You are on page 1of 5

Định nghĩa tế bào gốc:

Tế bào gốc là những tế bào không chuyên hóa trong cơ thể, có khả năng trở
thành các tế bào chuyên hóa mỗi tế bào với các chức năng riêng biệt mới. Một tế
bào gốc đòi hỏi 2 đặc tính đó là:
- Tự làm mới: Đây là khả năng đi xuyên suốt các chu kỳ tế bào mà vẫn ở
trạng thái không biệt hóa. Đặc tính này bao gồm 2 cơ chế để duy trì quần
thể tế bào gốc:
- Cơ chế sao chép bất đối xứng bắt buộc: Giả sử có một tế bào gốc
mẹ, gọi là tế bào X. Khi tế bào X phân chia (mà không chịu ảnh
hưởng của quá trình biệt hóa) sẽ tạo ra một tế bào gốc con, gọi là Y,
và một tế bào con khác đã được biệt hóa, gọi là Z. Tế bào Y sẽ mang
toàn bộ đặc tính giống hệt tế bào X, cơ chế này để đảm bảo quần
thể tế bào gốc sẽ luôn được duy trì.
- Cơ chế biệt hóa ngẫu nhiên: Nếu có một tế bào gốc X phân chia
thành 2 tế bào con biệt hóa thì phải có một tế bào gốc Y khác phân
chia và tạo ra 2 tế bào gốc có đặc tính giống hệt X và Y, đây là cơ
chế để bảo tồn số lượng của quần thể tế bào gốc.
- Tiềm năng không giới hạn: Tiềm năng là khả năng biệt hóa của tế bào gốc,
các tế bào gốc có thể được phân loại dựa trên tiềm năng của nó. Ví dụ:
- Totipotent là các tế bào gốc tạo ra từ noãn và tinh trùng, các tế bào
này có khả năng biệt hóa thành các dạng tế bào phôi và ngoài phôi
- Pluripotent: Là hậu duệ của tế bào Totipotent và có khả năng biệt
hóa thành tế bào xuất phát từ bất kỳ lớp mầm nào trong 3 lớp
Endoderm (Nội bì), Mesoderm(trung bì) và Ectoderm(ngoại bì). Các
tế bào ở lớp Ngoại bì có thể thành tế bào thần kinh, biểu bì. Tế bào ở
Trung bì có thể thành tế bào cơ, xương, tế bào máu và tế bào thuộc
hệ tiết niệu. Còn tế bào ở lớp Nội bì sẽ thành tế bào ở các tạng như
phổi, gan, tụy, tuyến giáp,...
- Multipotent: Chỉ có khả năng tạo ra các tế bào cùng họ với tế bào
đó (Ví dụ tế bào gốc máu chỉ có khả năng tạo ra tế bào máu như
hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,...)
- Unipotent: Có khả năng tạo ra duy nhất 1 loại tế bào nhưng vẫn có
tính chất tự làm mới, đây là điểm để phân biệt với tế bào không phải
tế bào gốc. Ví dụ tế bào gốc tế bào mầm chỉ biệt hóa thành các tế
bào phát triển thành trứng hoặc tinh trùng.
- Lịch sử tế bào gốc đã bắt đầu từ giữa thế kỉ 19, năm 1945 khi người ta phát
hiện ra tế bào gốc tạo máu, sau đó là một quá trình dài trong quá trình
nghiên cứu và dần có các thành tựu rõ ràng như năm 2001 tìm ra phương
pháp định hướng tế bào gốc in vitro, năm 2003 tạo ra noãn bào từ tế bào
gốc phôi chuột, điều này gợi ý tế bào gốc phôi có thể có tính toàn năng và
năm 2007 tìm ra phương pháp tạo ra tế bào gốc vạn năng cảm ứng từ tế
bào gốc trưởng thành. Cho đến hiện tại, các phương pháp trị liệu bằng tế
bào gốc vẫn đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của thế giới bởi tiềm
năng khổng lồ của nó.

Phân loại tế bào gốc:


- Tế bào carcinoma phôi: EC là các tế bào lần đầu tiên được thu nhận
từ khối u quái trong tinh hoàn hay buồng trứng. Các tế bào này
được tạo ra từ các tế bào mầm phôi và có khả năng biệt hóa thành
nhiều loại tế bào khác nhau. (Không ai hỏi thì khỏi nói, lỡ có hỏi là
EC có phải tế bào gây ung thư k thì EC là tế bào gốc có thể gây ung
thư do nó là tế bào đơn đc ngta phân tích trong cái khối u ung thư)
- Tế bào gốc phôi (ES): Các tế bào ES là dạng tế bào vạn năng
(Pluripotent), có thể biệt hóa thành tất cả tế bào chuyên biệt của 3
lớp mầm là Nội bì, Trung bì và Ngoại bì. Dù với khả năng tái tạo
không giới hạn và tính đa năng, hiện tại không có phương pháp điều
trị nào sử dụng tế bào gốc phôi người được chấp nhận do các tế bào
phôi thai đòi hỏi các tín hiệu cụ thể để biệt hóa chính xác, nếu tiêm
trực tiếp vào cơ thể khác thì ES sẽ biệt hóa thành nhiều loại tế bào
khác nhau cũng như xảy ra hiện tượng thải loại cấy ghép, bên cạnh
đó phương pháp này cũng phải đối mặt với các vấn đề về đạo đức do
phải lấy tế bào gốc từ cái phôi thai nhi.
- Tế bào mầm phôi (EG): Tế bào EG là các tế bào gốc được thu nhận
từ các tế bào mô sinh dục (PGC)
- Tế bào gốc lá nuôi phôi (TS): Lá nuôi phôi được biểu hiện như là mô
có sự biệt hóa cao bởi chứa nhiều kiểu
tế bào nhanh chóng biệt hóa. Tuy
nhiên, những tế bào tiếp xúc trực tiếp
với ICM (Khối nội phôi bào- hình dưới),
gọi là lá nuôi phôi cực bình thường
phân chia trong trạng thái gần như
không biệt hóa. Lá nuôi phôi ở cực thiết
lập một quần thể tế bào gốc có giới hạn
tiềm năng, khuếch đại cân bằng (tự làm
mới) với sự biệt hóa thành các tế bào có hoạt tính sinh lý, chuyên
biệt cao.

- Tế bào gốc bào thai (Fetal Stem Cell): Có 2 loại tế bào gốc bào thai:
- Tế bào gốc nguyên thủy từ bào thai: Xuất phát từ mô của thai nhi và
được lấy sau quá trình phá thai, những tế bào gốc này không phải là
bất tử nhưng có mức độ phân chia cao và đa dạng.
- Tế bào gốc bào thai ngoài tử cung: Xuất phát từ màng thừa của phôi.

Chú thích ảnh: Tế bào gốc phôi thai ở


chuột được nhuộm bằng chất nhuộm
huỳnh quang

- Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cell): Còn được gọi là tế bào gốc sinh
dưỡng, là các tế bào gốc duy trì và sửa chữa các mô bị tổn thương. Các tế
bào gốc trưởng thành thường tụ lại tạo thành ổ tế bào gốc. Ổ là nơi không
chỉ hỗ trợ về mặt vật lý, mà sự biệt hóa và tăng sinh của tế bào gốc cũng
được điều hòa. Có rất nhiều loại tế bào gốc ở người như:
- TBG cơ xương:

Chú thích ảnh:


Yellow marrow: Tủy vàng
Spongy bone: Phần xương
xốp
Contains red marrow: Chứa
tủy đỏ
Compact bone: Xương đặc
Blood vessels in bone marrow: Mạch máu trong tủy xương
Blood stem cell: Tế bào gốc máu
Red blood cell: Hồng cầu
White blood cell: Bạch cầu
Platelets: Tiểu cầu
- Dạ dày:

Và nhiều loại khác.


- Tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPS): iPS được dựa vào nguyên lý thay đổi
tái thiết lập chương trình gen bằng nhiều phương pháp của tế bào sinh
dưỡng, từ đó tạo ra tế bào gốc
Đoạn này thuyết trình dựa trên hình nè: Từ tế bào sinh dưỡng (Somatic cells)
được tái thiết lập chương trình gen bằng cách phương pháp khác nhau (Ví dụ
năm 2007 2 nhóm nghiên cứu ở Mỹ và ở Nhật đã chuyển 4 gen mã hóa 4 nhân tố
phiên mã vào bộ gen tế bào) tạo ra iPS, được xem như một tế bào gốc vạn năng
và từ đó biệt hóa trở thành nhiều tế bào mang chức năng khác nhau. Mục đích
của việc tạo ra iPS là để chuyển một tế bào với chức năng nhất định thành các tế
bào có chức năng khác.

Cơ chế hình thành cơ quan của tế bào gốc

- Tế bào gốc có bộ gen được biểu hiện nhiều hơn so với các tế bào trưởng
thành, nghĩa là có những gen mà ở tế bào trưởng thành sẽ bị bất hoạt như
các gen quy định yếu tố phiên mã Oct4, Sox2 và Nanog. Đây đều là các gen
mang tính quan trọng để tạo nên đặc tính của tế bào gốc.
- Các tế bào gốc sẽ kết hợp với các tín hiệu bên ngoài như protein ngoại vi,
hormones, nhân tố hóa học,... từ đó sẽ phân hóa thành các tế bào mang
chức năng khác nhau cũng như kiểm soát số lượng của quần thể tế bào.
- Các tế bào trưởng thành sau khi được biệt hóa sẽ bị bất hoạt một số gen ở
tế bào gốc để tắt đặc tính vạn năng.
Chú thích ảnh: Các yếu tố phiên
mã điều hòa tính vạn năng của tế
bào gốc phôi thai: Oct4 tạo protein
Oct4, Sox2 tạo protein Sox2 và
Nanog tạo protein Nanog. Các
protein này kết hợp để kích hoạt
gen có chức năng tự làm mới và
tính vạn năng của tế bào gốc cũng
như ức chế gen cảm ứng các con
đường biệt hóa.

You might also like