You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

......................

BÀI THẢO LUẬN MÔN


QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT THỰC TẾ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SẢN PHẨM CỤ THỂ,
PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP CẢI TIẾN

Giáo viên hướng dẫn: TRỊNH THỊ NHUẦN


Nhóm thực hiện: 3
Lớp học phần: 2228CEMG2911

1
MỤC LỤC

Mở đầu
I. Tổng quan về lụa .
1.1. Tóm tắt về nguồn gốc, sự phát triển của lụa.
1.2. Giá trị sử dụng của lụa.
II. Quy trình sản xuất lụa.
2.1. Nguyên liệu sản xuất lụa.
2.1.1. Khái niệm lụa tơ tằm
2.1.2. Ưu và nhược điểm lụa tơ tằm
2.2.  Sơ đồ quy trình sản xuất lụa.
2.3. Thuyết minh quy trình sản xuất lụa.
2.3.1.Phân tích quy trình tạo ra sợi
2.3.2.Cách dệt sợi thành lụa.
III. Đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ sản xuất ươm tơ dệt lụa tại cơ sở khảo
sát.
3.1. Các thiết bị sử dụng trong quy trình sản xuất lụa. 
3.1.1. Máy ươm tơ của kén. 
3.1.2. Guồng quay tơ.
3.1.3. Máy quay suốt 
3.1.4. Máy dệt 
3.2.  Đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ sản xuất lụa tại cơ sở tham khảo.
3.2.1: ưu điểm.
3.2.2: nhược điểm. 
3.3.  Đề xuất giải pháp phát triển công nghệ sản xuất lụa.
Kết luận

2
MỞ ĐẦU
Vải lụa là một trong những chất liệu cao cấp được sử dụng phổ biến trong ngành
công nghiệp thời trang. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập khu vực như hiện nay, vải
lụa và sản phẩm từ lụa đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những thước đo sức
mạnh của nền kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm từ lụa là một trong
những sản phẩm phổ biến của các dân tộc và các nước trên thế giới. Lụa là một loại hàng
hoá được sản xuất thủ công, mang sắc thái của từng dân tộc. Công nghệ sản xuất lụa
truyền thống được thực hiện và được truyền lại từ đời này sang đời khác. Theo thời gian,
phương pháp sản xuất vải lụa được tối ưu hoá, từ đó giúp cho các sản phẩm ngày càng đa
dạng về chủng loại, màu sắc, kiểu dáng,.. Có thể kể đến các nước nổi tiếng về lụa như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…ở mỗi nơi đều có lịch sử phát triển lâu đời
và có những công nghệ sản xuất cho ra những sản phẩm mang đặc điểm văn hoá và thẩm
mỹ riêng biệt.
Ngành sản xuất vải lụa ở Việt Nam cũng đang trên đà tăng trưởng rất nhanh chóng
để bắt kịp các công nghệ và xu thế sản xuất lụa trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để bắt kịp
các nước có lịch sử phát triển lâu đời như Trung Quốc hay Hàn quốc thì công nghệ sản
xuất lụa của Việt Nam cần đầu tư và cải tiến nhiều hơn nữa để khẳng định vị thế trên thị
trường.
Từ những lý do trên, đề tài “Khảo sát thực tế công nghệ sản xuất lụa, phân tích
ưu nhược điểm và đưa ra giải pháp cải tiến” sẽ làm rõ hơn về quy trình hoạt động
cũng như là các công nghệ sản xuất lụa, từ đó phân tích các ưu điểm cần phát huy và
nhược điểm cần cải thiện để đưa ra những giải pháp lý.

3
I. Tổng quan về lụa.
1.1. Tóm tắt về nguồn gốc, sự phát triển của lụa.
Vải lụa là một trong những chất liệu đã có từ lâu, bắt nguồn từ tỉnh Hà Nam, Trung
Quốc. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã tìm ra cách trồng dâu
nuôi tằm, dệt lụa sớm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tơ lụa thời đó là mặt hàng cao cấp chỉ
dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc ở Trung Quốc bởi quy trình sản xuất rất công
phu, chỉ sản xuất được một sản lượng nhỏ mà thôi. Chính vì lý do đó, vải lụa trở thành
một trong những loại cống phẩm quý giá bậc nhất.
Sau đó, vải lụa dần tiếp cận gần hơn với công chúng và bắt đầu được sử dụng phổ
biến trong mọi tầng lớp, lan rộng khắp châu Á, trở thành huyền thoại với “Con đường tơ
lụa” đi khắp thế giới, trở thành một trong những loại vải có tầm ảnh hưởng lớn đối với
giới mộ điệu.
Với sự phát triển không ngừng, không lâu sau những thước vải lụa đầu tiên cũng đã
có mặt và được săn đón tại các nước Châu Âu qua con đường tơ lụa. Tại Việt Nam, lụa
cũng đã xuất hiện vào khoảng đời vua Hùng thứ 6. Đây cũng là khoảng thời gian xuất
hiện những làng chăn tằm, ươm tơ đầu tiên tại Ba Vì do người Hoa đến định cư và mang
theo con giống lẫn nghề dệt truyền thống. Cho đến ngày nay, những làng nghề dệt lụa
truyền thống vẫn được bảo tồn và phát triển.
Nổi bật trong số các làng nghề dệt lụa tại Việt Nam đó chính là Làng nghề dệt
Cổ Chất Nam Định, một thương hiệu vô cùng quen thuộc khi nhắc tới chất liệu lụa.
Tơ Cổ Chất đã nổi tiếng hàng thế kỷ qua. Vào đầu thế kỷ XX, Tư bản Pháp đã xây
một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng Cổ Chất để khai thác kỹ năng lao động và
tiềm năng vùng dâu tằm sông Ninh. Năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều
mở hội chợ đấu xảo ở Hà Nội, thu hút tài hoa vào nơi phù hoa Hà Nội xưa. Tại
đây, ông Phạm Ruân ở làng tơ Cổ Chất đem tơ của làng minh lên Hà Nội dự đấu
xảo và giành được tiếng vang cho thương hiệu tơ lụa này. Bao năm qua rồi, chiến
tranh tàn phá nương dâu, lò ươm sụp đổ, thiên tai làm hư hại đất dâu tằm sông
Ninh, nhưng cho dù bao phen thăng trầm của lịch sử thì tơ Cổ Chất vẫn là sản vật
quý cho tỉnh Nam Định xưa và nay. Các thương nhân thời ấy đã về Cổ Chất, cất tơ
lụa, đem lên bán ở bến Đò Chè Nam Định. Đây được ví như là cảng của Nam Định
vào thời kỳ trước năm 1945.
1.2. Giá trị sử dụng của lụa.
Hiện nay vải lụa được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống
như:
Sản xuất quần áo: Vải lụa là một chất liệu sang trọng, bền đẹp giúp nâng tầm trang
phục. Vải lụa có mặt cắt ngang sợi tơ có hình dạng tam giác cùng các góc tròn, do đó ánh
4
sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau, đem lại cho sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên..
Khi sờ tay ảo vải lụa bạn sẽ cảm nhận ngay được vẻ mịn và mượt, khác hẳn các loại vải
dệt từ sợi nhân tạo. Chính vì vậy, trang phục bằng vải lụa vô cùng giá trị và đặc biệt được
yêu thích để làm các loại trang phục cho các sự kiện quan trọng, hoặc tạo sự sang trọng,
quý phái cho người sử dụng. Khả năng thấm hút nước cùng với cảm giác mát khi chạm
vào giúp vải lụa trở thành một trong những chất liệu được lựa chọn hàng đầu trong những
ngày nắng nóng, khó chịu.
Sản xuất các đồ trang trí, không thể phủ nhận về tính thẩm mỹ mà vải lụa mang
lại, nên nó được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ trang trí nội thất như màn,
hoặc rèm cửa.
Sản xuất chăn ga gối đệm, các sản phẩm chăn ga gối đệm từ chất liệu vải lụa luôn
có giá trị cao và giá thành cao hơn so với mặt bằng chung, thế nhưng chất lượng mà
chúng có được lại rất tuyệt vời, mang lại cảm giác mềm mại, thoáng mát và đặc biệt là
bảo vệ làn da khỏi các vi khuẩn có hại.
*Một số đất nước sản xuất lụa phổ biến:
-Lụa Việt Nam: Bề mặt lụa thường mỏng, mềm, mịn, không bám bụi bẩn, dùng tay
vò nát không nhăn, khi đốt có mùi khét, cháy xong sẽ có tro muội, không vón cục, không
có nhựa. Hoa văn trên lụa thường trơn bóng, không có nhiều họa tiết phức tạp. Giá dao
động từ 150.000 đến 450.000 đồng/mét tùy loại.
-Lụa Trung Quốc: có làng nghề dệt Hàng Châu nổi tiếng. Bề mặt lụa Trung Quốc
nhìn chỉ óng chứ không mềm mượt, khi vò lại thấy nhàu, khi đốt sẽ khét, không có tro mà
vón cục vì đa số pha polynylon, hoa văn đẹp mắt vì dùng công nghệ in lên vải chứ không
phải dệt hoa văn như lụa cao cấp. Giá lụa Trung Quốc có giá dao động từ 100.000 đến
200.000đ/mét.
-Lụa Hàn Quốc: Bề mặt: mềm mịn, mát, sáng bóng, lụa cao cấp khi vò nó không
nhàu, đốt có tro không vón cục, thoáng mát khi mặc, trên mép vải có các thông số bằng
chữ Hàn Quốc và thông tin nhập khẩu về Việt Nam. Giá: vải lụa Hàn Quốc cao cấp có
giá từ 150.000 đ – 1.000.000đ/ mét tùy loại.
II. Quy trình sản xuất lụa.
2.1. Nguyên liệu sản xuất lụa.
2.1.1. Khái niệm lụa tơ tằm.
- Tơ tằm là một loại sợi dài liên tục được đông tụ lại bởi chất lỏng tơ tằm do con
tằm khi  chín tiết ra. Khi tằm kết kén thành nhộng và chuẩn bị nở thành bướm, người ta
cho kén vào nước sôi, luộc chín để tách lấy tơ. Một kén có thể kéo được 800-1200m tơ.
Khi tạo thành kén tằm, tức khi con tằm là tổ kén, nó còn được gọi là tơ tằm tự nhiên và là
một loại sợi tự nhiên.

5
- Tằm bao gồm tằm dâu, tằm tussah, tằm thầu dầu, tằm sắn, tằm liễu và tằm trời.
Các sợi tơ được rút ra từ một kén tằm duy nhất được gọi là kén tằm. Nó được làm bằng
hai sợi đơn liên kết và được bao phủ bởi sericin. Khi ươm tơ, tơ kén được kéo ra và đánh
ống và dệt thành những tấm lụa, gọi chung là tơ tằm. Tơ bị loại bỏ sericin được gọi là tơ
tinh chế. Tơ dâu tằm là loại tơ được sử dụng nhiều nhất, sau đó là tơ tằm, còn các loại tơ
khác chưa được phổ biến tài nguyên do số lượng hạn chế.
- Vải lụa được phân thành nhiều loại khác nhau như: Lụa satin, lụa Eri, lụa
Tasar, lụa sen… và vải lụa tơ tằm. Mỗi loại lụa sẽ có nguồn gốc hình thành khác nhau,
cũng như một số loại lụa sẽ được pha thêm các chất tổng hợp. Còn nếu đúng hoàn 100%
từ nguyên liệu thiên nhiên là sợi tơ của con tằm, thì vải lụa đó mới được gọi là lụa tơ tằm.
- Đối với lụa tơ tằm thì thành phần Fibrobin chiếm rất cao, khoảng 75%. Đây là
thành phần chính trong sợi tơ tằm, giúp lụa tơ tằm có một số ưu điểm mà những loại vải
khác không có như độ bóng cao hơn, mịn hơn và mỏng hơn.
2.1.2. Ưu và nhược điểm lụa tơ tằm.
- Ưu điểm:
+ Độ thẩm mỹ cao
+ Mềm mại, có độ bóng, lụa mềm và mịn
+ Độ thoáng khí vừa phải
+ Có độ bền cao hơn những chất lụa khác
+ Độ hút ẩm trung bình
- Nhược điểm:
+ Giá thành cao
+ Lụa dễ bị nhăn
+ Lụa dễ bị bết dính vào da mỗi khi trời lạnh.
2.2.  Sơ đồ quy trình sản xuất lụa.

1.Chọn 2. Ươm 3. Lấy sợi và


kén tơ guồng tơ

6. Dệt 5. Se tơ
6 vải vào con 4. Ra tơ và
suốt phơi nắng
2.3. Thuyết minh quy trình sản xuất lụa.
2.3.1.Phân tích quy trình tạo ra sợi
2.3.1.1. Chọn kén
Tiến hành chọn những kén đã già, có nghĩa là chọn những cái kén mà tằm đã kết
thúc quá trình nhả tơ. Những kén mà tằm chưa kết thúc nhả tơ thì để lại cho đến khi tằm
nhả hết tơ thì mới đem đi ươm. Ngoài ra khi chọn kén cần loại bỏ những kén bẩn, kén
mỏng, kén thối và thủng đầu.
2.3.1.2. Ươm tơ
Ươm tơ là quá trình bóc tách những sợi tơ ra khỏi kén để tiến hành se sợi. Đây là công
đoạn khó và quan trọng nhất trong quy trình sản xuất lụa. Chất lượng tơ cao hay thấp là
phụ thuộc vào công đoạn này. 
Quá trình ươm tơ cần diễn ra trong vòng 5 ngày kể từ khi tằm kết thúc nhả tơ nếu không
thì các kén sẽ biến thành con ngài như vậy sẽ làm giảm chất lượng của sợi tơ.
Để ươm tơ, ta thả kén vào nồi nước sôi khoảng 80 độ, đảo kén đều làm cho lớp keo
sericin tan ra, kén mềm, lớp áo kén bên ngoài bong ra thì mới tìm được mối tơ gốc để rút
sợi tơ. 
Lưu ý không nên bỏ kén vào nước sôi 100 độ vì nóng quá thì kén sẽ bị bết và khi hùa kén
vào mối thì sẽ bị đứt. Cũng không nên bỏ kén vào nước nguội thì như vậy sẽ không hùa
kén vào mối tơ được.
2.3.1.3. Lấy sợ và guồng tơ 
Tìm mối tơ gốc rút ra, khoảng 10 sợi tơ mỏng trong suốt được người ươm tơ kéo rút từ 10
cái kén chập lại với nhau thành 1 sợi chỉ tơ và cho quấn vào những con suốt, hình giống
như lõi ống chỉ, xếp thẳng đứng thành hàng ngang, rồi cho chạy vào những guồng tơ tròn
bằng gỗ, nằm bắc ngang trên nồi nước sôi, để kéo hết tơ ở mỗi cái kén làm thành con tơ.
2.3.1.4. Ra tơ và phơi nắng
Các cuộn tơ sống sẽ được tháo ra khỏi guồng và đem đi phơi nắng trên những con sào để
có độ óng ánh tự nhiên. Phơi tơ trong vòng 2 ngày, cứ trời nắng là mang tơ ra phơi. 
2.3.1.5. Se tơ vào con suất
Sợi tơ sau khi đem đi phơi nắng sẽ được se vào những con suất để đem đi dệt.
2.3.2.Cách dệt sợi thành lụa.
2.3.2.1. Dệt vải
Từ sợi tơ tằm đã được ươm ta bắt đầu quy trình dệt vải lụa.  Tùy theo chất lượng tơ và
cách xoắn sợi tơ sẽ có các loại tơ với chất lượng khác nhau, tùy vào số lượng sợi xe mà
vải lụa sẽ điều chỉnh độ dày mỏng, tạo nên nhiều loại vải lụa tơ tằm phong phú với đủ độ
mỏng, rủ, trong, bóng hay mềm, cứng, óng ánh. 
Công đoạn dệt lụa ở làng Cổ Chất - Nam Định đều được thực hiện bằng phương pháp thủ
công, trên các máy dệt còn thô sơ, đòi hỏi người lao động phải cực kỳ tỉ mỉ, chịu khó và
kinh nghiệm dày dặn để cho ra những tấm lụa tốt nhất, đẹp nhất.Về cơ bản thì các sợi tơ

7
sẽ được dệt vuông góc với nhau. Sợi dọc sẽ chạy lên và  xuống, sợi ngang sẽ được chạy
ngang qua.
2.3.2.2. Nhuộm vải
Vải lụa tơ tằm tự nhiên sau khi dệt có màu trắng sữa của sợi tơ. Để có màu sắc đẹp và đa
dạng, ta phải đến công đoạn nhuộm màu. Vào  các thế kỷ trước thì làng nghề Cổ Chất -
Nam Định sử dụng phương pháp nhuộm màu tự nhiên từ thảo mộc. Đó là các loại cây cỏ,
các loại cỏ khô được sơ chế cho ra các loại màu sắc khác nhau. Nhưng hiện nay công
nghệ nhuộm màu tổng hợp đem lại cho lụa những màu sắc, hoa văn đa dạng. Chất nhuộm
tổng hợp có màu sắc nổi bật, sáng hơn hẳn nên được người tiêu dùng ưa thích.

III. Đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ sản xuất ươm tơ dệt lụa tại cơ sở khảo
sát.
3.1. Các thiết bị sử dụng trong quy trình sản xuất lụa.
3.1.1. Máy ươm tơ. 
- Ưu điểm:
+ Hầu hết các thao tác do máy làm nên quá trình ươm tơ đã được đơn giản
hóa.
- Nhược điểm:
+ Con người vẫn phải túc trực hỗ trợ trông coi bên cạnh máy.
3.1.2. Guồng quay tơ.
- Cấu tạo: những con suốt giống lõi ống chỉ xếp thẳng đứng thành hàng ngang
rồi cho chạy vào những guồng tơ tròn bằng gỗ nằm bắt ngang.
- Ưu điểm: quá trình tháo tơ từ gàng con quấn trở lại vào gàng lớn tạo thành
các con tơ có 1 quy cách nhất định về chiều dài và khối lượng tạo cho tơ một
độ ẩm thích hợp, sợi trong con tơ phân bố đều đặn, nối đứt và loại trừ một số
khuyết điểm, giảm bớt khó khăn cho quá trình dệt sau này.
- Nhược điểm: tơ lấy từ gàng ươm ra dính bết nhiều đồng thời cũng nhiều
đoạn to nhỏ không đều.

3.1.3. Máy quay suốt 


- Ưu điểm: giúp kéo dài sợi tơ tốt hơn
- Nhược điểm:

8
+ Trọng lượng của máy phải được chọn sao cho sức căng tạo ra vượt quá lực
ly tâm lên sợi tơ ở mọi tốc độ, nếu không tơ sẽ không được quấn đúng cách.
+ Nếu máy quay quá nặng sức căng ở tốc độ cao có thể thường xuyên vượt
qua độ bền của tơ và tơ sẽ bi đứt ở phần mỏng nhất.

3.1.4. Máy dệt


- Cấu tạo:
• Khung dàn máy
• Giá để ống chỉ dọc + Hệ thống dẫn sợi dọc, trục lăn trung gian dẫn sợi
• Hệ thống dẫn động trung tâm + Động cơ chính
• Trục chính chuyển động bánh cam + Dẫn động thoi
• Dẫn động go lên xuống + Dây go
- Ưu điểm:
+ Sức căng sợi ngang trong quá trình kẹp đa sợi qua miệng vải đồng đều, sự
thay đổi rất nhỏ nên ít xảy ra hiện tượng đứt sợi tơ.
- Nhược điểm:
+ Đôi khi cần kéo căng sợi ngang chuyển động vuông góc với đường đi của
sợi nên sự thay đổi sức căng của sợi ngang lớn do đó dễ gây đứt sợi trong
quá trình dệt lụa.

3.2.  Đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ sản xuất lụa tại cơ sở tham khảo 
3.2.1. Ưu điểm.
Có thể thấy, hầu hết các công đoạn của quy trình sản xuất tơ đều có sự tham gia
của con người cùng hỗ trợ của một số loại máy móc. So với hình thức dệt sợi thủ công
như quay sợi bằng tay, quy trình sản xuất này có thể giúp tăng năng suất hơn đáng kể.
-Máy móc dùng cho sản xuất có cấu tạo khá đơn giản và dễ dàng cho người lao
động sử dụng trong quá trình sản xuất.
-Độ tỉ mỉ cao. Để tạo nên những sợ tơ thanh mảnh, mềm mại, màu sắc tươi sáng;
người thợ đã thực hiện các khâu sản xuất vô cùng tỉ mỉ, cùng với máy móc; chất lượng tơ
được nâng cao hơn.
-Có thể tự điều chỉnh được nhịp độ sản xuất. Trong quá trình thực hiện các khâu
ươm dệt tơ, nếu có lỗi hay sai sót, người lao động có thể tự dừng hoạt động để kịp thời
điều chỉnh lại.

9
-Phù hợp với mô hình sản xuất giản đơn, với quy mô sản xuất nhỏ và có ít nhân
công
-Chi phí thấp: Với mô hình sản xuất gia đình/nhỏ như cơ sở sản xuất này, có thể
thấy việc sản xuất không cần tiêu tốn quá nhiều cho máy móc hay trang thiết bị

3.2.2. Nhược điểm. 


Đầu tiên, máy móc, thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất tơ lụa còn thô
sơ, kém hiện đại. Mặc dù hiện nay khoa học công nghệ đang phát triển nhanh
chóng, nhưng ở làng tơ Cổ Chất vẫn sử dụng những loại máy móc cũ kỹ có phần
lạc hậu, và con người luôn phải túc trực hỗ trợ bên cạnh máy móc. Việc sử dụng
các máy móc đã cũ do đầu tư không đồng bộ là nguyên nhân chính làm cho thời
gian chết máy cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, không đủ tiềm lực cạnh tranh
trên thị trường. Điều này không những sẽ khiến cho quá trình sản xuất bị kéo dài,
tốn sức người và sức của mà còn tiềm ẩn những rủi ro về lao động cho con người.

Thứ hai, máy móc, công nghệ tham gia vào quá trình sản xuất chưa được đồng bộ,
tối ưu, toàn diện. Nói cách khác mỗi một công đoạn trong quá trình sản xuất là một
máy móc khác nhau, sau khi sản phẩm của một máy móc hoàn thành thì sẽ được
nghệ nhân chuyển qua máy khác. Điều này cho thấy sự thiếu liên kết giữa các máy,
do đó thời gian tạo ra lụa mất thời gian hơn.
3.3.  Đề xuất giải pháp phát triển công nghệ sản xuất lụa.
- Có thể bổ sung, hoàn thiện thêm máy ươm tơ tự động bên cạnh máy ươm tơ cơ
khí, như vậy hầu hết thao tác sẽ do máy làm, công nhân chỉ là người coi máy, từ đó đơn
giản hoá quá trình ươm tơ, tinh giảm nhân lực và đồng thời góp phần tăng năng suất,
đồng bộ chất lượng tơ.
- Chất lượng của tơ sống (tơ thành phẩm) sản xuất ra có sự chênh lệch với nhau vì
nguyên liệu kén, thiết bị và máy móc của quá trình ươm, kĩ thuật thao tác công nhân. Tơ
sống lại dễ hút ẩm, tuỳ điều kiện độ ẩm ngoài trời mà làm cho khối lượng tơ thay đổi đi.
Vì vậy bên cạnh việc kiểm nghiệm bằng mắt về khối lượng và chất lượng thì nên có thêm
bước kiểm nghiệm trên máy và dụng cụ thí nghiệm để kiểm tra về độ đứt, độ đều, độ
sạch, độ mảnh, sức giai, độ giãn, lực bao hợp.

10
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng, mặc dù việc sản xuất lụa tơ tằm đang dần có những bước chuyển
mình khi ứng dụng các công nghệ khoa học để tăng năng suất và chất lượng, song vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập do chính sách đầu tư và các chính sách thúc đẩy phát triển ngành
sản xuất tơ lụa chưa thực sự hợp lý và hiệu quả. Các làng nghề trở thành bán thủ công-
với sự can thiệp của máy móc- vì vậy chất lượng chưa thực sự ổn định và chưa tạo được
sự đột phá để níu chân người tiêu dùng. Dẫu vậy, những nỗ lực tích cực trong việc phát
triển và cải tiến công nghệ vẫn đưa lại những kết quả khả quan và niềm tin vào một sự
phát triển lớn mạnh hơn cho ngành nghề sản xuất vải tơ tằm nói riêng và ngành dệt vải
nói chung của Việt Nam.

11
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3


(Lần 1)
I. Thời gian và địa điểm
1. Thời gian: ngày 5 tháng 10 năm 2022
2. Địa điểm: Trực tuyến trên không gian mạng.
II. Số thành viên tham gia: 10/10 thành viên nhóm 3
Chủ trì: Lã Thị Duyên (nhóm trưởng)
Thư kí: Nguyễn Thị Hoài Dung
Và các thành viên nhóm 3.
III. Nội dung thảo luận
 Triển khai đề tài nhóm
 Lựa chọn quy trình sản xuất sản phẩm
 Lên ý tưởng nội dung chính của bài thảo luận.
 Chọn địa điểm, thời gian để cả nhóm cùng đi quay
 Phân chia thành viên thành từng tổ thực hiện công việc.
IV. Đánh giá chung kết quả cuộc họp
 Tất cả các bạn đều tham gia đầy đủ.
 Lên ý tưởng rất tích cực, sáng tạo, tràn đầy năng lượng.
 Nhận nhiệm vụ nghiêm túc, hoàn thành đầy đủ, chu đáo.
 Tuy nhiên, có một số bạn đến hơi muộn một chút.
 Buổi họp diễn ra thành công tốt đẹp.

Thời gian kết thúc: cùng ngày.

Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2022

Nhóm trưởng Thư kí


(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)

12
Lã Thị Duyên Nguyễn Thị Hoài Dung

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3


(Lần 2)
I. Thời gian và địa điểm
1. Thời gian: ngày 23 tháng 10 năm 2022
2. Địa điểm: Trực tuyến trên không gian mạng
II. Số thành viên tham gia: 10/10 thành viên nhóm 3
Chủ trì: Lã Thị Duyên (nhóm trưởng)
Thư kí: Nguyễn Thị Hoài Dung
Và các thành viên nhóm 3
III. Nội dung thảo luận
 Nhận xét và đánh giá mức độ hoàn thiện bài thảo luận
 Thống nhất các vấn đề khó khăn trong quá trình làm bài thảo luận.
 Thuyết trình diễn tập và nhận xét đánh giá.
 Tổng hợp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh.
 Đánh giá thành viên.
IV. Đánh giá chung kết quả cuộc họp
 Tất cả các bạn đều tham gia đầy đủ.
 Hoàn thành đầy đủ, chu đáo.
 Các bạn đóng góp, nhận xét nhiệt tình.
 Tuy nhiên, có một số bạn đến hơi muộn một chút.
 Buổi họp diễn ra thành công tốt đẹp.

Thời gian kết thúc: cùng ngày.

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2022

Nhóm trưởng Thư kí


(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)

13
Lã Thị Duyên Nguyễn Thị Hoài Dung

14
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
NHÓM 3

Điểm thảo
Lớp HC luận (đánh giá
STT Họ và đệm Tên Nhiệm Vụ
của nhóm
trưởng)
1 Nguyễn Thị Huyền Diệu K56QT2 Word
2 Nguyễn Tiến Du K55A2 Word
3 Nguyễn Thị Hoài Dung K56QT2 Word
4 Phan Văn Dũng K55A5 Word
Duyê K56QT1 Quay video, làm dàn
5 Lã Thị
n bài
Duyê K56QT2
6 Nguyễn Thị Word
n
7 Hoàng Thị Hương Giang K55A2 Word
8 Nguyễn Thị Ngân Hà K55A2 Word
9 Trần Thị Thu Hà K55A6 PPT
10 Lê Thị Trang Hạ K55A6 Thuyết trình

Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2022

Nhóm trưởng Thư kí


(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)

Lã Thị Duyên Nguyễn Thị Hoài Dung

15

You might also like