You are on page 1of 69

Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành

Khoa Y
Mô Phôi - Giải Phẫu Bệnh

Mô học - Phôi thai học


Đại cương
Phần Mô học
đại cương
MỞ ĐẦU
I. Đại cương
Mọi cơ thể sống có hai phạm trù cơ bản: CẤU TẠO và CHỨC NĂNG. Hai phạm trù cơ bản này bổ
sung cho nhau.
Cấu tạo → thực hiện chức năng. Các chức năng do một hay nhiều cấu tạo nào đó thực hiện.
Cơ thể được chia thành nhiều mức độ tổ chức sống khác nhau:
Cơ thể → Hệ thống cơ quan → Cơ quan → Mô → tế bào → phân tử

Tế bào là đơn vị sống cơ bản nhất


Định nghĩa mô: hệ thống các tế bào (cùng gian bào) có cùng nguồn gốc, cấu tạo và chức năng, hình
thành trong quá trình tiến hóa và biệt hóa.
Có năm loại mô chính:
- Biểu mô: các tế bào liên kết chặt chẽ, có ít hoặc không có chất gian bào xen giữa, gồm biểu mô
phủ và biểu mô tuyến
- Mô liên kết: có 3 thành phần chính gồm tế bào, sợi và chất căn bản. Loại mô này nằm giữa các
loại mô khác và liên kết thành một thể thống nhất
- Mô máu và bạch huyết: là loại mô liên kết đặc biệt.
- Mô cơ: là loại mô đã được biệt hóa cao để thực hiện các chức năng vận động
- Mô thần kinh: có 2 loại tế bào chuyên biệt thực hiện chức năng liên lạc giữa các cơ quan trong
cơ thể và giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
II. Các phương pháp nghiên cứu
Gồm việc: lựa chọn mẫu vật nghiên cứu, xử lý đối tượng theo các kĩ thuật vi thể và sử dụng
phương pháp soi hiển vi để phân tích về chất lượng và số lượng hình ảnh thu được.
Nghiên cứu cả mô sống và mô chết. Tùy vào mục đích mà sẽ nghiên cứu các loại mô khác nhau.
1. Phương pháp nghiên cứu tế bào và mô sống
- Nghiên cứu in vivo (trong cơ thể): Quan sát được hoạt động của lông chuyển, quá trình rụng
trứng, thụ tinh…
- Nghiên cứu in vitro (nuôi cấy): là phương pháp phổ biến nhất trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo
➔ Từ đó hiểu được các quy luật sinh học trong tự nhiên như: phân chia, biệt hóa, tương tác tế
bào, sự già, sự chết tế bào…
- Phương pháp nhuộm sống: có thể tiến hành trong và ngoài cơ thể → nghiên cứu cấu trúc tế
bào và chất gian bào

Phôi người dưới ống nội soi Phôi người nuôi cấy nhân tạo
2. Phương pháp nghiên cứu mô và tế bào chết
- Đối tượng nghiên cứu: tiêu bản mô học
- Có các loại tiêu bản:
o Tiêu bản dàn trải (máu, tủy xương, dịch não tủy, phết TB)

o Tiêu bản áp (cơ quan mềm)


o Tiêu bản màng (màng phổi, phúc mạc, màng não mềm)
o Tiêu bản cắt lát (sử dụng rộng rãi nhất trong mô học)\
- Phương pháp xử lý tiêu bản
Qua 4 phương pháp chính:
Cố định:
Mẫu mô tươi cố định bằng chất cố định làm cho protein trong và ngoài kết tủa → dừng quá
trình sống, không xảy ra quá trình tiêu hủy
- Công dụng: mẫu mô cứng hơn, dễ xử lý và dễ nhuộm màu hơn.
- Các chất dùng cố định: cồn, dd muối kim loại nặng, acid osmic… tiêu biểu là formaldehyde
(H2C=O)
- Nguyên do dùng formaldehyde: rẻ, không cháy nổ, giết vi khuẩn nhanh chóng. Tuy nhiên đây là
một chất độc hại.
Khử nước - Đúc khối
Sau khi cố định sẽ được khử nước (lấy hết dịch nước trong tb) và ngâm tẩm trong nến hoặc
celloidin (thay thế nước, làm tế bào cứng hơn)
Khi cần nghiên cứu nhanh → dùng phương pháp làm lạnh nhanh mẫu mô (sinh thiết lạnh) sau
đó cắt lát nhờ máy cắt lạnh.
Cắt lát mỏng
Đặt khối nến lên máy cắt vi thể → cắt lát mỏng. Tiêu bản có độ dày 3-10 micromet
Nhuộm tiêu bản
Tăng độ tương phản cấu trúc, dễ quan sát dưới kính hiển vi
III. Kính hiển vi
1. Kính hiển vi quang học

Phần cơ học: đế kính, thân kính, bàn kính, ống


thị kính, thước cặp và các cặp ống điều chỉnh đại
cấp và vi cấp → Chức năng di chuyển mẫu vật
Hệ thống quang học: cấu tạo từ những thấu
kính. Gồm 3-4 chiếc với độ phóng đại khác nhau.
x10,x40,x100 (đối với x100 phải dùng một loại dầu
soi nhỏ lên lam kính nhằm khoảng giữa vật soi và
vật kính không còn không khí)
Thị kính x8 và x10 thường dùng nhiều nhất trong
mô học
Đối với KHV quang học độ phóng đại tối đa là
1500 lần, độ phân giải tối ưu là 0,2 micro
 Hình ảnh KHV quang học soi được ở mức
độ vi thể

2. Kính hiển vi điện tử


Hình ảnh soi được ở mức độ siêu vi thể
Trong nghiên cứu mô học có 2 loại kính được sử dụng là:
- Kính hiển vi điện tử xuyên (TEM – Transmission electron microscope)
- Kính hiển vi điện tử quét (SEM – Scanning electron microscope)
Cấu tạo như kính hiển vi quang học nhưng khác ở chỗ nguồn sáng thay thế bằng chùm tia điện tử.
3. Hệ thống đo lường
- Hệ thống đo lường:
1m = 103mm = 106micromet = 109nm
1nm = 10 Anstrong (Å)
- Mắt thường nhìn thấy: 100 – 200 μm
- Kính hiển vi quang học: độ phân giải khoảng 0,2 μm
- Kính hiển vi điện tử: độ phân giải khoảng 0,2nm – 0,2 μm
4. Thiết diện cắt
Mô tả hình ảnh chi tiết tế bào theo các trình tự sau:
1. Hình dạng tế bào
2. Kích thước
3. Nhân (hình dạng, số lượng, kích thước)
4. Nhân con
5. Bào tương: hạt, màu sắc
6. Màng tế bào
7. Bề mặt tế bào
8. Tương quan giữa các tế bào
9. Màng đáy…
BIỂU MÔ

I. Đại cương
1. Định nghĩa
Biểu mô là dạng cấu tạo bởi các tế bào liên kết với nhau chặc chẽ, có rất ít hoặc không có cấu
trúc gian bào che phủ lên bề mặt cơ thể hoặc lót bên trong các cơ quan và tạo chức năng chế
tiết ở các tuyến.
Các tế bào liên kết với nhau bằng nhiều loại liên kết tế bào
Biểu mô gắn vào mô liên kết thông qua màng đáy.
2. Phân loại
- Biểu mô phủ: Loại biểu mô lợp mặt trong, mặt ngoài của các khoang cơ thể hoặc phủ mặt
ngoài cơ quan, nó luôn tựa lên một mô đệm
Biểu mô phủ có khả năng tái tạo mạnh, không chứa mạch máu nhưng lại phân bố thần kinh rất
phong phú.

Biểu mô phủ được nuôi bằng các chất dinh dưỡng từ mô đệm khuếch tán qua màng đáy.
- Biểu mô tuyến: được biệt hóa thành các tuyến có khả năng tổng hợp và chế tiết một hay nhiều
sản phẩm đặc hiệu.
Nó được chia thành hai nhóm lớn: tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
o Tuyến nội tiết: đổ sản phẩm chế tiết ra ngoài bằng ống dẫn (ống chế tiết)
o Tuyến ngoại tiết: không có hệ thống ống dẫn, được chế tiết trực tiếp vào nhau.

II. BIỂU MÔ PHỦ


Phân loại dựa theo hai tiêu chí
- Dựa vào số lượng lớp tế bào: biểu mô phủ đơn tầng và biểu mô phủ đa tầng
- Dựa vào hình dạng của các tế bào mô: lát, vuông, trụ
1. Biểu mô lát đơn

Biểu mô lát đơn: gặp ở vòi trứng, giác mạc,màng treo


ruột, quai Henle
Gặp ở: lá ngoài bao Bownman, đoạn lên quai Henlé
- Trung biểu mô: do có nguồn gốc từ trung mô,
thường gặp trong màng bụng, màng phổi, màng
tim
- Nội mô: mặt trong của mạch máu, cũng có nguồn
gốc từ trung mô

Biểu mô vuông đơn: gặp ở đáy vị, tuyến giáp,


ống góp thận, buồng trứng
Gặp ở: ống bài xuất của các tuyến.
Cấu tạo bởi một lớp tế bào hình vuông
Biểu mô trụ đơn: gặp ở ống dẫn trứng, cổ tử
cung, dạ dày
- Một lớp tế bào cao nhiều hơn rộng
- Cực đáy nằm tựa màng đáy và cực đỉnh
hướng vào trong lòng ống. Tuy cực đỉnh
không có gì đặc biệt nhưng có biến đổi
- Tạo bởi lớp tế bào hình trụ

Cực đỉnh chứa giọt nhày lớn và sáng


- Có ở biểu mô lớp mặt dạ dày
- Công dụng: giúp dạ dày không bị tổn
thương trong việc tiết HCl của tuyến
môn vị .
Cực đỉnh vi nhung mao mảnh và đều (ruột non)
- Có màng tương bao bọc
- Là đường viền tạo bởi các khía dọc rất
mảnh và đều.
- Có cấu trúc khá kiên định nhờ bên trong
có các sợi actin chạy dọc.
- Các siêu sợi actin cố định nhờ các loại
protein: villin, fimbrin, fodrin, myosin
- Vi nhung mao phủ bởi một lớp áo tế bào
gọi là gylcocalyx

Cực đỉnh lông giả dài và cong queo (ống mào


tinh)
- Tìm thấy ở cơ quan sinh dục nam
- Từ cực đỉnh mọc ra một số nhánh dài và
cong queo, không có khả năng chuyển
động
- Chức năng: tăng diện tích về mặt trao
đổi chất, có thể tạo nhánh với nhau.
Cực đỉnh lông chuyển (khí quản)
- Có màng tương bao bọc
- Phủ bởi những vạch dọc dài, dày, không đều và
hơn so với mâm khía
- Cấu tạp từ 9 cặp ống siêu ngoại vi bao quanh hai
cặp siêu ống ở trung tâm (Cấu trúc 9+2)
 Cấu tạo tương tự trung tử
- Đáy tế bào có nhiều ở khí quản

Biểu trụ giả tầng có lông chuyển


- Thực chất là biểu mô phủ đơn tầng, là
một biểu mô phủ cấu tạo bởi một lớp tế
bào hình trụ
- Nhân tế bào nằm ở các độ cao khác
nhau → tạo cảm giác nhiều tầng (đa
tầng)
- Các tế bào này có cực đáy nằm chung
trên một màng đáy
Biểu mô trụ lát tầng sừng hóa
- Nơi gặp: da
- Tạo bởi lớp đáy gồm các tế bào khối
vuông, nhiều lớp trung gian chứa các
tế bào đa diện có nhân và lớp bề mặt
gồm các tế bào dẹt không nhân và
hóa sừng
- Biểu mô lát tầng sừng hóa tạo năm
lớp:
o Lớp đáy (lớp sinh sản): một
hàng tế bào khối vuông tựa lên
màng đáy → tái tạo biểu mô
o Lớp gai: gồm các tế bào hình
đa diện liên kết với nhua bằng
các liên kết dạng gai
o Lớp hạt: chứa các hạt ưa base
gọi là hạt keratohyalin
o Lớp sừng và lớp bóng: các tế Biểu mô trụ lát tầng không sừng hóa
bào đã chết, riêng lớp bóng
chứa các hạt eleidin (prrotein Nơi gặp: miệng, thực quản, âm đạo
tơ của trương lực và hạt Cấu trúc tương tự lớp sừng hóa, nhưng khác ở trên
keratohyalin) các tế bào vẫn còn nhân và không hóa sừng

- Tế bào chết: nhân thoái hóa, liên kết tế bào không còn, giàu keratin, có nhiều sợi actin
Biểu mô phủ vuông tầng
Nơi gặp: tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi
Gồm các lớp tế bào hình khối vuông, giới hạn
bởi một lòng ống hẹp giữa
 Đáy có cấu trúc đặc biệt: nếp gắp đáy
Nếp gắp đáy là những chỗ bào tương ở cực
đáy lõm sâu vào → tạo thành mê đạo đáy
→ Quá trình trao đổi chất thuận lợi
 Chức năng bảo vệ đường ống nước
nhiều hơn việc hấp thu hay bài tiết

Biểu mô vuông phủ trụ tầng


Nơi gặp: Ống bài xuất có đường kính lớn
Gồm một hoặc hai lớp tế bào hình khối
vuông và một lớp tế bào hình trụ trên bề
mặt
Trong ống có thể thấy chất nhày hoặc sản
phẩm chế tiết
Biểu mô niệu
Chỉ gặp ở các đường ống dẫn tiểu
Tạo bởi một lớp đáy gồm các tế bào khối
hình vuông nằm tựa trên màng đáy, tuy
nhiên không được liên tục và đều đặn
Có một hoặc hai lớp trung gian tế bào hình
vợt có trục dọc vuông góc với bề mặt biểu

Cực đáy bị ấn lõ bởi các tế bào bên dưới
→ Thay đổi hình dạng biểu mô để phù hợp
với chức năng.
III. BIỂU MÔ TUYẾN

1. Tuyến ngoại tiết


Là các tuyến có ống đổ các sản phẩm chế tiết vào
khoang cơ thể hoặc môi trường bên ngoài
Cấu tạo gồm 2 phần: phần bài xuất và phần chế
tiết
- Phần bài xuất: là các ống dẫn các chất chế
tiết ra môi trường bên ngoài
- Phần chế tiết: gồm các tế bào có tính phân
cực
o Cực đỉnh hướng ra ngoài, chứa chất
chế tiết
o Cực đáy chứa nhân và bào quan
➔ Hình dạng sẽ thay đổi tùy thuộc vào bản
chất của chất chế tiết
- Tuyến đáy vị là một loại biểu mô ngoại tiết

Sự chế tiết: biến đổi các phân tử trở thành chất phức tạp để xuất ra khỏi tế bào
VD: protein (tuyến tụy), lipid (tuyến thượng thận vỏ), carbohydrate (tuyến nước bọt)…
Riêng tuyến sữa có khả năng tiết ra cả ba loại trên
Tiết nhày: Cực đỉnh chứa các nhày sáng. Khi chứa nhiều chất nhày, nhân bị ép dẹt về phía cực đáy;
nếu chứa ít nhân sẽ có hình dạng tròn hoặc bầu dục. Do chất nhầy chứa nhiều glucid → kỹ thuật
nhuộm P.A.S
Tiết nước: khi tổng hợp chấy khác chất nhầy. Cực đỉnh có dạng hạt do chứa nhiều hạt chế tiết → số
lượng và kích thước thay đổi cho phù hợp. Nhân tròn
Có năm loại tuyến ngoại tiết

Tế bào tuyến biệt lập


Là loại tuyến ngoại tiết đơn giản nhất.
Các tế bào tiết nhày nằm rải rác trong biểu
mô phủ đơn
- Cực đỉnh phình to ra do chứa nhiều
chất nhày, có hình đài hoa
- Cực đáy hẹp chứa nhân đậm, chen
giữa các tế bào biểu mô lân cận

Lá tuyến
Tìm thấy ở dạ dày và trong cổ tử cung
Tất cả tế bào biểu mô hóa thành tế bào tiết
nhày → Biểu mô đồng thời là một loại tuyến
ngoại tiết.

Tuyến trong biểu mô


Chỉ gặp ở biểu mô trụ giả tầng
Là chỗ lõm nhẹ trong mô, nơi đó tập trung
nhiều tế bào đài tiết nhày và một ít tế bào
trụ có lông chuyển
Các tuyến ống: gồm ống đơn, ống chia nhánh, ống phức tạp và ống cong queo

Tuyến ống đơn: (Tuyến mồ hôi, đáy vị, tử cung)


Tạo thành do biểu mô lõm sâu xuống mô đệm
Tuyến gồm 3 phần: cổ tuyến, thân tuyến và đáy tuyến.
- Cổ tuyến: phần tuyến nối với biểu mô phủ
- Thân tuyến (Lieberkuhn): cấu tạo chủ yếu gồm các tế bào đài
và tế bào trụ có mâm khía, bao quanh lồng ống hẹp ở giữa.
- Đáy tuyến: túi bịt dưới cùng

Tuyến ống chia nhánh:


Gồm nhiều ống tuyến thông nối với biểu mô nhờ một cổ tuyến chung
Các ống ngoằn ngoèo, thành ống tạo bởi các tiết nhày, bao quanh một
lòng ống không đều ở giữa
Tuyến ống phức tạp (tuyến bã)
Là dạng một ống phân nhánh thành nhiều ống khác nữa

Tuyến ống cong queo:


Gồm 2 phần:
- Phần bài xuất: một ống nối thẳng
nối bề mặt da với phần chế tiết, có
thành ống là một biểu mô vuông
kép
- Phần chế tiết: một ống dài, uốn
lượn, cong queo do đó trên lát cắt
có dạng đám chu vi không đều,
kích thước khác nhau
Thành ống tạo bởi một lớp tế bào hình
vuông có nhân tròn và bào tương sáng.
Tuyến túi: có 2 phần gồm phần bài xuất có dạng ống và phần chế tiết phình ra thành các nang tuyến
- Phân loại theo ống bài xuất:
o Tuyến túi đơn: có ống bài xuất không phân nhánh, phần chế tiết gồm một hay nhiều
nang tuyến nối với ống bài xuất
o Tuyến túi phức tạp: gồm một ống bài xuất phân nhánh như nhành cây, đầu dưới nối với
một hay nhiều nang chế tiết
- Tuyến ống – túi có thể gặp ở tuyến tiền liệt
- Tuyến túi kiểu chum nho gặp ở tuyến vú

- Phân loại theo sản phẩm chế tiết:

o Nang nước: thành nang tạo bởi tế bào hình tháp, nhân tròn lệch về cực đáy, cực đỉnh
chứa các chất chế tiết dạng hạt
o Nang nhày: tạo bởi hình tháp, nhân dẹt nằm sát cực đáy, chứa các giọt nhày
o Nang pha: thành mang chủ yếu bởi các tế bào tiết nhày. Các tb tiết nước liên hết tại
thành hình bán nguyệt bao quanh các tế bào tiết nhày (Liềm Gianuzzi)
- Các kiểu chế tiết

Kiểu chế tiết toàn vẹn: chế tiết liên tục, các chất
chế tiết được sản xuất ra ngoài nên không thay đổi
cấu trúc tế bào (nang tuyến tụy)
Kiểu chế tiết bán hủy: chế tiết không liên tục. Chất
chế tiết tập trung tại đỉnh và tiết ra ngoài thành
từng khối lớn, cùng với một phần bào tương của tế
bào (tuyến vú, tuyến mồ hôi ở nách)
Kiểu chế tiết toàn hủy: toàn bộ tế bào chất biến
thành chất chế tiết và được thải ra ngoài

2. Tuyến nội tiết (gặp ở tuyến kẽ tinh hoàn)


- Tuyến nội tiết không có bài xuất
- Liên kết chặc chẽ với mao mạch
➔ Đưa thẳng sản phẩm chế tiết vào hệ tuần hoàn máu. Sản phẩm này còn được gọi là
hormone
- Có tính không phân cực: nhân nằm giữa TB, sản phẩm chế tiết namef rải rác trong bào tương
- Với hormone bản chất là protein, tế bào tuyến nội tiết sẽ có bào tương dạng hạt.
- Với hormone bản chất là lipid, bào tương sẽ chứa nhiều không bào nhỏ, kích thước đồng đều.
- Phân biệt ba loại tuyến nội tiết:
o Tế bào tuyến nội tiết biệt lập: tính ái kiềm cao → phát hiện bằng pp nhuộm bạc (Muối
nitrat bạc)
o Đám tế bào tuyến: liên kết thành từng đám nhỏ, nằm trong một mô khác
o Cơ quan nội tiết: liên kết thành từng lá biểu mô, bề mặt tiếp xúc chặt chẽ với các mao
mạch
- Tuyến túi: tuyến giáp
- Tuyến lưới: cận giáp, thượng thận, tuyến hoàng thể.
- Tuyến tản mác: kẽ tinh hoàn
IV. SINH HỌC BIỂU MÔ
- Nguồn gốc: ngoại bì, nội bì, trung bì phôi
- Không có mạch máu.
- Được nuôi dưỡng thẩm thấu qua các chất từ mô liên kết màng đáy
- Biểu mô, đặc biệt là biểu mô phủ có khả năng tái tạo mạnh
- Chức năng:
V. LIÊN KẾT GIỮA CÁC TẾ BÀO
Các cấu trúc liên kết
- Chất gắn (CAM – Cell Adhesion Molecule): các phân tử
kết dính với tế bào nằm trong khoảng gian bào hẹp giữa
các tế bào
- Khớp mộng: cấu tríc lòi lõm của tế bào khớp vào nhau
- Liên kết vòng bịt (Tight junction) là vùng liên kết khít ở
cực ngọn. Liên kết này ngăn cách với môi trường bên
ngoài, không cho các đại phân tử và ion lọt qua
- Thể liên kết vòng: tạo thành một dải quanh tế bào ở phần
cực ngọn
- Thể liên kết: cấu trúc liên kết điển hình, hình bầu dục. ở
mỗi phần tế bào đối diện có một tấm bào tương đặc với
nhiều siêu sợi trương lực (sợi keratin) → Xuyên qua màng
và đan vào nhau làm kiên kết bền vững hơn
- Liên kết khe: vùng rộng, hai màng tế bào cách nhau 2 – 3
nm, có các phức hợp protein đặc biệt (connexon) → tạo
khe thông có thể đóng/mở ion từ tế bào này đến tế bào
kia. Gặp ở tất cả các mô
MÔ LIÊN KẾT

I. ĐẠI CƯƠNG
Trong năm loại mô, mô liên kết chiếm tỉ lệ cao nhất, có ở khắp nơi trong cơ thể.
Mô liên kết chen giữa các mô khác → liên kết các loại mô với nhau, đồng thời giữ nhiệm vụ trao đổi
chất, bảo vệ, tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học.
Là loại mô duy nhất có chứa mạch máu → nuôi bản thân và các loại mô khác
Có nguồn gốc từ trung bì phôi. Không có cấu trúc gian bào. Không có tính phân cực rõ rệt.
Gồm ba thành phần: các tế bào liên kết, sợi liên kết và chất căn bản.
- Sợi liên kết + chất căn bản → chất nền ngoài bào
Phân chia mô liên kết thành 2 nhóm:
- Mô liên kết chính thức: nâng đỡ và kết nối các loại mô khác
- Mô liên kết chuyện biệt: mang cấu tạo và chức năng chuyên biệt, gồm mô lưới, mô sụn, mô
xương và mô mỡ. Đặc biệt có một loại mô liên kết đặc biệt: mô máu
II. VI THỂ
1. Tế bào
Bao gồm chín loại:
- Các tế bào cố định: tế bào trung mô, nguyên bào sợi
– tế bào sợi, chu bào, tế bào nội mô.
- Các tế bào máu đi vào mô liên kết: đại thực bào,
tương bào, masto bào
- Tế bào sắc tố
- Tế bào mỡ

a. Tế bào trung mô Trung mô: gặp rất nhiều ở phôi thai


Tế bào nhỏ, hình thon dài hoặc hình sao
Nhân bầu dục ở giữa, bào tương ít
Tế bào tỏa ra các nhánh bào tương → Lưới trung mô
Có khả năng biệt hóa thành nguyên bào sợi hoặc các
loại tế bào khác, nên còn gọi là tế bào gốc đa năng
Ở người trưởng thành vẫn còn trung mô, gọi là tế
bào gốc ở người trưởng thành
Tế bào có nguồn gốc mono bào có khả năng chuyển
động mạnh nhất
b. Nguyên bào sợi – tế bào sợi
Thường gặp nhiều nhất, được biệt hóa từ trung mô
Hình thoi, nhân kéo dài theo trục tế bào
Bào tương ít, ái kiềm nhẹ và ranh giới với chất nền ngoại bào không rõ
rệt. Có thể biệt hóa thành cốt bào và tế bào mỡ
Đặc điểm: có rất nhiều lưới nội bào hạt trong bào tương
Nguyên bào sợi có hai chức năng hoàn toàn trái ngược
- Tổng hợp và chế tiết sợi căn bản (collagen) và chất căn bản của
mô liên kết
- Sản xuất ra enzyme và chất phân hủy protein của chất nền ngoại
bào → sau đó tái hấp thu chất cặn bã sau quá trình phân hủy
 Nguyên bào sợi đảm bảo sự đổi mới liên tục cho chất nền ngoại
bào. Tế bào sợi là nguyên bào sợi trưởng thành, có nhiều trong
gân, cơ, mang bao xơ của nhiều cơ quan, cơ sở của cấu tạo vết
sẹo
c. Đại thực bào (ưa acid)
Kích thước khá lớn, đường viền
không đều đặn do tế bào:
Chứa các vật chất khác nhau → bào tương không đồng nhất
Có khả năng xâm nhập nội bào (thực bào và ẩm bào)
Chế tiết nhiều chất khác nhau và tham gia vào hệ thống miễn
dịch
Tổng hợp các chất: interferon, protaglandin, elastase…
- Đại thực bào tại chỗ:
Hiện diện trong mô, không liên quan đến các quá trình kích thích bệnh lý
Chức năng chủ yếu: tiêu hủy tế bào thông qua hệ thống tiêu thể.
o Ở gan, đại thực bào tại chỗ được gọi là tế bào Kupffer, dọc theo mạch nan hoa.
o Ở lách, tế bào lớn, thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy tế bào hồng cầu giả → bào tương chứa
nhiều các thể vùi sắc tố hemosiderin, sản phẩm giáng hóa từ hemoglobin.
o Ở phổi, là tế bào bụi, nằm dính vào biểu mô phế nang hoặc nằm tự do trong phế nang.
Tiêu hủy các tế bào hoặc chất lạ nhỏ trong không khí hút vào
- Đại thực bào viêm:

Tập trung tại vùng mô bị tổn thương, gọi là ổ viêm. Nguồn gốc từ mono bào trong máu xuyên
mạch vào mô cùng với đại thực bào tại chỗ.
Chúng có sự khác nhau về hình dạng, kích thước, mật độ.
- Tế bào phụ trợ miễn dịch:
Thực bào kháng nguyên, tiêu hóa và biến đổi nó rồi đưa ra trình diện trên bề mặt tế bào, để các
lympho bào T hỗ trợ nhận diện → tham gia vào các đáp ứng miễn dịch
Đại thực bào: đều xuất phát từ mono bào, chức năng loại trừ chất lạ, tham dự phản ứng viêm và
phản ứng miễn dịch.
d. Tương bào (tổng hợp Immunoglobulin)
Thực hiện miễn dịch dịch thể (tổng hợp kháng thể)
Nhân tròn, lệch một bên, có chất nhiễm sắc cô đặc
thành từng khối bám vào màng nhân, bào tương có
tính ái kiềm → hệ thống lưới nội sinh chất phát triển
mạnh.
Chức năng miễn dịch mang tính đặc hiệu
Là nơi tổng hợp và tích trữ các globulin miễn dịch. Hệ
Golgi cũng rất phát triển và nằm cạnh nhân.
e. Masto bào (Mast cell) Nguồn gốc từ bạch cầu ưa baz
Nằm trong mô liên kết (đặc biệt là ở các vùng xung quanh
mạch máu). Nhân tròn, bào tương chứa nhiều hạt ái kiềm lớn
tương tự như bạch cầu đa ái kiềm
Hạt ái kiềm chứa histamin, proyease, ACF-A (yếu tố hóa ứng
động với bạch cầu đa nhân ái toan và heparin). Histamin chỉ
xuất ra khi kênh Ca2+ mở.
Chứa hạt ái kiềm IgE – có mang thụ thể tế bào mặt đối với
globulin miễn dịch E.
Chức năng: điều hòa nội mô tại chỗ và kiểm soát kích thước mạnh
Lần đầu, IgE gắn lên bề mặt thụ thể ái kiềm. Từ lần 2 → kháng nguyên gắn lên IgE có sẵn → Hoạt
hóa và giải phóng bên trong chất ái kiềm. Gây phản ứng dị ứng.
f. Chu bào
Tế bào trung mô gần mao mạch
Tế bào nội mô mao mạch được ngăn cách với tế bào trung mô qua
một màng đáy.
Trên bề mặt chu bào có thể gặp một số tận cùng thần kinh
➔ Điều chỉnh lòng mao mạch.
g. Tế bào nội mô
Các tế bào lót mặt trong mạch máu và liên kết chặt với
nhau bằng liên kết tế bào
Tế bào khá lớn, mỏng, bào tương có nhiều không bào,
ẩm bào → quan trọng trong trao đổi chất qua nội mô.
Chức năng: bảo vệ - tạo hàng rào sinh học và đảm bảo
sự trao đổi chất – khí giữa máu – mô.

(Tế bào nội mô)


Sợi liên kết
Có 2 loại sợi liên kết: sợi collagen và sợi chun
a. Sợi collagen
Có số lượng nhiều nhất, thường kết thành bó
lớn nằm xen kẽ giữa các tế bào.
Sợi collagen là tập hợp gồm các vi sợi xếp song
song, có dạng vân băng sáng và băng tối xen
kẽ nhau với chu kỳ 64nm
Vi sợi collagen tạo bởi các phân tử
tropocollagen với đường kính 1,5nm và dài
280nm gồm ba chuỗi alpha xoắn quanh nhau.
Mỗi chuỗi alpha là một phân tử polypeptide
dạng xoắn khoảng 1000 acid amin
Chuỗi alpha được tổng hợp
Tổng hợp một cách riêng lẽ trong lưới nội bào
hạt dưới dạng một tiền chất gọi là chuỗi tiền
alpha (Khác alpha ở chỗ có gắn thêm đoạn
peptide ngắn không xoắn ở hai đầu phân tử)
Sau đó được đưa đến Golgi → kết hợp hai
chuỗi tiền khác tạo thành procollagen.
Các phân tử này chưa thể kết hợp với nhau do
bị ức chế bởi các đoạn peptide ngắn → đưa ra
ngoại bào → cắt bỏ đoạn peptide ngắn →
biến thành tropocollagen
➔ Tạo thành vi sợi collagen

Hiện nay có hơn 12 loại type Collagen, sự khác biệt phụ thuộc vào thứ tự a.a trong chuỗi alpha.
- Type I: mô liên kết chính thức, xương, gân, cement
- Type II: Sụn trong và sụn chun (mô sụn)
- Type III: Sợi lưới
- Type IV: màng đáy cầu thận. Là sản phẩm chung của mô liên kết và các loại mô khác (chứa
nhiều lamin)
- Type V: trong bánh nhau, da, xương, cement
- Type VI: màng đáy do tế bào sừng tổng hợp
Collagen Type I, II, III, IV

Sợi chun
Được sản xuất bởi các nguyên bào sợi và tế bào cơ trơn, cấu
tạo gồm 2 thành phần:
- Phân tử elastin
- Vi sợi collagen tạo nhánh nối
Phân tử elastin là chuỗi polypeptide chứa 750 acid amine
Có trong các cơ quan thường xuyên chịu thay đổi lớn về thể
tích (phổi, động mạch lớn) → phát hiện sợi chun bằng phương
pháp nhuộm aldehyde fuchsin (bắt màu tím)
Được đàn hồi nhờ có desmosin và Isodesmosin
2. Chất căn bản
Thành phần vô định hình, dạng gel → đảm bảo tính căng phồng của mô liên kết cũng như sự liên
kết giữa các tế bào và sợi
Do có hàm lượng nước cao → nơi diễn ra trao đổi chất giữa các tế bào liên kết với tuần hoàn máu
(do chứa nhiều proteoglycan và fibronectin)
- Proteoglycan
Được tạo bởi một trục protein, liên
kết đồng hóa trị với hàng trăm phân
tử glyco-saminoglycan (GAGs)
Mỗi phân tử GAG có cấu tạo từ
đường đôi, do khá cứng
→ dự trữ nước → tính căng phồng
Tính căng phồng lại được tăng lên
do có thể cùng liên kết với acid
hyaluronic qua trung gian các
protein nối → tạo thành GAGs

- Fibronectin
Đảm bảo liên kết giữa các thành phần sợi và mô liên kết
Cấu tạo gồm hai phần tử protein gắn với nhau nhờ cầu nói disulfur
o Có phần nối với proteoglycan và các vi sợi collagen
o Phần khác móc vào siêu sợi actin trong tế bào qua protein xuyên màng
3. Phân loại mô liên kết
a. Mô liên kết nhầy
Gặp nhiều ở phôi thai, còn gọi là trung mô → biệt hóa dần
thành các mô khác
Ở người lớn, mô này chỉ thấy ở một số tuyến và mạch
máu
Thành phần chất căn bản chiếm ưu thế.

b. Mô liên kết thưa


Có thành phần tế bào chiếm ưu thế
Chất căn bản số lượng không đáng kể

c. Mô chun
Thành phần sợi chun chiếm ưu thế
Gặp ở dây chằng vàng của cột sống, dây âm thanh,các
mạch lớn như động mạch phổi,…

d. Mô liên kết đặc


Thành phần sợi collagen chiếm ưu thế
Một vài nguyên bào sợi và ít chất căn bản
Chia thành 2 loại: loại có định hướng và vô định hướng
- Có định hướng: Collagen xếp thành các bó song song
- Không định hướng: chạy theo mọi mặt (loại này
thường gặp nhất)
III. MÔ LƯỚI
Chỉ có hai thành phần: các tế bào lưới và sợi lưới (collagen type III)
Không có chất căn bản
➔ Tạo khung đỡ cho các cơ quan tạo huyết như hạch bạch huyết, lách, tủy xương
Có dạng các tế bào hình sao, nhiều nhánh bào tương, đan nối với nhau thành mạng lưới thứ hai móc
chồng lên mạng lưới thứ nhất.

IV. MÔ MỠ
- Đại thể: có vẻ đồng nhất và ống ánh
- Vi thể:
Chylomyron là hạt mỡ kích thức 1 micro. Khi thủy phân sẽ tạo ra glycerol.
Loại enzyme phân hủy mỡ thường là lipase. Các hormone điều hòa phân hủy mỡ: isulin, adernalin
và hormone tăng trưởng
Liên kết thành tiểu thùy, cách nhau bởi vách mỏng (mô liên kết đặc)
Mỗi tiểu thùy có 1 tiểu động mạch → phân
nhánh tạo lưới mao mạch trong tiểu thùy
Mô mỡ giàu mạch máu
Bào tương gần như choán hết bởi giọt lipid lớn
Mô mỡ cấu tạo chủ yếu là tế bào mỡ. Mỗi tb
mỡ được bao quanh bởi một mạng lưới sợi
collagen type III.
Mô mỡ là nơi dự trữ năng lượng. Có 2 loại mỡ:
mỡ trắng và mỡ nâu
- Mỡ trắng: chứa 1 giọt lipid lớn
- Mỡ nâu: chứa nhiều giọt nhỏ trong bào tương (có nhiều ở trẻ sơ sinh)
Còn có vai trò cách nhiệt chống lạnh, tạo hình cho cơ thể và chống lại tác động cơ học
MÔ SỤN
I. Đại cương
- Mô sụn là một trong những mô liên kết
chuyên biệt hình thành nên bộ xương.
- Chiếm phần lớn trong bộ xương phôi
thai → Dần trở thành mô xương
- Ở người trưởng thành, mô sụn vẫn xuất
hiện ở tai, mũi, thanh quản, khí quản,
phế quản…
- Sụn khớp là sụn bao đầu xương, kết
hợp với dịch khớp → Ngăn cọ sát giữa
các đầu xương.
Cấu tạo mô sụn gồm ba thành phần: tế bào
sụn, chất căn bản sụn và sợi liên kết.
Chất căn bản sụn + sợi liên kết hình thành chất nền sụn
Có ba loại sụn: sụn trong, sụn chun, sụn xơ (khác nhau ở thành phần liên kết)
Mô sụn ít tế bào, không chiếm quá 10% trọng lượng
Không có mạch máu, thần kinh (cách thức phân biệt với các mô liên kết khác)
Hoạt động chuyển hóa thấp
- Mô sụn tươi chiếm nhiều nước (70-80%), chất hữu cơ và một ít khoáng chất
- Mô sụn khô chiếm từ 50-70% là sợi collagen
II. TẾ BÀO SỤN

- Phân biệt với các tế bào khác nhờ vào vị trí của nó
- Kích thước hình dạng phụ thuộc vào độ biệt hóa
- Nhân tế bào sụn hình cầu, có một hoặc hai nhân.
- Bào tương có đủ bào quan và một số chất vùi glycogen, lipid (số lượng phụ thuộc vào loại sụn)
- Ổ sụn: tế bào sụn nằm trong hốc nhỏ của chất căn bản.
- Mỗi ổ sụn có thể chứa một hoặc một số tế bào sụn cùng nhóm
III. CHẤT CĂN BẢN
- Khá phong phú (collagen II), nhuộm màu baz tương
đối mịn
- Cầu sụn: vùng quanh ổ sụn có chất căn bản nhuộm
màu đậm hơn.
- Không có mạch máu
- Thành phần:
o Các chất hữu cơ (protein, glycosaminoglycan,
proteoglycan, lipid)
o Chondroitin sulfat: quyết định tính rắn, đàn
hồi và ưa baz của mô sụn – đây là loại GAG
nhiều nhất
o Nước và muối khoáng (chủ yếu là muối natri)
Chất căn bản của sụn rất ưa nước, có thể khuếch tán muối khoáng, nhiều chất chuyển hóa, khí.
Nhưng các phân tử protein lớn có tính kháng nguyên không thể vào miếng sụn được → giải thích tại
sao có thể ghép sụn dễ dàng
IV. SỢI LIÊN KẾT
Sụn trong: (Gặp ở sụn khớp, sụn hô hấp, sụn sườn, xương phôi thai)
Thành phần sợi: collagen type II. Các vi sợi collagen này kết hợp với nhau tạo thành hình tương tự tấm
dạ phớt → tạo độ đồng nhất dưới kính hiển vi quang học. Đây là loại sụn nhiều nhất trong cơ thể.
Sụn chun: (Gặp ở vành tai và thanh quản)
Thành phần sợi: sợi chun. Phân bố quanh khác ổ sụn, chất căn bản và màng sụn xâm nhập vào mô sịn
Không có hiện tượng vôi hóa
Sụn xơ: (gặp ở một số dây chằng, sụn khớp mu, sụn gian đốt sống)
Thành phần sợi: sợi collagen type I, tạo thành bó lớn, xếp song song
Khác với mô liên kết đặt ở chỗ thành phần tế bào và do các bó sợi tương đối lớn nên có thể nhìn thấy
dưới kính hiển vi quang học.

SỤN TRONG SỤN CHUN SỤN XƠ


V. MÀNG SỤN
Tất cả các tế bào sụn đều có màng sụn, trừ sụn ở diện khớp và sụn xơ. Màng sụn liên kết chứa mạch
Màng sụn rất phát triển ở quanh các miếng sun đang tăng trưởng. Sau khi qua giai đoạn phát triển,
màng sụn thường bị teo lại thành một bao liên kết rất mảnh.
Màng sụn có chức năng phân cách mô sụn với các mô khác
Cấu tạo mô sụn gồm hai lớp:
- Lớp ngoài: Chứa nhiều sợi Collagen
- Lớp trong: chứa nhiều tế vào sợi non hoặc tế bào trung mô → biệt hóa và sinh sản thàng
nguyên bào sụn. Nguyên bào sụn sinh sản, tạo chất căn bản và dần vùi vào ổ sụn → tế bào sụn

VI. SINH SẢN CỦA MÔ SỤN


1. Sinh sản – Tất cả các hình thức sinh sản đều tăng kích thước và tạo chất căn bản sụn
- Đắp thêm:
Sụn tăng trưởng là do sự đắp thêm lớp sụn mới từ màng sụn.
Tế bào trung mô thuộc lớp trong của màng sụn → nguyên bào sụn. Từ đó tạo ra chất nền sụn
rồi vùi vào trong chất nền → ổ sụn
- Gian bào:
o Kiểu vòng: sinh sản một số lần liên tiếp, mặt phẳng phân chia lần đầu khác lần trước.
Kết quả: hình thành một nhóm tế bào sụn cùng nguồn gốc xếp theo hình vòng
o Kiểu trục: sinh sản một số lần liên tiếp, mặt phẳng phân không đổi. Kết quả: hình thành
một nhóm tế bào sụn cùng nguồn gốc xếp theo hàng dọc.
2. Dinh dưỡng và chuyển hóa
Mô sụn không có mạch → dinh dưỡng dựa vào màng sụn
Ở vùng không có màng sụn, chẳng hạn như khớp nối. Việc mô sụn được nuôi dựa vào dịch khớp từ
xương Harves xốp phía dưới sụn. Quá trình chuyển hóa mô sụn vẫn diễn ra bình thường.
Ở người trưởng thành, tế bào sụn dừng việc phân chia và số lượng ổn định, thoái hóa chậm chạp. Đối
với trường hợp bị hư khớp, tế bào sụn có thể tăng lên
Khi già, trong ổ sụn các bào quan đã chết sẽ có hiện tượng xâm nhập và sợi tạo keo. Sụn sẽ ngấm Calci
vài nơi → trở nên đục, cứng nhưng giòn hơn. Việc tái tạo mô sụn diễn ra chậm chạp
MÔ XƯƠNG

I. ĐẠI CƯƠNG
Mô xương là một trong những thành phần quan trọng trong cấu
tạo nên bộ xương với các chức năng chống đỡ và vận động, bảo
vệ và hỗ trợ quá trình tạo huyết và chuyển hóa phospho-calci.
Nguyên nhân giải thích xương chắc cứng: gian bào chứa collagen
và GAGs nhiễm muối Calci → chịu được áp lực cao.
Tuy chứa đến 70% là thành phần chất vô cơ (mức độ khoáng
cao) nhưng xương vẫn luôn đổi mới về thành phần chất, luôn có
hiện tượng hủy và tạo xương tại mọi thời điểm, kể cả khi lớn
tuổi. Tính chất và hình thái thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau (lứa tuổi, dinh dưỡng, nội tiết tố, phân bố mạch…)
Xương là loại mô liên kết đặc biệt có cấu trúc dạng lá
Các lá xương cấu tạo nên mô xương. Mô xương gồm ba thành phần chính: tế bào xương, chất nền
xương (chất căn bản xương và sợi liên kết)
II. MÔ XƯƠNG Ở MỨC ĐỘ ĐẠI THỂ

CẤU TẠO XƯƠNG


1. Xương đặc (xương Havers đặc)
Không có hốc, có chứa các lá xương → tạo thành hệ thống
Havers. Hệ thống này có dạng hình trụ, gồm các lá xương xếp
vòng đồng tâm, ở giữa khối trụ là các ống Havers chứa mạch và
các mô liên kết
2. Xương xốp (xương Havers xốp)
Lá xương tạo thành vách mỏng không đều gọi là bè xương, xếp
thành nhiều hướng khác nhau. Giữa các bè có các hốc chứa tủy
xương

Dù đặc hay xốp thì xương luôn tạo bởi lá xương xếp song song và dính chặt vào nhau.
Xét về mặt giải phẫu học, xương xếp thành ba loại:
xương dẹt, xương dài và xương ngắn.
- Xương dẹt: hai bản xương là xương đặc, kẹp
một lớp xương xốp ở giữa. Một số xương dẹt
có chứa xoang (hốc chứa khí)
- Xương dài: gồm hai đầu là xương xốp có xương
đặc bao quanh và một thân xương đặc bao
quanh hốc lớn ở giữa gọi là ống tủy. Giữa đầu
và thân có một vùng chuyển tiếp, chứa sụn
tiếp hợp khi xương đang ở giai đoạn tăng
trưởng. Khi cắt ngang từ màng xương đến ống tủy sẽ có ba lớp: lớp ngoài, lớp giữa và lớp
trong.
o Lớp ngoài: mỏng, là hệ thống cơ bản gồm xương cốt mạc đồng tâm với trục của thân
o Lớp giữa: chủ yếu là xương Havers đặc, dày nhất.
o Lớp trong: rất mỏng với một số lá xương đồng tâm với trục của thân xương.
- Xương ngắn: khối xương xốp vuông vức, bao bởi lớp vỏ xương đặc mỏng.
III. MÔ XƯƠNG Ở MÚC ĐỘ VI THỂ
Được tạo bởi tế bào xương, chất nền xương, tủy xương và khớp xương.
1. Tế bào xương
Mô xương gồm ba loại tế bào: tạo cốt bào, cốt bào và hủy cốt bào.
a. Tạo cốt bào (~5%)
Tạo cốt bào – tế bào của xương đang hình thành.
Đây là loại tế bào tạo lá xương, về sau sẽ tự nằm
trong ổ xương do tạo xong chất nền xung quanh
và trở thành cốt bào.
Nguồn gốc: tế bào trung mô chưa biệt hóa, còn
gọi là tế bào sinh xương.
Xuất hiện tại các bề mặt các giá đỡ tạo xương
(rìa bè xương)
Đặc điểm nhận dạng:
- Có dạng hình vuông, bầu dục, tháp
- Bào tương ái kiềm do chứa nhiều lưới nội bào
hạt, khi nhuộm màu sẽ cho màu hơi tím.
- Nhân tròn, có hạt nhân rõ, thường nằm ở
phía đối diện với giá đỡ (phía không tạo
xương)
Chức năng:
- Quyết định trong tăng hay giảm tạo xương
- Sản xuất thành phần hữu cơ của chất nền
xương, gọi là chất dạng xương hay chất tiền
xương (phần đầu chưa bị calci hóa).
- Ức chế Calci hóa bằng cách tiết enzyme .
- Tham gia vào quá trình Calci hóa.
- Điều hòa hủy xương:
o Giảm hủy xương bằng cách tiết ra prostaglandin ức chế hoạt động của hủy cốt bào
o Tăng hủy xương nhờ cách tiết ra yếu tố tăng khả năng hoạt động của hủy cốt bào
Các chức năng hoạt động chủ yếu dựa vào các yếu tố: Parathormo (PTH), calcitonin, hormone tăng
trưởng, vitamin C, các tác động về mặt cơ học…
Có khả năng biệt hóa thành cốt bào
b. Cốt bào (~95%)
Đây là các tế bào nằm vùi hoàn toàn trong chất nền xương
Nguồn gốc: được tạo ra từ tạo cốt bào
Đặc điểm nhận dạng:
- Thân hình bầu dục, có nhánh bào tương mảnh, kéo dài nằm ở ổ xương (hốc nhỏ của chất gian
bào)
- Các nhánh bào tương nằm trong các khe nhỏ gọi là vi quản xương, chứa chất lỏng giàu
glycoprotein → vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào xương. Chúng có thể nối với nhau,
làm các nhánh bào tương giữa hai cốt bào tương giữa hai cốt bòa có thể tiếp xúc với nhau.
- Bào tương kém phát triển, không chứa trung thể
Chức năng
- Tiếp tục sản xuất chất hữu cơ rồi Calci hóa để duy trì chất nền xương
- Tiêu hủy nhờ hệ thống enzyme tiêu thể chứa trong bào tương
Hai chức năng này hoàn toàn trái ngược nhau, chúng vẫn hoạt động mạnh tuy bị “giam giữ” trong
ổ xương.
Cốt bào hoạt động dưới sự kiểm soát của hormone tuyến giáp và cận giáp, tham gia vào sự trao
đổi calci giữa xương và máu.
c. Hủy cốt bào (~1%)
Là loại tế bào tiêu hủy xương và tiêu hủy sụn nhiễm Cacli với cường độ cao, đóng vai trò trong việc
tu sửa xương.
Nguồn gốc: dòng mono bào đặc biệt trong tủy xương
Đặc điểm nhận dạng:
- Tế bào khổng lồ, chứa nhiều nhân (từ ba đến vài chục nhân), kích thước lớn
- Bào tương ưa baz nhẹ, đôi khi lại ưa acid.
- Hủy cốt bào chụp lên vách xương như một giác hút.
- Bào tương chứa nhiều ty thể, các bào quan khác kém phát triển. Ở nơi sát vách xương (bè
xương), bào tương lợt do có nhiều không bào; các nhân ở phía đối diện.
Chức năng: tiêu hủy xương và tiêu hủy sụn nhiễm Cacli với cường độ cao
- Màng tế bào tại nơi áp sát vách xương có nhiều nếp gấp, giới hạn các ống nhỏ chui sâu vào
trong vào tương.
- Hủy cốt bào tiết ra proton H+ → hòa tan với hydroxyapatite của chất căn bản sau đó tách rời
collagen ra cho enzyme phân hủy.
- Các sản phẩm giáng hóa được tái hấp thu vào trong hủy cốt bào, còn ion sẽ đưa vào hệ tuần
hoàn máu.
 Hủy cốt bào đóng vai trò duy trì hàm lượng ion Calci và Phospho tại huyết tương.
Hủy cốt bào chịu sự kiểm soát của hormone tuyến giáp và cận giáp.
Một số hình ảnh về Tạo cốt bào, cốt bào và hủy cốt bào
2. Chất nền xương
- Chất hữu cơ (30%): thành phần chủ yếu là các collagen (chủ yếu type I, một lượng ít type V).
Các collagen xếp thành một hướng, tuy nhiên sẽ thay đổi khác nhau giữa các lá xương – chiếm
95%. 5% còn lại là các chất không collagen: proteoglycan, glycoprotein, các protein không chứa
collagen (osteonectin: liên kết collagen và muối khoáng; osteocanxi: liên kết calci, quan trọng
trong quá trình calci hóa).
- Chất vô cơ (70%): gồm một thành phần vô định hình [Ca9(PO4)6] và thành phần tinh thể
[Ca5(PO4)3(OH)] – hydroxyapatite. Hydroxyapatite hình que ống, bề mặt lớn giúp quá trình
chuyển hóa Ca2+ trong tương xảy ra nhanh.
- Quá trình nhiễm Calci ở xương phụ thuộc vào hoạt động của cốt bào và cấu trúc các chất hữu
cơ có trong chất căn bản xương.
- Quá trình giải phóng Calci ở xương phụ thuộc vào hoạt động của chất hủy tạo cốt bào.
Cả hai quá trình trên quyết định mức Cacli trong máu, được điều hòa bởi các yếu tố, quan trọng
nhất là Parathyroid hormone (PTH), calcitonin và vitamin D.
3. Màng xương Chức năng nuôi dưỡng mô xương
Tất cả các loại xương đều có màng xương bao bọc.
- Màng ngoài xương cấu tạo gồm 2 lớp:
o Lớp trong: chứa nhiều bó sợi collagen
chạy song song với bề mặt xương
o Lớp trong: chứa nhiều tế bào trung mô
→ biệt hóa thành cốt bào
- Màng trong xương:
o Lớp màng mỏng mà lòng ống Havers,
vách xương xốp được lót bởi một
màng mỏng (bao bọc ngoài bè xương)
o Màng trong xương tạo bởi một lớp
MÀNG NGOÀI XƯƠNG
trung mô và một ít sợi collagen → biệt
hóa thành tạo cốt bào.

MÀNG TRONG XƯƠNG


4. Tủy xương
Một dạng mô liên kết trong hốc tủy đầu xương dài, ở xương xốp và trong ống tủy của thân xương
dài, có bốn loại và dần thay đổi theo độ tuổi.
- Tủy tạo cốt: tạo xương, chứa tế bào sinh xương (tạo ra cốt bào) và mono bào (hủy cốt bào)
- Tủy tạo huyết: dạng mô lưới
- Tủy mỡ: màu vàng, nơi dự trữ mỡ
- Tủy xơ: màu xám, tạo từ tế bào sợi và sợi collagen

5. Khớp xương
Có ba loại khớp: khớp bất động, khớp bán động và khớp
động
- Khớp bất động (khớp xương vòm sọ)
- Khớp bán động (khớp liên đốt sống, khớp mu)
- Khớp động, gặp nhiều nhất ở xương gồm các thành
phần cấu tạo sau:
o Sụn khớp: là sụn trong, không có màng sụn. Có
bốn lớp: lớp bề mặt, lớp trung gian, lớp chính
và lớp sâu
o Bao khớp: chứa nhiều sợi collagen, ít tế bào và
mạch máu. Trong đây có thần kinh cảm giác,
tiểu thể xúc giác.
o Màng hoạt dịch: có hai lớp là xơ chun và lớp
phủ bề mặt. Ở lớp phủ bề mặt có ba loại tế
bào.
▪ Tế bào A: tế bào khớp thực bào
▪ Tế bào B: tế bào sợi khớp → tạo dịch khớp và acid hyaluronic
▪ Tế bào C: tế bào trung gian giữa A và B
Ổ khớp: nơi có tác dụng cơ học và dinh dưỡng đối với sụn khớp.
IV. SINH SẢN CỦA MÔ XƯƠNG
1. Các kiểu tạo xương
Quá trình tạo xương bao gồm 2 quá trình:
- Phát triển xương - giai đoạn tạo xương nguyên phát: tạo từ một mô liên kết kiểu màng hoặc từ
một mô hình sụn
- Phá hủy và sửa sang – giai đoạn tạo xương thứ phát: tạo xương từ xương.
 Có 3 kiểu tạo xương: tạo xương từ mô liên kết kiểu màng, tạo xương từ sụn và tạo xương từ
xương.
2. Sự tạo xương từ mô liên kết bằng liên kết kiểu màng (cốt hóa màng)
- Chất gian bào của trung mô sẽ biệt hóa thành
các vách đậm đặc.
- Tế bào trung mô sẽ biệt hóa trở thành tạo cốt
bào, tựa lên vách và đồng thời tiết sợi
collagen. Do đó, các tế vào sẽ đẩy xa nhau
nhưng nhánh bào tương vẫn liên kết nhau.
- Kết quả: tạo cốt bào dần vùi vào chất căn bản
trở thành cốt bào và hình thành lá xương. Khi
lá xương hình thành thì các giá đỡ trung mô sẽ
biến mất, trung mô xung quanh biến thành
màng xương.
3. Sự tạo xương từ mô sụn (cốt hóa trong sụn)
Ở thời kì phôi, bộ xương hoàn toàn từ sụn. Tế bào trung mô sẽ được tập trung quanh miếng sụn
và tạo ra màng sụn.
Bằng hình thức sinh sản đắp thêm → sụn tăng kích thước và có hình dạng của xương dài. Sau đó
phì đại và calci hóa.
Sau khi lan dần đến màng sụn, các tế bào trung mô sẽ biệt hóa thành tạo cốt bào thay vì nguyên
bào sụn. Tạo cốt bào đấp lá xương lên miếng sụn tạo thành bao xương đặc nguyên phát. → Màng
sụn đã trở thành màng ngoài xương
Bao xương trở nên dày hơn nhanh chóng nhờ các lá xương mới liên tục được tạo đắp từ màng
ngoài xương
Tiếp đến, mạch máu – mô liên kết từ màng ngoài xương chui qua bao xương, xâm nhập sụn phì đại
và phá hủy nó; cùng thời điểm này, sụn phì đại sẽ lan rộng về hai đầu của miếng sụn.
Cuối cùng là sự xâm nhập của mạch máu và mô liên kết tạo ra các hốc lớn tại vùng trung tâm. Tế
bào trung mô đi kèm sẽ tựa lên vách sụn Calci hóa và biến thành tạo cốt bào, tiến hành đắp những
lá xương đầu tiên → tạo vách xương trong sụn. Các vách này được phá hủy ngay lập tức nhờ hủy
cốt bào → hốc rộng hơn và thông nối với nhau tạo ống tủy.
Diễn biến quá trình:
(1). Khởi đầu tại phôi, xương dài chỉ là miếng sụn
(2). Vùng sụn ở trung tâm bắt đầu phì đại, lan dần đến màng sụn
(3). Màng sụn biến thành màng ngoài xương, tạo đắp lá xương đầu tiên.
(4). Mô máu – mô liên kết từ màng ngoài xương xâm nhập và phá hủy sụn phì đại, tạo ra các hốc.
Màng xương tiếp tục đắp lá xương thứ hai.
(5). Tế bào trung mô do máu đưa vào biệt hóa thành cốt bào đắp lá xương lên vách sụn Calci hóa,
tạo vách trong sụn.
(6). Hủy cốt bào phá hủy vách xương trong sụn, tạo ống tủy
Từ đây, xương đã gồm ba phần: đầu xương, thân xương và vùng chuyển tiếp
- Thân xương: hình trụ, tạo bởi xương đặc nguyên phát, bao quanh ống tủy và có màng bao bọc.
- Đầu xương: chịu biến đổi như thân xương nhưng chậm hơn.
o Đầu tiên, vùng sụn trung tâm bị phì đại và calci hóa, lan dần xung quanh, vách sụn calci
hóa làm giá đỡ cho lá xương, tạo mô xương xốp.
o Màng sụn lại tiếp tục đấp sụn mới làm tăng kích thước đầu xương. Sự đắp sụn chỉ dừng
lại khi sụn phì đại đã lan ra đến màng sụn, làm màng sụn biến thành màng ngoài xương.
Màng ngoài xương tạo đắp lá xương, hình thành vỏ xương đặc bao quanh đầu xương.
Tuy nhiên đối với mặt khớp, sẽ không có màng sụn bao bọc nên vẫn là mô sụn
- Vùng chuyển tiếp:

Nằm giữa thân xương và đầu xương, nơi chứa sụn tiếp hợp.
Phần lớn các biến đổi của xương dài đều xảy ra tại đây.
Xếp theo thứ tự từ trên xuống: sụn trong, sụn xếp hàng, sụn phì đại và vùng sụn nhiễm Calci
Tế bào sụn tiết chế enzyme khởi phát sự hình thành calci hóa chất nền sụn → tự thoái hóa, nhân tan,
bào tương đấy không bào.
Cuối cùng trong ổ sụn chỉ còn chứa vài mảnh vụn tế bào. Mạch máu sẽ từ ổng tủy xâm nhập vào ổ sụn
trống này, phá hủy vách ngang ngăn giữa các ổ sụn cùng hàng.
Sụn tiếp hợp bị tiêu biến dần ở trung tâm, nới rộng ống tủy.
4. Hoạt động tu sửa xương (tạo xương thứ phát từ xương)
Bộ xương đặc của trẻ sơ sinh tạo bởi xương đặc nguyên phát
Hoạt động tu sửa Havers:
- Hủy cốt bào khoét một đường hầm vào mô xương
→ tạo một lỗ lớn bờ không đều, đó là hốc tiêu
xương.
- Tiếp đó mạch máu chui vào kéo theo tế bào trung
mô, tựa lên vách hốc tiêu xương, biến thành tạo cốt
bào và bắt đầu tạo đắp lá xương đầu tiên (ống
Havers). Lá xương này tạo bởi chất dạng xương nên
còn gọi là viền tiền cốt (viền màu xanh trên hình)
- Các tế bào trung mô tiếp theo lại nằm đắp trên lá
xương, biến thành tạo cốt bào và tiếp diễn quá trình.
 ống Havers dần bị thu hẹp. Các lá xương ở ngoài Calci
hóa đầy đủ có chứa các cốt bào
- Cuối cùng, quá trình ngừng đắp sẽ dừng lại, hệ thống
Havers đã thành lập xong.
Hệ thống Havers có giới hạn bên ngoài là đường ngoằn
ngoèo hay còn gọi là đường xi măng (vếch tích hốc tiêu
xương), bên trong chứa các lá xương hình vòng đồng
tâm, bao quanh ống Havers ở giữa. Mỗi lá xương có
nhiều cốt bào trong ổ xương. Giữa các lá xương có các vi
quảng xương nối các ổ xương với nhau.
Hệ thống Havers càng phát triển thì càng chứa nhiều lá xương.
5. Quá trình hình thành một lá xương
Gồm hai giai đoạn:
a. Giai đoạn tạo xương
Tại giai đoạn này, chất hữu cơ chưa được Calci hóa, đắp lên trên miếng giá đỡ
Giá đỡ lúc này có thể là trung mô như cốt hóa màng hoặc tạo xương trên mô hình sụn hoặc giống
hoạt động tu sửa xương.
b. Giai đoạn Cacli hóa
Giúp lá xương cứng chắc nhờ sự lắng đọng của chất vô cơ trong dạng xương.
Ion Calci được tạo từ cốt bào và giải phóng ra ngoài liên kết với phosphat ngoại bào → tạo muối từ
dạng vô định hình thành tinh thể.
Tinh thể hình thành qua hai giai đoạn: tạo nhân và bồi tụ
- Giai đoạn tạo nhân: thành lập cấu tạo tinh thể hình bình hành
- Giai đoạn bồi tụ diễn ra mạnh và nhanh. Khi tinh thể đủ lớn, sự bồi tụ sẽ dần chậm lại, sự calci
hóa lá xương dần hoàn tất
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng: yếu tố di truyền, hormone, vitamin, điều kiện về dinh dưỡng,
sinh hotaj hay tập luyện
Bệnh Scocbut (Scurvy): do thiếu vitamin C dẫn đến giảm chất căn bản của xương

Bệnh còi xương: thiếu vitamin D Bệnh nhuyễn xương: thiếu Calci và vitamin D
MÔ CƠ

https://pluspng.com/muscle-tissue-png-4713.html
I. ĐẠI CƯƠNG
- Cấu tạo: tế bào cơ với mức độ biệt hóa
cao (còn gọi là tế bào cơ hay sợi cơ) →
có khả năng co duỗi, thực hiện các chức
năng co duỗi tại cơ quan, bộ phận cơ thể
và cả cơ thể…
- Phân loại: gồm ba loại cơ vân, cơ tim, cơ
trơn. Chúng được phân biệt nhờ cấu tạo
và chức năng riêng lẽ của chúng đối với
hoạt động sinh lý.
- Tế bào cơ – biểu mô: xuất hiện ở tuyến
nước bọt, tuyến vú, tuyến mồ hôi.
- Cấu trúc chung: dạng sợi co duỗi hình
thành từ sợi actin và myosin
- Nguồn gốc:
o Mô cơ : trung bì phôi https://medandbiology.blogspot.com/2018/12/muscle-tissue.html

o Cơ – biểu mô: ngoại bì phôi


- Hoạt động co cơ cần năng lượng và đồng thời sau quá trình co duỗi sẽ thay đổi điện thế ở
màng bào tương.
- Khả năng tái tạo của mô: cơ trơn > cơ vân > cơ tim
- Hoạt động mô cơ được điều hòa bởi mô thần kinh: cơ vân co theo ý muốn, cơ tim và cơ trơn có
tính tự vận động
- Tế bào khác có khả năng co duỗi: Tế bào cơ – biểu mô, tế bào quanh mạch và nguyên bào sợi
II. CƠ VÂN
Cơ vân (cơ bám xương) vận động tự theo điều
khiển ý muốn. Đơn vị cấu tạo cơ bản là sợi cơ
Nhiều tế bào cơ xếp xen kẽ với mô liên kết
mỏng giàu mạch máu sẽ tạo thành bó cơ. Lớp
áo mô liên kết bên ngoài bó cơ gọi là bao bó
cơ. Nhiều bó cơ xếp theo một kiểu nhất định
và được một lớp mô liên kết dày bao bọc tạo
thành bắp cơ có chức năng riêng biệt.
Lớp mô liên kết giàu mạch máu giữa các tế bào cơ gọi là mô trong cơ. Mô liên kết này sẽ dẫn
truyền lực tạo ra bởi tế bào cơ đến gân cơ
Tế bào cơ vân
- Dạng hình trụ, kích thước lớn.
- Đường kính có thể lên đến 0.1mm, thon lại hai đầu và rất dài
- Chiều dài cơ vân có thể từ vài cm đến 12 cm
- Có vân sáng vân tối xen kẽ nhau một cách đều đặn.
- Thành phần cũng có các hệ thống cơ bản như bào tương, bào quan, nhân, màng bào tương…
- Có chứa các cấu trúc đặc biệt: vi sợi cơ và hệ thống ống T.
1. Màng sợi cơ
Nơi trao đổi chất và dẫn truyền xung động điện
2. Nhân
- Tb cơ vân là dạng tế bào nhiều nhân.
- Hình dạng: bầu dục dẹt, hơi dài và phân bố ở vùng rìa sát ngay dưới màng sợi cơ.
➔ Có thể xem như một hợp bào
3. Bào tương (cơ tương)
Đầy đủ các thành phần và các bào quan, đặc biệt là myoglobin, glygogen
Chứa rất nhiều ty thể, lưới nội bào mà đặc biệt là lưới nội bào trơn rất phát triển.
4. Hệ thống ống T
Vuông góc với chiều sợi vi cơ. Ống T với hai túi nang của lưới nội bào trơn ở cạnh hai bên tạo
thành một bộ đặc biệt, gọi là bộ ba.
Hệ thống này giúp dẫn truyền điện thế và giải phóng Ca2+ từ lưới nội cơ tương trong hoạt động co
cơ.
Lưới nội bào không hạt:
- Hệ thống túi và ống bao quanh vi sợi cơ
- Nơi tích trữ Ca++
- Túi tận cùng ở mức ranh giới giữa băng A và I
Hệ thống ống ngang hay hệ thống vi quản T
- Hệ thống ống nhỏ vây quanh các vi sợi cơ
- Ở ngang mức ranh giới giữa băng A và I
Bộ ba (triad)
- Gồm ống ngang + 2 túi tận cùng
- Đảm bảo cho sự co đồng thời của toàn bộ sợi cơ khi có kích thích tới ngưỡng
5. Vi sợi cơ

Vi sợi cơ dọc trong bào tương suốt chiều dài tế bào. Cấu tạo từ sợi actin và myosin. Hai loại này nằm
xếp xen kẽ, có phần lồng vào nhau tạo vạch sáng, vạch tối xen kẽ đều đặn.
- Vạch sáng (band I): kích thước khoảng 0.8 µm, chia đôi bởi vạch sẫm màu là vạch Z (Z disc).
- Vạch tối (band A): chiều dài khoảng 1 – 1,5 µm. Giữa band A có vạch nhạt màu hơn là vạch H
(H zone), giữa vạch H có vạch sẫm màu là vạch M (M line).
Đoạn vi sợi nằm giữa hai vạch Z liền nhau gọi là Sarcomer, đây là đơm vị co cơ vân
Cấu trúc sợi Sarcomer với mỗi sợi dài khoảng 2 – 3 µm.
Siêu sợi actin gắn vào vạch Z, chạy dọc suốt băng I và còn một phần lồng ngắn vào siêu sơi myosin của
băng A. Khoảng cách hai đầu tận cùng của siêu sợi actin tạo nên vạch H.
Siêu sợi myosin nằm lòng vào siêu sợi actin. Myosin không gắn vào băng Z mà chỉ gắn vào băng A.
Cấu trúc phân tử của các siêu sợi cơ:
- Siêu sợi actin được cấu thành từ các đơn vị actin G hình cầu kết hợp lại với nhau để tạo thành
chuỗi xoắn kép.
- Các protein kết hợp với siêu sợi actin gồm có: Tropomyosin và Troponin
- Troponin là phức hợp bao gồm Troponin I, T và C
o Troponin I kết hợp với Tropomyosin ngăn chặn sự tiếp xúc của myosin và actin bằng
cách che lắp điểm tiếp xúc (điểm gắn) trên sợi actin
o Troponin T có vai trò kết gắn phức hợp Troponin vào Tropomyosin
o Troponin C kết hơp Ca2+ giải phóng vị trí bị che lấp
- Sợi myosin cấu thành từ các phân tử myosin. Phân tử này bao gồm hai thành phần: phần nặng
và phần nhẹ.
o Phần nặng (thân của myosin) hợp lại thành bó
o Phần nhẹ (phần đầu của myosin) nhô ra ngoài, đây là điểm kết gắn ATP và siêu sợi actin.

Sự co cơ vân
Ở trạng thái nghỉ, Troponin I kết hợp với Troponin T
che lấp vị trí gắn Myosin trên actin G
Khi có tín hiệu co cơ: từ luồng xung động thần kinh
truyền đến tế bào cơ gây ra hiện tượng khử cực ở
màng bào tương và hiện tượng kích thích này sẽ
nhanh chóng lan khắp các nếp tại đĩa Z nhờ hệ thống
ống T và lưới nội vào trơn bao bọc xung quanh các
siêu sợi cơ.
Hiện tượng khử cực làm thay đổi điện thế màng, khởi
động phóng thích Ca2+, gây ra hiện tưởng chuyển
lượng lớn Ca2+ từ lòng lưới nội cơ tương ra dịch cơ tương theo gradient nồng độ.
Khi Ca2+ tăng → Troponin C kết hợp tạo nên phức hợp Troponin C – Ca2+. Có tác dụng ức chế sự gắn
myosin vào actin do Troponin I và Troponin T tạo ra. Nhờ đó myosin được tiếp xúc trực tiếp với sợi
actin tại vị trí gắn trên actin G.
Để gắn kết của myosin và actin được xảy ra, cần có sự thủy phân và giải phóng ATP. Khi thủy phân
ATP, đầu nặng của myosin thay đổi hình thái để thuận lợi gắn kết và actin trượt vào myosin trượt
theo một hướng nhất định.
Khi siêu sợi actin trượt vào myosin → dịch chuyển hai vạch Z lại gần nhau, băng I và H ngắn lại trong
khi băng A vẫn giữ nguyên kích thước → Sarcomer ngắn lại
Do xung động thần kinh thường được truyền rất nhanh qua ống T và lưới nội cơ tương để đến từng
sarcomer nên hầu hết các siêu sợi cơ trong tế bào đều co cùng lúc.
Tuy nhiên sự gia tăng Ca2+ này chỉ thoáng qua, sau đó được bơm một cách chủ động vào lưới nội cơ
tương nhờ bơm Ca2+ - ATPase ở màng. Nồng độ Ca2+ giảm dần làm vai trò dần được phục hồi (vai trò
ức chế gắn kết của Trroponin I và T), trở về trạng thái nghỉ.
Khi đó các siêu sợi actin trượt ra khỏi sợi myosin, do đó hai vạch Z sẽ di chuyển ra xa nhau làm cho
băng I và vạch H được kéo dài ra, sarcomer cũng được kéo dài trong khi băng A không thay đổi kích
thước.

Mối liên quan giữa thần kinh – cơ trong cơ chế co cơ:


- Điện thế hoạt động truyền qua sợi trúc thần kinh vận động
- Xung động điện điện thế hoạt động lan truyền tới tế bào cơ vân
- Điện thế hoạt động diễn ra tại màng tế bào cơ truyền qua hệ thống ống T.
- Khử cực màng lưới nội bào trơn, phóng thích Ca2+ ra bào tương, hoạt hóa các sợi protein co
duỗi.
- Bơm Ca2+ trở vào trong khoang lưới nội bào trơn.
Tế bào cơ vân dự trữ năng lượng ở dạng ATP và phosphocreatin từ sự phân hủy acid béo và
glucose thành lactate, tạo tình trạng thiếu oxy gây co cứng cơ và đau bắp cơ.
III. CƠ TIM
Mô cơ tim có tính tự động, không theo hoạt động co duỗi theo ý
muốn
Các vân ngang tương tự cơ vân nhưng các tế bào cơ tim tạo thành
lưới do sợ phân nhánh và kết nối của các tế bào cơ tim lân cận bằng
các liên kết tế bào. Khoang nằm giữa các nhánh kết nối có chứa mô
liên kết giàu mạch máu và mạch bạch huyết, gọi là các khoang Henlé.
Tế bào cơ tim:hình trụ, phân nhánh dài từ 100 – 150 µm.
Có nhân hình bầu dục ở giữa tế bào. Có lớp bào tương dày bao
quanh nhân, ở những góc bào tương có nhiều giọt mỡ, glycogen và
hạt sắc tố.
Chỗ kết nối các tế bào cơ tim lại với nhau gọi là đĩa nối hay các vạch
bậc thang
Yếu tố natriuretic tâm nhĩ có bản chất là hormone
Cấu trúc phân tử: Cấu trúc tương tự cơ vân
o Các siêu sợi này phân bố theo chiều dọc tế bào cơ tim ngoại trừ phần trung tâm chứa
nhân và các thành phần bào tương chứa ty thể.
o Ống T lớn hơn ở cơ vân, mỗi sarcomer chỉ có một ống T
o Các ông túi ngang ít phát triển nên không tạo thành bộ ba như cơ vân.
IV. CƠ TRƠN
Tế bào cơ trơn là thành phần chính tạo nên thành
tạng rỗng như ống tiêu hóa, bàng quang, tử cung,
mạch máu…
Chịu sự chi phối của thần kinh từ hệ giao cảm và
phó giao cảm, hoạt động co duỗi không theo ý
muốn.
Các tb cơ trơn tạo thành bó, bó gọp lại thành lớp,
giữa các sợi cơ có chứa mô liên kết, mạch máu và
thần kinh.
Tế bào cơ trơn: hình thoi dài, các tế bào liên kết
với nhau nhờ liên kết khe. Nhân nằm ở giữa tế
bào và chỉ có một nhân duy nhất. Trong bào
tương các bào quan thường tập trung tại hai đầu
của nhân.
Cấu trúc phân tử: có myosin và actin nhưng không
tạo thành sarcomer và cũng không có Troponin.
Sự sắp xếp đặc biệt của các siêu sợi cơ bên trong
tạo nên hoạt động co rút của tế bào cơ trơn.
Siêu sợi actin xếp thành lưới trong tế bào. Ion Ca2+
tạo phức hợp với Calmodulin sẽ phosphoryl hóa
myosin bằng việc kích hoạt men của phần nhẹ
myosin.
Tế bào cơ trơn có chứa các thể đặc, là nơi đi vào của siêu sợi actin và siêu sợi trung gian → truyền lực
co rút đến tế bào kế cận.
Sự co và dãn cơ trơn có thể điều chỉnh hormone qua AMP vòng.
V. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA TẾ BÀO CƠ
- Cơ vân và cơ tim:
O Không có khả năng
phân chia
O Được thay thế bằng
mô sợi
O Có hiện tượng phì đại
O Nhiều siêu sơi
- Cơ trơn:
O Có khả năng phân bào
TẾ BÀO CƠ TRƠN
O Có hiện tượng phì đại
MÔ THẦN KINH
I. ĐẠI CƯƠNG
- Mô thần kinh gồm các tế bào có mức độ biệt
hóa cao có khả năng tiếp nhận, phân tích và
dẫn truyền xung động thần kinh.
- Mô TK là một tập hợp có cấu trúc có vai trò
liên hợp các chức năng khác nhau của một cá
thể, cho phép cả liên lạc với môi trường bên
ngoài.
- Định nghĩa: Mô TK gồm các tế bào thần kinh
chuyên biệt gọi là nơron và các tế bào thần
kinh đệm. Điểm khác biệt giữa hệ thần kinh
trung ương và hệ thần kinh ngoại vi.
o Hệ thần kinh ngoại vi: tế bào vỏ bao và
tế bào Schwann
o Hệ thần kinh trung ương: tế bào biểu mô nội tủy, tế bào sao, tế bào ít nhánh và vi bào
đệm.
- Nguồn gốc: trung bì phôi.
II. VI THỂ
1. Nơron
Nơron là tế bào tạo nên, biến đổi và truyền đi các xung
động thần kinh.
Cấu tạo gồm: thân nơron và nhiều nhánh nơron.
- Thân nơron: chứa nhân và thành phần bào tương
- Các nhánh nơron bao gồm hai loại: các sợi nhánh và sợi
trục
- Phần tận cùng của sợi trục thường phình lên gọi là các
cúc tận cùng.
Thân có hình đa giác với mỗi góc là nơi xuất phát ra một
nhánh nơron. Nhân lớn, sáng, ít chất dị nhiễm sắc, có nhiều
hạch nhân to.
Trong bào tương có chứa các cấu trúc ưa baz, gọi là thể
Nissl.
Thể Nissl là một chồng các túi lưới nội bào hạt xếp song song.
Thân nơron có bộ xương tế bào rất phát triển, gồm các siêu ống và siêu sợi thần kinh, phân bố đến
các tận nhánh nơron
Có các bào quan như ty thể, tiêu thể, bộ Golgi, đôi khi có các hạt sắc tố hoặc giọt mỡ.
Nhánh nơron bao gồm sợi nhánh và sợi trục, bản chất là phần kéo dài ra từ thân nơron.
Vai trò nhánh nơron: dẫn truyền thần kinh.
- Đối với sợi nhánh, sự dẫn truyền theo chiều hướng từ phần đầu sợi nhánh đến thân nơron.
- Đối với sợi trục, sự dẫn truyền từ thân tế bào đến cúc tận cùng.
Mỗi nơron có nhiều sợi nhánh, có một hoặc đôi khi không có, nhưng sợi trục chỉ có một và chỉ một
mà thôi.
Sợi nhánh thường phân chia ra nhiều nhánh nhỏ,
bào tương chứa nhiều siêu ống và siêu sợi thần
kinh, lưới nội bào hạt hoặc không hạt, ribosome
tự do và ty thể.
Sợi trục hiếm khi phân nhánh, bên trong cũng
chứa các siêu ống và siêu sợi thần kinh, lưới nội
bào trơn và các ti thể. Tuy nhiên, không có lưới
nội bào hạt và ribosome tự do. Điểm đặc trưng
của sợi trục là bên trong cúc tận cùng có chứa các
túi synap
Trong cơ thể, hầu hết nơron có nhiều sợi nhánh.
Từ đó nó có thể phân thành nơron nhiều cực, hai
cực(một nhánh) hay một cực (không sợi nhánh).
Hầu hết nơron trong cơ thể thuộc loại nơron đa
cực, tức là một sợi trục và hai hay nhiều sợi
nhánh.
Nơron hai cực gồm một sợi trục và một sợi nhánh.
Nơron một cực chỉ có ở kỳ phôi thai. Ở cả cơ thể
trưởng thành chỉ có nơron một cực giả, đó là tế
bào chữ T ở hạch gai. Tế bào này có một đoạn
chung giữa sợi trục và sợi nhánh nên tạo cảm giác như có cực.
2. Synap
Synap như một khớp thần kinh, truyền xung điện động thần
kinh từ nơron này sang nơron khác hoặc sang một tế bào cơ.
Cấu tạo từ hai thành phần: tiền synap và hậu synap. Ở giữa
hai phần có khe synap, khoảng cách khoảng 20 – 30 nm.
- Phần tiền synap thường là cúc tận cùng của sợi trục,
bên trong chứa nhiều túi synap
- Phần hậu synap là vùng đặc biệt trên màng của nơron
hoặc của tế bào cơ.
Có ba loại synap giữa hai nơron thường gặp: synap trục – nhánh, synap trục – thân, synap trục – trục.
Ngoài ra còn có synap nhánh – nhánh, synap nhánh – thân và synap thân – thân.
Về chức năng, được chia thành phần
synap hưng phấn và synap ức chế
Về cơ chế dẫn truyền, ta có synap hóa
học và synap điện.
- Synap điện có khe synap rất hẹp
(2 – 4 nm). Phần tiền và hậu
synap có cấu trúc khá đối xứng.
Đặc điểm quan trọng là synap
điện có nhiều liên kết khe, cho phép các
ion lọt từ tiền sang hậu synap.
- Synap hóa học: đa số các loại synap đều
thuộc loại này. Vì hoạt động của chúng
liên quan đến việc giải phóng một chất
trung gian hóa học từ các túi synap, gọi là
chất dẫn truyền thần kinh (GABA, glycin,
chất P, histamin…)
- Synap có tính phân cực: xung động thần
kinh đến, các túi synap được đưa ra hòa
nhập với màng tế bào, giải phóng các
chất dẫn truyền thần kinh vào khe synap.
Các chất dẫn truyền gắn lên các thụ thể
đặc hiệu có sẵn trên bề mặt tế bào có ở phần hậu synap đưa kích thích hoặc ức chế nơron hậu
synap hoặc tế bào cơ. Chất dẫn truyền sẽ bị phá hủy ngay lúc đó hoặc có thể được tái hấp thụ
vào các túi synap bằng cơ chế nhập nội bào.
Một số synap được xem là synap hỗn độn vừa dẫn xung động thần kinh nhờ cơ chế tái điện tại vùng
có khe synap hẹp vừa dẫn bằng các chất trung gian ở phần khe synap rộng hơn và có túi synap ở tiền
synap.
3. Tế bào thần kinh đệm
Tế bào thần kinh đệm không có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh, quan hệ với nơron chắc
chẽ.
Tế bào đệm có khả năng sinh sản, nguồn gốc từ trung bì phôi.
Tế bào thần kinh đệm bao gồm tế bào thần kinh đệm ngoại vi và tế bào thần kinh đệm trung ương.
a. Tế bào thần kinh đệm ngoại vi
Bao gồm tế bào vỏ bao và tế bào Schwann
- Tế bào vỏ bao: tìm thấy tại hạch thần kinh với kích
thước nhỏ, nhân đậm hình bầu dục, bào tương ít,
khó nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học.
- Tế bào Schwann: tất cả các sợi thần kinh của hệ
thần kinh ngoại biên đều được bao bọc bởi các tế
bào Shwann. Các tế bào này có thể cùng với
nhánh thần kinh tạo sợi thần kinh có bao hoặc
không có bao myelin.

o Sợi thần kinh không myelin: có sợi trục hoặc sợi nhánh của nơron ấn lõm vào bào tương
của tế bào Schwann. Một tế bào Schwann có thể bao bọc một hoặc một số nhánh
neuron.
o Sợi thần kinh có bao myelin: được bọc bởi hai lớp do tế bào Schwann tạo nên. Màng tế
bào Schwann cuộn dính nhiều vòng bao quanh nhánh nơron tạo thành bao myelin có
cấu trúc vân.
Đường đậm ứng với 2 mặt trong màng tế bào bị áp dính vào nhau bị phá vỡ tại vài chỗ do còn sót lại 1
ít bào tương của tế bào Schwann, tạo thành các vạch Schmidt-Lanterman

Nút Ranvier (vòng thắt Ranvier) là nơi không có bao myelin và là nơi tiếp giáp của hai tế bào Schwann.
Tại đây sợi trục có thể trao đổi trực tiếp với môi trường xung quanh, tạo hiện tượng khử cực từng
bước nhảy. Do đó tốc độ dẫn truyền nếu của sợi có bao bọc myelin sẽ nhanh hơn khi không có bao
bọc myelin.
b. Tế bào thần kinh đệm trung ương
Bao gồm các tế bào sao, tế bào ít nhánh, tế bào biểu mô nội
tủy, vi bào đệm
- Tế bào sao: là loại tế bào nâng đỡ của hệ thần kinh
trung ương, thân cho ra nhiều nhánh bào tương. Gồm
hai loại tế bào sao xơ và tế bào sao nguyên sinh
o Tế bào sao xơ: ở chất trắng, từ thân mọc ra các
nhánh dài và mảnh
o Tế bào sao nguyên sinh: ở chất xám, thân
nhánh to và ngắn
Các nhánh bào tương của tế bào sao áp vào thân nơron và các nhánh nơron. Phức hợp tế bào
sao – nơron – mao mạch được xem là cơ sở hình thái hàng rào máu – não. Bảo vệ mô thần
kinh, duy trì gian mô

- Tế bào ít nhánh: kích thước nhỏ, nhân đậm và có


ít nhánh bào tương. Tế bào ít nhánh tạo bao
myelin, tương tự vai trò tế bào Schwann trong hệ
thần kinh ngoại vi. Điểm khác biệt là một tế bào
ít nhánh có thể cùng lúc tạo ra bao myelin cho
nhiều nhánh neuron, còn mỗi tế bào Schwann
chỉ tạo được bao myelin cho một đoạn nhánh
neuron
- Tế bào biểu mô nội tủy: giới hạn mặt lồng của
ống nội tủy và não thất. Trong tủy sống, các tế
bào này thường bị teo đi do ống nội tủy bị ép
xẹp. Tại não thất, các tế bào biểu mô nội tủy tạo
thành biểu mô vuông đơn có lông chuyển.
Trên nóc các não thất, các tế bào biểu mô nội tủy
bị biến đổi thành tế bào tuyến, phủ lên các nếp
gấp có chứa nhiều mạch máu, tạo thành từng đám
rối màng mạch, thò vào trong lòng não thất. Cực
đỉnh tế bào tuyến có các vi nhung mao dài, bào
tương nhiều ty thể. Các tế bào tuyến này có chức
năng sản xuất dịch não tủy, lưu thông trong các
não thất và khoang dưới màng nhện, giữ não bộ
khỏi bị các chấn thương do va đụng
- Vi bào đệm: tế bào nhỏ, nhân đậm hình bầu dục,
các nhánh bào tương rất phong phú. Vi bào đệm
có khả năng di động và thực bào, nằm rải rác khắp
chất trắng và chất xám của hệ thần kinh trung
ương.
Phần Phôi thai học
đại cương

You might also like