You are on page 1of 58

PHẦN 1: NGUYÊN LIỆU DỆT

CHƢƠNG 1: XƠ - SỢI DỆT

1.1.Khái niệm và phân loại xơ dệt

1.1.1.Khái niệm

Xơ dệt có thân mềm dẻo, giãn nở, đàn tính,chiều dài xác định đo bằng
milimet (mm), còn kích thước ngang rất nhỏ đo bằng micrômet (  m) và độ
bền nhất định. Hội tụ được những phẩm chất trên nên xơ dệt sẽ đáp ứng
được các yêu cầu của công nghệ kéo sợi, dệt vải và các sản phẩm của
ngành công nghiệp cắt – may.

Ví dụ xơ bông: kích thước ngang khoảng từ 12 đến 40  m trung bình 26 


m

Chiều dài L trung bình = 10 - 60 mm tùy thuộc vào từng loại bông, giống
bông, nơi trồng...

1.1.2.Phân loại xơ dệt

Có nhiều căn cứ khác nhau dùng để phân loại xơ dệt

Căn cứ vào nguồn gốc xơ dệt được phân thành 2 nhóm xơ lớn là xơ thiên
nhiên và xơ hoá học. Mỗi nhóm này được chia tiếp thành các phân nhóm và
mỗi phân nhóm được chia thành các nhánh khác.

1/ Xơ thiên nhiên

Các xơ thiên nhiên được hình thành trong điều kiện tự nhiên. Chúng có
thể tồn tại ở dạng xơ ( xơ bông, xơ libe, lông cừu...) hoặc ở dạng Philamang (
tơ tằm). Trước khi được tạo thành dạng sợi hay vải, chúng cần phải trải qua
một số quá trình gia công chế biến ban đầu (như qua công đoạn trong dây
chuyền kéo sợi, ươm tơ, kéo kén...) nhằm loại bỏ các tạp chất điểm tật, tách xơ
ngắn và xơ dài thành những nhóm riêng biệt, phân cấp xơ.

Xơ thiên nhiên có các phân nhóm sau:


+ Nhóm xơ có nguồn gốc từ thực vật

+ Nhóm xơ có nguồn gốc từ động vật

+ Nhóm xơ có nguồn gốc từ các phẩm vật vô cơ

Nhóm xơ có nguồn gốc từ thực vật: thành phần cấu tạo chủ yếu là xenlulô
(C6H10O5) gồm các loại xơ bông, lanh, đay, gai....

Nhóm xơ có nguồn gốc từ động vật: tơ tằm, tơ nhện, len...thành phần cấu
tạo chủ yếu từ prôtêin được tổng hợp từ các axit amin trong điều kiện tự nhiên
trên một số cơ quan của động vật gồm các loại xơ len (Keratin chiếm 90%), tơ
tằm (phibrôin chiếm 75% , xêrixin chiếm 25%).

Công thức tổng quát của protein [ - NH-CHR-CO]-n.Trong đó R là gốc của


axit amin

Ngoài ra còn có các loại xơ thiên nhiên được tạo thành từ chất vô cơ thiên
nhiên có nguồn gốc cấu tạo là các khoáng chất như xơ amiăng, xơ thủy tinh.

Xơ thiên nhiên thường ở dạng xơ cơ bản và xơ kỹ thuật :

+ Đối với xơ cơ bản: nếu không phá vỡ theo chiều dọc xơ thì không thể
phân chia ra những phần nhỏ hơn được.

+ Xơ kỹ thuật: bao gồm nhiều xơ cơ bản ghép lại với nhau.

2/ Xơ hoá học

Là các xơ được tạo thành nhờ công nghiệp hóa học, từ các hợp chất cao
phân tử (xenlulo, protein) hoặc các vật chất phân tử thấp ( than đá, dầu mỏ,
khí đốt...) có sẵn trong tự nhiên, người ta thực hiện các quá trình biến đổi hóa
học thích hợp rồi đưa chúng về dạng xơ, sợi dệt.

Quá trình biến đổi gồm bốn giai đoạn chính:

+ Sơ chế nguyên liệu ban đầu: có nhiệm vụ làm sạch và trộn đều nguyên
liệu gốc
+ Biến nguyên liệu đã sơ chế thành chất lỏng bằng cách hòa tan chúng
trong các dung môi thích hợp hoặc nung chúng thành chất lỏng và có độ nhớt
cần thiết

+ Nén nguyên liệu lỏng qua các lỗ nhỏ của ống định hình với áp lực từ 4
– 5 atm thành các tia nhỏ. Sau đó cho các tia này đông cứng lại thành dạng xơ,
sợi bằng phương pháp ướt (làm các vật chất cao phân tử tạo sợi cứng đọng lại
trong thùng nước lạnh hoặc dung dịch hóa chất thích hợp hoặc bằng phương
pháp khô (làm bốc hơi dung môi)

+ Tinh chế: Nhằm nâng cao phẩm chất sợi gồm các công việc kéo dãn ở
nhiệt độ bình thường để tăng độ mảnh và độ định hướng của các đại phân tử
trong sợi mới hình thành, giặt sạch tạp chất, tẩy trắng, tẩy dầu chống tĩnh điện,
sấy khô cuận sợi lại và phân loại thành phẩm.

- Xơ nhân tạo: Là những xơ hóa học mà nguyên liệu ban đầu dùng để sản
xuất ra chúng là các vật chất cao phân tử có sẵn trong thiên nhiên như: cao
phân tử xenlulô lấy từ gỗ, tre, rơm, rạ... xơ bông quá ngắn hoặc các cao phân
tử không phải xenlulo lấy từ nhựa cây cao su, rong biển và protein tái sinh từ
lông một số động vật. Sau đó chế biến thành dung dịch rồi định hình thành sợi
Gồm có xơ Visco, xơ Axetat, xơ Amoniac đồng, xơ polino...

- Xơ tổng hợp: Nguyên liệu ban đầu dùng để sản xuất ra chúng là các sản
phẩm tinh chế từ than đá hoặc dầu mỏ, Các sản phẩm tinh chế này qua các
công đoạn sử lý hóa học trong công nghiệp hóa để hình thành các vật liệu đơn
phân hoặc đơn hợp. Sau khi được polime hóa chúng sẽ có khả năng kéo thành
sợi rồi chế biến thành xơ.

Hiện nay loại xơ hoá học được sử dụng nhiều nhất là xơ tổng hợp phổ biến
nhất là các nhóm xơ tạo nên từ chất hữu cơ tổng hợp như: poliamit (PA),
polyeste (PES) poliacrilonitryl, xơ polivinyl, xơ polivinyl clorua (PVA), Xơ,
sợi thuỷ tinh, tơ textua..... Việc sản xuất xơ hoá học trên thế giới hiện nay rất
phát triển, hàng năm lại xuất hiện những loại xơ mới cho nên trong bảng phân
loại dệt chỉ nêu lên nguyên tắc tổng quát của việc phân loại và đề cập tới các
loại xơ hoá học chủ yếu nhất.

* Nguyên nhân: Dân số trên thế giới tăng

Xơ thiên không đáp ứng đủ yêu cầu

Nguồn nguyên liệu phong phú

Đầu tư thấp hơn so với xơ thiên nhiên

Chi phí thấp

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại xơ dệt

1.2. Khái niệm và phân loại sợi dệt

1.2.1 Khái niệm sợi dệt


Sợi dệt là một vật thể mảnh mai, mềm dẻo, có tính đàn hồi có kích
ngang xác định (đo bằng mm) có độ bền xác định và chiều dài không xác định
(tùy thuộc vào kích thước dụng cụ quấn và mục đích sử dụng).

Sợi dệt là sản phẩm của quá trình kéo sợi, sợi được tạo ra từ các loại xơ
dệt bằng phương pháp xe, xoắn hoặc dính kết các xơ lại với nhau.

1.2.2. Phân loại sợi dệt

Khi phân loại sợi dệt chủ yếu dựa vào kết cấu đặc biệt của từng loại, sợi dệt
được phân thành:

+ Theo nguyên liệu: Đồng nhất, không đồng nhất và hỗn hợp.

+ Theo công dụng: sợi doc, sợi ngang, sợi dệt kim, sợi kỹ thuật.

+ Theo chi số: Thấp N 34, trung bình N34-70, cao lớn hơn N70

+ Theo hệ kéo sợi: sợi chải thô, chải kỹ, liên hợp..

+ Theo phương pháp xe:

- Sợi đơn (sợi con): là loại sợi chủ yếu và phổ biến nhất được tạo nên từ xơ
cùng loại hoặc pha trộn giữa các loại xơ khác nhau. Sợi đơn do nhiều xơ cơ
bản được ghép và xoắn lại với nhau tạo thành.

- Sợi con: bao gồm sợi đơn giản và sợi kiểu (hoa).

- Sợi đơn giản: có kết cấu và màu sắc giống nhau trên khắp chiều dài sợi.

- Sợi kiểu (hoa): được tạo nên bằng những phương pháp khác nhau, trên

suốt chiều dài sợi có kết cấu không đồng đều, tạo thành những vòng sợi hoặc
chỗ dày chỗ,chỗ mỏng khác nhau hoặc nhiều vết lốm đốm mang nhiều màu
sác khác nhau.

- Sợi phức (sợi ghép): Được ghép từ nhiều xơ cơ bản hay xơ kỹ thuật tạo
thành bằng cách xoắn hoặc dính kết lại với nhau. Ngoài sợi tơ tằm (tơ thiên
nhiên), tất cả các loại sợi phức đều là sợi hoá học, sợi phức bao gồm các sợi cơ
bản thường có độ dày trung bình hoặc nhỏ.
- Sợi xe: Do nhiều sợi đơn hoặc sợi phức ghép và xoắn lại với nhau tạo thành.

- Sợi lõi: Có kết cấu phức tạp trong đó sợi lõi được quấn xung quanh ( quấn
chặt hoặc lỏng) bằng các loại xơ hoặc sợi khác.

- Sợi cắt: Nhận được loại sợi này bằng cách xe xoắn các dải băng( giấy, nhựa,
kim loại ) sẽ nhận được sợi cắt.

- Sợi xù lông: Trên những đoạn ngắn cách quãng của những sợi riêng biệt tạo
nên loại sợi đó ( sợi cơ bản hoặc sợi phức) bị làm rối lên nhờ có dòng khí thổi.

- Sợi phối hợp: Thường ở dạng sợi xe hoặc sợi xù lông tạo nên từ các loại sợi
khác nhau.

Hình 1.2. Sơ đồ phân loại sợi dệt

1.3. Khái niệm và phân loại chế phẩm dệt

1.3.1. Khái niệm


Chế phẩm dệt bao gồm nhiều loại. Hầu hết chế phẩm dệt được sản xuất
ra từ sợi dệt, còn một số được sản xuất trực tiếp từ xơ dệt. Chế phẩm dệt bao
gồm các loại vải, các loại dây buộc, lưới, hàng trang trí...

1.3.2. Phân loại

Người ta phân loại vật liệu dệt may thành xơ, sợi, vải phụ liệu là dựa vào
đặc điểm cấu trúc gồm:

- Vải dệt thoi: là chế phẩm được tạo nên bằng cách dệt hai hệ thống sợi
dọc và sợi ngang vuông góc với nhau theo một quy luật nhất định.

- Vải dệt kim: Là chế phẩm được tạo nên từ một đến nhiều sợi, các sợi
tạo thành các vòng theo hướng dọc lồng qua nhau, theo hướng ngang bằng
đoạn liên hệ.

- Vải không dệt: là chế phẩm tạo nên từ các đệm xơ bằng cách khâu bên
hoặc dính kết.

- Chế phẩm nén: là chế phẩm tạo nên từ các khối xơ rối nén ép lại

- Lưới tạo nên bằng cách đan các sợi bằng các mối nút cách thưa nhau
một khoảng nhất định.

- Các loại dây thuộc loại chế phẩm xe được hình thành bằng cách xe,
bện nhiều sợi lại với nhau như: chỉ, thừng, cáp....

1.4.4.Xơ thiên nhiên

1.4.1.Xơ có nguồn gốc từ thực vật

Các loại xơ có nguồn gốc thực vật đều mang tính chất cơ bản của vật
chất xenlulô. Tuy nhiên mỗi loại xơ thực vật có những đặc tính đặc biệt khác
nhau, vì chúng có hệ số trùng hợp không giống nhau, sự sắp xếp của các phân
tử có mức độ đinh hướng và khoảng cách giữa các phân tử trong chúng cũng
khác nhau.

1.4.1.1. Xơ bông
1. Khái niệm

Là một tế bào thực vật phát triển ở phía ngoài hạt dài thành xơ bao bọc
xung quanh hạt quả bông, xơ bông thuộc dạng xơ cơ bản. Mỗi xơ do một tế
bào của hạt bông phát triển riêng biệt mà thành. Nếu không dùng phương pháp
đặc biệt phá vỡ theo chiều dọc thì không phân chia nhỏ hơn được nữa.

Bông là loại xơ được bao bọc chung quanh hạt. Cây bông trồng để lấy xơ
và hạt chỉ sống một năm . Đó là loại cây ưa nắng ấm và ánh sáng.Từ khi gieo
hạt đến bông chín tuỳ từng loại phát triển trong khoảng 90 đến 200 ngày. Bông
dễ phát triển ở nhiệt độ 20 - 30oC, ở nhiệt độ dưới 13oC cây bông không phát
triển được. Cho nên chỉ có một số nơi trên thế giới trồng được bông như : Mỹ,
Trung Quốc, ấn độ và một số nước cộng hoà Trung á thuộc Liên Xô - Ai Cập,
Braxin, Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ... Đó là những nước có sản lượng bông chiếm
gần 85% tổng số xơ bông sản xuất trên thế giới. Bông là loại nguyên liệu dệt
đã được sử dụng hàng nghìn năm trước đây.

Hình 1.3. Quá trình sản xuất xơ bông

Bảng1.1: sản lượng bông trên thế giới năm 1983 - 1984

Diện tích trồng Sản lượng Sản xuất


Các nước
( nghìn ha) ( Kg/ ha) ( nghìn tấn)
Tổng cộng 31687 464 ( 543) 14703( 18423)

Liên xô 3347 684

Mỹ 4233 684 2890

Trung Quốc 6900 880 6075

Pakistăng 2227 440 980

Braxin 2200 382 810

Achentina 500 320 160

Aicập 417 694 402

Xu đăng 370 504 187

Xi ri 178 9875 156

Ostraylia 136 1041 141

Các loại bông: Có bốn loại bông chính được trồng ở các nước trên thế giới

a/ Cây bông lục địa( bông xơ trung bình)

+ Tên khoa học: Gospiumhirsutum

+ Xơ có độ dài và độ mảnh trung bình ( L = 26 - 35 mm , T = 160 - 220


mTex,

po = 25- 30 cN/ Tex) . Thời gian từ khi gieo hạt đến khi nở quả 120 - 150
ngày.

b/ Cây bông hải đảo ( còn gọi là bông xơ mảnh)

+ Tên khoa học: Go ssypium barbadense

+ Xơ bông loại này có chất lượng tốt ( L = 35 - 60 mm , T = 130 - 150


mTex,
po = 30- 38 cN/ Tex). Thời gian sinh trưởng từ 140 - 170 ngày.

c/ Cây bông cỏ

+ Tên khoa học : Gossypium herbaseum

+ Loại bông này được trồng ở một số nước như: ấn độ , Iran và một số nước
khác.

+ Xơ thô và ngắn: L > 20 mm . Khi bông chín quả không nở hoàn toàn gây
khó khăn cho việc thu hoạch và quá trình chế biến ban đầu.

d/ Cây bông lưu niên

+ Xơ thô và ngắn , cây bông này có thể cao 3 - 6 m ( trong khi đó cây bông
thường sống một năm chỉ cao 0,7 - 1,4 m )

+ ở các nước trồng bông thường tiến hành lựa chọn lai tạo giống để tạo nên
các giống bông mới nhằm mục đích :

- Làm cho xơ bông có sản lượng thu hoạch cao.

- Thân cây cứng để thuận tiện cho việc hái bông bằng máy.

- Có khả năng chống đỡ được các loại sâu bệnh.

- Thu hoạch xơ có năng xuất cao.

- Xơ có chất lượng tốt.


Hình 1.4: Một số hình ảnh về quá trình sản xuất xơ bông

2.Cấu tạo, quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây bông:

Thành phần chủ yếu cấu tạo lên xơ bông là xenlulo chiếm 96% - 97%
chất pectin 1,5%, nitơ 0,3%, mỡ sáp 1,0%, tro 0,2%.

Gieo hạt bông vào đất màu đã làm sạch khi nhiệt độ đạt tới 12 - 14%,
thông thường ở điều kiện thuận lợi khoảng 8 - 10 ngày kể từ khi gieo hạt bắt
đầu nảy mầm và phát triển thành cây.Thân cây bông có 2 loại: cành phát triển
và cành có quả

Cành phát triển mọc trước trên thân chính của cây và hướng lên phía trên,
cành phát triển không có quả, các cành có quả mọc thẳng góc với thân cây.

Cây bông càng nhiều cành có quả thì sản lượng bông càng cao, cây bông
ra hoa rồi kết thành quả . Trong mỗi quả bông có từ 3 - 5 múi, mỗi múi bông
có từ 5 - 9 hạt . Các hạt bông phát triển khi đó phần lớn tế bào phía ngoài hạt
phát triển dài ra đó là các xơ bông sau này

Hình 1.5: Sơ đồ các loại cành trên cây bông

1 - Cành phát triển 2 - Cành có quả


a/ Hạt bông b/ Lá bông c/ hoa bông d, e / Quả bông

f/ Xơ bông chung quanh hạt

Đầu tiên xơ có hình ống rỗng giữa thành rất mỏng( 0,2 - 0,5 mm). Xơ
bông phát triển theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu khoảng 30 - 40 ngày xơ bông phát triển chủ yếu theo
chiều dài, sau đó phát triển theo chiều dày. Mỗi ngày phía trong xơ được bồi
thêm lượng xenlulô làm cho chiều rộng của rãnh xơ ngày càng thu hẹp lại .Tuỳ
theo mức độ chứa xenlulô mà bông có độ chín khác nhau. Xơ bông phát triển
hoàn toàn cho đến khi chín khoảng 50 - 70 ngày.

Hình 1.6: Sơ đồ thay đổi một số tính chất của xơ bông trong quá trình phát
triển

L - Độ dài xơ N - Chi số xơ Pd - Độ bền xơ

Thành phần chủ yếu xơ bông là xenlulô (C6H10O5)n hoặc[- C6H7O2 (OH)3–]n

Hình 1.7 : Mặt cắt ngang xơ bông


A- là mặt cắt ngang của xơ bông e - là chiều rộng rãnh xơ.

B là thành và rãnh xơ  - là bề dầy thành xơ.

Ở thời kỳ đầu khi xơ mới phát triển lượng xenlulô chiếm khoảng 40 -
50% khối lượng xơ, đến khi xơ chín hoàn toàn xenlulô đạt tới 93 - 95% khối
lượng xơ làm cho chỉ số xơ giảm xuống , còn độ bền tăng lên ( xem sơ đồ thay
đổi tính chất của xơ bông

Khi xem xét cấu tạo của xơ bông nhận thấy: xơ có rãnh ở giữa , một đầu
xơ có hình không đều ở dạng bị cắt , còn đầu kia có hình nhọn che kín rãnh bên
trong . Xơ bông có hình xoắn ( theo chiều dài xơ) ở mức độ nhiều hoặc ít phụ
thuộc vào bề dày của thành xơ, bề dày đó tăng lên dần dần theo mức độ chín
của xơ.

Hình1.8: Xơ bông có mức độ chín khác nhau

Mặt cắt ngang của xơ bông có các hình dạng khác nhau phụ thuộc vào
mức độ chín của xơ, từ hình uốn cong đối với xơ không chín đến hình bầu dục
đối với xơ chín trung bình và hình tròn đối với xơ chín.

Để xác định hệ số chín của xơ bông dùng tỷ số đường kính của rãnh và

đường kính ngoài của xơ  d  hoặc tỷ số giữa bề rộng của rãnh xoắn e với bề
D

dày thành

e
xơ  từ đó xác định hêi số chín Z theo bảng

Bảng 1.2 : Hệ số chín tương ứng với tỷ số chiều rộng rãnh xơ và bề dầy thành

Tỷ số e/  Hệ số chín Tỷ số e/  Hệ số chín

30-22 0.0 1.5 2.25

21-13 0.25 1.0 2.50

12-9 0.50 0.75 2.75

8-6 0.75 0.5 3.0

5 1.0 0.33 3.25

4 1.25 0.2 3.50

3 1.50 0 4

2.5 1.75

2.0 2.0

Tiết diện của xơ bông gần giống như hình bầu dục, nếu tiết diện càng tròn
thì xơ bông càng tốt.

3 Tính chất lý học, hoá học chủ yếu của xơ, sợi bông)

- Xơ, sợi bông hút ẩm cao 8 - 12% thoát nhanh mồ hôi, tuy nhiên khi ngâm
trong nước xơ hút nước nhanh và dễ bị co ( độ co dọc từ 1,5 - 8%) dễ bị nhàu
nát khi mặc, dẫn điện kém, khi là khó giữ nếp, nhiệt độ là thích hợp 140 -
150oC.

- Xơ, sợi bông càng hút ẩm thì độ bền càng tăng đây là tính chất khác biệt
so với các loại xơ khác.

a) Tính chất hình học và cấu trúc vật lý của xơ bông.

- Kích thước ngang trung bình = 12 đến 40  m


- Chiều dài L trung bình = 10 - 60 mm, tùy vào từng loại xơ bông ( loại
trung bình 19 đến 38 mm, loại ngắn 10 đến 22 mm.

- Tiết diện ngang: Dưới kính hiển vi các xơ có dạng từ hình elip đến
hình tròn, phổ biến nhất là hình quả thận. Độ chín của xơ càng cao thì tiết diện
ngang càng gần với hình tròn.

- Chiều dọc xơ có dạng dẹt xoắn vỏ đỗ, phần trên xoắn nhiều hơn phần dưới.
Mức độ xoắn phụ thuộc vào độ chín của xơ.

b) Tính chất cơ học của xơ:

- Độ bền tương đối trong môi trường khô 245 đến 373m N/tex

- Độ bền tương đối trong môi trường ướt 100 đến 110 bền khô

- Ứng lực đứt 175 đến 667 N/mm2

- Độ dãn đứt ở trạng thái khô 6 đến 10%

- Độ dãn đứt ở trạng thái ướt 7 đến 11%

c) Tính chất vật lý:

* Xơ bông có khối lượng riêng khoảng 1,52 - 1,56 g/cm3

- Tính cách nhiệt và giữ nhiệt tốt

- Hàm ẩm trong môi trường tiêu chuẩn của không khí (  = 65  2%, t =
250c ) Hàm ẩm tiêu chuẩn của xơ bông là 7,5 – 8,5 % ( tùy loại bông)

- Hàm ẩm trong môi trường của không khí gần bão hòa (  = 95%, t = 25
 20c ) hàm ẩm của xơ bông là 24 – 27 % ( tùy loại bông)

* Tác dụng với nhiệt độ: Kém bền vững trước tác dụng của nhiệt độ cao. Sấy
xơ bông ở nhiệt độ 120 -130oC trong một vài giờ xơ bông bắt đầu thay đổi tính
chất chuyển màu vàng, nếu tăng nhiệt độ đó lớn hơn 130 o - 160oc xơ bông
chuyển màu nâu và cháy nếu kéo dài thời gian. Nếu tăng nhiệt độ 180 oC quá
trình phá hủy xenlulô rất mạnh.
Vì vậy khi gia công hoá học các chế phẩm có cấu tạo từ xenlulo cần
chọn nhiệt độ thích hợp và thời gian cho phép để trách cho xơ không bị phân
huỷ.

* Tác dụng của ánh sáng mặt trời và khí quyển: Dưới tác dụng của ánh
sáng và khí quyển, đặc biệt tác dụng của tia tử ngoại có bước sóng ngắn các
phân tử xenlulô bị ôxy hóa, giảm bền và vàng hóa.

Thực nghiệm cho thấy độ bền của xơ, sợi bông giảm đi một nửa so với
ban đầu khi chiếu trực tiếp tia sáng mặt trời trong thời gian 900 - 1000 giờ.
Visco 900 giờ, Lanh 990 giờ, len 1120 giờ..

Dưới tác dụng của khí quyển còn tiến hành quá trình lão hóa vật liệu xơ
bông bị giảm tính chất cơ lý hóa, giảm độ bền, độ dãn nở, tăng độ cứng.

- Cảm giác sờ tay: mềm mại, dễ chịu

d) Tính chất hóa học:

Thành phần hóa học: Xenlulo 96 – 97%

* Tác dụng với nƣớc và dung môi hữu cơ: Mặc dù chứa nhiều nhóm OH
nhưng xenlulo không hòa tan trong nước. Xơ, sợi bông dễ hấp thụ hơi nước và
khí, bị trương nở trương nở trong môi trường nước làm kích thước ngang tăng
từ 45 đến 50%, tăng chiều dài từ 1 đến 2%.

Ví dụ: Xơ bông trong môi trường nước bị trương nở theo kích thước
ngang 45 - 50 % chiều dài tăng 1 - 2 %

Xơ, sợi bông không hòa tan trong các dung môi như ete, cồn, rượu,
benzen... nó chỉ hòa tan trong dung dịch amoniac đồng

* Tác dụng với axit : Kém bền vững trước tác dụng của axit, nhất là axit
khoáng : HCL, H2SO4, HNO3...

Dưới tác dụng a xit vô cơ đại phân tử xenlulô bị phá hủy, khi đó liên kết
glucôzic bị phân huỷ và mạch xenlulo bị đứt liên kết dẫn đến giảm bền. Nói
chung chỉ nên dùng dung dịch axit loãng, gia công ở nhiệt độ thấp và thời gian
ngắ

* Tác dụng với kiềm: Xơ, sợi bông bền vững dưới tác dụng của kiềm, cho
kiềm NaOH tác dụng trực tiếp vào xenlulô cũng không bị phá vỡ liên kết
glucôrit. Tuy nhiên có khả năng ôxy hóa xenlulô, đặc biệt phản ứng tiến hành
nhanh khi đốt nóng. ở nhiệt độ cao trong dung dịch kiềm Natri đậm dặc
xenlulo dễ bị hoà tan.

Đó là liên kết không bền vững dễ bị nước phân tách nhận được hyđrat
xenlulô dễ hấp thụ các chất khác nhau, dễ nhuộm màu và được sử dụng để sản
xuất các loại xơ nhân tạo như visco, amôniac đồng.

Trong công nghiệp ứng dụng hiệu quả các quá trình tác dụng của kiềm (
quá trình làm bóng) làm cho xơ bông bớt xoăn, co rút về chiều dài, tăng kích
thước mặt cắt ngang do đó tăng độ bền tuyệt đối khi kéo đứt. Nếu quá trình tác
dụng của kiềm lên vật liệu xenlulô đồng thời kéo căng khi đó xơ có dạng tròn
hơn, bề mặt nhẵn hơn, phản chiếu ánh sáng tốt hơn.

ở trong dung dịch NaOH nấu xôi một phần xenlulô bị phá hủy, nếu quá
trình đó tiếp diễn thì cấu tạo phân tử bị hủy hoại hoàn toàn.

* Tác dụng của chất khử và chất oxy hóa: Các chất khử hầu như không có
tác dụng gì với xơ, sợi bông, còn các chất oxy hóa tác dụng với xenlulo sẽ biến
nó thành oxit xenlulo. Tùy theo loại oxy hóa và điều kiện phản ứng mà xenlulô
bị biến đổi nhiều hay ít

* Tác dụng với vi sinh vật: Dưới tác dụng của vi sinh vật, xơ bông dễ bị phân
hủy làm cho độ bền cơ học suy giảm và gây nấm mốc

Khi giữ vật liệu xơ bông trong môi trường không khí có độ ẩm không
cao, khi đó một số loại vi khuẩn và nấm mốc phát triển gây nên quá trình thủy
phân xelulô dẫn tới phá hủy một phần hoặc phá hủy toàn cấu trúc phân tử.

4. Nhận biết xơ, sợi bông.


- Nhận biết bằng cảm quan: mặt xơ, sợi không nhẵn, có xù lông tơ nhỏ, cảm
thấy mềm mại, mịn mát tay khi cầm. Khi kéo đứt một đoạn sợi thấy dai, chỗ
đứt không bị xù lông.

- Nhận biết bằng phương pháp nhiệt học: Khi đốt xơ bông cháy rất nhanh, có
mùi giấy cháy, tro màu trắng, lượng tro ít bóp dễ vỡ, nếu ta bỏ ngọn lửa ra xơ
vẫn tiếp tục cháy.

5. Sử dụng và bảo quản.

Các sản phẩm làm từ xơ bông có khả năng dữ nhiệt, thấm thấu không khí
không gây dị ứng đối với da. Sử dụng xơ, sơi bông dùng dệt vải làm vật liệu
may quần áo mùa hè, quần áo lót đặc biệt quần áo trẻ em.

Xơ bông còn được sử dụng để tạo ra các loại xơ nhân tạo khác ( bông y tế, chỉ
khâu....) dẽ nhuộm với các loại màu khác nhau có thể nhuộm ở nhiệt độ
thường.

Nhược điểm: Độ nhàu cao, giá thành cao, dễ bắt lửa..

Khi giặt dùng xà phòng thường, phơi khô ngoài nắng, tránh ánh nắng mặt
trời chiếu trực tiếp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh nấm mốc.

1.4.1.2. Xơ li be

1. Khái niệm: Xơ li be còn gọi là xơ cứng có nguồn gốc từ xenlulo lấy từ


thân cây, lá cây, vỏ quả, một số loại cây trong thiên nhiên lanh, đay, gai, chuối,
dứa, dừa. Trong thành phần các loại chất này nằm xen lẫn các tạp chất trong
chùm xơ, xơ libe liên kết với nhau bằng các loại keo pectin

Có hai dạng xơ cơ bản và xơ kỹ thuật, xơ cơ bản là những tế bào riêng


biệt kéo dài thành hình ống hai đầu khép kín ở giữa có rãnh, với xơ kỹ thuật
bao gồm nhiều xơ cơ bản ghép lại với nhau

Đặc trưng cấu tạo cơ bản của xơ libe, các phân tử sắp xếp định hướng
do đó có độ bền cơ học cao. Vật chất chủ yếu cấu tạo lên xơ li be là xenlulô với
hàm lượng khác nhau tuỳ theo tính chất của từng loại cây.
Nếu quan sát mặt cắt ngang của xơ cơ bản dưới kính hiển vi thì chúng có
dạng hình đa diện, ở chính giữa là rãnh rỗng chứa không khí phần ngoài là vật
chất xenlulô

Quan sát theo chiều dọc của xơ cơ bản ta thấy mức độ xoắn của nó kém
xơ bông và mặt ngoài có vết sẫm người ta gọi là vết chuyển dịch gần giống
như mắt của cây tre.

a/. Xơ lanh: xơ cơ bản nhọn, tiết diện ngang có hình bầu dục, cạnh không đều,
rãnh ở giữa hẹp trên toàn bộ xơ.

b/. Xơ gai: xơ cơ bản nằm phân tán trên thân xơ không hình thành các bó xơ,
đầu xơ cơ bản có nhiều hình dạng khác nhau mặt cắt ngang có hình bầu dục
xoắn.

c/. Xơ đay: xơ cơ bản có đầu dạng hình tròn, thành xơ dày, mặt cắt ngang nhìn
không đều, rãnh xơ cùng không đều chỗ rộng chỗ hẹp

d/. Xơ tre. Lấy từ thân cây tre

2. Tính chất và sử dụng xơ libe:

Xơ cứng( vì có nhiều keo) độ bền cơ học tương đối cao, độ giãn và khả
năng đàn hồi thấp, xơ libe dễ hút ẩm và cũng dễ thoát ẩm

* Xơ đay: được lấy từ thân cây đay có khối lượng riêng  = 1,48 g/cm3

Chiều dài cơ bản L = 2,5 - 6 cm

Chiều dài kỹ thuật L =2000-3000 mm

Chi số N = 1200- 1500

Độ bền cơ học cao

Khả năng ngậm ẩm trong môi trường tiêu chuẩn là 14%

Độ ẩm w = 35-36 %

Đùng để làm lót sàn nhà, thảm hoặc bao tải, vật cách âm…
* Xơ lanh: Được lấy từ thân cây lanh, xơ mảnh, chi số có thể đạt N = 3600,

Hình 1.9. Một số hình ảnh về quá trình sản xuất xơ lanh

* Tính chất hình học và cấu trúc vật lý.

-Kích thƣớc: Kích thước ngang từ 8 đến 51  m ( 1  m = 10-6m ) trung bình


19  m

Chiều dài cơ bản L = 8- 69 mm trung bình 32 mm (xơ kỹ thuật dài


từ 0,3 đến 1m)

-Hình ảnh dƣới kính hiển vi: + Các xơ cơ bản có mặt cắt ngang là những
hình đa giác có cạnh không đều với góc vê tròn thành xơ rất dày chứa vật chất
xenlulo là chủ yếu, vì vậy xơ lanh không bị xoắn vỏ đỗ như xơ bông

+ Chiều dọc thân xơ có nhiều vết dịch chuyển (vết


gẫy) đặc trưng do xơ chịu nhiều tác dụng của các yếu tố cơ – lý khác nhau và
luôn thay đổi trong quá trình phát triển của nó

* Tính chất cơ học của xơ lanh:

+ Độ bền tương đối trong môi trường khô 440 đến 530 CN/tex

+ Độ bền tương đối trong môi trường ướt 115 đến 120% của độ bền khô

+ ứng lực đứt 343 đến 746 Kgl/mm


+ Độ dãn đứt ở trạng thái khô 0,6 đến 1,8% ở trạng thái ướt 0,7 đến
2,2%

* Tính chất vật lý:

+ Khối lượng riêng 1,44 đến 1,456 g/cm3

+ Độ ẩm tiêu chuẩn 15%

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ dưới 1200c chưa ảnh hưởng ở 1200c xơ bắt
đầu mất màu tự nhiên

+ Tính dẫn nhiệt tốt và cách điện kém

+ Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời độ bền giảm dần theo thời gian phơi

- Cảm giác sờ tay: Xơ tự nhiên cho cảm giác ráp. Nhưng sau khi tẩy trắng và
giặt kế tiếp cho cảm giác mềm mại và mát nhiều hơn

* Thành phần và tính chất hóa học của xơ lanh:

+ Xenlulo khoảng 64%

+ Hemixenlulo 17%

+ Licnhin 2%

+ Pectin 1,8%

+ Các chất hòa tan trong nước 3,9%

+ Sáp và mỡ 1,5%

+ Tác dụng với axit lanh nhạy cảm hơn bông trước tác dụng của axit (
kém bền trước tác dụng của axit)

+ Tác dụng với kiềm: Lanh tương đối bền vững trước tác dụng của kiềm

+ Tác dụng của các chất dụng môi: Dung môi clo hóa và dung môi chứa
oxy không ảnh hưởng tới lanh

+ Tác dụng với các chất khử và chất oxy hóa: Không ảnh hưởng nhiều
đến tính chất của xơ lanh
Chiều dài kỹ thuật L = 500-700 mm

Khả năng ngậm ẩm trong môi trường tiêu chuẩn là 12%

Dùng kéo sợi dệt vải làm may mặc, khăn trải bàn, vật liệu trang trí

* Xơ gai: Được lấy từ thân cây gai là loại xơ mảnh.

Chi số N = 3000

Chiều dài cơ bản L = 10-15 mm

Chiều dài kỹ thuật L = 700-1500mm

Dễ hút ẩm có hệ số truyền nhiệt cao

Dùng kéo sợi dệt vải may mặc, làm chỉ khâu đồ da, hoặc làm ống nước
cứu hoả.

* Xơ chuối, dứa: lấy từ lá chuối, lá dừa (loại chỉ dùng lấy lá)

* Xơ dừa: lấy từ quả dừa sản lượng ít, xơ thô, chủ yếu làm các loại dây dùng
trong xây dựng.

1.4. 2. Xơ có nguồn gốc động vật

1.4.2.1.Xơ len

1/ Khái niệm:

Len là loại xơ nhận được từ lớp lông phủ trên một số động vật ( cừu, thỏ,
dê, lạc đà…) sau khi đã gia công chế biến. Trong công nghiệp dệt len, lông cừu
được dùng nhiều nhất ( 96 - 97%) sau đó là lông dê ( 2%) và lông lạc đà, ngựa,
thỏ. Len là loại nguyên liệu quý hiếm đắt tiền có giá trị sử dụng cao, len có thể
pha với bông hoặc với sợi tổng hợp tạo ra vật liệu bền, đẹp ứng dụng rộng rãi
trong lĩnh vực may mặc.

- Chất lượng len không hoàn toàn giống nhau trên một bộ lông ( len tốt hơn ở
sườn, cổ và vai) và ở các giống cừu cũng như loại lông cừu
Kích thước ngang 6 đến 120  m

Độ dài từ 50 đến 450mm

Nghề nuôi cừu và chế biến len phát triển ở một số nước trên thế giới như
: Liên Xô, Trung Quốc, Mông cổ, Niudilan, Australia, Trong đó Australia có
sản lượng chiếm 1/3 sản lượng trên thế giới.

Hình 1.10: Một số hình ảnh sản xuất xơ len lông cừu

2. Cấu tạo của lông cừu.

Len lông cừu được cấu tạo gồm 3 lớp : Lớp ngoài cùng ( lớp vảy), lớp xơ
đặc, lớp rãnh giữa và chia làm 4 loại : lông tơ, lông nhỡ, lông thô, lông chết.

Lông tơ Lông nhỡ Lông thô Lông chết


1. Lớp vảy 2. Lớp xơ đặc 3. Lớp rãnh giữa

Hình 1.11 : Cấu tạo len lông cừu

- Lớp vảy được tạo ra từ tế bào sừng, hình ngói xếp gối lên nhau có tác
dụng bao bọc, bảo vệ xơ len.

- Lớp xơ đặc (vỏ) được tạo ra từ chất Keratin, lớp này thể hiện tính chất cơ
lý chủ yếu của xơ len. Lớp này được cấu tạo gồm những tế bào hình con sợi,
giữa tế bào có những khoảng cách trống vì thế tạo cho xơ len giữ nhiệt tốt.

- Lớp rãnh giữa (lõi) được tạo ra từ lớp chứa không khí ở bên trong gồm
những tế bào hình ống .

+ Lông tơ có mặt cắt ngang hình tròn, bên ngoài là lớp vẩy, bên
trong là lớp xơ đặc

+ Lông nhỡ: quan sát theo dọc nhận thấy có lớp rãnh giữa kéo dài
không liên tục.

+ Lông thô và lông chết có lớp rãnh giữa kéo dài suốt chiều dọc, đặc
biệt ở loại lông chết lớp rãnh giữa phát triển mạnh và chiếm phần lớn diện tích
mặt cắt ngang. Loại lông thô và lông chết có mặt cắt ngang cắt ngang hình bầu
dục không đều.

Thành phần cấu tạo trong xơ len là Keratin ( chiếm 90%).

* Phân loại: Người ta phân loại len dựa vào độ mảnh và tính đồng nhất của xơ
gồm 4 loại

+ Len mịn: Là len có đường kính trung bình từ 14 – 25 micromet

+ Len nửa mịn:..................................................... 25 -31 micromet

+ Len nửa thô:.......................................................31- 40 micromet

+ Len thô:...............................................................> 40 micromet


Thành phần hóa học của Kêratin( trong len) khác với phibrôin (tơ) là có lượng
lưu huỳnh. Ngoài các thành phần hóa học nói trên trong sơ len còn có: các chất
khoáng (phốt pho, sắt, clo...)1%; các chất mỡ, sáp  0,5%.

* Chế biến ban đầu :

3. Tính chất cơ, lý, hóa của xơ len.

a) Tính chất hình học và cấu trúc vật lý.

- Kích thước ngang 6 đến 120  m

- Độ dài 50 đến 450mm

- Tiết diện ngang soi dưới kính hiển vi có hình dạng kích thước và cấu
trúc không giống nhau tùy thuộc theo loại lông ( lông tơ, nhỡ, thô hay lông
chết).

b) Tính chất cơ học của xơ :

+ Độ bền tương đối trong môi trường khô 89 đến 178 CN/tex

+ Độ bền tương đối trong môi trường ướt khoảng 78 đến 90% của độ
bền khô

+Ứng lực đứt 118 đến 235 Kgl/mm2

+ Độ dãn đứt ở trạng thái khô 25 đến 35% ở trạng thái ướt 25 đến 55%

c) Tính chất vật lý của xơ :

* Khối lƣợng riêng của xơ len :


3
 = 1,3 - 1,32g/ cm , len là vật liệu xốp và nhẹ nhất trong

các loại sợi thiên nhiên.

* Hàm ẩm 15 đến 17% ( tùy loại len) nên dễ bị vi sinh vật phá hủy.

* Độ ẩm tiêu chuẩn 16 đến 18% ( tùy loại len)


* Tác dụng của nhiệt độ: Kém bền dưới tác dụng của nhiệt độ. Khi sấy ở
nhiệt độ 100 - 105oc len bị mất ẩm trở nên khô, cứng độ bền suy giảm. Nhưng
khi được làm ẩm trở lại thì mềm mại như ban đầu.

Ở nhiệt độ 1300c xơ len bị nhiệt hủy biến thành màu vàng.

Từ 205 đến 3000c (tùy thuộc vào thời gian tác dụng của ngọn lửa và độ
ngậm ẩm của len) bị cháy hoặc cacbon hóa

Tính chất cách nhiệt, cách điện rất tốt

Cảm giác sờ tay mềm, dễ chịu

* Tác dụng với ánh sáng: Xơ len tác dụng với ánh sáng mặt trời rất kém,
dưới tác dụng của ánh sáng và khí quyển, đặc biệt của tia tử ngoại sẽ tiến hành
ô xy hóa bằng ô xy của không khí làm cho len giảm độ bền, độ dãn, giảm tính
đàn hồi, tăng độ cứng, độ giòn, khó nhuộm màu hơn.

Quá trình lão hóa ( hao mòn) tiến hành càng nhanh trong khoảng 120 giờ
độ bền sẽ giảm đi 50%.

d) Thành phần và tính chất hóa học của xơ :

Nguyên tố cacbon 50%

Hydro 6 đến 7%

Oxy 21 đến 24%

Nitơ 15 đến 21%

Lưu huỳnh 3 đến 4%

* Tác dụng với a xit : Protein tạo nên xơ dệt tương đối bền vững trước tác
dụng của axit hơn xenlulo trong môi trường axit không cao.

Tương tự như với tơ, với a xit vô cơ yếu và a xit hữu cơ có nồng độ trung
bình làm giảm không đáng kể độ bền của xơ len.

Khi nồng độ a xit tăng và nhiệt độ dung dịch cao, xơ len mới bị phá hủy.
* Tác dụng với nƣớc và các chất hòa tan hữu cơ: Vật chất protein trong len
không hòa tan trong nước, rượu, cồn, benzene, ete, axeton…nhưng rất dễ hấp
thụ hơi nước và nước. Trong môi trường hơi nước bão hòa xơ len trương nở
theo chiều ngang 18 - 20 %, chiều dài tăng 1-2 % và kém bền. Tơ tằm ở trong
môi trường nước bị trương nở theo chiều ngang 16-18 %, tăng chiều dài 1-2 %.
Protein hoà tan trong các dung dịch amoniac đồng, clorua kẽm.

* Tác dụng với kiềm. Protein trong xơ len kém bền vững trước tác dụng của
kiềm

Len tác dụng với kiềm rất yếu, nếu đun len trong dung dịch kiềm nồng độ
2% thì chỉ ít phút sau len đã bị phá hủy. so với tơ tằm thì len bền hơn

Vì vậy không nên giặt len với xà phòng tổng hợp, trong công nghiệp sản
xuất len thường dùng Na2CO3, K2CO3 để giặt len.

* Tác dụng của vi sinh vật : Dưới tác dụng của vi sinh vật gây cho vật chất
protein bị nấm, mốc độ bền suy giảm, có một số loài mối ăn len làm phá hủy
len rất mạnh.

4. Nhận biết vải sợi len.

- Nhận biết bằng cảm quan: mặt vải sợi len có xù lông cứng, xơ dài hơn xơ
bông, cầm thấy ráp tay, không mịn. Khi kéo đứt một đoạn sợi trước khi sợi đứt
sợi có độ dãn lớn.

- Nhận biết bằng phương pháp nhiệt học: Khi đốt vải sợi len, ngọn lửa cháy
rất yếu, tắt ngay khi rút ra khỏi lửa, có mùi tóc cháy, tro dạng keo tròn màu đen
bóp dễ vỡ.

5. Sử dụng và bảo quản.

Đây là loại nguyên liệu dệt quý, giá thành cao với những ưu điểm mềm
mại, đàn hồi tốt, giữ nhiệt, chống ồn. Xơ len dùng để kéo sợi dệt vải được sử
dụng chủ yếu vào lĩnh vực dệt may tạo ra sản phẩm áo từ các loại cao cấp đến
thông thường như quần áo mùa đông, chăn đệm, mũ, khăn ...Từ xơ len phế
phẩm hoặc xơ len ngắn được sử dụng để hình thành vải không dệt( nỉ, dạ). Xơ
len nguyên chất có thể pha trộn với các loại xơ hóa học khác để kéo sợi tạo ra
các chế phẩm dệt và dệt kim khác nhau nhằm làm giảm giá thành cao của xơ
len thiên nhiên.

Độ bền cơ học kém

Do len kém bền với kiềm nên khi giặt cần dùng xà phòng trung tính và
phơi nơi khô ráo, râm mát. Mặt hàng len thường được đựng trong túi
pôlyêtylen có kèm theo băng phiến để tránh gián, nấm mốc, bảo đảm an toàn.

1.4.2.2. Tơ tằm:

1/ Khái niệm:

Tơ tằm là dạng sợi do con tằm nhả ra, có nhiều loại tằm ăn lá dâu, lá sắn,
tằm ăn lá dâu cho chất lượng tốt nhất.

Trong đó có giống tằm đa hệ, độc hệ và tằm lưỡng hệ

2. Quá trình phát triển và cấu tạo của kén tằm:

Hình 1.12 : Vòng đời phát triển của kén tằm

Kén tằm được chia làm ba lớp:

Lớp ngoài cùng goị là lớp tơ gốc


Lớp giữa là lớp tơ lõn gọi là thân tơ( chất lượng cao nhất, mảnh, óng
ánh, độ bền cao)

Lớp trong cùng là lớp ao nhong, lớp này không được ươm tơ áo nhộng
người ta đánh tơi thành xơ

Khối lượng trung bình của kén tằm khoảng 0,6 - 0,9 gam.

Kích thước ngang từ 10 đến 12  m

Độ dài của tơ từ 300 đến 1500m/kén

Vòng đời của con tằm trải qua 4 giai đoạn :

Trứng – Tằm – Nhộng – Ngài và qua 3 lần biến thái : trứng nở ra tằm, tằm hóa
nhộng, nhộng hóa ngài (bướm)

Có 3 giống tằm : Đa hệ tức là một năm nuôi nhiều lứa

Lưỡng hệ một năm nuôi hai lứa vào mùa xuân và mùa
thu

Độc hệ một năm nuôi một lứa

Trong quá trình nuôi tằm từ một hộp trứng trung bình thu được 60 kg
kén, còn với kỹ thuật nuôi tiên tiến có thể đạt tới 80 – 100 kg.

Khi tằm nhả tơ và kéo kén ở hai bên thân tằm có 2 tuyến tơ phân bố đối
xứng nhau, một tuyến chứa chất cơ bản của tơ phibroin còn chất kia chứa chất
keo xêrixin
Hình 1.13: Quá trình sinh trưởng và phát triển của kén tằm

* Quá trình chế biến kén ban đầu : Khi tằm nhả hết tơ tiến hành thu lượm
kén, thời gian này khoảng 8 đến 9 ngày kể từ khi tằm kéo kén. Từ kén thu
lượm được khối lượng tơ chỉ chiếm 15 – 20% còn lại 80 – 85% là nhộng,
Lượng nước chiếm tới 65 – 70% khối lượng kén, chủ yếu chứa trong nhộng.
Cần phân loại kén để loại ra kén phế phẩm, còn lại là kén nguyên liệu, với kén
nguyên liệu phân thành 4 loại.

+ Loại chọn lọc không có nhược điểm gì

+ Loại 1 cho phép có vệt nhỏ ( không lớn quá 5mm )

+ Loại hai các vệt đó có thể lớn đến 10 mm

+ Loại ba xuất hiện các vệt dài đến 15 mm

Kén nguyên liệu được tiến hành ươm tơ. Trước khi đưa kén vào nồi
ươm, cho kén tằm vào nồi nước nóng ở nhiệt độ 95 – 98oc trong thời gian 1 – 2
phút, rồi loại bỏ tơ gốc. Sau đó cho kén vào nồi ươm chứa nước ấm có nhiệt độ
40 – 60oc. Sợi tơ rất mảnh nên khi ươm tơ người ta thường chập nhiều sợi lại
với nhau số sợi chập tùy thuộc vào độ mảnh của sợi tơ sau này. Các sợi tơ tháo
ra từ kén được cuộn lại thành cuộn tơ.
Hình 1.14: Ươm tơ thủ công và ươm tơ bằng máy

3/ Tính chất cơ lý hóa của tơ tằm và cách sử dụng:

a) Tính chất hình học và cấu trúc vật lý :

- Kích thước ngang 10 dến 12  m độ mảnh trung bình là 0,11 tex

- Độ dài tơ từ 300 đến 1500 m/kén

- Tiết diện ngang dưới kính hiển vi ở dạng sợi cơ bản có tiết diện ngang
gần giống hình tam giác hoặc hình cái nêm, chứa chủ yếu là vật chất Fibroin.
Mỗi sợi tơ do sâu tằm nhả ra gồm hai sợi tơ cơ bản được ghép lại với nhau
bằng keo dính xerixin. Trong quá trình ươm tơ kéo kén keo xerixin bị hòa tan
trong dung dịch ươm và bị loại bỏ, còn lại Fibroin thu được dưới dạng cơ bản

- Chiều dọc tơ tằm có nhiều chỗ bề dầy không đều, hình dạng bên ngoài
đẹp, nhẵn bóng, óng ánh.

b) Tính chất cơ học của tơ :

+ Độ bền tương đối trong môi trường khô 294 đến 392 CN/tex

+ Độ bền tương đối trong môi trường ướt khoảng 80% của độ bền khô

+Ứng lực đứt 402 đến 536 Kgl/mm

+ Độ dãn đứt ở trạng thái khô 15 đến 25% ở trạng thái ướt 25 đến 30%

c) Tính chất vật lý của xơ

* Khối lƣợng riêng  = 1,3 - 1,37 g/cm3 và có độ bền tương đối cao

* Hàm ẩm 11%
* Độ ẩm tiêu chuẩn 9%

*Tính cách điện và cách nhiệt đều tốt

* Cảm giác sờ tay rất dễ chịu

* Tác dụng với nhiệt: Tơ tằm ở toc =140oc trong thời gian dài chưa bị
ảnh hưởng nhưng nếu tăng nhiệt độ cao khoảng 175 0c xơ nhanh chóng bị nhiệt
hủy

* Tác dụng với ánh sáng Prtein bị lão hóa giảm độ bền, kém bền trước
ánh sáng mặt trời. Vì vậy không nên phơi các sản phẩm từ tơ tằm trực tiếp với
ánh sáng

Tơ tằm có độ bền cao, đàn hồi, thẩm thấu tốt, mềm mại, nhẵn bóng sờ
tay rất dễ chịu, khó nhuộm màu hơn

d) Thành phần và tính chất hóa học của tơ

* Thành phần hóa học: Fibroin khoảng 75%

Xerixin khoảng 23%

Chất khoáng, màu và sáp khoảng 2%

* Tác dụng của các dung môi: Chịu tác dụng của các dung môi hữu cơ

* Tác dụng của các chất khử và chất oxy hóa: có thể dùng các chất khử
và chất oxy hóa để tẩy trắng tơ tằm, nhưng phải khống chế thời gian và nhiệt
độ thích hợp

* Tác dụng với axit: Bền vững hơn xenlulo trong môi trường axit có
nồng độ không cao và phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng của axit

* Tác dụng với kiềm: Khác với xenlulo protein rất kém bền trước tác
dụng kiềm. Nếu đun tơ tằm trong dung dịch kiềm NaOH, tơ tằm bị phá hủy rất
nhanh. So với xơ len tơ tằm chịu tác dụng tốt hơn trước tác dụng của kiềm

* Tác dụng với vi sinh vật: Kém bền vững dưới tác dụng của vi sinh
vật. Độ bền cơ học cao hơn bông và len, độ kéo dãn đàn hồi kém len  = 22-
25% nhưng tốt hơn bông. mềm mại, bóng đẹp thông thoáng. Nhưng tơ tằm có
độ nhàu cao, để cạnh tranh với xơ hoá học thường pha tơ tằm với visco.

* Tác dụng với muối kim loại: Kẽm clorua hòa tan tơ tằm, các muối hữu
cơ không làm hại đến tơ tằm

Khả năng hút ẩm và nhả ẩm tốt, trong môi trường không khí độ hút ẩm
đạt w = 11 %, vì vậy vải tơ tằm mặc thoáng mát, hợp vệ sinh, dễ in hoa và
nhuộm màu

Độ dãn đứt 20 %

Khả năng đàn hồi 30 %

Nhược điểm giá thành cao, độ nhàu ( trong thực tế tơ tằm gốc động vật
chỉ còn sử dụng khoảng 5 % còn lại sử dụng tơ tằm nhân tạo)

Sử dụng trong may mặc. Tùy theo quy cách mà dùng để dệt ra các mặt
hàng vải như gấm lĩnh, thổ cẩm, lụa, the…..

Sử dụng trong y tế làm chỉ phẫu thuật, trong kỹ thuật làm sợi mành

Ngoài ra ta còn có xơ amian

1.4.3. Xơ có nguồn gốc khoáng vật (Xơ Amian):

1/ Khái niệm chung:

Xơ amian là một loại khoáng, thường nằm trong những mạch mỏ hoặc ở
những lớp núi. Các xơ amian xếp chặt chẽ thành khối vững chắc, xơ amian
thường ở dạng quặng.

2/ Tính chất:

- Khối lượng riêng 2,5 – 3,2 g/cm3

- Xơ có độ bền kéo cao, độ giãn thấp và giòn

- Chịu nhiệt khoảng 500oc, bị chảy ở 15000c

- Bền với kiềm và axit


3/ Sử dụng:

Xơ amian ít khi sử dụng nguyên chất mà thường pha với khoảng 15 –


20% xơ bông.

Xơ có độ dài lớn hơn 10 mm dùng để kéo sợi dệt vải và làm quần áo chống
lửa, dùng trong công nghiệp hoá chất, làm vật liệu phanh hãm, cách nhiệt và
cách điện..... dệt vải lọc hoá chất, axit

1.5. Xơ hoá học

1.5.1. Xơ nhân tạo

1.5.1.1. Xơ visco

1/ Cấu tạo.

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xơ, sợi visco là xenlulô lấy từ loại gỗ và
xơ bông ngắn. Gần đây nhiều nước dùng xenlulô tách từ bã mía, cói, tre, nứa,
rơm, day để sản xuất.

Cho xenlulô tác dụng với kiềm ( NaOH) 18% khoảng 1 giờ tạo thành
xenlulô kiềm. Sau đó đem nghiền nhỏ tách tạp chất tiếp tục cho tác dụng với
sunpuacacbon

(CS2) tiếp tục tạo thành dung dịch để kéo sợi.

Các phản ứng xảy ra trong quá trình sản

Kxantogenatxenlulô
2/ Tính chất lý hóa học của xơ visco.

a) Tính chất hình học và cấu trúc của xơ.

- Kích thước ngang được sản xuất với nhiều độ mảnh khác nhau

- Tơ visco thường có độ mảnh 6,7 tex, 8,4 tex, 11 , 13,3, 16,7 tex, 22
tex...

- Visco stapen thường có độ mảnh 0,16, 0,17, 0,33, 0,5, 0,72tex.

- Độ dài của xơ visco Stapen thường là 21,36,38,40,55,60 mm

- Dưới dạng kính hiển vi trên bề mặt dọc thân xơ có những rãnh khía to
nhỏ không đều nhau,

Tiết diện ngang soi của xơ có nhiều hình dạng khác nhau, từ trơn nhẵn,
khía nhám, uốn cong đến nhiều kiểu dạng khác ( tùy thuộc vào từng loại visco)

b) Tính chất cơ học của xơ :

+ Độ bền tương đối trong môi trường khô 180 đến 350 CN/tex

+ Độ bền tương đối trong môi trường ướt 55 đến 65% của độ bền khô

+ Độ dãn đứt ở trạng thái khô 15 đến 30% ở trạng thái ướt 110 đến
130% ở trạng thái dãn khô

+ Mô đun đàn hồi 5,4 N/tex

+ chỉ số độ dẻo 0,25

Xơ visco được chia ra làm 2 loại chính:

Loại visco có hàm lượng xenlulô cao ( 98%) ở dạng sợi bền loại này mềm
mịn thường pha với tơ tằm dệt các mặt hàng như lụa, satin...
Loại visco thô ( dạng sợi thông thường ) dệt các loại vải lanh, phíp

c) Tính chất vật lý của xơ :

* Khối lƣợng riêng  = 1,49 - 1,52 g/cm3

* Độ ẩm tiêu chuẩn 11 đến 14% (tùy từng loại)

* Độ chương nở cao 85 đến 120%

* Tác dụng với nhiệt: Xơ visco không có tính nhiệt dẻo, vì vậy ở nhiệt
độ1250C độ bền của nó không thay đổi, chưa bị vàng, nhưng khi nhiệt độ tăng
lên 150 0c dến 1850c trong thời gian dài thì tính chất của xơ bị thay đổi giảm
độ bền. (nhiệt độ là ủi là 150 – 1800c )

- Độ dẫn nhiệt trung bình, có tính tĩnh điện nhẹ, tính ổn định về kích thước
thấp sản phẩm hay bị biến dạng, mặt vải hay bị xùi vón khi giặt

* Tác dụng với ánh sáng và khí quyển: Chịu tác dụng với ánh sáng mặt trời
kém, dưới ánh sáng mặt trời sợi trở nên cứng và giòn màu chuyển từ màu trắng
sang màu vàng úa.

+ Khả năng hút ẩm cao hơn xơ bông W = 11 - 12%, vải mặc thoáng, hợp
vệ sinh và dễ nhuộm màu.

+ Độ co dãn đàn hồi cao nên vải ít nhàu hơn so với vải bông.

Xơ sợi visco sử dụng rộng rãi trong ngành dệt thoi và dệt kim dệt vải
may mặc và vải trang trí.

d) Tính chất hóa học của xơ visco.

* Tác dụng với a xit: giống như đối với các loại xơ thiên nhiên nhất là xơ
bông Kém bền vững trước tác dụng của axit, có thể dùng a xit nồng độ 1% ví
dụ HCL 1% để giặt tẩy sợi visco

* Tác dụng với kiềm: visco kém bền trong môi trường kiềm nên chỉ có thể
giặt ở dung dịch kiềm loãng nhiệt độ từ 30 - 400C.
* Tác dụng với nƣớc : Vải visco trương nở trong môi trường nước, độ co dọc
8 - 12%, độ bền ướt giảm 40 - 50%, độ dãn đứt 6 - 30% so với chiều dài ban
đầu vì vậy visco mặc nhàu hơn so với sợi bông.Hấp thụ thuốc nhuộm nhiều
hơn xơ bông

Trong môi trường nước độ bền giảm tới 40 - 50% với visco thông
thường, ở trạng thái khô.

*Tác dụng của các dung môi: Các dung môi hydro các bon, clo hóa hay chứa
oxy không làm hại visco

Bị bão hòa trong dung dịch amoniac hydroxit hoặc trong axit
phophoric nóng, axit sunfuric đặc...

*Tác dụng của chất khử và chất oxy hóa: rất nhạy cảm với các chất này. Ở
nồng độ thấp chất khử và chất oxy hóa làm xơ, sợi visco bị biến màu, ở nồng
độ cao chúng làm visco tổn thương nặng

3/ Nhận biết vải sợi visco - Nhận biết bằng cảm quan: Mặt vải cứng và bóng,
lâu thấm nước, nếu đã thấm nước vải trở nên cứng và dễ xé rách. Nếu cầm một
đoạn sợi kéo đứt, chỗ đứt bị xù lông, xơ to đều và cứng.

- Nhận biết bằng phương pháp nhiệt học: Khi đốt xơ,sợi cháy rất nhanh, có
mùi giấy cháy, lượng tro ít và chỉ có ở đầu đốt còn lại hầu như không có.

4/ Sử dụng và bảo quản.

Do những ưu và nhược điểm của xơ visco nên khi sử dụng loại nguyên
liệu này tùy theo yêu cầu cụ thể của sản phẩm mà dùng dưới dạng nguyên chất
hoặc pha trộn với các loại nguyên liệu khác để sản xuất vải dệt thoi, vải dệt
kim làm vải may quần áo mặc ngoài, cà vạt, chỉ thêu hoặc pha với len làm vải
may quần áo dệt kim, với bông may quần áo lót, áo nhẹ. Ngoài ra sợi visco có
độ bền cao nên còn dùng sản xuất vải bạt...
Khi sử dụng chú ý giặt bằng xà phòng thường, không ngâm lâu, không vắt
mạnh tay, phơi ngoài nắng nhưng không để ánh sáng chiếu trực tiếp và bảo
quản nơi khô ráo.

1.5.1.2. Xơ Axetat và Tryaxetat

1/ khái niệm

Nguyên liệu chủ yếu là xenlulo lấy từ bông xơ ngắn, có hai loại
Tryaxetat và xơ axetat đây là những xơ nhiệt dẻo. Sau khi làm sạch xơ bông
người ta tiến hành quá trình axetyl hóa xenlulo và các biến đổi hóa – lý khác để
tạo ra dung dịch nhớt rồi định hình thành xơ sợi axetat hoặc triaxetat theo các
phương pháp khô hoặc ướt

2/ Tính chất lý, hoá học

a) Tính chất hình học và cấu trúc của xơ

- Kích thước ngang rất đa dạng và phong phú, phần lớn mảnh hơn xơ
vítxco. Dạng stapen có độ dài được cắt theo yêu cầu sử dụng.

- Sơi dưới kính hiển vi theo chiều dọc cả tơ và xơ axetat và xơ triaxetat


đều có những rãnh cặp đôi rõ rệt. Mặt cắt ngang của xơ có nhiều ngấn thô tõe
ra với mép viền trơn nhẵn.

b) Tính chất cơ học của xơ

+ Độ bền tương đối trong môi trường khô 100 đến 150 CN/tex (Axetat
và Tryaxetat )

+ Độ bền tương đối trong môi trường ướt 50 đến 70% của độ bền khô

+ Độ dãn đứt ở trạng thái khô 20 đến 40% ở trạng thái ướt 120 đến
150% ở trạng thái dãn khô

+ Mô đun đàn hồi Tryaxetat 4,4 N/tex, Axetat là 4,1 N/tex

+ Chỉ số độ dẻo Axetat 0,17, Tryaxetat là 0,16 – 0,23

c) Tính chất vật lý của xơ


- Khối lượng riêng  = 1,28 g/cm3 ( Tryaxetat )

- Khối lượng riêng  = 1,33 g/cm3 ( Xơ axetat)

- Trong môi trường ướt giảm bền khoảng 40-45 %

- Độ ẩm tiêu chuẩn của Axetat 6 – 6,5%

- Độ ẩm tiêu chuẩn của Tryaxetat 2,5 – 4,5%

- Khả năng chịu nhiệt là xơ nhiệt dẻo to = 120 - 130oc tương đối bền
vững, nếu tăng 150 - 160oc bắt đầu mềm, nếu tăng tiếp 230oc thì bị nóng chảy(
đối với xơ axetat) còn đối với xơ Tryaxetat khả năng chịu nhiệt cao hơn

- Nhiệt độ hóa dẻo cảu Axetat là 1900c

- Nhiệt độ hóa dẻo cảu Tryaxetat là 190 - 2500c

- Khả năng ngậm ẩm xơ axetat là 6,5 % còn xơ Tryaxetat là 3,5 %

- Điểm nóng chảy của Axetat là 2550c

- Điểm nóng chảy của TryAxetat là 3000c

- Tính cách nhiệt và cách điện tốt

- Bền vững trước tác dụng của ánh sáng mặt trời và khí quyển

d) Tính chất hóa học. Tryaxetat có độ bền hóa học cao hơn axetat

- Axit yếu không làm tổn thương Axetat và Tryaxetat

- Axit mạnh phá hủy cả Axetat và Tryaxetat

- Tác dụng của kiềm;

+ Axetat bị xà phòng hóa trong môi trường kiềm, kể cả kiềm loãng

+ TryAxetat bị xà phòng hóa khi tiếp xúc với kiềm đặc

+ Xơ axetat kém bền vững với tác dụng của kiềm

- Tác dụng của các dung môi hữu cơ.

+ Axetat tan trong dung môi có cực như Axeton, fenol..


+ TryAxetat tan trong dung môi không cực

- Tác dụng của các chất khử và oxy hóa

+ Axetat có thể bị tổn thương, TryAxetat không bị tổn thương với chất
oxy hóa

Tác dụng của vi sinh vật và ánh sáng khí quyển xơ axetat vàTryaxetat
bền vững

Có khả năng chống tia tử ngoại

Xơ axetat bóng, bền đẹp, đàn hồi cao gấp hai lần vitxco ngoài ra nó còn
là vật cách điện, cách nhiệt tốt

3/ Sử dụng:

Khó nhuộm màu bằng các thuốc nhuộm thông thường. Vì vậy các sản
phẩm được tạo ra từ axetat dùng để may quần áo mặc ngoài như áo khoác, cà
vạt Trong công nghệ vải dệt kim, vải không dệt người ta cũng sử dụng axetat,
còn trong công nghiệp thuốc lá xơ axetat được sử dụng làm đầu lọc

1.5.1.3. Xơ ammoniăc đồng:

Nguyên liệu chủ yếu là xenlulô ở dạng xơ ngắn. Đem trộn xenlulô đã
làm tơi, sạch với hydro xit đồng và hoà tan trong nước ammoniăc đậm đặc sẽ
tạo ra dung dich kéo sợi.

1/ Tính chất lý, hóa học:

Khối lượng riêng  = 1,52 g/cm3

Xơ có tính chất tương tự như xơ visco

Độ mạnh cao hơn xơ visco

Trong môi trường ướt độ bền giảm 40 - 46 %

Nhiệt độ 180oc xơ ammoniăc đông dễ bắt lửa và chuyển thành màu nâu đen

Tác dụng với ánh sáng mặt trời xơ bị phá huỷ và giảm độ bền nhanh hơn visco
Tác dụng với axit như visco

Tác dụng với kiềm tan trong kiềm mạnh

3/ Sử dụng xơ ammoniăc đồng

Xơ ammoniắc đồng hiện nay sản xuất không nhiều, giá thành cao chủ
yếu sản xuất để dệt vải dùng trong lĩnh vực may mặc

1.5.1.4. Xơ polino:

Để sản xuất xơ polino người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau, một
trong những phương pháp đó là thêm vào dung dịch kéo sợi chất biến tính và
hình thành xơ trong thùng lắng có nồng độ H2SO4 thấp hơn nồng độ ZnSO4 cao
hơn với khi hình thành xơ visco

1/ Tính chất của xơ polino.

-Khối lượng riêng  = 1,52 g/cm3

-Độ bền tương đối 32 - 54 cN/tex

-Trong môi trường ướt giảm bền 25 %

-Độ dãn đứt thấp ở: +trạng thái khô là 8 - 18 %

+ trạng thái ướt là 120 – 150% độ dãn khô

-Khả năng ngậm ẩm 11 %

- Bền trước tác dụng của kiềm

- Độ ẩm tiêu chuẩn 10 – 12%

- Các tính chất khác giống Visco thông thường

- Độ phục hồi dẻo tốt, độ ổn định kích thước của xơ và các sản phẩm từ
xơ Polyno tốt.

2/ Sử dụng xơ polino

Dùng kéo sợi dệt vải mỏng, sử dụng trong các mặt hàng dệt kim, chủ
yếu là dùng trong lĩnh vực may mặc. Xơ có nhiều tính chất giống xơ bông, sản
phẩm từ xơ polinozic giữ được hình dáng khi may mặc, khả năng ăn màu thuốc
nhuộm tốt.

1.5.2. Xơ tổng hợp

1.5.2.1. Xơ polyamit ( PA) hoặc PAM.

1/ Khái niệm: Là những xơ tổng hợp mà trong mạch đại phân tử chứa các
nguyên tố C, O, N, H. Nguyên liệu ban đầu để sản xuất ra xơ PA là benzene và
phenol đây là xơ nhiệt dẻo, được sản xuất dưới 3 dạng PA6 (Nylon6), PA66 và
tơ kỹ thuật.Tất cả các loại xơ PA đều được định hình từ chất nóng chảy bằng
phương pháp khô

2/ Tính chất lý hóa học của xơ PA.

a) Tính chất hình học và cấu trúc vật lý của xơ.

- Xơ PA được sản xuất dưới dạng bóng hoặc mờ với một số độ mảnh phục
vụ các mục tiêu khác nhau 0, 39 đến 1,7 tex

- Theo chiều dọc thấy mặt ngoài của xơ trơn nhẵn và rất khó phân biệt với
các xơ tổng hợp khác

-Tiết diện ngang tròn và nhẵn

b) Tính chất cơ học của xơ PA.

- Có độ bền và độ dãn đứt cao, ít giảm bền trong môi trường ướt

+ Độ bền khô của PA 6 và PA66 là 40 – 60 CN/ tex

+ Độ bền ướt 80 – 90% độ bền khô

+ Độ dãn khô của PA6 và PA66 30 – 60 %

+ Độ dãn khô của tơ kỹ thuật 15 – 25 %

+ Mô đun đàn hồi của PA6 0,97 N/tex, của tơ kỹ thuật là 2,9N/tex

+ Bền với ma sát và bền uốn rất cao, đàn hồi tốt
+ Ứng lực đứt ở trạng thái khô 65 – 75 Kgl/mm2 ướt giảm 15% so
với khô

c) Tính chất vật lý của xơ PA.

* Khối lƣợng riêng  = 1,14 g/cm3

* Khả năng chịu nhiệt: Là xơ nhiệt dẻo nên PA bị biến dạng ở nhiệt độ cao.
Khả năng chịu nhiệt kém, ở nhiệt độ 90 – 100oc xơ PA bắt đầu thay đổi tính
chất, ở nhiệt độ 140oc trong 5 giờ độ bền giảm đi 40%, độ giãn giảm di 70%.

Ví dụ: Nylon 6 mềm ở nhiệt độ 1700c chảy ở nhiệt độ 2150c, nylon 6.6 mềm ở
nhiệt độ 2350c chảy ở nhiệt độ 2650c. Vì vậy khi là quần áo từ loại xơ này phải
chú ý nhiệt độ

-Trong môi trường ướt độ bền giảm 10 %

Độ đàn hồi cao, mài mòn cọ sát lớn nhất trong các loại xơ hữu cơ

Khả năng ngậm ẩm trong môi trường tiêu chuẩn w = 4 - 4,5 %.

Độ ẩm thấp nên khả năng tĩnh điện cao gây khó khăn cho quá trình gia
công. Vải dệt từ xơ PA ít thoáng khí, ít thoát mồ hôi, tính vệ sinh kém

Khả năng nhuộm màu cao. Đây là loại xơ có độ bền mài mòn cao nhất
trong các loại xơ hữu cơ.

* Tác dụng với ánh sáng mặt trời: Kém bền trước tác dụng của ánh sáng sẽ
bị lão hoá khô cứng và đổi từ màu trắng sang màu vàng.

d) Tính chất hóa học của PA.

* Tác dụng với axit: Kém bền với axit nhất là axit vô cơ ở nhiệt độ cao

* Tác dụng với kiềm: PA có độ bền tương đối cao với kiềm, ở nhiệt độ
thường chịu tác dụng tốt với mọi nồng độ của kiềm, có thể bị kiềm phá hủy ở
nhiệt độ cao

* Tác dụng với các chất oxy hóa: PA rất nhạy cảm với các chất oxy hóa, nên
không được dùng các chất oxy hóa mạnh để tẩy trăng PA.
- Tác dụng của các dung môi hữu cơ bị hòa tan trong các dụng môi

* Tác dụng với các chất khử: Bền vững với các chất khử và muối trung tính

3/ Sử dụng

Xơ PA là loại xơ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực dân dụng và công
nghiệp. Xơ PA được kéo sợi dệt vải dùng trong may mặc, dệt vải kỹ thuật, làm
lều, bạt, giầy dép, dùng cho dệt kim bít tất, găng tay…ngoài ra có thể pha trộn
với các loại xơ khác.

Nhược điểm: Xơ PA chịu nhiệt kém, ít hút ẩm, vải dùng trong may mặc
không hợp vệ sinh.

1.5.2.2. Xơ polyester: ( PES )

Xơ PES là loại xơ tổng hợp ra đời sớm thứ hai (vào những năm 40 của thế kỷ
XX, sau xơ PA) nhưng phát triển nhanh nhất, hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất so
với các loại xơ khác.Được sản xuất lấy từ nguyên liệu than đá và dầu mỏ bằng
phương pháp khô từ nguyên liệu chảy lỏng.

1/ Cấu tạo.

Xơ polyeste được sản xuất chủ yếu từ polyetylen tereptalat ( PET) đó là


sản phẩm của sự trùng hợp hóa ngưng tụ giữa a xit tereptalat và etylenglycol,
axit tereptalat nhận được từ các sản phẩm có chứa trong dầu mỏ, than đá như
xilen, dimetylbenzen

[ C6H4 ( CH3)2] hay benrentoluen [ C6H5CH3] . Từ axit tereptalat và


etylenglycol tạo ra dietylenglicol tereptalat có công thức:

Dietylenglicoltereptalat là nguyên liệu ban đầu để hình thành polyetylen


tereptalat.
2/. Tính chất lý hóa học.

a) Tính chất hình học và cấu trúc vật lý của xơ.

Xơ PES được sản xuất với nhiều độ mảnh và ở dạng xơ cắt ngắn (stapen) có độ
dài khác nhau:

- Độ mảnh từ 0,17, 0,28, 0,31, 0,33, 0,36, 0,44, 0,47, 0,56, 0,67, 1,1; 1,7,
và 2 tex

- Độ dài của xơ stapen 32, 38, 57, 60, 75, 80, 100, và 110 mm

- Theo chiều dọc của xơ giống như một cái que nhỏ, mặt ngoài trơn
nhẵn. Tiết diện ngang trơn và nhẵn, không có dấu hiệu gì đặc biệt nên dễ phân
biệt với các xơ tổng hợp khác.

b) Tính chất cơ học của xơ :

+ Độ bền tương đối trong môi trường khô 40 đến 50 CN/tex

+ Độ bền tương đối trong môi trường ướt 95 đến 100% của độ bền khô
(gần như không giảm bền trong môi trường ướt)

+ Độ dãn đứt ở trạng thái khô 15 đến 40% ở trạng thái ướt 100 đến
105% ở trạng thái dãn khô

+ Mô đun đàn hồi 9 – 11,5 N/tex

+ chỉ số độ dẻo 0,52

+ Độ bền ma sát: Rất cao

+ ứng lực đứt ở trạng thái khô và ướt  = 55 – 85 Kgl/mm2

c) Tính chất vật lý:

* Xơ có khối lƣợng riêng: trung bình  = 1,37 - 1,39 g/cm3.


- Khả năng ngậm ẩm rất thấp nên khó nhuộm màu

- Độ ẩm tiêu chuẩn 0,4 – 0,6%


* Khả năng chịu nhiệt: Xơ PES là xơ nhiệt dẻo, khả năng chịu nhiệt của xơ
tương đối cao. ở nhiệt độ ( 150 - 1600C) trong một vài giờ xơ chưa thay đổi
tính chất, nhưng nếu tăng lên 250oc xơ chuyển sang trạng thái mềm. Nếu ở
nhiệt độ 2750C xơ chuyển sang trạng thái chảy lỏng. Vì vậy các loại vải dệt từ
xơ PES chỉ được phép là ở nhiệt độ 230oc

Nhiệt độ là ủi 150 – 2000c

PES có độ bền rất cao trong môi trường khô và không giảm bền trong
môi trường nước. Đây là xơ có độ bền cao nhất trong các loại xơ hữu cơ và có
mô đun đàn hồi cao nhất trong các loại xơ tổng hợp.

Khả năng chống co và nhàu rất tốt.

Khả năng cách điện tốt, tĩnh điện cao

* Tác dụng với ánh sáng mặt trời: khả năng chịu tác dụng của ánh sáng mặt
trời tốt, đứng sau PAN

d) tính chất hóa học.

* Tác dụng với axit: Xơ, sợi polieste bền vững trước tác dụng của axit hữu cơ
và vô cơ. Hầu hết các axit nồng độ thấp ở nhiệt độ bình thường không ảnh
hưởng đến độ bền của xơ.

* Tác dụng với kiềm: Xợ, sợi polyeste kém bền vững dưới tác dụng của kiềm,
nếu đun xơ trong dung dịch sút 1% xơ bị thủy phân, trong dung dịch xút 40% ở
nhiệt độ thường polyeste bị phá hủy.

* Tác dụng với các chất oxy hóa và dung môi: Với các chất khử và chất oxy
hóa PES tương đối bền vững và bền vững trước tác dụng của các dung môi hữu
cơ thông thường như axeton, benzen, rượu, nhưng bị hòa tan khi đun sôi fenol

- Khả năng hút ẩm thấp w = 0,4 - 0,6% nên khó thấm nước, khó nhuộm
màu. ở điều kiện không khí bình thường độ hút ẩm không quá 5%, trong môi
trường nước hầu như không bị giảm bền. Sợi có độ cứng lớn nên dễ có hiện
tượng vón cục, vải mặc bí, không thấm mồ hôi, nếu dùng sản phẩm 100% PES
thì nó có tính vệ sinh kém.

Khả năng ngậm ẩm của xơ PES rất kém ( trong môi trường tiêu chuẩn
độ ẩm của xơ là 0,4 – 0,6%, do nó chứa ít nhóm ưa nước và cấu trúc của xơ
chặt chẽ, nên xơ có khả năng cách điện và tĩnh điện cao

- Độ bền cơ học cao, độ bền tương đối P0 = 40 - 50 CN/ Tex), độ co dãn đàn
hồi lớn  d = 10 - 25% vì vậy xơ polyeste rất bền chắc, chống co và chống
nhàu.

3/ Nhận biết xơ polyeste.

- Nhận biết bằng cảm quan: bóng, xơ đều, bền đẹp và không bị nhàu nát.

- Nhận biết bằng phương pháp nhiệt học: Khi đốt có hiện tượng cháy yếu,
khói trắng thơm mùi cần tây, tro vón cục cứng màu nâu, khi bỏ ra khỏi ngọn
lửa xơ cũng tắt ngay, bóp thấy dẻo có thể kéo thành sợi.

4/ Sử dụng và bảo quản.

Sợi polyeste pha với sợi tự nhiên tạo ra dạng sợi pha ứng dụng dệt các mặt
hàng may mặc có độ bền cao và ít nhàu, vải ít bị co khi sử dụng. Khi nhuộm ở
nhiệt độ 1600c, P = 3 at không bị phao màu, nhuộm bằng thuốc nhuộm phân
tán.

Sử dụng trong dệt thoi, dệt kim để tạo ra các sản phẩm may mặc mùa
đông. Ngoài ra để khắc phục tính hút ẩm kém có thể pha polyeste với các loại
xơ thiên nhiên như xơ bông, vitxcô để hình thành vải pha may sản phẩm mùa
hè...

Len pha với polyeste những vật liệu có giá trị sử dụng cao dùng để may
các mặt hàng cao cấp như áo măngtô, complê.

1.5.2.3. Xơ polyacrylonitryl (PAN)


Nguyên liệu dùng để sản xuất xơ PAN thường được điều chế tư propylen và
amoniac Xơ được định hình từ dung dịch, theo hai phương pháp định hình khô
và ướt.

1/ Tính chất lý hóa học của xơ PAN

a) Tính chất hình học và cấu trúc vật lý của xơ.

- Xơ PAN được sản xuất với nhiều độ mảnh và ở dạng cắt ngắn (stapen)
có các độ dài khác nhau.

- Độ mảnh của xơ: 0,17, 0,34, 0,56, 0,88, 1,7 tex

- Độ dài của xơ stapen: 38, 57, 60, 80, 90, 100 và 120mm

- Theo chiều dọc xơ, mặt ngoài của xơ cũng trơn nhẵn, tiết diện ngang
có hình tròn hoặc củ lạc.

b) Tính chất cơ học của xơ PAN.

+ Độ bền tương đối trong môi trường khô 20 đến 35 CN/tex

+ Độ bền tương đối trong môi trường ướt 22 đến 29 CN/tex

+ Độ dãn đứt ở trạng thái khô 16 đến 36% ở trạng thái ướt 100 đến
120% ở trạng thái dãn khô

+ Chỉ số độ dẻo 0,29

+ Độ bền ma sát: kém

+ Độ đàn hồi và co dãn cao sản xuất dùng trong dệt kim

c) Tính chất vật lý của xơ PAN.

* Khối kƣợng riêng:  = 1,14 - 1,18 g/cm3

- Khả năng ngậm ẩm thấp:

+ Độ ẩm tiêu chuẩn 1- 1,5%

- Độ chương nở 4,5 - 125


* Khả năng chịu nhiệt: Xơ PAN chịu nhiệt tốt ở to = 130oc trong thời gian dài
chưa thay đổi tính chất, nếu tăng to = 220oc - 230oc chúng bắt đầu hoá mềm,
tăng nhiệt độ nữa sẽ chảy lỏng

- Nhiệt độ là ủi 150 – 1800c

- Không có tính nhiệt dẻo

- Khả năng cách nhiệt, giữ nhiệt cao

- Có tính tĩnh điện cao

- Cho cảm giác rất giống len lông cừu

* Tác dụng với ánh sáng khí quyển: Rất bền vững trước tác dụng của ánh
sáng khí quyển, không nấm mốc

Bền vững trước tác dụng của ánh sáng cao nhất trong các loại xơ hữu cơ

Có khả năng chống nhàu trong điều kiện khô và ướt

Có khả năng chống bức xạ hạt nhân

Độ ổn định kích thước và hình dáng sản phẩm tốt (nếu không bị tác dụng
của nhiệt ẩm)

d) Tính chất hóa học.

* Tác dụng với axit: Xơ PAN bền vững trước tác dụng của axit hữu cơ yếu và
mạnh, nhưng bị tổn thương bởi axit vô cơ đậm đặc ở nhiệt độ bình thường

* Tác dụng với kiềm: Kém bền trong dung dịch kiềm đậm đặc

* Tác dụng với các dung môi hữu cơ. Không hòa tan trong đa số các dụng
môi hữu cơ

2/ Sử dụng xơ PAN

1.5.2.4. Xơ polyvinyl (PVA)

* Nguyên liệu: Nguyên liệu để sản xuất xơ polyvinyl là axetylen và axit axetic.
Axetylen được điều chế từ cacbua can xi hoặc từ hơi đốt thiên nhiên, than đá.
Cho axetylen C2H2) tác dụng với axitaxetic ( CH3COOH ) tạo thành
vihylaxetat (CH3COOCH = CH2) tiến hành trùng hợp Vinylaxetat trong môi
trường metanol tạo thành polivinylaxetat ( - CH2 – CH –

O – CO – CH3)n

Hòa PVA vòa nước với một lượng 15 – 30% để tạo thành dung dịch kéo sợi .
Định hình xơ PVA theo phương pháp ướt.

1/ Các tính chất lý hóa học của xơ PVA.

a) Tính chất cơ học của xơ PVA.

+ Độ bền tương đối trong môi trường khô 30 đến 35 CN/tex

+ Độ bền tương đối trong môi trường ướt 65 đến 85 % bền khô

+ Độ dãn đứt ở trạng thái khô 15 đến 30% ở trạng thái ướt 120 đến
140% ở trạng thái dãn khô

+ Độ bền ma sát: chịu mài mòn tốt đứng sau PA

+ Độ đàn hồi thấp

+ Khả năng hút ẩm tốt hơn các loại xơ tổng hợp khác

Khả năng ngậm ẩm w = 3,5 - 5%

b) Tính chất vật lý.

* Khối lƣợng riêng:  = 1,26 - 1,31 g/cm3

* Khả năng chịu nhiệt: to = 150oc, mềm ở to = 220oc, nóng chảy 230oc

- Nhiệt độ là ủi 140 – 1450c

- Khả năng chống nhàu tốt

* Tác dụng với ánh sáng: Bền với ánh sáng và khí quyển chịu tác dụng tốt
trước vi sinh vật

c) Tính chất hóa học


* Tác dụng với kiềm: Bền với tác dụng của kiềm,

- Tác dụng với chất oxy hóa và chất khử. Có khả năng chịu đựng tốt trước các
chất này

- Tác dụng với các dung môi hữu cơ. Trơ với các chất này

* Tác dụng với axit: bị chương nở và co lại trong axit khoáng đặc hoặc nóng.
Chịu đựng tốt trước tác dụng của axit ở điều kiện bình thường

2/ Sử dụng xơ PVA

Sử dụng để dệt thoi, dệt kim, trong công nghiệp dùng làm bạt, mành dù,
vật liệu bọc dây cáp cho tầu biển, lưới đánh cá. ngoài ra còn dùng để pha trộn

1.5.2.5. Xơ polivinyl, xơ polivinyl clorua (pvc), và một số loại xơ, sợi thuỷ
tinh, tơ textua

Xơ PVC được sản xuất ở dạng tơ hoặc xơ cắt ngắn từ bột trùng hợp 100%
polivinylelorit, hoặc pha trộn với các polime khác nhưng trong đó có ít nhất
85% vinyelorit.

Khi hình thành xơ theo phương pháp khô thì dùng hỗn hợp axeton và
sunfuacacbon làm dung môi hòa tan, theo phương pháp ướt thì dùng
tetrahydrofuran là dung môi

1.Tính chất cơ, lý hóa của xơ

a. Tính chất hình học và cấu trúc vật lý.

- Xơ PVC được sản xuất với nhiều độ mảnh khác nhau

- Độ dài xơ stapen có nhiều nhóm, được chuẩn bị phù hợp với từng yêu
cầu cần sử dụng

- Theo chiều dọc, xơ giống các que nhỏ trong mờ với các vạch dọc xoắn
đơn mảnh trên bề mặt của nó

- Tiết diện ngang đi từ hình tròn không đều đến dạng hình củ, mép viền
uốn sóng sâu và mạnh
b. Tính chất cơ học.

Độ bền tương đối trong môi trường khô 200 – 300 mN.Tex

Độ bền tương đối trong môi trường ướt 100% bền khô

Độ dãn khô 10 – 25%, ướt 100% dãn khô

Độ bền ma sát rất tốt

c. Tính chất vật lý

- Khối lượng riêng 1,35 – 1,42 g/cm3

- Nhiệt dẻo 65 – 750c

- Nhiệt hủy 160 – 2000c

- Khả năng hút ẩm rất kém, không nhạy cảm với nước

- Độ ẩm tiêu chuẩn 0 – 0,2%

- Tại độ ẩm không khí bão hòa xơ hút ẩm 0 – 1%

- Rất dễ phát sinh hiện tượng tự phát điện(điện tích âm)

- Khả năng cách nhiệt, cách âm, cách điện rất tốt

- Bền trước tác dụng của ánh sáng mặt trời và khí quyển, không bị nấm
mốc vi sinh vật làm hại

d. Tính chất hóa học.

- Chịu tác dụng của axit vô cơ và hữu cơ rất tốt

- Bền vững trước tác dụng của kiềm yếu và mạnh ở nhiệt độ bình thường

- Tác dụng của chất khử và chất oxy hóa không gây tổn hại cho xơ PVC

- Kém bền vững với các dung môi hữu cơ, tan trong axeton, trương nở
trong fenol, este

1.5.2.6.Sợi thủy tinh

a. Sản xuất xơ thủy tinh.


* Nguyên liệu: Để sản xuất xơ, sợi thủy tinh người ta dùng cát, cao lin. đá
vôi...

Các thành phần khác nhau đem trọn theo tỷ lệ xác định, rồi được đông nhất hóa
để tạo ra một hỗn hợp. Hỗn hợp này được đưa vào các lò nấu thủy tinh.

Để chuẩn bị dung dịch kéo sợi dùng các viên bi thủy tinh có kích thước
quy định được nấu chảy trong lò khuân kéo tơ. Lò khuân là một chén nung
bằng hợp kim platin và đáy được đục lỗ. Lò khuân nối với các cực của một
biến áp và được đốt nóng bằng điện hoặc khí đốt ở nhiệt độ cao làm cho các
viên bi nóng chảy qua các lỗ của miệng phun. Tơ qua miệng phun được kéo
dãn, tẩm dầu và được quấn lên ống sợi. Tẩm dầu nhằm mục đích kết dính các
tơ cùng một sợi, bao bọc tơ bằng một màng bôi trơn để tạo thuận lợi cho các
công đoạn sau.

b. Tính chất của xơ thủy tinh:

Khối lượng riêng 2,5 g.cm3, xơ có độ bền tương đối khi kéo đứt từ 50 –
70 CN/tex tùy theo độ mảnh của tơ thành phần. Độ dãn khi kéo đứt 2 – 3%,
trong môi trường ướt không giảm bền, không bị trương nở. Độ ẩm quy định 2
và 3%

Bền trước tác nhân hóa học, tác nhân sinh học, vi sinh vật, ánh sáng mặt trời.
Xơ có khả năng tích điện, cách điện, cách âm cao.

c. Sử dụng:

Dùng để dệt băng , vải bọc đồ gỗ, làm thảm vải trang trí, xơ thủy tinh dệt
vải không dệt dưới dạng phớt hoặc mềm sản xuất vỏ bọc, bọc dây điện, bọc
ống hơi....

1.5.2.7. Sợi kim loại:

* Nguyên liệu để sản xuất nhƣ: đồng, hợp kim đồng, niken và các kim loại
khác. Sơi kim loại được tạo nên bằng cách kéo sợi qua các lỗ có kích thước
quy định rồi kéo dây kim loại qua các lỗ đó, có nnhững loại sợi được phủ bên
ngoài một lớp mỏng bằng bạc hoặc vàng( khoảng 1-2% khối lượng sợi).

Ngoài ra còn sản xuất các dây băng mỏng bằng kim loại, sợi hoặc dây
băng tạo thành hình xoắn ló xo hoặc tao thành dạng sợi bao gồm một số sợi
xoắn ghép lại.

Sợi kim loại dùng vào mục đích trng trí là chủ yếu. Có thể sản xuất loại sợi nửa
kim loại dạng sợi cắt. Dùng sợi nửa kim loại trong dệt kim, dệt thoi để tạo nên
các mặt hàng trang trí, làm lưới lọc, các loại màn che chắn.

1.5.2.8. Sợi textua:

a. Khái niệm về tơ textua:

Tơ textua là tơ liên tục được sử lý đặc biệt để tạo ra độ xốp lớn và đàn
hồi cao.

Đại bộ phận các loại sợi tổng hợp có cấu tạo phẳng nhẵn, độ hút ẩm
kém, thẩm thấu không khí kém, sẽ ảnh hươnr đến các tính chất khi tạo vải. Vì
vậy người ta tìm cách biến đổi cấu trúc sợi tổng hợp từ dạng phẳng nhẵn sang
dạng xốp làm tăng khả năng thẩm thấu không khí, hút ẩm và đàn hồi co dãn.

b. Các phƣơng pháp sản xuất tơ textua:

* Phƣơng pháp textua bằng xoắn: phương pháp này có thể dùng bằng nhiều
cách:

- Phương pháp giản đoạn: ấp dụng chủ yếu cho tơ poliamit và tơ


clorophip (PVC). ở phương pháp này chỗ xoắn tơ có độ xoắn rất cao tùy theo
độ mảnh. Hệ số săn trên mét trong phạm vi từ 200 – 270 (xoắn/m)

Độ săn này được cố định trong nồi hấp để bảo vệ sự biến dạng tơ
philamang do độ săn lớn tạo ra. Sau đó tơ được mở xoắn hoàn toàn để mở
chùm tơ và tạo độ xốp cho tơ. Tơ được sản xuất ra thông thường có hai đầu
được textua theo những hướng ngược nhau.
* Phƣơng pháp xoắn giả: (phương pháp liên tục) phương pháp này cũng
tương tự như phương pháp trên nhưng các công đoạn xoắn, cố dịnh độ săn, mở
xoắn được thực hiện liên tục trên cùng một máy. Trên máy này, cọc quay một
vòng tạo ra vòng xoắn và một vòng mở xoắn. Phương pháp này đạt năng xuất
cao và hầu như thay thế phương pháp gián đoạn.

* Phƣơng pháp xoắn giả cố định: Tơ textua xoắn giả thì xốp và thường rất
đàn hồi. Tính đàn hồi không thích hợp với một số công dụng. Trong một số
trường hợp người ta tìm cách làm giảm độ đàn hồi của tơ textua nhưng vẫn giữ
độ xốp tối đa. Thực hiện yêu cầu này bằng cách biến đổi tơ theo phương pháp
sử lý co hoặc dùng nồi hấp để sử lý tơ textua xoắn giả ở nhiệt độ 100 – 130oc
tùy thuộc vào loại tơ.

* Phƣơng pháp textua bằng nén ép:

Làm quăn tơ bằng cách ép tơ trong một hộp tạo quăn ở nhiệt độ cao và
ép cơ học hoặc dùng khí nén tạo cho tơ mềm mại, có độ xốp lớn và độ đàn hồi
thấp, tơ có hình quăn giống răng cưa. Trong phương pháp này phải theo dõi dộ
đều nhiệt độ (áp suất trong trường hợp dùng hơi nước), các chi tiết dẫn tơ ở
trạng thái thật tốt.

* Phƣơng pháp tạo quăn bằng biến dạng:

- Tạo quăn trên một cạnh vát, cho tơ đi qua một cạnh vát của một góc
nhất định và được đốt nóng để đảm bảo sự biến dạng dẻo của tơ dọc theo
đường sinh của nó. Khi tơ được phục hồi sau đốt nóng, tơ có su hướng nhận độ
quăn xoắn ốc. Các giai đoạn textua và phục hồi có thể được thực hiện liên tục
trên cùng một máy.

* Phƣơng pháp textua tạo nút:

Phương pháp này không dùng nhiệt định hình, áp dụng cho tơ không có
tjinhs nhiệt dẻo như vitxco, amoniac đồng, tơ thủy tinh....Tơ ban đầu được
xoắn lại rồi mở xoắn tạm thời và làm tơi bằng một dòng khí nén rất mạnh bên
trong ống. Sau khi sử lý như vậy chùm tơ được xoắn lại và xuất hiện một số
lớn nút làm cho tơ phồng, xốp hơn tơ ban đầu. Để thay đổi hình dáng bên
ngoài của tơ có thể đưa nhiều tơ cùng một lúc vào mọt ống dẫn với tốc độ khác
nhau để tạo ra các kiểu sợi khác nhau.

* Phƣơng pháp textua hóa học: Phương pháp này áp dụng trên máy kéo sợi.
Mỗi tơ philamang gồm hai polyme có bản chất và tính chất khác nhau. Khi ép
qua miệng phun của ống định hình hai polyme tạo ra một tơ trong một lỗ. Khi
ra khỏi khu vực kéo dãn, do khả năng phục hồi của hai tơ khác nhau do đó tạo
nên độ quăn hoặc kết tinh trong môi trường nhiệt, hoặc nhuộm màu và hoàn tất
vải sự co của các thành phần khác nhau từ đó tạo thành dạng xốp.

c. Sử dụng tơ textua:

Tơ textua có độ đàn hồi cao chủ yếu dùng trong dệt kim, dệt tất, găng
tay, quần áo thể thao, quần áo tắm, quần áo trẻ em, vải bọc ngoài....

Tơ textua nút có tính ổn định cao, độ xốp lớn, khả năng hấp thụ lớn dùng
trong dệt thoi làm quần áo mặc ngoài, vải bọc, trang trí, làm thảm....

1.6. Nhận biết các loại xơ:

Có bốn phương pháp để nhận biết các loại xơ:

+ Cảm quan

+ Nhiệt học

+ Quang học

+ Hoá học

1.6.1. Phƣơng pháp cảm quan


1.6.2.Phƣơng pháp nhiệt học
Sử dụng đơn giản mà thông dụng nhất: Xơ được trực tiếp đốt qua ngọn lửa và
cháy ta quan sát hiện tượng cháy, mùi, khói và tàn tro.
- Xơ thiên nhiên gốc thực vật (Lanh, gai, bông ). Khi chúng ta đốt, cháy
nhanh toả ra mùi khói của giấy cháy, tàn tro có màu nâu nhạt. Khi chúng ta rút
ra khỏi ngọn lửa nó vẫn tiếp tục cháy

- Xơ thiên nhiên gốc động vật ( Len, tơ tằm) khi ta đốt chỉ cháy ở đầu đốt và
có mùi khét như mùi tóc cháy, tàn tro cứng, dễ vỡ có dạng hình cầu xốp. Khi
chúng ta rút ra khỏi ngọn lửa thì tắt ngay

- Xơ visco và xơ polyno hai loại này đặc điểm cháy giống như xơ thiên
nhiên gốc thực vật, tốc độ cháy nhanh hơn, tàn tro ít hơn chỉ có ở đầu đốt

- Xơ Axetat khi đốt có mùi hăng của axit , ở đầu đốt cháy cứng có sạn thuỷ
tinh màu trắng sáng, tắt ngay sau khi đưa ra khỏi ngọn lửa

- Xơ Ammoniăc đồng đặc điểm giống xơ vitxco

- XPolyamít (PA) đặc điểm cháy là nóng chảy trước khi cháy , tốc độ cháy
yếu. Cũng tắt ngay sau khi đưa ra khỏi ngọn lửa, tàn tro vón cục màu vàng, dẻo
có thể kéo thành sợi

- Xơ polyester (PES) đặc điểm cháy nóng chảy rồi mới cháy ngọn lửa có
muội, mùi thơm, cũng tắt ngay sau khi đưa ra khỏi ngọn lửa, tàn tro có màu
nâu đậm, dẻo có thể kéo thành sợi

- Xơ polyacrylonitry (PAN) đặc điểm cháy mềm ra rồi mới cháy lửa có
muội, tàn tro màu đen giòn có thể bóp vụn được

- Xơ polylcloric (PVC) đặc điểm cháy mềm, bị phân huỷ trước tác dụng của
ngọn lửa. Khi cháy có quầng sáng, tàn tro màu đen và giòn

- Xơ amian, thuỷ tinh đốt không cháy

1.6.3.Phƣơng pháp quang học

Phương pháp này chủ yếu được dùng trong phòng thí nghiệm và phòng kỹ
thuật, kết quả đánh giá chính xác.

Dùng 2 miếng kính có kích thước ( 4 x 8) giữa 2 miếng kính đặt một
chùm xơ rải thật đều, sau đó nhỏ lên trên một vài giọt nước cất hoặc nước
glyxirin để cho xơ khỏi bị xô lệch rồi ép tấm kính thứ 2 lên trên chùm xơ, đặt
dưới kính hiểm vi soi để nhận xét.

- Nếu là xơ len hình dáng bên ngoài có dạng hình vẩy tiết diện mặt cắt ngang
là hình tròn, ở giữa có nhân.

- Nếu là tơ tằm hình dáng bên ngoài của xơ không trơn nhưng phẳng, đều,
tiết diện mặt cắt ngang gần như bầu dục, giũa có 2 nhân.

- Xơ bông, xơ có rãnh ở giữa một đầu xơ có hình không đều ở dạng bị cắt,
còn đầu kia có hình nhọn che kín rãnh bên trong, xơ có hình xoắn theo chiều
dài.

- Xơ hoá học hình dáng bên ngoài của xơ trơn đều, tiết diện mặt cắt ngang là
hình tròn, giữa không có nhân.

1.6.4.Phƣơng pháp hoá học:

Bằng phương hoá học người ta dùng các dung môi để hoà tan các loại xơ sợi.

- Dùng dung dịch clorua kẽm hoặc iôt, nếu là vải bông hoặc vải vitxco sẽ
ngả sang màu xanh hoặc tím.

- Dung dịch a xít vô cơ ( H2SO4. HCL), nếu là vải bông, đay, lanh sẽ bị phá
huỷ.

- Dung dịch kiềm NaOH khi đốt nóng sẽ bị phá huỷ xơ động vật trong một
vài phút.

- Vải tơ tằm, vải len thuộc loại sợi protit tác dụng với CuSO 4 cho màu tím (
đây là phản ứng đặc trưng cho liên kết pectit). Nếu cho tácdụng HNO3 cho
màu vàng do các gốc hydrocacbon thơm trong protit biến thành hợp chất nitro
có màu vàng.

You might also like