You are on page 1of 89

PHẦN 1: MÔ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Chương 2: MÔ LIÊN KẾT


Khái niệm

- Định nghĩa: Mô liên kết là tổ chức có tác


dụng chống đỡ, bảo vệ, dinh dưỡng, tu
sửa, phục hồi và có công năng vận chuyển
các chất trong cơ thể.
- Chức năng: liên kết các tế bào và cơ quan
lại với nhau, duy trì và nâng đỡ hình dáng
của cơ thể.
- Cấu tạo: gồm 3 thành phần: tế bào liên
kết, sợi liên kết và chất căn bản
Phân loại
Mô liên kết

Mô liên kết Mô liên kết Mô liên kết


chính thức cứng lỏng

- Mô liên kết đặc - Mô sụn - Mô máu


- Mô liên kết thưa - Mô xương
Mô liên kết mềm (Mô liên kết chính thức)

1. Tế bào liên kết

Tế bào trung mô Tế bào mỡ Tương bào


Tế bào sợi Tế bào sắc tố Dưỡng bào
Tế bào lâm ba Tế bào máu Đại thực bào

2. Phần tử sợi

3. Chất cơ bản
1. Tế bào liên kết
- Tế bào trung mô: mô liên kết phát triển
từ trung mô. TB trung mô có khả năng biệt
hóa thành các mô liên kết khác nhau theo
nhu cầu cơ thể

- Tế bào sợi: (i) TB sợi hoạt động (nguyên bào sợi – fibroblast): TB sợi
khi còn non, có dạng hình sao
(ii) TB sợi không hoạt động (fibrocyte): TB sợi khi già
có dạng hình thoi
 Chức năng: tạo ra chất căn bản, hàn gắn vết thương
Protein
1. Tế bào liên kết

- Đại thực bào (mô bào –


macrophage): Hình dáng và
kích thước không nhất định
+ Hình cầu khi đứng yên
+ Dài và có chân giả khi
chuyển động
 Chức năng: thực bào, có
nhiều ở tổ chức viêm nhiễm
1. Tế bào liên kết

- Tương bào (Plasma cell):


Do lâm ba cầu tạo thành,
hình cầu hay hình trứng,
nhân lệch về một phía,
những chất nhiễm sắc lớn
xếp theo hình nan hoa xe
(TB bánh xe)
 Chức năng: tạo kháng thể,
có ở các mạch máu nhỏ và
những chỗ viêm nhiễm
1. Tế bào liên kết

- Dưỡng bào (Tế bào phì


đại - Mast cell): Hình cầu,
bầu dục hay không nhất
định. Bào tương có nhiều
chất chứa heparine chống
đông máu và histamine làm
dãn mạch, gây hiện tượng
huyết tương thấm ra ngoài
mao mạch
1. Tế bào liên kết

- Tế bào lâm ba: giống như TB lâm ba trong máu và hạch lâm
ba. TB tròn, nhân hình hạt đậu.

- Tế bào máu: lâm ba cầu, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn
nhân lớn. Xuất hiện nhiều khi tổ chức bị viêm nhiễm.

- Tế bào mỡ: là loại TB trong bào tương tích trữ nhiều mỡ.
Những hạt mỡ lúc đầu nhỏ, sau đó to dần đẩy nhân về một
cạnh của TB. Chức năng: tích lũy chất dinh dưỡng, làm đệm lót
một số bộ phận
- Tế bào sắc tố: có rất ít ở động vật có xương sống và có nhiều
ở động vật cấp thấp.
Sợi chun (dài và đàn hồi)

Bạch cầu

Sợi lưới
Mao quản máu

Tế bào sợi

Sợi keo (chắc và có tính đàn hồi)

Giọt mỡ Mô mỡ
Tế bào phì đại Đại thực bào
2. Phần tử sợi

- Sợi tạo keo (collagen fiber): có nhiều nhất trong mô liên kết.
Là những sợi lớn, không chia nhánh, không nối với nhau thành
mạng lưới mà hợp thành bó.
Tác dụng chủ yếu là đệm giá cho các khí quan, chồng chất lên
nhau nhiều lần nhưng không tiếp hợp nhau
Khi gặp kiềm loãng hay acid loãng thì trương nở 50%
2. Phần tử sợi

- Sợi lưới (sợi võng –


reticular fiber): sợi nhỏ,
mãnh.
Tính kết hợp lỏng lẽo làm
cho cấu trúc lưới của một
số cơ quan có tính năng
Sợi lưới
dễ thay đổi (động mạch,
tử cung, ruột)
2. Phần tử sợi

- Sợi chun (elastic fiber): có tính chất co giãn cao, có thể nối
với nhau thành lưới hoặc tập hợp thành bó hoặc thành lá,
thành mạch máu.
Chỉ bị hủy hoại khi tổ chức bị sưng, bắt màu xanh lơ khi nhuộm
werget, bắt màu nâu khi nhuộm orcein

Bệnh nhẽo da
Mô liên kết màng treo ruột

Sợi lưới ở vùng vỏ tuyến thượng


thận

Sợi chun ở mô dưới da


3. Chất cơ bản

- Là chất thuần nhất, không có cấu trúc, chủ yếu là chất tạo keo

- Thành phần hóa học: protein, mucopolisaccaride, nước và


muối

- Chất cơ bản đặc hay lỏng tùy theo trạng thái sinh lý của tế bào

- Chất cơ bản là môi trường trong cơ thể, các tế bào trực tiếp
trao đổi chất với nó  là nhân tố đảm bảo tính thống nhất của
cơ thể.
Phân loại mô liên kết chính thức

1. Mô liên kết thưa


- Có thành phần cấu tạo như mô liên kết chính thức
- TB chiếm đa số là nguyên bào sợi và đại thực bào
- Mô liên kết thưa dễ co dãn, giàu mạch máu, chống đỡ kém

- Mô liên kết thưa thường ở dưới lớp TB biểu mô để nâng đỡ các


TB biểu mô
Mô liên kết thưa ở khí quản Mô liên kết thưa dưới da
Phân loại mô liên kết chính thức
2. Mô liên kết đặc
2.1 Mô liên kết đặc không đồng đều

- Nhiều bó sợi collagen sắp xếp không theo trật tự nhất định

- Có tính năng chống lại các tác động theo mọi hướng (da)
- Có ở bì của da

2.2 Mô liên kết đặc đồng đều


- Nhiều bó sợi collagen sắp xếp theo trật tự nhất định, cùng
hướng với nguyên bào sợi
- Thích hợp với việc chống lại lực căng kéo (như gân)
Mô liên kết đặc đồng đều

Mô liên kết đặc không


đồng đều

Mô liên kết đặc không đều


Phân loại mô liên kết cứng
1. Mô sụn
- Sụn là mô liên kết dạng cứng có nhiều TB to, trương nở lớn và
chất cơ bản đông đặc, có nhiệm vụ chống đỡ, đệm giá cho
những tổ chức khác chống lại va chạm

- Trong mô sụn không có mạch máu và thần kinh

- Cấu tạo gồm: tế bào sụn, phần tử sợi, chất cơ bản

- Tùy theo thành phần sợi trong chất cơ bản của sụn, có 3 loại sụn:
sụn trong, sụn xơ và sụn chun
1.1 Sụn trong (hyaline cartilage)

Chiếm đa số trong thành phần sụn ở gia súc: khi còn là


bào thai phần lớn xương bào thai là sụn trong, ở động
vật trưởng thành, sụn xuất hiện ở các khớp, sườn, ... Có
màu trắng sữa hay ngà
Tế bào sụn: là TB trung mô hay TB sợi. TB sụn hình cầu hay hình
trứng, sống riêng lẻ hay tập đoàn

 Phần tử sợi: là sợi tạo keo (collagen) rất nhỏ, chỉ thấy dưới kính
hiển vi điện tử, nằm xung quanh TB sụn

 Chất căn bản: ưa thuốc nhuộm baze, có những hốc nhỏ là ổ sụn
chứa TB sụn
1.1 Sụn trong

 Màng sụn: có 2 lớp


- Lớp ngoài: là lớp liên kết mỏng,
có nhiều bó sợi keo và nhiều TB
nhỏ hình thoi nằm theo chiều dài
gọi là sụn nguyên

- Lớp trong: là lớp sinh sụn, có


nhiều TB sợi và TB tiền thân
(nguyên bào sụn) có khả năng sinh
sản biến thành TB sụn
Chất nền (matrix)

TB sụn (Chondrocyte)

Ổ sụn (Lacuna)

Nguyên bào sụn (Chondroblast)

Màng sụn (Perichondrium)

Sụn trong
1.2 Sụn chun (elastic cartilage)

- Cấu tạo: TB sụn và chất


có cơ bản. Bên trong chất
cơ bản có chứa nhiều sợi
chun to nhỏ dày đặc xếp
thành hình lưới  còn gọi
là sụn lưới

- Sụn chun có ở vành tai Sụn đàn hồi ở vành tai


ngoài, sụn cánh mũi, nắp
thanh quản
Sụn đàn hồi

TB sụn (Chondrocyte in lacuna)


Sợi chun (Elastic fiber)

Màng sụn (Perichondrium)


1.3 Sụn xơ

- Cấu tạo: tương tự sụn


trong và sụn chun, nhưng
bên trong chất cơ bản
chứa nhiều sợi keo kết
hợp thành từng bó tạo
thành hình lưới xen kẻ các
TB sụn
- Không có màng sụn rõ Sợi collagen
ràng, rất bền, chủ yếu ở TB sụn

các đĩa khớp, khớp cột


sống
TB sụn Màng sụn
nguyên

Sụn trong

Chất sụn
Xoang
sụn

Sợi chun

Sợi keo

Sụn xơ Sụn chun


Sụn trong

Sụn chun Sụn xơ


Phân loại mô liên kết cứng
2. Mô xương
- Là loại tổ chức liên kết dạng
cứng có hình thái thích
nghi nhiệm vụ chống đỡ

- Là nơi các cơ vân bám vào


tạo thành cơ năng hoạt
động và có vai trò quan
trọng trong vận chuyển
muối xương
- Cấu tạo: tế bào, sợi và chất cơ bản
Cấu tạo mô xương

 Tế bào xương:
- Dẹp, nằm trong các xoang của chất cơ bản, thân có khi dài đến 34
m, có nhân tròn, ở giữa có những hạt nhiễm sắc rất lớn có 1-2
nhân
- Khi gia súc còn non, các tế bào xương có nhánh nối liền nhau, khi
gia súc già TB mất nhánh

 Sợi:
- Trong tổ chức xương có nhiều sợi keo giống như tổ chức liên kết
thưa. Khi gia súc còn non sợi keo chạy theo nhiều hướng khác
nhau, khi gia súc lớn lên, các sợi này xếp theo chiều hướng nhất
định trong phiến xương
Cấu tạo mô xương

 Chất cơ bản: gồm 2 thành phần


- Chất cơ bản hữu cơ: là những chất keo nằm xen kẻ các sợi keo, có
hàm lượng rất ít. Nó cùng với các sợi keo và tế bào tạo thành chất
hữu cơ của xương với tỷ lệ 35% xương khô. Tỷ lệ này giảm dần theo
tuổi gia súc

- Muối xương: khi xử lý hết các chất hữu cơ thì đạt được muối
xương, chiếm tỷ lệ 65%. Thành phần chủ yếu là phosphatetricalcit
chiếm 85% bao gồm carbonat Na, carbonate Mg…Muối xương phân
bố không đều, có dạng tinh thể rất nhỏ và dài (100-400 Ao)
Cấu tạo mô xương
 Tủy xương:
- Nằm trong ống tủy (thân xương dài), hốc tủy (đầu xương dài,
xương xốp)

- Gia súc trưởng thành có 2 loại tủy

+ Tủy đỏ (tủy tạo máu): màu đỏ tạo ra các tế bào máu


+ Tủy vàng (tủy mỡ): cấu tạo bởi TB mỡ ở trạng thái mô tủy
ngừng tham gia tạo máu, nhưng khi cơ thể cần máu, tủy
vàng sẽ biến thành tủy đỏ
Tủy đỏ
Phân loại xương
1. Xương xốp

- Hiện diện chủ yếu ở các


xương ngắn, dẹp, đầu
xương dài, miền tủy các
xương ống

- Gồm các bản xương hình


thành các xoang chứa đầy
chất tủy đỏ
Phân loại xương
2. Xương chắc
Chủ yếu là những xương ống, cấu tạo gồm:
- Màng ngoài xương: là tổ chức liên kết có tính sợi, bao mặt ngoài
của xương, gồm 2 lớp không có giới hạn rõ ràng:
+ Lớp ngoài: gồm các sợi keo va tổ chức liên kết xếp dày
đặc vắt chéo thành mắt lưới, giữa các kẻ là TB sợi và mao quản
huyết đi vào trong xương.
+ Lớp trong: gồm sợi chun, sợi keo, TB sợi. Các sợi keo đi từ
màng xương vào trong gọi là sợi Sharpey. Lớp trong gọi là lớp
sinh xương vì tạo ra xương cốt mạc (xương do màng xương tạo
nên)
Phân loại xương
2. Xương chắc

- Màng trong xương:


+ Lót bên trong các xương
+ Có 1 lớp tế bào liên kết dẹp
+ Không có sợi collagen
+ Có tiềm năng sinh xương
Phân loại xương
2. Xương chắc

- Chất xương: bao gồm nhiều phiến xương cuốn lại tạo thành (huyết
quản đi giữa các phiến này), chúng xếp lại thành các hệ thống có
hình dạng khác nhau.
+ Hệ thống phiến tròn: xếp song song với bề mặt xương gồm (i)
miền vỏ  nằm sát mặt ngoài của xương, xếp theo chiều vòng tròn
đều đặn, có những xoang hình thoi có nhánh gọi là vi quản xương
thông với các phiến khác
(ii) miền tủy  phiến xương giáp với tủy xương, dạng lồi lõm
không đều, có số lượng ít hơn phiến xương miền vỏ
Phân loại xương
+ Hệ thống Haver: gồm 14-20 phiến xương xếp thành những
vòng tròn đồng tâm ở miền giữa của xương. Hệ thống này có lổ
thông ở giữa để mạch máu và dây thần kinh đi qua hoặc chứa ổ
dịch khác

+ Ống Volkmann: là những nhánh ngang của huyết quản thông


giữa 2 ống Haver, nó cũng có thể đi theo chiều dọc và không có
các bản xương bao quanh

+ Hệ thống trung gian: ở kẻ các hệ thống haver có nhiều phiến


xương xếp không theo một chiều hướng nào, có những chỗ
hiện rõ một phần của hệ thống Haver
Mô xương
Tủy Chất cơ
bản

Xương xốp

Tế bào xương (trẻ) TB xương (già)

Màng xương
Phiến xương
Hệ thống Haver
miền vỏ

Phiến xương
miền tủy

Xương dài
Ống Volkman Tủy xương

Phiến xương
Máu
- Là mô liên kết lỏng lưu thông trong hệ thống huyết quản
- Lượng máu và pH máu thay đổi tùy theo loài gia súc
Các loại tế bào máu

Hồng cầu Bạch cầu Tiểu cầu

Monocyte: mono bào (dạng chưa Eosinophil: bạch cầu ái toan


trưởng thành của đại thực bào) Neutrophil: bạch cầu trung tính
Microphage: tiểu thực bào : Basophil: bạch cầu ái kiềm
Hồng cầu

Hồng cầu được sinh ra từ tủy đỏ xương (trong bào thai thì do gan
sinh ra). Trung bình hồng cầu sống được 120 ngày (hồng cầu trâu
bò chỉ sống 1-2 tháng)
Hình thái:
- Hồng cầu động vật có vú có hình dĩa, lõm 2 mặt, không có nhân
(trừ loài chim, gia cầm)
- Hồng cầu chim, bò sát, lạc đà, nai có hình thoi, còn hồng cầu đa
số động vật có vú và người có hình dĩa tròn, lõm 2 mặt để
tăng diện tích tiếp xúc oxy lên 1,6 lần.
- Hồng cầu có đường kính từ 7-8 micromet, chiều dày 2 micromet
Hồng cầu

Tế bào hồng cầu


 8 m, 2 mặt lõm, giữa
có màu sáng

Ảnh hiển vi của hồng cầu máu


gà và chim – hồng cầu có nhân
khác với hồng cầu người và gia
súc (độ phóng đại 1000 lần)
Hồng cầu

61
Hồng cầu
Cấu tạo:
Màng hồng cầu là một màng lipoprotein, có khả năng thẩm thấu,
có khả năng đàn hồi.
Thành phần hóa học: nước chiếm 60% và 40% là vật chất khô,
trong chất khô Hb chiếm đến 90%.
Số lượng
- Số lượng hồng cầu ở các loài không giống nhau, thay đổi
theo tuổi, tính biệt, chế độ dinh dưỡng, trạng thái cơ thể và bệnh
tật.
- Ví dụ: Trâu: 4,5-5,3 triệu/1mm3 máu; Heo: 6-8 ; Bò: 6-8, Ngựa:
7-10, Dê: 13-14, Cừu: 10-13, Chó, mèo: 6-8, gà: 2,5-3,2 triệu/mm3
- Ở người: nam: 5-6; nữ: 4-5 triệu/mm3
Bạch cầu
- Là những tế bào không sắc tố, có nhân, có thể xuyên qua huyết
quản vào các tổ chức nên có thể thay đổi hình dáng
- Nhiệm vụ chính là tiêu diệt vi khuẩn và tạo kháng thể

Loài động vật Số lượng bạch cầu x 103/ ml máu


Heo 15-30
Gà 30
Chó 9,4
Bò 5-10
Dê 9,6
Thỏ 8
Trâu 9
Ngựa 8,8
Phân loại bạch cầu
Có 2 loại:
- Bạch cầu không hạt:
bào tương trong suốt

- Bạch cầu có hạt: trong


bào tương có các hạt
bắt màu, tùy vào sự bắt
màu chúng được chia
ra: bạch cầu ái toan,
bạch cầu ái kiềm, bạch
cầu trung tính
Bạch cầu có hạt

Bạch cầu ái toan:

- Chiếm khoảng 1-3% tổng số bạch cầu (bò 6%, heo 4-6%, gà 5%); số
lượng trung bình từ 150-450 tế bào/mm3 máu, đường kính từ 8-20
m
- Trong bào tương có hạt bắt màu acid (màu đỏ cam)

- Nhân phân thành nhân ấu, hình gậy (ở gà) và hình đốt (tương tự
như bạch cầu trung tính)

- Nhiệm vụ: chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn, giải độc và tham
gia quá trình oxy hóa.
BẠCH CẦU ÁI TOAN b

1 1

A 1
2

66
Bạch cầu có hạt

Bạch cầu ái kiềm:

- Chiếm số lượng ít, khoảng 0,5% TB bạch cầu, đường kính 8-15 

- Trong bào tương có hạt bắt màu nhuộm baze (màu xanh đen), đa
số các hạt này chứa Heparin, Histamin

- Nhân có dạng hình chữ S (bò hình V & O), xù xì và thắt nút lại,
thường không rõ ràng do bị các hạt nguyên sinh chất che lấp.

- Nhiệm vụ: chưa rõ ràng, số lượng tế bào thường tăng khi cơ thể
thiếu vitamin A, ở những bệnh ung thư
2
BẠCH CẦU HẠT ÁI KIỀM
1
1

1
2
2

A 1
2

69
Bạch cầu có hạt

Bạch cầu trung tính:

- Chiếm đa số trong tổng số bạch cầu (ở ngựa: 60-70%; heo 57%; bò


30%; gà 30%). Đường kính 7-15 

- Bào tương có những hạt ăn màu trung tính (màu tím đỏ), nhân TB
trẻ có hình bầu dục hơi lõm 1 bên, nhân TB già có từ 2-5 thùy

- Nhiệm vụ: quan trọng trong sự kháng bệnh vì có tính thực bào và
tính ức chế các vi khuẩn
Bạch cầu
b
BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH 2

1
1
3
2
3
c
1 A 1
3
1

A. BC hạt trung tính trong tiêu bản máu; B và C. Hình chụp hiển vi điện tử; 1.
Các múi của nhân; 2. Các hạt trong bào tương; 3. Vi khuẩn đang bị thực bào;
4. Hồng cầu; 5. Tiểu cầu 73
Bạch cầu không hạt

Bào tương thường ăn màu kiềm, không hạt, gồm 2 loại:


bạch cầu đơn nhân lớn và lympho bào

Bạch cầu đơn nhân lớn:

- Là TB to nhất trong tất cả TB bạch cầu, chiếm 3-8%, đường kính


15-20 m

- Hình dạng tròn, bào tương bắt màu xanh nhạt, có hạt ái kiềm, đôi
khi có những hạt tròn trong suốt. Nhân hình móng ngựa, hạt đậu
hay bầu dục

- Nhiệm vụ: quan trọng trong thực bào và thông tin miễn dịch
Bạch cầu đơn nhân

b
A c

A. Bạch cầu đơn nhân; B. Lympho bào trung bình; C. Bạch cầu hạt ưa acid; D.
Bạch cầu hạt trung tính.
75
Bạch cầu không hạt

Lympho bào:

- Có mặt khắp nơi và đóng vai trò chủ yếu trong các quá trình miễn
dịch (chiếm từ 20-70% tổng số bạch cầu)

- TB thường hình tròn, nhân rất to thường chiếm gần hết thể tích tế
bào, bào tương chỉ còn 1 vành mỏng bắt màu xanh nhạt

- Lâm ba cầu tăng ở gia súc non, ở bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, các
bệnh sinh kháng thể, suy tủy xương
Lympho bào nhỏ

A. Lympho bào nhỏ (B hoặc


T) trong tiêu bản máu nhuộm
Giêm sa; B. Hình chụp hiển
vi điện tử;

77
Lympho bào trung bình

78
Lympho bào lớn

b
D b A

A. Lympho bào lớn; B. Bạch cầu hạt trung tính; C. Lympho bào trung bình; D.
Hồng cầu
79
Nhân tròn, dày đặc

Bào tương mỏng, ít

Tế bào lympho
 8 m,  25% tế bào
bạch cầu
Nhân đa thùy (thường
là 3)

Hạt nhỏ trong bào


tương

Bạch cầu trung tính


(neutrophil)
Tiểu cầu

- Tiểu cầu không phải là tế bào mà là những đám, những mảnh vụn
của tế bào tủy xương có nhân khổng lồ.

- Hình dạng không cố định, đường kính 2-4 , không nhân, có nhiễm
sắc là những hạt ái kiềm tập trung thành từng đám, xung quanh là
bào tương ái kiềm trong suốt

- Số lượng: 350.000 – 500.000 trong 1 mm3 máu

- Tiểu cầu có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đông máu
Sự tạo tiểu cầu

A. Tế bào nhân khổng lồ;


3 B. Đám tiểu cầu; C. Hồng
A
cầu; 1. Nhân TB nhân
1 khổng lồ; 2. Bào tương TB
nhân khổng lồ; 3. Tiểu cầu
2
đang hình thành.

83
Tiểu cầu

Tiểu cầu bò có kích thước vừa phải, Tiểu cầu chó có kích thước vừa
có nhiều hạt. Số lượng tiểu cầu có phải, hạt tiểu cầu bắt màu tốt.
xu hướng cao ở cá thể khỏe mạnh,
đặc biệt là ở bê, với số lượng
khoảng một triệu/µL
Tiểu cầu
Những mảnh vỡ tế bào là tiểu cầu.
Mục đích của tiểu cầu là gì? Để đối
phó với chấn thương mạch máu,
chúng có chứa chất hóa học khác
nhau để giúp đỡ trong việc hình thành
một plug tiểu cầu và hỗ trợ trong việc
đông máu (hình thành cục máu đông).
Tiểu cầu có nguồn gốc từ tủy xương.

Trong các loài động vật không có vú,


như loài chim và các loài bò sát, chúng
chứa một hạt nhân và được gọi là
thrombocytes. Tiền thân cho
thrombocytes vẫn chưa được xác định
trong tủy xương.
Tiểu cầu

86
Blood Máu
Lymph Bạch huyết
Platelet Đĩa nhỏ
Erythocyte Hồng cầu
Leukocyte Bạch cầu
Macrophage Đại thực bào
Monocyte Bạch cầu đơn nhân
Compact bone Xương đặc
Spongy bone Xương xốp
Hyaline cartilage Sụn trong
Fibro cartilage Sụn sợi
Elastic cartilage Sụn chun
Chondrocyte Tế bào sụn
Elastic fiber Sơi chun
Dense regular Mô đặc thông thường
Dense irreguar Mô đặc không thường gặp
Collagen Sợi collagen
Fibroblast Nguyên bào sợi
Areolar Mô liên kết
Adipose Mô mỡ
Reticular Mô lưới
Mast cell Mast bào
Macrophage Đại thực bào
Plasma cell Tế bào
Adipocyte Tế bào mỡ
Capillagy Mao mạch
Ứng dụng tế
bào gốc trung
mô trong chấn
thương chỉnh
hình

You might also like