You are on page 1of 9

Trần Thành Đạt MSV 2381016 lớp S1K2

Vi sợi actin
Actin là một loại protein rộng rãi trong hệ thống sinh học và chịu nhiều trách
nhiệm quan trọng trong cơ thể. Actin có ở dạng đơn lẻ hay cũng có thể tồn tại
thành sợi dài
Phân loại
Protein actin được chia làm 2 loại: actin G dạng cầu và actin F dạng sợi, 2 loại
protein liên hệ với nhau qua sơ đồ
G-actin-ATP→ F-actin-ATP → F-actin- ADP →G-actin-ADP → G- actin- ATP
Đây là một quá trình thuận nghịch, actin F được hình thành từ hai chuỗi actin G
cuộn xoắn vào nhau , actin F chính là các vi sợi actin với vai trò tạo nên bộ khung
tế bào
Cấu tạo:

• cấu tạo từ protrein sợi actin, loại protein này rất phổ biến trong sinh vật nhân
thực với hàm lượng lớn (5% lượng protein của tế bào)
• đa số ở tế bào động vật, chúng xếp thành xong hay tế bào mạng lưới, nằm
ngay sát màng sinh chất, gắn với màng sinh chất bằng protein liên kết và có
vai trò cố định màng sinh chất
• gồm có các thành phần : các hạt protein loại actin kết thành chuỗi
các sợi Tropomyosin cuốn xung quanh
các hạt Troponin

Sợi actin F có thể được phân giải và hình thành nhanh chóng ở những nơi
những thời điểm cần thiết tùy theo nhu cầu của tế bào

Cấu tạo siêu vi thể của sợi tơ cơ vân


• Được tạo thành từ 2 sợi xơ nhỏ hơn là xơ actin và xơ myosin
➢ Xơ actin mảnh đường kính mảnh 6nm
➢ Xơ myosin dày hơn đường kính 10nm đày 1,5 micromet
Chức năng của sợi actin
• Sự trùng hợp và giải trình của các protein actin góp phần làm thay đổi đặc
tính của tế bào chất , khi chứa nhiều actin F tế bào chấy có trạng thái nhớt
còn khi chứa nhiều actin G tế bào chất sẽ có dạng lỏng
• Tham giá vào quá tình phân chia tế bào chất
• Tham quan vào quá trình vận động tế bào : vận động chân giả, vận động
dòng tế bào hay vận động các bào quan từ phân này đến phần khác của tế
bào
• Liên quan đến những thay đổi trong hình dạng tế bào
• Quá trình nhập bào và xuất bào
• Co bóp và ổn định cơ học
Câu 1: Trình bày các giai đoạn trong chu kỳ tế bào
Định nghĩa: chu kỳ tế bào, hay chu kỳ phân bào là một vòng tuần hoàn của các sự
kiện xảy ra trong một tế bào từ lần đầu phân bào cho đến khi kế tiếp, trong đó bộ
máy di truyền và các thảnh phần tế bào đc nhân đôi và sau đó tế bào được phân
chia làm 2 tế bào con

Các giai đoạn của chu kỳ tế bào


Trạng Pha Pha Mô tả
thái (viết
tắt)
Tĩnh Gap 0 G0 Trong pha này tế bào không tham gia vào chu kỳ và
lặng/ (khoảng ngừng phân chia, tế bào thực hiện một số chức năng
lão cách 0) chuyên biệt
hóa
Kỳ Gap 1 G1 trong pha này tế bào tăng kích thước. Điểm kiếm soát
Trung (khoảng G1 điều khiển các cơ chế giúp tế bào chuẩn bị đầy đủ
gian cách 1) mọi thứ trong G1 rồi mới tới pha S
Tổng hợp S Sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể (NST) xảy ra trong
(synthesis) pha này
Gap 2 G2 Trong pha G2 tế bào tiếp tục sinh trưởng. Điểm kiểm
(khoảng soát G2 điều kiển các cơ chế giúp cho tế bào chuẩn bị
cách 2) đầy đủ mọi thứ trong G2 rồi mới tiến tới phân chia
trong nguyên phân
Phân Nguyên M Tế bào ngừng sinh trưởng và toàn bộ năng lượng được
bào phân tập trung vào việc phân chia tế bào thành 2 tế bào con
(mitosis) một cách quy củ, ở giữa giai đoạn nguyên phân có một
điểm kiểm soát ở kỳ giữa nhằm đảm bảo cho tế bào
sẵn sàng hoàn tất quá trình phân bào
Giai đoạn nghỉ: hoạt động sống quan trọng của tế bào, thời gian pha G0 phụ
thuộc vào tốc độ phân chia của tế bào, các tế bào phân chia nhanh có thời gian nghỉ
ngắn ( tế bào da có chu kỳ tế bào là 24h)
Các điểm kiểm soát trong chu kỳ tế bào
Điểm kiểm soát đầu tiên của chu kỳ tế bào nằm ở cuối pha G1 và trước pha S
• . Điểm
kiểm soát này đóng vai trò then chốt trong việc quyết định xem tế bào
sẽ tiếp tục phân chia hay không. Nhiều tế bào không qua được điểm giới hạn
và vì vậy tiến vào trạng thái "nghỉ" ở pha G0
• Điểm kiểm soát G2/M : có chức năng kiểm soát sự khơi mào của pha
nguyên phân hay pha M. Để vượt qua điểm kiểm soát này, tế bào phải kiểm
tra một số nhân tố để đảm bảo nó đã sẵn sàng cho quá trình nguyên phân.
• Điểm kiểm soát chuyển tiếp kỳ giữa và kỳ sau
Câu 2 Phân tích các kiểu liên kết tế bào
Liên kết tế bào là những cấu trúc chuyên biệt ở màng bào tương gắn kết tế bào với
nhau và liên kết với tế bào chất
Liên kết tế bào có thể được chia làm 3 nhóm :
• Liên kết nghẽn
• Liên kết neo
• Liên kết liên thông
A. LIÊN KẾT NGHẼN
Tạo một hàng rào ngăn cách giữa tấm biểu mô và khoảng cách ngoại bào
Thành phần
- protein xuyên màng (gồm claudin và occludin)
- bộ xương tế bào
- protein ngoại vi màng ( là protein gắn lỏng lẻo ở màng ngoài tế bào)
Chức năng :
- như một hàng rào ngăn cản sự khuếch tán có chọn lọc với nước ion, phân tử
hòa tan có trọng lượng lớn cũng như sự di chuyển của tế bào
- liên kết nghẽn cũng được xem như một hàng rào ngăn cách giữa vùng đỉnh
và bề mặt màng bên đáy cuả màng tế bào biểu mô
Sự vận chuyển vật chất qua biểu mô qua liên kết nghẽn được biểu hiện bởi
- yếu tố kích thích ngoại bào ( hormone)
- tín hiệu nội bào thứ 2 ( Ca+ và Camp)
- các tín hiệu khác ( protein kinase A và C)
B. LIÊN KẾT DÍNH
Gồm liên kết neo và desmosome phân bố hầu hết ở các mô
Liên kết dính không tham gia protein hemidesmoxome giưã không gian ngoại
bào và tế bào
Desmosome ngăn chặn chất giữa vùng ko gian ngoại bào này vỡi không gian
ngoại bào kia
Cấu tạo liên kết neo gắn thông qua siêu sợi actin
Desmosome gắn thông qua siêu sợi trung gian
Liên kết neo được hình thành đầu tiên trên tế bào tấm biểu mô
- Hình dạng của tế bào phụ thuộc vào protein bào tương GTPase thuộc họ Rho
và protein kinase kết hợp với liên kết neo điều này là sự kết hợp và co thắt
của siêu sợi actin
Khi hoạt hóa cadherin được gấn với Ca2+, ban đầu 2 cadherin gắn với nhau qua
CAD1-CAD1
Sau đó chúng trượt dần về phía nhau gắn kết và bổ sung theo chiểu dọc với nhau
Một liên kết neo gồm 3 thành phần
• Phân tử cadherin là protein xuyên màng
• Hai phân tử bổ trợ là alpha cadherin và beta cadherin
• Siêu sợi actin
Ngoài cadherin, phân tử liên kết tế bào thứ 2 là nectin cũng được hiện diện ở liên
kết neo, nectin cũng có thể tạo liên kết đồng dạng hay dị dạng. Nectin cũng liên
quan đến việc gắn kết siêu sợi actin bên trong nhưng chủ yếu là để liên kết tế bào
Desmosome
còn gọi là thể liên kết
tạo ra liên kết chắc chắn giữa tế bào biểu mô và tế bào cơ với nhau
desmosome có dạng giống chiếc đĩa là mỗi hàn giữa tế bào biểu mô
desmosome trong tế bào tim phức tạp hơn do pha trộn với liên kết neo
Thành phần gồm 3 thành phần chính
Cadherin xuyên màng hai họ protein cadherin là desmolein và desmocollin
Tấm bào tương (là phức hợp của protein bổ trợ nội bào gồm flakoglobin,
plakophillin, desmoplakin)
Các siêu sợi trung gian chủ yếu là keratin
C. Liên kết khe
Cấu trúc: là cấu trúc dạng tấm có những kênh xuyên màng để kết nối 2 vùng
bào tương với nhau
Một nứa cấu trúc ở màng tế bào gọi là connexon \
Mỗi connexon được tạo ra bởi 6 tiểu phần protein dạng xuyên màng chuỗi
xoắn alpha là connexin
Chia ra các dạng hommomeric (khác dạng)
Heteromeric (đồng dạng)
Câu 3 vai trò của không gian ngoại màng
• Tham gia vào sự biệt hóa và phát triển của tế bào
• Tham gia vào sự hình thành của tế bào
• Duy trì cấu trúc của mô
• Tham gia vào phản ứng của mô với phản ứng bên ngoái
• Tham gia tạo mạch máu
• Tham gia sửa đổi cấu trúc
• Tham gia vào quá trình di chuyển vs sống sót của tế bào
• Tham gia phục hồi các tổn thương
Câu 4: Cyclin-CDK là một hệ thống điều chỉnh quan trọng trong quá trình
chu kỳ tế bào. Các hoạt động đặc trưng của cyclin-CDK bao gồm:
1. Phosphorylation của protein: Cyclin-CDK phản ứng với các protein khác trong
tế bào bằng cách phosphorylation, là quá trình truyền dẫn tín hiệu quan trọng trong
chu kỳ tế bào.
2. Quyết định việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác: Cyclin-CDK điều
chỉnh việc chuyển đổi giữa các giai đoạn của chu kỳ tế bào, bao gồm giai đoạn G1,
S, G2 và M.
3. Kiểm soát chu kỳ tế bào: Cyclin-CDK kiểm soát chu kỳ tế bào bằng cách kích
hoạt hoặc ức chế các enzyme quan trọng, giúp tế bào tiến hành các giai đoạn chu
kỳ tế bào một cách chính xác.
4. Giao tiếp với các hệ thống điều chỉnh khác: Cyclin-CDK có thể tương tác với
các hệ thống điều chỉnh khác như checkpoint kiểm soát DNA hoặc apoptotic
pathway để đảm bảo sự ổn định và bảo vệ của tế bào.

You might also like