You are on page 1of 281

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ

MỤC TIÊU
1. . Nêu được khái niệm tư thế và mặt phẳng giải phẫu;
2. Nêu được định nghĩa, vị trí và nhiệm vụ của sinh lý học;
2. Trình bày được các đặc điểm của cơ thể sống, sinh lý tế bào;
3. Trình bày được các hoạt động duy trì hằng định nội môi

I. ĐẠI CƯƠNG GIẢI PHẪU HỌC


1. Định nghĩa và lịch sử môn giải phẫu học
Giải phẫu học người là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc của cơ thể con
người.Tùy thuộc vào phương tiện quan sát, giải phẫu học được chia thành 2 phân
môn:
+ Giải phẫu đại thể: nghiên cứu các cấu trúc có thể quan sát bằng mắt thường
+ Giải phẫu vi thể; nghiên cứu các cấu trúc nhỏ chỉ có thể nhìn thấy qua kính
hiển vi
Việc nghiên cứu giải phẫu học được bắt đầu từ thời Ai Cập cổ đại. Ở giữa thế
kỷ thứ IV trước công nguyên, Hyppocrates, “ Người cha của Y học” đã dạy giải
phẫu ở Hy Lạp và ông đã viết một số cuốn sách về giải phẫu. Aristotle, một nhà y
học nổi tiếng khác của Hy Lạp là người sáng lập môn giải phẫu học so sánh
2. Các phương thức mô tả giải phẫu
Tùy theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau. Ba
cách tiếp cận chính trong cách nghiên cứu giải phẫu là giải phẫu hệ thống, giải
phẫu vùng và giải phẫu bề mặt.
Giải phẫu hệ thống là cách mô tả mà ở đó cấu trúc của từng hệ cơ quan được
trình bà riêng biệt. Giải phẫu hệ thống thích hợp với mục đích giúp người học hiểu
được chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan của cơ thể có: hệ da, hệ
xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tiết
niệu, hệ sinh dục và hệ nội tiết. các giác quan là một phần của hệ thần kinh
Giải phẫu vùng hay giải phẫu định khu là nghiên cứu và mô tả giải phẫu của
tất cả các cấu trúc trong một vùng, bao gồm cả những liên quan của chúng với
nhau. Cơ thể được chia thành những vùng lớn sau đây: ngực, bụng, đáy chậu và
chậu hông, chi dưới, chi trên, lưng, đầu và cổ. Mỗi vùng này lại được chia thành
những vùng nhỏ hơn
Giải phẫu bề mặt là mô tả hình dáng bề mặt cơ thể người, đặc biệt là những
liên quan của bề mặt cơ thể với những cấu trúc ở sâu hơn như các xương và các cơ.
Mục đích chính của giải phẫu bề mặt là giúp người học hình dung ra những cấu

1
trúc nằm dưới da. Ví dụ ở những người do dao đâm, thầy thuốc phải hình dung ra
những cấu trúc bên dưới vết thương có thể bị tổn thương
3. Vị trí của môn giải phẫu trong y học
Trong y học, giải phẫu đóng vai trò của một môn học cơ sở. Kiến thức giải
phẫu học người là kiến thức nền tảng, giúp ta hiểu được hoạt động của cơ thể
người. Giải phẫu học cũng là nền tảng kiến thức căn bản của tất cả các chuyên
ngành lâm sàng
3. Tư thế và các mặt phẳng giải phẫu:
- Tư thế giải phẫu: Một người ở tư thế giải phẫu là người đứng thẳng với tư thế:
đầu, mắt, các ngón chân hướng ra trước; gót chân và các ngón chân áp sát vào nhau; hai
tay buông xuôi hai bên, lòng bàn tay hướng ra phía trước.
- Mặt phẳng giải phẫu: Có 4 loại mặt phẳng giải phẫu cắt ngang qua cơ thể ở tư thế
giải phẫu, tác dụng của các mặt phẳng giải phẫu là để mô tả các mặt cắt và các hình ảnh
của cơ thể người.
+ Mặt phẳng đứng dọc giữa: Là mặt phẳng thẳng đứng đi dọc qua trung tâm của cơ
thể, chia cơ thể thành 2 nửa phải và trái.
+ Các mặt phẳng đứng dọc: Là những mặt phẳng thẳng đứng đi qua cơ thể song
song với mặt phẳng đứng dọc giữa.
+ Các mặt phẳng đứng ngang: Là những mặt, phẳng thẳng đứng đi qua cơ thể,
vuông góc với mặt phẳng đứng dọc giữa, chia cơ thể thành các phần trước và sau.
+ Các mặt phẳng nằm ngang: Là các mặt phẳng đi ngang qua cơ thể, vuông góc với
các mặt phẳng đứng dọc giữa và đứng ngang, chia cơ thể thành các phần trên và dưới

2
4. Các từ chỉ mối quan hệ vị trí so sánh:
4.1: Trên:Là nằm gần hơn về phía đầu; ví dụ nói "tim nằm trên cơ hoành”
4.2. Dưới:Là nằm gần hơn về phía bàn chân, ví dụ nói "dạ dày nằm dưới tim”
4.3. Trước:Ở gần mặt trước cơ thể hơn.
4.4. Sau:Ở gần mặt sau cơ thể hơn.
4.5: Bên và giữa: Bên là nằm xa mặt phẳng dọc giữa hơn, giữa thì ngược lại
4.6. Gần và xa:Gần nghĩa là nằm gần thân hoặc điểm nguyên ủy (điểm gốc), xa có
nghĩa ngược lại.
4.7. Bên trong và bên ngoài: Bên trong là gần hơn về phái trung tâm của một cơ
quan hay khoang rỗng, bên ngoài thì ngược lại.

II. ĐẠI CƯƠNG SINH LÝ


1. Định nghĩa môn sinh lý học
Sinh lý học là một ngành của sinh học, nghiên cứu hoạt động chức năng của cơ thể
sống
Sinh lý người là một ngành của Sinh lý học nghiên cứu chức năng, cơ chế thực
hiện chức năng và điều hòa chức năng của từng cơ quan và mối liên quan giữa các
cơ quan trong cơ thể toàn vẹn, mối liên quan giữa cơ thể với môi trường để đảm
bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Nghiên cứu sinh lý học giúp cho chúng ta nghiên cứu hoạt động của cơ thể con
người, là cơ sở của các môn : sinh lý bệnh, dược lý và các môn nội khoa, ngoại
khoa, nhi, sản…. Vì vậy sinh lý học là môn khoa học cơ bản của nhiều môn khoa
học khác.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của môn Sinh lý học là cơ thể con người và nghiên cứu
các chức năng của các cơ quan và hệ thống các cơ quan, cơ chế hoạt động trong
mối liên hệ thống nhất với nhau và với môi trường bên ngoài
Học tốt sinh lý học sẽ góp phần học các môn học khác, góp phần phòng, chẩn
đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.
3. Phương pháp nghiên cứu và học tập sinh lý học.
3.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Có thể nghiên cứu trên cơ thể toàn vẹn (invivo).
- Có thể nghiên cứu một cơ quan bằng cách tách rời cơ quan hoặc một bộ phận
ra khỏi mối liên hệ thần kinh với cơ thể toàn vẹn nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi
dưỡng bằng đường mạch máu (insitu).
- Có thể nghiên cứu bằng cách tách rời một cơ quan, một bộ phận cơ thể, một
tế bào ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong điều kiện dinh dưỡng, nhiệt độ giống như
trong cơ thể (invitro).

3.2. Phương pháp học tập sinh lý học:

3
Cấu trúc và chức năng luôn có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong đó chức
năng quyết định cấu trúc. Vì vậy muốn học tốt môn sinh lý học cần phải được trang
bị những kiến thức về giải phẫu, mô học. Đồng thời phải có những kiến thức về các
môn học cơ sở như sinh học, hoá học, vật lý học, đặc biệt là hoá sinh học, lý sinh
học. Vì nhờ có chúng, ta có thể hiểu biết tường tận và giải thích được bản chất các
hoạt động chức năng và điều hoà hoạt động chức năng của cơ thể.

III. ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG


Cơ thể sống có 3 đặc điểm chính:
1. Thay cũ đổi mới
Các tế bào trong cơ thể tồn tại và phát triển được nhờ quá trình luôn thay cũ đổi
mới. Thực chất của quá trình thay cũ đổi mới là quá trình chuyển hóa và gồm 2 quá
trình:
- Quá trình đồng hóa: là quá trình thu nhận vật chất biến thành chất dinh
dưỡng để cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- Quá trình dị hóa: phân giải vật chất, giải phóng năng lượng để cơ thể hoạt
động và đào thải các sản phẩm chuyển quá ra khỏi cơ thể.
Hai quá trình này là 2 mặt thống nhất của chuyển hóa và phải thường cân bằng
với nhau để cơ thể có thể tồn tại và phát triển. Chuyển hóa ngừng là cơ thể chết.
Rối loạn chuyển hóa là rối loạn hoạt động chức năng của cơ thể
Chuyển hóa là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn từ tiêu hóa, hô hấp đến
giai đoạn chuyển hóa chất xảy ra trong tế bào rồi giai đoạn bài tiết. Các hoạt động
tiêu hóa, hô hấp, bài tiết là những hoạt động trao đổi giữa trong và ngoài cơ thể.
Còn hoạt động chuyển hóa cơ bản được xảy ra trong tế bào.
2. Tính chịu kích thích
Khả năng chịu kích thích là khả năng của cơ thể đáp ứng với những kích thích
của môi trường sống. Biểu hiện đáp ứng có thể là hưng phấn hoặc ức chế
Cường độ tối thiểu để tạo ra đáp ứng với mỗi tác nhân kích thích được gọi là
ngưỡng kích thích, cường độ kích thích nhỏ hơn ngưỡng kích thích sẽ không gây ra
đáp ứng. Ngưỡng kích thích thay đổi tùy thuộc đặc tính của từng loại tế bào, từng
loại cơ quan, từng cơ thể, tùy thuộc vào tác nhân kích thích
Khả năng chịu kích thích vừa là biểu hiện của sự sống vừa là điều kiện tồn tại
của sự sống.
3. Sinh sản giống mình
Là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển giống nòi. Nó được thực hiện
nhờ mã di truyền nằm trong phân tử ADN của tế bào, nhờ đó mà tạo ra được các tế
bào con giống hệt tế bào mẹ đó là tính di truyền. Sự thay đổi tính di truyền gọi là
biến dị.

4
Di truyền và biến dị là 2 quá trình đối lập tạo cơ sở cho sự tiến hoá của sinh
vật

IV. ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO


Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống, là đơn vị cấu trúc chức năng của cơ thể.
Kích thước của tế bào: rất nhỏ có thể thay đổi từ 5- 200 µm. Tế bào thần kinh
của tiểu não là nhỏ nhất và tế bào trứng trưởng thành là lớn nhất. Các tế bào kết
hợp nhau theo một tổ chức cấu trúc gọi là mô.
1. Cấu tạo tế bào
Thành phần tế bào: tế bào được cấu tạo gồm 5 thành phần cơ bản:
+ Nước: chiếm 70 - 85% khối lượng tế bào (trừ tế bào mỡ) và là môi trường dịch
chính trong tế bào.
+ Các chất điện giải: K+ , Mg++, P, SO4 --, HCO3 - , Ca++, Cl- , Na+ ... Các
chất này cung cấp chất vô cơ cho các phản ứng nội bào và vận hành một số cơ chế
của tế bào, ví dụ: co cơ cần Ca++ .
+ Protein: chiếm 10-20% khối lượng tế bào. Protein tham gia vào nhiều thành
phần cấu trúc và chức năng của tế bào.
+ Lipid: chiếm khoảng 2% khối lượng tế bào, riêng tế bào mỡ chứa đến 95%
triglycerid và là kho dự trữ năng lượng của cơ thể. Lipid không hòa tan trong nước
vì vậy được sử dụng để tạo màng bào tương tế bào và các bào quan.
+ Carbohydrat: ít, chiếm khoảng 1% khối lượng tế bào nói chung, 3% ở tế bào
cơ, 6% ở tế bào gan. Carbohydrat đóng nhiều vai trò quan trọng.
Tế bào có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo vị trí và chức năng. Thành phần
cấu trúc tế bào cơ bản giống nhau.
- Hình tròn: Tế bào máu.
- Hình trụ: Tế bào biểu mô đường tiêu hoá.
- Hình tháp, hình sao: Tế bào thần kinh.
- Hình sợi: Tế bào cơ.
Các thành phần cấu trúc của tế bào gồm: màng tế bào, bào tương ( nguyên sinh
chất) và nhân

5
2. Chức năng các thành phần cấu trúc của tế bào
Muốn hiểu chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể, trước hết cần tìm
hiểu cấu trúc và chức năng của tế bào. Mọi hoạt động chức năng của cơ thể đều có
cơ sở tại tế bào và các rối loạn chức năng cũng có cơ sở ở tế bào.
Các tế bào được biệt hóa thành từng hệ: hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ
thần kinh,... nhưng hoạt động của chúng vẫn mang những nét chung.
2.1.Màng tế bào
Màng tế bào có chức năng ngăn chia giữa tế bào và môi trường xung quanh tế
bào và ngăn chia giữa các bào quan trong tế bào
2.1.1. Cấu trúc màng tế bào
Màng tế bào là màng bao quanh bên ngoài tế bào dày khoảng 7 – 10nm được
cấu tạo bởi Lipid, protid và Glucid
- Lipid của màng tế bào chiếm khoảng 42% thành phần màng tế bào. Là phân tử
phospholipid tạo thành lớp lipid kép mỏng. Đặc điểm phân tử lipid gồm có một đầu
ưa nước hướng ra ngoài và đầu kị nước hướng vào trung tâm của màng tế bào
- Protein chiếm khoảng 55% thành phần màng tế bào. Các phân tử protein được
khảm vào trong lớp phospholipid kép thành những khối cầu. Có loại nằm xuyên
qua màng tế bào tạo thành các kênh để trao đổi chất giữa trong và ngoài màng hay
là các chất mang vật chất qua màng, có loại protein nằm ở rìa màng chủ yếu đóng
vai trò enzym xúc tác cho quá trình vận chuyển vật chất qua màng.
- Glucid chủ yếu ở phía ngoài màng tham gia cấu tạo kháng nghuên của tế bào,
các chất tiếp nhận tại màng tế bào
2.1.2. Chức năng màng tế bào
- Ngăn cách tổ chức nội bào với ngoại bào, ngăn cách các tế bào với nhau
- Vận chuyển và lọc các chất qua màng tế bào

6
- Tiếp nhận và dẫn truyền thông tin
- Bài tiết các chất cặn bã hoặc xuất tiết các chất do tế bào tiết ra

2.2. Bào tương ( nguyên sinh chất): gồm dịch bào tương và các bào quan
22.1. Dịch bào tương
Gồm nước và các chất hòa tan trong nước chiếm 80 – 90% trọng lượng tế bào, các
chất hòa tan chiếm 8 – 10%. Dịch bào tương là dịch keo do nồng độ các chất hòa
tan nhất là các chất hữu cơ như Protein tạo nên
2.2.2. Bào quan
- Ty thể: Là tổ chức đặc biệt chứa nhiều enzym giúp phản ứng tạo ra năng lượng.
Năng lượng giúp tế bào thực hiện các chức năng, khi tế bào không còn khả năng
tạo năng lượng thì mọi hoạt động chức năng dẽ ngừng và sự sống chấm dứt.
- Lưới nội bào: là tổ chức vận chuyển vật chất giữa nhân với bào tương và tạo ra
một số các chất của tế bào như phân tử protein và lipid. Cấu trúc lưới nội bào là
hình ống và các túi chứa vật chất do tế bào sản xuất. Lưới nội bào gồm 2 loại
+ Lưới nội bào có hạt là các ribosome tạo ra các phân tử protein
+ Lưới nội bào không hạt có chức năng tạo ra các phân tử lipid

7
- Ribosome: phân bố rải rác trong tương bào hay trên thành ống lưới nội bào
tạo thành hệ thống lưới nội bào có hạt. chức năng tổng hợp protein
- Bộ Golgi: được tạo thành bởi các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau, có chức
năng tạo ra các hóa chất của tế bào như các hormon, các enzym.
- Tiêu thể Lyrosome: là tổ chức men tiêu hóa nhất là men tiêu protein, giúp
phân hủy tế bào già hay xử lý vật lạ
- Bào tâm: là một hay hai hạt nằm gần nhân gọi là các tiểu thể trung tâm. Tác
dụng bào tâm: tham gia hoạt động phân bào
- Nhân:
+ Chứa nhiễm sắc thể và hạt nhân
+ Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các acid nucleic. ( số lượng NST người: 46,
giống nhau từng đôi), trên NST có các gen mang mã di truyền
+ Hạt nhân là khối cầu của ARN
+ Sự phân chia tế bào: theo 2 cách là trực phân và gián phân

8
V. DỊCH NGOẠI BÀO, DỊCH NỘI BÀO VÀ HẰNG TÍNH NỘI MÔI
- Ở người trưởng thành 50-60% trọng lượng cơ thể là dịch, hầu hết nằm trong tế
bào gọi là dịch nội bào, 1/3 tổng lượng dịch nằm ngoài tế bào gọi là dịch ngoại bào
1. Dịch nội bào
Cơ thể người trưởng thành có khoảng 40 lít dịch, trong đó có 25 lít dịch nằm
trong tế bào là dịch nội bào, còn 15 lít dịch nằm ngoài tế bào gọi là dịch ngoại bào.
Nhờ màng tế bào mà thành phần dịch nội bào khác dịch ngoại bào. Dịch ngoại bào
chứa nhiều chất dinh dưỡng như oxygen, acid amin, acid béo, chứa 1 lượng lớn các
ion Na, Cl, HCO3; trong khi đó dịch nội bào nhiều ion K, Mg, PO4.
2. Dịch ngoại bào và hằng tính nội môi
Dịch ngoại bào là dịch nằm bên ngoài tế bào, đó là: dịch kẽ, máu, bạch huyết,
dịch ổ mắt, dịch khớp, dịch não tủy. Dịch ngoại bào luôn được vận chuyển khắp cơ
thể nhờ hệ thống tuần hoàn. Dịch ngoại bào cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tồn
tại và phát triển của các tế bào. Như vậy các tế bào trong cơ thể đều được sống
trong cùng một môi trường đó là dịch ngoại bào. Vì vậy dịch ngoại bào còn được
gọi là môi trường bên trong cơ thể, hay còn gọi là nội môi. Các tế bào chỉ có thể
tồn tại, phát triển và thực hiện chức năng của mình khi được sống trong môi trường
thích hợp và ổn định về nồng độ các chất như: oxy, glucose, các ion, acid amin....
Khái niệm về sự ổn định nồng độ các chất trong dịch ngoại bào được gọi là hằng
tính nội môi (homeostasie).
Môi trường trong cơ thể thường xuyên được giữ ổn định bằng các hoạt động
chức năng của các cơ quan và hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Các hệ thống đó
là:
- Hệ thống tiếp nhận chất dinh dưỡng: tiêu hóa, hô hấp, hệ cơ...
- Hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng: hệ thống dịch ngoại bào, máu, dịch
não tủy...

9
- Hệ thống bài tiết các sản phẩm chuyển hóa: hệ hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, da..

10
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ XƯƠNG KHỚP

 Mục tiêu bài học


 Trình bày được chức năng và cách phân loại hệ xương – khớp
 Kể tên và vị trí các xương trên cơ thể người
 Phân biệt được các loại khớp

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ XƯƠNG


1. Định nghĩa
– Xương là những bộ phận rắn bên trong tạo thành một bộ khung vững chắc
nâng đỡ toàn cơ thể, và làm chỗ dựa cho các thành phần khác của cơ thể.
– Một số xương có tác dụng che chở và bảo vệ những cơ quan chứa đựng bên
trong, như: hộp sọ, ống sống, lồng ngực, khung chậu.
– Xương lại là chỗ bám của các cơ, hoạt động như những đòn bẩy trong bộ máy
vận động gồm có: xương, khớp, cơ, và thần kinh.
2. Chức năng:
- Nâng đỡ: Bộ xương tạo nên một khung cứng để nâng đỡ cơ thể và là nơi bám
của các cơ như xương tứ chi và xương cột sống
- Che chở, bảo vệ cơ quan: các xương ở đầu tạo thành hộp sọ bảo vệ não, cột sống
bảo vệ tủy sống, các xương sườn cùng xương ức và xương sống đoạn ngực tạo nên
lồng ngực bảo vệ tim phổi,… các xương chậu tạo nên khung chậu bảo vệ bàng
quang và tử cung
- Vận động: Các cơ bám vào xương nên khi cơ co sẽ tạo cử động quanh khớp. Các
xương khi chuyển động sẽ làm cơ thể chuyển động theo.
- Tạo máu: Tủy đỏ của xương xốp tham gia tạo các loại tế bào máu: sản sinh ra
hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Nơi dự trữ và cung cấp các chất khoáng:
Xương cũng là kho dự trữ chất khoáng như
Canxi, Phospho. Khi cơ thể cần sẽ huy động
các chất này từ xương.

3. Thành phần – số lượng


Bộ xương người gồm 206 xương, phần
lớn là các xương chẵn (đối xứng), chia làm hai phần chính (Hình.1)

11
1. Xương sọ,
2. Đốt sống cổ,
3. Xương đòn,
4. Xương vai,
5. Xương ức,
6. Xương cánh tay,
7. Đốt sống thắt lưng,
8. Xương quay,
9. Xương trụ,
10. Xương chậu,
11. Xương cùng,
12. Các xương cổ tay,
13. Xương đùi,
14. Xương bánh chè,
15. Xương chày,
16. Xương mác,
17. Các xương cổ chân.

Hình 1.  Bộ xương người (nhìn trước)

3.1. Bộ xương trục (skeleton axiale)


– Xương sọ + xương móng và các xương nhỏ của tai: 29 xương
– Xương thân mình gồm:
+ Cột sống: 26 xương
+ Xương sườn và xương ức: 25 xương
3.2. Bộ xương treo hay xương chi (skeleton appendicularc)
– Xương chi trên: 64 xương
– Xương chi dưới: 62 xương
Tổng cộng: 206 xương

4. Hình thể ngoài


Mỗi xương có một hình thể khác nhau, tùy theo chức năng của nó ở từng
đoạn cơ thể. Dựa vào đó, xương có thể chia làm 4 loại chính:
- Xương dài: có một thân và hai đầu, phù hợp với những động tác vận động rộng
rãi. Ở thân xương, lớp xương đặc dày ở giữa và mỏng dần về phía hai đầu; lớp
xương xốp thì ngược lại; ống tuỷ chứa tuỷ vàng. Ở hai đầu xương, lớp xương đặc
chỉ còn một lớp mỏng, bên trong là khối xương xốp chứa tuỷ đỏ.

12
1. Sụn khớp.
2. Sụn đầu xương
3. Xương xốp
4. Xương đặc.
5. Ngoại cốt mạc.
6. Ổ (ống) tủy

Hình 2.  Cấu trúc một xương dài điển hình

- Xương ngắn: cấu tạo cũng tương tự đầu xương dài như xương cổ tay, cổ chân …
phù hợp với những động tác hạn chế, nhưng mềm dẻo khi phối hợp đồng bộ.
- Xương dẹt: như các xương ở vòm sọ, xương bả vai, xương chậu, thích nghi với
chức năng bảo vệ.
– Xương không đều (hay xương bất định): là những xương hình thể phức tạp,
không xếp được vào một trong số các loại trên, như xương hàm trên, xương thái
dương, các xương ở nền sọ.
–Xương vừng: là những xương nhỏ nằm trong gân cơ, và thường đệm vào các
khớp, để giảm độ ma sát của gân, cơ, giúp cho cơ hoạt động được tốt hơn. Ví dụ
xương bánh chè.
5. Cấu tạo
Ngoài cùng là màng ngoài xương (ngoại cốt mạc) là một màng liên kết dai,
mỏng dưới 2mm, dính chặt vào xương và gồm 2 lá: lá ngoài là mô sợi có nhiều
nhánh tận của các dây thần kinh cảm giác; lá trong chứa các tạo cốt bào có tác
dụng tạo xương và nhiều mạch máu. Với những xương có mặt khớp hoạt dịch,
các mặt khớp này được phủ bằng sụn trong (sụn khớp).
Dưới màng ngoài xương là xương đặc (substantia compacta): là mô rắn chắc,
mịn, màu vàng nhạt.
Dưới lớp xương đặc là xương xốp (substantia spongiosa) do nhiều bè xương
bắt chéo nhau chằng chịt để hở nhiều hốc nhỏ, trông như bọt biển.

13
Hình 3: Cấu tạo xương

Tuỷ xương (medulla ossium) gồm hai loại:


tuỷ đỏ (medulla ossium rubra) là nơi tạo huyết;
tuỷ vàng (medulla ossium flava) chứa nhiều tế
bào mỡ chỉ có trong các ổng tuỷ ở thân xương
dài người lớn.
6. Các mạch máu của xương
Gồm 2 loại chính: mạch nuôi xương và mạch
màng xương
Mạch nuôi xương (mạch dưỡng cốt) chui
qua lỗ nuôi xương rồi đến ông tuỷ xương. Trong
tuỷ xương động mạch chia thành hai nhánh
ngược chiều nhau chạy dọc theo chiều dài của
ống tuỷ và phân chia thành các ngành nhỏ dần đi
vào mô xương.
Mạch màng xương (mạch cốt mạc) cấp máu
cho màng ngoài xương (trừ các mặt khớp); có nhiều nhánh mạch rất nhỏ chui qua
cốt mạc tới phần ngoài xương đặc và nối tiếp với các nhánh của động mạch nuôi
xương từ trong đi ra.

7. Thành phần hoá học của xương


Xương có hai đặc tính cơ bản là rắn và đàn hồi do thành phần hoá học của
xương quyết định. Chất vô cơ làm cho xương cứng rắn, chất hữu cơ làm cho xương
dẻo dai.

14
Xương tươi (ở người lớn) chứa 50% nưốc; 15,75% mỡ; 12,45% chất hữu cơ;
21,8% chất vô cơ.
Xương khô, khi lấy hết mỡ và nước, còn khoảng 2/3 là chất vô cơ và 1/3 là
chất hữu cơ. Chất hữu cơ chủ yếu là chất cốt giao, chất vô cơ chủ yếu là các muối
calci.
Các thành phần hoá học thay đổi theo chức phận của mỗi xương, theo tuổi,
giới, chế độ dinh dưỡng và bệnh tật. Ở người trẻ, xương nhiều chất hữu cơ, ít chất
vô cơ nên xương mềm dẻo. Ở người già, xương nhiều chất vô cơ, ít chất hữu cơ
nên xương giòn, dễ gãy.
8. Sự phát triển của xương
Xương phát sinh từ trung bì và phát triển qua giai đoạn sụn và xương, chỉ trừ
một số xương sọ không qua giai đoạn sụn và sụn sườn đến già vẫn là sụn
Từ lúc mới sinh cho đến khi hết lớn ( khoảng 25 tuổi) xương phát triển làm 2
giai đoạn: từ lúc mới sinh đến lúc dậy thì hệ xương phát triển mạnh hơn hệ cơ và từ
lúc dậy thì về sau hệ cơ phất triển mạnh hơn hệ xương
II. HỆ KHỚP
Các xương kết nối với nhau và tạo nên khớp xương. Tuỳ theo chức năng của
xương, mà liên kết xương khác nhau, với những xương bảo vệ hoặc chống đỡ thì
sự liên kết giữa các xương thường chặt chẽ, chắc chắn không cử động được hoặc
cử động ít (khớp bất động hoặc bán động), với các xương làm nhiệm vụ đòn bẩy,
cần cử động nhiều (xương ở chi) các xương phải liên kết với nhau, theo một cấu
tạo thích ứng với các động tác (khớp bất động). Do đó, về mặt cấu tạo cũng như về
mặt động tác có ba loại khớp: khớp bất động, khớp động và khớp bán động.
1. Phân loại khớp
1.1. Theo cấu tạo: khớp có 3 loại sau
1.1.1. Khớp sợi
Là các khớp không có ổ khớp, các xương được giữ rất chặt vào nhau bằng mô liên
kết sợi. Ví dụ khớp ở sọ.
1.1.2. Khớp sụn
Là các khớp mà xương tiếp khớp được liên kết với nhau qua tổ chức sụn. Khớp
này cũng không có ổ khớp, tuy nhiên có thể cho phép khớp cử động hạn chế hoặc
không. Ví dụ khớp mu, khớp sụn sườn ở lồng ngực.
1.1.3. Khớp hoạt dịch
Là các khớp có một khoang gọi là ổ khớp nằm giữa các xương tiếp khớp. Ổ này
chứa chất hoạt dịch làm trơn khớp khi khớp cử động. Tất các các khớp hoạt dịch là
những khớp động. Ví dụ khớp vai, khớp khuỷu, khớp gối, khớp háng.

15
Khớp sợi Khớp sụn

1.2. Theo chức năng: Khớp chia làm 3 loại sau


- Khớp bất động: Là những khớp ở sọ. Xương nọ mắc chặt vào xương
kia, với tổ chức liên kết hoặc tổ chức sụn, không có khoang khớp giữa hai xương.
Có thể phân loại những khớp bất động theo: theo tính chất của tổ chức nối giữa hai
xương
+ Xương khớp nhau nhờ tổ chức sụn: khớp xương sườn 1 và xương ức, khớp
thân đốt sống v.v...
+ Xương khớp nhau nhờ tổ chức xơ: được gọi là những dây chằng
+ Xương khớp nhau nhờ tổ chức xương: hay gặp ở những người già do tổ
chức xơ hoặc sụn hoá xương. Ví dụ: khớp giữa các xương vòm sọ; khớp xương
chậu - xương cùng của người già v.v...
Khớp động: Là các khớp tham gia vào các vận động: các khớp ở chi đều
thuộc loại khớp động. Khớp động có bao khớp và khoang khớp, chứa chất hoạt
dịch làm trơn khớp để cử động dễ dàng.
- Khớp bán động: Loại này là trung gian giữa loại khớp động và bất động. Nó
khác loại khớp động ở chỗ không có bao khớp, và khác loại khớp bất động ở chỗ
có khe khớp. Ví dụ khớp giữa hai xương háng, khớp cùng chậu, và khớp thân các
đốt sống
2. Cấu tạo của khớp hoạt dịch ( khớp động)
Các thành phần của khớp hoạt dịch là: mặt khớp hay diện khớp, nối khớp, bao hoạt
dịch.
2.1. Mặt khớp( diện khớp)

16
Trong một khớp, vì đầu xương nọ lắp vào đầu xương kia nên diện khớp thường
có hình đối xứng nhau. Mặt khớp của hai đầu xương, cọ sát vào nhau khi khớp cử
động, nên phải có lớp sụn bọc trơn
2.2. Bao khớp ( nối khớp)
Bao khớp: bao xơ bọc quanh khớp, nối liền hai đầu xương. Bao khớp chỗ dầy,
chỗ mỏng tuỳ theo chiều động tác của khớp, các chỗ dày lên gọi là dây chằng:
khớp khuỷu mỏng ở trước, ở sau; dầy ở hai bên để cẳng tay không chuyển sang hai
bên, mà chỉ gấp và duỗi.
Bao hoạt dịch: Khớp xương vẫn cử động dễ dàng nhờ ở khớp động có chất
nhờn gọi là hoạt dịch đựng trong bao hoạt dịch. Bao này là một bao thanh mạc áp
vào mặt trong bao khớp và dính ỗ hai đầu xương chung quanh sụn bọc. Khởi động
nhằm tiết dịch nhờn bôi trơn khớp.
2.3. Các dây chằng

Cơ bắp
Đầu xương

Mặt khớp

Bao khớp
Dây chằng

Gân

17
Dây chằng: ở chỗ bao khớp dày, các thớ sợi se lại thành các dây chằng. Ngoài
ra, lại có dây chằng ở xa đến trợ lực, dây này không phải là thành phần của bao
khớp. Các gân, cơ, cân bám ở đầu xương đến trợ lực cho bao khớp, giữ cho khớp
khỏi chệch, cũng là dây chằng của khớp. Khi bị chấn thương mạnh vào khớp: khi
ngã, khi trượt, khớp xương có thể bị sai: hai đẩu xương không khớp nữa, làm rách
bao khớp và trật hẳn ra ngoài (sai khớp). Nhưng có khi hai đầu xương, sau khi bị
trật, lại lắp vào nhau, bao khớp chỉ bị rách, dây chằng bị tổn thương (bong gân).

III. XƯƠNG KHỚP ĐẦU MẶT


1. Khối xương sọ
Xương sọ bao gồm 22 xương, trong đó 21 xương dính chặt với nhau thành
một khối bằng các đường khớp bất động, chỉ có xương hàm dưới là có thể chuyển
động được và tiếp khớp với khối xương sọ bằng một cặp khớp hoạt dịch: các khớp
thái dương - hàm dưới.
- Xương sọ được chia thành: xương sọ và xương mặt
1.1. Xương sọ
Gồm có 8 xương tạo nên hộp sọ là 1 xương trán, 2 xương đỉnh, 1 xương chẩm,
2 xương thái dương, 1 xương sàng , 1 xương bướm.
Các xương sọ tạo nên hộp sọ bảo vệ não. Phần trên của hộp sọ là vòm sọ, phần
dưới là nền sọ
1.1.1.Xương trán

1. X. Trán
2. X. Đỉnh
3. X. chẩm
4. X. thái dương
5. X. Mũi
6. X. gò má
7. X. hàm trên
8.X. hàm dưới

Hộp sọ (nhìn trước) Hộp sọ (nhìn bên)


Hình 4 : Các xương sọ
Xương trán tạo nên trán và phần trước đỉnh đầu, gồm ba phần là phần trai, phần
ổ mắt và phẩn mũi. Phẩn ổ mắt tạo nên thành trên ổ mắt. Trong xương trán có hai
hốc xương gọi là xoang trán. Xoang trán đổ vào hốc mũi ở ngách mũi giữa. Xương

18
trán khớp với xương đỉnh ở sau, với xương thái dương ở hai bên, khớp với xương
mũi và xương gò má ở trước.

Hình 5: Xoang vùng đầu mặt

1.1.2. Xương đỉnh

Hai xương đỉnh tạo nên phần sau đỉnh đầu và hai bên hộp sọ, khớp với nhau ở
giữa, khớp với xương trán ở trước, với xương chẩm ở sau và xương thái dương ở
hai bên. Ở trẻ sơ sinh: đường khớp giữa 2 xương đỉnh và xương trán tạo nên thóp
trước ( thóp bredma), khớp giữa xương đỉnh và xương chẩm là thóp sau(thóp
lamda). Hai thóp này sẽ dần đóng kín khi trẻ < 24 tháng
1.1.3. Xương chẩm
Xương chẩm tạo nên phần sau và dưới hộp sọ. Ở giữa có lỗ lớn xương chẩm,
qua lỗ này, não liên tục với tủy gai. Ở mặt ngoài, hai bên lỗ lớn xương chẩm có lồi
cầu chẩm, nơi xương chẩm “đặt” lên đốt sống cổ thứ nhất.

19
Nền sọ (nhìn trên) Nền sọ (nhìn dưới)

Hình 7: Xương nền sọ

1.1.4. Xương thái dương (2 xương) 


Nằm ở hai bên hộp sọ, khớp với xương đỉnh ở trên, với xương chẩm ở sau,
xương bướm và xương gò má ở trước. Phần lớn ở nền sọ, chỉ có một phần nhỏ nằm
ở vòm sọ
Cấu tạo xương thái dương có 3 phần:
+Phần trai.
+Phần đá.
+Phần nhĩ
a. Phần trai 
- Mặt ngoài: gồm 2 phần:
+ Phần trên đứng thẳng có cơ thái dương bám.
+ Phần dưới nằm ngang.
Giữa hai phần có mỏm tiếp (mỏm gò má) chạy ra phía trước tiếp khớp với
xương gò má. Phía dưới của mỏm gò má có có hố hàm, khớp với lồi cầu xương
hàm dưới tạo nên khớp thái dương - hàm, là khớp duy nhất ở vùng đầu mặt có khả
năng cử động
- Mặt trong: liên quan với thuỳ thái dương của não, có các rãnh cho động mạch
màng não giữa chạy qua.

20
Hình 8: Xương thái dương

b. Phần đá
Nằm trong nền sọ, ở mặt ngoài sọ có một đường nối giữa phần trai và phần đá gọi
là khe trai đá. Phần đá hình tháp:
- Mặt trước: ở trong nền sọ là trần hòm nhĩ.
- Mặt sau: Lỗ ống tai trong có dây thần kinh VII và dây thần kinh VIII chui qua.
- Mặt dưới: +Lỗ ống động mạch cảnh trong
+ Hố tĩnh mạch cảnh.
+ Mỏm trâm.
+ Lỗ trâm chũm (giữa mỏm trâm và chũm) có thần kinh VII thoát ra.
b. Phần nhĩ 
- Nằm ở sau và khớp với xương chẩm, mặt trong sọ liên quan với màng não,
với não, với xoang tĩnh mạch bên, mặt ngoài sọ có mỏm chũm để cho cơ ức đòn
chũm bám

- Cấu tạo: bên trong xương chũm


cũng có nhiều hốc (xoang chũm), lớn
nhất là hang chũm liên quan với tai
giữa, dễ bị viêm ở trẻ em và gây ra
nhiều biến chứng.

1.1.5. Xương bướm

21
Xương bướm có hình dạng giống như con bướm, tạo nên phần giữa sàn sọ.
Xương bướm gồm có thân, hai cánh lớn, hai cánh nhỏ, hai mỏm chân bướm trong
và hai mỏm chân bướm ngoài. Mặt trên của thân xương bướm lõm gọi là hố yên,
nơi có tuyến yên nằm lên. Bên trong thân xương bướm rỗng, tạo nên hai xoang
bướm nằm song song nhau và cách nhau bằng một vách xương mỏng. Xoang bướm
cũng đổ vào hốc mũi ở ngách mũi trên.

Hình 9 : Xương bướm:      A. Nhìn trước         B. Nhìn sau

1.1.6. Xương sàng


- Ở dưới phần ngang của xương trán, phía trước xương bướm và ở tầng trước của
nền sọ. Xương sàng gồm 3 phần:

Hình 10 : Xương sàng

22
a. Phần đứng 
-Là một mảnh xương thẳng đứng, ở trên là mào gà, ở dưới là mảnh thẳng để ngăn
đôi hốc mũi.
b. Phần ngang (mảnh sàng)
-Lõm thành rãnh, có các lỗ thủng (lỗ sàng) để cho các sợi thần kinh khứu giác đi
qua.
c. Mê đạo sàng
Treo lơ lửng phía dưới hai bên
Lỗ sàng Mào gà
mảnh sàng. Mê dạo sàng gồm nhiều
phòng khí, không đều nhau gọi là Xoang
sàng
các xoang sàng
Xoang sàng được chia làm ba Khối
bên
nhóm : trước, giữa và sau. Các xương
xoang sàng được lót bởi niêm mạc sàng
liên tục với niêm mạc ổ mũi
Mặt trong mê đạo sàng tạo nên
Mảnh thẳng
thành ngoài ổ mũi và có hai mảnh
xương cong gọi là xương xoăn mũi
trên, xương xoăn mũi giữa. Các
xương xoăn mũi được phủ niêm
mạc. Giữa các xương xoăn mũi, mặt
trong mê đạo sàng tạo thành các
ngách mũi tương ứng là các ngách
mũi trên và giữa

2. Xương mặt
Khối xương mặt gồm: hai xương hàm trên, hai xương mũi, hai xương khẩu cái, hai
xương gò má, hai xương lệ, hai xương xoăn mũi dưới, một xương lá mía, một
xương hàm dưới, một xương móng.
2.1.1. Xương hàm trên (2 xương)

23
Hình 11 : Xương hàm trên

Hai xương hàm trên tạo nên phần trước của trần ổ miệng, thành dưới ổ mắt, sàn
và thành bên hốc mũi. Ở bờ dưới có các lỗ huyệt răng trên. Bên trong xương hàm
trên có xoang hàm trên.
2.2.2. Xương mũi
Hai xương mũi nhỏ, mỏng, có hình chữ nhật nằm hai bên mũi và úp vào nhau ở
đường giữa tạo nên phần trên sống mũi.
2.2.3.Xương khẩu cái
Xương khẩu cái hình chữ L, nằm sau xương hàm trên, gồm mảnh ngang và
mảnh thẳng đứng. Mảnh ngang góp phần tạo nên trần ổ miệng, mảnh thẳng đứng
góp phần tạo nên thành ngoài hốc mũi.
2.2.4. Xương gò má
Hai xương gò má tạo nên phần gò lên ở hai bên mặt, dưới ổ mắt. Xương gò má
cũng góp phần tạo nên thànhh ngoài và thành dưới ổ mắt. Phía ngoài của xương gò
má có mỏm thái dương, kéo về phía sau khớp với mỏm gò má xương thái dương.
2.2.5. Xương lệ: là mảnh xương mỏng, nằm ở thành trong ổ mắt.
2.2.6. Xương xoăn dưới: mỏng manh, nằm ở thành ngoài ổ mũi, dưới xoăn mũi
trên và xoăn mũi giữa của xương sàng

2.2.7. Xương lá mía

24
Xương lá mía nằm ở giữa hai ổ mũi. Ở phía sau, xương lá mía khớp với mảnh
thẳng xương sàng tạo nên vách mũi.
2.2.8. Xương hàm dưới
Xương này có 2 phần:
+ Thân xương: nằm ngang hình móng ngựa
+ Ngành lên: hai ngành hàm chạy lên trên hai bên
Ngành hàm tạo với thân xương hàm một góc, gọi là góc hàm. Đầu trên của
ngành chẻ đôi thành mỏm vẹt phía trước và lồi cầu ở sau khớp với xương thái
dương, là khớp duy nhất vùng đầu mặt có thể cử động được.
Bờ trên của thân xương có những lỗ huyệt răng dưới. Mặt trong ngành hàm có lỗ
hàm dưới, nơi mạch máu và thần kinh hàm dưới đi vào và chi phối răng dưới.
Mạch máu và thần kinh hàm dưới đi trong ống hàm dưới trong ngành hàm và mở
ra ngoài bằng lỗ cằm, ở mặt ngoài ngành hàm, gần góc hàm.

Hình 12 : xương hàm dưới

2.2.9. Xương móng


Xương móng nằm ở vùng cổ, phía trên thanh quản, có hình móng ngựa, gồm
một thân nằm ngang và hai sừng, sừng lớn hướng ra ngoài và ra sau, sừng nhỏ
hướng lên trên, ra ngoài và hai ra trước.

25
1. Sừng lớn
2. Sừng bé
3. Thân xương

Hình 13 : Xương móng


3. Các khớp của sọ
Khớp giữa các xương sọ đều là khớp sợi ở dạng đường răng cưa hoặc khớp sụn
trong đã hóa xương. Sọ chỉ có một khớp hoạt dịch là khớp thái dương hàm. Khớp
này có vai trò để đưa xương hàm dưới lên xuống ra trước ra sau.

VI. XƯƠNG VÀ KHỚP CỦA THÂN


Xương của thân gồm có: cột sống và các xương ngực

1. Cột sống Cột sống là cột trụ chính của thân người đi từ mặt dưới xương chẩm
đến đỉnh xương cụt. Cột sống gồm 33 - 35 đốt sống chồng lên nhau, được chia làm
4 đoạn, mỗi đoạn có một chiều cong và các đặc điểm riêng thích ứng với chức năng
của đoạn đó; từ trên xuống dưới, gồm
 7 đốt sống cổ: được kí hiệu từ C1 cho đến đến C7
 12 đốt sống ngực: được kí hiệu từ T1 cho đến T12
 5 đốt sống thắt lưng: được kí hiệu từ L1 cho đến L5
 5 đốt sống cùng: được kí hiệu từ S1 cho đến S5, các đốt xương hợp nhất với
nhau tạo thành xương cùng
 4 (hoặc từ 3 – 5) đốt sống cụt, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành
xương cụt (còn được gọi là coccyx).

Nhìn theo chiều trước ra sau (hoặc từ sau ra trước), cột sống thẳng, nhưng nhìn
ngang, cột sống có những đoạn cong, thích hợp với hoạt động đi đứng bằng hai
chân.
Đoạn cổ cong lồi ra trước, đoạn ngực cong lồi ra sau, đoạn thắt lưng hơi lồi ra
trước, đoạn cùng lại lồi ra sau

26
A. Nhìn trước B. Nhìn sau C. Nhìn ngang

Hình 14: Cột sống và đốt sống

1.1. Cấu tạo chung của một đốt sống


Một đốt sống nói chung gồm có 4 phần:
- Thân đốt sống: phía trước, hình trụ, được cấu tạo bằng xương xốp ở giữa,
xương đặc ở xung quanh
- Cung đốt sống: phía sau, mọc ra từ thân đốt sống. Tại chỗ nối giữa thân và
cung đốt sống, phía trên và dưới có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi hai
đốt sống liên tiếp khớp với nhau, hai khuyết sống của hai đốt sống sẽ tạo thành lỗ
gian đốt sống, nơi có rễ dây thần kinh gai sống đi ra.
- Lỗ đốt sống: giới hạn bởi thân và cung đốt sống. Khi các đốt sống khớp với
nhau, lỗ đốt sống liên tục thành ống sống. Trong ống sống có chứa tủy sống (tủy
gai)
- Các mỏm:
+ Mỏm gai: ngay phía sau cung đốt sống, hướng ra sau và xuống dưới. Mỏm gai
có thể sờ thấy được dưới da
+ Mỏm ngang: ở hai bên cung đốt sống.
+ Mỏm khớp: mỗi đốt sống có hai mỏm khớp trên và hai mỏm khớp dưới, nơi
khớp với đốt sống trên và đốt sống dưới

27
Hình 15: Cấu tạo chung của một đốt sống

1.2.Đặc điểm riêng của mỗi đốt sống


- Đốt sống đoạn cổ: mỏm ngang có lỗ gọi là lỗ ngang, nơi động mạch đốt sống
chui qua từ dưới lên. Riêng đốt sống cổ I, còn gọi là đốt đội, không có thân đốt
sống rõ ràng. Đốt sống cổ II, còn gọi là đốt trục, có một mỏm mọc từ phía trên
thân, gọi là răng. Răng có vai trò như một cái trục giữ cho đốt đội quay.

Hình 16. Đốt sống cổ I và II

- Đốt sống đoạn ngực: vì đốt sống đoạn ngực khớp với xương sườn tạo nên
lồng ngực nên mỗi đốt sống ngực có bốn diện khớp sườn, nằm trên thân mỗi đốt
sống, hai diện sườn trên và hai diện sườn dưới. Ngoài ra, trên mỏm ngang của đốt
sống ngực cũng có diện sườn ngang, khớp với củ sườn

28
Hình : Đốt sống ngực nhìn từ trên (A) và nhìn bên (B)

- Đốt sống thắt lưng không có lỗ ngang và không có diện khớp sườn

Hình 17. Đốt sống thắt lưng (A. Nhìn từ trên B. Nhìn bên)

Các đốt sống cùng dính liền nhau tạo thành xương cùng. Ống sống ở đoạn này
gọi là cùng. Các mỏm gai của đốt sống cùng liên tục nhau tạo thành mào cùng
giữa. Các lỗ gian đốt sống ở phía trước gọi là lỗ cùng trước, ở phía sau gọi là lỗ
cùng sau. Hai bên xương cùng có diện nhĩ, khớp với diện nhĩ của xương chậu

29
Hình 18 : Xương cùng cụt

2. Lồng ngực
Lồng ngực được hợp bởi 12 đốt sống ngực ở phía sau, xương ức phía trước và
12 đôi xương sườn ở hai bên

Hình 19 : Lồng ngực

2.1. Xương ức
Xương ức là xương dẹt, gồm có ba phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi kiếm
xương ức. Giữa cán ức và thân xương ức có góc ức hơi lồi ra trước. Ta có thể sờ
thấy mỏm mũi kiếm dưới da. Hai bên xương ức có những khuyết chỗ khớp với các
sụn sườn, gọi là khuyết sườn. Mỗi bên có 7 khuyết sườn

30
2.3. Xương sườn
Xương sườn dài, dẹt và uốn cong. Mỗi xương sườn có đầu sườn, cổ sườn, củ
sườn, thân xương sườn.

Hình 20: Xương sườn

- Đầu sườn: khớp với đốt sống ngực. Thường mỗi đầu sườn khớp với hai đốt
sống liên tiếp ở tại nơi nối giữa hai đốt sống. Riêng xương sườn XI và XII thì mỗi
xương sườn chỉ khớp với một đốt sống tương ứng.
- Cổ sườn: hơi thắt nhỏ lại
- Củ sườn: khớp với diện sườn ngang (ở mỏm ngang) đốt sống ngực
- Thân xương sườn: dẹt, cong, bờ dưới có rãnh sườn, nơi mạch và thần kinh liên
sườn đi qua.

31
Xương sườn khớp phía sau với đốt sống, nhưng phía trước thì không khớp trực
tiếp với xương ức mà khớp với sụn sườn, sụn sườn khớp với xương ức tại khuyết
sườn. Có 7 khuyết sườn để khớp với 7 sụn sườn từ I đến VII. Xương sườn thứ
VIII, IX, X khớp với xương ức qua sụn sườn VII. Xương sườn XI và XII không
khớp với xương ức mà đầu trước hoàn toàn tự do. Các xương sườn từ VIII đến XII
được gọi là xương sườn giả (không có sụn sườn), riêng xương sườn XI và XII gọi
là xương sườn cụt (không khớp với xương ức).
3. Khớp của thân
Các xương thân được liên kết với nhau bởi các khớp. Các đốt sống liên kết với
nhau bằng các khớp giữa thân đốt sống và các khớp giữa các mỏm khớp đốt sống.
Đó là một khớp bán động sụn
+ Diện khớp là mặt trên và mặt dưới của thân hai đốt sống kề nhau. Vì hai mặt này
lõm nên giữa hai mặt khớp có đĩa gian đốt sông.
+ Đĩa gian đốt sống cấu tạo bằng sơ sụn có hình thấu kính hai mặt lôi. Có tât cả 23
đĩa năm chen giữa thân các đốt sông từ đốt cổ thứ nhất tới xương cùng. Còn các
đĩa giữa các đốt sống cùng và đốt sống cụt thì đã hóa xương và dính liền lại thành
một xương cùng và một xương cụt... Riêng giữa xương cùng và xương cụt thì vẫn
tồn tại một khớp gọi là khớp cùng cụt, thường là một khớp sụn hoặc một khớp hoạt
dịch (khớp động).

Hình : Khớp giữa thân các đốt sống


Các xương sườn liên kết với các đốt sống bằng các khớp sườn đốt sống và
khớp sườn ngang. Các xương sườn khớp với xương ức bằng các khớp ức. Xương

32
chậu liên kết với nhau bằng khớp bán động mu và với xương cùng bằng khớp
cùng chậu.
V. XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN
Các xương đều đối xứng với nhau. Các xương chi trên được liên kết với nhau bởi
các khớp động.

Hình 21: Xương chi trên


Mỗi bên 32 xương:
- Đai vai: 1 xương vai 1 xương đòn
- Phần tự do chi trên:
+ 1 xương cánh tay
+ 1 xương trụ, 1 xương quay (ở căng tay)
+ 8 xương cổ tay: 2 hàng:
 Thuyền, nguyệt, tháp, đậu
 Thang, thê, cả, móc
+ 5 xương đốt bàn tay 14 xương đốt ngón tay
1. Xương đòn
Là một xương dài, nằm ngang ở trước trên của lồng ngực, có hai đầu
+ Đầu ngoài hơi dẹt, khớp với mỏm cùng vai.
+ Đầu trong hơi tròn nối với xương ức.
+ Thân xương đòn cong hình chữ S. Đầu ngoài thì cong lồi ra trước, trong khi
đầu trong thì lồi ra sau. Mặt dưới của đầu ngoài có rãnh dưới đòn, là nơi bám của
cơ dưới đòn

33
2. Xương bả vai
Là một xương dẹt mỏng hình tam giác nằm ở phía sau trên của lồng ngực

Nhìn trước Nhìn sau

Hình 23 : Xương vai và xương cánh tay bên phải

- Có 2 mặt: + Mặt trước: lõm --> hố dưới vai có cơ dưới vai bám.
+ Mặt sau: lồi, gai vai (sống vai) đi từ trong ra ngoài chia mặt sau
làm: hố trên gai và hố dưới gai để cơ trên gai và cơ dưới gai bám.
- 3 bờ: + Bờ trong (bờ sống): song song với cột sống.
+ Bờ ngoài (bờ nách): dầy, phía trên là hõm khớp
+ Bờ trên (bờ cổ): mỏng và sắc, ở 1/4 ngoài có khuyết vai (khuyết quạ)

34
cho động mạch vai trên đi qua.
- 3 góc: + Góc trên: hơi vuông
+ Góc dưới: (đỉnh) có cơ lưng to bám.
+ Góc ngoài: có hõm khớp hình ổ chảo để tiếp khớp với chỏm xương
cánh tay, xung quanh ổ chảo là vành ổ chảo.
Ở giữa ổ chảo và khuyết vai có mỏm quạ chỗ bám cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay
3. Xương cánh tay
Xương cánh tay là xương dài, có một thân và hai đầu.
* Đầu trên: tròn, gọi là chỏm, khớp với ổ chảo xương vai. Phía trước ngoài của
đầu trên có hai củ, củ lớn và củ bé, giữa hai củ là rãnh gian củ, có đầu dài gân cơ
nhị đầu cánh tay đi qua. Nơi nối giữa chỏm xương cánh tay và thân xương hơi thắt
lại gọi là cổ phẫu thuật. Ở những người lớn tuổi, khi có chấn thương vùng vai rất
hay xảy ra gãy cổ phẫu thuật.
* Đầu dưới: bè rộng và cong ra trước.
+ Diện khớp có 2 phần:
 Lồi cầu ở ngoài khớp với chỏm xương quay.
 Ròng rọc ở trong khớp với hõm Sigma lớn của xương trụ.
+ Các hố trên khớp:
Phía trước: ở trên lồi cầu có hố trên lồi cầu (hố quay); ở trên ròng rọc có hố
trên ròng rọc (hố vẹt).
 Phía sau: có hố mỏm khuỷu để nhận mỏm khuỷu của xương trụ khi duỗi
tay.
+ Có 2 mỏm trên khớp là mỏm trên lồi cầu ở ngoài, mỏm trên ròng rọc ở trong.
* Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
- Ba mặt:
+Mặt ngoài: gồ ghề, ở giữa có lồi củ delta cho cơ Delta bám.
+Mặt trong: gồ ghề ở giữa có lỗ dưỡng cốt.
+Mặt sau: có một rãnh xoắn chạy chếch từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài (rãnh
thần kinh quay) cho bó mạch thần kinh quay qua.
- Các bờ:
+ Bờ trước: gồ ghề ở trên, nhẵn phẳng ở giữa, dưới chia 2 ngành bao lấy hố vẹt.
+Bờ ngoài và trong: mờ ở trên, rõ ở dưới có vách liên cơ bám.
4. Xương cẳng tay

35
Hình 24: Xương cẳng tay
Cẳng tay có hai xương là xương quay ở ngoài và xương trụ ở trong.
4.1. Xương quay: là xương dài, có một thân và hai đầu.
- Đầu trên: nhỏ, tròn, gọi là chỏm quay. Phía dưới hơi thắt lại gọi là cổ xương
quay. Dưới cổ xương quay có lồi củ quay, nơi bám của trẽ gân cơ nhị đầu cánh tay.
- Đầu dưới: to hơn đầu trên, phía ngoài có mỏm trâm quay.
- Thân xương: ở đoạn giữa hơi cong lồi ra ngoài, phía trong có bờ sắc và
mỏng gọi là bờ gian cốt.
4.2. Xương trụ: ở trong xương quay, cũng có một thân và hai đầu
- Đầu trên: to, có mỏm khuỷu ở sau, mỏm vẹt ở trước. Mặt trong của đầu trên
có khuyết quay, tiếp khớp với chỏm quay.
- Đẩu dưới: nhỏ, có mấu nhỏ gọi là mỏm trâm trụ. Mỏm trâm trụ quay vào
trong, hơi ra sau và cao hơn mỏm trâm quay khoảng 1 cm.
- Thân xương trụ: đặc biệt có bờ sau sắc và sờ rõ được dưới da.
5. Xương cổ tay
Xương cổ tay có 8 xương, xếp thành hai hàng:
- Hàng trên: từ ngoài vào trong là xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp, xương
đậu.
- Hàng dưới: cũng từ ngoài vào là xương thang, xương thê, xương cả, xương móc
6. Xương bàn tay: có 5 xương bàn tay, tính từ ngoài vào là xương bàn I, xương
bàn II, xương bàn III, xương bàn IV, xương bàn V. Mỗi xương bàn có đầu gần gọi
là nền, đầu xa hơi tròn gọi là chỏm.
7. Xương ngón tay

36
Hình 25: Xương cổ tay, bàn tay
Xương ngón I có hai đốt xương là đốt gần và đốt xa. Các ngón còn lại, mỗi ngón
có 3 đốt là đốt gần, đốt giữa, đốt xa. Các xương đốt ngón tay có hình dạng giống
xương bàn.
8. Các khớp của chi trên

Khớp vai

Khớp khuỷu

Khớp cổ tay

Khớp bàn ngón, ngón tay

Gồm khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay.
- Khớp vai: là khớp hoạt dịch trong đó chỏm xương cánh tay tiếp khớp với ổ chảo
xương cánh tay. Khớp vai là khớp chỏm cầu có cử động rộng rãi hơn bất kỳ khớp
nào trong cơ thể. Các cử động của cánh tay tại khớp vai là gấp, duỗi, dạng, khép,

37
quay tròn, xoay trong, xoay ngoài.
- Khớp khuỷu: là khớp hoạt dịch, trong đó đầu dưới xương cánh tay tiếp khớp với
đầu trên của xương quay và xương trụ, đồng thời liên kết đầu trên xương quay và
xương trụ với nhau. Các cử động của khớp khuỷu là gấp duỗi và sấp ngữa cẳng
tay.
VI. XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI
1. Xương chậu và chậu hông
1.1. Xương chậu
Xương chậu là xương dẹt. Ở người trưởng thành, xương chậu do ba xương là
xương cánh chậu, xương mu, và xương ngồi hợp thành. Xương mu nằm ở trước,
bao gồm thân và các ngành trên và dưới; xương ngồi ở phía sau, bao gồm thân và
ngành xương ngồi (liên tiếp với ngành dưới xương mu); xương cánh châu ở trên.
Hai xương chậu khớp với nhau ở phía trước và khớp với xương cùng ở phía sau
tạo thành khung chậu. Xương chậu có hai mặt, bốn bờ.

Xương cánh chậu

Gai chậu trước trên

Gai chậu trước dưới


Hố ổ cối

Lỗ bịt
Xương mu
Xương ngồi

Hình 26: Xương chậu

- Mặt ngoài:
+ Phía trên là phần cánh chậu, có ba đường mông chạy từ sau ra trước và lên trên là
đường mông sau, đường mông trước và đường mông dưới. Giữa các đường
mông là nơi bám của các cơ mông
+ Dưới phần cánh chậu là ổcối, bên trong ổ cối có diện khớp hình chữ C gọi là diện
nguyệt, nơi khớp với chỏm xương đùi tạo nên khớp hông (khớp háng). Phần
giữa diện nguyệt gọi là hố ổ cối.
+ Phía dưới ổ cối ta thấy một lỗ hổng gọi là lỗ bịt.

38
Mào chậu

- Mặt trong: có một gờ chạy từ sau ra trước và xuống dưới gọi là đường cung .
- Bờ trên: gọi là mào chậu, cong lồi lên trên. Điểm cao nhất của mào chậu ngang
bằng với khoảng giữa đốt sống thắt lưng IV-V
- Bờ dưới: do ngành dưới mu và thân xương ngồi tạo nên
- Bờ trước: Có các chỗ lồi lõm từ trên xuống dưới gồm có: gai chậu trước trên, một
khuyết nhỏ, gai chậu trước dưới, lồi chậu mu và củ mu
- Bờ sau: cũng có nhiều chỗ lồi lõm. Từ trên xuống là gai chậu sau trên, gai chậu sau
dưới, khuyết ngồi lớn, gai ngồi, khuyết ngồi bé, ụ ngồi.
Xương chậu được cấu tạo bằng mô xương xốp, chứa nhiều máu. Vì vậy trong
chấn thương, nếu có vỡ xương chậu sẽ mất nhiều máu, có thể gây ra sốc do mất
máu
1.2. Chậu hông ( khung chậu):
- Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương: phía trước và hai bên là 2 xương chậu phía
sau là xương cùng-cụt
- Khung chậu có vai trò rất quan trọng trong sản khoa.
- Chậu hông được chia thành chậu hông lớn (chậu hông giả) và chậu hông bé (chậu
hông thực) ngăn cách nhau bởi eo chậu trên
+ Chậu hông lớn: là phần chậu hông nằm trên eo chậu trên gồm 2 thành bên tạo bởi
hố chậu của xương chậu và phần bên của nền xương cùng; nó có hình phễu loe
rộng lên trên, là giá tựa cho các tạng trong ổ bụng và chỗ bám của các cơ thuộc đai
bụng
+ Chậu hông bé là khoang chậu thực sự vì được đậy kín ở dưới bởi hoành chậu hông
và đáy chậu. Chậu hông bé nằm giữa eo chậu trên (nơi thông với khoang bụng) và

39
eo chậu dưới (được đậy bởi sàn chậu hông) và có một trục cong ở giữa. Chậu hông
bé có tầm quan trọng về sản khoa

Eo trên
Eo giữa

Eo dưới

- Eo chậu trên, hay đường vào chậu, là một vành xương tròn hoặc bầu dục do ụ nhô
xương cùng ở sau và các đường tận cùng ở hai bên tạo nên. Eo trên nằm trên một
mặt phẳng chếch xuống dưới và ra trước.Ở nữ, các kích thước của eo chậu trên là
một trong những yếu tố quyết định đẻ dễ hay khó.
- Eo chậu dưới: Eo dưới có hình trám mà hai cạnh trước là hai ngành ngồi - mu
(gặp nhau tại góc dưới mu), hai cạnh sau là các dây chằng cùng - củ với xương cụt
ở giữa. Nửa sau của eo dưới không phải là đưòng viền cứng vì các dây chằng có thể
giãn được và xương cụt cũng có thể dịch chuyển. Eo dưới cũng có ba đường kính
+ Đường kính trước - sau thường được đo từ đỉnh xương cụt tới bờ dưới
khớp mu (125 mm);
+ Đường kính ngang được đo ở giữa các củ ngồi, tại bờ dưới của mặt trong
(118 mm);
+ Đường kính chéo đi từ điểm giữa của dây chằng cùng - củ tới giữa ngành ngồi -
mu bên đối diện (118 mm)

Chậu hông nam (A)


Chậu hông nữ (B)

- Sự khác nhau giữa chậu hông nam và chậu hông nữ: Chậu hông nữ rộng và ngắn,

40
các đường kính eo chậu trên lớn hơn nam. Xương chậu hông của nam dày hơn và
các mỏm hay gò xương cũng rõ nét hơn
2. Xương đùi
Xương đùi là xương dài và là xương nặng nhất cơ thể, có một thân và hai đầu.
- Đầu trên: có lần lượt từ trong ra:
+ Chỏm xương đùi là một khối tròn gọi là chỏm đùi, khớp với ổ cối xương chậu. Ở
gần đỉnh chỏm có hõm chỏm đùi, là nơi dây chằng chỏm đùi bám
+ Cổ xương đùi hay cổ giải phẫu (dài khoảng 3-4cm), hợp với thân xương một góc
130o. Cổ xương đùi là phần yếu nhất của xương đùi
+ Mấu chuyển lớn và nhỏ. Mấu chuyển lớn là khối xương to nằm ngoài cổ, còn mấu
chuyển bé là núm xương nằm dưới cổ. Hai mấu chuyển được nối với nhau bằng
đường gian mấu ở phía trước và mào gian mấu ở phía sau.

Hình 30 : Xương đùi

- Thân xương: nhẵn và gần tròn nhưng ở phía sau có một đường gồ ghề gọi là đường
ráp. Đường ráp có hai mép trong và ngoài. Về phía đầu trên, mép ngoài liên tiếp
với lồi củ cơ mông, mép trong với đường lược. Về phía dưới, các mép chạy về phía
các lồi cầu xương đùi tương ứng và trở thành các mào trên lồi cầu ngoài và trong,
giữa hai mào là diện khoeo.
- Đầu dưới: to, tiếp khớp với xương chày bằng lồi cầu trong và lồi cầu ngoài. Lồi cầu
ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài nằm ở mặt ngoài. Lồi cầu trong có mỏm trên lồi

41
cầu trong nằm ở mặt trong và có củ cơ khép nằm trên mỏm này. Hai lồi cầu nối với
nhau ở trước bằng diện bánh chè và được ngăn cách nhau ở phía sau bằng hố gian
lồi cầu.
3. Xương bánh chè
Xương bánh chè nằm phía trước khớp gối, bảo vệ khớp gối có hình tam giác,
đỉnh quay xuống dưới. Mặt trước hơi lồi và xù xì, là nơi bám cùa gân cơ tứ đầu
đùi. Mặt sau phẳng và nhẵn, tiếp giáp với diện bánh chè xương đùi

B.Mặt sau
A. Mặt trước

Hình 31: Xương bánh chè

4. Xương cẳng chân

Hình 32: Xương cẳng chân


4.1. Xương chày
Xương chày là một trong hai xương ở cẳng chân, phía trong, lớn hơn xương còn lại và
chịu phần lớn sức nặng của cơ thể trong số hai xương cẳng chân. Xương chày cũng
là một xương dài, gồm một thân và hai đầu.
- Đầu trên: là một khốỉ xương to, do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên
của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với lồi cầu xương đùi. Phía

42
trước và dưới hai lồi cầu có lồi củ chày, nơi bám của dây chàng bánh chè. Trên mặt
sau - dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác
- Đầu dưới: là một khối xương nhỏ hơn đầu trên, phía trong có mắt cá trong, mặt
ngoài mắt cá trong có diện khớp mắt cá, khớp với diện khớp trong của mặt trên
xương sên ở cổ chân. Mặt dưới của đẩu dưới có diện khớp dưới, nơi tiếp khớp với
diện khớp trên của mặt trên xương sên.
- Thân xương: nhỏ dần từ trên xuống dưới, bờ ngoài sắc và mỏng, có màng gian cốt
bám. Bờ trước rõ và nằm ngay dưới da nên ta có thể sờ thấy dễ dàng
4.2. Xương mác
Xương mác là xương dài, mảnh, ở ngoài xương chày, gồm thân và hai đầu.
Đầu trên phình to gọi là chỏm mác, khớp vối xương chày.
Đầu dưới hình tam giác được gọi là mắt cá ngoài, xuống thấp hơn mắt cá trong
khoảng 1 cm. Mặt sau có rãnh mắt cá cho gân cơ mác đi qua; ở đỉnh có hố mắt cá
ngoài cho dây chằng mác - sên bám và mặt khớp mắt cá tiếp khớp với xương sên.
Thân xương: nhỏ và nhìn như bị xoắn vặn từ trên xuong dưới và vào trong. Bờ
trong mỏng và sắc, có màng gian cốt bám
5. Các xương ở cổ chân và bàn chân

Xương đốt ngón chân

Ba xương
chêm
Xương hộp
Xương gót
Xương bàn chân
Xương thuyền

Xương sên

5.1. Các xương cổ chân


Bảy xương cổ chân xếp thành hai hàng: hàng sau có xương sên và xương gót, hàng
trước có xương thuyền, xương hộp và ba xương chêm
- Xương sên có hình con sên, nằm dưới xương chày, trên xương gót và giữa hai mắt

43
cá trong và ngoài và khớp với hai mắt cá tạo nên khớp cổ chân. Phía trước xương
sên khớp với xương thuyền.
- Xương gót: là xương to nhất ở cổ chân, chịu phần lớn sức nặng của cơ thể dồn
xuống khi đứng. Phía trên khớp với xương sên, trước khớp với xương hộp, phía sau
lồi xuống dưới tạo nên gót chân
- Xương thuyền tiếp khớp với chỏm sên ở phía sau, với ba xương chêm ở phía
trước và với xương hộp ở phía ngoài; mặt trong của nó có lồi củ xương thuyền
- Các xương chêm trong, giữa và ngoài nằm trên một hàng ngang ở trước xương
thuyền và sau các xương đốt bàn I, II, và III.
- Xương hộp hình khối vuông nằm giữa xương gót và các xương đốt bàn chân IV,
V
5.2. Các xương đốt bàn chân
Gồm năm xương được gọi theo số từ I - V, kể từ trong ra ngoài. Chúng thuộc
loại xương dài, mỗi xương có thân nằm giữa nền và chỏm (đầu xa). Nền có các mặt
khớp tiếp khớp với xương cổ chân và với xương đốt bàn chân bên cạnh. Chỏm lồi,
tiếp khớp với nền xương đốt ngón chân gần
5.3. Các xương đốt ngón chân có số lượng và cách gọi tên giống như xương đốt
ngón tay.
6. Các khớp của chi dưới
Gồm khớp mu, khớp háng, khớp gối, khớp cổ
chân, bàn chân và ngón chân.
- Khớp mu : là 1 khớp sụn sợi, thường là khớp
bất động, tuy nhiên ở phụ nữ khi sinh đẻ khớp
có thể dãn rộng.
- Khớp háng: là khớp hoạt dịch trong đó chỏm
xương đùi tiếp khớp với ổ cối xương chậu.
Khớp háng là khớp chỏm cầu có cử động tương
tự khớp vai, tuy nhiên khớp háng có cấu tạo
vững chắc để chịu lực cho cơ thể và tầm hoạt
động không rộng rãi như khớp vai. Các cử động
của đùi tại khớp háng là gấp, duỗi, dạng, khép,
xoay trong, xoay ngoài.
- Khớp gối: là khớp hoạt dịch, trong đó đầu
dưới xương đùi tiếp khớp với đầu trên của
xương chày đồng thời xương bánh chè tiếp
khớp với xương đùi. Các cử động của khớp gối

44
là gấp duỗi cẳng chân.

45
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ CƠ
Mục tiêu:
 Biết được cấu trúc, chức năng và phân loại cơ
 Mô tả được tên, vị trí và chức năng của các nhóm cơ chính trên cơ thể

I. ĐẠI CƯƠNG HỆ CƠ
Hệ cơ là hệ thống các cơ và nhóm cơ giúp vận động cơ thể và các tạng khác. Đặc
tính cơ bản của cơ là sự co cơ
Hệ cơ có năm chức năng: tạo ra các cử động, duy trì các tư thế của cơ thể, điều hoà
thể tích của các cơ quan, sinh nhiệt và làm dịch chuyển các chất trong cơ thể
1. Phân loại cơ

Mô cơ là loại mô gồm những tế bào có khả năng co rút. Cơ thể người có ba loại
mô cơ khác nhau về vị trí, cấu tạo mô học và sự chi phối của thần kinh đó là cơ
vân, cơ trơn và cơ tim.
1.1. Cơ vân: còn gọi là cơ bám xương vì các cơ này bám vào xương, chủ yếu là
hoạt động theo ý muốn như các cơ ở đầu, thân, tứ chi và một số cơ của cơ quan nội
tại (lưỡi, thanh quản...). Khi quan sát dưới kính hiên vi, các tế bào cơ vân có những
dải sáng và tối xen kẽ nhau.

1.2. Cơ trơn:
Một bólàsợiloại cơ và
cơ vân cấumôtạo
liênnên
kết đithành
kèm mạch máu, Một
thành
sợi của ống tiêu hóa, đường hô
cơ vân
hấp và một số tạng rỗng như bàng quang, tử cung…. các nang lông ở da. Cơ 4 trơn
6
do hệ thần kinh thực vật điều khiển nên hoạt động không theo ý muốn. Dưới kính
hiển vi, tế bào cơ trơn có hình thoi với một nhân ở trung tâm và không có vân
ngang.

1.3. Cơ tim: cấu tạo nên quả tim là loại cơ đặc biệt, vừa có tính chất giống cơ vân (co
rút có tính chu kỳ), vừa tính chất giống cơ trơn (hoạt động không theo ý muốn). Cơ
tim được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật và hệ thần kinh tự động nên hoạt
động không theo ý muốn giống cơ trơn. Dưới kính hiển vi sợi cơ tim cũng có vân
sáng tối như cơ vân.

2. Cách đặt tên các cơ (Trong nội dung của bài này chỉ đề cập đến cơ vân)
Cơ vân được chia thành nhiều loại và nhiều cách gọi tên tùy theo hình dạng, vị
trí, nơi bám, số đầu nguyên ủy và theo chức năng.
- Theo hình dạng: cơ hình thoi, cơ dẹt, cơ thẳng, cơ tam giác, cơ vuông, cơ vòng.
- Theo vị trí: cơ ngực lớn, cơ thẳng bụng
- Theo nơi bám: cơ ức đòn chủm, cơ quạ-cánh tay.
- Theo số đầu nguyên ủy: cơ nhị đầu, cơ tam đầu
- Theo chức năng: cơ dạng, cơ khép, cơ sấp, cơ ngữa,cơ đối chiếu.
3. Cấu tạo của cơ vân:
. Cơ vân được cấu tạo từ những bó sợi cơ. Cấu tạo chung gồm hai phần: giữa là phần
thịt hay bụng cơ, hai đầu là phần gân bám vào xương hay da. Phần bụng do nhiều
các sợi cơ và các thành phần mô liên kết tạo nên

4
7
1. Cơ một bụng
2. Cơ hai đầu
3. Cơ hai bụng
4. Cơ nhiều đầu (cơ dẹt)
5. Cơ bị gân cắt ngang
6. Cơ một cánh
7. Cơ hai cánh

Ở giữa cơ và da, có một lớp mô liên kết gọi là mạc gồm hai phần: phần đặc nằm
sâu sát màng ngoài cơ là mạc sâu; phần lỏng lẻo (chứa mỡ) ở ngay dưới da gọi là
mạc nông
Mô liên kết bao quanh các sợi cơ, các bó sợi cơ và toàn bộ cơ còn kéo dài
vượt quá chiều dài các sợi cơ để trở thành (hay liên tiếp với) các gân gắn cơ vào
xương hoặc các cấu trúc khác. Thường thì gân là những thừng sợi trắng bóng.
Riêng những gân rộng và dẹt được gọi là cân.

4. Các đầu bám của cơ


Hầu hết các cơ bám vào xương hoặc sụn; một số cơ có đầu bám vào da (cơ
mặt), vào niêm mạc (cơ lưỡi), vào mạc (cơ căng mạc đùi); một số cơ chạy vòng
tròn nên được gọi là cơ thắt, hoặc bám vào một cơ khác qua trẽ gân trung gian.
Trừ những cơ thắt, các cơ đều có hai đầu bám được phân biệt thành nguyên uỷ
và bám tận. Nguyên uỷ là đầu bám cố định hơn và bám tận là đầu bám di động
thường xuyên hơn. Ở các chi, nguyên uỷ là đầu gần, bám tận là đầu xa vì các phần
xa của chi thường di động hơn các phần gần. Một số trường hợp khó phân biệt đầu
nào của cơ di động hơn (ví dụ cơ thẳng bụng) nên sự mô tả giữa các sách có thể
trái ngược nhau.
Có một số cấu trúc tạo thuận lợi cho sự di chuyển của các gân cơ. Đó là các
bao xơ của gân, các hãm gân, các túi hoạt dịch và các bao hoạt dịch .
5. Biên độ (tầm) lực co cơ

4
8
Biên độ co: khi một cơ co, chiều dài các bó sợi cơ của nó giảm đi tối đa là
57% (từ 1/3 tới 1/2) so với chiều dài lúc nghỉ. Biên độ co của cơ phụ thuộc vào
chiều dài của các bó sợi cơ nằm giữa các gân. Các gân là những phần không co.
Lực co cơ: lực co của một cơ tỉ lệ thuận với đường kính của nó. Một cơ càng
có nhiều sợi và bó sợi thì càng khoẻ.

6. Các kiểu sắp xếp bó sợi cơ:


Các sợi cơ sắp xếp thành các bó cơ. Các sợi cơ trong bó thường nằm song song
nhau, nhưng sự sắp xếp các bó so với các gân có thể thuộc các kiểu như sau: song
song, hình thoi, vòng, tam giác hoặc lông vũ tùy theo mục đích của cơ. Dù có cách
sắp xếp nào cơ đều có nguyên tắc phân bố chung như sau:
- Bám vào 2 xương theo đường đi ngắn nhất và hướng cơ thường vuông góc với
trục quay của khớp.
- Nguyên lý hoạt động chung của cơ là rút
ngắn chiều dài khi co cơ, làm rút ngắn
khoảng cách giữa hai đầu nguyên ủy và bám
tận.
- Một động tác bất kỳ nào là kết quả của sự
phối hợp của nhiều cơ. Hầu hết, các cơ
thường xếp thành những cặp cơ đối kháng
nhau: các cơ gấp - các cơ duỗi, các cơ dạng -
các cơ khép...Sự phối hợp các cử động này
gọi là sự phối hợp các động tác thông qua hệ
thần kinh.

7. Mạch máu và dây thần kinh


Trong cấu tạo của cơ vân còn có mạch máu và dây thần kinh. Mạch máu mang đến
những chất dinh dưỡng cho cơ và lấy đi những chât phân hủy.
Nhánh thần kinh đi tới một cơ là thần kinh hỗn hợp gồm cả sợi vận động
(khoảng 60%), sợi cảm giác (khoảng 40%) và một số sợi giao cảm.
Các sợi vận động xuất phát từ các tế bào ở sừng trước của tuỷ sống.
Các sợi cảm giác xuất phát từ các đầu tận cùng cảm giác nằm trong cơ hoặc gân.
Chức năng của các sợi cảm giác là vận chuyển tới hệ thần kinh trung ương thông
tin về độ căng cơ. Thông tin này đóng vai trò thiết yếu cho việc duy trì trương lực
cơ và tư thế cơ thể và cho việc thực hiện các động tác phối hợp theo ý muốn.
Các sợi giao cảm phân phối vào cơ trơn của thành các mạch máu nuôi cơ.
4
9
Trong lúc nghỉ, cơ vân ở trạng thái co bán phần và trạng thái này gọi là trương
lực cơ. Vì các sợi cơ không bao giờ ở trạng thái trung gian giữa co và giãn, trương
lực cơ có được là nhờ trong cơ luôn luôn có một ít sợi cơ co hoàn toàn, số đông
còn lại giãn hoàn toàn. Để tránh mỏi cơ, các nhóm đơn vị vận động (các nhóm sợi
cơ) khác nhau luân phiên nhau ở vào trạng thái hoạt động tại các thời gian khác
nhau. Trương lực cơ được duy trì nhờ cung phản xạ hai nơron. Tổn thương một
hoặc cả hai nơron này dẫn tới mất trương lực cơ và cơ sẽ bị nhẽo.

II. CÁC CƠ VÙNG ĐẦU MẶT CỔ

1. Các cơ ở đầu mặt


Các cơ của đầu bao gồm các cơ mặt, các cơ nhai, các cơ ngoài nhãn cầu, các cơ
trong tai, các cơ lưỡi, các cơ khẩu cái mềm và eo họng
Cơ mặt thường được gọi là cơ bám da, là phương tiện diễn đạt tình cảm và
đóng mở các lỗ tự nhiên của vùng đầu mặt như mắt, mũi, miệng. Các cơ mặt có các
đặc tính sau:
- Khi co sẽ biếu hiện nét mặt.
- Có nguyên ủy ở xương và bám tận ở da.
- Dây thần kinh mặt (dây VII) chi phối vận động nên khi bị liệt dây thần kinh này
gây mặt bị méo ở bên đối diện.
- Bám quanh các lỗ tự nhiên.
Theo định khu và chức năng, các cơ mặt được xếp thành 5 nhóm: cơ trên sọ,
các cơ quanh tai, các cơ quanh ổ mắt và mí, các cơ mũi và các cơ quanh miệng
1.1.Cơ trên sọ: có ba cơ gồm cơ bụng trán, cơ bụng chẩm và cơ thái dương đỉnh.
+ Cơ chẩm trán: Cơ có hai bụng chẩm và trán nằm trên các xương cùng tên và
được nối với nhau bởi cân trên sọ 5
0
Tác dụng: bụng trán làm kéo da đầu ra trước, nâng lông mày, nhăn da trán, bụng
chẩm kéo da đầu ra sau.
+ Cơ thái dương đỉnh: Đi từ đường gáy trên xương chẩm và mỏm chũm xương thái
dương, hòa lẫn với các cơ tai ở mặt bên sọ rồi bám vào cân trên sọ. Cơ thường kém
phát triển.
1.2. Cơ quanh tai: có ba cơ gồm cơ tai trước, cơ tai sau và cơ tai trên. Các cơ này
rất kém phát triển ở người.
1.3. Cơ quanh ổ mắt: có ba cơ gồm:
- Cơ vòng mắt bao quanh 2 mắt, khi co sẽ có nhiệm vụ khép mắt, nên khi thần kinh
chi phối cơ này là thần kinh mặt bị tổn thương thì mắt không thể nhắm được.
- Cơ cau mày: Kéo lông mày xuống dưới và làm nhăn da trán theo chiều dọc (cau
mày)
- Cơ hạ mày: Kéo lông mày xuống dưới

Hình. Các cơ mặt (nhìn bên)

1.4. Nhóm cơ mũi: gồm các cơ kém phát triển. Nhóm cơ mũi gồm 3 cơ:
- Cơ mảnh khảnh (cơ tháp hay cơ cao) nằm phía trên sống mũi và ở 2 bên đường
giữa. Khi co kéo góc trong của lông mày xuống. Là cơ biểu lộ sự kiêu ngạo.
5
1
- Cơ mũi gồm có phần ngang mũi và phần cánh mũi: phần ngang làm hẹp lỗ mũi;
phần cánh kéo cánh mũi xuống dưới và ra ngoài, làm nở rộng lỗ mũi
- Cơ hạ vách mũi: Làm hẹp lỗ mũi, kéo vách mũi xuống dưới
1.5. Cơ miệng: cơ vùng miệng có số lượng cơ lớn vì miệng hoạt động nhiều nhất.
- Cơ vòng miệng bao quanh lấy 2 môi, khi co làm môi mím lại: Khép và đưa môi ra
trước, ép môi vào răng, thay đổi hình dạng của môi trong lúc nói
-Cơ nâng môi trên cánh mũi: Bó ngoài nâng môi trên, bó trong làm nở mũi
- Cơ nâng môi trên: Nâng môi trên, làm thay đổi rãnh mũi - môi (rãnh sâu khi buồn
- Cơ hạ môi dưới: Kéo góc miệng xuống dưới và ra ngoài khi mở miệng và khi biểu
lộ sự mỉa mai
- Cơ gò má lớn: Kéo góc miệng lên trên và ra ngoài khi cười
- Cơ gò má bé: Nâng môi trên, làm lộ các răng hàm trên
- Cơ cười: Làm kéo góc miệng theo chiều ngang (cười mỉm).
- Cơ cằm: Tác dụng nâng và đưa môi dưới ra trước, nâng và làm nhăn da cằm
- Cơ mút hay cơ thổi kèn: Tác dụng: ép má vào răng và nướu, giúp nhai, mút, thổi
- Cơ nâng góc miệng: Nâng góc miệng làm lộ răng khi mỉm cười
- Cơ hạ góc miệng: Tác dụng: kéo góc miệng xuống dưới, gây buồn bã.
- Cơ ngang cằm
1.6. Cơ nhai: có chung các tính chất sau
 Nguyên ủy ở khối xương sọ, bám tận ở xương hàm dưới
 Dây thần kinh hàm dưới (V3) chi phối vận động
 Tác dụng là vận động xương hàm dưới tạo ta động tác nhai

Hình. Các cơ nhai
1.6.1. Cơ thái dương: nguyên ủy ở hố thái dương, bám tận ở mỏm vẹt xương hàm
dưới, hình nan quạt, che phủ gần hết mặt bên vòm sọ. Có chức năng nâng hàm dưới
lên và kéo ra sau 5
2
1.6.2. Cơ cắn: nguyên ủy ở cung gò má, bám tận ở mặt ngoài ngành hàm và góc
hàm. Có chức năng nâng hàm dưới lên.
1.6.3. Cơ chân bướm trong: nguyên ủy ở mặt trong của mảnh ngoài mỏm chân
bướm, bám tận vào mặt trong của ngành hàm và góc hàm. Có chức năng kéo hàm
dưới lên trên và ra trước.
1.6.4. Cơ chân bướm ngoài: nguyên ủy ở mặt ngoài mỏm chân bướm, bám tận vào
lồi cầu xương hàm dưới và bao khớp của khớp thái dương - hàm dưới. Có chức
năng kéo hàm dưới ra trước.

Hình : Cơ chân bướm


2. Các cơ vùng cổ
 Ở cổ được chia ra làm hai vùng (vùng sau và vùng trước) mà ranh giới là bờ
ngoài của cơ thang. Từ nông vào sâu, các cơ nằm trong vùng cổ trước - bên
được chia thành ba nhóm:
+ Các cơ nông ở hai bên cổ gồm cơ ức - đòn - chũm và cơ bám da cổ;
+ Các cơ trên móng và các cơ dưới móng nằm ở vùng cổ trước;
+ Các cơ trước và các cơ bên cột sống.
 Các cơ vùng cổ sau được mô tả cùng các cơ lưng; trong khi đó, các cơ dưới
chẩm cũng được xem như một trong các nhóm cơ của cổ.
2.1. Các cơ nông vùng cổ bên
Cơ bám da cố là một phiến cơ rộng. Từ mạc phủ phần trên của cơ ngực lớn
và cơ đen ta, các sợi cơ chạy lên trong mô dưới da của mặt bên của cổ tới tận phần
dưới mặt. Cơ bám da cổ do thần kinh mặt vận động.
Cơ ức - đòn - chũm (sternocleidomastoid) từ cán ức và 1/3 trong xương đòn
chạy chếch lên qua mặt bên của cổ rồi bám vào mỏm chũm xương thái dương và
nửa ngoài đường gáy trên. Nó là một mốc bề mặt rõ nét, nhất là khi co.

5
3
Cơ ức - đòn - chũm do thần kinh phụ chi phối. Hai cơ cùng co làm gấp đoạn
cột sống cổ và ruỗi đầu; một cơ co làm nghiêng đầu về cùng bên và xoay mặt về
phía đối diện.
2.2. Các cơ trên móng và các cơ dưới móng
Các cơ trên móng nằm trên xương móng, nối xương móng vào sọ và bao gồm
cơ hàm - móng, cơ cằm - móng, cơ trâm - móng và cơ hai bụng. Tác dụng chung
của các cơ trên móng là nâng xương móng và sàn miệng, hạ xương hàm dưới.
Các cơ dưới móng gồm bốn cơ nằm dưới xương móng: cơ ức - móng, cơ ức -
giáp, cơ giáp - móng và cơ vai - móng. Khi co, các cơ này làm hạ thấp xương
móng và thanh quản trong lúc nuốt và nói. Nhóm cơ trên móng và nhóm cơ dưới
móng có tácdụng đối kháng nhau. Tuy nhiên, khi cả hai nhóm cơ cùng co thì giữ
cố định xương móng, làm cho các cơ lưỡi bám vào xương móng có thể hoạt động
được trên một nền xương cố định. Hai nhóm cơ có thể phối hợp trong cử động
xoay tròn xương móng.
Cơ hai bụng có một gân trung gian bám vào thân và sừng lớn xương móng.
Từ gân này, bụng trước chạy tới hố cơ hai bụng của xương hàm dưới, bụng sau tới
khuyết chũm xương thái dương, về chi phối thần kinh, cơ trâm - móng và bụng sau
cơ hai bụng do thần kinh mặt vận động, bụng trước cơ hai bụng và cơ hàm - móng
do các nhánh đến từ thần kinh huyệt răng dưới (nhánh của thần kinh hàm dưới) vận
động, các cơ khác do các nhánh của đám rối cổ vận động.

5
4
Hình. Các cơ trên móng và dưới móng
2.3.Các cơ trước và các cơ bên cột sống
2.3.1.Các cơ trước cột sống
Các cơ nằm sát mặt trước cột sống cổ bao gồm các cơ: cơ gối đầu, cơ gối cổ,
các cơ thẳng đầu sau lớn và bé. Các cơ này đi từ mặt trước (của thân hoặc mỏm
ngang) đốt sống cổ này đến mặt trước đốt sống cổ kia, hoặc đi từ mặt trước các đốt
cổ tới xương chẩm (phần nền và mỏm tĩnh mạch cảnh). Chúng làm gấp đầu và cổ,
cả bốn cơ được chi phối bởi các nhánh đến từ ngành trước các thần kinh sống cổ.
2.3.2.Các cơ bên cột sống
Có ba cơ bậc thang trước, giữa và sau chạy chếch như các bậc thang từ mỏm
ngang các đốt sống cổ tới hai xương sườn trên. Chúng đều do các nhánh từ ngành
trước các thần kinh sống cổ vận động. Các cơ này làm nghiêng đoạn cổ của cột
sống sang bên và nâng xương sườn I (các cơ bậc thang trước và giữa) hoăc II (cơ
bậc thang sau).

5
5
1. Cơ ức đòn chũm  
2. Cơ gối đầu  
3. Cơ thang   
4. Cơ nâng vai   
5. Cơ bậc thang giữa    
6. Bụng dưới cơ vai móng   
8. Bụng trước cơ hai thân  
9. Cơ hàm móng    
10. Cơ giáp móng   
11. Bụng trên cơ vai móng   
12. Cơ ức móng  

2.4. Cơ vùng gáy

Hình. Các cơ dưới chẩm và các cơ vùng gáy


Ở vùng gáy gồm rất nhiều cơ nhỏ nằm ở 2 bên rãnh sống đến cơ thang hai bên.
Trong đó cơ thang là cơ lớn nhất và là cơ ở ngoài cùng nhất vùng gáy, đi từ mỏm
gai của các đốt sống cổ đến bờ sau xương đòn và xương bả vai. Các cơ nhỏ ở vùng
5
6
gáy là các cơ dưới chẩm gồm cơ thẳng đầu sau bé, cơ thẳng đầu sau dưới, cơ chéo
đầu trên, cơ chéo đầu dưới. Các cơ ở vùng này có tác dụng ngửa đầu và xoay đầu

III. CÁC CƠ VÙNG THÂN MÌNH


Các cơ ở vùng thân mình được chia làm 3 nhóm cơ: cơ lưng, cơ thành ngực và
cơ thành bụng.
1. Các cơ vùng lưng
Các cơ ở vùng lưng là những cơ chủ yếu bám dọc cột sống từ nền sọ đến tận
xương cụt, bao gồm nhiều cơ liên tiếp nhau bám vào các đốt sống tạo nên các cơ
sâu, các cơ khác từ đầu, chi trên và từ thân phát triển mạnh về phía lưng tạo nên
các cơ nông.
1.1. Các cơ nông: bao gồm 6 cơ nối từ cột sống đến chi trên hoặc lồng ngực. Các cơ
xếp thành 3 lớp theo trình tự nông sâu:
* Lớp thứ nhất gồm cơ thang và cơ lưng rộng.
* Lớp thứ hai gồm cơ nâng vai và cơ trám.
* Lớp thứ ba gồm cơ răng sau trên và cơ răng sau dưới.

- Cơ thang bám từ gáy trên của xương chẩm, mỏm gai của các đốt sống cổ và
ngực đến xương đòn, mỏm cùng vai và gai vai.
5
7
- Cơ nâng vai bám từ mỏm ngang của đốt sống cổ trên đến phần trên gai vai
của xương vai.
- Cơ trám bám từ mỏm gai của các đốt sống cổ và ngực đến gai vai.
Tác dụng chính của nhóm cơ này là nâng và xoay xương vai do thần kinh phụ
và đám rối cổ chi phối
1.2. Các cơ sâu (cơ cạnh sống): là những cơ nằm cạnh cột sống đi từ chậu hông tới
xương chậu, xếp thành 4 lớp:
Lớp thứ nhất: gọi là các cơ gai ngang, gồm cơ gối đầu và cơ gối cổ.
Lớp thứ hai: gọi là các cơ dựng gai, gồm 3 cơ xếp từ ngoài vào trong theo trình tự là
cơ chậu sườn, cơ cực dài và cơ gai.
Lớp thứ ba: gọi là các cơ ngang gai, gồm cơ nhiều chân, cơ bán gai và cơ xoay.
Lớp thứ tư: gồm các cơ gian gai và cơ gian ngang bám giữa các mỏm ngang hoặc các
mỏm gai của các đốt sống.

5
8
Tác dụng chung của nhóm cơ này là duỗi, nghiêng và xoay cột sống do các nhánh
thần kinh gai chi phối vận động

2. Các cơ thành ngực


Các cơ thành ngực gồm các cơ riêng của thành ngực và các cơ của vùng khác đến tăng
cường cho động tác hô hấp. Các cơ riêng của thành ngực bám trực tiếp từ thành
ngực lên xương sườn, tác động đến xương sườn làm thay đổi kích thước lồng ngực.
Các cơ thành ngực được xếp thành 3 lớp: lớp ngoài là cơ gian sườn ngoài và cơ
nâng sườn, lớp giữa là cơ gian sườn trong và lớp trong gồm cơ gian sườn trong
cùng, cơ dưới sườn và cơ ngang ngực.
5
9
Trong đó:
- 11 cơ gian sườn ngoài có thớ cơ hướng chạy chếch xuống dưới và ra trước,
từ bờ dưới xương sườn trên đến bờ trên xương sườn dưới, có tác dụng nâng sườn
lên trong động tác hít vào.
- 11 cơ gian sườn trong có các thớ cơ chạy từ bờ dưới của xương sườn trên
chếch xuống dưới và ra sau đến bờ trên của xương sườn dưới, có tác dụng kéo các
xương sườn gần lại nhau trong khi thở ra gắng sức, làm giảm đường kính bên và
trước sau của lồng ngực.
- Cơ gian sườn trong cùng tương đối kém phát triển, có hướng cơ chạy như cơ
gian sườn trong.
- Giữa cơ gian sườn trong và cơ gian sườn trong cùng có bó mạch thần kinh
gian sườn. Cơ dưới sườn bám từ mặt trong của xương sườn đến bờ trên của xương
sườn thứ hai và thứ ba.
- Cơ ngang ngực bám từ mặt sau xương ức đến các sụn sườn từ thứ ba đến thứ
tư.
- Cơ nâng sườn bám từ mỏm ngang đốt sống ngực đến mặt ngoài xương sườn
bên dưới.
Ngoài ra, khu vực này còn có một số cơ khác góp phần tạo nên thành ngực như các cơ
lưng gáy, các cơ thành bụng và các cơ ngực giúp vận động xương chi trên.

6
0
3. Các cơ thành bụng
Cơ thành bụng gồm nhóm cơ thành bụng trước bên, nhóm cơ thành bụng sau và cơ
hoành ngăn cách giữa khoang bụng và khoang ngực.
3.1. Các cơ thành bụng trước bên
Thành bụng trước bên gồm hai cơ ở phía trước và giữa bụng là cơ thẳng bụng và cơ
tháp, ba cơ rộng và dẹp ở hai bên xếp thành ba lớp từ nông đến sâu là cơ chéo bụng
ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng. Năm sâu dưới các cơ thành bụng
trước bên là mạc ngang rồi đến phúc mạc. Hai phần phải và trái của thành bụng
trước gặp nhau ở đường giữa gọi là đường trắng giữa đi từ mũi ức đến xương mu.

Động mạch thượng vị trên

Cơ ngang bụng

Cơ chéo bụng trong


Đường trắng giữa

Động mạch thượng vị dưới


Cơ tháp

- Cơ thẳng bụng: bám từ mỏm mũi kiếm xương ức, các sụn sườn thứ 5, 6, 7 ở trên đến
thân xương mu ở dưới. Giữa hai cơ thẳng bụng là đường trắng giữa, bờ ngoài hai
cơ thẳng bụng gọi là đường trắng bên.
- Cơ tháp: là 2 cơ nhỏ bám từ xương mu đến đường trắng.
- Cơ chéo bụng ngoài: bám từ nửa dưới lồng ngực chạy chếch xuống dưới và ra trước
đến đường trắng giữa, xương mu và mào chậu.
- Cơ chéo bụng trong: bám từ cân ngực thắt lưng, mào chậu, dây chằng bẹn chạy
chếch lên trên và ra trước đến đường giữa và bờ dưới các xương sườn từ X - XII.
- Cơ ngang bụng: bám từ cân ngực thắt lưng, các xương sườn cuối, mào chậu và dây
chằng bẹn chạy ngang rồi tạo thành cân bám vào đường giữa và xương mu.
Với cách sắp xếp và cấu tạo đặc biệt như trên của các cơ thành bụng trước bên có tác
dụng bảo vệ và giữ các tạng trong ổ bụng, làm tăng áp lực trong ổ bụng khi các cơ
6
1
cùng co tạo ra áp lực cần thiết trong động tác rặn trong đại tiện, tiểu tiện, sinh đẻ và
nôn ói, góp phần trong hô hấp gắng sức. Ngoài ra, các cơ thành bụng trước bên còn
giúp cơ thể thực hiện các động tác như gập bụng, xoay người, nghiêng người, giúp
giữ vững tư thế, cử động thân mình.
Thần kinh chi phối các cơ thành bụng trước bên là từ các nhánh của dây thần kinh N7
đến N12, thần kinh hạ vị và thần kinh chậu bẹn.
3.2. Các cơ thành bụng sau
Cơ thành bụng sau gồm cơ thắt lưng lớn, cơ thắt lưng bé, cơ chậu và cơ vuông thắt
lưng. Cơ vuông thắt lưng bám từ bờ dưới xương sườn XII và các mỏm ngang của
các đốt sống thắt lưng đến mào chậu.
Nhóm cơ thành bụng sau có tác dụng giúp cơ thể thực hiện các động tác gấp, duỗi
và nghiêng cột sống.
3.3. Ống bẹn
Ống bẹn là một khe chéo, nằm trong lớp cân của thành bụng trước bên, theo
hướng từ sau ra trước, vào trong và xuống dưới, ống bẹn có hai lỗ là lỗ bẹn sâu và
lỗ bẹn nông.
Ống bẹn có bốn thành là:
- Thành trước cấu tạo chủ yếu là da, tổ chức dưới da, cân cơ chéo bụng ngoài và một
phân cơ chéo bụng trong.
- Thành sau là mạc ngang và phúc mạc.
- Thành trên là liềm bẹn do cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng.
- Thành dưới là dây chằng bẹn căng từ gai chậu trước trên và gai mu.
Ở nam ống bẹn chứa thừng tinh, còn nữ ống bẹn chứa dây chằng tròn tử cung, ống bẹn
là một điểm yếu tiềm tàng của thành bụng, nhất là ở nam giới, nên thường xảy ra
thoát vị bẹn.

Hình: Lỗ bẹn nông


4. Cơ hoành 6
2
Cơ hoành là một phiến cơ - xơ cong hình vòm ngăn cách khoang ngực với khoang
bụng. Mặt lồi của nó hướng về phía khoang ngực. Cơ hoành gồm phần cơ ở xung
quanh và phần gân ở giữa.

Nguyên uỷ: Cơ hoành có nguyên ủy bám vào mặt sau mỏm mũi kiếm của xương
ức, sụn sườn, 6 xương sườn cuối và các đốt sống thắt lưng lên và các cơ thành
bụng sau bởi 2 trụ: phải và trái vây quanh lỗ động mạch chủ và các dây chằng cung
giữa, dây chằng cung trong và dây chằng cung ngoài.
Từ nguyên ủy các thớ cơ của cơ hoành chạy lên và vòng sang ngang phía đối
diện tập trung về một tấm gân chung gọi là gân trung tâm cơ hoành (bám tận) gồm
3 lá: lá phải, lá trái và lá giữa.
Trên cơ hoành có nhiều lỗ được tạo nên để các cấu trúc đi từ vùng ngực xuống
bụng và ngược lại, như lỗ tĩnh mạch chủ nằm ở trung tâm, lỗ động mạch chủ nằm
trước cột sống, lỗ thực quản nằm trước về phía trái của lỗ động mạch chủ, dây thần
kinh X cùng đi cùng thực quản qua lỗ thực quản
Cơ hoành là cơ giữ vai trò chính trong sự hô hấp đặc biệt trong động tác hít vào,
góp phần làm tăng áp lực trong ổ bụng trong đại tiện và sinh sản, đẩy máu trong
gan, trong ổ bụng về tim và đóng vai trò như cơ co thắt thực quản.

III. ĐÁY CHẬU


1. Các cơ của hoành chậu hông
Lỗ dưới của chậu hông được đậy bằng cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt. Những
cơ này cùng với các mạc phủ ở các mặt trên và dưới của chúng được gọi chung là
hoành chậu hông. Hoành chậu hông bị niệu đạo và ống hậu môn xuyên qua, riêng ở
nữ có thêm âm đạo xuyên qua
6
3
Hoành chậu hông có tác dụng nâng đỡ và duy trì vị trí của các tạng chậu hông,
kiểm soát tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng lúc thở ra gắng sức, nôn, tiểu tiện, đại
tiện, co khít các lỗ xuyên qua hoành chậu hông
Cơ nâng hậu môn do các dây thần kinh cùng 2 -4 chi phối, cơn gồi cụt do các
thần kinh cùng 4 -5 chi phối.

2. Các cơ của đáy chậu


Đáy chậu nằm dưới hoành chậu hông, sau khớp mu và trước đỉnh xương cụt.
Đáy là vùng hình thoi đi từ xương mu ở trước tới xương cụt ở sau và ở giữa hai củ
ngồi. Đường kẻ ngang qua hai củ ngồi chia đáy chậu thành tam giác hoành niệu
dục ở trước chứa các cơ quan sinh dục ngoài và tam giác hậu môn ở sau chứa ống
hậu môn. Ở trung tâm đáy chậu có một khối mô sợi - cơ gọi là thể đáy chậu, nơi
bám của nhiều cơ đáy chậu.
Tam giác hoành niệu dục được xếp thành 2 lớp: lớp nông và lớp sâu. Các cơ của
lớp nông là cơ ngang đáy chậu nông, cơ hành xốp và cơ ngồi hang. Các cơ của lớp
sâu của đáy chậu là cơ ngang đáy chậu sâu và cơ thắt niệu đạo ngoài. Các cơ đáy
chậu sâu và mạc phủ trên hai mặt của chúng tạo nên hoành niệu dục. Các cơ của
hoành niệu dục hỗ trợ tiểu tiện và phóng tinh (ở nam).
6
4
Tam giác hậu môn gồm cơ thắt ngoài hậu môn bao quanh ống hậu môn và dính
chặt, với cùng da bao quanh bờ ống hậu môn, cơ nhăn hậu môn bám quanh hậu
môn và cơ thắt trong hậu môn.

Hình Các cơ khoang đáy chậu hông

Các cơ của đáy chậu được chi phối bởi nhánh đáy chậu thần kinh thẹn, trừ cơ
thắt hậu môn ngoài do thần kinh sống cùng 4 nhánh trực tràng dưới của thần kinh
thẹn chi phối.
6
5
IV. CÁC CƠ CHI TRÊN
Các cơ vùng chi trên, được sap xếp dựa vào chỗ bám, vị trí và tác dụng gây nên
các cử động tương ứng mà có thể chia ra thành các nhóm cơ như sau: cơ vùng
nách, cơ cánh tay, cơ cẳng tay và cơ bàn tay.
1. Nhóm cơ vùng nách
Cơ vùng nách được chia thành 4 thành: thành trước, thành ngoài, thành trong và
thành sau.
1.1. Nhóm cơ thành trước gồm các cơ bám từ các xương sườn của ngực đến
xương đòn, xương vai và xương cánh tay.
Nhóm cơ thành trước gồm bốn cơ xếp thành hai lớp:
+ Lớp nông gồm cơ ngực lớn được bao bọc trong mạc ngực
+ Lớp sâu có cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay.
Các cơ này được bọc trong mạc đòn ngực

- Cơ ngực lớn có nguyên ủy bám vào xương đòn, xương ức và các sụn sườn sau đó
thu hẹp bám vào mép ngoài rãnh gian củ của xương cánh tay tạo nên động tác khép
và xoay cánh tay và nâng lồng ngực trong các động tác leo trèo.
- Cơ ngực bé bám từ các xương sườn từ III - V đến mỏm quạ xương vai có tác dụng
hạ và xoay xương vai xuống dưới, ra trước, nâng lồng ngực lên bằng cách nâng các
xương sườn lên trong động tác hít vào.
- Cơ dưới đòn bám từ sụn sườn và xương sườn I đến rãnh dưới đòn ở mặt dưới của
xương đòn có tác dụng hạ và đưa xương đòn ra trước.
- Cơ răng trước bám từ mặt ngoài lồng ngực đến bờ trong và góc dưới xương vai,
có tác dụng dạng xương vai và xoay xương vai lên trên, nâng xương sườn lên khi
vai cố định. 6
6
Các cơ ở vùng này do đám rối thần kinh cánh tay chi phối vận động.
1.2. Nhóm cơ thành ngoài gồm cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay và cơ delta.
Cơ delta có hình giống chữ delta, bao bọc mặt ngoài của đầu trên xương cánh
tay, bám từ xương đòn, gai vai đến lồi củ delta, ngăn cách với cơ ngực lớn bởi rãnh
delta ngực. Cơ delta được nuôi dưỡng bơi động mạch mũ cánh tay trước và động
mạch mũ cánh tay sau, do thần kinh nách chi phối.

1. Cơ nhị đầu cánh tay  


2. Cơ dưới vai  
3. Cơ delta
4. Cơ quạ cánh tay    
5. Cơ tam đầu cánh tay  
6. Cơ cánh tay

1.3. Nhóm cơ thành trong gồm các cơ gian sườn đầu tiên và phần trên cơ răng trước.
Cơ răng trước bám vào mặt ngoài xương sườn I —> X đến bờ sống xương vai

Cơ răng trước

1.4. Nhóm cơ thành sau (vùng vai) bao gồm các cơ bám từ xương vai đến đầu trên
xương cánh tay. Thành sau gồm cơ dưới vai, cơ dưới gai, cơ trên gai, cơ tròn6 bé và
7
cơ tròn lớn.

- Cơ trên gai bám từ hố trên gai đến củ lớn.


- Cơ dưới gai bám từ hố dưới gai đến củ lớn.
- Cơ dưới vai bám từ hố dưới vai đến củ bé.
- Cơ tròn bé, cơ tròn lớn bám từ xương vai đến rãnh gian củ
- Thần kinh chi phối cho các cơ trên chủ yếu phát sinh từ đám rối thần kinh cánh tay.
Chức năng của các cơ này có tác dụng là vận động khớp vai, dạng và khép cánh
tay.
Các nhóm cơ trên vùng nách cùng xương cánh tay và lồng ngực tạo thành hố
nách.
Dải gân cơ bao khớp vai mỏng và có ít sức mạnh cơ học. Khi các cơ dưới vai, cơ
trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé đi đến chỗ bám tận thì dính với nhau và dính vào
bao khớp, vì vậy, tạo nên một dải cân cơ và cung cấp một sức mạnh lớn cho khớp
vai. Các cơ của dải này giúp giữ chỏm xương cánh tay tại chỗ và là yếu tố gắn kết
quan trọng trong nhiều chuyển động của khớp vai.
2. Các cơ vùng cánh tay
Các cơ vùng cánh tay được chia thành hai vùng là vùng cánh tay trước và vùng
cánh tay sau. Sự phân chia này do xương cánh tay, 2 vánh gian cơ trong và vách
gian cơ ngoài.
Cơ vùng cánh tay trước cùng với vách gian cơ trong và mạc nông, da tạo nên
ống cánh tay đế chứa các mạch máu thần kinh đi qua vùng cánh tay.
2.1. Các cơ vùng cánh tay trước: gồm ba cơ sắp xếp làm hai lớp

6
8
2.1.

- Lớp nông: cơ nhị đầu cánh tay có 2 đầu, nguyên ủy gồm đầu dài bám vào củ trên ổ
chảo và đầu ngắn bám vào mỏm quạ, bám tận gân chính vào lồi củ xương quay,
chẽ cận phụ vào mạc cẳng tay.
- Lớp sâu: cơ quạ cánh tay bám từ mỏm quạ đến mặt trong xương cánh tay. Cơ cánh
tay bám từ mặt trước xương cánh tay đến mỏm vẹt xương trụ.
Cả 3 cơ do thần kinh cơ bì điều khiển. Các cơ vùng cánh tay có tác dụng gấp cẳng tay
là chính
2.2. Cơ vùng cánh tay sau: có một cơ là cơ tam đầu cánh tay.

Cơ gồm có ba đầu, nguyên ủy ở ổ chảo xương vai và mặt sau xương cánh tay,
bám tận ở mỏm khuỷu. Cơ này do dây thần kinh quay chi phối vận động, có nhiệm
vụ duỗi cẳng tay.
3.Vùng khuỷu
6
9
Khuỷu nối cẳng tay vào cánh tay gồm có các vùng ở phía trên và dưới nếp
khuỷu ba khoát ngón tay. Phía trước là vùng khuỷu trước, phía sau là vùng khuỷu
sau, chính giữa là khớp khuỷu. Ở vùng khuỷu trước, có ba toán cơ tạo nên hố
khuỷu:

- Toán cơ mỏm trên lồi cầu trong.


- Toán cơ mỏm trên lồi cầu ngoài.
- Toán cơ giữa: gồm có phần dưới cơ cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay.
Ba toán cơ tạo nên hai rãnh: rãnh nhị đầu ngoài và rãnh nhị đầu trong cách nhau
bởi cơ nhị đầu. Hai rãnh gập nhau ở phía dưới tạo thành hình chữ V. Có mạch máu
thần kinh đi trong các rãnh này.
4. Các cơ cẳng tay
Cẳng tay gồm 20 cơ chia làm hai vùng: vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau,
ngăn cách nhau bơi xương quay, xương trụ và màng gian cốt
4.1. Vùng cẳng tay trước: gồm 8 cơ có động tác gấp ngón tay và bàn tay, sấp bàn tay.
Hầu hết do dây thần kinh giữa chi phối vận động ngoại trừ cơ gấp cố tay trụ và hai
bó trong của cơ gấp các ngón tay sâu do thần kinh trụ chi phối. Các cơ vùng cẳng
tay trước sắp xếp thành ba lớp:
- Lớp nông: gồm cơ gấp cổ tay trụ, cơ gan tay dài, cơ gấp cổ tay quay, cơ sấp tròn.
Các cơ này đều có nguyên ủy từ mỏm trên lồi cầu trong của xương cánh tay, bám
tận vào mặt ngoài xương quay (cơ sấp tròn), vào các xương cổ tay (cơ gấp cổ tay
trụ và cơ gấp cố tay quay), vào mạc giữa gân gấp (cơ gan tay dài).
- Lớp giữa: gồm một cơ gấp các ngón nông, bám từ mỏm trên lồi cầu trong và 2
xương cẳng tay đến đốt giữa 4 ngón tay trong

7
0
- Lớp sâu: cơ gấp các ngón sâu, cơ gấp ngón cái dài.
+ Hai cơ này có chung nguyên ủy ở mặt trước 2 xương cẳng tay và màng gian cốt
bám tận vào đốt xa các ngón tương ứng.
+ Cơ sấp vuông bám từ mặt trước xương trụ đến 1/4 dưới xương quay.
4.2. Vùng cẳng tay sau: gồm 12 cơ vùng cẳng tay sau xếp thành 2 lớp:
- Lớp nông, gồm hai nhóm: nhóm ngoài và nhóm sau.
+ Nhóm ngoài: cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi cổ tay quay ngắn,
bám chung từ nguyên ủy là mỏm trên lồi cầu ngoài đến mỏm trâm quay (cơ cánh
tay quay) và đến mặt sau nền các xương đốt bàn tay 2,3 (cơ duỗi cổ tay quay dài,
cơ duỗi cổ tay quay ngắn).
+ Nhóm sau: cơ duỗi các ngón, cơ duỗi ngón út, cơ duỗi cổ tay trụ, cơ khuỷu. Các cơ
này có chung nguyên ủy là mỏm trên lồi cầu ngoài đến mỏm khuỷu hoặc xương đốt
bàn tay.

7
1
- Lớp sâu: cơ dạng ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái ngắn, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi
ngón trỏ, cơ ngửa. Trong đó:
+ Cơ ngửa bám từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương trụ rồi vòng quanh cổ xương
quay bám vào 1/3 trên mặt ngoài xương quay.
+ Các cơ còn lại có nguyên ủy từ mặt sau 2 xương cẳng tay và màng gian cốt,
bám tận vào các ngón tương ứng.
+ Thần kinh chi phối cho các cơ vùng cánh tay sau là dây thần kinh quay, nhiệm
vụ là ngửa bàn tay, duỗi ngón tay và bàn tay
5. Cơ ở bàn tay
Bàn tay giới hạn từ nếp gấp cổ tay xa nhất đến đầu các ngón tay, được chia làm
hai phần: gan tay và mu tay.
Các cơ bàn tay gồm các cơ mô cái, cơ mô út, các cơ gian cốt mu tay và cơ giun.
- Cơ mô cái gồm 4 cơ bám từ xương cổ tay quay đến xương đốt ngón cái hoặc
xương đốt bàn I, gồm có cơ dạng ngón cái ngắn, cơ gấp ngón cái ngắn, đối ngón
cái và khép ngón cái.
- Cơ mô út gồm cơ gan tay ngắn, cơ dạng ngón út, cơ gấp ngón út ngắn và cơ đối
ngón út, các cơ này bám từ xương cổ tay đến ngón út hoặc cân gan tay.

- Nhóm cơ gian cốt và cơ giun gồm 11 cơ: cơ gian cốt gan tay, cơ gian cốt mu tay
và các cơ giun, bám từ gân cơ gấp các ngón sâu hoặc giữa các xương đốt ngón đến
xương đốt gần, gân duỗi các ngón. Các cơ này do dây thần kinh giữa và trụ chi phối
vận động, có tác dụng gây ra các vận động cho các ngón và ngón út, dạng khép các
ngón.

7
2
V. CÁC CƠ CHI DƯỚI
Các cơ chi dưới to, khỏe hơn, thích nghi với chức năng di chuyển và giữ cơ thể
đứng. Cơ chi dưới gồm 4 vùng: vùng chậu- mông, vùng đùi, vùng cẳng chân và
vùng bàn chân. Trong đó cơ vùng chậu đã được mô tả ở phần trên.
1. Cơ vùng mông

Vùng mông là một vùng có nhiều mạch máu và thần kinh quan trọng từ chậu
hông đi qua để xuống chi dưới. Các cơ vùng mông gồm hai nhóm có chức năng
khác nhau.
1.1. Loại cơ chậu mấu chuyển gồm các cơ: cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ mông
nhỡ, cơ mông bé và cơ hình lê. Nhóm cơ này gồm các cơ bám từ xương chậu và
xương cùng đến mấu chuyển lớn. Đây là những cơ có chức năng duỗi, dạng và
xoay đùi.
1.2. Loại cơ ụ ngồi xương mu mấu chuyển gồm các cơ: cơ bịt trong, cơ sinh đôi, cơ
vuông đùi và cơ bịt ngoài. Nhóm cơ này gồm các cơ bám từ xương mu, ụ ngồi đến
mấu chuyển lớn. Các cơ này có động tác chủ yếu là xoay ngoài đùi.
Ngoài ra các cơ vùng mông còn có thê xếp thành 3 lớp theo thứ tự nông sâu như
sau:
- Lớp nông: cơ mông lớn và căng mạc đùi.
- Lớp giữa: cơ mông nhỡ và cơ hình lê.
- Lớp sâu: cơ mông bé, cơ bịt trong, cơ bịt ngoài, cơ sinh đôi trên, cơ sinh đôi
dưới và cơ vuông đùi.
1.3. Đặc điếm giải phẫu của từng cơ:
7
3
Cơ mông lớn: là cơ lớn nhất trong cơ thể, hình tứ giác, che phủ gần hết mông.
- Nguyên ủy: mào xương chậu, mặt sau xương chậu, xương cùng.
- Bám tận: phía dưới mấu chuyển lớn xương đùi.
- Tác dụng giữ cơ thể thẳng đứng, duỗi và sấp đùi.
Cơ mông nhỡ và cơ mông bé: cả 2 cơ này nằm dưới cơ mông lớn, có hình tam giác. -
Nguyên ủy vào mặt ngoài xương cánh chậu.
- Bám tận vào mấu chuyến lớn xương đùi.
- Tác dụng dạng sấp, ngửa đùi.
Cơ bịt trong
- Nguyên ủy vào mặt trong lỗ bịt.
- Bám tận vào mấu chuyển lớn xương đùi.
- Tác dụng xoay đùi ra ngoài.
CƠ sinh đôi gồm 2 cơ.
- Cơ sinh đôi trên nguyên ủy là đai hông.
- Cơ sinh đôi dưới nguyên ủy là ụ ngồi xương chậu.
- Cả hai cơ bám tận vào mặt trong mấu chuyển lớn xương đùi.
- Tác dụng xoay đùi ra ngoài.
Cơ vuông đùi
- Nguyên ủy là ụ ngồi xương chậu.
- Bám tận vào mào liên cốt.
-Tác dụng xoay đùi ra ngoài.
2. Cơ vùng đùi
Đùi được giới hạn phía trên bởi nếp lằn bẹn ở trước và lớp lằn mông ở sau, phía dưới
bởi một đường ngang phía trên nền xương bánh chè. Các cơ đùi được chia thành
hai vùng và một số cấu trúc liên quan khác.
2.1. Cơ vùng đùi trước: gồm hai khu cơ.
2.1.1. Khu cơ trước là khu gấp đùi và duỗi cẳng chân, gồm cơ may và cơ tứ đầu đùi,
chủ yếu do dây thần kinh đùi chi phối vận động, chức năng duỗi cẳng chân, riêng
cơ thẳng đùi còn giúp gấp đùi.
- Cơ tứ đầu đùi là cơ lớn, khỏe, nặng và phủ gần hết mặt trước đùi. Cơ có 4 đầu, mỗi
đầu là một tên cơ riêng:
+ Cơ thẳng đùi nguyên ủy là gai chậu trước dưới.
+ Cơ rộng giữa bám nguyên ủy là đường liên mấu.
+ Cơ rộng ngoài nguyên ủy là mấu chuyển lớn và mép ngoài đường ráp của xương
đùi.
+ Cơ rộng trong nguyên ủy là mép đường ráp trong xương đùi
7
4
 Các cơ này bám tận vào lồi củ cùa xương chày.
 Tác dụng: duỗi khớp gối, duỗi cẳng chân, gập cơ chân.
- Cơ may là cơ dài nhất của cơ thể, nằm vắt chéo trước đùi, bám vào từ gai chậu trước
trên đến vào mặt trong đầu trên xương chày.
 Tác dụng gấp đùi, xoay đùi ra ngoài, sấp căng vào đùi.
2.1.2. Khu cơ trong là khu khép đùi, có: đặc điểm chung là bám chủ yếu vào xương
mu, bờ dưới xương cánh chậu và bám dọc theo đường ráp của xương đùi, đầu trên
xương chày, gồm cơ lược, cơ thon và 3 cơ khép: cơ khép dài, khép ngắn và khép
lớn
có nhiệm vụ khép đùi, do dây thần kinh bịt chi phối vận động, trừ cơ lược và một phần
cơ khép dài do thần kinh đùi chi phối.
- Cơ lược bám từ mào lược, xuống mu đến đường ráp xương đùi. Tác dụng khép đùi
- Cơ khép lớn bám vào từ ngành lên xương ngồi đến đường ráp xương đùi. Tác dụng
khép đùi vào trong
- Cơ khép dài bám từ gốc xương mu đến giữa đường ráp. Tác dụng khép đùi vào trong
- Cơ khép ngắn nằm giữa cơ khép dài và cơ khép lớn, bám từ ngành háng dưới đến
đường ráp xương đùi.Tác dụng khép đùi.
- Cơ thon là một cơ mỏng, cơ bám từ bờ ngành háng dưới đến phía dưới lồi cầu trong
xương chày. Tác dụng khép đùi vào chậu hông, khép cẳng vào đùi. Ngoài ra cơ
khép lớn tỏa thành bản rộng để phân chia đùi trước và đùi sau, và khi bám vào lồi
cầu của xương đùi tạo nên vòng gân cơ khép

1. Cơ thắt lưng chậu     2.  Cơ may      3.  Cơ tứ đầu      4.  Cơ khép dài
5.  Cơ lược     6.  Cơ khép ngắn        7.  Cơ khép lớn   8.  Cơ bán gân
9.   Cơ bán màng       10.  Cơ nhị đầu đùi 7
5
Hình.  Các cơ vùng đùi
2.2. Các cơ vùng đùi sau: gồm 3 cơ là cơ nhị đầu, cơ bán gân và cơ bán màng
Các cơ vùng đùi sau xếp thành 2 lớp:
+ Lớp nông gồm đầu dài cơ nhị đầu đùi và cơ bán gân
+ Lớp sâu là đầu ngắn cơ nhị đầu và cơ bán màng.
- Cơ nhị đầu đùi là một cơ khỏe nằm phía ngoài mặt sau xương đùi, cơ có 2 đầu, đầu
dài bám vào ụ ngồi xương chậu, đầu ngắn bám vào đường ráp xương đùi, bám tận
vào chỏm xương mác.
Tác dụng duỗi đùi, gấp cẳng chân hoặc xoay cẳng chân ra ngoài.
- Cơ bán gân và cơ bán màng có nguyên ủy từ ụ ngồi xương chậu đến mặt trong
xương chày vùng cẳng chân.
Cơ bán gân tác dụng gập cẳng chân vào đùi xoay cẳng chân vào trong.
Cơ bán màng tác dụng duỗi đùi, gấp và xoay cẳng chân vào trong.
3. Các cơ vùng cẳng chân
Cẳng chân được giới hạn phía trên bởi đường vòng qua dưới lồi củ chày, ở phía dưới
bởi đường vòng qua hai mắt cá. Các cơ vùng cẳng chân được chia thành hai vùng:
3.1. Các cơ vùng cẳng chân trước: do dây thần kinh mác chung chi phối vận động, có
chức năng duỗi ngón chân, xoay ngoài bàn chân và gấp mu bàn chân. Các cơ này
được chia thành hai khu:
3.1.1. Khu trước: Gồm các cơ là cơ chày trước, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi các ngón
chân dài và cơ mác ba. Do dây thần kinh mác sâu chi phối vận động

7
6
- Cơ chày trước nằm ngay phía trước cẳng chân, bám từ lồi cầu ngoài và mặt ngoài
xương chày vào xương chêm 1 và đốt bàn 1.
Tác dụng: gấp bàn chân.
- Cơ duỗi ngón cái dài bám từ mặt trong xương mác vào đốt cuối ngón cái.
Tác dụng: duỗi bàn chân, duỗi ngón cái.
- Cơ duỗi các ngón chân dài bám vào mặt trước xương mác và màng liên cốt, đầu
dưới chia làm 4 gân chui qua dây chằng vòng cổ chân đến các ngón 2 - 5.
Tác dụng: duỗi bàn chân, duỗi các ngón chân 2 - 5. Cơ mác ba được tách ra từ cơ duỗi
chung các ngón.
3.1.2. Khu ngoài: gồm hai cơ: cơ mác dài, cơ mác ngắn do dây thần kinh mác nông chi
phối vận động.
- Cơ mác dài bám từ mặt ngoài xương mác vào xương chêm I, đầu nền đốt bàn số I.
Tác dụng duỗi và xoay bàn chân ra ngoài.
- Cơ mác ngắn bám từ mặt ngoài xương mác đến đầu chỏm đốt bàn số V.
Tác dụng nâng bờ ngoài bàn chân
3.2. Các cơ vùng cẳng chân sau: do dây thần kinh chày chi phối vận động, có tác
dụng gấp ngón chân, gấp gan bàn chân và xoay trong bàn chân. Các cơ được chia
làm 2 lớp bởi mạc cẳng chân sâu.
3.2.1. Lớp nông: cơ tam đầu cẳng chân và cơ gan chân.

- Cơ tam đầu cẳng chân là cơ lớn tạo nên bắp chân. Nó được hình thành từ 2 cơ: cơ
bụng chân và cơ dép.
+ Cơ bụng chân bám vào 2 lồi cầu xương đùi.
+ Cơ dép bám vào mặt sau xương mác. 7
7
 Đầu dưứi 3 cơ này chập chung lại thành một gân lớn gọi là gân Asin và bám
tận vào củ gót.
 Tác dụng gấp bàn chân và nâng bàn chân lên trong động tác đi, chạy nhảy.
- Cơ gan chân là một cơ mảnh, kém phát triển ở người.

3.2.2. Lớp sâu: cơ khoeo, cơ gấp ngón cái dài, cơ chày sau và cơ gấp các ngón chân
dài.
- Cơ khoeo bám từ mặt ngoài lồi cầu ngoài xương đùi đến đầu trên xương chày.
Tác dụng gấp cẳng chân, xoay cẳng chân vào trong.
- Ba cơ còn lại bám vào mặt sau 2 xương cẳng chân và bám tận vào các xương cổ
chân, bàn chân và ngón chân
Tác dụng gây nên các động tác gấp bàn chân và gấp các ngón chân.
4. Các cơ bàn chân

Bàn chân bắt đầu từ dưới hai mắt cá tới đầu mút các ngón chân. Gồm có gan
chân và mu chân. Trong đó, chủ yếu các cơ ở gan chân còn cơ ở mu chân chỉ có
một cơ. Ở gan chân gồm nhiều cơ chia làm 4 lớp.
- Lớp nông có 3 cơ (cơ gấp các ngón chân ngắn, cơ dạng ngón cái, cơ dạng ngón út)
đều bám từ xương gót đến các đốt ngón.
Tác dụng gâp và dạng ngón chân.
- Lớp giữa có 2 cơ (cơ vuông gan chân và cơ giun) đều bám từ xương gót đến gân cơ
gấp chung ngón chân.
Tác dụng: kéo mũi bàn chân ra ngoài. Ngoài ra, còn có thể kể thêm gân cơ gấp các
ngón chân dài và gân cơ gấp ngón chân cái dài.
- Lớp sâu có 3 cơ (cơ gấp ngón cái ngắn, cơ gấp ngón út ngắn, cơ khép ngón chân
cái).
- Lớp gian cốt gồm các cơ gian cốt gan chân, các cơ gian cốt mu chân.
7
8
Ở mu bàn chân có một cơ là cơ duỗi các ngón chân ngắn bám từ xương gót đến 4 ngón
chân.
Tác dụng duỗi và đưa ngón chân ra ngoài. Ngoài ra, còn có các
gân ngoại lai ở vùng cẳng chân trước đến bám vào mu chân
như cơ chày trước, gân duỗi ngón cái dài, gân duỗi các ngón
chân dài và gân cơ mác ba.

Cơ duỗi các ngón chân

7
9
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ THẦN KINH
Mục tiêu:
1. Trình bày được vị trí của từng phần, chức năng thuộc hệ thần kinh trung ương
2. Mô tả hình thể ngoài, hình thể trong của hệ thần kinh trung ương
3. Mô tả được 12 đôi TK sọ, 32 đôi TK tủy sống và hệ TK thực vật.
4. Gọi đúng được tên của những chi tiết giải phẫu chính trên các phương tiện
thực hành giải phẫu hệ thần kinh

I. ĐẠI CƯƠNG
Hệ thần kinh trung ương đóng một vai trò rất quan trọng, có mặt hầu hết các nơi
trong cơ thể sống, chức năng dẫn truyền xung động thần kinh, nhận các thông tin,
kích thích, xử lý các thông tin và đáp ứng lại các thông tin đó. Đảm bảo về hình thái,
dinh dưỡng và thông tin di truyền, đồng thời đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với
môi trường xung quanh và sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể với nhau.
1. Tế bào thần kinh:

Hình 1: Nơron

1.1. Tế bào thần kinh chính thức (Nơron): có nhiều hình thái khác nhau (hình tháp,
quả lê, hình sao, hình cầu...), còn dựa vào nhánh tế bào để chia ra các loại (tế bào một cực,
hai cực và nhiều cực). Cấu tạo gồm thân tế bào và các sợi thần kinh:
- Thân tế bào thần kinh: trong bào tương có chứa nhân, bào quan, các xơ thần kinh và
thể Nissl.
- Sợi thần kinh mọc từ thân tế bào gồm 2 loại sợi: 8
0
+ Sợi nhánh nhỏ dần như cành cây làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh
vào thân tế bào (Hướng tâm ).
+ Sợi trục mọc từ thân tế bào thân kinh và ở đoạn cuối sợi trục cũng phân nhánh nhỏ
dần như sợi nhánh làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh từ thân tế bào đi ra
(Ly tâm).
- Cúc tận cùng: Là phần tận cùng của các sợi nhánh và sợi trục phình to ra trông như
chiếc cúc áo dài gọi là cúc tận cùng để tiếp giáp với các bộ phận hình thành lên
Synapes, không làm nhiệm vụ phân tích và chỉ làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động
thần kinh. Tốc độ dẫn chuyền thần kinh qua Synapes từ 0,5- 120m/ giây.
1.2. Tế bào thần kinh đệm: cũng có các hình dạng khác nhau nhưng có ít nhánh và
làm nhiệm vụ chống đỡ, dinh dưỡng và bảo vệ hệ thần trung ương.
2. Phân loại:
2.1. Theo hình thái chia làm 2 loại là:
- Hệ thần kinh trung ương gồm:
+ Tuỷ sống và não bộ (hành não, cầu não, tiểu não, trung não, gian não, đoan
não)
+ Màng não tuỷ và hệ thống não thất.
+ Hệ thần kinh thực vật
- Hệ thần kinh ngoại biên gồm:
+ 12 đôi thần kinh sọ não.
+ 32 đôi thần kinh tủy sống.
2.2. Theo chức năng: chia làm 2 loại
- Hệ thần kinh động vật chỉ huy hoạt động cơ vân và ý muốn của con người.
- Hệ thần kinh thực vật gồm 2 hệ: Hệ giao cảm và phó giao cảm, hai hệ hoạt động
ngược chiều nhau, chi phối hoạt động cơ trơn (lớp cơ các thành của tạng rỗng như
mạch máu, ống tiêu hoá, bàng quang, tử cung ...)
2.3. Phân loại theo cấu tạo
- Chất xám: được tạo thành bởi các thân tế bào thần kinh và các sợi nhánh không có
Myêlin, tập trung lại tạo thành các nhân xám và làm nhiệm vụ phân tích, và xử lý
thông tin đảm bảo trí thông minh của con người.
- Chất trắng: là các sợi nhánh, sợi trục có Myêlin đảm bảo chức năng dẫn truyền xung
động thần kinh.
- Chất lưới: do các tế bào biệt hoá cao nhiều sợi dẫn vào, sợi đi ra đan lại với nhau trong
các sợi đó có các nhân (như cá nằm trong lưới), chất lưới nằm giữa chất trắng và xám suốt
từ phần trên tuỷ sống tới gian não có tác dụng làm tăng cường hoặc ức chế các xung động
thần kinh lên vỏ não.
8
1
3. Hoạt động cơ bản của hệ thần kinh: Trên nguyên tắc cung phản xạ, cho mỗi hoạt
động sống của cơ thể, do một cơ quan phân tích điều khiển trung tâm phản xạ nằm ở
tuỷ sống và não bộ.
3.1. Cấu tạo một cung phản xạ: gồm 3 bộ phận.
- Bộ phận thụ cảm nơi tiếp nhận kích thích, ví dụ da, mắt tai...là những dây thần
kinh thụ cảm, gồm các nơ ron hướng tâm dẫn truyền xung động thần kinh từ nơi thụ
cảm đến trung ương thần kinh.
- Bộ phận trung tâm điều khiển phản xạ (trung ương thần kinh gồm não, tủy sống
và dây thần kinh liên hợp), là trung tâm điều khiển phản xạ. Dây thần kinh truyền ra
là các nơ ron ly tâm, dẫn truyền xung động thần kinh từ trung tâm điều khiển phản xạ
đến cơ quan đáp ứng.
- Bộ phận đáp ứng (nơ- ron đáp ứng) nơi trả lời các kích thích như cơ, các tuyến...

Hình 2: Cung phản xạ

3.2 Cung phản xạ có 2 loại.


- Cung phản xạ vĩnh cửu (bẩm sinh), còn gọi là cung phản xạ không có điều kiện
nó tồn tại suốt đời sống của con người và mang tính chất di truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác như phản xạ nuốt, chớp mắt, co đồng tử khi nhận cảm giác ánh sáng...
- Cung phản xạ tạm thời còn gọi là cung phản xạ có điều kiện, phải trong quá trình
luyện tập mới hình thành, đồng thời không tồn tại suốt đời, không mang tính di
truyền.
8
2
4. Ống tủy: Trong hệ thần kinh trung ương có những khoảng trống như ống tuỷ (nằm
trong tủy sống) và các não thất (não thất III, IV, bên) chứa dịch não tuỷ. Dịch não tuỷ
có tác dụng điều hoà áp lực sọ não, áp xuất thẩm thấu, tham gia vào quá trình trao đổi
chất của não, bảo vệ, đào thải chất độc ra khỏi hệ thần kinh trung ương.
II. THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
1. Tủy sống: Tủy sống là phần hệ thần kinh trung ương nằm trong ống sống.

Hình 3: Tủy sống

1.1. Vị trí - giới hạn :

8
3
- Tủy sống nằm trong ống sống và chiếm 3/5 đường kính ống sống.
- Tủy sống đi từ ngang đốt sống cổ I (Đốt đội, C I) đến tận hết ở ngang đốt sống thắt
lưng II (LII).
Xung quanh tủy sống có màng não tủy bao bọc, trừ dây thần kinh cùng chỉ có
màng cứng bao bọc không có màng nuôi, màng nhện. Từ TL II trở xuống không có tủy
sống chỉ có các rễ của dây thần kinh tủy gọi là đuôi ngựa.
** Chú ý: Khi chọc hút dịch não tủy làm xét nghiệm thường chọc ở khe đốt sống TL
III- IV ( đường ngang mào chậu), tránh làm tổn thương tủy sống.
1.2. Hình thể ngoài:
Tủy sống hình thân cây hơi dẹt, dài từ 42 - 45 cm gồm có 2 chỗ phình:
- Phình trên (phình cổ) tương ứng với đám rối thần kinh cánh tay.
- Phình dưới (phình thắt lưng) tương ứng với đám rối thần kinh thắt lưng- cùng.
- Đoạn cuối thu lại như một hình chóp nên còn gọi là nón cùng từ đó thoát ra các rễ
thần kinh còn gọi là đuôi ngựa, đỉnh chóp thu nhỏ lại tạo thành dây thần kinh cùng.

A. Nhìn từ trước B. Nhìn từ sau


Hình 4. Hình thể ngoài tuỷ sống
- Các rãnh:
+ Rãnh giữa trước: sâu và rộng (khe giữa trước)
+ Rãnh giữa sau: nông và hẹp
Hai rãnh này chia tuỷ sống ra làm 2 nửa phải và trái. Mỗi nửa lại có 2 rãnh bên: bên
trước và bên sau. Hai rãnh bên chia mỗi nửa tuỷ sống làm 3 cột (thừng) là cột trước,
cột bên và cột sau. Từ các rãnh bên thoát các rễ thần kinh tủy sống.
8
4
+ Rãnh bên trước: thoát ra rễ dây thần kinh vận động (rễ trước)
+ Rãnh bên sau: thoát ra rễ dây thần kinh cảm giác (rễ sau)
1.3. Hình thể trong: Trên thiết đồ cắt ngang tủy sống, gồm 2 chất:
1.3.1. Chất xám: Hình chữ H (hoặc con bướm xoè) chạy dọc suốt tuỷ sống, ở giữa có
ống tâm tủy, ngang giữa có nhiều thân tế bào thần kinh, sợi nhánh không có Myêlin,
nên sẫm màu hơn gọi là mép xám và có các sừng ở hai bên.
- 2 sừng trước to, sừng vận động.
- 2 sừng sau nhỏ, sừng cảm giác.
- 2 sừng bên là sừng thực vật chỉ có ở cổ VIII đến lưng III
1.3.2. Chất trắng: Do các sợi dẫn truyền thần kinh tạo nên, hợp thành từng bó, bao
quanh chất xám gồm:
- Cột trước: Bó tháp thẳng, bó cung trước, bó tiền đình gai, bó trám gai và bó mái gai.
- Cột bên: Bó tháp chéo, tiểu não thẳng (bó tiểu não trước – bó Flechsig), bó tiểu não
chéo (bó tiểu não sau – bó Gower), bó cung trước và bó cung sau (các bó lưới gai
thị).
- Cột sau: Bó Goll (bó thon) và bó Burdach (bó chêm).
1.4. Chức năng của tủy sống
1.4.1. Chức năng dẫn truyền
 Dẫn truyền cảm giác đi lên:
Đường này dẫn truyền các loại cảm giác từ các bộ phận nhận cảm ngoại vi sau đó
theo tủy sống đi lên não. Gồm có các đường cảm giác nông và sâu:
- Đường cảm giác nông có đường nhận cảm giác đau, nóng và lạnh được dẫn truyền
qua bó cung sau, đường dẫn truyền về xúc giác thô sơ qua bó cung trước, còn nhận
cảm giác về xúc giác tinh tế đi nhờ qua bó Goll, Burdach.
- Đường cảm giác sâu.
+ Đường cảm giác sâu có ý thức dẫn truyền qua bó Goll, Burdach.
+ Đường cảm giác sâu không có ý thức dẫn truyền qua bó tiểu não thẳng và bó
tiểu não chéo.
Dẫn truyền vận động đi xuống:
Bao gồm những sợi trục của các neuron ở vùng vận động của bán cầu đại não đi
xuống tới vận động ở sừng trước của tủy sống. Gồm đường hệ tháp và đường ngoại
tháp.
- Hệ tháp có bó tháp bắt chéo và thể gối:
+ Bó tháp bắt chéo (bó vỏ tủy): khi đến hành não có 9/10 số sợi thần kinh bắt chéo
sang bên đối diện gọi là bó tháp bắt chéo, có 1/10 số sợi đi thẳng xuống tủy sống tạo
nên bó tháp thẳng. Bó tháp bắt chéo vận động cho cơ vân của thân mình và tứ chi.
8
5
Khi tổn thương vùng vận động của vỏ não hoặc đường dẫn truyền ở trên chỗ bắt chéo
của bó tháp thì các cơ ở bên đối diện sẽ bị liệt.
+ Bó gối (bó vỏ nhân): đi từ vỏ não xuống bắt chéo sang bên đối diện đồng thời
dừng ở các nhân vận động của các dây thần kinh sọ, tương ứng với các dây thần kinh
sọ não như: Dây thần kinh III, IV, V, VI, VII, IX, X, XI và XII từ đó theo các dây
này đến vận động cho các cơ ở vùng đầu- mặt - cổ.
- Hệ ngoại tháp (Vận động ngoài ý muốn): Hệ dẫn truyền các cử động đơn giản tự
động, nửa tự động điều hoà trương lực cơ và các cử động ngoài ý muốn. Được thực
hiện qua các bó hồng gai dẫn truyền về trương lực cơ, bó mái gai về phản xạ nhìn và
nghe, bó tiền đình gai về thăng bằng, bó trám gai kiểm soát tiểu não và tuỷ sống.
4.1.2. Chức năng trung tâm của các phản xạ:
Chất xám của tủy sống là trung tâm của một số phản xạ:
- Phản xạ của gân và cơ: phản xạ bánh chè, phản xạ gân gót.
- Phản xạ da: phản xạ da bụng, phản xạ da gan bàn chân
- Phản xạ trương lực cơ: trương lực cơ bình thường là cơ giữ một mức căng nhất định
(không co hẳn và cũng không duỗi hẳn).
- Phản xạ thực vật gồm có:
 Phản xạ thực vật không định khu như phản xạ tiết mồ hôi, phản xạ da gà, phản
xạ vận mạch…
 Phản xạ thực vật có định khu như các phản xạ đại tiện, phản xạ tiểu tiện, phản
xạ cương sinh dục, trung tâm làm nhịp tim đập nhanh.

2. Não bộ
Là phần thần kinh trung ương nằm trong hộp sọ gồm: hành não, cầu não, tiểu não,
trung não, gian não và đoan não (đại não, 2 bán cầu đại não)
2.1. Hành não:
Hành não có chức năng quan trọng là trung tâm của tuần hoàn, hô hấp, nhai và
nuốt
2.1.1. Vị trí - giới hạn:
- Vị trí hành não một phần nhỏ nằm trong ống sống, còn lại nằm trong tầng sau của
hộp sọ.
- Giới hạn: Hành não ở dưới chạy liên tiếp với tủy sống ở ngang đốt sống cổ I ở trên,
nằm dưới cầu não và ngăn cách với cầu não bởi rãnh hành cầu.
2.1.2. Hình thể ngoài
Hành não chạy liên tiếp với tủy sống chui qua lỗ chẩm nằm trong hộp sọ nên:

8
6
- Các rãnh của hành não chạy liên tiếp với các rãnh của tủy sống.
- Hai cột trước của tủy sống đến hành não biến thành 2 tháp trước (tháp hành)
- Hai cột bên của tuỷ sống đến hành não tạo thành 2 trám hành.
+ Phía trước trám hành thoát ra dây thần kinh sọ số XII ( Đại hạ thiệt)
+ Phía sau trám hành thoát ra dây thần kinh sọ số IX, X, XI.
- Hai cột sau chạy đến hành não toạc rộng ra 2 bên hình thành lên 2 cuống tiểu não
dưới và mặt sau của hành não là phần nền phía dưới não thất IV.
- Ở trên hành não ngăn cách với cầu não bởi rãnh hành cầu và thoát ra các dây thần
kinh sọ: Dây thần kinh VI, VII, VII’, VIII.
2.1.3. Hình thể trong: Trên thiết đồ cắt ngang, hành não cấu tạo gồm 2 chất:
* Chất xám: gồm các nhân: Dây thần kinh IX, X, XI, XII, V, VII
* Chất trắng: các bó dẫn truyền thần kinh đi đến hành não bắt chéo: Bó Goll, Burdach
và bó tháp bắt chéo chỉ có 9/10 các sợi dẫn truyền thần kinh bắt chéo ở hành não.
2.2. Cầu não:
2.2.1. Vị trí: ở dưới nằm trên hành não và ở trên nằm dưới trung não (cuống đại não)
và nối với tiểu não ở sau bởi 2 cuống tiểu não giữa.
2.2.2. Hình thể ngoài
- Mặt trước có rãnh giữa trước để động mạch thân nền đi qua và có các rãnh ngang
chạy vào 2 cuống tiểu não giữa.
- Hai mặt bên có nhiều rãnh ngang và thu nhỏ tạo thành cuống tiểu não giữa.
- Ở giữa ngoài 2 mặt bên thoát ra đôi dây thần kinh sọ số V.
- Mặt sau là phần nền phía trên não thất IV, 2 bên là các cuống tiểu não.
2.2.3. Hình thể trong

8
7
Hình 6. Mặt trước hành não, cầu não, trung não (thân não)
Cầu não cấu tạo bởi 2 chất: Chất xám và chất trắng.
+ Chất xám gồm:
- Nhân vận động dây thần kinh sọ: Dây thần kinh V, VI, VII, VIII
- Ngoài ra còn có nhân riêng biệt của cầu não.
+ Chất trắng gồm các bó dẫn truyền thần kinh: Bó tháp, bó ngoại tháp, các bó cảm
giác đi lên, bó tiểu não thẳng và bó tiểu não chéo đi vào tiểu não.

8
8
Hình 7. Mặt sau hành não, cầu não, trung não (thân não)

2.2.4. Chức năng của hành não và cầu não


 Chức năng dẫn truyền: hành não và cầu não là trạm dẫn truyền và là nơi đi qua
của nhiều đường dẫn truyền (cảm giác và vận động) từ tủy sống đi lên não và từ não
đi xuống.
 Chức năng trung tâm: hành não và cầu não có nhiều trung tâm nhất là hành não,
do có nhiều nhân xám của các dây thần kinh sọ não quan trọng.
Trung tâm của nhiều phản xạ liên quan đến sự sống như:
- Trung tâm hô hấp.
- Trung tâm điều chỉnh hoạt động của tim.
- Trung tâm vận mạch.
- Trung tâm của một số phản xạ nuốt, nôn, ho.
- Trung tâm điều hòa chuyển hóa các chất…
Các trung tâm trên liên hệ với các cơ quan nội tạng qua các dây thần kinh sọ não
và chịu sự điều hòa của đại não.
Hành não và cầu não có nhiều trung tâm quan trọng như vậy, nên khi bị tổn
thương sẽ gây ra những rối loạn nghiêm trọng như tim ngừng đập, phổi ngừng thở…

8
9
2.3. Tiểu não:
2.3.1. Vị trí:
Nằm trên tầng sau nền sọ, nằm dưới 2 thùy chẩm của 2 bán cầu đại não và sau
hành - cầu, bám vào thân não bởi 3 đôi cuống tiểu não (trên, giữa, dưới)
2.3.2. Hình thể ngoài:
Tiểu não có 2 bán cầu tiểu não và được nối với nhau bởi thùy giun (thùy nhộng)
trên mặt hai bán cầu có nhiều rãnh ngang. Mặt sau hành - cầu có nghách ăn sâu vào
tiểu não tạo thành não thất IV.

Hình 9. Hình thể ngoài của tiểu não


1.Cống Sylvius;
2. Cuống đại não;
3. Củ não sinh tư dưới;
4. VanViotxen;
5. Thùy giun;
6. Bán cầu tiểu não

Hai bán cầu tiểu não được nối với thân não bởi 3 đôi cuống tiểu não:
- 2 đôi cuống tiểu não trên bám vào trung não.
- 2 đôi cuống tiểu não giữa bám vào cầu
não.
- 2 đôi cuống tiểu não dưới bám vào
hành não.
Hình 10. Thiết đồ dọc tiểu não
1.Chất xám;
2. Chất trắng;
3. Buồng não IV;
4. Hành não;
5. Cầu não;
6. Củ não sinh tư
2.3.3. Hình thể trong:
Chất xám có ở 2 nơi:
- Lớp mỏng ở ngoài gọi là vỏ tiểu não, bao xung quanh toàn bộ bề mặt và ăn sâu
vào tiểu não
- Phần sâu ở giữa chất trắng gồm có: nhân răng, nhân mái và các nhân răng phụ

9
0
+ Nhân mái liên quan đến thính giác.
+ Nhân răng chính và phụ liên quan đến thăng bằng.
2.3.4. Chức năng của tiểu não
- Điều hòa trương lực cơ: tiểu não làm tăng trương lực cơ.
- Điều hòa sự thăng bằng cơ thể: do tiểu não nhận xung động của các bó tiểu não truyền
từ tủy sống lên tiểu não và là trung tâm điều hòa, phối hợp các hoạt động cơ. - Điều
hòa các cử động tùy ý: tiểu não có chức năng phối hợp các cử động theo ý muốn để
cho các cử động đúng tầm, đúng hướng và nhịp nhàng.
Mọi hoạt động chức năng của tiểu não đều có ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật
như kích thích tiểu não sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giãn đồng tử, … và có
liên quan mật thiết với sự chỉ huy của vỏ đại não.
2.4. Trung não (não giữa)
Não giữa nằm trước và trên cầu não và dưới não trung gian.
2.4.1. Hình thể ngoài
Gồm có 2 cuống đại não ở phía trước và củ não sinh tư (lồi não) ở phía sau.
- Cuống đại não: là 2 cột chất trắng từ cầu não đi lên, chếch ra ngoài, để đi vào não trung
gian. Giữa 2 cuống đại não có khoảng thủng sau.
Bờ trong cuống đại não có dây thần kinh số III (dây vận nhãn chung) thoát ra.
- Củ não sinh tư: là 4 ụ tròn xếp thành 2 đôi: hai củ trên (trước) và 2 củ dưới (sau) bé
hơn. Dưới củ não sinh tư ở 2 bên hãm van Vieussent, có 2 dây thần kinh IV thoát ra.
Trong lòng trung não có cống Sylvius là 1 cống hẹp thông não thất IV với não thất III
của não trung gian ở trên.
2.4.2. Hình thể trong: gồm 2 chất: chất trắng và chất xám.
- Chất trắng:
Bao quanh chất xám chủ yếu ở khu cuống não, bị liềm đen (chất đen) chia làm 2
phần.
 Phần trước có các bó thần kinh vận động.
 Phần sau có các bó thần kinh cảm giác.
Trên một thiết đồ ngang, cống Sylvius chia trung não làm 2 khu: khu cuống não ở
trước và khu củ não sinh tư ở sau.
- Chất xám:
Bao quanh cống Sylvius, có nhân của các dây thần kinh số III và số IV. Phía trước
các nhân này còn có một nhân rất quan trọng là nhân đỏ và liềm đen liên quan với
đường ngoại tháp.
Mỗi củ của củ não sinh tư là một nhân xám lớn ở trong, được phủ một lớp mỏng
chất trắng bên ngoài.
9
1
+ Hai củ trên là trung khu dưới vỏ não của thị giác.
+ Hai củ dưới có liên quan đến thính giác.
Các đường dẫn truyền xung động thần kinh đi qua phần cuống của trung não
2.4.3. Chức năng của não giữa:
Não giữa là nơi có nhiều đường dẫn truyền thần kinh từ hành cầu não lên vỏ não
là trung tâm của nhiều phản xạ, đặc biệt là phản xạ chỉnh thể.
 Chức năng dẫn truyền:
- Dẫn truyền vận động: từ vỏ não xuống dưới qua phần trước của cuống đại não có:
 Bó gối: dẫn truyền vận động các cơ ở mặt.
 Bó tháp: dẫn truyền vận động các cơ ở thân và chi.
 Bó vỏ cầu – tiểu não: dẫn truyền vận động phụ vào tiểu não để điều chỉnh các
cử động tùy ý như đi, đứng, giữ thăng bằng…
- Dẫn truyền cảm giác: từ tủy sống và tiểu não đi lên qua phần sau của cuống đại não có
các bó dẫn truyền các cảm giác nông, sâu và thính giác.
 Chức năng phản xạ:
- Phản xạ chỉnh thế và tư thế: nhân đỏ của cuống đại não là một trung tâm ức chế trương
lực cơ nên giữ vai trò quan trọng đối với phản xạ chỉnh thế và tư thế.
- Phản xạ định hướng: do các nhân xám ở trong củ não sinh tư.
- Các nhân phản xạ khác:
 Nhân xám của dây III chỉ huy sự vận động nhãn cầu và phản xạ co đồng tử.
 Nhân xám của dây IV làm cho mắt lên trên và vào trong
2.5. Não trung gian (Gian não)
2.5.1. Hình thể ngoài: não trung gian gồm 2 đồi thị, các vùng quanh đồi thị và não
thất III.
- Đồi thị (Thalamus): là thành phần lớn nhất của não trung gian hình trái xoan, đầu sau
to hơn gọi là đồi chẩm, đầu trước nhỏ, nằm ở 2 bên buồng não III.
- Vùng trên đồi: có tuyến tùng.
- Vùng sau đồi: có thể gối nối với các củ não sinh tư bởi cánh tay liên hợp (cánh
trước nối củ trước (trên) với thể gối ngoài và cánh sau nối củ sau với thể gối trong)

9
2
1. Đồi thị 2. Não thất III 3. Lồi não trên
4. Lồi não dưới 5. Vân tận cùng 6. Sán đồi thị
7. Tuyền tùng 8. Thể gối ngoài 9. Thể gối trong
Hình 12: Vùng trên đồi và sau đồi

- Vùng dưới đồi: nằm ngay dưới đồi thị và chứa các nhân dưới đồi thị cũng như 1
phần của chất đen và nhân đỏ (của trung não).
- Vùng hạ đồi (hypothalamus): nằm đè lên cuống đại não, kề ở phía trước - dưới đồi
thị, ngay trên tuyến yên; và cùng với đồi thị tạo nên 2 thành bên của não thất III. Ở
đây có chứa các nhân thực vật quan trọng để điều hoà nước, nhiệt độ, huyết áp, giấc
ngủ và chuyển hoá các chất trước khi lên vỏ não.

Hình 13: Vùng hạ đồi và các nhân vùng hạ đồi

- Não thất III nằm kẹp giữa hai đồi thị có hai lỗ Monro thông với hai não thất bên ở đại
não và thông với não thất IV qua cống Silvius.
2.5.2. Hình thể trong:
9
3
- Đồi thị: là một khối chất xám tạo nên bởi nhiều nhân trước, giữa, sau và bên.
- Vùng hạ đồi: có những nhân xám nằm trong chất trắng. Các nhân xám to nhất là củ
xám và củ núm vú. Ngoài ra còn nhân xám khác của trung não kéo dài lên như nhân
đỏ, liềm đen, nhân Luys và nhiều nhân thần kinh thực vật.
Chất trắng là các bó chạy vào đồi thị, hoặc qua đó vào bao trong.
2.5.3. Chức năng chính của não trung gian:
 Chức năng của đồi thị:
Đồi thị là một trạm quan trọng trên đường dẫn truyền cảm giác, tất cả các xung
động xuất phát từ bất kỳ cơ quan cảm thụ nào trước khi tới vỏ não đều phải qua đồi
thị, sau đó mới tới những vùng tương ứng ở vỏ não. Có thể nói, đồi thị là trung tâm
của mọi loại cảm giác.
Khi đồi thị bị tổn thương sẽ gây ra rối loạn cảm giác bên đối diện.
- Giảm năng đồi thị: sẽ biểu hiện:
 Mất cảm giác nửa người.
 Đi đứng loạng choạng (chứng thất điều cảm giác).
- Tăng năng đồi thị: sẽ biểu hiện
Chứng đau đặc biệt “kiểu đồi thị” đau dữ dội như vò xé, đau lan tỏa, đau tự phát
và có cảm giác buốt lạnh.
 Chức năng của các vùng quanh đồi thị:
- Vùng sau đồi: có 4 thể gối, chuyển tiếp thị giác và thính giác
- Vùng trên đồi: có tuyến tùng, tham gia điều hòa nội tiết
- Vùng dưới đồi: tham gia kiểm soát sự vận động
- Vùng dưới đồi thị (vùng hạ đồi): tham gia vào sự điều hòa hoạt động sinh sống quan
trọng của cơ thể vì vùng dưới đồi thị bao gồm:
• Chức năng nội tiết
• Chức năng sinh dục
• Chức năng chống bài niệu
• Chức năng chuyển hóa
• Chức năng điều nhiệt
• Chức năng thực vật
• Chức năng dinh dưỡng
• Trung tâm ngủ
2.6. Đại não (Đoan não, bán cầu đại não)
Đại não là phần phát triển lớn nhất của hệ thần kinh trung ương gồm 2 bán cầu đại
não và được nối với nhau bởi mép liên bán cầu, trong mỗi bán cầu đại não có não thất
bên.
9
4
2.6.1. Hình thể ngoài:
 Các bán cầu đại não:
- Có 2 bán cầu đại não phải và trái phân cách nhau bởi khe gian bán cầu.
- Hai mép bán cầu nối nhau bằng các mép trắng: thể trai, thể tam giác, mép trắng
trước, và mép trắng sau. Trong mỗi bán cầu có 1 não thất bên, thông với buồng não 3
bằng một lỗ nhỏ. Não thất bên ôm quanh đồi thị và nhân đuôi, hình thể phức tạp.
Gồm có 3 sừng và 1 ngã ba nối giữa 3 sừng:
 Sừng trước: nằm trong thùy trán trên đồi thị và nhân đuôi.
 Sừng sau: nằm trong thùy chẩm.
 Sừng dưới: nằm trong thùy thái dương.
 Ngã ba nằm sau đồi thị.
- Trong 2 não thất bên có dịch não tủy.
- Mỗi bán cầu đại não có 3 mặt:
 Mặt ngoài: khuôn theo hình vòm sọ.
 Mặt trong: phẳng, áp vào bán cầu đối diện.
 Mặt dưới: phần trước và giữa chiếm phần trước và giữa nền sọ, các khe rãnh và
phần sau đè lên tiểu não.
 Các thùy và hồi:
Trên các mặt của đại não có các khe (sâu) và các rãnh (nông) chia đại não thành
các thùy và các hồi.
- Các khe và các thùy: có 5 khe
 Khe Sylvius (khe bên) ở mặt ngoài và mặt dưới bán cầu.
 Khe Rolando (khe trung tâm) ở mặt ngoài và ở trên.
 Khe thẳng góc ngoài (khe đỉnh chẩm): ở mặt ngoài.
 Khe thẳng góc trong: ở mặt trong.
 Khe viền trai hay khe dưới trán: ở mặt trong.
Các khe trên chia bán cầu đại não thành 6 thùy:
 Thùy trán: ở phần trước bán cầu đại não.
 Thùy đỉnh: ở phần trên bán cầu đại não.
 Thùy chẩm: ở phần sau bán cầu đại não.
 Thùy thái dương: ở phần bên và dưới bán cầu đại não.
 Thùy đảo nhỏ: nằm sâu trong khe Sylvius.
 Thùy viền trai: hay thùy dưới trán nằm giữa khe viền trai và thể trai ở mặt
trong bán cầu đại não.

9
5
- Các rãnh và các hồi: các rãnh chia các thùy (trừ thùy trai) ra làm nhiều hồi (hay
cuộn não).

Hình 14: Mặt trên ngoài bán cầu đại não


 Thùy trán: có 4 hồi là hồi trán lên, các hồi trán 1, 2, 3.
 Thùy đỉnh: có 3 hồi là hồi đỉnh lên (song song với hồi trán lên), hồi đỉnh trên
và dưới.
 Thùy chẩm: có 6 hồi là các hồi chẩm 1, 2, 3, 4 (hồi thoi), 5 (hồi lưỡi), 6 (hồi
chêm).
 Thùy thái dương: có 5 hồi là các hồi thái dương 1, 2, 3, 4, 5 (hồi hải mã).
 Thùy đảo: có 5 hồi.

9
6
Hình 15: Mặt trong bán cầu đại não

Hình 16: Mặt dưới bán cầu đại não

2.6.2. Hình thể trong:


- Chất xám: tập trung ở 2 nơi:
 Vỏ đại não chỉ huy mọi hoạt động sống của cơ thể và có nhiều trung khu phân
tích, điều khiển các hoạt động khác nhau:
+ Trung khu vận động nằm ở hồi trán lên .
+ Trung khu phân tích cảm giác nằm ở hồi đỉnh lên.
+ Trung khu thị giác nằm ở hồi chêm và khe cựa.
+ Trung khu thính giác nằm ở hồi thái đương9 1.
7
+ Trung khu phân tích khứu giác nằm ở hồi hải mã.
+ Trung khu phân tích vị giác nằm ở dưới hồi đỉnh lên.
 Thể vân (nhân xám) gồm các nhân: nhân đuôi, nhân bèo, nhân trước tường.
 Khi bị tổn thương nhân đuôi và nhân trước tường người bệnh bị cường cơ, múa
vờn, múa giật. Nếu tổn thương nhân bèo thì mọi động tác của người bệnh không
phối hợp được gọi là bệnh Packingsơn
- Chất trắng: cú 2 phần
+ Các bao: là phần chất trắng lách giữa các nhân xám: có 3 bao (bao trong, bao giữa,
bao ngoài cùng). Chất trắng tạo thành các bao ở đại não là những đường dẫn
truyền thần kinh quan trọng nên khi các đường này bị tổn thương dẫn đến rối loạn
vận động và cảm giác ở phần bên đối diện cơ thể.
+ Trung tâm bầu dục: là phần chất trắng ở trên các nhân xám trung ương.
2.6.3. Chức năng của vỏ đại não:
Vỏ đại não đảm nhiệm vai trò chỉ huy sự hoạt động thống nhất toàn bộ cơ thể và
làm cho cơ thể thống nhất với ngoại cảnh. Đó là trung tâm ý thức, trí khôn, trí nhớ
các giác quan, mọi cử động tùy ý và cảm giác có ý thức, của lời nói và hành vi,…
 Định khu chức năng vỏ não:
Các phần của vỏ não có chức năng khác nhau nhưng ranh giới giữa các phần
không dứt khoát.
Các vùng chức năng của vỏ não được phân chia như sau:
- Các vùng vận động:
Vùng vận động chính ở hồi trán lên.
- Vùng cảm giác:
Ở hồi đỉnh lên thu nhận cảm giác nông ở ngoài da.
- Các vùng giác quan:
 Vùng thị giác: nằm ở thùy chẩm.
 Vùng thính giác: nằm ở hồi thái dương 1.
 Vùng khứu giác: nằm ở hồi hải mã của thùy thái dương.
 Vùng vị giác: nằm ở đầu trước của thùy thái dương.
- Các vùng ngôn ngữ:
 Vùng nói (vùng Broca): ở hồi trán 3.
 Vùng hiểu lời nói (vùng Vecnicke): ở hồi thái dương 1 và 2.

9
8
Hình 18: Các vùng chức năng của vỏ não

 Chức năng của những nhân xám trung ương:


Các chất xám trung ương là những trung tâm vận động dưới vỏ não.
Các chất xám của thể vân cùng với nhân đỏ và một vài nhân khác tạo nên hệ
thống ngoại tháp. Từ hệ thống này có các đường dẫn truyền ngoại tháp đi xuống tủy
sống và tới các cơ. Hệ thống này chỉ huy các vận động không có ý thức như sau:
- Chỉ huy các vận động như các vận động định hình đã thành nếp, thành thói
quen.
- Chỉ huy sự phối hợp không có ý thức và trình tự liên tục của các cử động làm
cho động tác được nhịp nhàng, thăng bằng…
Khi hệ thống ngoại tháp bị tổn thương sẽ gây chứng múa vờn, run rẩy (kiểu
Parkinson).
3. Màng não tủy và hệ thống não thất
3.1. Màng não tủy: tủy sống và não bộ không những được bảo vệ trong hộp sọ, tủy
sống mà còn được bảo vệ bởi các màng não tủy, gồm có 3 màng não tủy
3.1.1. Màng cứng:
- Màng cứng dính sát vào xương bao bọc ngoài não bộ và tủy sống, thậm chí lách tận
các khe và rãnh.
3.1.2. Màng nhện: nằm giữa màng cứng và màngn uôi, gồm có nhiều mạch máu, thần
kinh (các mạch máu và thần kinh được nối với nhau và đan chéo gi6ng1 như màng 9
9
nhện), giữa màng cứng và màng nhện có khe hở gọi là khoang dưới cứng, ở giữa
màng nhện và màng nuôi cũng có khe hở gọi là khoang dưới nhện, có chứa dịch não
tủy.
3.1.3. Màng nuôi: là màng mềm có nhiều mạch máu, thần kinh dính sát vào tủy sống và
não để nuôi dưỡng cho não và tủy sống.

Hình 19 . Màng não tuỷ


1. Màng nuôi 2. Khoang dưới nhện 3. Màng nhện
4. Màng cứng 5. Khoang ngoài màng cứng

3.2. Hệ thống não thất gồm có:


3.2.1. Não thất IV: có nền là mặt sau hành não và cầu não với ngách ăn sâu vào tiểu não
trông giống như mái nhà, mái trên có van Vieussens (màn trước tủy), còn mái dưới là
màng mái (màn tủy sau) và van Tarin căng đậy, ở giữa màng mái có lỗ Magiendi (lỗ
giữa), 2 lỗ Luchska (lỗ bên), qua ba lỗ này dịch não tuỷ chảy xuống khoang dưới nhện, ở
góc dưới não thất IV thông với ống tâm tủy, ở góc trên dịch não tủy qua cống Silvius
thông với não thất III.
3.2.2. Não thất III: nằm kẹp giữa hai đồi thị ở gian não và hai thành bên có lỗ Monro,
dịch não tủy qua hai lỗ này thông với não thất bên.
3.2.3. Não thất bên:
Ở mỗi bán cầu đại não có não thất bên, mỗi não thất bên có 3 tấm mạch mạc là 3
thành của não thất (Trước, sau, dưới) và tạo nên 3 ngách (sừng) là sừng trán, sừng
chẩm, sừng thái dương. Chức năng của tấm màng mạch sinh ra dịch não tủy khoảng
60 - 70 ml/24 giờ.

1
0
0
Hình 20: Hệ thống não thất

3.3. Sự lưu thông dịch não tủy và chức năng:


Dịch não tủy được sản sinh ra từ các tấm màng mạch ở các thành não thất bên
khoảng 60-70 ml/24 giờ chảy xuống não thất III qua 2 lỗ Monro, sau đó chảy xuống
não thất IV qua cống Silvius, từ não thất IV qua lỗ Magiendi và 2 lỗ Luchska vào
khoang dưới nhện. dịch não tuỷ lại được đổ về tim qua các tĩnh mạch (Thẩm thấu
qua các hạt Pacchioni). Tác dụng dịch não tủy là bảo vệ tủy sống và não bộ, dinh
dưỡng cho não và tủy sống, đào thải các chất độc trong quá trình trao đổi chất ở tủy
sống và não
III. Thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh ngoai biên là những dây vận động khi thoát ra khỏi bề mặt của não bộ
và các dây cảm giác từ vùng cảm thụ (ngoại vi) đi lên trung tâm phân tích gồm có 12
đôi dây thần kinh sọ não và 32 đôi thần kinh tủy sống.
1. Các đôi thần kinh sọ não:
Dây thần kinh sọ não là các dây thần kinh vận động, cảm giác cho da và các cơ ở
vùng đầu, mặt, cổ .Trong đó có một số dây làm chức năng cảm giác giác quan và
một số dây làm chức năng phó giao cảm, nhân xám của các dây thần kinh sọ nằm
trong hành não, cầu não, trung não (Thân não) gọi là nguyên ủy thật, khi thoát qua bề
mặt của não bộ gọi là nguyên ủy hư. Gồm có 12 đôi dây thần kinh sọ.

1
0
1
Hình 21: 12 đôi dây thần kinh sọ não

1.1. Đôi dây thần số I (dây khứu giác).


Bắt nguồn từ những tế bào khứu giác ở niêm mạc mũi trên, đi qua các lỗ xoang
sàng vào hành khứu tới hồi hải mã, là dây cảm giác nhận các kích thích về mùi.
1.2 Đôi dây thần số II (Thị giác)
Bắt nguồn từ các tế bào ở võng mạc tụ lại tạo thành dây thị giác, chui qua lỗ thị giác
vào trong sọ ở dưới gian não, ở đây hai dây bắt chéo nhau thành chéo thị giác, rồi
theo dải thị giác tới thể gối ngoài rồi từ đó tỏa ra đi vào thùy chẩm là dây cảm giác có
nhiệm vụ trong sự 1nhìn.
0
2
1.3. Đôi dây thần số III (Vận nhãn chung)
Từ nhân dây III, thoát ra ở bờ trong ở cuống đại não, qua khe bướm vào ổ mắt tới
vận động các cơ ở mắt, chủ yếu là đưa mắt vào trong
1.4. Đôi dây thần kinh số IV ( Dây cảm động, ròng rọc)
Từ nhân dây IV, thoát ra ở phía lưng trung não chạy vòng ra trước qua khe bướm
vào ổ mắt tới vận động cơ chéo to ở mắt, đưa mắt lên trên và vào trong
1.5. Đôi dây thần kinh số V (Dây tam thoa).
Dây thần kinh số V được tạo bởi 3 dây: Dây mắt, dây hàm trên và dây hàm dưới.
- Dây mắt: qua khe bướm vào ổ mắt, và qua ổ mắt tới các vùng lân cận nhận cảm giác
của vùng trán, mi mắt, nhãn cầu, tuyến lệ và niêm mạc mũi.
- Dây hàm trên: qua lỗ tròn của nền sọ và qua rãnh và ống dưới ổ mắt tới nhận cảm
giác của vùng thái dương, gò má, môi trên, xương và răng hàm trên
- Dây hàm dưới : qua lỗ bầu dục của nền sọ xuống dưới để vận động các cơ nhai, cảm
giác da, xương, răng và niêm mạc vùng hàm dưới
1.6. Đôi dây thần kinh số VI ( Vận nhãn ngoài).
Từ nhân VI ở hành cầu thoát ra ở rãnh hành cầu đi qua khe bướm vào vận động cơ
thẳng ngoài ở nhãn cầu để đưa mắt liếc ra ngoài.
1.7. Đôi dây thần kinh số VII ( Mặt).
Từ nhân ở cầu não. Gồm 2 dây VII vận động và VII’ cảm giác thoát ra ở rãnh
hành cầu đi qua lỗ tai trong, xương đá và lỗ trâm – chũm ra ngoài sọ, qua tuyến mang
tai.
- Dây VII: vận động các cơ bám da ở mặt và cổ.
- Dây VII’: tiết dịch các tuyến dưới lưỡi, dưới hàm và nhận cảm giác vị giác ở
2/3 trước lưỡi
1.8. Đôi dây thần kính số VIII (Thính giác và thăng bằng) gồm 2 dây: Dây ốc tai và
dây tiền đình.
Dây ốc tai (nghe) xuất phát từ các tế bào ở ốc tai và dây tiền đình xuất phát từ các
tế bào ở tiền đình và các ống bán khuyên. Hai dây này chạy qua ống tai trong tới
rãnh hành cầu. Dây tiền đình đi vào nhân tiền đình ở hành não và có chức năng điều
hòa thăng bằng tư thế. Dây thính giác đi lên qua thể gối trong và củ não sinh tư dưới,
rồi tới thùy thái dương, có chức năng về sự nghe
1.9. Đôi dây thần kinh số IX (Thiệt hầu)
Từ các nhân ở hành não thoát ra ở rãnh sau trám hành đi qua lỗ rách sau ra
ngoài sọ để tới vùng sau lưỡi và hầu nhận cảm giác về vị giác và cùng với dây X chi
phối cảm giác và vận động vùng hầu
1.10. Đôi dây thần kinh số X (Phế vị, lang thang).
1
0
3
Từ các nhân ở hành não thoát ra ở dưới dây IX đi qua lỗ rách sau ra ngoài sọ, rồi
chạy theo động mạch cảnh trong vào ngực, theo dọc hai bên thực quản qua cơ hoành
xuống ổ bụng chi phối hoạt động của các cơ quan nội tạng ở cổ ngực và bụng. Dây X
là một dây thần kinh thực vật (phó giao cảm) rất quan trọng.
1.11. Đôi dây thần kinh số XI (Thần kinh phụ).
Tách từ nhân ở hành não và ở tủy cổ chui qua lỗ rách sau ra ngoài sọ để vận động cơ
thang, cơ ức đòn chũm.
1.12. Đôi dây thần kinh số XII (Đại hạ thiệt).
Tách từ nhân ở hành não qua lỗ lồi cầu sau xương chẩm vận động các cơ lưỡi và
một vài cơ ở cổ.
** Tóm lại: 12 đôi thần sọ não gồm các loại như.
+ Các đôi dây thần kinh vận động gồm III,IV,VI, XI,XII
+ Các đôi thần kinh cảm giác gồm I, II, VIII
+ Các đôi thần kinh hỗi hợp gồm V,VII, VII/ , IX, X
+ Các đôi thần kinh làm chức năng phó giao cảm gồm III,VII, VII’, IX, X.

2. Các đôi dây thần kinh gai sống.


Tủy sống được cấu tạo bởi 31 đốt sống tủy. Mỗi đốt sống tủy thoát ra rễ trước là rễ
vận động (từ sừng trước) và rễ sau là rễ cảm giác (từ sừng sau) đi đến hạch gai nằm ở
hai bên cột sống, sau đó rễ trước và rễ sau kết hợp tạo thành các đôi thần kinh tủy
sống chui qua các lỗ liên hợp ở cột sống để ra ngoài. Gồm có 32 đôi thần kinh tủy
sống và được phân ra: 8 đôi thần kinh tủy cổ, 12 đôi thần kinh tủy ngực, 5 đôi thần
kinh tủy thắt lưng, 5 đôi thần kinh tủy cùng và 1 đôi thần kinh tủy cụt. Vậy mỗi đốt
sống tủy cho ra một đôi dây thần kinh tủy sống.
2.1. Đám rối thần kinh cổ:
Bốn nhánh trước của bốn thần kinh cổ trên (C I- IV) tạo thành đám rối thần kinh cổ.
Đám rối cổ nằm ở ngang mức 4 đốt sống cổ trên cùng, dưới sự che phủ của cơ ức đòn
chũm. Tách ra các nhánh nông: chi phối cảm giác da đầu vùng chẩm (TK chẩm nhỏ),
da vùng sau tai và tuyến mang tai (TK tai lớn), da mặt trước của cổ (TK ngang cổ),
da phần trên của ngực và vai (TK trên đòn); các nhánh sâu vận động các cơ của cổ
như cơ ức-đòn-chũm và cơ thang. Đồng thời từ rễ dây thần kinh cổ III-IV và nhánh
của rễ dây thần kinh cổ V kết hợp với nhau, hình thành nên dây thần kinh hoành, đi
xuống qua khoang ngực, ở trước cuống phổi để vận động cho cơ hoành.

1
0
4
Hình 22: Đám rối thần kinh cổ

2.2. Đám rối thần kinh cánh tay


Nhánh trước của các dây thần kinh cổ dưới (Từ C V- VIII) và ngực I (N I) tạo thành
đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT). Các nhánh trước (rễ) hợp nên các thân trên,
thân giữa, thân dưới. Mỗi thân chia thành 2 ngành trước và sau. Các ngành tạo nên bó
ngoài, bó trong, bó sau. Ba bó tách ra để tạo nên các nhánh chính (nhánh tận) của
đám rối:

Hình 23: Đám rối thần kinh cánh tay


1
0
5
- Thần kinh nách: vòng ra sau quanh cổ phẫu thuật của xương cánh tay. Nó tách ra
các nhánh chi phối cho cơ delta, khớp vai và vùng da nằm trên.
- Thần kinh quay: đi xuống dưới và ra ngoài ở mặt sau xương cánh tay rồi vòng
quanh bờ ngoài xương cánh tay ra mặt trước khớp khuỷu và mỏm lồi trên cầu ngoài.
Nó tận cùng ở khuỷu bằng hai nhánh: nhánh nông đi xuống cảm giác cho phần ngoài
mu bàn tay và mu hai ngón tay rưỡi bên ngoài, nhánh sâu vòng ra cẳng tay sau vận
động cho các cơ ruỗi bàn tay và ngón tay. Trước khi tận cùng, thần kinh quay đã tách
ra các nhánh cho cơ tam đầu và da của mặt sau cánh tay và cẳng tay.
- Thần kinh cơ bì: đi xuống phân nhánh vào các cơ của cánh tay trước và da ở mặt
ngoài cẳng tay.
- Thần kinh giữa: đi xuống qua cánh tay và khuỷu ở sát cạnh động mạch cánh tay.
Tiếp đó nó đi xuống qua giữa vùng cẳng tay trước, tách ra các nhánh đi vào hầu hết
các cơ gấp cổ tay và gấp ngón tay của cẳng tay trước. Cuối cùng, nó đi vào gan tay,
phân nhánh vào các cơ nhỏ ở mô cái và vào da của 2/3 ngoài gan tay và mặt gan tay
của 3 ngón rưỡi bên ngoài, tính từ ngón cái vào.

Hình 24: Các TK chính của chi trên (A: nhìn trước; B: nhìn sau)
1
0
6
- Thần kinh trụ: đi xuống qua cánh tay ở dọc bên trong động mạch cánh tay. Ở
khuỷu, nó nằm sau mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay. Từ dây, nó đi xuống qua
phần trong cẳng tay trước rồi vào gan bàn tay. Ở cẳng tay, Thần kinh phân nhánh vào
cơ gấp cổ tay trụ, một phần cơ gấp sâu các ngón tay, da nửa trong mu tay và mặt mu
tay của 2 ngón tay rưỡi bên trong. Ở gan tay, nó vận động cho các cơ của gan tay
chưa được tk giữa chi phối và cảm giác cho da của mặt gan tay của ngón út và nữa
trong ngón nhẫn.
- Các thần kinh bì trong gồm thần kinh bì cánh tay trong cảm giác cho da mặt rong
cánh tay và thần kinh bì cẳng tay trong cảm giác cho da mặt trong cẳng tay.

2.3. Mười hai đôi thần kinh đốt sống ngực (Từ D I- XII)
Đi ra tạo thành các đôi thần kinh liên sườn, gồm có 12 đôi thần kinh liên sườn.
Một dây thần kinh liên sườn kết hợp với một động mạch liên sườn gọi là bó mạch
thần kinh liên sườn (BMTKLS), nằm mặt trong, ở rãnh sát bờ dưới xương sườn. Để
vận động các cơ và cảm giác da vùng ngực - bụng.
2.4. Đám rối thần kinh thắt lưng

Hình 25: Đám rối thần kinh thắt lưng – cùng

1
0
7
Đám rối thắt lưng là phần trên của đám rối thắt lưng cùng. Nó do nhánh trước của 3
thần kinh sống thắt lưng trên cùng và 1 phần nhánh trước thần kinh sống thắt lưng 4
tạo nên. Các nhánh chính và các rễ thần kinh góp phần tạo nên các nhánh đó là: thần
kinh chậu hạ vị(TL1), thần kinh chậu bẹn (TL1), thần kinh sinh dục đùi (TL1-2), thần
kinh bì đùi ngoài (TL2-3), thần kinh đùi (TL2-4), thần kinh bịt (TL2-4) và thân thắt
lưng –cùng (TL4-5). Các thần kinh chậu hạ vị, chậu bẹn và sinh dục đùi chi phối cho
các cơ phần dưới thành bụng trước bên, da mặt trên-trong của đùi, phần trên mặt
ngoài đùi và bộ phận sinh dục ngoài
- Thần kinh bì đùi ngoài: cảm giác cho mặt ngoài đùi
- Thần kinh đùi: đi xuống, chui sau dây chằng bẹn vào đùi và nằm ở sát bên ngoài
động mạch đùi. Thần kinh đùi tách ra các nhánh bì và nhánh cơ để phân phối vào da
và cơ (cơ tứ đầu đùi, cơ may) của vùng đùi trước. Nhánh của thần kinh đùi xuống
cảm giác cho da mặt trong cẳng chân có tên là thần kinh hiển.
- Thần kinh bịt: chạy đi xuống chi phối cho các cơ khép đùi và một phần mặt trong
đùi.
- Thân thắt lưng cùng: đi xuống chậu hông và góp phần tạo nên đám rối cùng.
2.5. Đám rối cùng:
Do thân thắt lưng-cùng và nhánh trước của thần kinh sống cùng 1,2,3 và 4 tạo nên.
Thân thắt lưng-cùng do nhánh trước thần kinh sống TL5 và 1 phần nhánh trước thần
kinh sống TL 4 tạo nên. Đám rối cùng nằm trước cơ hình quả lê ở thành sau chậu
hông. Các nhánh chính của đám rối cùng và các rễ tham gia tạo nên các nhánh chính
đó là: Thần kinh mông trên (TL4-5, Cg 1), thần kinh mông dưới (Thắt lưng 5, Cùng
1-2), thần kinh mác chung (TL4-5, Cg1-2), thần kinh chày (TL4-5, Cg1-3), thần kinh
thẹn (Cg2-4) và thần kinh bì đùi sau (Cg1-3). Thần kinh mác chung và thần kinh chày
hợp nên thần kinh ngồi.
- Thần kinh mông trên: chi phối cơ mông nhỡ và nhỏ; thần kinh mông dưới chi phối
cơ mông lớn.
- Thần kinh thẹn: chi phối các cơ của đáy chậu và da bộ phận sinh dục ngoài.
- Thần kinh bì đùi sau: cảm giác cho da của đáy chậu, mặt dưới mông và mặt sau
đùi.
- Thần kinh ngồi: là thần kinh lớn nhất cơ thể. Nó chạy qua khuyết ngồi lớn, ở dưới
cơ hình quả lê, vào mông rồi đi xuống qua mông và vùng đùi sau. Ở vùng đùi sau,
thần kinh ngồi phân nhánh vào các cơ ụ ngồi-cẳng chân. Ở đỉnh hố khoeo, thần kinh
ngồi lại tách ra thành tk chày và thần kinh mác chung.
- Thần kinh chày: tiếp tục đi xuống qua hố khoeo và vùng cẳng chân sau, phân
nhánh cho tất cả các cơ của vùng này. Cuối cùng, tk chày đi dưới mắt cá trong chia
1
0
8
thành các tk gan chân trong và ngoài đi vào gan chân để chi phối cho các cơ của gan
chân, da của gan chân và các ngón chân. thần kinh chày tách ra nhánh bì bắp chân
trong. Nhánh này nối với 1 nhánh của tk mác chung tạo nên tk bắp chân cảm giác cho
mặt ngoài cổ chân, gót chân và phần ngoài mu chân.
- Thần kinh mác chung: đi chếch xuống dọc bờ ngoài hố khoeo, tới dưới chỏm
xương mác thì vòng ra trước quanh cổ xương mác và tận cùng bằng 2 nhánh là thần
kinh mác nông và thần kinh mác sâu. Trước khi tận cùng, tk mác chung tách ra thần
kinh bì bắp chân ngoài cảm giác cho da phần trên mặt ngoài cẳng chân. Thần kinh
mác sâu đi xuống vận động cho tất cả các cơ cẳng chân trước và mu chân. Thần kinh
mác nông đi xuống vận động các cơ của cẳng chân ngoài và cảm giác cho phần dưới
mặt ngoài cẳng chân và hầu hết mu chân.

Hình 26: Các TK chính của chi dưới (A: nhìn trước; B: nhìn sau)
2.6. Đám rối cụt:
1
0
9
Là đám rối rất nhỏ do 1 phần của thần kinh sống sống cùng 4, thần kinh sống cùng
5 và các thần kinh cụt tạo nên. Đám rối tách ra thần kinh hậu môn cụt: thần kinh này
vận động cho cơ cụt, 1 phần cơ nâng hậu môn rồi xuyên qua cơ cụt cảm giác cho da
vùng xương.

IV. HỆ THẦN KINH THỰC VẬT


Hệ thần kinh thực vật gồm 2 hệ là: Hệ giao cảm () và hệ phó giao cảm (/). Chi
phối hoạt động các cơ trơn và các tuyến, nhưng không theo ý muốn của con người
đồng thời hoạt động ngược chiều nhau. Nhưng vẫn chịu sự chỉ huy của vỏ não.
1. Hệ thần kinh giao cảm ().
1.1. Trung khu giao cảm: Nằm ở mép xám tủy sống từ C VIII- LIII từ đó các sợi giao
cảm mượn đường rễ trước của dây thần kinh tủy sống để tới các hạch cạnh sống.

Hình 27: Hệ thần kinh thực vật


1.2. Chuỗi hạch giao cảm cạnh sống: Có hai chuỗĩ hạch nằm hai bên cạnh cột
sống, mỗi chuỗi hạch gồm có từ 22- 23 hạch được nối vối nhau bởi thừng trung gian
1
1
0
và liên hệ với tủy sống bởi các nhánh thông trắng và thông xám. Mỗi chuỗi hạch cạnh
sống được chia ra làm 4 tầng:
1.2.1 .Tầng cổ- trung thất trước: Gồm 3 hạch cổ, trên, giữa và dưới cho ra 3 dây thần
kinh phối hợp với dây thần kinh X hình thành lên đám rối tim, đồng thời có chức
năng: Làm tim đập nhanh, giãn động mạch vành, co mạch máu ngoại biên, tiết mồ
hôi, dựng chân lông, giãn đồng tử, tiết dịch tuyến lệ và tuyến nước bọt.
1.2.2. Tầng cổ- trung thất sau: Gồm 3 hạch cùng với dây X hình thành lên đám rối
thần kinh phổi làm giãn khí- phế quản, co mạch nuôi khí - phế quản, tiết mồ hôi,
dựng chân lông da vùng ngực- bụng ở trên rốn.
1.2.3. Tầng ngực- bụng: Gồm 6 hạch cạnh sống kết hợp với dây thần kinh X hình
thành lên đám rối dương chi phối hoạt động cho các tạng nằm trong ổ bụng (trừ các
tạng nằm trong tiểu khung như sinh dục, bàng quang...). Làm tiết dịch các tuyến
nhưng lại ức chế sự co bóp của ống tiêu hoá, tiết mồ hôi và dựng chân lông vùng
dưới rốn.
1.2.4. Tầng thắt lưng- chậu hông: Gồm 4-5 hạch thắt lưng, 4 hạch cùng và 1-2 hạch
cụt tham gia tạo thành đám rối hạ vị, chi phối hoạt động cho các cơ quan nằm trong
chậu hông bé và toàn bộ chi dưới.
2. Hệ phó giao cảm (’).
2.1 Trung khu:
+ Nằm ở các nhân thực vật của các dây thần kinh sọ III, VII, IX, X và ở trong mép
xám tuỷ sống từ Cg II-V .
2.2. Vùng chi phối của thần kinh phó giao cảm:
- Dây phó giao cảm của dây thần kinh số III làm hẹp đồng tử.
- Dây phó giao cảm của dây VII làm tiết dịch tuyến lệ, niêm mạc mũi hầu và làm
tiết dịch tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi.
- Dây phó giao cảm của dây IX làm tiết dịch tuyến nước bọt mang tai.
- Dây phó giao cảm của dây X tham gia hầu hết các đám rối thần kinh thực vật làm chậm
nhịp tim, co phế quản, làm tăng tiết dịch, tăng co bóp của tuyến tiêu hoá.
- Phó giao cảm đi cùng với dây thần kinh tủy sống từ cùng II-V đi vào đám rối hạ vị
làm co tử cung và bàng quang, làm giãn các mạch máu và các tạng cương.

1
1
1
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN VÀ MÁU
BÀI 1: TIM
MỤC TIÊU:
1. Mô tả được hình thể ngoài, hình thể trong, cấu tạo của tim.
2. Nói rõ được sự liên quan của các phần chính của tim và đối chiếu trên thành ngực.
3. Trình bày được chức năng của tim.

NỘI DUNG
Tim là cơ quan chính của hệ tuần hoàn. Tim là một khối cơ rỗng, nằm trong lồng
ngực, ở trung thất giữa, giữa hai lá phổi, trên cơ hoành, sau xương ức và xương
sườn, hơi lệch sang trái. Chức năng của tim là hút máu từ các tĩnh mạch chủ và tĩnh
mạch phổi về bơm máu vào các động mạch chủ và động mạch phổi.
1. Hình thể ngoài và liên quan
Tim màu hồng, mật độ chắc, to bằng nắm tay của từng người, nặng khoảng 260 –
270g.
Tim hình tháp, có 3 mặt, một đỉnh, một đáy. Đỉnh hướng ra trước sang trái. Đáy
hướng ra sau sang phải nên trục của tim là một đường chếch xuống dưới, sang trái và
ra trước.
1.1. Mặt trước (mặt ức sườn)
Gồm 2 phần, ngăn cách nhau bởi 1 rãnh nằm ngang gọi là rãnh nhĩ thất hay
rãnh vành.

1. Động mạch dưới đòn trái


2. Cung động mạch chủ
3. Thân động mạch phổi
4. Tiểu nhĩ trái
5. Tâm thất trái
6. Rãnh liên thất trước
7. Đỉnh tim
8. Tĩnh mạch chủ dưới
9. Tâm thất phải
10. Rãnh vành
11. Tiểu nhĩ phải
12. Tĩnh mạch chủ trên
13. Thân động mạch cánh tay đầu
14. Động mạch cảnh chung trái

Hình: Tim (nhìn phía trước) 1


1
2
- Phần trên (phần tâm nhĩ): ứng với các tâm nhĩ ở bên trong, các tâm nhĩ bị
che lấp hết bởi các mách máu lớn. Ở hai bên của nó có 2 tiểu nhĩ chìa ra trước (tiểu
nhĩ phải ngắn và rộng, tiểu nhĩ trái dài và hẹp) giữa 2 tiểu nhĩ có động mạch chủ ở
bên phải và động mạch phổi ở bên trái.
- Phần dưới (phần tâm thất): có rãnh dọc trước hay rãnh liên thất trước, trong
rãnh có động mạch vành trái và tĩnh mạch vành lớn. Rãnh liên thất trước chia mặt
trước thành 2 nửa,tâm thất phải chiếm 3/4còn tâm trái chỉ chiếm1/4.
Mặt trước nằm ngay sau xương ức, xương sườn nên khi cấp cứu ngừng tim, ta tiến
hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực bằng cách ấn lên 1/3 dưới của xương ức.
1.2. Mặt dưới
Có rãnh vành chia thành 2 phần:
- Phần trên thuộc các tâm nhĩ. Đổ vào tâm nhĩ phải có tĩnh mạch chủ trên và
tĩnh mạch chủ dưới.Tâm nhĩ trái quay hẳn ra sau, đổ vàot âm nhĩ trái có 4 tĩnh
mạch phổi.
- Phần dưới thuộc tâm thất có rãnh dọc dưới hay rãnh liên thất dưới, rãnh chia
mặt dưới thành 2 nửa. Nửa bên phải chiếm 1/4 tương ứng tâm thất phải, nửa bên
trái chiếm 3/4 tương ứng tâm thất trái. Trong rãnh liên thất dưới có động mạch
vành phải và một nhánh của tĩnh mạch vành.

1. Tĩnh mạch chủ trên


2. Động mạch phổi trái
3. Tĩnh mạch phổi
4. Tâm nhĩ trái
5. Xoang tĩnh mạch vành
6. Tĩnh mạch chủ dưới
7. Tâm thất phải
8. Rãnh gian thất sau
9. Tâm thất trái
10. Tĩnh mạch phổi trái
11. Động mạch phổi phải
12. Cung động mạch chủ

Hình: Tim (nhìn phía sau)

1.3. Mặt trái ( mặt phổi) : Lấn vào phổi trái tạo thành khuyết tim.

1
1
3
1.4. Đỉnh tim : Còn gọi là mỏm tim. Hướng xuống dưới, ra trước và sang trái, nằm
trong khoang liên sườn V( bên trái) trên đường giữa đòn trái.
1.5. Đáy tim
Đáy tim là mặt sau của hai tâm nhĩ.
- Tâm nhĩ phải: hướng sang phải, lên trên, có tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch
chủ dưới đổ vào, liên quan với dây thần kinh hoành phải.
- Tâm nhĩ trái: Hướng lên trên, ra sau, có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào, liên quan trực
tiếp với thực quản nên khi tâm nhĩ trái to đè vào thực quản làm cho khó nuốt.

Hình: Đáy tim

2. Hình thể trong và hình đối chiếu của tim, các ổ van tim trên thành ngực
Tim gồm 2 phần: tim trái và tim phải. Mỗi phần lại chia làm 2 buồng tâm nhĩ ở
trên và tâm thất ở dưới.
I.1. Tâm nhĩ
Giữa hai tâm nhĩ có vách liên nhĩ. Khi còn là bào thai, vách này có lỗ Botal, sau
khi đẻ lỗ này đóng kín lại để ngăn cách hai tâm nhĩ; nếu còn lỗ này gọi là bệnh thông
liên nhĩ (bệnh tim bẩm sinh). Thành tâm nhĩ mỏng và nhẵn, có lỗ thông với tiểu nhĩ
và các lỗ thông với các tĩnh mạch dẫn máu về tim.
- Tâm nhĩ phải: có lỗ tĩnh mạch chủ trên (không có van) và lỗ tĩnh mạch chủ
dưới ( có van đậy không kín).
- Tâm nhĩ trái: có lỗ của 4 tĩnh mạch phổi ( không có van).
I.2. Tâm thất

1
1
4
Giữa hai tâm thất có vách liên thất. Thành tâm thất dày, xù xì, nhất là tâm thất
trái. Có các lỗ thông với tâm nhĩ ở trên và với các động mạch để dẫn máu đi, mặt
trong tâm thất có các cột cơ.
- Tâm thất phải: có 2 lỗ.
+ Lỗ nhĩ thất phải: thông với tâm nhĩ phải, có van 3 lá.
+ Lỗ động mạch phổi: thông với động mạch phổi, có van động mạch phổi
(van 3 lá hay van tổ chim).
- Tâm thất trái: có 2 lỗ.
+ Lỗ nhĩ thất trái: thông với tâm nhĩ trái, có van 2 lá,
+ Lỗ động mạch chủ: thông với động mạch chủ, có van động mạch chủ.

Hình: Hình thể trong của tim


3. Cấu tạo của tim : Gồm có 3 lớp
3.1. Màng ngoài tim (ngoại tâm mạc) bao bọc ngoài tim:
- Ngoại tâm mạc bao gồm ngoại tâm mạc sợi ở ngoà) và ngoại tâm mạc thanh
mạc ở trong.
- Ngọai tâm mạc sợi là một bao xơ dai và chun giãn. Nó giống như là một cái túi
mà miệng túi ở phía trên liên tiếp với áo ngoài của các mạch máu đi vào và ra khỏi
tim. Ngoại tâm mạc sợi ngăn cản sự giãn to quá mức của tim bảo vệ và giữ cho tim
nằm đúng vị trí của nó trong trung thất.
- Ngoại tâm mạc thanh mạc là một màng thanh mạc gồm hai lá liên tiếp nhau: lá
ngoài là lá thành dính vào mật trong ngoại tâm mạc sợi lá trong là lá tạng dính chặt
vào cơ tim. Khoang giữa hai lá gọi là ổ ngoại tâm mạc. Bình thường lá thành áp sát
1
1
5
vào lá tạng và chỉ có một lớp thanh dịch mỏng ở giữa chúng. Như vậy. ở ngoại tâm
mạc chỉ là một khoang tiềm tàng. Dịch trong ổ ngoại tâm mạc giúp cho hai lá trượt
lên nhau dễ dàng khi tim đập.
3.2. Cơ tim: là loại cơ vân đặc biệt vì cơ tim vừa có đặc tính của cơ vân là co bóp
nhanh và mạnh, vừa có đặc tính của cơ trơn là co bóp tự động. Cơ tim gồm 2 loại sợi:
- Sợi co bóp: có 2 loại thớ
+ Thớ riêng cho từng ngăn tâm nhĩ, tâm thất.
+ Thớ chung bao trùm lên thớ riêng và liên hệ với các buồng tim.
- Sợi cơ mang tính chất thần kinh: gồm các sợi cơ chưa biệt hoá, tạo nên một hệ
thống dẫn truyền tự động của tim ( hệ thống nút). Hệ thống nút gồm:
+ Nút Keith-Flack hay nút xoang nhĩ.
+ Nút Aschoff - Tawara hay nút nhĩ thất.
+ Bó His hay bó nhĩ thất.
3.3. Màng trong tim ( nội tâm mạc) mỏng, nhẵn, lót mặt trong của các buồng tim, phủ
các lá van và nối liên tiếp với màng trong các mạch máu lớn.
4. Mạch máu và thần kinh
4.1.Động mạch cấp máu cho tim:
- Tim được cấp máu bởi 2 động mạch: Động mạch vành trái và động mạch vành
phải tách ra từ cung động mạch chủ, ngay phía trên val động mạch chủ. Khi động
mạch vành bị tắc sẽ gây nhồi máu cơ tim.

Hình: Sơ đồ động mạch vành của tim


- Hai động mạch đi trong rãnh mặt ngoài tim: rãnh vành, rãnh gian thất trước và sau
để cấp máu chủ yếu cho cơ tim.
1
1
6
- Hai động mạch vành với các nhánh cùa nó nối với nhau tạo nên hai vòng động
mạch quanh tim: vòng ngang ở trong rảnh nhĩ thất; vòng dọc trong rãnh liên thất. Từ
hai vòng mạch này tách ra các nhánh đi nuôi dưỡng cho các phần của quả tim.
- Động mạch vành phải cấp máu chủ yếu cho nửa phải của tim. Động mạch vành trái
cấp máu chủ yếu cho nửa trái, và ít nối với vòng tuần hoàn lớn nhỏ. Nên khi động
mạch vành bị chèn ép hay bị tắc, có thể gây thiểu máu cơ tim, dẫn đến chết đột ngột.
4.2.Tĩnh mạch tim: gồm nhiều tĩnh mạch
- Tĩnh mạch tim lớn nằm trong rãnh gian thất trước
- Tĩnh mạch tim giữa nằm trong rãnh gian thất sau
- Tĩnh mạch tim nhỏ, tim trước nằm trước thất phải
- Tĩnh mạch tim chếch nằm ở tâm nhĩ trái
- Tĩnh mạch sau của thất trái
Các tĩnh mạch này đều đổ vào xoang tĩnh mạch vành và cuối cùng đổ vào tâm
nhĩ phải, qua lỗ xoang tĩnh mạch vành. Tĩnh mạch tim thường không đi kèm theo
động mạch.

Hình: Sơ đồ các tĩnh mạch của tim

4.3. Thần kinh


Thần kinh chi phối cho tim gồm có 2 hệ:
Hệ thần kình tự động (xem cấu tạo cơ tim)
Hệ thần kinh thực vật
Gồm các sợi thần kinh giao cảm tách từ 3 hạch giao cảm cổ làm cho tim đập
nhanh và các sợi thần kinh phó giao cảm tách từ dây thần kinh X làm cho tim
đập chậm.
1
1
7
Các dây tim chạy vào ngực tụm lại thành 2 đám rối: đám rối sau quai độn g
mạch chủ và đám rối dưới quai động mạch chủ. Trong đám rối tim có là hạch
Wrisberg là hạch to nhất, nằm dưới quai động mạch chủ
5. Trực chiếu của tim và các van tim lên thành ngực
5.1. Hình chiếu của tim
Đối chiếu tim trên lồng ngực là hình tứ giác có 4 góc:
- Góc trên trái: ở khoang liên sườn II bên trái, cách bờ trái xương ức 1 cm.
- Góc trên phải: ở khoang liên sườn II bên phải, cách bờ phải xương ức 1 cm.
- Góc dưới trái: ở khoang liên sườn V trên đường giữa đòn trái
- Góc dưới phải: ở khoang liên sườn V, sát bờ phải xương ức hoặc đầu trong sụn
sườn VI.
5.2. Hình chiếu các lỗ van tim
- Lỗ nhĩ thất trái (van 2 lá): chiếu lên thành ngực là 1 hình gần tròn ở khoang liên
sườn III, IV, ở bên trái xương ức tương ứng với đầu trong sụn sườn V bên trái.
- Lỗ nhĩ thất phải (van 3 lá): chiếu lên thành ngực là 1 hình bầu dục, tương ứng với
1/3 dưới của xương ức.
- Lỗ động mạch phổi: ứng với đầu trong sụn sườn III bên trái xương ức.
- Lỗ động mạch chủ: là hình bầu dục ở khoang liên sườn 3 gần bờ phải xương ức
hoặc có thể nghe ở khoang liên sườn III, gần bờ trái xương ức là nơi tiếp giáp giữa
quai động mạch chủ và động mạch chủ xuống.
5.3. Áp dụng
- Tiếng van động mạch chủ nghe ở góc trên phải.
- Tiếng van động mạch phổi nghe ở góc trên trái.
- Tiếng van 2 lá nghe ở khoang liên sườn 5 (đỉnh tim).
- Tiếng van 3 lá có thể nghe ở mũi ức hoặc 1/3 dưới xương ức.

1
1
8
BÀI 2: HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
MỤC TIÊU
1. Trình bày được cơ chế hoạt động của tim.
2. Nói rõ được vai trò chủ chốt của tim trong hệ tuần hoàn.

NỘI DUNG
Tim hoạt động như cái bơm: Hút máu từ các tĩnh mạch về hai tâm nhĩ, đẩy máu từ
hai tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi. Đem máu đến các tế bào để cung
cấp các chất dinh dưỡng đồng thời nhận chất thừa đào thải ra ngoài.
Sự hoạt đông của tim thể hiện bằng sự co bóp tự động, mỗi lần co bóp như thế gọi
là một chu kỳ tim.
1. Chu kỳ tim, các thì trong chu kỳ tim :
Chu kỳ tim là sự hoạt động của tim có chu kỳ qua các giai đoạn kế tiếp nhau một
cách đều đặn nhịp nhàng theo một thứ tự nhất định.
Mỗi chu kỳ tim có ba thì (hay 3 giai đoạn).
1.1.Thì tâm nhĩ thu :
Thì tâm nhĩ thu là thì hai tâm nhĩ co bóp, do áp lực trong hai tâm nhĩ tăng lên nên
máu chảy mạnh hơn, chảy hết xuống hai tâm thất. Lúc này các van nhĩ - thất đã mở
sẵn. Thì tâm nhĩ thu lâu khoảng 1/10 giây, sau đó hai tâm nhĩ giãn nghỉ 7/10 giây để
hút máu các tĩnh mạch trở về tim.
1.2. Thì tâm thất thu :
Thì tâm thất thu là thì hai tâm thất co bóp tiếp sau thì tâm nhĩ thu để đẩy máu vào
động mạch chủ và động mạch phổi. Thì tâm thất thu gồm 2 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn tăng lực: áp lực trong tâm thất lên rất nhanh và cao.
+ Đầu giai đoạn này: máu bị chèn ép thúc các van nhĩ thất đóng lại, không cho
máu dồn ngược về tâm nhĩ.
+ Cuối giai đoạn này: áp lực trong tâm thất đã đủ mạnh đẩy được các van tổ
chim (van động mạch chủ và van động mạch phổi) mở ra.
- Giai đoạn tống máu: dài hơn, máu bị đẩy vào động mạch chủ và động mạch phổi
khi các van tổ chim mở ra.
Thì tâm thất thu lâu khoảng 3/10 giây sau đó hai tâm thất giãn nghỉ 5/10 giây.
1.3.Thì tâm trương toàn bộ :
Thì tâm trương toàn bộ là cơ tim giãn nghỉ toàn bộ, áp lực trong tâm thất sụt xuống
thấp hơn áp lực trong động mạch nên máu ở động mạch chảy ngược về tâm thất, thúc
các van tổ chim đóng lại, đồng thời các van nhĩ thất mở ra để hút máu từ hai tâm nhĩ
xuống tâm thất. 1
1
9
Thì tâm trương lâu khoảng 4/10 giây. Hết thì tâm trương, hai tâm nhĩ lại co bóp,
tức là bắt đầu 1 chu kỳ mới.
Như vậy một chu kỳ tim lâu khoảng 8/10 giây,trong đó tim làm việc nửa thời gian
và nghỉ nửa thời gian. Trong một phút có 75 chu kỳ tim tức là 75 lần tim đập hay 75
lần mạch đập. Số lần tim đập trong một phút gọi tần số tim đập. Tần số tim đập trung
bình ở người lớn khoảng 70- 80 lần và có thể thay đổi theo giới, lứa tuổi, tập luyện,
bệnh lý:
- Ở phụ nữ, trẻ em thường cao hơn ở nam giới; ở trẻ sơ sinh khoảng 140 lần/phút, trẻ
3-4 tuổi khoảng 100 lần/phút.
- Ở người già thường chậm hơn thanh niên.
- Khi lao động thì tăng hơn. Ở người có luyện tập thể dục thể thao thì tăng ít, còn ở
người không tập luyện thì tăng nhiều.
- Bệnh lý: khi sốt thì tăng, trong một số bệnh có thể nhanh, chậm hoặc rối loạn.
2. Tiếng tim: Là do hai van đóng cùng một lúc gây nên.
- Tiếng thứ nhất (T1) là do van hai lá và van ba lá đóng cùng một lúc, nghe rõ nhất ở
mỏm tim. Tiếng này có âm sắc trầm, dài. Sau tiếng thứ nhất có một khoảng im lặng
ngắn rồi đến tiếng tim thứ hai.
- Tiếng thứ hai (T2) do van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng cùng một
lúc, âm sắc thanh và ngắn, nghe rõ nhất ở khoảng gian sườn II cách bờ phải hoặc trái
của xương ức khoảng 1 cm. Sau tiếng tim thứ hai có một khoảng im lặng dài rồi đến
tiếng tim thứ nhất của chu kỳ sau.
3. Tính tự động của tim, hệ thống nút
Tim có khả năng tự động co bóp là nhờ hệ thống thần kinh tự động - hệ thống nút.

Hình: Hệ thống nút

1
2
0
- Nút xoang (Keith- Flack): ở trong thành tâm nhĩ phải, cạnh lỗ tĩnh mạch chủ trên.
Nút xoang là trung tâm tự động chính của tim, từ đây phát ra luồng xung động làm
tim co bóp, điều khiển nhịp tim.
- Nút nhĩ thất (Tawara): ở vách liên nhĩ, gần nền tâm thất về mé sau và về phía tâm
nhĩ phải. Nút nhĩ thất là trung tâm tự động phụ của tim. Nút này sẽ điều khiển tim đập
khi nút xoang bị tổn thương và khi đó tim sẽ đập chậm hơn, cả hai tâm nhĩ và hai tâm
thất cùng co bóp một lúc.
- Bó nhĩ thất (Bó His) : từ nút nhĩ thất, chia làm 2 nhánh chạy dọc theo hai bên vách
liên thất, xuống đến mỏm tim rồi chia thành nhiều nhánh nhỏ tỏa ra khắp hai tâm thất.
Chức năng chủ yếu của bó này là dẫn truyền xung động.
Từ nút xoang xung động theo các thớ cơ lan dần đến tâm nhĩ phải, sang tâm nhĩ trái và
đến nút nhĩ thất, từ đây xung động theo bó nhĩ thất truyền đến hai tâm thất. Vì vậy,
nếu bó này bị tổn thương, tâm thất sẽ đập chậm lại không ăn khớp với nhịp của tâm
nhĩ.

1
2
1
BÀI 3: CÁC MẠCH MÁU

MỤC TIÊU
1. Mô tả khái quát hệ thống mạch máu từ tim cung cấp máu trong cơ thể.
2. Ứng dụng được sự cấp máu từng vùng, từng tạng của các mạch máu chính, sự liên
quan của động mạch và tĩnh mạch của từng vùng trọng yếu trong cơ thể.

NỘI DUNG
1. Cấu trúc của mạch máu: Gồm có 3 loại mạch là động mạch, tĩnh mạch và mao
mạch.

Hình: Cấu trúc mạch máu

1.1. Động mạch: là những mạch dẫn máu từ tim ( tâm thất) đi đến lưới mao mạch.
Nhánh động mạch càng xa tim càng nhỏ, gọi là tiểu động mạch.Thành động mạch
dày, gồm ba lớp áo chính:
 - Lớp áo ngoài: là lớp mô liên kết có nhiều sợi thần kinh.
 - Lớp áo giữa: quan trọng nhất, gồm các sợi cơ trơn và các sợi chun làm cho động mạch
có tính chất đàn hồi để điều hòa lưu lượng máu, làm dòng máu chảy liên tục, đều
đặn.
- Lớp áo trong: nằm trong cùng, được cấu tạo bởi các tế bào nội mô dẹt.
Các động mạch trong cơ thể phần lớn nằm ở trong sâu hoặc ở lớp sâu giữa các cơ,
chỉ có vài động mạch nhỏ nằm nông và sát xương. Dựa vào đặc điểm trên ta thấy:
- Khi tổn thương phần mềm có thể làm đứt động mạch, máu chảy phụt từng tia, có thể
ép mạch máu trước khi tiến hành garo cầm máu. 1
2
2
- Thường bắt mạch ở những vị trí động mạch nông, sát xương như bắt động mạch quay.
1.2. Tĩnh mạch : là những mạch dẫn máu từ các cơ quan, tổ chức trở về tim (tâm nhĩ).
Nhánh tĩnh mạch càng xa tim càng nhỏ, gọi là tiểu tĩnh mạch.
Máu tĩnh mạch chạy theo hướng ngược dòng với máu động mạch. Thành của tĩnh
mạch cũng gồm ba lớp như ở động mạch nhưng có một số điểm khác sau:
 - Thành tĩnh mạch mỏng, ít sợi cơ và sợi chun hơn nên khả năng đàn hồi kém, dễ bị
xẹp, khi bị giãn quá nhiều sẽ khó co lại, co không hết.
 - Ở tĩnh mạch lớp áo trong có các van tĩnh mạch, có tác dụng cho máu chảy theo một
chiều.
Các tĩnh mạch sâu của cơ thể nằm ngay cạnh động mạch và gọi theo tên của động
mạch như động mạch cảnh thì có tĩnh mạch cảnh đi kèm…Còn các tĩnh mạch nông
nằm ngay dưới da và qua các tĩnh mạch này người ta ứng dụng để tiêm một số thuốc
vào máu để chữa bệnh.
1.3. Mao mạch : là những mạch rất nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
Thành mao mạch rất mỏng, chỉ có một lớp tế bào nội mô, giữa các tế bào này có
những lỗ nhỏ để cho quá trình trao đổi chất giữa các tế bào và máu được thực hiện.
Sự trao đổi chất giữa máu và các mô chỉ xảy ra ở mao mạch: một phần huyết
tương có chứa chất dinh dưỡng và oxy được truyền từ máu vào mô qua thành các
mao mạch và từ các mô chất lỏng lại về mao mạch nhưng ít hơn, phần ứ đọng tạo
thành dịch mô và bạch huyết.
2. Các mạch máu chính

Hình: Động mạch chủ


2.1. Động mạch: có 2 động mạch chính là động mạch chủ và động mạch phổi.
2.1.1.Động mạch chủ: dẫn máu đỏ tươi từ tâm thất trái đi ra.

1
2
3
Động mạch chủ được phân ra làm 3 đoạn: quai động mạch chủ, động mạch chủ
ngực, động mạch chủ bụng.
- Quai động mạch chủ: đi từ tâm thất trái uốn vòng qua phế quản trái (tại đốt sống
ngực thứ tư D4). Gồm 4 nhánh chính:
+ Động mạch vành trái và động mạch vành phải: cấp máu cho tim.
+ Thân động mạch cánh tay đầu: chạy chếch lên trên, chia thành hai động mạch:
động mạch cảnh chung phải và động mạch dưới đòn phải.
 Động mạch cảnh chung: Cả hai động mạch cảnh chung trái và động mạch
cảnh chung chia thành 2 ngành cùng là: động mạch cảnh ngoài (nằm phía trong) và
động mạch cảnh trong (nằm phía ngoài).
 Động mạch cảnh ngoài:
- Các nhánh cùng: Động mạch thái dương nông và động mạch hàm cấp máu
nuôi dưỡng cho da đầu và các vùng sâu ở mặt.
- Các nhánh bên: Động mạch giáp trên, động mạch lưỡi, động mạch mặt, động
mạch chẩm, động mạch hầu lên và động mạch tai sau, cấp máu cho các vùng tương
ứng với tên gọi.
 Động mạch cảnh trong: có 4 ngành cùng
- Động mạch não trước:cấp máu cho mặt trong bán cầu đại não.
- Động mạch não giữa: cấp máu cho mặt ngoài bán cầu đại não.
- Động mạch mạc trước: đi vào não thất.
- Động mạch thông sau nối với động mạch não sau.
- Ngoài ra còn một ngành bên nhỏ là động mạch mắt, đi vào ổ mắt cấp máu cho
nhãn cầu.

Hình: Quai động mạch chủ

1
2
4
Hình: Hệ thống động mạch cảnh

 Động mạch dưới đòn: Cả 2 động mạch dưới đòn phải và trái đều nằm ở nền
cổ, đến điểm giữa xương đòn đổi tên thành động mạch nách cấp máu nuôi dưỡng
cho chi trên. Trên đường đi, dưới đòn còn cho ra các nhánh bên:
- Động mạch đốt sống: Trên đường đi cho ra cánh nhánh cấp máu cho não, rồi
cho 2 nhánh tận là động mạch não sau, nối với 2 động mạch thông sau ( nhánh tận
của động mạch cảnh trong) tạo nên vòng đa giác động mạch não.
- Động mạch thân giáp cổ cho 4 nhánh tận: Động mạch giáp dưới, động mạch cổ
lên, động mạch ngang cổ, động mạch vai trên.
- Động mạch ngực trong: đi hướng xuống vùng ngực, đi sau đầu ức của xương
đòn và phía sau các sụn sườn.
- Thân động mạch sườn cổ
- Ba cặp động mạch gian sườn trên cùng.
- Động mạch vai xuống
- Các nhánh bên của động mạch dưới đòn cấp máu cho các vùng tương ứngở cổ
và thành ngực. Động mạch nách, tiếp nối với động mạch dưới đòn, đi vào nách tới
cánh tay đổi tên thành động cánh tay.
- Động mạch chủ ngực: tiếp nối từ quai động mạch chủ xuống lỗ cơ hoành -
ngang mức đốt sống ngực XI(từ D4 đến D11). Động mạch chủ ngực cho các nhánh
bên sau:
+ Động mạch phế quản: phải và trái.
+ Động mạch thực quản: trên, giữa và dưới.
+ Động mạch gian sườn: mỗi bên có 9 nhánh cấp máu cho các khoang gian sườn từ
IV đến XII (các khoảng gian sườn I đến III do nhánh của động mạch dưới đòn cấp
máu). Các động mạch gian sườn chạy ở bờ dưới xương sườn. 1
2
5
Hình: Động mạch chủ ngực

- Động mạch chủ bụng: chạy tiếp nối với động mạch chủ ngực từ lỗ cơ hoành đến
bờ dưới đốt sống thắt lưng IV ( từ D11 đến L4). Động mạch chủ bụng cho các nhánh
bên sau:
+ Động mạch hoành dưới: phải và trái.
+ Động mạch thân tạng có 3 nhánh: động mạch vị trái, động mạch lách, động mạch
gan chung; cấp máu cho dạ dày, gan, lách, túi mật, tuyến tụy và một phần tá
tràng.
+ Động mạch mạc treo tràng trên: cấp máu cho manh tràng, ruột thừa, kết tràng
ngang, tá tràng, hồi hỗng tràng.
+ Động mạch thượng thận giữa: phải và trái.
+ Động mạch thận: phải và trái.
+ Động mạch sinh dục: phải và trái.
+ Động mạch mạc treo tràng dưới: cấp máu cho kết tràng xuống, kết tràng sigma và
phần trên trực tràng.
+ Các động mạch thắt lưng.
Các nhánh tận của động mạch chủ: khi đến bờ dưới động mạch thắt lưng IV, động
mạch chủ chia làm 3 nhánh tận là động mạch cùng giữa và 2 động mạch chậu chung
trái và phải. Mỗi động mạch lại chia làm 2 nhánh:
- Động mạch chậu trong cấp máu cho các cơ quan ở khung chậu nhỏ như bàng
quang, niệu đạo, tử cung và âm đạo ( ở nữ giới), tuyến tiền liệt và túi tinh, ống dẫn
tinh ( ở nam giới), các mô đáy chậu.
- Động mạch chậu ngoài khi đi qua cung đùi đổi tên là động mạch đùi, cấp máu
cho chi dưới.

1
2
6
Hình: Động mạch chủ bụng

I.1.2. Động mạch phổi: Dẫn máu đỏ sẫm từ tâm thất phải lên hai phổi. Thân động
mạch phổi dài khoảng 5cm lên đến ngang mức đốt sống ngực thứ 4 thì phân hai
nhánh thành động mạch phổi phải và trái đi vào hai lá phổi.
- Động mạch phổi phải: to, nằm ngang để đi vào rốn phổi phải. 1
2
7
- Động mạch phổi trái: nhỏ, đi chếch ra trước để đi vào rốn phổi trái.

Hình: Động mạch phổi và tĩnh mạch phổi

I.2. Tĩnh mạch: toàn bộ hệ thống tĩnh mạch dẫn máu và bạch huyết chảy về hai tâm
nhĩ. Các tĩnh mạch lớn dẫn máu về hai tâm nhĩ gồm 4 tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch chủ
trên và tĩnh mạch chủ dưới.
2.2.1. Tĩnh mạch phổi: có 4 tĩnh mạch phổi dẫn máu đỏ tươi từ phổi về tâm nhĩ trái.
2.2.2. Tĩnh mạch chủ trên: hợp bởi hai thân tĩnh mạch cánh tay đầu phải và trái, dẫn
máu đỏ sẫm từ hai chi trên, đầu mặt cổ đổ về tâm nhĩ phải.

Hình: Tĩnh mạch chủ trên

2.2.3. Tĩnh mạch chủ dưới: Máu tĩnh mạch ở chi dưới đổ vào tĩnh mạch chậu ngoài,
máu ở các cơ quan trong khung chậu nhỏ đổ vào tĩnh mạch chậu trong. Tĩnh mạch
chậu ngoài và tĩnh mạch chậu trong hợp thành tĩnh mạch chậu chung. Hai tĩnh mạch
1
2
8
chậu chung phải và trái hợp lại thành tĩnh mạch chủ dưới ở ngang mức đốt sống thắt
lưng thứ IV. Tĩnh mạch chủ dưới chạy lên trên, đi ở mặt sau của gan và tiếp tục nhận
thêm các nhánh tĩnh mạch như: tĩnh mạch sinh dục, tĩnh mạch thận, tĩnh mạch trên
gan…và xuyên qua lỗ trung tâm của cơ hoành đổ vào tâm nhĩ phải.
Tĩnh mạch cửa là một phần đặc biệt của tĩnh mạch chủ dưới, qua rốn gan và gan,
do ba tĩnh mạch tạo nên: tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch lách và tĩnh mạch
mạc treo tràng dưới. Tĩnh mạch cửa nhận máu của dạ dày, ruột non, kết tràng, lách,
tụy, túi mật, vào tiếp xúc với các tế bào gan sau đó chuyển sang tĩnh mạch trung tâm
gan, vào tĩnh mạch trên gan, rồi đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.

Hình: Tĩnh mạch chủ dưới Hình: Hệ thống tĩnh mạch cửa

1
2
9
BÀI 4: TUẦN HOÀN MẠCH MÁU

MỤC TIÊU
1. Trình bày được chức năng cung cấp Oxy và chất dinh dưỡng của vòng tuần hoàn
mạch máu.
2. Kể được những nguyên nhân chính làm máu tĩnh mạch trở về tim và nêu được số
bình thường của huyết áp.

NỘI DUNG
1. Sơ đồ tuần hoàn mạch máu
Toàn bộ mạch máu cùng với tim tạo thành vòng kín: Đại tuần hoàn và tiểu tuần
hoàn.
1.1. Vòng đại tuần hoàn
Vòng đại tuần hoàn bắt đầu từ tâm
thất trái qua động mạch chủ đến lưới mao
mạch rồi qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh
mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
Vòng này mang máu có nhiều Oxy
và chất dinh dưỡng theo động mạch chủ
đến khắp các nơi trong cơ thể để nuôi tế
bào, nhận thêm chất tế bào bài tiết ra đưa
vào tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ
dưới đi tới các bộ phận và bài tiết ra ngoài.
1.2. Vòng tiểu tuần hoàn
Vòng tiểu tuần hoàn bắt đầu từ tâm
thất phải, qua động mạch phổi, lên 2 phổi
rồi qua 4 tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ
trái.
Vòng này mang máu có nhiều khí
cacbonic và ít Oxy lên phổi để trao đổi khí
ở phế nang (nhả khí cacbonic vào phổi để
theo đường dẫn khí thải ra ngoài và nhận
Oxy từ phổi vào máu) để thành máu có
nhiều Oxy và ít khí cacbonic đưa về tâm
nhĩ trái qua 4 tĩnh mạch phổi.

1
3
0
2. Sự chuyển động của máu trong mạch máu
Mỗi lần tâm thu, tim co bóp tống máu từ tâm thất vào động mạch gặp sức cản
của động mạch và làm căng giãn thành động mạch. Đến thì tâm trưưng không có sức
đẩy của tim nữa mà máu vẫn lưu thông liên tục là nhờ tính đàn hồi làm thành động
mạch thu lại gây áp lực đẩy máu đi, máu chảy từ nơi có áp lực cao đến nơi có áp lực
thấp nên máu chảy từ động mạch tới mao mạch rồi qua tĩnh mạch. Khi đến tĩnh mạch
dòng máu trở nên đều đặn theo hướng đổ về tim.
2.1. Huyết áp
Huyết áp là áp lực của máu tác động vào thành mạch, huyết áp giảm dần từ đầu
hệ thống mạch máu (các động mạch lớn từ tâm thất ra). Đến cuối hệ thống mạch máu
(các tĩnh mạch lớn đổ vào tâm nhĩ) vì vậy ta có 2 loại huyết áp: Huyết áp động mạch
và huyết áp tĩnh mạch.
2.1.1. Huyết áp động mạch
- Nhân tố tuần hoàn: Huyết áp động mạch là kết quả tổng hợp của 4 nhân tố tuần
hoàn.
+ Sức co bóp của tim: Tim co bóp mạnh sẽ làm cho huyết áp cao.
+ Sức cản ngoại biên: Sức cản lớn (khi mạch máu co hoặc thành mạch máu xơ
cứng) làm cho huyết áp cao.
+ Khối lượng máu: Nhiều thì huyết áp cao và ít thì huyết áp thấp vì vậy khi bị chảy
máu nhiều thì huyết áp sẽ tụt xuống nhiều.
+ Độ quánh của máu: So với nước có độ quánh là 1, thì độ quánh của máu là 4,5
đến 4,7. Độ quánh của máu tăng như khi hồng cầu tăng, các chất Protit trong huyết
tương tăng sẽ cản trở sự lưu thông máu làm cho huyết áp cao.
- Đo huyết áp: Ở động mạch cánh tay, động mạch cỡ trung bình ta thấy huyết áp thay
đổi giữa 2 trị số tối đa và tối thiểu.
+ Huyết áp tối đa (hay huyết áp tâm thu): Khi tâm thu, tim co bóp đẩy máu với một
áp lực cao nhất. Ở người lớn, huyết áp tối đa bình thường là 110 - 120 mmHg.
+ Huyết áp tối thiểu (hay huyết áp tâm trương): Khi tâm trương, sức đàn hồi của
động mạch đẩy máu với một áp lực thấp nhất vừa đủ thắng được sức cản ngoại biên.
Ở người lớn, huyết áp tối thiểu bình thường là 70 - 80 mmHg.
Ta thường viết trị số huyết áp động mạch dưới dạng phân số (tử số là huyết áp
tối đa, mẫu số là huyết áp tối thiểu). Ví dụ: 120/70 mmHg.
Huyết áp động mạch có thể thay đổi theo sinh lý và theo bệnh lý; theo sinh lý,
huyết áp thấp hơn ở nữ giới (110/60 mmHg), ở trẻ sơ sinh (70/40 mmHg) hoặc lúc
ngủ. Huyết áp cao hơn ở người già (140/90 mmHg) hoặc thời gian lao động chân tay.
1
3
1
Theo bệnh lý, nếu huyết áp tối đa trên 140 mmHg và huyết áp tối thiểu trên 90
mmHg là tăng huyết áp. Tăng huyết áp tối đa ít nguy hiểm hơn tăng huyết áp tối thiểu
vì huyết áp tối đa là do phản ứng nhất thời của tim, còn huyết áp tối thiểu tăng là do
tuần hoàn ngoại biên đã có những rối loạn lâu dài và trầm trọng như xơ cứng động
mạch v.v...
Nếu huyết áp tối đa thấp hơn 90 mmHg và tối thiểu thấp hơn 60 mmHg là hạ
huyết áp. Hạ huyết áp tối đa là do giảm sức co bóp của tim và hạ huyết áp tối thiểu là
do giãn động mạch nhất là những động mạch nhỏ, do chảy máu, v.v...
2.1.2. Huyết áp tĩnh mạch
Đo huyết áp tĩnh mạch trên các tĩnh mạch cỡ trung bình (như tĩnh mạch khuỷu
tay) bằng áp kế ta thấy huyết áp tĩnh mạch chỉ có một trị số trung bình ở người lớn là
12 - 13 cm nước vì dòng máu đã chảy đều đặn.
Trị số này giảm dần từ đầu hệ thống tĩnh mạch (giáp mao mạch) đến cuối hệ
thống tĩnh mạch và trở thành âm tính ở các tĩnh mạch lớn trong lồng ngực vì các tĩnh
mạch lớn này chịu sức hút của tâm nhĩ và lồng ngực.
Huyết áp tĩnh mạch tăng trong suy tim phải, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
2.2. Mạch đập
Khi ta ấn nhẹ ngón tay lên vùng động mạch nằm trên xương và dưới lớp da,
thường ở cổ tay, ở thái dương, ở cổ, bẹn ta sẽ thấy mạch đập. Tần số mạch đập tương
đương với tần số tim đập tức là 70 - 80 lần trong 1 phút ở người lớn. Mạch đập là do
làn sóng rung động phát sinh ở động mạch chủ do ảnh hưởng của tâm thất thu lan
truyền tới chứ không phải là do máu chảy tới nơi bắt mạch, làn sóng rung động càng
lan ra xa càng yếu dần và tới đầu lưới mao mạch thì không còn nữa nên ta không thấy
hiện tượng mạch đập ở trên tĩnh mạch.
2.3. Những nguyên nhân chuyển máu từ tĩnh mạch trở về tim
Tĩnh mạch là nơi có áp lực thấp. Máu từ tĩnh mạch trở về tim được là do các
nguyên nhân sau :
- Sức co bóp của tim :Thì tâm thu, tim co bóp đẩy một lượng máu mới, động
mạch dồn lượng máu cũ đi tới. Thì tâm trương, tim giãn ra hút máu từ các tĩnh mạch
về.
- Sức hút của lồng ngực :Khi hít vào, lồng ngực nở rộng ra làm giãn rộng các
tĩnh mạch lớn ở trong lồng ngực gây ra sức hút máu về tâm nhĩ.
- Sức ép của cơ hoành :Khi hít vào, cơ hoành hạ thấp xuống ép lên các cơ quan
ở bụng dồn máu từ các tĩnh mạch trong bụng về các tĩnh mạch trong lồng ngực để về
tâm nhĩ phải.

1
3
2
- Động mạch đập:Động mạch và tĩnh mạch thường nằm cạnh nhau trong một
bao không co giãn nên khi động mạch đập sẽ ép vào tĩnh mạch làm chuyển động máu
trong tĩnh mạch. Máu trong tĩnh mạch chỉ chảy theo một chiều về tim nhờ các van
tĩnh mạch.
- Sức co cơ:Các cơ co sẽ ép vào tĩnh mạch dồn máu chảy theo hướng về tim nhờ
có các van tĩnh mạch đặc biệt là các van tĩnh mạch ở chi dưới. Nhưng nếu co cơ lâu
mà không giãn ra thì sẽ cản trở tuần hoàn.
- Trọng lực :Là một yếu tố thuận lợi cho tuần hoàn đối với các tĩnh mạch ở trên
tim nhưng lại bất lợi cho tuần hoàn đối với các tĩnh mạch phía dưới tim nhưng nhờ có
các van tim làm máu khỏi chạy ngược lại.

1
3
3
BÀI 5: SINH LÝ MÁU

MỤC TIÊU
1. Trình bày được công thức bình thường và quan hệ giữa huyết tương với huyết cầu.
2. Nêu được cơ chế đông máu và thời gian máu đông, thời gian máu chảy bình
thường.
3. Kể tên các nhóm máu khác nhau để ứng dụng trong truyền máu.
4. Nói rõ được các chức năng của máu trong hoạt động của cơ thể.

NỘI DUNG
1. Cấu tạo
Nếu giữ cho máu không đông trong
ống thuỷ tinh rồi để yên sau một thời gian
ta sẽ thấy hiện tượng lắng huyết cầu, máu
chia làm hai phần :
- Phần dưới đỏ sẫm chiếm 45% thể
tích máu gọi là huyết cầu.
- Phần trên lỏng màu vàng, chiếm
55% thể tích máu gọi là huyết tương.

1.1. Huyết cầu : Có 3 loại tế bào máu khác nhau là hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu.
1.1.1. Hồng cầu : hầu hết được hình thành trong tủy xương, đặc biệt là tủy đỏ ở các
xương dẹt (xương sườn, xương ức, các thân đốt sống) cũng như ở đầu xương đùi và
xương cánh tay.
- Hồng cầu trưởng thành có dạng đĩa, hai mặt lõm bao quanh bởi một màng bán
thấm, không có nhân, đường kính 7-8 μm, trong có các sợi xơ và một chất màu gọi là
huyết cầu tố (Hemoglobin viết tắt là Hb).
- Tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 100 – 120 ngày.
- Số lượng: bình thường có 4.000.000 – 4.500.000 hồng cầu/ mm3. Số lượng hồng
cầu có thể thay đổi trong 2 trường hợp:
+ Sinh lý: ở nam giới thường cao hơn nữ giới; trẻ sơ sinh bình thường có
6.000.000 hồng cầu/ mm3; số lượng hồng cầu còn giảm khi ăn no (nên trước khi xét
nghiệm không được ăn gì để cho kết quả chính xác); khi có thai, khi lao động, khi
thấy kinh nguyệt.
+ Bệnh lý: số lượng hồng cầu tăng do cơ thể mất nước (như nôn ói quá nhiều,
tiêu chảy nặng) làm máu cô đặc lại. Ngược lại, số lượng hồng cầu giảm do chảy 1máu
3
4
nhiều, chảy máu kéo dài, sốt rét, giun móc, suy tủy…Khi số lượng hồng cầu dưới
4.000.000 là thiếu máu nhẹ, dưới 3.000.000 là thiếu máu vừa, dưới 2.000.000 là thiếu
máu nặng.
- Huyết cầu tố (Hb) là một protein phức tạp ở trong hồng cầu, có chứa Fe ++ để kết
hợp với một số chất khí như: O 2, CO2, CO nên đóng vai trò quan trọng trong chức
năng hô hấp. Nhờ tác dụng của Hb, hồng cầu có thể hấp thu được O 2ở phổi đem đến
cho tế bào và đem khí CO2ở tế bào thải qua phổi ra ngoài. Nhưng chú ý khi nhiễm
độc CO sẽ nặng vì Hb kết hợp với CO thành HbCO là một chất bền vững khó phân
ly. Bình thường có đến 140-180g huyết cầu tố trong 1 lít máu. Hb thiếu chủ yếu là do
thiếu chất sắt vì hình thành Hb chính là do sắt, ngoài ra còn do protein (các acid
amin), vitamin B12, vitamin C, vitamin B6, một số yếu tố trong dạ dày, trong tá
tràng.
- Sức bền hồng cầu: Hồng cầu trong dung dịch muối NaCl nhược trương bị trương
to lên và vỡ ra do nước từ dung dịch muối vào trong hồng cầu.Khi hồng cầu vỡ,
hemoglobin giải phóng vào dung dịch và làm cho nó có màu hồng. Một số hồng cầu
bắt đầu vỡ trong dung dịch muối NaCl nhược trương 0,44%. Nồng độ muối NaCl
0,44% được gọi là sức bền tối thiểu của hồng cầu. Toàn bộ hồng cầu vỡ hết trong
dung dịch NaCl nhược trương 0,34%. Nồng độ muối NaCl 0,34% được gọi là sức bền
tối đa của hồng cầu.
- Khi hồng cầu vỡ do nguyên nhân bất kỳ: các mảnh xác của hồng cầu được gan,
lách, tủy tiêu đi; Hb phân hóa thành Bilirubin bị đào thải dưới dạng sắc tố mật và
biến thành Urobilinogen để một phần vào tuần hoàn ruột gan rồi đào thải qua nước
tiểu, phân, hay tái sử dụng để tổng hợp các sắc tố hô hấp; còn sắt được giữ lại để sản
xuất hồng cầu mới.
1.1.2. Bạch cầu:Bạch cầu là các tế bào có nhân, hình dáng và kích thước rất khác
nhau tùy từng loại. Bạch cầu không phải chỉ lưu thông trong máu, mà nó còn có mặt
ở nhiều nơi trong cơ thể: bạch huyết, dịch não tuỷ, hạch bạch huyết, các tổ chức liên
kết...
- Tuổi thọ của bạch cầu rất ngắn, thường chỉ được vài giờ đến 2 hoặc 3 ngày.
- Số lượng: bình thường là 6.000 – 8.000 bạch cầu/ mm3máu, ở trẻ sơ sinh là 10.000
bạch cầu/ mm3máu. Bạch cầu tăng khi ăn no, khi có thai và trong nhiều trường hợp
bệnh lý, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, mưng mủ. Bạch cầu giảm trong một số trường
hợp bệnh có nhiễm khuẩn nhiễm độc như thương hàn, bệnh do virus (cúm, sởi, viêm
gan do virus)…
- Phân loại bạch cầu: Người ta phân loại bạch cầu thành bạch cầu đa nhân và bạch
cầu đơn nhân. Bạch cầu đa nhân được chia làm 3 loại: trung tính, ưa acid và base.
1
3
5
Bạch cầu đơn nhân được chia làm 2 loại: monocyt và lymphocyt. Ở người bình
thường, tỷ lệ các bạch cầu trong máu ngoại vi như sau:

Các loại bạch cầu Nguyên sinh chất Tỷ lệ


Bạch cầu đa nhân :
60- 70 %
Đa nhân trung tính ( N) Có hạt bắt màu hồng nhạt
2- 4 %
Đa nhân toan tính (E) (ưa axit) Có hạt bắt màu đỏ da cam
0- 1 %
Đa nhân kiềm tính (B) (ưa bazơ) Có hạt bắt màu than nhạt
bắt màu xanh lơ
Bạch cầu đơn nhân :
Đơn nhân nhỏ (L) ( Lympho bào) 20- 30 %
Đơn nhân to (M) ( Mono bào) 5- 10 %

- Chức năng của bạch cầu: bạch cầu có nhiều chức năng như sinh kháng thể, chống
độc và chức năng thực bào để bảo vệ cơ thể. Thực hiện được khả năng thực bào là
nhờ các đặc tính của bạch cầu như sau:
+ Tự di chuyển: bằng những chân giả kiểu amip. Bạch cầu thường bị thu hút
và tìm đến nơi có vi khuẩn, độc tố…
+ Xuyên mạch: mỗi khi có nơi nào bị vi khuẩn hoặc vật lạ xâm nhập, bạch cầu
ở các vùng lân cận lập tức thoát khỏi mạch, tập trung vào nơi đó để dùng chân giả ôm
lấy vi khuẩn, vật lạ hoặc xác tế bào, rồi tiết ra các chất men để tiêu hóa chúng.
1.1.3. Tiểu cầu: là những huyết cầu nhỏ, hình đa giác, không có màu, không có nhân
và tụ lại từng đám.
- Số lượng: Bình thường có từ 200.000 đến 300.000 tiểu cầu/mm 3 máu. Tiểu cầu
giảm trong bệnh chảy máu, trong các giai đoạn cấp tính của bệnh nhiễm khuẩn và
tăng khi ăn nhiều thịt, bị chảy máu, bị dị ứng.
- Chức năng : Các tiểu cầu giữ một vai trò quan trọng trong cầm máu. Tiểu cầu
chứa nhiều yếu tố gây đông máu nhưng đặc biệt là chất men tromboplastin,
tromboplastin có tác dụng mở đầu cho hiện tượng đông máu.
1.2. Huyết tương : Huyết tương là dịch trong, hơi vàng, vị hơi mặn. Gồm có:
1.2.1. Nước: chiếm 90% thể tích của huyết tương.
1.2.2. Muối khoáng: muối khoáng thường thấy dưới dạng clour, bicacbonat, sulfat,
photphat của các chất Na+, K+, Cl-,… Các muối khoáng của huyết tương ở dưới hình
1
3
6
thức các chất điện giải. Riêng muối NaCl đã chiếm 6g/lít. Muối NaCl là muối quan
trọng trong duy trì áp suất thẩm thấu giữa máu và tế bào.
1.2.3. Các chất hữu cơ: bao gồm các chất protein, lipit, glucid.
- Protein huyết tương: toàn phần là 82-83g/lít, trong đó gồm có:
+ Albumin từ 45 - 50 g/lít
+ Globulin từ 25 - 30 g/lít
+ Fibrinogen từ 3 - 4 g/lít
- Lipit huyết tương: toàn phần là 5 – 8 g/lít, trong đó có:
+ Cholesterol: từ 1,5 – 1,8 g/lít
+ Acid béo: khoảng 4 g/lít
- Glucid huyết tương: chất dinh dưỡng là glucose ở dạng tự do với nồng độ là 1
g/lít.
1.2.4. Các chất khác
- Urê : là chất thải quan trọng của cơ thể qua nước tiểu, bình thường chỉ có 0,2 –
0,4 g/lít.
- Các kích thích tố kháng thể, kháng độc tố…
Ta thấy huyết tương có chứa các chất cần thiết cho tế bào và các chất của tế bào
thải ra, nên việc xét nghiệm các chất trong huyết tương giúp ích rất lớn cho việc phát
hiện và theo dõi bệnh.
2. Đông máu
Trong máu và trong các mô có chứa khoảng 50 chất có ảnh hưởng tới quá trình
đông máu. Các chất kích thích quá trình gây đông máu gọi là các chất gây đông máu.
Các chất lại ức chế quá trình gây đông máu gọi là các chất chống đông máu. Máu có
đông hay không đông là phụ thuộc vào sự cân bằng giữa các chất gây đông máu và
các chất chống đông máu. Bình thường máu trong cơ thể không đông là do chất
chống đông máu chiếm ưu thế. Khi máu, mạch máu bị tổn thương, khi máu lấy ra
ngoài cơ thể, các chất gây đông máu được hoạt hoá và trở nên ưu thế, đông máu được
thực hiện.
Máu ra khỏi mạch sẽ đông lại thành cục máu đông. Sau vài giờ, cục máu đông
co lại để rỉ ra một chất dịch hơi vàng gọi là huyết thanh ( Huyết tương bị mất
fibrinogen thì gọi là huyết thanh).
I.1. Định nghĩa:
Đông máu là một quá trình chuyển máu ở thể lỏng sang thể đặc, mà thực chất là
chuyển fibrinogen ở dạng hòa tan thành fibrin ở dạng không hoà tan.
I.2. Cơ chế đông máu
1
3
7
Đông máu được diễn ra theo một cơ chế rất phức tạp. Đây là một quá trình hoạt
hoá và hoạt động của các enzym với mục đích là tạo ra fibrin. Thông thường người ta
chia quá trình đông máu ra làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành Tromboplastin huyết tương hoạt động : các yếu tố gây
đông tiếp xúc với tế bào dập nát ở miệng vết thương cùng với các chất do tiểu cầu tụ
lại và giải phóng tạo thành Tromboplastin huyết tương hoạt động.
- Giai đoạn hình thành trombin: Tromboplastin huyết tương hoạt động cùng với
sự có mặt của Ca++ sẽ hoạt hóa protrombin của huyết tương tạo thành trombin.
- Giai đoạn hình thành fibrin: Trombin lại tác động tiếp các chất fibrinogen của
huyết tương làm cho chất này ngưng tụ lại thành những sợi to nhỏ gọi là fibrin. Các
sợi fibrin này kết dính với nhau và với các huyết cầu để hình thành cục máu đông.

Hình: Sơ đồ tóm tắt cơ chế đông máu

- Thời gian đông máu: Bình thường là 8- 10 phút.


- Thời gian chảy máu: Bình thường là 3- 4 phút.
I.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến đông máu
- Những yếu tố chống đông máu: Có thể giữ máu không đông để dự trữ máu, xét
nghiệm máu như để máu ở nhiệt độ xấp xỉ 0 OC hoặc trộn vào một trong các chất sau
đây: Natri xitrat, Kali oxalat. Mặt khác còn có thể tiêm chất heparin để ngăn chặn
hiện tượng máu đông làm tắc mạch máu.
- Những yếu tố gây đông máu: Có những trường máu đông rất chậm, chỉ một vết
thương nhỏ như đứt tay, nhổ răng v. v... cũng làm cho máu chảy khó cầm có thể
nguy hiểm. Lúc đó người ta cần đến những chất gây đông như VitAmin K (có tác
dụng kích thích gan sản sinh ra nhiều protrombin) hoặc tiểu cầu (có nhiều yếu tố gây
đông máu như men tromboplastin) để làm ngừng chảy máu.
3. Nhóm máu
Sự hiểu biết về kháng nguyên nhóm máu là vô cùng cần thiết cho công tác
truyền máu. Truyền máu đã được áp dụng từ lâu trong cấp cứu và điều trị. Khi truyền
máu đã gặp nhiều tai biến rất nguy hiểm, mặc dù truyền máu lần đầu.
1
3
8
Ngày nay chúng ta đã hiểu rằng nguyên nhân tai biến là do sự có mặt của kháng
thể tự nhiên trong cơ thể. Các kháng thể này chống lại các kháng nguyên với tính
miễn dịch cao có trên bề mặt hồng cầu.
Trên bề mặt hồng cầu người có nhiều kháng nguyên khác nhau người ta đã tìm
được khoảng 30 kháng nguyên thường gặp và hàng trăm kháng nguyên khác nhưng
đều là kháng nguyên có tính miễn dịch yếu, thường chỉ dùng để nghiên cứu gen. Các
kháng nguyên xếp thành hệ thống các nhóm máu AB0, Rh, Lewis, MNSs, P, Kell,
Lutheran, Duffy, Kidd... Trong số này có hai hệ thống nhóm máu AB0 và Rh đóng
vai trò đặc biệt quan trọng trong truyền máu.
Hệ thống nhóm máu ABO:
Năm 1901, Landsteiner phát hiện ra hiện tượng: huyết thanh của người này làm
ngưng kết hồng cầu của người kia và ngược lại. Sau đó nguời ta đã tìm được kháng
nguyên A và kháng nguyên B, kháng thể α( chống A) và kháng thể β ( chống B).
Kháng nguyên A và B có mặt trên màng hồng cầu; kháng thể a và b có mặt trong
huyết tương. Kháng thể a sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, kháng
thể b sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B.
Do cơ thể có trạng thái dung nạp với kháng nguyên bản thân, nên trong huyết
tương không bao gời có kháng thể chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu
của chính cơ thể đó. Từ đó hệ thống nhóm máu ABO được chia làm 4 nhóm: nhóm
A, nhóm B, nhóm AB và nhóm O. Ký hiệu nhóm máu biểu thị sự có mặt của kháng
nguyên trên bề mặt hồng cầu.

(Hồng cầu) (Huyết tương)


Nhóm máu
Kháng nguyên Kháng thể
O - α và β
A A β
B B α
AB A và B -

Hệ thống nhóm máu Rh:


Trong hệ thống Rh có nhiều kháng nguyên, phần lớn chúng có tính phản ứng
chéo và sinh miễn dịch yếu. Do đó kháng thể không gây ngưng kết mạnh như hệ
thống ABO.
Kháng nguyên hệ Rh phân bố thưa thớt trên bề mặt hồng cầu. Có 3 loại kháng
nguyên chính: kháng nguyên D (RhO), kháng nguyên C (Rh'), kháng nguyên E (Rh'').
Chỉ có kháng nguyên D có tính kháng nguyên mạnh và có tính sinh miễn dịch cao. Vì
1
3
9
vậy khi có kháng nguyên D thì được gọi là Rh+. Những nhóm máu khác thuộc hệ Rh
đều có tính kháng nguyên rất yếu.
Tỷ lệ Rh+ của người da trắng là 85%, người Mỹ da đen là 95%, người Phi da
đen là 100%, người Việt là 99,92%. Nói một cách khác là tỷ lệ Rh- của người Việt là
0,08% gần như không đáng kể.
3.1. Định nhóm máu ABO: nhỏ giọt huyết thanh mẫu có kháng thểα (kháng A) và
kháng thể β (kháng B) lên lam kính, sau đó trích máu đầu ngón tay và dùng đũa thủy
tinh quệt máu đó nhúng vào giọt huyết thanh mẫu. Nghiêng nhẹ lam kính để máu và
huyết thanh trộn đều. Sau 5 phút: cả 2 giọt không ngưng kết là nhóm máu O, cả hai
giọt ngưng kết là nhóm máu AB, chỉ ngưng kết ở giọt huyết thanh mẫucó kháng thể α
là nhóm máu A, chỉ ngưng kết ở giọt huyết thanh mẫu có kháng thể β là nhóm máu
B.
3.2. Ứng dụng trong truyền máu:Trong thực hành truyền máu, ngoài những qui định
về những xét nghiệm phát hiện các virut lây theo đường máu, về kỹ thuật bảo quản...
chúng ta cần phải thực hiện đúng quy tắc về nhóm máu.
* Đối với hệ nhóm máu ABO:
Khi truyền máu phải tuân theo đúng nguyên tắc: “ Không được để cho các
kháng nguyên và kháng thể chống nhau gặp nhau trong cơ thể người nhận ”.
Theo nguyên tắc này thì chỉ có thể truyền cùng nhóm máu.
Tuy nhiên khi thật cần thiết và chỉ truyền dưới 250 ml máu, truyền thật chậm và
cần đảm bảo nguyên tắc tối thiểu như sau: “không lấy máu của người cho máu có
ngưng kết nào đó đem truyền cho người mà trong huyết tương của họ có ngưng
kết tố chống lại ngưng kết nguyên đó”.Như vậy có thể truyền máu khác nhóm,
nhưng bắt buộc phải theo sơ đồ sau:
+ Nhóm O truyền được cho nhóm A,B và AB.
+ Nhóm A và B truyền được cho nhóm AB.
+ Nhóm AB không truyền được cho nhóm O, A và B.
Trong trường hợp truyền máu khác nhóm như vậy, chỉ được truyền khoảng
250ml máu (một đơn vị máu), với tốc độ rất chậm. Tai biến do truyền máu rất khó
xảy ra vì kháng thể trong máu người cho ngay lập tức bị pha loãng trong máu của
người nhận do đó nồng độ kháng thể rất thấp. Các kháng thể này sau đó sẽ bị các
enzym phân giải. Tóm tắt sơ đồ truyền máu như sau:

1
4
0
Vậy nhóm O là nhóm phổ thông – chuyên cho; nhóm AB là nhóm nhận phổ
thông – chuyên nhận. Trong mọi trường hợp, truyền máu cùng nhóm là tốt hơn cả.
* Đối với hệ nhóm máu Rh: kháng thể chống Rh chỉ hình thành ở người Rh-
khi được miễn dịch bằng hồng cầu Rh+. Tỷ lệ Rh- của người Việt lại rất thấp, cho
nên thực tế người ta chú ý hai trường hợp cần xét nghiệm nhóm máu hệ Rh đó là
người đã được truyền máu nhiều lần và người phụ nữ có tiền sử xảy thai, đẻ non, đẻ
con có hội chứng vàng da huỷ huyết. Việc xét nghiệm nhóm máu hệ Rh cũng dựa
trên kháng thể của huyết thanh mẫu để tìm kháng nguyên. Nếu người cần được truyền
máu là Rh+ thì truyền máu Rh+ hoặc Rh- đều được. Nếu người cần được truyền máu
là máu Rh- thì nhất thiết phải được truyền máu là Rh-.
4. Chức năng của máu: Máu có nhiều chức năng rất quan trọng, các chức năng
chính là :
4.1. Chức năng hô hấp: Máu thực hiện được chức năng này là nhờ có huyết cầu tố
(Hb)
- Huyết cầu tố vận chuyển O2 từ phổi đến từng tế bào:
Hb + O2 = HbO2 (Oxyhemoglobin)
Kết hợp này dễ phân ly để trở thành Hb và O2.
- Huyết cầu tố vận chuyển CO2 từ tế bào đưa về phổi:
Hb + CO2 = HbCO2 (CacbOxyhemoglobin).
4.2. Chức năng dinh dưỡng:Sau khi thức ăn được hấp thụ vào máu, máu mang các
chất hấp thu như Axit Amin, axit béo, Glucose, VitAmin v. v... tới nuôi dưỡng các tế
bào.
4.3. Chức năng đào thải: Các sản phẩm do tế bào sinh ra như CO2, Urê, nước v.v...
sẽ được máu vận chuyển đến các cơ quan bài tiết (thận, phổi, tuyến mồ hôi v.v...) để
đào thải ra ngoài.
4.4. Chức năng điều hoà nhiệt độ cơ thể: Trời nóng, máu đưa nhiệt ra phần nông
của cơ thể (bằng cách giãn mạch ngoại biên) để nhiệt của cơ thể dễ tỏa ra ngoài. Trời
1
4
1
lạnh, máu chuyển nhiệt vào các phần sâu của cơ thể nhiều hơn (bằng cách co mạch
ngoại biên) để giữ nhiệt.
4.5. Chức năng bảo vệ cơ thể: Nhờ có bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào, tiêu diệt vi
khuẩn, đồng thời nhờ có các kháng thể, kháng độc tố của huyết tương tạo ra khả năng
miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra hiện tượng đông máu là một hình thức tự bảo vệ cơ
thể khi bị chảy máu.
4.6. Chức năng thống nhất cơ thể:Máu lưu thông khắp cơ thể tạo ra mối liên hệ mật
thiết giữa các bộ phận của cơ thể vì các chất do những bộ phận này sinh ra có thể
theo dòng máu tới tác động vào các bộ phận khác làm cho toàn bộ cơ thể hoạt động
nhịp nhàng, thống nhất.

1
4
2
BÀI 6: MẠCH MÁU Ở CHI VÀ HỆ BẠCH HUYẾT

MỤC TIÊU
 Mô tả được những đặc điểm giải phẫu chính của các mạch máu và thần
kinh vùng đầu mặt cổ và tứ chi
 Nêu được hệ tuần hoàn bạch huyết

I. CHI TRÊN
1. Động mạch
Động mạch dưới đòn là động mạch nguồn của các động mạch chi trên. Chi trên
được cấp máu nhờ động mạch nách, động mạch cánh tay, động mạch quay và động
mạch trụ cùng các nhánh của chúng.

Hình 1. Sơ đồ hệ thống động mạch của chi trên


1
4
3
1.1. Động mạch nách
Động mạch nách là sự tiếp tục của động mạch dưới đòn từ điểm giữa bờ sau
xương đòn, chạy trong hố nách, đến bờ dưới cơ ngực lớn thì đổi tên thành động mạch
cánh tay.

Hình 2: Động mạch nách

Động mạch nách cấp máu cho vùng ngực, vai và nách. Trên đường đi động mạch
nách cho 6 nhánh bên lần lượt là:
 Động mạch ngực trên cấp máu cho các cơ ngực.
 Động mạch ngực cùng vai cấp máu cho vùng vai và ngực.
 Động mạch ngực ngoài cấp máu cho thành ngực.
 Động mạch dưới vai cấp máu cho thành sau hõm nách.
 Động mạch mũ cánh tay trước và động mạch mũ cánh tay sau đi vào vùng
delta, nối nhau quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay.
1.2. Động mạch cánh tay
Động mạch cánh tay là động mạch tiếp theo động mạch nách, bắt đầu từ bờ dưới cơ
ngực lớn đi trong ống cánh tay, sau đó đi trong rãnh nhị đầu đến dưới nếp gấp khuỷu
3 cm. Động mạch cánh tay cho các nhánh chính:
 Động mạch cánh tay sâu cấp máu cho toàn bộ cánh tay sau, cho nhánh bên là
động mạch bên giữa và động mạch bên quay.
 Động mạch bên trụ trên, cùng dây thần kinh trụ chạy xuống dưới. 1
4
4
 Động mạch bên trụ dưới
 Hai nhánh cùng động mạch quay và động mạch trụ.
Động mạch cánh tay cấp máu cho khu vực cánh tay, có thể bắt mạch này ở rãnh
nhị đầu trong, cũng là vị trí nghe khi đo huyết áp.

Mạng mạch quanh khuỷu tạo thành do động mạch bên trụ trên nối với động mạch
quặt ngược trụ sau, động mạch bên trụ dưới nối với động mạch quặt ngược trụ trước.
Trong đó, động mạch quặt ngược trụ là nhánh của động mạch trụ. Động mạch bên
quay là nhánh nối với động mạch quặt ngược quay là nhánh của động mạch quay,
động mạch bên giữa nối với động mạch quặt ngược gian cốt là nhánh của động mạch
gian cốt.
1.3. Động mạch trụ

1
4
5
Động mạch trụ là nhánh của động mạch cánh tay, bắt đầu từ 3 cm dưới nếp khuỷu
chạy ở phía trước trong vùng cẳng tay xuống cổ tay và vào gan tay tạo nên cung động
mạch gan tay nông. Động mạch trụ cho các nhánh bên nuôi dưỡng vùng cẳng tay và
bàn tay, trong số đó có nhánh gan tay sâu nối với động mạch quay tạo nên cung động
mạch gan tay sâu.

1.4. Động mạch quay

Động mạch quay là nhánh của động mạch cánh tay. Bắt đầu từ 3 cm dưới nếp gấp
khuỷu, động mạch quay chạy xuống dưới ở phần trước ngoài của cẳng tay, nằm trong
rãnh động mạch quay, sau đó vòng quanh mỏm trâm quay, qua hõm lào giải phẫu đổ
vào gan tay, tạo nên cung gan tay sâu.
Động mạch quay cho các nhánh bên nuôi dưỡng vùng cẳng tay và bàn tay. Trong
số đó có nhánh gan tay nông nối với động mạch trụ tạo nên cung động mạch gan tay
nông.
Cung động mạch gan tay nông do động mạch trụ nối với nhánh gan tay nông của
động mạch quay tạo nên, cho các nhánh nuôi dưỡng bàn tay và ngón tay.
Cung động mạch gan tay sâu do động mạch quay nối với nhánh gan tay sâu của
động mạch trụ tạo nên, cho các nhánh nuôi dưỡng: bàn tay và ngón tay.
1
4
6
2. Tĩnh mạch: gồm hai hệ thống tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch nông.
2.1. Tĩnh mạch sâu
Đi chung và mang cùng tên với động mạch như tĩnh mạch quay, trụ, cánh tay,
nách, dưới đòn. Từ dưới lên đến phần cánh tay thường có hai tĩnh mạch sâu đi kèm
theo hai bên động mạch cùng tên. Đến hõm nách thì nhập lại thành tĩnh mạch nách.
2.2. Tĩnh mạch nông chạy trong lớp mỡ dưới da không đi kèm với động mạch, xuất
phát từ cung tĩnh mạch mu tay, máu đổ về ba tĩnh mạch nông theo thứ tự từ trong ra
ngoài là: tĩnh mạch nền, tĩnh mạch giữa cẳng tay và tĩnh mạch đầu. Các tĩnh mạch
này đi lên vùng khuỷu trước để góp phần tạo nên mạng tĩnh mạch cánh tay. Sau đó
tĩnh mạch đầu và tĩnh mạch nền tiếp tục chạy lên trên đổ vào tĩnh mạch nách.

Hình: Mạng tĩnh mạch nông vùng cẳng tay

Mạng tĩnh mạch cánh tay gồm 2 dạng mạng tĩnh mạch: dạng chữ H và dạng chữ
M. Dạng tĩnh mạch chữ H có tĩnh mạch giữa khuỷu nối giữa tĩnh mạch đầu và tĩnh
mạch nền. Mạng tĩnh mạch chữ M có thêm tĩnh mạch giữa cẳng tay. Trong đó, tĩnh
mạch giữa cẳng tay hợp với tĩnh mạch nền bằng tĩnh mạch giữa nền, hợp với tĩnh
mạch đầu bằng tĩnh mạch giữa đầu. Người ta thường thực hiện tiêm truyền ở mạng
tĩnh mạch này.

II. CHI DƯỚI


1. Động mạch
Chi dưới được cấp máu bởi hai nguồn: các nhánh từ động mạch chậu trong và các
động mạch chạy tiếp theo động mạch chậu ngoài 1
4
7
Hình : Các động mạch chi dưới ( nhìn trước)

1
4
8
Hình : Các động mạch chi dưới ( nhìn sau)
1
4
9
1.1. Các nhánh ngoài chậu của động mạch chậu trong
Động mạch mông trên là nhánh của thân sau động mạch chậu trong; từ trong chậu
hông, nó qua khuyết ngồi lớn, ở trên cơ hình quả lê ra vùng mông và chia nhánh cấp
máu cho cơ mông to (nhánh nông), cơ mông nhỡ và bé (nhánh sâu).
Động mạch mông dưới tách ra từ thân trước của động mạch chậu trong; nó đi qua
khuyết ngồi lớn ở dưới cơ quả lê ra mông chia thành các nhánh: nhánh cho cơ mông
to nối với động mạch mông trên, nhánh cho các cơ chậu hông - mấu chuyển nối với
các nhánh mũ đùi của động mạch đùi sâu.
Động mạch thẹn trong là nhánh của thân trước động mạch chậu trong; nó đi qua
khuyết ngồi lớn ở dưới cơ quả lê ra mông nhưng ngay lập tức vòng quanh gai ngồi
vào đáy chậu, phân nhánh cấp huyết cho vùng đáy chậu và cơ quan sinh dục ngoài

Hình. Các nhánh của ĐM chậu trong

1.2. Hệ động mạch chậu ngoài


Động mạch chậu ngoài khi đi qua mặt sau điểm giữa dây chằng bẹn xuống chi
dưới thì mang tên theo các vùng chi dưới mà nó đi qua.
Động mạch đùi là sự tiếp tục của động mạch chậu ngoài chạy xuống dọc theo cơ
thắt lưng lớn, tới sau điểm giữa dây chằng bẹn thì đổi tên thành động mạch đùi. Động
mạch đùi tiếp tục chạy xuống qua vùng đùi trước theo hướng hơi chếch ra ngoài, lúc
1
5
0
đầu ở trong xương đùi nhưng đầu dưới của nó bắt chéo xương đùi (ở ngang lỗ gân cơ
khép) để ra phía sau đầu dưới xương đùi và trở thành động mạch khoeo. Trên đường
đi, động mạch đùi cho các nhánh như: động mạch thượng vị nông, mũ chậu hông,
thẹn ngoài, gối xuống... đặc biệt động mạch đùi cho một nhánh lớn nhất là động mạch
đùi sâu cung cấp máu cho toàn bộ vùng đùi. Có thể sờ thấy động mạch đùi ở ngay
dưới nếp bẹn.

Động mạch khoeo: tiếp tục chạy xuống qua khoeo, đoạn trên hơi chếch ra ngoài,
đoạn dưới đi thẳng xuống, tới ngang bờ dưới cơ khoeo thì chia thành hai nhánh tận là
động mạch chày trước và động mạch chày sau. Động mạch khoeo cho một số nhánh
bên (như động mạch gối trên trong, động mạch gối trên ngoài, động mạch gối dưới
trong...) thông với các động mạch lân cận tạo nên vòng động mạch quanh khớp gối,
cấp máu nuôi dưỡng vùng gối.
Động mạch chày trước: Động mạch chày trước là nhánh của động mạch khoeo,
bắt đầu từ bờ dưới cơ khoeo, vượt qua bờ trên màng gian cốt để ra khu cẳng chân
trước cho nhánh động mạch quặt ngược chày trước và động mạch quặt ngược chày
sau, góp phần tạo nên mạng mạch khớp gối, sau đó chạy cùng thần kinh mác sâu
xuống cổ bàn chân đổi tên động mạch mu chân. Có thể bắt được mạch động mạch mu
chân ở ngay phía ngoài gân cơ duỗi ngón chân cái dài.

1
5
1
Các nhánh chính của động mạch chày trước gồm động mạch quặt ngược chày trước,
động mạch quặt ngược chày sau, động mạch mắt cá trước ngoài, động mạch mắt cá
trước trong.
Động mạch chày sau: Động mạch chày sau là nhánh của động mạch khoeo, đi
từ bờ dưới cơ khoeo đi giữa vùng cẳng chân sau chạy dọc xuống sau mắt cá trong và
phân làm hai nhánh tận là động mạch gan chân trong và động mạch gan chân ngoài.
Ngoài các nhánh trên, động mạch chày sau còn cho nhánh khác quan trọng là nhánh
động mạch mác tách từ động mạch chày sau khoảng 2,5 cm dưới bờ dưới cơ khoeo,
chạy chếch ra ngoài sát dần vào xương mác đế xuống cổ chân cấp máu cho vùng sau
và ngoài cẳng chân. Động mạch chày sau còn cho các nhánh mũ mác, động mạch
mác, các nhánh mắt cá trong, các nhánh gót.
Động mach gan chân ngoài và động mạch gan chân trong là các động mạch
cấp máu cho gan chân. Động mạch gan chân ngoài lớn hơn; nó từ rãnh gân cơ gấp
ngón cái dài ở mặt trong xương gót chạy chếch ra ngoài tới nền xương đốt bàn chân
V rồi chạy ngang vào trong tới ngang đầu sau khoang gian xương đốt bàn chân thứ
nhất thì tiếp nối với nhánh gan chân sâu của động mạch mu chân tạo nên cung gan
chân. Cung này tách ra bốn động mạch gan đốt bàn chân đi trong bốn khoang gian
xương đốt bàn chân; mỗi động mạch lại chia thành hai nhánh đi vào ngón chân
2. Tĩnh mạch
Tĩnh mạch chi dưới có hai hệ thống: tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch nông.

1
5
2
2.1. Tĩnh mạch sâu: Các tĩnh mạch sâu đi kèm theo động mạch và mang tên như
động mạch. Động mạch khoeo và động mạch đùi có một tĩnh mạch đi kèm; các động
mạch còn lại có hai tĩnh mạch đi kèm. Tĩnh mạch đùi chạy lên tới sau dây chằng bẹn
thì đổi tên thành tĩnh mạch chậu ngoài. Tĩnh mạch chậu ngoài chạy lên dọc bờ trong
cơ thắt lưng, tới ngang khớp cùng - chậu thì hợp với tĩnh mạch chậu trong để tạo
thành tĩnh mạch chậu chung. Những tĩnh mạch đi kèm các nhánh động mạch cấp
máu cho chi dưới của động mạch chậu trong thì đổ về tĩnh mạch chậu trong.
2.2. Tĩnh mạch nông: bắt đầu từ cung tĩnh mạch mu chân tạo thành tĩnh mạch hiển
lớn và tĩnh mạch hiển bé. Tĩnh mạch này có chung đặc điểm là trong nòng có nhiều
van để ngăn máu chảy ngược, giúp máu chảy từ dưới lên và nối với tĩnh mạch sâu
bằng các tĩnh mạnh xuyên. Tĩnh mạch hiển bé nằm ở lớp nông, từ cạnh ngoài bàn
chân vòng sau mắt cá ngoài, đi thẳng chính giữa mặt sau cẳng chân và đổ vào tĩnh
mạch khoeo ở hố khoeo. Tĩnh mạch hiển lớn là tĩnh mạch dài nhất cơ thể nhận máu
từ cung tĩnh mạch mu chân, chạy lên trên trước mắt cá trong rồi theo dọc bờ trong
xương chày lên mặt trong đùi và cuối cùng qua lỗ tĩnh mạch hiển ở mạc đùi để đổ
vào tĩnh mạch đùi. Với đường kính khoáng 4-5 mm, các tĩnh mạch hiển là một vật
liệu quan trọng được sử dụng trong phẫu thuật tái lập sự lưu thông của mạch máu
(trong phẫu thuật nối rẽ tắt động mạch vành) và có thể bộc lộ tĩnh mạch để thực hiện
tiêm truyền. Tĩnh mạch hiển bé và tĩnh mạch hiển lớn hợp với nhau lại tĩnh mạch
chậu ngoài.
3. Hệ bạch huyết (máu trắng)
Hầu hết các thành phần của huyết tương có thể tự do đi qua thành mao mạch để
tạo nên dịch kẽ ( hay dịch mô). Lượng dịch từ các mao mạch đi vào dịch kẽ lớn hơn
lượng dịch từ dịch kẽ trở lại mao mạch (lượng ứ lại ở dịch kẽ khoảng 3 lít/ngày). Mặt
khác, các protein của huyết tương đã đi vào dịch kẽ thì không thể trực tiếp trở lại
huyết tương qua thành mao mạch được vì nồng độ protein trong mao mạch lớn hơn
trong dịch kẽ. Các mạch bạch huyết có nhiệm vụ đưa lượng dịch và protein bị ứ lại ở
dịch kẽ trở lại hệ tuần hoàn máu. Chất dịch được vận chuyển trong mạch bạch huyết
gọi là bạch huyết. Hệ bạch huyết gồm có: các mạch bạch huyết, các hạch bạch huyết
và các mô bạch huyết khác.
Trong số các cơ quan bạch huyết, tủy xương và tuyến ức là các cơ quan bạch huyết
nguyên phát, lách, vòng bạch huyết hầu vá các hạch bạch huyết là các cơ quan bạch
huyết thứ phát.

1
5
3
3.1. Các mạch bạch huyết
Mao mạch bạch huyết là các ống nội mô có đầu tịt nằm trong các khoảng kẽ;
khe giữa các tế bào nội mô liền kề nhau chỉ cho phép chất dịch chảy từ khoảng kẽ
vào mao mạch (sắp xếp như một van). Các mao mạch bạch huyết hợp lại để tạo
thành các mạch bạch huyết. Các mạch bạch huyết nhỏ hợp lại để tạo thành các
1
5
4
mạch bạch huyết lớn hơn. Những mạch thu bạch huyết từ các vùng lớn của cơ thể
được gọi là các thân bạch huyết. Các thân hợp nên các ống bạch huyết.
Thành mạch bạch huyết có chiều dày gần giống như thành tĩnh mạch nhỏ và
cũng có các lớp mô giống như vậy. Lớp nội mô của mạch bạch huyết gấp nếp
thành nhiều van để ngăn không cho bạch huyết chảy ngược lại.
Phần cơ thể dưới cơ hoành có ba thân bạch huyết: hai thân thắt lưng nhận bạch
huyết ở chi dưới, chậu hông (thành và tạng chậu) và thành bụng; thân ruột thu
bạch huyết từ các tạng bụng.
Phần cơ thể trên cơ hoành có ba thân bạch huyết ở mỗi bên: thân dưới đòn nhận
bạch huyết ở chi trên; thân cảnh nhận bạch huyết ở đầu và cổ; thân phế quản -
trung thất nhận bạch huyết ở ngực. Các thân bên phải đổ vào ông bạch huyết phải,
bên trái vào ống ngực.
Ống ngực. Ống này dài 30 - 40cm, đưòng kính 3mm, do các thân thắt lưng và
thân ruột hợp lại. Tại đây nó vòng từ sau ra trưóc ở trên động mạch dưới đòn trái
để đổ vào tĩnh mạch dưới đòn trái. Ống ngực còn nhận bạch huyết ở nửa trái của
đầu, cổ, ngực và chi trên bên trái.
Ống bach huyết phải dài khoảng 1,0 cm, nhận các thân dẫn lưu bạch huyết ở nửa
phải của đầu, cổ, ngực và chi trên bên phải, rồi đổ vào tĩnh mạch dưới đòn phải.
3.2. Các hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết là những cơ quan nhỏ, có đường kính 1 - 20 mm, nằm dọc
đưòng đi của các mạch bạch huyết. Các hạch thường nằm thành nhóm tại những vị
trí xung yếu của cơ thể như nách và bẹn. Chúng có hình tròn hay bầu dục, màu sắc
tuỳ vị trí (ở gan màu nâu, phổi màu đen, ruột màu trắng sữa. . .)
Mỗi hạch bạch huyết được bọc bởi một bao xơ. Từ mặt trong bao xơ có những
bè tiến vào trong chất hạch. Chất hạch chủ yếu được cấu tạo bằng mô lưới lympho
chứa nhiều tế bào lympho và đại thực bào.
Bạch huyết chảy qua hạch theo một chiều. Có 4 - 5 mạch bạch huyết đến đi vào
một hạch bạch huyết trong khi chỉ có một mạch bạch huyết đi mang bạch huyết ra
khỏi hạch
Trong dòng bạch huyết đi tới hạch bạch huyết có các tế bào chết, các vật lạ, các
tế bào lạ (tế bào ung thư) và có thể cả các vi sinh vật. Các thành phần này sẽ bị các
đại thực bào của hạch nuốt, còn các lympho bào của hạch sẽ tiêu diệt chúng bằng
kháng thể đặc hiệu. Các lympho bào cư trú và nhân lên ở hạch bạch huyết và chúng
có thể đi vào máu khi cần. Như vậy vai trò của hạch bạch bạch huyết là "làm sạch"
bạch huyết trước khi nó được dẫn về hệ tuần hoàn máu

1
5
5
3.3. Các mô bạch huyết khác
Ngoài hạch bạch huyết, trong cơ thể còn có những đám mô chứa nhiều tế bào
lympho được nâng đỡ bởi các tế bào lưới và sợi cơ trơn. Chúng được gọi là mô
dạng bạch huyết và bao gồm: vòng bạch huyết quanh hầu, các nang bạch huyết ở
ruột non và ruột thừa, tuyến ức, lách, tuỷ xương. Mô bạch huyết niêm mạc chỉ có
mạch đi.
3.3.1. Lách
Lách hay tỳ là cơ quan bạch huyết quan trọng và lớn nhất cơ thể; là nơi sinh tế
bào lympho, là chỗ chứa và chôn các hồng cầu già. Ngoài ra tỳ còn tham gia
chuyển hoá một số chất sắt, lưu huỳnh, cholesterol. Lách nằm ở vùng hạ sườn trái,
giữa đáy vị và cơ hoành. Nó nặng khoảng 200 gr, màu đỏ sẫm, xốp, dễ bị dập vỡ
khi chấn thương và dễ có phản ứng phình to trong 1 số bệnh về máu, sốt rét,
leucose.
Ngoài các thành phần chống đỡ, lách được cấu tạo chủ yếu bởi các mô bạch
huyết (tuỷ trắng) bao quanh các nhánh động mạch trong lách, xen giữa các mô bạch
huyết là mô màu đỏ (tuỷ đỏ). Tủy lách được tạo nên bởi các tế bào lympho và các
đại thực bào . Vì lách là mô bạch huyết nằm trên đường tuần hoàn máu, nó có vai
trò loại bỏ các tế bào máu già, nhất là hồng cầu, và cả các tế bào lạ hay vi sinh vật
đã lọt vào hệ tuần hoàn. Nó cũng phần nào có vai trò dự trữ máu và đáp ứng miễm
dịch
3.3.2. Tuyến ức
Tuyến ức nằm trong trung thất, sau xương ức và kéo dài lên trên tới nền cổ.
Những tế bào lympho có nguồn gốc từ tủy đỏ của xương, chúng đi tới tuyến ức và
phát triển ở đó thành tế bào lympho T có khả năng đáp ứng miễm dịch.
Tuyến ức ở trẻ nhỏ có trọng lượng khoảng 70g. Ở người trưởng thành tuyến ức
đã teo đi đáng kể, và ở người già nó chỉ nặng khoảng 3g
3.3.3. Vòng bạch huyết hầu
Vòng bạch huyết hầu bao gồm hạnh nhân lưỡi, hạnh nhân khẩu cái,hạnh nhân
hầu và hạnh nhân vòi
Các nang bạch huyết đơn độc và các nang bạch huyết kết khối trong thành ruột non và
ruột thừa cũng xem như là những mô bạch huyết

1
5
6
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ HÔ HẤP

MỤC TIÊU BÀI HỌC :


1. Giới thiệu khái quát được các thành phần của Hệ Hô Hấp.
2. Mô tả được hình thể cấu tạo và chức năng từng bộ phận của Hệ Hô Hấp.
3. Trình bày được Sinh lý Hô hấp.

A / KHÁI QUÁT VỀ HỆ HÔ HẤP


Hệ Hô Hấp giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Hoạt động của hệ hô
hấp liên quan tức thì đến sự sống còn của cơ thể. Oxy là dưỡng khí đi vào cơ thể,
Dioxytcacbon là thán khí đi ra khỏi cơ thể là nhờ hệ hô hấp .
Các bộ phận của hệ hô hấp bao gồm: Mũi, Họng,Thanh quản, Khí quản, Phế quản
và Phổi.Chúng được chia làm 2 phần: đường dẫn khí và bộ phận trao đổi khí

Hình: Sơ đồ cấu tạo các cơ quan hô hấp người

- Đường dẫn khí bao gồm: Mũi, Họng (hầu),Thanh Quản, Khí Quản, Phế Quản
1
5
7
- Bộ phận trao đổi khí: Chính là các phế nang và các thành phần liên quan, chúng
tập hợp lại thành 2 lá Phổi trong lồng ngực.
I. MŨI
Mũi là phần đầu tiên của đường dẫn khí, đồng thời là bộ phận phân tích khứu giác.
1. Hình thể ngoài :
Mũi có hình dạng: hình tháp ở giữa mặt, phần trên bằng xương và phần dưới bằng
sụn.
Đáy tháp có 2 lỗ hình bầu dục gọi là 2 lỗ mũi trước.

Hình: Mũi ngoài

2. Hình thể trong


Bên trong mũi có hai hốc mũi nằm song song với nhau, đi từ trước ra sau và được
ngăn cách với nhau bởi vách ngăn mũi.
2.1.Giới hạn của hốc mũi :
- Ở phía trước là lỗ mũi trước
- Phía sau là lỗ mũi sau thông với họng
- Ở phía trên là mảnh của xương sàng và xương bướm
- Ở phía dưới là nền mũi và xương khẩu cái
- Ở phía trong là vách ngăn mũi hợp bởi phần đứng của xương sàng, xương và sụn lá
mía.

1
5
8
Hình: Giới hạn của hốc mũi

Hình : Vách ngăn Mũi

- Ở phía ngoài là thành ngoài có ba xương xoăn : trên, giữa và dưới.


Giữa các xương xoăn có 3 ngách mũi trên, giữa và dưới thông với các xoang sàng,
xoang bướm, xoang trán, xoang hàm trên và ống lệ mũi.

2.2.Niêm mạc mũi :


Có nhiều mao mạch phủ các thành hốc mũi và lách vào trong các xoang.
Niêm mạc mũi gồm có hai phần : 1
5
9
Phần trên là phần khứu giác có nhiều tế bào thần kinh khứu giác.
Phần dưới là phần hô hấp có nhiều tuyến tiết dịch nhầy và lông để cản bụi, vi khuẩn;
tạo độ ẩm và có nhiều mao mạch để sưởi ấm không khí hít vào.
Khi niêm mạc mũi bị kích thích (ví dụ như do dị vật, do mùi lạ, do viêm, v.v... ) nó
sẽ gây phản xạ hắt hơi, có tác dụng đẩy dị vật ra khỏi mũi, do đó có tác dụng bảo vệ
đường hô hấp.
II . HỌNG (Hầu)

Hình: Thiết đồ đứng dọc qua hầu

1. Hình thể và liên quan :


Họng là một ống cơ màng đi từ nền sọ đến ngang mức đốt sống cổ VI, dài khoảng
15cm, trên rộng (4-5cm) và dưới hẹp (2cm) thông với mũi, thanh quản, miệng và
thực quản
- Phiá trước là hốc mũi, buồng miệng và thanh quản
- Phía sau tương ứng với cột sống cổ
- Hai bên là các cơ và bó mạch thần kinh cổ
2. Phân chia: Họng được chia làm 3 phần
2.1.Họng mũi:
- Thành trước là hai lỗ mũi sau.
- Thành sau trên tương ứng với nền sọ, có tuyến hạnh nhân họng (V.A). Khi tuyến
này bị viêm có thể gây khó thở ở trẻ em.
- Hai thành bên : có lỗ của vòi Eustache thông từ tai giữa xuống. Quanh lỗ có tuyến
hạnh nhân vòi. Khi tuyến này bị viêm có thể gây ù tai và viêm tai giữa.
1
6
0
- Ở dưới thông với họng miệng, có eo họng ( còn gọi là lưỡi gà ) phân cách.
2.2.Họng miệng :
Tiếp theo dưới họng mũi là họng miệng:
- Thành trước thông với miệng qua eo họng.
- Hai thành bên là 2 cột trụ trước và sau, giữa 2 cột trụ là 2 tuyến hạnh nhân miệng
(amydan).
- Dưới thông với họng thanh quản.
2.3.Họng thanh quản :
Tiếp theo dưới họng miệng là họng thanh quản:
- Thành trước: là sụn nắp thanh quản và thanh quản.
- Thành sau: tương ứng với đốt sống cổ IV, V, VI.
- Hai thành bên là các phần mềm ở cổ : cơ, mạch máu, thần kinh.
- Ở dưới thông với thực quản.
3. Cấu tạo họng :
Từ ngoài vào trong gồm có 4 lớp :
- Lớp màng quanh họng ở ngoài cùng.
- Lớp cơ có 3 cơ khít và 2 cơ mở họng.
- Lớp màng trong họng ở giữa.
- Lớp niêm mạc phủ mặt trong của họng.
III . THANH QUẢN
Thanh quản là một đoạn của đường dẫn khí và là bộ phận chính của sự phát âm
1. Vị trí :
Thanh quản nằm giữa cổ, trước họng thanh quản, và ở trên khí quản.

1
6
1
2. Cấu tạo và hình thể trong :
2.1.Khung sụn có 7 sụn: 3 sụn đơn là: sụn giáp, sụn nắp thanh quản, sụn nhẫn 2 đôi
sụn kép là: 2 sụn phễu, 2 sụn sừng.
2.2.Các khớp thanh quản
- Khớp nhẫn giáp
- Khớp nhẫn - phễu.
2.3.Các dây chằng: có tác dụng làm cho các khớp sụn thanh quản di động tại chỗ
như trượt, nghiêng, nâng và hạ thanh quản. Có 2 loại :
- Các dây chằng nối sụn của thanh quản với các bộ phận lân cận.
- Các dây chằng nối các sụn thanh quản với nhau
2.4.Các cơ thanh quản có 2 loại: 1
6
2
- Cơ đi từ thanh quản tới các bộ phận lân cận như : cơ ức-giáp, cơ giáp-móng…tác
dụng nâng, hạ thanh quản.
- Cơ nối các sụn thanh quản :
+ Cơ nhẫn-giáp: làm căng dây thanh âm;
+ Cơ nhẫn-phễu sau: làm mở rộng thanh môn;
+ Cơ nhẫn-phễu trên và bên: làm khép thanh môn.
2.5.Niêm mạc:
Phủ mặt trong thanh quản, có những chỗ dày lên tạo thành các dây thanh âm. Có 2
dây thanh âm trên và 2 dây thanh âm dưới. Giữa hai dây thanh âm trên và hai dây
thanh âm dưới có một khe, được gọi là buồng Morgagni. Phần thắt hẹp ở giữa hai dây
thanh âm dưới gọi là thanh môn.

Hình: Sơ đồ cấu trúc dây thanh âm và khe thanh môn

Khi phát âm: Không khí thở ra qua thanh môn đang khép làm rung các dây thanh
âm kèm theo sự thay đổi vị trí của lưỡi và môi tạo nên các âm khác nhau. Khi bị viêm
thanh quản có thể gây phù nề các dây thanh âm, tiết nhiều dịch làm cho giọng nói
khàn. Có khi thanh quản còn bị tắc do dị vật hoặc do bệnh bạch hầu thanh quản gây
khó thở dữ dội.
3. Mạch máu, thần kinh :
- Động mạch cấp máu: là động mạch thanh quản trên, dưới và sau.
- Thần kinh chi phối : là nhánh của dây thần kinh phế vị (dây X).
4. Chức năng của Thanh Quản :
1
6
3
Vừa là đường dẫn khí, vừa là bộ phận chủ yếu của sự phát âm, đồng thời còn là bộ
phận cảm thụ của phản xạ sặc khi có dị vật lọt vào đường thở. Có tác dụng đẩy các
vật lạ ra, chống tắc, ngạt.
IV . KHÍ QUẢN

Hình: Khí quản

1. Vị trí :
Khí quản là ống dẫn khí tiếp theo thanh quản. Nằm ở trước và giữa cổ ngang
mức đốt sống cổ VI, xuống dưới đi sâu vào lồng ngực và tận cùng ở ngang mức đốt
sống ngực IV. Khi đường hô hấp trên bị tắc, người ta có thể mở khí quản bằng cách
rạch các vành sụn đầu tiên và luồn một ống kim loại vào, để không khí đi vào phổi.
2. Hình thể ngoài :
Khí quản dài khoảng 12cm, rộng khoảng 1cm, gồm 16 đến 20 vành sụn hình chữ D
xếp chồng lên nhau, vành cong ra trước. Các vành sụn của khí quản gắn liền với nhau
bởi các dây chằng. Thành sau của khí quản mềm, có màng liên kết dính với thực
quản.
1
6
4
Liên quan :
Ở mặt trước :
-Phía trên liên quan với eo tuyến giáp.
-Phía dưới liên quan với quai động mạch chủ.
Ở mặt sau :
Liên quan với thực quản và cột sống
3. Hình thể trong :
Trong lòng khí quản được phủ 1 lớp niêm mạc. Trong đó có biểu mô rung và các
tuyến tiết dịch nhầy. Nhờ biểu mô rung có những lông rung mà chất tiết được đẩy từ
dưới lên trên và ra ngoài.
4. Mạch máu, thần kinh :
- Động mạch cấp máu cho khí quản là động mạch giáp trạng trên, dưới và động mạch
phế quản phải.
- Thần kinh chi phối khí quản: là các nhánh thần kinh quặt ngược (của dây thần kinh
số X).
5. Chức năng của khí quản :
Là đường dẫn khí vào phổi, đồng thời cũng là một bộ phận cảm thụ của phản xạ ho
khi bị kích thích.
V . PHẾ QUẢN
1. Hình thể ngoài :
Phế quản nối tiếp với khí quản từ chỗ chia đôi của khí quản (ngã ba khí phế
quản). Có 2 phế quản phải và trái, đi chếch xuống dưới và ra ngoài, ra sau, qua rốn
phổi để vào 2 phổi. Mỗi phế quản được chia làm 2 đoạn :
- Đoạn ngoài phổi đó là phế quản gốc
- Đoạn trong phổi đó là phế quản phổi
1.1.Phế quản gốc:
Phế quản gốc bên phải rộng và ngắn hơn, đi dốc xuống nhiều hơn phế quản gốc
bên trái. Vì vậy dị vật dễ vào phế quản gốc bên phải hơn.
1.2.Đoạn phế quản phổi:
- Bên phải chia làm 3 nhánh đi vào 3 thùy của phổi phải.
- Bên trái chia làm 2 nhánh đi vào 2 thùy của phổi trái.
Các nhánh này gọi là Phế quản thuỳ. Các phế quản thuỳ lại chia ra làm các nhánh
để đi vào các phân thuỳ phổi và được gọi là các Phế quản phân thuỳ. Sau đó chúng
tiếp tục chia nhỏ mãi cho tới các phế quản nhỏ nhất đó là những Tiểu Phế Quản, và
tận cùng các tiểu phế quản là các Phế Nang.

1
6
5
Tất cả các đoạn của phế quản hợp thành cây phế quản, các phế quản nhỏ nhất gọi
là tiểu phế quản, tận cùng là các phế nang. Giống như một cái cây, gồm có: gốc, thân,
cành ( cành lớn, cành bé,…), cuốn lá và lá.

Phế quản thùy

Phế quản thùy

Hình: Sơ đồ cấu tạo của phế quản


2. Cấu tạo :
Phế quản có cấu tạo cơ bản như sau:
- Sụn
- Các sợi cơ trơn
- Lớp niêm mạc lót mặt trong phế quản trong đó có các tế bào lông chuyển và tuyến
tiết dịch nhầy.
*** Ngoại trừ Tiểu phế quản không có lớp sụn và ở lớp niêm mạc tiểu phế quản
không có tuyến tiết dịch nhầy.
3. Chức năng của phế quản :
Phế quản là đường dẫn khí vào phổi, còn là bộ phận cảm thụ khi kích thích tạo
các phản xạ ho tống các yếu tố gây kích thích ra ngoài.
VI . PHỔI
Phổi là bộ phận trao đổi khí của hệ hô hấp, chiếm phần lớn hai bên lồng ngực,
ngăn cách với ổ bụng bằng cơ hoành. Phổi được bao bọc bởi màng phổi. Phổi xốp
nhưng rất đàn hồi để thực hiện tốt các cử động hô hấp.
1/ Hình thể ngoài :

1
6
6
Phổi có hình nón, màu đỏ hồng.Có 2 phổi phải và trái, mỗi phổi có 1 đỉnh, 3 mặt, 3
bờ
1.1.Đỉnh phổi : Đỉnh phổi hẹp nhô lên khỏi đầu trong của xương sườn số I khoảng
2cm đến 3cm, liên quan với động mạch và tĩnh mạch dưới đòn.
1.2. Ba mặt :
- Mặt ngoài (mặt sườn) : uốn theo hình của lồng ngực.
- Mặt trong (mặt trung thất) : hướng về tim, mặt này có rốn phổi.
- Mặt dưới (mặt hoành hay đáy phổi) : nằm trên cơ hoành, đúc sát theo vòm hoành.

Hình. Cấu tạo đại thể của phổi


1.3.Ba bờ :
- Bờ trước : ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất ở phía trước.
- Bờ sau : ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất ở phía sau. Bờ này chạy sát cột sống
ngực.
-Bờ dưới : gồm 2 đoạn :
 Đoạn trong ngăn cách mặt hoành với mặt trung thất.
 Đoạn ngoài ngăn cách mặt hoành với mặt sườn.
2 / Cấu tạo :
Phổi có cấu tạo dựa vào khung là cây phế quản. Sự phân nhánh lần lượt từ to đến
nhỏ dần của cây phế quản dẩn đến sự phân chia phổi lần lượt từ lớn đến bé dần, đó
là :Phổi, Thùy phổi, Phân thùy phổi và cuối cùng là Tiểu thuỳ phổi ( mỗi tiểu thuỳ
1
6
7
bao gồm các phế nang và tiểu phế quản của cùng một nhánh phế quản phân thuỳ cuối
cùng ).

Hình : Mặt ngoài của phổi

Phổi phải : lớn hơn phổi trái, có 2 rãnh liên thùy chia phổi phải ra làm 3 thùy :
- Thùy trên có 3 phân thùy.
- Thùy giữa có 2 phân thùy.
- Thùy dưới có 5 phân thùy.
Phổi trái : có 1 rãnh chia phổi trái làm 2 thùy, mỗi thuỳ có 5 phân thùy. :
- Thùy trên nhỏ,
- Thùy dưới lớn hơn.
Như vậy mỗi phổi có 10 phân thùy, mỗi phân thùy lại phân chia thành nhiều
tiểu thùy phổi. Giữa những tiểu thùy có lớp trung gian mô liên kết trong đó có thần
kinh, mạch máu, bạch mạch đi qua.Trong mỗi tiểu thuỳ phổi có các phế nang và tiểu
phế quản của cùng một nhánh phế quản phân thuỳ cuối cùng.
Thành phế nang rất mỏng và sát thành phế nang có mạng lưới mao mạch dày
đặc (mao động mạch của động mạch phổi và mao tĩnh mạch của tĩnh mạch phổi).
Thành mao mạch cũng mỏng như thành phế nang (khoảng 0,1 – 0,5 micromet) nên
mới thực hiện được sự trao đổi khí: Oxy từ phế nang vào máu và khí Carbonic từ
máu vào phế nang để thải ra ngoài.Ở người lớn, số lượng phế nang có tới 300 - 400
triệu và tổng diện tích các phế nang lên đến khoảng100m2

1
6
8
Hình: Phế nang
3. Mạch máu, thần kinh:
- Động mạch cấp máu nuôi dưỡng phổi là các động mạch phế quản phải &trái (bắt
nguồn từ động mạch chủ ngực ).
- Thần kinh chi phối là các nhánh thần kinh xuất phát từ đám rối thần kinh tim phổi;
các nhánh của dây thần kinh phế vị (dây số X) và các dây thần kinh giao cảm.
4. Màng phổi :
Màng phổi là loại thanh mạc bao bọc lấy phổi và để hở ra ở rốn phổi.Màng phổi gồm
2 lá : lá tạng ở trong, lá thành ở ngoài.

- Lá tạng: Dính sát vào phổi (trừ rốn phổi) và quặt ngược lại để liên tiếp với lá thành.
Lách vào các rãnh liên thùy để ngăn cách các phân thùy của phổi. 1
6
9
- Lá thành: Tiếp nối với lá tạng ở rốn phổi và quặt ra để dính vào mặt trong của thành
ngực.
*** Giữa lá thành và lá tạng là khoang màng phổi, trong đó có 1 ít thanh dịch để
giảm sự cọ xát khi thở, làm cho 2 lá của màng phổi trượt lên nhau dễ dàng.
Khoang màng phổi không có không khí, có áp suất nhỏ hơn áp suất không khí nên
được gọi là áp suất âm. Chính áp suất âm này làm phổi chuyển động theo cử động hô
hấp của lồng ngực. Nếu có không khí trong khoang màng phổi như trường hợp thủng
màng phổi, làm cho phổi không co giãn theo lồng ngực gây khó thở và suy hô hấp .
Khi màng phổi đi từ mặt này sang mặt kia của phổi tạo nên các góc của màng phổi,
được gọi là cùng đồ hay túi cùng của màng phổi.Cùng đồ sườn-hoành (góc sườn-
hoành) được tạo bởi mặt hoành và mặt sườn. Đây là nơi thấp nhất của khoang màng
phổi, nên khi có xuất tiết, tràn dịch màng phổi thì dịch tập trung ở đây sớm nhất.

B/ SINH LÝ HÔ HẤP
Hô hấp là sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường thông qua các hiện tượng cơ
học, lý học, hoá học và các quá trình điều hòa trong hô hấp.
1. Hiện tượng cơ học trong hô hấp:
Các động tác thở làm co giãn lồng ngực, làm thay đổi thể tích của phổi để hút
khí vào phổi và đẩy khí ra ngoài.Thực hiện được hiện tượng này là nhờ vào lồng
ngực với các cơ hô hấp (đặc biệt là cơ hoành) và khoang màng phổi luôn có áp suất
âm tính để cho hai lá màng phổi luôn áp sát vào nhau.
1.1. Động tác hít vào :
Thực hiện được là nhờ các dây thần kinh vận động hưng phấn điều khiển các cơ
hô hấp ở thành ngực và cơ hoành co lại làm cho lồng ngực nở ra theo 3 chiều: chiều
ngang, chiều trước sau và chiều dọc; làm cho phổi nở theo, thể tích của phổi tăng lên
gây áp suất trong phổi giảm thấp hơn bên ngoài nên khí trời bị hút vào trong phổi.
1.2. Động tác thở ra :
Sau khi hít vào, các dây thần kinh vận động bị ức chế, các cơ hô hấp giãn ra làm cho
lồng ngực trở lại vị trí ban đầu, thể tích của phổi giảm theo, áp suất trong phổi tăng
lên và khí bị đẩy ra ngoài. Bình thường, các động tác thở có tính chất tự nhiên vô
thức. Khi chủ động thở, các động tác thở được điều khiển có thể sâu nông, nhanh
chậm làm cho không khí ra vào phổi nhiều ít, nhanh hay chậm theo ý muốn.
1.3. Nhịp thở và số lần thở :
- Nhịp thở: gồm 1 lần hít vào và 1 lần thở ra.Trong mỗi nhịp thở, thời gian hít vào chỉ
bằng 5/8 thời gian thở ra, nhưng khi nghe phổi ta lại thấy tiếng hít vào to và dài hơn
tiếng thở ra.
1
7
0
- Số lần thở: Bình thường trong 1 phút số lần thở ở người lớn khoảng 20 lần. Ở trẻ
em, số lần thở nhiều hơn người lớn tuỳ độ tuổi, ví dụ ở trẻ mới đẻ khoảng trên 40 lần,
từ 5-15 tuổi khoảng 26 lần/ 1phút.
Số lần thở có thể thay đổi :
 Thay đổi sinh lý, như khi hồi hộp lo sợ, khi chạy nhảy… thì thở nhanh; khi ngủ
thì thở chậm.
 Hoặc thay đổi do bệnh lý, như suy hô hấp, viêm phổi,… đặc biệt trong viêm
phổi ở trẻ em, số lần thở nhanh là dấu hiệu quan trọng nhất giúp chẩn đoán viêm phổi
trẻ em.
1.4. Dung lượng phổi :
Dung lượng phổi là sức chứa không khí của phổi. Ở người lớn khoảng 4,5 – 5 lít
trong đó gồm có dung tích sống và thể tích cặn :
- Dung tích sống: Là thể tích khí thoát ra trong một lần thở ra cố gắng hết sức ngay
sau động tác hít vào cố gắng hết sức. Bình thường ở người lớn khoảng 3,5 lít.
- Thể tích khí cặn: khoảng 1-1,5 lít, là khí còn lại trong phổi sau khi đã cố gắng thở ra
hết sức.
Dung lượng phổi, dung tích sống, thể tích cặn thay đổi tùy theo tuổi, giới, cách vận
động tập luyện thể thao, dưỡng sinh, tư thế của thân thể và tình trạng sức khỏe.
1.5. Sự thông khí :
Bình thường, ở người lớn, phổi chứa sẵn khoảng 3 lít khí, gọi là khí cũ. Sau mỗi lần
hít vào tự nhiên, có khoảng 0,3 lít khí mới vào phổi. Như vậy thể tích khí mới so với
khí cũ là 1/10, đó là tỷ số thông khí, nghĩa là thở 1 lần sẽ thay đổi được 1/10 thể tích
khí cũ trong phổi.
Trong phương pháp luyện khí công người ta tập thở chậm và sâu để tăng cường sự
thông khí nên có tác dụng tốt cho sức khoẻ.

2. Hiện tượng lý hóa trong hô hấp :


2.1. Biến đổi về nhiệt độ và độ ẩm: Đường dẫn khí có nhiều mạch máu và tuyến tiết
dịch nhày nên luôn giử nhiệt độ xấp xỉ 37 0C và bão hòa hơi nước, đồng thời lượng
khí còn đọng lại trên đường hô hấp sẽ hoà trộn với số khí mới hít vào làm cho khí thở
có nhiệt độ và độ ẩm tăng lên.Ngoài ra đường dẫn khí còn có lông, để cản bụi, vi sinh
vật,...
2.2. Biến đổi về Oxy và Carbonic:
So sánh thành phần của khí hít vào và khí thở ra, ta thấy khí hít vào chứa nhiều Oxy
và ít Carbonic hơn khí thở ra.
Khí thở Oxy Carbonic Nitơ và các khí
1
7
1
khá
Khí thở vào 20,44% 0,03% 79,03%
Khí thở ra 16,30% 4% 79,70%
Khí phế nang 14,20% 5,20% 80,60%

* Sự trao đổi khí giữa máu và phổi :


Theo quy luật khuếch tán của thể khí, thì giữa hai nơi có phân áp khí chênh lệnh sẽ
luôn luôn có hiện tượng khuếch tán khí từ nơi có phân áp cao sang nơi có phân áp
thấp. Nên ở phế nang, O2 từ phế nang vào máu và CO 2 từ máu ra phế nang, kết quả là
máu giảm bớt CO2 và tăng thêm O2 nên có màu đỏ tươi trở về tim và được tim đẩy đi
nuôi dưỡng cơ thể.

3. Điều hoà hô hấp :


Điều hoà hô hấp là các quá trình thay đổi hoạt động của trung tâm hô hấp làm cho
nhịp thở phù hợp với các điều kiện sinh hoạt của cơ thể.
* Bình thường, các cử động hô hấp diển ra một cách tự nhiên vô thức nhờ vào cung
phản xạ tự động của Trung tâm hô hấp nằm ở hành tuỷ điều khiển.
Trung tâm hô hấp có 2 phần :
- Phần trước là trung tâm hít vào
- Phần sau là trung tâm thở ra.
Đặc tính của chúng là cứ phần này hưng phấn thì phần kia bị ức chế và liên
tục điều khiển nhịp thở theo phản xạ tự động.
* Các cơ chế điều hòa hô hấp :
Có 4 cơ chế :
- Cơ chế Hoá học
- Cơ chế điều hòa của Võ não
- Cơ chế điều hòa của Phản xạ ngoại biên
- Cơ chế điều hòa của Dây thần kinh phế vị.
3.1. Cơ chế hóa học :
Nồng độ khí CO2 trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hô hấp: khi
nồng độ CO2 trong máu tăng lên sẽ kích thích trung tâm hô hấp làm nhịp thở nhanh
lên, nhưng nếu tăng cao quá sẽ lại gây ức chế trung tâm hô hấp làm cho ngừng thở.
Ngược lại nếu CO2 trong máu giảm sẽ làm cho nhịp thở chậm lại và khi giảm quá
nhiều thì có thể gây ngừng thở.Ngoài ra, khí CO2 trong máu còn tác động vào các bộ
phận cảm thụ ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, qua các dây thần kinh

1
7
2
lên điều hòa hoạt động trung tâm hô hấp. Do đó, ta thấy hoạt động của trung tâm hô
hấp cần có một nồng độ khí CO2 nhất định trong máu .
3.2. Điều hòa của vỏ não :
Vỏ não có ảnh hưởng thường xuyên đến hô hấp làm thay đổi tần số và độ sâu của
nhịp thở. Thí dụ : ta có thể tự ý thở nhanh, chậm, nông, sâu hoặc điều hòa hơi thở dài,
ngắn khi nói, khi hát, khi luyện thở….v.v. Những kích thích tâm lý, vui buồn, xúc
động, ... thường làm thay đổi hô hấp, có khi còn bị nghẹn thở.
3.3. Điều hòa của các phản xạ ngoại biên:
- Kích thích các dây thần kinh cảm giác như đau, nóng, lạnh, điện giật nhẹ, ... thường
làm cho thở nhanh lên. nếu kích thích quá mạnh có thể làm ngừng thở.
- Ngửi thấy hơi độc hoặc thuốc mê mạnh thì có thể làm ngừng thở đột ngột.
- Ngửi thấy các mùi thơm gây thở nhanh, các mùi hôi thối gây ức chế thở…
3.4. Vai trò của dây X trong hô hấp :
- Khi hít vào các phế nang giãn ra kích thích dây phế vị (dây X) làm hưng phấn trung
tâm thở ra, đồng thời ức chế trung tâm hít vào làm các cơ hô hấp giãn ra, làm lồng
ngực xẹp xuống, gây nên động tác thở ra.
- Khi thở ra, các phế nang co lại không kích thích dây phế vị (dây X) nữa thì trung
tâm thở ra lại bị ức chế và trung tâm hít vào lại hưng phấn và như thế tiếp tục điều
khiển nhịp thở đều đặn.

1
7
3
GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA

Mục tiêu học tập


1. Kể tên các cơ quan thuộc ống tiêu hóa và các tuyến tham gia quá trình
tiêu hóa.
2. Mô tả miệng và các cơ quan trong ổ miệng.
3. Mô tả dạ dày, gan, tụy và chức năng của chúng.
4. Mô tả sự tiêu hóa và hấp thu ở ruột non.

Hệ tiêu hoá là một tập hợp của các cơ quan có chức năng tiêu hoá và hấp
thu các chất có trong thức ăn. Hệ này bao gồm ống tiêu hóa (đi từ miệng
tới hậu môn) và các cơ quan tiêu hóa phụ (răng, lưỡi, các tuyến nước bọt,
gan và tụy).

1. Đại cương
1.1. Đại cương về cấu trúc ống tiêu hóa
Các đọan của hệ tiêu hoá từ thực quản trở xuống đều có một kiểu cấu trúc
chung nhưng mỗi đoạn lại có những biến đổi vế cấu trúc gắn liền với chức
năng chuyên biệt của từng đoạn
1
7
4
Thành của ống tiêu hoá do bốn lớp mô tạo nên: lớp ngoài, lớp cơ, tấm dưới niêm mạc
và lớp niêm mạc.
Lớp ngoài: Ở thực quản, lớp này là một mô liên kết lỏng lẻo, còn ở trong bụng,
phần lớn chiều dài ống tiêu hóa được bao quanh bởi phúc mạc. Phúc mạc lại gồm hai
lớp là áo thanh mạc và tấm dưới thanh mạc.
Lớp cơ: Lớp cơ gồm hai lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài và lớp cơ vòng ở trong,
ở giữa hai lớp cơ có các mạch máu, các mạch bạch huyết và một đám rối thần kinh tự
chủ (gọi là đám rối áo cơ ruột - đám rối Auerbach) chi phối cho cơ trơn. Lớp cơ tạo
ra kiểu cử động gọi là nhu động đẩy các thành phần trong đường tiêu hoá về phía
trước và nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hoá. Tại một số điểm trên đường đi của ống
tiêu hóa, lớp cơ vòng dày lên tạo nên các cơ thắt. Cơ thắt có vai trò làm chậm sự dịch
chuyển về phía trước của các thành phần chứa bên trong, giúp cho sự tiêu hoá và hấp
thu có thời gian diễn ra.
Tấm dưới niêm mạc: Đây là lớp mô liên kết lỏng lẻo chứa các đám rốì mạch
máu và thần kinh, các mạch bạch huyết và các mô dạng bạch huyết với số lượng khác
nhau tuỳ từng đoạn. Các mạch máu bao gồm các tiểu động mạch, các mao mạch và
các tiểu tĩnh mạch. Đám rối thần kinh trong lớp này là (đám rốì dưới niêm mạc (đám
rốì Meissner) chi phối cho niêm mạc.
Lớp niêm mạc: Niêm mạc có chức năng bảo vệ, tiết dịch và hấp thu. Ở nơi dễ bị
tổn thương cơ học (miệng, thực quản), niêm mạc là thượng mô lát tầng chứa các
tuyến tiết niêm dịch nằm ngay dưới bề mặt. Tại những nơi diễn ra sự tiết dịch, tiêu
hoá và hấp thu, niêm mạc là lớp thượng mô trụ đơn; nằm xen kẽ với các tế bào hấp
thu của thượng mô là các tế bào tiết nhầy và một số tế bào nội tiết, ở dưới bề mặt của
thượng mô trụ đơn có những tuyến đổ dịch tiết (dịch tiêu hoá) vào lòng ống tiêu hoá.
1.2. Phúc mạc
1.2.1. Ý niệm về phúc mạc
Phúc mạc là lá thanh mạc lớn nhất cơ thể. Nó tạo thành một túi nằm trong ổ
bụng. Có thể hình dung là các tạng bụng nằm ở giữa thành ổ bụng và túi phúc mạc,
trên các thành trên, sau và dưới của ổ bụng. Từ các thành này, các tạng lồng vào túi
phúc mạc và kéo theo chúng một lớp vỏ bọc bằng phúc mạc. Các tạng trong chậu
hông lồng vào túi phúc mạc từ phía dưới nên chỉ có mặt trên của chúng được phúc
mạc phủ; dạ dày và ruột lồng vào túi từ phía sau, hầu như hoàn toàn được phúc mạc
bao quanh, và được treo vào thành bụng sau bằng một nếp phúc mạc kép; gan lồng
vào túi từ phía trên và được phúc mạc bọc gần hết; tụy, thận, tuyến thượng thận và
niệu quản lồng vào từ phía sau mức độ ít nên chỉ có mặt trước của chúng được bọc

1
7
5
bằng phúc mạc; các mạch máu lớn và thần kinh trên thành bụng sau tách ra các nhánh
đi giữa các nếp phúc mạc để tới các tạng.
1.2.2. Cấu tạo và các thành phần của phúc mạc
Phần phúc mạc che phủ mặt trong thành ổ bụng là phúc mạc thành, phần bọc các
tạng là phúc mạc tạng và phần trung gian giữa hai phần trên hoặc giữa phúc mạc của
hai tạng được gọi là các mạc nốì, các mạc treo và các dây chằng. Khoang nằm giữa
các phần nói trên của phúc mạc là ổ phúc mạc. Khoang nằm giữa ổ phúc mạc và
thành ổ bụng là khoang ngoài phúc mạc chứa mạc ngoài phúc mạc và các cơ quan
(tạng) ngoài phúc mạc. Phúc mạc được cấu tạo bằng hai lớp: áo thanh mạc là lớp
thượng mô nhẵn bóng hướng về ổ phúc mạc và tấm dưới thanh mạc là lớp mô liên kết
dính với tạng, với thành bụng hoặc nằm giữa hai áo thanh mạc (của mạc nối và dây
chằng).
1.2.3. Các mạc treo, mạc nối và dây chằng
Đây là các phần phúc mạc trung gian giữa phúc mạc thành và phúc mạc tạng.
Mạc treo là phần phúc mạc trung gian (gồm hai lá thanh mạc) nằm giữa phúc mạc
bọc một số đoạn ruột và phúc mạc thành bụng sau, là phương tiện treo các đoạn ruột
này vào thành bụng đồng thời tạo nên đường để mạch và thần kinh đi tới các đoạn
ruột. Có bốn mạc treo ruột: mạc treo tiểu tràng, mạc treo đại tràng ngang, mạc treo
đại tràng xich-ma và mạc treo ruột thừa.
Mạc nối là phần phúc mạc trung gian giữa phúc mạc bọc dạ dày- hành tá tràng và
phúc mạc thành hoặc phúc mạc của các tạng quanh dạ dày. Giữa hai lá của các mạc
nối cũng chứa các mạch và thần kinh. Mỗi phần cấu thành của một mạc nối được gọi
là dây chằng. Có hai mạc nối: (1) mạc nối nhỏ nối gan với bờ cong nhỏ dạ dày, gồm
hai phần chính là dây chằng gan- vị và dây chằng gan-tá tràng; và (2) mạc nối lớn
nối bờ cong lớn của dạ dày với cơ hoành (dây chằng vị -hoành), với tì (dây chằng vị-
tì ) và với đại tràng ngang (dây chằng vị-đại tràng). Phần phúc mạc nối tì với tụy,
thận và cơ hoành cũng thuộc mạc nối lớn và được gọi là các dây chằng tì- tụy, tì -
thận và tì -hoành. Mạc nối lớn còn có phần trĩu xuống ở dưới đại tràng ngang. Một số
dây chằng khác treo gan vào cơ hoành (xem Gan) hoặc treo cơ quan sinh dục trong
của nữ vào thành bụng.
1.2.4. Các nếp, các hố và các ngách phúc mạc
Nếp là những chỗ phúc mạc thành bị các mạch máu hay các ống đội lên. Những
khoang của ổ phúc mạc do các nếp phúc mạc, các mạc nối, dây chằng và các tạng
giới hạn được gọi là ngách hoặc hố. Những ngách lớn của ổ phúc mạc là ngách dưới
gan, ngách dưới hoành, ngách gan-thận. Những ngách nằm ở chỗ thấp của ổ phúc
mạc được gọi là túi cùng. Ngách lớn nhất của ổ phúc mạc là túi mạc nối.
1
7
6
Túi mạc nối là ngách lớn nhất của ổ phúc phúc mạc được vây quanh bởi các mạc
nối và những tạng nằm trên mạc treo đại tràng ngang; nó thông với phần còn lại của ổ
phúc mạc qua lỗ mạc nối. Túi mạc nối gồm tiền đình và túi chính.
Lỗ mạc nối là khe dọc nằm giữa bờ phải mạc nối nhỏ ở trước và tĩnh mạch chủ
dưới ở sau, giữa gan ở trên và khối tá-tụy (dính) ở dưới .
Tiền đình túi mạc nối là phần túi mạc nối được vây quanh bởi gan ở trên, khối
tá-tụy (dính) ở dưới, mạc nối nhỏ ở trước và các mạch chủ (động mạch chủ bụng và
tĩnh mạch chủ dưới) ở sau.
Phần chính của túi mạc nối nằm về phía trái của tiền đình, được vây quanh bởi
(dạ dày và dây chằng vị-đại tràng ở trước, tỳ cùng các dây chằng vị-tỳ và tỳ-tụy ở bên
trái, và thận-tuyến thượng thận và tụy ở sau. Sàn của túi chính là mạc treo đại tràng
ngang, còn bờ trên của nó là chỗ bám của dây chàng vị - hoành vào cơ hoành.

2. Miệng
2.1. Ổ miệng
Ổ miệng là phần đầu của ống tiêu hoá là nơi chứa các cơ quan có chức năng tiêu
hoá và phát âm như răng, lưỡi, và tiếp nhận dịch tiết của các tuyến nước bọt nằm
quanh ổ miệng.
Các giới hạn ổ miệng thông ở trước với bên ngoài qua khe miệng và thông ở sau
với hầu qua eo họng. Các giới hạn (các thành) của ổ miệng là khẩu cái (vòm miệng) ở
trên, nền miệng ở dưới và môi-má ở phía trước-bên.

Hình: Ổ miệng 1
7
7
Khẩu cái gồm khẩu cái cứng ở trước cấu tạo bằng xương, và khẩu cái mềm ở
sau cấu tạo bằng cân-cơ, tất cả đều được phủ bằng niêm mạc. Khẩu cái mềm ngăn
cách tị hầu với khẩu hầu; ở bờ tự do của nó có lưỡi gà ở chính giữa và hai nếp ở mỗi
bên: nếp trước là cung khẩu cái lưỡi, nếp sau là cung khẩu cái hầu. Giữa hai cung này
là hố hạnh nhân chứa hạnh nhân khẩu cái.
Má (ở bên) và môi (ở trước) được cấu tạo từ nông vào sâu bằng da, các cơ bám
da và niêm mạc. Giữa cơ và niêm mạc má có thể mỡ má. Môi trên và môi dưới gặp
nhau tại các mép môi, còn hai đầu của khe miệng (khe giữa các môi) gọi là các góc
miệng. Rãnh dọc ở giữa mặt da của môi trên được gọi là nhân trung. Mặt trong của
mỗi môi có một nếp niêm mạc nối với lợi gọi là hãm môi.
Nền miệng chứa lưỡi và vùng dưới lưỡi.
Phân chia: Các cung răng-lợi chia ổ miệng thành hai phần: khe hẹp hình móng
ngựa nằm trước các cung là tiền đinh miệng và phần sau các cung là ổ miệng chính.
2.2. Các tuyến của miệng
Có các tuyến nước bọt lớn và các tuyến nước bọt nhỏ đổ vào ổ miệng. Ba đôi
tuyến lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Tuyến mang tai là
tuyến nước bọt lớn nhất. Nó nằm dưới ống tai ngoài, giữa ngành xương hàm dưới và
cơ ức-đòn-chũm. Ống tuyến mang tai dẫn nước bọt ra khỏi tuyến tại bờ trước tuvến
và đổ vào tiền đình miệng ở mặt trong của má bởi một lỗ nhỏ nằm đối diện với răng
cối thứ hai hàm trên.

Hình : Tuyến nước bọt


Tuyến dười hàm nằm trong hố dưới hàm ở mặt trong xương hàm dưới. Ống
tuyến dưới hàm thoát ra từ phần sâu của tuyến, dài khoảng 5 cm, và đổ vào nền
miệng bởi một lỗ nhỏ ở cục dưới lưỡi (mỗi cục nằm ở một bên hãm lưỡi).
Tuyến dưới lưỡi là đôi tuyến nhỏ nhất trong ba đôi tuyến; chúng nằm ngay dưới
niêm mạc ở hai bên đường giữa nền miệng, sát mặt trong xương hàm dưới. Mỗi 1tuyến
7
8
có 5 - 15 ống tiết nhỏ đổ vào nền miệng ở nếp dưới lưỡi (nếp niêm mạc miệng do
tuyến dưới lưỡi đội lên, nằm ở hai bên cục dưỡi lưỡi) và một ống tiết lớn đổ vào
miệng ở cục dưới lưỡi.
2.3. Răng
Răng là những cơ quan tiêu hóa phụ góp phần vào việc tiêu hoá cơ học ở
miệng.
2.3.1. Hình thể và cấu tạo
Mỗi răng gồm ba phần: thân răng là phần nhô lên trên lợi, chân răng là phần
cắm vào huyệt răng và cổ răng là phần thắt giữa chân và thân, bị lợi phủ. Chân răng
gắn với huyệt răng bằng mô quanh răng. Mặt nhai của thân rỗng có một hoặc nhiều
mấu răng.
Bên trong mỗi răng có một hốc rỗng gọi là ổ răng chứa tủy răng, tủy là một mô
liên kết chứa mạch máu và thần kinh. Ổ răng gồm ổ thân răng và ống chân răng. Ống
chân răng thông ra ngoài tại lỗ đỉnh chân răng.
Bao quanh ổ răng là một lớp mô cứng calci hoá gọi là xương răng hay ngà răng.
Xương răng lại được che phủ bằng men răng ở thân răng và chất xi măng ở chân
răng.
2.3 2. Các loại răng
Bộ răng được gắn vào các huyệt răng ở cung răng hàm trên và và cung răng hàm
dưới. Người có hai bộ răng: răng sữa và răng vĩnh viễn.
Bộ răng sửa có 20 chiếc. Theo trình tự từ mặt phẳng giữa tiến sang bên và ra sau.
Răng sữa ở mỗi nửa cung được gọi tên như sau: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng
nanh, răng cối thứ nhất và răng cối thứ hai. Răng cửa giống hình cái sẻng, răng nanh
có một mấu nhọn; hai loại này thích ứng với nhiệm vụ cắt và xé thức ăn và chỉ có
một chân răng. Các răng cối có bốn mấu. Răng cối hàm trên có ba chân răng; răng cối
hàm dưới có hai chân răng. Các răng cối nghiền và nhai thức ăn. Bộ răng sữa mọc
trong khoảng thời gian từ 6 tháng cho tới 30 tháng tuổi, bắt đầu từ răng cửa giữa. Cả
bộ răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn trong thời gian từ 6 tới 12 tuổi
Bộ răng vĩnh viễn có 32 răng, mọc trong khoảng thời gian từ 6 tuổi tới tuổi
trưởng thành. Các răng cửa và răng nanh của bộ răng vinh viễn giống với răng sữa
nhưng các răng cối của bộ răng sữa được thay thế bằng các răng tiền cối thứ nhất và
thứ hai là những răng có hai mấu và một chân răng (răng tiền cối thứ nhất của hàm
trên có hai chân răng). Có ba răng cối vĩnh viễn, vốn nằm sau răng tiền cối, không
thay thế cho bất kì răng sữa nào: răng cối thứ nhất mọc lúc 6 tuổi, răng cối thứ hai
mọc lúc 12 tuổi, răng cối thứ ba (răng khôn) mọc lúc 17 tuổi. Răng khôn thường
không mọc mà bị vùi trong huyệt răng vì phần cung răng ở sau răng cối thứ hai
1
7
9
không đủ chỗ cho nó mọc. Răng vĩnh viễn của mỗi nửa hàm được đánh số từ 1-8,
tính từ răng cửa giữa tới răng cối thứ ba.

Hình : Cấu tạo răng

2.3. Lưỡi
Lưỡi là một cơ quan tiêu hóa phụ được cấu tạo bằng một khối các cơ xương có
niêm mạc bọc ngoài. Lưỡi cùng với các cơ kết hợp với nó tạo nên sàn ổ miệng: nó là
cơ quan vị giác nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong các động tác nhai, nuốt và
nói.
2.3.1. Hình thể ngoài. Lưỡi gồm một đầu tự do, gọi là đỉnh lưỡi, và một rễ lưỡi dính
với xương móng, xương hàm dưới và mỏm trâm xương thái dương. Mặt trên (lưng)
của lưỡi có một rãnh hình chữ V mà đỉnh quay ra sau gọi lả rãnh tận, ở đỉnh rãnh có
lỗ tịt. Rãnh tận chia lưng lưỡi thành hai phần phần trước rãnh là phần được phủ bằng
một niêm mạc có nhiều nhú lưỡi; phần sau rãnh ít nhiều cố định và được phủ bằng
một niêm mạc có nhiều nang bạch huyết tập trung lại thành hạnh nhân lưỡi. Các nhú
lưỡi là nơi chứa các nụ vị giác.
Mặt dưới lưỡi nhẵn, dính với nền miệng bởi một nếp miêm mạc trên đường giữa
gọi là hãm lưỡi: hai bên hãm lưỡi có hai cục dưới lưỡi. Lỗ của ống tuyến dưới hàm
mở vào ổ miệng ở đỉnh cục dưới lưỡi.
2.3.2. Cấu tạo: Lưỡi được cấu tạo bởi một khung xương-sợi và các cơ. Khung xương-
sợi gồm xương móng cùng hai màng sợi là cân lưỡi và vách lưỡi. Các cơ của lưỡi
gồm những cơ mà các thớ phát sinh và tận hết ngay trong lưỡi (các cơ nội tại) và các
cơ đi từ những phần lân cận tới lưỡi (cơ ngoại lai). Khi co các cơ lưỡi làm nâng, hạ
lưỡi, đẩy lưỡi ra trước hoặc kéo lưỡi ra sau.
2.3.3. Mạch máu và thần kinh của lưỡi: Lưỡi được cấp máu bởi động mạch lưỡi, một
nhánh của động mạch cảnh ngoài. Tĩnh mạch lưỡi đổ về tĩnh mạch cảnh trong. Bạch
huyết từ lưỡi đổ vào các hạch dưới cằm, dưới hàm và các hạch cổ sâu. Các cơ1 của
8
0
lưỡi do thần kinh hạ thiệt vận động. Phần trước rãnh tận của lưỡi được thần kinh lưỡi
(nhánh của thần kinh hàm dưới), chi phối cảm giác chung, thừng nhĩ (của thần kinh
mặt) chi phối cảm giác vị giác. Cảm giác chung và cảm giác vị giác ở phần sau rãnh
tận đều do thần kinh thiệt hầu chi phối.
3. Thực quản
Thực quản là một ống cơ dài khoảng 25 cm. Nó bắt đầu tại đầu dưới thanh hầu
(ngang mức bờ dưới sụn nhẫn), đi xuống qua cổ (đoạn cổ), ngực (đoạn ngực), lỗ thực
quản của cơ hoành và một đoạn ngắn ở bụng (đoạn bụng) rồi tận cùng tại lỗ tâm vị
của dạ dày. Đoạn cổ của thực quản nằm trước cột sống cổ, sau khí quản và giữa các
động mạch cảnh chung và các thùy bên tuyến giáp. Đoạn ngực của thực quản nằm
giữa hai ổ màng phổi, sau khí quản và tim, trước cột sống ngực và động mạch chủ.
Đoạn bụng của thực quản là một đoạn ngắn nằm sau gan. Niêm mạc thực quản là một
thượng mô lát tầng không sừng hóa có khả năng chịu được sự chà xát của thức ăn.

Hình : Liên quan của thực quản

4. Dạ dày
4.1. Vị trí và hình thể ngoài
Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hoá, nằm ở vùng thượng vị và hạ sườn
trái, ngay dưới vòm hoành trái. Dạ dày rỗng có hình chữ J với hai thành trước và sau,
hai bờ cong nhỏ và lớn, và hai đầu là tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Các phần của dạ
dày kể từ trên xuống dưới là tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn vị và môn vị.
4.2. Liên quan
1
8
1
Hình: Liên quan của dạ dày
Bờ cong nhỏ được nối với gan bằng mạc nối nhỏ. Bờ cong lớn được nối với cơ
hoành, tỳ và đại tràng ngang lần lượt bằng các dây chằng vị-hoành. vị - tỳ và vị- đại
tràng.
4.3. Cấu tạo

Hình : Cấu tạo dạ dày

Để thích ứng với chức năng nghiền trộn thức ăn, lớp cơ của dạ dày có ba tầng cơ
thay vì hai tầng: một tầng cơ dọc ở ngoài, một tầng cơ vòng ở giữa và một tầng cơ
1
8
2
chéo ở trong, tầng cơ vòng dày lên ở quanh lỗ môn vị tạo nên cơ thắt môn vị. Khi dạ
dày rỗng, niêm mạc của nó có những nếp dọc gọi là nếp vị. Dưới niêm mạc có nhiều
tuyến tiết dịch vị. Bề mặt niêm mạc dạ dày là một lớp thượng mô trụ đơn. Dưới bề
mặt là mô liên kết xốp. Các tế bào thượng mô phát triển xuống lớp mô liên kết thành
những cột tế bào tiết gọi là các tuyến vị. Chất tiết từ một số tuyến vị đổ vào một hố
nhỏ (hố vị) trước khi đổ vào lòng dạ dày. Tuyến vị chứa ba loại tế bào ngoại tiết: tế
bào cổ tiết niêm dịch, tế bào chính tiết pepsinogen và tế bào thành tiết hydrochloric
acid và yếu tố nội tại. Ngoài ra, tuyến vị vùng hang môn vị còn có loại tế bào gọi là tê
bào G tiết hormon gastrin vào máu.

4.4. Mạch và thần kinh


Các động mạch của dạ dày thường tiếp nối với nhau tạo nên những vòng mạch
chạy dọc theo các bờ cong của dạ dày. Vòng mạch quanh bờ cong nhỏ do động mạch
vị trái, nhánh của động mạch thân tạng, tiếp nối với động mạch vị phải, nhánh của
động mạch gan chung, ở dọc bờ cong nhỏ. Vòng mạch quanh bờ cong lớn do động
mạch vị mạc nối phải, nhánh của động mạch vị tá tràng, nối tiếp với động mạch vị
mạc nối trái, nhánh của động mạch tỳ, ở dọc bờ cong lớn. Các tĩnh mạch đi kèm và
có tên giống với động mạch. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp đổ vào tĩnh mạch cửa.
Bạch huyết của dạ dày đổ vào chuỗi hạch vị mạc nối và chuỗi hạch tụy tỳ. Dạ dày
nhận được các nhánh tự chủ đến từ đám rối tạng và các nhánh thần kinh lang thang
trước và sau.

5. Ruột non và các tuyến tiêu hoá lớn đổ vào ruột non
1
8
3
Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hoá, đi từ môn vị tới góc tá - hỗng tràng.
Nó gồm ba phần liên tiếp nhau là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Các tuyến tiêu hoá
lớn đổ dịch tiết vào tá tràng là gan và tụy cũng được mô tả ở phần này.
5.1. Ruột non
Đặc điểm cấu tạo: Thành ruột non được cấu tạo bằng các lớp áo giống như ở
các đoạn khác của ống tiêu hóa nhưng lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc có những
đặc điểm riêng thích hợp với các quá trình tiêu hóa và hấp thụ. Niêm mạc ruột non có
những nếp vòng không cho phép dịch ruột dịch chuyển theo đường thẳng mà theo
hình xoắn. Niêm mạc có nhiều nhung mao cao 0.5-1 mm nhỏ vào lòng ruột. Số lượng
lớn nhung mao (20-40 tròn milimet vuông) làm cho diện tích bề mặt thượng mô tăng
lên rất nhiều. Mỗi nhung mao có một lõi bằng mô liên kết chứa một tiểu động mạch,
một tiểu tĩnh mạch, một lưới mao mạch và một mao mạch bạch huyết.
Thượng mô của niêm mạc là một thượng mô trụ đơn chứa các tế bào hấp thu,
các tế bào hình đài tiết niêm dịch, các tế bào nội tiết ruột (tiết secretin,
cholecystokinin), và các tế bào Paneth (tiết lysozym và có khả năng thực bào). Màng
đỉnh của các tế bào hấp thu có các vi nhung mao. Có chừng 200 triệu vi mhung mao
trên một milimet vuông niêm mạc. Vì các vi nhung mao làm tăng diện tích bề mặt
màng bào tương, các chất dinh dưỡng có thể khuyếch tán vào tế bào hấp thu rất
nhanh.
Ở vùng niêm mạc nằm giữa chân các nhung mao, thượng mô lõm xuống thành
những khe sâu gọi là tuyến ruột. Các tế bào tuyến ruột dịch chuyển lên trên để tạo
nên thành của các nhung mao và thay thế cho các tế bào ở đỉnh các nhung mao bị
bong ra. Trong lúc dịch chuyển lên chúng tổng hợp nên các men tiêu hóa chứa trong
các vi nhung mao.
Tấm dưới niêm mạc của ruột non các nang bạch huyết chùm và các nang bạch
huyết đơn độc.
5.1.1. Tá tràng
Tá tràng là phần đầu và ngắn nhất của ruột non. Nó cũng là phần cố định (trừ
bóng tá tràng) vì nằm sau phúc mạc. Tá tràng dài khoảng 25 cm, bắt đầu từ môn vị ở
ngang sườn phải đốt sống thắt lưng I và tận cùng tại góc tá-hỗng tràng ở ngang sườn
trái đốt thắtt lưng II. Tá tràng là nơi ống mật và ống tụy đổ vào. Tá tràng uốn cong
hình chữ C hướng sang trái và ôm quanh đầu tụy. Nó đi theo một con đường gấp
khúc gồm bốn phần trên, xuống, ngang và lên.
Phần trên nằm trên sườn phải thân đốt sống thắt lưng I. 2 cm đầu tiên của phần
trên, trông hơi phình to và di động, được gọi là bóng tá tràng hay hành tá tràng.

1
8
4
Phần xuống chạy xuống ở bên phải đầu tụy, dọc theo sườn phải các thân đốt
sống thắt lưng I – III, và ở trước bờ trong thận phải. Ống mật chủ và ống tụy đổ vào
thành sau-trong phần này. Chỗ gấp góc giữa các phần trên và xuống gọi là góc tá
tràng trên.
Phần ngang chạy ngang trước tĩnh mạch chủ dưới và động mạch chủ bụng, sau
các mạch mạc treo tràng trên. Nơi liên tiếp giữa phần xuống và phần ngang gọi là góc
tá tràng dưới.
Phần lên chạy lên dọc bờ trái động mạch chủ bụng và tận cùng tại góc tá hỗng
tràng ở ngang bờ trái thân đốt sống thắt lưng II.
Hình thể trong: Niêm mạc trên mặt trong của phần xuống có hai nhú lồi: ở trên
là nhú tá tràng bé và ở dưới là nhú tá tràng lớn. Ống mật chủ và ống tụy đổ vào tá
tràng tại đỉnh nhú tá tràng lớn; ống tụy phụ đổ vào đỉnh nhú tá tràng bé.

Hình : Tá tràng và tụy nhìn trước


5.1.2. Hỗng tràng và hồi tràng
Hỗng tràng là đoạn giữa của ruột non và hồi tràng là đoạn cuối ruột non. Hai đoạn
này không có ranh giới rõ ràng và dài khoảng 5m. Chúng di động và được treo vảo
thành bụng sau bằng mạc treo ruột. Rễ mạc treo chỉ dài khoảng 15cm và đi từ góc tá-
hỗng tràng tới góc hồi-manh tràng. Vì rễ mạc treo ngắn, hỗng tràng và hồi tràng phải
gấp lại thành các quai hinh chữ U. Khối hỗng tràng-hồi tràng nằm dưới đại tràng
ngang và mạc treo đại tràng ngang, trên các tạng chậu hông, sau mạc nối lớn và ở
giữa hai đoạn đại tràng: đại tràng lên ở bên phải và đại tràng xuống ở bên trái
Mạch máu và thần kinh (xem thêm phần Mạch và thần kinh ruột già)
Động mạch: Hỗng tràng và hồi tràng được các nhánh của động mạch mạc treo
tràng trên cấp máu. Các nhánh này đi trong mạc treo ruột non và phân nhánh tiếp nối
với nhau tạo nên các cung mạch trước khi cho những nhánh thẳng đến ruột.

1
8
5
Tĩnh mach: Các tĩnh mạch đi kèm động mạch rồi đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng
trên.
5.2. Gan
Gan là tuyến lớn nhất cơ thể nặng khoảng 1.4 kg. Gan nằm ở phần tư trên phải
của ổ bụng, nơi nó được che khuất bởi lồng ngực và vòm cơ hoành phải nhưng có
một phần lấn qua đường giữa tới dưới vòm hoành trái. Mặt phải của gan nằm dưới
các xương sườn VII-XI. Bờ dưới gan chạy dọc theo bờ sườn phải. Gan xuống thấp
hơn ở tư thế đứng và có thể sờ thấy gan lúc hít vào sâu. Chiếu lên thành bụng trước,
gan chiếm phần lớn vùng hạ sườn phải, một phần của vùng thưựng vị và lấn sang tận
vùng hạ sườn trái.
5 2.1. Hình thể ngoài và liên quan
Gan có hai mặt: mặt hoành lồi và mặt tạng phẳng. Ranh giới giữa hai mặt ở phía
trước là một bờ sắc gọi là bờ dưới.

1
8
6
Hình : Các mặt của gan

Mặt hoành có hình vòm, nhẵn, khuôn hình theo mặt lõm của cơ hoành. Mặt lồi
này được chia thành các phần trên, trước, phải và sau. Mặt hoành ngăn cách với cơ
hoành bằng ngách dưới hoành. Dây chằng liềm chia ngách này thành hai khoang phải
và trái, đồng thời chia mặt hoành thành hai thùy phải và trái. Phần sau của mặt hoành
có một vùng không được phúc mạc phủ, được gọi là vùng trần và dính vào cơ hoành.
Trên vùng trần có rãnh dây chằng tĩnh mạch và khe dây chằng tròn. Qua cơ hoành,
mặt hoành liên quan với ổ màng phổi phải và ổ ngoại tâm mạc.
Mặt tạng hướng về phía sau-dưới và liên quan với nhiều tạng bụng. Ở giữa mặt
tạng có một khe nằm ngang gọi là cửa gan. Đáy là nơi mà tĩnh mạch cửa và động
mạch gan đi vào gan và các ống mật rời khỏi gan. Từ đầu phải của cửa gan chạy tới
1
8
7
bờ dưới của gan có hố túi mật (chứa túi mật). Từ đầu trái của cửa gan có khe dây
chằng tròn (chứa dây chằng tròn gan) chạy ra trước tới bờ dưới của gan và khe dây
chằng tĩnh mạch (chứa dây chằng tĩnh mạch) chạy ra sau tới mặt hoành.
Mặt tạng được chia làm bốn thùy và mang những vết ấn của các tạng bụng. Thùy
phải nằm ở bên phải hố túi mật, nơi có ấn đại tràng ở trước, ấn thận và ấn thượng
thận ở sau. Thùy trái nằm ở bên trái khe dây chằng tròn và khe dây chằng tĩnh mạch,
có ấn thực quản và ấn dạ dày. Thùy vuông nằm trước cửa gan, có ấn tá tràng và thùy
đuôi nằm sau cửa gan. Mạc nối nhỏ đi từ mặt tạng của gan tới dạ dày và hành tá
tràng.
5.2.2. Cấu tạo
Gan được phủ bởi phúc mạc, trừ vùng trần, hố túi mật và cửa gan. Dưới phúc mạc
là áo xơ. Ở cửa gan, áo xơ cùng các mạch đi vào trong gan tạo nên bao xơ quanh
mạch. Gan được tạo nên từ nhiều đơn vị chức năng gọi là tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy là
một khối nhu mô gan mà mặt cắt ngang có hình 5 hoặc 6 cạnh, ở mỗi góc của tiểu
thùy có một khoảng mô liên kết gọi là khoảng cửa, nơi chứa một nhánh tĩnh mạch
cửa, một nhánh động mạch gan và một ống dẫn mật. Ở trung tâm mỗi tiểu thùy gan
có một tĩnh mạch trung tâm. Từ tĩnh mạch trung tâm có những đôi dây tế bào gan
hình lập phương tỏa ra ngoại vi. Giữa hai đôi dây tế bào liền nhau là những mao
mạch dạng xoang (lớn hơn mao mạch bình thường) dẫn máu từ nhánh tĩnh mạch cửa
và nhánh động mạch gan ở khoảng cửa tới tĩnh mạch trung tâm. Thành của các mao
mạch dạng xoang được tạo nên bởi các tế bào nội mô, trong đó có một số đại thực
bào có tên là tế bào Kupffer. Các tĩnh mạch trung tâm của một số tiểu thùy tạo nên
các tĩnh mạch lớn hơn, và cuối cùng tạo thành các tĩnh mạch gan chạy ra khỏi gan đổ
vào tĩnh mạch chủ dưới. Ở giữa các dây tế bào gan của mỗi đôi dây là các vi quản
mật; đầu ngoại vi của vi quản mật đổ vào ống mật ở khoảng cửa (ống gian tiểu thuỳ).
Các ống mật ở khoảng cửa hợp nên những ống mật lớn dần, cuối cùng thành các ống
gan phải và trái đi ra khỏi gan.

1
8
8
Hình : Tiểu thùy gan

5.2.3. Các phương tiện giữ gan tai chỗ


Gan được giữ tại chỗ bởi: (1) tĩnh mạch chủ dưới cùng các tĩnh mạch gan; (2)
dây chằng hoành-gan (là lớp mô liên kết dính vùng trần của gan với cơ hoành) và (3)
dây chằng vành.
Dây chằng vành được tạo nên bởi sự lật của phúc mạc gan lên cơ hoành: phúc
mạc từ mặt hoành lật lên trên và ra trước, phúc mạc từ tạng lật xuống dưới và ra sau;
những đường lật được gọi là các lá của dây chằng; khoảng nằm giữa hai đường lật là
vùng trần. Vùng trần của gan hẹp dần về phía hai đầu gan và tại đó các lá trên và dưới
gặp nhau tạo nên các dây chằng tam giác phải và trái. Như vậy, dây chằng vành là nơi
liên tiếp giữa phúc mạc phủ gan và phúc mạc phủ mặt dưới cơ hoành. Hai nửa của lá
trước-trên của dây chằng vành tiến từ hai đầu gan vào giữa nhưng không gặp nhau vì
mỗi nửa lá liên tiếp với một lá của dây chằng liềm. Dây chằng liềm là một nếp phúc
mạc hình liềm đi từ mặt hoành của gan tới cơ hoành và thành bụng trước (tới rốn).
Giữa hai lá của bờ tự do dây chằng liềm chứa một thừng sợi gọi là dây chằng tròn
gan: Dây chằng này đi từ rốn tới khuyết dây chằng tròn ở bờ dưới gan. Hai nửa của lá
sau-dưới của dây chằng vành cũng tiến từ hai đầu gan vào giữa và liên tiếp với hai lá
mạc nối nhỏ. Dây chằng liềm và các dây chằng tam giác được xem như những bộ
phận của dây chằng vành.
5.2.4. Đường dẫn mật ngoài gan
1
8
9
Mật được dẫn ra khỏi gan bằng các ống gan phải và trái. Sau khi ra khỏi gan ở
cửa gan, các ống này hợp thành ống gan chung, một ống dài khoảng 4cm. Ống gan
chung chạy xuống dưới trong mạc nối nhỏ và cùng với ống túi mật hợp nên ống mật
chủ khi tới gần phần trên tá tràng.
Ống mật chủ dài khoảng 8 -10 cm và có đường kính khoảng 5 - 6 mm. Ống này
tiếp tục chạy xuống trong mạc nối nhỏ, sau đó đi ở sau phần trên tá tràng và đầu tụy
rồi cùng ống tụy đổ vào phần xuống tá tràng ở đỉnh nhú tá tràng lớn.
Túi mật là một túi hình quả lê, nằm trong hố túi mật ở mặt tạng của gan. Túi mật,
với kích thước khoảng 8cm chiều dài và khoảng 3 cm bề ngang (nơi rộng nhất), gồm
một đáy hướng ra trước và vượt quá khuyết túi mật của bờ dưới gan, một thân nằm áp
vào hố túi mật, và một cổ.
Ống túi mật, dài từ 2 đến 4 cm, từ cổ túi mật chạy xuống dưới và sang trái hợp
với ống gan chung tạo nên ống mật chủ.
Các ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ là đường mật chính. Túi
mật và ống túi mật là đường mật phụ.

5.2.5. Mạch máu của gan


Gan dược cấp máu bởi động mạch gan riêng và tĩnh mạch cửa. Máu được dẫn
khỏi gan nhờ các tĩnh mạch gan.
Động mạch gan riêng: Sau khi tách khỏi động mạch thân tạng, động mạch gan
chung chạy ra trước và sang phải ở trên khối tá-tụy. Nó tách ra động mạch vị - tá
1
9
0
tràng trước khi chạy lên vào cuống gan. Trong cuống gan, nó đi ở trước tĩnh mạch
cửa và bên trái ống mật chủ và ống gan chung, tách ra động mạch vị phải rồi trở
thành động mạch gan riêng. Chạy lên tới gần cửa gan, động mạch gan riêng tách đôi
thành ngành phải và ngành trái. Các ngành này đi vào gan và chia nhánh nhỏ dần tới
những tiểu động mạch nằm trong khoảng cửa. Trước khi vào gan, ngành phải tách ra
động mạch túi mật.
Tĩnh mạch cửa: Tĩnh mạch cửa đưa các chất hấp thu được từ ống tiêu hoá dưới
cơ hoành về gan. Tĩnh mạch cửa do tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch tỳ
hợp thành ở sau tụy; tĩnh mạch tỳ tiếp nhận tĩnh mạch mạc treo tràng dưới. Tĩnh
mạch cửa chạy lên trong mạc nối nhỏ cùng động mạch gan riêng và ống mật chủ: tới
cửa gan, nó chia thành các ngành phải và trái đi vào gan, phân nhánh trong gan đến
các tiểu tĩnh mạch ở khoảng cửa. Trên đường đi tĩnh mạch cửa nhận tĩnh mạch túi
mật, các tĩnh mạch cạnh rốn, tĩnh mạch vị trái, tĩnh mạch vị phải và tĩnh mạch trước
môn vị.
Các tĩnh mạch gan: Các tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ của gan hợp nên các tĩnh
mạch lớn dần rổi cuối cùng tạo thành các tĩnh mạch gan phải, giữa và trái. Các tĩnh
mạch gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.
5.2.6. Cuống gan
Cuống gan đi từ cửa gan tới phần trên tá tràng và là nơi chứa hầu hết các thành
phần đi vào và đi ra khỏi gan. Các thành phần của cuống gan nằm giữa hai lá của mạc
nối nhỏ và bao gồm: đường dẫn mật chính, động mạch gan riêng, tĩnh mạch cửa, các
mạch bạch huyết và thần kinh.

Hình : Cuống gan

1
9
1
5.3. Tụy
Tụy vừa là một tuyến ngoại tiết của hệ tiêu hoá, vừa là một tuyến nội tiết. Tụy dài
khoảng 15 cm. Nó vắt ngang trước cột sống thắt lưng và đi từ phần xuống của tá
tràng tới cuống tỳ. Tụy nằm sau phúc mạc, trừ đuôi tụy.
5.3.1. Hình thể ngoài và liên quan
Tụy trông như một cái búa; từ phải sang trái, nó có ba phần là đầu, thân và đuôi.
Đầu tụy gần có hình vuông và tách ra một mỏm ở dưới gọi là mỏm móc. Đầu
được phần cố định của tá tràng vây quanh và gắn với phần này thành một khối có
những liên quan chung. Mặt sau của khối dính với mặt trước thận và tuyến thượng
thận phải, cuống thận phải và tĩnh mạch chủ dưới; ống mật chủ đào thành một rãnh ở
mặt sau đầu tụy. Mặt trước của khối bị gan, túi mật, môn vị và ruột non trùm lên. Rễ
mạc treo đại tràng ngang đi ngang qua đẩu tụy.
Thân tụy liên quan trước qua túi mạc nối với dạ dày; mặt sau dính với thận trái,
cuống thận trái và tuyến thượng thận trái. Rễ mạc treo đại tràng ngang bám dọc theo
bờ dưới của thân; bờ trên có động mạch tỳ nằm.
Đuôi tụy cùng với các mạch tỳ và di động trong hai lá của dây chằng tụy-tỳ.
5.3.2. Cấu tạo của tụy - các ống tiết
Mô tụy bao gồm nhiều tiểu thuỳ. Mỗi tiểu thuỳ do nhiều nang tuyến hợp nên và
thành của mỗi nang lại do các tế bào tiết dịch (ngoại tiết) tạo thành. Dịch từ mỗi tiểu
thuỳ được dẫn lưu bởi một ống tiết nhỏ, và những ống này hợp lại để cuối cùng đổ
vào hai ống lớn là ống tụy chính và ống tụy phụ. Ống tụy đi ngang qua suốt chiều dài
đuôi tụy và thân tụy, tới ngang khuyết tụy thi đi chếch xuống dưới và sang phải qua
đầu tụy rồi cùng ống mật chủ đổ vào phần xuống tá tràng tại một lỗ ở đỉnh nhú tá
tràng lớn. Thường thì ống mật chủ hợp với ống tụy thành một đoạn ống chung ngắn
trước khi vào tá tràng và đọan này thường phình ra tạo nên bóng gan tụy. Các thớ cơ
vòng ở quanh đầu đổ vào tá tràng của bóng tạo nên cơ thắt bóng gan tụy. Ống tụy phụ
dẫn dịch của đầu tụy; nó xuất phát từ ống tụy ở nơi mà ống tụy bắt đầu thay đổi
hướng đi và chạy thang sang phải đổ vào phần xuống tá tràng ở đỉnh nhú tá tràng bé.
Nằm xen kẽ với các nang tuyến tụy ngoại tiết còn có những đám tế bào gọi là các tiểu
đảo Langerhans. Chúng tiết ra insulin, glucagon và somatostatin; các hormon này đi
thẳng vào máu để tham gia vào sự chuyển hoá glucose của cơ thể.
5.3 3. Mạch máu và thần kinh
Động mạch: Thân và đuôi tụy được cấp máu bởi các nhánh của động mạch tỳ. Đầu
tụy và tá tràng cũng được nuôi dưỡng bỏi các nhánh tá-tụy của động mạch vị-tá tràng
và động mạch mạc treo tràng trên. Động mach vị-tá tràng tách ra các động mạch tá-
1
9
2
tụy trên trước và sau; động mạch mạc treo tràng trên tách ra động mạch tá-tụy dưới
với hai nhánh trước và sau.
Tĩnh mạch: đi kèm động mạch và đổ vào hệ thống tĩnh mạch cửa.
6. Ruột già
6.1. Giới hạn, phân đoạn, vị trí và kích thước
Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu hóa và gồm bốn phần: manh tràng, đại tràng,
trực tràng và ống hậu môn. Đại tràng lại gồm bốn khúc đi từ manh tràng đến trực
tràng: đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng xích- ma. Các phần
của ruột già nằm ở ngòai vị của phần ổ bụng dưới gan và dạ dày; chúng sắp xếp thành
một hình chữ U lộn ngược vây lấy khối ruột non. Ruột già dài khoảng 1.5m và có
đường kính khoảng 6,5cm. Ruột già có những đặc điểm chung về hình thể, cấu tạo và
sự cấp máu.
6.2. Hình thể và cấu tạo
Mặt ngoài của manh tràng và đại tràng có ba dải dọc gọi là các dải sán đại tràng
hay các dải cơ dọc. Vùng nằm giữa các sán đại tràng có những bướu đại tràng ngăn
cách nhau bởi những nếp thắt ngang. Có những túi phúc mạc nhỏ chứa mỡ có tên là
những mẩu phụ (túi thừa) mạc nối bám vào các dải sán đại tràng. Mặt trong manh
tràng và đại tràng có những nếp bán nguyệt nhô vào, mỗi nếp tương ứng với một nếp
thắt ngang thấy ở mặt ngoài.

Hình : Sơ đồ các đoạn của ruột già


1
9
3
Về cấu tạo, niêm mạc ruột già có nhiều tế bào tiết nhầy hình đài tạo nên các ống
tuyến đơn tiết nhầy và nhiều nang bạch huyết đơn độc, không có nang bạch huyết
chùm (trừ ruột thừa); lớp cơ dọc của manh tràng và đại tràng dày lên ở ba nơi tạo nên
các dải sán đại tràng; các dải sán đại tràng có vẻ như ngăn hơn chiều dài đại tràng làm
cho lớp thanh mạc bị rúm lại tạo nên các mẩu phụ mạc nối.
6.3. Mô tả các đoạn của ruột già
6.3.1.Manh tràng và ruột thừa: Manh tràng nằm dưới chỗ tiếp nối hồi-manh
tràng, liên tiếp với đại tràng lên ở đầu trên, tịt ở đầu dưới và có thể có hai hoặc nhiều
nếp phúc mạc (nếp sau manh tràng) nối mặt sau của nó với phúc mạc thành. Ruột
thừa cũng là một ống nhỏ tịt đầu có hình con giun, dài khoảng 8 cm. Nó bám vào mặt
sau-trong của manh tràng, ở dưới góc hồi-manh tràng khoảng 2 -3cm, và được treo
bằng một mạc treo. Lòng của ruột thừa thông với lòng manh tràng qua lỗ ruột thừa;
lớp niêm mạc của nó chứa nhiều nang bạch huyết chùm. Ở lỗ thông từ hồi tràng vào
manh tràng có van hồi manh tràng.
6.3.2.Khối manh tràng-ruột thừa nằm ở vùng hố chậu phải, trước cơ thắt lưng và
sau thành bụng trước. Điểm đối chiếu của gốc ruột thừa lên thành bụng trước là trung
điểm của đường nối từ rốn tới gai chậu trước trên phải. Ruột thừa có thành dày và
nhiều nang bạch huyết nên hay bị viêm. Gốc ruột thừa ở vị trí cố định nhưng ruột
thừa lại có vị trí rất thay đổi.

Hình : Manh tràng và ruột thừa


1
9
4
6.3.3.Đại tràng lên: Đại tràng lên dài từ 12 đến 20 cm. Từ chỗ tiếp nốì với manh
tràng, nó đi lên tới dưới một tạng của gan thì liên tiếp với đại tràng ngang tại góc đại
tràng phải. Đại tràng lên nằm ở bên phải khối ruột non, sau thành bụng trước và ngăn
cách với thành bụng bên bằng một rãnh. Nó được phúc mạc phủ ở mặt trước và hai
mặt bên, còn mặt sau thì dính vào thành bụng sau và đầu cực thận phải.
6.3.4.Đại tràng ngang: Với chiều dài khoảng 40 - 50 cm, đại tràng ngang đi từ
góc đại tràng phải (ở dưới gan) tới góc đại tràng trái (ở dưới tỳ) theo một đường cong
lồi xuống dưới. Nó được treo vào thành bụng sau bởi mạc treo đại tràng ngang. Đại
tràng ngang và mạc treo của nó nằm dưới gan, dạ dày và tỳ, trên khối ruột non.
6.3.5.Đại tràng xuống : Đại tràng xuống dài từ 25 - 30 cm. Nó từ góc đại tràng
trái, nó đi thẳng xuống dọc theo thành bụng trái cho tới mào chậu; từ đây, nó cong về
phía đường giữa đến bờ trong cơ thắt lưng thì liên tiếp với đại tràng xích-ma. Mặt sau
của đại tràng xuống không có phúc mạc phủ như mặt trước mà dính với thành bụng
sau và mặt trước thận trái.
6.3.6.Đại tràng xích-ma: Đại tràng xích-ma là đoạn cuối của đại tràng, dài
khoảng 30 cm. Nó liên tiếp với trực tràng ở ngang mức đốt sống cùng III. Đại tràng
xích-ma di động vì được treo vào thành chậu hông bởi mạc treo đại tràng xích-ma.
6.3.7.Trực tràng: Trực tràng dài khoảng 12cm và phồng to thành bóng trực tràng.
Từ chỗ liên tiếp với đại tràng xích-ma ở ngang mức đốt sống cùng III, nó đi xuống
theo chiều cong của xương cùng và xương cụt (góc cùng ) và khi tới trên đỉnh xương
cụt khoảng 3cm thì liên tiếp với ống hậu môn. Ống hậu môn cùng với trực tràng tạo
thành một góc mở ra sau- góc đáy chậu .
Trong lòng trực tràng, niêm mạc bị các thớ cơ vòng đội lên tạo thành các nếp
ngang trưc tràng hình liềm; đó là các nếp trên, giữa và dưới. Lớp cơ dọc của trực
tràng lại phân bố đều nên không có các dải dọc trên bề mặt như ở đại tràng và manh
tràng.
Phúc mạc chỉ phủ nửa trên của mặt trước và phần ba trên của mặt bên trực tràng.
Trực tràng liên quan sau với mặt trước các xương cùng-cụt và các mạch- thần kinh ở
trước xương cùng. Về phía trước, phần có phúc mạc phủ của trực tràng liên quan với
tử cung và vòm âm đạo qua túi cùng trực tràng-tử cung (ở nữ), với bàng quang, túi
tinh và bóng ống tinh qua túi cùng trực tràng-bàng quang (ở nam). Phần trực tràng
dưới phúc mạc ở nữ ngăn cách với âm đạo bằng vách trực tràng-âm đạo: ở nam ngăn
cách với tuyến tiền liệt bằng vách trưc tràng-bàng quang.
6.3.8.Ống hậu môn: Ống hậu môn dài từ 2,5 đến 4 cm. Từ góc đáy chậu của trực
tràng, nó chạy xuống dưới ra sau xuyên qua hoành chậu hông và đáv chậu rồi tận
cùng ở hậu môn . Bao quanh ống hậu môn là cơ thắt hậu môn ngoài.
1
9
5
Niêm mạc của nửa trên ống hâu môn có các nếp dọc nhô lên gọi là cột hậu môn,
mỗi cột chứa một nhánh tận cùng của động mạch và tĩnh mạch trực tràng trên và các
bó sợi cơ dọc. Đây là nơi các tĩnh mạch trực tràng trên của hệ thống cửa tiếp nối với
các tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới. Đường nối đầu trên của các cột hậu môn là
đường hậu môn-trực tràng. Nền của các cột hậu môn ở dưới được nối với nhau bằng
các nếp hình bán nguyệt gọi là các van hậu môn. Mỗi van cùng hai cột lân cận giới
hạn nên một xoang hậu môn. Niêm mạc của ống hậu môn là thượng mô lát tầng liên
tục với niêm mạc trực tràng ở trên và hoà nhập với da ở dưới.
6.4. Mạch của ruột già
6.4.1. Các động mạch : Ruột già được các động mạch mạc treo tràng trên và dưới cấp
máu; riêng phần dưới trực tràng và ống hậu môn do động mạch trực tràng giữa của
động mạch chậu trong và động mạch trực tràng dưới của động mạch thẹn trong cấp
máu.

Hình : Động mạch nuôi dưỡng ruột già


Động mạch mạc treo tràng trên tách ra từ mặt trước của động mạch chủ bụng ở
ngang đĩa gian đốt sống ngực XII-thắt lưng I, sau đầu tụy. Động mạch đi xuống bắt
chéo trước mỏm móc và phần ngang tá tràng rồi đi trong rễ mạc treo ruột non; cuối
cùng đi trong mạc treo ruột non và tách ra nhiều nhánh cho ruột non. Trước khi đi
vào mạc treo ruột non, động mạch tách ra nhiểu nhánh cho tá- tụy, manh tràng, ruột
thừa, đại tràng lên và đại tràng ngang. Các nhánh cho đại tràng tiếp nối với nhau tạo
nên các cung mạch viền đại tràng.
Động mạch mạc treo tràng dưới tách ra từ động mạch chủ bụng ở ngang mức đốt
sống thắt lưng III. Nó đi xuống dưới và sang trái và tận cùng bằng động mạch trực
1
9
6
tràng trên ở ngang đốt sống cùng III. Động mạch trực tràng trên chia thành hai nhánh
đi xuống ở hai bên trực tràng. Các nhánh bên của động mạch mạc treo tràng dưới cấp
máu cho đại tràng xuống, đại tràng xích-ma và một phần đại tràng ngang.
6.4.2.Các tĩnh mạch: Máu tĩnh mạch ruột già được dẫn lưu chủ yếu bởi các tĩnh mạch
mạc treo tràng trên và dưới, mỗi tĩnh mạch dẫn lưu cho vùng được cấp máu bởi động
mạch cùng tên. Các tĩnh mạch này cùng với tĩnh mạch tỳ và các tĩnh mạch dạ dày
hợp thành tĩnh mạch cửa. Các tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới đổ về tĩnh mạch
chậu trong.
6.4.3.Bạch huyết: Mạch bạch huyết từ nửa dưới trực tràng và phần trên ống hậu môn
chạy theo bó mạch trực tràng giữa rồi đổ vào các hạch chậu trong. Các mạch bạch
huyết từ phần dưới ống hậu môn đổ vào các hạch bẹn.
Phần lớn mạch bạch huyết của nửa trên trực tràng chạy theo các mạch trực tràng
trên tới các hạch mạc treo tràng dưới. Bạch huyết từ đại tràng xích - ma và đại tràng
xuống đổ về các hạch mạc treo tràng dưới hoặc các hạch sau tụy (theo tĩnh mạch mạc
treo tràng dưới). Các hạch mạc treo tràng trên thu bạch huyết từ những vùng do động
mạch mạc treo tràng trên cấp máu.

1
9
7
SINH LÝ TIÊU HÓA

Mục tiêu học tập


Trình bày được hoạt động cơ học và bài tiết dịch tiêu hoá ở các đoạn ống tiêu hoá
Trình bày được hấp thu các sản phẩm tiêu hóa ở các đoạn ống tiêu hoá
Trình bày được các chức năng của gan
Trình bày được động tác đại tiện

Nội dung
Bộ máy tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Ống tiêu hoá gồm
miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm:
tuyến nước bọt, tụỵ, gan và các tuyến nằm ngay trong thành ống tiêu hoá.
Chức năng của ống tiêu hoá là tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành những chất có
thể hấp thu được và hấp thu các sản phẩm đó vào máu, để cung cấp năng lượng và
các chất cần thiết cho cơ thể. Thực hiện được chức năng này là nhờ hoạt động cơ học,
hoạt động bài tiết dịch và hoạt động hấp thu của ống tiêu hoá. Nghiên cứu sinh lý tiêu
hoá thường nghiên cứu hoạt động chức năng từng đoạn ống tiêu hoá.

1. Tiêu hoá ở miệng và thực quản


Chức năng của miệng là tiếp nhận thức ăn và bắt đầu tiêu hoá thức ăn
1.1. Hoạt động cơ học của miệng
Nhai là động tác mà hàm dưới nâng lên và hạ xuống, răng của hai hàm ép và
nghiền với nhau làm cho thức ăn bị cắt, xé, nghiền thành các mảnh nhỏ và trộn với
nước bọt. Nhờ động tác nhai làm cho tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn nước bọt và
làm cho thức ăn trơn dễ nuốt. Nhai là động tác vừa chủ động và vừa tự động, nói
chung nhai là động tác tự động nhờ các phản xạ không điểu kiện do tác dụng của thức
ăn vào răng và niêm mạc miệng gây nên. Nhai là động tác chủ động gặp khi tiếp nhận
thức ăn, nhai thức ăn khó nhai v.v.
1.2.Hoạt động bài tiết dịch tiêu hoá ở miệng
Dịch tiêu hoá ở miệng là nước bọt. Nước bọt được bài tiết từ các tuyến nước bọt:
tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi và các tuyến ở niêm mạc miệng
Nước bọt là chất lỏng không màu, quánh, men tiêu hoá là amylase có tác dụng
thủy phân tinh bột chín thành đường maltose. Chất nhày có tác dụng bảo vệ niêm
mạc miệng khỏi tác dụng cơ học của thức ăn và làm cho thức ăn dễ nuốt.
Nước bọt được bài tiết trong cả ngày và được tăng lên trong khi ăn, nước bọt
được bài tiết tăng lên nhờ phản xạ không điều kiện do các kích thích vào niêm mạc
1
9
8
miệng. Nước bọt cùng được bài tiết bởi phản xạ có điều kiện do các kích thích có liên
quan đến ăn uống, như nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy mùi thức ăn thậm chi chỉ nghĩ
đến thức ăn.
1.3. Nuốt
Nuốt là hoạt động cơ học của miệng và thực quản, trong giai đoạn đầu của nuốt
là động tác chủ động, người ta chủ động ngậm miệng lại, lưỡi nâng lên ép vào vòm
miệng, dồn thức ăn từ miệng vào họng. Từ đây nuốt được thực hiện thụ động nhờ
phản xạ không điều kiện, được gọi là phản xạ nuốt. Khi thức ăn đến một đoạn nào thì
đoạn đó và trên đó co lại còn đoạn dưới đó giãn ra, nhờ vậy mà thức ăn được đưa
xuống dạ dày. Khi thức ăn qua họng dưới, nhờ phản xạ nuốt mà thanh quản nâng lên
ép vào nắp thanh quản, do vậy khi nuốt người ta nín thở. Nếu trong khi nuốt mà cười,
nói, thanh quản mở thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí gây sặc.
2. Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hoá, phía trên thông với thực quản qua
tâm vị, phía dưới thông với ruột non qua môn vị.
Chức năng của dạ dày là chứa đựng và tiếp tục tiêu hóa thức ăn.
2.1. Chứa đựng thức ăn của dạ dày
Thành dạ dày gồm có 3 lớp cơ trơn, thân dạ dày có khả năng giãn rất lớn, vì vậy
khi thức ăn vào đến đâu thì thân dạ dày giãn ra đến đó, làm cho áp suất dạ dày không
tăng lên, không ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn. Sau bữa ăn toàn bộ thức ăn chứa
đựng ở vùng thân dạ dày. Thức ăn ăn vào trước nằm ở xung quanh khối thức ăn,
được thấm dịch vị và bắt đầu tiêu hoá, thức ăn ăn vào sau nằm trung tâm khối thức ăn
chưa ngấm dịch vị tiếp tục được tiêu hoá bởi amylase nước bọt. Sau bữa ăn, thức ăn
được đưa xuống dạ dày thành từng đợt, do vậy mà nhờ chức năng chứa đựng của dạ
dày mà chúng ta ăn từng bữa nhưng quá trình tiêu hóa và hấp thu diễn ra hầu như
trong cả ngày.
2.2. Hoạt động cơ học của dạ dày
2.2.1. Đóng mở tâm vị
Khi thức ăn chạm vào tâm vị cơ thắt tâm vị mở ra do phản xạ ruột, thức ăn vào
dạ dày đồng thời tâm vị lại đóng lại. Khi dịch vị quá acid (toan) thì tâm vị dễ mở ra
gây ợ hơi, ợ chua.
2.2.2. Hoạt động cơ học của thân dạ dày
Khi dạ dày chưa có thức ăn thỉnh thoảng dạ dày có một đợt co bóp yếu, khi có
cảm giác đói co bóp này tăng lên đó là cử động đói của dạ dày. Thức ăn vào đến dạ
dày làm xuất hiện co bóp ở vùng thân dạ dày lan truyền theo kiểu làn sóng lan dần
đến môn vị, môi trường dạ dày càng acid thì co bóp càng mạnh. Nhờ co bóp của dạ
1
9
9
dày làm cho dịch vị ngấm vào khối thức ăn, làm cho thức ăn bị tan rã ở phần xung
quanh khối thức ăn và bị lôi cuốn xuống vùng hang.
2 2.3. Hoạt động đóng mở môn vị
Bình thường ngoài bữa ăn môn vị hé mở, khi bắt đầu bữa ăn tâm vị đóng chặt lại.
Khi thức ăn được tiêu hoá thành vị trấp, nhu động dạ dày tăng lên làm cho mỗi lần co
bóp thì môn vị mở ra đẩy một lượng thức ăn qua môn vị xuống tá tràng, khi thức ăn
xuống tá tràng kích thích tá tràng làm cho môn vị đóng lại. Như vậy thức ăn từ dạ dày
xuống ruột thành từng đợt khiến cho thức ăn được tiêu hoá và hấp thu triệt để.
Thời gian thức ăn ở dạ dày phụ thuộc vào tuổi, giới, thể lực, trạng thái tâm lý và
tính chất hoá học của thức ăn; thời gian ở dạ dày của thức ăn glucid, protid, lipid lần
lượt là: 4 - 6 - 8 giờ.
2.2 4. Hoạt động bài tiết dịch của dạ dày
Dịch vị là sản phẩm bài tiết của tuyến dạ dày, tuyến dạ dày gồm có tế bào chính
bài tiết men tiêu hoá, tế bào viền bài tiết acid HC1, tế bào nhày bài tiết ra chất nhày.
Dịch vị là một chất lỏng quánh không màu, pH xấp xỉ 1, gồm có nhóm men tiêu
hoá, nhóm chất vô cơ và nhóm chất nhày.
Nhóm men tiêu hoá:
Pepsin được bài tiết từ tế bào chính ở dạng chưa hoạt động là pepsinogen, được
hoạt hoá bởi HCl của dịch vị tạo ra pepsin và bởi chính pepsin vừa tạo ra, hoạt động
trong môi trường acid. Tác dụng của pepsin là thuỷ phân liên kết peptid của protein
cho sản phẩm là polypeptid, có tên là pepton và proteose, tiêu hoá được 20% protein
có trong thức ăn.
Lipase được bài tiết từ tế bào chính, có tác dụng thuỷ phân các lipid đã được nhũ
tương hoá cho sản phẩm là các monoglycerid, diglycerid và acid béo.
Gelatinase có tác dụng thủy phân collagen có trong khối thức ăn để các men khác
tác dạng.
Nhóm chất vô cơ
Chất vô cơ quan trọng nhất của dịch vị là HC1, được bài tiết từ tế bào viền, có tác
dụng: hoạt hoá pepsinogen thành pepsin, tạo pH cho pepsin hoạt động, sát khuẩn,
thuỷ phân cellulose còn non, tham gia vào đóng mở môn vị.
Nhóm chất nhày
Chất nhày được bài tiết bởi các tế bào tiết nhày, tạo ra một màng dai kiềm phủ
toàn bộ niêm mạc dạ dày, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác dụng của HCl
và pepsin. Chính vì vậy dạ dày có thể tiêu hoá được protid nhưng không tiêu hoá
dược dạ dày. Bình thường bài tiết chất nhày, bài tiết pepsin và HC1 là cân bằng nhau,
khi mất cân bằng giữa hai nhóm này dễ gây viêm loét dạ dày.
2
0
0
Trong nhóm chất nhày còn có yếu tố nội, chất này tạo với vitamin B12 thành
phức chất, tránh cho vitamin B12 khỏi tác dụng của HC1 và các men tiêu hoá khác,
đồng thời tham gia hấp thu vitamin B12 ở ruột non.
2.2.5. Điều hoà bài tiết dịch vị
Dịch vị được bài tiết trong cả ngày, được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và thể
dịch.
Cơ chế thần kinh
Khi thức ăn chưa vào đến dạ dày dịch vị tăng bài tiết nhờ phản xạ có điều kiện và
phản xạ không điều kiện. Phản xạ có điều kiện được phát động bởi các kích thích có
liên quan đến ăn uống như: nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy mùi thức ăn v.v. Phản xạ
không điều kiện được phát động khi thức ăn kích thích vào răng, niêm mạc miệng.
Phản xạ không điều kiện và có điều kiện điều hoà bài tiết dịch vị thông qua dây X,
chất truyền đạt thần kinh là acetylcholin. Dịch vị bài tiết ở giai đoạn này có tác dụng
sẵn sàng tiêu hoá thức ăn, chịu ảnh hưởng bởi tâm lý, nên còn gọi là dịch vị tâm lý.
Giai đoạn này còn đựợc gọi là giai đoạn thần kinh hay giai đoạn đầu của bài tiết dịch
vị.
Khi thức ăn vào đến dạ dày, dưới tác dụng cơ học, hoá học của thức ăn tác dụng
lên các sợi thần kinh cảm giác ở dạ dày gây ra phản xạ tại chỗ hay qua dây X làm
tăng bài tiết dịch vị. Dưới tác dụng cơ học hoá học của thức ăn kích thích niêm mạc
dạ dày bài tiết gastrin vào máu đến thân dạ dày làm tăng bài tiết dịch vị, khi dịch vị
quá acid làm giảm bài tiết gastrin làm giàm bài tiết dịch vị. Vì vậy người ta còn gọi
đây là giai đoạn thần kinh - thể dịch điều hoà bài tiết dịch vị. Histamin bài tiết từ
niêm mạc dạ dày vào máu có tác dụng làm tăng tác dụng của gastrin và acetylcholin
lên bài tiết dịch vị. Hormon vỏ thượng thận có tác dụng tăng bài tiết HC1 và pepsin
nhưng làm giảm tiết chất nhày. Các thuốc có tác dụng ức chế receptor H2 của
histamin dùng điều trị loét dạ dày tá tràng, còn các thuốc là hormon thượng thận dễ
gây loét dạ dày tá tràng.
Cơ chế thể dịch
Khi thức ăn xuống đến ruột dưới tác dụng cơ học, hoá học của thức ăn, kích
thích tá tràng bài tiết gastrin vào máu đến thân dạ dày làm tăng bài tiết dịch vị. Khi vị
trấp quá acid, hay thức ăn nhiều mỡ, tá tràng bài tiết nhiều secretin. GIP (gastric
inhibitory peptid) làm giảm bài tiết dịch vị. Giai đoạn này điều hoà bài tiết dịch vị
chủ yếu là cơ chế thể dịch nên người ta còn gọi là giai đoạn thể dịch bài tiết dich vị
hay giai đoạn ruột.

3. Tiêu hóa ở ruột non


2
0
1
Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hoá vào khoảng 300 - 600 cm, cũng là
đoạn ống có nhiều dịch tiêu hoá nhất để hoàn tất quá trình tiêu hoá và là nơi chủ yếu
xảy ra hấp thu thức ăn.
3.1. Hoạt động cơ học của ruột non
Hoạt động co thắt có tác dụng làm cho dịch tiêu hoá thấm sâu vào khối thức ăn,
đồng thời phân cắt khối thức ăn trong ruột.
Cử động quả lắc có tác dụng làm cho từng đoạn ruột lật bên này rồi lại lật lại bên
kia, khiến cho thức ăn được nhào trộn kỹ với dịch tiêu hoá.
Nhu động là những hoạt động co thắt được lan truyền theo kiểu làn sóng từ dạ
dày xuống ruột già. Cử động này có tác dụng vận chuyển thức ăn, tạo điều kiện cho
việc hấp thu hết thức ăn, khi nhu động tăng lên quá mạnh thức ăn hấp thu không hết
gây ỉa chảy và đau.
Phản nhu động là những hoạt động theo chiều ngược lại với nhu động, có tác
dụng kéo dài thời gian tồn tại của thức ăn trong ống tiêu hoá, tạo điều kiện tiêu hóa
và hấp thu hết thức ăn. Khi phản nhu động tăng lên sẽ gây nôn, lồng ruột.
3.2. Hoạt động bài tiết dịch tụỵ
Dịch tụy là sản phẩm bài tiết của tuyến tụỵ ngoại tiết, là một chất lỏng trong suốt,
không màu, pH bằng 7,8-8,4, thành phần chủ yếu là nước, chất vô cơ và men tiêu
hoá. Men tiêu hoá của dịch tụy có cả 3 nhóm men tiêu hoá protid, lipid, glucid.
3.2.1. Men tiêu hóa protid
Trypsin được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là trypsinogen, được hoạt hoá bởi
men enterokinase của dịch ruột, bởi chính trypsin vừa tạo ra, như vậy bình thường
trypsinogen chỉ được hoạt hoá khi vào đến ruột. Tác dụng của pepsin là thủy phân
các protid và polypeptid thành các polypeptid ngắn hơn. Khi dịch tụy bị ứ đọng lâu
trong ống dẫn tụỵ, hay do dịch ruột tràn vào ống dẫn tụỵ, trypsinogen được hoạt hoá
ngay trong ống dẫn tụy, trypsin sẽ tiêu hoá ngay chính tuyến tụy gây ra viêm tụỵ cấp.
Ngoài ra trypsin còn hoạt hoá các men tiêu hoá protid khác.
Chymotrypsin bài tiết dưới dạng chymotrypsinogen và được hoạt hoá bởi trypsin,
tác dụng thủy phân các protid và polypeptid thành các polypeptid ngắn hơn.
Cacboxypolypeptidase bài tiết dưới dạng procacboxypolypeptidase được hoạt hóa
bởi trypsin. Tác dụng thủy phân các polypeptid cho các acid amin.
3.2.2. Men tiêu hóa Lipid
Lipase tác dụng thủy phân triglycerid cho sản phẩm là acid béo và glycerol
Phospholipase thủy phân phospholipid thành diglycerid và acid phosphoric
Cholesterol- esterase thủy phân các ester của sterol cho sản phẩm là các acid béo
và sterol
2
0
2
3.2.3.Men tiêu hoá glucid
Amylase thủy phân tinh bột sống và chín thành maltose
Maltase thuỷ phân maltose thành glucose
Với 3 nhóm men tiêu hoá của dịch tụy các chất protid, lipid, glucid được tiêu hóa
tạo ra các sản phẩm có thể hấp thu được, khi chức năng tuyến tụỵ bị suy giảm sẽ ảnh
hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn ở ống tiêu hoá
3.2.4. NaHCO3
NaHCO3 có vai trò quan trọng là tạo pH tối thuận cho các men của tuyến tụy hoạt
động, vì các men của tuyến tụỵ đểu hoạt động trong môi trường kiềm, trung hoà acid
của vị trấp tránh các tác dụng của acid đến niêm mạc ruột.
3.2.5.Điều hoà bài tiết dịch tuỵ
Dịch tụy được điều hoà bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
Cơ chế thần kinh: dịch tụỵ được điều hoà bởi phản xạ không điều kiện và phản xạ
có điều kiện, thông qua dây X. Mỗi khi dây X bị kích thích làm tăng bài tiết dịch tụy
cả men và NaHCO3
Cơ chế thể dịch: secretin là hormon của niêm mạc đoạn đầu ruột non bài tiết vào
máu khi bị kich thích bởi HC1 của vị trấp, đến tuyến tụy làm tăng bài tiết nước và
NaHCO3.
Pancreozymin (cholecystokinin- CCK) là hormon của niêm mạc đoạn đầu ruột
non, được bài tiết bởi các kích thích của các sản phẩm tiêu hoá của protid và lipid,
vào máu kích thích tuyến tuỵ bài tiết ra các men tiêu hoá.
3.3. Bài tiết dịch mật
Dịch mật là sản phẩm bài tiết của gan, là chất lỏng trong suốt có màu xanh đến
màu vàng. Thành phần có tác dụng tiêu hoá là muối mật, còn các thành phần khác
của mật được coi là chất bài tiết kèm theo. Trong các thành phần bài tiết kèm theo có
sắc tố mật là sản phẩm thoái hoá của hemoglobin có màu vàng.
3.3.1. Muối mật
Tại tế bào gan từ nguyên liệu là cholesterol và các mẩu acetat thành acid mật, các
acid mật kết hợp với natri tạo ra muối mật.
Tác dụng của muối mật: làm nhũ tương hoá lipid của thức ăn, làm tăng tác dụng
tiêu hoá của các men tiêu hoá lipid ở ruột.
Tham gia vào hấp thu các sản phẩm tiêu hoá lipid ở ruột.
Tham gia hấp thu các vitamin tan trong dầu ở ruột: A, D, E, K
Muối mật được tái hấp thu từ ruột về máu lại có tác dụng kích thích gan làm tăng
sản xuất mật. Thiếu muối mật tiêu hoá và hấp thu lipid ở ruột giảm
3.3.2. Sắc tố mật
2
0
3
Sắc tố mật là sản phẩm chuyển hoá của hemoglobin. Hemoglobin thoái hóa cho
bilirubin không tan trong nước, được vận chuyển về gan dưới dạng kết hợp với
albumin. Trong tế bào gan bilirubin được tách khỏi albumin và liên hợp với acid
glycuronic trở thành bilirubin liên hợp tan trong nước, dưới dạng này được bài tiết
vào hệ thống dẫn mật. Xuống ruột bilirubin chuyển thành stecobilin, dưới tác dụng
của các vi sinh vật đường ruột, làm cho phân có màu vàng. Một phần bilirubin liên
hợp đựơc tái hấp thu vào máu đến thận và được thải ra ngoài theo nước tiểu, vì vậy
nước tiểu có màu vàng. Như vậy trong máu bilirubin có hai dạng: dạng liên hợp (kết
hợp với acid glycuronic) và dạng gắn với albumm (dạng tự do). Sắc tố mật không có
tác dụng tiêu hoá nhưng có màu vàng. Khi tắc ống mật chủ phân bạc màu ngược lại
nồng độ chất này tăng lên trong máu dẫn đến vàng da và niêm mạc.
3.3.3. Điều hoà bài tiết dịch mật
Mật được sản xuất ở gan, mức độ sản xuất thay đổi phụ thuộc vào nồng độ muối
mật trong máu, nồng độ muối mật cao làm tăng sản xuất và ngược lại. Mật được sản
xuất ra được đưa vào hệ thống dẫn mật đến túi mật, tại đây mật được cô đặc và được
bài xuất vào ruột.
Trong bữa ăn túi mật co lại, bơm mật xuống ruột. Túi mật co lại là do là do dây X
bị kích thích bởi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện như trong điều hoà bài
tiết dịch vị. Co túi mật còn do CCK bài tiết từ niêm mạc đoạn đầu ruột non. MgSO4
có tác dụng làm co túi mật.
3.4. Bài tiết dịch ruột
Dịch ruột là sản phẩm bài tiết của các tuyến nằm trong niêm mạc ruột. Dịch ruột là
chất lỏng, quánh, đục vì có tế bào niêm mạc ruột. Thành phần chủ yếu là nước, trong
đó có các tế bào niêm mạc chứa các men tiêu hoá và các chất vô cơ.
3.4.1. Men tiêu hóa
Các peptidase thủy phân các peptid thành các acid amin
Maltase thuỷ phân maltose thành glucose. Saccarase thủy phân saccarose thành
glucose và fructose. Lactase thuỷ phân lactose thành galactose và glucose.
3.4.2. Điều hoà bài tiết dịch ruột
Dịch ruột được điều hoà bởi các phản xạ tại chỗ do các kích thích của thức ăn làm
tăng bài tiết dịch ruột
Secretin, CCK có tác dụng làm tăng bài tiết dịch ruột
3.5. Hấp thu các chất ở ruột non
Lượng dịch được hấp thu ở ruột hàng ngày vào khoảng 8-9 lít, bao gồm dịch tiêu hoá
7- 7.5 lít, dịch của thức ăn 1,5 lít. Khoảng 7.5 lít được hấp thu ở ruột non, còn lại 1,5
lít dịch xuống ruột già.
2
0
4
3.5.1. Hấp thu các chất dinh dưỡng
Glucid được hấp thu dưới dạng monosaccarid bằng cơ chế vận chuyển tích cực
Protein được hấp thu dưới dạng acid amin, dipeptid, tripeptid bằng cơ chế vận
chuyển tích cực.
Lipid được hấp thu dưới dạng acid béo, monoglycerid trong các hạt mixen. Các hạt
mixen cấu tạo bởi muối mật nằm ở xung quanh, nằm ở trung tâm là các sản phẩm tiêu
hoá của lipid. Các hạt mixen tan trong nước được di chuyển đến tế bào niêm mạc, tại
đây các sản phẩm tiêu hóa của lipid được tách ra và được khuếch tán qua niêm mạc
ruột vào mạch bạch huyết rồi về hệ tuần hoàn.
3.5.2. Hấp thu các vitamin
Các vitamin tan trong nước hấp thu nhanh, các vitamin tan trong dầu hấp thu cùng
với các sản phẩm tiêu hoá lipid. Vitamin B12 được hấp thu bằng cơ chế ẩm bào.
3.5.3. Hấp thu nước và các chất điện giải
Nước được hấp thu bằng cơ chế khuếch tán theo các chất được hấp thu
Hấp thu ion natri, mỗi ngày có khoảng 20-30g natri được bài tiết vào dịch tiêu hoá,
ngoài ra còn ăn vào khoảng 5-8 g, như vậy ruột phải hấp thu 25-35 g ion natri. Khi
dịch tiêu hóa bị mất ra ngoài (nôn, ỉa chảy) làm giảm ion natri trong cơ thể dễ gây tử
vong.
Ion clo được hấp thu theo ion natri.
4. Tiêu hóa ở ruột già
Ruột già chức năng chủ yếu là hấp thu nước, natri và một số khoáng chất. Một số
vitamin cũng đựơc hấp thu ở ruột già.
4.2. Động tác đại tiện
Thông thường trực tràng không có phân. Khi các co bóp đẩy phân vào trực tràng,
người ta muốn đi đại tiện do sự co phản xạ của trực tràng và giãn cơ thắt hậu môn.
Phản xạ đại tiện, khi phân vào trực tràng, thành trực tràng bị căng ra gây phản xạ
giãn cơ thắt trong, đồng thời khi dây thần kinh đến trực tràng bị kích thích, các tín
hiệu được truyền vào đoạn tuỷ cùng, rồi theo các dây phó giao cảm đến ruột già đoạn
xuống và đại tràng sigma, trực tràng hậu môn để làm tăng các sóng nhu động và giãn
cơ thắt trong cơ hậu môn. Nếu lúc đó cơ thắt ngoài cùng giãn một cách có ý thức thì
sẽ gây ra động tác đại tiện.
5. Sinh lý gan
Gan có chức năng sản xuất và bài tiết dịch mật có tác dụng tiêu hoá, là nơi dự trữ của
nhiều chất và chức năng chuyển hoá chất.
5.1. Chức năng sản xuất và bài xuất mật

2
0
5
Mật được tạo ra ở tế bào gan và được bài tiết vào ống dẫn mật và chứa trong túi
mật. Tại đây mật được cô đặc và bơm vào ruột có tác dụng tiêu hoá (xem phần dịch
mật).
5.2. Chức năng chuyển hóa
Là nơi diễn ra quá trình chuyển hoá các chất.
Glucid, glucose được hấp thu ở ruột đưa đến gan, tại đây glucose được tổng hợp
thành glycogen để dự trữ, khi đường huyết giảm glycogen phân giải thành glucose để
đưa vào máu, duy trì đường huyết. Glucose tại gan còn dùng cung cấp năng lượng,
tổng hợp lipid, ngoài ra gan còn tổng hợp đường mới từ các nguyên liệu khác.
Lipid, phần lớn lipid đến gan từ ống tiêu hoá và từ các kho dự trữ của cơ thể, tại
đây được tổng hợp thành triglycerid, phospholipid. Lipid tại gan cũng được oxy hoá
cho năng lượng.
Protid, gan tổng hợp phần lớn protein huyết tương: albumin, fibrinogen globulin và
nhiều yếu tố đông máu. Tại gan cũng diễn ra quá trình khử và chuyển amin và oxy
hoá cho năng lượng.
5.3. Chức năng khử độc
Tại gan nhiều chất độc là sản phẩm của quá trình chuyển hoá được khử độc tại đây
như : NH3 là sản phẩm chuyển hoá acid amin rất độc được chuyển thành ure và thải
ra ngoài. Các chất độc đến gan còn được khử độc và thải vào ống tiêu hoá ra ngoài.
5.4. Chức năng đông máu
Gan tổng hợp nên nhiều yếu tố đông máu, khi chức năng gan bị rối loạn gây ra rối
loạn đông máu.
5.5. Chức năng dự trữ và tạo máu
Hệ thống mạch máu phong phú tại gan có khả năng chứa đựng một lượng máu của
cơ thể, thời kỳ bào thai tham gia tạo máu.
Ngoài ra còn là nơi dự trữ một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin B12

2
0
6
GIẢI PHẪU HỆ SINH DỤC

MỤC TIÊU
1. Mô tả được những nét chính về vị trí, hình thể, liên quan và cấu tạo của các cơ
quan thuộc hệ sinh dục nam, nữ.
2. Gọi được đúng tên của những chi tiết giải phẫu chính trên các phương tiện thực
hành giải phẫu hệ sinh dục.

NỘI DUNG
1. Hệ sinh dục nam
Các cơ quan sinh dục trong và các cơ quan sinh dục ngoài hợp nên hệ sinh dục nam.

Hình : Thiết đồ đứng dọc chậu hông nam


1.1. Các cơ quan sinh dục trong
Tinh hoàn, mào tinh hoàn, ông dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiến liệt và tuyến hành niệu
đạo là các cơ quan sinh dục trong của nam.
1.1.1. Tinh hoàn

2
0
7
Tinh hoàn là một cơ quan sinh tinh trùng, đồng thời là tuyến nội tiết (tiết ra nội
tiết tố nam testosteron) làm cho cơ thể phát triển giới tính nam.
Vị trí và hình thể ngoài
Các tinh hoàn là đôi tuyến hình bầu dục nằm trong bìu. Các tinh hoàn được hình
thành ở gần thận, trên thành bụng sau, và chúng thường bắt đầu di chuyển xuống bìu
qua ống bẹn trong nửa cuối của tháng thứ bảy của sự phát triển thai. Mỗi tinh hoàn có
kích thước dài 5 cm và rộng 2,5 cm, nặng 10 - 20g. Tinh hoàn được bao bọc bởi áo
bọc tinh hoàn (có nguồn gốc từ phúc mạc và hình thành trong lúc tinh hoàn đi
xuống). Ở sâu hơn lớp áo bọc là một lớp vỏ xơ dày, trắng gọi là lớp áo trắng.
Cấu tạo
Tinh hoàn được chia thành 200-300 tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các vách xuất
phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 1 - 3 ống sinh tinh xoắn. Tinh
trùng do các ống này sinh ra được đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh
hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn có 12- 15 ống xuất dẫn
tinh trùng vào ống mào tinh. Ở giữa các ống sinh tinh có những nhóm tế bào kẽ tiết ra
hormon testosteron.

Hình : Cấu tạo tinh hoàn


1.1.2. Mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn uốn cong hình chữ C nằm dọc theo đầu trên và bờ sau tinh hoàn.
Mào tinh có ba phần là đầu, thân và đuôi. Đầu úp lên tinh hoàn như một cái mũ, thân
ngăn cách với tinh hoàn bằng một túi bịt, còn đuôi thì dính vào tinh hoàn bởi các thớ
sợi. Ở bên trong mào tinh, các ống xuất cuộn lại thành hình các nón dài gọi là tiểu
thuỳ mào tinh rồi đổ vào một ống dài tới 6m gọi là ống mào tinh. Ống mào tinh chạy
ngoằn ngoèo trong mào tinh và liên tiếp với ống dẫn tinh tại đuôi mào tinh. 2
0
8
1.1.3. Ống dẫn tinh
Ống dẫn tinh đi từ đuôi mào tinh đến mặt sau bàng quang thì kết hợp với ống tiết
của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh. Nó dài khoảng 30cm, đường kính từ 2 -
3mm nhưng lòng ống chỉ rộng khoảng 0,5mm. Thành rất dày của ống dẫn tinh do ba
lớp áo tạo nên: áo ngoài, áo cơ dày và áo niêm mạc.
Đường đi của ống dẫn tinh được chia thành nhiều đoạn: đoan bìu đi dọc bờ sau
tinh hoàn, đoạn thừng tinh nằm trong thừng tinh, đoạn bẹn nằm trong ống bẹn và
đoạn chậu hông đi trong chậu hông. Trong chậu hông, lúc đầu nó đi ở thành bên, sau
đó bắt chéo trước niệu quản để tới mặt sau bàng quang và phình to ra ở đây thành
bóng ống dẫn tinh. Bóng kết hợp với ống tiết của túi tinh tạo nên ống phóng tinh.

Hình : Ống dẫn tinh


Thừng tinh là ống chứa ống dẫn tinh và các mạch - thần kinh của tinh hoàn. Nó đi từ
bìu tới lỗ bẹn sâu. Từ nông vào sâu, ba lớp áo của thừng tinh là mạc tinh ngoài, cơ
bìu và mạc cơ bìu, và mạc tinh trong. Các lớp này liên tiếp với các lớp cân, cơ và mạc
của thành bụng trước

2
0
9
Hình : Thừng tinh
1.1.4.Túi tinh
Túi tinh, hay tuyến tinh, là một tuyến sản xuất khoảng 60% thể tích tinh dịch. Nó dài
khoảng 5cm, nằm ở mặt sau bàng quang, dọc bờ dưới của ống dẫn tinh. Thành túi
được cấu tạo bởi ba lớp mô giống như ống dẫn tinh. Đầu dưới của túi tinh mở vào
một ống bài xuất ngắn gọi là ống tiết. Ống này kết hợp với ống dẫn tinh cùng bên tạo
thành ống phóng tinh.
1.1.5.Ống phóng tinh
Mỗi ống phóng tinh dài khoảng 2cm, do ống dẫn tinh và ống tiết của túi tinh hợp
lại tạo thành. Hai ống chạy chếch qua tuyến tiền liệt và đổ vào niệu đạo tiền liệt.
Ống mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh và niệu đạo nam hợp thành đường dẫn
tinh.
1.1.6. Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một khối hình nón mà đáy ở trên, đỉnh ở dưới. Tuyến rộng 4
cm, cao 3 cm và dày 2.5 cm, nặng trung bình 15 - 20 g (ở ngưòi lớn độ tuổi 30- 45); ở
sau tuổi 45, tuyến thường to ra. Tuyến tiến liệt nằm ở dưới bàng quang và bao quanh
niệu đạo tiền liệt. Có thể thăm khám tuyến qua trực tràng.
Dịch tiết của tuyến tiền liệt đóng góp khoảng 25% thể tích tinh dịch và góp phần
vào sự vận động và sức sống của tinh trùng. Dịch tiết của tuyến được đổ vào niệu đạo
tiền liệt.

2
1
0
Hình: Ống dẫn tinh và túi tinh
1.1.7. Tuyến hành niệu đạo
Có hai tuyến hành niệu đạo nằm trong cơ ngang đáy chậu sâu, ở hai bên niệu đạo
màng. Mỗi tuyến to bằng hạt ngô và đổ dịch tiết vào niệu đạo hành xốp bằng một ống
tiết. Dịch tiết của tuyến là một chất kiềm có tác dụng trung hòa dịch acid của nước
tiểu trong niệu đạo, qua đó bảo vệ cho tinh trùng. Tuyến cũng tiết ra niêm dịch để bôi
trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.
1.1.8. Mạch và thần kinh của các cơ quan sinh dục trong
Động mạch: Động mạch tinh hoàn tách từ động mạch chủ bụng ngang đốt sống thắt
lưng II hoặc III. Nó chạy xuống qua thành bụng sau tới lỗ bẹn sâu, rồi đi qua thừng
tinh tới bìu cấp máu cho tinh hoàn và mào tinh hoàn.
Động mạch ống dẫn tinh là nhánh của động mạch rốn. Nó cấp máu cho ống dẫn tinh,
túi tinh và ống phóng tinh.
Tuyến tiến liệt được cấp máu bởi nhánh của các động mạch bàng quang dưới và trực
tràng giữa.
Tĩnh mạch: Các tĩnh mạch của tinh hoàn, ống dẫn tinh và cơ bìu đi kèm các động
mạch. Trong thừng tinh, các tĩnh mạch này tạo nên đám rối tĩnh mạch hình dây leo.
Các tĩnh mạch của tuyến tiền liệt tạo nên đám rối tĩnh mạch tiền liệt.
Thần kinh: Thần kinh tự chủ của tinh hoàn tách ra từ đám rối liên mạc treo tràng và
đám rối thận; chúng tạo thành đám rối tinh hoàn. Đám rốì thần kinh của ống dẫn tinh
là chi nhánh của đám rối hạ vị dưới. Đám rối tiền liệt tách ra từ đám rối hạ vị.
1.2. Các cơ quan sinh dục ngoài
Dương vật (chứa niệu đạo) và bìu là các cơ quan sinh dục ngoài của nam.
1.2.1. Dương vật
Hình thể ngoài: Dương vật gồm rễ, thân và quy đầu dương vật. Rễ dương vật nằm
ở đáy chậu và dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật. Thân dương vật
2
1
1
hình trụ, có mặt trên hơi dẹt gọi là mu dương vật và mặt dưới gọi là mặt niệu đạo.
Qui đầu dương vật được bao bọc trong một nếp nửa da nửa niêm mạc có thể di động
được gọi là bao qui đầu. Ở đỉnh quy đầu có lỗ niệu đạo ngoài.
Dương vật do ba khối mô cương và các lớp bọc tạo nên. Hai khối mô cương hình
trụ nằm song song ở trên là các vật hang. Khối còn lại nằm trong rãnh ở mặt dưới hai
vật hang là vật xốp. Bên trong vật xốp chứa niệu đạo xốp. Phần sau vật xốp phình to
thành hành dương vật còn đầu trước của nó liên tiếp với mô xốp của qui đầu. Phần
sau của các vật hang dính vào ngành dưới xương mu và được gọi là trụ dương vật.
Các lớp bọc dương vật bọc quanh ba khối mô cương, bao gồm các lớp mạc dương vật
và da.
1.2.2. Bìu
Bìu là một túi da rất sẫm màu do các lớp của thành bụng trĩu xuống tạo thành. Nó
được chia thành hai ngăn, mỗi ngăn chứa một tinh hoàn và một mào tinh.

2. Hệ sinh dục nữ
Các cơ quan sinh dục trong, các cơ quan sinh dục ngoài và tuyến vú hợp nên hệ sinh
dục nữ.

2
1
2
Hình : Cơ quan sinh dục nữ
2.1. Các cơ quan sinh dục trong
Âm đạo, tử cung, hai vòi tử cung và hai buồng trứng là các cơ quan sinh dục trong
của nữ.
2.1.1. Buồng trứng
Buồng trứng là tuyến sinh dục vừa sản sinh ra noãn vừa tiết ra các nội tiết tố
quyết định đặc điểm giới tinh ở nữ.
Buồng trứng có hình thể và kích thước giống với một quả hạnh. Mặt ngoài buồng
trứng áp vào hố buồng trứng ở thành bên chậu hông, mặt trong tiếp xúc với các tua
của phễu vòi tử cung. Buồng trứng được cố định bởi ba dây chằng: (1) mạc treo
buồng trứng nối buồng trứng với mặt sau dây chằng rộng; (2) dây chằng riêng buồng
trứng buộc buồng trứng vào sừng tử cung; và (3) dây chằng treo buồng trứng gắn
buồng trứng vào thành bên chậu hông. Các mạch máu và thần kinh của buổng trứng
đi vào và ra khỏi buồng trứng tại rốn buồng trứng.

Hình : Cấu tạo buồng trứng


Cấu tạo mô học: Bề mặt buồng trứng được bao bọc bằng một lớp thượng mô đơn
có tên là thượng mô mầm. Đây là một tên gọi không đúng vì thượng mô này không
sản sinh ra trứng. Dưới thượng mô mầm có hai lớp mô là vỏ và tủy buồng trứng. Vỏ
buồng trứng nằm ngay dưới thượng mô mầm. Vỏ được cấu tạo bằng mô liên kết dày
đặc và vùi trong mô liên kết này là những nang trứng; mỗi nang chứa một trứng ở
các giai đoạn phát triển khác nhau và các tế bào lót thành nang. Tủy buồng trứng nằm
ở trung tâm, được cấu tạo bằng mô liên kết lỏng lẻo chứa các mạch máu, mạch bạch
huyết và thần kinh.
2
1
3
Trong độ tuổi sinh đẻ mỗi chu kì kinh nguyệt có một nang trứng chín, vỡ ra và
giải phóng trứng vào ổ phúc mạc. Trong lúc nang trứng chín, các tế bào lót thành
nang sản xuất ra estrogen. Sau khi trứng rụng, những tế bào lót thành nang phát triển
thành hoàng thể. Hoàng thể sản xuất ra progesteron. Nếu trứng không được thụ tinh,
hoàng thể thoái hóa và trở thành thể trắng. Nếu trứng được thụ tinh, nó gắn vào thành
tử cung, lớn lên và phát triển thành rau thai và thai. Rau thai sản xuất ra kích dục tố
rau. Chất này kích thích hoàng thể tiếp tục tiết ra progesteron trong ba tháng đầu của
thời kì thai nghén.
2.1 2. Vòi tử cung
Có hai vòi tử cung từ tử cung chạy sang hai bên. Đây là một ống dài khoảng 10 cm
nằm ở bờ tự do của dây chằng rộng và đầu ngoài hình phễu của nó xuyên qua lá sau
của dây chằng rộng để mở thông vào ổ phúc mạc tại lỗ bụng của vòi. Từ trong ra
ngoài, các đoạn của vòi là: phần tử cung, eo vòi, bóng vòi và phễu vòi. Phần tử cung
nằm trong thành tử cung và thông với buồng tử cung qua lỗ tử cung của vòi. Eo vòi là
đoạn ngắn, hẹp và thành dày gắn với sừng tử cung. Bóng vòi là đoạn rộng nhất và dài
nhất, tạo nên khoảng 2/3 chiều dài của vòi. Phễu vòi là đoạn hình phễu của vòi, nằm
sát với buồng trứng. Phễu tận cùng bằng những mỏm như ngón tay gọi là các tua vòi ;
một trong những tua này dính vào buồng trứng.
Về mô học: Vòi tử cung do ba lớp tạo nên: lớp thanh mạc bọc ngoài, lớp cơ trơn ở
giữa và lớp niêm mạc ở trong cùng. Lớp niêm mạc có nhiều nếp dọc. Niêm mạc của
vòi chứa các tế bào thượng mô trụ có lông chuyển và các tế bào tiết (có vi lông) đóng
vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng. Lớp cơ trơn gồm một tầng cơ vòng dày ở
trong và tầng cơ dọc mỏng ở ngoài. Những co thắt kiểu nhu động của lớp cơ và hoạt
động của lông chuyển ở niêm mạc giúp đưa trứng hoặc trứng đã được thụ tinh về phía
tử cung.
2.1.3. Tử cung
Tử cung là một phần của con đường mà tinh trùng đi qua để tới vòi tử cung. Nó
cũng là nơi xảy ra kinh nguyệt, nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh và nơi phát triển của
thai.
Vị trí, hình thể và liên quan: Tử cung nằm giữa chậu hông bé, sau bàng quang,
trước trực tràng, trên âm đạo và dưới các quai ruột non. Nó có hình quả lê lộn ngược.
Tử cung của phụ nữ chưa sinh đẻ có kích thước vào khoảng dài 7.5 cm, rộng 5 cm và
dày 2,5 cm. Tính từ trên xuống, các phần của tử cung là đáy, thân và cổ.
Đáy tử cung là phần hình vòm nằm ở trên các sừng tử cung.
Thân tử cung hẹp dần từ trên xuống dưới cho đến eo tử cung. Hai góc bên của
thân được gọi là sừng tử cung, nơi tử cung tiếp nối với eo vòi tử cung. Thân tử cung
2
1
4
có hai mặt: một mặt hướng xuống dưới, úp lên bàng quang (gọi là mặt bàng quang)
và một mặt hướng lên trên, tiếp xúc với ruột (mặt ruột); những nơi gặp nhau của hai
mặt là bờ tử cung.
Cổ tử cung gồm hai phần: phần trên âm đạo nằm ngay sau đáy bàng quang; phần
âm đạo nhô vào âm đạo và được gọi là mõm cá mè. Đoạn trên của phần trên âm đạo
hơi thắt lại và được gọi là eo tử cung.
Khoang rỗng bên trong thân tử cung là buồng tử cung và khoang rỗng bên trong
cổ tử cung là ống cổ tử cung. Ống và buồng thông với nhau qua lỗ trong; ống cổ tử
cung thông với âm đạo tại lỗ tử cung.
Hướng: Trục của thân tử cung tạo với trục của cổ tử cung một góc 120° mở ra
trước. Trục của thân tử cung hợp với trục của âm đạo một góc 90° hướng ra trước. Tư
thế này giúp cho tử cung không bị sa xuống âm đạo.
Cấu tạo mô học
Thành tử cung do ba lớp mô tạo nên: thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc.
Lớp thanh mạc (phần nông của phúc mạc tạng). Ở mặt trước phúc mạc phủ từ đáy
đến eo tử cung thì lật lên bàng quang và tạo nên túi cùng bàng quang-tử cung; về
phía sau, phúc mạc phủ từ đáy tới tận phần trên âm đạo mới lật lên trực tràng
và tạo nên túi cùng trực tràng-tử cung. Phúc mạc phủ các mặt của tử cung còn vượt
quá các bờ tử cung tới tận thành bên chậu hông và tạo nên dây chằng rộng.
Lớp cơ gồm ba tầng trong đó tầng giữa là tầng cơ vòng, các tầng ngoài và trong là
các tầng cơ dọc hoặc chéo, cổ tử cung không có tầng cơ vòng. Trong lúc chuyển dạ
và đẻ, sự co thắt của lớp cơ tử cung dưới sự kích thích của oxytocin từ thùy sau tuyến
yên giúp đẩy thai ra khỏi tử cung.
Lớp niêm mạc bao gồm: một lớp thượng mô trụ đơn lót thành buồng tử cung (là
các tế bào lông và tế bào tiết); một lớp mô liên kết dày giàu mạch máu nằm bên dưới;
và các tuyến tử cung từ lớp thượng mô mọc vào đến tận lớp cơ. Niêm mạc tử cung
được chia thành hai tầng: tầng chức năng vây quanh buồng tử cung và tầng đáy. Hàng
tháng, tầng chức năng bong ra dưới ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố; tầng
đáy sinh ra tầng chức năng mới sau mổi lần hành kinh.
Các dây chằng của tử cung
Tử cung được giữ bởi một số dây chằng.

2
1
5
Hình : Các dây chằng tử cung
Dây chằng rộng: là một nếp phúc mạc gồm hai lá căng ngang từ bờ bên tử
cung tới thành bên chậu hông, nối phúc mạc tử cung với phúc mạc thành chậu.
Bờ trên dây chằng rộng bao bọc vòi tử cung.
Dây chằng tròn là một thừng xơ từ sừng tử cung chạy qua thành chậu và ống bẹn
rồi tỏa ra tận cùng ở mô dưới da của gò mu và môi lớn.
Dây chằng tử cung-cùng đi từ mặt sau cổ tử cung tới mặt trước xương cùng.
Dây chằng ngang cổ tử cung đi từ bờ bên cổ tử cung tới thành bên chậu hông.
2.1.4. Âm đạo
Âm đạo là cơ quan giao hợp và đường ra ngoài của máu kinh nguyệt và thai nhi.
Nó là một ống xơ-cơ được lót bằng niêm mạc dài khoảng 8 cm từ cổ tử cung chạy
chếch xuống dưới và ra trước tới tiền đình âm đạo. Âm đạo gồm hai thành: thành
trước nằm sau bàng quang và niệu đạo, thành sau nằm trước trực tràng. Đầu trên âm
đạo bám vào cổ tử cung và cùng với phần âm đạo của cổ tử cung giới hạn nên vòm
âm đạo; đầu dưới mở vào tiền đình âm đạo. Lỗ âm đạo được đậy một phần (không
kín) bởi một nếp niêm mạc từ bờ lỗ tiến vào gọi là màng trinh. Lỗ âm đạo ở phía sau
lỗ niệu đạo ngoài.
Niêm mạc âm đạo là thượng mô lát tầng không sừng hóa liên tiếp với niêm mạc
của tử cung. Bề mặt của niêm mạc có nhiều nếp (gờ) ngang. Các tế bào của niêm mạc
dự trữ một lượng lớn glvcogen và sản phẩm thoái hóa của chất này sinh ra các acid
hữu cơ. Môi trường acid kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn nhưng cũng có hại cho
tinh trùng. Thành phần kiềm của tinh dịch (do túi tinh tiết ra) trung hòa tính acid của
âm đạo và tăng sức sống cho tinh trùng. Áo cơ trơn của âm đạo có thể giãn ra đáng kể
để thích ứng với dương vật. Áo ngoài của âm đạo là lớp mô liên kết xốp kết nối 2 âm
1
6
đạo với các cơ quan xung quanh như niệu đạo và bàng quang ở trước, trực tràng và
ống hậu môn ở sau.
2.1.5. Mạch và thần kinh của các cơ quan sinh dục trong
Các động mạch
Động mạch buồng trứng tách ra từ động mạch chủ bụng; nó đi theo dây chằng
treo buồng trứng đến đầu vòi của buồng trứng thì chia làm hai nhánh là nhánh vòi tử
cung và nhánh buồng trứng; chúng tiếp nối với các nhánh cùng tên của động mạch tử
cung.
Động mạch tử cung tách ra từ động mạch chậu trong. Nó đi qua thành bên chậu
hông và nền dâv chằng rộng tới bờ bên cổ tử cung. Từ đây, nó đi lên dọc bờ bên của
tử cung, khi tới sừng tử cung thì tận cùng bằng hai nhánh là nhánh buồng trứng và
nhánh vòi tử cung, tiếp nối với các nhánh tương ứng của động mạch buồng trứng.
Trước khi tận cùng, động mạch tách ra nhiều nhánh bên cho âm đạo, niệu quản, bàng
quang, cổ tử cung và thân tử cung.
Tĩnh mạch: Tĩnh mạch đổ vào các đám rối tĩnh mạch buồng trứng và tử cung rồi
đổ về tĩnh mạch chậu trong.
Bạch huyết đổ vào chuỗi hạch cạnh động mạch tử cung, hay động mạch âm đạo cuối
cùng đổ vào các hạch chậu trong.
Thần kinh tách ra từ đám rối hạ vị dưới.
2.2. Các cơ quan sinh dục ngoài của nữ
Các cơ quan sinh dục ngoài của nữ được gọi là âm hộ. Âm hộ gồm có: gò mu ở
trước; hai hên là hai nếp da lớn là môi lớn ở ngoài và môi bé ở trong; và khoảng lõm
nằm giữa các môi bé là tiền đình âm đạo. Mở thông vào tiền đình có lỗ niệu đạo
ngoài ở trước, lỗ âm đạo ở sau và những ống tiết của các tuyến tiền đình lớn. Ở trước
tiển đình là âm vật.Âm vật tương đương với dương vật ở nam giới. Nó nằm ở chỗ
tiếp nối ở phía trước của các môi bé và do mô cương tạo nên.

2
1
7
Hình : Cơ quan sinh dục ngoài của nữ
Tuyến tiền đình lớn là hai tuyến lớn tiết ra chất nhầy nằm ở hai bên lỗ âm đạo,
mỗi tuyến có ống dẫn đổ vào tiền đình. T uyến này tương đương với tuyến hành niệu
đạo của nam. Chất nhầy do nó tiết ra có tác dụng bôi trơn tiền đình trong lúc giao
hợp.
2.3. Tuyến vú
Vú là hai tuyến tiết sữa nằm ở ngực, trước các cơ ngực, đi từ xương sườn III đến
xương sườn VI.
Hình thể ngoài: Vú có hình mâm xôi; ở giữa mặt trước của vú có một lồi tròn
gọi là núm vú hay nhú vú, nơi có nhiều lỗ của các ống tiết sữa. Xung quanh núm vú
là một vùng da sẫm màu hơn gọi là quầng vú. Trên bề mặt quầng vú có nổi lên nhiều
cục nhỏ do những tuyến bã ở quầng vú đẩy lồi lên.
Cấu tạo: Mỗi vú có từ 15-20 thùy mô tuyến sữa, mỗi thùy do một số tiểu thuỳ tạo
nên; ống tiết của các tuyến sữa chạy theo hình nan hoa từ chu vi hướng vào núm vú.

Hình : Tuyến vú
Mạch máu và thần kinh:
- Động mạch là các nhánh tách từ động mạch ngực trong và động mạch ngực
ngoài..
- Tĩnh mạch đổ về các tĩnh mạch ngực trong và tĩnh mạch ngực ngoài. 2
1
8
- Bạch huyết đổ về ba chuỗi hạch là chuỗi hạch nách, chuỗi hạch ngực trong và
chuỗi hạch trên đòn.
- Thần kinh là những nhánh trên đòn của đám rối cổ nông và các nhánh xiên của
các dây thần kinh gian sườn từ II đến VI.

2
1
9
SINH LÝ SINH SẢN
MỤC TIÊU
1. Trình bày được chức năng nội tiết của buồng trứng
5.1.2. Trình bày được các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
5.1.3. Trình bày được chức năng nội tiết và chức năng tạo tinh trùng của tinh hoàn
5.1.4. Trình bày được các biện pháp tránh thai.

NỘI DUNG

SINH LÝ SINH SẢN NỮ


1. Đặc điểm cấu trúc bộ máy sinh dục nữ
Các cơ quan chính của bộ máy sinh sản nữ gồm hai buồng trứng, hai vòi trứng, tử
cung và âm đạo.
1.1. Buồng trứng
Mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng. Kích thước mỗi buồng trứng trưởng thành là 2.5 -
5 x 2 x 1 cm. Hai buồng trứng đến lúc mới sinh chỉ còn lại khoảng 2.000.000 nang,
đến tuổi dậy thì chỉ còn lại khoảng 300.000- 400.000 nang trứng. Trong suốt thời kỳ
hoạt động sinh sản của phụ nữ, các nang trứng nguyên thủy vẫn tiếp tục thoái hoá và
chỉ có khoảng 400 nang trứng phát triển tới chín và phóng noãn hàng tháng.
1.2. Tử cung
Tử cung có hình quả lê; kích thước khoảng 6 x 4 cm ở những phụ nữ chưa sinh đẻ
và 7- 8 x 5cm ở những phụ nữ đã sinh đẻ nhiểu lần. Tử cung gồm hai phần là thân tử
cung và cổ tử cung. Giữa thân tử cung có một chỗ thắt được gọi là eo tử cung.
Thành từ cung có 3 lớp: từ ngoài vào trong là lớp vỏ ngoài, lớp cơ và lớp niêm mạc
tử cung (còn được gọi là nội mạc tử cung).
Niêm mạc của thân tử cung là nơi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển thành bào
thai. Về phương diện chức năng, niêm mạc thân tử cung của người trong độ
tuổi sinh đẻ, chia làm 2 lớp, có những biến đổi khác nhau trong chu kỳ kinh
nguyệt; lớp nền nằm sát cơ tử cung, ít có những biến đổi về cấu tạo theo chu kỳ kinh
nguyệt; lớp chức năng là một lớp dày, nằm sát khoang tử cung. Chiều dày và cấu tạo
của lớp này biến đổi mạnh theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.

2. Các hormon của buồng trứng


Buồng trứng bài tiết ra hai loại hormon chính là estrogen và progesteron. Ngoài ra
hoàng thể còn bài tiết một hormon khác nữa đó là inhibin.
2.1. Estrogen 2
2
0
5.2. Nguồn gốc
Ở phụ nữ bình thường khi không có thai, estrogen được bài tiết chủ yếu ở buồng
trứng và một lượng rất nhỏ do vỏ thượng thận bài tiết. Khi có thai, nhau thai bài tiết
một lượng lớn estrogen.
2.1.3. Tác dụng của estrogen
Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát kể từ tuổi dậy thì (phát
triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói trong, dáng mềm
mại...)
Tác dụng lên tử cung: làm tăng kích thước tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai;
tái tạo ra lớp chức năng trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt: tăng tạo các mạch
máu ở lớp chức năng và làm cho các mạch máu này trở thành các động mạch xoắn
cung cấp máu cho lớp niêm mạc chức năng; kích thích sự phát triển các tuyến niêm
mạc; tăng khối lượng tử cung; làm tăng co bóp tử cung, tăng tính nhậy cảm của cơ tử
cung với oxytocin; làm niêm mạc cổ tử cung bài tiết một lớp dịch nhày loãng, mỏng.
Tác dụng lên vòi trứng: làm tăng sinh tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng; làm
tăng sinh các tế bào biểu mô lông rung; làm tăng hoạt động của các tế bào biểu mô
lông rung theo chiều hướng về phía tử cung.
Tác dụng lên âm đạo: làm biểu mô âm đạo chuyển thành biểu mô lát tầng vững
chắc hơn, kích thích các tuyến của âm đạo bài tiết dịch acid.
Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển hệ thống ống tuyến, làm phát triển mô đệm
ở vú.
Tác dụng lên chuyển hoá: làm tăng nhẹ quá trình tổng hợp protein của toàn cơ
thể, gây lắng đọng mô ở dưới da đặc biệt ở ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ.
Tác dung lên xương: phát triển và cốt hoá các xương dài, làm nở rộng xương
chậu.
Tác dụng lên chuyển hoá muối nước: gây giữ ion Na+, giữ nước. Tác dụng này rõ
ở phụ nữ có thai.
2.1.4. Điều hoà bài tiết
LH của tuyến yên điều hoà bài tiết estrogen. Nồng độ LH tăng kích thích nang
trứng và hoàng thể bài tiết estrogen, nồng độ LH giảm thì estrogen được bài tiết ít.
2.2. Progesteron
2.2.1. Nguồn gốc
Progesteron được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể trong nửa sau của chu kỳ kinh
nguyệt, một lượng nhỏ do nang trứng và tuyến vỏ thượng thận bài tiết, bài tiết một
lượng lớn ở rau thai.
2.2.3. Tác dụng của progesteron
2
2
1
Tác dụng lên tử cung: làm các tuyến niêm mạc tử cung phát triển và bài tiết bài tiết
dịch nhiều glycogen, có tác dụng chuẩn bị cho niêm mạc tử cung sẵn sàng đón trứng
đã thụ tinh làm tổ; làm giảm co bóp cơ tử cung do đó ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ
tinh ra ngoài và tạo môi trường yên ổn cho bào thai phát triển.
Tác dụng lên cổ tử cung: kích thích các tế bào tuyến niêm mạc cổ tử cung bài tiết
một lớp dịch nhày, quánh, dày.
Tác dụng lên vòi trứng: kích thích niêm mạc vòi trứng bài tiết dịch chứa chất dinh
dưỡng để nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.
Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển nang tuyến vú, ống tuyến vú
Tác dụng lên chuyển hoá muối nước: làm tăng tái hấp thu ion Na+, Cl- và nước ở
ống lượn xa.
Tác dụng lên thân nhiệt: làm tăng thân nhiệt ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt (cao
hơn nửa đầu 0,3 - 0,5°C).
2.2.4. Điều hoà bài tiết
LH của tuyến yên có tác dụng điều hoà bài tiết progesteron. Nồng độ LH tăng làm
bài tiết nhiều progesteron.

3. Chu kỳ kinh nguyệt


3.1. Định nghĩa
Chu kỳ kinh nguyệt là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng ở niêm mạc tử cung
dẫn tới sự chảy máu có chu kỳ dưới tác dụng của các hormon tuyến yên và buồng
trứng.
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa hai ngày chảy
máu đầu tiên của hai chu ký kế tiếp nhau.
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ Việt Nam trung bình là 28-30 ngày.
3.2. Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
3 2.1 Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen)
Sư bài tiết hormon và biến đổi ở buồng trứng
Cuối chu kỳ trước hoàng thể thoái hóa, progesteron và estrogen giảm đột ngột
gây điều hoà ngược âm tính lên vùng dưới đồi và lên thùy trước tuyến yên. Vùng
dưới đồi bài tiết GnRH kích thích thùv trước tuyến yên bài tiết FSH và LH. FSH tăng
trước còn LH tăng sau vài ngày.
Dưới tác dụng của FSH và LH, đặc biệt là FSH, một số nang trứng nguyên thủy
phát triển. Dưới tác dụng của LH, nang trứng bắt đầu bài tiết dịch nang trong đó có
estrogen, tăng kích thước của nang, noãn cũng lớn lên 3-4 lần.
Biến đổi ở niêm mạc tử cung
2
2
2
Dưới tác dụng của estrogen, lớp nền tăng sinh nhanh chóng. Niêm mạc tử cung
được biểu mô hoá trở lại trong vòng 4-7 ngày sau hành kinh. Niêm mạc dầy dần lên,
các tuyến dài ra, mạch máu phát triển theo. Đến cuối giai đoạn tăng sinh, niêm mạc
tử cung dày khoảng 3 - 4 mm.
Các tuyến của cổ tử cung bài tiết một lớp dịch nhầy kéo thành sợi dọc theo tử
cung. Lớp dịch này tạo điều kiện để tinh trùng di chuyển dễ dàng vào cổ tử cung.
Hiện tượng phóng noãn
Sau khoảng 7 - 8 ngày phát triển, thông thường có một nang bắt đầu phát triển
nhanh, số nang còn lại thoái hoá. Đến cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrogen tăng
cao gây điều hoà ngược dương tính lên tuyến yên và làm tuyến yên tăng bài tiết cả
FSH và LH. Dưới tác dụng của FSH và LH, các tế bào hạt và tế bào lớp áo trong tăng
sinh và bài tiết mạnh nên kích thước của nang càng lớn (đường kính nang đạt tới 1-
l,5 cm ở thời điểm phóng noãn), và được gọi là nang trứng chín. Khoảng 2 ngày trước
khi phóng noãn, lượng LH được bài tiết từ tuyến yên tăng đột ngột gấp 6-10 lần bình
thường, nồng độ LH đạt tới mức cao nhất 16 giờ trước khi phóng noãn. Nồng độ FSH
cũng tăng khoảng 2- 3 lần. Hai hormon này phối hợp làm cho nang trứng căng phồng
lên. Đồng thời LH kích thích các tế bào hạt và tế bào lớp áo trong tăng bài tiết
progesteron.
Vài giờ trước khi phóng noãn, nang trứng căng phồng, vỡ phóng noãn ra khỏi
nang. Hiện tượng phóng noãn thường xảy ra 13 -14 ngày trước khi có chảy máu của
chu kỳ sau.
3.2.2. Giai đoạn bài tiết (giai đoạn progesteron)
Bài tiết hormon và biến đổi ở buồng trứng
Tuyến yên vẫn tiếp tục bài tiết FSH và LH. Dưới tác dụng của LH, một ít tế bào
hạt còn lại ở vỏ nang trứng vỡ được biến đổi thành hoàng thể. Các tế bào hoàng thể
bài tiết ra nhiều progesteron và estrogen. Sau đó hoàng thể bắt đầu thoái hóa, giảm
dần chức năng bài tiết.
Biến đổi của niêm mạc tử cung:
Dưới tác dụng của estrogen tiếp tục làm tăng sinh lớp niêm mạc tử cung. Dưới tác
dụng của progesteron, niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị bởi estrogen ở giai đoạn
trước dày lên nhanh và bài tiết dịch. Các tuyến dài thêm, cong queo, chứa đầy các
chất tiết. Những thay đổi trên tạo ra một niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng
để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào buồng tử cung.

2
2
3
Hình : Thay đổi ở hệ thống nội tiết, buồng trứng, tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt

3.3. Hiện tượng kinh nguyệt


Khoảng 2 ngày cuối cùng của chu kỳ, hoàng thể đột nhiên bị thoái hoá, nồng độ
estrogen và progesteron đột ngột giảm xuống mức rất thấp gây ra kinh nguyệt.
Do nồng độ hai hormon giảm, niêm mạc tử cung bị thoái hoá. Các động mạch xoắn
co thắt, kết quả mạch vỡ ra, máu chảy, đông lại rồi tan ở dưới lớp niêm mạc chức
năng, lớp niêm mạc chức năng bong ra và ra khỏi tử cung theo đường âm đạo cùng
với máu. Thời gian chảy máu (hành kinh) trung bình là 3 -5 ngày.
4. Dậy thì
Dậy thì là một thời kỳ có những biến đổi lớn vể tâm lý, thể chất, đặc biệt hệ thống
sinh dục bắt đầu hoạt động và đi đến hoàn thiện. Thời kỳ này được đánh dấu bằng lần
thấy kinh nguyệt đầu tiên. 2
2
4
4.1. Những biển đổi về hình thái
Cơ thể trẻ gái phát triển nhanh, về chiều cao và về trọng lượng; mang dáng nữ,
mềm mại, có đưòng cong do lớp mỡ dưới da phát triển và tập trung ở một số vùng
như ngực, mông; khung chậu nở rộng hơn. Hệ thống lông mu, lông nách phát triển.
Giọng nói trong hơn. Các cơ quan sinh dục như tử cung, vòi trứng, âm đạo, âm hộ,
tuyến vú phát triển. Tâm lý cũng có những thay đổi so với thời niên thiếu (xấu hổ khi
đứng trước bạn khác giới, hay tư lự, mơ mộng, ý tứ hơn trong cách cư xử...).
4.2. Hoạt động của tuyến sinh dục
Dưới tác dụng của hormon tuyến yên, các nang trứng nguyên thủy phát triển, có
khả năng tiến tới chín và phóng noãn. Như vậy, tới thời kỳ này các em gáỉ bắt đầu có
khả năng sinh con. Trong thời kỳ này chức năng của các cơ quan khác thuộc hệ thống
sinh sản chưa phát triển thành thục và tâm lý chưa ổn định để đủ khả năng mang thai,
sinh đẻ và nuôi con; vì vậy cần tư vấn cho các thiếu nữ cách quan hệ với bạn bè khác
giới, cách phòng tránh thai, cách phòng tránh các bệnh lây nhiễm theo con đưòng tình
dục (tình dục an toàn).
4.3. Tuổi dậy thì
Ở Việt Nam, thường từ 11-13 tuổi.
5. Mãn kinh
Ở phụ nữ khoảng 40 - 50 tuổi, các nang trứng của buồng trứng trở nên kém đáp
ứng với kích thích của các hormon tuyến yên. Quá trình này xảy ra từ từ dẫn đến
chức năng buồng trứng giảm. Sau đấy từ vài tháng đến vài năm, buồng trứng ngừng
hoạt động, không phóng noãn, nồng độ các hormon sinh dục nữ giảm đến mức bằng
không. Hiện tượng này được gọi là mãn kinh. Trước khi mãn kinh hoàn toàn là thời
kỳ tiền mãn kinh. Trong thời kỳ này, người phụ nữ có thể có những rối loạn về tâm
lý, về thần kinh thực vật (tính tình hay thay đổi, lo sợ, cáu bẳn, cơn bốc hoả ...).
6. Thụ thai, mang thai
Sau khi phóng noãn, noãn được giải phóng, rơi vào vòi trứng. Nhờ những tế bào
lông rung ở niêm mạc vòi trứng mà noãn được đẩy dần về phía tử cung. Thời gian
trứng tồn tại là 24 - 48 giờ.
6.1. Sự thụ tinh
Sau mỗi lần giao hợp, tại âm đạo có khoảng nửa tỷ tinh trùng nhưng chỉ có
khoảng vài ngàn tinh trùng di chuyển đến được vòi trứng nhờ sự di động của tinh
trùng, sự co bóp của cơ tử cung và vòi trứng.
Sự thụ tinh thường xảy ra ở khoảng 1/3 ngoài của vòi trứng. Thường chỉ có một
tinh trùng đi vào noãn. Khi tinh trùng đã lọt vào bào tương của noãn. bào tương của

2
2
5
tinh trùng sẽ hoà lẫn với bào tương của noãn; nhân của noãn hoà với nhân của tinh
trùng.
Sau thụ tinh, trứng phải mất 3 - 4 ngày để di chuyển tới buồng tử cung. Trong quá
trình đó, trứng phân chia và được nuôi dưỡng bằng dịch vòi trứng. Khi tới tử cung
trứng đã thành là phôi bào. Nếu trứng đã thụ tinh không di chuyển vào buồng tử cung
vì một lý do nào đó (ví dụ do viêm tắc vòi trứng) trứng có thể phát triển ngay tại vòi
trứng hoặc loa vòi trứng, hoặc rơi vào ổ bụng (do nhu động ngược chiều của vòi
trứng). Những trường hợp này được gọi là chửa ngoài tử cung. Nếu không được phát
hiện và xử trí kịp thời, phôi phát triển sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
6.2. Trứng làm tổ và phát triển trong buồng tử cung
Sau khi trứng đã được thụ tinh, di chuyển vào buồng tử cung. Lúc này niêm mạc
tử cung đã được chuẩn bị sẵn sàng để đón trứng vào làm tổ.
Hiện tượng làm tổ của phôi bắt đầu bằng sự phát triển của các tế bào lá nuôi trên
bề mặt túi phôi. Các tế bào lá nuôi phát triển ăn sâu vào niêm mạc tử cung làm cho
túi phôi vùi sâu vào niêm mạc tử cung. Các tế bào lá nuôi của phôi và các tế bào nội
mạc tử cung tại chỗ đểu tăng sinh nhanh, tạo thành nhau thai và các màng thai.
Trong hai tuần đầu, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy từ dịch niêm mạc tử
cung. Sau đó hệ thống mạch máu của bào thai phát triển và nguồn dinh dưỡng nuôi
bào thai được lấy từ máu mẹ qua nhau thai.
6.5. Chức năng của nhau thai
Tổng diện tích bề mặt của các tua rau vào khoảng vài m 2 . Khoảng cách giữa máu
mẹ và máu thai khoảng 3,5 µm (gấp 10 lần khoảng cách qua màng phế nang). Nhau
thai có 3 chức năng quan trọng là: cung cấp chất dinh dưỡng cho thai; bài tiết các
hormon và bài tiết các sản phẩm chuyển hoá được tạo thành từ thai qua máu mẹ để
thải ra ngoài.
Các chất dinh dưỡng cung cấp cho thai bằng cơ chế khuếch tán như oxy, glucose,
acid amin. v.v...
Bài tiết ra estrogen, progesteron làm phát triển tử cung và giảm co bóp, phát triển
tuyến vú. HCG do các tế bào lá nuôi của rau thai bài tiết vào máu mẹ có tác dụng
giống LH. Hormon này có trong máu hoặc nước tiểu của mẹ 8- 9 ngày sau khi phóng
noãn. Nồng độ HCG tăng trong máu mẹ, cao nhất vào 10 -12 tuần sau phóng noãn,
sau đó giảm dần. Đến tuần thứ 16 - 20, nổng độ còn rất thấp và được duy trì ở mức
này trong suốt thời gian còn lại. Định lượng HCG trong nước tiểu hoặc trong máu
giúp cho chẩn đoán có thai và một số bệnh trong sản - phụ khoa.
HCG có tác dụng ức chế nang trứng phát triển; duy trì sự tồn tại của hoàng thể và
do đó duy trì sự bài tiết progesteron và estrogen trong 2 - 3 tháng đẩu; bài tiết
2
2
6
progesteron và estrogen trong những tháng tiếp theo; kích thích các tế bào Leydig của
tinh hoàn thai nhi bài tiết testosteron có tác dụng làm chuyển tinh hoàn từ ổ bụng
xuống bìu.
Nhau thai còn cho một số kháng thể từ mẹ sang thai, giúp cho trẻ sơ sinh có khả
năng miễn dịch đối với một vài bệnh trong mấy tháng đầu. Nhau thai cũng cho một
số thuốc đi qua nên cần thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ mang thai.
7. Sự bài tiết và bài xuất sữa
Tuyên vú đã được chuẩn bị bởi estrogen và progesteron. Trong thời kỳ có thai,
prolactin được bài tiết nhiều gấp 10 lần so với bình thường. Prolactin kích thích nang
tuyến sữa đã được phát triển và bài tiết sữa. Trong khi có thai, do tác dụng ức chế của
estrogen và progesteron nên mỗi ngày tuyến sữa chỉ bài tiết một lượng nhỏ cho tới
lúc đẻ. Sữa được bài tiết vài ngày đến vài tuần trước khi đẻ được gọi là sữa non. Sữa
này có thành phần giống sữa sau khi sinh con nhưng chứa ít lipid hơn. Ngay sau khi
đẻ, estrogen giảm nên tác dụng bài tiết sữa của prolactin không bị ức chế nữa, sữa
đựơc bài tiết nhiều.
Sữa được bài tiết nằm trong bọc tuyến. Dưới tác dụng của oxytocin, sữa được đẩy
vào ống tuyến. Khi đứa trẻ bú, sữa từ ống tuyến sẽ chảy vào miệng đứa trẻ. Chính
động tác mút núm vú của đứa trẻ tạo xung động truyền về vùng dưới đồi và thùy sau
tuyến yên gây bài tiết oxytocin; bởi vậy, người mẹ cần cho con bú ngay sau khi sinh.
Việc cho bú sớm sẽ làm tăng bài tiết oxytocin để kích thích bài xuất sữa và giúp co
hồi tử cung sau đẻ nhanh hơn.
Sự bài tiết oxytocin còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, cảm xúc. Vuốt ve,
âu yếm con, nghe tiếng con khóc đều gây những tín hiệu cảm xúc truyền về vùng
dưới đồi làm tăng bài xuất sữa. Trái lại những kích thích giao cảm mạnh, căng thẳng
kéo dài sẽ ức chế bài xuất sữa.
8. Cơ sở sinh lý của các biện pháp phòng tránh thai
Mang thai là kết qủa của ba quá trình: thụ tinh; trứng đã thụ tinh di chuyển từ vòi
trứng vào buổng tử cung; trứng làm tổ và phát triển trong buồng tử cung. Do vậy
muốn phòng tránh thai cần phải can thiệp vào một trong ba quá trình trên.
Có những biện pháp tránh thai chi có tác dụng tạm thời. Khi ngừng sử dụng, cặp
vợ chồng lại có khả năng sinh con. Có những biện pháp ngăn cản sinh con vĩnh viễn
nên được gọi là biện pháp triệt sản.
8.1. Các biện pháp tránh thai tạm thời
Dùng thuốc tránh thai

2
2
7
- Loại thuốc kết hợp hai thành phần là estrogen và progestin. Tác dụng chủ yếu
của loại thuốc này là ức chế tuyến yên bài tiết FSH và LH do đó ức chế phóng noãn.
Loại thuốc này có hiệu quả tránh thai cao.
- Loại progestin: làm giảm tiết dịch nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng di
chuyển vào trong tử cung, đổng thời cũng có tác dụng làm teo mỏng nội mạc tử cung
do vậy ảnh hưởng đến quá trình làm tổ trong nội mạc tử cung.
- Viên thuốc ngày hôm sau: gây phù nề mô đệm, ức chế tuyến niêm mạc tử cung
bài tiết nên ngăn trứng làm tổ.
- GnRH tổng hợp liều cao ức chế rụng trứng do ức chế tuyến yên bài tiết FSH
và LH do đó có tác dụng tránh thai cao mà lại có ít có tác dụng phụ của loại thuốc
tránh thai steroid.
Có nhiều dạng dùng thuốc: uống, tiêm bắp, tiêm hoặc cấy dưới da. Việc dùng
thuốc cần có chỉ định đúng theo đối tượng và phải có theo dõi.

Hình : Tính vòng kinh theo phương pháp Ogino và Knaus

Tránh giao hợp vào ngày phóng noãn (phương pháp Ogino - Knaus)
Khoảng thời gian từ lúc phóng noãn đến ngày thấy kinh đầu tiên của chu kỳ kế
tiếp (vào khoảng 14 ngày) là khoảng cố định ở người có chu kỳ kinh nguyệt đều. Dựa
vào, ta có thể tính được ngày phóng noãn và tránh giao hợp vào những ngày có khả
năng phóng noãn (“thời gian an toàn”). Theo cách tính này, thời gian an toàn là
khoảng 1 tuần trước ngày có kinh lần sau. Phương pháp này chỉ áp dụng được ở
2
2
8
người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và ở những cặp vợ chồng luôn sống gần
nhau vì xúc cảm có thể gây phóng noãn.
Biện pháp cơ học: bao cao su cho nam giới vừa có tác dụng tránh thai vừa phòng
tránh lây nhiễm các bệnh qua đường sinh hoạt tình dục, màng ngăn âm đạo, mũ tử
cung cho nữ giới.
Dụng cụ tử cung (thường được gọi là vòng tránh thai) là những dụng cụ làm bằng
chất dẻo được đưa vào buồng tử cung để ngăn cản quá trình gắn và làm tổ của trứng
đã thụ tinh. Phương pháp này có hiệu quả tránh thai cao và không gây phiền phức
hàng ngày cho người dùng nên đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta,
đặc biệt ở các vùng nông thôn.

8.2. Các biện pháp tránh thai vĩnh viễn


Biện pháp tránh thai vĩnh viễn là thắt ống dẫn tinh ở nam và thắt ống dẫn trứng
ở nữ. Tinh trùng vẫn được sản xuất nhưng không được phóng vào âm đạo khi giao
hợp, noãn vẫn được phóng nhưng noãn không được đưa vào ống đẫn trứng. Cả hai
thủ thuật không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết ở phụ nữ cũng như ở nam giới do
vậy nhu cầu và hoạt động tình dục vẫn bình thường: kỹ thuật đơn giản có thể thực
hiện được ở cộng đồng.
SINH LÝ SINH SẢN NAM
1. Đặc điểm cấu trúc-chức năng bộ máy sinh dục nam
Bộ máy sinh sản nam gồm dương vật, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh và một số
tuyến sinh dục phụ như tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo. Người có 2 tinh hoàn.
Tinh hoàn được chia thành nhiều thùy bằng các vách xơ. Trong mỗi thuỳ có nhiều
ống nhỏ ngoằn ngoèo được gọi là ống sinh tinh là nơi sản sinh tinh trùng. Mỗi tinh
hoàn có khoảng 900 ống sinh tinh, mỗi ống dài khoảng 5m. Tiếp nối với ống sinh
tinh là ống mào tinh dài 6 m rồi đến ống dẫn tinh. Xen kẽ giữa ống sinh tinh là các tế
bào Leydig.
Thành ống sinh tinh có nhiều lớp tế bào dòng tinh đang ở các giai đoạn biệt hoá
khác nhau của quá trình sản xuất tinh trùng.
2. Chức năng của tinh hoàn
Tinh hoàn có hai chức năng, chức năng ngoại tiết là sinh sản tinh trùng và chức
năng nội tiết là bài tiết hormon sinh dục nam mà chủ yếu là testosteron.
2.1. Chức năng sản sinh tinh trùng
Tinh trùng sinh ra ở tất cả các ống sinh tinh trong suốt đời sống tình dục của nam
giới. Khoảng 15 tuổi trở đi, tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng. Chức năng này
được duy trì trong suốt cuộc đời. Các tế bào mầm phân bào thành tinh bào I. Các tinh
2
2
9
bào I lại phân chia giảm nhiễm thứ nhất để tạo thành tinh bào II. Sau 2 - 3 ngày, mỗi
tinh bào II tiếp tục phân chia để cho 2 tế bào tiền tinh trùng. Tiền tinh trùng được
hoàn thiện (hình thành đầu, cực đầu, đuôi) được thành thục trong quá trình di chuyển
trong ống mào tinh hoàn và trở thành tinh trùng. Toàn bộ quá trình sản sinh tinh trùng
từ tế bào mầm (tinh nguyên bào nguyên thuỷ) thành tinh trùng mất khoảng 64 ngày.
Mỗi ngày, tinh hoàn có thể sản sinh hơn 100 triệu tinh trùng, phần lớn được trữ trong
các ống sinh tinh, một phần nhỏ được trữ trong ống mào tinh hoàn. Tại nơi dự trữ,
tinh trùng có khả năng sinh sản trong vòng 1 tháng.
2.2. Điều hoà sản sinh tinh trùng
Khi tinh trùng sản sinh quá nhiều, tế bào Sertoli bài tiết ra hormon inhibin có tác
làm giảm bài tiết FSH, làm cho số lượng tinh trùng sản sinh bình thường và ngược lại
GnRH tham gia điều hoà quá trình sản sinh tinh trùng thông qua các tác dụng
điều hoà bài tiết LH và FSH.
LH kích thích tế bào Leydig của tinh hoàn bài tiết testosteron do đó có ảnh hưởng
đến quá trình sản sinh tinh trùng.
FSH kích thích phát triển ống sinh tinh, kích thích tế bào Sertoli bài tiết một loại
protein gắn với androgen, giúp cho sự trưởng thành của tinh trùng.
GH kiểm soát các chức năng chuyển hoá của tinh hoàn và thúc đẩy sự phân chia
của tinh nguyên bào.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng
Nhiệt độ: tinh trùng được tạo ra ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ
1- 2 độ. Cơ Dartos của bìu co giãn tuỳ thuộc nhiệt độ môi trường nhằm đảm bảo nhiệt
độ tối thuận cho sự sản sinh tinh trùng. Khi tinh hoàn không di chuyển từ ổ bụng
xuống bìu, các tế bào dòng tinh sẽ bị phá hủy.
Độ pH: tinh trùng hoạt động mạnh trong môi trường trung tính hoặc hơi kiềm; hoạt
động giảm trong môi trường acid. Tinh trùng bị chết trong môi trường acid mạnh.
Kháng thể: tinh trùng có thể bị tiêu diệt bởi kháng thể có trong máu và dịch thể. Nhờ
có hàng rào tế bào Sertoli mà kháng thể không thể xâm nhập được vào dịch của ống
sinh tinh.
Rượu, ma tuý làm giảm khả năng sản sinh tinh trùng.
Tia X, phóng xạ hoặc virus quai bị làm tổn thương tế bào dòng tinh, do đó ảnh
hưởng đến sự sản sinh tinh trùng.
Căng thẳng kéo dài cũng có thể làm giảm sản sinh tinh trùng.
2.4. Chức năng nội tiết của tinh hoàn
Tinh hoàn bài tiết một số hormon sinh dục nam (thường được gọi dưới một tên
chung là androgen), đại diện là testosteron,
2
3
0
2.4.1. Nguồn gốc: testosteron được bài tiết từ tế bào Leydig
2.4.2. Tác dung của testosteron.
Vào khoảng tuần thứ 7, tinh hoàn thai nhi bài tiết một lượng đáng kể testosteron,
có tác dụng: kích thích phát triển đường sinh dục ngoài của bào thai theo kiểu nam
như tạo dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh; kích thích đưa tinh hoàn
từ bụng xuống bìu vào 2 - 3 tháng cuối của thời kỳ có thai.
Từ tuổi dậy thì, testosteron làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ
phát (phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh; mọc lông mu, lông
nách, mọc râu; giọng nói trầm; da dày thô, mọc trứng cá...).
Testosteron kích thích sản sinh tinh trùng
Testosteron làm tăng chuyển hóa protein ở cơ, ở xương và ở nhiều mô khác (ví
dụ: phì đại niêm mạc thanh quản, phì đại dây thanh âm làm giọng nói trầm); làm phát
triển và trưởng thành xương, làm dày xương.
Testosteron làm tăng chuyển hoá cơ sở 5- 10%; làm tăng nhẹ sự tái hấp thụ ion
Na+ ở ống lượn xa.
2.4.3 Điều hoà bài tiết testosteron.
Trong thời kỳ bào thai, testosteron được bài tiết dưới tác dụng kích thích của HCG
Ở người trưởng thành, sự bài tiết testosteron chịu sự điều hoà của LH do tuyến yên
bài tiết.
2.3. Inhibin
Inhibin do tế bào Sertoli bài tiết.
Inhibin có tác dụng điều hoà quá trình sản sinh tinh trùng thông qua cơ chế
feedback âm lên sự bài tiết FSH của tuyến yên. Khi ống sinh tinh sản xuất quá nhiều
tinh trùng, tế bào Sertoli bài tiết inhibin; chất này ức chế tuyến yên bài tiêt FSH nên
làm giảm sản sinh tinh trùng.
3. Chức năng của túi tinh và của tuyến tiền liệt
Túi tinh bài tiết một dịch chứa nhiều fructose, acid citric, nhiều chất dinh dưỡng,
fibrrinogen, prostaglandin. Ngoài chức năng đẩy tinh trùng, dịch túi tinh còn có chức
năng cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng trong thời gian di chuyển trong đường
sinh dục nữ.
Tuyến tiền liệt bài tiết dịch trắng đục, có pH kiềm bảo vệ tinh trùng khỏi môi
trường acid của âm đạo.
4. Tinh dịch
Tinh dịch là một hỗn hợp dịch bao gồm dịch từ ống dẫn tinh (chiếm 10% tổng thể
tích), dịch túi tinh (60%), dịch tuyến tiển liệt (30%) và một lượng nhỏ từ các tuyến

2
3
1
niêm mạc đặc biệt là tuyến hành niệu đạo. Dịch túi tinh được phóng ra cuối cùng với
một lượng lớn có tác dụng đẩy tinh trùng ra khỏi ống phóng tinh và niệu đạo.
Độ pH trung bình của tinh dịch là 7.5. Độ pH hơi kiềm này trung hoà bớt tính
chất acid của dịch âm đạo, tạo môi trường thích hợp cho tinh trùng hoạt động.
Trong ống sinh tinh, tinh trùng có thể sống vài tuần nhưng khi đã được phóng ra
ngoài, đời sống tối đa chỉ từ 24- 48 giờ, ở nhiệt độ thấp, chuyển hoá của tinh trùng
giảm nên thời gian sống của tinh trùng dài hơn.
5. Giao hợp và xuất tinh
Dương vật có cấu trúc đặc biệt, gồm hai thể hang và một thể xốp. Thể hang và thể
xốp được cấu tạo bởi mô liên kết - cơ, có những hốc máu, những động mạch xoắn.
Mô đặc biệt này được gọi là mô cương. Trong các tiểu động mạch và tĩnh mạch có
những cấu trúc hãm tạo thành các van.
Khi dương vật bị kích thích bởi các tác nhân cơ học (sò, nắn, đụng chạm tại chỗ)
hoặc bởi các yếu tố tâm lý (nghĩ, nghe, nhìn) thì sợi cơ trơn của các tiểu động mạch
co lại, kéo các vòng chun giãn ra làm cho máu từ các tiểu động mạch tràn vào trong
các hốc máu do vậy dương vật to ra, dài ra. Lúc này các bó cơ ở chung quanh hốc
máu co lại ép chặt vào các tĩnh mạch. Những sợi chun không bị các bó sợi cơ dọc kéo
nữa nên co lại và bịt các tĩnh mạch. Máu trong các hốc máu không thoát đi đâu được,
lại bị ép bởi các bó cơ cho nên dương vật cương lên và rất cứng. Trong giao hợp, khi
khoái cảm lên tới cực điểm thì các cơ ngồi hang và các cơ thành hang co thắt nhịp
nhàng gây ra hiện tượng phóng tinh. Tinh dịch được phóng vào âm đạo. Khi các bó
cơ giãn ra, máu thoát đi bằng đường tĩnh mạch, dương vật mềm trở lại.
Cương dương vật và phóng tinh được điều hoà bởi cơ chế phản xạ tuỷ mà trung
tâm phản xạ nằm ở đoạn thắt lưng cùng. Cơ chế phản xạ này được khởi phát hoặc
bằng các kích thích tâm lý truyền xuống từ não, hoặc bằng kích thích vào cơ quan
sinh dục, nhưng thông thường là sự phối hợp của cả hai.
6. Một số rối loạn thường gặp
6.1. Bệnh lý tuyến tiền liệt
U xơ tuyến tiền liệt
Ở trẻ con, tuyến tiền liệt rất nhỏ. Từ tuổi dậy thì thì tuyến tiền liệt bắt đầu phát
triển, đạt tới kích thước tối đa vào tuổi 20 và giữ nguyên kích thước cho tới năm 50
tuổi. Kể từ tuổi 50, ở một số đàn ông tuyến tiền liệt bắt đầu xoắn lại, đồng thời tinh
hoàn cũng giảm bài tiết testosteron. Rối loạn thường gặp ở đàn ông cao tuổi là u xơ ở
tuyến tiền liệt gây bí đái.
Ung thư tuyến tiền liệt

2
3
2
Các tế bào ung thư của tuyến tiền liệt thường phát triển rất nhanh dưới tác dụng
kích thích của testosteron. Nếu cắt bỏ tinh hoàn hoặc tiêm estrogen thì khối u (ngay
cả khi đã di căn vào xương) hoặc phối hợp cả hai biện pháp thì khối di căn sẽ thu nhỏ
lại
6.2. Suy giảm chức năng sinh dục
- Suy giảm bẩm sinh: Thiếu testosteron trong thời kỳ bào thai hoặc thiếu
receptor tiếp nhận androgen ở mô đích dẫn đến rối loạn phát triển các cơ quan sinh
dục phụ của nam; các cơ quan sinh dục nữ sẽ được hình thành.
- Suy giảm trước tuổi dậy thì: Mất tinh hoàn hoặc tinh hoàn không hoạt động ở
thời kỳ này dẫn tới tình trạng không xuất hiện các đặc tính sinh dục nam thứ phát; cơ
quan sinh dục ở tình trạng trẻ con. Do sụn liên hợp không được cốt hoá nên các chi
dài. Giọng nói cao, da tóc mịn (hình dạng quan hoạn).
- Suy giảm sau tuổi dậy thì ít gây biến đổi về hình thể: Các cơ quan sinh dục có
thể giảm kích thước nhưng không trở về tình trạng trẻ con. Ham muốn tình dục giảm
nhưng không mất hoàn toàn. Mặc dù có khó khăn nhưng vẫn có hiện tượng cương,
song ít khi có hiện tượng phóng tinh vì các cơ quan tham gia bài tiết tinh dịch bị thoái
hoá.
6.3. U tinh hoàn - Ưu năng sinh dục nam
U tế bào Leydig: nồng độ testosteron tăng rất cao, ở trẻ nhỏ, bệnh làm hệ cơ
xương của trẻ trai phát triển sớm và nhanh nhưng cũng dừng lại nhanh do bị cốt hóa
sớm. Cơ quan sinh dục, đặc tính sinh dục thứ phát phát triển sớm.
Hiện tượng phát dục sớm còn có thể do u tuyến thượng thận là nơi có sản xuất ra
các androgen là sản phẩm trung gian của quá trình sinh tổng hợp các corticoid hoặc
do thiếu enzym nên các sản phẩm trung gian không chuyển thành các corticoid được.

2
3
3
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU

Mục tiêu học tập


1. Nêu tên và chức năng của các cơ quan thuộc hệ tiết niệu.
2 Mô tả hình thể ngoài và hình thể trong (đại thể) của thận.
3 Nêu được nhiệm vụ tạo nước tiểu của thận.
4 Nêu được chức năng điều hòa nội môi của thận.

NỘI DUNG
Hệ tiết niệu hoạt động như một máy lọc cho cơ thể, cho phép các sản phẩm dư
thừa của chuyển hóa và các chất độc hại cho cơ thể được thải ra ngoài qua nước tiểu.
Hệ tiết niệu bao gồm 2 thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

I. THẬN
1. Hình thể ngoài, vị trí, kích thước
1.1. Hình thể ngoài
Thận có màu nâu nhạt, hình hạt đậu dẹt nên có hai mặt trước và sau, hai bờ trong và
ngoài và hai cực trên và dưới. Bờ trong lõm ở giữa tại rốn thận, nơi có các mạch thận
đi vào và đi ra khỏi thận, và là nơi bể thận thoát ra ngoài để liên tiếp với niệu quản.

2
3
4
Hình. Hình thể ngoài thận

1.2. Kích thước và số lượng


Có hai thận, ở người trưởng thành mỗi thận cao trung bình 12 cm, rộng 6 cm và dày 3
cm, nặng khoảng 150g. Trên phim X quang mỗi thận cao bằng 3 thân đốt sống. Ở
thai nhi, thận thường có nhiều múi.
1.3.Vị trí và đối chiếu

Hình. Đối chiếu thận lên thành lưng


2
3
5
Thận nằm ngoài phúc mạc, ở hai bên cột sống thắt lưng. Đối chiếu lên xương thì
thận trái cao hơn thận phải, cụ thể là:
Thận trái: Đầu trên ngang với bờ trên xương sườn XI, đầu dưới ngang với mỏm
ngang đốt sống thắt lưng III, cách mào chậu khoảng 5 cm.
Thận phải: Đầu trên ngang với bờ dưới xương sườn XI, đầu dưới cách mào chậu 3
cm.
Đầu trên của hai thận gần nhau hơn vì đầu dưới bị cơ thắt lưng đẩy ra ngoài

2. Liên quan
2.1. Liên quan trước:
- Thận phải: cực trên liên quan với tuyến thượng thận phải. Bờ trong liên quan với
tĩnh mạch chủ dưới. Mặt trước liên quan với vùng gan, góc kết tràng phải và phần
xuống tá tràng.
- Thận trái: cực trên liên quan với tuyến thượng thận trái. Bờ trong liên quan với
động mạch chủ bụng. Mặt trước liên quan với lách, tụy, dạ dày, góc đại tràng trái, đại
tràng xuống và các quai ruột non.
2.2. Liên quan sau: Mặt sau là mặt phẫu thuật chủ yếu của thận, xương sườn XII bắt
chéo ngang qua mặt sau thận và chia mặt sau thận làm 2 phần liên quan:
- Phần trên xương sườn 12 tầng ngực):
Từ sâu ra nông liên quan với cơ hoành, góc phế mạc sườn hoành, với tấm sườn XI-
XII và 2 dây chằng sườn thắt lưng. Từ mỏm ngang các đốt L1, và L2, tới xương sườn
có 2 trường hợp:
 Nếu xương sườn XII ngắn thì một dây bám vào xương sườn XI một dây bám vào
xương sườn XII. Trường hợp này màng phổi xuống thấp hơn xương sườn XII khoảng
1cm. Khi phẫu thuật thận phải cắt xương sườn XII dễ chạm thương màng phổi.
 Nếu xương sườn XII dài: Thì cả 2 dây đều bám vào xương sườn XII màng phổi
bắt chéo xương sườn XII cách cột sống 6cm.
- Phần dưới xương sườn 12 (tầng bụng): Phần này chủ yếu liên quan với 2 khối cơ:
Khối cơ dựng sống (cơ thắt lưng, cơ vuông thắt lưng, cơ mỏm ngang).
2.3.Các bờ của thận
- Bờ ngoài: thận phải liên quan với gan, thận trái liên quan với tỳ và đại tràng
xuống.
- Bờ trong : có rốn thận ở giữa, nơi các thành phần của cuống thận đi vào và ra
khỏi thận. Đoạn trên rốn thận của bờ trong có tuyến thượng thận úp lên. Bờ trong
thận phải nằm cạnh tĩnh mạch chủ dưới, bờ trong thận trái nằm cạnh động mạch chủ
bụng
2
3
6
3. Hình thể trong và cấu tạo
3.1. Cấu tạo đại thể:
Cắt đứng ngang qua thận, ta thấy thận có hai phần: phần đặc ở xung quanh là nhu mô
thận, phần giữa rỗng là xoang thận . Ngoài cùng, bọc lấy thận là một bao xơ.

3.1.1. Nhu mô thận


Nhu mô thận gồm có hai vùng là vùng tủy và vùng vỏ.
- Tuỷ thận. Tuỷ do các tháp thận hay tháp Malpighi tạo nên. Mỗi tháp có đáy
hướng ra phía bao xơ, đỉnh tháp hướng về xoang thận và tạo nên nhú thận (gai thận).
Số lượng tháp thận nhiều hơn nhú thận vì nhiều tháp thận cùng chung một nhú thận.
- Vỏ thận vỏ thận gồm các cột thận là phần nhu mô nằm giữa các tháp thận; và các
tiểu thùy vỏ là phần nhu mô đi từ đáy tháp thận cho tới bao xơ.
Thận được bọc trong một bao sợi, ở giữa là xoang thận, có các mạch máu - thần kinh
và hệ thống đài - bể thận đi qua.
3.1.2. Xoang thận: thông ra ngoài rốn thận, gồm có bể thận, đài thận lớn, đài thận
nhỏ. Trên thành của xoang thận có các nhú thận. Mỗi nhú thận được một đài thận nhỏ
úp lên. Có khoảng 7-14 đài thận nhỏ hợp thành 2-3 đài thận lớn. Các đài thận lớn hợp
thành bể thận.
3.2.Cấu tạo vi thể

2
3
7
Thận được cấu tạo gồm các đơn vị thận gọi là nephron. Nephron là đơn vị cấu tạo
cũng như đơn vị chức năng của thận, chúng có khả năng tạo nước tiểu độc lập với
nhau. Cả 2 thận có khoảng trên 2 triệu nephron.

- Nephron gồm cầu thận và hệ thống ống thận. Máu đi vào cầu thận qua tiểu động
mạch đến và rời khỏi cầu thận bằng tiểu động mạch đi. Cấu tạo cầu thận gồm khoảng
50 quai mao mạch song song, các mao mạch nối với nhau và được bao trong nang
Bowman. Hệ thống ống thận gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp.
- Ống lượn gần: là đoạn tiếp nối với nang Bowman, có một đoạn cong và một đoạn
thẳng.
- Quai Henle: là phần tiếp theo ống lượn gần. Quai Henle có hình chữ U và hướng
về vùng tủy thận
- Ống lượn xa: tiếp nối với nhánh lên của quai Henle, hình dáng cong queo uốn
lượn cạnh cầu thận. Có một phần sát với tiểu động mạch đến, tiểu động mạch đi và
cầu thận tạo nên tổ chức cận cầu thận, nơi này bài tiết các hormon quan trọng tham
gia vào quá trình điều hòa huyết áp và sản sinh hồng cầu.
- Ống góp: không thuộc về nephron. Có khoảng 8 ống lượn xa đổ vào một ống góp
nhỏ vùng vỏ thận, phần cuối của ống góp đi sâu xuống vùng tủy thận, những ống góp
nhỏ hợp lại thành ống góp lớn hơn đi suốt qua vùng tủy thận song song với quai
Henle rồi đổ vào bể thận.
Mạng lưới mao mạch quanh ống và các mạch thẳng
Xung quanh hệ thống ống thận có mạng lưới mao mạch rất phong phú gọi là mạng
lưới mao mạch quanh ống. Máu sau khi qua cầu thận sẽ theo tiểu động mạch đi đến
mạng lưới mao mạch quanh ống. Hầu hết mạng lưới mao mạch nằm trong vùng vỏ
thận, quanh ống lượn gần, ống lượn xa và ống góp vùng vỏ. Từ những phần ở sâu2 của
3
8
mạng lưới này các quai mao mạch chia thành các nhánh dài gọi là mạch thẳng đi sâu
vào vùng tủy, nằm cạnh những quai Henle. Sau đó chúng quay trở lại vùng vỏ và vận
chuyển máu vào tĩnh mạch vùng vỏ.
Khi máu qua cầu thận, khoảng 1/5 lượng huyết tương được lọc qua cầu thận
vào hệ thống ống thận. Trong hệ thống ống, những sản phẩm có hại không những
không được tái hấp thu, mà còn được bài tiết thêm từ huyết tương qua tế bào biểu mô
rồi vào dịch ống. Ngược lại, nước, các chất điện giải và các chất chuyển hóa được tái
hấp thu vào mạng lưới mao mạch quanh ống
4. Mạch máu và thần kinh
4.1. Mạch máu

Động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ bụng. Động mạch thận phải dài
hơn và hơi thấp hơn động mạch thận trái.
Trong xoang thận, các động mạch thận sẽ chia ra những nhánh đi vào nhu mô
thận ở giữa các tháp thận gọi là động mạch gian thùy thận. Khi tới đáy tháp thận,
động mạch gian thùy thận chia thành các động mạch cùng nằm trên đáy tháp. Từ
động mạch cùng đi về phía vỏ thận có các nhánh động mạch gian tiểu thùy, rồi chia
nhánh nhỏ dần thành các tiểu động mạch đến đi vào cầu thận.

2
3
9
Trong cầu thận, nhánh động mạch đến sẽ tạo nên một cuộn mao mạch nằm
trong nang Bowman rồi từ đó ra khỏi cầu thận bởi nhánh tiểu động mạch đi. Nhánh
tiểu động mạch đi sau đó lại chia thành một mạng lưới mao mạch xung quanh hệ
thống ống sinh niệu. Các mao mạch quanh ống này kết hợp lại tạo nên các tiểu tĩnh
mạch quanh ống, rồi sau đó thành các tĩnh mạch gian tiểu thùy. Tiếp đó máu được lần
lượt dẫn lưu qua các tĩnh mạch cung, các tĩnh mạch gian thùy và các tĩnh mạch phân
thùy. Máu rời khỏi thận qua một tĩnh mạch thận ở rốn thận và cuối cùng đổ vào tĩnh
mạch chủ dưới.

4.2. Thần kinh


2
4
0
Thận được phân phối thần kinh từ các nhánh của đám rối thần kinh thuộc hệ
thần kinh tự chủ đi dọc theo các động mạch thận. Hầu hết các sợi thần kinh là sợi
giao cảm vận mạch. Chúng điều hòa lượng máu chảy qua thận bằng cách thay đổi
đường kính của các tiểu động mạch.

5. Sinh lý thận
Bộ máy tiết niệu bao gồm nhiều bộ phận trong đó thận đóng vai trò chủ yếu.
Thận có hai chức năng quan trọng: chức năng ngoại tiết và chức năng nội tiết. Chức
năng ngoại tiết của thận nhằm duy trì hằng định nội môi thông qua sự thành lập và
bài tiết nước tiểu. Quá trình bài tiết nước tiểu thực hiện được là nhờ có chức năng lọc
của cầu thận, chức năng tái hấp thu và bài tiết của ống thận. Vai trò nội tiết của thận
có ảnh hưởng tới sự điều chỉnh huyết áp và tạo hồng cầu.
5.1. Quá trình tạo nước tiểu
Sự tạo thành nước tiểu ở thận gồm hai quá trình:
- Quá trình lọc ở cầu thận: một phần huyết tương được lọc qua màng lọc cầu thận
vào nang Bowman và trở thành dịch lọc.
- Quá trình tái hấp thu và bài tiết ở ống thận: khi dịch lọc đi xuống ống thận, thể
tích và thành phần của dịch lọc sẽ bị thay đổi. Nước và một sô chấtt hòa tan được đưa
trở lại máu nhờ quá trình tái hấp thu. Ngược lại, một số chất hòa tan dược bài tiết vào
dịch ống thận để tạo thành nước tiểu.
- Như vậy thông qua chức năng tạo nước tiểu, thận giúp cơ thể giữ lại nước, các
chất điện giải và các chất chuyển hóa quan trọng, đồng thời đào thải những sản phẩm
có hại như urê, creatinin, acid uric, v.v... Thành phần của nước tiểu có thể thay đổi do
có rất nhiều cơ chế điêu hòa hằng định nội môi nhằm giữ cho thành phần của dịch
ngoại bào được hằng định bằng cách thay đổi lượng nước và các chất hòa tan trong
nước tiểu.
5.1.1.Quá trình lọc ở cầu thận
a. Màng lọc cầu thận: màng của nang Bowman cùng với thành của các mao mạch
cầu thận tạo thành màng lọc cầu thận. Màng có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp tế bào nội mô mao mạch, có nhiều lỗ nhỏ gọi là các cửa sổ, đường kính các
lỗ khoảng 160 A°.
- Màng đáy: là một mạng lưới sợi collagen và proteoglycan đan xen nhau, giữa các
sợi có các khe nhỏ đường kính 110 A°, tích điện âm.
- Lớp tế bào biểu mô thành nang Bowman: là một lớp tế bào biểu mô có chân, mỗi
tế bào có nhiều tua nhỏ bám lên màng đáy. Giữa các tua nhỏ có các khe đường kính
khoảng 70A°.
2
4
1
- Nhờ cấu trúc đặc biệt này, màng lọc tiểu cầu thận có tính thấm cao gấp hàng trăm
lần tính thấm của các mao mạch khác của cơ thể.
Quá trình lọc ở cầu thận là sự khuếch tán qua màng lọc cầu thận. Tính thấm chọn lọc
của màng phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc, diện tích của thành lỗ lọc. Những lớp tế
bào này bình thường cho lọt qua mọi thành phẩn của huyết tương vào cầu thận, trừ
những protein có kích thước phân tử lớn (>70 A°), albumin, huyết thanh.... Đường
kính phân tử albumin là 60 A° nhưng chỉ khoảng 0,5% qua được màng lọc do các
phân tử này tích điện âm nên bị lực đẩy của thành lỗ lọc cản lại
b. Cơ chế lọc ở cầu thận
Sự lọc của cầu thận phụ thuộc vào các áp suất trong cầu thận:
- Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận (ký hiệu là Pt): là huyết áp mao mạch,
có tác dụng đẩy dịch qua màng lọc sang nang Bowman, thuận lợi cho sự lọc. Trị số
trung bình (Pt) khoảng 60 mmHg.
- Áp suất keo của máu trong mao mạch (ký hiệu là Pk): do protein máu quyết định,
có tác dụng giữ nước lại trong mao mạch, chống lại áp suất lọc. Trị số trung bình (Pk)
khoảng 32 mmHg.
- Áp suất thủy tĩnh nang Bowman (ký hiệu là Pn): chính là áp suất thủy tĩnh của
dịch lọc cầu thận, chống lại áp suất lọc. Trị số trung bình (Pn) khoảng 18 mmHg.
- Áp suất lọc của cầu thận (ký hiệu là Pl): áp suất đẩy dịch qua màng lọc cầu thận
vào nang Bowman.
P1 = Pt - (Pk + Pn).
- Áp suất lọc bình thường vào khoảng: 60 - (32+18) = 10 mmHg.
- Quá trình lọc chỉ xảy ra khi P1 > 0. Nếu P1 < 10 mmHg thì sẽ gây thiểu niệu P1 =
0 thì vô niệu.

2
4
2
Thành phần dịch lọc
Dịch lọc có thành phần tương tự như của huyết tương, nhưng dịch này không có
các tế bào máu và có rất ít protein (khoảng 0,03% protein). Do nồng độ protein mang
điện tích âm rất thấp nên nồng độ của những anion không phải protein như Cl+,
HCO3- trong dịch lọc cao hơn trong huyết tương khoảng 5%.
Mức lọc cầu thận (GFR):
- Là số lượng dịch lọc qua cầu thận trong 1 phút của cả hai thận. Ở người bình
thường số lượng dịch được lọc 125 ml/phút. Như vậy toàn bộ dịch lọc cầu thận mỗi
ngày vào khoảng 180 ml/24giờ nhưng hơn 99% dịch lọc được tái hấp thu trong hệ
thống ống thận, số còn lại khoảng 1 lít/24 giờ thành nước tiểu.
- Mức lọc cầu thận luôn giữ tương đối hằng định nhờ cơ chế điều hòa, qua đó duy
trì sự hằng định lượng dịch lọc trong nang Bowman, góp phần ổn định lượng nước
tiểu.
- Nếu lọc ít, dịch xuống ống thận ít, sự thải các sản phẩm chuyên hóa và những
chất thừa cũng sẽ giảm, chúng sẽ ứ lại trong cơ thể.
- Nếu lọc nhiều, dịch qua nhanh, hệ ống không kịp tái hấp thu, cơ thể mất nhiều
chất cần thiết.
Phân số lọc
Đó là phần huyết tương qua cầu thận và trở thành dịch lọc. Bình thường lượng
huyết tương qua hai thận là 650 ml/phút, số lượng dịch được lọc là 125 ml/phút. Vậy
phân số lọc là 125/650 =19% hoặc 1/5. 2
4
3
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lọc cầu thận
- Ảnh hưởng của lưu lượng máu qua thận: lưu lượng máu qua thận tăng lên sẽ làm
tăng áp suất trong mao mạch cầu thận và làm tăng lựu lượng lọc.
- Ảnh hưởng của sự co tiểu động mạch đến: co tiểu động mạch đến làm giảm lượng
máu đến thận và cũng làm giảm áp suất trong mao mạch cầu thận. Cả hai tác dụng
này đều làm giảm lưu lượng lọc cầu thận.
- Ảnh hưởng của sự co tiểu động mạch đi: co tiểu động mạch đi cản trở máu ra
khỏi mao mạch cầu thận do đó làm tăng áp suất mao mạch cầu thận. Nếu co nhẹ sẽ
làm tăng lưu lượng lọc. Nếu tiểu động mạch đi co vừa hoặc co rất mạnh, huyết tương
bị giữ lại ở cầu thận trong một thời gian dài, lượng huyết tương bị lọc qua nhiều hơn
làm áp suất keo trong mao mạch cầu thận tăng cao, kết quả là lưu lượng lọc giảm dù
áp suất mao mạch cầu thận vẫn tăng.
5.2. Quá trình tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
Dịch lọc cầu thận sẽ lần lượt qua ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp
rồi vào bể thận. Trong quá trình này nước và các chất được tái hấp thu hoặc bài tiết
một cách chọn lọc nhờ các tế bào biểu mô của hệ thống ống thận và dịch trở thành
nước tiểu.
Ở người bình thường số lượng dịch được lọc là 125 ml/phút. Như vậy toàn bộ dịch
lọc cầu thận mỗi ngày vào khoảng 180 ml/24 giờ, nhưng hơn 99% dịch lọc được tái
hấp thu trong hệ thống ống thận, số còn lại khoảng 1 1ít/24 giờ thành nước tiểu.
5.2.1. Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần
- Glucose được tái hấp thu hết trừ khi nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose
của thận thì glucose không được tái hấp thu hoàn toàn và một phân glucose sẽ bị đào
thải qua nước tiểu.
- Protein, acid amin và các vitamin... được tái hấp thu gần 100%. Dịch xuống quai
Henle không còn những chất này nữa.
- Nước,-ion Na+, ion K+, ion Cl- được tái hấp thu khoảng 65%.
- Sự tái hâp thu này không chịu ảnh hưởng của các hormon.
- Bài tiết creatinin, ion H+.
5.2.2. Tái hấp thu ở quai Henle
- Sự tái hấp thu nước ở quai Henle chỉ diễn ra ở nhánh xuống, chiếm khoảng 15%.
- Tái hấp thu ion Na+, ion Cl-: khoảng 27% ở đoạn dày nhánh lên theo cơ chế vận
chuyển tích cực.
5.2.3. Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn xa
- Tại đây Na+ được tái hấp thu do nồng độ aldosteron trong máu (hormon của vỏ
thượng thận) kiểm soát. Nếu nồng độ aldosteron rất cao, Na + sẽ được tái hấp thu hết
2
4
4
và không có Na+ trong nước tiểu. Ngược lại, nếu không có aldosteron, hầu hết Na + đi
vào đoạn cuối ống lượn xa sẽ không được tái hấp thu và bị thải hết qua nước tiểu.
- Nước được tái hấp thu khoảng 10%. Tái hấp thu H 20 phụ thuộc vào nồng độ
hormon chống bài niệu ADH của vùng dưới đồi.
- Tái hấp thu ion bicarbonat, bài tiết ion hydro.
- Bài tiết NH3 dưới dạng muối ammoni.
- Bài tiết ion K+ và một số chất khác.
5.2.4. Tái hấp thu và bài tiết ở ống góp
- Tái hấp thu nước cũng phụ thuộc vào nồng độ ADH huyết tương và tính ưu trương
vùng tủy thận. Khi nồng độ ADH huyết tương cao, nước được tái hấp thu làm cho
thể tích nước tiểu giảm và làm cô đặc hầu hết các chất hòa tan trong nước tiểu.
- Tái hấp thu Na+ và một ít urê.
- Bài tiết ion H+ và, ion K+
5.3. Hoạt động điều hòa nội môi
Qua sự tạo nước tiểu, thận còn có khả năng duy trì sự ổn định các chất trong huyết
tương, áp suất thẩm thấu, thể tích dịch và độ pH.
5.3.1. Duy trì nồng độ các chất trong huyết tương
Thận tham gia điều hòa cân bằng nước và các chất điện giải của máu thông qua
quá trình lọc, tái hấp thu và bài tiết tích cực.
5.3.2. Duy trì áp suất thẩm thấu
Sự tái hấp thu Na+, Cl- trong các ống thận góp phần duy trì áp suất thẩm thấu.
5.3.3. Duy trì pH máu
pH máu bình thường là 7,4. Khi pH máu có xu hướng giảm, thận tăng cường bài
tiết H+ và tái hấp thu HCO3- giữ cho pH máu ổn định. Ngược lại, khi pH máu tăng thì
quá trình diễn ra ngược lại. Do đó sự cân bằng lượng H+, HCO3+ là điều cần thiết.
6. Chức năng nội tiết của thận
6.1. Điều hòa huyết áp
Thận bài tiết renin để điều hòa huyết áp nhờ tác dụng của hệ Renin - angiotensin -
aldosteron. Huyết áp tăng làm tăng lưu lượng máu đến thận và thận sẽ giảm tiết renin.
6.2. Điều hòa sản sinh hồng cầu
Thận là một trong những cơ quan sản xuất erythropoietin đê tham gia vào quá trình
sản sinh hồng cầu trong tủy xương. Erythropoietin có tác dụng kích thích tủy xương
tăng sinh nguyên hồng cầu, thúc đẩy nhanh các quá trình biệt hóa và trưởng thành
của hồng cầu.

II. NIỆU QUẢN


2
4
5
Niệu quản là một ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Niệu quản nằm
sau phúc mạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng và ép sát vào thành bụng sau.
Niệu quản dài khoảng 25-28 cm, đường kính 3-5 mm, có 3 chỗ hẹp sinh lý là khúc
nối niệu quản - bể thận, chỗ bắt chéo với động mạch chậu và chỗ chui trong thành
bàng quang.
Niệu quản được chia thành hai đoạn:
- Đoạn bụng: bắt đầu từ chỗ nối bể thận - niệu quản đến đường cung xương chậu.
Niệu quản phải thường bắt chéo động mạch chậu ngoài, niệu quản trái bắt chéo
động mạch chậu chung; chỗ niệu quản bắt chéo động mạch chậu ở cách đường giữa
khoảng 4 - 5cm. Đối chiếu lên thành bụng điểm đau niệu quản (do sỏi kẹt lại ở chỗ
bắt chéo này) nằm ở chỗ nối các đoạn 1/3 ngoài và 1/3 giữa của đường nối hai gai
chậu trước trên. Phía trong, niệu quản phải liên quan với tĩnh mạch chủ dưới, niệu
quản trái liên quan với động mạch chủ bụng.
- Đoạn chậu hông: từ đường cung xương chậu đến lỗ niệu quản của bàng quang.
+ Ở nữ: niệu quản bắt chéo với động mạch tử cung cách cổ tử cung (bờ bên âm đạo)
khoảng 1,5 cm.
+ Ở nam: niệu quản bắt chéo ống dẫn tinh và lách giữa túi tinh với đáy bàng quang.
Hai niệu quản cắm trong thành bàng quang theo một đường chếch xuống dưới vào
trong và ra trước và mở vào lòng bàng quang bằng một khe nhỏ gọi là lỗ niệu quản.
Hai lỗ niệu quản cách xa nhau 2,5 cm khi bàng quang rỗng và 5 cm khi bàng quang
đầy.

2
4
6
Cấu trúc: Thành niệu quản dày khoảng 1 mm, gồm 3 lớp:
- Lớp niêm mạc: liên tục với niêm mạc bể thận và bàng quang.
- Lớp cơ (cơ trơn) gồm 3 lớp: Lớp trong cơ dọc, giữa vòng, ngoài thô chỉ gồm vài
bó cơ dọc.
- Lớp bao ngoài: bao bọc bên ngoài.
Mạch máu thần kinh:
- Được nuôi dưỡng bởi nhiều động mạch nhỏ từ động mạch thận. Động mạch
sinh dục, động mạch bàng quang dưới, động mạch chậu chung,...
- Tĩnh mạch theo các tĩnh mạch tương ứng đi kèm động mạch.
- Bạch mạch: đổ vào các hạch bạch huyết tĩnh mạch và bạch huyết dọc theo
động mạch chậu trong.
- Thần kinh: từ đám rối thận và đám rối hạ vị: gồm các sợi vận động chi phối cơ
trơn thành niệu quản, sợi cảm giác đau khi có sự căng đột ngột thành niệu quản.

III. BÀNG QUANG


Bàng quang là một túi cơ rỗng để chứa nước tiểu trước khi tống xuất ra ngoài.
Dung tích trung bình 250-300 ml. Khi bí đái, bàng quang có thể chứa tới 3 lít.
1. Vị trí và hình thể ngoài
Bàng quang là một tạng dưới phúc mạc nằm trong chậu hông bé. Ở người lớn và
lúc rỗng bàng quang nằm hoàn toàn sau xương mu và không sờ thấy khi thăm 2khám
4
7
bụng. Khi bàng quang căng, nó vượt quá bờ trên xương mu và nằm sau thành bụng
trước. Bàng quang trẻ mới sinh nằm sau thành bụng trước, kéo dài từ rốn tới xương
mu như quả bầu, và chỉ tới sau tuổi dậy thì bàng quang mới hoàn toàn nằm trong
chậu hông. Bàng quang có hình thể ngoài thay đổi theo lượng nước tiểu bên trong và
tùy theo tuổi tác.
- Bàng quang có hình tháp: có 3 mặt, một đáy và một đỉnh.
- Mặt trên được che phủ lớp phúc mạc, lồi khi bàng quang đầy, lõm khi bàng
quang rỗng.
- Hai mặt dưới bên nằm tựa trên hoành chậu.
- Mặt sau gọi là mặt đáy, ở phần trên mặt sau có phúc mạc che phủ.
- Đỉnh bàng quang là chỗ gặp nhau của hai mặt dưới bên và mặt trên có dây
chằng rốn giữa treo bàng quang vào rốn.
Thân bàng quang là phần bàng quang nằm ở giữa đỉnh và đáy

Hình: Thiết đồ đứng dọc chậu hông nam

2
4
8
Hình: Thiết đồ đứng dọc chậu hông nữ

2. Liên quan
- Với phúc mạc: phúc mạc phủ ở đáy bàng quang rồi phủ lên thành bụng trước
và thành bên chậu, phía sau phủ lên tử cung. Ở nữ tạo nên túi cùng bàng quang – tử
cung. Ở nam, phúc mạc từ bàng quang lật lên phủ bóng ống tinh và túi tinh rồi quặt
lên mặt trước trực tràng tạo nên túi cùng trực tràng - bàng quang
- Bàng quang liên quan với các cơ quan xung quanh:
 Mặt trên: ở nam liên quan với ruột non và đại tràng chậu hông, ở nữ liên quan
với thân tử cung.
 Mặt sau: ở nam liên quan ống dẫn tinh, túi tinh và trực tràng, ở nữ liên quan
với thành trước âm đạo, cổ tử cung.
3. Cấu tạo và hình thể trong

2
4
9
Bên trong bàng quang có 3 lỗ gồm: 2 lỗ niệu quản nằm trên thành sau (đáy)
cách nhau khoảng 2,5 cm và lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang. Ba lỗ này tạo thành
các đỉnh của một tam giác gọi là tam giác bàng quang. Bàng quang có cấu tạo từ
ngoài vào trong gồm 4 lớp:
- Lớp niêm mạc.
- Lớp dưới niêm mạc: không có ở vùng tam giác bàng quang.
- Lớp cơ: 3 lớp cơ vòng ở giữa, cơ dọc ở ngoài và ở trong.
- Lớp thanh mạc: là lớp phúc mạc. Ở những nơi không có phúc mạc phủ, bàng
quang được che phủ lớp mô liên kết.

4. Mạch máu và thần kinh


Động mạch. Bàng quang được cấp máu bởi các động mạch bàng quang trên và
các động mạch bàng quang dưới, đều là những nhánh của động mạch chậu trong.
2
5
0
Tĩnh mạch. Các tình mạch bàng quang đổ về đám rối tĩnh mạch bàng quang rồi
về tình mạch chậu trong.
Thần kinh tách từ đám rối bàng quang, một chi nhánh của đám rối hạ vị dưới.

IV. NIỆU ĐẠO


Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.
1. Niệu đạo Nam: dài khoảng 16 cm, vừa là đường dẫn nước tiểu, vừa là đường xuất
tinh, gồm 3 đoạn:
- Niệu đạo tiền liệt tuyến: đi từ cổ bàng quang ở lỗ niệu đạo trong xuyên qua tiền liệt
tuyến. Niệu đạo chạy thẳng xuống dưới, hơi cong và lõm ra trước.
- Niệu đạo màng: là đoạn niệu đạo xuyên qua và được hoành chậu hông và hoành
niệu dục của đáy chậu giữ cố định. Đoạn này nằm ngay dưới xương mu nên dễ bị tổn
thương khi ngã kiểu ngồi ngựa và có thể bị đứt khi gãy xương chậu.
- Niệu đạo xốp: đoạn niệu đạo chạy trong vật xốp, từ hành xốp đến lỗ niệu đạo
ngoài, dài 12 cm. Đoạn này di động và ít bị tổn thương.
1.1. Về phương diện phẫu thuật, niệu đạo được chia làm 2 đoạn: niệu đạo trước và
niệu đạo sau. Niệu đạo trước hay niệu đạo di động, là phần niệu đạo xốp từ dây treo
dương vật tới lỗ niệu đạo ngoài, đoạn này niệu đạo ít bị giập. Niệu đạo sau hay niệu
đạo cố định, gồm đoạn tiền liệt, đoạn màng và phần niệu đạo xốp từ niệu đạo màng
đến dây treo dương vật. Đoạn này niệu đạo thường dễ bị tổn thương.
1.2. Cấu trúc của thành niệu đạo:
 Lớp niêm mạc: rất co dãn nên có thể căng ra khi đi tiểu hay nong niệu đạo.
 Lớp cơ: gồm các thớ cơ dọc ở trong và cơ vòng ở ngoài.
1.3. Mạch và thần kinh
 Động mạch. Niệu đạo được nuôi dưỡng bởi nhiều nhánh nhỏ xuất phát từ động
mạch bàng quang dưới, dộng mạch trực tràng giữa, động mạch hành dương vật...
 Tĩnh mạch. Máu ở niệu đạo đổ về tĩnh mạch thẹn.
 Bạch mạch. Bạch mạch từ niệu đạo tiền liệt và niệu đạo màng đổ vào các hạch dọc
động mạch thẹn trong rồi vào các hạch dọc theo động mạch chậu trong. Bạch mạch
phần xốp đổ vào hạch bẹn sau.
 Thần kinh. Niệu đạo do các nhánh từ đám rối tiền liệt và thần kinh thẹn chi phối.

2
5
1
2. Niệu đạo Nữ: tương ứng với phần niệu đạo tiền liệt tuyến và niệu đạo màng của
nam, dài khoảng 3-4 cm, chạy dọc xuống trước âm đạo và tận cùng bằng lỗ niệu đạo
ngoài nằm ở phần trước tiền đình âm hộ.

- Niệu đạo nữ hoàn toàn cố định, tương ứng phần cố định ở nam giới, gồm 2
đoạn là đoạn chậu hông và đoạn đáy chậu.
 Đoạn chậu hông: cũng có cơ thắt trơn niệu đạo.
 Đoạn đáy chậu: xuyên qua màng đáy chậu và có cơ thắt vân niệu đạo. Lỗ
niệu đạo ngoài ở tiền đình âm đạo là nơi hẹp nhất của niệu đạo, nằm sau âm
vật khoảng 2,5 cm và trước lỗ âm đạo.

2
5
2
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa của hệ nội tiết, tuyến nội tiết, hormone và cách phân
loại hormon.
2. Trình bày được vị trí, hình thể, chức năng của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận
giáp, tuyến thượng thận
3. Trình bày rối loạn của các tuyến nội tiết trong cơ thể: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận
giáp, tuyến thượng thận

I. ĐỊNH NGHĨA
1. Hệ nội tiết
Hệ nội tiết là một mạng lưới các tuyến nội tiết, sản xuất ra các hormon để duy trì
và điều hòa những chức năng cơ bản của cơ thể.
Các quá trình hoạt động sinh lý của cơ thể được điều hòa bởi hệ nội tiết có thể diễn
ra trong một khoảng thời gian hay diễn ra liên tục suốt đời.
Các quá trình này bao gồm: sự lớn lên, phát triển, sinh sản, khả năng duy trì sự cân
bằng những chức năng bên trong cơ thể

2. Tuyến nội tiết 2


5
3
Khác với tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết, tuyến dạ dày…
là những tuyến có ống dẫn, chất bài tiết được đổ vào một cơ quan nào đó qua ống
tuyến, tuyến nội tiết lại là những tuyến không có ống dẫn, chất bài tiết được đưa vào
máu rồi được máu đưa đến các cơ quan, các mô trong cơ thể và gây ra các tác dụng ở
đó.
Các tuyến nội tiết chính của cơ thể gồm vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp,
tuyến cận giáp, tuyến tụy nội tiết, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục nam và nữ, nhau
thai
3. Hormon
Hormon là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết
vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc các mô khác trong cơ thể và gây ra
các tác dụng sinh lý tại đó.
3.1. Phân loại hormon
Dựa vào nơi bài tiết và nơi tác dụng người ta phân thành hai nhóm hormon:
- Hormon tại chỗ (hormon địa phương) là những hormon do một nhóm tế bào bài tiết
vào máu và có tác dụng tại chỗ đặc hiệu trên các tế bào gần nơi bài tiết. Một số
hormon tại chỗ như acetylcholine, secretin, cholecystokinin, histamin, prostaglandin.
- Hormon chung là những hormon do tuyến nội tiết bài tiết và có tác dụng sinh lý trên
các tế bào ở các tổ chức xa nơi bài tiết.
 Một số hormon có tác dụng lên hầu hết các tế bào của cơ thể như GH của tuyến
yên, hormon tuyến giáp.
 Một số hormon chỉ có tác dụng đặc hiệu trên một số mô hoặc một cơ quan nào
đó như ACTH, TSH, FSH, LH... của tuyến yên. Những mô hoặc cơ quan chịu tác
dụng của các hormon này được gọi là mô đích hay cơ quan đích.
3.2. Cơ chế điều hoà bài tiết hormon
Các hormon được bài tiết theo cơ chế điều khiển từ tuyến chỉ huy đến tuyến đích
và theo cơ chế điều hoà ngược (feedback) từ tuyến đích đến tuyến chỉ huy. Ngoài cơ
chế này, sự bài tiết hormon còn được điều hoà theo nhịp sinh học và chịu sự tác động
của một số chất truyền đạt thần kinh (neurotransmitters). Tuy nhiên, cơ chế điều hoà
ngược là cơ chế chủ yếu, nhanh và nhạy để duy trì nồng độ hormon luôn hằng định
và thích ứng được với hoạt động của cơ thể khi sống trong môi trường luôn thay đổi
3.3. Các hormon của tuyến nội tiết chính của cơ thể là:
- Vùng dưới đồi: Bài tiết các hormon giải phóng và ức chế, hai hormon khác được
chứa ở thuỳ sau tuyến yên là ADH (vasopressin) và oxytocin.
- Tuyến yên: Bài tiết GH, ACTH, TSH, FSH, LH, prolactin.
- Tuyến giáp: Bài tiết T3, T4, Calcitonin.
2
5
4
- Tuyến cận giáp: Bài tiết parathormon (PTH).
- Tuyến tuỵ nội tiết: Bài tiết insulin, glucagon.
- Tuyến vỏ thượng thận: Bài tiết cortisol, aldosteron.
- Tuyến tuỷ thượng thận: Bài tiết adrenalin, noradrenalin.
- Tuyến buồng trứng: Bài tiết estrogen, progesteron.
- Tuyến tinh hoàn: Bài tiết testosteron, inhibin.
- Rau thai: Bài tiết hCG, estrogen, progesteron, HCS, relaxin.

II. TUYẾN YÊN


1. Vị trí và kích thước
Tuyến yên là một tuyến nội tiết liên hệ mật thiết với thần kinh trung ương và nhiều
tuyến nội tiết khác nên có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể.

Tuyến yên nằm trong hố yên của xương bướm ở nền sọ và dính liền với não bộ bởi
cuống tuyến yên. Kích cở của tuyến yên rất nhỏ, khối lượng nặng chừng 0,5g. Tuyến
yên là một tuyến hỗn hợp, gồm có 3 thùy:
1.1. Thùy trước
Gồm những tế bào chế tiết. Tiết ra nhiều hormon điều hòa các hoạt động của cơ thể
và chi phối các tuyến nội tiết khác: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận,
tuyến sinh dục.
1.2. Thùy sau 2
5
5
Còn gọi là thùy thần kinh, các tế bào ở đây giống tế bào thần kinh đệm, không có
khả năng chế tiết hormon mà có chức năng hỗ trợ cho các sợi trục và cúc tận cùng tiết
ADH và Oxytocin.
1.3. Thùy giữa
Xen giữa thùy trước và thùy sau. Thùy này ở người kém phát triển.
2. Các hormon thùy trước
2.1. Hormon tăng trưởng (GH)
GH làm phát triển hầu hết các mô có khả năng tăng trưởng trong cơ thể. Nó vừa
làm tăng kích thước tế bào vừa làm tăng quá trình phân chia tế bào do đó làm tăng
trọng lượng cơ thể, làm tăng kích thước các phủ tạng.
- Tác dụng phát triển cơ thể: Kích thích mô sụn và xương phát triển
- Tác dụng lên chuyển hóa:
 Chuyển hoá Gluxit: Hạn chế việc sử dụng Glucose các mô, kích thích sự
chuyển hoá glycogen thành Glucose, ngăn cản việc chuyển hoá Glucose thành mỡ dự
trữ và kích thích sự chuyển hoá mỡ thành Glucose.
 Chuyển hoá Protit: Làm tăng dự trữ chất đạm trong cơ thể.
 Chuyển hoá Lipit: Làm tăng sự phân hoá mỡ.
2.2. Hormon kích thích tuyến giáp (TSH)
Làm tuyến giáp trạng phát triển, bài tiết ra nhiều hormon giáp - Thyroxin
2.3. Hormon kích thích vỏ thượng thận (ACTH)
- Dinh dưỡng, kích thích sự tổng hợp và bài tiết hormon vỏ thượng thận.
- Tác dụng chủ yếu lên lớp bó và lớp lưới bài tiết glucocorticoid và androgen.
- Trên tổ chức não, ACTH làm tăng quá trình học tập và trí nhớ.
- Tác dụng lên tế bào sắc tố: ACTH kích thích tế bào sắc tố sản xuất sắc tố melanin
rồi phân tán sắc tố này trên bề mặt biểu bì da. Thiếu ACTH sẽ làm cho da không có
sắc tố (người bạch tạng). Ngược lại thừa ACTH làm cho da có những mảng sắc tố.
2.4. Các hormon hướng sinh dục
- FSH: Ở nam giới dinh dưỡng tinh hoàn, phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh
trùng. Ở nữ giới kíck thích sự phát triển của các nang trứng trong giai đoạn đầu, phối
hợp LH làm cho trứng chín, rụng và bắt đầu bài tiết estrogen
- LH: Ở nam giới dinh dưỡng tế bào Leydig, kích thích sự bài tiết testosteron. Ở nữ
giới gây hiện tượng rụng trứng, tiết estrogen, sau đó tạo hoàng thể và kích thích sự
bài tiết progesteron.
2.5. Hormon kích thích bài tiết sữa- Prolactin (PRL)
Prolactin có tác dụng làm tuyến vú phát triển và phối hợp với Progesteron kích
thích tuyến vú tiết ra sữa.
2
5
6
2. Các hormon thùy sau
Hai hormon được bài tiết từ thùy sau tuyến yên có nguồn gốc từ vùng dưới đồi.
Hai hormon đó là hormon oxytocin và ADH
3.1. ADH (antidiuretic hormon)
Chủ yếu là tăng tái hấp thu nước ở ống xa và ống góp, liều cao gây co mạch, tăng
huyết áp nên còn gọi là vasopressin
3.2. Oxytocin
Gây co thắt tế bào biểu mô cơ, là những tế bào nằm thành hàng rào bao quanh
nang tuyến sữa. Những tế bào này co lại sẽ ép vào các nang tuyến và đẩy sữa ra ống
tuyến, khi đứa trẻ bú sẽ nhận được sữa. Tác dụng này được gọi là tác dụng bài xuất
sữa, khác với tác dụng gây bài tiết sữa của prolactin. Gây co cơ tử cung mạnh khi có
thai, đặc biệt  mạnh vào cuối thai kỳ, lúc chuyển dạ.
4. Rối loạn chức năng tuyến yên
4.1. Bệnh lùn tuyến yên
Nguyên nhân của lùn tuyến yên thường do thiếu GH trong thời kỳ cơ thể đang phát
triển. Nhìn chung cơ thể phát triển cân đối nhưng mức độ phát triển thì giảm rõ rệt,
đứa trẻ 10 tuổi chỉ bằng 4 - 5 tuổi, người 20 tuổi chỉ bằng đứa trẻ 7 - 10 tuổi.
Người lùn tuyến yên chức năng sinh dục không phát triển như người trưởng thành
bình thường.
4.2. Bệnh suy tuyến yên ở người lớn
Hình ảnh chung của hội chứng suy tuyến yên toàn bộ là một tình trạng lờ đờ, chậm
chạp do thiếu hormon tuyến giáp; tăng cân do thiếu tác dụng thoái hoá mỡ của
hormon GH, ACTH, vỏ thượng thận và hormon tuyến giáp; mất tất cả chức năng sinh
dục.
4.3. Bệnh khổng lồ
Nguyên nhân gây bệnh thường do các tế bào bài tiết GH tăng cường hoạt động
hoặc do u của tế bào ưa acid trong thời kỳ cơ thể đang phát triển dẫn tới GH được bài
tiết quá mức bình thường.
Biểu hiện của bệnh là tình trạng phát triển nhanh và quá mức của tất cả các mô
trong cơ thể bao gồm cả xương và các phủ tạng làm cho người đó to cao quá mức
bình thường nên được gọi là người khổng lồ.
4.4. Bệnh to đầu ngón
Nếu u tế bào ưa acid xảy ra vào sau tuổi trưởng thành khi các sụn ở đầu xương đã
được cốt hoá nhưng các mô mềm vẫn phát triển và các xương, đặc biệt xương dẹt và
xương nhỏ có thể dày lên.

2
5
7
Bệnh nhân bị bệnh này sẽ có hình ảnh đầu to, hàm nhô ra, trán nhô ra, mũi to, môi
dày, lưỡi to và dày, bàn tay to, bàn chân to, phủ tạng to, đôi khi có cả sự biến dạng
cột sống làm lưng gù.
4.5. Bệnh đái tháo nhạt
Tổn thương vùng dưới đồi hoặc thùy sau tuyến yên sẽ làm giảm bài tiết ADH.
Triệu chứng chính của bệnh là đái nhiều nhưng nồng độ các chất điện giải trong nước
tiểu lại rất thấp nên bệnh được gọi là bệnh đái tháo nhạt.

III. TUYẾN GIÁP


1. Vị trí và kích thước
Tuyến giáp nằm trước khí quản, dưới sụn giáp, nặng 20-25g, gồm 2 thùy, có eo ở
giữa. Cấu trúc gồm nhiều nang giáp, trong chứa đầy dịch keo, xen lẫn hệ thống mạch
máu rất phong phú (1% lưu lượng tim).
Các tế bào của nang giáp bài tiết hai hormon là triiodothyronin (T 3) và
tetraiodothyronin (T4) từ nguyên liệu là I-ốt.
Ngoài ra cạnh các nang giáp, các tế bào cạnh nang bài tiết ra hormon calcitonin là
hormon tham gia trong chuyển hoá calci (làm giảm Ca++ máu)

2. Tác dụng của hormon giáp


2
5
8
2.1. Tác dụng lên chuyển hóa tế bào
- Tăng hoạt động chuyển hoá của hầu hết các mô trong cơ thể
- Tăng tốc độ các phản ứng hoá học, tăng tiêu thụ và thoái hoá thức ăn để cung
cấp năng lượng.
2.2. Tác dụng trên sự tăng trưởng
- Làm tăng tốc độ phát triển: thể hiện rõ ở thời kỳ đang lớn của đứa trẻ, cùng với
GH làm cơ thể phát triển.
- Đặc biệt có tác dụng phát triển bộ não thai nhi và những năm đầu sau sinh.
2.3. Tác dụng trên chuyển hóa 
- Glucid:
 Tăng nhanh thoái hoá glucose ở các tế bào.
 Tăng phân giải glycogen.
 Tăng tạo đường mới.
 Tăng hấp thu glucose ở ruột.
 Tăng bài tiết insulin.
Do những tác dụng trên nên hormon tuyến giáp làm tăng nồng độ glucose trong
máu nhưng chỉ tăng nhẹ.
- Lipid:
 Tăng thoái hoá lipid ở các mô mỡ dự trữ do đó làm tăng nồng độ acid béo tự
do trong máu.
 Tăng oxy hoá acid béo tự do ở mô.
 Giảm lượng cholesterol, phospholipid, triglycerid ở huyết tương, do vậy người
bị nhược năng tuyến giáp kéo dài có thể có tình trạng xơ vữa động mạch
- Protid: Hormon tuyến giáp vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng thoái hoá
protein. Trong thời kỳ đang phát triển, tác dụng tăng tổng hợp protein mạnh hơn nên
làm tăng tốc độ phát triển.
- Tác dụng trên chuyển hóa vitamin : T3,T4 cần cho sự hấp thu vitamin B12 ở ruột và
chuyển caroten thành vitamin A.
2.4. Tác dụng lên hệ thống tim mạch
- Giãn mạch ở hầu hết các mô.
- Tăng nhịp tim và tăng sức co bóp của cơ tim
Chính vì những tác dụng lên mạch và lên tim nên huyết áp trung bình không thay
đổi.
2.5. Tác dụng lên hệ thống thần kinh cơ
- Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Hormon tuyến giáp kích thích sự phát triển
cả về kích thước và về chức năng của não. 2
5
9
 Nhược năng tuyến giáp gây tình trạng chậm chạp trong suy nghĩ, ngủ nhiều.
 Ưu năng tuyến giáp lại gây trạng thái căng thẳng và khuynh hướng rối loạn
tâm thần như lo lắng quá mức, hoang tưởng, mệt mỏi, khó ngủ.
- Tác dụng lên chức năng cơ:
+ Thiếu hormon tuyến giáp, cơ trở nên chậm chạp nhất là giãn ra chậm sau khi co.
+ Thừa hormon tuyến giáp lại có biểu hiện run cơ.
2.6. Tác dụng lên cơ quan sinh dục
Hormon tuyến giáp cần cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan
sinh dục.
- Ở nam giới thiếu hormon tuyến giáp có thể mất dục tính hoàn toàn, nhưng nếu bài
tiết quá nhiều lại gây bất lực.
- Ở nữ giới thiếu hormon tuyến giáp thường gây băng kinh, đa kinh nhưng thừa
hormon tuyến giáp lại gây ít kinh hoặc vô kinh và giảm dục tính.
3. Các rối loạn chức năng giáp
3.1. Ưu năng tuyến giáp (cường giáp - Basedow)
Do mất điều hòa giữa tuyến yên và tuyến giáp nên nồng độ hormon T3,T4 tăng.
Người bị hội chứng cường giáp thường có các biểu hiện như bướu cổ, lồi mắt (mắt
khó khép mi), tay run, nhịp tim nhanh, hay hồi hộp lo lắng, khó ngủ, sút cân, chuyển
hoá cơ sở tăng, độ tập trung cao, thời gian phản xạ gân gót giảm.
Nguyên nhân cường giáp là do quá trình tự miễn.
3.2. Nhược năng tuyến giáp (suy giáp)
Các biểu hiện của suy giáp thường ngược lại với cường giáp. Bệnh nhân bị suy
giáp thường chậm chạp, nhịp tim chậm, ngủ nhiều và hay buồn ngủ, chuyển hoá cơ
sở giảm, giảm chức năng dinh dưỡng gây rụng tóc, da có vảy và có phù niêm. Cũng
như cường giáp, suy giáp là do quá trình tự miễn.
3.3. Bệnh đần độn bẩm sinh
Nguyên nhân là do suy giáp nặng trong thời kỳ bào thai, sơ sinh và trẻ em (kém
phát triển về thể chất và trí tuệ). Bệnh nhân thường có hình dạng thấp lùn nhưng béo,
đôi khi lưỡi to đến mức khó nuốt, khó thở.
3.4. Bệnh bướu cổ do thiếu iod
Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu iod trong thức ăn hoặc nước uống (khi sự hấp thu
iod dưới 10g/ngày). Lượng hormon được bài tiết không đủ để ức chế bài tiết TSH
làm cho tuyến giáp nở to và lượng thyroglobulin được sản xuất ra quá nhiều. Tuyến
giáp có thể nặng tới 300 - 500 gam (phì đại giáp - Bướu cổ địa phương).

2
6
0
IV. TUYẾN CẬN GIÁP TRẠNG
1. Vị trí và hình thể: 
Tuyến cận giáp dính ở phía sau tuyến giáp trạng, gồm có 4 tuyến nhỏ bằng hạt
thóc.

2. Chức năng: 
Tuyến cận giáp trạng rất cần cho sự sống, thiếu nó động vật sẽ không sống được
vì hormon tuyến cận giáp trạng - parathormon (PTH) có các chức năng sau:
- Điều tiết nồng độ canxi và Phospho trong máu. Dưới tác dụng của PTH nồng độ
ion calci huyết tương tăng nhưng ngược lại nồng độ phosphat lại giảm (Bình thường
canxi trong máu ở mức 100 -  120mg/lít và Phospho trong máu khoảng 35mg/lít).
PTH thực hiện chức năng này bằng các tác động trên xương, thận và ruột.
- Tăng cường hoạt động của các huỷ cốt bào làm tăng mức giải phóng ion calci từ
xương vào máu bằng cách tác động lên các tế bào xương, tế bào tạo xương và tế bào
hủy xương.
- Làm giảm hưng phấn của cơ và thần kinh do tăng nồng độ canxi trong máu.
3. Rối loạn chức năng :
- Giảm năng: Gây ra bệnh têtani do canxi trong máu giảm, phốtpho trong máu tăng.
Hiện tượng co cơ thường xảy ra ở đầu chi, mặt. Bàn tay, cẳng tay, bàn chân co quắp
như “tay đỡ đẻ”, nguy hiểm nhất là cơ thanh quản co thắt gây ngừng thở và nếu
không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ chết.
- Tăng  năng: Khi có u ở một trong số các tuyến cận giáp: canxi trong máu tăng,
phốtpho trong máu giảm. 2
6
1
Do tình trạng hủy xương xảy ra mạnh nên xương bị rỗng và dễ gẫy. Đồng thời do
lượng ion calci và phosphat được đào thải qua thận nhiều nên dễ gây ra sỏi thận.

 V. TUYẾN THƯỢNG THẬN


1. Vị trí và hình thể: 
Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nhỏ úp trên hai thận, mỗi tuyến nặng khoảng
4g.Tuyến thượng thận gồm 2 phần riêng biệt: phần vỏ (80%) và phần tuỷ (20%).

1.1. Vỏ thượng thận


Gồm 3 lớp riêng biệt:
- Lớp cầu gồm các tế bào rất mỏng nằm ngoài cùng của tuyến, sản xuất
hormon chuyển hoá muối nước là mineralo-corticoid (aldosteron, desoxycorticoteron
- DOC).
- Lớp bó ở giữa sản xuất hormon chuyển hoá đường gluco-corticoid (cortisol,
hydrocortison...).
- Lớp lưới trong cùng bài tiết hormon nam tính: androgen.
1.2. Tủy thượng thận
Tuỷ thượng thận coi như là một bộ phận có tính chất thần kinh giao cảm tiết ra
Adrenalin và norAdrenalin.
Cả 2 loại hormon này được tủy thượng thận tiết ra khi cơ thể phải đối đầu với
những hoàn cảnh nguy hiểm, căng thẳng, khẩn cấp…
Tác dụng làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng máu đến các cơ và các cơ quan
khác nhằm đối phó với tình huống nguy hiểm 2
6
2
2. Tác dụng hormon vỏ thượng thận
2.1. Tác dụng cortisol
- Tác dụng trên chuyển hóa
 Glucid: tăng tạo đường mới ở gan; giảm sử dụng glucose ở tế bào; làm tăng
glucose máu, có thể gây đái đường, tương tự đái đường yên.
 Protein: tăng thoái hóa protein ở hầu hết tế bào cơ thể, trừ tế bào gan. Tăng chuyển
acid amin vào tế bào gan, tăng tổng hợp protein ở gan, tăng chuyển acid amin thành
glucose. Tăng nồng độ acid amin, làm giảm vận chuyển acid amin vào tế bào trừ gan.
 Lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ gây tăng nồng độ acid béo tự do huyết tương
và tăng sử dụng để cho năng lượng; tăng oxid hóa acid béo ở mô.
- Tác dụng chống stress: Khi bị stress, cơ thể lập tức tăng lượng ACTH, sau vài
phút, một lượng lớn cortisol được bài tiết bởi vỏ thượng thận. Cortísol huy động
nhanh acid amin và mỡ dự trữ, cung cấp năng lượng cho tố chức; đồng thời các acid
amin này được dùng để tổng hợp các chất cần duy trì cho sự sống tế bào.
- Tác dụng chống viêm: Cortisol làm giảm tất cả các giai đoạn của quá trình viêm
- Tác dụng chống dị ứng: Cortisol ức chế sự giải phóng histamin trong các phản
ứng kháng nguyên-kháng thể, do đó làm giảm hiện tượng dị ứng
- Tác dụng lên tế bào máu
Làm giảm số lượng bạch cầu ưa acid, bạch cầu lympho, giảm kích thước hạch và
tuyến ức.
- Tác dụng lên hệ thống miễn dịch: Gây giảm kháng thể
- Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác
Nồng độ cortisol tăng cao sẽ giảm chuyển T4 thành T3 và tăng chuyển T3 thành
T4, làm giảm nồng độ hormon sinh dục.
- Tác dụng khác
Tăng bài tiết dịch vị nên nếu dùng cortisol kéo dài có thể gây loét dạ dày, đối với
hệ xương, có thể ức chế hình thành xương, giảm tăng sinh tế bào, giảm lắng đọng
tổng hợp protein của xương.
2.2. Tác dụng aldosteron
- Tăng tái hấp thu ion natri và tăng bài xuất ion kali ở tế bào ống thận, ống tuyến mồ
hôi và ống tuyến nước bọt.
- Tác dụng lên thể tích dịch ngoại bào và huyết áp động mạch.
2.3. Tác dụng của androgen
- Ở Nam: Tác dụng của androgen chỉ thể hiện khi được bài tiết quá mức ở trẻ em.
Biểu hiện lâm sàng là dương vật to trước tuổi trưởng thành, phát triển các đặc tính
sinh dục thứ phát trước tuổi dậy thì.
2
6
3
- Ở Nữ: Nếu vỏ thượng thận bài tiết quá nhiều androgen như trong hội chứng
Cushing, u tuyến thượng thận hoặc tăng sản thượng thận bẩm sinh thì sẽ gây hiện
tượng nam hoá.

3. Các rối loạn chức năng thượng thận


3.1. Bệnh Addison: bệnh da đen
Biểu hiện của bệnh là biểu hiện của sự thiếu hai hormon aldosteron, cortisol và rối
loạn sắc tố da niêm mạc
3.2. Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing là hội chứng ưu năng tuyến thượng thận do u tế bào bài tiết
cortisol, u vỏ thượng thận hoặc u tế bào chế tiết ACTH của tuyến yên.
Người bị bệnh thường có biểu hiện đặc biệt như ngực, bụng trên béo, tứ chi gầy do
có hiện tượng tăng huy động mỡ ở phần thấp cơ thể nhưng lại gây ứ đọng mỡ ở ngực
và bụng trên. Đi kèm với rối loạn phân bố mỡ của cơ thể, người bệnh còn có biểu
hiện phù đặc biệt thể hiện trên mặt. Người bệnh thường có khuôn mặt căng tròn, đôi
khi có mụn trứng cá. Da dễ nứt, cơ yếu do giảm bớt protein và collagen ở da và cơ.
Huyết áp tăng, đồng thời có biểu hiện đái tháo đường. Hầu hết bệnh nhân có biểu
hiện loãng xương.
3.3. Hội chứng nam hoá
Hội chứng nam hoá là do u vỏ thượng thận (u tế bào bài tiết androgen). Bệnh
thường gặp ở trẻ em và thường gặp ở trẻ trai. Từ 3 - 4 tuổi, trẻ đã có dấu hiệu dậy thì
như lớn nhanh; cơ bắp phát triển, giọng nói ồ; mọc trứng cá, lông nách, lông mu;
dương vật to; tuổi xương phát triển nhanh hơn so với tuổi thực.
3.4. U tủy thượng thận
Nguyên nhân là do u các tế bào ưa crom của tủy thượng thận. U tủy thượng thận là
loại u lành tính nhưng nếu không được phẫu thuật cắt bỏ khối u thì bệnh nhân có thể
chết vì tăng huyết áp và suy tim.

VI. TUYẾN TỤY


Tụy nằm trong khung tá tràng, sau dạ dày. Trọng lượng 70-80g. Dài 10-18cm, cao
6cm, dày 1-3cm. Tụy nội tiết gồm những đảo Langerhans (gồm từ 1-2 triệu đảo), là
những tế bào tụ thành từng đám, chiếm 1g tổ chức tụy, thường ở gần mạch máu, đổ
vào tĩnh mạch cửa. Thần kinh tụy là một nhánh của dây X. Mỗi tiểu đảo gồm 4 loại tế
bào, những tế bào này phân biệt bằng cấu tạo, hình thái và tính chất bắt màu khi
nhuộm.
- Tế bào alpha bài tiết glucagon gây tăng đường huyết (20%).
2
6
4
- Tế bào beta bài tiết insulin gây hạ đường huyết (60-75%).
- Tế bào delta bài tiết somatostatin điều hòa bài tiết insulin và glucagon (5%).
- Tế bào PP bài tiết một hormon chưa rõ chức năng được gọi là polypeptid tụy

Tuyến tụy

1. Các hormon tụy


1.1. Insulin
+ Chuyển hóa glucid: gây hạ đường huyết bằng 2 cách. Tăng sử dụng: tăng tổng
hợp glycogen ở gan, tăng dự trữ glycogen ở cơ, tăng phân hủy glucose ở ruột, tăng
chuyển glucose thành acid béo.
+ Giảm tạo đường: giảm tạo glucose từ glycogen, giảm tạo đường mới từ protid.
1.2 Glucagon
Tác dụng tăng đường huyết, kích thích gan tăng đường huyết mỗi khi đường huyết
hạ do tăng phân giải glycogen, tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ để tạo năng
lượng.
1.3 Somatostatin
2
6
5
Tác dụng ức chế sự giải phóng insulin và glucagon. Ức chế bài tiết dịch tiêu hóa,
hấp thu thức ăn tại dạ dày, ruột non. Thời gian bán huỷ của somatostatin rất ngắn, chỉ
3 phút, nồng độ các yếu tố liên quan đến tiêu hoá thức ăn đều kích thích bài tiết
somatostatin.
2. Rối loạn chức năng tụy
3.1 Nhược năng (Bệnh đái tháo đường)
- Nguyên nhân: di truyền, dinh dưỡng, nhiễm trùng.Thường giảm hoặc mất chức
năng bài tiết insulin của tế bào bêta đảo tuỵ. Bệnh béo phì cũng đóng vai trò quan
trọng trong bệnh sinh đái tháo đường, trong trường hợp này do giảm receptor tiếp
nhận insulin tại tế bào.
- Bệnh biểu hiện ăn nhiều, nhưng vẫn gầy, mệt mỏi, do glucose không vào được tế
bào, cơ thể luôn thiếu năng lượng. Bệnh nhân dễ bị nhiểm khuẩn ngoài da, lao phổi.
Trên lâm sàng bệnh nhân đái tháo đường thường đến khám vì những biểu hiện gọi là
hội chứng 4 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và gầy nhanh. Xét nghiệm có tăng
đường máu, thể ceton trong máu, đường niệu cao...
- Bệnh thường phải điều trị với insulin thường xuyên, nếu không kiểm soát tốt bằng
điều trị bệnh nhân dần có thể rơi vào tình trạng hôn mê toan huyết.
3.2 Ưu năng
Do insulin được bài tiết nhiều, nguyên nhân u tụy, bệnh tự miễn... Đặc trưng bởi sự
hạ đường huyết, các cơn hạ đường huyết thường xuất hiện với mạch nhanh, vả mồ
hôi, mệt mỏi. Khi mức đường huyết giảm dưới 2mmol/l (0,35g/l) dẫn đến những rối
loạn chức năng não với hôn mê và có thể tử vong.
Điều trị đơn giản bằng tiêm hoặc truyền tĩnh mạch glucose.

VII. SINH LÝ QUÁ TRÌNH SINH THẢI NHIỆT


Sự mất nhiệt do bức xạ là sự mất nhiệt dưới dạng các tia hồng ngoại, thuộc loại
sóng điện từ. Một người không mặc áo quần, ở nhiệt độ phòng, có lượng nhiệt mất
bằng cách bức xạ chiếm 60%.
1. Quá trình sinh nhiệt
Nhiệt là sản phẩm phụ của chuyển hoá. Có các loại sinh nhiệt sau đây:
- Chuyển hoá cơ sở ở mọi tế bào.
- Chuyển hoá tăng thêm do co cơ, bao gồm cả run.
- Chuyển hoá tăng thêm do tác dụng của thyroxin (và một ít do hormone tăng trưởng
và testosterone) trên tế bào.
- Chuyển hoá tăng thêm do hiệu quả của epinephrine, norepinephrine và kích thích
giao cảm trên tế bào.
2
6
6
- Chuyển hoá tăng thêm do sự tăng nhiệt độ của chính tế bào. Như vậy, quá trình sinh
nhiệt là quá trình hoá học.
2. Quá trình thải nhiệt
Hầu hết lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể được tạo thành từ các cơ quan ở sâu
như gan, não, tim và cơ (khi có vận cơ). Rồi thì nhiệt được vận chuyển đến da là nơi
có thể thải nhiệt vào môi trường xung quanh. Quá trình thải nhiệt là một quá trình vật
lý. Cấu trúc của cơ thể thuận lợi với chức năng điều nhiệt
2.1 Lớp cách nhiệt
Bao gồm da và tổ chức dưới da, trong đó mỡ là chất cách nhiệt tốt nhất vì độ dẫn
nhiệt của nó chỉ bằng 1/3 các tổ chức khác.Lợi điểm của lớp cách nhiệt là nó giúp
duy trì nhiệt độ trung tâm trong khi nhiệt độ da có thể bị xuống thấp theo nhiệt độ
môi trường.
2.2 Dòng máu mang nhiệt từ phần lõi đến da:
Có nhiều mạch máu xuyên qua lớp cách nhiệt và phân chia chằng chịt ngay sát
dưới mặt da. Đặc biệt quan trọng là các búi tĩnh mạch dày đặc ngay dưới da. Các cấu
trúc mạch này có khả năng thay đổi lưu lượng máu rất lớn. Từ chỗ không để máu
chảy qua đến mức có thể cho qua 30% lưu lượng tim. Lưu lượng dòng máu chịu sự
điều khiển của hệ thần kinh giao cảm.
2.3 Các phương thức thải nhiệt ở da
2.3.1 Bức xạ nhiệt
Sự mất nhiệt do bức xạ là sự mất nhiệt dưới dạng các tia hồng ngoại, thuộc loại
sóng điện từ. Một người không mặc áo quần, ở nhiệt độ phòng, có lượng nhiệt mất
bằng cách bức xạ chiếm 60%.
2.3.2 Dẫn nhiệt trực tiếp
Là sự truyền nhiệt từ da sang các vật tiếp xúc có nhiệt độ thấp hơn như ghế,
giường, nền nhà ... Sự mất nhiệt bằng cách này chỉ chiếm 3% ở nhiệt độ phòng.
2.3.3 Dẫn nhiệt đối lưu
Là sự truyền nhiệt đối lưu từ cơ thể sang không khí. Ở nhiệt độ phòng, sự mất
nhiệt vào không khí bằng đối lưu chiếm 15%.
2.3.4 Bay hơi nước
Bay hơi là phương thức thải nhiệt đặc biệt ích lợi cho cơ thể khi nhiệt độ môi
trường cao hơn nhiệt độ da. Một gram nước bay hơi trên mặt da sẽ lấy đi 0,58 kcal
nhiệt. Phương thức bay hơi giúp thải 22% lượng nhiệt trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Cơ thể có 2 loại bay hơi nước là :
- Bay hơi không cảm thấy: Đó là sự bay hơi qua da và bề mặt hô hấp, khoảng 450-
700 ml/ngày. Sự bay hơi này không thể kiểm soát bởi hệ thống điều nhiệt.
2
6
7
- Bay hơi mồ hôi: Trong điều kiện nóng hoặc vận cơ mạnh, tuyến mồ hôi sẽ bài
tiết nhiều mồ hôi. Mồ hôi sau khi được tiết ra phải được bay hơi thì mới có tác dụng
chống nóng. Vì vậy, trong điều kiện khí hậu nóng, nếu độ ẩm cao sẽ rất khó chịu.
Trong điều kiện cực kỳ nóng, mồ hôi có thể được bài tiết 1,5 lít/giờ. Sự bay hơi mồ
hôi có lợi là làm thải nhiệt nhanh nhưng có thể làm cho cơ thể mất nước và muối.
3. Một số rối loạn sinh lý thân nhiệt
Khi bị say nóng, thân nhiệt lên đến 40,5 - 42 0C. Triệu chứng là hoa mắt, choáng
váng, da nóng và đỏ, có thể mê sảng và bất tỉnh. Nặng thì có thêm sốc tuần hoàn.
3.1. Sốt
Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt xảy ra do thân nhiệt bị nâng lên cao hơn bình
thường. Khi đó, các đáp ứng tăng thân nhiệt xuất hiện và đưa thân nhiệt tăng lên bằng
điểm chuẩn mới gây nên sốt. Chất gây sốt ngoại sinh bao gồm các sản phẩm giáng
hoá, độc tố của vi khuẩn hoặc toàn bộ một vi sinh vật. Chất gây sốt nội sinh là các
cytokin được tiết ra từ bạch cầu mono, đại thực bào, bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu
lympho... Các chất gây sốt nội sinh thường được tiết ra khi các tế bào trên thực bào
hoặc nhận diện các chất gây sốt ngoại sinh. Khi bắt đầu cơn sốt sẽ có các biểu hiện
như ớn lạnh, co mạch, run. Khi hết cơn sốt thì giãn mạch, ra mồ hôi.
3.2. Say nóng
Là tình trạng tăng thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường quá cao, vượt quá khả năng
thải nhiệt. Nếu môi trường không khí khô và có gió đối lưu thì thải nhiệt do bay hơi
còn thuận lợi. Nếu độ ẩm 100% thì với nhiệt độ không khí 34 oC đã có thể làm tăng
thân nhiệt.
Khi bị say nóng, thân nhiệt lên đến 40,5-420C. Triệu chứng là hoa mắt, choáng
váng, da nóng và đỏ, có thể mê sảng và bất tỉnh. Nặng thì có thêm sốc tuần hoàn. Say
nắng là một dạng của say nóng có thêm tia bức xạ của mặt trời. Sự tiếp xúc của cơ
thể với môi trường cực lạnh.
Một người bị rơi vào nước có băng trong vòng 20-30 phút sẽ chết do rung thất,
ngừng tim. Khi đó, thân nhiệt  giảm xuống còn 250C. Khi thân nhiệt giảm xuống dưới
340C thì khả năng điều nhiệt của vùng dưới đồi sẽ bị suy yếu và khi thân nhiệt còn
290C khả năng này sẽ bị mất hoàn toàn. Đầu tiên, nạn nhân sẽ buồn ngủ và sau đó là
hôn mê.
3.3. Lạnh cóng: những phần thân thể phơi ra lạnh có thể bị đông lại gọi là lạnh cóng,
hay gặp ở dái tai, đầu ngón tay, chân. Có thể đưa đến tổn thương vĩnh viễn là hoại tử.
Giãn mạch do lạnh: khi nhiệt độ tổ chức giảm xuống mức có thể gây đông, mạch máu
đột nhiên giãn ra biểu hiện bằng đỏ da. Hiện tượng này giúp bảo vệ khỏi bị lạnh
cóng.
2
6
8
2
6
9
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ GIÁC QUAN

Mục tiêu học tập:


1.Mô tả được cấu tạo của nhãn cầu và các cơ quan mắt phụ
2.Trình bày được chức năng của cơ quan thị giác
3.Mô tả được cấu tạo của tai ngoài, tai giữa và tai trong
4.Trình bày được chức năng của cơ quan thính giác

ĐẠI CƯƠNG
Hệ giác quan gồm các cơ quan cảm ứng đóng vai trò quan trọng trong sự giao
tiếp của cơ thể với môi trường. Có 5 loại giác quan là xúc giác (da), khứu giác (mũi),
thị giác (mắt), thính giác và thăng bằng (tai), vị giác (lưỡi). Mũi và lưỡi được mô tả
tương ứng ở các bài trước, bài này chỉ đề cập đến thị giác, thính giác.

CƠ QUAN THỊ GIÁC


Cơ quan thị giác gồm nhãn cầu và các cơ quan mắt phụ (mạc ổ mắt, các cơ nhãn
cầu, lông mày, mí mắt, kết mạc và bộ lệ). Cơ quan thị giác phần lớn được chứa trong
môt hốc xương của khối sọ mặt gọi là ổ mắt. Thần kinh chi phối thị giác là dây thần
kinh thị giác, còn gọi là thần kinh sọ số II.
I. CẤU TẠO MẮT
1. Ổ mắt

Hình 1: Phần ổ mắt


2
7
0
Ổ mắt là một hốc xương rỗng có dạng hình tháp, được giới hạn là các xương
trán, xương gò má, xương hàm trên, xương lệ, xương sàng, xương khẩu cái và xương
bướm. Ổ mắt có 4 thành là thành trên, thành dưới, thành trong và thành ngoài, một
đỉnh phía sau và một nền mở ra trước.
- Thành trên: giới hạn là mảnh ổ mắt xương trán và cánh nhỏ xương bướm.
- Thành ngoài: giới hạn là xương gò má, cánh lớn xương bướm và xương trán.
- Thành dưới: giới hạn là xương hàm trên, xương gò má và xương khẩu cái.
- Thành trong: là thành mỏng nhất, giới hạn là mảnh ổ mắt của xương sàng, xương
lệ, xương trán và một phần nhỏ thân xương bướm.
2. Nhãn cầu: gồm 3 lớp vỏ từ nông vào sâu

Hình 2: Thiết đồ cắt ngang nhãn cầu

2.1. Lớp xơ: có chức năng bảo vệ nhãn cầu, gồm 2 phần:
- Giác mạc: hình tròn, vô mạch, chiếm khoảng 1/6 trước nhãn cầu, gồm nhiều lớp
trong suốt cho phép ánh sáng đi qua.
- Củng mạc: là một lớp mô liên kết dày và chắc màu trắng sáng, làm nhiệm vụ tạo
hình và bảo vệ nhãn cầu. Củng mạc chiếm 5/6 phía sau nhãn cầu, còn gọi là lòng
trắng của mắt. Phần trước củng mạc có kết mạc che phủ.
2.2.Lớp mạch: còn gọi là lớp hắc mạc, bao gồm màng mạch, thể mi và mống mắt. 2
7
1
Nhiệm vụ chung của lớp mạch là nuôi dưỡng nhãn cầu và điều hòa nhãn áp.
- Mống mắt (hay lòng đen), giống như một màn chắn sáng, nằm thẳng đứng ngay
phía trước thể thấu kính, hình vành khăn. Ở giữa mống mắt là một lỗ tròn gọi là đồng
tử (hay con ngươi), về màu sắc, mống mắt thay đổi tùy theo chủng tộc người (người
Châu Âu mống mắt màu xanh, người Châu Á mống mắt có màu đen hay màu nâu...).
Vai trò chính của mống mắt là điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc thông qua
việc thay đổi kích thước của đồng tử. Mống mắt chia giác mạc — thấu kính ra 2
phòng chứa thủy dịch. Tiền phòng nằm giữa giác mạc và mống mắt, hậu phòng ở
giữa mống mắt, thể mi và thể thấu kính.
- Thể mi: là một vòng dẹt, được coi là phần dày lên của màng mạch. Thể mi nối
liền giữa màng mạch và mống mắt, gồm có cơ thể mi và mỏm mi. Thể mi có tác dụng
điều tiết giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần và tiết ra thủy dịch.
- Màng mạch hay mạch mạc: chiếm 2/3 sau nhãn cầu, là một màng liên kết lỏng
lẻo nằm giữa củng mạc và võng mạc. Màng mạch có nhiều mạch máu và những tế
bào sắc tố đen có nhiệm vụ nuôi nhãn cầu và biến lòng nhãn cầu trở thành một buồng
tối giúp hình ảnh được thể hiện rõ nét trên võng mạc.
2.3. Lớp võng mạc: nằm trong cùng. Chia làm 3 phần: võng mạc thị giác, võng mạc
thể mi và võng mạc mống mắt.
- Võng mạc thị giác là phần võng mạc phủ phần sau nhãn cầu, chứa đựng các tế
bào thần kinh cảm thụ ánh sáng, là màng thụ cảm chính của mắt. Mặt ngoài liên quan
với màng mạch (không dính vào màng mạch). Mặt trong liên quan với dịch kính, có 2
điểm là điểm mù và điểm vàng.
- Vết võng mạc (điểm vàng): cạnh cực sau nhãn cầu, nơi có thể nhìn được vật rõ
nhất, chi tiết nhất.
- Đĩa thần kinh thị giác (điểm mù): không nhận ánh sáng.
- Võng mạc thể mi: là phần võng mạc phủ mặt trong thể mi, gồm một lớp tế bào
thượng bì không sắc tố ở trong và một lớp có sắc tố ở ngoài.
- Võng mạc mống mắt: là phần võng mạc phủ mặt sau mống mắt cho đến bờ con
ngươi- cả 2 lớp tế bào đều chứa sắc tố. Phần giữa của võng mạc được gọi là hoàng
điểm có chức năng nhạy cảm nhất.

3. Mạch máu và thần kinh


- Động mạch: gồm có các động mạch mi trước, mi sau, động mạch mi ngắn, mi
dài và động mạch trung tâm võng mạc. Tất cả đều là những nhánh của động mạch
mắt (thuộc động mạch cảnh trong). Nghẽn động mạch trung tâm võng mạc có thể gây
mù.
2
7
2
- Thần kinh: chi phổi cảm giác là do nhánh mắt của dây thần kinh số V, chi phối
co dãn đồng tử do hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm

4. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu


- Thủy dịch: nằm giữa giác mạc và thủy tinh thể, được chứa trong tiền phòng và
hậu phòng của nhãn cầu. Thủy dịch là một chất lỏng gần giống huyết tương nhưng
không có protein, áp lực luôn hằng định. Nếu vì lý do nào đó làm tắc nghẽn sự lưu
thông thủy dịch thì áp lực sẽ tăng lên gây nên bệnh tăng nhãn áp.
- Thấu kính (thủy tinh thể): nằm giữa mống mắt và thể thủy tinh, giữ vai trò của
một thấu kính để hội tụ ánh sáng trên võng mạc, có thể thay đổi hình dạng tùy theo
tia sáng đi qua. Thấu kính được treo vào thể mi và võng mạc qua dây chằng treo thấu
kính.
- Thể thủy tinh (dịch kính): là một khối chất trong suốt như lòng trắng trứng nằm
ở trong khoang giữa thể thấu kính và võng mạc. Thể thủy tinh được bọc trong một
màng gọi là màng thấu quang.

5. Các cơ quan mắt phụ


5.1. Mạc ổ mắt: là những mô xơ bao bọc và che chở cho các thành phần trong ổ mắt.
5.2. Cấc cơ nhãn cầu: Có 7 cơ vận động nhãn cầu và mi mắt.
- Cơ nâng mi trên: lầ một cơ dài, dẹt, ở sau bắm vào mặt dưới cánh nhỏ xương
bướm trên và trước lỗ thị giác rồi chạy dọc dưới trần ổ mắt và tận hết ở mi trên bởi
một dải cân rộng. Khi cơ co kéo mi lên trên và ra sau.

Hình 3: Các cơ vận động nhãn cầu và mi mắt


2
7
3
- Các cơ thẳng mắt: có 4 cơ thẳng mắt (trên, dưới, trong và ngoài), về tác dụng thì
cơ thẳng ngoài đưa mắt ra ngoài và do dây thần kinh số VI chi phối, còn cơ thẳng
trên, cơ thẳng dưới và thẳng trong đưa mắt lên trên xuống dưới, vào trong và đều do
dây thần kinh số IV chi phối.
- Cơ chéo trên: khi cơ co thì đưa mắt vào trong, xuống dưới và do dây thần kinh số
IV chi phối.
- Cơ chéo dưới: giúp nhãn cầu xoay tròn ra ngoài, do dây thần kinh vận nhãn chi
phối.
5.3. Lông mày: là những lông ngắn mọc dày trên lồi da, hình cung nằm ngang phía
trên lỗ vào ổ mắt có tác dụng ngăn cản dị vật xuống mắt.

Hình 4: Cấu tạo bộ lệ

5.4. Mí mắt: là 2 nếp da cơ màng di động, nằm phía trước ổ mắt, để bảo vệ nhãn cầu.
Có 2 mí: mí trên và mí dưới. Mí trên di động nhiều hơn mí dưới, khoang giữa 2 bờ tự
do của 2 mí gọi là khe mí. Hai đầu của khe mí giới hạn 2 góc mắt: góc mắt trong và
góc mắt ngoài. Tại góc mắt nơi 2 mí dính nhau gọi là mép mí.
5.5. Kết mạc: là lớp niêm mạc mỏng, khi lót ở mặt sau của mi mắt thì gọi là kết mạc
mi và khi lót lên mặt trước của nhãn cầu thì gọi là kết mạc nhãn cầu.
5.6. Bộ lệ: gồm tuyến lệ, 2 điểm lệ, 2 tiểu quản lệ, túi lệ và ống lệ mũi. Tuyến lệ có
nhiệm vụ tiết nước mắt thường xuyên để bảo vệ giác mạc. Trong trường hợp bị tắc ở
môt nơi nào đó trong các đường dẫn lệ, nước mắt sẽ không chảy được vào mũi qua
ống lệ mũi làm cho luôn luôn bị chảy nước mắt.
II. SINH LÝ THỊ GIÁC
1. Cơ chế điều tiết 2
7
4
Bộ phận khúc xạ ánh sáng là một hệ thống các môi trường trong suốt tham gia vào
việc tạo hình ảnh rõ nét trên võng mạc. Tất cả các tia sáng tác động vào mắt đều phải
qua một loạt các bề mặt khúc xạ ánh sáng của giác mạc, thủy tinh thể và dịch kính.
Muốn nhìn rõ một vật thể, các tia sáng phải rơi đúng vào võng mạc. Hệ thống quang
học của mắt người hoạt'động như sau: các tia sáng song song xuất phát từ vô cực hay
từ các vật thể khá xa sẽ hội tụ trên võng mạc (>10 m). Tuy nhiên mắt ta có thể nhìn
rõ những vật thể gần nhờ khả năng điều tiết của mắt để ánh sáng roi đúng vào võng
mạc. Khả năng điều tiết này được thực hiện bằng cách thay đổi khả năng khúc xạ của
thủy tinh thể. Sự thay đổi khả năng khúc xạ của thủy tinh thể là do thay đổi độ cong
của nó. Đồng thời khả năng điều tiết luôn xảy ra cùng với sự thay đổi kích thước của
đồng tử. Khi vật ở gần, đồng tử co lại, khi vật ở xa thì đồng tử dãn ra.
Tia sáng khi đi vào mắt sẽ bị khúc xạ tại bốn bề mặt tiếp giáp: (1) Giữa không khí
và mặt trước giác mạc, (2) giữa mặt sau giác mạc và thủy dịch, (3) giữa thủy dịch và
mặt trước thủy tinh thể, (4) giữa mặt sau thủy tinh thể và dịch kính.
Thủy tinh thể được cấu tạo bởi các sợi protein trong suốt, bao bọc trong một cái
vỏ chun dãn. Khi nhìn xa, cơ thể mi dãn, các dây chằng treo thủy tinh thể ở trạng thái
căng, thủy tinh thể hình dẹt, các tia song song hội tụ trên võng mạc. Khi nhìn gần, các
tia sáng trở nên phân kỳ, nếu thủy tinh thể vẫn dẹt, các tia sáng sẽ hội tụ phía sau
võng mạc, hình ảnh sẽ bị mờ. Để các tia này vẫn hội tụ trên võng mạc, cơ thể mi phải
co lại để các dây chằng chùng xuống, thủy tinh thể phồng lên và tăng thêm độ khúc
xạ. Khả năng tăng thêm độ khúc xạ của thủy tinh thể gọi là sự điều tiết. Vì cơ thể mi
chỉ có thể co đến một giói hạn nào đó, nên sự điều tiết tối đa vào khoảng 12 đi-ốp và
quá giới hạn đó hình ảnh sẽ bị mờ, càng lớn tuổi khả năng điều tiết càng kém, do hiện
tượng thoái hóa protein của thủy tinh thể làm cho các sợi bớt chun dãn. Đó là hiện
tượng lão thị bắt đầu vào khoảng 40- 45 tuổi.
Đồng tử có thể to hay nhỏ là tùy theo mức nhìn xa hay gần, lúc tối hay sáng. Hiện
tượng đó gọi là sự điều tiết của mắt (hoạt động này do các sợi cơ trơn co dãn đông tử,
nằm ngay trong bề dầy của mống mắt và do hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm). Đồng
tử có chức năng làm tăng lượng ánh sáng vào mắt khi nhìn trong tối và làm giảm
lượng ánh sáng vào mắt khi nhìn trong sáng. Lượng ánh sáng qua đồng tử tỷ lệ thuận
với bình phương bán kính của đồng tử. Đồng tử có thể có đường kính nhỏ nhất là 1,5
mm và lớn nhất là 8 mm, vậy lượng ánh sáng qua đồng tử có thể tăng hoặc giảm tới
30 lần do thay đổi đường kính đồng tử.
2. Thi lưc và thi trường
2.1. Thị lực: là khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 điểm mà mắt có khả năng phân biệt
được.
2
7
5
Khả năng phân biệt các khoảng cách càng nhỏ thì thị lực càng tốt.
Khả năng cảm nhận và phân biệt được hai vật thể của thế giới bên ngoài phụ thuộc
vào kích thước của hình ảnh trên võng mạc. Khi hình ảnh trên võng mạc nhỏ hơn một
giới hạn nhất định và kích thích ánh sáng rơi vào 2 tế bào thụ cảm ánh sáng nằm cạnh
nhau thì hình ảnh các vật sẽ chồng lên nhau và không thể phân biệt được.
2.2. Thị trường: khoảng không gian mắt có thể nhìn thấy nhiều điểm trong cùng
một lúc, chỉ bị hạn chế phần rìa bên ngoài của võng mạc. Ánh sáng trắng có thị
trường rộng hơn thị trường của ánh sáng khác.

CƠ QUAN THÍNH GIÁC VÀ THĂNG BẰNG

Cảm giác nghe và thăng bằng do tai và dây thần kinh tiền đình ốc tai (thần kinh sọ số
VIII) đảm nhận. Tai gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Hình 5 :Tai ngoài, tai giữa và tai trong

1. Tai ngoài: đi từ loa tai tới màng nhĩ, gồm có loa tai và ống tai ngoài.
1.1.Loa tai: như hình một vành loa có những chỗ lồi chỗ lõm giúp ta thu nhận âm
thanh từ mọi phía, mà không cần cử động tai hoặc xoay đầu về phía tiếng động như
động vật. Đáy của loa tai thu hẹp thành một chỗ lõm như cái phễu gọi là xoắn tai.
Xung quanh xoắn tai có 4 gờ:
- Gờ luân là gờ chạy theo bờ chu vi của loa tai, từ xoắn tai đến dái tai.
2
7
6
- Gờ đối luân là gờ chạy song song ở phía trước và ở trong gờ luân. Phần trên gờ đối
luân chia thành 2 trụ đối luân, giữa hai trụ là hố tam giác (hố thuyền).
- Gờ bình nhĩ hay bình tai là một gờ nhỏ chắn phía trước xoắn tai.
- Gờ đối bình tai là một gờ nhỏ nằm đối diện với bình tai và cách bình tai bởi khuyết
gian bình tai (khuyết liên bình).
Ở dưới cùng là phần mềm không có sụn gọi là dái tai. Dái tai là một nếp mô liẽn kết
và mỡ được da che phủ.
1.2.Ống tai ngoài: là một ống xương -
sụn đi từ xoắn tai tới màng nhĩ. Ống tai
ngoài cong hình chữ s, lúc đầu hướng
vào trong, ra trước và lên trên, rồi hơi
cong ra sau và cuối cùng lại tiếp tục
hướng vào trong, ra trước, nhưng lại hơi
xuống dưới. Vì vậy, khi thăm khám
màng nhĩ, ở người lớn ta phải kéo la tai lên
trên ra ngoài và ra sau để giảm bớt độ
cong.

Hình 6: Tai ngoài

2. Tai giữa: gồm có hòm nhĩ chứa màng nhĩ, chuỗi các xương con của tai và vòi tai..
Hòm nhĩ: là một khoang rỗng chứa không khí hình cái trống con đục trong xương
thái dương. Hòm nhĩ ở trên thông với ngách thượng nhĩ.
2.1. Màng nhĩ: nằm giữa ống tai ngoài và hòm nhĩ, dày khoảng 0,1 mm, màu xám
lóng lánh, hơi trong suốt. Màng nhĩ ở người trưởng thành nằm nghiêng và hợp với
mặt phẳng của thành trên ống tai ngoài một góc 140°. Nhìn từ ngoài vào màng nhĩ có
thể thấy được hình cán xương búa in trên màng nhĩ.
2.2. Chuỗi xương con: gồm 3 xương nhỏ là xương búa, xương đe và xương bàn đạp.
Ba xương này tiếp khớp với nhau theo dạng thức đòn bẩy (xương búa khớp với
xương đe, xương đe khớp với xương bàn đạp) tạo thành một chuỗi truyền và khuếch
đại xung động âm từ màng nhĩ vào tai trong. Chuỗi xương con đóng vai trò quan
trọng trong việc điều chỉnh âm thanh.
2.3. Vòi tai (vòi nhĩ): là một ống xương — sụn, một đầu mở vào hòm nhĩ bằng lỗ nhĩ
của vòi tai và một đầu thông vào hầu mũi bằng lỗ hầu của vòi tai. Vòi tai có tác dụng
2
7
7
cân bằng áp lực cùa hòm nhĩ với khí quyển nhưng lại là một đường lan truyền tự
nhiên của nhiễm trùng từ vùng hầu họng vào tai giữa.

Hình 7: Tai giữa


3. Tai trong
Tai trong còn được gọi là mê đạo, gồm một hệ thống ống nằm trong xương thái
dương. Gồm 2 thành phần: mê đạo màng và mê đạo xương. Tai trong chứa các bộ
phận cảm giác quan trọng trong việc chuyển các rung động âm thanh thành xung
động thần kinh và giúp điều chỉnh thăng bằng.

Hình 8: Tai trong


3.1. Mê đạo màng: là một hệ thống ống và túi màng chứa đầy nội dịch nằm trong mê
đạo xương và nhỏ hơn mê đạo xương rất nhiều. Mê đạo màng bao gồm:
2
7
8
Ba ống bán khuyên: là những ống màng nhỏ, nằm trong các ống bán khuyên
xương, nhưng đường kính chỉ bằng 1/4 đường kính ống bán khuyên xương. Có 3 ống
bán khuyên màng tương ứng với 3 ống bán khuyên xương và mang cùng tên: ống bán
khuyên trước, ông bán khuyên sau và ông bán khuyên ngoài. Ba ông bán khuyên bố
trí theo 3 chiều không gian và cả 2 đầu đều cắm vào xoan nang. Một trong 2 đầu ống
phình to thành bóng màng, bên trong có mào bóng là thụ thể cảm giác về thăng bằng.
- Ông bán khuyên trước: nằm trên mặt phẳng thẳng đứng và thẳng góc với trục của
xương đá.
- Ống bán khuyên sau: nằm thẳng đứng và song song với trục của xương đá.
Ồng bán khuyên ngoài: nằm trên mặt phang ngang.
Xoan nang và cầu nang: xoan nang thông với cầu nang qua ống xoan cầu nang
- Xoan nang: là một túi hình xoan chiếm phần trên của tiền đình. Trên thành ngoài
xoan nang có vết xoan nang, nhận các sợi xoan nang của thần kinh tiền đình.
- Cầu nang: hình cầu, là một túi nhỏ hơn xoan nang, hình cầu, ở phía trước xoan
nang. Trên thành trước cầu nang có vết cầu nang, nhận các sợi cầu nang của thần
kinh tiền đình ốc tai.
- vết xoan nang và vết cầu nang cũng là các thụ thể cân bằng.
Ống ốc tai:

Hình 9 :Thiết đồ cắt ngang ống ốc tai

Ống ốc tai: là một ống dài 32 mm, xoắn hai vòng rưỡi nằm trong ốc tai của mê đạo
xương. Trên thiết đồ cắt ngang, ống ốc tai hình tam giác với ba thành:
- Thành dưới là mảnh nền, lớp thượng bì của mảnh nền dày lên thành cơ quan xoắn
ốc (cơ quan Corti) là nơi tận cùng của dây thần kinh ốc tai.
2
7
9
- Thành ngoài.
- Thành trên (màng tiền đình).
Tóm lại: Mê đạo màng chứa một dịch lỏng gọi là nội dịch và được bao quanh bằng
khoang ngoại dịch, ở ốc tai, khoang ngoại dịch được ống ốc tai ngăn thành hai phần:
Trên màng tiền đình là thang tiền đình, dưới mảnh nền là thang nhĩ. Hai thang thông
với nhau ở khe xoắn ốc ở cuối ốc tai. Cuối thang nhĩ, thành ốc tai có cửa sổ ốc tai
(cửa sổ tròn) được đậy bằng màng nhĩ phụ. Trên thiết đồ cắt ngang của ống ốc tai
màng có hình tam giác, với 3 thành: thành nhĩ, thành tiền đình và thành ngoài. Nằm
trên mảnh nền của thành nhĩ là một loạt các cấu trúc thượng mô dày lên biệt hóa cao
độ, tạo nên cơ quan xoắn ốc (cơ quan Corti), nơi nhận cảm thính giác của các sợi thần
kinh ốc tai.
3.2. Mê đạo xương: chứa mê đạo màng, giữa mê đạo xương và mê đạo màng tồn tại
một khoang rỗng chứa ngoại dịch. Có 3 phần: tiền đình xương, các ống bán khuyên
xương và ốc tai xương.
Tiền đình xương: là phần hộp xương chứa xoan nang và cầu nang. Thành ngoài của
tiền đình có cửa số tiền đình (cửa sổ bầu dục) được đậy lại bởi nền xương bàn đạp.
Bên phải tiền đình liên hệ với các ống bán khuyên, bên trái liên hệ với ốc tai, thành
bên còn có lỗ để cho dây thần kinh tiền đình và ốc tai đi vào não.
Ba ống bán khuyên xương: chứa bên trong chúng là các ống bán khuyên màng cùng
tên và tương tự như các ống bán khuyên màng. Các ống chụm lại với nhau và thông
với tiền đình.

1. Trụ chung xương 2. Ống bán khuyên 3. Ốc tai

Hình 10: Mê đạo xương

4. Chức năng của cơ quan thính giác


2
8
0
4.1. Chức năng nghe
Chuỗi xương con của tai giữa được giữ bởi các dây chằng, tạo thành một hệ thống
đòn bẫy. Khi xương búa bị đẩy vào trong thì nó đập lên xương đe, xương đe lại tác
động lên xương bàn đạp, lực này tác động lên dịch của ốc tai, khi xương búa bị đẩy ra
ngoài thì ngược lại. Như vậy các cử động của chuỗi xương con làm cho màng cửa sổ
bầu dục chuyển động theo. Cán của xương búa luôn luôn bị cơ căng màng nhĩ kéo
vào phía trong khiến màng nhĩ luôn luôn căng và điều này làm cho dao động âm xuất
phát từ bất kỳ chỗ nào của màng nhĩ cũng được truyền tới xương búa.
Sóng âm từ không khí qua loa tai và ông tai ngoài, tới màng nhĩ được chuyển thành
rung động cơ học, truyền qua cán xương búa rồi xương đe và cuối cùng là xương bàn
đạp tới cửa sổ tiền đình. Những rung động truyền vào ngoại dịch do chuyển động của
xương bàn đạp ở cửa sổ tiền đình lan tỏa qua thang tiền đình tới đỉnh ốc tai, rồi qua
khe xoắn ốc tới ngoại dịch ở thang nhĩ, và được cân bằng bởi những rung động bù trừ
của màng nhĩ phụ ở cửa sổ ốc tai. Kích thích theo vùng các tế bào có lông của cơ
quan Corti là kết quả chuyển động sóng của ngoại dịch, dẫn đến thụ cảm âm thanh và
truyền theo các sợi thần kinh ốc tai lên não.
Khi có âm lớn được truyền qua hệ thống chuỗi xương con vào hệ thần kinh trung
ương thì sau 40 - 80 giây sẽ xuất hiện phản xạ làm co cơ căng màng nhĩ, co cơ căng
xương bàn đạp. Cơ căng màng nhĩ co lại làm cho cán xương búa bị kéo vào trong,
còn cơ căng xương bàn đạp co lại kéo xương bàn đạp ra ngoài. Hai lực này đối lập
nhau là cho hệ thống chuỗi xương con trở nên “cứng nhắc” hơn, dẫn truyền dao động
kém hơn và sẽ giữ cho tần số dao động ở mức thấp hơn, dưới 1000 chu kỳ/giây. Phản
xạ này làm giảm cường độ âm được truyền từ 30 đến 40 decibel (đơn vị đo cường độ
âm thanh) và có hai tác dụng: thứ nhất là nó bảo vệ ốc tai khỏi các dao động do âm
quá lớn gây ra, thứ hai là trong môi trường ồn ào thì nó lấp các âm có tần số thấp làm
giảm tiếng ồn nên âm thanh có thể nghe được dễ dàng hơn. Dải tần số của tiếng nói
có tần số âm thanh trên 1000 chu kỳ/giây. Ngoài ra cơ căng màng nhĩ và cơ căng
xương bàn đạp còn có tác dụng giảm sức nghe đối với tiếng nói của chính bản thân
người đó.
4.2. Chức năng thăng bằng
Khi thay đổi tư thế của đầu, các thụ thể cân bằng trong các ống bán khuyên, xoan
nang và cầu nang bị tác động để tạo nên những xung động thần kinh hướng tâm theo
dây thần kinh tiền đình đến thân não. Ba ống bán khuyên nằm theo 3 mặt phẳng
thẳng góc với nhau nên khi đau ’ở một ống bán khuyên nào sẽ làm ngã hay nghiêng
đầu về phía ấy, khi cả ba bị kích thích thì gây ra chóng mặt, cơ thể mất cân bằng.

2
8
1

You might also like