You are on page 1of 42

HỌC PHẦN

SINH HỌC – DI TRUYỀN


Bài 4. CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ
TRÌNH SINH GIAO TỬ Ở NGƯỜI
MỤC TIÊU

1. •Trình bày được khái niệm chu kỳ tế bào.

2. • Mô tả được đặc điểm của các giai đoạn trong nguyên phân và giảm phân.

3. • Trình bày được quá trình sinh giao tử ở người.


Vai trò của phân bào

Vai trò của


phân bào
Vai trò của phân bào (cell division)
Rudolf Virchow (1855): ”Mọi tế bào đều sinh ra từ tế bào”
• Sự tiếp diễn của sự sống là dựa trên sự sinh sản tế bào
(phân bào).
• Tế bào prokaryote, sinh vật eukaryote đơn bào : phân
bào là sinh sản thực sự, đó là sinh sản vô tính.
• Eukaryote đa bào: tăng trưởng và phát triển, thay mới
• Các quá trình phân bào:
 Phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân)
 Phân bào giảm nhiễm (giảm phân)
Vai trò của phân bào ở người

Nguyên phân (Mitosis):

• Từ 1 tế bào là trứng thụ tinh, phân


bào nguyên nhiễm tạo ra 200 ngàn tỷ
tế bào sinh dưỡng lưỡng bội.

• Tiếp tục nguyên phân để tạo tế bào


mới thay thế tế bào chết và thương tổn.
Vai trò của phân bào ở người
Giảm phân (Meiosis):

• Tạo giao tử (trứng hoặc tinh trùng).

• Giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.


Vai trò của phân bào ở người

Truyền vật chất di truyền cho


tế bào con là chức năng quan
trọng của phân bào.
Tổ chức vật chất di truyền ở mức độ tế bào
• Toàn bộ DNA của tế bào (thông tin di
truyền) được gọi là genome (hệ gene).

• Được tổ chức thành những cấu trúc nhiễm


sắc thể (DNA mạch thẳng, kết hợp protein).

• Protein liên kết giúp duy trì cấu trúc NST và


kiểm soát hoạt động của gene.

• Phức hợp DNA và protein: chromatin.

• Chromatin thay đổi mức độ co rút trong


quá trình phân bào.
Tổ chức vật chất di truyền ở mức độ tế bào
• Tế bào không phân chia hoặc đang sao chép DNA: mỗi
NST là sợi chromatin mạch thẳng.

• Sau khi sao chép và đi vào phân bào: mỗi sợi chromatin
được cuộn gấp dày đặc -> NST ngắn lại, dày lên ->thấy
được dưới KHV quang học.

• Mỗi NST đã nhân đôi (NST kép), gồm 2 chromatid chị


em, được tạo thành bởi 2 DNA giống nhau.

• Mỗi chromatid có một vùng tâm (centromere) là trình tự


DNA lặp lại. Chia NST thành 2 nhánh.

• Tâm là nơi hai chromatid chị em được đính chặt vào


nhau, tạo eo thắt thấy được dưới KHV.
Vai trò của phân bào

Chu kỳ tế bào
và nguyên phân
Chu kỳ tế bào (Cell cycle)
• Kỳ trung gian (interphase): Phân bào là một phần không thể tách rời của chu kỳ tế
bào (đời sống của tế bào từ khi được hình thành từ sự
 Pha G1 (gap 1) phân chia của tế bào mẹ đến khi bản thân nó phân bào).
 Pha S (synthesis)
 Pha G2 (gap 2)
• Nguyên phân: Phân chia nhân (karyokinesis)
 Kỳ đầu (prophase)
 Kỳ giữa sớm (prometaphase)
 Kỳ giữa (metaphase)
 Kỳ sau (anaphase)
 Kỳ cuối (telophase)
• Phân chia bào tương (cytokinesis)
Kỳ trung gian
• Pha G1 (gap 1):
 Tổng hợp RNA, protein, tế bào tăng kích thước.
 Quyết định thời gian chu kỳ tế bào.

• Pha S (synthesis):
 DNA nhân đôi, tổng hợp RNA, protein (histone).
 Thời gian ổn định (6 – 8h).

• Pha G2 (gap 2):


 Tiếp tục tổng hợp RNA, protein (tubulin, cyclin B).
 Thời gian ngắn.

Nhân vẫn còn được bao bọc trong màng nhân.


Nhân gồm 1 – 2 nhân con.
Hai trung thể được hình thành bằng cách nhân đôi.
NST chưa co rút nên không thể thấy được dưới KHV
Thể động
 Mỗi chromatid chị em của NST kép có một
thể động được hình thành vào kỳ giũa sớm.
 • Cấu trúc protein cohesion gắn vào vùng
DNA đặc biệt của tâm.
 • Hai thể động của NST kép đối nhau.
Thoi phân bào
• Hình thành trong bào tương ở kỳ đầu, gồm các sợi cấu tạo
từ ống vi thể, liên kết protein.
• Hình thành sợi thoi phân bào bắt đầu từ trung thể.
• Trong kỳ trung gian, trung thể nhân đôi.
• Hai trung thể di chuyển ra xa nhau trong kỳ đầu và kỳ
giữa sớm, trong lúc các sợi thoi phân bào đang phát triển.
• Cuối kỳ giữa sớm, hai trung thể ở hai cực.
 Ống vi thể động: gắn với thể động NST
 Ống vi thể cực: dài lồng vào nhau
 Ống vi thể sao: ngắn tạo hình sao
Kỳ đầu
Các sợi chromatin bắt đầu cuộn chặt hơn, co
rút thành các NST có thể thấy được dưới KHV
quang học.
• Nhân con biến mất.
• Mỗi NST kép gồm hai chromatid chị em,
được liên kết với nhau tại vùng nhân
• Thoi phân bào bắt đầu hình thành.
• Các trung thể di chuyển ra xa nhau, được
đẩy đi bằng sự dài ra của các ống vi thể giữa
chúng.
Kỳ giữa sớm
• Màng nhân phân mảnh.

• Các ống vi thể kéo dài từ trung thể có thể xâm


nhập vào vùng nhân.

• NST co rút nhiều hơn.

• Thể động (kinetochore), một cấu trúc protein đặc


biệt, được hình thành ở tâm của mỗi chromatid.

• Các sợi thoi phân bào (ống vi thể) đính với thể
động thì được gọi là ống vi thể thể động, nó kéo
NST qua – về.
Kỳ giữa

Trung thể đã nằm ở hai cực đối diện của tế bào.


• NST đã co rút cực đại.
• Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng kỳ
giữa (còn gọi là mặt phẳng xích đạo).
Kỳ sau

Là giai đoạn ngắn nhất trong nguyên phân, thường chỉ kéo dài ít phút.

• Hai chromatid chị em bị tách nhau ra đột ngột, trở thành hai NST độc lập.

• Hai NST này bắt đầu di chuyển về hai cực tế bào khi các ống vi thể gắn
thể động của nó bị ngắn dần.

• Tế bào được kéo dài do các ống vi thể không gắn thể động (ống vi thể
cực) dài ra.

• Đến cuối kỳ sau, mỗi phía của tế bào đã bao gồm một bộ NST đầy đủ.
Kỳ cuối

• Hai nhân được hình thành trong tế bào. Màng nhân được
hình thành từ các mảnh của màng nhân tế bào mẹ và các
phần khác của lưới nội chất.

• Nhân con tái xuất hiện.

• NST giảm co rút.

• Các phần ống vi thể của thoi phân bào còn lại đều bị phá vỡ.

• Sự phân chia một nhân thành hai nhân giống hệt nhau được
hoàn thành – gọi là nguyên phân (mitosis).
Phân chia bào tương
• Bắt đầu từ giai đoạn sau của kỳ cuối.
• Tế bào động vật: Hình thành rãnh, sâu dần và ngắt tế bào thành hai nhờ tương tác Actin và Myosin
Nhận biết các giai đoạn nguyên phân
4

5
1

2
6

3
Vai trò của phân bào

Giảm phân và
quá trình sinh
giao tử
Giảm phân gồm hai giai đoạn: I và II
Giảm phân I: Phân chia các nhiễm sắc thể tương đồng

Kỳ đầu I
• Trung thể di chuyển ra xa nhau, hình thành thoi phân bào.
• Màng nhân bắt đầu vỡ.
• NST co rút dần.
• Có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các đoạn
của các cặp NST tương đồng.
• Cuối kỳ đầu I, các sợi thoi phân bào (ống vi thể) từ các cực
gắn vào thể động của mỗi NST.
• Các thoi phân bào đẩy các cặp NST tương đồng về phía
mặt phẳng xích đạo.
Giảm phân I: Phân chia các nhiễm sắc thể tương đồng

Kỳ giữa I
• Các cặp NST tương đồng xếp hàng trên mặt phẳng
xích đạo, mỗi NST “xoay mặt” về mỗi cực.
• Cả hai chromatid chị em của một NST tương đồng
đều được đính với sợi thoi phân bào của một cực, các
chromatide của NST tương đồng cùng cặp đính với sợi
thoi phân bào của cực kia.
(Hai thể động của hai chromatid chị em của một NST
được liên kết với nhau bằng các protein và hoạt động
như một thể động đơn)
Giảm phân I: Phân chia các nhiễm sắc thể tương đồng

Kỳ sau I

• Các NST tương đồng di chuyển về hai cực, nhờ hoạt


động của bộ máy thoi phân bào.

• Có sự phá huỷ protein cohesin dọc hai nhánh của các


chromatid chị em, nhưng cohesin ở tâm vẫn còn tồn tại -
> Các chromatid chị em vẫn di chuyển như một thể
thống nhất..
Giảm phân I: Phân chia các nhiễm sắc thể tương
đồng

Kỳ cuối I và phân chia bào tương


• Khi kỳ cuối I bắt đầu, mỗi nửa tế bào gồm một bộ
đơn bội các NST kép. Mỗi NST kép gồm hai
chromatid chị em, tuy nhiên trên đó có những vùng
DNA không chị em.
• Phân chia bào tương thường xảy ra đồng thời với kỳ
cuối I, hình thành hai tế bào con đơn bội.
Giảm phân II: Phân chia các chromatid chị em

Kỳ đầu II
• Thoi phân bào hình thành
• Giai đoạn sau của kỳ đầu II, các NST kép di chuyển
về phía mặt phẳng xích đạo.
Giảm phân II: Phân chia các chromatid chị em

Kỳ giữa II

• Các NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo.

• Do trao đổi chéo ở kỳ đầu I, nên các chromatid chị em


của các NST kép không còn giống nhau về vật chất di
truyền nữa.

• Các thể động của các chromatid chị em đính với sợi
thoi phân bào từ mỗi cực.
Giảm phân II: Phân chia các chromatid chị em

Kỳ sau II
• Có sự phá huỷ protein cohesin ở tâm
cho phép hai chromatid chị em tách nhau
ra và di chuyển về hai cực.
Giảm phân II: Phân chia các chromatid chị em

Kỳ cuối II và phân chia bào tương


• Nhân hình thành.
• NST bắt đầu giãn nén.
• Phân chia bào tương.

Giảm phân đã tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào


mang bộ NST đơn bội.
Bốn tế bào con này khác nhau về vật chất di
truyền, và cũng khác với tế bào mẹ.
So sánh nguyên phân và giảm phân
CÂU HỎI

Cytochalasin B ức chế chức năng của protein Actin. Giai đoạn nào trong chu kỳ tế bào chịu ảnh
hưởng nặng nhất bởi Cytochalasin B?
a. Sự hình thành thoi phân bào
b. Thoi phân bào bám vào thể động
c. Sự tổng hợp DNA
d. Sự tách nhau của các NST trong kỳ sau
e. Hình thành rãnh phân cắt
Quá trình tạo giao tử

• Các tế bào dòng sinh dục được biệt hoá trong quá trình phát triển
phôi.
• Trải qua nhiều lần nguyên phân trước khi giảm phân.
• Tế bào mầm sinh dục sơ khai được nhận biết vào tuần thứ tư thai
kỳ, trong nội bì của túi noãn hoàng.
• Tuần thứ sáu, di cư đến gờ sinh dục, liên kết với tế bào sinh dưỡng
-> tuyến sinh dục sơ khai -> biệt hoá thành tinh hoàn hoặc buồng
trứng tuỳ cặp NST giới tính.
• Nữ: giảm phân khởi phát sớm từ thai kỳ, hạn chế số lượng tế bào.
• Nam: giảm phân khởi phát liên tục trong suốt thời kỳ trưởng thành.
Quá trình sinh tinh
• Bắt đầu sau khi người nam trưởng thành sinh dục.
• Các ống sinh tinh của tinh hoàn được lót bởi các tinh nguyên bào, phát
triển từ tế bào mầm sinh dục sơ khai (qua hàng loạt nguyên phân và biệt
hoá).
• Tiếp tục nguyên phân để tạo các thế hệ tinh nguyên bào, cuối cùng là tinh
nguyên bào I không còn khả năng nguyên phân.
• Giảm phân I -> hai tinh nguyên bào II.
• Nhanh chóng giảm phân II -> bốn tinh tử.
• Biệt hoá thành 4 tinh trùng.
• Mất 64 ngày, tạo số lượng tinh trùng khổng lồ.
• Mỗi lần xuất tinh có 200 triệu tinh trùng; 1012 trong cuộc đời.
Quá trình sinh trứng
• Quá trình sinh trứng khởi phát từ thời kỳ bào thai.
• Trứng được phát sinh từ noãn nguyên bào, là các tế bào ở vỏ buồng trứng,
có nguồn gốc từ tế bào mầm sinh dục sơ khai (qua khoảng 20 nguyên phân).
• Mỗi noãn nguyên bào là tế bào trung tâm của nang đang phát triển.
• Tháng thứ ba thai kỳ, noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào I.
• Hầu hết noãn bào I đã đi vào kỳ đầu của giảm phân I.
• Quá trình sinh trứng không đồng bộ: các giai đoạn sớm và muộn đồng tồn
tại trong buồng trứng thai nhi.
• Lúc sinh, có hàng triệu noãn bào, hầu hết bị thoái hoá, những noãn bào còn
tồn tại thì dừng ở kỳ đầu I hàng chục năm.
• Chỉ 400 noãn bào trưởng thành và rụng trứng.
Quá trình sinh trứng
• Khi bước vào tuổi dậy thì, các nang noãn bắt đầu tăng trưởng
và trưởng thành, rồi rụng trứng, trung bình 1 nang mỗi tháng.
• Ngay trước khi rụng trứng, các noãn bào nhanh chóng hoàn
thành giảm phân I, tạo thành noãn bào II và thể cực thứ
nhất.
• Giảm phân II bắt đầu và nhanh chóng vào kỳ giữa II trong
khi rụng trứng. Nang noãn -> thể vàng và bị thoái hóa.
• Giảm phân bị ngừng lại, và chỉ hoàn thành khi xảy ra thụ
tinh.
Tình huống lâm sàng
1. Một người phụ nữ 25 tuổi và một người phụ nữ 35 tuổi cùng mang thai lần
đầu tiên. Hỏi người phụ nữ nào có nguy cơ sinh con mắc các hội chứng về bất
thường số lượng và cấu trúc Nhiễm sắc thể cao hơn? Giải thích nguyên nhân ở
mức độ tế bào? (5đ)

2. Một cặp vơ chồng sinh đứa con đầu tiên, Hỏi nguy cơ sinh đứa con đầu tiên
mắc các bất thường về số lượng và cấu trúc Nhiễm sắc thể do nguyên nhân nào
gây nên cao hơn? Do bố hay do mẹ? Giải thích nguyên nhân ở mức độ tế bào?
(5d)

You might also like