You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

KHOA VIỆT NAM HỌC & TIẾNG VIỆT

-------------------------------

BÀI THU HOẠCH


NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÀNG LỤA
VẠN PHÚC

Nhóm thực hiện: Nhóm 3


Sinh viên trường: ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn
Khoa: Việt Nam học & Tiếng Việt
Lớp: K65 Việt Nam học

Hà Nội, 2020

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

KHOA VIỆT NAM HỌC & TIẾNG VIỆT

-----------------------------

BÀI THU HOẠCH


NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÀNG LỤA
VẠN PHÚC
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Thành viên:
1. Đỗ Thị Ngọc Huyền
6. Hà Thùy Dung
2. Trần Lan Anh
7. Vy Gia Linh
3. Vũ Thị Lan Anh
8. Hà Kiều Trang
4. Nguyễn Lan Anh
9. Tô Văn Toàn
5. Mai Sương Nhi

Hà Nội, 2020

2
MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................4

Phần II. NỘI DUNG..................................................................................................5

I. Khái quát chung về làng lụa Vạn Phúc:...........................................................5

1. Sự hình thành và phát triển:..........................................................................5


2. Khái quát chung về hoạt động chính:...........................................................6
3. Quy trình sản xuất lụa Vạn Phúc truyền thống:............................................8

II. Vẻ đẹp truyền tống của làng lụa Vạn Phúc:...................................................10

1. Trong ngành lụa cổ truyền Việt Nam:........................................................10


2. Nét riêng so với các làng nghề truyền thống khác ở Việt Nam:.................11

PHẦN III: KẾT LUẬN...........................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................13

PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3
1. Tên đề tài: “NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÀNG LỤA VẠN PHÚC”

2. Phạm vi tìm hiểu:


Khu vực: Làng lụa Vạn Phúc (Q. Hà Đông – Hà Nội) từ khi ra đời đến nay
Nội dung tìm hiểu:
- Khái quát chung về lịch sử hình thành và phát triển làng lụa Vạn Phúc
- Khái quát quy trình dệt lụa Vạn Phúc truyền thống
- Nét truyền thống và đặc trưng riêng của làng dệt lụa cổ truyền Vạn Phúc
so với các làng nghề truyền thống khác của Việt Nam

3. Phương pháp tìm hiểu:


- Phương pháp thu thập thông tin: Khảo sát thực tế, phỏng vấn người dân
địa phương, quay chụp quá trình sản xuất lụa, …
- Phương pháp xử lí thông tin: Xử lí số liệu, ….

4. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, đặc
biệt là vùng châu thổ sông Hồng. Với đặc trưng của nền sản xuất nông
nghiệp mùa vụ vàchế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn
liền với lịch sử thăng trầmcủa dân tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại
và phát triển cùng với sự pháttriển của xã hội, của đời sống cộng đồng và
dần dần được qui về các khái niệm nhưng nghề truyền thống, nghề cổ
truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công… Vì vậy, có thể nhận thấy
các làng nghề truyền thống có một vai trò quan trọngtrong nền kinh tế hiện
đại. Bên cạnh đó là góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống Việt
Nam.  Làng nghề truyền thống không chỉ là biểu hiện của văn hóa Việt Nam
mà các sản phẩm của làng nghề truyền thống còn được coi như hàng hóa có
giá trị thương mại rất tiềm năng. Và nói đến nghề thủ công thì nước ta có tới
trăm vạn làng nghề nhưng sớm nhất vẫn là nghề tầm tang canh cửi hay trồng
dâu, nuôi tằm, dệt lụa... Và làng lụa Vạn Phúc - quận Hà Đông - Hà Nội là
một minh chứng tiêu biểu cho làng nghề thủ công của Việt Nam - đây là một
trong những làng nghề có truyền thống lâu đời bậc nhất ở nước ta.

4
Là sinh viên của ngành Việt Nam học, không chỉ biết về lịch sử, chính
trị hay văn minh thế giới... , việc tìm hiểu về làng nghề thủ công của Việt
Nam là điềucần thiết khi dẫn khách du lịch về thăm Hà Nội hay đơn giản chỉ
là để hiểu thêm về cuộc sống vất vả và sự khéo léo tài tình của cha ông ta
khi xưa.

Chính vì những điều trên mà nhóm chúng em quyết định tìm hiểu sâu
về làng lụa Vạn Phúc để hiểu rõ hơn về lịch sử làng nghề cũng như kĩ thuật
làm nghề thủ công xưa kia nói chung và làm lụa nói riêng. Trong một buổi
thực tế tại làng Vạn Phúc, nhóm chúng em đã có điều kiện để tìm hiểu về
lịch sử và cách làm lụa tại đây, những gì thu hoạch được trong bài báo cáo
này đã giúp chúng em có thêm không chỉ kiến thức về lụa mà hiểu rõ về
những công đoạn, quy trình làm ra một tấm lụa vất vả và gian nan như thế
nào, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân những tấm lụa mang trong
mình nhiều giá trị vô giá.

Phần II. NỘI DUNG


“NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÀNG LỤA VẠN PHÚC”

5
I. Khái quát chung về làng lụa Vạn Phúc:

1. Sự hình thành và phát triển:

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông,
nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một trong hơn 1.000 làng
nghề truyền thống đã và đang tồn tại ở Việt Nam, làng lụa Vạn Phúc là một
trong những làng nghề truyền thống có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời
nhất Việt Nam.

Ban đầu, làng Vạn Phúc vốn mang tên Vạn Bảo, do kị húy nhà
Nguyễn nên đã đổi tên thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây
khoảng hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái
thú Giao Chỉ từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy
dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được tôn làm thành
hoàng làng.

Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội
chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản
phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Từ 1958 đến 1988, sản
phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất khẩu sang các nước Đông Âu, từ
1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần thu ngoại tệ về cho
Việt Nam(1).

Những căn cứ trên đã cho thấy sự tồn tại lâu đời và phát triển bền
vững của làng nghề truyền thống trong lòng thủ đô.

2. Khái quát chung về hoạt động chính:

a) Hoạt động sản xuất:

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, lụa Vạn Phúc đến nay đã trở
thành thương hiệu nổi tiếng, đi vào nhiều áng văn thơ như một nét văn hóa
giàu bản sắc của dân tộc. Diện mạo làng lụa Vạn Phúc cũng đổi thay với

6
những nếp nhà mới mọc lên san sát, những cửa hàng trưng bày và giới thiệu
sản phẩm lụa tấp nập người bán, người mua.

Theo thống kê, làng nghề Vạn Phúc hiện có trên 1.000 máy dệt, gần
800 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống. Hàng
năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của
toàn bộ làng nghề (tương đương 27 tỷ đồng), đồng thời góp phần giải quyết
việc làm cho khoảng 400 lao động địa phương(2).

Ngoài các hoạt động sản xuất chính, làng lụa Vạn Phúc còn có mô
hình hợp tác xã Vụn Art – nơi biến “rác” thành ‘vàng”. Hợp tác xã Vụn Art
được thành lập với mong muốn giúp đỡ người khuyết tật có công việc ổn
định, tạo ra thu nhập bằng chính sự sáng tạo cuẩ bản thân mình. Từ những
mảnh vải vụn tưởng như bỏ đi, qua bàn tay cần cù và tỉ mỉ của người khuyết
tật đã trở thành những bức tranh dân gian đầy màu sắc. Sau thời gian 3 năm
đi vào hoạt động, nơi đây đã trở thành mái nhà chung giúp những con người
khiếm khuyết có thêm động lực vào cuộc sống(3).

b) Hoạt động kinh doanh:

Dần dần trong làng đã bắt đầu hình thành một số doanh nghiệp kinh
doanh có quy mô lớn, vì vậy sản phẩm lụa cũng phong phú và đa dạng hơn
như lụa, gấm, the, lĩnh, đũi… với nhiều tên gọi khác nhau: băng hoa, long
phượng, mây bay, tứ quế, sa trơn, the trơn, đũi hoa, vân thọ đỉnh… Họa tiết
trang trí trên lụa theo 4 chủ đề: động vật (hình tượng tứ linh, lưỡng long
song phượng, song hạc, ngũ phúc, quần ngư vọng nguyệt…); thực vật (gồm
tùng, cúc, trúc, mai, hoa hồng…); đồ vật (cuốn thư, đồng tiền, lẵng hoa, bình
cổ, đèn lồng); hình họa (chữ thọ - điền, hình vuông…). Tất cả được thêu tỉ
mỉ, chau chuốt dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng lụa, tạo nên
những sản phẩm tinh xảo và giàu thẩm mỹ.

Một trong những điều du khách không thể nào bỏ qua trong khi đến
ghé thăm làng lụa Vạn Phúc chính là các gian hàng trong chợ. Chợ lụa Vạn
Phúc – nơi “cần gì có đó”, là nơi quảng bá, giới thiệu và buôn bán các sản
phẩm về lụa. Ở Vạn Phúc hình thành 3 dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng
nằm san sát nhau, màu sắc sặc sỡ, trưng bày, buôn bán với các sản phẩm
phong phú, đa dạng. Ngày xưa, lụa Vạn Phúc chỉ may được áo cánh, áo sơ

7
mi. Nhưng hiện tại, người nghệ nhân đã sáng tạo hơn khi biết kết hợp để
may vest, các bộ váy hiện đại, hợp thời…Chất liệu chính vẫn là tơ tằm
nhưng để phong phú hơn thì đã có sự kết hợp với nhiều chất liệu vải khác để
cho ra các dòng sản phẩm mới, có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị
truờng. Các dòng sản phẩm ở đây rất đa dạng từ nón lá bọc lụa, túi lụa, đồ
chơi thú làm từ luạ, … Giá cả dao động trong khoảng 120.000-450.000. Đặc
biệt, áo dài là một sản phẩm không thể quên khi nói về lụa Vạn Phúc. Các
mẫu áo dài ở đây khá đa dạng từ mẫu mã, màu sắc và giá thành cũng khá
cao, có thể lên đến hàng triệu đồng(4).

Các sản phẩm lụa ở Vạn Phúc cũng đa dạng không kém từ lụa tằm
bóng, lụa se tằm, lụa tơ tằm đũi, … đều được bán với giá từ 230.000-
550.000 đồng/mét. Và dòng lụa nổi tiếng nhất của Vạn Phúc chính là lụa
vân. Loại lụa này được ưa chuộng như vậy bởi chất liệu mỏng mịn, không
nhăn, không dạt sợi, có cả hoa văn nổi và hoa văn chìm. Hiện tại thì loại lụa
vân này đang được bán với giá 460.000 đồng/mét(5).

Với chất lượng đã được khẳng định qua hàng trăm năm, vượt qua
giá trị hàng hóa đơn thuần, lụa Vạn Phúc đã trở thành biểu tượng văn hóa
của vùng đất Hà Đông cũng như của người dân Việt.

3. Quy trình sản xuất lụa Vạn Phúc truyền thống:

Trồng dâu, nuôi tằm:


Đây là công đoạn đầu tiên và vô cùng quan trọng khi bắt đầu việc tạo
ra một tấm vải lụa hoàn hảo. Chất lượng của tơ thu được ra sao hoàn toàn
phụ thuộc vào quá trình chăm tằm. Nuôi tằm rất vất vả, phải theo dõi tằm
thường xuyên. Khi tằm lớn, người nuôi còn cần phải làm né – là nơi để tằm
nhả tơ, tạo kén. Khi tằm đã hoàn thành quá trình tạo kén của mình, đó cũng
là lúc nghệ nhân lựa kén để chuẩn bị cho công việc tiếp theo, tránh để tằm
lột bỏ vỏ kén thành ngài.

Lấy tơ:

8
Kéo kén: các nghệ nhân phải chọn những kén già có chất lượng để
tiến hành (hay nói cách khác là kéo các sợi tơ từ kén con tằm đã đóng).
Trước đây, công đoạn này được thực hiện bằng tay, tuy nhiên ngày nay đã
được máy móc thực hiện.
Guồng tơ: Xong công đoạn kéo kén, các sợi tơ dài sẽ được chuốt
thẳng và bước vào công đoạn guồng tơ. Đây là công đoạn phải làm thủ công
để tránh bị rối tơ khi cho vào guồng.

Chuẩn bị và dệt vải:

Mắc cửi:Các sợi tơ được bố trí xen kẽ nhau và đều tập trung về chiếc
máy mắc cửi. Tại máy mắc cửi luôn có một người túc trực để điều chỉnh và
phát hiện ra các lỗi kỹ thuật nếu có. Đây là công đoạn chuẩn bị đủ một lượng
tơ nhất định cho từng loại mặt hàng được tính theo khổ ngang của lụa.

Nối cửi: Đây là giai đoạn trung gian quan trọng nhất đòi hỏi người nối
cửi vừa phải có kinh nghiệm, vừa phải khéo léo, tỉ mỉ. Những sợi tơ được
nối với nhau tỉ mẩn. Chỉ cần một sai sót nhỏ ở công đoạn này, khi dệt sẽ
hỏng cả tấm lụa.

Sau khi mắc cửi và nối cửi xong, hệ thống các sợi tơ sẽ đưa vào máy
dệt. Tại đây, các nghệ nhân cũng phải túc trực 24/24 để phát hiện ra lỗi hoặc
tiếp sợi tơ khi cần. Nghệ nhân này đang căng mắt nhìn theo từng nhịp máy,
bởi chỉ cần một lỗi nhỏ là cả tấm lụa sẽ không thể thành phẩm. Đôi khi các
nghệ nhân vẫn phát hiện ra lỗi khi dệt, hoặc khi ống sợi tơ hết thì ngay lập
tức phải cho máy dừng để tiếp tơ.

Những tấm lụa thô vừa được dệt xong đã hiện rõ hoa văn trên đó.
Theo các nghệ nhân, những hoa văn này được đồ họa sẵn trên máy theo mẫu
hoặc theo đơn của khách và khi dệt sẽ ra luôn chứ không phải hoa văn thêu
như một số mặt hàng nhái lụa Vạn Phúc. Sau khoảng 2-3 ngày dệt, ống lụa
dài được khoảng 45-50m sẽ được tháo dỡ và mang đi nhuộm.

9
Nhuộm vải:
Trước khi nhuộm, lụa phải được mang đi nấu tẩy để tẩy bỏ tạp chất.
Để có màu tấm lụa đẹp, công đoạn nhuộm vô cùng quan trọng, nhất là khâu
pha chế thuốc nhuộm theo tỉ lệ hợp lý của từng loại màu khác nhau.

Phơi lụa:
Lụa nhuộm xong được đem đi giặt, sau đó sẽ được các nghệ nhân thực
hiện công đoạn sấy lụa. Trước đây, điều kiện thời tiết thuận lợi, có nhiều
không gian thì lụa được nhuộm xong mang ra phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Các cây lụa sau đó sẽ được trưng bày hoặc giao cho các đại lý chuyên về tơ
lụa.
Để tránh tình trạng hàng nhái, lụa Vạn Phúc thường được in chìm tên
thương hiệu “Van Phuc Silk” trên mép.

Thành phẩm:

Sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc cực kỳ đa dạng về màu sắc, phong
phú, đa dạng về chủng loại như gấm, lụa, the, sa… Dù trong bất kỳ thời tiết
nào thì lụa vẫn cho người dùng cảm giác rất thoải mái và dễ chịu. Trong lịch
sử, lụa Vạn Phúc đã từng được dùng để may quốc phục, hơn nữa được ưa
chuộng dưới triều nhà Nguyễn.

Các sản phẩm dệt của làng lụa Vạn Phúc đều là các tác phẩm nghệ
thuật đạt đến độ xuất sắc. Hàng lụa trơn mịn, mềm mại. Hàng dệt hoa với
những màu sắc khi óng ánh, khi trang nhã, hoa văn lúc chìm, lúc nổi.

II. Vẻ đẹp truyền tống của làng lụa Vạn Phúc:

1. Trong ngành lụa cổ truyền Việt Nam:

Lụa Vạn Phúc vốn là một thương hiệu lụa nổi tiếng của Hà Đông nói
riêng và lụa Việt Nam nói chung. Không chỉ là chất lượng, vẻ đẹp mà còn là
những giá trị truyền thống của những làng nghề và các nghệ nhân đã góp
phần dệt nên những tấm lụa chất lượng, giá trị thẩm mĩ cao. Dòng lụa nổi
tiếng nhất của làng Vạn Phúc chính là lụa vân, mang đặc trưng riêng của

10
dòng lụa Vạn Phúc nói chung mà không bị hòa chung với các làng nghề
truyền thống khác. Loại lụa này nổi bật nhất trong các loại lụa ở Vạn Phúc
bởi những loại hoa văn được thêu nổi trên bề mặt tấm lụa. Đồng thời, đây
cũng là loại lụa mỏng nhẹ nhất trong tất cả các loại lụa, mang lại cảm giác
thoải mái nhất cho người mặc.

Nhắc đến nét riêng cuả lụa Vạn Phúc, anh Hiếu – con trai nghệ nhân
Phạm Khắc Hà cho biết: “Lụa Vạn Phúc chính thống được dệt từ tơ tằm nên
chất lụa rất mềm, vô cùng thoáng mát khi mặc và giá thành rất cao […] Lụa
tơ tằm này khi mặc bị đổ mồ hôi thì cũng không có mùi vì tính khử mùi rất
cao. Hơn nữa loại lụa này còn đặc biệt ở chỗ, khi đốt sẽ có mùi rất khét, sợi
tơ sẽ bị vón cục nhưng khi lấy tay tán ra phần tro sẽ tan ra ngược lại với loại
lụa được dệt bằng sợi tổng hợp khi đốt lên cũng vón cục nhưng không tán
được mà đặc sệt lại”.

Chính vì vậy mà mỗi khi nhắc đến lụa vân người ta không thể nhầm
lẫn nó với bất kỳ một loại lụa nào khác, giúp khẳng định thương hiệu cho
chính bản thân loại lụa này cũng như lụa Vạn Phúc nói chung.

Không chỉ có lụa vân, gấm cũng là loại vải góp phần làm nên nét đặc
trưng riêng chỉ có ở lụa Vạn Phúc. Vốn có giá trị cao như vậy bởi gấm chính
là loại vải khó dệt nhất. Trong dân gian vẫn truyền tụng rằng “gấm chính là
vương hậu của làng tơ lụa”(6). Từ thời Lê chỉ có duy nhất làng Vạn Phúc
mới đạt đến trình độ kỹ thuật dệt tinh xảo nhất để dệt nên những dải gấm.
Qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, những loại tơ lụa truyền thống
được lưu truyền từ đời này sang đời khác, góp phần giúp cho tên tuổi làng
dệt Vạn Phúc càng ngày càng được củng cố và lan rộng với người Việt Nam
và bạn bè quốc tế.

2. Nét riêng so với các làng nghề truyền thống khác ở Việt Nam:

Sự nổi tiếng cũng như nét đẹp tinh tế của những tấm lụa Hà Đông đã
trở thành cảm hứng nghệ thuật cho biết bao thế hệ những nhà thơ, nhà văn.

11
Nói về những tấm lụa tinh xảo ấy, trong bài hát “Áo lụa Hà Đông” của nhạc
sĩ Ngô Thụy Miên có câu:
“ Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng ”

Năm 2010, bộ phim cùng tên của đạo diễn Lưu Huỳnh đã ra mắt và
đạt giải Cánh diều vàng và giải Liên hoan phim Việt Nam xuất sắc nhất
cùng một số giải thưởng khác(7).

PHẦN III: KẾT LUẬN

12
Những điều trên đã phần nào cho thấy vị thế cũng như tên tuổi của lụa
Vạn Phúc trong số những làng nghề có tên tuổi khác của Việt Nam. Để có
được những tấm lụa tinh xảo, thương hiệu làng Vạn Phúc cũng đã trải qua
bao thăng trầm, khi thì bị cạnh tranh bởi những loại vải bền hơn, khi thì bị
người dân quay lưng khi có một số sản phẩm hàng nhái kém chất lượng trà
trộm vào làm giảm tiếng tăm.

Mặc dù đã xảy ra nhiều biến cố, nhờ tấm lòng keo sơn và tình cảm với
lụa Vạn Phúc mà những người nghệ nhân đã bên lòng, vượt qua thử thách để
một lần nữa tên tuổi làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông trở thành một trong
những làng nghề nổi tiếng nhất, chất lượng nhất của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1), (4), (6) Làng lụa Vạn Phúc – Wikipedia tiếng Việt

13
(2) Tổng cục Du lịch

(3) Vụn Art - Gom vụn vẽ giấc mơ

(5) Lụa Vạn Phúc, cái nôi lụa gấm, giá thành hợp lý - VietNamNet

14
15
16
17

You might also like