You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN


-------------------

NGUYỄN THN HỒNG NHUNG

BIỂU TƯỢNG LÚA


TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Văn học dân gian

Người hướng dẫn khoa học


TS. NGUYỄN THN NGỌC LAN

HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, người đã
tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong tổ Văn học Việt
Nam, các thầy cô trong khoa Ngữ Văn và cán bộ thư viện đã tạo điều kiện, giúp đỡ
em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016


Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hồng Nhung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:


Khóa luận Biểu tượng lúa trong đời sống văn hóa và văn học dân gian Việt
Nam là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo ý kiến của những người
đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS.GVC Nguyễn Thị Ngọc Lan.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào.

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016


Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hồng Nhung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 4
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận ...................................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG LÚA ...... 6
1.1. Giới thuyết về biểu tượng ................................................................................. 6
1.2. Biểu tượng lúa .................................................................................................. 9
CHƯƠNG 2 BIỂU TƯỢNG LÚA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ................ 14
2.1. Biểu tượng lúa trong tín ngưỡng dân gian ....................................................... 14
2.1.1. Tín ngưỡng hồn lúa trong khu vực văn hóa Đông Nam Á ............................. 16
2.1.2. Tín ngưỡng hồn lúa trong đời sống văn hóa các dân tộc Việt Nam .............. 19
2.2. Biểu tượng lúa trong nghệ thuật tạo hình dân gian .......................................... 25
2.2.1. Lúa trong hội họa ........................................................................................ 26
2.2.2. Lúa trong điêu khắc ..................................................................................... 27
CHƯƠNG 3 BIỂU TƯỢNG LÚA TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN ................ 30
3.1. Lúa trong truyện cổ dân gian .......................................................................... 30
3.1.1. Lúa trong thần thoại .................................................................................... 30
3.1.2. Lúa trong truyền thuyết ................................................................................ 36
3.1.3. Lúa trong truyện ngụ ngôn.......................................................................... 42
3.2. Lúa trong thơ ca dân gian ............................................................................... 43
3.3. Sự diễn hóa của biểu tượng lúa từ cội nguồn văn hóa đến văn học dân gian .... 46
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 51
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 53
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa người Việt xuất phát từ nền văn hóa gốc nông nghiệp, nên những
biểu tượng văn hóa xuất hiện từ sự gắn bó với các sự vật xung quanh cuộc sống sinh
hoạt của con người như: biểu tượng nước, rồng, chim, rắn, hoa sen… hay các biểu
tượng trong tín ngưỡng thờ cúng. Cũng như vậy, biểu tượng lúa được phản ánh
trong thế giới ý niệm của người Việt vô cùng phong phú, là biểu tượng cổ truyền từ
xa xưa.
Cây lúa – một hình ảnh rất đỗi quen thuộc, dung dị, hiền hòa đã gắn bó với
người dân Việt Nam bao đời nay. Cánh đồng xanh ngát trải dài mênh mông tận
chân trời, lấp lánh cánh cò trong nắng vàng, từ lâu đã trở thành một biểu tượng của
thôn quê Việt Nam và rộng hơn nữa là đất nước, con người Việt Nam. Cùng với
thời gian, cây lúa ngày càng khẳng định được vị thế của nó trong đời sống sinh hoạt
của con người và trong sự phát triển của đất nước. Cây lúa, từ lúc là hạt giống cho
đến lúc trĩu bông, chín vàng gắn liền với cuộc sống lam lũ “hai sương một nắng”
của người nông dân và hình ảnh người nông dân miệt mài bên thửa ruộng, đã cho ta
nhận ra một vẻ đẹp vô cũng bình dị, vẻ đẹp của sự cần cù, chân chất, yêu lao động.
Là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương
thực chính của người Việt Nam. Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, cây lúa còn
đượ đánh giá cao bởi những giá trị nhiều mặt như lịch sử, văn hóa… Có thể thấy, sự
xuất hiện và phát triển của cây lúa đã hình thành nên một nền văn hóa lâu đời - văn
hóa nông nghiệp, văn hóa lúa nước ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Từ hiện thực, cây lúa trở thành một biểu tượng văn hóa sống động trong đời
sống sinh hoạt của người Việt Nam. Mặt khác, sự có mặt của nó trong các thể loại
văn học dân gian, cũng cho thấy một sự “đồ chiếu” hiện thực và “diễn hóa” nét
nghĩa biểu tượng vô cùng thú vị. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Biểu
tượng lúa trong đời sống văn hóa và văn học dân gian Việt Nam làm đối tượng

1
nghiên cứu, nhằm khám phá và “giải mã” nội dung và ý nghĩa biểu đạt của nó đồng
thời thấy được sự sáng tạo độc đáo của tác giả dân gian.
2. Lịch sử vấn đề
Lúa không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất của con người
mà nó còn là một biểu tượng văn hóa Việt. Có thể kể tới một số công trình nghiên
cứu về biểu tượng lúa như:
Tác giả Hoàng Bé trong bài viết đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 4 (1987)
Những huyền thoại lúa nước và một số nét về kinh tế-xã hội truyền thống ở người
Tày (1987), đã khái quát “nghề trồng lúa xuất hiện trong lịch sử là tiền đề vật chất
quan trọng nhất dẫn đến sự tăng nhanh dân số và sự hình thành các đơn vị cư trú
như làng, bản. Với cuộc sống hái lượm và săn bắn trước đây, để có được đủ lương
thực, con người phải phân tán thành từng nhóm nhỏ. Nhưng khi nghề trồng lúa ra
đời trong điều kiện công cụ còn thô sơ, yêu cầu của công việc sản xuất buộc các
nhóm người xích lại với nhau, đó cũng là điều kiện hình thành các bản làng. Đây là
điều đã được nhiều nghiên cứu dân tộc học ghi nhận” [1]. Ý kiến của nhà nghiên
cứu đã đề cập đến vai trò quan trọng của nghề trồng lúa trong việc hình thành các
bản làng và văn hóa bản làng.
Cũng trên Tạp chí Dân tộc học, số 5 (2010) Phan Hữu Dật có bài viết Trở lại
tín ngưỡng ma thuật và sự phân loại ma thuật, đã đề cập đến tín ngưỡng thờ hồn lúa
của đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo đó, “Việc thờ hồn lúa thể hiện sâu sắc ma
thuật trồng trọt. Người dân rất coi trọng việc bảo vệ hồn lúa, chống lại các loại tà
ma. Vai trò của nữ giới trong việc phát minh nghề trồng trọt nguyên thủy được thể
hiện qua nhận thức của nhân dân về hồn lúa nhập vào bà chủ của gia đình, trở thành
mẹ lúa. Mẹ lúa tượng trưng cho hồn lúa chủ trì việc gieo hạt cũng như gặt lúa.
Trong quá trình làm mẹ lúa, bà chủ phải câm như thóc và tuân thủ một số kiêng kỵ
nhất định. Ai xúc phạm đến mẹ lúa, sinh thực khí của mình sẽ bị đau đớn. Đồng bào
tin rằng trước khi ăn cơm mới, nếu cho thóc hoặc người lạ cùng ăn, hồn lúa sẽ đi
mất” [2;tr.6-7]. Tác giả bài viết đã mô tả khá kỹ lưỡng quá trình thực hiện nghi lễ
hồn lúa trong tín ngưỡng của một số dân tộc thiểu số Việt Nam.

2
Nguyễn Thị Huế với bài viết Thần thoại về nguồn gốc cây lúa và sự phản
ánh nét văn hóa nông nghiệp lúa nước các dân tộc Việt Nam [6] đăng trên Tạp chí
Văn hóa dân gian, số 1 (2011) bàn về nguồn gốc của cây lúa trong thần thoại các
dân tộc Việt Nam. Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những nét văn hóa nông nghiệp như
các tín ngưỡng, lễ hội nông nghiệp có liên quan đến biểu tượng lúa như tín ngưỡng
hồn lúa, tín ngưỡng ăn cơm mới…
Nguyễn Thị Mai Quyên trong bài viết đăng trên Tạp chí Nhân lực Khoa học
xã hội, số 10 (2015) Không gian và xã hội nhìn từ dân tộc Tày [13] đã trình bày
khái quát một số thần thoại về biểu tượng lúa của người Tày và có sự liên hệ với
thần thoại về lúa của các dân tộc khác như Mường, Thái. Qua đó cũng nói lên vai
trò quan trọng của cây lúa trong đời sống vật chất và tinh thần của người Tày nói
riêng và Việt Nam nói chung.
Biểu tượng lúa, không chỉ xuất hiện trong đời sống của người Việt Nam, mà
rất phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á. Trong mục từ “Lúa gạo” của Từ điển biểu
tượng văn hóa thế giới (tái bản năm 2015) – Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã
viết: “Giống như lúa mì ở châu Âu, gạo là thức ăn chính ở châu Á, như vậy cũng có
cùng một ý nghĩa tượng trưng và thuộc về nghi lễ”. Nhà nghiên cứu còn chỉ ra:
“Lúa gạo có nguồn gốc thiêng liêng. Không những người ta đã biết đến truyền
thuyết về quả bầu nguyên thủy trong đó có cây lúa và các giống người nữa, mà cây
lúa còn giống như thứ thức ăn trời cho trong sa mạc, mọc lên và làm đầy các vựa
thóc một cách tự nhiên. Tất cả các truyền thuyết Á Đông đều nói đến điều này” [28;
tr.530].
Như vậy, có thể thấy biểu tượng lúa đã nhận được sự quan tâm của một số
nhà nghiên cứu song chưa có công trình nào xem Biểu tượng lúa trong đời sống văn
hóa và văn học dân gian Việt Nam là một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt. Vì thế,
từ những gợi mở của người đi trước, chúng tôi sẽ tiếp cận và phân tích một cách hệ
thống biểu tượng lúa trong đời sống văn hóa cũng như sự diễn hóa, biến đổi của nó
trong văn học dân gian, từ đó hình dung rõ nhất về đời sống tinh thần của nhân dân
ta qua những biến thiên lịch sử.

3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát biểu tượng lúa trong văn hoá và văn học dân gian Việt Nam nhằm
phát hiện nội dung biểu đạt và ý nghĩa sâu xa của nó.
- Nghiên cứu sự diễn hóa biểu tượng văn hóa lúa trong văn học dân gian, thể
hiện quan niệm thNm mĩ của người bình dân xưa.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Giới thuyết về biểu tượng, biểu tượng lúa.
- Làm rõ ý nghĩa của biểu tượng lúa trong văn hóa dân gian: tín ngưỡng dân
gian, nghệ thuật tạo hình dân gian (điêu khắc, hội họa…).
- Khám phá các nét nghĩa của biểu tượng lúa trong văn học dân gian Việt
Nam qua một số thể loại tiêu biểu.
- Phân tích diễn hóa của biểu tượng lúa từ cội nguồn văn hóa đến văn học
dân gian Việt Nam.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng lúa trong văn hóa và văn học dân gian
Việt Nam.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Tư liệu: Khảo sát trong văn hóa dân gian: tín ngưỡng dân gian, nghệ thuật
tạo hình dân gian (điêu khắc, hội họa…). Khảo sát trong kho tàng văn học dân gian,
qua các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca dao…
của người Việt. Ngoài ra để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng các tài
liệu văn hóa, văn học dân gian của Trung Quốc, Ấn Độ,…
- Nội dung: Chúng tôi đi từ những vấn đề chung nhất để thấy rằng: Biểu
tượng lúa trong văn hóa dân gian của người Việt giữ vị trí quan trọng và thiêng
liêng. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đặc biệt quan tâm đến sự diễn
hóa của biểu tượng lúa trong các thể loại văn học dân gian.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn để nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương
pháp sau:

4
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6. Đóng góp của khóa luận
+ Đóng góp về mặt khoa học:
- Cung cấp một cách hệ thống về mặt lí thuyết và thực tiễn về biểu tượng lúa
trong văn hóa và văn học dân gian của người Việt, ý nghĩa của nó.
- Cung cấp nguồn tài liệu chi tiết và đáng tin cậy về biểu tượng lúa trong văn
hóa và văn học dân gian Việt Nam.
+ Đóng góp về mặt thực tiễn:
- Góp phần làm rõ những nét độc đáo về biểu tượng văn hóa lúa trong tín
ngưỡng dân gian và nghệ thuật tạo hình dân gian của người Việt. Qua đó, khẳng
định những nét văn hóa truyền thống vẫn tồn tại trong ý thức của người Việt đến tận
ngày nay.
- Thấy được sự diễn hóa của biểu tượng lúa từ đời sống văn hóa đến văn học
dân gian một cách độc đáo, phù hợp với quan niệm và sự sáng tạo của tác giả dân
gian. Qua đó góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính
của khóa luận gồm ba chương sau:
- Chương 1: Giới thuyết về biểu tượng, biểu tượng lúa.
- Chương 2: Biểu tượng lúa trong đời sống văn hóa.
- Chương 3: Biểu tượng lúa trong văn học dân gian.

5
Chương 1
GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG LÚA

Có thể nói, trong cuộc sống hàng ngày – bất luận là chúng ta có nhận ra hay
không, song trong khi nghĩ suy, nói năng hay trò chuyện với người khác và thậm
chí là cả trong các giấc mơ, mỗi người đều sử dụng các biểu tượng. Biểu tượng,
trước hết, là những hình ảnh của thế giới khách quan, ở bên ngoài con người. Một
màu cờ đỏ búa liềm, một bông hoa hé nở hay một cánh chim bay… tất cả đều là
biểu tượng. Thực tế cho thấy, không chỉ là chúng ta sống trong một thế giới biểu
tượng, mà còn một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta.
1.1. Giới thuyết về biểu tượng
Trong bài “Mở đầu” của Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier
nhấn mạnh : “Thời đại không có biểu tượng là thời đại chết; xã hội thiếu biểu tượng
là xã hội chết. Một nền văn minh không còn có biểu tượng là xã hội chết. Một nền
văn minh không còn có biểu tượng thì sẽ chết, nó chỉ còn thuộc về lịch sử”
[28;tr.XXXIII].
Vậy biểu tượng là gì? Trong Tiếng Anh biểu tượng được viết bằng chữ
“symbol”. Thuật ngữ “symbol” được bắt nguồn từ Hi Lạp “Symbolon” có nghĩa là
ký hiệu, lời nói, dấu hiệu, triệu chứng… Cũng có thuyết cho rằng symbol bắt nguồn
từ động từ Hi Lạp “Symballo” có nghĩa là “ném vào một vị trí”, “liên kết”, “suy
nghĩ về”…
Trong tiếng Hán: “Biểu” có nghĩa là: “bày ra”, “trình bày”, “dấu hiệu”, để
người ta dễ nhận biết một điều gì đó; “tượng” có nghĩa là “hình tượng”. Biểu tượng
là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng
trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tượng.
Không chỉ bó hẹp trong phạm vi của văn học – nghệ thuật, biểu tượng còn có
vai trò quan trọng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống của con người và xã
hội. Ngược lại thủa uyên nguyên, khi con người còn sống ở trình độ thị tộc bộ lạc
thì khởi nguyên của biểu tượng là một cái cây hay một con vật làm tôtem để thờ

6
cúng và tôtem đã trở thành biểu tượng chung của họ. Mặc dầu trong cuộc sống
thường nhật cũng không thiếu những xích mích, va chạm riêng, song mỗi khi thờ
cúng thì thần tôtem - tức biểu tượng chung lại nhắc nhở các thành viên rằng: chúng
ta là một. Trong trường hợp cụ thể này, biểu tượng chung cùng với các nghi thức,
nghi trượng, nghi vật, nghi trình… của việc cúng tế tạo thành một thiết chế xã hội
mọi người phải tuân theo, qua đó có tác dụng điều hòa những mâu thuẫn trong nội
bộ để đi tới sự thống nhất của nhóm. Trên tinh thần ấy, có người còn cho rằng sự ra
đời của thế giới xã hội được bắt đầu từ các biểu tượng.
Trên thực tế, khái niệm biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học xã hội khác nhau trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi xin dẫn ra một số
khái niệm tiêu biểu như sau:
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình
ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong
đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [12].
Từ điển thuật ngữ văn học xác định: “Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai
đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn
giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt”
[5;tr.23].
Biểu tượng là sản phNm đặc biệt trong thế giới con người. Khi chưa có biểu
tượng thì con người chỉ sống với thế giới thực tại nhưng khi đã hình thành nên hệ thống
biểu tượng thì con người sống đồng thời với hai thế giới: thế giới thực tại và thế giới
biểu tượng. Bàn về vấn đề này, tác giả của Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã dẫn
chứng một cách sinh động: “Đọc một thần thoại cổ nhiều nghìn năm với cặp mắt của
một nhà phân tích đương đại không phải là phản bội quá khứ, không phải là cấp cho nó
nhiều ánh sáng hơn là nó vốn có, mà thậm chí có thể là lóa mắt vì một nguồn sáng nào
đó. Nhưng lối đọc sinh động đó, linh hoạt trên ngọn lửa của biểu tượng là một phần
cuộc sống của chính người đọc và nó khiến cuộc sống ấy vừa mãnh liệt vừa thực tế
hơn” [28;tr.XLV].

7
Có thể nói, nghiên cứu biểu tượng và những ý nghĩa biểu đạt của nó, từ lâu đã
được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Theo cái nhìn chung, biểu tượng
(symbol) là một thành tố không thể thiếu trong mỗi nền văn hoá. Trong khi đi tìm
một định nghĩa cho văn hoá, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng, xét về một
phương diện nào đó, văn hoá là một hệ biểu tượng. Khi chúng ta đề cập đến vấn đề
đặc trưng tư duy của dân tộc hay tâm thức Việt qua vốn từ vựng nói chung và qua
biểu tượng “lúa” trong tín ngưỡng, văn hóa hay thần thoại và truyền thuyết nói
riêng là muốn đặt vấn đề này trong mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và tư
duy, hay ngôn ngữ và văn hoá; trong đó ngôn ngữ được xem là “hiện thực trực tiếp
của tư tưởng”, và biểu tượng là “sự phóng chiếu” văn hoá dân tộc.
Trước khi tìm hiểu một cách kỹ càng hơn về biểu tượng “lúa”, chúng tôi
quan niệm biểu tượng là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện
quan niệm thNm mĩ, tư tưởng của từng tác giả, từng thời đại, từng dân tộc và từng
khu vực cư trú. Theo định nghĩa giản dị của K.G.Jung “biểu tượng là một cái gì,
ngoài ý nghĩa vốn có của nó, còn hàm chứa một ý nghĩa khác, tức ngoài nghĩa đen
còn có nghĩa bóng” [Dẫn theo 28]. Để tạo nên các biểu tượng, nghĩa đen, nghĩa biểu
vật của các từ ngữ, các kí hiệu sẽ không được khai thác, ở đây, chủ yếu nghĩa bóng,
nghĩa biểu cảm của ngôn ngữ, của kí hiệu được phát huy tác dụng. Nếu như “Lúa”
là biểu tượng văn hoá Việt Nam; “chú gà trống” là biểu tượng của văn hoá Pháp thì
từ ngữ “lúa”, “gà trống” biểu hiện cho biểu tượng trống đồng và gà trống đã mất đi
cái nghĩa biểu vật mà thay vào đó là lớp nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng. Như vậy,
biểu tượng là những sự vật, hình ảnh, hiện tượng,... có giá trị biểu trưng. Nghĩa là
lấy một sự vật hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một
cái gì đó mang tính trừu tượng. Khi một sự vật hiện tượng có giá trị biểu trưng thì
nó sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững. Chẳng hạn,
“rồng” là biểu tượng văn hoá của các nước châu Á; “màu trắng” biểu trưng cho lòng
thanh sạch, trinh khiết ở một số nước châu Âu… Sự liên tưởng như thế lại không
xảy ra trong tư duy của những quốc gia khác. Đối với văn hoá Âu châu, “rồng”
không phải là con vật thiêng, mà chỉ là con quỷ dữ luôn gây hại cho loài người

8
trong các truyện cổ tích; “màu trắng”, trái lại, trong văn hoá Á Đông, nó lại liên
tưởng đến sự tang tóc, chết chóc. Rõ ràng, biểu tượng là tấm gương phản chiếu văn
hoá dân tộc, và dĩ nhiên nó là thành tố không thể thiếu cấu thành bản sắc văn hoá
dân tộc. Nhưng theo Jean Chevalier “biểu tượng không được nhận thức theo tư duy
khoa học mà thường qua kênh tư duy khác, “tư duy biểu tượng”. Nghĩa là, nghĩa
biểu tượng, nghĩa biểu trưng không tồn tại trong văn bản, mà nằm ở liên văn bản,
ngoài văn bản, được lí giải, được liên hệ với những đặc tính văn hoá và lịch sử của
dân tộc. Hay nói cách khác, nó được phản ánh, được phóng chiếu qua văn hoá.
Từ những đặc trưng trên của biểu tượng, chúng tôi vận dụng vào việc phân
tích biểu tượng “lúa” trong tâm thức người Việt. Qua đó chỉ ra những Nn ngữ văn
hoá và lối tư duy đặc trưng của người Việt trong đời sống.
1.2. Biểu tượng lúa
Việt Nam, quốc gia có nền văn hoá bản địa Đông Nam Á, nơi đó, nhiệt đới
gió mùa, nông nghiệp lúa nước, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên,... là những đặc trưng
hình thành “văn hoá lúa nước”, “văn hoá trọng tĩnh” để khu biệt với các nền văn
hoá du mục, “văn hoá lửa”, “văn hoá trọng động” như các nước phương Tây. Sự
khu biệt này phần lớn dựa trên hệ thống biểu tượng văn hoá được xem là những
“mẫu gốc” của một nền văn hoá bản địa. Và nếu “trống đồng” được xem là biểu
tượng văn hoá của các nền văn hoá Đông Nam Á thì đi theo hệ thống biểu tượng đó,
biểu tượng “lúa” “rồng”, biểu tượng “chim lạc”,... cũng thường xuyên xuất hiện trên
các trống đồng quốc bảo của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều này lí giải
tại sao khi lúa được xem là hình ảnh biểu tượng của một nền văn hoá nông nghiệp
và được xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn Việt Nam. Biểu tượng lúa luôn là hình
ảnh gần gũi, thân thương và vô cùng ý nghĩa. “Lúa” là một phần của tâm hồn người
Việt. Bởi trong đời sống văn hoá dân gian, tục ngữ, thành ngữ thường liên tưởng
đến “lúa”, ca dao dân ca cũng xuất hiện biểu tượng “lúa” (Thân em như chẽn lúa
đòng đòng /Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai) rồi đến câu chuyện trong thần
thoại hay truyền thuyết cũng có xuất hiện hình ảnh lúa. Đối với một nền nông
nghiệp lúa nước như Việt Nam thì “lúa” là biểu tượng gần gũi quen thuộc nhất.

9
Người Việt Nam cách đây hàng vạn năm đã biết thuần dưỡng cây lúa dại
thành cây lúa nước; chuyển từ săn bắn, hái lượm sang nền văn minh nông nghiệp
trồng trọt và chăn nuôi. Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa
nước. Truyện cổ dân gian Cây lúa của dân tộc Kinh, truyện Bó khâu quang của dân
tộc Tày đều có nội dung giống nhau, nói về quá trình thuần dưỡng cây lúa. Một cô
bé đi cắt lúa, gặt xong khóm này, tiến lên gặt khóm khác thì gốc lúa ở khóm gặt rồi
lại nảy sinh ra khóm mới. Gặt mãi không xong, cô ngồi khóc và cầu cứu đến Bụt.
Bụt hiện lên và bày cho cách làm lúa đã gặt xong không trổ bông nữa. Đó là quá
trình chọn lọc nhân tạo và trồng tỉa của con người qua nhiều năm.
Đối với cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, cây lúa là tất cả cuộc sống của họ.
Thần Lúa vì vậy là vị thần thiêng liêng nhất. Người dân Đông Nam Á có niềm tin
mãnh liệt vào hồn lúa. Họ cho rằng nếu hồn lúa bay đi thì sẽ mất mùa. Trong con
mắt người dân Đông Nam Á, hồn lúa rất đẹp. Với người Malaysia, hồn lúa được gọi
âu yếm là “chú bé chín tháng”, “công chúa mặt trời” hoặc “công chúa pha lê”.
Người ta luôn cầu khấn để hồn lúa ở lại với cây lúa, ở lại với xóm làng của họ. Còn
ở Java (Indonesia) thì cây lúa được coi là hiện thân của nữ thần Dewi Sri, do đó nó
thuộc đẳng cấp cao hơn hẳn các cây lương thực khác. Ở Thái Lan, thần Lúa được
rước vào các nhà kho và giữ “ngài” ở đó cho đến tận mùa sau.
Thần thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh là thiên anh hùng ca của dân tộc ngợi ca tổ
tiên ta đã thắng lũ lụt, giành lấy những vùng đất màu mỡ ven sông để trồng lúa.
Người Việt cổ sùng bái tự nhiên: trời, đất, thần mưa, thần sấm, thần gió... Họ cũng
sùng bái cây lúa. Nhiều dân tộc miền núi có tập quán thờ ông bà Lúa, như dân tộc Kà
Tu ở Thừa Thiên - Huế dành chỗ đẹp nhất trong bếp làm nơi thờ lúa. Một số đồng
bào Tây Nguyên khi phát nương làm rẫy cũng tuân thủ nhiều điều kiêng kỵ. Già làng
làm lễ cúng Giàng rồi mới ra chỉ nương cho phát. Nếu thấy hiện tượng dây leo không
bình thường là điềm “Ông Lúa, bà Lúa không cho ăn nên tìm nương khác”.
Có những tín ngưỡng liên quan đến cây lúa. Người ta thờ thần lúa, gọi vía
lúa, rước mạ, rước lúa. Người Khơme kể rằng, xưa kia khi lúa chín thóc bay về kho,
người không mất công gặt nữa. Nhưng một ngày kia, có hai vợ chồng sống cạnh

10
kho thóc, cãi nhau gây ra tiếng ồn khó chịu, làm phiền thần Lúa. Thần Lúa bỏ đi.
Phải nhiều lần mời mọc khó khăn thần Lúa mới chịu về. Nhưng trong thời gian đó,
nạn đói xảy ra ở vùng ấy. Và từ đó về sau, người phải mất công gặt hái mang về.
Có nhiều lễ “Rước mẹ Lúa xuống đồng” ở các dân tộc. Khấn vái buổi lễ này,
chủ tế đọc bài khấn sau:
Cầu cho cây mạ làng ta tốt như dâu
Lúa tốt bằng đầu
Bông cái bằng bông lau
Bông con bằng bông sậy
Tiếng đồn đã dậy
Hỏi: lúa làng nào?
Thì nói: lúa làng ta nhé.
Lại có những lời cầu nguyện vừa thiêng liêng, vừa có thoáng chút nụ cười:
Hú ông Lúa, bà Lúa
Cỏ lên cỏ úa
Lúa lên lúa xanh
Tốt hơn láng giềng
Cao lên bằng cổ
Trổ lên bằng đầu
Bông như đuôi trâu
Bông như đuôi nghé
Bông nào be bé
Thì bằng đuôi voi
Bông nào loi thoi
Cũng bằng đuôi ngựa
Hạt nào rụng rựa
Cũng bằng bình vôi.
Ba con gà lôi
Không khiêng nổi một hạt thóc.

11
Tín ngưỡng cây lúa còn thấy ở lễ hội đền Hùng, ở dấu tích trên trống đồng,
trong dân gian và cả trong triều đình, được xem như công việc của Nhà Nước. Theo
sử cũ thì hằng năm, vào ngày mùng bốn tháng Giêng âm lịch, sau khi tế thần Tiên
Nông, nhà vua đích thân cày một luống cày trên ruộng tịch điền. Lê Đại Hành là ông
vua đầu tiên tổ chức lễ cày ruộng tịch điền. Lễ này, sau một thời gian dài bị mai một
đã được khôi phục.
Một sứ thần Pháp ở triều đình An Nam (Huế) đã mô tả lại lễ tịch điền ở Huế
như sau: Hoàng đế với cả triều đình đi cày ruộng tịch điền một cách long trọng. Cày
được sơn son thếp vàng, do một con bò được phủ vải vàng kéo. Trước ông vua, hai
quan đại thần dắt bò trong áo đại lễ thêu kim tuyến và đội mũ cánh chuồn. Ngày ấy,
những người An Nam ở gần đó đều đến dự lễ và rất lấy làm phấn khởi.
Chúng ta đã biết đến chuyện Lang Liêu dâng bánh chưng bánh giầy lên vua
cha, bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Đó là sản phNm của lúa nếp. Chúng ta còn nghe đến
cốm làng Vòng (Hà Nội) nổi tiếng. Cốm Vòng có màu xanh, thơm dẻo. Khi giã
cốm, người ta giã kèm một ít lá mạ để nhuốm màu xanh. Và lúa nếp phải được gặt
đúng lúc để cốm không khô. Cốm là món quà quí để những chàng trai chưa vợ
mang đi chạm ngõ, ăn hỏi... với ý nghĩa “hồng cốm tốt đôi”.
Chúng ta lại nhớ đến hương lúa trong cưới xin:
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm
Văn minh lúa nước cũng tạo nên một nền văn học dân gian phát triển. Đây là
câu đối đáp của trai gái làng:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Cô gái đã trả lời:
Ánh trăng em chả thiếu gì
Anh có thóc giống em thì đổi cho.
Cũng từ cây lúa, chàng trai “phàn nàn” về mối tình không được đáp lại:
Ngày đi lúa chửa chia vè

12
Ngày về, lúa đã đỏ hoe đầy đồng
Ngày đi em chửa có chồng
Ngày về, em đã con bồng con mang.
Lại có chàng trai đi sát chủ đề không chút do dự:
Nồi cơm kẽo với nồi canh
Quả bí trên giàn kẽo với tôm he
Kẹo lạc kẽo với nước chè
Cô em cò kè kẽo với anh đây.
Cây lúa và những chế phNm từ lúa (thóc, xôi, cơm, bánh…) có mặt ở khắp
nơi trong đời sống thực tại và được phản ánh trong những sáng tác nghệ thuật ngôn
từ dân gian, với những nét nghĩa biểu đạt khác nhau.
Tiểu kết: Với việc xác định nội hàm khái niệm “biểu tượng”, chúng tôi tiến
hành tìm hiểu biểu tượng lúa trong văn hóa, văn học dân gian Việt Nam. Bước đầu
khảo sát, có thể thấy, từ một loại cây lương thực có tác dụng nuôi sống con người,
cây lúa đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Cây lúa
với những thuộc tính cơ bản của nó, tượng trưng cho hồn cốt con người Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên, người ta thấy biểu tượng này hiện diện một cách đa dạng
trong đời sống văn hóa, văn học của người Việt Nam từ xưa đến nay.

13
Chương 2
BIỂU TƯỢNG LÚA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng
10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt
đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công
cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo
điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa
Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình… Cũng có những ý kiến cho rằng,
chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối
sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn
hóa làng xã. Nền văn minh lúa nước cũng ảnh hưởng rất sâu sắc đến tín ngưỡng,
phong tục tập quán và nghệ thuật tạo hình của các nước nông nghiệp Đông Nam Á
nói chung và Việt Nam nói riêng.
2.1. Biểu tượng lúa trong tín ngưỡng dân gian
Cây lúa trong đời sống tâm linh của người Việt Nam có một ý nghĩa vô cùng
đặc biệt. Lòng tôn sùng của con người đối với tự nhiên, đối với cây lúa, một loại
cây lương thực quan trọng đã hình thành nên tín ngưỡng thờ lúa, thờ hồn lúa.
Là cư dân của những quốc gia nông nghiệp, người Đông Nam Á mang đậm
nét văn hóa nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa, họ đã có quan niệm: mọi vật bao giờ
cũng có hai phần, phần xác và phần hồn. Mỗi cây lúa cũng vậy, đều có hồn lúa trú
ngụ. Hồn sẽ mang lại sinh khí, giúp cho cây lúa tươi tốt, đâm bông, trổ hạt. Giống
như con người, cây lúa sẽ chết nếu phần hồn rời bỏ nó. Và theo đó, nghi lễ giữ hồn
cho cây lúa đã xuất hiện rất tự nhiên như bao tín ngưỡng khác của cư dân nông
nghiệp nơi đây. Mỗi nơi, cách gọi về hồn lúa có thể khác nhau như: thần lúa, nữ
thần lúa, mẹ lúa, hoặc công chúa mặt trời… nhưng đều thể hiện lòng tôn trọng của
con người đối với vai trò và vị thế của người phụ nữ.
Là tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng giữ hồn cây lúa cũng có rất nhiều truyền
thuyết giải thích về sự ra đời của nó. Nói về khái niệm hồn ta có: “Từ hồn gợi ý

14
niệm về một quyền năng vô hình: một bản thể khác biệt, phần riêng trong một sinh
thể, hoặc đơn thuần về một hiện tượng sống: vật chất hay phi vật chất; phải chết hay
bất tử; một bản nguyên của sự sống, của tổ chức, của hành động; ngoại trừ những
biểu hiện thoáng qua, bao giờ cũng vô hình và chỉ tự biểu lộ qua hành vi. Nhờ khả
năng huyền bí của mình, nó gợi ý tưởng về một sức mạnh siêu nhiên, về thần linh,
về một trung tâm năng lượng” [28,tr.448]. Các dân tộc trồng lúa, theo tín ngưỡng
vật linh, quan niệm rằng lúa cũng có hồn. Hồn lúa giữ sinh mệnh của lúa; chi phối
của cây lúa và cả mùa trồng trọt. Sau mỗi vụ thu hoạch, khi đã phơi khô thóc rồi,
người ta chuyển toàn bộ vào kho, làm lễ “đóng kho” với nội dung tạ ơn và cầu hồn
lúa giữ gìn tốt kho lúa. Đến mùa sản xuất, thầy cúng làm lễ “mở kho” đánh thức
hồn lúa dậy, mang lúa giống đi gieo trồng. Vì vậy hồn lúa cũng được gọi là mẹ lúa.
Các lễ nghi nông nghiệp hay tín ngưỡng thờ thần nông là các hình thái tôn
giáo của công xã nông nghiệp hay công xã nông thôn. Trong công xã nông thôn có
sự quá độ lịch sử giữa hình thái xã hội không có giai cấp và xã hội có giai cấp. Do
vậy, trong cơ cấu kinh tế của công xã nông thôn có tính chất hai mặt đặc biệt – sự kết
hợp giữa quyền sở hữu tập thể và cá thể. Ở hình thức nguyên thủy của công xã nông
thôn, tính cộng đồng tập thể biểu hiện rất rõ nét. Nó nảy sinh từ cơ sở sản xuất của
công xã, từ kinh tế nông nghiệp với kỹ thuật thô sơ và sự phát triển thấp của sức sản
xuất. Do đó mà có sự hạn chế quan hệ của con người trong quá trình sản xuất vật
chất, có nghĩa hạn chế tất cả các mối quan hệ của người với người và giữa người với
tự nhiên. Hạn chế đó được phản ánh vào các hình thức của lễ nghi nông nghiệp gắn
liền với việc thờ thần nông. Nguồn gốc của các lễ nghi nông nghiệp chính là ở sự bất
lực của người làm nông nguyên thủy trước thiên nhiên. Các cây trồng không phải bao
giờ cũng thu được kết quả như ý muốn: mùa màng bị phụ thuộc vào những điều kiện
mà người làm nông không thể khắc phục được. Con người phải viện đến sự phù hộ,
giúp đỡ của các lực lượng siêu nhiên. Từ đó ra đời các nghi lễ ma thuật…
Việc tạo ra các hình ảnh vật linh – sự nhân cách hóa cây cối, đất đai và sự
phì nhiêu là những hiện tượng phổ biến, mà điển hình là “tín ngưỡng lúa”, tín
ngưỡng hồn lúa, tín ngưỡng “Mẹ lúa”. Những người nông dân canh tác lúa đối xử

15
với cây lúa như là đối xử với một linh vật. Trước khi cấy lúa họ làm lễ cầu được
mùa, khi thu hoạch họ cũng phải tiến hành các nghi lễ nhất định. Ví như trước khi
gieo lúa họ chọn lấy những hạt giống tốt nhất – được để dành từ vụ mùa trước, trịnh
trọng đem trồng ở thửa ruộng tốt nhất; những hạt thóc này sẽ là “mẹ lúa” mà người
ta cầu nguyện. Khi gặt lúa họ lại chọn những bông to nhất đã nhắm trước để gặt, đó
cũng là hiện tượng “mẹ lúa”. Và hiện tượng “mẹ lúa” sau này được chuyển sang
người đàn bà chủ nhà của mỗi gia đình bằng tập tục trước khi gieo trồng hay gặt hái
bà chủ là người gieo các hạt giống hay cấy những cây mạ đầu tiên, và cũng là người
gặt những bông lúa đầu tiên. Các hội hè, tế lễ, các hội làng, hội xuân gắn với hoạt
đồng nông nghiệp thường tiến hành vào những ngày quan trọng trong nông lịch:
ngày đầu vụ, ngày nghe tiếng sấm đầu tiên, ngày bắt đầu của mùa mưa, ngày đuổi
súc vật ra đồng cỏ,… Còn sự sùng bái các thần có liên quan đến nghề nông gồm có:
thần núi rừng, thần sinh sản, thần sấm, thần thổ địa, thần cỏ cây, những địa điểm
thiêng,…
Đối với các dân tộc làm nương rẫy, lễ nghi nông nghiệp giữ vai trò quan trọng
hàng đầu trong đời sống tín ngưỡng. Lúa là cây lương thực chính và quan trọng bậc
nhất trong các các loại cây lương thực. Lúa được coi là linh hồn trong lao động sản
xuất và sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt. Có thể nói chính nghề nông trồng
lúa nước đã nảy sinh ra hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Việt Nam, trong đó có lễ hội
giữ hồn lúa. Tín ngưỡng hồn lúa rất phổ biến ở một số dân tộc thiểu số Việt Nam như
người Nam Đảo và Môn – Khơ Me ở Trường Sơn – Tây Nguyên, người La Chí ở Hà
Giang, Lào Cai; người Ê – Đê, người Dao Đỏ,… và ở mỗi nơi tín ngưỡng thờ hồn lúa
mang đặc trưng và những nét đẹp văn hóa khác nhau.
2.1.1. Tín ngưỡng hồn lúa trong khu vực văn hóa Đông Nam Á
Với quan niệm: mọi vật được tạo nên bởi hai phần (phần vỏ và phần hồn), cư
dân ở vùng Đông Nam Á luôn cho rằng trong mỗi cây lúa đều có hồn lúa trú ngụ ở
trong đó. Hồn làm cây lúa tốt tươi, đâm bông trổ hạt. Hồn chính là sự sống của lúa.
Cây lúa sẽ chết nếu hồn rời khỏi nó. Tín ngưỡng hồn lúa được phản ánh trong nhiều
huyền thoại, thần thoại, truyện cổ tích,… rất phổ biến trên toàn khu vực Đông Nam

16
Á. Nhưng chỉ ở các lễ hội nông nghiệp chúng mới được thực hành. Việc thực hành
tín ngưỡng hồn lúa thông qua các lễ hội nông nghiệp diễn ra vào đầu mùa gặt hoặc
đầu mùa gieo hạt, thời điểm mà theo quan niệm của các cư dân ở đây, hồn lúa rất dễ
bay đi do phải thay đổi chỗ ở. Đây cũng là lúc người nông dân nhàn rỗi nên có điều
kiện tổ chức lễ hội, mặt khác đó cũng là những lúc cần “xả hơi” sau một thời gian
lao động vất vả.
Những lễ hội gắn với cây lúa và vòng đời của cây lúa hay qui trình trồng cây
lúa thể hiện ở ba giai đoạn chính: giai đoạn xuống đồng, giai đoạn lúa chửa và giai
đoạn thu hoạch. Đây chính là một trong những nét tương đồng của các lễ hội trong
vùng: lịch lễ hội phụ thuộc vào lịch nông nghiệp, tức phụ thuộc vào vòng đời của
cây lúa. Vào mùa gặt, để giữ hồn cho cây lúa, các cư dân Đông Nam Á thường tiến
hành những nghi lễ đón hồn lúa trên các thửa ruộng thiêng. Ruộng thiêng là thửa
ruộng được gieo trồng đầu tiên và được gặt sau cùng. Đây là nơi mà trong lúc gặt,
người nông dân đã cNn thận dồn tất cả các hồn lúa vào đó. Để hồn lúa có chỗ “tạm
trú”, tránh những ám hại của ma quỷ. Mặt khác để tỏ lòng kính trọng hồn lúa, trên
các thửa ruộng thiêng, người nông dân dựng những chiếc lều nhỏ bằng tre có dán
giấy trang kim rất đẹp. Sau những nghi lễ cầu khấn để mời hồn lúa ở lại với cây lúa,
ở lại với cộng đồng, những nhánh lúa đầu tiên trên thửa ruộng thiêng được nhẹ
nhàng cắt bằng những chiếc liềm rất nhỏ (chỉ bằng lòng bàn tay người). Việc làm
này hàm ý bày tỏ sự trân trọng của người nông dân với hồn lúa – sự sống của họ.
Theo họ, chỉ cần một sơ ý nhỏ làm tổn thương đến hồn lúa thì hồn lúa sẽ phật
ý bay đi, và năm sau họ sẽ bị mất mùa. Hồn của vạn vật là cái gì đó rất mơ hồ. Hình
dạng hồn của mỗi vật được nhận thức một cách khác nhau do hoàn cảnh sống, do
cảm nhận của giác quan. Với người dân nông nghiệp Đông Nam Á, hồn lúa mang
hình ảnh của người phụ nữ. Có nhiều cách lý giải về điều này. Có ý kiến cho rằng,
kinh tế cơ bản của cư dân nơi đây là trồng trọt, người phụ nữ đã đóng vai trò quan
trọng ở buổi ban đầu trong cuộc sống hái lượm và trồng trọt. Với công việc đó,
người phụ nữ đảm nhận vai trò to lớn, được trân trọng với sự hình thành chế độ mẫu
hệ. Có lẽ thế nên hồn lúa, sinh khí sự sống của cây lúa, đã hóa thân vào họ. Tuy

17
nhiên, nhiều nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á lại có kiến giải khác: chức năng
người phụ nữ là sinh sản, duy trì nòi giống. Điều đó cũng có ở cây lúa. Và như thế,
người phụ nữ chính là biểu tượng thiêng liêng của hồn lúa… Hay nói một cách
khác, tục thờ nữ thần có nguồn gốc sâu xa trong đời sống kinh tế và xã hội. Nền
kinh tế của người Việt và người Đông Nam Á cổ là kinh tế nông nghiệp với phương
thức chính là trồng lúa nước. Từ đời sống đó hình thành những tín ngưỡng và lễ
thức liên quan đến Đất, Nước và cây Lúa... Những yếu tố này được người xưa coi
như thần linh. Do ảnh hưởng quan niệm triết lý Âm - Dương, việc tôn thờ thần Đất,
Nước, Lúa... đều đồng nhất với yếu tố Âm và được nhân hóa thành nữ thần. Vì gắn
với thuộc tính sinh sản ra thóc gạo để nuôi sống, bảo toàn nòi giống, sáng tạo, bảo
trợ và che chở cho sự sống của con người (như: trời, đất, sông nước, rừng núi...) cho
nên các vị thần ấy mang tư cách Mẹ.
Ở Malaysia và Singapor, hồn lúa được gọi là công chúa mặt trời. Sau các
nghi lễ long trọng ở ngoài đồng, công chúa mặt trời được rước về nhà trong một
khung cảnh lộng lẫy. Trong lễ hội này, người ta tuyển chọn một cô gái đẹp, cho mặc
xiêm y màu vàng (biểu tượng cho hạt lúa chín), bố trí ngồi trên chiếc xe dán giấy
trang kim sặc sỡ, xung quanh cô là rất nhiều bó lúa được xếp như là những đóa hoa.
Chiếc xe chở cô gái, biểu tượng của công chúa mặt trời, được đi đầu đoàn xe chở
lúa. Trên tay cô gái là một bó lúa được gặt từ thửa ruộng thiêng. Khi về đến sân
đập, cô gái sẽ chia bó lúa (thường là bảy nhánh) cho các bà mẹ trong làng. Những
người phụ nữ này mang các nhánh lúa được chia, bọc trong một chiếc khăn sạch và
bỏ vào giỏ riêng. Giỏ được coi như một chiếc nôi để hồn lúa nằm. Sau đó, họ cNn
thận đặt chiếc giỏ ấy vào kho thóc của gia đình.
Tại Thái Lan, vào khoảng tháng chín âm lịch, khi mà cây lúa bắt đầu ngậm
đòng kết hạt, người Thái bắt đầu chọn ngày làm lễ cầu nữ thần lúa. Lễ hội diễn ra
rất tưng bừng, náo nhiệt, được tổ chức khá công phu ở ngoài đồng. Người ta lấy
rơm, kết lại thành hình một người phụ nữ rồi đặt ở ngoài đồng cùng lụa là, các lễ
vật khác: bánh chuối, trứng và một nắm cơm; còn có thêm cả phấn, nước hoa và
lược. Họ quan niệm, nữ thần lúa cần trang điểm, chải chuốt bộ tóc mượt mà. Cũng

18
có nơi, họ mặc thêm bộ quần áo mới may cho người rơm. Họ cầu mong nữ thần lúa
sinh sản nhiều lúa, sao cho thóc đầy vựa, cơm đầy nồi.
Tín ngưỡng hồn lúa chính là tín ngưỡng cội nguồn của các tín ngưỡng nói
chung và của các lễ hội cổ truyền nói riêng. Đó đồng thời cũng là cội nguồn tạo ra
những sắc thái tương đồng cho các lễ hội cổ truyện trong toàn vùng Đông Nam Á
nói chung và trong vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên nói riêng. Có thể liệt
kê một số tín ngưỡng liên quan như: tín ngưỡng thờ nước, tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng thờ thần mặt trời, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
2.1.2. Tín ngưỡng hồn lúa trong đời sống văn hóa các dân tộc Việt Nam
Nằm trong cái nôi văn hóa Đông Nam Á, đương nhiên Việt Nam có nhiều
điểm tương đồng về tín ngưỡng hồn lúa, đặc biệt là ở các dân tộc ở Trường Sơn -
Tây Nguyên, khi mà nếp sống nương rẫy, nếp sống chủ đạo, bao trùm lên toàn bộ
các tộc người trong vùng. Về kinh tế, đó là truyền thống canh tác nương rẫy trên
vùng đất khô của sơn nguyên, một phương thức canh tác bắt con người hoàn toàn
phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên, thích ứng nhạy bén với những thay đổi điều kiện
tự nhiên và khí hậu. Kinh tế nương rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp, đời sống con
người thường thiếu thốn và bấp bênh. Nếp sống nương rẫy khiến con người gắn bó
với môi trường rừng núi, nơi sinh tồn của mỗi con người, mỗi làng buôn, tác động
đến đời sống vật chất, cũng như thế giới tinh thần của con người. Có thể nói toàn bộ
đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của các dân tộc Trường Sơn - Tây
Nguyên, từ tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, nghi lễ, đời sống tình cảm của con người
đều gắn bó với rừng núi và nương rẫy, khiến ta có thể nói rằng văn hóa của đồng
bào là văn hóa rừng, văn hóa nương rẫy. Thay đổi nếp sống nương rẫy là thay đổi
tận gốc đời sống của con người nơi đây.
Tín ngưỡng hồn lúa chính là tín ngưỡng cội nguồn của các tín ngưỡng nói
chung và của các lễ hội cổ truyền nói riêng. Đó đồng thời cũng là cội nguồn tạo ra
những sắc thái tương đồng cho các lễ hội cổ truyền trong toàn vùng. Các giá trị văn
hóa - văn nghệ cổ truyền các tộc người Trường Sơn - Tây thể hiện những nguyện
vọng, mong ước của con người trong cơ cấu xã hội công xã nông thôn với nhiều tàn
dư của chế độ công xã thị tộc nguyên thủy. Việc độc canh cây lúa bằng một trình độ

19
canh tác nương rẫy rất thấp dẫn đến vai trò độc tôn của hạt lúa đã được huyền thoại
hóa. Để có được hạt lúa, con người sùng bái các lực lượng thiên nhiên liên quan đến
mưa, được biểu tượng hóa thành các vị thần có hình hài khác nhau. Chẳng hạn
người Ba Na T’Lô ở An Khê biết thờ thần Sấm (Book Glaih), thần Gió (Zạ Kial),
thần Trống sấm (Boh Sơgơr). Họ cũng tin rằng cơn mưa đầu mùa là nước mắt tổ
tiên (Mi dak măt Atau) với lời giải thích rằng ở Trường Sơn - Tây Nguyên mùa khô
là mùa nghỉ ngơi, khi mưa xuống mới làm rẫy, tổ tiên sợ con cháu mải vui chơi nên
khóc làm mưa nước mắt để nhắc mùa làm ăn đã đến.
Còn về sự sùng bái hồn lúa, tinh lúa trong văn hóa các tộc người Trường Sơn
- Tây Nguyên, thường rất phổ biến là câu chuyện truyền thuyết về một thời xa xưa,
khi hạt lúa còn to bằng quả bưởi đến mùa lúa chín chúng tự lăn về nhà. Sau, do lỗi
con người, hạt lúa mới nhỏ như ngày nay, nó “giận” con người nên không tự lăn về
nhà nữa, con người phải đi tuốt lúa đem về. Người Ba Na còn tin rằng hồn lúa nằm
trong thân lúa nên họ thu hoạch bằng tuốt lúa chứ không dùng liềm gặt vì như vậy
sẽ cắt ngang thân hồn lúa và hồn lúa sẽ chết. Do tin có hồn lúa (Zang Sri) nên ngoài
lễ cơm mới, người Ba Na còn làm lễ đóng cửa kho lúa (Teng Ămăng) để mời hồn
lúa về ngủ đông với lúa trong kho chờ mùa sau. Lại do dùng ống tre nứa đựng hạt
giống nên trong ống cũng có hồn lúa vì thế, trong nguyên gốc, nhạc cụ Kloong
Pút chỉ được đánh ngoài rẫy khi trỉa hạt để mời hồn lúa ra rẫy cùng với hạt lúa, lần
thứ hai đánh khi đóng cửa kho lúa để mời hồn lúa vào kho.
Cũng cần phải nói đến một lễ được làm trước mùa gặt, đó là lễ ăn cốm mà ý
nghĩa nguyên thủy là ăn sữa của mẹ Lúa, người Ba Na gọi là Xa mơk, tổ chức với
quy mô lớn không kém gì lễ cơm mới… Vì lúa và các loại ngũ cốc là nhu cầu lương
thực thiết yếu hàng ngày của các tộc người Trường Sơn - Tây Nguyên cho nên việc
thiêng hóa những đối tượng sản phNm từ tự nhiên do con người hái lượm được, sản
xuất được là điều luôn được cộng đồng quan tâm nâng lên hàng thần thánh, chi phối
cuộc sống thường ngày của cộng đồng. Ví như, người Ê Đê có các thần linh liên
quan đến cây lúa và các loại ngũ cốc như: thần bảo vệ nương lúa Aê Mghăn, hai vợ
chồng thần Mlik Leik và Hbia Bao giúp trồng kê đỏ, thần mưa Aê Yut giúp cho
nương rẫy tốt tươi và đảm bảo cho đời sống con người,… Người dân Trường Sơn -

20
Tây Nguyên có thói quen cầu xin, van vái thần linh giúp đỡ trong làm ăn, hôn nhân
với những sự hứa hẹn về lễ vật trả ơn nếu được toại nguyện. Dĩ nhiên, họ cũng tin
rằng, những điều không may mắn xảy ra như dịch bệnh chết chóc, mất mùa đói
kém, gia cảnh sa sút… nhiều khi là do sự trừng phạt của thần linh vì sự thất hứa nào
đó của con người trong việc dâng biếu lễ vật. Tuy phải luôn kính trọng và cầu mong
được thần linh che chở, giúp đỡ, song cũng có lúc con người tỏ ra bất bình với thần
linh, nếu đã cầu xin mà không có kết quả. Thậm chí họ còn có hình thức đánh lừa
và trêu chọc, làm cho thần tức giận mà giáng họa vào vật vô tri, còn mình né tránh
nên không gặp điều xúi quNy, hoặc làm thần linh tức giận mà mưa xuống, v.v.
Ở một phương diện khác, do mưu sinh luôn bấp bênh, các tộc người Trường
Sơn - Tây Nguyên, cậy nhờ vào các hành động ma thuật. Bronislaw Malinowski
cho rằng: “Ma thuật được sử dụng trong hoạt động mưu sinh khi kết quả đạt được là
bấp bênh có may có rủi, có khó khăn và có thuận lợi, có thành công và có thất bại,
có vui mừng và có sợ hãi, có hi vọng và có thất vọng. Và như vậy khi hoạt động
kiếm sống trong điều kiện được bảo đảm, tổ chức lao động hợp lý, kết quả đạt được
là chắc chắn thì khi đó không cần đến ma thuật” [2; tr.4]. Nghề trồng trọt của con
người vốn bắt nguồn từ hoạt động hái lượm, thừa hưởng của cải sẵn có trong tự
nhiên. Hái lượm trong xã hội nguyên thủy là công việc của nữ giới, trong khi săn
bắn là hoạt động của nam giới. Vì hái lượm theo phân công lao động tự nhiên nằm
trong tay phụ nữ, nên nghề trồng trọt sơ khai là sáng tạo của nữ giới. Vì vậy có thể
nói ma thuật trồng trọt gắn trước hết và chặt chẽ với nữ giới. Dưới xã hội nguyên
thủy nghề trồng trọt sơ khai mang lại kết quả bấp bênh nên người ta phải cần đến sự
hỗ trợ của sức mạnh siêu nhiên, tác động đến cây trồng, cho thật nhiều của cải để
nuôi sống con người. Nghề trồng trọt nguyên thủy là nghề trồng trọt bằng tay, ở các
miền nhiệt đới, loại hình kinh tế là nương rẫy. Ma thuật trồng trọt hiện diện ở tất cả
các khâu của quá trình làm rẫy, từ khâu tìm và chuNn bị đất canh tác, gieo hạt, bảo
vệ hoa màu, thu hoạch và ăn cơm mới [2;tr.4].
Trong trồng trọt yếu tố cần hàng đầu là nước. Nếu hạn hán, mùa màng thất
bát, có khi mất sạch. Cho nên ma thuật cầu mưa phổ biến rộng rãi trên khắp các lục

21
địa. Ma thuật bắt chước trong cầu mưa được nhiều dân tộc áp dụng. Ví như nếu trời
không mưa, người Ba Na xưa lấy nồi đất ở nhà mồ ném xuống nước; nếu vẫn không
mưa, họ lấy các cây trong cột nêu (gơl) đập xuống nước hay lấy một con cá nhỏ
nhét vào miệng con cá lớn hoặc buộc một con thạch sùng vào đuôi con cá rồi vứt
xuống nước. Hoặc ở tộc người Khơ Mú, cách cầu mưa không chỉ là các hình thức
ma thuật bắt chước diễn lại hiện tượng mưa rơi (vẫy nước, tuốt lá bắt chước tiếng
mưa rơi) mà còn là làm các điều “xúi quNy” để chọc tức trời hay ma hạn hán (tức)
bực mình đổ nước xuống. Tìm hiểu ma thuật trồng trọt ta thấy nổi bật và rất độc đáo
là sự gắn bó với tập tục thờ sinh thực khí của cư dân nông nghiệp.
Ở một số dân tộc, đồng bào tin rằng lúa muốn được sinh sôi nảy nở phải
được tiếp sức bằng tinh linh của hoa màu đã có mặt trên nương rẫy trước lúa như
khoai sọ hoặc bầu bí. Người ta quan niệm khoai sọ là bạn tình hay nhân ngãi của
lúa. Lúa là yếu tố cái, khoai sọ là yếu tố đực. Theo tập quán, bao giờ người ta cũng
trồng vài khóm khoai sọ ở nương lúa. Khi rước hồn lúa về bao giờ cũng phải cúng
rước khoai sọ, bí. Trong lễ hoa màu, người Khơ Mú bôi bí, bầu, khoai sọ vào người
nhau, lấy xôi ném vào nhau, ngụ ý muốn bầu, bí, khoai sọ gắn kết với lúa, và tinh
linh của khoai sọ, bầu bí làm tăng thêm tinh lực cho lúa, làm cho mùa màng bội thu.
Việc thờ hồn lúa thể hiện sâu sắc ma thuật trồng trọt. Người dân rất coi trọng việc
bảo vệ hồn lúa, chống lại các loại tà ma. Vai trò của nữ giới trong việc phát minh
nghề trồng trọt nguyên thủy được thể hiện qua nhận thức của nhân dân về hồn lúa
nhập vào bà chủ của gia đình, trở thành mẹ lúa. Mẹ lúa tượng trưng cho hồn lúa chủ
trì việc gieo hạt cũng như gặt lúa. Trong quá trình làm mẹ lúa, bà chủ phải câm như
thóc và tuân thủ một số kiêng kỵ nhất định. Ai xúc phạm đến mẹ lúa, sinh thực khí
của mình sẽ bị đau đớn. Đồng bào tin rằng trước khi ăn cơm mới, nếu cho thóc hoặc
người lạ cùng ăn, hồn lúa sẽ đi mất [2;tr.6-7].
Ngoài một số dân tộc tiêu biểu ở vùng Trường Sơn Tây Nguyên thì ở hầu hết
các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam cũng có tín ngưỡng hồn lúa như người La Chí
ở Hà Giang. Theo tập quán canh tác của người La Chí, sau khi gia đình làm đất
xong, trước khi cấy, gia đình phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập vào hạt giống,

22
giúp cho cây trồng phát triển tươi tốt, gia đình có vụ mùa bội thu. Người La Chí
quan niệm rằng, sau khi mùa vụ thu hoạch xong là một khoảng thời gian dài nhàn
rỗi, hồn của cây lúa thường ngủ quên chưa tỉnh giấc hoặc "đi chơi" lang thang, do
vậy, gia đình phải nhờ thầy cúng gọi hồn lúa về thì cây lúa mới phát triển tươi tốt,
gia đình mới có mùa vụ bội thu. Hay như Người Dao đỏ quan niệm rằng cây lúa
cũng có những phần hồn và phần xác như con người. Trải qua những ngày tháng
sinh trưởng trên những thửa ruộng, đến khi về đến bồ thóc của mỗi gia đình, một
vài bộ phận của cây lúa hoặc những hạt thóc có thể bị chim chóc, chuột bọ, các loài
thú phá hoại, hoặc một vài hạt lúa bị rơi vãi trong quá trình thu hoạch nên không về
được đến nhà mà lang thang bất định trong vũ trụ bao la. Vì vậy, muốn mùa màng
tươi tốt bội thu, thì hàng năm họ phải tổ chức cúng tế để gọi những phần hồn của
cây lúa, lá lúa và hạt lúa để chúng cùng rủ nhau về với gia chủ, sinh trưởng khỏe
mạnh, chống chọi được sâu bệnh và làm nên một mùa vàng tươi tốt.
Người Xơ Đăng (Quảng Nam) họ cho rằng thần lúa đóng vai trò quan trọng
nhất trong đời sống. Họ cho rằng: Mỗi mùa rẫy, việc sản xuất thuận lợi lúa, bắp đầy
kho đều do Thần lúa ban tặng hoặc gặp phải thất thu cây lúa, cây bắp cho ít hạt là
do Thần lúa giận hờn hay trách vì dân làng có những lời xấu đối với Thần Sơri. Nên
vào mùa lúa trĩu hạt, đồng bào Xơ Đăng nơi đây có tục ăn mừng lúa mới với nghi
thức rước hồn lúa diễn ra khá long trọng.
Ngoài tín ngưỡng hồn lúa, còn có lễ cúng cơm mới. Lễ mừng lúa mới hay
còn gọi là Tết cơm mới hay Tết Hạ Nguyên là một trong những lễ hội quan trọng
nhất trong hệ thống lễ hội của Việt Nam. Đặc biệt lễ mừng lúa mới của người dân
tộc thiểu số cũng quan trọng như dịp Tết của người Kinh. Lễ cúng thường được tổ
chức sau khi kết thúc vụ mùa vào ngày mùng mười tháng mười âm lịch, với mục
đích mừng mùa màng thuận lợi và để cúng tạ các vị thần đã giúp dân làng được
mùa. Tùy theo từng dân tộc sẽ có cách tổ chức và hiến tế khác nhau. Như dân tộc
Mường, trong khi thu hoạch họ chọn ba cây lúa nương trĩu bông, hạt mNy. Họ đào
cả gốc đem về treo cạnh bếp để giữ vía lúa. Ở Gia Lai, Kon Tum, dân tộc Ba Na có
lễ hội mừng lúa mới. Lễ hội được tổ chức đầu mùa thu hoạch, cầu mong ruộng

23
nương được nhiều thóc lúa. Hay tết cơm mới của dân tộc Pa Kô ở miền tây Quảng
Trị. Sau một năm quần quật trên nương rẫy, tháng mười hai hàng năm khi những
bông lúa cuối cùng được gặt, phơi khô được tích trữ trong nhà là lúc người Pa Kô tổ
chức lễ mừng cơm mới. Tết cơm mới không theo lịch cố định, tùy theo mùa vụ mỗi
năm. Để ấn định ngày tổ chức những người đứng đầu các họ tộc trong thôn xóm
họp rồi chọn ngày đẹp nhất để làm lễ. Phong tục từ xưa đến nay, lễ mừng cơm mới
của họ chỉ được tổ chức trong buổi sáng khi khí trời được coi là thịnh vượng nhất,
cúng thần lúa, thần đất, thần nước… đã ban cho một năm mùa màng tươi tốt, gia
súc khỏe mạnh, con người sống hài hòa với nhau và với thiên nhiên. Lễ vật là lúa
mới gặt về từ rẫy được nấu thành xôi và cơm lam, cùng với thịt gà, heo, bò dê,
chuột rừng… do người dân chăn nuôi, săn bắt được trong năm. Ngoài ra, còn có
một bát nước để cầu cho năm sau mưa thuận gió hòa, đầy đủ nước cho cây trồng
sinh trưởng. Đặc biệt không thể thiếu chén rượu cần được làm từ những hạt lúa
ngon nhất từ vụ mùa vừa qua. Trong mâm lễ còn có những cành hoa tre, tượng
trưng cho bông lúa trĩu hạt, những tám thổ cNm được dệt bởi người phụ nữ tài hoa.
Trong ngày lễ nông nghiệp, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức. Trò tung
cầu, cướp cầu được tái hiện ở nhiều nơi. Quả cầu gồm hai trái: trái chiêm và trái
mùa to bằng sọ dừa, làm bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng. Người ta tin rằng quả
cầu tung lên mà lọt vào hố phía tây (lúa mùa) thì năm ấy được mùa lúa tháng chín,
còn lọt vào hố phía đông (lúa chiêm) thì được mùa lúa tháng năm. Trò đúc tượng
thấy ở nhiều nơi, trong đó tiêu biểu ở làng Phù Diễn, Tam Nông, Phú Thọ. Ngày
hội, một số trai tráng khỏe mạnh, cởi trần, đóng khố, trát bùn lên người rồi được
đón về ngồi giữa sân đình. Mỗi người được choàng một mảnh chiếu và đặt lên đầu
một bó mạ. Những người được đóng vai trong các nghề khác nhau cầm dụng cụ
biểu diễn nghề nghiệp của mình. Cây lúa khổng lồ được tạo nên bởi bó mạ thực,
cùng sinh lực và ý chí con người (đóng thành tượng). Biểu tượng về vị phúc thần
ấy, theo các nhà nghiên cứu văn hóa, vừa trở nên cụ thể (gần hiện thực cuộc sống)
nhưng lại mang ý nghĩa tượng trưng cầu phúc thần mùa màng…

24
Bên cạnh những tín ngưỡng lễ nghi, trò chơi nông nghiệp cầu cho mùa màng
bội thu thì lúa gạo trong văn hóa tín ngưỡng Nm thực của người Việt cũng rất đa
dạng, đặc sắc. Tiêu biểu nhất trong dịp lễ tết Nguyên Đán, có bánh chưng bánh giầy
nguyên liệu chính được làm từ gạo là hai thứ bánh không thể thiếu. Theo dân gian,
bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho
đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương tượng
trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị. Do đó hai loại bánh này là hai
món không thể thiếu để cúng dâng lên tổ tiên vào dịp lễ tết. Ngoài bánh chưng,
bánh giầy thì vào các ngày lễ khác như ngày lễ Hàn Thực vào ngày mùng ba tháng
ba âm lịch có bánh trôi nước, được làm nguyên liệu chính từ gạo nếp. Gạo nếp được
ngâm nước rồi được mang nghiền thành bột, rồi lấy bột nặn thành những viên tròn
bên trong có nhân đường đỏ. Đây cũng là một món ăn đặc sắc, hấp dẫn được làm từ
lúa gạo. Bên cạnh đó còn có món xôi được làm từ gạo nếp, được các bà các mẹ
thường làm vào những dịp lễ tết, hôm rằm, mùng một để đem cúng dâng lên tổ tiên.
Hay bánh đúc cũng được làm từ lúa gạo để mừng lễ đầy tháng cho các em bé khi
vừa tròn một tháng tuổi,… Như vậy, văn hóa Nm thực trong nền văn minh lúa nước
luôn phong phú và đa dạng thể hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.
Có thể thấy, từ ngàn xưa, người Việt đã tôn thờ thần lúa, coi vị thần này là
linh hồn của mọi sinh hoạt trong cuộc sống. Các nhà nghiên cứu văn hóa đều thống
nhất cho rằng: vòng đời của cây lúa đã làm nảy sinh hầu hết những lễ hội nông
nghiệp của người Việt. Mỗi một dân tộc trên đất Việt đều có lễ hội thờ thần lúa với
những nét độc đáo riêng, tạo nên sự thống nhất trong tính đa sắc màu của tín
ngưỡng nông nghiệp ở Việt Nam.
2.2. Biểu tượng lúa trong nghệ thuật tạo hình dân gian
Theo góc độ văn học nghệ thuật, biểu tượng được hiểu là sự phản ánh hiện
thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những biểu tượng cụ thể
sinh động, điển hình, nhận thức bằng cảm tính. Việt Nam là một đất nước nông
nghiệp trồng lúa nước, cây lúa là cây lương thực chính của người Việt. Do đó lúa

25
rất được coi trọng, chính vì vậy trong nghệ thuật tạo hình lúa cũng được chú ý và
được thể hiện một cách tinh tế và giàu ý nghĩa.
2.2.1. Lúa trong hội họa
Nghệ thuật hội họa Việt Nam bộc lộ rõ tính linh hoạt của văn hóa nông
nghiệp. Nhờ thủ pháp biểu trưng ước lệ mà nghệ thuật hội họa Việt Nam có thể diễn
tả bất cứ cái gì từ cái nhìn xuyên vật thể đến sự tổng hợp của các góc nhìn, của
không gian và thời gian. Tiêu biểu sự đặc sắc của biểu tượng lúa trong hội họa có
bức tranh Đồng Hồ mang tên Sinh hoạt nhà nông [hình 1, Phụ lục] Là bức tranh mô
tả các công đoạn trong việc trồng cây lúa. Nghệ nhân đã mô tả rất khéo câu ca dao:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bằng một bức tranh mang tính tổng hợp: làm đất gieo mạ, nhổ mạ cấy lúa,
thu hoạch phơi phóng và xay giã nấu thành cơm. Cuối cùng là cảnh sống sung túc:
sân nhà lợn gà, có cả chuồng chim bồ câu. Trên trời cao đôi chim én đang bay lượn,
bên dưới là bà cháu quấn quýt, khung cảnh thanh bình. Bức tranh Sinh hoạt nhà
nông mở ra trước mắt chúng ta một không gian vô biên (làm đất gieo mạ, nhổ mạ
cấy lúa, gặt đập phơi phóng xay giã và trên cùng là không gian gia đình, đều là
những không gian khác nhau được đưa lên cùng mặt phẳng). Tác phNm đã đưa cả
thời gian một vụ lúa khoảng bốn tháng trời vào trong một tranh. Thời gian và không
gian được nghệ nhân đưa lên một mặt phẳng, một thế giới rộng lớn. Bên cạnh tác phNm
hội họa dân gian, trong hội họa hiện đại biểu tượng lúa cũng rất được chú ý, đặc biệt là
sau năm 1954 hiệp định Giơnevơ được kí kết. Đất nước ta bị chia cắt làm hai miền:
Miền Bắc bắt đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế
quốc Mỹ. Cùng với quân dân cả nước, các họa sĩ cũng tích cực tham gia vào mặt trận
sản xuất và chiến đấu. Tranh về cây lúa thời kì này gồm hai loại: tranh cổ động sản
xuất (áp phích) [hình 2, Phụ lục] và tranh nghệ thuật (tranh sơn mài của các họa sĩ).
Tranh cổ động, những tấm áp phích thường được in với diện tích lớn, được
thiết kế đa dạng về màu sắc, ngôn ngữ tạo hình, phong phú về hình thức bố cục và có
hình ảnh của người nông dân cầm bó lúa nặng trĩu hạt hay cảnh lao động sản xuất của

26
tích cực sản xuất lương thực. Từ đó làm thành hậu phương vững chắc để viện trợ, ủng
hộ cho tiền tuyến. Sau ngày độc lập, nội dung những tấm áp phích được chuyển thành
“lao động, sản xuất để xây dựng đất nước, đổi mới kinh tế”. Đến ngày nay, vẫn còn
những bức tranh cổ động như vậy ngoài phố xã, ở cả miền quê lẫn thành thị.
Các bức tranh nổi tiếng năm 1954 – 1975 thường sử dụng chất liệu, màu sắc phong phú như sơn
mài hay sơn dầu. Các họa sĩ như Nguyễn Văn Nghinh, Nguyễn Đức Nùng, Lưu Công Nhân, Trần Văn
CNn, Nguyễn Tiến Chung… đều khắc họa được rõ nét, sinh động cảnh lao động sản xuất của quân dân
miền Bắc. Tất cả đều làm nổi bật sự hăng hái tích cực của những người nông dân thế hệ ấy. Đặc biệt nhất
là bức tranh Chiều vàng của họa sĩ Nguyễn Văn Nghinh, vẽ ra khung cảnh của làng quê Việt vào buổi
chiều rất yên bình, với hình ảnh con trâu đang gặm cỏ xa xa là lũy tre làng xanh ngắt, có vài ba em nhỏ
chăn trâu đang trò chuyện. Nổi bật trong không gian thơ mộng đó là hình ảnh đồng lúa chín vàng với
những bông lúa trĩu hạt. Đồng lúa vàng như một điểm nhấn cho bức tranh, nó thể hiện sự ấm no hạnh
phúc. Điều này cũng cho thấy sự trân trọng đến từng tấc đất, tấc ruộng của người họa sĩ và vai trò to lớn
của cây lúa trong việc mang đến sự ấm no hạnh phúc cho người dân Việt Nam.
2.2.2. Lúa trong điêu khắc
Điêu khắc là một nghệ thuật trang trí, một loại hình của nghệ thuật tạo hình,
có khả năng biểu hiện tư tưởng, tình cảm thNm mĩ của cả một cộng đồng, dân tộc.
Bằng nghệ thuật cách điệu, tượng trưng hóa các đối tượng như tự nhiên, cây cỏ,
động vật…đã tạo thành các mô típ trang trí. Việc tìm hiểu và giải mã chúng cho
phép chúng ta tìm hiểu về tư duy, quan niệm và thNm mĩ của người xưa. Cây lúa
được thể hiện trong nghệ thuật điêu khắc của người xưa rất đa dạng và tinh tế. Tại
Việt Nam, nền văn hóa Phùng Nguyên (khoảng 3500 – 2500 năm trước Công
nguyên) đã xuất hiện công cụ trồng lúa. Đến khoảng 1200 năm trước Công nguyên
tới 1000 năm sau Công nguyên, sự phát triển của kĩ thuật trồng lúa nước và đúc đồ
đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của
nền văn hóa Đông Sơn, gốc tích của nền văn hóa – văn minh Việt Nam ngày nay.
Như vậy, cây lúa không những được trồng lâu đời ở Việt Nam mà nó còn có nguồn
gốc bản địa khá rõ nét.

27
Trống đồng Đông Sơn là sản phNm của nền văn minh nông nghiệp phát triển và đã trở thành
biểu tượng vô giá của văn hóa Đông Sơn (từ năm 700 trước Công nguyên đến năm 100). Phó giáo sư –
Tiến sĩ Đặng Văn Lung, trung tâm Khoa học Xã hội – Nhân văn Quốc gia phát biểu: “Về văn hoa trên
trống đồng cho chúng ta thấy đây là những lễ hội về nông nghiệp, ngày hội được mùa, nó thu hút được tất
cả mọi hoạt động văn nghệ dân gian.” Trên trống đồng ta có thể nhìn thấy hình ảnh người dân nam nữ
trong lễ hội cầu mùa đang giã gạo [hình 3, Phụ lục]. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình
bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kì này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông
nghiệp. Như vậy từ xa xưa, lúa trở thành biểu tượng quan trọng được khắc lên một biểu tượng có giá trị
lớn như trống đồng.
Ngày nay về mặt điêu khắc thì không còn nhiều nghệ sĩ theo đuổi chủ đề về
cây lúa. Tuy không có nhiều nghệ sĩ sáng tác về chủ đề cây lúa nhưng về điêu khắc
vẫn có những tác phNm nghệ thuật xuất sắc. Tiêu biểu là nghệ sĩ điêu khắc Bùi Hải
Sơn với triển lãm cá nhân “Nguồn” lấy cảm hứng hoàn toàn từ cây lúa. Trong triển
lãm, đặc biệt nhất là tác phNm “Hạt giống” [hình 4, Phụ lục] được điêu khắc từ thép
không gỉ và sắt. Ông phát biểu rằng “Tôi chia sẻ quan điểm về vai trò quan trọng
của hạt lúa trong cuộc sống con người. Tôn vinh hạt lúa cũng là tôn vinh con người.
Qua hình tượng hạt lúa, tôi tri ân người nông dân, vốn giữ vai trò gìn giữ, duy trì và
sản xuất lương thực cho chúng ta”.
Từ câu chuyện hạt lúa (mang vẻ hiện thực), Bùi Hải Sơn mở sang hạt giống
(mang tính biểu tượng), rồi từ hạt giống chắt lọc thành cái tinh túy nhất là phôi
(thiên về cảm giác). Cứ như thế câu chuyện hạt lúa cứ dẫn người nghệ sĩ đi.
Lúa là nguồn, bởi lúa là lương thực. Lúa là nguồn, bởi nó chứa đựng quy luật
của sự sinh hóa: hạt giống tan đi cho cây lúa mọc lên, cây lúa nuôi hạt cho đến khi
thành rơm rạ. Cứ như thế mỗi hạt giống mang trong mình quá khứ, hiện tại, tương
lai. Từ những suy nghiệm đó, Bùi Hải Sơn miệt mài làm việc. Ông không sợ lặp lại
mà chủ động lặp lại những thao tác kỹ thuật trên cùng một đề tài. Từ sự lao động đó
tình cảm được chuyên chở đi, cái nhìn được thay đổi. Cho nên thoạt nhìn hạt lúa
vẫn là hạt lúa, hạt giống vẫn là hạt giống, phôi vẫn là phôi. Nhưng nhìn kỹ lại không
hẳn vậy. Mỗi tác phNm có một dáng vẻ và hơi thở riêng.

28
Không chỉ mô tả cái đẹp, tác phNm điêu khắc của Bùi Hải Sơn còn tiếp cận
những vấn đề thời sự, như sự lãng quên nguồn cội, đất đai dần mất đi khiến những
hạt giống không chỗ bám tựa để mọc lên.
Ðiểm độc đáo trong điêu khắc của Bùi Hải Sơn chính là những liên tưởng và
giao thoa văn hóa. Tác phNm hạt lúa được ghép lại bằng mảnh của hai chiếc xuồng
gỗ. Nếu tách cái hạt lúa (khổng lồ) ấy ra thì thành hai chiếc xuồng và Bùi Hải Sơn
cũng gọi đó là nguồn. Từ nguồn, sự sống bắt đầu khởi động và sự sáng tạo không
bao giờ dừng lại.
Ngoài ra trên phù hiệu của ngành An Ninh cũng có khắc hình bông lúa [hình
5, Phụ lục]. Không những vậy biểu tượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) là hình bó lúa [hình 6, Phụ lục]. Bó lúa tượng trưng cho nền kinh tế nông
nghiệp của các nước trong khu vực. Mười thân cây lúa thể hiện ước mơ của các nhà
sáng lập ASEAN cho một ASEAN với sự tham dự của mười nước Đông Nam Á,
cùng nhau gắn kết tạo dựng tình bạn và sự đoàn kết. Vòng tròn tượng trưng cho sự
thống nhất. Quốc huy nước ta cũng có in hình bông lúa [hình 7, Phụ lục].
Tiểu kết: Với ý nghĩa biểu đạt cho sự sinh sôi nảy nở, ấm no đủ đầy, biểu
tượng lúa đã được in đậm trong tín ngưỡng dân gian cũng như trong nghệ thuật tạo
hình của Việt Nam. Lúa đã giúp sản sinh ra nền văn minh lúa nước, đây cũng chính
là cơ sở, là sự khởi nguyên cho mọi lễ hội truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt.
Lúa cũng giúp cho nghệ thuật tạo hình dân gian cụ thể trong hội họa, điêu khắc…
thêm đa dạng phong phú và in đậm bản sắc của một dân tộc với nền văn minh lúa
nước. Cách đây vài năm, đã không ít ý kiến cho rằng nên lấy hình ảnh bông lúa làm
quốc hoa. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trưởng bộ môn Thông tin Dự
báo thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã giải thích: “Cây lúa đã
đồng hành với lịch sử đất nước ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Dù khi đất
nước ta có phát triển thành một nước có nền công nghiệp cao, thì cây lúa vẫn đồng
hành với chúng ta, nuôi sống dân tộc ta, và nuôi sống thế giới”. Chọn Quốc hoa còn
là chọn về một nét văn hóa hoa tiêu biểu. Bởi cái ý nghĩa văn hóa mà loài hoa đó
mang lại chính là những giá trị phi vật thể trường tồn và gắn bó chặt chẽ trong đời
sống của một dân tộc như dân tộc Việt Nam.

29
Chương 3
BIỂU TƯỢNG LÚA TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN

Nếu như trong văn hóa dân gian thì biểu tượng lúa là biểu tượng cho sự no
đủ sung túc và trở thành tín ngưỡng dân gian tồn tại từ lâu đời trong tâm thức của
người Việt. Biểu tượng lúa xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình dân gian như: hội
họa, điêu khắc… và mang những ý niệm nhất định. Với ý nghĩa đó đi từ sáng tác
văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, ca dao dân ca,…),
biểu tượng lúa đã được biểu hiện đa dạng, bao gồm từ quá trình linh hóa đến sự
giản hóa biểu tượng.
3.1. Lúa trong truyện cổ dân gian
3.1.1. Lúa trong thần thoại
Từ cây lương thực quan trọng bậc nhất, lúa trở thành “nhân vật” trong truyện
cổ dân gian của người Việt. Khi đi vào khảo sát biểu tượng lúa trong kho tàng
truyện cổ dân gian của người Việt, chúng tôi thấy rằng biểu tượng lúa xuất hiện với
số lượng đáng kể trong thần thoại. Cụ thể nó xuất hiện trong thần thoại của người
Kinh, Cao Lan, Khơ Me, Khơ Mú, Lô Lô, Pu Péo, Mường… Sự xuất hiện này đã
làm phong phú thêm giá trị văn hóa cho biểu tượng lúa của người Việt Nam.
Ngay từ buổi sơ khai, biểu tượng lúa cũng đã xuất hiện trong thần thoại
người Việt. Điều đó chứng tỏ biểu tượng lúa từ xa xưa đã có sự ảnh hưởng và vai
trò nhất định trong đời sống tinh thần của con người. Thần thoại thể hiện những
nhận thức hoang đường nhất về thế giới thuở ban đầu nhưng cũng tiềm chứa trong
đó những mẫu cổ văn hóa nguyên sơ nhất. Nếu như trong văn hóa dân gian của
người Việt cổ biểu tượng lúa tượng trưng cho sự ấm no sung túc thì người bình dân
xưa đã lấy biểu tượng lúa để lí giải các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng văn hóa.
Khi đi khảo sát biểu tượng lúa trong kho tàng văn học dân gian, cụ thể là
trong thần thoại chúng tôi thấy hầu hết các tác phNm thần thoại đều lí giải về sự
nhọc nhằn vất vả khi trồng, khi thu hoạch cây lúa và biến nó thành món ăn nuôi
sống con người. Nó cũng lí giải nguồn gốc của các tín ngưỡng dân gian như tín

30
ngưỡng cúng hồn lúa, tín ngưỡng ăn cơm mới. Đồng thời thể hiện ước mơ của con
người về một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Người Kinh có thần thoại Nữ thần lúa [19], nói về nguồn gốc của cây lúa do
nữ thần lúa tạo ra. “Nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính
hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt ghê gớm xảy ra, sinh
linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn làm cho những người còn sống sót sinh con đẻ
cái trên mặt đất, nữ thần sai Lúa xuống trần gian nuôi sống loài người. Nữ thần làm
phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm mọc thành cây, kết bông mNy
hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ
ngắt bông vào nồi lúa sẽ tự chín”. Nhưng để lí giải cho sự nhọc nhằn khi làm ra bát
cơm, hạt gạo trong thần thoại có kể rằng: “Một hôm cô gái nhà kia đang bận việc.
Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đồng đã ùn ùn kéo về. Cô
gái cuống quýt và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa”,
“Nữ thần lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân đường bNn thỉu rác rưởi đã
bực trong lòng, lại mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám đều thốt lên:
“Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắt cắt cổ tao, tao mới về. Từ
đó nữ thần lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa”, “và lúa cũng không tự biến
thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo”. Để lí giải cho các tín
ngưỡng dân gian như tín ngưỡng cúng hồn lúa “Nữ thần lúa vẫn giận sự phũ phàng
của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt
cũng chỉ là hạt lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong người trần gian phải
làm lễ cúng hồn Lúa, cơm mới.” “Các làng các bản cũng phải mở những ngày hội
chung để cúng thần Lúa. Trong các ngày lễ hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò
vui, là một “tiết mục” hấp dẫn gọi là: Rước bông lúa, các trò Trám (Vĩnh Phúc), trò
Triềng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hống (Nghệ Tĩnh)… đều có rước bông lúa
như vậy”.
Nhìn chung biểu tượng lúa trong thần thoại người Việt đều theo một mô típ
nhất định. Mở đầu đều nói về nguồn gốc của cây lúa, cây lúa tự mọc ở ngoài đồng,
khi chín con người chỉ việc quét dọn nhà cửa thật sạch thì lúa tự kéo về nhà nhưng

31
do sự lười biếng của con người đã làm cho cây lúa dỗi và không chịu về nhà nữa mà
con người phải tự ra ruộng trồng, chăm sóc cây lúa rất cực nhọc mới có được lúa.
Không những vậy khi thu hoạch lúa cũng rất vất vả phải cắt từng cây lúa mang về
nhà, để nấu thành cơm cũng cần phải xay giã dần sàng, và đó cũng chính là nguyên
nhân để giải thích cho sự xuất hiện của các tín ngưỡng nông nghiệp tiêu biểu như tín
ngưỡng cúng hồn lúa, tín ngưỡng ăn cơm mới. Tuy nhiên tùy vào từng dân tộc lại có
những yếu tố địa văn hóa khác nhau nên mô típ trên cũng có sự khác biệt đôi chút.
Tiêu biểu như trong truyện thần thoại của người Khơ Me Cá Thác Lác đi xin
lúa [17] kể lại: “Thuở xa xưa, loài người không đông đúc như ngày nay, còn thiên
nhiên thì rất dồi dào hoa trái. Lúc bấy giờ con người không phải gieo cấy mà lúa cứ
tự nhiên mọc đầy đồng. Đến mùa lúa chín vàng tự nó bay về mọi nhà. Người ta chỉ
cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ, chuNn bị kho lẫm để đón lúa về, không phải ra đồng
gặt lúa, gánh gồng vất vả” về sau cũng do sự lười nhác của con người mà lúa không
tự về nhà nữa “Một hôm lúa chín bay về, định đổ xuống gia đình một nọ, thì gặp
một người đàn bà đang quét sân. Là một người vợ lười biếng, mấy hôm trước mặc
dù chồng đã nhắc chị dọn dẹp trong ngoài để đón lúa về, nhưng người vợ vẫn chưa
rục rịch. Mãi đến khi lúa bay về, chị ta mới cầm chổi quét được mấy nhát. Tiện có
cây chổi trong tay lại vốn là người lười nhác, nên đã vung chổi tứ tung xua đuổi lúa.
Bị đánh bất ngờ, cả đàn lúa hoảng hốt, bay vội vào bụi, trốn vào trong khe đá hẹp từ
đó không dám bay về nhà nào nữa. Năm ấy cả vùng đều không có thóc ăn, người và
súc vật phải đói khổ điêu đứng”, “cá thác lác ở dưới sông thấy loài người đói, lấy
làm cảm động. Bèn rủ cả con, cháu, chắt chút chít của mình, kéo nhau thành từng
đàn lách sâu vào khe núi để gặp thần lúa, van nài thần lúa trở về với loài người. Cá
thác lác nài nỉ, khuyên lơn mãi làm cho thần lúa phải siêu lòng, thuận trở về, với
điều kiện chỉ ở đồng ruộng chứ không dám vào nhà ai nữa. Cho nên từ đó con
người phải làm lụng, chăm sóc cây lúa vất vả. Khi lúa chín thì tự lo gặt hái, gánh
gồng chở về nhà”. Và cuối cùng, câu chuyện cũng giải thích về tín ngưỡng cúng
hồn lúa của dân tộc mình: “Để nhớ ơn loài vật đã tận tình với con người, hàng năm

32
trên mâm cúng thần lúa, đồng bào Khơme thường nướng một sâu cá thác lác để bên
cạnh những bát cơm gạo mới đầu mùa”.
Cùng một mô típ như trên nhưng người Khơme lại có một chi tiết khác, mới
đó là hình ảnh các con cá thác lác đi xin lúa và ở chi tiết cuối nghi lễ cúng hồn lúa
của người Khơme bao gồm một sâu cá thác lác nướng để cạnh bát cơm gạo mới đầu
mùa. Sở dĩ có hình ảnh cá thác lác xuất hiện là do dân tộc Khơme rất gần gũi với
loài cá này. Dân tộc Khơme là dân tộc sống tập chung chủ yếu ở vùng đồng bằng
Sông Cửu Long mà đây lại là môi trường rất thuận lợi cho cá thác lác sinh sống do
vậy người dân nơi đây rất quen thuộc với loài cá này, nó thường có mặt trong các
bữa ăn hàng ngày của họ. Cho nên trong thần thoại về biểu tượng lúa của dân tộc
Khơme còn xuất hiện thêm hình ảnh cá thác lác.
Hay như trong thần thoại Vì sao phải gặt lúa [21] của dân tộc Cao Lan cũng
có mô típ tương tự. Ban đầu ông Sằn Nông đi săn bắn và gặp đủ thứ quả, nếm mọi
loại củ trong rừng, duy chỉ có hạt thóc là ông thấy vị thơm ngon nhất mà ăn lại khỏe
người, cho nên ông đã vào rừng sâu để mời về nhà ông ở. Hạt thóc ở nhà ông, mùa
xuân tự ra đồng mọc cây khi chín thì tự bò về nhà. Nhưng cũng do sự lười biếng và
không biết lo liệu việc nhà của người vợ nên cũng đã làm hạt thóc giận và không
chịu tự bò về nhà ông. Tuy nhiên thần thoại của người Cao Lan cũng có chút khác
biệt về chi tiết cuối là ông Sằn Nông giận vợ bèn bay lên trời với hai nắm thóc trong
tay, ông vung nắm thóc trong tay trái lên trời thì lập tức những hạt thóc biến thành
những ngôi sao lấp lánh trên trời, còn nắm thóc bên tay phải ông để cày bừa và nuôi
trồng trên sông Ngân Hà cho nên khi những hôm trời đẹp ngước lên nhìn sông
Ngân Hà ta sẽ thấy các ngôi sao sáng lấp lánh như một dải sông đó chính là ruộng
lúa của ông Sằn Nông. Cũng từ đó lúa không bao giờ tự bay về nhà nữa, con người
phải tự gặt về. Nhớ tới công ơn của Sằn Nông, hàng năm khi đến ngày gặt lúa đầu
mùa, đồng bào Cao Lan có tục “ăn lúa mới” để cúng Sằn Nông.
Thần thoại của người Cao Lan ngoài việc giải thích về nguồn gốc của cây lúa
còn giải thích thêm về hiện tượng thiên văn đó là hiện tượng sao mọc trên trời và
hiện tượng sông Ngân Hà. Việc lí giải về nguồn gốc của cây lúa từ đó cũng giải

33
thích luôn hiện tượng thiên nhiên vũ trụ, đã cho thấy dân tộc Cao Lan đã rất chú ý
tới các hiện tượng thiên nhiên và đối với nông nghiệp thiên nhiên là yếu tố rất quan
trọng trong việc quyết định chất lượng mùa màng.
Bên cạnh mô típ quen thuộc đó thì thần thoại viết về cây lúa cũng có một số
nói lên sự nguồn gốc cụ thể của lúa và sự vất vả nhọc nhằn để có được cây lúa chứ
lúa không tự mọc và tự về nhà như các thần thoại kể trên. Như thần thoại Mẹ lúa
[18] của dân tộc Khơ Mú có kể trước đây con người sống thành từng bầy, cùng
nhau đi kiếm hoa trái để ăn. Hoa trái ngày một ít, một hôm con người vào rừng sâu
họ gặp những hạt vàng rơi vãi, bóc nấu và ăn thử thấy bùi họ bèn tìm hạt vàng để
đem về ăn. Họ đi qua một cái hang và thấy trước hang có những hạt vàng rơi vãi
nên họ đã chui vào trong hang để lấy hạt vàng, nhưng khi chui vào trong hang thì
mọi người ai nấy đều bị gió thổi mạnh bay ra khỏi hang, có người bị gió thổi mạnh
đập đầu vào đá chết tươi nên ai nấy đều khiếp sợ. Đúng lúc đó thì có một con vắt
khổng lồ đến và hứa sẽ giúp con người chui vào trong hang lấy hạt vàng với yêu
cầu phải cho nó hút máu một người phụ nữ xinh đẹp. Đúng lúc đó thì nàng Hơgo
xinh đẹp nhất vùng đã tự nguyện làm việc này. Sau đó con vắt cũng đã giúp con
người lấy được hạt vàng, khi lấy được hạt vàng trước khi đi theo con vắt nàng
Hơngo có dặn mọi người hãy mang hạt này về trồng để lấy được nhiều hạt hơn.
Chính vì vậy sau này người Khơ Mú biết ơn công lao của nàng nên đã gọi lúa là
Hơngo (tiếng Khơ Mú nghĩa là nàng lúa). Đầu mùa hàng năm người Khơ Mú đã
chọn những hạt lúa chắc mNy để cúng dâng lên nàng lúa.
Thần thoại của người Lô Lô Sự tích cây lúa [20] cũng kể để có được cây lúa
để nuôi sống con người thì đã rất vất vả phải vào rừng sâu kiếm tìm mới có, truyện
kể rằng: ngày xưa con người sống rất khổ, họ không có áo mặc không có cơm ăn,
chỉ ăn rau rừng cho qua ngày đoạn tháng. Họ sống lang thang hết vùng này đến
vùng nọ để kiếm ăn. Một năm nọ, thời tiết không thuận hòa, thức ăn ít hẳn, việc
kiếm ăn rất khó khăn. Trong số đó có hai vợ chồng khỏe mạnh, họ rủ nhau đi thật
xa để kiếm ăn. Ngày ngày người vợ lên núi kiếm rau rừng cỏ dại, người chồng đi
bẫy chim. Ngày nào cũng vậy khi mổ bụng những con chim họ thấy trong bụng con

34
chim có những hạt màu vàng, con nào cũng béo tốt thịt lại thơm ngon. Hai vợ chồng
thấy vậy liền ăn thử thứ hạt vàng đó, ăn vào thấy ngon miệng no lâu lại khỏe người.
Họ bèn rủ nhau vào rừng kiếm hạt vàng đó để dành ăn dần, năm tháng trôi qua
người ăn và chim ăn nhiều hạt vàng đó cũng cạn dần. Hai vợ chồng liền thử trồng ít
hạt vàng đó cạnh túp lều. Thời tiết mưa thuận gió hòa nên hạt vàng đó mọc thành
cây xanh tốt lại cho ra một chùm hạt. Từ đó hai vợ chồng ít lên rừng kiếm rau dại
mà lấy hạt đó làm đồ ăn. Vài năm như vậy họ ăn không hết nên để dành rất nhiều
hạt vàng đó để cho người quen cũ cùng trồng. Qua nhiều ngày tìm kiếm họ đã gặp
được người quen và đưa cho hạt vàng đó để trồng. Từ đó con người có cơm ăn, hạt
vàng đó chính là hạt thóc ngày nay.
Ngoài việc lí giải nguồn gốc của cây lúa thì trong thần thoại của một số dân
tộc còn nhắc đến những vị thần đã sáng tạo ra cây lúa. Như thần thoại của người Pu
Péo có hai vị thần là Dé Ling và Dé Lúa, đây là hai vị thần trông coi kho ngũ cốc
của nhà trời. Dé Ling là chị Dé Lúa là em, nhờ có hai vị thần này mà dân tộc Pu Péo
mới có ngô, lúa để trồng trọt và nuôi sống bản thân. Biết ơn hai vị thần này nên
người Pu Péo đã tôn Dé Ling là mẹ lúa, Dé Lúa là mẹ ngô. Hàng năm họ cũng có
tục cúng cơm mới bao gồm một bát cơm ngon đầu mùa và thứ bánh bột thơm dẻo
để dâng lên mẹ lúa và mẹ ngô với tấm lòng biết ơn và sự cầu mong mùa màng tươi
tốt của người Pu Péo.
Còn người Mường có vị thần, là nàng Tiên Tiên Mái Lúa con của vua trời đã
ban cho người Mường bốn mươi giống lúa nà, ba mươi giống lúa nương. Từ đó
Mường trần mới có lúa.
Bên cạnh biểu tượng lúa xuất hiện trong hệ thống thần thoại Việt Nam thì
biểu tượng lúa cũng xuất hiện trong kho tàng văn học dân gian của một số nước
Đông Nam Á như Inđônêxia, Trung Quốc, Ấn Độ… Ở Inđônêxia có thần thoại
Nguồn gốc cây lúa [8] kể về một thanh niên dũng cảm đã lên trời xem trên trời họ
làm những gì, anh cưỡi ngựa có cánh và bay lên trời. Lên trời anh gặp thần Pue
Lamôya, được thần niềm nở đón tiếp anh và thiết anh một bữa cơm. Bữa cơm làm
anh rất thích thú nên anh đã xin phép mang theo một ít lúa xuống mặt đất để gieo

35
trồng nhưng không được. Ở gót chân anh ta có những chỗ da nứt nẻ, nên khi anh đi
qua đám thóc đang phơi, một số hạt đã mắc vào chỗ da nẻ. Anh đã đem chỗ thóc ấy
xuống trần gian gieo trồng, từ đó con người mới có hạt lúa để trồng.
Qua đó có thể thấy lúa đã trở thành một biểu tượng quen thuộc trong thần
thoại của người Việt nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Qua thần thoại chúng tôi
thấy ngay từ buổi đầu của lịch sử, con người đã nhận thức rõ được tầm quan trọng
không thể thiếu của cây lúa trong đời sống vật chất và tinh thần.
3.1.2. Lúa trong truyền thuyết
Nếu như trong thần thoại, biểu tượng lúa xuất hiện với số lượng đáng kể thì
đến truyền thuyết thì biểu tượng lúa xuất hiện không nhiều. Có thể kể tới truyện
Vua Hùng trồng kê ra lúa. Truyện kể rằng: "Một hôm các con gái vua Hùng theo
dân đi đánh cá ven sông thấy từng đàn chim bay lượn khắp bãi, nhảy nhót trong
đám lau cỏ, khiến các nàng rất vui thích. Có một nàng công chúa, mải ngắm đàn
chim, dừng tay quăng lưới, chợt có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc. Công
chúa mang bông kê về trình với Vua, Vua mừng, cho là điềm tốt lành, hạt này chim
ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mỵ nương ra bãi tuốt các bông đó
đem về. Tới mùa xuân, Vua đem các hạt kê ra và phái các công chúa gọi dân đi
quải. Nhân dân vui mừng rước Vua ra đồng. Trống mõ đi đầu rồi tới người rước lúa,
rước kê. Tới bên sông, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc đất tra lúa và gieo kê trên
bãi. Làm xong, Vua cắm một cành tre để chim sợ khỏi ăn hạt. Các Mỵ nương và
dân đều làm theo"[22].
Truyền thuyết này cùng với truyền thuyết Vua Hùng dạy dân cấy lúa đã
chứng tỏ rằng ngay từ ban mai lịch sử, ông cha ta đã biết phát hiện ra những cách
làm ăn mới phù hợp với vùng đất mình cư trú. Truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân
cấy lúa" kể rằng: "Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ
sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được.
Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ. Vua Hùng thấy đất
ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua thấy lúa mọc hoang
nhiều mới bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các

36
ruộng có nước. Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi Vua. Vua Hùng nhổ cây mạ
lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem. Mọi người làm theo, cấy tới
khi mặt trời đứng bóng, Vua cùng mọi người lên gốc đa lớn nghỉ ngơi ăn uống".
Hình ảnh một ông Vua lội xuống bãi, xuống ruộng mà cấy lúa với dân "đến khi mặt
trời đứng bóng mới nghỉ tay" như truyền thuyết đã ghi thì quả là hiếm thấy trong
lịch sử các dân tộc. Tục truyền rằng xã Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ ngày nay chính là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Xã này ngày trước có tên tục
là Kẻ Lú. Hàng năm có lệ đến đầu mùa cấy, người dân đều làm lễ tế Vua Hùng.
Trước đó xã cử một cụ già lội xuống ruộng cấy trước bốn cây mạ rồi mới làm lễ tế
Vua, như vậy là để tái hiện lại hình ảnh Vua Hùng thuở xưa [22].
Trong truyền thuyết, lúa đã trở thành một sản vật quý mà thượng đế đã ban
cho con người. Truyền thuyết Hạt lúa thần có kể về rằng ngày xưa khi vua Hùng
mới dựng nước, ven các con sông Đà, sông Lô đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi. Các
cụ già làng thường thấy trên những bãi bồi hàng năm nở lên những vạt cây tốt
nhanh, lá giống lá mía, thân như thân lau, nở từng bụi sum suê, bông trĩu quả to, có
quả như cái thuyền con, khi quả chín rụng xuống đất, chim chóc cứ mổ mà ăn
không xuể. Các già làng liền rủ nhau lấy ăn thử, ăn vào đến đâu thấy dễ chịu đến
đấy, nếu cho vào ống nứa đốt ăn càng thấy ngon. Thấy vậy, dân làng rủ nhau nhặt
về để dành ăn vào mùa đông. Nhưng có năm cây mất mùa cây không có hạt. Cả
làng, cả bản tha hồ đốt trầm hương gọi lá vía, gọi hồn hạt cũng không to. Vua Hùng
thấy vậy, cùng các già làng tìm ngọn núi cao trèo lên trên đỉnh, đốt hương, khấn vái
bốn phương mong Long Quân phù hộ, khấn mãi từ sáng đến đêm. Sáng hôm sau
trời nổi mưa gió, sấm chớp, rồi trong đám mưa có vị thần nói to rằng: “Từ nay trở đi
cứ sáng mùng một tết, nhà nào cũng phải quét sạch nhà cửa cống ngõ, sân bãi đến
giờ “dần” sẽ có thần lúa về mới được ăn, bằng trái ý là lúa bay đi”. Tan cơn mưa,
vua Hùng và các già làng như tỉnh giấc mộng, nhìn thấy ngay trước mắt mình là
một hạt lúa thần to bằng chiếc thuyền con. Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ
khoảng tháng bảy, tháng tám khi nước ở các con sông rút đi hết là tất cả cư dân Văn
Lang, cùng với vua Hùng nghe theo lời thần dặn, ra những bãi bồi ven sông cày bừa
vun xới, chăm chút nâng niu những cây lúa thần. Từ đấy năm nào lúa cũng về đều

37
đặn, dân cư no lành, vui hát nhảy múa. Nhưng bỗng một hôm có hai vợ chồng nhà
quan lang còn trẻ, chị vợ ngủ trưa, khi mở mắt ra những tia sáng của thần trời đã le
lói chiếu qua khe liếp nhà, mới vội vàng cầm chổi đi quét sân. Chị vợ đang quét thì
lúa tới giờ đã lăn từ ngoài bãi bồi lăn về. Hạt lúa thật to, thật đẹp nhưng cổng nhà
rác quá, lúa không vào được, chị vợ sợ chồng mắng mới quay ra mắng lúa: “lúa gì
mà chưa đến giờ đã mò về”. Lúa giận rồi bỏ đi. Trước khi đi lúa còn bảo: “Nhà chị
lười quá, từ nay cứ lấy ngoèo tre, lưỡi sắt cắt từng bông chứ đừng hòng ta lăn về
cho mà ăn nữa.” Chị vợ hối hận chạy theo van nài, nói thế nào cũng không được.
Lúa thần bay đi, cư dân Văn Lang lại lao đao vì thiếu cái ăn. Vua Hùng lại phải
cùng già làng lên đỉnh núi cầu khấn trời đất, thắp hương suốt ngày đêm, gọi vía lúa,
lúa thần cũng không về. Còn những cây lúa hàng năm vẫn chăm sóc ở bãi bồi ven
sông thì lá bé đi, bông nhỏ lại chỉ bằng phần nghìn, phần vạn hạt lúa thần và phải
lấy cái ngoèo tre, đóng một miếng sắt (gọi là liềm) đi cắt từng bông một mang về.
Từ đó hàng năm cứ sắp đến mùa lúa nở cư dân Văn Lang cùng vua Hùng lại cầu
khấn thần lúa. Và mỗi khi nước sông rút đi, lại ra chăm sóc những cây lúa ven sông
rồi mang ngoèo tre, lưỡi sắt đi cắt từng bông lúa mang về [26].
Có thể thấy rằng truyền thuyết Hạt lúa thần cũng có những nét tương đồng
so với thần thoại về cây lúa. Truyện cũng có mô típ và cốt truyện như trong thần
thoại, mở đầu nói về sự xuất hiện của cây lúa do đâu mà có, sau đó cây lúa trở thành
cây lương thực không thể thiếu trong cuộc sống con người và đến mùa thu hoạch
lúa cũng tự bay về nhà con người và cuối cùng cũng do lỗi lầm của con người gây
ra (cụ thể do sự lười biếng của con người) làm thần lúa giận dỗi và từ đó lúa không
tự bay về mà con người phải vất vả cực nhọc trồng và thu hoạch mới có. Sở dĩ có
những nét tương đồng như vậy là do hai thể loại thần thoại và truyền thuyết có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, có rất nhiều sáng tác dân gian vừa mang yếu tố thần
thoại vừa mang yếu tố truyền thuyết. Viên Kha trong sách “Trung Quốc cổ đại thần
thoại” cho rằng truyền thuyết đời cổ chúng ta gọi là thần thoại, thần thoại đời sau
chúng ta gọi là truyền thuyết. Điều đó có thể lí giải vì sao trong sáng tác dân gian
biểu tượng lúa trong thần thoại và truyền thuyết lại có những nét tương đồng như
vậy.

38
Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy là một trong những truyền thuyết tiêu
biểu và hấp dẫn, giàu ý nghĩa trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Truyền
thuyết nói về nguồn gốc sự ra đời của bánh chưng bánh giầy và ý nghĩa của hai loại
bánh này. Qua đó cũng nói lên tầm quan trọng của lúa gạo trong đời sống vật chất
và tinh thần của con người.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm người kế vị, đã cho vời các hoàng tử lại
và truyền rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem
trân cam mỹ vị đến để cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta
truyền ngôi”. Các hoàng tử đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp nơi. Duy chỉ
có hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu, do mẹ mất sớm, không có người giúp đỡ
không biết xoay sở ra sao. Một hôm chàng nằm mộng thấy có vị thần đến báo: “Này
con trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con
người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình
Trời và Đất, hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh để tượng hình Cha Mẹ
sinh thành”. Khi dâng lên, hai loại bánh ấy được vua Hùng rất ưng ý nên đã quyết
truyền ngôi cho Lang Liêu, đồng thời đặt tên bánh hình tròn tượng trưng cho trời là
bánh giầy, bánh hình vuông tượng trưng cho đất là bánh chưng [27]. Từ đó, mỗi khi
Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên, dân gian thường làm hai thứ bánh này để
tạ ơn trời đất. Đây cũng là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày
Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.
Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy với hai sản vật được làm từ lúa gạo,
tượng trưng cho quan niệm vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời cũng nhấn mạnh
tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước bởi “trong
Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người”. Lúa
gạo không chỉ là thức ăn nuôi sống con người mà nó còn giúp tạo ra hai loại bánh
dâng lên tổ tiên con người. Bánh chưng, bánh giầy là nét đẹp trong văn hóa truyền
thống của dân tộc.
Bên cạnh đó, bánh chưng, bánh giầy còn mang những ý nghĩa sâu xa về vũ
trụ, nhân sinh. Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ

39
thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh giầy hình tròn không có góc cạnh, hình
khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải có màu trắng. Còn theo tín
ngưỡng phồn thực dân gian và triết lí nõ – nường, thì bánh chưng, bánh giầy còn
mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở. Bánh chưng âm dành cho mẹ, bánh giầy
dương dành cho cha. Trên mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh
chưng, bánh giầy, biểu tượng cho cha Rồng, mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết đó là
sự khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.
Bên cạnh biểu tượng lúa trong hệ thống truyền thuyết Việt Nam thì biểu
tượng lúa cũng xuất hiện trong kho tàng văn học dân gian của một số nước có nền
văn hóa gần gũi với dân tộc ta như Trung Quốc, Ấn Độ… Ở Trung Quốc, có
Truyền thuyết về cây lúa [23] kể chuyện Ngọc Hoàng Đại Đế thương cảnh con
người đói khổ đã nhờ chuột ngậm lúa đem xuống trần gian cho con người gieo
trồng, đi đến giữa tầng trời thì gặp chim sẻ, chim sẻ lại tiếp tục giúp chuột ngậm
thóc đem xuống trần gian, xuống đến trần gian chim sẻ mệt quá nên đã dừng nghỉ
trên một phiến đá thì không may đánh rơi hạt thóc xuống khe đá, lúc này có đỉa chui
xuống khe lấy lúa. Nhờ ba con vật trên mà từ đó con người mới có hạt lúa để trồng,
cơm để ăn. Ngọc Hoàng thấy ba con vật có công lớn nên đã ban thưởng cho chúng.
Đầu tiên là chim sẻ, khi nông dân trồng lúa xong sẽ được xuống ruộng ăn những hạt
thóc lép. Đỉa thì khi hạt lúa trổ bông sẽ bò lên ăn hoa lúa để lúa nhanh kết hạt còn
chuột sẽ được ăn ba cây lúa được chừa lại ở ruộng. Nhưng chim sẻ bay ra ruộng
không biết hạt nào là hạt lép, hạt mNy nên cứ nhảy loạn xạ trên đầu ngọn lúa, vừa
nhảy vừa ăn. Con đỉa thì nghe nhầm hoa lúa thành hoa sóng, cứ thấy người xuống
ruộng hai chân nổi bong bóng lên là bám chặt không nhả. Còn chuột thì tìm mãi
không biết ba cây lúa nào nên đã cắn lung tung, về đến nhà còn cắn cả bồ, cả tủ. Có
thể thấy truyền thuyết của người Trung Quốc bên cạnh việc lí giải nguồn gốc về cây
lúa cũng đã giải thích thêm về nguyên nhân phá hại mùa màng của các con vật như
chim sẻ, chuột và đỉa. Ngoài truyền thuyết trên thì người Trung Quốc cũng có Truyền
thuyết về cây lúa của dân tộc Xa ở tỉnh Triết Giang [24]. Truyền thuyết kể rằng, thóc
vốn là châu báu trên thiên đình, hạt gạo gọi là “trân châu mễ”. Nhưng chỉ thần tiên

40
mới được ăn trân châu mễ, con người chốn nhân gian chỉ được ăn cây cỏ sống qua
ngày. Bàn Hồ Vương nghe nói trên thiên đình có gạo ăn, muốn kiếm cho mọi người
ăn thử. Một hôm Bàn Hồ Vương đã lấy một cái bao, cưỡi long khuyển bay lên thiên
đình để lấy thóc. Nhưng không may việc bị bại lộ, nên Ngọc Đế đã sai thiên binh
thiên tướng đuổi theo. Bàn Hồ Vương một mình chiến đấu với thiên binh, thiên
tướng nên đã chết, hạt thóc văng trên đất. Lúc bấy giờ một bầy chim sẻ đã bay đến
mỗi con ngậm một hạt bay đến núi Phụng Hoàng, rồi nhả thóc xuống cho con cháu
Bàn Hồ Vương, từ đó con người có hạt thóc để trồng. Hàng năm để tưởng nhớ và
biết ơn tới công lao của tiên vương Bàn Hồ, dân tộc Xa có lễ cơm mới, cúng một
bát cơm gạo đầu mùa dâng lên tiên vương trước tiên, đồng thời thóc cũng do chim
sẻ ngậm mang đến nên khi lúa bắt đầu chín, họ cũng để cho chim sẻ ăn trước.
Hay truyền thuyết được lưu truyền trên bán đảo Mã Lai kể rằng: Ngày xưa,
những nông dân không phải gặt lúa ở ngoài đồng. Hàng ngày, một hạt lúa tự lăn vào
nhà, chui vào nồi và người ta chỉ việc nấu thành cơm. Theo nguyên tắc, người
chồng không được nấu cơm (vì lúa gạo là con gái, cấm kị với đàn ông). Việc nấu
cơm chỉ dành cho vợ, mẹ hoặc con gái. Khi nấu cơm không được mở vung. Mở
vung là điều cấm kị, cứ để thì đến trưa cơm sẽ chín. Một hôm, người mẹ phải đi
làm, dặn con ở nhà không được mở vung. Khi mẹ đi rồi, cô bé ở nhà tò mò mở vung
ra xem. Thật kì lạ trong nồi có một cô bé xinh đẹp tự nhiên biến mất, để lại một hạt
gạo nhỏ. Khi mẹ về thấy không có cơm, biết là con gái đã phạm vào điều cấm kị.
Từ ngày hôm ấy, tất cả mọi người phải làm những công việc đồng áng vất vả, nặng
nhọc cày cấy, gặt hái, đập lúa, phơi thóc, quạt sạch và mang vào nhà.
Có thể thấy cây lúa đã trở thành một biểu tượng quen thuộc không thể thiếu
trong truyền thuyết của người dân Việt nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Dù
xuất hiện trong truyền thuyết ở nước nào trong một số nước nông nghiệp Đông
Nam Á thì lúa vẫn hiện lên là một biểu tượng đẹp, cao quý và vô cùng quan trọng
trong đời sống con người.

41
3.1.3. Lúa trong truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách Nn dụ để thuyết
minh cho một chủ đề luân lí, triết lí một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về
thực tế xã hội. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách
mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn
bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn loài vật để nói về con người thì truyện
ngụ ngôn xuất hiện. Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam bao gồm các điểm sau: Đả
kích giai cấp thống trị: đó là thói ngang ngược đạo đức giả của kẻ quyền thế. Phê
phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan,
tính tham lam, thói đoán mò. Hay nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích
khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên
sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế.
Truyện ngụ ngôn về đề tài cây lúa, qua khảo sát của chúng tôi thấy số lượng
truyện ngụ ngôn nói về cây lúa rất ít, tiêu biểu có truyện Kéo cây lúa lên [25]
“Truyện kể có một anh chàng ngốc ra thăm đồng. Thấy ruộng nhà mình xấu hơn
ruộng bên, anh ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người,
về nhà anh ta khoe với vợ: “Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó
lên cao hơn lúa của ruộng bên rồi”. Chị vợ ra đến đồng thì thấy bao nhiêu lúa nhà
mình đã héo rũ.
Đây là truyện ngụ ngôn nằm trong nhóm phê phán thói hư tật xấu của con
người, cụ thể ở đây là phê phán thói ích kỉ của con người. Vì sự ích kỉ muốn hơn
người mà anh chàng trong truyện ra thăm ruộng thấy ruộng nhà mình xấu hơn ruộng
nhà người, anh đã kéo lúa lên để cho cao hơn cây lúa nhà người. Sự ích kỉ cộng với
sự ngu dốt, kém hiểu biết đã khiến cho cây lúa trong ruộng nhà anh chẳng những
không thể tốt hơn nhà người mà nó còn bị héo úa và chết do bị kéo bật dễ lên. Câu
chuyện có giá trị phê phán rất sâu sắc vào bản chất ích kỉ của con người, từ đó cũng
nêu lên những bài học có giá trị giáo dục sâu sắc trong cuộc sống.

42
Có thể nhận ra, tính chất biểu tượng của lúa trong truyện cổ dân gian mang
những nét nghĩa và màu sắc đậm nhạt khác nhau. Nhưng dù trong thể loại truyện cổ
dân gian nào, dưới hình thức biểu đạt nào thì biểu tượng lúa vẫn bộc lộ tính chất
“đời thường” vô cùng gần gũi với đời sống sinh hoạt của con người. Đây chính là
điểm khác biệt, cho thấy sự tiếp nhận và kế thừa đầy sáng tạo biểu tượng lúa từ cội
nguồn văn hóa dân gian.
3.2. Lúa trong thơ ca dân gian
Thơ ca dân gian là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu
truyền qua bao năm tháng, bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru êm
đềm của bà, của mẹ. Những câu hát ấy ăn sâu bén rễ vào dòng chảy văn học nước
nhà tự bao giờ, xuất hiện với một sứ mệnh vô cùng to lớn. Đó là tiếng nói của người
Việt nhằm truyền tải tâm tư, tình cảm của nhân dân lao động. Biểu tượng lúa, vì vậy
cũng rất tự nhiên có mặt trong những câu hát dân gian, chứa đựng những nét nghĩa
biểu trưng cho nhân vật trữ tình, với các cung bậc cảm xúc chân thực mà không
kém phần tinh tế.
Mượn hình ảnh cây lúa để diễn tả thân phận của những con người không
được tự định đoạt cuộc sống, hôn nhân, ca dao có câu:
Thân em như hạt gạo lắc trên sàng
Thân anh như hạt lúa lép giữa đàn gà bươi
Tác giả dân gian đã ví “thân em” như những hạt gạo bị lắc trên sàng, số phận
rất mong manh vì những hạt gạo kia khi bị lắc trên sàng phải trải qua quá trình chọn
lọc rất kĩ lưỡng, những hạt gạo xấu sẽ bị đào thải. Giống như thân phận cô gái rất
mong manh, bé nhỏ không thể tự quyết định được số phận cho cuộc đời mình. Còn
“thân anh” được ví như “hạt lúa lép giữa đàn gà bươi”, cho thấy thân phận của
người con trai, trong hoàn cảnh này cũng không hơn gì. Cả “em” và “anh” đều là
nạn nhân của hủ tục “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “áo mặc sao qua khỏi đầu”…
Họ đều là những con người “thấp cổ bé họng” trong cuộc hôn nhân mai mối và đều
không có quyền quyết định cuộc sống riêng cho mình.

43
Không chỉ gắn với những lời ca cất lên từ những cuộc đời cay đắng mà biểu
tượng lúa còn có ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu của đôi nam nữ buổi đầu đầy thơ
mộng, hay tượng trưng cho sự trẻ trung, tươi mới của các cô thôn nữ tuổi mới lớn
tràn căng nhựa sống:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Tác giả dân gian đã sử dụng mô típ quen thuộc trong ca dao là “thân em”,
thân em ở đây không còn là lời than thở về thân phận nhỏ bé bất hạnh của những cô
gái không có quyền quyết định cuộc sống của mình. Thân em ở đây được ví như
“chẽn lúa đòng đòng” tức là chẽn lúa bắt đầu ra hoa tượng trưng cho tuổi dậy thì
của người con gái. Hình ảnh của ca dao rất sắc nét, mạnh mẽ, có khí lực, trong trẻo
như không khí đồng quê buổi sáng. Người con gái trong ca dao hiện lên rất đẹp, đẹp
về cả ngoại hình cũng như tâm hồn. Nàng như một bông lúa xinh tươi, mơm mởn và
vẻ đẹp ấy càng được tỏa sáng hơn nữa khi ánh nắng hồng của buổi bình minh chiếu
vào. Một cô gái mang vẻ đẹp của đồng nội trong sáng, ngây thơ.
Cây lúa vô cùng gần gũi với người dân lao động. Đó có thể là những ước
mong mưa thuận gió hòa để vụ mùa bội thu:
Người ta rượu sớm trà trưa
Em nay đi nắng về mưa đã nhiều
Lạy trời mưa thuận gió đều
Cho đồng lúa tốt, cho vừa lòng anh
Lòng em đã quyết thi hành
Đi cấy đi gặt cùng anh một mùa.
Khát vọng về một vụ mùa bội thu cũng chính là khát vọng nên duyên vợ
chồng của đôi trai gái:
Ruộng nhà em lúa xanh xanh ngát
Ruộng nhà anh lúa dạt ngàn bông
Lúa xanh đẹp xóm, đẹp đồng
Cho mình sớm họp thành đôi vợ chồng.

44
Niềm vui của người lao động là khi nhìn thấy cây lúa trổ bông, lúa nặng trĩu
hạt thời tiết thuận hòa:
Nắng chiều, lúa nghẹn, anh ơi
Mình lấy sức người chống lại thiên tai
Mấy anh tát một gàu giai
Chúng em hai đứa tát hai gàu sòng
Đêm ngày đem nước vào đồng
Lúa mình lại đẹp, thì lòng lại vui.
Công việc nhà nông tuy vất vả cực nhọc nhưng cũng đem lại không ít những
niềm vui cho các chàng trai cô gái. Những đêm trăng thanh khi lúa đã gặt về, những
chàng trai cô gái lại cùng nhau giã gạo. Tiếng hò, tiếng hát giã gạo thường tràn ngập
không khí làng quê Việt Nam. Những đêm trăng giã gạo cũng là dịp để các anh
chàng chất phác gặp gỡ các cô gái thôn nữ hiền lành. Trong lúc làm việc họ cũng có
những câu hát đối nhau rất dí dỏm:
Đến đây chẳng những ngồi không
Nhờ chàng giã gạo, cho đông tiếng hò.
Những chàng trai thanh niên cũng không chịu thua. Họ giã gạo và rồi họ
hát đối.
Đố ai biết lúa mấy cây?
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng?
Cây lúa không chỉ gắn bó với các đôi trai gái buổi hẹn hò, tác giả dân gian
còn mượn hình ảnh cây lúa để nói lên tình cảm vợ chồng sâu nặng:
Qua đồng ghé nón thăm đồng
Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu.
Việc đồng áng cấy cày, bông lúa xanh tốt còn thể hiện tình cảm sự thủy
chung của người vợ với người chồng, đồng thời cũng thể hiện sự đảm đang chăm
chỉ của người vợ. Qua đó cũng làm tình cảm vợ chồng thêm gắn bó:
Ai ai cũng vợ cũng chồng
Chồng cày, vợ cấy trong lòng vui thay.

45
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp trồng lúa nước, cây lúa là cây lương
thực chính của người Việt. Cho nên ngoài việc lấy lúa là một biểu tượng trong thơ
ca dân gian, cũng có những lời ca khuyến khích về việc trồng lúa gạo như:
Anh ơi! Cố chí canh nông
Chín phần ta cũng dự trong tám phần
Hay gì để ruộng mà ngăn
Làm ruộng cấy lúa, chăn tằm lấy tơ
Chăm làm trời cũng đền bù có khi…
Sự vất vả cực nhọc để trồng lúa của người nông dân sẽ được đền đáp bằng
những ruộng lúa bát ngát:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Dù màu sắc biểu trưng của lúa trong thơ ca không rõ nét như đối với truyện
cổ, thì ta cũng vẫn không thể phủ nhận tính chất đa nghĩa của nó. Biểu tượng lúa
trong thơ ca dân gian, cũng đã ít nhiều góp phần bộc lộ tâm hồn Việt Nam, con
người Việt Nam.
3.3. Sự diễn hóa của biểu tượng lúa từ cội nguồn văn hóa đến văn học dân gian
Trong chuyên luận Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt
Nam và Đông Nam Á, PGS.TS Nguyễn Bích Hà đã đưa ra khái niệm về sự diễn hóa
mô típ đó “là sự tồn tại, vận động và biến hóa của từng mô típ trong từng thời kì,
thời đại lịch sử của từng dân tộc, từng vùng cũng như trong toàn bộ lịch sử của dân
tộc, khu vực và toàn thế giới” [4]. Trên cơ sở đó, gắn với với đối tượng nghiên cứu
cụ thể của đề tài, chúng tôi đi tìm sự vận động và biến hóa của biểu tượng lúa từ đời
sống văn hóa đến các thể loại văn học dân gian, để thấy rõ hơn quá trình linh hóa
đến giản hóa biểu tượng.
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam.Và
đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống
văn hóa tinh thần. Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không

46
thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, cây lúa
đã trở thành biểu tượng trong nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Yếu tố tôn giáo
xuất hiện trong sáng tác dân gian bao giờ cũng muộn hơn nhiều so với sự xuất hiện
của tôn giáo trong đời sống. Chỉ tới khi tôn giáo phát triển đến một mức độ nhất
định, đi sâu vào đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân, trở thành một phần
trong đời sống nhân dân thì nó mới được phản ánh trong sáng tác dân gian. Biểu
tượng lúa là một phần trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng và tôn giáo của nhân
dân. Do đó, nó đi vào văn học dân gian như một lẽ tự nhiên.
Sáng tác dân gian là nơi lưu giữ, Nn chứa những yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa lưu hành
trong nhân dân. Những yếu tố này phải được nghệ nhân dân gian chọn lựa kĩ lưỡng trước khi sáng tác và
được tập thể chấp nhận, tiếp nhận và lưu truyền. Tuy nhiên đi vào sáng tác dân gian những yếu tố đó
thường bị mờ nhạt đi, biến đổi đi và đậm chất dân gian, đôi khi không còn phân biệt được một cách rạch
ròi giữa yếu tố văn hóa và những quan niệm truyền thống của người dân. Vì vậy, khi đi khảo sát biểu
tượng lúa trong văn hóa đến văn học dân gian Việt Nam đã thấy xuất hiện sự dần biến đổi đó. Có những
sáng tác còn giữ được nét văn hóa thiêng liêng của biểu tượng lúa trong văn hóa xa xưa của người Việt cổ
(thần thoại, truyền thuyết) có những sáng tác khó có thể tìm được dấu vết của yếu tố văn hóa của biểu
tượng lúa trong đó (truyện ngụ ngôn)…
Trong văn hóa, biểu tượng lúa đã trở thành một biểu tượng văn hóa linh
thiêng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tượng trưng cho Trời – Đất, Âm – Dương,
cho sự no đủ sung túc. Chính nghề nông trồng lúa nước đã làm nảy sinh ra hầu hết
các lễ hội cổ truyền ở Việt Nam, tiêu biểu nhất như lễ hội hồn lúa có mặt ở hầu hết
các dân tộc Việt. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tạo ra trò chơi nông nghiệp góp phần
tạo ra sự đa dạng phong phú trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong nghệ thuật tạo
hình dân gian, biểu tượng lúa được sử dụng rất tinh tế mang ý niệm thiêng liêng,
tiêu biểu nhất như hình bông lúa được khắc lên mặt của trống đồng Đông Sơn, nó
cho thấy cây lúa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần
của con người.
Trong văn học dân gian, lúa luôn được hiện lên là một biểu tượng đẹp cao
quý. Như trong thần thoại của người Kinh lúa được sáng tạo ra bởi nữ thần lúa,

47
nàng là con của Ngọc Hoàng hay thần thoại của người Cao Lan lúa lại trở thành
những người bạn thân thiết của con người, mùa xuân tự ra ruộng sinh sống đến khi
chín tự bò về nhà để làm thức ăn cho con người. Trong thần thoại của người Pu Péo
lúa do thần Dé Ling tạo ra, người Mường có thần Tiên Tiên Mái Lúa. Cho dù xuất
hiện trong thần thoại của dân tộc nào thì lúa vẫn là biểu tượng cho sự cao quý đều
có nguồn gốc từ trên trời, đều do các đấng tối cao tạo ra, người thường không thể tự
tạo ra cây lúa. Còn trong ca dao biểu tượng lúa được hiện lên rât đa dạng phong phú
có khi lúa là biểu tượng cho vẻ đẹp của cô gái tuổi trăng tròn:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Có khi lại được ví cho người phụ nữ lỡ làng:
Mạ úa cấy lúa chóng xanh
Gái dòng chóng đẻ sao anh hững hờ.
Sự diễn hóa của biểu tượng lúa còn được thể hiện rõ trong sự diễn hóa của
biểu tượng này ở các thể loại của văn học dân gian và trong quan niệm của mỗi dân
tộc. Nếu như trong thần thoại và truyện cổ tích của các dân tộc (Kinh, Mường,
Khơme, Khơmú, Pu Péo…) thì biểu tượng lúa hiện lên mang những yếu tố linh
thiêng, được thờ phụng như những vị thần quan trọng của dân tộc. Còn trong truyền
thuyết thì biểu tượng lúa được dùng để lí giải lịch sử, được thần thánh hóa mang giá
trị lịch sử và được gìn giữ muôn đời cho các thế hệ con cháu.
Tiểu kết: Không chỉ có vị trí đáng kể trong đời sống văn hóa người Việt, cây
lúa còn được phản ảnh trong một số thể loại văn học dân gian. Điều này hoàn toàn
dễ hiểu, vì văn học thực chất là sự “phản chiếu” thực tại. Sự phản chiếu ấy, đi qua
lăng kính nhận thức của tác giả dân gian, ở mỗi thời đại có sự thay đổi cho phù hợp
với quan niệm thNm mỹ và nhu cầu sáng tác. Chính vì thế, những nét nghĩa hàm Nn
của biểu tượng lúa trong mỗi thể loại văn học dân gian là không giống nhau, khi
đậm khi nhạt, khi mờ khi tỏ… Và không phải lúc nào sự xuất hiện của hình ảnh lúa
cũng mang tính biểu tượng. Điều này cũng cho ta thấy rõ hơn tính chất vận động,
biến đổi của biểu tượng lúa, từ đời sống văn hóa đến văn học dân gian.

48
KẾT LUẬN

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó mật thiết với con người, làng quê Việt Nam.
Không chỉ là một thứ cây lương thực có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt
của con người, cây lúa còn là một biểu tượng độc đáo trong đời sống văn hóa, văn
học dân gian Việt Nam.
Từ cội nguồn văn hóa, biểu tượng lúa gắn liền với tín ngưỡng tôn sùng tự
nhiên của người Việt Nam, từ đó hình thành nên một hệ thống nghi lễ thờ thần lúa ở
khắp các vùng miền, các dân tộc… Tín ngưỡng hồn lúa, là sự phản ánh một cách
đầy đủ và chân thực nhận thức của con người đối với cây lúa, một trong những loại
cây lương thức thiết yếu nhất đối với đời sống sinh hoạt của cư dân nông nghiệp.
Bên cạnh đó, biểu tượng lúa còn xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình dân gian.
Đây là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức
những hình tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính.
Biểu tượng lúa được sáng tạo trong hội họa dân gian với những tác phNm tái hiện
toàn bộ công việc nhà nông, từ trồng đến thu hoạch lúa, cho thấy khát vọng về sự đủ
đầy, no ấm luôn thường trực trong tâm thức con người. Không những vậy, trong
nghệ thuật điêu khắc, lúa còn được chạm khắc tinh xảo và sống động trên hình
trống đồng Đông Sơn – vật thiêng, như một nét đẹp văn hóa của một đất nước nông
nghiệp… Những biểu hiện ấy đã khẳng định, vị thế của cây lúa trong đời sống văn
hóa của người Việt Nam.
Đến văn học dân gian, biểu tượng lúa vừa có sự kế thừa vừa có sự biến đổi các
nét nghĩa biểu trưng từ biểu tượng lúa trong đời sống văn hóa, thể hiện sự đa dạng
và phong phú trong phương thức thể hiện của tác giả dân gian. Đồng thời cho thấy
quy luật vận động tất yếu biểu tượng ở mỗi thời kỳ. Ban đầu, biểu tượng lúa được
khai thác với nét nghĩa “vật thiêng” có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con
người. Về sau, cùng với sự biến đổi của nhận thức, của quan niệm, của tâm lý sáng
tạo, ý nghĩa thiêng liêng của biểu tượng có phần giảm đi, ý nghĩa đời thường của
biểu tượng tăng lên. Từ vai trò “vật thiêng” trong đời sống văn hóa, đến biểu tượng

49
cho sự no đủ sung túc và rất đỗi linh thiêng trong thần thoại, truyền thuyết, cuối
cùng đi vào thơ ca dân gian, biểu tượng lúa dần có xu hướng được bình thường hóa.
Điều đó cho thấy “sự mất thiêng của tín ngưỡng nguyên thủy ở thời đại sau, sự
chuyển đổi quan niệm thNm mỹ về hình tượng” [4] một quy luật độc đáo trong sáng
tác văn học dân gian.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
[1]. Hoàng Bé (1987), “Những huyền thoại lúa nước và một số nét về kinh tế -xã
hội truyền thống ở người Tày”, Tạp chí Dân tộc học, số 4/1987.
[2]. Phan Hữu Dật (2010), “Trở lại tín ngưỡng ma thuật và sự phân loại ma thuật”,
Tạp chí Dân tộc học, số 5/2010.
[3]. Nguyễn Thị Bích Hà (2014), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân
gian, NXB ĐH Sư phạm.
[4]. Nguyễn Thị Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ
Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Giáo dục.
[5]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB
Giáo dục.
[6]. Nguyễn Thị Huế (2010), “Thần thoại về nguồn gốc cây lúa và sự phản ánh nét
văn hóa nông nghiệp lúa nước các dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Dân
gian, số 1/2010.
[7]. Nguyễn Thị Huế (2013), Thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam, Quyển 1,
NXB KHXH.
[8]. Trương Sĩ Hùng (2001), Thần thoại Đông Nam Á, NXB Văn hóa dân tộc
[9]. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2009), “Hình tượng chim - từ cội nguồn văn hóa đến
truyện cổ dân gian” Tạp chí khoa học, số 6, ĐHSP Hà Nội 2.
[10]. Mã Giang Lân (1993), Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục.
[11]. Vũ Ngọc Phan (2015), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học
[12]. Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa
[13]. Nguyễn Thị Mai Quyên (2015), “Không gian và xã hội nhìn từ dân tộc Tày”,
Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 10.
[14]. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
[15]. Nguyễn Thị Tuấn Tú (2009), “Nghệ thuật chạm khắc trên kiến trúc đình làng thế
kỉ 17 ở châu thổ sông Hồng”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3 (28).
Trang Web:

51
[17]. www.bachkhoatrithuc.vn – Cá Thác Lác đi xin lúa, thần thoại Việt Nam
[18]. www.bachkhoatrithuc.vn – Mẹ lúa, thần thoại Việt Nam
[19]. www.bachkhoatrithuc.vn – Nữ thần lúa, thần thoại Việt Nam
[20]. www.bachkhoatrithuc.vn – Sự tích cây lúa, thần thoại Việt Nam
[21]. www.bachkhoatrithuc.vn – Vì sao phải gặt lúa, thần thoại Việt Nam
[22]. http://vovinamus.com/forum/showthread.php?528-Truyền-Thuyết-Vua-Hùng-
Vương
[23]. http://www.chuonghung.com/dich-thuat-truyen-thuyet-ve-cay-lua-bai.html
[24]. http://www.chuonghung.com/dich-thuat-truyen-thuyet-ve-cay-lua-bai.html
[25]. http://tailieuvan.net/nghe-va-ke-lai-cau-chuyen-keo-cay-lua-len
[26]. http://isach.info/story.php?story=truyen-thuyet-hat-lua-than-dan-gian
[27]. http://truyenxuatichcu.com/truyen-thuyet-viet-nam/truyen-thuyet-banh chung-
banh-day.html
Tài liệu dịch:
[28]. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (2015), Từ điển văn hoá thế giới, tái bản
lần thứ 3, NXB Đà Nẵng.

52
PHỤ LỤC

Hình 1 – Bức tranh “Sinh hoạt nhà nông”


(http://vanminhluanuoc.weebly.com/cacircy-luacutea-trong-h7897i-ho7841---
dacircn-gian.html)

Hình 2 – Tranh cổ động sản xuất


(http://vanminhluanuoc.weebly.com/cacircy-luacutea-trong-h7897i-ho7841-
hi7879n-2737841i.html)

53
Hình 3 - Tranh sơn dầu “Chiều vàng” của Nguyễn Văn Nghinh
(http://vanminhluanuoc.weebly.com/cacircy-luacutea-trong-h7897i-ho7841-
hi7879n-2737841i.html)

Hình 4 - Hình ảnh đôi nam nữ trong lễ hội cầu mùa đang giã gạo
in trên trống đồng Đông Sơn
(http://vanminhluanuoc.weebly.com/cacircy-luacutea-trong-ngh7878-thu7852t-
272iecircu-kh7854c---th7900i-x431a.html)

54
Hình 5 – Tác ph:m điêu khắc “Hạt giống” của Bùi Hải Sơn
(http://vanminhluanuoc.weebly.com/cacircy-luacutea-trong-ngh7878-thu7852t-
272iecircu-kh7854c-hi7878n-2727840i.html)

Hình 6 – Phù hiệu công an nhân dân Việt Nam


(https://www.google.com/search?q=ph%C3%B9+hi%E1%BB%87u+c%C3
%B4ng+an&biw=1366&bih=598&tbm=isch&imgil=EQ_Q4W4PwtRsNM%Quy-
dinh-moi-ve-Cong-an-hieu-phu-hieu-Cong-an-nhan-dan-)

55
Hình 7 – Biểu tượng của ASEAN
(https://www.google.com/search?q=bi%E1%BB%83u+t%C6%B0%E1%BB
%A3ng+asean&oq=bi%E1%BB%83u+t%C6%B0%E1%BB%A3ng+asean&aqs=c
hrome..69i57.15274j0j1&sourceid=chrome&ie=UTF-8)

Hình 8 – Quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(https://www.google.com/search?q=Quốc+huy+của+nước+Cộng+hòa+xã+hội+chủ
+nghĩa+Việt+Nam)

56

You might also like