You are on page 1of 26

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề .......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu........................................................2
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................2
3.2 Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
4. Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu................................................2
4.1 Cơ sở nghiên cứu.........................................................................................2
4.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
5. Bố cục nghiên cứu...............................................................................................3

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ LÀNG LỤA TÂN CHÂU, AN GIANG..............4


1 Vị trí......................................................................................................................4
2. Tơ lụa Tân Châu có từ lúc nào?........................................................................4
3. Quy trình sản xuất tơ lụa...................................................................................5
3.1 Nguyên liệu sản xuất tơ lụa........................................................................5
3.2 Quy trình sản xuất tơ lụa Tân Châu.........................................................7
CHƯƠNG 2: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TƠ LỤA TÂN
CHÂU ....................................................................................................................10
1. Thuận lợi............................................................................................................10
2. Khó khăn...........................................................................................................10
3. Hướng phát triển..............................................................................................11
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC NÉT TRUYỀN THỐNG CỦA
NHỮNG CON NGƯỜI LÀNG QUÊ XỨ LỤA..................................................12
1. Chật vật giữ hồn "Lãnh Mỹ A".......................................................................15
2. CHÙM ẢNH ĐẸP VỀ LÀNG TƠ LỤA TÂN CHÂU ...................................18
KẾT LUẬN............................................................................................................23
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Xứ lụa Tân Châu với mặt hàng vải lãnh Mỹ A từ lâu đã nổi tiếng khắp Nam Kì
lục tỉnh thế nhưng thời gian gần đây với những khắc khe của quy luật kinh tế
thị trường thì lụa Tân Châu đã không còn phổ biến nữa.
“Trai nào thanh bằng trai sông cửa
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Thờ cha kính mẹ quản đâu nhọc nhằn”
Hơn trăm năm trước vùng đất Tân Châu đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa
và là nơi cho ra đời thứ lụa độc nhất vô nhị “lãnh Mỹ A” mà bất kì người phụ
nữ nào ở thế kỉ XX cũng đều quen thuộc, xứ lụa vang danh cũng đã đi vào thơ
ca đi vào lòng người.
“Bên nàng mặc lãnh Mỹ A
Đưa đò sang chợ tưởng xa quá gần”
Câu ca dao hàm ý lụa Tân Châu càng tôn thêm nét duyên cho người con gái
khiến cho người đưa đò cảm thấy khoảng cách dòng sông như ngắn lại.
Kinh tế Việt Nam đang ngày một đi lên, tuy nhiên trong quá trình hòa nhập vào
sự phát triển sôi động của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được
hầu hết những yêu cầu thương mại. Doanh nghiệp Việt nam gặp khá nhiều khó
khăn trong giao thương với nước bạn như hệ thống pháp lý, chất lượng sản
phẩm, khả năng sản xuất, tiêu chuẩn kĩ thuật…Hiện nay đa số những mặt hàng
xuất khẩu củaViệt Nam tập trung vào nguyên vật liệu, khoáng sản, sản phẩm
thô…Đây cũng là điều dễ hiểu bởi nước ta chỉ vừa mới đổi mới và phát triển.
Khắc phục điểm yếu, tận dụng điểm mạnh, tuy chưa thể xuất khẩu những mặt
hàng có chất lượng công nghệ cao, nhưng Việt Nam lại có lợi thế về hàng thủ
công mỹ nghệ, những sản phẩm truyền thống lâu đời làm nên một dân tộc có
nền văn hóa thâm sâu, rực rỡ. Những nếp lụa Việt Nam mềm mại, mượt mà
từng nổi tiếng khắp khu vực: lụa Vĩnh Phúc, Hội An…Trong đó có Tân Châu
với lãnh Mỹ A một thời.

Qua đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Lãnh Mỹ A- Lụa Tân Châu tinh
hoa thủ công Việt” để làm rõ hơn những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự
mai một dần của làng nghề truyền thống ở Tân Châu, cũng như, quá trình
khôi phục, gìn giữ và phát triển kết quả,

1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm qua, có khá nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến
Làng lụa Lãnh Mỹ A - Tân Châu. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu,
mỗi tác phẩm lại hướng tới những nội dung khía cạnh khác nhau. Chính
vì thế, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
hệ thống, chi tiết về Lãnh Mỹ A lụa Tân Châu
Huỳnh Minh-Nguyễn Văn Kiềm(2003). Tân Châu xưa. Tân Châu. Nhà xuất
bản Thanh Niên.
Lê Ngọc Luật(1977). Nước Việt Nam thống nhất. Tp.HCM. Nhà xuất bản Giáo
Dục.
http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/ve-tham-xu-lua-tan-chau-
20150803153934860.htm

https://dksansangisy.com/bau-vat-song-cua-van-hoa-dong-bang-lua-to-tam-
lanh-my-a-an-giang

Như vậy, thông qua tất cả các tài liệu trên, các nhà nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở một góc độ khía cạnh nào đó, chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, khoa học. Vì thế, tôi lựa chọn
đề tài: “Lãnh Mỹ A-Lụa Tân Châu tinh hoa thủ công Việt”
nhằm tìm hiểu về quy trình sản xuất, nguyên liệu, quá trình khôi phục
làng nghề truyền thống thủ công này.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Như tên gọi của đề tài, tôi chỉ tập trung vào việc tìm hiểu,
nghiên cứu những nét cơ bản nhất về làng lụa Lãnh Mỹ A- Tân Châu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu chính của đề tài là Tân Châu
+ Đề tài nghiên cứu Lụa Lãnh Mỹ A- Tân Châu tinh hoa thủ công Việt.
3.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài này nhằm khắc họa những nét cơ bản nhất về làng lụa
Tân Châu: quá rình sản xuất, nguyên liệu sản xuất, những thuận lợi, khó
khăn cũng như những hướng phát triển sắp tới.
4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở tư liệu
Để hoàn thành tiểu luận này tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu chính là
các tài liệu trên trang web cũng như một số công trình nghiên cứu đã
được công bố và các nguồn tài liệu khác.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi chủ yếu sử dụng phương pháp
lịch sử và phương pháp logiccó tính chất biện chứng với nhau.
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã có quá trình sưu tầm, tổng hợp và hệ
thống các tài liệu, đánh giá của bản thân dựa trên quan điểm Macxit.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm:
Chương 1 TÌM HIỂU VỀ LÀNG LỤA TÂN CHÂU, AN GIANG
1 Vị trí
2. Tơ lụa Tân Châu có từ lúc nào?
3 Quy trình sản xuất tơ lụa Tân Châu
3.1 Nguyên liệu để làm tơ lụa
3.2 Quy trình sản xuất tơ lụa Tân Châu
Chương 2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TƠ LỤA TÂN CHÂU
1. Thuận lợi
2 .Khó khăn
3 .Hướng phát triển

Chương 3 QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC NÉT TRUYỀN THỐNG CỦA NHỮNG
CON NGƯỜI LÀNG QUÊ XỨ LỤA
1. Chật vật giữ hồn và phát triễn“ Lãnh mỹ A’’
2. Chùm ảnh đẹp về làng tơ lụa Tân Châu
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ LÀNG LỤA TÂN CHÂU, AN GIANG
1. Vị trí
Làng tơ lụa Tân Châu thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, nằm ở phía Tây
Bắc của tỉnh An Giang. Tại thị xã Tân Châu thì có nhiều làng nghề truyền
thống như: làng nghề dệt chiếu Tân Châu, làng nghề dệt thổ cẩm Châu Phong,
làng nghề dệt tơ lụa Tân Châu……
Đặc biệt, nổi tiếng nhất vẫn là làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu. Và khi
nhắc đến Tân Châu, thì người dân nơi đây thường gọi với một cái tên khá trìu
mến là “Xứ lụa Tân Châu” và với câu thơ khá là dễ thương:
“Trai nào thanh bằng trai sông Của
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn”

2. Tơ lụa Tân Châu có từ lúc nào?


Nói đến tơ lụa thì người ta thường nghĩ đến làng Vạn Phúc Hà Nội – Quê
hương của sản phẩm tơ lụa đẹp của cả nước. Tuy nhiên, tại miền quê An Giang
cũng nổi tiếng vớ nghề tơ tằm. Chỉ cần nghe đến tên Tân Châu thì mọi người
đều biết đó là xứ lũa Tân Châu
Tân Châu thời xưa do Nguyễn Văn Kiềm biên tập nổi tiếng rộng khắp miền
Nam với nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa.
Và tên gọi lãnh Mỹ A cũng ra đời từ đó và gọi là xứ tầm tang. Đến năm 1909,
nhận thấy điểm sáng của nghề dệt tơ lụa, thực dân Pháp đã đồng ý và khôi phục
lại quận Tân Châu thành 1 công sở có tên gọi là sở canh nông.
Chính nghề trồng dâu nuôi tằm đã trở thành nghề kiếm cơm cho người dân Tân
Châu.
Cũng nhờ có nghề này mà cuộc sống của người dân nơi đây đã trở nên khấm
khá hơn. Nhiều ông chủ trồng dâu thì phát tài ngỡ ngàng, tiêu xài rất mạnh tay
như công tử Bạc Liêu.
Thế nên, thời đó, Tân Châu được ví như là “xứ bòn vàng”. Sản phẩm tơ lụa
Tân Châu nghệ thuật bahaus theo đó đã được vươn xa, không chỉ tiêu thụ khắp
đất trời miền Nam mà còn được xuất khẩu sang Campuchia và Lào.
Những tấm lụa mềm đủ sắc màu (Ảnh: Internet)

3. Quy trình sản xuất tơ lụa


Về Tân Châu, ngoài được chiêm ngưỡng những mảnh lụa nõn nà, mềm mại với
nhiều sắc màu đẹp mắt như: màu hồng, màu xanh, màu tím…..
Thì bạn nhớ phải tìm hiểu và trải nghiệm với quy trình sản xuất tơ lụa nơi đây
nhé.
Để tạo ra được chất vải mềm bóng, mượt mà, thướt tha thì tơ lụa Tân Châu
cũng phải làm theo khá nhiều công đoạn, với sự tỉ mỉ cẩn thận nghiêm ngặt của
người làm nghề: từ chuẩn bị nguyên vật liêu, quy trình sản xuất, nhuộm lụa…
3.1. Nguyên liệu để làm tơ lụa
Công đoạn đầu tiên để sản xuất ra sản phẩm tơ lụa Tân Châu thì không thể
thiếu nguyên vật liệu sản xuất đó chính là tơ tằm và trái mặc nưa.
– Tơ tằm Bảo Lộc
Tơ tằm được nhập từ Bảo Lộc – Lâm Đồng (Ảnh: Internet)
Trước đây, lụa Tân Châu nổi tiếng với những khu vườn trồng dâu, nuôi tằm trải
dài trên những cánh đồng. Thế nên, khi sản xuất tơ lụa thì người dân hay sử
dụng vật liệu tại quê trồng được.

Nhưng trong những năm trở lại đây, việc trồng dâu nuôi tằm đã bị người dân
phá bỏ thay thế cho việc trông các loại cây khác. Thế nên, nguyên liệu tơ tằm
lại phải được nhập từ Bảo Lộc – Lâm Đồng.
– Trái mặc nưa
Nguyên liệu thứ hai đó chính là trái mặc nưa. Đây chính là dòng nguyên liệu vô
cùng quan trọng trong quy trình sản xuất nghệ thuật cho trẻ em tơ lụa Tân Châu
các bạn nhé. 
Trái mặc nưa
Cây mặc nưa là dòng cây gỗ có màu đen, lá mỏng, trái trùm cho quả tròn trĩnh
giống như loại quả nhãn.
Quả mặc nưa sau khi được thu hoạch thì sẽ được người dân phân loại lớn nhỏ
khác nhau. 
Để lấy được dung dịch từ quả mặc nưa, người Tân Châu sẽ phải đem giã nát
chúng ra bằng cối đá hoặc cho vào nghiền máy rồi hòa đều với nước sẽ cho ra
dung dịch với màu vàng sánh đẹp óng ánh.
Cái hay của dung dịch này khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ thì từ màu
vàng sánh chúng sẽ chuyển sang màu đen tuyền óng ả để nhuộm vải.
3.2. Quy trình sản xuất tơ lụa Tân Châu
Quá trình sản xuất tơ lụa Tân Châu cũng khá là gian nan, vất vả. Bởi công đoạn
dệt lên 1 cây tơ lụa Tân Châu đòi hỏi mất nhiều thời, công sức, và nhiều công
đoạn khác nhau.
– Công đoạn chọn tơ
Để cho ra sản phẩm tơ lụa Tân Châu chất lượng thì việc chọn tơ khá là quan
trọng.
Lúc này, người thợ đều phải chọn loại tơ tằm cực chất nghĩa là chọn tơ phải
đẹp, đều sợi và tiến quay móc củi, sau đó mới cho lên khung dệt. Khi đã dệt
xong, lúc này người thợ bắt đầu làm công đoạn phẩm màu.
– Công đoạn nhuộm màu
Công đoạn nhuộm lụa (Ảnh: Internet)

Người thợ dùng hết công sức để vắt lụa sạch nước (Ảnh: Internet)
Đây là công đoạn được xem là quan trong nhất và kỳ công nhất quyết định sản
phẩm tơ lụa có đẹp hay không? Lúc này, người thợ nhuộm sẽ phải nhúng
những tấm lụa dài vào nước mặc nưa khi đã được xay nhuyễn khoảng 100 lần
sao cho từng sợ tơ lụa được thấm đều.
Mỗi lần nhúng lụa thì người thợ lại phải dùng tay vắt kỹ nước rồi mới đem đi
phơi khô.
– Công đoạn phơi khô

Sau khi nhuộm và vắt sạch nước thì lúc này người thợ sẽ đem đi phơi nắng
trong vòng 4 nắng/ngày.
Việc phơi lụa cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu phơi lụa lúc mưa hay
lúc nắng yếu thì chất lụa sẽ kém chất lượng. Sản phẩm tơ lụa Tân Châu tốt hay
không ngoài phụ thuộc vào công đoạn nhuộm thì còn phụ thuộc vào thời gian
phơi là 40 – 45 ngày.
Từ đó, sản phẩm tơ lụa sẽ tiếp tục cuộc hành trình mới để trở thành trang phục
thời trang cao cấp dưới sự sáng tạo tài hoa của nhà thiết kế thời trang.
CHƯƠNG 2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TƠ LỤA TÂN
CHÂU
1. Thuận lợi
Với lịch sử lâu đời truyền thồng thống, làng nghề tơ lụa Tân Châu, Lãnh Mỹ A
đã tạo thành thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến sánh ngang tầm
với làng lụa Vạn Phúc – Hà Nội.
Sản phẩm lụa Tân Châu đều được tạo từ những dòng nguyên liệu tự nhiên mà
không làng nghề nào có được. Thế nên, sản phẩm tơ lụa Tân Châu sản xuất đến
đâu thì tiêu thụ hết đến đó và hiếm khi bị tồn đọng lại.

2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, thì làng nghề truyền thống Tân Châu cũng gặp
phải những khó khăn từ màu sắc, giá cả cho đến nguồn nhân lực.
Mẫu mã của lụa Tân Châu không được cải biến nhiều và không tạo được sự
độc lạ trên thị trường khi mà nguồn vải nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc
khá nhiều. Vì vậy, có thời gian, dòng sản phẩm lụa Lãnh Mỹ A đã bị mai một.
3. Hướng phát triển
Trải qua những năm tháng thăng trầm, làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu
lại được khôi phục dậy.
Những con tằm lại tiếp tục nhả tơ, những ruộng dâu hay mặc nưa lại được sống
thêm một lần nữa. Tưởng chừng, tơ lụa Tân Châu sẽ bị dừng lại và mai một đi.
Thế nhưng, năm 2003, anh Nguyễn Hữu Trí, con ruột của nghệ nhân Tám Lăng
luôn trăn trở về hướng đi của Lãnh Mỹ A nên đã tìm hiểu bí quyết nhuộm màu
và biến màu đen truyền thống trở thành lụa mang đủ sắc màu.
Và nhà tạo mẫu Võ Việt Chung lại lựa chọn dòng sản phẩm tơ lụa Lãnh Mỹ A
làm chất liệu chính cho đề tài tốt nghiệp của mình tại Ý.
Sự mềm mại, cộng hưởng hoa văn họa tiết đẹp mắt, mới lạ đã biến tơ lụa Tân
Châu có sức sống mới và đưa đến nhiều ý tưởng sáng tạo đáng ngạc nhiên.
Chính nhờ những dòng thiết kế từ chất liệu tơ lụa Tân Châu đã giúp anh quảng
bá được hình ảnh trong dịp “Liên Hoan Du Lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long
tại An Giang”.
Từ đây, vải lụa Tân Châu đã theo chân nhà tạo mẫu trẻ xuất hiện tại những tuần
lễ thời trang quốc tế ở Đức, Malaysia.

CHƯƠNG 3 QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC NÉT TRUYỀN THỐNG CỦA


NHỮNG CON NGƯỜI LÀNG QUÊ XỨ LỤA

Trong quá trình hình thành và phát triển nghành ngề tơ lụa, lụa Tân Châu có
một vị trí quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu cho những sản phẩm
lụa Việt Nam. Dù xa rồi thời hoàng kim nhưng lụa Tân Châu vẩn mang trong
mình những nét tìm ẩn nét về sự độc đáo ấn tượng từ chính những bí quyết dệt
nhuộm truyền thống mà ông bà xưa để lại đặc biệt là lụa tơ tằm lãnh Mỹ A loại
lụa hoàn toàn làm từ thiên nhiên. Những thế hệ ngày nay tiếp bước ông cha giữ
gìn và phát triển truyền thống không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn mang giá
trị văn hóa dân tộc.

“Sáng trăng trải chiếu hai hàng

Bên chàng đọc sách bên nàng quay tơ

Quay tơ phải giữ mối tơ

Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh”

Đó là hình ảnh lí tưởng nhất ngày xưa chồng đi học vợ ngồi quay tơ cho thấy
một gia đình êm ấm hạnh phúc ngoài ý nghĩa đó ca dao còn nhắc cho chúng ta
nhớ về nghề dệt lụa quay tơ đã xuất hiện từ xa xưa, nghề dệt lụa tơ tằm ở Tân
Châu được truyền qua nhiều thế hệ không ít gia đình có từ bốn đến năm đời
làm nghề. Để gìn giữ đến ngày nay người dân quê tôi đã phải trải qua những
thử thách khắc nghiệt của thời gian biến động của thị trường và có lòng yêu
nghề tâm huyết với nghề mạnh mẽ. Họ đã không ngừng sáng tạo cải thiện đổi
mới công nghệ và luôn tìm ý tượng sáng tạo nên những mẫu mã mới đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.

Từ xa xưa người dân đã biết trồng dâu nuôi tằm se tơ dệt lụa và là nghề rất
quan trọng ở các vùng nông thôn vì đem lại hiệu quả kinh tế cao. Con tằm ăn lá
dâu nhả tơ rồi cuộn thành kén người dân lấy kén đó kéo sợ ra làm thành tơ để
dệt lụa. Trước đây tất cả các công đoạn đều làm thủ công ngày nay dù đã có
máy móc hổ trợ nhưng cũng chỉ có công đoạn se tơ được thay thế, mỗi sợ tơ
mềm mại mảnh mai dễ dàng đứt đoạn nhưng khi được se lại nhiều sợi dệt thành
vải thì trở nên chắc chắn vô cùng. Lụa tơ tằm là một chất liệu mềm mại, bền và
rất sang trọng có nhiều loại phổ biến như gấm, vóc, lãnh, trong đó có thể nói
lụa lãnh Mỹ A là sản phẩm độc đáo nhất có thời kì hoàng kim nhất trong quá
khứ những năm 50-60 của thế kỉ XX.

Theo những người lớn tuổi kể lại thì ngày xưa lãnh Mỹ A là mơ ước của biết
bao người phụ nữ ai có được bộ lãnh Mỹ A mặc đi xóm, đi lễ, tiệc thì thật sang
trọng thướt tha tôn lên nét dịu dàng của người phụ nữ. lãnh Mỹ A còn được nổi
tiếng về những đặc điểm màu sắc đen huyền óng ả, có độ bền cao không phai
màu, càng mặc màu càng đen bóng càng đẹp..... Sở dĩ có được những đặc tính
tốt như vậy là nhờ bí quyết nhuộm độc đáo của người xưa truyền lại và sự kì
công vất vã của những người thợ nhuộm. Từ lâu người ta đã phát hiện trái mặc
nưa có thê dùng để nhuộm vải tốt và bền nhưng để nhuộm vải đạt chất lượng
phải mất hơn một tháng, trước đây người dân quê tôi phải đi mua trái mặc nưa
ở tận Campuchia, về sau đem giống về ươm thấy được nên trồng tới ngày nay.

*Hồi sinh huyền thoại Lãnh Mỹ A tinh hoa thủ công Việt

Lãnh Mỹ A vốn là niềm tự hào của xứ lụa Tân Châu, lãnh được làm từ những
sơi tơ hảo hạng của vùng cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng) mỗi khổ vải 90cm
bao gồm 12.550 sợi dọc, lãnh được dệt theo phương pháp dệt satin người thợ
dệt phải có đôi mắt tinh tường và đôi tay khéo léo để dệt nên cây lụa đều, đẹp
như được làm từ một sợi tơ duy nhất, rồi lãnh được cho vào luộc để ra hết chất
keo tằm và được hong khô trước khi vào quy trình nhuộm. Xứ Tân Châu là nơi
duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại những cây mặc nưa, nhựa của trái mặc nưa
chính là bí quyết làm nên màu đen huyền ảo và đôi tay người thợ nhuộm Tân
Châu luôn mang một màu đen đó. Trái mặc nưa được thu gôm thật nhiều rồi
xây nhuyễn vắt lấy nước để nhuộm vải, để kịp phơi vải cho khô trong ngày
người thợ nhuộm phải tranh thủ bắt tay vào việc lúc mọi người còn đang ngon
giấc và quan trọng hơn nữa nhựa mặc nưa khi xay xong để lâu quá 4 tiếng đồng
hồ sẽ bị hư không nhuộm được.
Hình ảnh những người thợ đang nhuộm và phơi lụa trên bãi đất trống-
ảnh Minh Ngọc
Những người thợ nhuộm chân tay bám đầy mủ mặc nưa nhưng họ không quản
công khó nhọc trái lại họ càng cảm thấy tự hào vì là những người gìn giữ nghề
truyền thống của quê hương của tổ tiên. Những bãi đất trống quê nhà luôn đầy
ấp lụa thành hàng thành dãy, hình ảnh những dãy lụa thướt tha trải dài như
những dấu ấn đậm nét khắc sâu vào lòng những người con làng lụa quê tôi.Vải
nhuộm xong đem phơi khô, cây chổi tổ nghề nhuộm dùng để vảy nước lên tấm
lãnh trước khi đưa vào máy đập để mặc nưa thấm thật sâu, sau đó cho vào máy
đập để vải mềm mại lán mịn, vải đập xong đem xã với nước để phần màu nào
không ăn vào vải sẽ trôi đi để lần nhuộm sau màu sẽ tiếp tục thấm vào vải cứ
như thế người thợ phải lập đi lập lại các công đoạn nhuộm, phơi, đập, xã đến
30 lần mới xong. Để thành công ở bất cứ một nghành nghề nào không chỉ có sự
sáng tạo mà còn phải nhẫn nại, quả thực điều đó rất đúng cho những người thợ
làm nghề sản xuất thủ công tính kiên trì bền bỉ của họ như thấm sâu vào trong
từng thứa vải đề khi hoàn thành lụa lãnh Mỹ A xứng đáng là sản phẩm lụa tơ
tằm tiêu biểu của làng lụa Tân Châu, dù đã có máy móc hiện đại dù vẫn xa
quay tay khung dệt cây giờ đã đổi thành máy móc nhưng quy trình và bí quyết
nhuộm lụa lãnh Mỹ A vẫn giữ nguyên giá trị độc nhất và được giữ gìn ứng
dụng cho đến ngày nay. lãnh Mỹ A đáng quý cũng vì đặc điểm tự nhiên chân
phương mà lại toát lên vẻ quý phái sang trọng. Có thời điểm trên thị trường đã
xuất hiện loại vải nilon nhuộm mặc nưa dù chất lượng không cao nhưng giá
thành lại rẻ hơn rất nhiều đã làm cho lụa lãnh Mỹ A mất dần vị thế. Lụa lãnh
Mỹ A quê tôi ngày ấy lại rơi vào cảnh chìm lắng, làng xóm dần bớt đi sự nhộn
nhiệp từ việc trồng dâu nuôi tằm đến se tơ dệt lụa, bãi dâu xanh rờn ngày ấy
giờ đã nhường chỗ cho những bãi lao sậy hay những bãi bắp vườn cà, sau
những bước thăng trầm chống trọi với sức cạnh tranh quyết liệt của thị trường,
lụa lãnh Mỹ A bật dậy và vươn xa hơn cả thời kì hoàng kim trong kí ức. Dù
không phổ biến trên thị trường tiêu dùng chỉ đáp ứng cho các sự kiện trình diễn
thời trang trong nước và quốc tế nhưng đều đó càng làm cho lãnh Mỹ A toát
lên vẻ đẹp từ chính sự đơn giản bề ngoài của nó. Dù làng lụa quê tôi không còn
trồng dâu nuôi tằm mà phải nhập tơ tư Bảo Lộc để duy trì sản xuất nhưng
những người thợ dệt nhuộm vẫn tràn đầy niềm tin về sự phồn thịnh của làng
nghề truyền thống mà bao đời tổ tiên để lại. Đối với họ việc giữ gìn và phát
triển làng lụa nói chung và lãnh Mỹ A nói riêng là niềm tự hào to lớn là viên
ngọc sáng trong những làng nghề truyển thống Đất Phương Nam.

1. Chật vật giữ hồn và phát triển “lãnh Mỹ A”

Hiện tại vẫn chưa tìm ra được người lí giải cho tên gọi lãnh Mỹ A cũng không
thể tìm lại được người đã sáng tạo nên sự kết hợp tuyệt vời giữa nhựa trái mặc
nưa và lụa tơ tằm chỉ biết rằng nhuộm mặc nưa là cả môt sự kì công phải nhúng
tơ vào nhựa cả trăm lần phải phơi khi trời nắng tốt và hơn tháng ròng thì lụa
lãnh Mỹ A mới nên hình nên dáng.
Nét khác biệt của lụa lãnh Mỹ A chính là màu đen huyền ống ả mặc mùa nắng
thì mát mùa lạnh thì giữ ấm càng mặc nhiều thì lụa càng đẹp ống ả bền màu.
Chính vì thế mà ở thập niên 30 40 của thế kỉ trước lụa lãnh Mỹ A Tân Châu đã
vượt đường xa có mặt tại các nước Ấn Độ , Singapo, Philipin được giới thượng
lưu hoàng tộc ưa chuộng mà ngay cả vải Xáxị Xiêm một loại lụa nức tiếng của
Thái Lan cũng không sánh kịp. Thời hoàng kim xứ lụa Tân Châu có hàng trăm
cơ sở thoi đưa suốt ngày đêm vậy mà ngày nay danh tiếng lụa Tân Châu chỉ
còn trong quá khứ, số cơ sở giữ được nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Nghệ nhân Tám Lăng cơ sở duy nhất của làng lụa vẫn còn duy trì dệt lãnh Mỹ
A vẫn chưa nguôi nỗi niềm khắc khoãi vì sự mai một của nghề, sau thời điểm
tưởng chừng có cơ hội vượt khó từ những bộ sưu tập của nhà thiết kế Võ Việt
Trung đến nay lụa Tân Châu vẫn chỉ được sản xuất cầm chừng mỗi năm cơ sở
của ông Tám Lăng chỉ dệt được đúng 2000m vải lãnh Mỹ A cung cấp cho một
khách hàng Pháp.

Siêu mẫu Minh Tú diện áo dài đặc biệt trong bộ sưu tập của nhà NTK Võ
Việt Chung (Fashion Show - Triển lãm ‘Lãnh Mỹ A - Báu vật nghìn
năm’)

Thị trường thu hẹp thợ làm nghề không còn nhiều nhưng tôi vẫn cảm nhận
được sự trăn trở và tình yêu nghề của những ngưởi thợ trót mang nghiệp lụa.
Trong khó khăn họ hiểu rằng cần phải tìm đường sáng tạo để giữ lấy nghề. Đơn
cử như ngày truớc khung dệt còn thô sơ nên lãnh Mỹ A chỉ có khổ 4 tấc phải
nối ráp nhiều đường may làm giảm tính thẩm mỹ, sau nhiều năm cải tiếng lãnh
Mỹ A có khổ 8 tấc rồi 9 tấc và nay lãnh Mỹ A bền hơn đẹp hơn với nhiều hoa
văn tinh xảo như; cẩm tự, hoa dâu, hoa cúc, mặc võng, mặc đệm....”. Sự thịnh
suy của nghề lụa được người theo nghề lụa ví như những bước thăng trầm của
đời người dẫu biết vực dậy sức sống cho nghề là chuyện khó nhưng cứ nghĩ
đến ngày xưa nhớ lụa Tân Châu với biệt danh nữ hoàng của các loại tơ tằm là
những người nặng nợ với nghề lại không nguôi mơ ước đổi mới cho nghề vậy
là nghề dệt lụa tơ tằm những lúc trái vụ mặc nưa người xứ lụa lại dệt thêm vải
gấm để nuôi nghề cho khung dệt không thiếu bóng người.

Nghề truyền thống còn là nếp văn hóa là kí ức là hồn quê nên những ai đã trót
mê nghề thì xem như mang nghiệp vào thân, đó cũng chính là nỗi lòng của anh
Nguyễn Hữu Trí con trai nghệ nhân Tám Lăng, chứng kiến nghề lụa mai một
anh đã quyết định đến với một hành trình sáng tạo đi tìm màu mới cho lụa lãnh
Mỹ A từ chính chất liệu thiên nhiên. Tìm màu cho lụa chính là nghề lụa Tân
Châu đã tìm lối ra, khi nhu cầu thị trường thay đổi,vẫn với sự kết hợp đầy tinh
tế từ các loại lá, vỏ cây thiên nhiên nhưng sự tìm tòi thử nghiệm đã giúp anh
Trí làm nên diên mạo mới cho lãnh Mỹ A. Từ màu lụa đen huyền truyền thống
giờ đã có thêm màu xám., kem, vàng đồng, đỏ, lam....vô cùng đẹp mắt nhưng
vẫn giữ nguyên đặc trưng mịn, mát, dai bền, không hút nước, mặc càng lâu
càng bóng, chính sự quyết tâm chinh phục khó khăn của người xứ lụa đã giúp
cho lụa Tân Châu bắt đầu hồì
2. Chùm ảnh đẹp về làng lụa Tân Châu
KẾT LUẬN

Trong cuộc sống công nghiệp hóa những sản phẩm truyền thống thủ công và
các nguyên liệu từ thiên nhiên vẫn có sức hấp dẫn của riêng mình giữ tiếng
thơm nghề cũ người xứ lụa đã kết hợp làm nghề với làm du lịch thường xuyên
đón khách trong nước và cả nước ngoài đến tham quan, những câu chuyện về
trồng dâu nuôi tằm về cách ươm tơ dệt lụa và sự huyền ảo của vải lãnh Mỹ A
luôn hấp dẫn du khách gần xa.

Về thăm xứ lụa Tân Châu thấy người làm nghề vẫn đau đắu về thời hoàng kim
nhưng tôi đã cảm nhận được sức sống mới của làng nghề. Những nghệ nhân dệt
lụa nặng nợ với nghề vẫn tự hào với nghề truyền thống nhưng hơn ai hết họ
hiểu rằng hào quang quá khứ chỉ trở lại nếu tìm được con đường đổi mới sáng
tạo để lụa Tân Châu đến với khách hàng với bạn bè quốc tế.

Tìm sắc màu mới cho lụa tiếp cận các kênh phân phối hiện đại cuộc hành trình
mới đầy sáng tạo của xứ lụa Tân Châu đã góp phần duy trì những giá trị đã
được truyền đời, đôi tay tài hoa của người thợ cùng với tiếng khung dệt rộn
ràng luôn là bản hòa tấu tuyệt vời làm đẹp cho đời. Những vải lụa mượt mà sẽ
luôn là những hình ảnh đẹp luôn được lưu giữ để khẳng định rằng lụa Tân
Châu là sản phẩm thuần Việt và luôn là niềm tự hào của người Đồng bằng sông
nước.

Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi tôi rất vui khi tình yêu nghề cũng như
công việc ươm tơ dệt lụa vẫn gìn giữ và trân trọng tôi hi vọng tình yêu nghề
này sẽ là nền tảng để giúp nghề truyền thống sẽ trường tồn cùng năm tháng và
giá trị văn hóa của địa phương sẽ được giữ vững với thời gian .

You might also like