You are on page 1of 2

Tế bào gốc là các tế bào chưa được biệt hoá nghĩa là chưa có

chức năng hay nhiệm vụ cụ thể.

Trong khi tế bào da bảo vệ cơ thể, tế bào cơ thì giúp cơ thể vận
động và tế bào thần kinh truyền tín hiệu. Thì tế bào gốc không có
cấu trúc hay chức năng nào cụ thể.

Tế bào gốc có tiềm năng trở thành tất cả các tế bào khác trong cơ
thể bạn.

Cơ thể bạn dùng tế bào gốc để thay thế các tế bào bị hao mòn khi
chúng chết đi.

Ví dụ như, bạn thay thế hoàn toàn niêm mạc ruột sau mỗi 4 ngày.

Các tế bào gốc bên dưới lớp niêm mạc ruột thay thế các tế bào
này khi chúng bị hao mòn.

Các nhà khoa học hy vọng có thể sử dụng tế bào gốc để tạo ra
các dạng thuốc cá nhân chuyên biệt để có thể thay thế các phần
của cơ thể chúng ta, bằng chính các phần cơ thể đó.

Các nhà khoa học đang làm việc chăm chỉ nhằm tìm ra cách sử
dụng tế bào gốc để tạo ra các mô mới cho các phần cơ quan bị
phá hủy do bị  tổn thương hay bệnh tật.

Việc sử dụng tế bào gốc thay thế các mô bị huỷ hoại được gọi là y
học tái tạo.

Chẳng hạn, các nhà khoa học hiện sử dụng tế bào gốc để trị bệnh
cho bệnh nhân có bệnh về máu như bệnh bạch cầu.

Bệnh bạch cầu là một dạng bệnh ung thư có ảnh hưởng đến tủy
xương.

Tủy xương là mô xốp bên trong xương, nơi các tế bào máu được
tạo ra.

Ở bệnh bạch cầu, một vài tế bào bên trong tủy xương tăng sinh vô
hạn, lấn át các tế bào gốc khoẻ mạnh làm khong thể hình thành tế
bào máu.

Một số bệnh nhân bị bệnh bạch cầu có thể được ghép tế bào gốc.
Các tế bào gốc này sẽ tạo ra các tế bào máu cần thiết cho cơ thể
bệnh nhân.
Thực tế, có nhiều loại tế bào gốc có thể được sử dụng cho
phương pháp chữa trị ý tế và nghiên cứu.

Tế bào gốc trưởng thành hoặc tế bào gốc của mô cụ thể(gọi là tế


bào gốc đơn năng) được tìm thấy với số lượng nhỏ hầu hết trong
các mô của cơ thể.

Các tế bào gốc của mô cụ thể thay thế cho các tế bào hiện có
trong cơ quan khi chúng bị hao mòn hoặc chết đi.

Tế bào gốc phôi được tạo ra từ phôi thai còn sót lại, máu dây rốn,
…(gọi là tế bào gốc đa năng)

Không giống như tế bào gốc đơn năng các tế bào gốc này có thể
phát triển thành bất cứ dạng mô nào cùng họ trong cơ thể.

Loại tế bào gốc thứ 3 là tế bào gốc vạn năng. Đây là các tế bào
da, mỡ, gan thông thường…. được thay đổi để giống với các tế
bào gốc của phôi. Giống như tế bào gốc phôi, chúng cũng có thể
trở thành bất cứ tế bào nào trong cơ thể. Loại vi diệu nhất là tế
bào gốc toàn năng với khả năng tăng sinh vô hạn. Cùng với hy
vọng dụng các loại tế bào gốc này tạo ra các tế bào mô mới và
chữa bệnh cho cơ thể, các nhà khoa học còn có thể dựa vào
chúng mà tìm hiểu cách mà cơ thể hoạt động.

Các nhà khoa học có thể quan sát sự phát triển của tế bào gốc
trong mô để hiểu rõ hơn cơ chế mà cơ thể tạo ra mô mới một cách
có kiểm soát và điều hoà.

You might also like