trình chuội để chuẩn bị cho công đoạn nhuộm. Xưa kia, người thợ làng Vạn
110

Phúc dùng bằng tro bếp hay nhựa quả đu đủ, thậm chí là ruột quả bí đao cùng
mỡ lợn để nấu cùng nhằm làm bóng sợi và tẩy tạp chất trên lụa. Nhưng nay,
người thợ làng Vạn Phúc đã dùng hóa chất hay xà phòng để nấu tẩy tơ, đảm
bảo vệ sinh và rút ngắn được thời gian. Cuối cùng là công đoạn nhuộm theo
các màu đã định sẵn. Thường các sản phẩm ở phân hạng thấp hơn sẽ được dệt
tơ mộc trước, sau đó mới mang đi nhuộm. Mặt hàng này không thể hiện được
2 màu (dọc và ngang) như mặt hàng nhuộm tơ trước khi dệt.
Quá trình nhuộm màu lụa Vạn Phúc, cũng hết sức tỉ mỉ và đặc biệt
quan trọng để tạo nên những gam màu tươi sáng, đều màu không gây loang
trên bề mặt lụa. Các bước trong quy trình nhuộm gồm các khâu như pha màu,
nhuộm, giặt và rũ lụa cuối cùng là sấy lụa. Đầu tiên là pha màu, đây được coi
là khâu khó nhất trong quy trình nhuộm lụa. Để có màu sắc như ý không hề
dễ, người nghệ nhân phải chú ý đến tỷ lệ màu, quá trình này phải được đo
đếm cẩn thận, chính xác. Sau khi pha xong, đem lụa cho vào nồi màu đun sôi
ở nhiệt độ cao và đảo liên tục, kỹ thuật này giúp màu lụa lên đều và tươi, khâu
này gọi là nhuộm lụa [PL7, H7.35, tr.253]. Mỗi nồi nước nhuộm chỉ được
dùng một lần, sau đó phải thay, nếu dùng lại thì lụa sẽ không thể lên màu như
ban đầu và sắc độ sẽ xỉn hơn. Thời gian nhuộm khoảng 30 phút để màu thẩm
thấu vào từng sợi tơ, thớ vải sau đó mới vớt ra để giặt [PL7, H7.36, tr.254].
Giặt đến khi nào màu nước trong, người thợ sẽ mang lụa đi rũ.
Lụa Vạn Phúc được nhuộm và giặt thủ công, nên trong quá trình vắt
không tránh khỏi nhăn vải. Đặc biệt, với chất liệu tơ tằm tự nhiên, cần được
vắt ráo nước và rũ phẳng rồi mới chuyển đến công đoạn sấy. Rũ lụa giúp các
sợi tơ nhanh khô, đồng thời trong quá trình sấy tấm lụa được phẳng hơn. Sấy
lụa là bước cuối cùng quyết định sự thành bại của sản phẩm, vì nếu lụa còn
ẩm thì dễ bị mốc. Trước đây, lụa Vạn Phúc được phơi ngoài trời, nhưng nay
sản lượng lớn mà diện tích ngày một thu hẹp, khiến việc làm khô lụa cần đến
111

máy móc công nghiệp. Vì vậy mà làng Vạn Phúc đã đầu tư máy sấy với công
xuất lớn [PL7, H7.37, tr.255], khi lụa khô hoàn toàn mới đóng gói theo tiêu
chuẩn chất lượng cho mặt hàng lụa.
Như vậy, các thế hệ nghệ nhân và thợ dệt làng Vạn Phúc đã không
ngừng cải tiến kỹ thuật và sáng tạo ra những HVTT mới, nhằm phục vụ cho
người tiêu dùng những sản phẩm lụa độc đáo được dệt tinh xảo, lạ mắt mang
giá trị nghệ thuật cao. Từ các sợi dọc, sợi ngang và nghệ thuật cài hoa, dệt
thủng đã tạo cho các tấm lụa Vạn Phúc có hàng trơn óng ả, mềm mại, hàng
dệt hoa thì đạt tới độ tinh tế, màu sắc óng ánh, lúc thì trang nhã khi lại rực rỡ,
hoa văn dưới ánh sáng khi nổi, khi chìm ẩn hiện trong đồ án trang trí, làm cho
lụa hoa Vạn Phúc đa hình, nhiều sắc phong phú về đường nét như một bức
tranh sống động, đầy mỹ cảm.
Tiểu kết
Qua các đề tài nghiên cứu trước đây, đã cho thấy nghề dệt lụa làng Vạn
Phúc có từ lâu đời. Nhưng, HVTT có màu sắc rực rỡ trên lụa, trong đó các đề
tài và đồ án trang trí mang tính hiện đại và đa dạng về chủng loại thì chỉ thực
sự phát triển từ những năm 1986 đến nay.
Các diễn giải trong chương 2 đã đề cập một số vấn đề nghiên cứu mới,
đó là HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay, đã mang những sắc
thái riêng không thể lẫn với các sản phẩm lụa ở những vùng miền khác. Trong
đó, phải kể đến các đề tài hoa văn cùng các đồ án trang trí mang đậm dấu ấn
thương hiệu của sản phẩm làng nghề, khá phong phú và đa dạng về các hoa
văn thực vật, động vật cũng như một số hoa văn lấy từ các đề tài về chữ, hình
học hay đồ vật.
Việc đi sâu vào các đề tài HVTT, giúp NCS có cái nhìn bao quát và
đánh giá được giá trị thẩm mỹ, thị hiếu người tiêu dùng cùng văn hóa, kinh tế,
xã hội đã chi phối như thế nào trong quá trình hình thành và phát triển HVTT
112

trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay. Từ đó, làm tiền đề cho NCS tiếp
tục nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa bản địa có tác động tới HVTT hay
không? Mặt khác, việc nghiên cứu và phân tích sâu các đề tài trang trí trên lụa
Vạn Phúc cho thấy phần lớn các HVTT mang đậm phong cách tạo hình dân
gian Việt Nam. Việc sử dụng linh hoạt các đề tài trang trí cũng là một trong
những phương pháp nhằm đa dạng hóa các đồ án trang trí trên lụa Vạn Phúc.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của luận án, NCS đã tìm
hiểu HVTT trên chất liệu lụa tại các làng nghề (có khảo sát các mẫu HVTT
được bày bán và sử dụng trên thị trường) để làm rõ yếu tố mỹ thuật và tìm ra
những yếu tố nào tạo nên giá trị nghệ thuật của HVTT, yếu tố nào làm nên nét
đẹp riêng của lụa Vạn Phúc. Đặc biệt, NCS nhận thấy các đồ án trang trí trên
lụa Vạn Phúc khá đặc sắc, nổi lên là đồ án hoa lá thực vật; đồ án động vật; đồ
án chữ, hình học đồ vật; đồ án tổ hợp. Các đồ án về thực vật tương đối phong
phú và đa dạng điển hình là đồ án hoa Cúc, đồ án hoa Sen, hoa Hồng, hoa
Chanh, hoa Bèo… Các đồ án về linh vật như Rồng chầu, Dơi chầu, Song
Phượng.
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên các đồ án, chính là hình
thức trang trí. Sự sắp xếp hợp lý trong bố cục đó là cách nhìn bao quát các
dạng hình thể, vật thể được quan sát tinh tường từng loại rồi quy vào hình và
đường nét, nhằm tạo HVTT hài hòa ổn định mang tính tạo hình cao. Dù trong
bất kỳ bố cục nào trang trí trên lụa, cũng đều phải có sự tính toán về mật độ,
diện tích, loại hình bố cục, nhằm thể hiện chủ đề, biểu đạt tính nghệ thuật,
tương ứng với nhu cầu làm đẹp của con người.
Qua mỗi giai đoạn phát triển của đời sống xã hội, HVTT trên lụa nói
chung đều có sự thay đổi, tiếp thu những yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật mới. Với
sự sáng tạo và tư duy thẩm mỹ riêng của từng vùng, miền đã cho ra đời nhiều
mẫu hình hoa văn đặc trưng, làm phong phú cho mặt hàng lụa Việt Nam.
113

Nhưng, lụa hoa làng Vạn Phúc vẫn là loại sản phẩm dệt nổi trội hơn cả, như
nghệ thuật sử dụng đồ án, bố cục, hình, đường nét cùng sự sắp đặt những màu
sắc gần gũi với thiên nhiên làm tăng lên giá trị thẩm mỹ mang thương hiệu
độc quyền cho sản phẩm dệt thủ công truyền thống này.
Thành công của sản phẩm lụa Vạn Phúc đã thể hiện quá trình, nghiên
cứu, tìm tòi, trình độ tay nghề, kỹ thuật, tính khéo của người nghệ nhân. Đặc
biệt, các đồ án trang trí, cũng là một phần trọng tâm trong luận án để NCS
phân tích sự thống nhất về kỹ thuật dệt cài hoa văn, tạo hoa văn trên lụa.
Cũng như tính tạo hình, sự chặt chẽ chuẩn mực trong bố cục, tính cách điệu
biểu tượng hóa của HVTT trên sản phẩm lụa Vạn Phúc ở chương tiếp theo.
114

Chƣơng 3
LUẬN ÀN VỀ Đ C TRƢNG VÀ GI TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
CỦA HOA VĂN TRANG TRÍ TR N LỤA VẠN PH C
3.1. Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc trong tƣơng quan với lụa
một số vùng khác ở Việt Nam
Bên cạnh những nghiên cứu, phát hiện về HVTT trên lụa Vạn Phúc,
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, thì trên đất nước Việt Nam còn có những
sản phẩm lụa cũng được trang trí hoa văn của các vùng miền khác như lụa
Nha Xá (tỉnh Hà Nam), lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam), lụa Bảo Lộc (tỉnh
Lâm Đồng)… Được tiếp thu và phát triển trên bình diện mỹ thuật trang trí
truyền thống cùng khả năng sáng tạo và kỹ thuật dệt tài hoa của người nghệ
nhân. Nhưng chủng loại hoa văn và tạo hình có sự giống và khác nhau như
thế nào? Đây cũng là điều cần được nghiên cứu và kiến giải thông qua sự
tương đồng và khác biệt.
3.1.1. Sự tương đồng
HVTT trên lụa Vạn Phúc từ xưa đến nay, được xem như một trong
những hình mẫu về phong cách tạo hình độc đáo trên chất liệu dệt tơ tằm của
các nghệ nhân và nghệ sĩ dân gian Việt Nam. Các nghệ nhân tạo mẫu HVTT
và người thợ dệt làng Vạn Phúc, đã sử dụng nhiều đề tài trang trí lấy từ kho
tàng hoa văn truyền thống của dân tộc. Nhưng, sáng tạo chứ không rập khuôn,
nhằm tương thích với chất liệu dệt. HVTT trên lụa Vạn Phúc thường lấy ở các
đề tài thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá, động vật hay những vật dụng quen thuộc
được thể hiện trong trang trí mỹ thuật của người Việt như hoa văn lấy từ các
mô típ hình học, chữ, đồ vật hay mô típ về các con vật linh thiêng trong tứ
linh.
HVTT trên sản phẩm lụa ở các vùng miền khác cũng có sự tương đồng
về chủng loại và tạo hình với HVTT trên lụa Vạn Phúc. Trong quá trình tìm
115

hiểu và nghiên cứu, NCS nhận thấy, sự ra đời của các đề tài trang trí trên lụa
các vùng miền khác thường muộn hơn so với sự xuất hiện các đề tài trên lụa
Vạn Phúc. Nhưng xét tổng thể, các hoa văn đều có đặc điểm chung về chủng
loại đề tài và kỹ thuật dệt. Vậy nên, có thể đánh giá sự tương đồng thông qua
các đặc điểm sau:
Sự tương đồng về hoa văn trang trí, được thấy ở hầu hết các sản phẩm
lụa Việt Nam, đặc biệt lụa Nha Xá (tỉnh Hà Nam), lụa Bảo Lộc (tỉnh Lâm
Đồng) và lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam)…
Chúng ta bắt gặp đề tài hoa Cúc trên lụa Nha Xá, giống hoa Cúc trên
lụa Vạn Phúc ở dạng cách điệu mềm, cánh hoa dài cong, có trang trí các gạch
dọc hướng về phía nhụy hoa, mỗi nhụy gồm nhiều đường tua rua xuất phát từ
tâm hình tròn. Tán lá mọc ở khu vực trung tâm của hoa, nếu quan sát kỹ sẽ
thấy các đường gân nhỏ ở giữa lá chia bẹ lá thành hai phần đối xứng nhau,
xen lẫn những đám mây nhỏ sau mỗi bông hoa.
Hoặc, đề tài hoa Chanh mọc từ cành, mỗi cành thông thường có hai lá
nhỏ, nhọn ở đầu và bầu về phía cuối lá, điểm xuyết giữa các bông hoa là một
cành dài gồm rất nhiều lá. Hay về hoa Mai, mỗi bông Mai gồm 5 cánh, nhụy
hoa được tạo bởi các đường sọc ngang và chấm tròn, đường kính mỗi bông
Mai trung bình khoảng 3cm đến 4cm, được sắp xếp bố trí hoa văn và sử dụng
màu sắc không giống nhau hoàn toàn, đây cũng là đặc điểm phổ biến trên sản
phẩm lụa khắp các vùng miền. Ngoài ra, có một số hoa văn thực vật khác như
hoa Bèo, hoa Bướm, hoa Phượng đều có sự tương đồng với HVTT cùng loại
trên lụa Vạn Phúc.
Riêng lụa Nha Xá (Hà Nam), hình ảnh Rồng chầu uốn lượn, mềm mại
trong đồ án Rồng chầu Th cũng có nét tương đồng với hình ảnh Rồng chầu
trên lụa Vạn Phúc. Rõ ràng, đồ án trang trí này được tiếp thu và ảnh hưởng từ
HVTT trên lụa Vạn Phúc. Những hình Rồng như muốn vượt ra ngoài không
116

gian khổ lụa, để khẳng định vị thế như đang bay ngoài đời thực. Đây chính là
điểm chung của xu hướng hiện thực hóa cùng mối liên kết trong lịch sử mỹ
thuật truyền thống của người Việt. Ngoài ra còn có các đề tài về chữ Thọ, chữ
Triện, đề tài về mây được trang trí trên lụa có nhiều nét đồng nhất với lụa Vạn
Phúc.
Trên sản phẩm lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam) cũng có sự tương đồng
về HVTT với sản phẩm lụa Vạn Phúc ở đề tài đuôi Công, chữ Th và hoa
Cúc. Điển hình ở hoa văn đuôi Công, mỗi hình lông Công đều được cách điệu
cong tròn mềm mại, phía dưới đuôi Công là các đường lượn tạo thành mảng
nhỏ, nhọn ở đầu, úp lại bên sườn mỗi đuôi Công. Bên ngoài là các đường
chuyển động, tạo thành nửa hình tròn ôm lấy phần đuôi. Dù không nhiều đề
tài và màu sắc không phong phú, rực rỡ như lụa Vạn Phúc, nhưng qua các đặc
điểm chung về HVTT, cho thấy sự tương đồng nhất định trong sự giao thoa
của sản phẩm lụa ở các vùng miền khác nhau.
HVTT trên lụa Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) cũng có các đề tài trang trí
tương đồng về chủng loại như hoa Mai, hoa Cúc, hoa Chanh cùng với lối
trang trí mềm mại, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, lại sử dụng kỹ thuật in nhiều hơn là
dệt hoa văn trên bề mặt lụa.
Xét về đề tài trang trí, hầu hết HVTT trên lụa các vùng nói chung vẫn
kế thừa kho tàng hoa văn truyền thống của dân tộc như hoa Cúc, hoa Chanh,
con Rồng, con Dơi, con Phượng…Các đề tài trang trí không chỉ mang ý nghĩa
về nội dung, vẻ đẹp của chủ đề mà còn được thể hiện rất thoải mái, nhẹ nhàng
và bay bổng trong đồ án trang trí. HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 tới
nay, cho thấy xu hướng hoài cổ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Chính điểm này
cũng là nét tương đồng dễ nhận thấy trong hình thức trang trí trên lụa Vạn
Phúc và lụa ở các vùng miền khác.
117

Sự tương đồng về hình thức trang trí cũng được thể hiện trong cách sắp
đặt hoa văn, đặc biệt là sự khéo léo trong xử lý đường nét. Chẳng hạn, hoa
văn hoa Cúc gồm cánh hoa, lá và thân được sắp đặt tự do trong bố cục của đồ
án. Hình thức này, chúng ta có thể bắt gặp ở hầu hết các HVTT đơn trên lụa
trong cả nước.
Ngoài ra, sự tương đồng còn xuất hiện ở dạng bố cục đối xứng trong
HVTT kép của lụa Vạn Phúc và lụa Nha Xá, lụa Mã Châu. Điển hình là hoa
văn Rồng chầu Th cho thấy sự sáng tạo của người nghệ sỹ làng Vạn Phúc đã
đặt sự cân đối tuyệt đối của bố cục đối xứng bên trong bố cục trang trí hàng
lối nhằm thể hiện tư duy, sự nghiên cứu tìm tòi để sản xuất ra mặt hàng lụa
độc đáo, đặc sắc của mình. Cũng như ở cách sắp đặt HVTT trong bố cục hàng
lối của đồ án trang trí hoa Cúc, đuôi Công… Nếu coi hoa Cúc là hình chính
còn lá và các hoa văn khác là hình phụ xung quanh thì ở hàng thứ nhất, hình
chính được đặt sát đường biên lụa, đến hàng thứ hai hình phụ lại đặt sát
đường biên, lần lượt như vậy cho đến hết khổ lụa theo số lượng hoa văn đã
định sẵn.
Sự tương đồng còn thể hiện ở hình thức biểu hiện đường nét của
HVTT trên lụa Vạn Phúc với lụa Nha Xá như sau:
Các đường cong kết hợp đan xen cùng một số đường thẳng tạo tính
nhịp điệu và chuyển động mạnh cho đồ án trang trí. Các nét ngang và thẳng
tạo bố cục dàn trải, không phân biệt được hình chính, hình phụ và nền. Cụ thể
là hoa văn chữ Vạn có các cặp đường nét ngang song song nhau và vuông góc
với cặp dọc, kết hợp cùng hoa văn thực vật (thường là hoa Cúc) tạo ra nét
cứng và mềm, mang lại sự hài hòa mà không hề đơn điệu cho đồ án Vạn Cúc.
Đường nét trong đồ án Rồng chầu Th , được đồng nhất với các đường
nét uyển chuyển trong con Rồng, nhằm biểu hiện hình dáng của đầu, thân,
đuôi và râu Rồng khá bay bướm trong tổ hợp hình tròn, chữ Thọ được thể
118

hiện qua các đường thẳng nét cong bao quanh bên ngoài, tạo thành chữ Thọ
tròn. Bên cạnh đó, còn có các đường nét chuyển động khác xuất hiện tạo
thành hình giống như những đám mây xung quanh tổ hợp Rồng chầu. Xen kẽ
là các chữ Thọ vuông hơi cong ở hai bên tạo các nét chắc khỏe thành hình chữ
nhật nhỏ cùng đám mây biểu hiện cho đồ án Rồng chầu Th sự hài hòa, phù
hợp không bị rối mắt.
Đồ án Dơi chầu Th , khai thác các đường cong triệt để trên thân Dơi và
các chấm tròn nhỏ trang trí ở cánh, tạo sự khúc triết, cô đọng cao. Bên trong
là chữ Thọ có sử dụng các nét cong và đường thẳng tỏa sang hai bên ôm lấy
đôi Rồng mang tính cân đối, chắc khỏe. Đồ án này có sự đồng nhất với đồ án
Dơi chầu Th trên lụa Nha Xá (tỉnh Hà Nam). Ngoài ra, đặc điểm các chi tiết
như mắt, cánh, thân, đuôi trong đồ án Song Phượng cũng có các chi tiết hoa
văn về chim Phượng trên sản phẩm lụa Nha Xá. Hoa văn này được dệt khá
sắc nét, tỉ mỉ, chau chuốt như chạm khắc nổi trên bề mặt lụa.
3.1.2. Sự khác biệt
Sự khác biệt dễ nhận thấy đó là các đề tài trang trí trên lụa Vạn Phúc,
tương đối phong phú và đa dạng so với các đề tài trang trí trên lụa các vùng
miền khác. Qua khảo sát cho thấy có 11 HVTT thuộc nhóm đề tài thực vật, 7
HVTT thuộc nhóm đề tài động vật và 6 HVTT thuộc nhóm đề tài khác trên
lụa Vạn Phúc. Trong khi HVTT trên lụa thuộc các vùng miền khác lại ít hơn
khá nhiều, điển hình là lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam) hầu như chỉ có hoa
văn đuôi Công, chữ Th , hoa Cúc. Lụa Nha Xá (tỉnh Hà Nam) đa số là các
hoa văn thực vật, rất ít HVTT động vật hoặc các đề tài khác. Lụa Bảo Lộc
(tỉnh Lâm Đồng) cũng giống lụa Nha Xá (tỉnh Hà Nam), hoa văn chủ yếu là
đề tài thực vật.
Sự khác biệt còn thể hiện ở các đồ án trang trí trên lụa Vạn Phúc. Cụ
thể, trong đồ án Rồng chầu Khuê Văn Các, tạo hình con Rồng khác hẳn với
119

những con Rồng trên lụa các vùng miền khác, đó là không có móng vuốt sắc
nhọn, thân mình trơn không vảy, dáng mềm mại qua hàng vây nhọn từ thân
mình cho đến đuôi được biểu hiện trong cách gợi về hình ảnh của ngọn lửa
hay mặt trời. Đồ án này xuất hiện đầu những năm 2000, đây là mẫu hoa văn
chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội do cố nghệ nhân Nguyễn
Hữu Chỉnh ở làng Vạn Phúc thiết kế để dệt nên, với mong muốn gửi gắm hồn
cốt Thăng Long trong lòng dân tộc Việt vào sản phẩm lụa.
Đồ án Trúc, Mai, Th , Hỷ là một đồ án hiếm gặp trong trang trí lụa ở
các vùng miền nói chung, bởi đây là đồ án được kết hợp nhiều loại hoa văn,
trong đó gồm 2 hoa văn thực vật và 2 hoa văn chữ trang trí trên lụa Vạn Phúc.
Đồ án Trúc, Mai, Th , Hỷ chỉ xuất hiện trong bố cục đường diềm và thường
sử dụng để làm khăn quàng. Hiện nay, đồ án này cũng không được dệt nhiều,
bởi kỹ thuật để dệt ra sản phẩm này, sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc
nghiên cứu và thiết kế hoa văn cũng như cách sắp xếp các sợi tơ trên khung
cửi, chưa kể đến việc hoa văn không sắp xếp dàn trải mà chỉ tập trung hai đầu
của khổ vải.
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, còn có những đồ án hoa văn khá độc đáo
như đồ án Sen Hạc, đồ án Sen Mây, đồ án hoa, lá, chim mà lụa các vùng khác
không có. Ở đồ án Sen Hạc việc cách điệu hoa Sen để ra một loài chim quý,
cũng mang nhiều nét khác biệt về tạo hình và ý nghĩa cho lụa Vạn Phúc so với
lụa ở các vùng miền khác. Tương tự với đồ án Sen Mây, cho thấy mỗi HVTT
đều truyền tải thông điệp và ý nghĩa riêng, tuy nhiên nó có đặc điểm chung là
tạo sự rõ ràng và mạch lạc. Mặc dù các hoa văn trong đồ án Sen Mây, không
liên kết nhau (giữa mây và hoa Sen) và đứng khoảng cách khá xa. Nhưng các
đám mây được tạo hình từ những đường chuyển động cùng các nét cong mềm
của hoa Sen lại thể hiện sự kết nối cho các HVTT trong đồ án. Tạo cho đồ án,
120

hình ảnh mây trôi lững lờ, nhè nhẹ xung quanh các bông Sen thể hiện tính
“động” cho đồ án.
Trong đồ án hoa, lá, chim, các mô típ hoa văn được trang trí kéo dài
liên tục theo hàng ngang, không dàn trải cả khổ lụa mà chỉ tập trung ở một
khu vực nhất định, có thể là chính giữa hay hai bên tùy vào thiết kế ban đầu,
để người thợ cài go võng nhằm dệt đồ án hoa, lá, chim cho hợp lý. Tất cả điều
này tạo sự khác biệt cho HVTT, sự nổi trội trong cách tạo hình của đồ án hoa
văn trên lụa Vạn Phúc so với các vùng miền khác.
Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy điểm khác biệt giữa chất liệu lụa Vạn
Phúc, so với một số chất liệu lụa ở các nơi khác. Lụa Vạn Phúc, là một trong
những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam. Bởi, được dệt từ sợi
tơ tằm tự nhiên vừa óng ánh vừa mềm mại, được sản xuất bằng phương pháp
thủ công cổ truyền hết sức độc đáo, khác với các sản phẩm dệt từ tơ nhân tạo.
Cần nhấn mạnh những giá trị của sản phẩm lụa dệt từ tơ tằm, để chúng ta hiểu
rõ hơn và đánh giá đúng vị trí quan trọng của cái khung cửi trong đời sống
kinh tế xã hội xưa so với bối cảnh hiện nay.
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, ở danh mục các sản vật mà triều
đình phong kiến Việt Nam phải cống nộp cho các triều đình phong kiến Trung
Hoa bao giờ cũng có tơ lụa, gấm, vóc. Thậm chí suốt 80 năm đô hộ, người
Pháp đã lấy không ít lụa tơ tằm của chúng ta, để đem về chính quốc hay bán
sang các nước khác. Trong bản khảo cứu của Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà
Đông đề cập về các nghề thủ công truyền thống, có nói đến chất liệu lụa tơ
tằm nổi tiếng của dòng họ Đỗ ở làng Vạn Phúc và đưa ra nhận định; nghề dệt
lụa tơ tằm truyền thống có HVTT của nước ta bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ
đời Tự Đức.
Thời đó, làng Vạn Phúc có một người thợ tên là Đỗ Văn Sửu, chuyên
dệt lụa tơ tằm. Người thợ này nhân dịp mừng thọ ngũ tuần đại khánh của vua
121

Tự Đức đã dâng tặng vua một bức trướng do ông làm ra có dòng chữ “Hoàng
vương thọ khảo”, tấm trướng này đã được vua rất ưa chuộng. Sau khi ông qua
đời, nghề dệt lụa tơ tằm bị đình đốn cho đến năm 1912, một người cháu của
ông là Đỗ Văn Ái, khi ấy đã dùng đồ nghề của ông Sửu để dệt lụa. Sau này,
ông Ái đã khôi phục nghề dệt lụa tơ tằm để may trang phục cho các quan
trong triều Nguyễn. Tuy nhiên, là mặt hàng lụa đặc biệt, lượng tiêu thụ hạn
chế nên xưởng dệt nhà ông chỉ có vài khung cửi. Khi ông Ái qua đời, con ông
là Đỗ Đình Lương và vợ Nguyễn Thị Tý tiếp tục nghề dệt lụa tơ tằm.
Cũng như bao nghề thủ công khác, nghề dệt lụa tơ tằm của dòng họ Đỗ
ở Vạn Phúc đã có sự thăng trầm. Hiện nay, nghệ nhân Đỗ Văn Hiển, cháu nội
cụ Đỗ Đình Lương cũng đã tiếp nối nghề dệt truyền thống của cha ông để lại.
Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển chia sẻ: “Lụa Vạn Phúc đa phần được dệt từ sợi tơ
tằm tự nhiên, rất ít pha các sợi tơ nhân tạo như các vùng khác” [Phỏng vấn
ngày 29/6/2019]. Nhưng lụa nhân tạo chủ yếu dệt từ các sợi pha nên độ bền
dai, chắc hơn lụa tơ tằm. Vì vậy, việc dệt hoa văn trên lụa nhân tạo cũng cho
đường nét rõ ràng, sắc nét hơn. Tiêu biểu là lụa Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) hay
lụa Trung Quốc với các HVTT được dệt khá mạch lạc, sắc nét, màu sắc bắt
mắt, hoa văn đẹp xuất hiện trên thị trường được người tiêu dùng trong nước
và quốc tế ưa chuộng.
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều công ty, doanh nghiệp lớn đã sản xuất
và cung cấp lụa nhân tạo cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu sang nước
ngoài như: Công ty lụa Thái Tuấn, công ty lụa Phước Thịnh v.v…
Công ty lụa Thái Tuấn, đã sản xuất ra nhiều chủng loại lụa có HVTT
độc đáo và lạ mắt, thể hiện sự tinh xảo của nghệ thuật trang trí dệt hiện đại.
Nhưng, chất liệu để dệt lụa Thái Tuấn chủ yếu là sợi polyester. Nên mặt vải
khít, cấu trúc sợi được dệt bền chặt. Một số tấm lụa hoa được dệt dúm với hoa
văn dạng thổ cẩm cùng những gam màu như: vàng đất, xanh dương, vàng
122

đồng, xanh cốm, cam đất, có thể dùng để may váy, áo mặc nơi công sở hoặc
đi chơi, dự sự kiện v.v..
Ngoài ra, còn có công ty lụa Phước Thịnh cũng sử dụng sợi nhân tạo để
tăng độ bền chắc cho sản phẩm. Chất liệu lụa của công ty có thể sử dụng may
trang phục cho cả nam và nữ như: Veston, áo dài, trang phục công sở, trang
phục dạo phố, trang phục lót… Lụa Phước Thịnh hiện đã có mặt trên cả nước
và xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Anh, Đức, Nhật, khối ASEAN. HVTT
trên lụa Phước Thịnh về chủng loại và kiểu dáng phong phú, đa dạng hơn lụa
Thái Tuấn. Thường là các hoa văn cầu kỳ nhưng màu sắc trang nhã như nâu
đậm, đỏ đậm rất được ưa chuộng ở các thị trường trên.
Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa lụa nhân tạo và lụa tơ tằm Vạn
Phúc chính là sợi tơ để dệt nên lụa. Nếu như lụa nhân tạo sử dụng đa số các
sợi tơ tổng hợp như polyester có độ bền dai nhất định thì lụa Vạn Phúc lại sử
dụng các sợi tơ tằm trong thiên nhiên, bề mặt lụa thường bóng, mềm, mịn, sờ
mát tay. Khi mặc cho cảm giác thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông,
chất liệu tơ tằm thấm hút mồ hôi tốt và thường nhẹ hơn lụa có pha các sợi
nhân tạo. Vì vậy, những trang phục được may bằng chất liệu lụa tơ tằm tạo
cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người mặc.
Thông thường, để phân biệt lụa nhân tạo và lụa tơ tằm Vạn Phúc, đó là
tay ta phải cầm tấm lụa lên, để cảm nhận và đánh giá chất liệu, nếu chỉ nhìn
vào bề mặt, chúng ta có thể dễ nhầm lẫn giữa lụa tơ tằm tự nhiên và tơ nhân
tạo. Ở Việt Nam, các loại hàng dệt bằng chất liệu thủ công truyền thống, xưa
nay được nhân dân sử dụng khá rộng rãi. Đối với quốc tế, lụa Vạn Phúc có
sức hấp dẫn không kém lụa Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Triều Tiên và
một số nước Châu Á khác, thông qua việc buôn bán trao đổi tại các cảng biển
Vạn Ninh, Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) ngày nay.
123

Trước đây, nghề dệt lụa tằm tang được coi là đối tượng kinh tế chủ yếu
mà thực dân Pháp xác định nhằm khai thác nguồn nguyên liệu và nhân lực ở
xứ “An Nam thuộc địa”. Lúc này, lụa Việt bắt đầu được mọi người trên thế
giới biết đến và dần chiếm được sự yêu thích của thị trường châu Âu. Các
nước tư bản bắt đầu chú ý đến chất liệu lụa mềm, bóng có HVTT tinh xảo,
màu sắc đẹp mắt đã tạo nên một tổng thể hài hòa cho sản phẩm lụa Việt.
Sự khác biệt về kỹ thuật dệt, lụa Vân là sản phẩm đặc biệt của làng Vạn
Phúc. Mặt lụa gợn sóng, HVTT chìm nổi từng đường nét. Mỗi tấm lụa đều
khá mỏng, nhẹ, sợi dệt không nhẽo, không xô tạo được sự thanh nhã khi mặc
trên người. Hiện nay, lụa Vân không được sản xuất nhiều và khá hiếm so với
các chủng loại lụa hoa Vạn Phúc. Bởi tấm lụa Vân được dệt nên nhờ sự khéo
léo của đôi bàn tay người thợ dệt, thứ hàng cao cấp khó có thể bắt chước
được.
Trước đây để dệt lụa Vân, làng Vạn phúc đã áp dụng các loại máy cuốn
vải và máy Jacka với hệ thống 900 - 1000 kim để sản xuất lụa. Những loại
máy của Pháp có 5 bánh răng, nên không phù hợp với khung cửi cổ truyền
của làng Vạn Phúc. Vì vậy, các người thợ trong làng đã cải tiến chúng thành
vít “vô tận”. Khi lật vít đó lên thì trục cuốn chuyển động, việc tự động cuốn
vải giúp giảm thời gian cuốn và căng sợi mỗi khi dệt.
Máy Jacka thay thế thợ kéo sợi dọc và giúp nâng cao năng suất dệt lụa
có trang trí hoa văn. Để phục vụ cho công đoạn này, người nghệ nhân phải
thiết kế mẫu, vẽ các hình HVTT lên giấy ô - ly. Sau đó, đục lỗ trên các tấm
bìa và nối các tấm bìa với nhau, để tạo thành bộ mẫu hoa văn tổng thể trong
một đồ án trang trí. Để dệt nên 1 cm lụa hoa, máy Jacka thường dùng tới 50
bìa trong bộ mẫu. Đối với lụa Vân, phải lắp thêm go v ng để bắt 2 sợi dọc với
nhau, cũng có bộ mẫu hoa chỉ để điều khiển sợi vắt chéo. Các sợi vặn, tạo nên
“lỗ”, sợi không vặn được sắp xếp cạnh nhau. Các HVTT trên lụa Vân còn gọi
124

là lụa mây, do kỹ thuật của sự sắp xếp các điểm thắt trên sợi. Như vậy, với kỹ
thuật riêng để dệt nên lụa Vân, làng nghề Vạn Phúc đã mang lại sự khác biệt
độc đáo cho mặt hàng lụa thủ công truyền thống này.
3.2. Đặc trƣng hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc
Ở mỗi chủng loại lụa, của từng vùng miền trong một nước hay từng
quốc gia trên thế giới, yếu tố thẩm mỹ, đặc trưng của HVTT trên lụa luôn
mang những đặc điểm về không gian và thời gian, giá trị văn hóa nghệ thuật
của nơi mà nó đã hình thành và phát triển. Vì vậy mà HVTT trên lụa Vạn
Phúc, cũng nằm trong quy luật chung đó và đã có những sắc thái riêng không
trộn lẫn.
3.2.1. Tính mềm mại của hình và nét
Trong Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, Lâm Bá Nam
đã nêu: “Nhìn chung đường nét hoa văn không rườm rà, phức tạp mà giản
lược, phóng khoáng, dứt khoát mà mềm mại” [57, tr.115]. Hay “trang trí hoa
văn trên sản phẩm lụa Vạn Phúc không cầu kỳ nhưng lại được sản xuất khá
công phu. Tùy theo từng loại sản phẩm mà người thợ dệt đưa lên nền vải các
loại hoa văn cho phù hợp” [57, tr.116].
Nhìn vào các HVTT trên lụa Vạn Phúc, chúng ta nhận thấy đa số các
hình hoa văn và đường nét trang trí đều có yếu tố mềm mại, được biểu hiện ở
các hình to, nhỏ, đường cong, nét đậm, nhạt, đường chuyển động trong các đồ
án trang trí. So với lụa thế giới, các HVTT trên lụa Việt Nam, đặc biệt hoa
văn lụa Vạn Phúc, có độ uyển chuyển và mượt mà hơn, đặc trưng rõ nét nhất
ở các hoa văn thực vật.
Đề tài trang trí về thiên nhiên hoa lá, cây cỏ được biểu hiện thông qua
những đường cong uốn mềm tinh tế, nhằm diễn tả rõ nét các hình của hoa
văn. Như đồ án hoa Cúc và các biến thể, những nét được nhấn mạnh ở các
đường bao quanh cánh và lá hoa tạo thành mảng mềm mại. Người nghệ nhân
125

làng Vạn Phúc cũng sử dụng các nét mảnh trên mỗi cánh, nhằm tăng tính
động cho hoa, lá Cúc. Trường hợp khác, cánh hoa có dạng răng cưa tạo thành
các mảng khá rõ cho mỗi bông hoa. Bên cạnh đó, đồ án hoa Chanh cũng thể
hiện các hình hoa văn nhỏ, nét ngắn, hoa Đào biểu hiện các hình cánh hoa
mỏng manh bởi các đường cong mềm và mảng sù sì cho thân cây.
Các đồ án trang trí hoa Bướm, hoa Bèo, hoa Phượng lại thiên về sử
dụng các đường dài, nét cong tròn, mang tính chuyển động, tạo cho hình cánh
hoa có độ uốn mềm mại xuất phát từ thân và cành. Còn những đồ án về chữ,
hình học, đồ vật chủ yếu là các đường độc lập, tạo mảng khỏe khoắn cho hoa
văn bằng một số đường thẳng. Đây là những đồ án làm theo yêu cầu của
khách hàng, thường không phổ cập. Nhìn chung, xét về tổng thể những hoa
văn có đường nét thẳng như thế này, cũng có ưu điểm về sự phóng khoáng và
rõ ràng của hình trang trí.
Các đồ án tổ hợp như Vạn Cúc, Hồng Th hay Trúc, Mai, Th , Hỷ cũng
thể hiện được sự tinh tế và khéo léo của bàn tay người nghệ nhân, thông qua
việc kết hợp giữa các nét cong mềm mại của hình hoa Cúc, hoa Mai, bông
Hồng với các nét ngang và đường thẳng của chữ Vạn, chữ Thọ. Đa phần các
chữ này hòa nhập với hình hoa văn thực vật, nhằm giữ được tính mềm mại,
nhẹ nhàng.
Sự mềm mại của hình và đường nét, còn được biểu hiện trong cách tạo
hình tinh tế ở các đồ án Rồng chầu, Song Phượng, Sen Hạc. Trong đồ án
Rồng chầu Th , con Rồng được tạo hình khá mềm mại, với đường cong dài,
biểu hiện sự thanh thoát cho thân Rồng, các đường chuyển động ngắn, tạo
thành các tia nhọn như ngọn lửa xung quanh thân, bao quanh hình đầu Rồng
là các đường chuyển động, tạo thành góc nhọn thể hiện cho râu, tóc nhằm giới
hạn giữa hình và nền. Như vậy, trang trí trên lụa, con Rồng đã toát lên sự
uyển chuyển mềm mại của hình và đường nét nhưng vẫn mạnh mẽ, uy
126

nghiêm nhờ các đường cong vút nhọn tạo thành sừng gai, đây có thể là điểm
khác biệt so với hình Rồng trong mỹ thuật truyền thống.
Hình thức trang trí tập hợp nhiều nét cong, đường tua rua nhất trong
các loại đồ án HVTT trên lụa Vạn Phúc, phải đề cập đến đồ án Song Phượng.
Từ hình đầu, đến thân và đôi cánh của chim Phượng, đều là các hình cong
mềm mại. Đặc biệt, đuôi Phượng được chia làm 3 phần, trên đó xuất hiện vô
số các đường tua rua, tạo sự uyển chuyển sinh động cho hình tượng chim
Phượng trên nền lụa.
Hay đồ án Sen Hạc, xuất hiện nhiều hình nhỏ và mảnh, cùng các nét
ngắn và đậm. Các đường mảnh, biểu hiện cho hình lá và hoa văn thực vật, còn
phần cổ, chân và đuôi chim Hạc là các hình nhỏ, dày tạo thành mảng nhỏ liên
kết với thân cho cảm nhận khá lý thú về hình, mang lại sự độc đáo cho đồ án
Sen Hạc. Ngoài ra, biểu hiện cho hình của thân chim Phượng là các nét đậm
nối tiếp nhau kết thành cung tròn từ ngoài vào trong, giống như đài Sen nở.
Trường hợp khác, thân được cách điệu từ hình lá Sen cong mềm cùng các
đường dài ngắn khác nhau, tạo nên tính linh hoạt chuyển động cho cả đồ án.
Do đặc thù về chất liệu, vì vậy dù ở đồ án nào thì đường nét trang trí
hoa văn vẫn luôn mang lại cảm giác mềm mại sinh động tạo cho các đồ án
trang trí sự hài hòa, bởi các đường nét trang trí đó đã chịu sự ảnh hưởng lẫn
nhau, mang tính liên kết cao, cộng hưởng trong tổng thể bố cục đẹp mắt nhằm
nâng giá trị thẩm mỹ, hiệu quả tạo hình cho đồ án trang trí hoa văn trên lụa
Vạn Phúc. Dưới sự sắp đặt khéo léo, tinh tế của người nghệ nhân, cách biểu
đạt của hình và đường nét HVTT, đã tạo nên dấu ấn riêng biệt trong nghệ
thuật trang trí hoa văn trên lụa Vạn Phúc.
3.2.2. Sự cân đối trong bố cục
Trong trang trí lụa nói chung và lụa Vạn Phúc nói riêng, sự cân đối
trong bố cục của các yếu tố tạo hình luôn được chú ý và thiết lập ngay từ
127

bước đầu khi thực hiện trên khung dệt. Với việc trang trí các hoa văn trong
một khổ lụa, người nghệ nhân phải tính toán rất tỉ mỉ từ khâu sáng tác đến
khâu dệt, nhằm truyền tải nội dung của đề tài thông qua các hình HVTT.
Cũng trong Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, [57]
Lâm Bá Nam có nói đến “bố cục hoa văn trên các sản phẩm tơ lụa thường bố
trí theo chiều ngang” [57, tr.115] và khẳng định “nhìn tổng thể bố cục thường
là song song cách quãng… Giữa các vị trí của hoa văn có những khoảng
trống, tạo nên sự cân xứng khoáng đạt trong toàn bộ đồ án” [57, tr.115]. Trên
lụa Vạn Phúc, các bố cục hàng lối, đường diềm, đối xứng, đăng đối và tự do
chính là cách sắp đặt các HVTT trong một tổng thể sao cho hợp lý, hài hòa và
thuận mắt người nhìn. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên lụa Vạn Phúc đã giải
quyết được các bố cục thông qua 4 giải pháp trình tự sau:
Sự cân đối, được thể hiện trong bố cục đối xứng của HVTT kép, tạo sự
cân bằng về thị giác như mô típ Rồng chầu Th , Dơi chầu Th đối xứng nhau
qua trục dọc của bố cục và chia đều hai phần bằng nhau. Người nghệ nhân đã
sắp đặt các hoa văn này theo trục ngang của khổ vải, để khi ráp hai phần lại
cho kết quả giống nhau. Nhìn một cách khái quát, sẽ thấy rõ những khoảng
trống giữa các HVTT, sự liên kết ở các hoa văn cũng không có. Điều này cho
thấy, đồ án trang trí Rồng chầu Th , Dơi chầu Th không dựa vào việc tận
dụng các khoảng trống mà vẫn tôn lên được HVTT. Nhưng dành sự tập trung
của con mắt vào nội dung chính, nhằm tạo tương quan rõ ràng cho bố cục.
Việc sử dụng các HVTT theo bố cục đối xứng, đã tạo nên sự chặt chẽ và
chuẩn mực. Từ đó, giúp cho việc nhìn nhận các HVTT trên lụa luôn mang
tính thẩm mỹ nhất định cho sản phẩm.
Sự cân đối còn được thể hiện trong bố cục đăng đối của HVTT đơn,
như hoa văn chữ Thọ vuông cong, hoa văn chữ Thọ tròn. Ngoài ra, dạng bố
cục tự do trong tất cả các HVTT đơn như hoa Cúc, hoa Sen, hoa Mai, hoa
128

Chanh, hoa Bèo… cùng các yếu tố tạo hình như đường nét, tỷ lệ của mỗi hoa
văn này có vai trò bổ trợ nhau, tạo thành một bố cục mang tính thống nhất.
Bản thân mỗi hoa văn đó cũng có sự cân đối trong bố cục tự do của đồ án.
Ở bố cục hàng lối, các HVTT thường được sắp xếp thành từng cặp như
Vạn Cúc, Hồng cá, Th Đỉnh, Th Triện, Sen Hạc hoặc khóm gồm cành lá,
hoa… lặp đi lặp lại ở hàng ngang, hàng dọc theo quy định của khổ lụa. Tuy
nhiên, có những mô típ hoa văn được lặp đi lặp lại theo kiểu thức kép hai ở
các nhịp 1 – 3 – 5 – 7 – 9…, đến các nhịp 2 – 4 – 6 – 8 – 10…, những mô típ
này sẽ xoay chiều ngược lại hoặc xen kẽ kết hợp thêm một hoa văn khác như
lá, chuỗi dây leo, nhằm thêm phần đa dạng và phong phú cho HVTT mà vẫn
tạo sự chặt chẽ, cân đối cho tổng thể bố cục. Với cách sắp xếp theo hàng
ngang, hàng dọc như trên sẽ thấy các HVTT được phủ kín hết khổ lụa, tạo cho
bố cục sự dàn trải, thoáng nhẹ và tính liên hoàn của đường nét HVTT trên lụa.
Sự dàn trải này, đã đón mắt nhìn vào tổng thể và bao quát các nhịp điệu, tiết
tấu của mô típ trang trí nhiều hơn là quan tâm nó là chủng loại lụa gì, hoa văn
nào? Từ đó, thấy được sự chặt chẽ và chuẩn mực về cách sắp đặt HVTT trong
bố cục hàng lối, để trở thành nét đặc trưng riêng biệt trong sản phẩm lụa của
người Việt đương thời còn duy trì đến nay.
Bố cục đường diềm, được thể hiện giống như một dải băng ngang,
thường ghép liên tục với các HVTT và trải dài theo trục dọc của khổ lụa. Hệ
thống này gồm đồ án hoa, lá chim được lặp đi, lặp lại liên tục tạo mật độ dày
đặc và không nhìn thấy khoảng trống của nền. Bố cục đường diềm này gồm 7
thanh, chia mỗi bên thành 2 phần bằng nhau, đối xứng nhau qua thanh ngang
ở giữa. Mỗi phần lại có 3 thanh ngang được phân đoạn rõ ràng, bao xung
quanh là các đường thẳng song song. Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy riêng
thanh giữa không có hoa văn chim muông mà chỉ có cây cỏ thảo mộc cách
điệu, cũng được chia thành 2 phần sát đường thẳng và đối xứng nhau. Như
129

vậy, dù hoa văn thuộc thanh ngang ở giữa hay 3 thanh ở hai bên của bố cục,
đều cho chúng ta thấy chức năng của sự cân bằng, các đường thẳng “bo” xung
quanh các thanh này, tạo sự vững chãi và ổn định cho toàn bộ đồ án. Cách
thức tạo hình khoa học trong bố cục đường diềm cho thấy, các hoa văn được
sắp xếp logic, lặp lại ở các nhịp tiếp theo, tạo sự linh hoạt và hiệu quả thị giác
hút sự tập trung vào tấm lụa.
Tuy cầu kỳ và phức tạp, nhưng HVTT trên lụa được tạo hình mang tính
ấn tượng và thường sử dụng trang trí nhấn mạnh ở đường diềm của khăn, cổ
áo, gấu váy nhằm “khoe” khéo nền với diện tích khá trống của cả khổ lụa, nó
đóng vai trò là điểm nhấn cho toàn bộ hình hoa văn của đồ án trang trí. Về
phương diện thẩm mỹ, bố cục đường diềm tạo sự thành công nhất định nhờ
vào cách sắp xếp hoa văn dày đặc, dàn trải theo chiều ngang, giống như cách
tạo hình của bố cục hàng lối và được “bo” xung quanh trong các thanh ngang
có diện tích khiêm tốn.
Những thanh này, tạo các nhịp song hành nhau mà không bị cô lập, lối
tạo hình tập trung ở các chi tiết trong băng diềm ngang cho thấy hiệu quả về
sự chuyển động mà vẫn tạo thế vững chãi, chặt chẽ cho bố cục. Mặt khác,
nhằm làm nhẹ đi hoặc không cần trang trí các hoa văn xung quanh, đây cũng
là sự khéo léo tinh tế của người nghệ nhân trong quá trình sắp đặt các HVTT
trong bố cục riêng biệt này.
Nhìn chung, với cách sắp đặt bài bản và hợp lý giữa các hoa văn và mật
độ trang trí, đã tạo nên sự cân đối trong bố cục, thể hiện nét đặc trưng riêng
tiêu biểu mang đậm giá trị thẩm mỹ cho lụa Vạn Phúc.
3.2.3. Tính cách điệu cao của hoa văn trang trí
Tính cách điệu của HVTT trên lụa được biểu hiện thông qua nghệ thuật
tạo hình với cách biểu đạt của nó, dù là hoa văn được cách điệu đơn giản hay
phức tạp thì hiệu quả chung vẫn là muốn trở thành một hình trang trí đẹp
130

mang tính biểu tượng cao. Cách điệu HVTT là quá trình khái quát và cô đọng
các đặc điểm chính, không làm mất đi bản chất của đối tượng, mà phải đề cao
và làm tôn nên vẻ đẹp tự nhiên vốn có của các hoa văn.
Những hình bông Cúc, cành Mai, hoa Chanh, hoa Sen, cây Trúc từ hiện
thực vào nghệ thuật cách điệu, đã được giảm lược về số lượng kết cấu tự
nhiên của các cánh hoa, tán lá. Đa số các bông hoa được diễn tả theo góc nhìn
chính diện bằng mảng bẹt. Một số HVTT mới như hoa Bèo, hoa Bướm, bông
Hồng được cô đọng, nhiều chi tiết đã lược bỏ chỉ còn những mảng lớn, riêng
hoa văn hoa Hồng vẫn giữ được các lớp cánh chồng lên nhau tạo thành khóm,
e ấp, nâng đỡ, tạo hình khối cho HVTT khi được ánh sáng chiếu vào.
Nhiều con vật như con Rồng, chim Phượng, con Dơi, con Rùa được
cách điệu tinh tế mang giá trị biểu tượng cao trong tạo hình.
Để nhận định về Rồng, luận án cũng đề cập ở phần trên về đặc trưng
mà nó gắn với sức mạnh quyền uy trong văn hóa của người phương Đông nói
chung và Việt Nam nói riêng. Còn để so sánh ý nghĩa hình tượng Rồng trong
các di tích lịch sử, kiến trúc, phù điêu, lăng tẩm thì con Rồng mang đặc điểm
nam tính với hình ảnh to lớn, khỏe mạnh. Nhưng trong các đồ án trang trí trên
lụa Vạn Phúc, Rồng lại được cách điệu mềm mại mà vẫn giữ được vẻ oai
nghiêm, mạnh mẽ hùng dũng của con vật gắn với trời, gắn với vua. Mặc dù là
con vật hư cấu, nhưng khi dệt trên lụa, con Rồng được khái quát hóa mang
thân hình dài, vây nhọn và đầu to, thường đứng thành cặp chầu về chữ Thọ
hoặc biểu tượng Khuê Văn Các. Đây là đồ án mang tính cách điệu cao trong
nghệ thuật tạo hình HVTT trên lụa, với triết lý cầu thọ cho muôn loài, biểu
tượng này còn mang điềm lành, may mắn về sức khỏe và sự trường tồn. Việc
cách điệu hóa con Rồng trong đồ án đã làm đa dạng hóa các chủng loại HVTT
trên lụa, nhưng vẫn giữ được tinh thần về ý nghĩa biểu trưng của loài vật này.
131

Cũng giống như Rồng, Phượng và Rùa là những con vật thuộc nhóm tứ
linh, biểu hiện cho sự may mắn, linh thiêng và trường tồn. Nếu như Phượng
được cách điệu với dáng mềm mại biểu trưng cho nữ giới với tạo hình của đôi
cánh tỏa sang hai bên và đuôi mở rộng, cùng lớp lông vũ được cách điệu xòe
về các hướng, thì hình Rùa lại được đơn giản và khá tự nhiên gồm đầu, chân
và đuôi cùng thân mình được cách điệu theo dạng hình tròn. Ở giữa mai Rùa
là biểu tượng âm dương, nhưng phải quan sát rất kỹ chúng ta mới thấy biểu
tượng này gồm 1 vòng tròn chia hai nửa cân đối bởi đường lượn cong hình
chữ S. Hai nửa này nếu hiển thị như một vật phong thủy sẽ có màu đen và
màu trắng đại diện cho âm, dương trong vũ trụ, nhằm mô tả vạn vật của thế
giới tự nhiên sinh ra đều có sự hòa hợp, khăng khít nhau. Vòng tròn âm
dương còn là biểu tượng linh thiêng khi được đặt trên mai Rùa, xung quanh
trang trí các hoa văn vân mây làm tăng “tính động” cho đồ án.
Dơi là con vật có thật và được thần linh hóa trong HVTT trên lụa Vạn
Phúc, vì vậy ít nhiều nó có những biểu cảm hiện thực và gần gũi với cuộc
sống con người. Trong đồ án trang trí, Dơi chiếm vị trí khá quan trọng trong
bố cục, nó mang tính biểu tượng với các yếu tố tạo hình được chắt lọc, thêm
bớt mảng và đường nét sao cho hợp lý và hài hòa. Trong Những người bạn Cố
đô Huế (B.A.V.H) [37], có một số bài viết đưa ra nhiều hình dáng và các biến
thể của Dơi cũng như nhận định rất rõ về những kiểu thức mang nặng tính
biểu tượng trong mỹ thuật phong kiến Việt Nam. Đặc biệt, trong tập san có
nêu ra các kiểu thức hoa lá biến hóa thành Dơi như Mai hóa phúc, Sen hóa
phúc. Trên lụa Vạn Phúc, Dơi được cách điệu khéo léo thiên về các đường
cong tập trung ở cánh và các chấm tròn nhỏ trên đó. Thân Dơi được cô đọng
tinh tế nhìn giống như một đám mây nhỏ tạo hình ảnh hoa văn mang tính
tượng trưng sâu sắc cũng như ý nghĩa về khát vọng, tài lộc và niềm vui.
132

Các đồ án chữ, hình học và đồ vật cũng được cách điệu hóa cao khi đưa
vào trang trí trên lụa Vạn Phúc, đặc biệt đồ án chữ. Trang trí trên lụa, chữ Thọ
là một trong số ít hoa văn được cách điệu dưới nhiều hình dáng khác nhau.
Lúc thì dạng tròn khi ở dạng vuông hoặc trường hợp khác lại là dạng cong
giống như dấu ngoặc đơn. Nhưng dù ở trường hợp nào, hoa văn chữ Thọ cũng
đều được cô đọng súc tích, các đường ngang trong chữ Thọ đặt khá hợp lý,
hài hòa mang tính tạo hình cao.
Còn hoa văn chữ Vạn, lại được cách điệu khá đơn giản, thanh mảnh và
đẹp mắt hòa vào các HVTT khác, được sắp đặt nhất quán trong bố cục và
thường phát triển theo trục xiên của khổ lụa. Bởi vậy, mà các thanh dọc của
chữ Vạn được cách điệu kéo dài ra, thanh ngang thu nhỏ lại, tạo sự thanh
thoát nhẹ nhàng cho HVTT. Đây cũng là một trong những hoa văn mang tính
tạo hình độc đáo, khá tinh tế, đơn giản mà vẫn thể hiện được tinh thần và biểu
tượng của chủ thể.
Giống như chữ Vạn, hoa văn chữ Triện, đóng vai trò là nền trong đồ án
trang trí, nhằm tôn các hoa văn khác lên. Trang trí trên lụa, hoa văn chữ Triện
được khái quát đơn giản với hai dấu ngoặc vuông úp lưng lại với nhau, tạo sự
thoáng đãng, rõ ràng và khúc triết cho đồ án trang trí.
Nhìn chung, mỗi đối tượng của hoa văn trong hiện thực đời sống thiên
nhiên như cây cỏ, thực vật, côn trùng, chim muông, động vật đều được các
nghệ nhân làng Vạn Phúc nghiên cứu và cô đọng để trở thành các hình hoa
văn đơn giản mang đặc điểm riêng, nhưng vẫn giàu tính biểu cảm của nghệ
thuật cách điệu. Các hoa văn hình học, chữ, đồ vật được thể hiện rõ ràng,
khúc triết, đặc biệt ở các đồ án chữ Thọ, chữ Triện.
Như vậy, cho thấy nghệ thuật cách điệu HVTT trên lụa Vạn Phúc được
đẩy cao thành biểu tượng trong việc khái quát hóa các đặc điểm và sự khéo
133

léo trong cách kết hợp những yếu tố tạo hình vào trang trí, mang tính thống
nhất trong đồ án trang trí.
3.2.4. Sự đa dạng về đề tài và đồ án trang trí
Trong Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, [57] Lâm Bá
Nam có nêu “hoa văn trên các sản phẩm dệt chủ yếu là hoa văn trên sản phẩm
tơ lụa với nhiều loại khác nhau. Căn cứ trên hình dáng, ý nghĩa và cấu tạo,
theo thống kê bước đầu của chúng tôi có các loại hoa văn: hoa văn động vật,
hoa văn thực vật, hoa văn đồ vật” [57, tr.111]. Mỗi nhóm hoa văn đều có
nhiều đề tài và đồ án trang trí khác nhau, tác giả cũng nhận định:
Các đề tài hoa lá cũng rất phổ biến trên các sản phẩm dệt cổ truyền
mà phần lớn là những cảnh quen thuộc trong thiên nhiên, phản ánh
sự gắn bó giữa con người với môi trường sống của họ. Những bông
hồng bướm lượn, bông cúc ong bay… tạo nên vẻ đẹp nền nã, hài
hòa đạt đến trình độ thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật cao [57, tr. 115].
Điều này cũng được minh chứng trong nghệ thuật trang trí trên lụa Vạn
Phúc, với các đề tài hoa văn phong phú bao gồm các hoa văn về thực vật,
động vật, hoa văn chữ, hình học và đồ vật. Dù đó là những đề tài hoa văn đã
quen thuộc trong mỹ thuật dân gian truyền thống hay những hoa văn mới thì
các sản phẩm lụa có HVTT với nhiều chủng loại hoa lá, cây cỏ trong thiên
nhiên hay hoa văn động vật như con Dơi, con Rùa, con Công, con cá, các hoa
văn về hình học, đồ vật như hoa văn hình vuông, hình tròn, hoa văn trống
Đồng vẫn trên tinh thần kế thừa và có sự phát triển.
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, hoa văn được hình thành và kế thừa từ kho
tàng hoa văn truyền thống dân tộc, có sự tiếp thu yếu tố mỹ thuật của một số
nước phương Đông, việc kết hợp giữa các yếu tố dân gian dân tộc với tinh
hoa của thế giới đã tạo nên sự đa dạng cho các đề tài và đồ án trang trí trên lụa
Vạn Phúc. Được thể hiện dưới đôi bàn tay điêu luyện cùng con mắt thẩm mỹ
134

tinh tế của người thợ dệt, đã tạo nên một sản phẩm lụa đặc sắc. Trong đó phải
kể đến các hoa văn làm giàu cho hệ thống đề tài trang trí trên lụa Việt Nam.
Một số HVTT trên lụa Vạn Phúc cũng được lan tỏa sang các làng dệt vùng
khác, đặc biệt là hoa văn thực vật và chữ. Tuy vậy, phong cách trang trí cũng
có sự khác nhau về hình và đường nét. Kỹ thuật tạo HVTT chưa tinh tế bằng
HVTT trên lụa Vạn Phúc.
Tính đa dạng của đề tài và đồ án trang trí trên sản phẩm tơ lụa, không
chỉ liên quan đến quá trình cải tiến kỹ thuật là chiếc khung cửi mà còn gắn
liền với các công đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc sáng tạo HVTT. Đa
phần “hoa văn trên sản phẩm dệt được bố trí cách quãng theo cả chiều dọc và
chiều ngang, tạo nên sự khác biệt đối với các loại sản phẩm khác” [57,
tr.182]. Nhiều đồ án động vật, thực vật, hình học hay đồ vật mang hình dáng
phong phú và sắc thái riêng không thể trộn lẫn. Ngoài các loại HVTT nổi lên
trên sản phẩm tơ lụa Vạn Phúc, đáng chú ý là các loại “hoa văn chìm” trang
trí trên lụa Vân, chỉ khi được soi ra ánh sáng mới nhìn rõ được.
HVTT trên lụa Vạn Phúc, từ những mô típ hoa lá, cây cỏ, thiên nhiên
đơn giản, tiến tới sáng tạo nhiều mô típ hoa văn phức tạp, hướng đến nội dung
chủ đề mang tính biểu tượng sâu xa như hình tượng Rồng. Con vật huyền
thoại đã đi vào tiềm thức của người dân Việt thông qua nguồn gốc con Rồng
cháu Tiên… Hay chim Phượng biểu tượng cho sự cao quý được xem như con
vật may mắn mang đến sự yên bình và thịnh vượng. Con Dơi là con vật của
điềm lành bao gồm những gì thuộc về vật chất và tinh thần.
Hoa văn thực vật, mang ý nghĩa bình dị, nhẹ nhàng, thanh thoát, gần
gũi với thiên nhiên và cuộc sống của con người. Ngoài một số HVTT trong đồ
án hoa Sen, cây Trúc, bông Cúc, cành Mai thể hiện cho sự cao quý, thanh tao
từ lâu đã trở thành hoa văn biểu hiện cho thượng lưu và trí thức, thì các hoa
văn như hoa Bướm, hoa Bèo, hoa Chanh lại trở thành hoa văn phổ biến trên
135

lụa, được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Như vậy, cho thấy các đề tài trang
trí trên lụa Vạn Phúc rất phong phú và đa dạng được lấy từ nhiều nguồn cảm
hứng khác nhau và luôn hướng đến những ý nghĩa nhất định.
Các nghệ nhân làng Vạn Phúc đã thể hiện khả năng sáng tạo tinh tế,
lồng ghép các hoa văn thành những đồ án trang trí mang nhiều ý nghĩa về nội
dung và đẹp về hình thức, giàu giá trị biểu tượng như Th Triện, Th Đỉnh,
Vạn Cúc, Hồng cá, Sen Hạc, Sen Mây…, điều này thể hiện sự độc đáo, mang
đậm bản sắc lụa Việt, khẳng định đặc trưng và giá trị của nghệ thuật trang trí
hoa văn trên lụa Vạn Phúc. Các đồ án Song Phượng, Rồng chầu Th , Rồng
chầu Khuê Văn Các là các đồ án thể hiện sự công phu và tỉ mỉ nhất trong tạo
hình về đường nét và bố cục, mặc dù Rồng là con vật linh thiêng có sức mạnh
quyền uy, nhưng trang trí trên lụa hình dáng và tư thế chầu lại thể hiện sự
thanh thoát, hiền hòa khá gần gũi với cuộc sống đời thường của văn hóa
người Việt.
Đồ án Trúc, Mai, Th , Hỷ và các đồ án hình học, đồ vật thể hiện sự
nghiên cứu sáng tạo của người nghệ nhân khi xây dựng các HVTT để phù hợp
với từng bố cục. Cái khéo của người nghệ nhân là đã tạo ra được một bố cục
hoàn chỉnh, mặc dù các HVTT này đứng cạnh nhau tưởng chừng không liên
kết, nhưng nhìn tổng thể, nó có sự tương tác giữa kỹ thuật tạo nền với các
hình của HVTT làm nên nét đặc trưng cho lụa Vạn Phúc.
Trên sản phẩm lụa, người nghệ nhân đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên
bằng cách thể hiện hoa lá cây cỏ như đồ án hoa Cúc, hoa Chanh, hoa Bèo,
hoa Bướm…, một số đồ án trở nên phổ biến không chỉ trên lụa mà còn ở
nhiều sản phẩm dệt tơ tằm thuộc làng Vạn Phúc. Dù các đề tài và đồ án trang
trí được thiết kế đơn giản hay đan xen phức tạp thì đều toát lên nét mềm mại
cùng sự chuyển tiếp có tính liên hoàn của HVTT, hòa quyện với màu sắc để
tạo nên tấm lụa trang nhã và có tính thẩm mỹ cao.
136

Như vậy, có thể thấy các đề tài và đồ án trang trí trên lụa Vạn Phúc rất
phong phú và đa dạng. Nhiều đề tài mẫu hình lấy từ hiện thực cuộc sống
nhưng không trùng lặp trong cách tạo hình mà được biến thể thành nhiều
HVTT trong các đồ án khác nhau. Thể hiện sự dày công tìm tòi các ý tưởng
được sắp xếp bài bản trong một tổng thể bố cục. Những hình chính, hình phụ
cùng đường nét và màu sắc làm cho các HVTT được nổi khối, gợi cảm giác
về chiều sâu cho không gian trên mỗi tấm lụa Vạn Phúc.
3.2.5. Hoa văn trang trí mang tính dân gian
Đặc trưng của nghệ thuật tạo hình HVTT là một trong những nét đẹp
trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Bên cạnh việc tiếp thu và chịu ảnh
hưởng về nghệ thuật trang trí của nền văn hóa phương Đông, người Việt đã
biến đổi những tạo hình ấy một cách có chọn lọc, để trở thành sản phẩm mang
tinh thần của văn hóa dân tộc. Biểu hiện tính dân gian đậm đà, qua đường nét,
màu sắc của các mô típ về hoa văn thực vật, hoa văn động vật và chữ.
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, các hoa văn thực vật được sử dụng nhiều
và mang các ý nghĩa khác nhau cũng như được lưu truyền qua nhiều đời,
nhiều giai đoạn trong lịch sử. Đặc biệt, điều trùng hợp là các đề tài thực vật
cũng được thấy với mật độ nhiều trong mỹ thuật cổ của người Việt; ở các di
tích lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, phù điêu…
Đối chiếu với HVTT trên lụa ở làng Nha Xá (tỉnh Hà Nam), Bảo Lộc
(tỉnh Lâm Đồng) và một số làng dệt lụa khác ở Việt Nam, cho thấy đề tài về
thực vật trong thiên nhiên chiếm đa phần so với các đề tài khác như đề tài
động vật hay đề tài về chữ, đồ vật, hình học. Nhắc đến cây cỏ hoa lá trong
thiên nhiên tác giả Trần Lâm Biền có nhận định:
Cây cỏ là một đề tài hằng xuyên trong nghệ thuật tạo hình của
người Việt… Người Việt còn quan tâm nhiều tới cây cỏ loại nhỏ.
Và, rõ ràng người ta gán cho chúng nhiều ý nghĩa vượt lên trên thực
137

tế, để phục vụ cho yêu cầu nặng tính chất tín ngưỡng. Như vậy, cây
cỏ trong tạo hình của người Việt phần nhiều đã được “vũ trụ” hóa,
chúng không chỉ là những mẫu hình trang trí đơn thuần. Tuy nhiên,
trong quá trình phát triển của lịch sử mỹ thuật, mỗi thời thường
được giới hạn trong những mẫu hình thích ứng, hoặc nhiều khi có
mẫu hình, tùy thời, mà có quan niệm khác nhau [6, tr.173-174].
Điều này cho thấy sự xuyên suốt và tính nhất quán trong biểu hiện của
các đề tài thực vật ở nghệ thuật tạo hình của người Việt. Thể hiện phong cách
trang trí mang tính dân gian trên mỗi tấm lụa Vạn Phúc.
Trong tâm thức người Việt, hoa là sự kết tinh cái đẹp của thực vật, nên
đề tài hoa lá được quan tâm thể hiện nhiều. Đặc biệt là các loài hoa như: Sen,
Cúc, Mai, Chanh…, những loài hoa này cũng xuất hiện với mật độ lớn trong
các đồ án trang trí trên lụa Vạn Phúc. Đối với người Việt, hoa Sen mang tính
dân gian khá cao, biểu hiện là nơi Phật ngự trong các di tích thuộc mỹ thuật
truyền thống. Các nghệ nhân làng Vạn Phúc đã nghiên cứu và tham khảo đồ
án Sen, Phượng, Hạc trong chạm gỗ chùa Bối Khê, Tam Hưng, Thanh Oai
(tỉnh Hà Tây cũ) [PL8, H8.1, tr.256]. Khi đưa vào lụa để trang trí với cách
thêu trên sợi dệt cùng màu sắc, đường nét nổi hình khối nông, sâu tạo không
gian như một bức tranh nhiều màu.
Hoa Sen, gần gũi và linh thiêng nên được người Việt trân trọng dùng
làm HVTT ở rất nhiều nơi như kiến trúc, điêu khắc trong các di tích lịch sử
Điển hình như hoa Sen, chạm gỗ đền Din (Nam Ninh, Nam Định) [PL8, H8.2,
tr.257]. Đài Sen trong chạm gỗ, cửa võng đình Trà Cổ (Hải Ninh, Quảng
Nam) [PL8, H8.3, tr.258] hay trên các bệ tượng Phật, cột chùa..., ví dụ “Hình
thức của đài Sen dưới tư cách bệ tượng là một bông Sen mãn khai với vài lớp
cánh bao quanh… Người ta còn gặp đài Sen dưới dạng các đá tảng kê chân
138

cột” [6, tr.175]. Các HVTT được hòa quyện sinh động gợi cho người xem
cảm giác như đứng trước phong cảnh thiên nhiên hiện thực.
Cùng với hoa Sen, hoa Cúc cũng là HVTT truyền thống quen thuộc
của người Việt, được trang trí trên lụa Vạn Phúc với mật độ khá lớn và được
nghiên cứu, khai thác, thể hiện dưới nhiều dạng biến thể khác nhau, với bông
hoa nở to thì cánh tròn, khi là cánh nhọn, chỗ lại có cánh vuông cùng nụ hoa e
ấp… Nhưng, dù ở biến thể nào chúng ta cũng đều thấy tính hiện thực trong
đó, điều này trùng hợp với lối trang trí hoa Cúc trong kiến trúc, điêu khắc
chùa thuộc mỹ thuật cổ. “Cũng có hoa lá cúc đã được chạm trên đá (bàn thờ
chùa Ngọc Đình, Hà Tây, làm năm 1375) ở đây có bông mang ba lớp cánh,
nhị là u nổi có tua tỏa đều xung quanh, có bông thể hiện nghiêng với cánh hoa
hình mũi nhọn…” [6, tr.182].
Hay dạng hoa lá Cúc khác cũng được kể tới trên bàn thờ đá Bối Khê
(Thanh Oai, Hà Tây – 1382); “Hoa cúc ở trên, nhìn nghiêng, có tới bốn tầng
cánh hoa, mỗi tầng hai cánh tỏa cân xứng hai bên, mỗi cánh hoa đều có đường
biên là dăm bảy cung tròn nối nhau. Lá cúc ở dưới, có sống và gân rõ rệt, lá
được nhấn mạnh những mũi phụ. Khiến nó trở nên khỏe khoắn” [7, tr.182-
183]. Hay hoa Cúc, chạm gỗ chùa Bối Khê [PL8, H8.4, tr.259] và chạm đá
bia Văn Miếu [PL8, H8.5, tr.259].
Giống như hoa Sen và hoa Cúc, hoa Mai cũng là một trong những đề
tài được tham khảo từ mỹ thuật cổ trong trang trí trên bệ tủ, cánh cửa, các cột
trụ, tấm vách trong điêu khắc từ thời Lý cho đến thời Nguyễn. Hình ảnh hoa
Mai biểu hiện rõ ràng, sắc nét và được cho rằng là đẹp nhất trong các loài hoa
đã từng được trang trí trong đình chùa Việt Nam. Một số trường hợp, hoa Mai
mang tính dương nên khi kết hợp với cành Trúc nó trở thành biểu tượng về sự
ngay thẳng biểu hiện cho quyền lực trong ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa
139

– Thổ, có ý nghĩa “xua tan bách quỷ” chống tà ma và cầu mong cuộc sống
tươi đẹp, ấm no, hạnh phúc.
Trong các di tích lịch sử hình ảnh cây Trúc có mặt ở “tháp quay cửu
phẩm liên hoa (Cẩm Giàng – Hải Dương), rồi Trúc hóa Rồng, hay bản thân
Rồng đã mang nhiều tư cách của Trúc (đình Tiên Chưởng – Vụ Bản, đình
Hưng Lộc – Nghĩa Hưng – Nam Định)” [6, tr.193]. Như thế, cho thấy sợi dây
liên kết, tính dân gian của HVTT hoa Cúc trong kiến trúc, điêu khắc thuộc mỹ
thuật cổ cũng hiện hữu trên lụa Vạn Phúc là dấu ấn của truyền thống mỹ thuật
trang trí dân tộc rất điển hình.
Ngoài ra, chữ Thọ và chữ Vạn cũng được đánh giá là một trong những
hoa văn mang tính dân gian truyền thống cao. Trong kiến trúc, phù điêu, điêu
khắc chữ Thọ và chữ Vạn được đưa vào trang trí với mật độ nhiều trên cánh
tủ, cánh cửa, sập, các cột trụ, hành lang ra các ban công chùa, cửa sổ, trên mái
hiên v.v... Hoa văn chữ Thọ xuất hiện cả dạng vuông và tròn trên lụa Vạn
Phúc, mang tính dân gian đậm đà. Chữ Vạn đơn giản nhưng mang ý nghĩa
biểu tượng rất lớn, “nhiều khi nó có mặt trên ngực tượng, nằm trong vòng
tròn mặt trời trên nóc chùa, hoặc ở giữa vòng tròn chuyển pháp luân, cũng có
khi dùng để trang trí làm đề tài chính, hoặc sử dụng làm nền cho trang trí
khác” [7, tr. 230] [PL8, H8.6, tr.260].
Như vậy, người nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc đã có dụng ý sử dụng
các biểu tượng hoa văn mang nặng kiểu thức cổ truyền phương Đông để đưa
vào trang trí trên lụa, một phần thể hiện cái đẹp và quan điểm thẩm mỹ, một
phần thể hiện tư tưởng giáo lý, tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Trang trí
trên lụa, đồ án Vạn Cúc thể hiện rõ được sự mềm mại của hoa Cúc kết hợp
với các nét khỏe, dài, thanh của chữ Vạn, tạo cho đồ án sức hút riêng mà ít đồ
án nào có được, đây cũng là một trong những đồ án trang trí hoa văn được dệt
nhiều trên lụa Vạn Phúc.
140

Cùng với truyền thống thẩm mỹ của dân tộc, “trong nghệ thuật tạo hình
Việt Nam, con rồng là một hình ảnh quen thuộc, nó có mặt hầu như ở khắp
mọi nơi. Nó thường được sử dụng như một bộ phận của kiến trúc, như một
họa tiết trang trí trên các bộ phận kiến trúc…” [4, tr.220]. Sự xuất hiện của
Rồng trong các đền thờ và các từ đường, trên lườn nóc nhà, các vách đá thậm
chí trên các đồ sinh hoạt hàng ngày của con người như cái chén, lọ hoa, bình
phong…
Trang trí trong kiến trúc, điêu khắc, con Rồng có những nét đặc trưng
về cái sừng của con nai, cái đầu giống lạc đà, cái cổ của rắn, bụng của cá,
móng nhọn của chim đại bàng… hay Rồng xuất hiện trong hình ảnh long ẩn
vân, nghĩa là con Rồng lẩn mình trong những đám mây to cuộn vào các khóm
mây nhỏ ẩn hiện đủ để thấy từng khúc trên thân Rồng. Một số bát sứ được chế
tạo dưới thời vua Thiệu Trị (vị vua thứ 3 nhà Nguyễn) cũng có hoa văn long
ẩn vân, hình ảnh này trước đây cũng từng được thể hiện trên lụa Vạn Phúc
nhưng nay không còn thấy xuất hiện, có lẽ do nhu cầu thị hiếu của người tiêu
dùng và kỹ thuật dệt cầu kỳ phức tạp nên những người thợ làng Vạn Phúc đã
không dệt đồ án trang trí này nữa.
Nếu trong kiến trúc cổ, Rồng xuất hiện dưới dạng lưỡng long chầu
nguyệt nghĩa là hai con Rồng thành kính chầu mặt trăng. Biểu tượng này còn
mang ý nghĩa ma thuật như một lời cầu nguyện cho quả cầu lửa về sự ấm no,
trường tồn thì trên sản phẩm lụa Vạn Phúc, Rồng biểu hiện dưới dạng lưỡng
long chầu th , hai con Rồng quây tròn quanh chữ Thọ hay còn gọi là Rồng
chầu Th . Hay các hình Rồng chầu dâng ngọc quý trên bệ tượng Phật chùa
Nhạn Tháp (Mễ Sở - Châu Giang – Hưng Yên) [PL8, H8.7, tr.260] hay hai
hình Rồng chầu mặt trời trên tháp Phổ Minh (Lộc Vượng – Ngoại thành Nam
Định) [PL8, H8.8, tr.261].
141

Một trong những đề tài in dấu rõ nét trên một số sản phẩm hàng hoa
là đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng), trong đó đặc biệt phải kể
đến hình tượng con rồng qua họa tiết “lưỡng long chầu nguyệt”.
Đây là đề tài có tính chất truyền thống không chỉ riêng đối với nghề
dệt mà còn là đề tài in dấu ấn trong hội họa, điêu khắc, kiến trúc
truyền thống của người Việt [57, tr. 113].
Có thể thấy, từ những công cụ dệt thủ công truyền thống, những người
thợ dệt tài hoa làng Vạn Phúc, đã tạo nên các sản phẩm lụa có trang trí hoa
văn đặc sắc, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Chúng ta còn bắt gặp chim Phượng “Trong di tích và đồ thờ của người
Việt, chim thiêng diễn ra ở nhiều dạng khác nhau, đặc biệt là trên đồ gốm, đồ
gỗ, chúng thường được tạc tròn hoặc chạm nổi” [6, tr.153]
Trên phù điêu, phượng gắn với các phiến đá thành bậc… Tóc
phượng chải, nhỏ dần, bay lượn sóng lên góc trên. Thân mang vảy
rồng kiểu kép. Cánh ngắn mập, mở rộng sang hai bên. Một chân
đứng thẳng với bốn ngón giẫm trên một đài sen. Chân kia co trong
thế nghỉ, các khuỷu chân đều có cụm lông chải bay ra. Đuôi phượng
rất dải, uốn nhỏ dần về góc nhọn dưới, sống đuôi to vừa phải
thường chạm nổi vân xương cá và được viền bằng hai hàng vân dấu
hỏi [4, tr. 41].
Trong ý nghĩa khác, Phượng còn được thể hiện như con vật linh đem
phúc đến cho đời gắn với tích truyện Phật giáo cách điệu từ chim Phượng ngự
trên đài Sen. “Phượng là một linh vật cũng giống như rồng góp phần biểu hiện
về ước vọng muôn đời muôn thuở của người dân Việt trong mối quan hệ với
thần linh” [6, tr.157].
Không chỉ trang trí trong kiến trúc, điêu khắc thuộc mỹ thuật cổ mà
trên lụa Vạn Phúc chim Phượng cũng được “hóa hình” như hoa Đào, hoa Sen
142

hóa thành chim Phượng. Đây được cho là HVTT biểu hiện thành công nhất
trong hệ thống đề tài linh vật trên lụa Vạn Phúc với hình thức dệt hoa văn như
thêu trên lụa tạo sự tinh xảo, lạ mắt mà không loại vải nào có được.
Ở một số di tích, chúng ta cũng thấy hình ảnh Dơi bám vách đá mang
đến sự vui vẻ, hạnh phúc. Ngoài ra, còn thấy linh vật này trong một số trường
hợp như Dơi ngậm đồng tiền, Dơi t a trái đào, Dơi trên đỉnh đồng, tất cả đều
mang ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc, viên mãn và no đủ nay cũng được thể
hiện trên lụa Vạn Phúc mang đậm phong cách dân gian truyền thống.
Hay Rùa biểu hiện cho sự no đủ, thanh cao và có ý nghĩa cho việc diệt
trừ ma quỷ, tà ác. “Ở chùa Đại bi (Hoài Đức – Hà Tây) người ta gặp rùa được
thể hiện dưới dạng tứ linh trên chiếc khánh đồng. Từ đó nó xuất hiện nhiều
trên đồ thờ, cũng dưới dạng tứ linh, cụ thể như trên những quán tẩy thờ, cánh
cửa thờ, hoặc trên mặt nhang án” [6, tr.165]. Trên lụa Vạn Phúc, Rùa xuất
hiện không nhiều và cũng có hiện tượng “hóa hình” như Sen hóa Rùa, bởi lá
Sen có chu vi tròn phồng to dễ liên tưởng đến mai Rùa. Rùa được biểu hiện ở
góc nhìn chính diện để thấy rõ đầu và mai cùng 4 chân và đuôi Rùa.
Như vậy, cho thấy các HVTT được nhắc đến ở trên, đã xuất hiện khá
nhiều trong mỹ thuật cổ của người Việt. Và cũng được thể hiện trên lụa Vạn
Phúc với phong cách trang trí mang đậm chất dân gian tạo cho các HVTT trên
lụa Vạn Phúc thêm phần sinh động và đa dạng. Cũng như phù hợp với kỹ
thuật và phương thức dệt thủ công truyền thống, tạo cho HVTT mang đặc thù
của sản phẩm lụa Việt Nam nói chung và lụa Vạn Phúc nói riêng.
3.2.6. Tiếp biến tạo hình với văn hóa một số nước phương Đông
Văn hóa phương Đông là một trong nhưng nền văn hóa có sức ảnh
hưởng sâu rộng nhất ở châu Á và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt
Nam đã chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa này và được biểu hiện rõ nét trong tạo
hình mỹ thuật. Khi nền mỹ thuật Việt được giao lưu tiếp biến, sẽ sản sinh ra
143

những tạo hình mới, mang nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên, vẫn giữ
được tính bản địa, tinh thần thẩm mỹ chung của dân tộc.
Trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu và quan sát, NCS thấy rằng đề tài
về thực vật, xuất hiện không chỉ ở nền mỹ thuật Việt mà còn được tiếp biến từ
các nền văn hóa khác thuộc Phương Đông như Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản,
Indonesia… hay phương Tây như Hy Lạp, La Mã, Ai Cập cổ đại. Một số hoa
văn tương đồng với mỹ thuật của người Việt như chuỗi hoa dây, hoa leo, hoa
Sen, hoa Cúc... Như nhận định của nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Du Chi:
“Trong thế giới tự nhiên, hoa là sự kết tinh cái đẹp của các loài thực vật và có
sức hấp dẫn con người. Bởi vậy nên đề tài hoa đã được chú ý thể hiện rất nhiều
trong nghệ thuật trang trí cổ truyền của các dân tộc trên thế giới” [16] và ở nhiều
mặt hàng dệt Việt Nam, trong đó có sản phẩm lụa Vạn Phúc và HVTT trên đó.
Sự tiếp biến về tạo hình của HVTT trên lụa Vạn Phúc, được thể hiện ở
nhiều loài như hoa Cúc, hoa Mai, hoa Chanh, con Rồng, chữ Thọ, chữ Vạn,
đặc biệt là chữ Hỷ, ảnh hưởng từ văn hóa và tạo hình Trung Hoa. Rồng là con
vật linh thiêng phổ biến trong nghệ thuật tạo hình của người Việt, song nó
cũng có những ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, đặc biệt là Trung Hoa
từ những hình dáng động, uốn lượn thường thấy trong các vật dụng nơi hoàng
cung như đồ án “lưỡng long tranh châu” hay “long vân” thể hiện đầy đủ uy
thế oai phong, dũng mãnh của hoàng đế thì ở Việt Nam cũng vậy. Ngay ở
kiểu thức trang trí cung điện cũng hiện diện các tạo hình Rồng ở ngai vàng, bệ
rồng, cột đá, trên mũ và trang phục của vua cùng quan niệm Rồng là biểu
tượng cho sự linh thiêng, độc tôn thể hiện người đứng đầu, người cai trị đất
nước.
Ở Trung Quốc rồng tượng trưng cho thần linh quan trọng, đầy sức
mạnh không gì ngăn được, hình thái đẹp đẽ, giương nanh múa vuốt
vùng vẫy giữa mây nước, đầy vẻ anh hùng. Nó tượng trưng cho tiến
144

bộ, vươn lên, cho sự đầy đủ thịnh vượng… Nó đã trở thành một
thực thể thực sự có quyền năng thống trị, là vị thần bảo trợ quốc
gia, là biểu hiện của nhà cầm quyền. Nó còn là hiện thân của lực
lượng tự nhiên - lực lượng đó với tiềm năng vô cùng mạnh mẽ, luôn
luôn ở trạng thái biến đổi, sản sinh rồi lại tiêu diệt [11, tr.114].
Dù có phần ảnh hưởng trong tạo hình Trung Hoa, nhưng Rồng Việt vẫn
có những nét riêng thể hiện tính dân tộc. Nếu Rồng Trung Hoa, được tạo dáng
thô khỏe, rắn rỏi, dữ tợn kiêu hùng mang tính trấn áp cao, thì Rồng Việt lại
mang nét thuần hóa, hiền hòa và thân thiện hơn. Về nghệ thuật tạo hình, các
chi tiết trong hình ảnh con Rồng cũng có mào lửa từ trên đầu xuống thân,
mang dáng dấp của tạo hình Trung Hoa, nhưng cũng được biến đổi về hình
dáng tạo nét riêng trên lụa Vạn Phúc.
Bên cạnh hình tượng Rồng, hoa Sen được cho rằng là một loài hoa ảnh
hưởng từ văn hóa một số nước phương Đông, loài hoa của triết học tôn giáo
và nghệ thuật, thể hiện cho sự trong sáng tinh khiết, được xuất hiện rất sớm
trong Phật giáo và Hidu giáo. Đặc biệt, mỹ thuật Phật giáo ở Ấn Độ là một
trong những nền mỹ thuật lớn có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất trên toàn thế
giới. Điều này cũng ảnh hưởng đến các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên và một vài nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam,
biểu hiện rõ nét nhất là trên đền, đài, tượng thờ và chạm khắc. Đất nước
Trung Hoa cũng là nơi tìm thấy những hạt Sen hóa thạch từ thời cổ đại.
Trang trí trên lụa Vạn Phúc, hoa Sen được biến đổi ở nhiều hình dáng
khác nhau khi là đài Sen nở to, cánh mềm và nhỏ, lúc lại được cách điệu tối
giản với cánh to, búp nhọn về phía đầu lá. Mặc dù, trên lụa Vạn Phúc, hoa
Sen được sử dụng không nhiều, nhưng cũng đủ để thấy sự có mặt của tạo hình
này, đã có ảnh hưởng chung trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là mỹ thuật
Trung Hoa.
145

Chúng ta cũng bắt gặp hoa văn chữ Hỷ, có tạo hình giống hình chữ nhật
ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, được tiếp biến trong đồ án Trúc, Mai, Th ,
Hỷ. Hay hoa văn chữ Vạn, cũng được các nghệ nhân làng Vạn Phúc đưa vào
trang trí trong đồ án Vạn Cúc. Nhưng không hiển thị nguyên bản là hai dấu
thập vuông mà được biến đổi thành các đường thẳng song song nhau, giống
như chữ L, làm nhiệm vụ là nền để tôn hình hoa Cúc lên. Hoa văn chữ Thọ,
cũng được tiếp biến với rất nhiều dạng khác nhau, khi vuông, lúc tròn hoặc
cong tùy vào từng đồ án để có biến thể về chữ Thọ khác như: Rồng chầu Th ,
Dơi chầu Th , Th Triện…
Có thể nhận thấy, HVTT trên lụa Vạn Phúc nói chung, không chỉ kế
thừa kho tàng hoa văn truyền thống của dân tộc mà còn tiếp nhận những yếu
tố mới, làm phong phú cho đề tài trang trí, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị hiếu
của người đương thời. Yếu tố mới ở đây, được thể hiện trong cách biểu đạt
các hình thức trang trí mô típ hoa văn, và tùy từng chủng loại lụa khác nhau
sẽ có hình dạng hoa văn thích hợp. Điển hình như lụa Vân, đều sử dụng hoa
văn hoa Cúc, hoa Mai, con Rồng, chữ Thọ làm yếu tố trang trí. Các hoa văn
này được cách điệu và điều chỉnh, thay đổi kích thước, tạo nhịp điệu làm
phong phú và mới lạ cho bố cục. Còn lụa hoa khác, thì tính tiếp biến được thể
hiện ở cách kết hợp hoa văn xen kẽ, hàng lối giữa hoa Cúc, cành Trúc, cây
Mai hay hình tròn, hình vuông… tạo bố cục cân đối trên sản phẩm lụa Vạn
Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội).
Trên nền tảng kế thừa phong cách tạo hình dân gian Việt Nam, HVTT
trên lụa Vạn Phúc được tiếp biến các yếu tố mới, mang tính xu hướng của thời
đại để tạo ra tổng thể hài hòa cho đồ án trang trí. Như vậy, HVTT trên lụa
Vạn Phúc tuy có phần ảnh hưởng của tạo hình văn hóa một số nước phương
Đông điển hình là đất nước Trung Hoa. Tuy nhiên, do không xác định rõ được
nguồn gốc và niên đại của HVTT, nhưng xét về tinh thần và nghệ thuật tạo
146

hình thì những đề tài trang trí này, vẫn mang đậm những giá trị tinh thần và
phong cách tạo hình trong nghệ thuật trang trí dân gian của người Việt.
3.3. Giá trị văn h a nghệ thuật của hoa văn trên lụa Vạn Phúc
Trong lịch sử phát triển của dân tộc, HVTT nói chung và HVTT trên
lụa nói riêng, không chỉ lưu giữ những giá trị lịch sử của dân tộc mà còn là
một thành tố cấu thành nên giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật, phản ánh tư duy,
truyền tải thông tin về xã hội, môi trường và cuộc sống của con người. Nghiên
cứu về HVTT trên lụa Vạn Phúc, luận án tập trung đến giá trị văn hóa và giá
trị nghệ thuật trên lụa của đối tượng nghiên cứu.
3.3.1. Giá trị văn hóa
Làng lụa Vạn Phúc là một làng nằm bên bờ sông Nhuệ, vẫn còn giữ
được ít nhiều nét cổ kính như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình
cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội. Trải
qua nhiều giai đoạn phát triển trong lịch sử, lụa Vạn Phúc đã khẳng định được
danh tiếng không những ở trong nước mà còn lan tỏa sang cả một số nước
trên thế giới, từng được chọn là chất liệu để may trang phục cho triều đình.
Đặc biệt lụa Vạn Phúc có trang trí nhiều hoa văn rất được ưa chuộng dưới
triều Nguyễn (1802 – 1945).
Cùng với truyền thống “khéo tay hay nghề” và bề dày kinh nghiệm của
các nghệ nhân làng Vạn Phúc, họ đã tạo ra những tấm lụa mượt mà có nhiều
HVTT phong phú đặc sắc và đa dạng, được dệt từ sợi tơ tằm là sản vật của
thiên nhiên với tính năng óng ả, bắt sáng, tạo sắc độ lung linh, biến đổi màu
và tùy từng góc nhìn sẽ cho sắc độ màu khác nhau. Từ một sản phẩm thủ
công, lụa hoa Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần, để trở thành
sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao, được coi là biểu tượng của cái đẹp.
Ngoài lụa hoa, làng Vạn Phúc còn nổi tiếng với sản phẩm lụa Vân. Bề
mặt lụa Vân mỏng và trong, HVTT lại có các khoảng trống nên khi sử dụng,
147

lụa Vân thường được may lót. Bên trong là lụa trơn, màu sắc tùy vào ý thích
của từng người mặc. Do đặc tính kết cấu tạo hoa văn có khoảng trống nên khi
được may lót, lụa Vân lại có thêm một yếu tố thẩm mỹ, về sự phản chiếu màu
nền làm cho HVTT vô cùng đa dạng, khiến cho các mẫu trang phục được may
từ chất liệu lụa Vân trở nên duyên dáng và sống động. Cùng với lụa hoa, lụa
Vân Vạn Phúc hoàn toàn có thể sánh vai với nhiều loại lụa trên thế giới. Một
sản phẩm được dệt từ chất liệu tơ tằm truyền thống, có bề dày lịch sử lâu đời,
chứa đựng những giá trị văn hóa rất riêng và điều quan trọng là sự gắn bó
cùng quá trình hình thành và phát triển về làng nghề của người dân Vạn Phúc
với nghiệp tằm tang của cha ông.
Có thể nhận thấy HVTT trên lụa Vạn Phúc khá tiêu biểu trong hệ thống
HVTT trên chất liệu tơ tằm được dệt theo phương thức thủ công, thuộc kho
tàng hoa văn truyền thống của dân tộc, chứa đựng những giá trị văn hóa vô
giá trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Nghiên cứu về giá trị văn hóa, luận án quan tâm đến các giá trị của hoa
văn trong tạo hình trang phục và HVTT trên lụa Vạn Phúc, góp phần quảng
bá hình ảnh văn hóa nghệ thuật của người Việt với cộng đồng quốc tế. Cũng
như việc kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong nghệ thuật
trang trí là hết sức cần thiết để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó ngày
một hoàn mỹ hơn.
Hoa văn trang trí trong tạo hình trang phục, khi xu hướng thẩm mỹ về
trang phục ngày càng phát triển thì HVTT trên các chất liệu được chú ý.
Nhiều nhà thiết kế thời trang Việt Nam và trên thế giới, đã đặt ra nhiệm vụ
hàng đầu nhằm khẳng định vị trí và tìm hướng đi riêng cho các kiểu dáng
trang phục có HVTT làm thương hiệu cho phong cách thiết kế của mình.
Trong trang phục, hoa văn có thể xuất hiện ở hình thức trang trí tự
nhiên hoặc đã được cách điệu mang tính khái quát. Nhưng, dù ở bất kỳ hình
148

thức thể hiện nào, hoa văn cũng phải đạt những giá trị biểu cảm nhất định.
HVTT không chỉ góp phần tạo nên những giá trị về sản phẩm văn hóa mà còn
mang lại giá trị thẩm mỹ cho bộ trang phục. Các nhà thiết kế thời trang đã sử
dụng hoa văn như một ngôn ngữ nhằm biểu đạt cảm xúc, yếu tố nhân văn của
một người hay một nhóm người mà hoa văn đó đại diện. Vì vậy, hoa văn trên
trang phục còn mang ý nghĩa mỹ học, giá trị nhân văn biểu hiện cho một giai
đoạn nào đó của lịch sử trang phục.
Trang phục thể hiện cho “văn hóa mặc”, biểu hiện của sự tổng hòa các
mối quan hệ trong cuộc sống và luôn mang trong mình giá trị văn hóa, giá trị
nghệ thuật và cả khía cạnh của đạo đức. Trang phục không chỉ là mỗi tấm áo
chiếc quần mà còn bao gồm cả khăn, mũ, giầy… nó như một tín hiệu biểu
hiện cho hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ, chứa đựng nhiều thông tin của một
cá nhân hay một tổ chức nào đó. Nếu nhìn vào HVTT, chúng ta rất khó phát
hiện được nguồn gốc, xuất xứ về mặt địa lý. Nhưng chúng ta có thể nhận diện
được “phông văn hóa” tức là nền văn hóa mà hoa văn đó xuất hiện. Chẳng
hạn như khi nhắc đến hoa văn trống đồng hay chim lạc, người chèo thuyền…
giúp chúng ta liên tưởng đến nền văn hóa Đông Sơn, bởi vậy hoa văn luôn
hàm chứa những giá trị văn hóa nhất định. Việc đặt hoa văn vào trang phục
thể hiện ý tưởng và linh hồn cho bộ trang phục đó. Nên quá trình tạo hình
HVTT, phải tuân thủ những yêu cầu của kỹ thuật, còn phải nghiên cứu biểu
trưng của các loại đề tài để tạo giá trị thẩm mỹ cũng như phản ánh một phần
của văn hóa dân tộc. Đường nét hoa văn có thể là kết cấu của bộ trang phục,
hoặc chỉ làm nhiệm vụ trang trí hay điểm nhấn, nhằm tôn lên nét đẹp hay che
đi những khiếm khuyết của cơ thể.
Ngày nay, với xu hướng chung của xã hội, HVTT dường như là một
trong những yếu tố tạo hình quan trọng có tính quyết định đến giá trị cho một
bộ trang phục. Nếu chú ý đến các hình thức biểu hiện của HVTT sẽ mang đến
149

hiệu quả thẩm mỹ cao cho trang phục. Các nhà thiết kế hiện nay cũng đã gặt
hái được nhiều thành công trong các bộ trang phục có HVTT, dù là hoa văn
truyền thống hay hiện đại, kết hợp với kỹ thuật thể hiện mới như đắp nổi hay
đính kết nhằm hỗ trợ cho hoa văn thêm giá trị về nghệ thuật tạo hình hiện đại.
Thậm chí họ có thể lấy ngay chất liệu lụa đã có HVTT để sử dụng cả 2 mặt
vải hoặc cắt ghép vào từng bộ phận và may trang phục như một “phong cách”
của nghệ thuật sắp đặt.
Tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc, chọn lọc các hoa văn đảm bảo sự
phù hợp trên mỗi bộ trang phục. Bản chất của các HVTT truyền thống là kén
kiểu dáng và chất liệu cũng như đối tượng sử dụng. Điều này cho thấy HVTT
trên lụa tơ tằm Vạn Phúc, ít nhiều có thể được đưa vào trang phục dù ở hình
thức nào cũng sẽ mang đến những hiệu quả thẩm mỹ riêng của nó.
Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc góp phần quảng bá hình ảnh văn
hóa nghệ thuật của người Việt với cộng đồng quốc tế
Chúng ta biết vào những năm 30 của thế kỷ XX, lụa Vạn Phúc từng
theo chân các học giả Việt Nam tham dự hội chợ đấu xảo quốc tế Marseil tại
Pháp và chiếm được sự ưa chuộng và yêu mến của nhiều nước trên thế giới.
Điều này gây một tiếng vang lớn cho lụa Việt Nam được bạn bè quốc tế biết
đến, cũng như tạo cho các nghệ nhân trong làng Vạn Phúc động lực trong việc
tìm tòi nhằm phát triển lụa có HVTT để cung cấp sang thị trường các nước
châu Âu. Chính mục đích này, mang đến sự nỗ lực, cố gắng của các hộ dân
làng nghề phát triển để dệt chất liệu lụa có HVTT đặc sắc, tinh tế hơn. Qua
đó, cho thấy HVTT trên lụa Vạn Phúc đã góp phần truyền bá những yếu tố về
văn hóa thẩm mỹ xã hội, môi trường tự nhiên của cuộc sống người Việt ra
cộng đồng quốc tế. Nội dung và hình thức biểu hiện của các đề tài HVTT trên
lụa, mang đậm chất dân dã của văn hóa phương Đông, cùng nhiều đồ án kế
150

thừa mỹ thuật cổ mang sự sâu lắng riêng đã chinh phục được thị trường tiêu
dùng của người phương Tây.
HVTT trên lụa Vạn Phúc, khẳng định được kỹ thuật tinh tế cùng bàn
tay tài hoa đã dệt nên những tấm lụa nhiều màu sắc, hoa văn tinh xảo có tính
nghệ thuật cao của người nghệ nhân làng nghề. Họ đã dựng lên một bức tranh
hoàn mỹ trong đó có bố cục, đường nét, màu sắc và “kỹ thuật thêu” trên
khung dệt, phong cách đậm chất dân gian truyền thống, mang đặc trưng của
yếu tố bản địa. Thực tế trong gần 100 năm, cách sắp đặt hoa văn trên lụa Vạn
Phúc, đã tạo nên nghệ thuật trang trí đỉnh cao của kỹ thuật dệt thủ công, đem
lại nhiều ấn tượng cho bạn bè quốc tế, cũng như khẳng định đặc trưng riêng
của lụa hoa làng Vạn Phúc. Và trở thành biểu tượng của dòng lụa tơ tằm cao
cấp của dân tộc, mang giá trị thẩm mỹ đặc sắc và công năng cho người sử
dụng. Góp phần quảng bá cho cộng đồng quốc tế và làm phong phú các đề tài
trang trí trên lụa Việt Nam.
Sự cần thiết trong việc kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại của
HVTT trên lụa Vạn Phúc
Yếu tố hiện đại xuất hiện muộn hơn so với yếu tố truyền thống, nhưng
phát triển rất nhanh, nhờ vào tính linh hoạt của công nghiệp, phương thức thể
hiện của nghệ thuật tạo hình và nhu cầu phát triển thị hiếu thẩm mỹ trong đời
sống xã hội của con người. Yếu tố hiện đại được thể hiện dưới nhiều loại hình
mới, ý tưởng mới cùng tư duy sáng tạo mới. Tuy nhiên, yếu tố hiện đại dù có
phát triển đến mức nào cũng không thể chối bỏ truyền thống mà vẫn cần có sự
kế thừa, tiếp thu. Bởi, truyền thống làm cầu nối cho cái mới phát triển, nó
không bị giới hạn mà đồng nhất hóa với cuộc sống của cộng đồng, của dân
tộc. Cần tránh lẫn lộn giữa hai động từ hàm ẩn trong khái niệm truyền thống.
Động từ thứ nhất, phù hợp với một vật được trao hay một vật được giao theo
quy ước giữa các bên. Động từ thứ hai, đáp ứng chính hành vi truyền cho
151

nhau giữa các chủ thể và chỉ định không những nội dung mà cả các quy trình
và một chức năng có tầm phổ biến. Cũng giống như sự phát minh, truyền
thống không chỉ quy giản vào những “nội dung” được truyền, mà thông qua
đó là các sự kiện, các phong tục, các học thuyết, các hệ ý thức hay thiết chế
đặc biệt.
Trong hình thức trang trí hoa văn trên lụa, người nghệ nhân làng Vạn
Phúc đã sử dụng các đề tài từ kho tàng hoa văn truyền thống của dân tộc trong
nền mỹ thuật cổ truyền Việt Nam. Đó là các hoa văn từ cây cỏ, thực vật như
hoa Sen, bông Cúc, nụ Hồng, cành Mai… hay các hình tượng con vật linh
thiêng gắn liền với mỹ thuật cổ của người Việt như con Rồng, con Phượng,
con Dơi… hoặc nhóm hình học như hình vuông, tròn, nhóm chữ như chữ
Vạn, chữ Thọ…
Yếu tố hiện đại ở đây, còn được thể hiện trong cách biểu đạt các kiểu
thức trang trí mô típ hoa văn, trên từng chủng loại lụa khác nhau, sẽ có hình
dạng hoa văn thích hợp. Điển hình như lụa Vạn Phúc đều sử dụng các hoa văn
hoa Cúc, hoa Mai, con Rồng, chữ Thọ làm yếu tố trang trí. Các hoa văn này
được cách điệu, điều chỉnh để tạo nhịp điệu làm phong phú cho bố cục. Một
số sản phẩm lụa khác, thì yếu tố hiện đại được tiếp biến và thể hiện trong cách
kết hợp các hoa văn xen kẽ, hàng lối giữa hoa Đào, hoa Cúc, cây Trúc, cành
Mai với chữ Vạn, chữ Thọ, chữ Triện… tạo bố cục cân đối, hài hòa trên sản
phẩm lụa.
Một số hoa văn mới, cũng được khai thác các yếu tố tạo hình để trang
trí trên lụa như; hoa Bèo, hoa Phượng, hoa Hướng Dương, hay các đề tài hình
học như hình vuông, hình tròn nhằm tạo ảo giác cho người nhìn… Đây là các
đề tài hoàn toàn mới, được đưa vào trang trí trên lụa Vạn Phúc để sản xuất và
bày bán trên thị trường. Như vậy, sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống với tư
152

duy sáng tạo hiện đại ở các HVTT tạo ra sự nhuần nhuyễn, tinh tế mà ít chất
liệu dệt theo phương thức thủ công có được.
Bản thân sản phẩm lụa Vạn Phúc, đã có từ ngàn năm trước cùng với
các đề tài trang trí đơn giản, nhưng mang bản sắc của người Việt. Trên nền
tảng đó, ngày nay các nghệ nhân làng Vạn Phúc, đã mang yếu tố tạo hình mới
trong cách kết hợp các hoa văn với nhau, cũng như cách sắp xếp bố cục và sự
thay đổi từ chính các HVTT thông qua hình, nét, màu sắc đem lại sự đa dạng
của yếu tố truyền thống, có sự kết hợp yếu tố hiện đại trong dòng chảy chung
về HVTT trên sản phẩm lụa nói chung và lụa Vạn Phúc nói riêng.
Làng Vạn Phúc là một trong những làng nghề, được công nhận là “làng
nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do
trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. Đứng trước những biến đổi của xã
hội, làng Vạn Phúc không bị cuốn theo “cơn lốc” đô thị hóa như nhiều ngôi
làng khác, giá trị văn hóa, lịch sử của làng nghề có niên đại trên 1000 năm
tuổi, với không gian sản xuất và trưng bày sản phẩm lụa đã là một điểm nhấn
đặc biệt quan trọng trong quần thể làng nghề, mang đậm giá trị lịch sử của đất
nước Thăng Long văn hiến. Nhắc đến lụa Vạn Phúc, không thể không nhắc
đến các chủng loại lụa hoa Cúc, lụa hoa Chanh, lụa đuôi Công hay Thọ Triện.
Trên cơ sở những đề tài trang trí từ kho tàng hoa văn truyền thống, người thợ
làng Vạn Phúc đã sáng tạo thêm các mẫu hoa văn mới để thích ứng với thị
hiếu người tiêu dùng. HVTT trên lụa Vạn Phúc như một di sản văn hóa nghệ
thuật lâu đời còn duy trì cho đến ngày nay. Một minh chứng về sức sống bền
bỉ của nó trong dòng chảy của mỹ thuật dân tộc.
Như vậy, HVTT trên lụa được hình thành và phát triển từng bước hoàn
thiện cùng chiều dài lịch sử của đất nước, trở thành di sản, linh hồn của người
dân làng Vạn Phúc. Dẫu trải qua bao biến thiên thăng trầm, nhưng vẫn vẹn
nguyên những giá trị văn hóa của một vùng đất mang đậm dấu ấn bản địa. Có
153

thể nói rằng, HVTT trên lụa Vạn Phúc, mang giá trị dân gian tiêu biểu trong
hệ thống trang trí hoa văn truyền thống Việt Nam. Đa số HVTT đều có những
đặc điểm, phong cách trang trí độc đáo, chủng loại phong phú và đa dạng,
đậm đà bản sắc dân tộc.
HVTT trên lụa Vạn Phúc có giá trị văn hóa sâu sắc, thông qua kỹ thuật
dệt lâu đời cùng các đề tài dân gian, đã toát lên tinh thần thẩm mỹ của dân
tộc, vừa gần gũi với thiên nhiên, vừa dung hòa với đời sống xã hội con người.
Để hiểu rõ về giá trị văn hóa, NCS đã tìm hiểu và nghiên cứu các sản phẩm
lụa có HVTT tại các xưởng dệt ở làng Vạn phúc, cũng như phỏng vấn nghệ
nhân, người dệt, các nhà sáng tác mẫu... để thấy rằng, sản phẩm lụa cũng đã
trải qua nhiều năm tháng thăng trầm theo dòng chảy của thời gian. Nhưng
người dân Vạn Phúc, những con người với tinh thần lao động cần cù, thông
minh, sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo vẫn miệt mài với nghề canh cửi tằm
tang. Chính cái tên “quê lụa” cũng bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đó,
cũng như danh tiếng và ảnh hưởng của những tấm lụa Vạn Phúc có HVTT đã
lan truyền và trở thành đại diện cho thương hiệu lụa Hà Đông, đi sâu vào tiềm
thức đời sống văn hóa của dân tộc.
Sự cần thiết trong việc bảo tồn và phát huy lụa có HVTT
Trong quá trình hình thành và phát triển lụa nói chung, lụa Vạn Phúc ra
đời trong điều kiện địa lý, môi trường và nền văn hóa Việt. Tư duy sáng tạo
của các nghệ nhân giai đoạn sau, bao giờ cũng được kế thừa những thành tựu
của các thế hệ trước. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bối cảnh đương thời cũng chi
phối đến các sáng tác của họ, nhưng với sự cố gắng lòng yêu nghề của các
nghệ nhân làng Vạn Phúc đã duy trì, củng cố các đề tài trang trí vốn có và tiếp
biến yếu tố mới, nhằm tạo ra những sản phẩm thủ công góp phần vào sự phát
triển chung của đất nước.
154

Lụa Vạn Phúc là một trong nhóm các sản phẩm thủ công truyền thống
của Việt Nam, nó đã mang trong mình yếu tố bản sắc bền vững. Việc bảo tồn
và phát huy những giá trị của vải lụa tơ tằm truyền thống, được đặt ra như
một nhu cầu bức thiết trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện
nay. Bảo tồn và phát triển các chất liệu thủ công truyền thống, chính là giữ
gìn và phát huy những giá trị về văn hóa, kinh tế, xã hội và làm cho nó không
bị mai một hay thất truyền.
Làng lụa Vạn Phúc, có những thời điểm rơi vào cảnh thăng trầm, các
sản phẩm lụa dệt xong nhưng khó tiêu thụ, để duy trì hoạt động kinh doanh
một số cửa hàng trong làng đã nhập lụa Trung Quốc về bán, nên đã ảnh
hưởng tới thương hiệu của làng nghề. Không ít khách hàng đến Vạn Phúc đã
mua nhầm lụa nhập khẩu, điều này tạo những hoài nghi và đánh giá không
tích cực về sản phẩm lụa tơ tằm có HVTT chính hiệu của làng nghề Vạn
Phúc. Đây cũng là một thực trạng không chỉ riêng lụa Vạn Phúc mà một số
làng nghề khác cũng vì chạy theo lợi nhuận mà mất đi giá trị về bản sắc văn
hóa dân tộc. Đặc biệt cái mất sẽ nhiều hơn cái được, nếu chúng ta còn nhập
lụa Trung Quốc về trà trộn với lụa Vạn Phúc để bán. Như vậy, chúng ta sẽ
mất đi thương hiệu, mất đi uy tín làng nghề mà bấy lâu chúng ta đã dày công
gây dựng. Ngoài ra, còn mất đi lòng tự trọng dân tộc, mất đi lòng tin của
chính người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Đây cũng là cái mất rất lớn vì
điều này chính là hành vi lừa dối người tiêu dùng, làm tổn thương đến tình
cảm, lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam.
Hiện nay, người dân làng Vạn Phúc đã ý thức được rằng, không có gì
bền vững bằng chính những yếu tố truyền thống, những giá trị văn hóa, giá trị
của lịch sử từ gốc rễ, mạch nguồn cần được bảo tồn và phát huy. Bởi người
Vạn Phúc hiểu rằng, ngày nay khách hàng đến Vạn Phúc ngoài việc mua một
sản phẩm tiêu dùng thì họ còn muốn tìm hiểu, nâng cao thêm vốn kiến thức
155

về những tinh hoa của một làng nghề lụa dệt thủ công, với những tấm lụa bản
địa đích thực do người Việt sản xuất. Trong các buổi phỏng vấn các nghệ
nhân làng lụa, NCS nhận thấy người làm nghề của làng Vạn Phúc bây giờ rất
chú trọng đến việc phát huy bản sắc làng nghề, bằng việc phát triển nhiều mặt
hàng có chất lượng cao, nhằm đẩy mạnh việc kinh doanh lụa tơ tằm trên thị
trường. Nhiều hộ dệt trong làng đã nghiên cứu và sản xuất ra các chủng loại
lụa không phai màu, giảm độ nhàu và cải tiến kỹ thuật dệt thủ công, chuyển
dần sang sản xuất công nghiệp, nhằm trở thành một sản phẩm chiến lược thúc
đẩy sự phát triển của làng nghề dệt lụa. Có thể thấy rằng, làng Vạn Phúc hiện
nay, là một trong số ít các làng nghề sống bằng những sản phẩm thủ công do
chính người dân trong làng sản xuất ra.
Ngày nay, việc kế thừa và phát huy những sản phẩm có giá trị to lớn
của thủ công nghiệp không thể không lưu ý đến yếu tố địa lý và đặc biệt
không thể không chú ý đến giá trị văn hóa tàng ẩn trong đó. Năm 1998, làng
Vạn Phúc được lãnh đạo thành phố Hà Nội chú ý đến các chính sách, các biện
pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề. Tuy nhiên, khó khăn của làng lụa
Vạn Phúc hiện nay chính là khâu nguyên liệu sản xuất, do một số năm trước,
giá tơ bấp bênh, không ổn định nên người dân chuyển sang trồng các loại cây
khác, vì vậy diện tích trồng dâu bị thu hẹp. Thứ hai, do thời tiết nóng ẩm làm
ảnh hưởng chất lượng trứng tằm, khiến lượng tơ gốc bị giảm. Đa số, nguồn
nguyên liệu cung cấp cho các hộ gia đình tại Vạn Phúc hiện nay chủ yếu nhập
từ tỉnh Lâm Đồng. Thứ ba, là do thiếu thợ dệt, thiếu người phát triển có tâm
huyết để khôi phục làng nghề, dù là một làng nghề phát triển lâu đời, nhưng
hiện nay làng Vạn Phúc đang phải đối mặt với không ít khó khăn khi số hộ
làm nghề, số máy dệt đang ngày một giảm. Thứ tư, là do hàng Trung Quốc
tràn lan trên thị trường với nhiều mẫu mã đa dạng khiến cho sản phẩm lụa
Vạn Phúc mất dần thị phần.
156

Như vậy, có thể thấy việc gây dựng được một thương hiệu nổi tiếng đã
khó, song bảo tồn và phát huy thương hiệu đó còn khó hơn rất nhiều, nhất là
trong bối cảnh làng nghề đang gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh các mặt
hàng trong nước và các loại lụa nhập không rõ nguồn gốc. Nên việc nỗ lực
gìn giữ và phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc nói riêng và ngành tơ lụa Việt
Nam nói chung đang rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng để
hỗ trợ đầu tư xây dựng chuỗi sản xuất hàng hóa: Nuôi tằm – ươm tơ – dệt lụa.
Đồng thời, phải có chiến lược giữ các vùng trồng dâu; đầu tư nghiên cứu các
giống tằm chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới công nghệ, máy móc ươm tơ để
tạo ra các sản phẩm lụa có chất lượng giữ vững thương hiệu.
Những sản phẩm lụa tơ tằm cổ truyền, bao giờ cũng được ưa chuộng
trên thị trường quốc tế, nếu nó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hàng hóa
và giá trị thẩm mỹ. Đó là thế mạnh vốn có của các sản phẩm dệt cổ truyền mà
chúng ta cần phải nâng niu gìn giữ. Việc bảo tồn các sản phẩm lụa tơ tằm,
hàm chứa ý nghĩa rộng hơn đó là bảo tồn nghề và làng nghề. Để mở ra cánh
cửa du lịch ở làng Vạn Phúc, sẽ là điểm đến đáng chú ý đối với khách du lịch
trong và ngoài nước. Điều này thúc đẩy sự giao thương và phát triển của các
sản phẩm lụa trong làng, nâng tầm giá trị văn hóa phong phú và đa dạng nhằm
khẳng định tiềm năng to lớn của nó.
Như vậy, việc bảo tồn và phát huy sản phẩm lụa và nghề dệt làng Vạn
Phúc thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế hiện đại. Phát triển làng nghề thủ công truyền thống nói
chung và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nói riêng, cũng cần có sự linh hoạt ở bộ
máy quản lý nhà nước, địa phương, cơ quan ban hành chính sách, cộng đồng,
đặc biệt từ chính người dân làng nghề Vạn Phúc, những người trực tiếp tham
gia giữ nghề và phát triển.
157

3.3.2. Giá trị nghệ thuật


Theo dòng chảy của nghệ thuật trang trí hoa văn trên vải, các HVTT
trên lụa Vạn Phúc, giống như những bức tranh dệt nên từ các hoa văn thực
vật, hoa văn động vật, hoa văn chữ…, cùng các đồ án được biểu hiện vô cùng
tỉ mỉ, tinh tế. Qua các đồ án trang trí, người nghệ nhân đã khắc họa chân thực
hình ảnh của chủ thể một cách sinh động mang màu sắc riêng. Đặc biệt, các
quan niệm về cầu may, niềm hạnh phúc, trường thọ đã chi phối nghệ thuật
trang trí hoa văn trên lụa.
Thông qua nghệ thuật trang trí, giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong các
đề tài và đồ án nhằm làm nổi bật HVTT. Các nghệ nhân trong làng như muốn
gửi gắm những mong muốn về sức khỏe, hạnh phúc, trường tồn để trở thành
những nét đẹp không thể thiếu trong quá trình tạo tác hoa văn. Đồ án Rồng
chầu, Dơi chầu, Song phượng, đồ án Vạn Cúc, Th Triện… mang tính bản địa
cao, nhưng vẫn ảnh hưởng từ Nho giáo trong văn hóa Trung Hoa, các biểu
hiện văn hóa rõ nét này tồn tại song song và tiếp biến nhau cùng kế thừa kho
tàng hoa văn của dân tộc, để trở thành dòng nghệ thuật chính trong tạo hình
hoa văn trên lụa Vạn Phúc.
Việc đánh giá các giá trị nghệ thuật nói chung và HVTT trên lụa Vạn
Phúc nói riêng, yếu tố nhân văn là yếu tố được coi trọng hàng đầu, đây là một
trong những tiêu chí chung để đánh giá nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong
cuộc sống, không chỉ riêng nghệ thuật học. Một công trình, tác phẩm đẹp
ngoài phản ánh được nét chân thực thì cũng phải chứa đựng tính nhân văn
trong đó. Tuy nhiên, nó cũng mang tính tương tác bởi nhân văn phải mang
tính chân thực và chân thực đã có trong đó tính nhân văn. Như vậy, nghệ
thuật trang trí trên bất kỳ chủ thể nào muốn đạt giá trị cao thì phải đảm bảo
hai yếu tố cơ bản nêu trên.
158

Nhận thấy, hiệu quả thẩm mỹ mang lại từ HVTT trên lụa Vạn Phúc, đa
số là các đề tài thiên nhiên, cây cỏ mang tính chân thực cao, các đường nét cơ
bản của đối tượng đều được giữ nguyên. Quá trình cách điệu khái quát hóa, là
giảm lược các đường nét phức tạp, nhưng vẫn giữ tinh thần chung của đối
tượng. Các hoa văn được biểu hiện rõ nét và chân thực trong những đề tài
trang trí như hoa Sen, hoa Cúc, hoa Chanh, hoa Hồng, cành Trúc, cây Mai…
Ngoài ra, yếu tố chân thực còn thể hiện ở các đồ án Rồng chầu, đuôi Công,
Hồng cá, Song Phượng và các đồ án tổ hợp. Thông qua các đồ án này, gợi cho
người xem cảm nhận về sự uyển chuyển, sinh động trong cách tạo hình hoa
văn, cây cỏ thiên nhiên mang nét gần gũi với cuộc sống. Hình ảnh Rồng, Dơi
hướng về chữ Thọ thể hiện tư tưởng, quan điểm, mong muốn về sức khỏe, sự
trường thọ, tình cảm, trí tuệ của nhiều thế hệ nghệ nhân làng Vạn Phúc đã
cùng nhau sáng tác và thiết kế các mẫu hoa văn, tạo nên vẻ đẹp, giá trị, sức
mạnh chân thực vốn có trong tâm thức của con người.
Giá trị nghệ thuật còn biểu hiện ở sự cân đối của bố cục, sự mềm mại
của đường nét hay HVTT mang tính dân gian. Tất cả tạo nên một tổng thể hài
hòa, hòa quyện trong từng đường nét, duyên dáng trong cách tạo hình.
Mặc dù tiếp thu và chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông,
nhưng HVTT trên lụa Vạn Phúc có bố cục, đường nét, thủ pháp trang trí và
các yếu tố mỹ thuật khác, để tạo nên mỗi tấm lụa có đặc trưng riêng, mang
bản sắc dân tộc và giá trị thẩm mỹ cao. Rõ ràng, điều này đã nâng được nghệ
thuật trang trí hoa văn trên lụa Vạn Phúc, từ đó cho thấy thị hiếu thẩm mỹ của
người tiêu dùng cũng tăng lên, thúc đẩy phát triển các loại hình dệt thủ công
truyền thống.
Nhìn nhận về các khía cạnh xung quanh con người, có tác động đến
tâm tư, tình cảm, mang tính nhân văn cao cả, chính điều này đã khiến cho
HVTT trên lụa không chỉ mang hình thức trang trí mà còn mang những biểu
159

cảm lớn lao, ẩn chứa sau mỗi hình tượng, những ý nghĩa về nội dung chứa
đựng tinh thần, cái hồn của dân tộc Việt Nam.
Trong sâu thẳm người Vạn Phúc, lụa là kết quả của quá trình trồng dâu,
nuôi tằm, kéo kén ươm tơ cho đến lúc dệt, kỹ thuật dệt cũng đòi hỏi nhiều kỳ
công, cho nên chất liệu lụa cũng là kết tinh từ sản vật của trời đất, thắm đượm
mồ hôi, công sức, trí tuệ của con người làm ra sản phẩm quý giá của quê
hương. Hay nói cách khác, kỹ thuật để dệt lên hoa văn là một trong những
khâu vô cùng quan trọng quyết định thành công hay thất bại và nâng tầm giá
trị cũng như tính công năng của mỗi tấm lụa. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên
lụa Vạn Phúc đã khẳng định được giá trị thẩm mỹ được đặt ngang hàng với
nhiều loại hình trang trí trong mỹ thuật tạo hình của người Việt, không chỉ
vậy, nó còn phản ánh quan điểm sáng tác, yếu tố bản địa nơi mà đã sản sinh ra
nó.
Để dệt lên được một tấm lụa hoa mang giá trị thẩm mỹ, đòi hỏi một quy
trình kỹ thuật thủ công cùng với các công đoạn khác nhau, thông qua các
công cụ lao động. Phản ánh tư duy thẩm mỹ và trình độ kỹ thuật được tích lũy
qua quá trình phát triển trong đời sống xã hội, gắn với lịch sử lâu dài của
mảnh đất làng nghề Vạn Phúc.
Trong các sản phẩm lụa tơ tằm truyền thống, ngoài việc sáng tạo ra các
loại HVTT nổi lên trên nền của lụa, người nghệ nhân làng Vạn Phúc còn sáng
tạo ra các loại “hoa thủng” nhờ kỹ thuật dệt điêu luyện. Các loại lụa có hoa
văn này, thường được mặc bên ngoài để làm nổi màu trang phục bên trong,
tạo hiệu ứng trầm lắng cho các màu mang vẻ đẹp duyên dáng nhưng vẫn kín
đáo, ý nhị. Bên cạnh đó, tạo hình trang trí trên lụa Vân trở nên sống động,
trong trẻo nhờ các lỗ thủng nhỏ cho ánh sáng lọt qua nếu được đưa ra ngoài
ánh sáng. Kỹ thuật trổ thủng cho mật độ thưa của các sợi tơ tạo sự thông
thoáng, hiệu ứng đậm nhạt và huyền ảo cho mỗi tấm lụa Vân. Nếu như để dệt
160

được những tấm lụa thường, người thợ chỉ cần học nghề khoảng một tháng,
còn lụa Vân phải có thời gian lâu hơn nhiều vì phải dệt với hai loại dây go
phức tạp và khó dệt, kỹ thuật dệt đạt đến trình độ tinh xảo, vì thế mà rất ít
người dệt được lụa Vân. Mỗi tấm lụa khi dệt xong phải đạt được sự trong
mỏng, không rạn, không nhăn, không xô.
Rõ ràng, giá trị nghệ thuật của lụa Vạn Phúc đã được khẳng định qua
bao thế hệ với thương hiệu riêng. Lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền
thống của một làng nghề có lịch sử lâu đời. Hầu hết các loại HVTT trên sản
phẩm tơ lụa Vạn Phúc, đều phản ánh sinh động các hình ảnh quen thuộc trong
môi trường của thiên nhiên của đất nước.
Sản phẩm lụa Vạn Phúc có HVTT độc đáo, vượt qua giá trị hàng hóa
đơn thuần để trở thành biểu tượng của giá trị thẩm mỹ, phản ánh ước vọng
của con người. Không phải ngẫu nhiên, sản phẩm lụa lại đi vào tâm khảm của
chủ nhân sáng tạo ra nó, trong tình cảm gắn kết cộng đồng đã sản sinh ra
nhiều HVTT đa dạng và đặc sắc. Việc sử dụng lụa có HVTT góp phần nâng
cao giá trị thẩm mỹ, gắn kết yếu tố truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
HVTT trên lụa cũng đã có sự đổi mới trong thủ pháp trang trí, kỹ thuật dệt và
phương thức thể hiện. Nhiều đồ án hoa văn thể hiện được sự cân đối trong bố
cục, mềm mại trong đường nét, thể hiện được sự đa dạng, hiện đại nhằm thích
ứng với nhu cầu xã hội, không xa vời truyền thống. Chính sự tỉ tỉ mỉ, chau
chuốt và sự sáng tạo cùng đôi tay khéo léo của các nghệ nhân tài hoa đã đưa
lụa Vạn Phúc, Hà Đông mang hồn Việt vươn ra thế giới.
Luận án cũng quan tâm đến giá trị của chất liệu lụa trong nghệ thuật
ứng dụng, trước khi có sự tiếp biến tạo hình với văn hóa một số nước phương
Đông, lụa tơ tằm Vạn Phúc đã có tính chất riêng, đóng vai trò là một chất liệu
vải được sử dụng từ lâu đời. Còn những sản phẩm lụa của miền Trung và
miền Nam, thiếu hẳn các yếu tố trang trí của mỹ thuật cổ. HVTT trên lụa Vạn
161

Phúc chỉ thực sự phát triển và đạt được những thành tựu lớn khi có nền công
nghiệp hiện đại tác động vào. Các yếu tố tạo hình như: hoa văn, màu sắc mới
được sáng tạo đa dạng và phong phú về thể loại. Bên cạnh đó, còn bổ sung
các chi tiết và một số hoa văn khác mang tính đặc trưng cổ truyền như Rồng,
Phượng, Dơi tuy còn xuất hiện ít, nhưng vẫn lưu giữ, để có sự kế thừa cho các
loại HVTT hiện đại.
Trong thực tế khi nhắc tới lụa, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến chất liệu
mềm, mát đem lại cảm giác thoải mái và tiện dụng cho người mặc. Thật hiếm
có chất liệu nào đa năng và sử dụng nhiều như chất liệu lụa, mặc dù lụa được
coi là chất liệu xa xỉ và khá đắt, nhưng không thể phủ nhận sự linh hoạt và
ứng dụng của chất liệu này trong nhiều ngành của cuộc sống. Đặc biệt trong
ngành thiết kế thời trang, chất liệu lụa có thể may với áo dài, đầm dạ hội, đồ
công sở hoặc dùng làm phụ kiện như khăn, đồ trang trí phòng, rèm cửa, vỏ
gối v.v..
Cụ thể với áo dài, được may bằng chất liệu lụa tơ tằm cho cảm giác dễ
chịu, thoải mái đối với người mặc. Khi sử dụng chiếc áo dài lụa mỏng manh,
nhẹ nhàng, sẽ tôn lên được vẻ duyên dáng, thướt tha nữ tính của người mặc.
Đây được coi là một trong những chất liệu cao cấp, gần gũi thiên nhiên phù
hợp với khí hậu, được các nhà thiết kế Việt Nam và trên thế giới “chọn mặt
gửi vàng” lựa chọn là chất liệu chính trong nhiều bộ sưu tập thời trang của
mình. Bên cạnh đó, chất liệu lụa cũng được lựa chọn đầu tiên cho những bộ
đầm dạ hội trong những ngày hè nắng nóng. Việc lựa chọn này là sự thông
minh cho người tiêu dùng. Chất liệu lụa sẽ tạo nên nét sang trọng, đẳng cấp
mang đến vẻ đẹp nền nã, vừa cổ điển, vừa hiện đại. Ngoài ra, đồ công sở hay
trang phục ở nhà cũng làm cho người mặc có một cảm giác nhẹ nhàng, lịch sự
và chỉn chu. Với chất liệu lụa tơ tằm, chúng ta có thể sử dụng để may vỏ gối,
rèm cửa các đồ phụ kiện như khăn tay, khăn choàng thể hiện cá tính cho
162

những ai yêu thích sự mềm mại, mỏng manh này. Lụa, mang đến vẻ đẹp nữ
tính, gợi cảm, tinh tế và sang trọng nhưng không ít người vẫn nghĩ lụa chỉ
dành cho phụ nữ bởi khá “kén” người mặc và khó ứng dụng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trên thực tế lụa lại là chất liệu giữ được sự dung dị tự nhiên, nó có
thể dùng làm cà vạt, khăn tay nhằm làm điểm nhấn để toát lên sự lịch lãm của
quý ông.
Như vậy, có thể khẳng định được chất liệu lụa, không chỉ ứng dụng
trong tạo hình mỹ thuật nhờ các HVTT trên đó, mà còn được sử dụng ở nhiều
khía cạnh trong cuộc sống của con người, đặc biệt ngành may – thời trang.
Chất liệu lụa có thể may được hầu hết các loại hình trang phục phục vụ thị
hiếu người tiêu dùng, đem lại công năng sử dụng và giá trị thẩm mỹ cao.
Tiểu kết
Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, HVTT trên lụa Vạn Phúc đã
khẳng định được vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên thương hiệu lụa
nổi tiếng làng Vạn Phúc. Luận án đưa ra mối tương quan giữa HVTT trên lụa
Vạn Phúc với lụa một số vùng khác ở Việt Nam, để tìm ra được sự tương
đồng về hoa văn và hình thức trang trí, cũng như sự khác biệt về đề tài và đồ
án trang trí. Qua đó, nhận diện được sự khác biệt về chất liệu và kỹ thuật dệt
lụa Vân, so với lụa một số vùng khác. Sự khác biệt giữa HVTT trên lụa tơ tằm
và tơ nhân tạo, biểu hiện rõ nét ở màu sắc và chủng loại HVTT. Đặc biệt ở
chất liệu và mỗi sợi tơ dệt lên hoa văn. Điều này càng khẳng định, HVTT trên
chất liệu lụa tơ tằm Vạn Phúc khá tiêu biểu trong hệ thống lụa tơ tằm Việt
Nam. Mặc dù trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, chất liệu thủ công truyền
thống không tránh khỏi mất đi những giá trị ban đầu. Song, trên cơ sở chất
liệu vốn có cùng với các đề tài và đồ án trang trí ở thời điểm hiện nay cho
thấy, đa số vẫn còn khá nguyên vẹn. Kỹ thuật dệt được cải tiến nhằm thích
163

ứng hơn với xu hướng hiện đại tạo cho HVTT trên lụa Vạn Phúc một đặc
trưng riêng trong các dòng lụa tơ tằm Việt Nam hiện nay.
Luận án đã nghiên cứu những đặc trưng của HVTT, được biểu hiện qua
tính mềm mại của hình và nét, sự cân đối trong bố cục cùng tính khái quát và
cách điệu cao của HVTT. Tất cả tạo nên sự phong phú và đa dạng về đề tài và
đồ án trang trí, thấm đậm tính dân gian và yếu tố vùng miền. Ngoài ra, sự tiếp
biến tạo hình trong văn hóa một số nước phương Đông đã mang lại những sắc
thái mới, hội tụ đầy đủ yếu tố tạo hình mỹ thuật trong HVTT trên lụa Vạn
Phúc.
Nghiên cứu về giá trị văn hóa nghệ thuật của HVTT trên lụa Vạn Phúc,
luận án quan tâm đến các giá trị của hoa văn trong tạo hình trang phục và việc
HVTT góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa nghệ thuật của người Việt với
cộng đồng quốc tế. Cũng như việc kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố
hiện đại trong nghệ thuật trang trí là hết sức cần thiết để gìn giữ các giá trị văn
hóa trên lụa Vạn Phúc trong bối cảnh hội nhập mang tính toàn cầu này. HVTT
trên lụa Vạn Phúc, đóng một vai trò to lớn trong nghệ thuật ứng dụng trong đó
có trang phục, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế, góp phần tạo hình
trong kết cấu cũng như trang trí, nâng cao thẩm mỹ của sản phẩm may mặc.
Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật của HVTT trên lụa
Vạn Phúc cũng cần được đi sâu nghiên cứu.
164

ẾT LUẬN
1. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, dấu ấn thời gian đã thấm đậm
trong các HVTT trên lụa. Khi con người đã biết dùng nghệ thuật trang trí để
truyền tải những tâm tư tình cảm, ước muốn của mình qua những đồ án thiết
kế, khi kỹ thuật dệt cho phép thể hiện được những ý tưởng về hình tượng hoa
văn, nhằm mục đích đem lại giá trị về vật chất và tinh thần, giá trị thẩm mỹ
phục vụ cho đời sống con người trong xã hội ngày một phát triển. Làng Vạn
Phúc có bề dày lịch sử lâu đời. Nơi đây, có những đặc trưng văn hóa mang
dấu ấn của làng, xã, tập quán riêng, tạo thành một xã hội thu nhỏ có sự pha
trộn giao thoa văn hóa giữa các vùng miền trong nước và ở một số nước trong
khu vực Đông Nam Á. Riêng về kỹ thuật dệt lụa, cả người Việt và các tộc
người bản địa, đều có những phần tạo tác thành phẩm khác nhau. Điều này đã
thúc đẩy sự phát triển của HVTT, hình thành nên tính địa phương, mang trong
mình đầy đủ thế giới quan, nhân sinh quan của xã hội thu nhỏ đó. Đồng thời,
cũng tạo ra những mối liên hệ mật thiết, sự giao thoa giữa các nền văn hóa để
tiếp nhận những tinh hoa rồi trở thành nét đặc trưng của từng làng nghề dệt
lụa.
Hình thành và phát triển trong dòng chảy chung của lụa Việt Nam,
HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn từ năm 1986 đến nay (2020), đã trải qua
nhiều thay đổi cùng sự phát triển của đời sống, lịch sử, văn hóa, xã hội. Thời
kỳ nay, các nghệ nhân đã sáng tác ra những HVTT mới như hoa Hồng, hoa
Hướng Dương, hoa Phăng… phù hợp với bối cảnh đương thời, thể hiện được
trình độ điêu luyện, khẳng định sự vững vàng của tay nghề, giàu sức sáng tạo,
làm nên những sản phẩm lụa có tính nghệ thuật, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
2. Lụa Vạn Phúc là chất liệu cơ bản được dệt từ sợi tơ tằm, nên cho
người mặc cảm nhận về sự thoáng mát và nhẹ nhàng. Nó đáp ứng được hiệu
quả khi thiết kế lên những bộ trang phục đòi hỏi sự mềm mại, chuẩn phom
165

dáng, tôn nét đẹp của cơ thể. Các HVTT luôn là những yếu tố quan trọng
trong việc làm tăng giá trị của sản phẩm lụa Vạn Phúc. Sự thành công và phát
triển của lụa Vạn Phúc trên đấu trường quốc tế, đã là niềm tự hào không chỉ
cho người dân làng Vạn Phúc, mà còn là niềm tự hào chung cho cả ngành lụa
Việt Nam. Những năm 1986 đến nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới,
thời kỳ mở cửa. Khi nền kinh tế xã hội chuyển sang một giai đoạn mới, giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng và củng cố mọi lĩnh vực
trong đời sống, xã hội. Điều này tạo cơ hội để phát triển các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ, trong đó có nghề dệt lụa. Cũng từ đó, dấu ấn về thẩm mỹ sản
phẩm và sự phát triển về kỹ thuật, bước tiến mới của sáng tạo mẫu hoa văn
được giới mỹ thuật quan tâm nghiên cứu. Các nghệ nhân đã chọn lọc HVTT
trên lụa, gửi gắm giá trị nhân văn của người Việt, nó là kết quả của sự nghiên
cứu tìm tòi mang nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
HVTT trên lụa Vạn Phúc, đa dạng ở các đề tài được kế thừa từ mỹ
thuật cổ của người Việt, cho đến những hoa văn đặc trưng của vùng miền,
cùng nhiều mô típ hoa văn hiện đại được tiếp thu, biến đổi từ các yếu tố kỹ
thuật mới, cũng như tinh hoa văn hóa khác. Điều này phản ánh sự phát triển
của đề tài, thể loại HVTT phong phú về ý nghĩa và rộng về nội dung. NCS
quan sát và coi HVTT trên lụa Việt Nam nói chung và lụa Vạn Phúc nói
riêng, là sản phẩm nghệ thuật có xu hướng biến đổi và phát triển theo nhu cầu
của xã hội. Sự đa dạng của hoa văn đã đưa nghệ thuật trang trí lụa Vạn Phúc
vươn lên tầm cao mới. Số lượng các đề tài liên quan đến cỏ cây hoa lá thực
vật chiếm đa số, điều này cũng phản ánh sự gắn kết môi trường thiên nhiên
với con người.
HVTT còn thể hiện sự sáng tạo cũng như trình độ tay nghề cao của
người nghệ nhân, khi được thống nhất về nghệ thuật tạo hình để áp dụng
trong các đồ án trang trí trên lụa Vạn Phúc. Ngoài các đồ án về hoa lá thực
166

vật, đồ án linh thú mà ta thường thấy, còn có một số đồ án trang trí tương đối
đặc biệt, có sự kết hợp mang tính tổ hợp của nhiều hoa văn trong các nhóm
khác nhau như: đồ án Hồng cá, Hồng Th , đồ án Trúc, Mai, Th , Hỷ. Đặc
biệt, hơn cả là ở đồ án Sen Hạc, hoa Sen cách điệu thành chim Hạc mềm mại
bay bướm, thể hiện sự hóa hình vươn đến sự thanh cao, tinh khiết… đây là
một trong những đồ án hiếm gặp trong tạo hình trên lụa nói chung. Vì vậy,
các đồ án này, đã làm cho sản phẩm lụa Vạn Phúc thêm sức hút độc đáo
riêng.
3. HVTT trên lụa Vạn Phúc đã sử dụng nhiều dạng thức bố cục khác
nhau, được tuân thủ theo các nguyên tắc tạo hình và giải quyết mối quan hệ
hài hòa giữa màu sắc của hình và nền, thống nhất với các hoa văn trong tổng
thể bố cục. Qua quá trình nghiên cứu, NCS quy nạp phần bố cục HVTT thành
hai loại đó là: bố cục của HVTT và bố cục của đồ án trang trí. Trong HVTT,
có dạng bố cục đối xứng của HVTT kép hay bố cục đăng đối và tự do trong
HVTT đơn. Trong đồ án trang trí, có dạng bố cục hàng lối và bố cục đường
diềm. Mỗi bố cục đều được sắp xếp khéo léo giữa các yếu tố tạo hình, mảng,
đường nét nhằm tạo độ liên kết các HVTT trong bố cục.
Về mật độ trang trí, các hoa văn được bố trí khá dày đặc nhưng hợp lý,
có bố cục HVTT được sắp xếp với mật độ mau, khoảng cách gần nhau. Có bố
cục, các HVTT lại cách xa nhau để lộ nhiều khoảng trống của nền, điều này
cho cảm giác thiếu vắng các chi tiết của HVTT. Tuy nhiên, nhìn cả tổng thể
thì bố cục trang trí này, lại mang tính nhất quan cao về nhịp điệu của ngôn
ngữ tạo hình, về sự ngưng, nghỉ của thị giác và đây cũng là xu hướng thường
thấy trong bố cục HVTT trên vải nói chung và chất liệu lụa nói riêng.
Nhìn chung, HVTT được biểu hiện sinh động trong bố cục trang trí,
khẳng định sự sáng tạo cao trên nền tảng kiến thức đã được đúc kết của các
167

nghệ nhân. Cũng như kế thừa và tiếp thu những yếu tố mới, để tạo nên chất
nghệ thuật riêng trong bố cục trang trí trên lụa Vạn Phúc.
4. HVTT trên lụa Vạn Phúc được đánh giá là đặc sắc so với HVTT trên
lụa ở các vùng miền khác. Sự tương đồng và khác biệt về đề tài, đồ án, hình
thức trang trí cũng như kỹ thuật dệt, đã phần nào nhận diện được những đặc
trưng cơ bản của hoa văn lụa Vạn Phúc. Việc nhìn nhận những đặc trưng của
HVTT trên sản phẩm lụa Vạn Phúc từ trước đến nay, hầu như chưa được đi
sâu trong các nghiên cứu đã được công bố. Luận án đã chỉ ra những đặc trưng
của HVTT, được thể hiện ở sự mềm mại của hình và đường nét, sự cách điệu
cao của các hoa văn trong một bố cục cân đối và chặt chẽ. Yếu tố dân gian
truyền thống cùng kỹ thuật dệt tinh xảo, đã đăng tải được tính chân thực của
các hoa văn, tô đậm dấu ấn trong phong cách tạo hình HVTT trên lụa Vạn
Phúc giai đoạn những năm 1986 đến nay (2020). Những đặc trưng của HVTT
mang lại nhiều ý nghĩa hữu ích cho đời sống. Đặc biệt, đối với lĩnh vực mỹ
thuật ứng dụng, ngành may mặc trong đó có thiết kế thời trang và nó sẽ mãi là
tài sản quý báu trong kho tàng hoa văn truyền thống của dân tộc.
5. Luận án đã đánh giá và khẳng định giá trị văn hóa nghệ thuật của
HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay (2020), tạo dựng được dấu
ấn, đặc trưng riêng biệt về hình thức biểu hiện mà những giai đoạn trước
không có, trong đó hàm chứa những giá trị văn hóa sâu sắc, thông qua đề tài
trang trí hoa văn và kỹ thuật dệt thủ công truyền thống.
Giá trị nghệ thuật HVTT trên lụa Vạn Phúc, thể hiện được tầm quan
trọng trong việc góp phần làm đa dạng hóa và nâng cao thẩm mỹ của mỹ thuật
ứng dụng Việt Nam. Việc thể hiện HVTT theo phong cách tạo hình dân gian,
cùng nghệ thuật xử lý màu sắc, đã làm nổi bật các hình hoa văn là hướng đi
riêng cho lụa Vạn Phúc, cũng như tầm ảnh hưởng của chất liệu truyền thống
168

trong hệ thống lụa tơ tằm Việt Nam, góp phần quảng bá vẻ đẹp tơ lụa của sắc
thái dân tộc với bạn bè quốc tế.
6. Nghiên cứu HVTT trên lụa Vạn Phúc dưới góc độ mỹ thuật là một
hướng đi mới, mang tính thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Có sự
kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó và quá trình
nghiên cứu điền dã, làm cơ sở cho NCS lý giải một số luận điểm, để triển khai
trong nội dung của đề tài luận án. Tập hợp một số HVTT tiêu biểu của lụa
Vạn Phúc, hệ thống hóa bằng những mẫu hình đồ án thiết kế, minh chứng cho
tài nghệ tay nghề, sự sáng tạo tinh tế của thẩm mỹ người Việt, nhằm góp vào
việc bảo tồn di sản làng nghề thủ công truyền thống, cũng như phát huy
những giá trị văn hóa nghệ thuật của cha ông vào cuộc sống đương đại. Luận
án cũng góp phần cho việc nghiên cứu về lý luận của những giả thuyết, câu
hỏi nghiên cứu trong đề tài. HVTT trên lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội từ năm 1986 đến nay (2020), ở giai đoạn mở cửa và hội nhập, đã
phát triển, tiếp nhận những yếu tố về kỹ thuật, mỹ thuật, sáng tạo nhiều đề tài
thể loại HVTT mới, mang lại sự phong phú, đa dạng cho mặt hàng lụa, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội mà vẫn kế thừa những tinh hoa trong mạch
nguồn truyền thống văn hóa của dân tộc.
169

DANH MỤC C C CÔNG TRÌNH HOA HỌC CỦA T C GIẢ


LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN N

1. Nguyễn Thị Quỳnh Mai (2017), “Sự khác biệt giữa gấm hiện đại và gấm
truyền thống”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 267, tr 65-66.
2. Nguyễn Thị Quỳnh Mai (2017), “Trang trí hoa văn trên sản phẩm tơ tằm
làng Vạn Phúc”, Tạp chí Văn hóa h c, số 6 (34), tr. 71 - 74.
3. Nguyễn Thị Quỳnh Mai (2017), “Nghệ thuật trang trí trên sản phẩm dệt tơ
tằm Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị NCKH của nghiên cứu sinh 2017,
Nxb Thế giới, tr. 381 - 389.
4. Nguyễn Thị Quỳnh Mai (2020), “Bảo tồn và phát huy làng nghề dệt lụa
truyền thống Vạn Phúc, Hà Đông”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
435, tr. 92 - 94.
5. Nguyễn Thị Quỳnh Mai (2020), “Bố cục trang trí lụa Vạn Phúc”, Kỷ yếu Hội
nghị NCKH của nghiên cứu sinh 2019, Nxb Thế giới, tr. 380 – 386.
170

TÀI LIỆU THAM HẢO


Tài liệu tiếng Việt
1. Thái Dịch An (2003), Tổng hợp hoa văn rồng phượng, Giang Linh dịch,
Nxb Văn hóa, Hà Nội.
2. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Viện Mỹ
thuật, Hà Nội.
3. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
4. Trần Lâm Biền (2003), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội
5. Trần Lâm Biền (2007), Giáo trình Mỹ thuật cổ truyền Việt Nam, Viện văn
hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.
6. Trần Lâm Biền (2011), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người
Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
7. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn
hóa Thăng Long- Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
8. Diệp Trung Bình (1997), Hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số Việt Nam,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Cương (2014), “Ý nghĩa và biểu tượng của một số mô tip
trang trí tiêu biểu trong điêu khắc đình làng”, Tạp chí Nghiên cứu
Văn hóa, số 1, tr. 2 - 14.
10. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội
11. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu
thời kỳ phong kiến, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội- Viện Mỹ
thuật, Hà Nội.
12. Nguyễn Tuệ Chân (2008), Toàn tập giải thích hình tượng hoa sen Phật
giáo, Tủ sách bách khoa Phật giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
171

13. Ngô Văn Cố (2016), Giáo trình Công nghệ dệt, Nxb Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Đỗ Cung (1993), Bàn về mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật, Hà
Nội.
15. Bùi Thế Cường (chủ biên) (2009), Phương pháp nghiên cứu ã hội và lịch
sử, Nxb Tri thức, Hà Nội.
16. Trần Duy (2002), Cảm luận nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
17. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1988), Những bàn tay tài hoa của
cha ông, Nxb Giáo dục, Hà Nội
18. Lê Bá Dũng (chủ biên) (2012), Đại cương mỹ thuật, Nxb Lao động, Hà
Nội.
19. Phạm Đức Dương, Châu Thị Hải (chủ biên) (1998), Bước đầu tìm hiểu sự
tiếp úc và giao lưu văn hóa Việt - Hoa trong lịch sử, Nxb Thế giới,
Hà Nội.
20. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa h c, Nxb Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
21. Lê Quý Đôn (1962), Kiến Văn Tiểu Lục - Phạm Trọng Điềm dịch và chú
thích bản 1777, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Lê Quý Đôn (1962), Vân đài loại ngữ, tập II, Trần Văn Giáp dịch bản
1773, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
23. Lê Quý Đôn toàn tập, tập II (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
24. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
25. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng - Một số hướng tiếp cận lý
thuyết, Nxb Thế giới, Hà Nội.
26. Đinh Hồng Hải (2012), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền
thống Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội.
172

27. Cao Thị Bích Hằng (2003), Hoa văn lụa tơ tằm (Hà Đông - Vạn Phúc) và
các giải pháp trang trí trên trang phục Việt Nam, Luận văn thạc sĩ,
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
28. Cung Dương Hằng (2011), Mỹ thuật nữ phục truyền thống Việt Nam, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
29. Trương Minh Hằng (chủ biên), (2012), Tổng tập nghề và làng nghề truyền
thống Việt Nam, Tập 1, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Trần Duy Hinh (2010), Giáo dục nghệ thuật h c, Nxb Giao thông Vận tải,
Hà Nội.
31. Vũ Thị Hoa (2017), Giáo trình Vật liệu dệt may, Nxb Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
32. Nguyễn Phi Hoanh (1984), Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh.
33. Mai Thế Hởn (Chủ biên, 2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
34. Triệu Thế Hùng (2009), Hình tượng thực vật trong nghệ thuật tạo hình
truyền thống của người Việt, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Thư viện
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
35. Triệu Thế Hùng (2013), Hình tượng thực vật trong nghệ thuật tạo hình
của người Việt, Nxb Thời đại, Hà Nội.
36. Nguyễn Lan Hương (2007), “Mô típ trang trí trong nghệ thuật dân gian”,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 282, tr.55- 58.
37. L. Cadière (1998), Những người bạn Cố đô Huế, tập 6, 1919, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
38. Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sỹ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy
(2004), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Ngô Đức Thịnh dịch, Hà Văn
173

Tấn hiệu đính theo mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (2003),
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1,2,3, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà
Nội.
40. Lam Khê, Khánh Minh (sưu tầm, 2010), 36 làng nghề Thăng Long, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
41. Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ
XX, Nxb Thế giới, Hà Nội.
42. Trần Trọng Kim (2002), Việt Nam sử lược, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội.
43. Kraevskaia, Natalia (2015), “Vấn đề lý thuyết về hoa văn”, Tạp chí
Nghiên cứu Mỹ thuật, số 6, tr 4- 13.
44. Nguyễn Văn Lân (2004), Vật liệu dệt, Nxb Đại học quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
45. Philippe Leysen (2009), “Ý niệm về cái đẹp và vẻ đẹp của những ý niệm”,
Trần Quốc Hùng dịch, Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật, số 30, tr 91-
94.
46. Xing Lin (2012), “So sánh quan niệm và thuật ngữ Mỹ thuật Đông Tây”,
Quang Vinh dịch, Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật, số 43- 44, tr 130-
137.
47. Lê Thị Hoài Linh (2005), “Làng nghề dệt Vạn Phúc”, Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật, số 4, tr.99-104.
48. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1967- 1968), Đại Việt sử ký toàn thư,
tập II, căn cứ bản 1697, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
49. L’Industrie séricicole en Annam (1899), Sản uất tơ tằm ở An Nam, Nxb
Hà Nội, Hà Nội.
174

50. Lê Thành Lộc (1998), Từ điển Mỹ thuật, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội.
51. Đàm Luyện (2011), Giáo trình Bố cục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
52. Louis Bezacier (1954), Nghệ thuật Việt Nam, tư liệu dịch của Bảo tàng
Mỹ thuật, Hà Nội.
53. Marcel Bernanose (1962), Nghệ thuật trang trí Bắc Kỳ, tư liệu dịch của
Viện Mỹ thuật.
54. Bùi Thị Thanh Mai (2007), Biểu tượng rồng trong mỹ thuật truyền thống
của người Việt, Luận án tiến sĩ nghệ thuật, Thư viện Viện Văn hóa
Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
55. Bùi Thị Thanh Mai (2014), “Phân kỳ lịch sử mỹ thuật”, Tạp chí Nghiên
cứu Mỹ thuật, số 1, tr. 4-12.
56. Hoàng Minh (2003), Hoa văn trang trí thông dụng, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
57. Lâm Bá Nam (1999), Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
58. Lâm Bá Nam (1989), “Mấy ý kiến về nghề thủ công cổ truyền ở nước ta”,
Tạp chí Dân tộc h c, số 4, tr. 28-30.
59. Nhiều tác giả (1976), Tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
60. Nhiều tác giả (2000), Bản rập h a tiết mỹ thuật cổ Việt nam, Trường Đại
Học Mỹ thuật Hà Nội, Viện Mỹ thuật, Hà Nội.
61. Nhiều tác giả (2004), Kỹ thuật nhuộm, in hoa và hoàn tất vật liệu dệt, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
62. Nhiều tác giả (2008), Lịch sử Việt Nam (tập 1), Hội đồng khoa học Xã
hội, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
175

63. Đặng Bích Ngân (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
64. Nguyễn Đức Nùng (chủ biên) (1973), Mỹ thuật thời Lý, Nxb Văn hóa, Hà
Nội.
65. Nguyễn Đức Nùng (chủ biên) (1977), Mỹ thuật thời Trần, Nxb Văn hóa,
Hà Nội.
66. Nguyễn Đức Nùng (chủ biên) (1978), Mỹ thuật thời Lê sơ, Nxb Văn hóa,
Hà Nội.
67. Nguyễn Đức Nùng (chủ biên) (1998), Chạm khắc cổ Việt Nam qua các
bản rập, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
68. Hà Nam Ninh (1990), Lịch sử nhà máy dệt lụa Nam Định, tài liệu Nhà
máy dệt lụa Nam Định.
69. Thanh Ninh (2007), “Làng nghề cổ truyền dệt lụa Nha Xá”, Tạp chí Di
sản Văn hóa, số 3, tr.57 - 59.
70. Sử quán triều Nguyễn (1971), Đại Nam nhất thống chí (tập 4), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
71. Quốc sử quán triều Nguyễn (1957 - 1960), Khâm định Việt sử thông giám
cương mục, Bản dịch, Nxb Văn Sử Địa và Sử học, Hà Nội.
72. Quốc sử quán triều Nguyễn (1962 - 1972), Đại Nam thực lục (Tiền biên
và Chính biên), Bản dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
73. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển
học Hà Nội.
74. Hoàng Trọng Phu (1932), Các nghề thủ công ở Hà Đông, tài liệu đánh
máy, lưu tại thư viện Viện Dân tộc học.
75. Hoài Phương (2004), Mẫu hoa văn dân gian biểu thị những điều tốt lành,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
76. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
176

77. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
78. Vũ Quỳnh- Kiều Thư (1960), Lĩnh nam chích quái, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
79. Lê Phục Quốc (2010), Bách khoa thư Kiến trúc, Hội H a, Điêu khắc, Đồ
H a , Nghệ thuật trang trí, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
80. Radugin, A.A (2002), Từ điển Bách khoa Văn hóa h c, Vũ Đình Phong
dịch, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
81. Phạm Quang Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa
Dân tộc, Hà Nội.
82. Trần Thị Minh Tâm (2005), “Về việc bảo tồn và phát triển nghề dệt vải
lanh truyền thống của người Hmông”, Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 2, tr. 76- 78.
83. Hà Văn Tấn (chủ biên), (1994), Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
84. Hà Văn Tấn (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
85. Võ Phước Tấn (2006), Mỹ thuật trang phục, Nxb Lao động – Xã hội, Hà
Nội.
86. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
87. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội.
88. Ngô Đức Thịnh, (2004), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
89. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (2005), Folklore Một số thuật ngữ đương
đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
177

90. Nguyễn Hữu Thông (2001), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu
tượng, Nxb Thuận Hóa, Huế.
91. Đỗ Thị Thủy, Đinh Mai Hương, Nguyễn Trọng Tuấn (2015), Giáo trình
Vật liệu dệt may, Nxb Thống kê, Hà Nội.
92. Phạm Ngọc Tới (2008), Giáo trình trang trí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
93. Nguyễn Xuân Tiên (2009), Mỹ thuật h c, Tài liệu giảng dạy Sau đại học,
Trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh.
94. Ủy ban khoa học Xã hội Việt Nam (1971,1985), Lịch sử Việt Nam, tập I,
II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
95. Ưng Tiếu (2005), Hoa văn cung đình Huế, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, Hồ Chí Minh.
96. Đoàn Thị Tình (2004), “Hà Tây quê lụa. Một nét văn hóa làng nghề”, Kỷ
yếu hội thảo, Sở Văn hóa Thông tin Hà tây xuất bản.
97. Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam (dân tộc Việt), Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
98. Đoàn Thị Tình (2010), Trang phục Thăng Long Hà Nội, Nxb Hà Nội.
99. Đoàn Thị Tình (2012), “Làng nghề quê lụa với văn hóa du lịch”, Hội thảo
Giá trị văn hóa, du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt
Nam.
100. Nguyễn Trung Thu (1990), Vật liệu dệt, Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội.
101. Viện mỹ thuật (2000), Bản rập h a tiết mỹ thuật cổ Việt Nam, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
102. Từ điển Bách khoa thư nghệ thuật phổ thông, Tập 1, (tiếng Nga), Nxb
Bách khoa thư Xô Viết, Matxcơva, 1986, tr.212- 214.
178

103. Vũ Từ Trang (2001), Nghề cổ nước Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
104. Nguyễn Trãi (1960), Dư địa chí, Phan Duy Tiếp dịch, Hà Văn Tấn hiệu
đính và chú thích, căn cứ vào bản 1868, Nxb Sử học, Hà Nội.
105. Nguyễn Trân (2005), Nghệ thuật trang trí, nghệ thuật ứng dụng các thể
loại và loại hình mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
106. Tôn Nữ Quỳnh Trân (2002), Làng nghề thủ công truyền thống, Nxb Trẻ,
Hà Nội.
107. Chu Quang Trứ (1988), Lược sử Mỹ thuật và Mỹ thuật h c, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
108. Chu Quang Trứ (2001), Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
109. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành (2006), Cơ sở tạo hình, Nxb Mỹ thuật, Hà
Nội.
110. Trần Lê Văn (1977), Nghề đẹp quê hương, Nxb Ty văn hóa thông tin Hà
Sơn Bình.
111. Đặng Bích Vân (2006), Nghệ thuật là gì, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
112. Thái Bá Vân (1998), Tiếp úc nghệ thuật, Viện Mỹ thuật, Hà Nội.
113. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương
Đông, Hà Nội.
114. Nguyễn Việt (2012), “Mỹ thuật Đông Sơn- Một nền mỹ thuật ứng
dụng”, Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật, số 40, tr 50- 55.
115. Trịnh Quang Vũ (2007), Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến
Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
116. Quách Vinh (1989), “Nghề gấm vẫn còn cái tên”, Tạp chí Văn nghệ, Hà
Sơn Bình, số 6, tr.36-37.
179

117. Bùi Văn Vượng (1998), Tinh hoa nghề nghiệp cha ông, Nxb Thanh niên,
Hà Nội.
118. Bùi Văn Vượng (2010), Nghề dệt - nghề thêu cổ truyền, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
119. Trần Quốc Vượng (Chủ biên, 1996), Làng nghề thủ công truyền thống
Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
120. Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
121. Trần Quốc Vượng (1999), Việt Nam cái nhìn - địa văn hóa, Nxb Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội.
122. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo (2000), Làng nghề, phố nghề Thăng
Long - Hà Nội, Bộ VHTT và Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ
thuật Việt Nam, Hà Nội
123. Trần Quốc Vượng (2000), Văn Hóa Việt Nam tìm tòi và suy nghĩ, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
124. Nguyễn Như Ý (2013), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia TP
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
125. Trần Minh Yến (2004), Làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
126. Carl G. LiungMan (1991), Dictionary of Symbols (từ điển biểu tượng),
W.W. Norton & Company, New York & London.
127. Cox, Raumond (1914), Les Soieries d’art (Hàng tơ lụa trong nghệ
thuật), Paris: Hachette et Cie.
128. Howard Morphy, Morgan Perkins (2006), The Anthropology of Art: A
Reader (Nhân loại h c h c nghệ thuật: độc giả), Wiley- Blackwell
Publishing.
180

129. Ian Chilvers (2004), The O ford Dictionary of Art (Từ điển Nghệ thuật
Oxford), Oxford University Press.
130. Jonathan Spencer (1996), Encyclopedia of Social and Culture
Anthoropology (Bách khoa toàn thư về ã hội h c và văn hóa h c),
tr.535 - 539.
131. Katherine M. Ball (2014), Animal Motifs in Asian Art: An Illustrated
Guide to Theis Meanings and Aesthetics (H a tiết động vật trong
nghệ thuật Châu Á: Hướng dẫn minh h a, ý nghĩa và thẩm mỹ),
Courier Dover Publications.
132. Léopold Cadiere (1919), L’art à Húe (Nghệ thuật ở Huế). B.A.V.H. No.1
133. Mary Des Chene (1998), Encyclopedia of Culture anthoropology (Bách
khoa toàn thư về văn hóa h c), tr 1274 - 1278.
134. Robert E. Stinson, Philip R. Wigg, Robert O. Bone, David Cayton, Otto
G. Ocvirk (2008), Art Fundamentals: Theory and Practice (Nguyên
tắc cơ bản của nghệ thuật: Lý thuyết và thực hành), Mc Graw Hill
Higher Education.
135. P. Huard et M. Durand (1954), Connaissance du VietNam (Tri thức Việt
Nam), École Francaise d’ Extreme orient.
Tài liệu truy cập internet
136. Artokoloro (2020), https://www.alamy.com/textile-medium-silk-
technique-satin-weave-fragment-of-upholstery-fabric-in-red-black-
and-white-stripes-france-early-19th-century-woven-textiles-textile-
image391264751.html (ngày truy cập 15/10/2020).
137. Bích Đào (2016), “Bạn có biết về ý nghĩa của hoa văn đặc trưng ở mỗi
quốc gia không?”, https://kenh14.vn/ban-co-biet-ve-y-nghia-cua-
hoa-van-dac-trung-o-moi-quoc-gia-khong-20160614174204272.chn
(ngày đăng 15/06/2016).
181

138. Quảng Đông (2015), “Lụa là Hàng Châu”, https://lacviettravel.com.vn/


news/lua-la-hang-chau/ (ngày đăng 16/07/20215).
139. Ngọc Hiền (2020), “Lụa Hàng Châu – Tiếng Thơm Thủ Phủ Tơ Lụa Của
Trung Quốc”, https://toluavietnam.net/lua-hang-chau-tieng-thom-
thu-phu-to-lua.html (ngày đăng 07/01/2020).
140. Madhu Silk Private Limited , Bengaluru , Karnataka (2020),
https://www.indiamart.com/madhu-silk/jacquards.html (ngày truy
cập 15/10/2020).
141. Le Na (2019), “Vải hoa văn Nhật Bản – Cảm hứng đến từ thiên nhiên”,
https://khoytuong.vn/vai-hoa-van-nhat-ban-cam-hung-den-tu-thien-
nhien/ (ngày đăng 29/10/2019).
142. Lê Phương (2020), “Giải mã bí ẩn của nữ hoàng các loại lụa - Lãnh Mỹ
A”, https://bnews.vn/giai-ma-bi-an-cua-nu-hoang-cac-loai-lua-lanh-
my-a/146129.html (ngày đăng 30/01/2020).
143. Phương Thanh (2020), “Top 6 quốc gia sản xuất lụa tơ tằm lớn nhất thế
giới”, https://nhasilk.com/top-6-quoc-gia-san-xuat-lua-to-tam-lon-
nhat-the-gioi/ (ngày đăng 03/01/2020).
144. Tsarevazana (2018), https://www.ebay.co.uk/itm/100-Italian-Silk-
Fabric-/332731188481 (ngày đăng 18/09/2018).
145. http://toluahabao.com/Vai-to-lua-to-tam-2-178-5.html (ngày truy cập
15/11/2020).
146. https://toiyeu.com.vn/vaidep/2019/05/phan-biet-lua-tam-y-va-lua-han-
quoc/ (ngày truy cập 17/11/2020).
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN LỤA VẠN PHÚC


(Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội)

PHỤ LỤC LUẬN N TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội, 2021
182

Mục lục

Trang
Phụ lục 1: Bản đồ hành chính phường Vạn Phúc 183
Phụ lục 2: Bảng kê số liệu 184
Phụ lục 3: Hoa văn trang trí trên lụa Thế giới 191
Phụ lục 4: Hoa văn trang trí trên lụa Việt Nam 198
Phụ lục 5: Đề tài hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc 201
Phụ lục 6: Đồ án hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc 221
Phụ lục 7: Hình thức trang trí hoa văn trên lụa Vạn Phúc 234
Phụ lục 8: Một số hoa văn ảnh hưởng từ mỹ thuật cổ Việt Nam 256
Phụ lục 9: Danh mục người phỏng vấn 262
183

Phụ lục 1
ẢN ĐỒ HÀNH CH NH PHƢỜNG VẠN PH C
(Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội)

Hình 1: Bản đồ hành chính làng Vạn Phúc


Nguồn: http://hanoi.ban-do.net/2018/01/phuong-van-phuc-quan-ha-dong.html
184

Phụ lục 2
ẢNG SỐ LIỆU VỀ ĐỀ TÀI VÀ ĐỒ N HOA VĂN TRANG TRÍ
TR N LỤA VẠN PH C
ảng 1 Đề tài hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc

TT Hoa văn trang trí Phụ lục hình ảnh


A Nh m đề tài thực vật
1 Hoa Bèo [PL5, H5.1, tr.201]
2 Hoa Bướm [PL5, H5.2, tr.201]
3 Hoa Chanh [PL5, H5.3, tr.202]
4 Hoa Cúc [PL5, H5.4-5.5, tr.202- 203]
5 Hoa Hồng [PL5, H5.6-5.9, tr.203-205]
6 Hoa Hướng dương [PL5, H5.10, tr.205]
7 Hoa Mai [PL5, H5.11, tr.206]
8 Hoa Phăng [PL5, H5.12, tr.206]
9 Hoa Phượng [PL5, H5.13, tr.207]
10 Hoa Sen [PL5, H5.14-5.15 tr.207-208]
11 Cây Trúc [PL5, H5.16, tr.208]
12 Cây leo [PL5, H5.17, tr.219]
13 Hoa leo [PL5, H5.18, tr.209]
14 Lá cây [PL5, H5.19, tr.210]
B Nh m đề tài động vật
15 Rồng [PL5, H5.20- 5.21, tr.210-211]
16 Phượng [PL5, H5.22, tr.211]
17 Rùa [PL5, H5.23, tr.212]
18 Dơi [PL5, H5.24, tr.212]
19 Chuồn chuồn [PL5, H5.25, tr.213]
20 Cá [PL5, H5.26, tr.214]
21 Công [PL5, H5.27-5.28, tr.214]
C Nh m đề tài khác
22 Chữ Thọ [PL5, H5.29-5.32, tr.215-216]
23 Chữ Vạn [PL5, H5.33, tr.217]
24 Chữ Triện [PL5, H5.34, tr.217]
25 Vân mây, sóng nước [PL5, H5.35, tr.218]
26 Hình học [PL5, H5.36- 538, tr.218-219]
27 Đồ vật [PL5, H5.39, tr.220]
185

ảng 2 Đồ án hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc

TT Đồ án trang trí Phụ lục hình ảnh


A Đồ án linh vật
1 Đồ án Rồng chầu thọ [PL6, H6.1, tr.221]
2 Đồ án Rồng chầu Khuê Văn Các [PL6, H6.2, tr.221]
3 Đồ án Dơi chầu Thọ [PL6, H6.3, tr.222]
4 Đồ án Song Phượng [PL6, H6.4, tr.222]
B Đồ án thực vật
5 Đồ án hoa Cúc [PL6, H6.5-6.6, tr.223]
6 Đồ án hoa Chanh [PL6, H6.7, tr.224]
7 Đồ án hoa Bèo [PL6, H6.8, tr.224]
8 Đồ án hoa Bướm [PL6, H6.9, tr.225]
9 Đồ án hoa Hướng dương [PL6, H6.10, tr.225]
10 Đồ án hoa Phăng [PL6, H6.11, tr.226]
C Đồ án chữ, hình học, đồ vật
11 Đồ án Thọ triện [PL6, H6.12, tr.226]
12 Đồ án Thọ đỉnh [PL6, H6.13, tr.227]
13 Đồ án hình tròn [PL6, H6.14, tr.227]
14 Đồ án hình đa giác [PL6, H6.15, tr.228]
15 Đồ án hình vuông [PL6, H6.16, tr.228]
16 Đồ án trống đồng [PL6, H6.17, tr.229]
D Đồ án tổ hợp
17 Đồ án Vạn Cúc [PL6, H6.18, tr.229]
18 Đồ án Trúc, Mai, Thọ, Hỷ [PL6, H6.19, tr.230]
19 Đồ án Hồng Thọ [PL6, H6.20, tr.230]
20 Đồ án Hồng Cá [PL6, H6.21, tr.231]
21 Đồ án Sen Hạc [PL6, H6.22, tr.231]
22 Đồ án Sen Mây [PL6, H6.23, tr.232]
23 Đồ án đuôi Công [PL6, H6.24-6.25, tr.232-233]
24 Đồ án hoa, lá, chim [PL6, H6.26, tr.233]
186

ảng 3 hai triển hoa văn trang trí

T
Tên gọi Đồ án hoa văn trang trí hai triển hoa văn
T

Hoa
1
Cúc

Hoa
2
Chanh

Hoa
3 Cúc
xoáy

Hoa
4
Bèo
187

T
Tên gọi Đồ án hoa văn trang trí hai triển hoa văn
T

Hoa
5
Phượng

Hoa
6
Hồng

Hồng
7
Thọ

Hoa
8 văn cây
leo
188

T
Tên gọi Đồ án hoa văn trang trí hai triển hoa văn
T

Dơi
9 chầu
Tho

Chuồn
10
Chuồn

Hồng
11

Đuôi
12 Công
mau
189

T
Tên gọi Đồ án hoa văn trang trí hai triển hoa văn
T

Đuôi
13 Công
thưa

Rồng
14 chầu
Thọ

Thọ
15
Triện

Thọ
16
Đỉnh
190

T
Tên gọi Đồ án hoa văn trang trí hai triển hoa văn
T

Vạn
17
Cúc

Trống
18
Đồng
191

Phụ lục 3
HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA THẾ GIỚI

Hình 3.1: Hoa văn chữ Thọ trên lụa Trung Hoa [137]

Hình 3.2: Hoa văn Phúc- Lộc- Thọ [137]


192

Hình 3.3: Hoa văn trên lụa Trung Hoa [139]

Hình 3.4: Hoa văn Nami (con sóng) trên lụa Nhật Bản [141]
193

Hình 3.5: Hoa văn KiKu (hoa Cúc) trên lụa Nhật Bản [141]

Hình 3.6: Hoa văn Asanoha trên lụa Nhật Bản [141]
194

Hình 3.7: Hoa văn Seigaiha (điệu nhảy) trên lụa Nhật Bản [141]

Hình 3.8: Hoa văn Kol (cá Chép) trên lụa Nhật Bản [141]
195

Hình 3.9: Hoa văn Sakura trên lụa Nhật Bản [141]

Hình 3.10: Hoa văn trang trí trên lụa Ấn Độ [143]


196

Hình 3.11: HVTT trên lụa Italia [144]

Hình 3.12: HVTT trên lụa Italia [146]


197

Hình 3.13: HVHT trên lụa Tây Ban Nha [140]

Hình 3.14: HVHT trên lụa Pháp [136]


198

Phụ lục 4
HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VIỆT NAM

Hình 4.1: Hoa văn trang trí trên lụa Nha Xá (tỉnh Hà Nam)
Nguồn: Ảnh Nha Xa.silk
199

Hình 4.2: Hoa văn trang trí trên lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam)
Nguồn: machausilk.com
200

Hình 4.3: Hoa văn trang trí trên lụa Mỹ A (tỉnh An Giang) [141]

Hình 4.4: Hoa văn trang trí trên lụa Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) [146]
201

Phụ lục 5
ĐỀ TÀI HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VẠN PH C

Hình 5.1: Hoa văn hoa Bèo trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.2: Hoa văn hoa Bướm trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
202

Hình 5.3: Hoa văn hoa Chanh trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.4: Hoa văn hoa Cúc trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
203

Hình 5.5: Hoa văn hoa Cúc xoáy trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.6: Hoa văn hoa Hồng trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
204

Hình 5.7: Hoa văn hoa Hồng đơn trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.8: Hoa văn hoa Hồng kép trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
205

Hình 5.9: Hoa văn hoa Hồng leo trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.10: Hoa văn hoa Hướng Dương trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
206

Hình 5.11: Hoa văn hoa Mai trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.12: Hoa văn hoa Phăng trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
207

Hình 5.13: Hoa văn hoa Phượng trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.14: Nụ và hoa Sen trên lụa Vạn Phúc


Nguồn: NCS (2020)
208

Hình 5.15: Hoa văn hoa Sen trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.16: Hoa văn cây Trúc trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
209

Hình 5.17: Hoa văn cây leo trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.18: Hoa văn hoa leo trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
210

Hình 5.19: Hoa văn lá cây trên lụa Vạn Phúc


Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.20: Hoa văn con Rồng trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
211

Hình 5.21: Hoa văn con Rồng trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.22: Hoa văn chim Phượng trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
212

Hình 5.23: Hoa văn con Rùa trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.24: Hoa văn con Dơi trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
213

Hình 5.25: Hoa văn Chuồn Chuồn trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.26: Hoa văn con cá trên lụa Vạn Phúc


Nguồn: NCS (2020)
214

Hình 5.27: Hoa văn đuôi Công trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.28: Hoa văn đuôi Công thưa trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
215

Hình 5.29: Chữ Thọ vuông cong trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.30: Chữ Thọ vuông trên lụa Vạn Phúc


Nguồn: NCS (2020)
216

Hình 5.31: Chữ Thọ tròn trên lụa Vạn Phúc


Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.32: Chữ Thọ cong trên lụa Vạn Phúc


Nguồn: NCS (2020)
217

Hình 5.33: Hoa văn chữ Vạn trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.34: Hoa văn chữ Triện trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
218

Hình 5.35: Hoa văn vân mây sóng nước trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.36: Hoa văn hình vuông trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
219

Hình 5.37: Hoa văn hình tròn trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 5.38: Hoa văn hình đa giác trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
220

Hình 5.39: Hoa văn trống Đồng trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
221

Phụ lục 6
ĐỒ N HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VẠN PH C

a b
Hình 6.1: Rồng chầu Thọ trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)

a b
Hình 6.2: Rồng chầu Khuê Văn Các trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)
222

Hình 6.3: Dơi chầu Thọ trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)

Hình 6.4: Song Phượng trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)
223

Hình 6.5: Đồ án hoa Cúc trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)

Hình 6.6: Đồ án hoa Cúc xoáy trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)
224

Hình 6.7: Đồ án hoa Chanh trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)

Hình 6.8: Đồ án hoa Bèo trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)
225

Hình 6.9: Đồ án hoa Bướm trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)

Hình 6.10: Đồ án hoa Hướng Dương trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)
226

Hình 6.11: Đồ án hoa Phăng trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)

Hình 6.12: Đồ án Thọ Triện trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
227

Hình 6.13: Đồ án Thọ Đỉnh trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 6.14: Đồ án hình tròn trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
228

Hình 6.15: Đồ án hình đa giác trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 6.16: Đồ án hình vuông trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)
229

Hình 6.17: Đồ án trống Đồng trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)

Hình 6.18: Đồ án Vạn Cúc trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Xưởng dệt nghệ nhân Triệu Văn Mão (2018)
230

Hình 6.19: Đồ án Trúc, Mai, Thọ, Hỷ trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Xưởng dệt nghệ nhân Triệu Văn Mão (2018)

Hình 6.20: Đồ án Hồng Thọ trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)
231

Hình 6.21: Đồ án Hồng cá trang trí trên lụa Vạn Phúc


Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)

Hình 6.22: Bản thiết kế Sen Hạc trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)
232

Hình 6.23: Bản thiết kế Sen Mây trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)

Hình 6.24: Đồ án đuôi Công có mật độ trang trí thưa trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)
233

Hình 6.25: Đồ án đuôi Công có mật độ trang trí mau trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)

Hình 6.26: Đồ án tổng hợp hoa, lá, chim trang trí mau trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018)
234

Phụ lục 7
HÌNH THỨC TRANG TRÍ HOA VĂN TR N LỤA VẠN PH C

Hình 7.1: Bố cục đăng đối trong hoa văn chữ Thọ vuông cong
Nguồn: NCS (2020)
235

Hình 7.2: Bố cục đăng đối trong hoa văn chữ Thọ tròn
Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.3: Bố cục đối xứng trong hoa văn trang trí kép Rồng chầu Thọ
Nguồn: NCS (2020)
236

Hình 7.4: Bố cục đối xứng trong hoa văn trang trí kép Dơi chầu Thọ
Nguồn: NCS (2020)
237

Hình 7.5: Bố cục hàng lối trong đồ án hoa Cúc


Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.6: Bố cục hàng lối trong đồ án Vạn Cúc


Nguồn: NCS (2020)
238

Hình 7.7: Bố cục hàng lối trong đồ án Thọ Triện


Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.8: Bố cục hàng lối (xoay chiều, xen kẽ) trong đồ án đuôi Công
Nguồn: NCS (2020)
239

Hình 7.9: Bố cục hàng lối trong đồ án hoa Bèo


Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.10: Bố cục hàng lối trong đồ án hoa Bướm


Nguồn: NCS (2020)
240

Hình 7.11: Bố cục hàng lối trong đồ án Hồng Cá


Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.12: Bố cục hàng lối trong đồ án tổ hợp “hoa, lá chim”


Nguồn: NCS (2020)
241

Hình 7.13: Đồ án Sen mây trên lụa Vạn Phúc


Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.14: Đường nét hoa Cúc trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
242

Hình 7.15: Đường nét hoa Bèo trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.16: Đường nét hoa văn trống Đồng trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
243

Hình 7.17: Đường nét đuôi Công có mật độ trang trí dày đặc trên lụa
Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.18: Đường nét đuôi Công có mật độ trang trí không dày đặc
trên lụa Vạn Phúc. Nguồn: NCS (2020)
244

Hình 7.19: Đường nét cong tròn trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.20: Đường nét gấp khúc trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: NCS (2020)
245

Hình 7.21: Màu sắc hoa Cúc trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)

Hình 7.22: Màu sắc hoa Cúc xoáy trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)
246

Hình 7.23: Màu sắc hoa Hồng trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)

Hình 7.24: Màu sắc hoa Chanh trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)
247

Hình 7.25: Màu sắc hoa Bướm trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)

Hình 7.26: Màu sắc đồ án Hồng cá trang trí trên lụa Vạn Phúc
Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019)
248

Hình 7.27: Quá trình đục bìa “các- tông” tạo hoa văn
Nguồn: NCS (2020)
249

Hình 7.28: Lựa chọn tơ chuẩn được cuốn quanh con tơ


Nguồn: NCS (2020)
250

Hình 7.29: Guồng tơ ra các ống


Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.30: Mắc dọc các sợi tơ chuẩn bị quá trình dệt
Nguồn: NCS (2020)
251

Hình 7.31: Hệ thống “cổ thảo” để đưa “cây hoa” lên hoặc xuống
Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.32: Bộ “go dọc” để tạo hoa văn


Nguồn: NCS (2020)
252

Hình 7.33: Quá trình dệt lụa


Nguồn: NCS (2020)
253

Hình 7.34: Bộ mẫu bìa làm nhiệm vụ nâng, hạ các sợi dọc theo quy định để
tạo hoa văn. Nguồn: NCS (2020)

Hình 7.35: Nhuộm lụa. Nguồn: NCS (2020)


254

Hình 7.36: Giặt lụa. Nguồn: NCS (2020)


255

Hình 7.37: Sấy lụa. Nguồn: NCS (2020)


256

Phụ lục 8
MỘT SỐ HOA VĂN ẢNH HƢỞNG TỪ MỸ THUẬT CỔ VIỆT NAM

Hình 8.1: Sen, Phượng, Hạc. Chạm gỗ chùa Bối Khê


(Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây) [101]
257

Hình 8.2: Hoa Sen. Chạm gỗ đền Din (Nam Ninh, Nam Định) [101]
258

Hình 8.3: Hoa Sen. Chạm gỗ, cửa võng đình Trà Cổ
(Hải Ninh, Quảng Nam) [101]
259

Hình 8.4: Hoa Cúc. Chạm gỗ, chùa Bối Khê


(Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây) [101].

Hình 8.5: Hoa Cúc. Chạm đá bia Văn Miếu (Hà Nội) [101].
260

Hình 8.6: Hoa văn chữ Vạn. Đình Chu Quyến, Ba Vì, Hà Nội.
Thế kỷ XVII-XVIII [7].

Hình 8.7: Rồng chầu ngọc. Chạm đá, bệ tượng Phật chùa Nhạn Tháo
(Mễ Sở, Châu Giang, Hưng Yên) [101].
261

Hình 8.8: Rồng chầu mặt trời. Chạm đá, tháp Phổ Minh (Lộc Vượng, Ngoại
thành Nam Định) [101].
262

Phụ lục 9
DANH MỤC NGƢỜI PHỎNG VẤN
TT Họ và tên Nghề nghiệp, thời Địa chỉ Thời điểm
gian phỏng vấn
làm nghề
1 Nghệ nhân - Dệt lụa Làng Vạn 05/7/2011
Nguyễn Hữu Chỉnh - Sáng tác HVTT Phúc, Hà
(hiện đã mất) - Làm nghề từ Đông, Hà Nội
những năm 1950 -
2012
2 Nghệ nhân - Chủ tịch hiệp hội Làng Vạn 08/7/2018
Phạm Khắc Hà làng nghề Vạn Phúc Phúc, Hà
- Làm nghề từ Đông, Hà Nội
những năm 1970 tới
nay
3 Nghệ nhân - Nghệ nhân đục bìa, Xưởng dệt 22/6/2017
Đỗ Văn Hiển sáng tác HVTT và Cẩm Hoa Lâm, 18/7/2018
dệt lụa làng Vạn khu xưởng dệt 29/6/2019
Phúc. chùa Vạn
- Làm nghề từ Phúc, Hà
những năm 1980 tới Đông, Hà Nội
nay
4 Nghệ nhân - Dệt lụa Xưởng dệt 07/7/2018
Nguyễn Thị Tâm - Làm nghề từ Nguyễn Văn 08/9/2019
những năm 1970 Mão, làng Vạn
đến nay Phúc, Hà
Đông, Hà Nội
5 Nghệ nhân - Dệt lụa Xưởng dệt 04/11/2020
Trần Thị Ngọc Lan - Làm nghề từ LanSon, làng
263

những năm 2000 Vạn Phúc, Hà


đến nay Đông, Hà Nội
6 Nhà thiết kế thời - Thiết kế thời trang Số 3, Hai Bà 20/9/2018
trang Xuân Thu Trưng, Hoàn
Kiếm, Hà Nội

9.1. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh


- Hỏi: Xin ông cho biết hoa văn trang trí (HVTT) trên lụa Vạn Phúc có
từ khi nào?
- Trả lời: Khi tôi 19 tuổi đã cùng gia đình dệt lụa, tự mắc go võng và
thiết kế các mẫu hoa văn. Còn hoa văn trên lụa Vạn Phúc có từ lâu rồi, tôi
cũng không nhớ chính xác vào khoảng thời gian nào. Nhưng nghe các cụ kể
lại trước đây đã có hoa văn con Rồng, hoa văn chữ Thọ, các hoa văn cây lá và
một số hoa văn dây leo, chuỗi thảo mộc, có cả hoa Cúc, hoa Chanh, hoa
Mai…
Mỗi đồ án hoa văn trên lụa Vạn Phúc giống như một tác phẩm điêu
khắc mà ở đó người dệt chúng tôi là những nghệ sĩ. Năm ngoái, tôi đã dồn
mọi tâm huyết để dệt nên mẫu lụa Rồng chầu mang biểu tượng lưỡng long
chầu Khuê Văn Các, đây là biểu tượng của Hà Nội được cách điệu kết hợp
cùng một số hoa văn thảo mộc dệt điểm xuyết xung quanh biểu tượng Khuê
Văn Các nhằm chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Có thể gọi
là đồ án Rồng chầu Khuê Văn Các cũng được.
- Hỏi: Xin ông cho biết lụa Vạn Phúc gồm bao nhiêu chủng loại và đó
là những chủng loại nào?
- Trả lời: Lụa Vạn Phúc gồm lụa trơn, lụa hoa và lụa Vân. Lụa trơn là
chất liệu vải không có HVTT trên bề mặt, lụa trơn có độ bóng, bền dai nhất
định. Lụa hoa có đặc tính chất liệu giống lụa trơn, nhưng bề mặt có dệt các
264

hoa văn nhiều màu đẹp mắt. Lụa Vân là một loại lụa tưởng như thất truyền,
nhưng đến nay lụa Vân rất may mắn được khôi phục lại. Lụa Vân có một
điểm đặc biệt, đó là trên bề mặt lụa như được trang trí các đám mây, nhìn lụa
như thấy mây, bởi vậy mà lụa có tên gọi là Vân (mây).
- Hỏi: Thưa ông, xin ông cho biết, để dệt lên một mẫu HVTT cần chú ý
đến công đoạn nào trong quá trình dệt?
- Trả lời: Theo kinh nghiệm của tôi, dể dệt một mẫu HVTT phải chú ý
hoa văn đó là gì, đường nét, kích thước định dệt. Trong quá trình dệt phải theo
dõi go võng, con suốt sao cho sợi tơ được dệt chặt, sắc nét, nổi rõ các hoa văn
là được.
- Hỏi: Vậy xin hỏi ông kỹ thuật quan trọng nào để tạo ra hoa văn trên
lụa Vạn Phúc?
- Trả lời: Thông thường để tạo được hoa văn trên lụa phải chú ý khâu
đục bìa. Công đoạn đục bìa “các tông” sẽ cho ra nhiều lỗ thủng nhằm tạo các
điểm nổi để dệt hoa văn. Điều này gần như quyết định kích thước, hình dáng
và chủng loại hoa văn muốn trang trí.
Ngoài ra, xưởng nhà tôi cũng dệt rất nhiều chủng loại lụa có trang trí
hoa Cúc, hoa Chanh và hoa Mai. Tất cả đều được bày bán ở nhiều cửa hàng
trong làng Vạn Phúc.
Vâng! Xin cảm ơn ông!
9.2. Nghệ nhân Phạm Khắc Hà
- Hỏi: Xin ông cho biết HVTT trên lụa Vạn Phúc có nét đặc trưng riêng
biệt so với các vùng khác không?
- Trả lời: Phần lớn lụa Vạn Phúc có sự nổi trội riêng, bề mặt bóng mịn,
có trang trí nhiều hoa văn hơn hẳn các vùng khác, như hoa Mai, hoa Cúc, hoa
Chanh, hoa Đào, bây giờ thêm các loại hoa mới như Hướng Dương, hoa
Phăng, hoa Bướm. Chưa kể đến các hoa văn hình học, đồ vật khác do anh Đỗ
265

Văn Hiển sáng tác. Nhưng, hiện nay tôi thấy có một vài nơi cũng có những
hoa văn tương đồng hoa văn lụa Vạn Phúc. Nhưng không nhiều và kỹ thuật
dệt hoa văn không sắc nét như lụa Vạn Phúc.
Riêng nói đến kỹ thuật dệt thì ngày nay, lụa Vân được dệt theo kỹ thuật
mới và người nghệ nhân đã dùng bộ go võng kết hợp các mẫu hoa văn để vặn
bắt chéo sợi dọc, khóa chặt sợi ngang làm cho quá trình sử dụng không bị co
giãn, không bị trôi như trước kia, tạo cho bề mặt lụa Vân trông mỏng nhưng
không hề lỏng lẻo, cấu trúc các sợi tơ chắc chắn, bền chặt.
- Hỏi: Trong nền kinh tế đang phát triển hiện nay, cạnh tranh là điều
không thể tránh khỏi. Xin ông cho biết, cần phải làm gì để giữ gìn và nâng
cao các sản phẩm lụa hoa truyền thống Vạn Phúc?
- Trả lời: Để nâng cao chất lượng sản phẩm trong thời buổi cạnh tranh,
theo tôi nên đầu tư, nâng cao công cụ sản xuất, kết hợp tìm hiểu thị trường để
tìm đầu ra cho sản phẩm lụa tơ tằm. Ngoài ra, cũng cần phải chỉnh sửa các
hoa văn truyền thống, sao cho sắc nét và sáng tạo ra nhiều HVTT mang tính
hiện đại mà vẫn thanh nhã, giữ được tinh thần của mặt hàng dệt thủ công
truyền thống.
Trước đây, các nghệ nhân trong làng chuyên dùng máy dệt cũ khổ nhỏ,
cho năng suất thấp. Nhưng nay, họ đã làm được máy cài hoa khi dệt - với
khung dệt cải tiến, họ không cần dùng hai tay lao thoi như trước mà chỉ dùng
một tay giật dây cho thoi vào con chuột, còn tay kia dập khổ, nhịp độ vừa
nhanh vừa đỡ tốn sức.
Xưa nay, người ta quen gọi tất cả các mặt hàng tơ dệt của Vạn Phúc là
tơ lụa Hà Đông. Chỉ riêng làng dệt Vạn Phúc đã từng làm ra tới 20 thứ hàng
the, lụa, đũi, nái, sồi, gấm, vóc, lĩnh, đoạn, sa v.v… từ chất liệu tơ tằm.
Nhưng riêng chỉ có lụa hoa là bền và có nhiều mẫu HVTT.
Vâng! Xin cảm ơn ông!
266

9.3. Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển


- Hỏi: Xin anh cho biết các tên gọi của HVTT trên lụa Vạn Phúc có sự
thống nhất từ truyền thống đến hiện đại, hay đã có sự thay đổi?
- Trả lời: Đa phần các tên gọi hoa văn là giống nhau, được thống nhất
từ trước đến bây giờ. Hiện tại trong làng có tôi là người thiết kế chính các
HVTT trên lụa. Trước đây, có cụ Triệu Văn Mão và cụ Nguyễn Hữu Chỉnh,
nhưng nay các cụ đã mất. Một số nghệ nhân khác tại các xưởng dệt trong làng
cũng sáng tác hoa văn, nhưng không nhiều.
- Hỏi: Xin anh cho biết sản phẩm lụa Vạn Phúc hiện có bao nhiêu loại
HVTT?
- Trả lời: Thực vật có rất nhiều hoa lá cành, như: hoa Sen, hoa Cúc, hoa
Mai, hoa Chanh, hoa Hồng, hoa Phăng, hoa Bèo, Hướng Dương, hoa Phăng,
hoa Phượng, cây Trúc… Động vật có Chuồn Chuồn, Bướm, cá, Công, có cả
Rồng và Phượng, Dơi nhưng không nhiều bằng hoa lá thiên nhiên. Đề tài
khác gồm hoa văn chữ, hoa văn hình học và hoa văn đồ vật. Các hoa văn hình
học mấy năm gần đây được nhiều xưởng dệt hơn, khách hàng ưa thích bởi
hoa văn có phần hiện đại, trẻ trung.
- Hỏi: Anh có thể chia sẻ về một số hoa văn do anh thiết kế và trực tiếp
dệt được không?
- Trả lời: Tôi đã tìm hiểu các hoa văn truyền thống như hoa Cúc, hoa
Chanh, hoa Mai và nghiên cứu về kỹ thuật dệt để thực hiện bộ mẫu “Hồng
leo” tạo sự mềm mại, nhẹ nhàng phù hợp với chất liệu lụa tơ tằm. Ngoài các
hoa văn hoa Bướm, hoa Bèo được tôi cải biên lại, đầu năm 2016, tôi có sáng
tác và dệt bộ “Hồng leo” để bán và tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra còn có
các bộ hoa Hướng Dương, hoa Phăng, hoa Phượng, bộ hoa văn hình học,
trống Đồng, bộ hoa - lá - chim cũng được đưa vào sản xuất phục vụ người
tiêu dùng.
267

- Hỏi: Anh có biết được nguồn gốc của các đồ án HVTT truyền thống
không?
- Trả lời: Thực ra các đồ án hoa văn trên lụa Vạn Phúc có từ rất lâu rồi,
từ thời cụ nội tôi là Đỗ Đình Ái- người đã tặng cho vua Tự Đức tấm lụa hoa
do chính tay cụ dệt, đến đời ông nội tôi là nghệ nhân Đỗ Đình Lương cũng đã
có đồ án hoa Chanh, hoa Cúc rồi.
Chỉ biết rằng, cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, hoa văn Dơi thường
được kết hợp với chữ Thọ mang tên Dơi chầu Thọ. Gọi là đồ án Dơi chầu
Thọ. Có lẽ, đây cũng là mong muốn cuộc sống no đủ, thịnh vượng của nhân
dân ta trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Đến nay đồ án này
vẫn được nhiều nơi đặt dệt. Thậm chí có các công ty, cửa hàng trong Sài Gòn
cũng ra Vạn Phúc đặt dệt để về may theo nhu cầu của xã hội. Hay “Hồng
Thọ” là đồ án trang trí mới, được xuất hiện và phát triển nở rộ vào những năm
90 của thế kỷ XX. Trong giai đoạn đất nước vừa bước vào thời kỳ mở cửa nên
nhu cầu sử dụng lụa của nhân dân tăng lên. Đặc biệt, các loại lụa có trang trí
hoa lá thực vật được yêu thích hơn. Điển hình như đồ án “Hồng Thọ”, “Hồng
cá”, “Trúc, Mai, Thọ, Hỷ”, “Sen Hạc”…
Sau này, các đồ án hoa văn như hoa Bèo, hoa Bướm, hoa Hướng
Dương là do tôi sáng tác cũng được bán chạy do thị hiếu người tiêu dùng. Và
lụa Vạn Phúc đa phần được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên, rất ít pha các sợi tơ
nhân tạo như các vùng khác.
- Hỏi: Xin anh cho biết để dệt lên các HVTT này cần trải qua bao nhiêu
công đoạn
- Trả lời: Để dệt được một tấm lụa có HVTT trên đó cần trải qua rất
nhiều công đoạn, các khâu kỹ thuật cầu kỳ phức tạp. Thứ nhất là khâu đục
bìa, mỗi lỗ bìa tương ứng với một sợi vải được kéo lên khi dệt, những sợi đó
sẽ tập hợp thành các hoa văn trên mặt vải lụa. Sau đó là guồng tơ để chuyển
268

đổi thành các ống tơ phục vụ cho những công đoạn tiếp theo. Thứ 3 là se tơ để
đảm bảo lụa sau khi dệt không bị nhăn. Nhuộm sợi dọc và sợi ngang khác
màu nhau để tạo nên mặt lụa có 2 màu, nhuộm xong sẽ mang chuội tơ, tức là
luộc qua rồi mới mang đi mắc dọc để dệt. Cuối cùng sau khi dệt xong sẽ
mang nhuộm, giặt và sấy lụa.
Vâng. Xin cảm ơn anh!
9.4. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm
- Hỏi: Xin cô cho biết chất liệu lụa nào được yêu thích và trên đó có dệt
HVTT gì?
- Trả lời: Những chất liệu lụa có HVTT thường được yêu thích nhiều
hơn các sản phẩm không có HVTT trên bề mặt. Ở Vạn Phúc nổi tiếng có sản
phẩm lụa Vân và lụa hoa. Lụa Vân bề mặt mỏng, các HVTT dệt trên đó tạo
hiệu ứng trong suốt, thường mặc kèm với một áo lụa trơn khác. HVTT trên
lụa Vân thường chìm không nổi rõ như lụa hoa. Lụa Vân quý, mặc vào rất
mát, nhưng HVTT lại mờ, khách hàng thường không thích nên không lựa
chọn để may trang phục. Nhiều bạn trẻ đến mua không nhìn rõ hoa văn vì vậy
thường mua lụa hoa nhiều hơn. Hiện tại, trong xưởng của chúng tôi ít dệt lụa
Vân hơn lụa hoa.
Lụa hoa là chủng loại lụa có dệt nhiều HVTT trên đó, như hoa Đào,
hoa Chanh, hoa Mai, hoa Cúc. Lụa hoa thường có hoa văn nổi trên bề mặt vải,
tạo hình rõ ràng, sắc nét không chìm như lụa Vân. Lụa hoa cũng cho màu đẹp
và rực rỡ hơn lụa Vân. Những năm gần đây, chúng tôi dệt khá nhiều lụa có
hoa văn phong phú và đa dạng, nhiều màu sắc rực rỡ được nhiều người tiêu
dùng ưa chuộng.
- Hỏi: Màu sắc HVTT trên lụa Vạn Phúc trước đây có rực rỡ như bây
giờ không ạ?
269

- Trả lời: Nói về lụa trước đây, không chỉ lụa Vạn Phúc mà cả các làng
lụa khác màu sắc cũng ít và thiên về màu tối, trầm hơn. Hoa văn trên lụa
thường chỉ 2 màu. Nhưng đến những năm 80 trở lại đây, HVTT trên lụa có
thể dệt được 2,3,4, màu kết hợp với nhau tạo hiệu ứng đan xen rực rỡ, óng ả
như đỏ, nâu, vàng hay trắng, hồng, tím…
Vâng. Xin cảm ơn cô!
9.5. Nghệ nhân Trần Thị Ngọc Lan
- Hỏi: Xin chị cho biết, có bao nhiêu đồ án HVTT trên lụa Vạn Phúc?
- Trả lời: Đồ án hoa văn trên lụa Vạn Phúc nhiều hơn lụa ở các vùng
miền khác ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng đồ án hoa văn về cây cỏ, thiên
nhiên, thực vật nhiều hơn đồ án về động vật như đồ án hoa Cúc, hoa Chanh,
hoa Bướm, hoa Sen, hoa Mai… Ngoài ra còn có các đồ án về chữ, đồ án hình
học, đồ vật… Đặc biệt cơ sở chúng tôi chuyên dệt các hoa văn hình học như
hình tròn, vuông, đa giác… Hoặc biến kiểu từ các hoa văn truyền thống theo
lối hiện đại.
- Hỏi: Theo chị hiện nay thị hiếu sử dụng HVTT trên chất liệu lụa tơ
tằm Vạn Phúc là gì?
- Trả lời: Hiện nay, thị hiếu người tiêu dùng về hoa văn trên lụa Vạn
Phúc thường là dạng: hoa Cúc, hoa Chanh, hoa Mai, đuôi Công... Các hoa văn
mềm mại, nhẹ nhàng thiên về cây cỏ, hoa lá nhiều hơn là động vật. Một số
hoa văn hình học, đồ vật cũng được người tiêu dùng quan tâm và sử dụng,
nhưng không nhiều. Có lẽ, do sự hoài nghi với lụa Trung Quốc, nên người
dân Việt không lựa chọn các mẫu lụa có trang trí hoa văn hình học, hoa văn
hiện đại mà chỉ chọn dòng HVTT truyền thống để may trang phục.
Vâng. Xin cảm ơn chị!
270

9.6. Nhà thiết kế Xuân Thu


- Hỏi: Xin chị cho biết, chị có sử dụng chất liệu lụa Vạn Phúc để may
các bộ thiết kế thời trang không?
- Trả lời: Đa số các mẫu trang phục của chúng tôi đều được may bằng
chất liệu lụa tơ tằm. Bởi, khi mặc trang phục làm từ loại vải này giúp người
mặc có cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ, thoải mái và sang trọng. Đây cũng là lý
do mà bấy lâu tôi luôn lựa chọn chất liệu lụa tơ tằm là chất liệu chủ đạo cho
các bộ sưu tập thời trang của chúng tôi.
- Hỏi: Theo chị chất liệu lụa Vạn Phúc có những ưu điểm nổi bật nào?
- Trả lời: Lụa tơ tằm là loại vải cao cấp nhất trong các loại vải. Nó
được sản xuất hoàn toàn bằng dệt thủ công truyền thống. Lụa tơ tằm Vạn
Phúc khá nhẹ, bền và cho khả năng cách nhiệt tốt. Khả năng hút ẩm, thấm hút
mồ hôi tốt. Được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn, thân thiện với
môi trường và đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng Vải lụa tơ tằm có bề mặt
mềm mại và bóng mượt, thường được chúng tôi may áo dài, lễ phục, váy dài
cho phụ nữ. Bên cạnh ứng dụng trong may mặc thì vải lụa còn được dùng để
trang trí nội thất như bọc ghế hoàng gia, rèm cửa, màn...
- Hỏi: Chị làm thế nào để phân biệt được lụa tơ tằm Vạn Phúc và vải
lụa có pha Polyester?
- Trả lời: Nếu không phải là người sành lụa và may nhiều chất liệu này,
thì rất khó để phân biệt đâu là vải lụa tơ tằm, đâu là lụa pha tạp chất. Để phân
biệt vải lụa tơ tằm với các loại vải lụa pha Polyester. Thứ nhất, vải lụa tơ tằm
sẽ có màu ngà, còn lụa pha sẽ có màu trắng tinh. Thứ hai, vải lụa tơ tằm mềm
mại, cầm mát tay. Rút một đoạn sợi kéo đứt thấy sợi dai, bền, mối đứt gọn,
không xù lông. Thứ ba, khi đốt một vài sợi tơ tằm sẽ cho mùi khét của tóc, tro
màu đen, vón cục tròn và dễ bóp vỡ.
Vâng. Xin cảm ơn chị!

You might also like