You are on page 1of 8

Mô liên kết sợi, mô mỡ, mô xương

1. Mô liên kết sợi:


Gồm nhiều sợi collagen dày đặc tạo thành những bó sợi nằm song song,
có tính đàn hồi: gặp ở gân, dây chằng, lớp bì của da và dây treo dương vật

Phần lớn mô liên kết sợi được tạo thành chủ yếu từ protein,
polysaccharides và nước và không bao gồm bất kỳ tế bào sống nào.
Những sợi collagen trong mô có thể được xếp song song hoặc được sắp
xếp theo kiểu đều đặn hoặc không đều. Các vùng cơ thể bị căng thẳng,
như lớp hạ bì của da, bao gồm các mô liên kết dạng sợi phân bố không
đều. Gân và dây chằng có mô liên kết dạng sợi đều đặn.
Chức năng:
Mô liên kết dạng sợi rất chắc và co giãn, giúp hỗ trợ và củng cố xương và
các cơ quan của cơ thể. Mô liên kết dạng sợi hoạt động rất giống với cách
các cú sốc xảy ra trong ô tô. Nó giúp hấp thụ sốc khi chuyển động, giúp
bảo vệ các cơ quan và mô của cơ thể.
2. Mô mỡ:
Mô mỡ, hay còn gọi là mỡ cơ thể, là mô liên kết trải dài khắp cơ thể. Nó
được tìm thấy dưới lớp da (mỡ dưới da), giữa các cơ quan nội tạng của
bạn (mỡ nội tạng) và thậm chí trong các khoang bên trong của xương (mô
mỡ tủy xương).
Là nơi tích trữ chất béo là dạng năng lượng dư trữ chủ yếu của cơ thể,
chứa các tế bào mỡ tích lũy lipid và nhân bị ép sang một bên.

Tế bào mỡ

Chứa lipid

Nhân và tế bào chất


Ngoài các tế bào mỡ, mô mỡ còn có chứa thành phần trong mạch máu (SVF)
của các tế bào bao gồm preadipocytes, nguyên bào sợi, các tế bào nội mô mạch
máu và một loạt các tế bào miễn dịch như đại thực bào mô mỡ. Mô mỡ có
nhiều dưới da, đóng vai trò tầng cách ly, là lớp đệm bọc, bảo vệ các nội quan,
tạo dáng cơ thể, tạo sự sai khác về giới tính.

Khi cơ thể đói ăn, mỡ bị oxy hóa tạo ra năng lượng và nước. Các tế bào mỡ sẽ
xẹp đi và trở về dạng sợi.

Ngoài việc kích thích nội tiết tố, gần đây, nhiều nhà khoa học của các trung tâm
nghiên cứu lớn trên thế giới đều thống nhất rằng “mô mỡ cũng là một tuyến nội
tiết” liên quan đến nhiều chức năng, căn bệnh trong cơ thể người…
Năm 1987, người ta đã biết mô mỡ trắng sản xuất các steroid sinh dục và
adipsin, một yếu tố nội tiết làm giảm cân rõ ở loài gặm nhấm bị béo phì. Đến
năm 1994, leptin được phát hiện, khẳng định mô mỡ trắng như một cơ quan nội
tiết.

Đến nay, các nhà khoa học phát hiện mô mỡ trắng chế tiết khá nhiều hoóc môn
peptide khác nhau. Ngoài ra, mô mỡ còn tạo ra nhiều nội tiết tố như: estrogen,
resistin,...

Có hai loại mô mỡ là mô mỡ trắng ( white adipose tissue), mô mỡ nâu ( Brown


adipose tissue).
Hhfefbcscsbcbbcbcbbbbbbbbbbbb
+ 1 giọt lipid lớn + Nhiều giọt lipid
+ Một số bào quan tế bào
+ Là loại mỡ có nhiều nhỏ
nhất trong cơ thể con + Nhiều ti thể
người + Tạo nhiệt và tiêu
hao năng lượng
+ Rải rác giữa các tế bào
mỡ trắng
+ Thỉnh thoảng tạo nhiệt
và tiêu hao năng lượng

Mô Mỡ Trắng
( được tạo thành từ tb mỡ trắng và be)

+ Nhiều ở cơ thể sơ sinh và trẻ


+ LOẠI MỠ CHIẾM ƯU THẾ NHẤT trong
CƠ THỂ nhỏ
+ Phân bố: lưng trên,trên
+ Phân bố : dưới da, bọc quanh cơ quan
nội tạng, Trong khoang trung tâm của xương đòn, quanh xương
xương sống
+ Chức năng chính: Dự trữ năng lượng + Chức năng chính: sinh nhiệt
+ Chức năng khác: cách nhiệt, đệm bọc
nội tạng, sản xuất nội tiết tố và các yếu tố
sinh học
CHỨC NĂNG MÔ MỠ:
Mô mỡ trong cơ thể phục vụ nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:
Lưu trữ và giải phóng năng lượng.
Cách nhiệt từ lạnh và nóng.
Đệm xung quanh các cơ quan mềm.
Điều chỉnh cảm giác đói và no.
Duy trì cân bằng năng lượng.
Điều hòa glucose và cholesterol.
Duy trì độ nhạy insulin.
Tạo nhiệt sinh nhiệt.
Góp phần miễn dịch.
Chuyển hóa hormone sinh dục.
KÍch thích và sản sinh các nội tiết tố

Sự tương tác của mô mỡ với các cơ quan khác


Bằng cách tiết ra một số hormone và phản ứng với những hormone khác, mô
mỡ giao tiếp với các cơ quan khác trên khắp cơ thể cũng như với hệ thần kinh
trung ương. Nó điều chỉnh cung và cầu năng lượng thông qua các tín. Nó phản
ứng với insulin bằng cách chuyển hóa lượng đường dư thừa trong máu thành
lipid và dự trữ chúng để sử dụng trong tương lai.
Hormon giới tính quyết định phần nào chất béo tích tụ trong cơ thể. Mô mỡ
cũng có các tế bào miễn dịch hoạt động riêng, phản ứng với các kích thích nhất
định bằng cách loại bỏ các tế bào mỡ chết hoặc tạo ra phản ứng viêm. Các bệnh
chuyển hóa là kết quả của sự suy giảm các chức năng này.
Mô mỡ rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, có quá nhiều - hoặc quá ít -
có thể khiến hệ thống điều tiết của nó gặp trục trặc. Mức độ khỏe mạnh khác
nhau tùy theo độ tuổi và giới tính, dao động từ 10% đến 35%. Trong trường
hợp béo phì, cơ thể không còn mô để dự trữ lipid, do đó các tế bào mỡ đang có
phải phát triển. Các tế bào mỡ mở rộng dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và
nhiều rối loạn chuyển hóa khác nhau. Và việc thiếu mô mỡ cũng gây ra tình
trạng tương tự do cơ thể không đủ mô để chứa lipid cần thiết.

Mô mỡ bị rối loạn chức năng có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa khác
nhau, bao gồm:
Kháng insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Các tín hiệu đói và no bị rối loạn, dẫn đến béo phì.
Tăng huyết áp và các vấn đề về tim.
Lưu trữ chất béo trong các cơ quan và bệnh gan nhiễm mỡ.
3. Mô xương:
Xương là chỗ bám cho các cơ, là bộ khung nâng đỡ và bảo vệ toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra xương còn là nơi dự trữ nhiều chất khoáng như canxi...
Bộ xương của hầu hết động vật có xương sống cấu tạo bởi mô xương- loại mô
liên kết chứa nhiều muối khoáng

Mô xương là thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo của bộ xương.
− Xương cứng chắc là do chất gian bào chứa collagen và glycosaminoglycan
nhiễm muối canci. Nhờ đó, xương có thể chịu được lực kéo 15 kg/mm2 và lực
nén 10 kg/mm2 .
− Về hóa học, xương chứa 30% chất hữu cơ và 70% chất vô cơ (chủ yếu là
muối canci và phospho). Mặc dù mức độ khoáng cao nhưng xương luôn đổi
mới về thành phần các chất, luôn luôn có hiện tượng hủy và tạo xương trong cơ
thể ở mọi thời điểm, kể cả khi lớn tuổi.
Các tính chất hình thái chức năng của xương thay đổi tùy vào lứa tuổi, điều
kiện dinh dưỡng, hoạt động cơ, ảnh hưởng của nội tiết tố, phân bố mạch...
Mô xương là 1 mô liên kết đặc biệt đã bị canxi hóa và có cấu trúc dạng lá. Cấu
tạo gồm tế bào, chất căn bản và sợi liên kết (chất căn bản và sợi liên kết gọi
chung là chất nền ngoại bào xương = chất nền xương = chất căn bản xương,
chiếm tỷ lệ lớn). Lá xương là đơn vị cấu tạo của mô xương, cấu tạo gồm tế bào
xương và chất nền xương

Nhìn bằng mắt thường 1 xương dài cắt dọc, ta phân biệt 2 dạng cấu tạo đại thể:
Vẽ hình trang 88

+ Xương đặc (còn gọi là xương Havers đặc): không có hốc, có các lá xương
tạo thành những cấu trúc đặc biệt được gọi là hệ thống Havers. Mỗi hệ thống có
dạng hình trụ, gồm những lá xương xếp vòng, ở chính giữa khối trụ đó là ống
Havers chứa mạch, mô liên kết.

+ Xương xốp (còn gọi là xương Havers xốp): có lá xương tạo thành 1 hệ thống
vách mỏng không đều được gọi là bè xương, xếp theo nhiều hướng khác nhau
và có thể nối với nhau. Giữa các bè có những hốc chứa tủy xương. Xương luôn
được tạo bởi các lá xương xếp song song và dính chặt vào nhau cho dù cấu tạo
đại thể là đặc hay xốp, chiều dày mỗi lá khoảng 7mcm.

− Về mặt giải phẫu học, xương có 3 loại: xương dẹt, xương dài và xương ngắn
• Xương dẹt: tạo bởi 2 bản xương đặc kẹp 1 lớp xương xốp ở giữa. Một số
xương dẹt có những hốc chứa không khí gọi là xoang.
• Xương ngắn: là 1 khối xương xốp tương đối vuông vức, được bao quanh bởi 1
vỏ xương đặc mỏng.
• Xương dài: gồm 2 đầu là xương xốp có xương đặc bao quanh (phía mặt khớp
là mô sụn trong) và 1 thân xương đặc bao quanh 1 hốc lớn ở giữa gọi là ống
tủy. Giữa đầu và thân là vùng chuyển tiếp, chứa sụn tiếp hợp khi xương còn
trong giai đoạn tăng trưởng. Cắt ngang thân, từ màng xương vào đến ống tủy có
ba lớp: lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong. Lớp ngoài mỏng, gọi là hệ thống cơ bản
ngoài, gồm xương cốt mạc đồng tâm với trục của thân. Lớp giữa dày nhất và
cấu tạo chủ yếu bởi xương Havers đặc. Lớp trong rất mỏng gọi là hệ thống cơ
bản trong gồm một số lá xương đồng tâm với trục của thân xương.

You might also like