You are on page 1of 82

SINH HỌC PHÁT TRIỂN

TS. VŨ THỊ LAN


ĐH KHOA HỌC – ĐH THÁI NGUYÊN
SINH HỌC PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 2. SỰ TẠO GIAO TỬ

CHƯƠNG 3. SỰ THỤ TINH

CHƯƠNG 4. SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI SỚM

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở ĐỘNG VẬT ĐA BÀO


CHƯƠNG 6. CƠ CHẾ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG 7. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI

CHƯƠNG 8. SINH HỌC PHÁT TRIỂN VÀ Y HỌC


CHƯƠNG 2. SỰ TẠO GIAO TỬ

2. 1. Các tế bào mầm


2.1. 1.sự tạo thành tế bào mầm
2.1.2. Sự di cư tế bào mầm
2.1.3.Sự biệt hóa tế bào mầm
2.1. 4.Sự phân chia sinh-thể
2.2. Sự sinh tinh
2.2. 1.Cấu tạo tinh hoàn
2.2.2.Cấu tạo tinh trùng
2.2.3.Sự tạo tinh
2.2.4. Điều hòa sự sinh tinh
CHƯƠNG 2. SỰ TẠO GIAO TỬ

2. 3.Sự sinh trứng

2.3.1.Cấu tạo tế bào trứng

2.3.2.các giai đoạn tạo trứng

Giai đoạn sinh sản các noãn nguyên bào

Giai đoạn tăng trưởng các noãn bào

Giai đoạn thành thục noãn bào


Sự rụng trứng
CHƯƠNG 2. SỰ TẠO GIAO TỬ

2. 1. Các tế bào mầm


2.1.1. Sự tạo thành tế bào mầm

2.1.2. Sự di cư tế bào mầm

2.1. 3.Sự biệt hóa tế bào mầm

2.1.4. Sự phân chia sinh thể

2.1.1. Sự tạo thànhcáctế bàomầm


• Tế bào mầm là gì? Tế bào chất mầm ?

• Tế bào mầm là tế bào tiền thân của tế bào sinh dục .

Quá trình tạo giao tử được bắt đầu từ các tế bào mầm
(germ cell)
• Ở hầu hết động vật, các tế bào mầm bắt nguồn từ vùng

tế bào chất có chứa các tế bào chất mầm rotein đặc


trưng và mARN nằm trong những tế bào xác định của
phôi. Vùng tế bào chất này gọi là vùng tế bào chất mầm
(germ plast).
2.1.1. Sự tạo thànhcáctế bàomầm
• Tế bào chất của hợp tử chứa rất nhiều nhân tố ‘quyêt định”

được phân bố không đều. Khi hợp tử phân chia, mỗi tế bào sẽ
nhận được các nhân tố quyết định với thành phần và hàm
lượng không giống nhau.  chúng biệt hóa theo các hướng
khác nhau.

• Một hướng biệt hóa đó là tạo các tế bào mầm sơ khai, tiền thân

của các tế bào sinh dục.

• Quá trình tạo các tế bào mầm sơ khai đã được nghiên cứu kĩ ở

giun tròn, côn trùng (ruồi giấm Drosophila ) và lưỡng thê

Sự tạo thànhcáctế bàomầm Ở giun tròn


Tế bào chất sẽ tạo các tế bào mầm sau này (có màu đậm) khác với
phần tế bào chất sẽ trở thành các tế bào dinh dưỡng.
A) Phân cắt tự
nhiên: Ở giai
đoạn 4TB, chỉ có 1 TB
mầm là tiền thân của tất
cả các giao tử sau này
B) Phân cắt bị đảo
lộn do hợp tử được li
tâm. Li tâm làm thay đổi
rãnh phân cắt -> TBC
mầm nằm ở hai tế bào
sau lần phân cắt 1-> hai
TBmầm và sẽ tạo giao tử
sau này.

Hình Sự phân bố của phần tế bào chất mầm trong quá trình phân bào
ở giun tròn Parascaris aequorum
Sự tạo thành các tế bào mầm Ở ruồi giấm:
• Sau khi thụ tinh, nhân hợp tử phân chia nhiều lần trong khi tế bào chất
không phân chia tạo nên hợp bào. Sau đó màng tế bào mới xuất hiện
bao bọc mỗi nhân và tạo thành các tế bào đĩa phôi. Tất cả các nhân của
hợp bào hoàn toàn giống nhau và có tính toàn thế, nghĩa là phát triển theo
mọi hướng.

• Chỉ có các tế bào nằm ở vùng tế bào chất thuộc cực sau của phôi
mới biệt hóa tạo thành các tế bào mầm (tế bào cực).

Tế bào cực ở phôi Drosophila


Hinh 2.2. Tế bào chất ở vùng cực ở ruồi giấm ( chụp dưới kính hiển vi
điện tử quét vào giai đoạn ngay trước khi kết thúc sự phân cắt.

SựtạothànhcáctếbàomầmỞ ruồi giấm


• Quan sát thấy ở cực sau của phôi sự hiện diện của những cấu
trúc hạt, các hạt cực được cấu tạo từ nhiều protein và ARN (bao
gồm mARN được phiên mã từ gen gcl và rARN- tiểu đơn vị lớn của
ribosom ti thể.

• Các protein được dịch mã từ các ARN này sẽ đi vào nhân của các
tế bào cực và đẩy chúng biệt hóa thành tế bào mầm.

• Ngoài ra, nhiều protein được phiên mã từ các gen đặc hiệu khác
cũng có vai trò vận chuyển và cố định nhân tố quyết định vào đúng vị
trí quy đinh. Ví dụ như các gen: cappuccino, spire, staufen, oskar,
vasa, valois, tudor.

Sựtạothànhcáctế bàomầmỞ phôicủađộngvậtcóxương


sống(lưỡngthê, chim, thú)

• Có một sự phân bố đặc hiệu trong tế bào chất những nhân tố quyết
định nằm ở vùng cực thực vật của trứng thụ tinh, là nơi sẽ phân chia
tạo các tế bào mầm.

• Lưỡng thê, tế bào chất mầm phân bố ở cực thực vật. Sau phân chia
các tế bào nào chứa tế bào chất mầm sẽ biệt hóa thành tb mầm.

• Ở chim, tb mầm tìm thấy ở nội bì ngoài của đĩa phôi, ngay trên phần
đầu của phôi.

• Ở thú, các tb mầm tìm thấy trong nội bì phía đuôi của phôi
• Các tế bào mầm sau khi hình thành chúng di chuyển đến các cơ
quan tạo giao tử (tuyến sinh dục) và trải qua ở đó một quá trình biệt
hóa để trở thành giao tử.

2.1.2. Sự di cư của các tế bào mầm trong phôi

• Đầu tiên TBM di chuyển trong phôi, cho đến khi bắt đầu
có mạch máu chúng di chuyển theo đường máu đến
các tuyến sinh dục nhờ tác dụng lôi kéo của nồng độ các
chất do mầm tuyến sinh dục tiết ra.
Sự di chuyển tế bào mầm của phôi ếch: lưỡng thê không đuôi
Tế bào mầm có trong trứng đã thụ tinh, tế bào chất mầm ở cực thực
vật sẽ di chuyển qua noãn hoàng về phía cực động vật, kết hợp với
các tế bào đáy của xoang phôi (tạo TBM) tập trung ở vùng sau của
ruột sơ khai.  tiếp tục di chuyển từ lớp nội bào của ống ruột sơ
khai đến màng treo ruột ở phần lưng vào trong mào sinh dục, đến các
tuyến sinh dục đang phát triển.

Hình 2.3. Sự di cư của tế bào chất mầm ở phôi ếch


A) TBC mầm ban đầu nằm ở cực thực vật của hợp tử chưa phân cắt;
B) TBC mầm tiến dần theo rãnh phân cắt;
C) định vị ở sau của xoang phôi
2.1.2. Sựdi cưcủacáctếbàomầmtrongphôi

• Ở chim và bò sát: Các TBM sơ khai có nguồn gốc từ các tế bào ngoại
phôi bì sẽ di chuyển đến vùng có hình liềm của nội phôi bì = "thể liềm
mầm”, đây là nơi các TBM phân chia.
Khi mạch máu bắt đầu hình thành ở thể liềm mầm, các tế bào sơ
khai chui vào mạch máu và đến vùng ruột sau, rồi di chuyển vào mào
sinh dục.

Động vât có vú: ở thú Các TBM bắt nguồn từ lớp trung phôi bì
nằm ngoài phôi. Các tế bào này sau đó sẽ di chuyển vào phôi
chia làm hai quần thể đi đến mào sinh dục trái và phải.
Trong quá trình di chuyển chúng phân chia tạo một số lượng
lớn tế bào (2500-5000 tế bào) sẽ có mặt ở mào sinh dục.
2.1.3.Sự biệt hóa tế bào mầm
• Khi di chuyển đến mào sinh dục, các TBM tiếp tục phân chia
đẳng nhiễm tăng lên về số lượng, sau đó là phân chia giảm
nhiễm tạo các tế bào đơn bội và cuối cùng biệt hóa trở thành
giao tử.
+ Ở các loài đơn tính, khi các tế bào mầm di chuyển đến tuyến
sinh dục có thể biệt hóa thành tinh trùng hoặc trứng tùy thuộc
vào tuyến.
+ Ở các loài lưỡng tính, làm thế nào mà động vật có thể tạo tinh
trùng trong giai đoạn này và tạo trứng trong giai đoạn khác?
• TLTK: [1] NgôThanh Phong, tr20-21
2.1.4. Sự phân chia sinh - thể
• Sinh và thể là hai phần khác nhau của một cơ thể sống. Phần
sinh là phần gen, phần này bất tử qua các thế hệ, phần thể
là phần thân thể, phần soma, phần này sẽ mất đi khi cơ thể
chết đi.
• Ý nghĩa sinh học của phần sinh: Phần sinh mang các thông tin
về quần thể chứa trong ADN của nó, nhằm duy trì cho các
thế hệ sau.
• Ý nghĩa sinh học của phần thể: Phần thể có nhiệm vụ bảo vệ
phần sinh, đảm bảo cho sự sinh sản của các tế bào của
phần sinh, nhằm duy trì nòi giống.

• TLTK: [2].Mai Văn Hưng; 49-50


CHƯƠNG 2. SỰ TẠO GIAO TỬ
2.2. Sự sinh tinh
2.2.1.Cấu tạo tinh hoàn
2.2.2.Cấu tạo tinh trùng
2.2.3.Sự tạo tinh
2.2.4. Điều hòa sự sinh tinh
Sinh tinh là quá trình tạo thành các giao tử đực trong cơ quan
sinh sản đực (tinh hoàn) của cá thể đực.
Sự sinh tinh gồm 2 giai đoạn chính:
- Hình thành tinh tử
- Tinh tử biệt hóa thành tinh trùng.
2.2.1.Cấu tạo tinh hoàn
2.2.1.Cấu tạo tinh hoàn
Tinh hoàn là nơi sản xuất, dự trữ tinh trùng, đồng thời tiết
hormone sinh dục đực.

- TH chia thành nhiều thuỳ (200-300) bằng các


vách xơ, mỗi thuỳ có 3-4 ống sinh tinh nhỏ ngoằn
ngoèo,

Thành ống sinh tinh được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là tế
bào Sertoli và các tế bào dòng tinh tham gia vào quá
trình sản sinh tinh trùng
Cấu tạo tinh hoàn
2.2.1.Cấu tạo tinh hoàn
• Các tế bào Sertoli:
Có nhiệm vụ dinh dưỡng và là giá đỡ cho tb dòng tinh
• TB sinh dục:
• là các tb thuộc nhiều giai đoạn khác nhau từ tinh nguyên
bào đến tinh trùng.
• Tế bào Leydig: sản xuất testosteron, đảm bảo chức năng
nội tiết của TH

• Xen kẽ giữa các ống sinh tinh là nhu mô của tinh hoàn
gồm nhiều mô liên kết, mạch máu, dây thần kinh và Tb
Leydig.
2.2.1.Cấu tạo tinh hoàn
Mào tinh hoàn:?

- Các ống sinh tinh kết hợp với nhau và tạo thành
các ống xoắn cuộn của mào tinh hoàn. Tinh trùng được vận
chuyển thụ động nhờ dịch do các tế bào Sertoli tiết ra, đi vào lưới
tinh hoàn rồi theo ống li tâm đổ vào mào tinh hoàn.
- Các tế bào của ống mào tinh chịu trách nhiệm nuôi
dưỡng và kích thích sự trưởng thành của các tinh trùng. Ở
phần đuôi của ống mào tinh phình rộng đây là nơi tinh trùng
được trữ lại.
2.2.2.Cấu tạo tinh trùng
Cấu tạo vi thể của tinh trùng
gồm đầu, cổ, giữa và đuôi:
ần đầu: Kích thươc và hình dạng
phần đầu khác nhau tùy loài.
u tinh trùng động vất có vú giống
hình quả lê hay giọt nước dẹt.
u tinh trùng chứa nhân và thể
h.
• +Thể đỉnh: là một bao kín nằm
đội lên phần đầu của nhân, trong
bao thường có hạt đỉnh và một
lizoxom đặc biệt. Có chứa nhiều
enzyme thủy phân như
hyaluronidase, neuramidase và
các proterase khác, có vai trò
quan trọng trong sự xâm nhập
của tinh trùng vào trứng.
2.2.2.Cấu tạo tinh trùng

+ Nhân: bao ngoài là


màng nhân, bên trong là
NST/chất nhân chứa AND
được liến kết với protein
nhóm protamine, không có
ARN (AND được xoắn
chặt lại )
2.2.2.Cấu tạo tinh trùng
• Cổ:
• Là phần nối giữa đầu và đuôi. Tế bào chất ở cổ chứa hai trung tử.
Sát với nhân là trung tử gần (centriole proximal). Trung
tử thứ hai là trung tử xa (centriole distal), từ nó phát ra
sợi trục của đuôi tinh trùng.
Phần giữa/thân:
Phần có tiết diện to nhất,
nằm ngay sau phần cổ.
Cấu
trúc gồm có sợi trục, bó
sợi keratin (outer dense
fiber), ti thể và tế bào
chất bao quanh.
Đặc trưng bởi sự hiện diện
của các ty thể xếp xoắn ốc,
bao quanh sợi trục bên
trong.
Đoạn giữa còn có
nhiều phospholipit,
plasmalogen, các
chất này là những
dự trữ năng lượng
quan trọng của tinh
trùng.
2.2.2.Cấu tạo tinh trùng
• Phần đuôi tinh trùng: Có cấu trúc phức tạp, cơ quan vận
động chính của đuôi là sợi trục được tạo thành bởi các vi
ống xuất phát từ trung tử ở phần cổ.
• Sợi trục:
Nằm ở giữa có cấu tạo là một phức hợp gồm 10 đôi vi
ống, bao gồm hai vi ống trung tâm được bao quanh bởi 9 cặp
vi ống,
• Vi ống: Được cấu tạo bởi các protein α và β tubulin. Gắn
vào các vi ống bên ngoài là các protein dynein. Dynein có khả
năng thủy phân ATP và biến năng lượngóa học thành công
năng giúp chotinh trùng chuyển động.
Đoạn cuối
• là
đoạn ngắn nhất
(3 µm ), nó chỉ
gồm có sợi trục
với màng tế bào
bao quanh.
Không có sợi
keratin và ống vỏ.
Sợi trục
• outer dense fibers
(ODF) Có cấu tạo
từ10 loại sợi chính
và ít nhất 15 loại sợi
phụ khác, gồm
ODF1, ODF2 hoặc
ODF2-
related proteins
2.2.3. Sự sinh tinh
• Gồm 2 giai đoạn chính: - Hình thành tinh tử

- Tinh tử biệt hóa thành tinh trùng.


• TBM sơ khai di chuyển đến mào sinh dục của phôi đực,
chúng sẽ hợp nhất vào dây sinh dục và biến đổi thành ống
sinh tinh.
• Trong ống sinh tinh, có 2 loại tế bào: các tế bào Sertoli do
phần biểu mô của ống biệt hóa thành có nhiệm vụ bảo vệ và
nuôi dưỡng các tế bào sinh dục ở những giai đoạn khác nhau
của quá trình sinh tinh.
2.2.3
. Sự
sinh tinh
2.2.3. Sự sinh tinh
• Giai đoạn nguyên phân:
- Các TBM sơ khai sẽ nguyên phân tạo nhiều tinh nguyên bào
A1, tiếp đó các tinh nguyên bào A1 sẽ phân chia lần lượt tạo
ra các tinh nguyên bào A2, A3, A4, rồi tinh nguyên bào trung
gian và tinh nguyên bào loại B.
• Các tinh nguyên bào A4 có thể tự tái tạo, có thể bị chết
hoặc có thể tiếp tục nguyên phân để tạo ra các tinh nguyên
bào trung gian, tinh nguyên bào B, tinh bào sơ cấp.
• Giai đoạn giảm phân:
Tinh bào sơ cấp giảm phân I tạo thành 2 tinh bào thứ cấp. Mỗi
tinh bào thứ cấp giảm phân II tạo ra 2 tinh tử.
Điểm đặc biệt của quá trình sinh tinh:

• Trong quá trình nguyên phân của các tinh nguyên bào, sự phân

chia tế bào chất xảy ra không hoàn toàn tạo thành một hợp bào,
trong đó các tế bào vẫn giữ liên hệ với nhau qua một cầu nối tế
bào chất.

• Các tinh tử vẫn còn nối với nhau qua cầu tế bào chất nên mặc
dù chúng có nhân đơn bội nhưng vẫn có chức năng như một tế bào
lưỡng bội.

• Trong suốt quá trình phân chia từ tinh nguyên bào A1 đến tinh tử,

các tế bào di chuyển dần từ màng gốc của ống sinh tinh và tiến
dần về phía lòng ống.
* Sự biệt hóa tinh tử thành tinh trùng:

• Ở lớp thú, Tinh tử là những tế bào hình tròn, chưa có đuôi. Quá

trình biệt hóa của tinh tử thành tinh trùng giúp cho chúng có
được một số chức năng để gặp và kết hợp được với trứng.

• Hình thành thể ngọn/thể đỉnh từ bộ máy Golgi. Thể đỉnh tạo thành

một mũ bao phủ nhân tinh trùng.

• Phần giữa và đuôi tinh trùng được hình thành từ trung tử sẽ xoay

dần vào lòng ống tạo tinh. Trung tử xa mọc dài ra thành sợi trục.Ty
thể hợp thành một vòng bao quanh gốc của sợi đuôi tinh trùng.
* Sự biệt hóa tinh tử thành tinh
trùng:
• Nhân: nén chặt lại khiến phần lớn tế bào chất bị loại bỏ. Một

trong những biến đổi chính của nhân là sự thay thế histone

bằng protamin.

• Các tinh trùng sau khi được hình thành sẽ đi vào lòng ống sinh
tinh và dự trữ trong túi tinh.

• Ở người, mỗi tinh hoàn có thể tạo ra khoảng 100 triệu tinh trùng và
mỗi lần xuất tinh phóng thích khoảng 200 triệu tinh trùng.
Một số gen được biểu hiện trong
qua trình sinh tinh
Các gen này bao gồm nhiều loại:

- Các gen biệt hóa tinh tử thành tinh trùng: các gen nằng trên NST

Y ở ruồi giấm Drosophila hydei.

- Các gen mã hóa cho các protein cần cho khả năng di động và
kết hợp với noãn của tinh trùng,

- + gen mã hóa cho β2-tubulin ở Drosophila melanogaster.


β2tubulin là thành phần cấu tạo của chính của sợi trục ở tinh trùng.

- + Ở cầu gai, gen mã hóa blindin, protein cần thiết cho sự kết hợp
giữa tinh trùng với noãn.
- Các gen “tác động từ bố” : ở một số loài hợp tử không thể phát
triển nếu thiếu một số thông tin di truyền do tinh trùng mang
đến, đó chính là các gen “tác động từ bố”.
Ví dụ như gen spe-11 ở C. elegans cần cho sự phân chia tế bào của
phôi.
2.2.4. Điều hòa sự sinh tinh
HÌnh. Sơ đồ điều hòa sự sinh tinh
2.2.4. Điều hòa sự sinh tinh
• Vùng dưới đồi là nơi sản xuất ra GnRH (Gonadotropin
Releasing Hormone). GnRH kích thích tuyến yên tiết ra LH
và FSH.
• LH (Luteinizing Hormone)

LH kích thích tế bào Leydig tiết ra testosterone. Nó còn


kích thích quá trình sinh tinh bằng cách tác động trực tiếp lên tế
bào Sertoli và tê bào Sertoli đóng vai trò điều phối quá trình sinh
tinh.
LH kích thích tế bào Leydig bài tiết testosteron, testosteron
kích thích sản sinh tinh trùng
• FSH (Follicle Stimulating hormone): Có 3 tác dụng

+ Kích thích phát triển ống sinh tinh

+ Kích thích tế bào Sertoli bài tiết ra 1 protein gắn với androgen (ABP).
Protein này gắn với testosteron, vận chuyển nội tiết này vào dịch trong
lòng ống sinh tinh để giúp cho tinh trùng trưởng thành và phát triển

+ Kích thích tế bào Sertoli bài tiết dịch để nuôi dưỡng tinh trùng.

- GH kiểm soát chức năng chuyển hoá của tinh hoàn, thúc đẩy sự
phân chia các tinh nguyên bào.
* Prolactin ít có tác dụng lên tế bào Leydig, nhưng nó tăng cường
tác dụng của LH lên tế bào Leydig.

* Tinh hoàn còn sản xuất ra các nội tiết tố không sterroid như
inhibin, activin, Follistatin. Các nội tiết tố này tham gia điều tiết việc
sản xuất các protein và các yếu tố phát triển tinh hoàn trong quá
trình sinh tinh.
Tinh trùng người
Tinh trùng chuột
• www.animals.uwa.edu.au/images/mammals/mouse_s
perm
Tinh trùng gà


http://www.angrin.tlri.gov.tw/english/grine/cellfacee/sper
m-pultry.html
CHƯƠNG 2. SỰ TẠO GIAO TỬ

2. 3.Sự tạo trứng

2.3. 1.Cấu tạo tế bào trứng

2.3.2 Các giai đoạn tạo trứng

2.3.3 Điều hòa sự tạo trứng

2.3.1.Cấu tạo tế bào trứng


- Hình dạng và kích thước
Trứng có hình cầu, có đường kính khác nhau tùy loài động vật, từ rất
nhỏ ở động vật có vú khoảng 60-200mm đến nhiều centimet ở lớp chim.
.
Hình: Cấu tạo của một nang trứng chín.

- Vẽ hình: nang trứng ở các giai đoạn khác nhau ở trang 64- Mai Văn Hưng [2]

2.3.1.Cấu tạo tế bào trứng


-Noãn hoàng: là các chất dự trữ có trong trứng.
Theo thành phần của noãn hoàng: noãn hoàng hydratcacbon,
noãn hoàng mỡ, noãn hoàng protein.
Theo số lượng noãn hoàng: bốn loại trứng: trứng giàu noãn
hoàng, trứng trung noãn hoàng, trứng ít noãn hoàng, trứng
không noãn hoàng.
-Tế bào chất dưới vỏ:
TBC ngoại vi chứa nhiều hạt vỏ (hạt mucopolisaccarit).
Những hạt này có khả năng hấp thụ nước và tham gia vào quá
trình thụ tinh.
Lớp TBC dưới vỏ có độ nhớt cao, có tác dụng duy trì cấu
trúc của trứng và có ý nghĩa cho sự phát triển sau này

Màng trứng: 3 loại, được phân theo nguồn gốc xuất phát
- Màng thứ nhất (màng noãn hoàng):
Do chính tế bào trứng tiết ra, cấu tạo chủ yếu là
glicoprotein, nó trực tiếp bao quanh noãn bào tương có tác dụng
bảo vệ trứng tránh khỏi các tác động cơ học có hại.
Màng này có tính đặc hiệu loài, ngăn cản không cho tinh
trùng khác loài xâm nhập. Trên màng có những lỗxuyên qua gọi là
noãn khổng, là vị trí tinh trùng xâm nhập vào noãn.
- Màng thứ hai:
Do các nang bào và phủ lên trên màng thứ nhất. Có thể
thấy rõ màng này ở cầu gai, cá, côn trùng. - Màng thứ ba:
được tạo nên sau khi trứng rụng, nó là sản phẩm
tiết của đường dẫn trứng.

2.3.2 Các giai đoạn tạo trứng


Các kiểu tạo trứng
Tạo trứng là một quá trình đa dạng hơn rất nhiều so với sự thụ tinh. Nó
bao gồm một số kiểu khác nhau:
-Kiểu phân tán:
Các noãn bào và noãn nguyên bào xuất hiện phân tán trong tầng
chất keo, nội bì hay ngoại bì. Thấy ở bọt biển, ruột túi,giun dẹp.
-Kiểu tập trung:
Quá trình tạo trứng xảy ra trong các tuyến sinh dục chuyên hóa,
kiểu này có ở đa số động vật đa bào.
+ Kiểu tập trung loại không có tế bào nuôi dưỡng: Da gai, nhuyễn thể
. Tế bào trứng phát triển không phụ thuộc vào tế bào xung quanh.
+ Kiểu có tế bào nuôi dưỡng: có ở đa số động vật.
Ở nhóm này, trong buồng trứng noãn bào thường kèm theo các tế bào
đặc biệt có vai trò dinh dưỡng. Các tế bào này tạo một hoặc nhiều lớp
giống như biểu mô bao bọc lấy noãn bào.
Sự sinh trứng ở động vật có vú
2.3.2 Các giai đoạn tạo trứng
• Giai đoạn sinh sản các noãn nguyên bào

Sau khi di cư vào tuyến sinh dục, các tế bào mầm


sinh dục sơ khai trở thành noãn nguyên bào, bắt đầu sinh sản
bằng cách phân chia đẳng nhiễm (nguyên phân) và nhanh
chóng kết thúc ngay trong giai đoạn phôi.

Ví dụ ở người, noãn nguyên bào bắt đầu sinh sản vào tháng thứ
hai và kéo dài từ 2 -3 tháng, kết quả tạo khoảng 7 triệu noãn
nguyên bào. Sau đó các noãn này chuyển sang giai đoạn tăng
trưởng.

2.3.2. Các giai đoạn tạo trứng


• Giai đoạn tăng trưởng các noãn bào: chiếm khoảng thời gian
rất lâu
Ví dụ ở người kéo dài từ khoảng tháng thứ 5-6 trong bụng mẹ cho
đến khi trứng rụng (dậy thì), thời gian này kéo dài từ 12-13 năm.
Trong thời gian này diễn ra sự tăng trưởng của noãn bào
bao gồm sự tích lũy các chất dự trữ, đồng thời diễn ra các
biến đổi trong tiền kì giảm phân 1.
+Những biến đổi của Nhân:
Nhân trải qua các giai đoạn cuả tiền kì giảm phân I. Đặc
biệt là hiện tượng NST mở xoắn, hoạt động tổng hợp, nhân lên
của các riboxom diễn ra mạnh mẽ, tích lũy lượng khổng lồ
riboxom, xuất hiện các NST kiểu chổi đèn.

+ Các chất dự trữ:


Noãn bào tăng trưởng và tích lũy nhiều chất dự trữ: các
thành phần của bộ máy tổng hợp protein như rARN, tARN,
mARN (số lượng gấp hàng nghìn lần tế bào sôma), tổng hợp và
dự trữ số lượng lớn histon, protein, riboxom, tubulin, protein
màng, protein noãn hoàng. + Noãn hoàng:
Được tạo ra từ hai nguồn,bên trong noãn bào gọi
là nội sinh và tổng hợp bên trong cơ thể mẹ gọi là ngọai sinh.
2.3.2 .Các giai đoạn tạo trứng
• Giai đoạn thành thục noãn bào

Noãn bào đạt kích thước cực đại, noãn chuyển sang
giai đoạn thành thục dưới ảnh hưởng của các hornmon
kích dục thùy trước tuyến yên.
• Nhân có kích thước lớn thường được gọi là bóng phôi.
Sau khi tiếp nhận kích dục tố, nhân tiếp tục các kì của giảm
phân I, kết quả là tạo ra noãn bào bậc II và thể cực thứ nhất.
Noãn bào bậc II lại tiếp tục phân phân chia, và sau kì cuối thể
cực thứ 2 hình thành cùng với trứng thành thục.
• Giai đoạn thành thục noãn bào

TBC cũng có nhiều thay đổi, như trở nên mọng nước,
tăng áp suất nội bào, giảm tính thấm, lớp TBC bề mặt trở nên co
giãn và xuất hiện khả năng phân chia.

Trong TBC của trứng cũng xuất hiện một loạt các tác
nhân có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển tiếp theo như tác
nhân phá hủy màng nhân, tác nhân gây hội tụ NST, tác nhân
trương nhân tinh trùng, tác nhân phân bào, tác nhân ức chế giảm
phân

2.3.2 Các giai đoạn tạo trứng


• Sự rụng trứng

Dưới sự điều khiển của cơ chế thần kinh- thể dịch,


trứng thoát ra khỏi buồng trứng gọi là sự rụng trứng.

- Sự rụng trứng xảy ra do có thay đổi trong tương quan giữa


hormone FSH và LH trong máu động vật.-> phần nang lồi ra ngoài
buồng trứng biến đổi, mạch máu teo lại, thành nang căng mỏng tạo nên
một dải hẹp. Tại đây xảy ra sự thoái hóa tế bào, dẫn đến vỡ nang và
giải phóng trứng vào xoang bụng.
-Trứng rụng trong giai đoạn chờ thụ tinh có kích thước tăng
trưởng cực đại và có biểu hiện chín muồi.
Cơ chế sinhnoãn thayđổi tùy loài:

Ở động vật có vú, ví dụ như người,


+ Buồng trứng có chứa ngay từ đầu toàn bộ các nang của cá
thể. Quá trình sinh trứng khởi sự trước lúc sinh, các tế bào lưỡng
bội phân chia giảm phân và dừng lại ở tiền kì I, tạo noãn bào sơ
cấp.
+ Khi dậy thì, cứ vào mỗi chu kì, dưới tác dụng của hóc môn
FSH kích thích một noãn bào sơ cấp phát triển thành noãn bào II
(Noãn bào thứ cấp) . Noãn bào sơ cấp hoàn thành giảm phân I tạo
một thể cực và noãn bào II)
+ Noãn bào thứ cấp tồn tại ở trạng thái đầu của giảm phân
II cho đến thời kì rụng trứng.

Cơ chế sinh noãn thay đổi tùy loài:

• Hormone LH, kích thích sự rụng trứng. LH-> Noãn bào thứ cấp được
giải phóng khỏi nang và buồng trứng. Nó chỉ tiếp tục phát triển khi
được tinh trùng thụ tinh.

• Nang còn lại sau khi giải phóng noãn sẽ phát triển thành thể vàng. Thể
vàng tạo estrogen và progesterone. Nếu sự thụ tinh không xảy ra thể
vàng sẽ thoái hóa.
• Thể cực thứ nhất sau giảm phân cho hai tế bào. Hai tế bào này và
thể cực thứ hai sẽ thoái hóa sau khi noãn hình thành.
2.3.3. Điều hòa sự tạo trứng
2.3.3. Điều hòa sự tạo trứng

HÌnh . Sơ đồ điều hòa sự tạo trứng ở người


2.3.3. Điều hòa sự tạo trứng
• Điều hòa heo cơ chế ngược nhờ tác động qua lại của các
hormon như FSH, LH.
• Các nội tiết tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trứng bao gồm
GnRH, LH, FSH, progesterone, estrogen …

+ Vùng dưới đồi tiết GnRH-> tuyến yên tiết ra hai loại hormon sinh dục
LH và FSH gây hưng phấn làm noãn chín, đồng thời tăng cường phát
triển thể vàng.

+ FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết estrogen

+ LH kích thích trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tạo
estrogen và progesteron
2.3.3. Điều hòa sự tạo trứng
• Buồng trứng cũng có tác động ngược trở lại bằng cách tiết
estrogen và progesterone.

• Estrogen và progesterone khi được tiết ra với mức tối đa sẽ tác


động ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm ức
chế các cơ quan này tiết LH và FSH. Điều này không xảy ra
trong trường hợp trứng không được thụ tinh, thể vàng teo lại.

• Thể vàng thoái hóa, làm vùng dưới đồi lại kích thích tuyến yên tiết
LH và FSH và một chu kì mới lại được khởi động lại nhằm hình
thành nang noãn mới.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tế bào mầm là gì? Sự tạo thành các tế bào mầm sơ khai ở
giun tròn C. elegan và ruồi giấm Drophil melanogaster
2. Sự di cư của tế bào mầm ?
3. Cấu tạo của cơ quan sinh dục đực (tinh hoàn) ?
4. Cấu tạo tinh trùng?
5. Cơ chế sinh tinh? Sự phát triển của tinh trùng?
6. Cơ chế điều hòa sự sinh tinh
7. Sinh tinh là gì? Trình bày quá trình sinh tinh ở động vật.
8. Cấu tạo của trứng?
9. Sự tạo trứng diễn ra như thế nào. Vẽ sơ đồ sinh trứng của
động vật có vú.
10. Cơ chế điều hòa sự tạo trứng
11. Sự khác biệt giữa sinh trứng và sinh tinh.

•Làm bài tập trắc nghiệm: sách Ngô Thanh Phong 46-49
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Đáp án bc d d c a e b b a e b d a
Câu hỏi 14 15 1 17 18 1 20 21 22 23 24 25
6 9
Đáp án d a a a d b c c a c c a

You might also like