You are on page 1of 13

CHUYÊN ĐỀ: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO

A. Chu kì tế bào


I. Khái niệm
- Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, diễn ra từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo để tạo
ra các tế bào mới.
→ Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp.
→ Sau một chu kì tế bào thì từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra được 2 tế bào con.
- Chu kì tế bào gồm 2 thời kì: kì trung gian và quá trình nguyên phân. Trong đó, kì trung gian chiếm phần lớn
thời gian.
- Ví dụ: ở tế bào người, chu kì tế bào kéo dài 24h, trong đó kì trung gian chiếm 23h và nguyên phân chiếm 1h.
- Mối quan hệ của các pha trong chu kì tế bào:
+ Giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian): giúp tế bào phát triển, tổng hợp các chất cần thiết cho giai đoạn phân
chia và kiểm soát chu kì tế bào (tích luỹ vật chất, nhân đôi DNA và NST). Kì trung gian gồm 3 pha: G1, S, G2.
+ Giai đoạn phân chia tế bào (pha M): tạo ra các tế bào mới, các tế bào này tiếp tục quá trình phân bào. Gồm
hai quá trình là: phân chia nhân (nhiễm sắc thể của tế bào mẹ được chia tách làm hai phần giống nhau) và phân
chia tế bào chất.
II. Ý nghĩa sự điều hòa chu kì tế bào
- Tế bào phân chia khi nhận biết tín hiệu bên trong và bên ngoài tế bào.
- Tế bào được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau trên cùng một cơ thể là rất khác nhau để đảm
bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
Ví dụ: + Tế bào trong giai đoạn đầu tiên của sự phát triển phôi (15 - 20 phút).
+ Tế bào ruột phân bào hai lần trong một ngày (12h).
+ Tế bào gan phân bào hai lần trong một năm (6 tháng).
+ Tế bào thần kinh biệt hoá thành tế bào trưởng thành (mất đi trung thể → không hình thành thoi phân
bào) nên hầu như không phân bào mà kỳ trung gian kéo dài cho đến khi tế bào chết hoặc cơ thể chết.
- Chu kì tế bào được kiểm soát rất chặt chẽ và tinh vi bởi các điểm kiểm soát.
⟶ Điểm kiểm soát tế bào: là các cơ chế kiểm soát trong tế bào, giúp đảm bảo các pha trong chu kì tế bào được
hoàn tất chính xác trước khi bước sang pha tiếp theo. Nếu phát hiện ra các sai sót, chu kì tế bào được chặn tại
điểm kiểm soát đến khi các sai sót được sửa chữa xong.
⟶ Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường: (cơ chế kiểm soát không hoạt động hoặc hoạt động
bất thường) → không phát hiện ra các sai sót làm cho tế bào mất khả năng kiểm soát dẫn đến sự phân chia liên
tục tế bào, tăng sinh vô tổ chức tạo ra các tế bào ung thư, các tế bào này không chết đi theo chương trình được
lập trình sẵn mà tiếp tục tăng sinh và nhân lên mất kiểm soát tạo thành khối u.
→ Khối u là một nhóm tế bào tăng sinh không biệt hoá trong cơ thể do các tế bào phân chia mất kiểm soát và
có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể (khối u ác tính).
→ Khi một tế bào bị đột biến, sẽ tiếp tục phân chia, phát triển thành nhiều tế bào ĐB mới. Các tế bào này trở
nên mất kiểm soát dẫn đến ung thư tại chỗ. Nếu khối u này không được phát hiện, thì chúng sẽ theo đường máu
hoặc theo hệ bạch huyết đi đến các mô, cơ quan khác trong cơ thể và tạo nên các khối u mới (ung thư di căn).
- Điểm khác giữa tế bào bình thường và tế bào ung thư:
+ Ở tế bào bình thường: khi phân chia tạo ra tế bào lỗi thì tế bào lỗi bị phát hiện bởi sự kiểm soát chu kì tế
bào và chết theo chương trình.
+ Ở tế bào ung thư: khi xuất hiện tế bào lỗi, tế bào này bị mất kiểm soát, không chết theo chương trình mà
tiếp tục phân chia tạo ra nhiều tế bào lỗi.
- Chu kì tế bào được kiểm soát bởi các điểm kiểm soát sau:
+ Điểm kiểm soát R (G1): điểm kiểm soát khởi đầu/kiểm soát giới hạn ⟶ kiểm soát giới hạn tốc độ trong chu
kì tế bào, kiểm soát và sửa chửa AND nhằm đảm bảo AND bị tổn thương, không hoàn chỉnh không được phân
bào tạo các tế bào con.
+ Điểm kiểm soát G2: kiểm soát sự nhân đôi của các NST, sửa chửa và điều chỉnh sai hỏng, tổn thương trước
khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia nhân.
+ Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa và kì sau: điểm kiểm soát thoi vô sắc ⟶ kiểm soát sự sắp xếp của các
NST trên thoi phân bào, việc đính tơ phân bào lên tâm động NST, kích hoạt sự phân chia các nhiễm sắc tử trong
các NST kép.

III. Đặc điểm


1. Kì trung gian: gồm 3 pha
+ G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh
trưởng và các chất chuẩn bị cho nhân đôi ADN → làm
tăng kích thước và khối lượng tế bào.
Vào cuối pha G1 có một điểm kiểm soát (điểm R).
Nếu vượt qua điểm R tế bào đi vào pha S và diễn ra
nguyên phân, nếu không vượt qua điểm R tế bào đi vào
quá trình biệt hóa, không phân chia (gọi là G0).
→ Pha G1 vừa là pha sinh trưởng vừa là pha kiểm soát
của chu kì tế bào. Vì: pha G1 vừa có vai trò tổng hợp các
chất cần thiết cho sự sinh trưởng, nhưng nếu xuất hiện các
sai hỏng, điểm kiểm soát G1 sẽ sử dụng cơ chế tín hiệu để
ngừng chu kì tế bào cho đến khi các sai hỏng được khắc
phục rồi mới tiến vào pha S và bắt đầu quá trình tự nhân
đôi DNA.
+ S: Nhân đôi ADN, NST; các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép (1 NST kép bao gồm 2 nhiễm
sắc tử (crômatit). Ở tế bào động vật còn có sự nhân đôi trung tử.
+ G2: Tổng hợp các chất cần thiết còn lại chuẩn bị cho sự phân bào. Cuối pha G2 có điểm kiểm soát G2, nếu tế
bào vượt qua điểm kiểm soát này thì sẽ bước vào nguyên phân.
⟶ Kì trung gian là gia đoạn chuẩn bị cơ sở vật chất cho sự phân chia tế bào.
⟶ Trong chu kì tế bào, pha G1 và pha S có nhiều thay đổi về thành phần tế bào, còn pha M thì có sự thay đổi
về hình thái của NST.
* Điểm khác biệt của chu kì tế bào ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực:
- Ở tế bào nhân sơ, chu kì phân bào là quá trình trực phân.
+ Không có sự tham gia của thoi phân bào.
+ NST bám vào màng để nhân đôi và phân chia.
+ Chu kì tế bào đơn giản, thời gian phân bào nhanh.
- Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm hai giai đoạn: kì trung gian (pha G1, S, G2) và giai đoạn phân
chia tế bào (pha M).
+ Có sự tham gia của thoi phân bào.
+ NST nhân đôi và nhờ thoi phân bào kéo ra về 2 cực tế bào.
+ Chu kì tế bào phức tạp với nhiều pha và nhiều điểm kiểm soát, thời gian phân bào lâu hơn.
2. Nguyên phân: (nguyên nhiễm)
- Nguyên phân: là kiểu phân bào mà từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST hoàn toàn giống nhau
và giống tế bào mẹ ban đầu.
+ 1 tế bào sinh dưỡng (2n) → 2 tế bào con (2n).
+ 1 tế bào giao tử (n) → 2 tế bào con (n).
- Nguyên phân xảy ra: ở các tế bào sinh dưỡng và sinh dục sơ khai, chỉ xảy ra một lần nhân đôi và một lần
phân chia NST.
- Gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân gồm 4 kì và phân chia tế bào chất.

a. Phân chia nhân


- Kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh.
- Kì đầu:
+ NST kép dạng sợi mảnh, bắt đầu co xoắn.
+ Màng nhân và nhân con dần biến mất.
+ Thoi phân bào bắt đầu xuất hiện.
- Kì giữa:
+ Là kì kéo dài nhất của nguyên phân.
+ Các NST co xoắn cực đại tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo và có
hình dạng đặc trưng.
+ Thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
+ Sự chuyển tiếp từ kì giữa sang kì sau của nguyên phân được thực hiện bởi điểm
chốt M. Khi tất cả các NST đã được bám chắc chắn với các vi ống ở thoi trên phiến
giữa thì các prôtêin điều chỉnh mới được kích hoạt. Cơ chế này đảm bảo cho các tế
bào con không thể đi tiếp khi mất hoặc thừa nhiễm sắc thể.
- Kì sau:
+ Kì sau có thời gian ngắn nhất trong nguyên phân.
+ Các nhiễm sắc tử (crômatit) tách nhau ở tâm động và
di chuyển về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối:
+ NST dãn xoắn.
+ Màng nhân xuất hiện.
+ Thoi phân bào tiêu biến.
b. Phân chia tế bào chất
- Phân chia tế bào chất ở đầu kì cuối.
- Tế bào chất phân chia dần và tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
- Ở tế bào động vật, màng tế bào co thắt lại ở vị trí giữa tế bào ⟶ 2 tế bào con.
- Ở tế bào thực vật, hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
3. Ý nghĩa quá trình nguyên phân
a. Ý nghĩa sinh học
- Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân
tạo ra 2 tế bào con giống y tế bào mẹ.
- Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào:
+ Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển
+ Tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
+ Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể có kiểu gen giống
kiểu gen của cá thể mẹ (truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng cho các loài sinh sản vô tính).
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành…
- Nuôi cấy mô có hiệu quả cao.
IV. Công thức bài tập nguyên phân
1. Xác định số lượng NST, số tâm động và số crômatit
Đặc điểm Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối
Số NST
Số tâm động
Số crômatit
2. Xác định số lượng trong các tế bào con và số NST MT cung cấp
1 tế bào (2n) → 2 = 21 tế bào (2n) → 4 = 22 tế bào con (2n) → 8 = 23 tế bào (2n) → … → 2k tế bào con (2n)
a. Số tế bào tạo thành khi có a tế bào nguyên phân k lần là:
Số tế bào con =
b. Số NST có trong các tế bào tạo thành là:
Số NSTtế bào con =
c. Số NST MT cung cấp cho các tế bào con là:
Số NSTcc =
d. Số NST hoàn toàn do MT cung cấp là:
Số NSThoàn toàn =
e. Số thoi phân bào hình thành là:
Số thoi phân bào =
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là
A. 8. B. 48. C. 24. D. 12.
Câu 2. 10 tế bào đều nguyên phân số đợt bằng nhau đã cần cung cấp 560 NST đơn. Tổng số NST chứa trong
các tế bào con được sinh ra là 640. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là
A. 5. B. 2 C. 4. D. 3.
Câu 3. Xét 3 tế bào cùng loài đều nguyên phân 4 đợt bằng nhau đòi hỏi MT cung cấp nguyên liệu tương đương 360 NST
đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài trên là
A. 8. B. 16. C. 4. D. 32.
Câu 4. Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương
với 322 NST đơn. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và cho biết đó là loài nào?
A. 2n = 48, tinh tinh. B. 2n = 8, ruồi giấm. C. 2n = 24, lúa nước. D. 2n = 46, người.
Câu 5. Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra các tế bào con, môi trường nội bào đã cung
cấp 1050 NST đơn. Hãy xác định tên loài của tế bào trên?
A. Ruồi giấm (2n = 8). B. Hành tây (2n = 16).
C. Đậu Hà Lan (2n = 14). D. Người (2n = 46).
Câu 6. Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Giả sử có 1 tế bào của loài này nguyên phân liên tiếp 5 lần đã tạo ra một lượng tế
bào con với tổng số NST trong các tế bào đó là bao nhiêu?
A. 32 tế bào và 248 NST. B. 32 tế bào và 256 NST.
C. 31 tế bào và 248 NST. D. 31 tế bào và 256 NST.
Câu 7. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 14. Một tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên phân, ở
kì sau có số NST trong tế bào là
A. 14 NST đơn. B. 28 NST đơn. C. 48 NST đơn. D. 14 NST kép.
Câu 8. Quá trình phân chia liên tiếp của một nhóm tế bào người (2n = 46) đã tạo ra tất cả 2576 NST ở thế hệ cuối cùng.
Biết rằng trong quá trình này môi trường đã cung cấp nguồn nguyên liệu tương đương với 2254 NST ở trạng thái chưa
nhân đôi. Hãy xác định số tế bào ban đầu và số lần phân chia của chúng.
A. 6 tế bào; 2 lần phân chia. B. 7 tế bào; 4 lần phân chia.
C. 8 tế bào; 3 lần phân chia. D. 7 tế bào; 3 lần phân chia.
Câu 9. Hợp tử của 1 loài nguyên phân 3 đợt liên tiếp, môi trường đã cung cấp nguyên liêu tương đương 182 NST. Kết
luận nào sau đây không đúng?
A. Bộ NST lưỡng bội là 26. B. Kì đầu có 26 crômatit.
C. Kì sau có 52 NST đơn. D. Kì cuối có 26 tâm động.
Câu 10. Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và đã tạo ra 36 tế bào con. Biết số lần nguyên phân của tế
bào B gấp 2 lần số lần nguyên phân của tế bào A. Số tế bào con tạo ra từ tế bào C là
A. 4. B. 16. C. 8. D. 32.
Câu 11. Một hợp tử của 1 loài nguyên phân 1 số lần liên tiếp cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n
của loài. Quá trình nguyên phân của tế bào đó môi trường cung cấp 168 NST đơn mới tương đương. Xác định số lần
nguyên phân của hợp tử trên?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 8
Câu 12. Có một số tế bào sinh dưỡng của thỏ cùng nguyên phân 3 lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con chứa tổng số
2112 NST. Hãy xác định số tế bào con đã được tạo ra sau quá trình nguyên phân. Biết thỏ có bộ NST lưỡng bội 2n = 44.
A. 48. B. 6. C. 8. D. 24.
Câu 13. Có 7 hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần. Trong các tế bào con có chứa tổng số 448 NST ở trạng
thái chưa nhân đôi. Xác định số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân trên.
A. 56. B. 896. C. 392. D. 784.
Câu 14. Ở cá thể một loài có 4 tế bào sinh dưỡng nguyên phân một số lần bằng nhau. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ
3, trong các tế bào con có tổng số 2496 crômatit. Xác định bộ NST 2n của loài.
A. 38. B. 16. C. 24. D. 78.
Câu 15. Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên
phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 384 crômatit.
Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A. 18. B. 24. C. 15. D. 21.
Câu 16. Có 1 nhóm tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân. Trong số đó có: 1/4 tế bào nguyên phân 2 đợt. Số tế bào còn
lại qua 5 đợt nguyên phân. Tổng tế bào con tạo ra 100. Số tế bào con tạo ra từ nhóm tế bào còn lại là
A. 75. B. 25. C. 96. D. 32.
Câu 17. Có 2 tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau NP một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 18 tế bào con.
Biết tế bào của loài A có số lần NP nhiều hơn tế bào của loài B và loài B có bộ NST 2n = 14. Tổng số NST chứa trong tất
cả các tế bào con do 2 tế bào sinh dưỡng nguyên phân tạo ra là 348. Bộ NST lưỡng bội của loài A là
A. 14. B. 8. C. 20. D. 16.
Câu 18. Ở loài có bộ NST lưỡng bội là 2n. Tế bào A nguyên phân một số lần đã tạo ra số tế bào con gấp 8 lần bộ NST
lưỡng bội của loài. Tế bào B có số lần NP chỉ bằng 1/2 số lần NP của tế bào A và số NST trong các tế bào con được tạo
ra từ tế bào B là 64 . Kết quả số NST mới tạo thành ở cả hai nhóm tế bào là 560 NST đơn. Số lần NP của tế bào B là
A. 8. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 19. Có 10 hợp tử của cùng loài nguyên phân một số lần bằng nhau và trong đó sử dụng của môi trường nội bào
nguyên liệu tương đương với 2480 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST được cấu tạo hoàn toàn từ
nguyên liệu môi trường là 2400. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 20. Ba hợp tử A, B, C thuộc cùng một loài nguyên phân một số đợt đã tạo ra 112 tế bào con. Hợp tử A MT cung cấp
2394 NST đơn. Số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử B là 1140. Tổng số NST có trong
tế bào con ở trạng thái chưa nhân đôi tạo ra từ hợp tử C là 608. Bộ NST (2n) của loài là
A. 38. B. 16. C. 14. D. 8.
Câu 21. Một tế bào sinh dưỡng của một cá thể đã nguyên phân liên tiếp một số đợt, người ta đếm được 3072 crômatit
trong các tế bào đang nguyên phân ở đợt cuối cùng, trong đó có 3060 crômatit được cấu tạo hoàn toàn từ các nguyên liệu
mới. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
A. 8. B. 38. C. 14. D. 6.
Câu 22. Có 3 hợp tử A, B, C. Hợp tử A nguyên phân 3 lần liên tiếp và đã sử dụng của MT nguyên liệu tương đương 84
NST. Hợp tử B nguyên phân 4 lần liên tiếp và trong các tế bào con có chứa 256 NST. Hợp tử C nguyên phân 2 lần và vào
kì giữa của lần nguyên phân đầu tiên, trong hợp tử có chứa 40 crômatit. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ba hợp tử trên thuộc cùng một loài. B. Số NST MT cung cấp cho tế bào B là 240.
C. Tổng số tế bào con do 3 hợp tử trên tạo ra là 20. D. Bộ NST lưỡng bội của loài A là 16.
Câu 23. Có 4 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần không bằng nhau.
- Hợp tử A nguyên phân tạo ra các tế bào con có tổng số NST đơn gấp 4 lần số NST chứa trong bộ NST lưỡng bội của
loài.
- Hợp tử B tạo ra số tế bào con bằng 1/3 số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài.
- Hợp tử C và hợp tử D tạo ra tổng số 48 tế bào con, trong đó số tế bào con tạo ra từ hợp tử D gấp hai lần số tế bào con
tạo ra từ hợp tử C.
Tổng số NST trong các tế bào con tạo ra từ 4 hợp tử là 1440 thì số thoi vô sắc đã được hình thành trong quá trình nguyên
phân của 4 hợp tử nói trên là
A. 24. B. 56. C. 48. D. 59.
Câu 24. Xét quá trình phân bào của 4 tế bào A, B, C, D của một loài:
- Tế bào A nguyên phân một số lần tạo ra số tế bào con bằng 2 lần số NST đơn trong bộ đơn bội của loài.
- Tế bào B nguyên phân một số lần tạo ra các tế bào con có tổng số NST đơn gấp 8 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc
trong bộ 2n của loài.
- Tế bào C nguyên phân đã lấy từ môi trường nội bào 210 NST đơn, tế bào D nguyên phân 7 đợt.
Tổng số NST đơn của tất cả các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng của 4 tế bào trên là 1134.
Xác định số lần nguyên phân của tế bào C.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 25. Xét 3 tế bào sinh dưỡng I, II, III của cùng một loài. Số tế bào con được sinh ra từ tế bào I bằng số NST đơn trong
bộ NST lưỡng bội của loài. Các tế bào con của tế bào II có số NST đơn gấp 4 lần số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội
của một tế bào. Các tế bào con thuộc tế bào III có 16 NST đơn. Tổng số tế bào được tạo thành từ 3 tế bào trên có 112
NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Tổng số NST MT cung cấp cho cả 3 tế bào trên thực hiện NP là
A. 8. B. 88. C. 11. D. 56.
------------------------------------------------
ÔN TẬP LÝ THUYẾT CHU KÌ TẾ BÀO (NGUYÊN PHÂN)
Câu 1. Khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là
A. quá trình phân bào. B. thời gian thế hệ.
C. chu kỳ tế bào. D. thời gian phân bào.
Câu 2. Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của
A. kì cuối. B. kỳ đầu. C. kỳ giữa. D. kỳ trung gian.
Câu 3. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
A. Pha G1. B. Pha G2. C. Pha S. D. Pha G1 và pha G2.
Câu 4. Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự
A. G1, G2, S, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân.
C. S, G1, G2, nguyên phân. D. G2, G1, S, nguyên phân.
Câu 5. Trật tự các giai đoạn chính của quá trình nguyên phân là
A. tế bào phân chia → nhân phân chia. B. nhân phân chia → tế bào chất phân chia.
C. kì trung gian và quá trình nguyên phân. D. kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.
Câu 6. Những kỳ nào sau đây trong chu kì nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép?
A. Trung gian, đầu và cuối. B. Đầu, giữa, cuối.
C. Trung gian, đầu và giữa. D. Đầu, giữa, sau và cuối.
Câu 7. Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở
A. kỳ đầu và kì cuối. B. kỳ sau và kỳ cuối.
C. kỳ sau và kì giữa. D. kỳ cuối và kỳ giữa.
Câu 8. Khi hoàn thành kỳ sau của nguyên phân, số nhiễm sắc thể trong tế bào là
A. 4n – đơn. B. 4n – kép. C. 2n – kép. D. 2n – đơn.
Câu 9. Tế bào nào ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào?
A. Tế bào gan. B. Tế bào ruột.
C. Tế bào thần kinh. D. Tế bào phôi giai đoạn sớm.
Câu 10. Nguyên nhân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào?
A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào thực vật.
C. Tế bào động vật. D. Tế bào nấm.
Câu 11. Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở
A. Kỳ đầu. B. Kỳ sau. C. Kỳ giữa. D. Kỳ cuối.
Câu 12. Hiện tượng các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào
A. Kỳ cuối. B. Kỳ trung gian. C. Kỳ đầu. D. Kỳ giữa.
Câu 13. Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào
A. Kỳ giữa. B. Kỳ sau. C. Kỳ cuối. D. Kỳ đầu.
Câu 14. Các nhiễm sắc thể dính vào tia thoi phân bào nhờ
A. Eo sơ cấp. B. Tâm động. C. Eo thứ cấp. D. Đầu nhiễm sắc thể.
Câu 15. Bào quan sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào là
A. Trung thể. B. Không bào. C. Ti thể. D. Bộ máy Gôn gi.
Câu 16. Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kỳ
A. Kỳ đầu. B. Kỳ trung gian. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối.
Câu 17. Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
A. Phân li nhiễm sắc thể. B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể. D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể.
Câu 18. Hiện tượng dãn xoắn nhiễm sắc thể xảy ra vào
A. kỳ giữa. B. kỳ sau. C. kỳ đầu. D. kỳ cuối.
Câu 19. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì cuối. B. Kì sau. C. Kì giữa. D. Kì đầu.
Câu 20. Crômatit là tên gọi khác của
A. nhiễm sắc thể đơn. B. nhiễm sắc tử.
C. nhiễm sắc thể kép D. tâm động.
Câu 21. Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc tử không tồn tại ở kì nào dưới đây?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì cuối. D. Kì trung gian.
Câu 22. Bệnh nào sau đây phát sinh do rối loạn cơ chế điều hòa phân bào của 1 bộ phận nào đó trong cơ thể?
A. Ung thư. B. Tiểu đường. C. Viêm gan B. D. Gout.
Câu 23. Số lượng tế bào con được sinh ra qua n lần nguyên phân từ 1 TB sinh dưỡng và TB sinh dục sơ khai?
A. 2n. B. 4n. C. 2n. D. 4n.
Câu 24. Sự kiện nào dưới đây không xảy ra trong các kì nguyên phân?
A. Tái bản ADN. B. Phân ly các nhiễm sắc tử chị em.
C. Tạo thoi phân bào. D. Tách đôi trung thể.
Câu 25. Diễn biến quan trọng nhất xảy ra ở pha S của kì trung gian là gì?
A. Sự hình thành thoi vô sắc. B. Sự hoạt hóa các enzim.
C. Sự tổng hợp prôtêin. D. Sự nhân đôi của ADN.
Câu 26. Hoạt động xảy ra trong pha G2 của kì trung gian là
A. tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
B. tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
C. tổng hợp tế bào chất và bào quan.
D. phân chia tế bào.
Câu 27. Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng cách
A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. Kéo dài màng tế bào.
C. Thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào. D. Phân đôi.
Câu 28. Kết quả của quá trình nguyên phân là từ 1 tế bào ban đầu (2n) sẽ tạo ra
A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
Câu 29. Trường hợp nào sau đây thuộc phân bào nguyên phân?
A. Tế bào có bộ NST 3n tạo ra các tế bào con có bộ NST 3n.
B. Tế bào có bộ NST 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST n.
C. Tế bào có bộ NST 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n.
D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn mới.
Câu 30. Các tế bào con tạo ra trong nguyên phân có số NST bằng với số nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ do
A. nhân đôi và co xoắn nhiễm sắc thể. B. nhân đôi và phân li đồng đều nhiễm sắc thể.
C. phân li đồng đều và dãn xoắn nhiễm sắc thể. D. co xoắn và dãn xoắn nhiễm sắc thể.
Câu 31. Các tế bào con tạo ra trong nguyên nhân có số NST bằng với phân tử tế bào ban đầu nhờ quá trình nào?
A. Nhân đôi và co xoắn nhiễm sắc thể. B. Nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể.
C. Phân li và dãn xoắn nhiễm sắc thể. D. Co xoắn và dãn xoắn nhiễm sắc thể.
Câu 32. Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là
A. nguyên phân và giảm phân. B. giảm phân và hình thành giao tử.
C. phân chia nhân và phân chia tế bào chất. D. kì trung gian và phân chia tế bào (pha M).
Câu 33. Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là
A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào.
B. kéo dài thời gian của quá trình phân bào.
C. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào.
D. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào.
Câu 34. Hoạt động nào sau đây không thể diễn ra nếu điểm kiểm soát G1 phát hiện các sai hỏng?
A. Chu kì tế bào bị dừng lại. B. Tế bào tiến vào pha S.
C. Tế bào tiến vào pha G0. D. Tế bào tiến thẳng vào pha M.
Câu 35. Ung thư là
A. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm
lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
B. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn
sang các bộ phận khác của cơ thể.
C. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các
bộ phận khác của cơ thể.
D. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ
phận khác của cơ thể.
Câu 36. Khối u lành tính khác với khối ác tính ở điểm là
A. có khả năng tăng sinh không giới hạn.
B. chỉ định vị ở một vị trí nhất định trong cơ thể.
C. có khả năng tách khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến vị trí mới.
D. có cơ chế kiểm soát chu kì tế bào không hoạt động hoặc hoạt động bất thường.
Câu 37. Các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam gồm
A. ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
B. ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng.
C. ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư hậu môn.
D. ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi.
Câu 38. Nguyên nhân nào sau đây không được sử dụng để giải thích cho hiện tượng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư
ngày càng gia tăng?
A. Tuổi thọ của con người ngày càng được gia tăng.
B. Ô nhiễm môi trường sống ngày càng nặng nề.
C. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh.
D. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ngày càng phổ biến.
Câu 39. Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để chữa trị ung thư?
A. Phẫu thuật cắt bỏ khối u.
B. Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào khối u.
C. Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng.
D. Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tế bào khối u.
Câu 40. Vai trò của quá trình phân chia nhân trong pha M là
A. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.
B. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần khác nhau cho 2 tế bào con.
C. phân chia tế bào chất của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.
D. phân chia tế bào chất của tế bào mẹ thành 2 phần khác nhau cho 2 tế bào con.
Câu 41. Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi
A. sinh tổng hợp đầy đủ các chất. B. nhiễm sắc thể hoàn thành nhân đôi.
C. có tín hiệu phân bào. D. kích thước tế bào đủ lớn.
Câu 42. Trong quá trình phân chia tế bào chất, hoạt động chỉ xảy ra ở TB thực vật mà không có ở TB động vật
A. hình thành vách ngăn ở giữa tế bào. B. màng nhân xuất hiện bao lấy NST.
C. NST tháo xoắn cực đại. D. thoi tơ vô sắc biến mất.
Câu 43. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
A. thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
B. truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.
C. tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn.
D. giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Câu 44. Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?
A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên.
B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì giống nòi.
C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động.
D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản.
Câu 45. Đối với sinh vật đơn bào nhân thực, nguyên phân có ý nghĩa là
A. cơ chế của sinh sản hữu tính. B. cơ chế của sinh sản vô tính.
C. giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. D. giúp cơ thể thay thế các mô bị tổn thương.
Câu 46. Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không vai trò nào sau đây?
A. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Tạo ra các tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.
D. Tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào già hay bị tổn thương.
Câu 47. Cơ sở của sự nhân đôi NST là
A. sự nhân đôi của ADN.
B. sự co xoắn và tháo xoắn mang tính chu kì của NST.
C. sự tổng hợp prôtêin trong tế bào.
D. sự phân li của các NST ở kì sau của phân bào.
Câu 48. Bộ NST của loài được kí hiệu AaBbDd, kí hiệu bộ NST của loài ở kì đầu của nguyên phân là
A. AABBDD và aabbdd. B. AaBbDd.
C. AaBbDd và AaBbDd. D. AAaaBBbbDDdd.
Câu 49. Thoi phân bào có chức năng nào sau đây?
A. Là nơi xảy ra quá trình tự nhân đôi của ADN và NST.
B. Là nơi NST bám và giúp NST phân ly về các cực của tế bào.
C. Là nơi NST xếp thành hàng ngang trong quá trình phân bào.
D. Là nơi NST bám vào để tiến hành nhân đôi thành NST kép.
Câu 50. Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát NST vì
A. NST chưa tự nhân đôi.
B. NST tháo xoắn hoàn toàn, tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.
C. NST ra khỏi nhân và phân tán trong tế bào chất.
D. Các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp.
Câu 51. Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?
A. Tế bào phân chia trước rồi đến nhân phân chia. B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất.
C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc. D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không.
Câu 52. Hoạt động nhiễm sắc thể từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm hai crômatit hay nhiễm sắc tử chị em giống
hệt nhau đính với nhau ở tâm động và chứa hai phân tử ADN giống nhau tạo ra hai bộ thông tin di truyền hoàn chỉnh
để truyền lại cho hai tế bào con sẽ được tạo ra qua nguyên phân. Hoạt động này có ở pha nào, kỳ nào của quá trình
phân bào?
A. Pha G1 kỳ trung gian. B. Kì đầu quá trình nguyên phân.
C. Pha S kỳ trung gian. D. Kì sau quá trình nguyên phân.
Câu 53. Trong quá trình phân đôi của tế bào vi khuẩn, việc phân phối vật chất di truyền được thực hiện nhờ
A. sự hình thành vách ngăn. B. sự co thắt của màng sinh chất.
C. sự kéo dài của màng tế bào. D. sự tự nhân đôi của màng sinh chất
Câu 54. NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động để
A. phân chia đồng đều vật chất DT cho tế bào con. B. dễ biến đổi hình thái trong phân chia tế bào.
C. dễ di chuyển về mặt phẳng xích đạo. D. trao đổi các đoạn NST tạo biến dị.
Câu 55. NST phải co xoắn cực đại rồi mới phân chia các nhiễm sắc tử về 2 cực của tế bào để
A. phân chia đồng đều vật chất di truyền. B. dễ biến đổi hình thái trong phân chia tế bào.
C. khi phân li về 2 cực của tế bào không bị rối. D. dễ tách nhau khi phân li.
Câu 56. NST tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc để
A. dễ quan sát và đếm được số lượng NST của loài. B. dễ tách nhau khi phân li.
D. sắp xếp thứ tự NST trước khi phân li. C. tạo sự cân bằng lực kéo ở 2 đầu TB của thoi vô sắc.
Câu 57. Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh để
A. tạo sự cân bằng lực kéo ở 2 đầu TB của thoi vô sắc.
B. thuận lợi cho sự nhân đôi ADN, NST.
C. dễ di chuyển về mặt phẳng xích đạo.
D. nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và prôtêin chuẩn bị cho chu kì sau.
Câu 58. Hiện tượng dãn xoắn của NST trong nguyên phân có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST. B. Thuận lợi cho sự nhân đôi ADN, NST.
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST. D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn.
Câu 59. Ở kỳ sau của nguyên phân ....(1).... trong từng NST kép tách nhau ở tâm động xếp thành hai nhóm
....(2)....tương đương, mỗi nhóm trượt về 1 cực của tế bào.
A. (1) : 4 crômatit; (2) : nhiễm sắc thể. B. (1) : 2 crômatit; (2) : nhiễm sắc thể đơn.
C. (1) : 2 nhiễm sắc thể con; (2) : 2 crômatit. D. (1) : 2 nhiễm sắc thể đơn; (2) : crômatit.
Câu 60. Khi quan sát tiêu bản rễ hành dưới kính hiển vi, đặc điểm nhận biết tế bào đang ở kì sau của quá trình
nguyên phân là khi
A. quan sát thấy các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. quan sát thấy tế bào có nhân hình tròn không thấy rõ NST.
C. quan sát thấy có 2 nhóm NST đơn và hướng về 2 cực của tế bào.
D. quan sát thấy các NST tập trung ở 2 cực của tế bào và xuất hiện vách ngăn ở giữa tế bào.
Câu 61. Kì trung gian được gọi là thời kì sinh trưởng của tế bào vì
A. kì này nằm trung gian giữa hai lần phân bào.
B. nó diễn ra sự nhân đôi của NST và trung thể.
C. nó diễn ra quá trình sinh tổng hợp các chất, các bào quan.
D. nó là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân chia của tế bào.
Câu 62. Khi nói về phân bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có hai hình thức phân bào là trực phân và gián phân.
B. Vi khuẩn phân bào trực phân nên tế bào con có bộ NST khác tế bào mẹ.
C. Thứ tự các pha trong một chu kì tế bào là: G1 → S → G2 → M.
D. Phân bào trực phân chỉ có ở tế bào nhân sơ (vi khuẩn).
Câu 63. Nếu tế bào nhân thực phân bào theo hình thức trực phân thì có thể dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Tạo ra quá nhiều tế bào do thời gian phân chia ngắn.
B. Biến thành tế bào nhân sơ do bị mất màng nhân.
C. Tế bào con có bộ NST khác nhau và khác tế bào mẹ.
D. Các thế hệ tế bào con có sức sống giảm dần.
Câu 64. Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng?
A. Tế bào chất được phân chia đồng đều cho hai tế bào con.
B. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo.
C. Tế bào thực vật phân chia tế bào từ trung tâm mặt phẳng xích đạo và tiến ra hai bên.
D. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rất nhanh ngay sau khi phân chia nhân hoàn thành.
Câu 65. Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân.
C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau.
Câu 66. Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kì tế bào.
B. Chu kì tế bào luôn gắn với quá trình nguyên phân.
C. Ở phôi, thời gian của một chu kì tế bào rất ngắn.
D. Trong chu kì tế bào, pha G1 thường có thời gian dài nhất.
Câu 67. Khi nói về kì giữa của nguyên phân, nhận định nào dưới đây là không đúng?
A. Các NST được đính vào các dây tơ phân bào.
B. Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
C. Các NST ở trạng thái co xoắn cực đại.
D. Thoi phân bào được đính vào 1 phía của NST tại tâm động.
Câu 68. Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào?
A. Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
B. Trong chu kì tế bào, sự phân chia nhân diễn ra xong thì mới phân chia tế bào chất.
C. Thời gian của chu kì tế bào tùy thuộc vào từng loại tế bào và tùy thuộc vào từng loài
D. Trong chu kì tế bào diễn ra các quá trình sinh trưởng, phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
Câu 69. Câu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quá trình nguyên phân?
A. Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể đa bào lớn lên.
B. Đối với một số vi sinh vật nhân thực, nguyên phân là cơ chế sinh sản vô tính.
C. Giúp cơ thể tái sinh mô và cơ quan bị tổn thương.
D. Tạo nên sự đa dạng về mặt di truyền ở thế hệ sau.
Câu 70. Cho các phát biểu sau về kì trung gian, phát biểu nào sau đây là đúng?
1. Có 3 pha: G1, S và G2.
2. Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.
3. Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép.
4. Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào.
A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 71. Ở tế bào rễ hành có 2n =16, vào kì giữa của quá trình nguyên phân mỗi tế bào có
A. 16 NST kép. B. 32 NST kép. C. 16 NST đơn. D. 32 NST đơn.
Câu 72. Ở tế bào rễ hành có 2n =16, vào kì sau của quá trình nguyên phân mỗi tế bào có
A. 16 NST kép. B. 32 NST kép. C. 16 NST đơn. D. 32 NST đơn.
Câu 73. Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có
A. 46 nhiễm sắc thể đơn. B. 92 nhiễm sắc thể kép.
C. 46 crômatit. D. 92 tâm động.
Câu 74. Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì số NST trong các tế bào con tạo
thành là 192 NST. Hãy xác định bộ NST và tên loài
A. 2n = 46 (người). B. 2n = 14 (đậu Hà Lan). C. 2n = 8 (ruồi giấm). D. 2n = 24 (cà chua).
Câu 75. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên
phân, ở kì sau có số NST trong tế bào là
A. 24 NST đơn. B. 24 NST kép. C. 48 NST đơn. D. 48 NST kép.
Câu 76. Gà có 2n = 78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số NST trong mỗi tế bào là
A. 78 nhiễm sắc thể đơn. B. 78 nhiễm sắc thể kép.
C. 156 nhiễm sắc thể đơn. D. 156 nhiễm sắc thể kép.
Câu 77. Một tế bào sinh dưỡng của ngô (2n = 20) tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi tổng số NST đơn ở kì sau
của lần nguyên phân cuối cùng là bao nhiêu ?
A. 160 NST. B. 640 NST. C. 320 NST. D. 480 NST.
Câu 78. Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Giả sử có 1 tế bào của loài này nguyên phân liên tiếp 3 lần đã tạo ra một lượng
tế bào con với tổng số NST trong các tế bào đó là bao nhiêu?
A. 2 tế bào và 16 NST. B. 4 tế bào và 24 NST.
C. 6 tế bào và 48 NST. D. 8 tế bào và 64 NST.
Câu 79. Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Số tế bào con hình thành và số nguyên liệu tương đương NST
đơn mà môi trường cung cấp cho một tế bào sinh dưỡng sau khi trải qua 6 đợt nguyên phân liên tiếp sẽ là
A. 64 tế bào con, 434 NST. B. 32 tế bào con, 434 NST.
C. 64 tế bào con, 882 NST. D. 32 tế bào con, 882 NST.
Câu 80. Có 10 tế bào sinh dưỡng của một loài nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo ra các tế bào con, môi trường nội bào
đã cung cấp 4340 NST đơn. Hãy xác định tên loài của tế bào trên?
A. Ruồi giấm. B. Đậu Hà Lan. C. Hành tây. D. Người.
Câu 81. Có 8 tế bào sinh dưỡng của ngô cùng nguyên phân liên tiếp 4 đợt, người ta thấy môi trường nội bào phải
cung cấp 2400 NST đơn để hình thành các tế bào con. Bộ NST của tế bào sinh dưỡng của ngô là
A. 75. B. 150. C. 20. D. 40.
Câu 82. Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Giả sử có 1 tế bào của loài này nguyên phân liên tiếp 5 lần đã tạo ra một lượng
tế bào con với tổng số NST trong các tế bào đó là bao nhiêu?
A. 32 tế bào và 248 NST. B. 32 tế bào và 256 NST.
C. 31 tế bào và 248 NST. D. 31 tế bào và 256 NST.
Câu 83. Xét 3 tế bào xôma của một loài sinh vật trải qua 4 lần nguyên phân liên tiếp, tại kì giữa của lần nguyên phân
thứ ba người ta đếm được 768 crômatit. Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của loài trên?
A. 2n = 8. B. 2n = 16. C. 2n = 24. D. 2n = 32.
Câu 84. Số nhiễm sắc thể môi trường đã cung cấp cho 1 hợp tử nguyên phân 7 lần là 5080. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng
bội và tổng số tế bào con được tạo ra là
A. 2n = 38 và 128 tế bào. B. 2n = 40 và 128 tế bào.
C. 2n = 44 và 64 tế bào . D. 2n = 78 và 32 tế bào.
Câu 85. Có bao nhiêu sự kiện diễn ra trong kì giữa của nguyên phân?
(1) Các NST kép dần co xoắn
(2) Màng nhân và nhân con xuất hiện
(3) Thoi phân bào dần xuất hiện
(4) Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
(5) Các nhiếm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào
(6) Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động
(7) NST dãn xoắn dần
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 86. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nguyên phân?
I. Quá trình nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
II. Các phương pháp giâm, chiết, ghép cành được tiến hành dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
III. Trong nguyên phân, việc phân chia vật chất di truyền và phân chia tế bào chất được tiến hành đồng thời.
IV. Trong nguyên phân NST quan sát rõ nhất ở kì giữa.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 87. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau khi nói về nguyên phân?
(1) Tế bào mẹ ban đầu có (2n) NST đơn nghĩa là sẽ có (4n) crômatit và gồm có (2n) tâm động.
(2) Ở kì đầu tế bào có (2n) NST kép gồm (4n) crômatit với (2n) tâm động.
(3) Ở kì sau mỗi tế bào chỉ còn lại (2n) NST nhưng (4n) crômatit với (2n) tâm động.
(4) Khi 2 con đã hình thành thì mỗi tế bào chỉ có (2n) crômatit như tế bào mẹ ban đầu.
(5) Chu kì tế bào là thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp, tính từ kì trung gian đến cuối kì cuối.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 88. Quá trình phân chia liên tiếp của một nhóm tế bào người (2n = 46) đã tạo ra tất cả 2576 NST ở thế hệ cuối
cùng. Biết rằng trong quá trình này môi trường đã cung cấp nguồn nguyên liệu tương đương với 2254 NST ở trạng
thái chưa nhân đôi. Hãy xác định số tế bào ban đầu và số lần phân chia của chúng.
A. 6 tế bào; 2 lần phân chia. B. 7 tế bào; 4 lần phân chia.
C. 8 tế bào; 3 lần phân chia. D. 7 tế bào; 3 lần phân chia.
Câu 89. Một tế bào sinh dưỡng của một loài tiến hành phân chia liên tiếp 5 lần. Tại kì giữa của lần NP cuối cùng,
người ta đếm được 448 crômatit trong tất cả các tế bào. Hỏi loài đang xét có bộ NST lưỡng bội bằng bao nhiêu ?
A. 2n = 12. B. 2n = 32. C. 2n = 28. D. 2n = 14.
Câu 90. Có 5 hợp tử cùng loài nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào con tạo ra có chứa tổng số 1520 nhiễm
sắc thể đơn. Cũng trong quá trình nguyên phân đó, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 1330 nhiễm
sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
A. 2n = 78. B. 2n = 48. C. 2n = 38. D. 2n = 18.
Câu 91. Một hợp tử nguyên phân 6 lần. Vào kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng, người ta xác định trong các tế
bào có chứa tổng số 896 crômatit. Tên của loài là
A. khoai tây. B. lúa nước. C. đậu Hà Lan. D. cà chua.
Câu 92. Quá trình nguyên phân liên tiếp một số đợt từ một tế bào lưỡng bội của ruồi giấm tạo ra số tế bào mới ở thế
hệ tế bào cuối cùng với 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số đợt phân bào của tế bào ban đầu?
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 93. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về quá trình nguyên phân?
(1). Ở kì đầu của NP, có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các sợi crômatit trong cặp NST kép tương đồng.
(2). Ở kì sau nguyên phân, các NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
(3). Ở kì sau nguyên phân, 2 crômatit chị em của NST kép tách ở tâm động và phân li đồng đều.
(4). Ở kì đầu nguyên phân, có sự phân li của cặp NST kép tương đồng tạo sự đa dạng của các giao tử.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 94. Khi nói về quá trình nguyên phân, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gồm 2 lần phân bào, đó là phân bào 1 và phân bào 2.
II. Các NST đơn chỉ nhân đôi một lần.
III. NST tự nhân đôi và phân li về 2 cực của tế bào là cơ sở giúp cho sự duy trì ổn định bộ NST.
IV. NST đơn chỉ tồn tại ở kỳ sau của quá trình nguyên phân.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 95. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nguyên phân?
I. Quá trình nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
II. Các phương pháp giâm, chiết, ghép cành được tiến hành dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
III. Trong nguyên phân, việc phân chia vật chất di truyền và phân chia tế bào chất được tiến hành đồng thời.
IV. Trong nguyên phân NST quan sát rõ nhất ở kì giữa.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 96. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau khi nói về nguyên phân?
(1) Tế bào mẹ ban đầu có (2n) NST đơn nghĩa là sẽ có (4n) crômatit và gồm có (2n) tâm động.
(2) Ở kì đầu tế bào có (2n) NST kép gồm (4n) crômatit với (2n) tâm động.
(3) Ở kì sau mỗi tế bào chỉ còn lại (2n) NST nhưng (4n) crômatit với (2n) tâm động.
(4) Khi 2 con đã hình thành thì mỗi tế bào chỉ có (2n) crômatit như tế bào mẹ ban đầu.
(5) Chu kì tế bào là thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp, tính từ kì trung gian đến cuối kì cuối.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 97. Khi nói về quá trình nguyên phân, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân.
(2) Một tế bào sinh dưỡng ở người có khối lượng ADN là 6,6.10-12 gam và có 46 NST. Xét ở chu kì tế bào thì khối
lượng 1 tế bào ở pha G2 sẽ là 13,2.10-12 gam, số lượng NST 1 tế bào là 46 NST kép.
(3) Kết quả của quá trình NP sẽ luôn tạo ra tế bào con có bộ NST lưỡng bội giống hệt nhau.
(4) Quá trình nguyên phân chỉ có 1 lần phân bào liên tiếp và NST chỉ nhân đôi 1 lần.
(5) Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và cả tế bào sinh dục vùng sinh sản.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 98. Một hợp tử của 1 loài nguyên phân 1 số lần liên tiếp cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST
2n của loài. Quá trình nguyên phân của tế bào đó môi trường cung cấp 168 NST đơn mới tương đương. Xác định số
lần nguyên phân của hợp tử trên?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 8
Câu 99. Chu kì nguyên phân của tế bào A bằng 1/3 thời gian so với chu kì nguyên phân của tế bào B. Quá trình
nguyên phân của cả hai tế bào cần được cung cấp 3108 NST đơn. Số đợt nguyên phân của tế bào A và bộ NST của
loài lần lượt là bao nhiêu?
A. 3 và 9. B. 2 và 6. C. 3 và 6. D. 2 và 8.
Câu 100. "Gen p53 là một yếu tố phiên mã kích hoạt sự biểu hiện của các protein ức chế tăng sinh và thúc đẩy quá
trình apoptosis để phản ứng với tổn thương DNA. Các thay đổi di truyền làm bất hoạt p53 sẽ ức chế phản ứng tổn
thương DNA ngăn cản sự tiến triển của chu kì tế bào. Khi điều này xảy ra, một tế bào tiếp tục phân chia ngay cả khi
DNA bị tổn thương. Vì việc ngừng hoạt động của các chất ức chế khối u dẫn đến mất chức năng, cả bản gốc và các
bản sao của gene mã hóa chất ức chế khối u thường phải được thay đổi để quá trình hình thành khối u xảy ra". Em
hãy cho biết gene p53 ảnh hưởng lên điểm kiểm soát nào của chu kì tế bào.
A. Điểm kiểm soát G1 → S.
B. Điểm kiểm soát S → G2.
C. Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa → kì sau.
D. Điểm kiểm soát G2 → M.
------------------------------------------------------

You might also like