You are on page 1of 11

SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

NHÂN TẾ BÀO GIAN KỲ


► TỔNG QUAN VỀ NHÂN TẾ BÀO

- Hai thành phần tham gia sự kiểm soát di truyền của tế bào: nhân tế bào (bào
quan lưu giữ hầu hết DNA của tế bào) và ribosome (bào quan sử dụng thông tin
từ DNA để tạo ra protein).
- Hầu hết tế bào người đều chứa 1 nhân. Trừ một số ngoại lệ:
• Hồng cầu: không có nhân, ty thể thoái biến (để dành diện tích cho lõi
hemoglobin); được tạo ra từ trong tủy xương.
• Bạch cầu trung tính: nhân phân thùy.
• Tế bào gan, tế bào cơ vân, hủy cốt bào: có nhiều nhân (do giữ nhiều
nhiệm vụ cùng lúc, có nhiều nhân để tăng năng suất hoạt động)
- Nhân trong các tế bào nhiều nhân thường không có nhiệm vụ sinh sản mà các
tế bào này được tạo thành từ sự biệt hóa của các tế bào gốc.
- Nhân có dạng ℎì𝑛ℎ 𝑐ầ𝑢/𝑡𝑟ò𝑛/𝑡𝑟ụ, đường kính khoảng 6𝜇𝑚, phụ thuộc vào
hình dạng của tế bào.
- Vị trí của nhân phụ thuộc vào từng loại tế bào:
• Nằm ở vị trí trung tâm tế bào: lympho bào,…
• Nằm ở lớp đáy: biểu mô 1 trụ đơn (1/3 đáy),…
• Nằm ở ngoại vi: tế bào cơ vân,…
- Nhân là một bào quan đặc biệt, với 2 tính chất:
1. Là nơi chứa thông tin di truyền (DNA).
2. Là trung tâm kiểm soát mọi hoạt động sống của tế bào.
- Sự hiện diện của nhân là một điểm đặc biệt của quá trình tiến hóa của
eukaryote:
1. Lượng DNA chứa được nhiều hơn: eukaryote chứa nhiều phân tử
DNA, có kích thước rất dài (lượng này lớn hơn nhiều so với nhu cầu mã
hóa tất cả RNA và protein trong cơ thể).
2. Quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra tách biệt về không gian và
thời gian: phiên mã trong nhân, dịch mã ở bào tương (ngoài nhân); có
giai đoạn trưởng thành mRNA → Tế bào Eukaryote có thể kiểm soát sự
biểu hiện gene một cách chính xác và tinh vi hơn.
Tiêu chí Prokaryote Eukaryote
Chỉ có 1 phân tử DNA, Có nhiều phân tử DNA,
DNA
dạng vòng là chủ yếu. mạch thẳng, dài.
Chưa có nhân, chỉ có Có nhân, nhân có màng.
Nhân nucleic là phần tế bào Trong nhân chứa NST và
chất chứa DNA. hạch nhân.
Xảy ra đồng thời ở tế Xảy ra tách biệt về không-
Sự phiên-dịch mã
bào chất. thời gian.

1
Biểu mô là những tế bào hoạt động cùng chức năng và không có khoảng gian bào.

1
SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

- Nhân gồm có: màng nhân có lỗ nhân, chất nhiễm sắc (nhiễm sắc thể), nhân con.
• Màng nhân (Nuclear envolope): là lớp màng kép (màng trong và màng ngoài), bản chất là lưới nội sinh
chất hạt. Trên màng có chứa lỗ nhân dùng để vận chuyển vật chất giữa nhân và bào tương.
• Chất nhiễm sắc : khi chưa đóng xoắn.
• Nhiễm sắc thể: là chất nhiễm sắc đóng xoắn lại, thường có dạng X chromosome.
• Nhân con: ở gian kỳ là một khối cầu không có màng bao bọc, dùng để tổng hợp ribosome.

2
SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

► MÀNG NHÂN VÀ SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT GIỮA NHÂN VÀ BÀO TƯƠNG

1) Cấu trúc màng nhân

- Màng nhân có cấu tạo màng kép, dày 40𝑛𝑚, gồm có màng nhân trong và màng nhân ngoài; và khoảng gian màng.
• Màng ngoài: nối với màng mạng lưới nội chất hạt, có nhiều hạt ribosome bám trên bề mặt.
• Màng trong: chứa khoảng 60 loại protein hoạt động như nơi gắn cho nhiễm sắc thể, lamina nhân và những
cấu trúc khác
→ Kiểm soát đường kính lỗ nhân, hỗ trợ cho cấu trúc vỏ nhân.
- Chức năng: là hàng rào ngăn cách (giúp duy trì nhân như một thành phần hóa sinh khác biệt và độc lập) và là nơi
trao đổi giữa nhân – bào tương.
- So sánh màng nhân và màng tế bào:

Tiêu chí Màng tế bào Màng nhân

Chỉ có 1 lớp màng đơn được cấu tạo từ lớp Có 2 lớp màng, mỗi lớp được cấu tạo từ lớp
Số lớp màng
phospholipid kép. phospholipid kép.

Có thể phục hồi màng qua các túi Gogli


Sự phục hồi Không có khả năng phục hồi
hoặc các túi xuất bào.

Với các phân tử như protein và RNA chúng Với các phân tử như protein và RNA chúng đi
Sự thấm qua
có thể thấm qua màng nhân bằng ẩm bào qua màng nhân nhờ phức hợp lỗ nhân và
màng
hoặc thực bào. được chọn lọc hơn.

Liên tục (do các protein đính trên màng


Tính liên tục Không liên tục, có các lỗ nhân.
không tạo lỗ xuyên qua màng).

- Lamina nhân: là một mạng lưới cấu tạo từ siêu sợi trung gian-sợi lamin và protein kết hợp màng, tạo ra một cấu
trúc cơ học hỗ trợ cho nhân (giữ màng nhân ổn định). Có chức năng liên kết với protein ở màng trong nhân
(emerin, thụ thể lamin B); gắn kết với các chất nhiễm sắc bằng các histone (H2A, H2B), các protein cấu tạo nên chất
nhiễm sắc; tạo chỗ gắn kết cho bộ xương tế bào (phức hợp LINC).

3
SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

- Màng nhân và quá trình phân bào: màng nhân biến mất trong kì đầu hay màng nhân hình thành trở lại trong kì
cuối có bản chất là việc lưới nội sinh chất hạt (RER) tách rời và gắn kết trở lại với màng nhân.

2) Phức hợp lỗ nhân:

- Các phức hợp lỗ nhân là các kênh duy nhất mà các phân tử nhỏ, ion và các đại phân tử (protein, RNA) có thể di
chuyển qua lại giữa nhân và tế bào chất.
- Lỗ nhân có cấu tạo rất phức tạp, dạng hình phễu, đường kính 120𝑛𝑚, trọng lượng phân tử khoảng 125 triệu
dalton (gấp 30 lần ribosome).
- Phức hợp lỗ nhân chứa khoảng 30 loại protein khác nhau (nucleoporin – NUP).
- Đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lý của tất cả tế bào eukaryote: kiểm soát sự vận chuyển các phân
tử giữa nhân và tế bào chất.
• Các RNA được tổng hợp trong nhân con được đưa ra tế bào chất một cách hiệu quả để thực hiện quá trình
sinh tổng hợp protein.
• Các protein cần thức cho chức năng của nhân (Vd: các yếu tố phiên mã) được vận chuyển từ ngoài tế bào
chất vào trong nhân (Các protein vận chuyển qua lại liên tục).

4
SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

3) Vận chuyển protein qua phức hợp lỗ nhân:

- Mỗi phút có vài triệu đại phân tử được vận chuyển chọn lọc giữa nhân và tế bào chất.
VẬN CHUYỂN PROTEIN VÀO NHÂN
- Những protein được vận chuyển vào nhân là những protein chịu trách nhiệm về cấu trúc và chức năng bộ gen
(histone, DNA polymerase, RNA polymerase, các yếu tố phiên mã,…).
- Những protein này có tín hiệu định vị nhân (nuclear localization signals - NLS) được nhận biết bởi các thụ thể vận
chuyển nhân (nuclear transport receptors - NTR).
1. NLS trên protein được nhận diện bởi tín hiệu importin (là những protein thuộc karyopherin).
2. Phức hợp protein-importin được vận chuyển xuôi chiều gradient nồng độ qua phức hợp lỗ nhân.
3. Ran-GTP (mang năng lượng) tới thay đổi cấu hình importin làm protein tách ra khỏi phức hợp.
4. Phức hợp Importin-Ran-GTP dùng năng lượng để di chuyển ngược chiều gradient nồng độ đi ra ngoài tế
bào chất thông qua phức hợp lỗ nhân.
5. Phức hợp Importin-Ran-GTP đi qua siêu sợi tế bào chất gặp Ran-GAP và bị phân giải 1 phospho làm chuyển
hóa Ran-GTP thành Ran-GDP (không có năng lượng) và importin được tách ra.
6. Ran-GDP gắn với NTF2 và phức hợp được vận chuyển xuôi chiều qua phức hợp lỗ nhân.
7. Trong nhân NTF2 tách ra và Ran-GDP được Ran-GEF chuyển hóa thành Ran-GTP mang năng lượng.

5
SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

VẬN CHUYỂN PROTEIN RA KHỎI NHÂN


- Những protein được vận chuyển ra khỏi nhân là những protein đóng vai
trò vận chuyển các phân tử khác như protein, RNA (tRNA, rRNA, mRNA,
miRNA, snRNA,…)
- Protein đi ra khỏi nhân nhờ tín hiệu xuất nhân (NES). NES được nhận
biết bởi exportin – là những protein thuộc karyopherin chuyên vận
chuyển vật chất qua nhân.
- Quá trình vận chuyển quan nhân được điều hòa bởi Ran.
- Riêng mRNA được vận chuyển ra khỏi nhân qua cơ chế khác.

6
SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

LOẠN DƯỠNG CƠ EMERY-DREIFUSS

Đột biến gene EMD nằm trên Không tạo được emerin hoặc emerin không
Loạn dưỡng cơ
Xq28 (NST giới tính) hoặc gene có chức năng, dẫn đến việc lamina không
emery-dreifuss
LMNA (NST thường) đính được với màng.

- Triệu chứng:
• Ở giai đoạn khoảng 10 tuổi: biến dạng, cứng
khớp cổ, khuỷu tay, gót chân, cơ cánh tay
trên, cơ bắp chân bị teo dần và yếu đi dẫn
đến mất vận động.
• Ở giai đoạn 20 tuổi: xuất hiện các vấn đề về
tim mạch, có khối dẫn truyền làm loạn nhịp
tim.
- Hiện có gần 15 căn bệnh được biết là phát sinh từ
đột biến ở LMNA (mã hóa gene tổng hợp thụ thể
lamin A), bao gồm chứng loạn dưỡng cơ, chứng lão
hóa sớm, bệnh cơ tim,…
- Có 2 giả thuyết về các đột biến gene LMNA gây ra các bệnh trên:
• Căng thẳng cơ học (Mechanical Stress): các đột biến làm suy yếu tính toàn vẹn cấu trúc của nhân và mối
liên hệ giữa nhân với khung xương tế bào. Giả thuyết này phù hợp với chứng loạn dưỡng cơ do stress ảnh
hưởng lên các tế bào cơ và sự tương tác giữa các tế bào cơ, khiến cơ bị suy yếu.
• Biểu hiện gene (Gene expression): đột biến trên lamina dẫn đến chức năng gắn kết với các chất nhiễm
sắc bị rối loạn (thông thường gene ít phiên mã được gắn ở ngoại vi nhân trong khi các gene thường xuyên
phiên mã sẽ được gắn gần nhân). Điều này khiến cho quá trình sao chép, sửa chữa DNA, mã hóa protein
không được diễn ra hoàn hảo như nhu cầu tế bào nên gây ra bệnh lý.

- Tổng kết các chức năng của lamina nhân:


• Phân lập, cách ly NST khỏi bào tương.
• Giữ màng nhân ổn định.
• Thực hiện chức năng trao đổi chất giữa nhân và bào tương.
• Tham gia vào chức năng tổng hợp và chuyên chở các chất (tham gia tổng hợp ribosome).
• Tham gia vào quá trình phân chia tế bào.

7
SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

► TỔ CHỨC BÊN TRONG NHÂN

1) Dịch nhân và chất nhiễm sắc

- Dịch nhân có chất nền là một hỗn hợp protein kiểm soát chức
năng nhân (sao chép DNA, phiên mã, vận chuyển RNA,…)
- Chất nhiễm sắc (chromatin): là hỗn hợp DNA và các protein
NST. Gồm 2 loại:
1. Chất di nhiễm sắc (heterochromatin): là vùng có cấu
trúc ngưng tụ đậm đặc ngay cả khi tế bào không phân
chia.
• Chất dị nhiễm sắc vĩnh viễn (constitutive
heterochromatin): là những đoạn NST ngưng tụ đậm
đặc ở mọi loại tế bào trong cơ thể. Phần lớn là nhưng
đoạn DNA có chuỗi nucleotide lặp đi lặp lại một cách
đơn giản (DNA đồng hành), chúng tạo thành tâm động
của NST.
• Chất dị nhiễm sắc tạm thời (facultative heterochromatin): là những đoạn NST chỉ ngưng tụ ở một số tế bào
trong cơ thể hoặc khi tế bào biệt hóa. Tế bào càng biệt hóa thì tỷ lệ chất dị nhiễm sắc càng lớn (càng nhiều
gene bị khóa, không được biểu hiện).
• NST X ở phụ nữ là trường hợp mà tất cả các gene bị khóa trong trạng thái dị nhiễm sắc tạm thời.
2. Chất đồng nhiễm sắc (euchromatin): chất nhiễm sắc ngưng tụ một cách lỏng lẽo, bắt màu kém so với chất
dị nhiễm sắc.

2) Các trạng thái ngưng tụ của DNA tạo thành NST

- Từ sợi DNA kép đến NST, các DNA ngưng tụ theo các mức độ khác nhau:

8
SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

NUCLEOSOME VÀ SỢI 10nm


- Nucleosome là đơn vị cơ bản của cấu trúc NST ở tế bào nhân thực.
7
- Nucleosome (10nm): là một đoạn DNA mạch kép chiều ngang khoảng 2nm quấn 4 vòng quanh phức hợp 8 phân
tử histone - histone octamere. Giữa 2 nucleosome liên tiếp là một đoạn DNA liên kết và có 1 protein histon.
• Đoạn DNA mạch kép quấn quanh histone octamere là
đoạn có khoảng 146 cặp nucleotide.
• Phức hợp histone ortamere: chứa 4 loại histone (H2A,
H2B, H3, H4), mỗi loại có 2 phân tử. Histone có tính
kiềm cao do có chứa nhiều gốc lysine, arginine tích điện
dương.
• Bên ngoài phức hợp được có 1 histone (H1) được gắn
lỏng lẻo có tác dụng làm cho nuclesome ngưng tụ đặc
hơn.
- Các nuclesome nối với nhau tạo thành cấu trúc “hạt đính lên
các chuỗi” (sợi mì quấn quanh cục cá viên ).

9
SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

3) Hạch nhân (nhân con – nucleolus)

- Là phần bắt màu đậm ở trung tâm nhân, có 1 hoặc 2 hạch nhân.
- Thấy rõ nhất ở kỳ trung gian, biến mất trong suốt kỳ giữa và tái
xuất hiện trong suốt kỳ cuối.
- Là phần phụ không có màng bao bọc.
- Dưới kính hiển vi điện tử, hạch nhân gồm:
• Tâm sợi (FC-Ficrillar Center): bắt màu nhạt, chứa DNA.
• Thành phần sợi (DFC-Dense Fibrillar Component): bắt màu đậm, chứa rRNA đang tổng hợp.
• Thành phần hạt (G-Granul component): bắt màu nhạt hơn, chứa các hạt tiền ribosome và protein
ribosome.
- Chức năng: là nơi tổng hợp ribosome RNA (rRNA) do có chứa DNA mã hóa cho rRNA. Được chứng minh bằng:
• Chiếu xạ phần hạch nhân với tia UV làm dừng quá trình tổng hợp rRNA thì hạch nhân biến mất.
• Enzyme cần thiết để tổng hợp rRNA hiện diện trong vùng tổ chức hạch nhân.
• Tế bào đột biến thiếu vùng tổ chức hạch nhân hoặc mất hạch nhân thì không tổng hợp rRNA.
+ Sợi 5.8S, 18S, 28S: nằm ở NST 13, 14, 15, 21, 22.
+ Sợi 5S: nằm ở NST 1

10
SINH HỌC TẾ BÀO NHÂN TẾ BÀO

RIBOSOME
- Ở tế bào nhân thực, ribosome (80S) được cấu tạo từ 2 tiểu
phần:
• Tiểu phần bé (40S): gồm sợi rRNA 18S và 33 protein
(S1-S33).
• Tiểu phần lớn (60S): gồm sợi rRNA 5S, sợi rRNA 28S
+ 5.8S và 46 protein (L1-L46).
- Ở tế bào nhân sơ, ribosome (70S) cũng được cấu tạo từ 2
tiểu phần bé (30S) và lớn (50S).
- Ribosome được chia làm 2 loại: ribosome tự do và
ribosome bám trên lưới nội sinh chất hạt.
• Ribosome tự do: sản xuất protein bộ xương tế bào,
ti thể, peroxysome,…; có 1 chuỗi acid amin ngắn dẫn
đường đến nơi cần dịch mã.
• Ribosome trên RER: sản xuất protein tiết chứa
trong các túi chế tiết; có 1 chuỗi acid amin tín hiệu
dẫn chúng đến RER; ribophorin là nơi liên kết
ribosome với RER.

11

You might also like