You are on page 1of 192

Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

Chương: MỞ ĐẦU
KHÁI NIỆM VÀ LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN GIẢI PHẪU HỌC
I. Khái niệm về giải phẫu học
Giải phẫu học động vật: là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu các môn học khác như:
Sinh lý học, Tổ chức học, chuẩn đoán bệnh nội, ngoại khoa... Không thể nghiên cứu
tốt các môn học này nếu như không có đầy đủ những kiến thức về giải phẫu học.
Sự phối hợp giữa kiến thức của môn Giải phẫu học động vật với các môn
học khác sẽ cung cấp những kiến thức vô cùng quý giá cho những người làm
công tác trong ngành sinh vật học nói chung, ngành chăn nuôi, Thú y, nhân y và
một số ngành khác như điêu khắc, hội họa... Như vậy vai trò kiến thức của môn
học giải phẫu động vật rất quan trọng trong việc nghiên cứu cơ thể sống nói
chung. Khi nghiên cứu sinh vật học người ta chia ra hai nhóm nghiên cứu lớn:
Hình thái học và Sinh lý học.
- Hình thái học: Nghiên cứu hình thể và cấu tạo của loài sinh vật.
- Sinh lý học: Nghiên cứu chức phận của cơ thể.
Như vậy, giải phẫu học là khoa học nghiên cứu vị trí, hình thái, cấu tạo
liên hệ chặt chẽ với chức năng của các cơ quan, bộ máy trong cơ thể của động
vật trong quá trình sống và phát triển.
Môn học Giải phẫu động vật: là môn học nghiên cứu con vật về hình thái,
cấu tạo của các cơ quan bộ phận của con vật, những tương quan giữa các cơ
quan bộ phận của con vật và chức phận của nó thông qua việc phẫu thuật con
vật.
Phương pháp nghiên cứu: Giải phẫu là môn học hình thái và thực
nghiệm. Kiến thức môn học được đúc kết từ việc quan sát thông qua mổ xẻ cơ
thể vật nuôi, ghi chép, vẽ hình, quay phim, chụp ảnh...Vì vậy, để học tốt môn
học này, người học cần:
- Nắm vững lý thuyết thông qua giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo.

1
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Nắm vững thực hành khi tiến hành thực hành mổ xẻ để quan sát vị trí,
cấu tạo của các cơ quan, bộ phận và ghi chép, vẽ hình để so sánh giữa lý thuyết
và thực hành. Cần liên hệ các kiến thức đã học với thực tế sản xuất để áp dụng
có hiệu quả trong chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Lấy phương pháp duy vật biện chứng làm cơ sở, nghĩa là phải nghiên cứu
hình thái, cấu tạo liên hệ chặt chẽ với chức năng các cơ quan bộ phận của con
vật, trong sự thống nhất là cơ thể sống, theo quan điểm phát triển. Vì con vật và
các cơ quan bộ phận của con vật luôn phát triển không ngừng trong hệ thống
thống nhất là cơ thể con vật.
Phạm vi nghiên cứu: môn học Giải phẫu động vật bao gồm phạm vi rộng,
tuỳ theo phương pháp và mục đích nghiên cứu mà có thể chia ra:
- Giải phẫu thường: nghiên cứu con vật ở trạng thái sức khoẻ bình thường
- Giải phẫu bệnh: nghiên cứu con vật khi mắc bệnh.
- Giải phẫu đại thể: nghiên cứu con vật và các cơ quan bộ phận của con vật
bằng mắt thường.
- Giải phẫu vi thể: nghiên cứu con vật và các cơ quan bộ phận của con vật
dưới kính hiển vi.
- Giải phẫu hệ thống: nghiên cứu con vật theo từng hệ thống ( hệ cơ, hệ
xương, hệ thống tiêu hoá, hệ thống tuần hoàn, hệ niệu sinh dục....).
- Giải phẫu định khu: nghiên cứu cấu tạo của từng bộ phận trong một khu
vực nhất định trên cơ thể động vật ( Miệng, bầu vú, cơ lưỡi, Não bộ, Tim, Phổi,
Dạ dày, lách, buồng trứng,....)
- Giải phẫu mỹ thuật phục vụ cho điêu khắc hội hoạ: nghiên cứu hình thể
của con vật, hình thể của các cơ quan bộ phận của con vật với sự tương quan về
hình thể của chúng với nhau.
- Giải phẫu so sánh: So sánh hình thể, cấu tạo của các cơ quan bộ phận
của của con vật ở trạng thái bình thường và khi con vật bị bệnh, hoặc giải
phẫu để chứng minh sự tiến hoá của giới động vật. Ngày nay một số kỹ thuật

2
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
và phương tiện kỹ thuật mới như: quang tuyến, siêu âm, nguyên tử đánh
dấu...đã được dùng trong nghiên cứu Giải phẫu học.
Đối tượng nghiên cứu của môn giải phẫu
Đối tượng nghiên cứu của môn học là các loài gia súc (bò, lợn, ngựa,
chó...) và các loài gia cầm ( gà, vịt, ngan, ngỗng...)
Vị trí của môn Giải phẫu động vật trong ngành chăn nuôi thú y
Giải phẫu là môn học cơ sở của ngành chăn nuôi thú y. Khi học môn này sẽ
cung cấp các kiến thức cơ bản về vị trí, hình thái, cấu tạo, chức năng cũng như
sự hoạt động của các cơ quan, bộ máy trong cơ thể với điều kiện sống bình
thường của con vật. Giải phẫu học cùng với các môn học khác như sinh lý, hoá
sinh, di truyền...làm nền tảng cho việc nghiên cứu học tập các môn học chuyên
ngành sau này.
Trong lĩnh vực chăn nuôi: Khi nắm chắc kiến thức về giải phẫu cơ thể gia
súc, gia cầm sẽ giúp ta đưa ra được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và sử dụng
gia súc, gia cầm một cách hợp lý, khoa học phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của chúng để chăn nuôi đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Trong lĩnh vực thú y: Khi nắm được cấu tạo và chức năng sinh lý bình
thường của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể gia súc, gia cầm sẽ có cơ sở để
xác định sự biến đổi bệnh lý trong cơ thể vật nuôi; giúp chúng ta trong chẩn
đoán, xác định chính xác và điều trị hiệu quả cũng như đề ra những biện pháp
bảo vệ sức khoẻ của vật nuôi.
II. Lược sử phát triển giải phẫu học
Giải phẫu học là một trong những khoa học có nguồn gốc lâu đời nhất, cho
đến nay người ta đều cho rằng lịch sử Giải phẫu học được xem như một khoa
học bắt đầu từ thế kỷ thứ V trước công nguyên những bằng chứng là tại các
hang động đã tìm thấy nhiều hình khắc thú vật từ thời kỳ đồ đá, trên hình một số
con thú có những dấu ghi đúng nơi ứng với vị trí của tim trong lồng ngực con
vật, đó là chỗ ám chỉ cần phải phóng mũi lao để giết chết con mồi khi săn

3
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
bắt...Căn cứ vào những tài liệu y học và những xác ướp được giữ lại từ thời kỳ
Ai Cập cổ đại cho thấy người Ai Cập cổ đại đã có những hiểu biết nhất định về
Giải phẫu học.

2.1. Giải phẫu cổ Hy Lạp và cổ La Mã


Những tri thức về Giải phẫu học tương đối thành hệ thống chỉ mới hình
thành từ thế kỷ thứ V – IV trước công nguyên.
Crotonski (gần 500 năm trước công nguyên) có thể được coi là nhà Giải
phẫu học đầu tiên. Tác phẩm của ông là những cuốn giải phẫu đầu tiên trong đó
chỉ ra não bộ là trung tâm hoạt động tinh thần, ông đã nghiên cứu về mắt, tai và
nhận định rằng các cơ quan này liên hệ với não bộ nhờ dây thần kinh và phát
hiện mối liên hệ của cơ quan này với hầu bằng một ống thông (ống Ơxtasơ).
Arixtot đã mổ xẻ nhiều loại động vật và phân biệt được nhiều loại mô khác
nhau: sụn, xương, mỡ, máu. Đặc biệt là ông đã phát hiện về hệ tuần hoàn máu
và và quan niệm khá đúng đắn về cấu tạo và chức năng của tim, coi tim là bộ
phận chủ yếu gây nên sự vận động của máu trong hệ mạch nhưng ông dã sai lầm
là coi chức năng tư duy thuộc về tim mà khong thuộc về não bộ.
Hippocrate (460 – 377 trước công nguyên) đã giải phóng khái niệm Giải
phẫu học ra khỏi khái niệm thần bí, học thuyết của ông đã hướng y học khảo sát
cơ thể lành mạnh và cơ thể bệnh trong đó có học thuyết về thể dịch cho rằng: cơ
thể người ta có 4 thứ dịch thể khác nhau: dịch máu (sanguis), niêm dịch (phlema),
dịch mật (chole) và dịch mật đen (melanchole), sự mất thăng bằng trong các thể
dịch là nguyên nhân gây nên bệnh tật. Danh từ động mạch (Arteria) do ông đặt ra
còn được sử dụng tới ngày nay.
Galien (130 -201 sau công nguyên) đã coi sinh lý học và giải phẫu học là
cơ sở để xây dựng nên những lý thuyết về bệnh lý và điều trị bệnh, ông đã mổ
xẻ hàng loạt động vật có vú và phân biệt được các loại xương ngắn, xương dài,
xương dẹp các loại khớp động và bất động, ông đã mô tả các cơ và nêu rõ sự co

4
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
cơ liên hệ với hệ thần kinh. Đặc biệt ông đã nghiên cứu thực nghiệm trên tuỷ
sống và rút ra những kết luận về chức năng khu vực của tuỷ sống.
Hipocrat và Galien là hai học giả có uy tín lớn trong thời kỳ cổ đại, trong y
học và giải phẫu học thời kỳ này hoàn toàn dựa vào những tri thức từ những tác
phẩm của hai ông để lại.
2.2. Giải phẫu học trong thời kỳ phong kiến:
- Trung Quốc có đại diện là nhà giải phẫu học Hoa Đà (năm 190 sau công
nguyên) đã dùng gây mê, phẫu thuật trong chữa bệnh.
- Trung đông và trung cận đông cận đông có các nhà giải phẫu học tiêu
biểu như: ở Ai cập có Ipnơan Nafit (1210- 1288) phát hiện ra tuần hoàn phổi;
Tajikixtan có Ipnơxin (980-1037) phát hiện ra dây thần kinh não bộ truyền đạt
cảm giác và sự vận động đến các cơ quan.
2.3. Giải phẫu học trong thời kỳ phục hưng
Tại Bỉ có Andre Vezan (1514-1564) ông đã hoàn thành tác phẩm lớn về
giải phẫu học gồm 7 tập nói về cấu tạo cơ thể.
Tại Anh có Uyliam Hacvay (1578-1657) đã viết tác phẩm về sự vận động
của tim và máu ở động vật.
Liovenhuc (1632-1723) phát minh ra kính hiển vi và đã phát hiện ra hồng
cầu và sự vận động của máu trong các mạch nhỏ của cơ thể.
Malpighi (1628-1894) phát hiện ra các mao mạch.
Sehwann (1810- 1882) phát hiện ra tế bào, coi tế bào là đơn vị cấu tạo
nên cơ thể sống.
2.4. Giải phẫu học thời kỳ cận đại và hiện đại
Thời kỳ cận đại và hiện đại là thời kỳ nền khoa học phát triển mạnh trong
điều kiện kinh tế và kỹ thuật cao. Trong thời kỳ này sự xuất hiện của học thuyết
tiến hoá Đacuyn và đặc biệt là sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Macxit đã có tác động quyết định đến sự phát triển của sinh học và giải phẫu

5
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
học, cũng như vạch ra các phương hướng nghiên cứu mới. Đại diện cho thời kỳ
này, có các nhà giải phẫu học sau:
Tại Pháp có Cuvie (1769-1832) là nhà giải phẫu học so sánh đã có công
lớn trong việc nghiên cứu cổ sinh vật học, ông đã phát hiện ra loài trong sinh vật
song đã sai lầm cho rằng các loài không biến đổi
Lamac (1744-1829) đã hoàn thành tác phẩm “Triết học đông vật” trình
bày có hệ thống lý luận tiến hóa
Đacuyn (1809-1882) đã hoàn thành tác phẩm “Nguồn gốc các loài” và đề
ra phương hướng mới trong nghiên cứu giải phẫu học là nghiên cứu về cấu tạo
giải phẫu liên quan đến sự tiến hóa của các loài.
Misurin và Paplop đã làm sáng tỏ thêm hướng mới của giải phẫu học là
nghiên cứu cấu tạo giải phẫu các bộ phận của cơ thể liên quan với chức năng
của chúng và chỉ rõ vai trò của điều kiện môi trường sung quanh đối với sự hình
thành cơ thể và ác bộ phận hợpthành về mặt cấu tạo hình thái và giải phẫu.
Như vậy hướng mới trong nghiên cứu giải phẫu học hiện nay là nghiên
cứu giải phẫu học theo quan điểm phát triển và tiến hóa gắn liền với mối quan
hệ giữa cấu tạo, chức năng của các cơ quan bộ phận của cơ thể và môi trường
sống của chúng.

6
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

Chương I. HỆ XƯƠNG
(Osteologie ; Skeletal system)
Trong cơ thể của động vật, xương cùng với khớp xương, dây chằng và
các cơ vân dưới sự điều khiển của thần kinh trung ương tạo nên cơ quan vận
động. Như vậy bộ xương đóng vai trò quan trọng trong mọi sự vận động của con
vật. Nó là cái khung rắn chắc của cơ thể, giống như cái giá chống đỡ, đồng thời
che chở cho các bộ phận mềm yếu bên trong cơ thể và là nơi dự trữ muối
khoáng cho cơ thể. Khi nghiên cứu về cơ quan vận động cần phải hiểu biết về
cấu tạo và hoạt động của mỗi thành phần trong mối quan hệ và sự tác động qua
lại giữa chúng với nhau.

Chức năng của bộ xương:


+ Tạo thành bộ khung của cơ thể người và động vật
+ Là chỗ bám của các cơ tạo nên hình dáng cơ thể và là cơ quan vận
động.
+ Chống đỡ cơ thể, tạo thành các xoang bảo vệ các cơ quan nội tạng.
+ Đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá, đặc biệt là kho dự trữ muối
khoáng

7
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
+ Tủy đỏ của xương là nơi sản sinh ra các tế bào máu: hồng cầu và bạch
cầu.
+ Tủy vàng là kho dự trữ mỡ.
I. Đặc điểm chung của xương
Bộ xương gia súc gồm khoảng trên 200 xương. Các xương thường là
xương chẵn có vị trí đối xứng qua mặt phẳng cắt đứng giữa cơ thể. Một số
xương lẻ (không có đôi) ở cột sống và hộp sọ.

1.1. Hình thái ngoài của xương (phân loại theo hình thái)

Xương dài (long bones): Hình trụ dài, có một thân và hai đầu (dầu trên
và đầu dưới). Xương dài xắp xếp ở các chi.
- Thân xương (diaphysis): mặt ngoài có lớp xương chắc; trong lòng tạo
thành xoang chứa tuỷ xương
- Đầu xương (epiphysis) chủ yếu có cấu tạo bởi xương xốp. Giữa đầu
xương và thân xương có đĩa sinh trưởng có cấu tạo sụn.
- Xương dài có tác dụng làm tay đòn khi vận động và chống đỡ khối
lượng của thân thể, vì thế xương rất chắc và khoẻ.
Xương dẹp (flat bones): Xương dẹp có bề mặt rộng làm chỗ bám cho cơ,
thường do 2 phiến xương chắc kết hợp lại. Đôi khi ở giữa hai phiến này có 1 lớp
xương xốp mỏng. Xương dẹp sắp xếp ở hộp sọ, hoặc bả vai, cùng với một số
xương hỗn hợp (Xương sườn, xương sống...) tạo thành xoang che trở, bảo vệ
cho các cơ quan bộ phận quan trong của cơ thể như: não bộ, tủy sống, tim,
phổi...
Xương ngắn (short bones): Hình khối, nhiều cạnh, bên ngoài là xương
chắc, bên trong là xương xốp. Sắp xếp ở vùng cổ tay cổ chân, có tác dụng chống
đỡ, giảm áp lực của khối lượng cơ thể, phân tán lực tác động lên các khớp.

8
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Xương hỗn hợp (irregular bones): Gồm các xương có nhiều mấu, nhiều
mặt, tuỳ theo vị trí của nó. Các xương có hình dạng phức tạp như: các đốt xương
sống, xương hàm trên, xương hộp sọ, xương sàng, xương bướm...Xương có hình
dạng phức tạp có tác dụng rất đa dạng.
1.2. Hình thái trong của xương (Phân loại theo cấu tạo)
- Xương chắc (compact bones): Chủ yếu là các tấm xương tạo thành
nhiều hệ thống Haver xếp liền nhau thành những vòng tròn đồng tâm.
Mỗi hệ thống này là những ống xương xếp xung quanh một trục là ống Haver.
Các ống dọc này được liên kết với nhau bởi các ống Wol-kơ-man chạy ngang
trong ống chứa mạch quản và thần kinh, nhờ đó nó phân nhánh vào đến tuỷ
xương.
- Xương xốp (cancellous bones): Nằm ở đầu các xương dài và giữa 2
phiến của xương dẹt gồm các tế bào xếp theo hình tia tạo thành các nan xương.
Các nan xương xếp lộn xộn tạo thành các hốc chứa tuỷ xương và mạch máu.
Xương đặc hay xương xốp chỉ là những hình thức kiến tạo khác nhau của chất
xương nhưng giống nhau về phương diện tổ chức học.
1.3. Cấu tạo của xương
Xương được cấu tạo bởi 4 phần: màng xương, tổ chức xương (gồm xương
chắc và xương xốp), tuỷ xương và mạch quản thần kinh.
+ Màng xương (periosteum):Là lớp màng mỏng màu hồng nhạt, dai,
chắc bao phủ mặt ngoài xương dài, trừ các mặt khớp. Màng xương gồm hai lớp:
- Lớp ngoài (outer layer): Dày hơn, chứa nhiều sợi hồ collagen, ít sợi
chun cùng với mô liên kết thưa, các mao mạch và thần kinh.
- Lớp trong (inner layer): Mỏng, gồm một lớp tế bào, ít sợi hồ, nhiều sợi
chun và có các tế bào tạo xương (tạo cốt bào: osteoblastone), có các sợi tạo keo
chạy từ ngoài vào lớp xương chắc.

9
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Mạch quản thần kinh từ màng xương chạy vào trong tổ chức xương qua các ống
Wolkmanne chạy ngang và ống Haver (haversial canals) chạy dọc với đường trục của
xương.
Màng xương đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo
xương nên khi phẫu thuật phải tránh làm tổn hại lớp màng này bằng cách để lại
màng dính liền với mô xương.
+ Sụn mặt khớp: là lớp sụn mỏng bao bọc một phần của đầu xương dài
nơi nó tiếp xúc hoặc liên kết với xương khác. Cấu tạo là các tế bào sụn trong,
không có mạch quản và thần kinh phân đến.
+ Tuỷ xương (bone marrow): Chứa trong ống tuỷ xương dài và các hang
hốc trong các xương xốp. Có 2 loại tuỷ là tuỷ đỏ và tuỷ vàng.
- Tuỷ đỏ (red marrow): có trong xương bào thai và xương súc vật non
chứa nhiều mạch máu, tổ chức lưới của những mao mạch, xoang chứa các loại
tế bào hồng cầu, bạch cầu, tế bào lympho. Là cơ quan tạo huyết quan trọng của
cơ thể. Ở súc vật trưởng thành, tuỷ đỏ chỉ còn lại trong hốc các xương xốp,
xương ức, xương sườn.
- Tuỷ vàng (yellow marrow): xốp, nhẹ, chứa trong ống tuỷ của xương dài,
cấu tạo chủ yếu là tế bào mỡ do tuỷ đỏ biến dần thành. Ơ gia cầm, hầu hết các
xương không có tuỷ.

+ Mạch quản và thần kinh của xương: Có mạch quản, thần kinh dưỡng
cốt và mạch quản, thần kinh cốt mạc
- Mạch và thần kinh dưỡng cốt (vessels to bone marrow and osteon)
Mạch quản và thần kinh dưỡng cốt chui vào xương qua lỗ ở thân xương,
xuyên qua lớp xương chắc vào tuỷ xương. Trong ống tuỷ các mạch quản, thần
kinh phân nhánh vào các ống Haver, ống Wolkmanne và tiếp hợp với các mao
mạch của mạch quản nuôi màng xương.
- Mạch quản và thần kinh cốt mạc (vessels to periosteum)

10
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Mạch quản và thần kinh cốt mạc đi vào lớp màng bọc xương đến tận 2 đầu
xương nhưng không đi vào lớp sụn mặt khớp (các sụn được nuôi dưỡng bằng
cách thẩm thấu).
1.4. Thành phần hoá học của xương (bone matrix)
Xương có đặc tính rắn chắc và đàn hồi là do sự có mặt của các chất vô cơ
và chất hữu cơ. Tính chất rắn chắc do các chất vô cơ (các chất khoáng ở dạng
muối khoáng) quyết định; tính chất đàn hồi do các chấ hữu cơ (cốt giao) quyết
định.
Xương tươi (ở đại gia súc): chứa 50% nước, 15,75% mỡ, 12,45% chất
hữu cơ (inorganic materials) và 21,8% chất vô cơ (organic materials).
Xương khô (loại nước và mỡ) tỉ lệ chất hữu cơ trên chất vô cơ là 1/2.
- Chất hữu cơ cơ bản là những mucopolysacarit chứa nhiều axit
Chondroitin sunfuric và protein. Hỗn hợp này có tính chất ưa canxi và được coi
là sản phẩm quan trọng cần thiết cho sự vôi hoá của xương.
- Chất vô cơ chủ yếu là các loại muối:
Photphat canxi (Ca3PO4): 51,64% Photphat magiê(Mg3(PO4)2: 1,16%
Cacbonat canxi(CaCO3): 41,30% Clorua canxi(CaCl2): 1,20%
Florua canxi(CaF2): 2,00% Các loại vi khoáng khác
Thành phần hoá học của xương thay đổi theo lứa tuổi. Ở gia súc non,
xương ít
chất vô cơ, nhiều chất hữu cơ nên xương mềm dẻo, kém độ rắn, chắc. Ngược lại,
ở gia súc già, chất hữu cơ giảm, chất vô cơ tăng nên xương giòn dễ gãy, chế độ
dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, trạng thái sinh lý cơ thể ảnh hưởng nhiều đến
cấu tạo và thành phần hoá học của xương.
Trong chăn nuôi, cần cung cấp đủ chất khoáng và chất hữu cơ
mucopolysacarit cho vật nuôi, nếu thiếu chất khoáng hoặc chất hữu cơ sẽ làm
cho vật nuôi bị bệnh, đặc biệt là các bệnh mềm xương ở vật nuôi đang trong thời
kỳ sinh trưởng, sinh sản tiết sữa, sản xuất tinh dịch; bệnh loãng xương (giòn

11
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
xương) ở vật nuôi trong thời kỳ sinh trưởng, sinh sản tiết sữa, sản xuất tinh dịch,
vật nuôi già và một số bệnh do thiếu vi khoáng khác.
II. Sự hình thành, phát triển của xương (bone formation, development)
Xương của động vật được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn: giai đoạn
màng, giai đoạn sụn, giai đoạn xương và theo hai kiểu hình thành là: hình thành kiểu
sơ cấp hay kiểu màng (intramembranous ossification) và hình thành thứ cấp hay kiểu
sụn (endochodral ossification).
2.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của xương
- Giai đoạn màng: Từ tuần thứ 6 - 7 của quá trình phát triển bào thai.
Một số tế bào trung mô biệt hoá tạo thành các nguyên cốt bào, tập trung dưới
dạng các màng tổ chức liên kết.
- Giai đoạn sụn: Từ tháng thứ 2 ở bào thai, từ các màng được thay thế
dần bằng mô sụn và hình thành thỏi sụn.
- Giai đoạn xương: Các mô sụn ở các màng và các thỏi sụn được cốt hoá
dần để tạo thành xương. Một số xương được hình thành trực tiếp từ màng bỏ
qua giai đoạn sụn (các xương vùng hộp sọ và các xương vùng mặt).
2.2. Các quá trình hình thành và phát triển của xương
Hình thành phát triển kiểu sơ cấp (intramembranous ossification)
Trong giai đoạn bào thai xương được hình thành từ các tấm màng cơ sở, ở
đó xuất hiện các điểm hoá xương (tập trung các tế bào sinh xương và chất gian
bào). Sau đó các tế bào sinh xương phân chia nhanh, thu hút muối khoáng và chất
hữu cơ do mạch máu mang đến và biến thành nan xương rồi thành tấm xương.
Cuối cùng tổ chức liên kết màng biến thành các tấm xương và chỉ còn lớp màng
bên ngoài là màng xương. Từ vài 3 điểm hoá xương như vậy quá trình cốt hoá lan
rộng (trong suốt giai đoạn bào thai) và biến màng cơ sở thành các xương dẹp vùng
hộp sọ, vùng mặt và bả vai.
Hình thành, phát triển kiểu thứ cấp (endochodral ossification)
Quá trình kiểu thứ cấp phức tạp hơn, nó gồm 2 quá trình xảy ra đồng thời:

12
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Tiêu huỷ mô sụn tạo thành tuỷ xương (do các tế bào hủy sụn)
- Hình thành mô xương (do tế bào sinh xương).
Tháng thứ hai của bào thai, từ lớp màng của phôi thai hình thành thỏi sụn
có hình dáng giống như xương trưởng thành. Bên ngoài thỏi sụn được bọc bởi
màng (trừ ở phần mặt khớp). Quá trình hủy sụn và cốt hoá sụn được xảy ra
cùng một lúc từ giữa thân ra hai đầu thỏi sụn.
Trên thân thỏi sụn xuất hiện điểm cốt hoá là nơi tập trung các hạt muối
Canxi và chất hữu cơ làm cho các tế bào sụn bị thoái hoá, các tế bào lớp trong sinh
sản mạnh biến thành tế bào sinh xương biến màng sụn thành màng xương, màng
xương có nhiều mạch quản và các tế bào sinh xương, các tế bào sinh xương thu hút
muối khoáng và chất hữu cơ tạo nên các tấm xương bao quanh các mạch quản tạo
thành các hệ thống Haver.
Sự tăng dần các hệ thống Haver tạo thành lớp xương chắc ở thân xương,
trong lòng thỏi sụn xuất hiện các tế bào huỷ sụn có khả năng dung giải mô sụn
tạo thành ống tủy và các hang hốc chứa đựng tuỷ xương, quá trình này phát triển
mạnh làm cho xương dày về chiều ngang.
Mặt khác ở hai đầu của thỏi sụn hình thành nên hai đĩa sụn nối hai đầu
xương, hai đĩa sụn phát triển và cốt hóa mạnh về phía hai đầu khi gia súc ở giai
đoạn bào thai và còn non làm xương phát triển theo chiều dọc. Sự phát triển và
cốt hoá của lớp sụn nối hai đầu xương dừng lại khi động vật trưởng thành, đầu
thỏi sụn chỉ còn lại lớp sụn mỏng ở mặt khớp không bị cốt hoá để đảm nhiệm
chức năng liên kết với xương khác. Các xương hình thành kiểu thứ cấp: Xương
chi, xương vùng thân và một số xương sọ.
2.3. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự hình thành và phát triển của xương
Quá trình hình thành và phát triển của xương về bản chất là sự nhân lên
và biệt hoá của tế bào xương và chất xương. Vì vậy dinh dưỡng phái đảm bảo
cung cấp đủ nguyên liệu cho quá trình này đó là các thành phần hoá học (vô cơ
và hữu cơ cấu tạo nên xương). Một số yếu tố cần chú ý là:

13
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Vitamin D: Cần thiết cho quá trình hấp thu Can xi. Vitamin D có thể do
cơ thể tự tổng hợp hoặc hấp thu từ thức ăn. Quá trình tổng hợp Vitamin D tăng
lên khi lớp da của cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Vitamin C: Cần thiết cho sự tổng hợp sợi collagen thay thế các sợi cơ.
Con non không được cung cấp đầy đủ Vitamin C sẽ chậm lớn. Gia súc thiếu
Vitamin C sẽ dễ mắc chứng loét và xuất huyết ở các nêm mạc do thiếu hụt sợi
collagen trong các tổ chức liên kết.
- Các hormones: Hermone sinh trưởng; hormone tuyến ức; hormone sinh
dục ảnh hưởng đến qúa trình hình thành và phát triển của xương.
III. Khớp xương (joint)
Khớp do hai hay nhiều xương hoặc sụn cùng với các tổ chức khác kết nối
tạo thành. Xương là bộ phận căn bản của hầu hết các khớp. Trong một số trường
hợp, khớp được tạo thành giữa 1 xương và 1 sụn hoặc giữa hai sụn. Tổ chức kết
nối là mô sợi, là sụn hoặc cả hai.Tuỳ theo vị trí, chức phận của khớp mà có các
liên kết khác nhau. Căn cứ vào hoạt động của khớp mà phân loại khớp thành:
khớp bất động, khớp bán động và khớp toàn động.
3.1. Khớp bất động
Các khớp này không hoạt động trong suốt quá trình sống và phát triển
của cơ thể. Các xương nối với nhau qua tổ chức liên kết, không có khoang khớp.
Ví dụ: các khớp ở vùng sọ, vùng mặt
- Khớp răng cưa: Các đường khớp như hình răng cưa (khớp giữa xương
đỉnh và xương trán)
- Khớp vẩy: Xương nọ chồng lên xương kia như vẩy cá hay mái ngói nhà
(khớp xương đỉnh và xương thái dương)
- Khớp mào: Mào của xương nọ lấp vào khe xương kia (khớp giữa
xương liên hàm với xương hàm trên).

3.2. Khớp bán động

14
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Là loại khớp trung gian, không có bao khớp và khoang khớp, giữa hai đầu
khớp là tổ chức sụn, chỉ hoạt động trong những thời kỳ nhất đinh của quá trình
sống của gia súc (khớp bán động háng và bán động ngồi). Khớp bán động háng
và bán động ngồi chỉ hoạt động khi gia súc sinh đẻ. Ở gia súc non: giữa hai đầu
khớp là tổ chức sụn liên kết lỏng với nhau nên hoạt động co dãn tốt, khi gia súc
già thì các tổ chức sụn giữa hai đầu khớp bị cốt hoá làm cho hai đầu xương gắn
chặt lại với nhau dẫn đến làm giảm khả năng hoạt động, khả năng dãn nở xoang
chậu khi gia súc sinh đẻ.
3.3. Khớp toàn động
Là những khớp luôn hoạt động trong suốt quá trình sống của gia súc (gồm
hầu hết các khớp xương của gia súc, trừ khớp bất động và bán động)
3.3.1. Phân loại khớp toàn động (theo cấu tạo và hoạt động của khớp)
- Khớp toàn động đơn trục: trục vận động thẳng góc với thân xương
(gấp duỗi), hoạt động của khớp thường theo kiểu ròng rọc. Ví dụ ở các khớp chi:
khớp khuỷu, cổ chân, đầu gối, khớp ngón.
- Khớp song trục: hai trục hướng thẳng góc lên nhau, trên dưới và phải
trái. Thường có kiếu khớp bầu: diện khớp hình bầu dục, một bên lồi và một bên
lõm, Ví dụ: khớp giữa đốt chẩm và đốt Atlas)
- Khớp đa trục: Đảm bảo sự vận động tự do nhất. Điển hình là kiểu khớp
cầu (cử động xoay vòng) như khớp xương bả vai với xương cánh tay, khớp giữa
xương chậu với xương đùi. Khả năng hoạt động của xương tuỳ thuộc vào cấu tạo
của mặt khớp.
Phân loại khớp toàn động theo diện khớp (không phổ biến)
- Khớp phẳng: như khớp cườm - Khớp chỏm: như khớp chậu đùi
- Khớp lồi cầu: như khớp bả vai - Khớp ròng rọc: như khớp khuỷu
cánh tai - Khớp bầu: Khớp lồi cầu chẩm.

3.3.2. Cấu tạo khớp toàn động

15
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Các thành phần cấu tạo của khớp toàn động gồm: mặt khớp, sụn khớp,
bao khớp, xoang khớp, dịch khớp, dây chằng.
Mặt khớp: gồm hai hoặc nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau. Đầu mỗi
xương được bao bọc bởi một lớp sụn mặt khớp mỏng. Các đầu xương thường có
hình thể đối chiếu nhau: Hình chỏm đối chiếu với một xoang khớp (như khớp bả
vai-cánh tay, khớp chậu-đùi); lồi cầu đối chiếu với ròng rọc (như khớp khuỷu)...
Sụn khớp(articular cartilage) để hai xương khớp khít vào nhau, đôi khi
giữa chúng còn có các sụn bổ trợ như:
- Sụn chêm: Chêm chặt giữa hai đầu xương, dày mỏng tuỳ theo khớp và
di chuyển theo động tác của khớp như ở khớp thái dương hàm, khớp đầu gối.
- Sụn viền: ở hố của một đầu khớp có tác dụng “khơi sâu” mặt khớp để
đầu lồi của mặt kia cố định chắc chắn vào ổ khớp. Sụn có hình đồng xu, hình
đáy cốc (như ở khớp chậu đùi, khớp vai cánh tay)
Bao khớp (joint capsule): có hình túi bao bọc xung quanh khớp gồm cả 2
đầu xương và các sụn bổ khuyết. Tuỳ theo chiều cử động mà độ dày mỏng ở các
vị trí khác nhau. Bao khớp gồm hai lớp:
- Lớp ngoài là màng sợi dày (fibrous layer): khoẻ chứa các sợi Collagen
từ màng bọc xương kéo đến, lớp này có nhiệm vị bảo vệ.
- Lớp trong là bao hoạt dịch (synovial membrane): là mô liên kết sợi xốp,
giàu mạch máu và sợi đàn hồi, có các tế bào tiết dịch (hoạt dịch, trong, vàng
nhạt có tác dụng bôi trơn)
- Xoang khớp(join cavity): là khoảng trống bao quanh hai đầu xương và
các sụn khớp được giới hạn bởi bao hoạt dịch và chứa đầy hoạt dịch hay dịch
khớp. Khoang khớp chứa hoạt dịch, kín, ép khít hai đầu xương tác dụng giảm
ma sát ở các mặt khớp khi các khớp vận động. - Dịch khớp (hoạt dịch: synovial
fluid): là dịch trong suốt, màu vàng nhạt, nhờn nhưng không dính, từ mạch máu
chuyển ra có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát mặt khớp và là dinh dưỡng cho sụn
khớp.

16
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Dây chằng: Là những bó sợi sinh keo đàn hồi nối hai đầu xương với
nhau. Dây chằng cùng với bao khớp giữ chiều hoạt động của khớp.
- Dây chằng ngoài: là dây chằng nằm ngoài bao khớp, trong hoặc ngoài vách
bao sợi nối từ đầu xương này đến đầu xương kia.
- Dây chằng trong (gian khớp): nằm trong xoang khớp nối giữa hai mặt
khớp của hai đầu xương.
- Dây chằng ở xa đến trợ lực: gồm các gân bám ở đầu xương, đầu cơ nối
với các đầu xương ở các khớp.
Ngoài ra còn có gân, cân của các đầu xương trợ lực cho bao khớp, giữ cho
khớp khỏi chệch. Các loại dây chằng thường có mầu trắng xà cừ, ít đàn hồi và
dây chằng màu vàng có tính đàn hồi cao như dây chằng cổ.
IV. Chi tiết về bộ xương : Bộ xương gia súc chia thành 3 phần: xương đầu;
xương thân và xương chi.

Hình tổng quát bộ xương bò


4.1. Xương đầu: chia 2 vùng là vùng sọ và vùng mặt
4.1.1. Xương vùng sọ: là những xương làm thành hộp sọ nằm ở phía trên, trước gồm
6 xương: xương trán; xương đỉnh; xương chẩm; xương thái dương; xương bướm;
xương sàng; các xương khớp với nhau bởi các khớp bất động làm thành hộp sọ chứa
não bộ.

17
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Xương trán: Xương trán của bò rộng chiếm phần lớn phía sau mặt trên
của đầu, kéo đến cả hai cốt sừng và gấp xuống cả một phần của mặt sau. Ở hai
bên hình thành nên hai cái cầu gọi là cầu hố mắt, giới hạn ra một hố mắt ở phía
trước và một hố thái dương ở sau. Gốc cầu có lỗ, gọi là lỗ lông mày làm lối đi
cho dây thần kinh trán. Giữa hai lớp xương trán chứa một khoang rộng, gọi là
xoang trán.
* Ở ngựa: xương trán không rộng bằng ở bò, chỉ chiếm ở mặt trên đầu,
phía sau kéo thành một mào nhọn.
Xương đỉnh: Xương đỉnh của bò là một xương nhỏ và hẹp, nằm ở mặt
sau của đầu và nhô cả vào hai hố thái dương.
* Ở ngựa: xương đỉnh giống hình hai mảnh vỏ con trai, nằm ở hai bên của
mào nhọn xương trán.
Xương chẩm: Xương chẩm của bò gồm một mặt sau và một mặt dưới của
xương đầu, tạo nên một gấp góc, chính giữa có một lỗ lớn (lỗ chẩm) làm lối đi
cho tuỷ sống. Hai bên lỗ chẩm có hai gò nổi tròn (lồi cầu chẩm), trên mỗi gò có
một lổ nhỏ (lỗ lồi cầu chẩm) làm lối đi cho dây thần kinh số XII (thần kinh dưới
lưỡi). Ngoài cùng có hai mỏm nhọn (mỏm trâm xương chẩm) cách với lồi cầu
chẩm bởi một mẻ (mẻ trâm cầu). Mặt dưới có một mỏm (mỏm nền) kéo liền về
trước với thân xương bướm.
* Ở ngựa: xương chẩm gồm một phần mặt trên, mặt sau và một phần mặt
dưới của xương đầu, vì thế hình thành nên hai gấp góc (một trên và một dưới).
Xương thái dương: Xương thái dương nằm ở hai mặt bên của
xương sọ, gồm 3 mảnh: mảnh trai, mảnh nhĩ, mảnh đá.
+ Mảnh trai: gồm một phần bên tạo ra hố thái dương và một phần dưới có
u lồi để khớp với xương hàm dưới.
+ Mảnh nhĩ: Chứa các bộ phận của tai và hình dạng phức tạp. Nó gồm
một mõm chũm nằm sát xương chẩm. Ngay trước có một lỗ nhỏ (lỗ trước chũm)
làm lối đi cho dây thần kinh sọ số VII. Trên mảnh nhĩ có một bóng nhĩ tròn và

18
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
mỏng. Gần đó là một mỏm nhọn (mỏm kim).Gốc mỏm kim là lỗ thông với vòi
nhĩ (vòi Eustache). Mỏm thiệt cốt làm chổ bám cho xương thiệt cốt và là cái giá
treo lưỡi và thanh quản.
+ Mảnh đá: là một viên rất cứng, nhô vào mặt trong của xoang sọ, có một
lỗ để thần kinh số VIII đi qua, chứa tai trong.
* Ở ngựa: xương thái dương có mảnh nhĩ khớp lỏng lẻo với mảnh trai,
bóng nhĩ nhỏ nhưng dày, mỏm kim cũng nhỏ và nhọn hơn bò.
Xương bướm: Xương bướm của bò nằm ở mặt dưới của xương đầu, hình
giống con bướm gồm một thân ở giữa và hai cánh ở hai bên. Thân bướm kéo
liền với mỏm nền xương chẩm ở phía sau, làm thành một mào nhọn kéo về
trước. Mặt trên thân bướm có một lõm ( lõm yên ) để chứa tuyến yên nằm ở mặt
dưới của não.
Trong thân bướm có một khe hẹp thông ra xoang mũi gọi là xoang bướm.
Hai cánh của xương bướm nhô ra ở hai bên của thân, trên cánh có một số lỗ
nhỏ; đó là lỗ nhãn, lối đi của thần kinh sọ số II, lỗ tròn lớn và khe bướm lớn để
cho thần kinh sọ số III, IV, V và VI đi qua.
Sau cánh xương bướm có một khe rộng gọi là lỗ rách (do 3 xương: xương
chẩm, xương thái dương và xương bướm hình thành nên) ở đó các các đôi thần
kinh sọ số IX, X và số XI đi qua.
* Ở ngựa: xương bướm bằng phẳng, không nhô chếch lên trên và trước
như bò. Trên cánh của xương bướm ngoài các lỗ nhãn, lỗ tròn lớn và khe bướm
lớn còn có một lỗ nhỏ (lỗ sàng). Lỗ sàng của bò đục ở xương trán.
Xương sàng: Xương sàng của bò là một xương nằm sâu ở giữa xương
mũi và xoang sọ nên còn có tên là xương gốc mũi. Nó gồm một phiến đứng ở
chính giữa làm chỗ tựa cho xương lá mía và bức sụn ngăn giữa mũi. Hai bên là
hai phiến tròn, trên có đục nhiều lỗ nhỏ gọi là phiến sàng làm lối đi cho thần
kinh số I. Ở xương sàng chỗ gốc ống cuộn sàng cũng có một khe hẹp tạo ra
xoang sàng.

19
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
4.1.2. Xương vùng mặt: nằm ở phía dưới và sau gồm 11 xương: xương mũi, xương lệ;
xương gò má, xương ống cuộn, xương lá mía, xương hàm trên, xương hàm dưới, xương
liên hàm, xương khẩu cái, xương thiệt cốt (xương móng), xương cánh bướm.
Xương mũi: Là hai mảnh xương hẹp và dài, nằm trước xương trán. Phía
trước nhô ra 3 mũi nhọn. Ở ngựa: xương mũi dài gắn nhau chắc hơn ở bò, phía
trước chỉ có hình một mũi nhọn.
Xương lệ: Cũng gồm hai xương nhỏ nằm phía dưới xương trán và trên
xương gò má, xương lệ góp phần tạo ra hố mắt, có một lỗ (lỗ lệ) thông với
xoang mũi có tác dụng làm thay đổi áp lực khi hô hấp và kéo nước mắt từ tuyến
lệ tiết vào xoang mi trên.
Xương gò má: Nằm phía dưới xương lệ, sau xương hàm trên. Phía sau
xương gò má làm thành hai nhánh: Một nhánh đến gặp xương trán làm thành
cầu hố mắt giới hạn nên hố thái dương ở sau và hố mắt phía trước; nhánh kia
đến tựa vào mảnh trai của xương thái dương.
Xương hàm trên: Là một xương lớn ở vùng mặt, nằm phía dưới và trước
xương mũi, xương lệ và xương gò má. Cạnh dưới mặt ngoài có các ô chứa các
răng hàm trên. Ở mặt này còn thấy một lỗ (lỗ trước ống răng trên) là nơi đi ra
của thần kinh hàm trên; một nhánh của thần kinh sọ số V.
Mặt dưới thì cùng với xương liên hàm và xương khẩu cái tạo ra vòm khẩu
cái cứng. Trong bề dày của xương hàm trên cũng có một xoang lớn thông với
xoang mũi (xoang hàm trên) phía sau xương hàm trên tạo ra gò hàm.
Trên gò hàm từ trên xuống lần lượt thấy các lỗ: lỗ sau ống răng trên
(thông với lỗ phía trước qua ống răng trên) là nơi đi đến của thần kinh hàm trên,
lỗ bướm khẩu cái thông vào xoang mũi, lỗ sau khẩu cái thông với lỗ trước khẩu
cái mở ra ở xương khẩu cái.
Xương liên hàm: Nằm ở phía trên và phía trước của xương hàm trên.
Gồm một phần thân làm chổ tựa cho một gờ sụn cong thay thế cho hàm răng

20
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
cửa của hàm trên và hai mỏm: Mỏm mũi tựa vào xương hàm trên còn mỏm khẩu
cái cùng với xương hàm trên và xương khẩu cái tạo ra vòm khẩu cái.
* Ở ngựa: xương liên hàm có các ô chứa răng cửa của hàm trên.
Xương lá mía: Là một phiến xương mỏng, nằm chính giữa xoang mũi,
chạy dài từ trước ra sau đến tựa vào phiến đứng thẳng của xương sàng và làm
chỗ tựa cho bức sụn lá mía ngăn đôi xoang mũi.
Xương ống cuộn: Là những phiến xương rất mỏng, nằm trong xoang
mũi cuốn lại thành hình ống, làm tăng diện tích tiếp xúc với không khí khi thở,
gồm 3 đôi:
- Ống cuộn trên bám vào xương mũi, nên gọi là ống cuộn mũi
- Ống cuộn dưới dính với xương hàm trên gọi là ống cuộn hàm.
- Ống cuộn giữa nhỏ nhất, dính với xương sàng gọi là ống cuộn sàng.
* Ở ngựa: chỉ có hai đôi xương ống cuộn gọi là xương ống cuộn trên và
ống cuộn dưới.
Xương khẩu cái: Nằm phía sau của vòm khẩu cái, gồm các phiến đứng
thẳng và một phiến nằm ngang, các phiến đứng giới hạn nên lỗ mũi sau, còn
phiến ngang thì tạo ra phần sau thông với lỗ sau khẩu cái ở gò hàm của xương
hàm trên.

* Ở ngựa: xương khẩu cái hẹp hơn xương khẩu cái bò.

Xương cánh: Là hai mảnh xương nhỏ nhất ở vùng đầu, nằm ở phía trong
cánh xương bướm và phiến đứng thẳng của xương khẩu cái.

Xương hàm dưới: Gồm hai nhánh, nối với nhau không vững bởi một
phần ở phía trước, trên thân có các ô chứa các răng cửa hàm dưới (ô răng ở bò).
Mỗi nhánh gồm hai phần: phần nằm ngang và phần thẳng đứng.

- Phần nằm ngang dài hơn, mặt ngoài gần thân có lỗ trước của ống răng
dưới là nơi đi ra của thần kinh hàm dưới (còn gọi là lỗ cằm), cạnh trên có các ô
chứa các răng hàm dưới.

21
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Phần đứng thẳng thì ngắn, mặt trong có lỗ sau của ống răng dưới. Đầu
trên nhô lên một mỏm nhọn (mỏm vẹt) ở phía trước và một lồi dài ở phia sau để
khớp với mảnh trai xương thái dương.

* Ở ngựa: xương hàm dưới làm thành một khối chắc, trên thân chỉ có 6 ô
chứa răng cửa.

Ngoài các xương đã nói trên, còn có một xương thiệt cốt làm cái giá để
treo lưỡi và thanh quản. Xương thiệt cốt gồm hai nhánh đến bám vào mỏm thiệt
cốt của mảnh nhĩ xương thái dương; còn đầu dưới thì tạo thành một thân có
mỏm nhỏ phía trước (mỏm lưỡi) để gốc lưỡi dính vào và hai nhánh chỉ về sau
(sừng thanh quản) để ôm lấy thanh quản.

4.2. Xương thân: chia thành xương sống (cột sống); xương sườn và xương ức

Xương sống (cột sống): Giới hạn phần trên của xoang ngực, do nhiều đốt
sống khớp với nhau tạo thành, trừ các đốt sống vùng đuôi, các đốt sống còn lại ở
giữa đều có lỗ tủy, là cái trụ chính của cơ thể làm chổ tựa cho các cơ quan, nội
tạng. Nó gồm nhiều đốt sống nối với nhau, phía trước khớp với xương đầu, phía
sau thon dần lại thành đuôi.

Mỗi đốt sống gồm có các phần chính:

- Thân đốt hình trụ dài và dày trước lồi sau lõm.

- Cung thì nằm trên thân hình vòng cung, cung và thân giới hạn nên một
lỗ sống. Nhiều lỗ sống hợp nhau thành ống sống để chứa tuỷ sống.

- Mặt trên mỗi đốt sống có mỏm gai, hai bên có mỏm ngang và đầu trước,
đầu sau có các mỏm khớp. Các mỏm khớp trước thì mặt khớp hướng lên trên
còn các mỏm khớp sau thì mặt khớp hướng xuống dưới.

22
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Chỗ cung và thân giáp nhau có các mẻ trước và mẻ sau. Vì vậy khi hai
đốt sống giáp với nhau thì mẻ sau của đốt sống trước hợp với mẻ trước của đốt
sống sau thành một lỗ (lỗ giáp) làm lối đi cho dây thần kinh tuỷ sống.

Xương sống (cột sống): chia ra 5 vùng: (cổ, lưng, hông, khum và đuôi)

- Vùng cổ : bò 7 đốt, trừ đốt 1 và đốt 2 các đốt sống còn lại ngắn, to mỏm
khớp trước và mỏm khớp sau phát triển, mỏm ngang thường chẻ 2 hoặc chẻ 3,
thân đốt dài, mỏm gai thấp, trừ đốt 7, các đốt còn lại ở gốc mỏm ngang có một
lỗ để cho động mạch đốt sống đi qua (lỗ ngang)
Đốt 1 (đốt Atlas, đây là tên vị thần Hilạp đội quả địa cầu), hình dạng đặc
biệt vì không có thân mà do hai cung tròn họp lại, hai mỏm ngang làm thành hai
cánh, mặt khớp trước lõm thành một hố tròn sau để tiếp nhận hai lồi cầu xương
chẩm, mặt khớp sau thì phẳng.

Đốt 2 ( đốt trụ): Là đốt dài, cao và to nhất. Phía trước nhô ra một mỏm
( mỏm răng) để khớp với đốt 1, mỏm ngang nhỏ nhon chỉ về phía sau, mỏm
gai nhô cao.

Đốt 3,4, 5: Giống nhau vì mỏm ngang đều chia 2 nhánh các mỏm khớp
phát triển, mỏm gai thấp nhưng chiều dài các đốt thì giảm dần còn chiều rộng
thì tăng dần.

Đốt 6: Các mỏm ngang chia hai nhánh, nhưng nhánh dưới rất phát triển
làm thành một hình tứ giác.

Đốt 7: Có mỏm ngang một nhánh, mỏm gai nhô cao, gốc mỏm ngang
không có lỗ ngang và phía sau thân đốt xuất hiện hai hố khớp sườn sau để làm
chổ tựa cho đôi xương sườn đầu tiên.

- Vùng lưng số lượng đốt sống biến động tùy giống loài gia súc, ở bò có 13
đốt các đốt sống vùng lưng có thân đốt sống ngắn, mỏm ngang tạo thành củ nhỏ
(củ vú) làm chổ tựa cho phần sau đầu trên xương sườn, mỏm gai cao, mỏm khớp

23
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
không rõ, chỉ là những vết nằm phía trước và sau gốc mỏm gai. Phía trước và
sau thân mỗi đốt có các hố khớp sườn trước và hố khớp sườn sau. Khi hai đốt
sống khớp với nhau thì hố khớp sườn sau của đốt trước hợp với hố khớp sườn
trước của đốt sau làm thành đài khớp để khớp với phần trước đầu trên của
xương sườn. Có khi hố khớp sườn sau trùng với lỗ giáp.
- Vùng hông : 6 đốt, các đốt sống có mỏm ngang phát triển bè ra hai bên
như cánh máy bay, mỏm gai tạo thành phiến hình chữ nhật, mỏm khớp trước mở
rộng, mỏm khớp sau thu hẹp nằm ở gốc của mỏm gai, các mỏm khớp khi khớp
thì lồng vào nhau nên cử động gấp thì chính xác nhưng cử động về hai bên thì bị
hạn chế.
- Vùng khum : Có 5 đốt, các đốt sống dính liền với nhau thành tảng hình
tam giác cong, phía trước là đáy khum rộng, có 2 diện khớp để khớp với xương
chậu, phía trên và dưới có các lỗ trên khum và lỗ dưới khum làm lối đi cho các
mạch quản và dây thần kinh đi ra và đi vào tủy sống.
- Vùng đuôi : các đốt sống đặc, không có lỗ tủy nhỏ dần từ trước ra sau.
Xương sườn: Là loại xương dài, dẹt, số lượng các đôi xương sườn tương
ứng với số lượng các đốt lưng, xương sườn cùng với cơ liên sườn giới hạn thành
bên của xoang ngực. Đầu trên của xương sườn có 2 nhánh là đầu sườn và củ
sườn khớp với hố khớp sườn và diện khớp ở mỏm ngang của các đốt sống cùng
số, giữa là thân xương sườn, đầu dưới là sụn sườn khớp với hố khớp sườn ở thân
xương ức.
- Xương sườn có 3 loại là :
Xương sườn thật : sụn sườn khớp trực tiếp với xương ức qua hố khớp sườn;
Xương sườn giả : sụn sườn khớp gián tiếp với xương ức qua vòng cung sụn;
Xương sườn trôi : sụn sườn trôi tự do.
Xương ức: giới hạn phần dưới của xoang ngực hình thái giống như chiếc
thuyền, đầu trước giáp khí quản có mỏm khí quản; giữa là thân xương ức có các

24
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
hố khớp sườn ở hai bên để khớp với sụn sườn; đầu sau có vòng cung sụn hình
bán nguyệt là mỏm kiếm của xương ức.
4.3. Xương chi : gồm xương chi trước và xương chi sau
4.3.1. Xương chi trước : Tính từ trên xuống gồm xương bả vai, xương cánh
tay, xương cẳng tay, xương cườm, xương bàn và xương ngón.

Xương bả vai: Là xương dẹp, hình tam giác, nằm chếch theo chiều trên -
dưới, sau - trước ở mặt ngoài lồng ngực. Mặt ngoài có một đường sống dài (gai
vai) chia ra một hố nhỏ ở trước (hố trên gai) và một hố to ở sau (hố dưới gai).
Mặt trong ứng với gai vai là hố dưới vai.

- Đầu trên nối với một mảnh sụn hình bán nguyệt, còn đầu dưới có một hố
lõm tròn để khớp với đầu trên xương cánh tay. Cạnh trước và ở phía dưới nhô ra
một mỏm quạ (dấu tích của xương quạ đã thoái hoá).

- Xương bả vai của bò thì gai vai đi từ thấp lên cao rồi hạ xuống đột ngột,
hố dưới gai gấp ba hố trên gai.

* Ở ngựa: xương bả vai có gai vai thoai thoải ở hai đầu, hố dưới gai chỉ to
bằng hai hố trên gai.

Xương cánh tay: Là xương dài, gồm thân và hai đầu. Mặt ngoài thân có
một rãnh xoắn làm xương uốn vặn, mặt trong có gò tròn nhám làm chỗ bám cho
các cơ.

- Đầu trên phía sau có một lồi tròn để khớp với xương bả vai, phía trước
có một rãnh (rãnh nhị đầu) giới hạn bởi gò ngoài cao, bổ xiên vào trong, gò
trong thấp.

- Đầu dưới phía trước có một ròng rọc và một lồi cầu. Ròng rọc chiếm 3/4
phía trong còn lồi cầu ở phía ngoài. Phía sau có một hố lõm sâu (hố khuỷu).

- Đầu trên xương cánh tay bò có một rãnh nhị đầu, ở ngựa có hai rãnh.

25
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Xương cẳng tay: Gồm hai xương khớp với nhau và dính thành một tảng
là xương quay và xương trụ. Xương quay lớn nằm ở phía trước, còn xuơng
trụ nhỏ nằm ở phía sau và phía ngoài. Đầu trên xương trụ nhô lên một mỏm
(mỏm khuỷu) để khớp với hố khuỷu của xương cánh tay. Đầu dưới thì mặt
khớp phẳng để ứng với các xương cườm.

- Ở bò xương trụ chạy song song với xương quay đến đầu dưới nhưng ở
ngựa thì xương trụ thoái hoá chỉ đến 1/3 đầu trên xương quay.

Xương cườm (xương cổ tay): Là các xương nhỏ xếp thành hai hàng. Tính
từ trên xuống và từ ngoài vào trong gồm:

- Hàng trên: xương đậu, xương tháp, xương bán nguyệt, xương thuyền.

- Hàng dưới: xương mấu, xương cả thê.

Như vậy bò có 6 xương cườm (hàng trên 4 xương, hàng dưới 2 xương).

* Ở ngựa: hàng trên 4 xương giống bò, còn hàng dưới thì xương cả thê
tách làm 2 (xương cả, xương thê), đôi khi còn thấy một xương nhỏ là xương
thang.

Xương bàn: Gồm xương bàn chính và xương bàn phụ (dính lẫn ở phía
sau đầu trên xương bàn chính và thường bị thoái hóa chỉ còn dấu tích là những
cái mấu nhỏ). Xương bàn là xương dài, có một rãnh dọc chia làm hai phần, đầu
dưới chẻ đôi và có một rãnh ở giữa để khớp với hai ngón.

* Ở ngựa: xương bàn chính ở đầu dưới không chẻ đôi vì ngựa chỉ có một
ngón.

Xương ngón: Bò có hai xương ngón, mỗi ngón gồm 3 đốt: đốt 1 (đốt
cầu), đốt 2 (đốt quán) và đốt 3 (đốt móng). Ngoài ra ở mặt sau giữa xương
bàn với đốt 1, mỗi xương bàn có hai xương vừng lớn và giữa đốt 2 với đốt 3

26
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
có một xương vừng nhỏ. Như vậy ở bò có 4 xương vừng lớn và hai xương
vừng nhỏ.

* Ngựa: có một ngón có 3 đốt, 2 xương vừng lớn và một xương vừng nhỏ.

4.3.2. Xương chi sau: Tính từ trên xuống có: xương chậu, xương đùi,
xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn, xương ngón.

Xương chậu: Gồm 3 xương (xương cánh chậu, xương háng và xương
ngồi) dính liền với nhau thành một tảng, khớp với xương khum và làm chỗ tựa
cho chi sau.

- Xương cánh chậu: là xương dẹp, hình tam giác,có góc ngoài (góc
mông), góc trong (góc hông) và góc sau (góc ổ cối). Mặt trong có một mào dài
từ cạnh trước xương háng kéo đến (mào lược), và một mặt nhám ứng với cánh
xương khum. Cạnh trong có một mẻ hông lớn và tiếp là mào trên ổ cối.

- Xương háng: Nối với nhau thành hình chữ T, gồm một nhánh ngoài
góp phần cùng xương cánh chậu và xương ngồi tạo ra một khớp lõm gọi là ổ
cối, một nhánh trong thì cùng với nhánh trong bên kia tạo ra khớp bán động
háng. Cạnh trước nhô ra một u (u lược). Cạnh sau giới hạn nên bờ trước lỗ bịt.

- Xương ngồi: Nối nhau ở cạnh trong tạo ra khớp bán động ngồi. Cạnh
ngoài có một mẻ hông nhỏ, cạnh sau cùng cạnh bên kia tạo ra một vòng cung
ngồi, cạnh trước thì giới hạn nên bờ sau của lỗ bịt. Hai bên vòng cung ngồi còn
nhô ra hai u ngồi.

Như vậy xương chậu khớp với xương khum tạo ra một xoang chậu. Ở
xoang chậu người ta phân biệt một cửa vào (cửa trước) gồm một đường kính
thẳng đo từ mặt dưới đáy xương khum đến mặt trên khớp bán động háng, một
đường kính ngang đo từ mào lược bên này qua mào lược bên kia, hai đường
kính chéo đo từ mào lược bên này đến khớp chậu khum bên kia. Một cửa ra (cửa
sau) thì gồm hai đường kính, đường kính thẳng đo từ mặt dưới đỉnh xương

27
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
khum đến mặt trên khớp bán động ngồi, một đường kính ngang thì đo từ mào
trên ổ cối bên này qua mào trên ổ cối bên kia.

Xương chậu của bò có u ngồi chia ba nhánh, ổ cối nằm gần giữa. Còn
xương chậu ở ngựa thì u ngồi không chia nhánh, ổ cối nằm chếch về phía sau
nhiều hơn.

Xương đùi: Là xương dài, gồm một thân và hai đầu. Thân ở phía các mặt
trước, trong và ngoài tròn, trơn, còn mặt sau phẳng.

Đầu trên ở phía trong có một lồi cầu khớp với ổ cối xương chậu, trên lồi
có một hố bám gân, phía ngoài nhô lên một gò cao gọi là mấu động lớn, đối diện
với mấu động lớn và ở phía dưới lồi cầu là một mấu động nhỏ.

Đầu dưới cũng có hai gò tròn ở phía sau cách nhau bởi một mẻ giữa kéo
về sau làm thành một hố sâu. Phía trước là một ròng rọc.

Mặt trước khớp đùi chày (đầu gối) có xương bánh chè.

Ở bò xương đùi có hố bám gân nằm chính giữa lồi cầu đầu trên, còn ở
ngựa thì hố này nằm trật về một bên, xương đùi ngựa còn có thêm một mấu
động 3 rất phát triển nằm ở phía dưới mấu động lớn.

3.2. 3. Xương cẳng chân: Gồm hai xương: xương chày và xương mác,
nhưng xương mác đã thoái hoá chỉ là một u nhỏ dính lẫn lộn ở gò ngoài đầu trên
xương chày.

Xương chày là một xương dài, đầu trên to, đầu dưới nhỏ. Thân xương
tạo thành một mặt ngoài, một mặt trong và một mặt sau, có nhiều vết nhám làm
chổ bám cơ. Đầu trên nhô lên một gai (gai chày) và một mào dài (mào chày) kéo
xuống dưới, phía trước đầu chày còn có một gò trong lớn nhất, một gò giữa và
một gò ngoài. Đầu dưới tạo nên một mặt khớp gồm hai rãnh sâu chạy song song
với nhau theo chiều thẳng, trước sau, cách nhau bởi một đường sống giữa.

28
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Ở ngựa: xương cẳng chân thì đầu dưới xương chày cũng có hai rảnh
nhưng chạy theo chiều chéo từ ngoài vào trong và từ trước ra sau.

Xương cổ chân: Gồm 5 - 6 xương (tùy loài) xếp thành 3 hàng từ trên
xuống và từ ngoài vào trong

- Hàng 1: Xương gót, xương sên

- Hàng 2: Xương hộp ghe

- Hàng 3: Xương chêm lớn và xương chêm nhỏ.

Xương hộp chiếm cả hàng thứ hai và thứ ba.

* Ở ngựa: xương hộp tách riêng hẳn với xương ghe.

Xương bàn chân: Giống chi trước về hình thái và cách sắp xếp, chỉ khác
là xương bàn chi sau dài hơn so với chi trước.

Xương ngón chân: số lượng, vị trí và sắp xếp giống chi trước.

Chương II. Hệ cơ

29
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
(Myologia; Muscle system)
Nhờ lợi thế vận động và di chuyển mà động vật có thể kiếm được thức ăn,
tránh được nguy hiểm để phát triển trên một diện rộng. Chức năng vận động đó
được đảm nhận nhờ hệ cơ. Ngoài chức năng vận chuyển, cơ còn tham gia vào sự
vận động các nội quan và các quá trình hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá kể cả trong
việc phát âm cũng có sự tham gia của cơ. Trong cơ thể gia súc có ba loại là: cơ
trơn, cơ vân và cơ tim.

- Cơ trơn còn gọi là cơ nội tạng, vì nó tham gia vào thành phần cấu tạo
các cơ quan nội tạng (như dạ dày, ruột, bóng đái, tử cung...) và thành các mạch
máu. Khi cơ co rút làm các cơ quan vận động được.

- Cơ vân không phải là những tế bào riêng biệt mà là những thể hợp bào
gọi là sợi cơ hay tế bào cơ vân. Cơ vân liên hệ với xương để tạo thành cơ quan
vận động.

- Cơ tim tạo thành quả tim và có tính co bóp tự động.

Ba loại cơ này tuy khác nhau về cấu tạo, sự phân bố và sự hoạt động,
song chúng có các đặc tính chung là: co rút, đàn hồi, kích thích và dẫn truyền.

I. Chức năng của cơ


Cơ vân cùng với xương, khớp tạo nên hệ vận động của cơ thể. Khi cơ co
sinh ra công và lực phát động làm di chuyển một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể.
Cơ vân (cơ xương) bám vào các xương và chịu sự điều phối của thần kinh trung
ương và góp phần tạo nên hình dáng cơ thể. Ở động vật có khoảng trên 200 vân
cơ chiếm trên 2/5 khối lượng cơ thể. Phần lớn là cơ chẵn, một ít cơ lẻ.
Cơ trơn tham gia cấu tạo nên thành, vách các nội quan (hệ tiêu hoá, hô
hấp, tuần hoàn…). Cơ co rút tạo nên sự vận động của các cơ quan đó.
Cơ có các đặc tính: tính co rút, tính đàn hồi, tính kích thích, và tính truyền
dẫn. Mọi sự vận động của cơ đều là kết quả của sự co rút, cơ co rút sinh ra công

30
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
và sinh ra nhiệt. Tốc độ co rút cơ tối đa và tối thiểu ở các loài rất khác nhau.
Cơ luôn ở trạng thái co rút nhất định gọi là sự cường cơ. Sự cường cơ là
trạng thái co rút của cơ khi cơ thể ở trạng thái nghỉ. Sự co của một nhóm cơ này
luôn được cân bằng bởi tính cường cơ của một nhóm cơ khác. Cơ luôn co rút và
sinh ra nhiệt, vì vậy sự cường cơ đảm bảo cho con vật luôn ở tư thế cân bằng,
đứng được và là nguồn nhiệt để duy trì thân nhiệt ở động vật máu nóng.
Cơ còn là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng và là nơi sảy ra các quá trình
trao đổi chất mạnh mẽ của con vật.
Các nguyên nhân nào làm suy giảm tính cường cơ đều làm con vật mất
cân bằng, mất nhiệt và không thể đứng được.
II. Thành phần hoá học của cơ (chemical materials of muscles)
Cơ gồm hai thành phần chính: Nước và chất khô.

+ Nước: Nước chiếm khoảng 72% đến 80%.

+ Chất khô: Chất khô chiếm 20% đến 28%. Đó là Protit, các chất có Nitơ,
khoáng và chất hữu cơ khác.

- Protit là thành phần chủ yếu của chất khô gồm các chất sau: miogen,
globulin, mioglobin, các enzim.

- Các chất có Nitơ khác như axit amin, creatin, acginin, axit glutamic,
adenin, guanin, hypoxantin, urê.

- Các chất khác: Là các chất chứa photphat, lipit, các chất khoáng,
colesteron, glycogen, vitamin, men và các nguyên tố vi lượng.

Thành phần hoá học của cơ cũng thay đổi theo lứa tuổi, tình trạng sức
khoẻ của con vật và giống loài.

III. Phân loại cơ


Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, vị trí, cấu tạo và sự hoạt động mà cơ
được phân làm 3 loại cơ vân (cơ xương), cơ trơn và cơ tim

31
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Bảng so sánh sự khác nhau cơ bản của ba loại cơ
ĐĐ Cơ vân Cơ trơn Cơ tim
So sánh (skeletal muscles) (smooth muscles) (cardiac
muscles)
Phân Phần lớn các cơ Dưới da, thành các nội Tim (Cơ pha thần
bố bám vào xương quan: ống tiêu hoá, niệu kinh)
sinh dục, mạch quản.
Cấu Cơ màu đỏ, tế bào Hình thoi. Hình trụ.
tạo cơ có hình trụ có Nhân nằm ở giữa. Nhiều nhân.
nhiều nhân nằm sát Cơ thường có màu trắng Có các sọc thang
cạnh ngoài. Các tế nối các tế bào tạo
bào cơ tạo thành tơ thành thể hợp
cơ có các đĩa sáng, bào.
đĩa tối nằm xen kẽ
nhau. Các tơ cơ hợp
thành sợi cơ.
Hoạt Theo ý muốn Không theo ý muốn Không theo ý
động muốn

3. 1. Cơ vân

Con vật có rất nhiều cơ vân, có thể có tới 200 cơ vân, chiếm khoảng 2/5 khối
lượng cơ thể con vật. Cơ vân hoạt động mạnh nên trao đổi chất rất mãnh liệt.

3.1.1. Hình thái cơ vân: rất thay đổi có thể phân loại cơ vân theo hình thái
gồm: cơ dài, cơ rộng và cơ ngắn.

32
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
+ Cơ dài: Thường gặp ở chi trước, chi sau. Cơ dài có hình thoi ở giữa
gồm một thân là phần giữa của cơ và đầu ứng với điểm bám gốc và đuôi ứng với
điểm bám tận.

+ Cơ rộng: Thường gặp ở các cơ vùng bụng (cơ chéo bụng ngoài, cơ
thẳng bụng, cơ ngang bụng...)

+ Cơ ngắn: Phần lớn là những cơ ở lớp sâu, nằm giữa các đốt sống ở
lưng, các cơ gian sườn...)

Ngoài các loại cơ trên còn có cơ nhiều đầu, cơ nhiều đuôi, cơ nhiều thân.

3.1.2. Cấu tạo cơ vân: gồm có phần Cơ (thịt) và phần gân.

+ Phần cơ: Gồm những sợi cơ xếp song với nhau tạo thành bó cơ
(fasciculi) được bọc ngoài bởi màng liên kết sợi xốp mỏng (perimysium). Nhiều
bó nhỏ họp lại thành một bó lớn hơn và ngoài cùng được bao phủ bằng một
màng liên kết sợi xốp (epimisium).Trong các bó cơ và xen kẽ giữa các bó cơ có
nhiều mạch quản và thần kinh phân bố nên cơ có màu đỏ. Trừ phần gân ít dây
thần kinh và hầu như không có mạch máu, còn phần cơ có rất nhiều mạch máu
và dây thần kinh. Chúng phân nhánh đi vào cơ thành các màng sợi.
Phần lớn cơ vân có hai đầu song đôi khi có một hoặc nhiều đầu. Đầu bám
gốc (điểm khởi đầu), thường cố định khi vận động. Đầu bám tận (điểm đi tới)
thường là điểm vận động. Tuy nhiên việc xác định đầu bám gốc và đầu bám tận
chỉ là tương đối, đôi khi đầu bám gốc trong cử động này lại là đầu bám tận đối
với cử động khác.
+ Phần gân: gồm các màng cơ kéo đến các đầu cơ tạo thành, gân nối với
các đầu cơ với xương. Thường ở các cơ chi, cơ có hai đầu là gân; nhưng cũng có
khi chỉ có một đầu là gân, còn một đầu là thịt.
3.1.3. Những cấu tạo bổ trợ cho cơ vân

33
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Là những tổ chức liên kết phủ quanh các cơ, giúp cho sự vận động được
dễ dàng. Đó là cân, bao sợi, bao hoạt dịch. Trong đó cân là bộ phận hổ trợ quan
trọng nhất.
Cân (mạc: epimisium)
Là lớp tổ chức sợi xốp chứa sợi sinh keo, sợi đàn hồi, tế bào liên kết và các
dịch mô làm thành một khối nằm xen giữa lớp mỡ dưới da và các cân ở sâu. Cân
được cấu tạo từ một loại mô liên kết sợi chắc bao quanh các cơ và một số cơ
quan như mạch máu, dây thần kinh. Cân tạo nên những bao sợi, ở những vùng
cơ có nhiều lớp thì cân phân chia thành nhiều vách xen kẽ vào các lớp cơ. Vách
liên cơ cũng là một loại cân. Cân phát triển không đều ở các bộ phận của cơ thể.
Cân phát triển mạnh và chắc ở các chi, kém phát triển ở vùng mặt. Cân hỗ trợ cho
sự hoạt động của cơ vân.
Bao gân (tendon capsules): gồm hai loại là bao sợi và bao hoạt dịch
- Bao sợi (fiber capsule): Ở một số bộ phận của cơ thể như ở bàn chân
hay bàn tay thì cân biến đổi thành những ống hẹp, những ống hẹp này chính là
những mô liên kết sợi chắc bọc quanh các đầu gân.
- Bao hoạt dịch (synovial capsule): Là các túi thông với bao khớp làm
cho gân trượt một cách dễ dàng, chúng hình thành trong quá trình các mô liên
kết bị hoá xốp tại những vùng xảy ra sự cọ sát nhiều giữa các cơ quan (giữa cơ
và xương).
Có dạng ống khép hoàn toàn hay không hoàn toàn bao bọc toàn bộ hay
một phần các gân dài ở các chi do các mô liên kết biệt hoá tạo thành và thường
ở bên trong bao sợi giúp gân hoạt động dễ dàng. Bao hoạt dịch gồm 2 lá: Lá
ngoài sát với bao sợi; Lá trong ôm lấy bề mặt gân; giữa 2 lá là xoang hoạt dịch
chứa đầy chất hoạt dịch. Bao hoạt dịch thường có ở các gân chạy qua các khớp
cổ tay, cổ chân và bàn, ngón (những khớp có các động tác gấp, duỗi) và thường
có ống thông với xoang hoạt dịch trong ổ khớp liền kề.

34
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Khi phẫu thuật tránh làm rách nát hoặc lấy gân ra khỏi bao hoạt dịch vì
dễ gây đứt mạch máu và thần kinh làm gân bị chết.
Túi hoạt dịch: là những túi nhỏ, kín hình bầu dục hoặc hình hạt đậu. Cấu
tạo bởi 2 màng sợi mỏng bên trong chứa hoạt dịch. Vị trí: nằm ở lớp cân dưới
da, cân mạc cẳng tay, cân mạc đùi v.v..). Tác dụng như 1 cái đệm làm giảm ma
sát khi vận động.
3.2. Cơ trơn

Cơ trơn còn gọi là cơ nội, vì nó là thành phần chủ yếu tạo nên thành, vách
cơ quan nội tạng (thành ống tiêu hoá, dạ dày, ruột...) và mạch máu. Cơ trơn co
rút tạo nên sự hoạt động của các cơ quan dưới sự điều khiển của thần kinh thực
vật và hoạt động không theo ý muốn (dạ dày tự động co bóp khi có thức ăn, niệu
đạo tự động co rút để thải nước tiểu...)

3.2.1. Hình thái, phân bố và hoạt động của cơ trơn

Cơ trơn có màu trắng hồng hoặc màu trắng, được cấu tạo bởi các tế bào
hình thoi. Các tế bào tập hợp thành các bó nhỏ, thường sắp xếp thành lớp mỏng
đi vòng (cơ vòng) hoặc theo chiều dọc các ống (cơ dọc).

Cơ trơn phân bố ở khắp nơi và dưới các hình thức khác nhau. Nó phân bố
độc lập như cơ dựng lông trong da; ở rải rác như bao các tuyến; ở thành từng bó
như nhung mao ruột non, hạch lâm ba, lách và nó có thể tập trung nhiều thành
lớp như ở các bộ máy tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, tuần hoàn....

Tính đàn hồi của cơ trơn rất cao, nó có thể rút ngắn hay giãn dài tốt.
Chính điều này rất quan trọng đối với cơ thể. (khi mang thai, cơ tử cung càng
ngày càng giãn ra theo sự phát triển của bào thai, sau khi đẻ xong nó lại co về độ
lớn ban đầu).

3.2.2. Cấu tạo cơ trơn

35
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ trơn là các tế bào hình thoi, độ dài của một tế
bào cơ trơn từ 20μ - 500μ (20μ ở thành mạch quản, 500μ ở thành tử cung),
đường kính rộng nhất là 20μ. Tế bào cơ trơn có một màng, trên mặt màng có
nhiều sợi sinh keo bao bọc các tế bào cơ, sợi ấy tạo thành cốt của tổ chức cơ.

3.3. Cơ tim

Cơ tim là cơ làm việc nhịp nhàng, không biết mệt mỏi suốt đời sống của con
vật. Tâm nhĩ và tâm thất co bóp trước sau nhưng rất nhịp nhàng và ăn khớp với
nhau. Sự co rút có tính tuần tự giữa tâm nhĩ và tâm thất vẫn tồn tại khi cô lập
tim, chứng tỏ chúng có một cấu trúc liên quan chặt chẽ với nhau gọi là sợi
Purkingje.

3.3.1. Hình thái cơ tim: Cơ tim có rất nhiều hình dạng và chỉ phân bố ở trong
tim. Nó tạo nên các chân cầu loại 1, loại 2 và loại 3 (xem tại chương - Hệ tuần
hoàn).

3.3.2. Cấu tạo cơ tim: Cơ tim màu đỏ nâu, cấu tạo cơ bản giống cơ vân. Nó
gồm các sợi cơ có nhiều tơ cơ và tạo nên vân ngang sáng tối nhưng ít hơn cơ
vân. Xem dưới kính hiển vi thường, thấy cơ tim có dạng hợp bào tạo bởi những
nhánh tiếp hợp với nhau. Những nhánh ấy chứa nhiều cơ tương, nhiều glycogen
và một ít tơ cơ.

Dựa vào tính chất co bóp nhịp nhàng và tự động của tim, người ta phân
biệt hai dạng cơ tim.

- Phần chính cơ bản quyết định sự co bóp của tim gọi là cơ tim.

- Phần thứ hai là tổ chức sợi gọi là sợi Purkingje, nó giúp cho hoạt động
cơ tim tự động và phối hợp nhịp nhàng.

3.3.3 Phân loại cơ vân

Dựa vào hình thái của cơ mà chia ra 8 loại khác nhau

36
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Cơ dài (long muscles): Thường gặp ở các chi, có hình thoi, gồm giữa là
phần phình của cơ, đầu cơ ứng với điểm bám gốc, đuôi cơ ứng với điểm bám
tận.
- Cơ rộng (flat muscles): Chủ yếu là cơ thân: có hình tấm rộng phủ lên
mặt ngoài của phần ngực và bụng.
- Cơ ngắn (short muscles): Chủ yếu ở lớp cơ sâu giữa các đốt sống ở mặt
lưng và cơ gian sườn.
- Cơ vòng : có ở các lỗ tự nhiên (hậu môn…), các nội quan (ruột, thực quản, các
thành mạch, các van…)
- Cơ dọc : có ở các nội quan (ruột, thực quản, các thành mạch,…)
- Cơ nhiều đầu: xuất phát từ nhiều điểm bám gốc rồi tập hợp lại thành
một cơ chung: cơ tam đầu cánh tay, cơ nhị đầu đùi.
- Cơ nhiều đuôi : từ một cơ phát ra nhiều đầu gân bám tận: cơ gấp và
duỗi các ngón và bàn.
- Cơ có nhiều thân : gồm hai cơ nối với nhau bằng đầu gân chung. Đa số
các trường hợp các sợi cơ xếp song song với trục của cơ. Trong một số cơ, sợi
cơ có hướng xiên (cơ hình lông chim như cơ trụ)
IV. Chi tiết về một số cơ trong cơ thể vật nuôi

4.1. Cơ vùng đầu của bò

Cơ nâng chung cánh mũi, môi trên: Là một cơ dẹp, màu nhạt, mỏng.
Chỗ bắt đầu lẫn với cơ da trán và cơ da mũi. Cơ gồm hai phần nông và sâu, bám
ở môi trên và cánh mũi ngoài, khi cơ co sẽ kéo môi, mép lên và mở rộng lỗ mũi.

* Ở lợn: cơ này dính chặt vào da, bắt đầu từ quãng giữa xương mũi và đi
xiên xuống tới môi trên.

* Ở chó: cơ này rất rộng. Cùng với cơ hạ mi dưới phân ranh giới không rõ
ràng, cơ này cũng gồm hai phần nông và sâu.

37
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Cơ gò má: Cơ này to và đỏ. Gân của nó kéo lên mặt cơ hàm đến gò má.

* Ở chó: cơ gò má bắt đầu từ gốc tai, đi dọc hai bên đầu đến tận hai bên
mép dưới cơ da môi.

Cơ nanh (cơ nâng môi trên và hạ môi trên): Các cơ này lẫn với nhau
và không tách rời riêng. Cơ nanh gồm ba bó, là phần giữa đến bám tận ở cánh
mũi ngoài. Các bó cơ đều phân tán thành từng túm gân nhỏ. Bó đi về phía đầu
mũi, nằm gần cạnh trên đường trung tuyến là cơ nâng môi trên. Bó dưới là cơ hạ
môi trên. Chỉ ở Bò mới có cơ này.

* Ở lợn: Cơ nanh: Bắt đầu từ chỗ lõm ở quãng giao tiếp giữa các xương
lệ, xương gò má và xương hàm trên và đi lẫn theo mặt; cuối cùng là gân hàm ở
quanh cửa gốc mũi. Cơ nâng môi trên: Cơ này bắt đầu bám vào một cãi lõm
cùng cơ nanh, sau đó biến thành một gân tròn kéo dài xuống mõm và bám ở
cạnh trên mõm. Cơ hạ mõm:Là một cơ đặc biệt chỉ có ở Lợn nằm ở mặt bụng
của cơ nanh. Cơ hạ mõm bắt đầu bám ở gai hàm xương hàm trên cùng đường
trung tuyến ở phần mõm nơi dưới cửa hốc mũi.

* Ở chó: Cơ nanh: Bắt đầu từ hai bên xương hàm trên chỗ lỗ trước ống
răng trên tận cùng đến môi trên. Cơ nâng riêng môi trên: Bắt đầu bám từ môi
trên và ở trên cơ nanh hướng xuống dưới, tận cùng gân của cơ nâng riêng môi
trên bên này kết hợp với gân cơ nâng riêng môi trên bên kia.

Cơ hạ môi dưới: Là một cơ nhỏ và dẹp, dọc theo cạnh trên xương hàm
dưới, ở chỗ trên mặt ngang của ba răng hàm sau, bám sau vào mặt má xương
hàm dưới, sau đó cùng cơ thổi đến bám vào môi dưới.

* Ở lợn: cơ hạ môi dưới hầu như hoàn toàn hợp vào lớp sâu của cơ thổi,
chỉ tách rời khỏi cơ thổi ở chỗ mép môi và đến tận cùng ở môi dưới bằng một
túm gân nhỏ.

38
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
* Ở chó: cơ này rất bé. Bắt đầu bám từ chỗ giữa răng nanh với lỗ cằm và
tận cùng đến hai bên mép phần của môi dưới.

Cơ thổi: Làm phần chủ yếu của thành bên xoang miệng. Gồm có hai
phần nông và sâu tạo thành bề dày của má. Cơ thổi có tác dụng làm hóp má lại
và đẩy trở lại vào miệng những thức ăn ra ngoài hàm trong lúc nhai.

Cơ lệ (cơ hạ mi dưới): rất phát triển, ở phía dưới mi dưới.

Cơ vòng môi: Cơ này dày.

Cơ nở đầu mũi: Bắt đầu từ xương liên hàm, gồm hai bó cơ đi về hai bên
trái và phải của đường trung tuyến, tận cùng bám ở trong da chỗ cánh mũi trong.

Cơ nở mũi trong: Bắt đầu từ chỗ vách bên của sụn mũi, nơi gần cửa
trước của hốc mũi đến tận cùng ở cạnh ngoài mặt trên và cánh mũi trên.

Cơ nở mũi ngoài: Gồm có hai phần, bắt đầu bám vào mõm mũi của
xương liên hàm và vách bên của sụn mũi. Một phần thì tận cùng ở cánh mũi
ngoài và một phần nữa tận cùng ở trên cánh sụn mũi.

Cơ hàm: Là một cơ nửa hình tròn, dày chắc. Bắt đầu bằng một gân khoẻ
bám vào dọc cung gò má và gai hàm, cuối cùng bám vào mặt ngoài phần đứng
của xương hàm dưới ( mặt cơ hàm ) và cạnh cong của xương hàm dưới. Cơ này
có hai lớp nông và sâu. Tác dụng làm khép hàm dưới và hàm trên vào với nhau
trong khi nhai.

* Ở chó: cơ hàm bắt đầu bám từ cung gò má đến nhánh đứng của xương
hàm dưới. Cơ này có hai lớp nông và sâu.

Cơ thái dương: Là một cơ hẹp, nằm trong hố thái dương có nhiều chẻ
gân và một cân mạc xà cừ bọc ngoài.

* Ở chó: cơ thái dương rất phát triển, nằm trong hố thái dương. Một đầu
bám vào dây chằng hố mắt, một đầu kết hợp với cơ hàm.

39
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Cơ cánh: Không có cơ cánh ngoài, chỉ có cơ cánh trong hẹp. Bám ở mặt
trong nhánh đứng của xương hàm dưới.

* Ở chó: cơ cánh bắt đầu bám từ xương cánh và mõm lồi của xương
bướm, tận cùng đến bám vào mặt trong xương hàm dưới.

Cơ nhị thân: Cơ này gồm có hai thân thịt hình thoi, nhỏ và dẹp nối với
nhau ở giữa bởi một gân trung gian. Thân trên bám ở góc xương hàm dưới.
Thân dưới bám ở cạnh dưới phần nằm ngang của xương hàm dưới. Có tác dụng
là kéo hàm dưới xuống (há miệng).

4.2. Cơ vùng thân của bò

Cơ thang: Bám trên từ đốt cổ số 1 xuống đốt sống lưng số 10. Gồm 2
phần:

- Cơ thang cổ: Đi từ đốt sống cổ 2 tới đốt sống lưng 3. Tác dụng kéo vai
lên trên về trước.

- Cơ thang lưng: Đi từ đốt sống lưng 3 tới lưng 10, 11. Tác dụng kéo vai
về sau.

* Ở lợn: cơ thang có phần trên bắt đầu từ xương chẩm tới đốt lưng 10.

Cơ hình trám: Bám trên bắt đầu từ đốt sống cổ 2 tới đốt sống lưng 7, 8.

* Ở lợn: cơ hình trám bám trên từ xương chẩm đến đốt lưng số 6.

* Ở chó: cơ hình trám cũng bám từ xương chẩm.

Cơ ức - đầu: Cơ này gồm hai phần

+ Phần nông (ức - hàm dưới): Bắt đầu bằng một gân to chắc, bám vào
cạnh trước cơ hàm và cạnh dưới phần nằm ngang của xương hàm dưới.

+ Phần sâu (ức - chũm): Là một gân bám vào mỏm chũm và nền xương
chẩm.

40
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Cả phần nông và phần sâu đều bám tận vào xương ức và xương sườn 1.

* Ở lợn: cơ ức - đầu có chỗ bám trên ở mỏm chũm xương thái dương.

* Ở chó: cơ ức đầu bắt đầu bám từ xương thái dương đến xương ức.

Cơ chũm cánh tay: gồm hai phần

Một phần bám vào xương chẩm và dây chằng cổ, còn phần kia bám vào
mỏm chũm xương hàm dưới và mặt trong cơ dài cổ. Cả hai phần tới giữa cổ hợp
làm một đến bám tận ở rãnh xoắn xương cánh tay. Cơ này có tác dụng là khi đi
tới kéo mỏm vai về trước, làm cho cả chi trước nâng lên để bước. Khi chi trước
đã tựa mặt đất, nó kéo ngừng cổ và đầu.

* Ở lợn: cơ chũm cánh tay có một phần trên bám ở xương chẩm và một
phần bám ở mỏm chũm xương thái dương.

* Ở chó: cơ chũm cánh tay đoạn trên cùng kết hợp với cơ ức đầu thành
một băng cơ rộng và đi xuống vùng cánh tay thì bó cơ nhỏ lại và trong đó gân là
chủ yếu.

Cơ ngang vai: Cơ này bắt đầu bám từ cánh Atlas và mỏm ngang đốt cổ 2
đến bám tận ở gai vai. Có tác dụng là khi đi tới kéo mỏm vai về trước, làm cho
cả chi trước nâng lên để bước.

Cơ khí quản - Atlas: Chỉ có ở bò. Cơ này bám trên vào cánh của đốt
Atlas và bám dưới vào mỏm ngang của các đốt cổ 3,4,5.

Cơ lưng to: Ngoài phần cân mạc lưng hông ra, nó còn bắt đầu bằng cơ
bám ở các xương sườn 11,12. Cơ này có tác dụng kéo cánh tay lên về phía sau.
Nếu chân trước cố định thì kéo thân về phía trước.

Cơ răng cưa lớn: Hình quạt, khá phát triển. Gồm phần cổ và ngực.

- Phần cổ: Bắt đầu từ mỏm ngang đốt sống cổ thứ 3 đến thứ 7 bằng những
răng cưa đi về phía xương bả vai.

41
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Phần ngực: Bắt đầu từ mặt ngoài của 8 hay 9 đôi xương sườn và tận
cùng bám vào mặt cơ răng cưa của xương bả vai.

Tác dụng: Khi cả hai bên cùng co rút một lúc thì cong xương sườn lên về
phía trước trong động tác hít vào. Khi hai bên thay đổi nhau co rút thì chi trước
đưa theo chiều trước sau.

* Ở chó: cơ răng cưa lớn bắt đầu từ đốt cổ 3 đến tận xương sườn 8.

4.3. Cơ vùng ngực của bò

4.3.1. Các cơ tác dụng trong động tác hít vào: Là các cơ khi co rút làm cho
lồng ngực nở to ra, thu không khí vào phổi.

Cơ răng cưa nhỏ trước: Hình răng cưa, nhưng bé, nằm ở phía trước lồng
ngực bắt đầu bằng một màng gân bám ở ngoài mỏm gai các đốt lưng phía trước.
Sợi cơ đi theo chiều từ trên xuống dưới và từ trước ra sau, tận cùng ở cạnh trước
đầu trên các xương sườn phía trước. Tác dụng: Kéo xương sườn về trước trong
động tác hít vào.

Cơ liên sườn ngoài: Nằm ở kẽ các xương sườn và ở mặt ngoài, sợi cơ
bám từ cạnh sau của sườn trước đến cạnh trước của xương sườn sau, chéo theo
chiều trên dưới, trước sau. Tác dụng: Kéo xương sườn về trước trong động tác
hít vào.

Cơ bậc thang: Gồm hai nhánh là bậc thang cổ và bậc thang lưng. Giữa
hai nhánh là nơi đi ra của các thần kinh và mạch quản đi đến chi trước. Sợi cơ
bám từ mỏm ngang các đốt sống cổ sau đến cạnh trước xương sườn 1 (ở Ngựa)
hoặc đến các xương sườn trước (Bò). Tác dụng: Kéo xương sườn về trước trong
động tác hít vào.

42
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Cơ ngang sườn: Sợi cơ đi chếch trên dưới, trước sau nhưng hơi ngang,
bám từ xương sườn 1 đến đầu dưới các xương sườn và sụn sườn phía sau. Tác
dụng: Kéo xương sườn về trước trong động tác hít vào.

Cơ trên sườn: Gồm nhiều bó nhỏ, đi từ mỏm ngang các đốt lưng đến bám
vào đầu trên các xương sườn kế sau nó. Sợi cơ theo hướng trên - dưới, trước -
sau. Tác dụng: Kéo xương sườn về trước trong động tác hít vào.

4.3.2. Các cơ tác dụng trong động tác thở ra: Là các cơ khi co rút làm cho
lồng ngực xẹp nhỏ, không khí từ phổi được đẩy ra ngoài.

Cơ răng cưa nhỏ sau: Hình giống các răng cưa nhưng nhỏ, nằm đối diện
với cơ răng cưa nhỏ trước, bắt đầu bằng một màng gân bám vào mỏm gai các
đốt lưng cuối, sợi cơ đi theo chiều từ trên xuống dưới, từ sau ra trước đến
bám vào cạnh sau đầu trên các xương sườn phía sau. Tác dụng: Kéo xương
sườn về sau khi thở ra.

Cơ liên sườn trong: Nằm ở mặt trong các cơ liên sườn ngoài, sợi cơ bám
từ cạnh trước của xương sườn sau đến cạnh sau của xương sườn trước theo
chiều trên - dưới, sau - trước. Tác dụng: Kéo xương sườn về sau khi thở ra.

Cơ liên sườn chung: Gồm nhiều bó nhỏ, bám dọc theo đầu trên các
xương sườn, sợi cơ theo chiều trên - dưới và sau - trước, sau khi vượt qua 2
đến 3 xương sườn thì đến bám vào cạnh sau đầu trên của xương sườn trước
nó. Tác dụng: Kéo xương sườn về sau khi thở ra.

Cơ tam giác ức: Nằm ở mặt trên của xương ức, các sợi cơ bám vào hai
bên đường trung tuyến của thân xương ức; các sợi hình lông chim đến bám
vào các sụn sườn và đầu dưới các xương sườn, làm thành một cơ hình tam
giác. Tác dụng: Kéo xương sườn về sau khi thở ra.

Cơ hoành: Cơ hoành là một vách ngăn cách xoang ngực với xoang bụng.
Cơ hoành có hình nón, đỉnh hướng về phía xoang ngực, còn đáy hướng về

43
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
xoang bụng. Giữa cơ là một màng gân, các sợi toả ra xung quanh đến bám vào
mặt dưới các đốt sống hông, mặt trong của vòng cung sụn sườn và phía dưới
bám vào mặt trên mỏm kiếm xương ức. Trên cơ hoành có một lỗ chủ động
mạch, một lỗ chủ tỉnh mạch sau và một lỗ thực quản. Tác dụng: Cơ hoành vừa
tham gia vào việc thở ra và hít vào.

4.4. Các cơ vùng dưới bụng và bên bụng

Các cơ vùng bụng cũng tham gia vào việc hô hấp cùng với các cơ vùng
ngực. Nó còn có tác dụng giữ và bảo vệ các cơ quan nội tạng trong xoang bụng,
đồng thời làm tăng áp lực của xoang bụng đẩy các chất từ trong xoang bụng ra
ngoài như khi đại tiện, tiểu tiện hoặc đẻ...

Đường trắng: là một đường gân bám từ mỏm kiếm xương ức đến xương
háng. Nó giữ cho các nội tạng không sa xuống và là chổ bám cho các cơ vùng
bụng.

Cơ chéo bụng ngoài: (cơ chéo lớn) Bám từ mặc ngoài đầu dưới các
xương sườn phía sau, sợi cơ theo chiều trên - dưới, trước-sau, đến bám vào
đường trắng.

Cơ chéo bụng trong (cơ chéo nhỏ): Nằm ở mặt trong cơ chéo bụng
ngoài, bám từ góc hông xương cánh chậu, sợi cơ toả ra như hình nang quạt theo
chiều trên dưới và sau - trước và cũng tận cùng bám vào đường trắng.

Cơ thẳng bụng: Nằm ở hai bên đường trắng, bàm từ xương ức đến trước
háng. Sợi cơ theo chiều trước-sau và bị các màng gân chia cắt thành những ô
nhỏ.

Cơ ngang bụng: Nằm ở mặt trong thành bụng, bám vào mỏm ngang các
đốt sống hông, sợi cơ đi theo chiều ngang của thành bụng và cũng tận cùng ở
đường trắng.

4.5. Cơ chi: gồm có cơ chi trước và cơ chi sau

44
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

4.5.1. Cơ chi trước

Cơ trên gai: Chiếm hết cả hố trên gai. Cơ này đầu trên bám ở hố trên gai,
gai vai, cạnh trước xương bả vai và phía dưới sụn bả vai. Đầu dưới tận cùng
bám vào phía trước đầu trên xương cánh tay. Tác dụng: Kéo duỗi cánh tay.

Cơ denta: Là một cơ nằm gọn trong góc hợp bởi xương bả vai và xương
cánh tay. Đầu trên bám dọc theo gai vai và trùm lên toàn bộ cơ dưới gai; một
đầu bám dọc phần trên cạnh sau xương bả vai. Tác dụng: Kéo gấp xương cánh
tay và hơi ra ngoài.

Cơ dưới gai: Nằm chiếm phần lớn hố dưới gai và sụn trên vai. Trong
bụng cơ có nhiều chẻ gân đi xuống phía xương cánh tay. Tác dụng: Kéo cánh
tay ra ngoài.

Cơ tam đầu cánh tay: Là một cơ to nhất ở chi trước, hình tam giác, nằm
trong khoảng trống giữa cạnh sau xương bả vai, xương cánh tay và mỏm khuỷu,
cơ này gồm 3 đầu.: Đó là đầu dài hay cơ khuỷu dài, đầu ngoài hay cơ khuỷu
ngoài và đầu trong hay cơ khuỷu trong.

Cơ nhị đầu cánh tay: hình thoi, ở phía trước xương cánh tay, trong thân
thịt có nhiều chẻ gân, có một gân dày khoẻ xuyên từ đầu đến cuối thân thịt có
tác dụng như một sợi dây chằng để giữ cho các góc khớp giữa vai và cánh tay
khỏi gấp lại dưới sức nặng của thân.

4.5.2. Cơ chi sau

Cơ mông nông: Gồm 2 phần. Phần ngoài của nó bám vào góc mông
xương cánh chậu, còn phần trong bám vào xương khum.

45
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Cơ mông trung: Là cơ lớn, nằm trên mặt cơ mông của xương cánh chậu
và phần lớn thành bên của xoang chậu. Cơ này rất rộng, trùm mãi lên tới vùng
hông. Tác dụng kéo duỗi xương đùi.

Cơ mông sâu: Là cơ ngắn, nhưng khá phát triển. Tất cả cơ này đều bị che
phủ dưới phần sau của cơ mông trung. Cơ mông sâu bắt đầu bám vào cạnh
ngoài xương ngồi và đi xuống bám vào mặt sau mấu động lớn. Tác dụng kéo
duỗi xương đùi.

Cơ nhị đầu đùi: Là một cơ to, khoẻ, nằm phía sau cơ mông. Tác dụng:
Khi chân tựa đất thì đẩy cơ thể về phía trước. Khi chân giơ lên thì kéo chân lên.

Cơ bán cân: Nằm phía sau và ở giữa cơ nhị đầu đùi và cơ bán mạc. Tác
dụng: Khi chân tựa đất thì đẩy cơ thể về phía trước. Khi chân giơ lên thì kéo
chân lên.

Cơ bán mạc: Nằm ở phía trước và trong cơ bán cân. Tác dụng: Khi chân
tựa đất thì đẩy cơ thể về phía trước. Khi chân giơ lên thì kéo chân lên.

Cơ tứ đầu đùi: Là cơ to, khoẻ nằm ở mặt trước và ngoài của xương đùi.

Cơ khoeo: Ở mặt trong khớp đầu gối, đi tới mặt sau xương chày đến bám
vào phía sau đầu trên xương chày. Tác dụng: Kéo gấp khớp đùi chày.

V. Phân tích hoạt động của cơ


Cơ co rút sẽ sinh ra công, khoảng 1/4 - 1/3 năng lượng hoá học biến thành
cơ năng và sinh nhiệt. Nguồn phát sinh ra thân nhiệt chủ yếu là do sự co của cơ.
Phần lớn các cơ trong cơ thể đều bám vào xương. Cơ co rút thì xương vận động
xung quanh các khớp. Sự vận động cơ xương thường theo nguyên tắc đòn bẩy
cơ học trong đó: - Cơ là bộ phận sinh ra lực phát động (P).
- Xương là cánh tay đòn chuyển động
- Khớp xương là điểm tựa (T).
- Sức cản là khối lượng của bộ phận cơ thể bị di chuyển (C ).

46
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Chương III : HỆ TIÊU HOÁ
Systema digestorium; Digestive system
Hệ tiêu hoá có nhiệm vụ nhận thức ăn, nước uống từ ngoài vào để cung
cấp vật chất và năng lượng cho cơ thể, đồng thời phân giải các chất dinh dưỡng
trong thức ăn thành những chất đơn giản để cơ thể hấp thụ được. Quá trình tiêu
hoá thức ăn bằng cơ học và hoá học rồi chuyển sang hệ tuần hoàn, hệ bạch
huyết để nuôi dưỡng cơ thể.

Protit, gluxit, lipit trong thức ăn, gia súc phải lấy từ các loại thực vật hoặc
động vật khác, khi vào ống tiêu hoá nó được phân giải thành vật chất đơn giản
để nuôi cơ thể. Riêng muối vô cơ, nước và vitamin có thể được hấp thu ở trạng
thái ban đầu.

Trong quá trình tiêu hoá ở các động vật, có các men cùng loại hoặc các
nhóm men rất gần nhau tham gia, tuy nhiên nơi tạo thành các men, nơi tác dụng
và cơ chế điều tiết của các quá trình có khác nhau, tiêu hoá có thể là tiêu hoá
trong tế bào và tiêu hoá ngoài tế bào.

I. Đại cương về bộ máy tiêu hoá:


Hình thái hệ tiêu hóa: là một ống dài bắt đầu từ miệng đến hậu môn, gấp
đi gấp lại nhiều lần, từng nơi có chỗ phình to ra. Có thể chia hệ tiêu hoá thành
hai phần: Phần chuẩn bị (phần trước cơ hoành) và phần chính thức (phần sau cơ
hoành).

- Phần trước cơ hoành: làm nhiệm vụ tiêu hoá cơ học như lấy thức ăn,
nhai, nghiền, nuốt để chuẩn bị cho việc tiêu hoá gồm miệng, yết hầu và thực
quản.

- Phần sau cơ hoành: làm nhiệm vụ tiêu hoá hoá học, đó là phân giải thức
ăn thành một phần hấp thụ được đưa vào hệ tuần hoàn; phần cặn bã còn lại thì

47
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
thải ra ngoài. Phần sau cơ hoành gồm dạ dày, ruột. Ngoài ra để giúp cho việc
tiêu hoá còn có các tuyến nước bọt, gan và tuyến tụy.

Cấu tạo của ống tiêu hoá: gồm có 3 lớp (tính từ trong ra ngoài)

- Lớp màng nhày (niêm mạc) là lớp đặc trưng nhất của ống tiêu hoá.

- Lớp cơ: tiếp theo lớp niêm mạc là lớp cơ, ở đoạn trên của ống tiêu hoá
(xoang miệng, yết hầu, phần trước của thực quản) là lớp cơ vân; phần còn lại
cấu tạo bởi cơ trơn, gồm hai phần, đó là cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài.

- Mặt ngoài của ống tiêu hoá là lớp màng xơ, chủ yếu là mô liên kết sợi.

Ống tiêu hoá chia làm ba phần: Trước, Giữa và Sau.


+ Phần trước gồm: xoang miệng và hầu; thực quản
+ Phần giữa gồm: dạ dày, ruột non, các tuyến tiêu hoá lớn
+ Phần sau: ruột già và trực tràng.
Bộ máy tiêu hoá ở động vật có xương sống thực hiện các chức năng:
+ Thu nhận thức ăn
+ Tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn
+ Bài tiết các chất cặn bã ra ngoài.
Các đoạn của ống tiêu hoá đều có tiết diện tròn bao gồm:
+ Lớp áo ngoài (serosa; adventitia): mỏng, có cấu tạo tổ chức liên kết.
+ Lớp áo cơ (muscularis externa): chủ yếu có cấu tạo cơ trơn, có đoạn là
cơ vân, có các lớp cơ vòng và lớp cơ dọc
+ Lớp hạ niêm mạc (submucosa): là lớp tổ chức liên kết dày chứa thần
kinh, mạch quản và các tuyến nằm dưới lớp niêm mạc.
+ Lớp niêm mạc (mucosa) là lớp trong cùng của ống tiêu hoá được chia
thành: lớp cơ niêm (muscularis mucosa); hạ niêm mạc (lamina propria); lớp
biểu mô niêm mạc (mucous epithelium).

48
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Các phần trong bộ máy tiêu hoá gồm có miệng, hầu, thực quản, dạ dày,
ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa: nước bọt, gan, tụy...
Các động vật dị dưỡng muốn tồn tại, sinh trưởng và sinh sản phải đảm
bảo cung cấp cho các tế bào của mình các nguyên liệu và nguồn năng lượng để
tổng hợp các thành phần trong chất nguyên sinh.
Thức ăn được thu nhận dưới dạng các, xelluo, prôtit, lipit, gluxit thông
qua quá trình tiêu hóa cơ học, vi sinh vật học và hóa học biến đổi thành các axit
amin, axit béo, glyxerin, gluco và được cơ thể hấp thu, bài tiết chất cặn bã.
Quá trình tiêu hoá bao gồm:
+ Tiêu hoá cơ học và VSVH
+ Tiêu hoá hoá học dưới tác dụng của các men tiêu hoá (enzymes)
Hai quá trình này gắn bó mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau và do các
cơ quan thuộc bộ máy tiêu hoá đảm nhiệm.
II. Các bộ phận tiêu hoá trước cơ hoành

2.1. Xoang miệng (vavumozis; oral cavity)


Giới hạn xoang miệng: Phía trước là môi, 2 bên có má, phía trên là vòm
khẩu cái, phía sau là màng khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng.
Môi (labia; lips): Miệng của động vật có vú có 2 môi gồm môi trên và
môi dưới, hai môi gặp nhau ở mép, giữa mặt ngoài môi có rãnh nhân trung.
Môi có các lông súc giác được cấu tạo 4 lớp: Lớp da (có sắc tố, mỏng,
mềm, dễ cử động); Lớp cơ (cơ vòng môi, cơ vận động môi); Lớp hạ niêm mạc
có các tuyến môi tiết chất nhờn và đầu mút TK cảm giác (gia súc khỏe môi luôn
ướt và có cảm súc tốt); Lớp niêm mạc ở trong cùng thường có màu hồng, có
nhiều mao mạch.
Động mạch đến môi là một nhánh từ động mạch mặt. Thần kinh đến từ
dây số V (làm nhiệm vụ cảm giác); dây số VII (dây TK mặt, vận động cơ vòng
môi)

49
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
So sánh giữa các loài:
Ngựa: môi mỏng, dễ cử động, có thể dùng để lấy thức ăn, trên môi có
nhiều lông xúc giác.
Trâu, bò: môi dày, cứng, kém linh hoạt hơn, không dùng để lấy thức ăn,
mặt trên môi rộng, có nhiều sắc tố đen và luôn ẩm ướt.
Lợn: môi dưới nhỏ, môi trên phát triển tràn ra ngoài môi dưới thành mõm.
Chó: môi có nhiều lông xúc giác, rãnh nhân trung sâu. Hai bên mép có
gấp nếp sâu vào trong do đó miệng rộng.
Má (bucca; cheeks): giới hạn hai thành bên xoang miệng, kéo dài từ mép
đến màng khẩu cái, từ hàm răng trên đến hàm răng dưới có tác dụng đẩy thức ăn
lên mặt bàn nhai của răng, không cho rơi ra ngoài.
Cấu tạo: từ ngoài vào trong gồm 4 lớp: Lớp da; Lớp cơ (cơ thổi ; cơ gò
má; cơ hàm; cơ hạ môi dưới); Lớp hạ niêm mạc (có các tuyến má); Lớp niêm
mạc mỏng nối tiếp niêm mạc xoang miệng ở đây có lỗ đổ ra của tuyến nước bọt
dưới tai. Mạch quản thần kinh giống như ở môi.
So sánh qua các loài:
Bò: Niêm mạc má có nhiều gai thịt hình nón hướng về sau gọi là răng giả
có tác dụng hướng thức ăn về sau.
Ngựa, Lợn niêm mạc má nhẵn,
Chó: trên má tập trung các tế bào sắc tố đen.
Lợi (gingivae): Là phần niêm mạc sừng hoá, cứng, bám sát trên mặt các
xương liên hàm, xương hàm trên, xương hàm dưới và xung quanh cổ răng có tác
dụng chêm chặt răng. Lợi có màu hồng và không có tuyến. Trâu, bò không có
răng cửa hàm trên mà có phần lợi sừng hóa tạo thành gờ dày, cứng thay cho
răng cửa hàm trên.
Vòm khẩu cái cứng (platum durum; hard plate): Giới hạn thành trên
của xoang miệng, phía trước là xương liên hàm, 2 bên là xương hàm trên, phía
sau tiếp nối với màng khẩu cái. Vòm khẩu cái cứng cấu tạo bởi một khung

50
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
xương gồm 2 tấm khẩu cái của xương hàm trên ở phía trước và nhánh nằm
ngang xương khẩu cái ở phía sau tạo thành vòm khẩu cái; Lớp niêm mạc của
vòm khẩu cái có biểu mô kép lát sừng hoá dày tạo thành 16-18 gờ ngang hướng
xiên về phía sau, các gờ ngang xếp hai bên đường trung tuyến chạy dọc theo
chiều từ trước ra sau của vòm khẩu cái; Lớp hạ niêm mạc có tổ chức liên kết,
các sợi chun, có nhiều tuyến khẩu cái tiết chất nhầy và các đám rối mạch quản
có khả năng trương nở.
Mạch quản: Động mạch khẩu cái lớn là nhánh của động mạch hàm trong.
Thần kinh khẩu cái từ nhánh hàm trên của dây TK số V. Vòm khẩu cái làm
điểm tựa cho lưỡi và có tác dụng hường thức ăn về sau.
So sánh qua các loài: Bò: 2/3 phía trước vòm khẩu cái có các gờ ngang.
1/3 phía sau nhẵn. Lợn: khẩu cái hẹp và dài. Chó: vòm khẩu cái giống ở lợn,
trên bề mặt có các đám tế bào sắc tố đen.
Màng khẩu cái (palatum molle; soft plate)
Vị trí, hình thái: Là gấp nếp niêm mạc, ngăn cách giữa miệng và yết hầu.
Cạnh trước (cạnh trên) nối tiếp với niêm mạc vòm khẩu cái; Cạnh sau
(hay cạnh dưới) tự do; Mặt trước hướng về xoang miệng; Mặt sau hướng về yết
hầu; Hai bên cạnh trước có 2 gấp nếp từ niêm mạc lưỡi kéo lên là gấp nếp lưỡi
khẩu cái (còn gọi là chân cầu trước của màng khẩu cái) cùng với đáy lưỡi giới
hạn phần trước và trên của yết hầu.
Cấu tạo: Cốt của màng khẩu cái là cơ vân có tác dụng vận động; Niêm
mạc về phía miệng có cấu tạo giống niêm mạc miệng (biểu mô kép lát, tổ chức
liên kết, nhiều tuyến nhờn), hai bên niêm mạc ở gốc của màng khẩu cái có các
nang kín lâm ba tập trung thành 2 phiến hình bầu dục gọi là tuyến amidan.
Mạch quản đến màng khẩu cái là động mạch khẩu cái dưới.Thần kinh đến
từ nhánh hàm trên và nhánh hàm dưới của TK số V phân vào lớp cơ và nhánh
phân vào niêm mạc của TK số IX

51
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Tác dụng: khi nuốt, màng khẩu cái được nâng lên đậy lỗ mũi sau làm cho
thức ăn không lọt vào được xoang mũi.
So sánh qua các loài:
Ngựa: Màng khẩu cái dài, che kín phía sau xoang miệng nên ngựa không
thở bằng miệng được;
Bò: Màng khẩu cái ngắn hơn, bò thở bằng miệng được;
Lợn: Bề mặt màng rộng, amidan nổi rõ, trên bề mặt amidan có nhiều lỗ.
Lưỡi : (lingua; tongue)
Vị trí, hình thái : Là khối hình tháp, nằm trong xoang miệng, tựa lên lòng
máng do hai nhánh nằm ngang của xương hàm dưới tạo thành. Lưỡi có 3 mặt, 1 đáy,
1 đỉnh. Mặt trên hay mặt lưng cong lồi theo suốt chiều dài của lưỡi tương ứng
với vòm khẩu cái; 2 mặt bên: trơn, nhẵn; Đáy lưỡi gắn vào mỏm lưỡi của xương
thiệt cốt và cùng với màng khẩu cái giới hạn trước của yết hầu, kéo dài đến
trước sụn tiểu thiệt của thanh quản tạo thành 3 gấp nếp: gấp nếp lưỡi tiểu thiệt
giữa và 2 gấp nếp lưỡi tiểu thiệt bên hay chân cầu sau của màng khẩu cái. Đỉnh
lưỡi hình tháp, có thể vận động; dưới đỉnh có dây hãm lưỡi (là gấp nếp niêm
mạc gắn vào mặt trên của lòng máng xoang miệng); hai bên dây hãm lưỡi có
những lỗ đổ ra của các ống tiết của tuyến dưới lưỡi.
Cấu tạo: Lưỡi được cấu tạo bởi niêm mạc, cơ, mạch quản và thần kinh.
+ Niêm mạc phủ mặt lưng lưỡi là biểu mô kép lát sừng hoá. 3/4 phía
trước là phần gai được bao phủ bởi các gai lưỡi,. 1/4 phía sau thuộc đáy lưỡi là
phần nang (có nhiều nang kín lâm ba).
Có 4 loại gai (papillae) trên mặt lưng lưỡi: Bản chất của các gai là đầu
mút của các giây thần kinh gồm: Gai hình chỉ (filiform papilla) nhỏ, mềm, lồi,
dày đặc trên mặt lưỡi có vai trò cơ học (giữ thức ăn khỏi trượt nhanh về phía
sau) và chức năng xúc giác; Gai hình nấm (fungiform papilla) rải rác giữa các
gai chỉ và giống như đầu đinh ghim chứa đầu mút thần kinh cảm giác làm nhiệm
vụ vị giác, xúc giác và cảm nhận nhiệt độ; Gai hình đài(circumvallate) giống

52
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
như gai hình nấm nhưng to hơn làm nhiệm vụ vị giác; Gai hình lá (foliate
papilla) gồm 4-6 gai ở hai bên, hình lá cây; nằm cạnh gai hình đài làm nhiệm vụ
vị giác; Tuyến lưỡi: nằm trong biểu mô niêm mạc lưỡi ống tiết đổ ra xung quanh
các gai hình nấm, hình đài.
+ Cơ lưỡi gồm: Cơ nội bộ và cơ ngoại lai, đều là cơ vân
Cơ nội bộ(intrinsic muscles) là các bó sợi xếp dọc, xếp ngang và xếp
đứng: Cơ dọc chạy từ gốc đến đỉnh lưỡi; Cơ ngang chạy từ mặt bên này sang
mặt bên kia của lưỡi; Cơ thẳng chạy từ mặt trên xuống mặt dưới lưỡi. Các sợi cơ
nội bộ có rất ít hoặc không có vỏ bọc.
Cơ ngoại lai (extrinsic muscles) bám vào lưỡi và cơ quan xung quanh để
vận động lưỡi gồm: Cơ trâm lưỡi ; Cơ nền lưỡi; Cơ thiệt lưỡi; Cơ cằm lưỡi.
Ngoài ra còn có các cơ bám từ xương lưỡi đến các bộ phận vùng đầu và
xương ức có tác dụng vận động lưỡi, màng khẩu cái và thanh quản.
+ Mạch quản: Động mạch lưỡi là một nhánh của thân động mạch lưỡi
mặt. Tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch dưới lưỡi sau đó đổ về tĩnh mạch hàm ngoài.
+ Thần kinh gồm: TK vận động bao gồm: Dây TK XII (TK hạ thiệt) hạ
lưỡi. Nhánh của dây TKV, dây TKVII làm nhiệm vụ cảm giác ở 2/3 trước lưỡi.
Nhánh của dây TK IX làm nhiệm vụ cảm giác ở 1/3 phía sau của lưỡi.
+ So sánh qua các loài:
Ngựa: Lưỡi dài, mềm, đỉnh nhọn, gai hình chỉ phân bố ở 3/4 trước lưỡi,
gai lưỡi không bị sừng hoá. Gai nấm ở 1/4 phía sau và hai mặt bên. Gần gốc
lưỡi có hai gai hình đài lớn. Hai bên gai hình đài có hai gai hình lá, bầu dục.
Bò: Đầu lưỡi tù, gai hình chỉ ở toàn bộ bề mặt lưỡi. Gai lưỡi hoá sừng do
đó mặt lưỡi ráp. Gai hình nấm nằm xen kẽ giữa các gai chỉ. 1/3 phía sau có u
lưỡi (ứng với phần nhẵn 1/3 sau của niêm mạc vòm khẩu cái). Hai bên gốc lưỡi
có hai hàng gai hình đài và không có gai hình lá.

53
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Lợn: Lưỡi có thiết diện rộng, không ráp. Các gai nấm và gai chỉ nằm xen
kẽ nhau trên bề mặt. Gốc lưỡi có các gai sợi hướng vào phía trong. Phía trước
gai sợi có hai gai hình đài; hai bên có hai gai hình lá.
Chó: Lưỡi dẹp, mỏng, mặt lưỡi có rãnh sâu chạy từ trước ra sau. Gai chỉ
mềm. Gốc lưỡi có gai sợi (giống ở lợn). Có 2-3 gai hình đài trước gai sợi; 2 gai
hình lá không rõ.
Răng (dentes; teeth)
Do niêm mạc miệng biệt hoá tạo thành. Gia súc có hàm răng trên và hàm
dưới. Răng cắm vào lỗ chân răng của xương hàm trên, xương hàm dưới và
xương liên hàm. con vật khi đẻ ra răng sữa đã mọc, răng sữa nhỏ, ngắn, yếu hơn
răng vĩnh cửu; sau vài tháng đến vài năm (tuỳ loài) răng sữa được thay thế bằng
răng vĩnh cửu, quá trình này gọi là sự thay răng.
Phân loại răng: Tuỳ theo vị trí, chức năng, răng được chia làm 3 loại là
răng cửa, răng nanh và răng hàm: Răng cửa (dentes incisivi) ở phía trước, cắm vào
thân xương hàm dưới, xương liên hàm, để lấy và cắt thức ăn. Răng nanh (dentes
canini) (mỗi hàm có 2 cái) nằm sau răng cửa dùng để xé thức ăn. Răng hàm gồm răng
hàm trước (dentes praemolares) và răng hàm sau (dentes molares) có tác dụng nghiền
thức ăn.
Hình thái răng: Răng chia làm 3 phần: Vành răng, cổ răng, chân răng:
Vành răng (tooth crown) là phần nhô lên khỏi lợi, mặt trên vành răng gọi là mặt
bàn nhai; Cổ răng (tooth neck) được lợi bao bọc; Chân răng (rễ răng: root) là
phần cắm sâu vào lỗ chân răng của xương hàm. Chân răng được bọc bởi 1 lớp
màng giàu mạch quản & thần kinh giống màng xương có tác dụng giữa chặt
chân răng. Răng có thể có 1 hay nhiều chân. Trong xoang răng chứa tuỷ răng .

54
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

Công thức răng biểu diễn số răng dưới dạng phân số


(Tử số là 1/2 răng hàm trên, mẫu là 1/2 hàm dưới)
Loài Răng cửa Răng nanh Răng hàm trước Răng hàm sau
Ngựa đực 3/3 1/1 3/3 40
Ngựa cái 3/3 0/0 3/3 36
Trâu, bò 0/4 0/0 3/3 32
Lợn 3/3 1/1 3/3 44
Chó 3/3 1/1 2/2 42
Răng ở chó, mèo rất phát triển, răng nanh nhọn, sắc, khoẻ. Mặt bàn nhai
hình răng cưa nghiền thức ăn rất khoẻ.
Cấu tạo răng: răng được cấu tạo bởi chất cơ bản có thành phần hoá học
giống như xương. Quan sát tiết diện cắt dọc có 4 lớp: Tuỷ răng là chất keo mềm
trong xoang răng, chứa các mao mạch và đầu mút thần kinh. Ngà răng bao bọc
ngoài tuỷ răng, là bộ phận cấu tạo chủ yếu của răng, thành phần hoá học giống
như xương (nhưng không có tế bào xương) gồm 28% là chất hữu cơ, 72% chất
vô cơ. Lớp men răng là tổ chức cứng nhất trong cơ thể phủ ngoài lớp ngà, dày ở
trên mặt bàn nhai và bờ răng, đến cổ răng thì mỏng dần ; lớp men chứa 97%
chất khoáng, 3% chất hữu cơ. Vỏ răng (xỉ răng) màu vàng nhạt phủ bên ngoài
lớp ngà răng ở vùng cổ răng, vành răng và ống răng ngoài. Cấu tạo giống xương
tươi. Mạch quản đến răng hàm trên là động mạch hàm và động mạch dưới hố
mắt. Thần kinh đến từ nhánh hàm trên của dây số V. Đến răng hàm dưới là động
mạch hàm dưới và nhánh thần kinh hàm dưới của TKV
Ứng dụng xem răng đoán tuổi đối với trâu bò
Răng sữa nhỏ hơn răng trưởng thành:

55
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Răng cặp rụng lúc 20- 22 tháng tuổi; thay răng trưởng thành lúc 2 năm tuổi.
- Răng giữa1 rụng lúc 2,5 tuổi và thay bằng răng trưởng thành lúc 3 tuổi
- Răng giữa 2 rụng lúc 3,5 tuổi và thay bằng răng trưởng thành lúc 4 tuổi
- Răng góc rụng lúc 4- 4,5 tuổi và thay bằng răng trưởng thành lúc 5 tuổi
- Răng hàm trước 1 và 2 mọc khi 2,5 tuổi
- Răng hàm trước 3 mọc khi 3 tuổi
- Răng hàm sau 1 mọc khi 6 tháng tuổi
- Răng hàm sau 2 mọc khi 18 tháng tuổi
- Răng hàm sau 3 mọc khi 2,5 tuổi
5 tuổi hoàn thành việc thay răng
6 tuổi răng góc bắt đầu mòn, các răng khác mòn thành hình vệt dài
7 tuổi răng cặp mòn hình chữ nhật hoặc hình vuông
8 tuổi răng giữa 1 mòn hình cữ nhật hoặc vuông
9 tuổi răng giữa mòn hình tròn
10 tuổi răng cặp mòn, mặt răng xuất hiện sỉ tinh tròn
11 tuổi răng giữa 1 mòn, mặt răng xuất hiện sỉ tinh tròn
12 tuổi răng giữa 2 mòn, mặt răng xuất hiện sỉ tinh tròn
13 tuổi răng góc mòn, mặt răng xuất hiện sỉ tinh tròn
2. 2. Yết hầu (pharynx): Là xoang ngắn, hẹp, sau màng khẩu cái, lưỡi và xoang
mũi ; trước thực quản và thanh quản ; là nơi giao nhau giữa đường tiêu hoá và
đường hô hấp. Trên vách yết hầu có 7 lỗ thông; 2 lỗ thông với xoang mũi ở phía
trên, trước; 2 lỗ thông với tai giữa (vòi ơx-ta-sơ ở 2 vách bên của yết hầu) có tác
dụng cân bằng áp lực ở hai bên màng nhĩ của tai; 1 lỗ thông với xoang miệng ở
phía trước gọi là cửa vào yết hầu; 1 lỗ thông với thanh quản ở phía sau và dưới;
1 lỗ thông với thực quản ở phía sau và trên.

Cấu tạo: Vách yết hầu có 3 lớp, Lớp niêm mạc lót mặt dưới yết hầu là
biểu mô kép lát tương tự xoang mũi, có các lông rung và chứa nhiều tuyến

56
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
nhờn, nang kín lâm ba. Lớp màng là tổ chức liên kết có các sợi đàn hồi làm chỗ
bám cho các cơ yết hầu làm giãn mở rộng và làm hẹp yết hầu. Mạch quản: các
nhánh của động mạch trên yết hầu, động mạch trên khẩu cái, động mạch giáp
trạng trước. Thần kinh IX (thần kinh lưỡi hầu) vận động yết hầu. Thần kinh giao
cảm từ dây giao cảm cổ; thần kinh phó giao cảm đến từ dây XƯƠNG

2.3. Thực quản (esophagus): Là ống dài bắt đầu bằng một lỗ thông với yết hầu,
sau nở rộng ra tạo thành phình thực quản (hình phễu), tiếp đó là thực quản chính
thức nối với dạ dày. Thực quản chia làm 3 phần:

- Phần cổ: từ sau yếu hầu đến của vào lồng ngực, nằm trong rãnh cổ,
dưới thân các đốt sống cổ, đi trên khí quản, khoảng 1/3 phía sau thì đi bên trái
và song song với khí quản đến cửa vào lồng ngực. (chú ý khi thông hoặc khám
thực quản khi con vật bị tắc, nghẽn thức ăn).
- Phần ngực kéo dài từ cửa vào lồng ngực đến cơ hoành, đi trên khí quản,
giữa 2 lá phế mạc giữa. Đoạn cuối bẻ cong xuống dưới, xuyên qua cơ hoành.
- Phần bụng là đoạn ngắn đi từ sau cơ hoành qua cạnh trên gan đến lỗ
thượng vị của dạ dày.
Cấu tạo của thực quản: gồm 3 lớp từ trong ra ngoài.
- Lớp niêm mạc (mucosa) màu trắng, có nhiều gấp nếp dọc, biểu mô kép
lát sừng hoá. Lớp hạ niêm mạc có nhiều tuyến thực quản tiết dịch nhờn và nang
kín lâm ba.
- Lớp cơ (muscularis): gồm 2 lớp cơ vân: lớp vòng ở trong, lớp cơ dọc ở
ngoài (có khi có đến 3-4 lớp tuỳ loài). ở bò, thực quản hoàn toàn là cơ vân, ở
ngựa và lợn phần cổ và 1/2 phần ngực là cơ vân, phần sau là cơ trơn.
- Lớp màng (adventitia): ở đoạn cổ lớp này là tổ chức liên kết; đoạn
ngực là lá thành xoang phế mạc; đoạn bụng là lá tạng xoang phúc mạc.

57
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Mạch quản: Các nhánh bên của động mạch cổ phân đến phần cổ.
Nhánh của động mạch thân khí thực quản phân đến phần ngực. Động mạch dạ
dày trái phân cho phần bụng.
- Thần kinh: là TK X và dây giao cảm từ các hạch giao cảm cổ trước, cổ
giữa và cổ sau.
III. Các bộ phận tiêu hoá sau cơ hoành
3.1. Xoang bụng và xoang phúc mạc:
3.1.1. Xoang bụng (cavum abdominis; abdominal cavity):
Giới hạn: Trước là cơ hoành, Phía trên là các đốt sống vùng hông, Hai
bên và phía dưới là các cơ vùng bụng, Phía sau là cửa vào xoang chậu
3.1.2. Xoang phúc mạc (cavum peritoneum; peritonium)
Là hệ thống các khe hẹp thông với nhau được giới hạn bởi lớp màng
thanh mạc gồm lá thành và lá tạng:
- Lá thành (parietal membrane) áp sát mặt trong các cơ và các xương giới
hạn nên xoang bụng.
- Lá tạng (visceral peritoneum): là phần lá thành phủ trên các khí quan
trong xoang bụng. Các lớp màng này rất trơn và có khả năng tiết dịch phúc mạc
làm cho các nội quan có thể dịch chuyển trong xoang bụng dễ dàng. Do sự dịch
chuyển từ lá thành vào lá tạng đã hình thành nên hệ thống các dây chằng, các
màng treo có tác dụng cố định các bộ phận trong xoang bụng vào thành cơ thể.
Các hệ thống này còn liên kết các bộ phận với nhau như màng treo ruột, dạ dày,
dây chằng gan... Tuỳ theo tính chất được bao phủ của lá thành lên các cơ quan
nội tạng mà chia ra:
- Tạng trong màng lót được phúc mạc bao phủ cả 4 mặt như dạ dày,
không tràng, hồi tràng, manh tràng, kết tràng, đoạn trước trực tàng, lách, ống
dẫn trứng.
- Tạng gian màng lót được phúc mạc bao phủ ba mặt như: gan, bóng đái.

58
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Tạng ngoài màng lót được phúc mạc bao phủ một mặt như: tá tràng, tụy
tạng, thận.
3.2. Dạ dày (ventriculus; gaster; stomach)Dạ dày là đoạn phình to hình túi của
ống tiêu hoá nằm ở sau cơ hoành và gan, là nơi chứa thức ăn và diễn ra trình tiêu
hoá cơ học và hoá học:
Tiêu hoá cơ học: nghiền, nhào trộn thức ăn (do các cơ co bóp)
Tiêu hoá hoá học: dưới tác động của các men tiêu hoá.
ở động vật dạ dày chia làm 2 loại: Dạ dày đơn và dạ dày kép
Dạ dày đơn chia làm 3 loại:
- Dạ dày đơn không tuyến: Chỉ là đoạn phình của thực quản. Lớp biểu mô
niêm mạc là biểu mô phủ đơn lát, không có tuyến cs ở một số động vật bậc thấp.
- Dạ dày đơn có tuyến: Toàn bộ niêm mạc dạ dày tạo thành tuyến được
phủ bởi lớp biểu mô đơn trụ phân tiết niêm dịch và dịch vị (dạ dày người, chó,
mèo).
- Dạ dày đơn hỗn hợp: Niêm mạc chia làm 2 vùng: Vùng không tuyến,
niêm mạc giống niêm mạc thực quản, biểu mô kép lát không tuyến. Vùng có
tuyến, niêm mạc phủ bởi lớp biểu mô đơn trụ có tuyến (dạ dày ngựa, lợn.)
3.2.1. Đặc điểm của dạ dày đơn: Là đoạn phình hình túi, có hình lưỡi liềm.

Vị trí: Nằm lệch sang trái xoang bụng, phía trước giáp gan, chéo từ trên
xuống dưới và được cố định nhờ hệ thống dây chằng:

59
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

Hình thái : Dạ dày có hai lỗ thông: lỗ thuợng vị thông với thực quản hay còn
gọi là lỗ tâm vị (gastroesophageal opening). lỗ hạ vị thông với tá tràng (lỗ môn vị:
pyrolic opening) Hai đường cong: đường cong nhỏ và đường cong lớn.
Cấu tạo: Thành dạ dày có cấu tạo 3 lớp:
- Lớp niêm mạc (mucosa): Chia thành niêm mạc vùng không tuyến và vùng có
tuyến:
+ Vùng không tuyến (nonglandular region): Vùng gần lố thượng vị.
Niêm mạc thường có màu trắng thô giống niêm mạc thực quản.
+ Vùng có tuyến (glandular region): Có các tuyến tiết men tiêu hoá
Protein, Gluxit, và HCl. Vùng này được chia ra:
*Khu tuyến thượng vị (cardiac rgion
*Khu tuyến thân vị (fundus region),
*Khu tuyến hạ vị (pyloric region)
Các khu tuyến có màu sắc niêm mạc khác nhau do sự khác nhau về phân bố
của hệ thống mạch quản. Tương quan về diện tích các vùng tuyến khác nhau ở từng
loài gia súc.
- Tổ chức cơ (stomach muscles): Gồm ba lớp đan vào nhau làm cho
thành dạ dày chắc, khoẻ:
+ Lớp cơ dọc ở ngoài(longitudinal layer): chạy theo chiều dài dạ dày
+ Lớp cơ vòng ở giữa (circular layer): Chạy nối vòng hai đường cong
+ Lớp cơ chéo ở trong (oblique layer): từ lỗ thượng vị đến hai đường cong
- Lớp màng : mỏng do lá tạng của xoang phúc mạc tạo thành, màng này trơn,
nhẵn.
- Động mạch: Từ động mạch thân tạng và một số nhánh từ động mạch
lách
- Tĩnh mạch: Đổ về tĩnh mạch cửa vào gan
- Thần kinh: Phân đến từ dây X và đám rối mặt trời.

60
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
3.2.2. Đặc điểm dạ dày đơn của các loài
*Dạ dày ngựa : Là dạ dày đơn, nằm sau cơ hoành và gan chéo theo chiều
từ trên xuống dưới, trái - phải, trong khoảng xương sườn 15 - 17, hay nói cách
khác dạ dày ngựa hầu như nằm toàn bộ ở vùng vòng cung sụn sườn bên trái.
Vùng manh nang của dạ dày ngựa là phần cao nhất, nằm ở giao điểm giữa
xương sườn 14 - 15 với đường thẳng nằm ngang kẻ từ khớp chậu đùi. Dung tích
nhỏ nên ăn rất no cũng không sát thành bụng, rất cong nên lỗ thượng vị và hạ vị
gần nhau. Niêm mạc mặt trong chia hai vùng rõ:
- Vùng thực quản (dạ dày cơ) chiếm phần lớn phía trái, màu trắng giống
thực quản, không có tuyến tiết dịch vị. Cửa thượng vị có nhiều nếp nhăn chặn lỗ
vào của thực quản, lớp cơ vòng rất phát triển nên khó nôn.
- Vùng tuyến màu hồng, nhẵn gồm: khu tuyến thượng vị hẹp, màu vàng
tro, giáp với thực quản. Khu tuyến đáy rộng màu nâu hồng, chạy theo đường
cong lớn của dạ dày. Khu tuyến hạ vị màu hồng hay màu xám giáp với tá tràng.
* Dạ dày lợn: Là dạ dày đơn hỗn hợp (quá độ giữa dạ dày đơn và dạ dày
kép), vì ngoài một túi lớn còn có thêm một túi mù nhỏ bên cạnh. Dạ dày nằm ở
bên trái xoang bụng, đường cong lớn tựa lên mỏm kiếm của xương ức, thượng
vị hướng về bên trái vòng cung sụn sườn và hạ vị hướng về bên phải vòng cung
sụn sườn. Khu thượng vị có một túi mù lớn, lỗ thượng vị và hạ vị xa nhau, niêm
mạc gần thực quản rất nhỏ, giới hạn ở ngay quanh lỗ thượng vị màu trắng. Niêm
mạc vùng có tuyến cũng chia làm ba vùng: Vùng tuyến thượng vị màu tro nhạt
kéo tới giữa dạ dày (chiếm ½ dạ dày) và có cả túi mù. Vùng tuyến thân vị (tuyến
đáy) chiếm đại bộ phận ở đường cong lớn, niêm mạc tương đối dày và có màu
nâu hồng. Vùng tuyến hạ vị niêm mạc rất dày và có màu xám vàng. Dung tích
lớn nên khi lợn ăn no thì đường cong lớn sát vào thành bụng chỗ sau mỏm kiếm
xương ức.
* Dạ dày Chó: Dạ dày nằm ở phía thành bụng bên trái, từ sụn sườn 12 -
13 đến mỏm kiếm xương ức. Chó là loài ăn thịt, cho nên toàn bộ dạ dày chó đều

61
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
có tuyến và cũng chia thành 3 khu tuyến; đó là khu tuyến thượng vị, thân vị và
hạ vị. Niêm mạc dạ dày tuyến có các màu sắc khác nhau. Mặt trong dạ dày đơn
chia làm hai vùng khác nhau rõ rệt. Phần niêm mạc gần lỗ thượng vị (vùng
không tuyến) màu trắng thô giống niêm mạc thực quản. Niêm mạc vùng có
tuyến có màu sắc rõ rệt Gồm ba phần chính:
- Lớp ngoài cùng là tương mạc (lá tạng của phúc mạc kéo đến hình thành
nên).
- Lớp giữa cơ trơn (ngoài là cơ dọc, giữa là cơ vòng, trong là cơ chéo).
- Trong cùng là niêm mạc chia làm hai vùng rõ rệt, vùng không tuyến:
giống như niêm mạc thực quản, có màu trắng thô; vùng có tuyến: Niêm mạc
mịn, có màu sắc khác vùng không tuyến. Dựa vào màu sắc khác nhau mà phân
biệt được ba vùng: Thượng vị, thân vị và hạ vị. Niêm mạc sáng nhất là thượng
vị, thẫm nhất là thân vị; phần còn lại là hạ vị. Màu sắc không đều nhau giã các
vùng là do sự cung cấp máu và có liên quan đến hoạt động của các tuyến. Niêm
mạc vùng có tuyến có nhiều tuyến nhày và tuyến vị. Tuyến vị tiết dịch vị chứa
men và axit clohyđric, tuyến vị tập trung nhiều nhất tại phần phình của dạ dày.
So sánh dạ dày đơn của các loài
Loài Vị trí Hình thái Đặc điểm cấu tạo
Ngựa Hầu như nằm toàn bộ Cơ vòng thượng vị * vùng không tuyến
ở vòng cung sườn chắc. Lỗ thượng vị và chiếm 1/3 phía trước.
trái; điểm cao nhất hạ vị gần nhau, đường * Tuyến thượng vị hẹp
nằm ở vùng sườn 14, cong lớn và nhỏ nằm men theo vùng
15. chênh lệc lớn. không tuyến.

Lợn Nằm phía trái xoang Lỗ hạ vị và thượng vị *Vùng không tuyến


bụng, đường cong lớn cách xa nhau, gần lỗ nhỏ (bao quanh lỗ
tựa lên mỏm kiếm thượng vị có manh thượng vị).
xương ức, lỗ thượng nang *Khu tuyến thượng vị

62
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
vị hướng về vòng (hay túi mù). rộng (chiếm 1/2 dạ dày
cung sụn sườn trái. Lỗ trước gồm cả túi mù),
hạ vị dốc xuống về khu tuyến thân vị chủ
phía vòng cung sụn yếu trên đường cong
sườn phải. lớn, khu hạ vị chiếm
một phần nhỏ.
Chó Bên trái xoang bụng, Giống dạ dày ngựa Toàn bộ niêm mạc dạ
từ sụn sườn 13 đến dày đều có tuyến.
mỏm kiếm xương ức.
3.2.2. Đặc điểm của dạ dày kép
Ở động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu) là dạ dày kép. Dạ dày bò và loài
nhai lại có dung tích rất lớn, gồm 4 túi: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi
khế. Các túi này khác nhau về cấu tạo, hình thái, dung tích và chức năng. Ba túi
đầu (dạ cỏ, tổ ong, lá sách) là dạ dày trước hay còn gọi là túi thực quản, riêng dạ
múi khế mới có các tuyến tiêu hóa và thực hiện chức năng tiêu hóa hóa học.
Tiêu hóa thức ăn trong dạ dày kép có quá trình lên men vi sinh vật, phân giải
các chất xơ thành axit béo bay hơi có thể hấp thu một phần qua thành dạ dày vào
máu, phần lớn được vi sinh vật dạ cỏ sử dụng để tổng hợp nên protein của vi
sinh vật, khi chúng chết đi sẽ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho con vật
Dạ cỏ: Là túi lớn nhất, hầu như chiếm toàn bộ nửa trái của xoang bụng,
chiều dài lớn hơn chiều rộng. Mặt ngoài có hai rảnh dọc chia làm hai túi không
đều nhau, túi trên thì dài (gọi là túi trái) và túi dưới ngắn (gọi là túi phải). Đầu
trước túi trái thông với thực quản qua lỗ thượng vị và gần đó có lỗ thông với dạ
tổ ong. Đầu sau có hai túi to bằng nhau giống như hai bong bóng hình nón. Mặt
trên giáp với khối ruột nên gọi là mặt tạng còn mặt dưới áp sáp vào thành bụng
gọi là mặt thành ứng với các rảnh ở mặt ngoài, lòng trong dạ cỏ nhô vào hai bức
ngăn thấp gọi là chân cầu.

63
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Dạ cỏ có cấu tạo từ ngoài vào gồm: lớp tương mạc, lớp cơ trơn và trong
cùng là lớp niêm mạc. Niêm mạc dạ cỏ có nhiều gai thịt hình nấm, hình lá và gai
hình chỉ bị sừng hoá. Mạch máu đến từ động mạch thân tạng và trở về hệ tuần
hoàn theo tĩnh mạch cửa. Thần kinh đến từ dây X và đám rối mặt trời.
Dạ cỏ Có chức năng chứa thức ăn khi con vật nuốt thức ăn vội, tiêu hoá
cơ học và lên men nhờ các vi sinh vật vì vậy ở dạ cỏ loài gia súc nhai lại hay bị
bệnh chướng hơi còn gọi là bệnh chướng hơi dạ cỏ.
Dạ tổ ong: Là túi nhỏ nhất so với các túi kia, nằm phía sau cơ hoành, giáp
với túi trái của dạ cỏ, nằm khoảng giữa các xương sườn từ thư 6 đến thứ 8 bên
trái và nằm đè lên mỏm kiếm của xương ức. Dạ tổ ong có cấu tạo từ ngoài vào
gồm: lớp tương mạc, lớp cơ trơn và trong cùng là lớp niêm mạc. Mặt trong niêm
mạc làm thành những nếp nhăn hình đa giác, chia ra các ô giống tổ ong. Từ lỗ
thượng vị đến dạ cỏ và tổ ong có hai gấp nếp quanh co hình xoắn ốc làm thành
một lòng máng gọi là rãnh thực quản thông giữa ống thực quản đến dạ cỏ, dạ tổ
ong và dạ lá sách. Hai bờ của rãnh màu nâu nhưng rãnh màu trắng nhạt có
những nếp nhăn dọc. Dạ tổ ong có chức năng vận chuyển, chứa và lọc thức ăn
lỏng. Các ngoại vật rơi vào đây có khi xuyên qua thành dạ tổ ong, cơ hoành gây
viêm bao tim hoặc cơ tim do dị vật.
Dạ lá sách:Là một túi hơi tròn, nằm khoảng từ xương sườn thứ 7 đến thừ
10 ở vùng bên phải xoang bụng, dưới đường ngang kẻ từ khớp bả vai song song
với mặt đất. Mặt trước dạ lá sách giáp với cơ hoành, gan và thành bụng phải,
mặt sau giáp dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ múi khế. Đầu trái dạ lá sách hẹp dính vào
đường cong nhỏ của dạ tổ ong, đầu phải rộng phình thành một túi kín.
Dạ lá sách có cấu tạo từ ngoài vào gồm: lớp tương mạc, lớp cơ trơn và
trong cùng là lớp niêm mạc. Mặt trong của niêm mạc có các gấp nếp gồm
khoảng 400 lá hình lưỡi liềm bám vào đường cong lớn, từ lỗ thông với dạ tổ ong
đến lỗ thông với dạ múi khế, các lá to nhỏ khác nhau và sắp xếp theo từng chu
kì: Cứ hai bên lá to có hai lá vừa. Hai bên lá vừa có hai lá nhỏ. Hai bên lá nhỏ

64
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
có hai lá con. Có khoảng 20 chu kì như vậy. Lỗ thông với dạ tổ ong thì hẹp,
nhưng lỗ thông với dạ múi khế rộng, có gấp nếp niêm mạc gọi là cầu (Wilken).
Dạ lá sách có chức năng nghiền, ép thức ăn đã nhai lại thành những phiến mỏng,
đẩy thức ăn đến dạ múi khế, làm tăng diện tích tiếp xúc thức ăn với dịch vị để
tăng cường tiêu hóa. Ở dạ lá sách hay bị bệnh nghẽn dạ lá sách.
Dạ múi khế: Là phần có tuyến tiêu hóa của dạ dày động vật nhai lại. Dạ
múi khế là một túi dài, giống hình quả lê, nằm trên đường trung tuyến kẻ từ
xương ức đến xương háng và nằm khoảng vòng cung sườn 10 - 13 bên phải kéo
dài đến gần giáp mỏm kiếm xương ức. Phía trước dạ múi khế thông với lá sách,
phía sau thông với tá tràng qua lổ hạ vị, ở đây có một mô nhờn gần đoạn giữa có
chỗ eo tắt lại. Ở động vật non (bê con) đang bú sữa, dạ múi khế to bằng dạ cỏ,
nhưng ở động vật trưởng thành dạ múi khế chỉ bằng 1/20 dạ cỏ.
Dạ múi khế có cấu tạo từ ngoài vào gồm: lớp tương mạc, đến lớp cơ trơn
và trong cùng là lớp niêm mạc Quanh lỗ thông với dạ lá sách là khu tuyến
thượng vị rất nhỏ. Niêm mạc dạ múi khế có các gấp nếp giống múi khế, đây là
khu tuyến thân vị (tuyến đáy). Vùng sau nhẵn và hẹp là khu tuyến hạ vị. Chức
năng của dạ múi khế là tiết dịch vị để tiêu hoá hoá học..

So sánh đặc điểm các túi của dạ dày kép


Túi Vị trí Hình thái, cấu tạo Chức
năng
Dạ Nằm ở thành Có lỗ thượng vị thông với thực quản; gần Chứa thức

65
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
cỏ trái xoang lỗ thượng vị có lỗ thông với dạ tổ ong. ăn khi gia
bụng, mặt trái Mặt trong: Có gấp nếp phân cách dạ cỏ súc ăn vội
áp sát thành thành hai nửa trái và phải, niêm mạc dạ cỏ và lên men
bụng, phía trên có các gai hình lá, hình sợi (màu nâu). Khi vi sinh vật.
của mặt ngoài gia súc già, số lượng gai giảm dần. Niêm
có một rãnh mạc dạ cỏ không có tuyến. Thành dạ cỏ
phân dạ cỏ cấu tạo bởi các lớp cơ đan vào nhau. Phía
thành hai túi ngoài được lá tạng xoang phúc mạc bao
trái và phải. bọc
Dạ Túi nhỏ nhất áp Niêm mạc có những gấp nếp tạo thành các Kiểm tra
tổ sát sau cơ ô giống như tổ ong. Từ dạ tổ ong có lỗ và giữ lại
ong hoành, giáp túi thông với dạ cỏ. những dị
trái dạ cỏ, từ vật trong
sụn sườn thứ 6- thức ăn
8 đến mỏm
kiếm xương ức.
Dạ Nằm bên phải Phía trước thông với rãnh thực quản; phía Ép thức ăn
lá xoang bụng, từ sau thông với dạ múi khế qua một gấp nếp thành phiến
sách xương sườn 7- niêm mạc gọi là cầu Willken. Niêm mạc mỏng tăng
10, dưới đường có các gấp nếp tạo thành các lá cong hình diện tích
ngang song lưỡi liềm xếp theo chu kỳ (giữa là lá lớn, tiếp xúc
song với mặt hai bên có hai lá vừa, hai bên mỗi lá vừa với men
đất kẻ từ khớp có hai lá nhỏ, hai bên mỗi lá nhỏ có hai lá tiêu hoá.
bả vai cánh tay. con). Toàn bộ niêm mạc có khoảng 20 chu
kỳ.
Dạ Nằm bên phải Niêm mạc dạ múi khế chia làm ba vùng: tiêu hoá
múi xoang bụng, * Khu tuyến thượng vị có diện tích nhỏ, hoá học
khế sau dạ lá sách, vây quanh lỗ thông múi khế - lá sách có

66
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
từ sụn sườn 10- các gấp nếp niêm mạc hình tròn, trong đó
13 kéo gần đến có một gấp nếp lớn hơn có tác dụng
mỏm kiếm hướng thức ăn theo một chiều từ múi lá
xương ức. sách xuống múi khế.
* Khu tuyến thân vị chiếm phần lớn đoạn
giữa dạ múi khế và có các gấp nếp niêm
mạc theo chiều dọc (khoảng 10 gấp nếp).
Niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch.
*Khu tuyến hạ vị: Rộng hơn thân vị, tại
điểm mút trước khi vào ruột non có gấp
nếp niêm mạc nổi lồi vào trong lòng ruột
non.

3.3. Ruột (intestinum tenue; intestine) Là phần dài nhất của ống tiêu hoá, ruột
của động vât ăn cỏ dài hơn động vật khác.

3.3.1. Ruột non (small intestine): Là phần tiêu hoá và hấp thu chủ yếu. Ruột
non có cấu tạo gồm ba lớp:
- Lớp áo ngoài (outermost layer) do phúc mạc tạo thành

67
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Lớp áo cơ (musticular layer): Có cơ vòng phía trong, cơ dọc phía ngoài.
Xen kẽ giữa hai lớp cơ có thần kinh, mạch quản. Ruột loài ăn thịt có lớp cơ chéo
mỏng.
-Lớp niêm mạc(mucosa) gồm : Lớp hạ niêm mạc có các tuyến ruột, đám
rối thần kinh và mạch quản. Lớp cơ niêm mỏng. Lớp đệm có các tuyến ruột
(Lieberkun), đáy tuyến có các tế bào (panet) tiết dịch nhầy (lợn và mèo không
có các tế bào này). Các nang kín lâm ba ở lớp này tập trung tạo các mảng
(Payer). Lớp biểu mô tương tự lớp biểu mô dạ dày (gồm các tế bào đơn trụ), có
các lông nhung, vi nhung để hấp thu các chất dinh dưỡng.
Ruột non chia làm ba đoạn:
- Tá tràng (duodenum): được cố định nhờ dây chằng nối gan vào dạ dày
tá tràng. Thành tá tràng có lỗ đổ vào của ống dẫn tuỵ (ống dẫn Wilsing) và ống
dẫn mật (ống Choledoque)
- Không tràng (jejunum): tiếp theo tá tràng, được cố định nhờ hệ thống
màng treo ruột (trên màng treo có hệ thống mạch quản, mạch bạch huyết và dây
thần kinh). Niêm mạc có nhiều gấp nếp. Trên các gấp nếp có hệ thống các lông
nhung. Trên mỗi lông nhung có các vi nhung làm tăng diện tích bề mặt lên 30
lần. Mỗi tế bào đơn trụ có khoảng 3000 vi nhung. Xen kẽ giữa các tế bào biểu
mô còn thấy các tế bào hình đài. Dưới niêm mạc có các nang kín lâm ba tập
trung thành từng đám gọi là mảng peyer có chức năng sản sinh các tế bào bạch
cầu. Thành không tràng dày, lớp cơ có cơ còng ở trong, cơ dọc ở ngoài.
- Hồi tràng (ileum): ngắn, nối với manh tràng của ruột già, phần nối có
cấu tạo một vòng cơ trơn và van một chiều (van hồi hồi manh tràng: ileocecal
valve)
So sánh đặc điểm các đoạn ruột non ở các loài
Đ. Ngựa Bò Lợn Chó
ruột
Tá Từ hạ vị Nằm ở khoảng sườn Dài 40-90 cm Từ dưới

68
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Tràng vòng sang 12-13 dưới đường đi theo vòng thận phải về
phải tạo ngang kẻ từ khớp chậu cung sườn sau đến mặt
thành đường đùi song song với mặt phải, phía sau dưới đốt
cong hình đất, từ hạ vị ngược lên giáp đầu trước hông 5, 6
chữ S dài vùng hông phải tạo gấp thận phải. Cách
khoảng 1m. khúc hình chữ U. Cách hạ vị 2-5 cm có
Cách hạ vị 12 hạ vị 60-70 cm có lỗ đổ lỗ đổ vào của
cm có lỗ đổ vào của ống dẫn mật; ống dẫn mật,
vào của ống sau đó 30-35 cm có lỗ và15- 20 cm có
dẫn tụy và đổ vào của ống dẫn tuỵ lỗ đổ vào của
ống dẫn mật ống dẫn tụy
Không dài 12-16 m gấp đi gấp lại nhiều lần dài 3-6 m nằm có 6-8 gấp
tràng nằm ở hõm nằm áp sát thành bụng sau vùng bụng khúc nằm
hông trái phải, nằm trên đường trái, có nhiều phía vùng
ngang kẻ từ giữa xương tuyến ruột. bụng trái
đùi đến xương sườn 12
Hồi ngắn và khó dài khoảng 1m nằm từ vùng bụng phía phải
tràng phân biệt với trước trái xoangbụng;
không tràng, hõm hông phải vòng sang áp từ tá tràng
có nhiều sát đến đốt
mảng payer thành bụng hông 1- 2
phải đổ vào
ruột già.

3.3.2. Ruột già: (large intestine) Có đường kính lớn, được cố định trong xoang
bụng nhờ màng treo ruột già. Ruooti già có đặc điểm cấu tạo gồm ba lớp:
- Ngoài cùng là lớp tương mạc

69
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Giữa là lớp cơ gồm: lớp cơ dọc tập trung thành từng bó. Lớp cơ vòng ở
trong thắt lại từng đoạn. Phần giáp với trực tràng là cơ vân, xen kẽ có các mạch
quản và thần kinh. Thành ruột già có các u bướu nổi lên.
- Lớp niêm mạc không có hệ thống lông nhung. Lớp hạ niêm mạc không
có các tế bào tiết dịch. Thành ruột có các nang lâm ba phân tán
Chức năng của ruột già: Lên men vi sinh vật, tạo vitamin, hấp thu nước,
muối khoáng và tạo khuôn phân.
Ruột già phân làm ba đoạn:
- Manh tràng (cecum) là nơi sảy ra quá trình lên men, tạo axit béo, các axit
amin
- Kết tràng (colon) là đoạn ruột dài nhất của ruột già
- Trực tràng (rectum) có đoạn đầu nằm trong xoang bụng; đoạn sau trong
xoang chậu, áp sát mặt dưới xương khum. Trực tràng thẳng, không có u bướu,
niêm mạc có các gấp nếp dọc. Lớp cơ và niêm mạc liên kết lỏng lẻo với nhau.
So sánh đặc điểm các đoạn ruột già ở các loài
Đ. ruột Ngựa Bò Lợn Chó
Manh - Phát triển; có đường kính lớn, - Không phát Không Nhỏ, nằm
tràng dài khoảng 1m, bề mặt có triển như ở phát phía phải
nhiều u bướu. Trong manh ngựa. Dài 70- triển, xoang
tràng có quá trình lên men chất 75 cm; mặt nằm bụng, từ
xơ. Manh tràng gồm ba phần: phẳng, không phía đốt hông 2-
Gốc manh tràng thông với kết có u bướu. Gốc bụng 4
tràng nằm ở giữa góc hông nằm gần góc phải từ
xương cánh chậu và xương hông phải, thân dưới
sườn 18, giáp mặt dưới thận đi xuống dưới thận
phải. Thân đi xuống dưới về về trước áp vào phải đến
trước, áp sát vào thành bụng thành bụng cửa
phải. Đỉnh tựa lên mỏm kiếm phải, đỉnh giáp

70
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
xương ức. đầu dưới vào
xương sườn xoang
12-13. chậu.
Kết Gấp làm 4 đoạn Đại kết tràng Đại kết Chia làm
tràng 1.Đoạn dưới phải: từ gốc tạo Tràng ba đoạn:
manh tràng đi xuống dưới về thành các vòng hình Kết tràng
trước đến mỏm kiếm xương ức, tròn đồng tâm xoắn lên: từ mặt
vòng sang trái tạo vòng cong nằm ở giữa ốc trong tá
ức. hõm hông phải nằm tràng lên
2.Đoạn dưới trái: từ vòng (kết tràng hình giữa trên về
cong ức, ngược chièu với đoạn lá bún) vùng trước đến
trên đến của vào xoang chậu bụng giáp dạ
gấp ngược lại tạo vòng cong trái dày.
chậu. Kết tràng
3.Đoạn trên trái: đè trên đoạn ngang:ngắ
dưới trái đến phia trước tạo n đi từ phải
vòng cong hoành. sang trái
4.Đoạn trên phải: từ vòng Kết tràng
cong hoành đè lên đoạn dưới xuống: Từ
phải, đi về sau để tiếp vào tiểu dưới thận
kết tràng. trái đến
Tiểu kết tràng là đoạn ngắn đổ trực tràng.
vào
trực tràng.
Trực Đoạn đầu nằm trong xoang Giống trực Giống Giống trực
tràng bụng; đoạn sau trong xoang tràng trực tràng ngựa
chậu, áp sát mặt dưới xương ngựa tràng
khum. Trực tràng thẳng, không

71
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
có u bướu, niêm mạc có các ngựa
gấp nếp dọc. Lớp cơ và lớp
niêm mạc liên kết lỏng lẻo.
3.3.3. Hậu môn (anus) Là cửa sau của ống tiêu hoá. Hậu môn có cấu tạo gồm:
Trong là lớp niêm mạc màu hồng gấp nếp hình miệng túi. Phần sau có lớp da do
sự chuyển tiếp giữa da bụng và niêm mạc. Lớp da này mỏng, không có lông, có
nhiều tuyến bã.Cơ bao gồm các sợi trơn, cơ vòng liên kết với nhau tạo hình
vòng nhẫn, cơ này kết hợp với bó cơ từ trực tràng kéo đến tạo thành cơ thắt
trong. Cơ vân, vòng chắc, khoẻ tạo thành cơ thắt ngoài làm cho hậu môn hoạt
động theo ý muốn.
IV. Các tuyến tiêu hoá (digestive glands)
Ngoài tuyến ở dạ dày, tuyến ruột tiết dịch tiêu hoá đã nói trên còn có các
tuyến lớn như: Tuyến nước bọt, gan và tuyến tụy.
4.1. Tuyến nước bọt (salivary glands)
Gồm 3 đôi tuyến lớn: đôi tuyến dưới tai; đôi tuyến dưới lưỡi; đôi tuyến
dưới hàm đều được cấu tạo từ các túi tuyến gồm các nhánh tạo thành các chùm
tuyến.

- Đặc điểm của nước bọt: Là dịch trong, không mùi, không vị. Lượng
nước bọt tiết ra: ở ngựa khoảng 40 lít/24 giờ; trâu bò 60 lít/24 giờ. Thành phần
nước bọt: chứa chất nhờn mucin , enzym phân giải tinh bột, lyzozim diệt khuẩn.
- Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt thức ăn và góp
phần tiêu hoá thức ăn ở dạ dày, đặc biệt đối với loài nhai lại.

72
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
* Tuỳ theo cấu tạo, người ta chia làm 3 loại tuyến:
- Tuyến nước (serous glands): Tiết nước bọt chứa men ptyalin và
proteaza.
- Tuyến nhờn (mucous glands): Tiết muxin.
- Tuyến pha ( tuyến hỗn hợp ): tiết cả 2 loại dịch trên.
Đặc Tuyến dưới tai Tuyến dưới hàm Tuyến dưới lưỡi
điểm (glandulaparotis; (glandulasubmandibularis; (glandulasublingualis;
so sánh parotid gland) submandibular gland) sublingual gland)
Nằm kẹp giữa Từ cánh xương atlas đến Là tuyến mỏng, dẹp
nhánh đứng của thân xương lưỡi tận cùng từ sau ra trước nằm
xương hàm dưới bằng 1 thuỳ hình trứng áp dưới lưỡi gồm hai
Vị và cánh xương sát với thuỳ bên kia ở phía thuỳ xếp chồng lên
trí Atlas trong, hạch lâm ba dưới nhau và nối với nhau
hàm ở phía ngoài. qua một eo hẹp (bò,
lợn, chó)

73
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Là tuyến lớn hình To hơn tuyến dưới tai, + Thuỳ trên (nhỏ hơn)
tam giác đáy ở màu vàng tươi. Có cấu tạo nằm dưới niêm mạc
trên, đỉnh ở dưới, là các chùm tuyến. ở trâu, đáy lưỡi gồm nhiều
màu vàng nhạt. bò, dê cừu, lợn, mèo: các thuỳ nhỏ liên kết lỏng
ở ngựa và lợn, tế bào nhờn chiếm phần lẻo. ống Rivinus đổ ra
tuyến dưới tai rất lớn các nang tuyến; chó: 2 hàng gai thịt ở 2 bên
Đặc lớn. ở bò và chó tế bào nước chiếm đa số. dây hãm lưỡi (cùng
điểm nhỏ hơn. ống tiết ống dẫn Whasrton đi từ nơi đổ ra của tuyến
hình Stenon đi ra từ mặt ngoài cạnh đến đổ dưới hàm)
thái mặt trong đầu vào miệng sau vòng cung + Thuỳ dưới (ngắn)
và dưới của tuyến, răng của hàm dưới (ở bò) nằm phía sau, dưới
ống dọc theo mặt hoặc ở đỉnh gai thịt hai thân và đáy lưỡi. ống
dẫn trong cạnh sau bên dây hãm lưỡi (ở ngựa) tiết Bartholin đi ra ở
nước nhánh đứng đến tuyến này nhỏ hơn tuyến mặt dưới song song
bọt góc hàm nó bẻ dưới tai, hơi tròn, ống tiết với ống Wharton đổ
quặt ra ngoài, đổ ra sau vòng cung răng ramào nhỏ sau vòng
xuyên qua cơ thổi cửa hàm dưới (ở lợn, cung răng cửa hàm
đổ vào niêm mạc chó). dưới (ở bò).
má ngang với
răng hàm trên thứ
3 ở dê, chó, thứ 2
ở ngựa, thứ 4 ở
lợn, cừu và thứ 4,
5 ở bò.

74
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Lợn, cừu là tuyến Trâu, bò, dê cừu:
nhờn loài ăn thịt tuyến nhờn, chó và
là tuyến pha trâu, loài ăn thịt: tuyến
bò, ngựa: khi còn tương.
Chất non là tuyến tiết
tiết nhờn, khi trưởng
thành tế bào tiết
nhờn giảm trở
thành tuyến
nước.
Ngoài các tuyến nước bọt lớn trên, xoang miệng còn nhận chất tiết từ các
tuyến khác như tuyến lưỡi, tuyến má, tuyến môi.
4.2. Gan: (hepar; liver)
Là một tuyến tiêu hoá lớn nhất cơ thể, ngoài việc tiết mật đổ vào tá tràng
để tiêu hoá mỡ, gan còn có vai trò quan trọng trong việc khử độc, tiêu diệt vi
khuẩn, bảo vệ cơ thể. Chất độc, vi khuẩn có lẫn trong thức ăn theo tĩnh mạch
cửa vào gan, ở gan được tế bào gan khử độc và tế bào kupfer thực bào và tiêu
tan vi khuẩn, vì vậy toàn bộ máu từ ống tiêu hoá ra đều qua gan rồi mới về tim
để nuôi cơ thể.
Vị trí: Nằm trong xoang bụng theo chiều trên dưới, phải trái (lệch về bên
phải). Trước giáp cơ hoành, sau giáp dạ dày. Dây chằng vành: cố định cạnh trái
gan vào cơ hoành; dây chằng gan: đi từ mặt sau đến bờ cong nhỏ của dạ dày và
tá tràng.

75
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

Gan bò
Bò Gan chó

Hình thái: Gan có hình khối, có 2 cạnh (trên và dưới); 2 mặt( trước và
sau):
+ Cạnh trên: Cong lõm, có một rãnh chạy chéo từ sau ra trước làm lối đi
cho tĩnh mạch chủ sau. Mặt trong của rãnh có các lỗ thông vào gan là nơi đổ ra
của các tĩnh mạch trên gan.
+ Cạnh dưới: Có nhiều mẻ chia gan làm các thuỳ.
+ Mặt trước: Cong lồi, trơn nhẵn, áp vào cơ hoành.
+ Mặt sau: Lõm, có rốn gan, có rãnh cửa (portal canal) là nơi đi vào của
động mạch gan, tĩnh mạch cửa, thần kinh và nơi đi ra của ống mật.
* Gan bò: Toàn bộ gan nằm phía phải xoang bụng, từ xương sườn 6-13.
Phân không rõ ràng thành các thuỳ: Thuỳ trái (left lobe), thuỳ vuông (quadrate
lobe),
thuỳ phải (right lobe), thuỳ đuôi (hay thuỳ phụ: caudate lobe)
* Gan ngựa: Bên phải nằm từ sườn 10 đến 15; bên trái từ sườn 7-10 chia
thành thuỳ trái, thuỳ giữa trái, thuỳ vuông, thuỳ phải, thuỳ đuôi và không có túi
mật.
* Gan lợn bên phải trong khoảng sườn 7-13; bên trái từ sườn 8-10. Phân
làm 6 thuỳ: trái, giữa trái, vuông, phải, giữa phải, đuôi.

76
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
*Gan chó:( nằm gần đối xứng hai bên): bên phải ở khoảng sườn 10-13;
bên trái từ sườn 10-12; phân thuỳ như gan lợn.
Cấu tạo gan: Ngoài cùng là lớp tương mạc do lá tạng xoang phúc mạc
tạo thành; Dưới là lớp màng sợi bám chặt vào lớp màng ngoài; từ lớp màng sợi
phát ra các vách ngăn chia mô gan thành các hình lục giác gọi là các tiểu thuỳ
(lobule). Ở lợn, lớp màng này dày nên các tiểu thuỳ nổi rất rõ.
+ Mô gan (hepatic tissue): Gan được cấu tạo từ các tế bào gan
(hepatocytes).
Trong mỗi tiểu thuỳ có các tế bào xếp theo hình nan hoa xe đạp gọi là các
bè Remark (hepatic cord). Xen kẽ giữa các bè gan là rãnh mạch quản (blood
channels. Trung tâm các tiểu thuỳ có tĩnh mạch giữa tiểu thuỳ (central vein). Ba
đến bốn tiểu thuỳ gặp nhau tạo thành quảng cửa hay quãng cửa Kiernan (portal
triad). Tại các quãng của có động mạch gian thùy phát ra từ động mạch gan
(hepaticartery), tĩnh mạch gian thuỳ (hepatic portal vein) và ống mật gian thuỳ
(hepaticportal duct)
Cạnh các quảng cửa còn có các hạch lâm ba, các tế bào thực bào Kupfer
nằm chen giữa các bè Remark.
+ Động mạch gan (hepatic artery) phân vào gan là một nhánh của động
mạch thân tạng.
+ Thần kinh X đến gần thượng vị phát ra 3 nhánh nhỏ chạy trên bề mặt
tiểu võng mạc để vào rốn gan. Dây thần kinh giao cảm đến từ đám rối mặt trời.
* Mật (bile): Tế bào gan tiết ra dịch mật đổ vào các rãnh mật (bile
canaliculi)
nằm trong tiểu thuỳ gan. Các rãnh này đổ vào các ống mật gian thuỳ sau đó tập
trung về các ống mật lớn hơn đổ vào túi mật rồi theo ống Choledoque đổ vào tá
tràng (ở ngựa không có túi mật, ống dẫn mật đổ trực tiếp vào tá tràng).
Chức năng của gan:
+ Tiết dịch mật để nhũ hoá mỡ.

77
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
+ Tổng hợp Ure từ các sản + Thực bào (tế bào Kupfer thực
phẩm trao đổi protein. hiện).+ Tổng hợp heparin chống
+ Tổng hợp sắc tố mật đông máu.
+ Dự trữ Glycogen, điều hoà + Giải độc.
đường huyết. + Tạo huyết (trong giai đoạn bào thai
gan là cơ quan tạo huyết)
4.3. Tuyến tụy (pancreas) Tụy vừa có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng
nội tiết.
Ngoại tiết: Tiết các men tiêu hoá như amilaza, tripsin, lipaza...
Nội tiết: Tiết ra các hóc môn: glucagon, Insulin điều hoà đường huyết.
Vị trí, hình dạng:
- Ngựa: Phần lớn của tuỵ nằm bên phải. Phần giữa tuỵ dựa vào dưỡi đốt
sống lưng thứ 16-17. Thuỳ phải kéo đến dưới thận phải. Thuỳ trái dựa vào thận
trái và lách.
- Bò: Tuỵ nằm trong khoảng xương sườn 12 đến đốt hông 2-4.
- Lợn: Thuỳ phải men theo tá tràng đến cạnh trong thận phải. Thuỳ trái
tựa vào thận trái và lách, trong khoảng 2 đốt lưng cuối đến hai đốt hông đầu.
- Tụy bò: Thuỳ phải: dựa lên tá tràng và một phần kết tràng. Thuỳ trái kẹp
giữa chân cơ hoành và dạ cỏ, tiếp giáp với lá lách.
- Chó: Thuỳ trái men theo đại võng mạc kéo đến trái dạ dày. Thuỳ phải
men dọc theo tá tràng.
Cấu tạo:
- Phần ngoại tiết (exocrine part): Gồm các chùm tuyến có các tế bào tiết
dịch giống tuyến nước bọt dưới hàm. Các chất tiết theo các ống dẫn nhỏ sau đó
tập trung thành các ống dẫn lớn đổ vào tá tràng. Ngựa: Có 1 ống dẫn chính và 1
ống dẫn phụ Bò, lợn: Có 1 ống. Chó: Có 2-3 ống.
- Phần nội tiết (endocrine part) : Cấu tạo gồm các đảo tụy hay đảo
Langerhan gồm các tế bào α và tế bào β tiết hormone. Các loại tế bào khác (tế

78
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
bào C; D, D1) điều tiết hoạt động tiết hormon của tế bào. Tế bào α chiếm 20%,
tiết ra Glucagon làm tăng đường huyết, tế bào β chiếm 75% , tiết Insulin làm
giảm đường huyết.
- Động mạc: Động mạch đến tụy là các nhánh từ động mạch lách, đ/m
gan, đ/m màng treo ruột.
- Thần kinh: Thần kinh đến tụy là thần kinh phó giao cảm từ dây X và
thần kinh giao cảm từ đám rối mặt trời.

Chương IV: HỆ HÔ HẤP


Respiratory system
Mọi cơ thể sống đều hô hấp (hấp thu oxy từ môi trường và thải khí
cacbonic, trừ một số vi khuẩn yếm khí sống được trong môi trường thiếu oxy).
Bộ máy hô hấp đảm nhận chức năng này. Các cơ quan hô hấp bao gồm đường
dẫn khí trong đó có xoang mũi, thanh quản, khí quản và cơ quan trao đổi khí là
phổi.

I. Xoang mũi chính (cavum nasi; nasal cavity)


Hai xoang mũi là bộ phận ngoài cùng của đường hô hấp có nhiệm vụ lọc
sạch, tẩm ướt, sưởi nóng không khí trước khi đưa vào phổi, đồng thời nó là cơ
quan khứu giác (cảm giác về mùi).

79
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Giới hạn xoang mũi chính: Phía trước là hai lỗ mũi; Phía sau thông với
yết hầu và giáp tảng bên xương sàng; Phía dưới là mặt trên của vòm khẩu cái
(hard plate); Phía trên là xương mũi và các cơ vùng mặt; Thành trong là bức
sụn ngăn giữa mũi (nasal septum); Trong xoang mũi có các xương ống cuộn.
Gia súc có 3 đôi ống cuộn:
- ống cuộn mũi (superior concha)
- ống cuộn hàm (inferior concha) - ống cuộn sàng gắn với xương
sàng.

1.1. Lỗ mũi (nares)


Là cửa của hệ hô hấp, là nơi tiếp xúc với không khí bao gồm 2 cánh mũi
trong và ngoài gấp nhau tạo thành góc lưng và góc bụng.
Cấu tạo: gồm 1 cốt sụn, lớp cơ, lớp da
- Cốt sụn ở trong cùng có hình dạng như cái neo tàu thuỷ, hai bên hình
thành
cánh mũi.
- Lớp cơ bao gồm một phần cơ nanh và cơ nâng riêng môi trên, cơ nở
mũi trong, cơ nở mũi ngoài điều tiết hoạt động của mũi.
- Lớp da dày phủ ngoài, nhiều tuyến nhờn, không có lông, không giói
hạn rõ
ràng với niêm mạc mũi phía trong.
- Động mạch nuôi dưỡng: động mạch môi dưới là các nhánh của động
mạch
liên hàm và động mạch mặt. Tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch mặt.
- Thần kinh: TK mặt (TK VII) chi phối vận động. Nhánh hàm trên của
TK V
làm nhiệm vụ cảm giác.

80
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
1.2. Cấu tạo của xoang mũi chính: Xoang mũi chính gồm bộ phận nòng cốt là
các xương, sụn và niêm mạc
- Các xương hợp thành xoang mũi là xương mũi, xương hàm trên, xương
liên
hàm, xương sàng, xương lá mía.
- Sụn ngăn giữa mũi từ phiến thẳng đứng của xương sàng đến sụn đầu lỗ
mũi,
cạnh trên khớp với xương lá mía, dưới khớp với đường khớp trên của khẩu cái.
- Niêm mạc: Lót mặt trong xoang mũi và chia làm hai vùng:
+ Niêm mạc vùng hô hấp (respiratory region) ở phía trước, màu hồng,
được phủ bởi lớp biểu mô phủ đơn trụ có lông rung hướng từ trong ra ngoài, xen
kẽ có các tế bào hình đài tiết dịch nhầy để bảo vệ, cản bụi và làm ẩm không khí.
Lớp đệm có các tuyến hình ống dẫn dịch nhầy ra xoang mũi. Mạch quản có khả
năng trương nở sưởi ấm không khí trước khi vào phổi.
+ Niêm mạc vùng khứu giác (region for smell sensory) ở phía sau, màu
vàng hoặc nâu. Biểu mô phủ có cơ quan thụ cảm của các tế bào thần kinh khứu
giác.
Lớp đệm ít các tuyến tiết chất nhờn.
- Mạch quản và thần kinh của xoang mũi: Nhánh của động mạch hàm
và động mạch mặt. Thần kinh cảm giác từ dây TK V. Các sợi vận động đến từ
thần kinh VII. Thần kinh khứu giác (TKI) xuất phát từ niêm mạc khứu giác chui
qua phiến nằm ngang xương sàng rồi về thuỳ khứu giác phía trước mặt dưới bán
cầu đại não.
* Ngựa: Lỗ mũi có hình dấu hỏi; trong xoang mũi có lỗ đổ ra của ống dẫn
lệ. Cánh mũi cử động linh hoạt. Không có ống cuộn sàng.
* Bò: Lỗ mũi có hình trứng và cách xa nhau; giữa hai lỗ mũi có một
khoảng rộng là gương mũi môi không có lông nhưng có các tế bào sắc tố đen và
các tế bào tiết

81
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
chất nhờn nên gương mũi môi luôn ẩm ướt.
* Lợn: Hai lỗ mũi nhỏ, gương mũi môi rất phát triển.
* Chó: Có gương mũi, giữa gương mũi có rãnh sâu. Cánh mũi hoạt động
linh hoạt. Không có ống cuộn sàng.

II. Các xoang mũi phụ hay các xoang vùng đầu mặt: (paranasal sinuses)
Nằm trong lòng các xương vùng sọ mặt, hầu hết đều thông với xoang mũi
chính và có chức năng: làm giảm khối lượng của đầu; cộng hưởng âm thanh khi
gia súc kêu.
Niêm mạc lót trong các xoang phần lớn do niêm mạc xoang mũi kéo đến
làm thành, do đó khi một xoang bị viêm dễ lan sang xoang khác và dịch viêm có
thể theo xoang mũi chảy ra ngoài.
Các xoang này hợp thành một hệ thống duy nhất ở ngựa. ở loài nhai lại,
lợn, chó gồm 2 hệ thống tách biệt nhau. Các xoang đầu mặt thường là xoang
chẵn và đối xứng nhau qua trục dọc cơ thể gồm xoang trán, xoang hàm trên,
xoang sàng, xoang bướm, xoang lệ, xoang khẩu cái.

2.1. Xoang trán (sinus frontali)


Là xoang hẹp kẹp giữa hai phiến của xương trán, bao trùm phần trước và
hai bên hộp sọ( ở trâu bò kéo dài đến tận cốt sừng). Hai xoang trán được ngăn
cách nhau bởi 1 vách ngăn ở giữa. Các xoang trán không thông với xoang hàm
trên nhưng thông với xoang mũi qua các lỗ nhỏ ở đáy xương sàng.

2.2. Xoang hàm trên (sinus maxillari)


Là hai xoang lớn nhất nằm trong lòng xương hàm trên, xương lệ và xương
gò má. Mỗi xoang chia 2 phần:

82
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Phần trước nhỏ thông vào xoang mũi qua các lỗ rộng dưới ống cuộn
hàm.
- Phần sau lớn hơn thông với ngách thông giữa xoang mũi và thông với
xoang trán qua lỗ mũi hàm. Ống răng trên chia mỗi phần thành xoang hàm trong
và xoang hàm ngoài.

2.3. Xoang sàng (sinus ethmoidal) Là khe hẹp nằm trong lòng xương sàng
thông với xoang mũi qua khe hẹp ở gốc ống cuộn hàm.

2.4. Xoang khẩu cái : Nằm trong phần thẳng đứng của xương khẩu cái thông
với xoang mũi qua khe hẹp ở gốc ống cuộn hàm.

2.5.Xoang bướm (cavum spenoidal) Có hình tam giác nằm trong thân và phần
trước xương bướm thông với xoang sàng qua lỗ bướm khẩu cái.

2.6. Xoang lệ Nằm giữa xương lệ, xương trán và ống cuộn mũi. Hai xoang lệ
tách biệt nhau và đều thông với xoang hàm và xoang mũi.
* Ngựa: gồm xoang trán, hàm trên, xoang khẩu cái, xoang bướm.
* Bò, trâu: 5 xoang đầu mặt xoang hàm, xoang lệ, xoang khẩu cái, xoang bướm.
* Lợn: Không có xoang khẩu cái
* Chó chỉ có xoang hàm trên, xoang bướm và xoang trán.

III. Yết hầu (pharynx): Là phần chung của đường hô hấp và đường tiêu hoá, yết
hầu cùng phối hợp với màng khẩu cái và sụn tiểu thiệt trong động tác nuốt và
thở.

Vị trí, cấu tạo (xem chương bộ máy tiêu hoá)

83
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Mối quan hệ giữa nuốt và thở
+ Khi thở, màng khẩu cái hạ xuống ôm lấy sụn tiểu thiệt và đóng cửa
thanh quản, ngăn không cho thức ăn từ miệng đi vào; sụn tiểu thiệt mở ra ở phía
trước mở cửa thanh quản để cho không khí đi từ xoang mũi qua yết hầu xuống
thanh quản, khí quản vào phổi.
+ Khi nuốt màng khẩu nâng lên về sau đậy kín lỗ mũi sau; sụn tiểu thiệt
nâng lên úp lên sụn phễu bịt kín cửa thanh quản; cơ yết hầu cùng các cơ khác co
rút đẩy thức ăn xuống thực quản. Sau đó màng khẩu cái và sụn tiểu thiệt trở về
vị trí ban đầu. Quá trình hô hấp được tiếp tục.

IV. Thanh quản (larynx)


Thanh quản là xoang ngắn hẹp nằm sau yết hầu, trước khí quản, dưới và
sau xương lưỡi thực hiện chức năng dẫn khí và là cơ quan phát âm.

4.1. Cấu tạocủa thanh quản : gồm có các sụn và các cơ

Hệ thống các sụn tạo nên xoang thanh quản bao gồm:

- Sụn tiểu thiệt (epiglottis): có hình cánh bèo cái (hình tam giác), gốc cố
định vào sụn giáp trạng, đỉnh tự do hướng vào lòng yết hầu, phủ ở mặt trước
xoang thanh quản, rất dễ cử động, phối hợp yết hầu và màng khẩu cái trong
động tác nuốt và thở.

- Sụn giáp trạng (thyroid cartilage): sụn lớn nhất có hình giống quyển
sách mở gồm gồm 2 mảnh nối với nhau ở thân giáp trạng tạo nên thành dưới
xoang thanh quản. Cạnh trước khớp với xương lưỡi và sụn tiểu thiệt. Cạnh sau
khớp với sụn nhẫn.

84
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Sụn nhẫn ( cricoid cartilage): giống hình cái nhẫn bao gồm: Thân
giống mặt đá, to, hướng lên trên, ở giữa có mào giới hạn trên thanh quản. Đầu
trước khớp với sụn phễu, cạnh sau nối tiếp với vòng sụn khí quản đầu tiên. Quai
nhẫn nhỏ, hướng sau và xuống dưới ôm lấy phía sau sụn giáp trạng.

- Sụn phễu ( arytenoid cartilage): gồm 2 sụn; đầu trên hai sụn ghép lại
tạo hình
vòi ấm nằm trước sụn nhẫn, trên sụn giáp trạng. Mặt trong tạo nên cửa thở. Đầu
giữa nhô vào lòng thanh quản thành u tiếng làm chỗ bám cho các dây tiếng. Đầu
dưới gắn cùng chỗ trên thân sụn giáp trạng. Hai sụn phễu được nối với nhau bởi
một dây chằng nhỏ.

Các cơ thanh quản gồm 2 nhóm cơ: cơ nội bộ và cơ ngoại lai.

- Cơ ngoại lai là các cơ bám có một đầu bám vào thanh quản, một đầu từ
các cơ quan lân cận:
+ Cơ thiệt -giáp: bám từ sừng thanh quản xương lưỡi đến mặt ngoài cánh
sụn giáp trạng. Khi cơ co kéo thanh quản lên trên về trước

85
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
+ Cơ thiệt - tiểu thiệt: là hai băng nhỏ bám từ mỏm lưỡi và đầu dưới sừng
thanh
quản của xương lưỡi đến sụn tiểu thiệt. Cơ co kéo sụn tiểu thiệt lên trên, về
trước mở rộng thanh quản khi thở.
+ Cơ ức- giáp trạng bám từ mỏm khí quản xương ức đến mặt ngoài sụn
giáp trạng. Cơ co kéo thanh quản xuống dưới về sau.

- Cơ nội bộ liên kết giữa các sụn với nhau gồm các cơ sau:
+ Cơ nhẫn- phễu trên lớn nhất trong nhóm này, bám từ giữa mặt đá đến 2
sụn
phễu tạo hình chữ V. Khi cơ co, kéo hai sụn phễu về sau làm căng dây tiếng và
gây ho.
+ Cơ nhẫn-giáp từ cạnh sau giáp trạng đến mặt ngoài quai nhẫn.
+ Cơ phễu nhỏ, nằm ngay phía trên nối 2 sụn phễu với nhau. Cơ co kéo
sụn mở
rộng lòng thanh quản.
+ Cơ nhẫn-phễu bên là cơ nhỏ, nằm lấp bên trong sụn giáp trạng. Khi cơ
co làm
hẹp lòng thanh quản.
+ Cơ giáp phễu: cơ mỏng, dẹp, bị sụn giáp trạng che lấp, đi từ mặt trong
cánh giáp trạng đến mặt ngoài u tiếng;

Các mặt của thanh quản:

- Mặt trên có mặt đá sụn nhẫn và các cơ nhẫn phễu trên, cơ phễu.

- 2 mặt bên có 2 cánh của sụn giáp trạng, quai sụn nhẫn và các cơ nhẫn
giáp.

86
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

- Mặt dưới có thân sụn giáp trạng và quai sụn nhẫn. Giữa sụn nhẫn và
sụn giáp trạng có dây chằng nhẫn giáp (liên kết lỏng lẻo) là nơi phẫu thuật để
lấy ngoại vật rơi vào thanh quản.

Niêm mạc mặt trong thanh quản bao gồm:

+ Niêm mạc vùng trước cửa thanh quản lót mặt trong sụn tiểu thiệt và
một phần sụn phễu, trước u tiếng. Niêm mạc vùng này rất nhạy cảm, khi vật lạ
rơi vào thường gây nên cơn ho dữ dội.

+ Niêm mạc cửa thanh quản: Là 1 khe hẹp hình thoi đỉnh trên là 2 đầu
trên sụn phễu, đỉnh dưới ở trên thân sụn giáp trạng, 2 đỉnh bên là 2 u tiếng.
- Nửa trên hình thoi (giữa 2 sụn phễu) là cửa thở
- Nửa dưới (giữa 2 dây tiếng) là cửa tiếng
- Dây tiếng gồm 2 bó đàn hồi, đầu trên bám vào 2 u tiếng sụn phễu, đầu dưới
bám vào mặt trên thân sụn giáp trạng. Các cơ nội bộ co rút sẽ thay đổi độ căng của
dây tiếng.

+ Niêm mạc phần sau cửa thanh quản nằm sau 2 dây tiếng đến vòng
sụn khí
quản đầu tiên và ít nhạy cảm. Niêm mạc thanh quản được phủ bởi lớp tế bào
biểu mô dẹp, nhiều tầng có lông rung. Lớp đệm có nhiều nang kín lâm ba xen kẽ
tổ chức liên kết. Lớp hạ niêm mạc có các tuyến tiết dịch nhờn ngăn cách với lớp
đệm bởi 1 màng sợi đàn hồi.

Mạch quản và thần kinh:

87
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
+ Động mạch thanh quản trước cùng các nhánh của động mạch giáp trạng
trước, động mạch thanh quản sau.
+ Thần kinh: Các nhánh thần kinh đến từ dây thần kinh số X

4.2. Cơ chế hoạt động và tác dụng của thanh quản


Nhờ tổ chức sụn và các cơ nên xoang thanh quản có thể mở rộng hoặc thu
hẹp
tuỳ theo nhu cầu hô hấp. Thanh quản còn là cơ quan phát âm. Sự phát âm là do
các cơ nội bộ co giãn, khi cơ co, kéo 2 u tiếng về sau và sang 2 bên, do đó làm 2
dây tiếng xa nhau làm mở rộng cửa tiếng, không khí từ phổi đi ra đập vào 2 dây
tiếng sẽ phát ra âm thanh. Tuỳ theo độ căng chùng của dây tiếng sẽ có âm sắc
khác nhau.

V. Khí quản (Trachea; windpipe)


Khí quản là ống hình trụ, cong tròn ở phía trên chạy từ thanh quản đến
rốn phổi có tác dụng dẫn khí. Thanh quản gồm tổ chức liên kết, cơ trơn và nhiều
vòng sụn hình chữ C xếp kế tiếp nhau tạo thành. Đến rốn phổi, khí quản chia
thành 2 phế quản gốc

5.1. Hình thái và đường đi


Khí quản có hình ống, chia làm 2 đoạn: đoạn cổ và đoạn ngực

- Đoạn cổ: từ thanh quản đến cửa vào lồng ngực; phần đầu (2/3 đoạn này)
nằm dưới thực quản, giữa các cơ vùng cổ, động mạch cổ và thần kinh X; trước
cửa vào lồng ngực (1/3 sau) nằm song song phía bên phải thực quản.

88
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Đoạn ngực từ cửa vào lồng ngực đến rốn phổi; đi giữa 2 lá phế mạc,
dưới thực quản , trên tĩnh mạch chủ trước, bên phải cung động mạch chủ, phía
trước tim, đến khoảng xương sườn 4-6 khí quản phân làm 2 nhánh phế quản gốc
phải và trái.

5.2. Cấu tạo của khí quản: Gồm các sụn, tổ chức liên kết, cơ trơn , niêm mạc,
mạch quản và thần kinh

Các sụn : Khí quản gồm khoảng 50 vòng sụn hình chữ C liên kết với
nhau nhờ các dây chằng vòng. Hai đầu các vòng sụn ở phía trên và được nối với
nhau bởi mô liên kết đàn hồi và 1 băng cơ trơn vì vậy khí quản luôn phồng lên
cho không khí đi qua, hoặc có thể dẹp xuống khi thực quản ở trên dãn nở cho
thức ăn đi qua. Một số loài thú thuộc bộ chân bơi (hải cẩu) các vòng sụn khí
quản khép kín hình tròn.

Niêm mạc : lót mặt trong có lớp biểu mô kép trụ có lông rung. Lớp đệm
có tuyến tiết dịch nhầy.

Mạch quản : Một nhánh của động mạch cổ nuôi đoạn cổ, nhánh của động
mạch thân khí thực quản nuôi đoạn cổ.Tĩnh mạch đi ngược chiều động mạch và
đổ vào tĩnh mạch cổ.

Thần kinh: Thần kinh giao cảm đến từ hạch cổ trên và hạch sao.Thần
kinh phó giao cảm là nhánh thần kinh lùi từ dây thần kinh số X.

VI. Xoang ngực và xoang phế mạc:

6.1. Xoang ngực: avum thoracis; thoracic cavity

89
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

Giới hạn xoang ngực:


- Phía trên là các đốt sống vùng lưng (thoracic vertebrae)
- Hai bên là xương sườn, sụn sườn và các cơ liên sườn (ribs, costal
cartilages, associated muscles)
- Phía trước là cửa vào lồng ngực ; Phía sau là cơ hoành (diaphragm) 
- Dưới là xương ức và các cơ vùng ức (sternum and sternum muscles)

Xoang phế mạc(fleural cavity)


Nằm trong xoang ngực và được giới hạn giữa hai lá phế mạc

+ Lá thành: Lót mặt trong các xương và các cơ vùng ngực, khi đi vào
đường
trung tuyến của xoang ngực hai lá thành áp lưng vào nhau tạo thành tung cách
mạc hay bức ngăn giữa (mediastrium) chia xoang ngực thành hai nửa không
thông
nhau. Giữa hai lớp của tung cách mạc chứa thực quản, khí quản, động mạch
chủ; phía
dưới tung cách mạc mở rộng chứa tim.
+ Lá tạng: Phủ lướt bề mặt hai lá phổi. Giữa lá thành và lá tạng tạo thành
xoang ảo gọi là xoang phế mạc. Trong xoang chứa dịch phế mạc (pleural fluid) có
tác dụng bôi trơn và gắn kết lá thành và lá tạng lại với nhau.
áp lực trong xoang phế mạc luôn thấp hơn áp lực không khí bên ngoài gọi là áp lực
âm.

VII. Phổi (pulmones; lung)


Là cơ quan chủ yếu của bộ máy hô hấp nơi diễn ra quá trình trao đổi khí
giữa máu với không khí đã được dẫn vào phổi.

90
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

7.1.Vị trí: Hai lá phổi phải và trái nằm trong xoang ngực nối với nhau qua hai
phế
quản gốc và được ngăn cách bởi phế mạc giữa

7.2. Hình thái: Mặt ngoài nhẵn bóng được bao bọc bởi lá phế mạc. Màu sắc
phổi thay đổi theo tuổi. Trên bề mặt có nhiều chấm đen hoặc đỏ sẫm và có các
đường ranh giới giữa các tiểu thuỳ. Mỗi lá phổi có 2 mặt ( mặt ngoài, mặt
trong), 01 đáy và 01 đỉnh.
+ Mặt ngoài hay mặt sườn: lồi, áp sát vào thành trong lồng ngực, có các
vết ấn của xương sườn.
+ Mặt trong hay trung thất (mặt giữa) cong lõm, ôm lấy tim, có một điểm
gọi là
rốn phổi và là nơi đi qua của thực quản, động mạch chủ sau, thần kinh và mạch
bạch huyết.
+ Đáy phổi hay mặt sau (mặt hoành) lõm theo chiều cong của cơ hoành,
và áp vào cơ hoành.
+ Đỉnh phổi là phần nhô về trước ở cửa vào lồng ngực giới hạn bởi đôi xương
sườn 1 và mỏm khí quản xương ức.

7.3. Cấu tạo: Phổi được cấu tạo bởi hệ thống ống và các túi rỗng chứa không
khí phân nhánh gọi là cây phế quản. Đi kèm theo các ống phế quản là các động

91
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
mạch, tĩnh mạch phổi, các mạch lâm ba, các đám rối thần kinh nằm xen kẽ.

* Sự phân thuỳ của phổi : Bên ngoài phổi được bao bọc bởi lá tạng phế
mạc. Lá này đi vào trong phân chia phổi thành các đơn vị phổi từ to đến nhỏ: Hai lá
phổi đến các thuỳ phổiđến các phân thuỳ phổiđến tiểu thuỳ phổiđến cuối cùng là
các túi phế nang.

* Sự phân nhánh phế quản tạo thành cây phế quản: Mỗi phế quản gốc
từ rốn phổi đi vào mỗi lá phổi đến từ 2-5 nhánh phế quản thuỳ (dẫn khí vào 1
thuỳ phổi) đến phế quản phân thuỳ đến phế quản dưới phân thuỳ đến phế quản
trên tiểu thuỳ và trong tiểu thuỳ (dẫn khí vào tiểu thuỳ phổi) đến các phế quản
tận phình ra thành ống phế nang đến chia thành chùm phế nang đến túi phế
nang. Thành phế nang là lớp nội mạc mỏng áp sát lớp nội mạc của mao mạch, vì
thế hồng cầu trong mao mạch dễ dàng thải CO2 và nhận O2 của không khí trong
lòng túi phế nang.

*Cấu tạo của phế quản: Bên ngoài là lớp màng bằng tổ chức liên kết.
Tiếp đến là lớp sụn (bao gồm các vòng sụn nối với nhau). Bên trong các vòng
sụn là lớp cơ trơn rất mỏng. Tiếp đến lớp niêm mạc biểu mô phủ có lông rung
và và tuyến nhờn. Càng phân nhánh và đi xa, đường kính phế quản càng giảm
dần. Các vòng sụn tiêu giảm dần chỉ còn là các mảnh sụn, thành mỏng dần, biểu
mô từ nhiều tầng về sau chỉ có 1 tầng, các tuyến nhờn giảm, riêng lớp cơ vẫn
còn. ở các phế quản tận, sụn tiêu biến chỉ còn các sợi cơ trơn và sợi chun.

* Mạch quản của phổi gồm mạch quản cơ năng, mạch quản nuôi dưỡng
và mạch bạch huyết. Mạch quản chức năng gồm động mạch phổi và tĩnh mạch
phổi :

92
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
+ Động mạch phổi xuất phát từ tâm thất phải đi đến rốn phổi chia 2
nhánh vào trong hai lá phổi rồi phân nhánh nhỏ dần theo cây phế quản tạo thành
lưới mao mạch trong lòng túi phế nang rồi trở thành nơi xuất phát của các tĩnh
mạch phổi.
+ Tĩnh mạch phổi từ lòng túi phế nang đi ra, mang máu đỏ tươi tập trung
thành các tĩnh mạch quanh tiểu thùy rồi đổ về các tĩnh mạch quanh phân thùy,
rồi tĩnh mạch thùy phổi , cuối cùng tạo thành 4- 8 tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ
trái.

Mạch quản nuôi dưỡng: Gồm các động mạch và tĩnh mạch phế quản

+ Động, tĩnh mạch phế quản: từ động mạch thân khí thực quản đi vào
rốn phổi, phân nhánh nuôi thành các mạch quản cơ năng và các phế quản sau đó
tạo nên một mạng lưới mao mạch xung quanh các tiểu phế quản rồi tập hợp lại
thành các tĩnh mạch phế quản đổ về tĩnh mạch lẻ và tĩnh mạch nửa lẻ đổ về tâm
nhĩ phải.

- Mạch bạch huyết : Từ các mạch quanh tiểu thuỳ, lớn dần lên đổ vào
các hạch bạch huyết nằm ở chỗ phân chia của các tiểu thùy rồi tạo các ống lớn
hơn đổ vào
các hạch nằm ở xung quanh phế quản gốc và rốn phổi.

* Thần kinh. Các sợi giao cảm sau hạch từ hạch cổ giữa hoặc hạch sao
phân đến. Trước khi phân vào phổi chúng thường tạo thành đám rối phổi ở trước
và sau rốn phổi. Thần kinh phó giao cảm từ dây X

So sánh vị trí, hình thái, cấu tạo phổi của các loài gia súc:

93
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
* Ở bò: Phổi phải trùm lên mặt mặt phải của tim và có các mẻ chia làm
một thuỳ trước (thùy miệng hay thùy đỉnh), hai thùy giữa mà thùy trước to thùy
sau nhỏ (thùy tim trước và thuỳ tim sau) và một thùy sau (thùy hoành hay thuỳ
đáy). Dính vào mặt dưới thùy sau còn có một thùy phụ thường bẻ cong lại hình
móc, ôm lấy tim.
Phổi trái nhỏ hơn không trùm hết mặt trái của tim và chia thành một thùy
trước (nhỏ hơn bên phải) một thùy giữa cách thùy trước bởi một mẻ không sâu
lắm, một thùy sau cách thùy giữa bằng một mẻ sâu làm cho tim lộ sang trái
nhiều hơn. Như vậy không kể thùy phụ thì phổi của bò có 7 thùy, bên phải 4
thùy, bên trái 3 thùy.

* Ở ngựa: Phổi trái có 2 thùy: thùy đỉnh, thuỳ đáy; phổi phải có 4 thùy:
thùy đỉnh, thùy tim trước, thùy tim sau, thùy đáy và mặt dưới thuỳ đáy của phổi
phải cũng có thuỳ phụ.

* Ở lợn: Phổi trái có 3 thùy: thùy đỉnh, thuỳ tim, thuỳ đáy; phổi phải có 4
thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy đáy và mặt dưới thùy đáy của phổi phải cũng có
thùy phụ.

Chương V : HỆ TIẾT NIỆU- SINH DỤC

Hệ tiết niệu sinh dục gồm:

94
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

- Cơ quan tiết niệu: sản sinh và bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn niệu,
bóng
đái, niệu đạo.
- Cơ quan sinh dục sản xuất tế bào sinh dục, thực hiện chức năng giao
phối và
sinh sản.
Về nguồn gốc phát sinh, hệ tiết niệu và sinh dục có mối liên quan mật
thiết với nhau, có một số bộ phận chung (niệu đạo, dương vật ở con đực, âm đạo
ở con cái).

I. Hệ tiết niệu (Uniraria,; rgana oropoetica; Urinary system)

1. Thận: (renes; kidneys)

Gia súc có 2 quả thận là cơ quan sản sinh nước tiểu nằm ở 2 bên và dưới
các đốt sống lưng cuối và vùng hông; trong xoang bụng ngoài lá thành xoang
phúc mạc. Nước tiểu sinh ra trong thận được đổ vào xoang thận rồi theo ống dẫn
niệu đến bóng đái (bàng quang) sau đó theo niệu đạo đổ ra ngoài.

1.1. Vị trí và hình thái ngoài: Thận có hình thái ngoài khác nhau tuỳ loài gia
súc.

95
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Đặc điểm chung: Mỗi quả thận có 2 mặt, 2 cạnh, 2 đầu.
+ Mặt lưng áp sát phía dưới 2 bên cột sống, cong lồi và được mỡ bao bọc;
Mặt bụng dẹp hơn; Cạnh ngoài cong lồi; Cạnh trong: phần giữa có rốn thận là
nơi mạch quản, thần kinh đi vào thận và nơi đi ra của ống dẫn niệu. Mặt ngoài
thận được bao bọc bởi một lớp màng trơn, nhẵn và dễ bóc ra khỏi bề mặt thận.
Ở rốn thận, lớp màng này chui sâu vào trong tiếp giáp với màng của các mạch
quản phân đến thận.
+ Đầu trước hướng về phía ngực; Đầu sau hướng về xoang chậu.

1.2. Hình thái trong:


- Bên ngoài được bao bọc bởi lớp màng sợi và mỡ; Chính giữa vùng rốn
thận là xoang thận chứa bể thận; Xung quanh xoang thận là tổ chức thận gồm
miền tuỷ ở trong, miền vỏ ở ngoài sát lớp màng sợi; Trong thận còn có mạch
quản, thần kinh.

* Màng sợi (renal capsule):. Bao bọc bên ngoài. ở loài nhai lại, bao sợi
len lỏi giữa các rãnh trên bề mặt thận và khó bóc. ở bò và lợn, bao sợi chui vào
rốn thận lót trong lòng xoang thận bọc lấy các đài thận và các mạch quản. Bên
ngoài bao sợi được phủ một lớp mỡ.

* Miền vỏ (renal cortex) : Màu đỏ nâu, nhiều mao mạch. Sát bao sợi có
nhiều các tiểu thể thận hay tiểu thể Malpighi; Phía trong gồm các tháp thận. Một
tháp thận có khoảng 300-500 tháp ferrein, giữa các tháp thận là các cột thận hay
cột Bertin.

* Miền tuỷ (renal merrow): nằm trong miền vỏ, gồm các tháp malpighi
hình nón có đáy hướng ra miền vỏ, đỉnh hướng vào xoang thận dẫn nước tiểu đổ
vào xoang

96
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
thận (ở ngựa, chó). Trong thận bò, thận lợn có các đài thận hứng nước tiểu từ
các gai thận đổ vào các đài thận lớn từ đó đổ vào xoang thận. Các tháp thận
ngăn cách nhau bởi các cột thận. Các cột ở miền tuỷ là nơi đi qua của các mạch
quản, thần kinh.

* Xoang thận (bể thận: renal sinus): Nằm giữa lòng quả thận để chứa
nước tiểu &thông với ống dẫn niệu đi ra ngoài rốn thận. Thành xoang do màng
sợi chui vào tạo nên, trên thành có những phần lõm hình nón là các đài thận ôm
lấy các gai thận để hứng nước tiểu.

1.3. Cấu tạo: Thận được cấu tạo từ các đơn vị thận (nephron, mỗi đơn vị thận
gồm 1 tiểu thể thận sản sinh nước tiểu và hệ thống ống sinh niệu.

* Tiểu thể thận hay tiểu thể Malpighi: nằm chủ yếu ở miền vỏ gồm 2
phần:
nang Bowman và quản cầu Malpighi.
+ Nang Bowman (bowman’s capsule) dạng túi lõm gồm hai lớp màng tạo
thành xoang Bowman chứa nước tiểu đầu.
+ Quản cầu Malpighi (glomerulus) là 1 búi mao mạch cuốn tròn trong
lòng nang Bowman có 1 động mạch đi vào và 1 động mạch đi ra (đường kính
nhỏ hơn động mạch đi vào). Do sự chênh lệch áp lực máu giữa hai động mạch
này của cầu mao quản nên dịch lỏng từ trong mao quản thấm qua lá tạng của
nang vào xoang bowman tạo nước tiểu đầu.

* Ống sinh niệu: Là hệ thống ống có nhiệm vụ lọc nước tiểu, tái hấp thu
nước, ion kim loại v.v...và dẫn nước tiểu đổ vào xoang thận. Ống sinh niệu gồm
các đoạn:

97
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
(1) ống lượn gần (proximal tubule) nối tiếp với nang Bowman, (2) quai
Henle xuống (descending henle loop), (3) quai Henle lên (ascending henle
loop), (4) ống lượn xa (distal tubule; (5) ống góp (collecting duct)

* Mạch quản: Động mạch: Động mạch thận (renal artery) bắt nguồn từ động
mạch chủ sau phân cho thận, phân nhánh làm nhiệm vụ nuôi dưỡng thận và cung
cấp nguyên liệu cho quá trình tạo nước tiểu (tham khảo môn tổ chức học); Tĩnh
mạch: Các tĩnh mạch từ miền vỏ và miền tuỷ tiếp hợp với nhau đổ về tĩnh mạch gian
thuỳ sau đó tập trung lại thành tĩnh mạch thận (renal vein) đi ra khỏi rốn thận và đổ
vào tĩnh mạch chủ sau.

Thần kinh: Các sợi TK giao cảm và phó giao cảm làm thành đám rối
thận ở rốn thận rồi chui vào thận.

So sánh thận các loài:


* Thận trâu bò: mặt ngoài có những dãnh sâu tạo thành các múi thận, thận
trái bị soắn vặn do bị chèn ép bởi dạ dày.
* Thận ngựa: Mặt ngoài nhăn, thận phải hình tim nằm khoảng xương
sườn 15-18 hay đốt sống hông 1, thận trái hình bầu dục nằm lùi phía sau đốt
sống hông 1đến 3.
* Thận lợn: Hình giống hạt đậu điển hình và mặt ngoài cũng trơn nhẵn, cả
hai thận đều nằm dưới mỏm ngang của 4 đốt hông đầu, sự chênh lệch của chúng
không đáng kể.

2. Ống dẫn niệu(niệu quản): ureter

2.1. Vị trí: Hai ống dẫn niệu đi từ bể thận đến bóng đái; ống bên trái đi kèm
động mạch chủ sau, ống bên phải đi bên tĩnh mạch chủ sau (ngoài xoang phúc

98
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
mạc). ở trước xoang chậu các ống này đi chen giữa động mạch chậu ngoài và
động mạch chậu trong sau đó bắt chéo động mạch chậu trong xuyên qua lá
thành phúc mạc vào xoang chậu. Đoạn từ rốn thận đến cửa vào xoang chậu nằm
ngoài lá thành xoang phúc mạc. Đoạn sau nằm trong xoang chậu. Niệu quản ở
con đực vắt qua ống dẫn tinh xuyên qua lớp cơ dày và đổ ra bằng 1 lỗ nhỏ trên
niêm mạc gần cổ bóng đái. Niệu quản con cái ở mặt dưới dây chằng rộng của tử
cung rồi đổ vào bóng đái như ở con đực.

2. 2. Cấu tạo: Ngoài là (fibrous adventitia) là tổ chức liên kết có thần kinh và
mạch quản tạo lưới mao quản. Giữa là lớp cơ trơn (smooth muscle layer) gồm
các bó dọc ở trong, vòng ở ngoài, đoạn cuối có lớp cơ chéo ở giữa làm cho vách
ống dày lên. Khi các lớp cơ co bóp sẽ tống hết nước tiểu xuống bóng đái.Trong
là lớp niêm mạc có nhiều gấp nếp dọc có các tế bào biểu mô có khả năng
chuyển dạng (transitional epithelium) cùng lớp hạ niêm mạc dày làm cho ống có
hình dạng thay đổi.

Động mạch: * ở con đực là nhánh của động mạch rốn (ở bò), hay động
mạch ống dẫn tinh (ngựa, lợn, chó).* con cái: là nhánh của các động mạch tử
cung và động mạch tử cung âm đạo. Thần kinh phân đến từ đám rối tử cung.

3. Bàng quang (Bóng đái): vescica urinaria; urinary bladder Là túi chứa nước
tiểu

3.1. Vị trí: Nằm ngoài phúc mạc, trong xoang chậu, dưới trực tràng, dưới nang
tuyến ở con đực hay dưới tử cung ở con cái.

3.2. Hình thái: Đầu trước cong tròn, Phần giữa là thân, Đầu sau thon nhỏ là cổ
bóng đái nối với niệu đạo qua lỗ niệu đạo bóng đái. Trước cổ bóng đái có 2 lỗ

99
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
đổ vào của 2 ống dẫn niệu.Bóng đái được cố định trong xoang chậu nhờ 3 dây
treo. Hai dây treo bên là 2 thừng đặc ruột của động mạch rốn, Dây treo dưới
(dây chằng tròn) từ trước bóng đái xuống xương cánh chậu và kéo đến rốn.

3.3. Cấu tạo (gồm 3 lớp) Lớp màng sợi:


Phía ngoài bao bọc phần đỉnh và thân bóng đái, phần cổ là tổ chức liên
kết. Lớp cơ: gồm 3 tầng cơ dày từ ngoài vào dọc - vòng- dọc; giữa các tầng cơ
không có tổ chức liên kết. Tâng cơ vòng phần cổ bóng đái tạo thành cơ thắt cổ
bóng đái chắc khoẻ. Lớp niêm mạc: ở trong cùng có nhiều nếp gấp nhăn nheo
nên bóng đái có thể
co dãn; gần cổ có vùng nhẵn do nước tiểu từ niệu quản chảy vào liên tục.
- Mạch quản: động mạch rốn từ động mạch chậu trong và nhánh từ động
mạch thẹn trong
- Thần kinh giao cảm và phó giao cảm từ đám rối chậu (đám rối hạ vị).
Nhánh của thần kinh thẹn phân đến cơ thắt cổ bóng đái.

4. Niệu đạo: (urethra) (Xem phần cơ quan sinh dục đực và cái)

II. Cơ quan sinh dục đực (Male genital organs)


Gồm dịch hoàn, thượng hoàn (hay mào tinh), ống dẫn tinh, niệu đạo,
dương vật
và các tuyến sinh dục phụ.

1. Dịch hoàn: (testis; testes) Dịch hoàn là tổ chức tuyến sản xuất ra tế bào sinh
dục đực (tinh trùng) và testosterone(hocmon có tác dụng kích thích đặc tính sinh
dục thứ cấp ở con đực). Có thể nói dịch hoàn vừa có chức năng nội tiết vừa có
chức năng ngoại tiết.

100
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
1.1. Vị trí và hình thái
Gia súc đực có 2 dịch hoàn. Thời kỳ bào thai, dịch hoàn nằm trong xoang
bụng,
đến tháng thứ 7 thì chui qua ống bẹn vào trong bao dịch hoàn (ngoài xoang bụng
và xoang chậu).
- Ngựa: bao dịch hoàn nằm ở giữa bẹn.
- Bò: ở cuối vách bụng, trước đoạn cong hình chữ S của dương vật.
- Lợn: bao dịch hoàn nằm dưới hậu môn, sau rễ dương vật.
- Chó: bao dịch hoàn nằm dưới hậu môn, thấp hơn so với lợn
Dịch hoàn có hình trứng nằm trong bao dịch hoàn theo chiều thẳng đứng
có đầu
trên, đầu dưới và 1 bên thân phía trong được bao bởi phụ dịch hoàn.

1.2. Cấu tạo: gồm lớp màng sợi và mô dịch hoàn

* Màng sợi do lá tạng của phúc mạc kéo đến làm thành gọi là giáp mạc
riêng giàu mạch quản và thần kinh. Dưới là lớp màng trắng. Từ màng trắng phát
ra nhiều vách ngăn (septa) chia mô dịch hoàn thành các các tiểu thuỳ (lobules).
Các vách ngăn tập trung ở giữa thành thể lưới.

* Mô dịch hoàn nằm trong các tiểu thuỳ chứa hệ thống ống sinh tinh uốn
khúc (coild seminiferous tubules). Các tế bào biểu mô của lòng ống (tế bào
sertoli) sinh ra các tế bào tinh trùng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Xen kẽ
giữa các ống sinh tinh là tổ chức kẽ có các tế bào leydig (leidig cells) sản sinh
hormon (testosteron). Các ống sinh tinh cong đi vào giữa trở thành các ống sinh
tinh thẳng (effentductules) đi lên đầu trên dịch hoàn tạo thành phụ dịch hoàn.

2. Phụ dịch hoàn, mào tinh hay thượng hoàn (epididymis)

101
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Mào tinh ôm lấy dịch hoàn bao gồm đầu trên, thân và đầu dưới hay đuôi.
Đầu trên (epididymis head) chứa 12-21 ống tinh đường kính to hơn các ống sinh
tinh, Mỗi ống đếu nằm trong một ngăn của mào tinh. Phần thân (body): Các ống
tinh thẳng tập trung lại thành ống gấp khúc nhiều lần rồi đi xuống đuôi mào tinh
(tail) thành ống dẫn tinh đi ra ngoài. Mào tinh cũng được bao bởi màng sợi và
màng trắng.

3. Bao dịch hoàn (scrotum): Là bao chung 2 dịch hoàn và 2 mào tinh gồm các
lớp:
Lớp da (skin): do da bụng kéo đến làm thành, mỏng, màu hồng, đôi khi có
các sắc tố đen, nâu hình thành 1 cái túi, ở giữa có một rãnh dọc chạy từ mặt trước ra
mặt sau.
Lớp màng bóc (layer of fascia): dính sát với da, phát 1 bức ngăn giữa 2 dịch
hoàn (septum), cấu tạo chủ yếu là tổ chức liên kết xen lẫn các sợi cơ trơn, có khả năng
co giãn.
Cơ nâng dịch hoàn là lớp cơ vân bao quanh giáp mạc.
Lớp giáp mạc: Lớp giáp mạc chung: Do hai lớp màng liên kết với nhau.
Ngoài là lớp màng sợi do cân mạc cơ ngang bụng tạo thành, trong là lớp màng
cơ do lá thành xoang phúc mạc tạo thành. Lớp giáp mạc riêng: Do lá tạng xoang
phúc mạc kéo xuống tạo thành bọc riêng dịch hoàn, phụ dịch hoàn, và khoảng
10 mm ống dẫn tinh. Giữa 2 lớp giáp mạc chung riêng là xoang giáp mạc chứa
chất dịch có tác dụng làm trơn. Khi giáp mạc riêng từ phụ dịch hoàn chuyển
thành giáp mạc chung hình thành màng treo dịch hoàn, dây chằng từ đuôi dịch
hoàn đến đuôi phụ dịch hoàn. Tiếp tục giáp mạc chung là dây chằng ống bẹn.
Hai dây hợp lại thành đai kéo dịch hoàn. Bao dịch hoàn gồm hai nửa độc lập
cách nhau bởi bức ngăn giữa do màng trắng kéo đến tạo thành.

Mạch quản và thần kinh

102
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Động mạch: động mạch thẹn ngoài là nhánh của động mạch đùi;
động mạch thẹn trong là nhánh từ động mạch chậu trong.
- Tĩnh mạch: đi kèm động mạch.
- Mạch bạch huyết đổ vào hạch bẹn nông.
- Thần kinh: Thần kinh vùng bụng phân cho da và cơ nâng dịch
hoàn. Thần kinh thực vật đến từ đám rối hạ vị.

4. ống bẹn : (canal inguinal; ingunal canal)

4.1. Vị trí: Là hai khe hẹp hình ống có chiều dài 6-8cm ở hai bên bẹn thông từ
xoang bụng vào bao dịch hoàn. Đường trục lớn theo chiều từ trên xuống dưới;
từ trước ra sau; từ trong ra ngoài; từ cao xuống thấp (dịch hoàn chuyển từ xoang
bụng qua hai lỗ trên và dưới ống bẹn vào bao dịch hoàn.

4.2. Hình thái và cấu tạo ống bẹn gồm lỗ trên, lỗ dưới và hai thành trước và
sau
- Lỗ trên: do đoạn đầu của cân mạc cơ chéo bụng trong và vòng cung đùi
tạo nên.
- Lỗ dưới ống bẹn: hình bầu dục từ cân mạc của cơ chéo bụng.
- Thành trước ống bẹn:: của ống bẹn là cân mạc của cơ chéo bụng trong.
- Thành sau ống bẹn: là vòng cung đùi.
Phúc mạc chui qua ống bẹn vào tạo thành giáp mạc chung trong bao
dịch hoàn, nó tạo nên 1 vòng nhẫn phúc mạc bao quanh lỗ trên ống bẹn. Bình
thường lỗ này khép kín. Khi vòng nhẫn này mở rộng làm ruột sa xuống bao dịch
hoàn (hiện tượng thoát vị bẹn hay héc ni).

5. ống dẫn tinh (ducts)

103
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
5.1. Vị trí, hình thái và đường đi
Là 2 ống to bằng cọng rạ, bắt đầu từ đuôi mào tinh, đi lên qua ống bẹn
vào xoang bụng, quay về sau đi trên cổ bóng đái, luồn dưới tiền liệt tuyến rồi
phình to ra thành ống phóng tinh, xuyên qua thành niệu đạo đổ ra gò tinh trên
niêm mạc niệu đạo cùng lỗ đổ của nang tuyến. Chức năng: dẫn tinh dẫn tinh
trùng đổ vào đường niệu sinh dục khi phóng tinh. Chia làm 3 đoạn:

- Đoạn ở mào tinh (đoạn tự do) từ đuôi mào tinh đi lên đầu trên bao dịch
hoàn.

- Đoạn ở thừng dịch hoàn (trong ống bẹn) đi cùng mạch quản thần kinh
làm thành thừng dịch hoàn hình chóp đáy ở mào tinh, đỉnh ở vòng bẹn trên.

- Đoạn bụng đến chậu hông: Từ vòng bẹn trên đến lỗ đổ vào niệu đạo;
bắt chéo động mạch chậu ngoài. Phần nằm trên bọng đái phồng to tạo ống
phóng tinh (hai ống phóng tinh áp sát vào nhau và đổ ra gò tinh cùng nang
tuyến).

5.2.Cấu tạo ỗng dẫ tinh: gồm 3 lớp không kể màng phúc mạc:

- Lớp ngoài là lớp tương mạc mỏng, gắn chặt vào tổ chức liên kết xung
quanh.

- Lớp giữa gồm 3 tầng cơ trơn: Cơ dọc (ngoài) đến Cơ vòng (giữa) đến
Cơ dọc

- Trong cùng là niêm mạc mỏng, nhăn nheo, không có tuyến.

104
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
6. Niệu đạo hay đường niệu sinh dục (urethra) Là đường dẫn chung tinh dịch
và nước tiểu ở con đực. Bắt đầu từ lỗ niệu đạo cổ bóng đái, chia làm 2 đoạn:
đoạn trong xoang chậu và đoạn ngoài xoang chậu.

6.1. Niệu đạo trong xoang chậu: pelvinal urethrae

- Vị trí: Đoạn này dài khoảng 10-15cm, đường kính 2-4 cm đi từ cổ bóng
đái đến vòng cung ngồi ở mặt lưng xương háng, xương ngồi, dưới trực tràng.

- Cấu tạo: gồm 3 lớp


+ Lớp niêm mạc: Có nhiều nếp nhăn dọc và các lỗ đổ ra của các tuyến
nhờn niệu đạo. Niêm mạc có khả năng co giãn , phần khởi đầu có gò tinh.
+ Lớp đệm (lớp giữa) hay lớp mạch nằm dưới niêm mạc và liên kết chặt
chẽ với lớp niêm mạc gồm các sợi cơ trơn xen vào hệ thống tĩnh mạch dày đặc
tạo thành thể hổng niệu đạo. Các tổn thương nhiễm trùng ở niêm mạc dễ lan vào
lớp mạch
làm hẹp niệu đạo.
+ Lớp ngoài gồm các bó cơ trơn (cơ dọc ở trong; cơ vòng ở ngoài) bao
bọc lớp
mạch gọi là cơ củ hổng. Quanh thể hổng là cơ thắt niệu đạo (cơ trơn) luôn co lại
giữ nước tiểu ở lại bóng đái (khi chưa đủ để gây phản xạ phóng nước tiểu và giữ
cho tinh dịch không tràn vào bóng đái khi giao phối).

6.2. Niệu đạo ngoài xoang chậu: external pelvic urethra hay dương vật
(penis)

6.2.1. Đường đi: Từ vòng cung ngồi đi ra ngoài xoang bụng

105
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Rễ dương vật từ vòng cung ngồi đi ra ngoài vách bụng thành một vòng
cung. Đoạn này đường kính lớn và được cố định vào vòng cung ngồi bởi cơ
ngồi hổng bám hai bên mặt dưới xương ngồi.

Thân dương vật : thẳng, nằm dưới bụng được da bụng bao bọc và được
treo bởi 2 dây treo dương vật vào khớp bán động ngồi. Mặt trên là mặt lưng,
Mặt dưới là mặt bụng có đường niệu đạo chạy suốt chiều dài và 2 cơ kéo lùi
dương vật.

Quy đầu (đầu dương vật) có hình dáng khác nhau tuỳ loài gia súc. Có lỗ
mở ra của niệu đạo và nhiều tế bào thần kinh cảm giác. Đầu dương vật được bao
bọc trong bao quy đầu.

6.2.2. Cấu tạo:


Gồm tổ chức liên kết, thể xốp niệu đạo, thể xốp dương vật và các cơ. Trên
1 tiết diện cắt ngang thân dương vật ta thấy 2 phần: trên và dưới

Phần trên (lưng dương vật): Bên ngoài là lớp màng trắng ; Bên trong là
thể hổng dương vật được cấu tạo bởi các sợi cơ trơn xen kẽ trong hệ thống tĩnh
mạch dày đặc phình ra thành các hang chứa máu khi cương cứng.

Phần dưới (bụng dương vật): Trong cùng là niêm mạc niệu đạo có nếp
gấp dọc, nhăn nheo. Lớp giữa là thể hổng niệu đạo. Lớp ngoài là cơ củ hổng, khi
cơ này co rút làm cho nước tiểu hoặc tinh dịch phóng ra thành từng đợt. Dưới cơ
củ hổng là cơ kéo lùi dương vật bám từ dưới hậu môn đến suốt phần dưới thân
dương vật. Khi cơ rút kéo lùi dương vật về phía sau.
* Ngựa: thân dương vật thẳng, quy đầu tù hình hoa sen
* Bò: thân dương vật gấp khúc hình chữ S, quy đầu nhọn.

106
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
* Lợn: thân dương vật gấp khúc hình chữ S, quy đầu xoắn hình mũi khoan.
Phía trong, mặt lưng bao quy đầu có một túi kín hình bầu dục thông với bên
ngoài qua một lỗ tròn, là nơi tích tụ cặn bã của nước tiểu. Các tế bào thượng bì
bị phân giải gây mùi hôi đặc biêt ở con đực giống. Lợn đực thiến túi này teo nhỏ
lại nên ít mùi hôi hơn.
* Chó: Dương vật hình trụ dài. Mặt lưng dương vật lõm chứa xương
dương vật dài bao bọc bởi tổ chức liên kết, do đó thể hổng dương vật được chia
thành hai phần chạy song song với nhau. Đầu dương vật hình tháp. Khi cơ ngồi
hổng co ép vào tĩnh mạch lưng dương vật làm máu ứ lại trong thể hổng ở đầu
dương vật.

7. Các Tuyến sinh dục phụ (assessory glands)


Các tuyến sinh dục phụ gồm: Nang tuyến, tiền liệt tuyến và tuyến củ
hành, chất tiết của tuyến sinh dục phụ đổ vào niệu đạo trong xoang chậu. Dịch
tiết có tác dụng: pha loãng tinh dịch, cung cấp dinh dưỡng cho tinh trùng, tham
gia điều hoà độ pH tinh dịch, nút cổ tử cung, rửa và bôi trơn đường sinh dục cái.

III. Cơ quan sinh dục cái (Female genital organs)


Cơ quan sinh dục cái gồm buồng trứng, ống dẫn trứng (vòi trứng), tử
cung, âm
đạo, âm hộ và tuyến sinh dục phụ hay vú.
Chức năng: Sản sinh tế bào sinh dục cái (trứng), sản sinh hócmon sinh
dục cái,
thực hiện chức năng giao phối, là nơi sảy ra quá trình thụ tinh, nơi phát triển của
hợp tử và thai.

1. Buồng trứng (ovarium; ovary)

107
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

1.1. Vị trí: Buồng trứng nằm phía dưới hõm hông, trước cửa vào xoang chậu,
buồng rứng được treo ở đầu trước của sừng tử cung, cạnh trước dây chằng rộng
(dây chằng của tử cung) và được giữ bởi dây chằng buồng trứng - tử cung và
các mạch quản thần kinh vào nuôi nó.

1.2. Cấu tạo


- Ngoài là lớp màng có lớp tế bào biểu mô hình khối ở ngoài và lớp
màng trắng dai chắc như màng bọc dịch hoàn ở bên trong.

- Trong là mô buồng trứng gồm miền vỏ và miền tuỷ: Miền vỏ


(peripheral cortex) dưới màng trắng, là mô liên kết đệm gồm nhiều sợi chun, sợi
hồ. Miền vỏ sinh ra các nang trứng (noãn bao) ở những giai đoạn phát triển khác
nhau, mỗi nang trứng là 1 túi tròn chứa tế bào trứng bên trong. Miền tuỷ ở giữa
buồng trứng (zona vasculosa; central medulla) gồm mô liên kết sợi xốp chứa
các sợi cơ trơn, mạch máu, thần kinh và lâm ba.

1.3. Sự phát triển của nang trứng, sự rụng trứng và hình thành thể vàng
Miền vỏ có 4 loại nang trứng phát triển như sau:

- Nang trứng nguyên thuỷ(primordial follicle) nằm sát màng trắng, nhỏ
nhất, gồm tế bào trứng hay noãn (oocyte) được bao bọc bởi 1 lớp tế bào nang ở
ngoài (a layer of follicular cells).

- Nang trứng sơ cấp (primary follicle) bao gồm hai loại, nang trứng sơ
cấp với 1 lớp tế bào hạt và nang sơ cấp có nhiều lớp tế bào hạt cùng lớp màng
đáy.

108
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Nang trứng thứ cấp (secondary follicle) lớn hơn nang trứng sơ cấp: lớp
tế bào nang dày gồm nhiều lớp tế bào hình hạt, bên ngoài được bao bởi lớp
màng đáy. Giữa noãn và tầng tế bào nang xuất hiện màng trong suốt. Giai đoạn
sau của nang trứng thứ cấp hình thành xoang nang.

- Nang trứng chín có lớp tế bào hạt nhiều tầng xếp thành hình tia gọi là
lớp tế bào vành phóng xạ. Xoang nang chứa đầy dịch nang. Xung quanh nang
trứng hình thành 2 lớp vỏ: lớp vỏ trong chứa các tế bào kẽ (tế bào vỏ) và mạch
máu; lớp vỏ ngoài là màng liên kết mỏng. Trong quá trình phát triển, các nang
trứng tiến từ ngoại vi vào trung tâm nhưng trứng chín lại di chuyển ra sát bề mặt
vỏ buồng trứng.

* Sự rụng trứng và hình thành thể vàng


Nang trứng chín nằm sát màng vỏ buồng trứng. Dưới tác động của thần
kinh, thể dịch làm miền tuỷ buồng trứng và lớp vỏ trong của nang tuyến xung
huyết cực độ. Xoang nang đầy ắp dịch nang tạo nên một áp lực lớn làm vỡ phần
thành nang nằm trên bề mặt buồng trứng. Tế bào trứng bị tống ra khỏi nang kèm
theo lớp tế bào vành phóng xạ. Lớp vỏ ngoài, vỏ trong được giữ lại ở lớp vỏ
buồng trứng. Hiện tượng tế bào trứng thoát ra khỏi nang là sự rụng trứng. Tế
bào trứng thoát ra rơi vào loa kèn và vào ống dẫn trứng. tại vị trí trứng rụng,
máu từ mao mạch của lớp vỏ lấp đầy xoang nang tạo thành thể hồng tiếp đó các
tế bào nang và tế bào vỏ sinh sản mãnh liệt thay thế máu đông. Vết rách của
nang khép kín lại, thể hồng trở thành thể vàng. Thể vàng tồn tại tuỳ thuộc vào
trạng thái của tế bào trứng trong ống dẫn trứng:
+ Nếu sảy ra hiện tượng thụ tinh thể vàng sẽ phát triển mạnh thành khối
tiết ra
hocmon progesteron để bảo vệ thai làm tổ ở tử cung trong 3-4 tháng đầu. Sau đó
thoái hoá dần dần đến khi đẻ mới kết thúc.

109
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
+ Trường hợp không được thụ tinh tế bào trứng và khối tế bào kèm theo
sẽ bị
tiêu biến đi. Thể vàng cũng chỉ tồn tại 2-3 tuần lễ, sau đó thoái hoá tiêu biến để
lại một vết sẹo trắng trên mặt buồng trứng gọi là thể bạch.

- Mạch quản: Động mạch buồng trứng nhánh bên của động mạnh chủ
sau. Tĩnh mạch đi kèm động mạch. Mạch lâm ba chạy kèm theo động mạch và
đổ vào hạch chậu trong

- Thần kinh đến từ các hạch của đám rối treo tràng sau gồm các sợi giao
cảm và phó giao cảm.

* Ngựa: Miền vỏ ở trong, miền tuỷ ở ngoài và có hố rớt trứng.


Bò: Buồng trứng to, tròn, nhẵn.
Lợn: Buồng trứng hình quả dâu.
Chó: Buồng trứng nhỏ, bề mặt nhẵn.

2.Vòi trứng (ống dẫn trứng, vòi Paplop: Oviductus; oviduct hay fallopian tubes)
Vòi trứng còn gọi là vòi tử cung, là nơi đón nhận tế bào trứng và tế bào
tinh trùng, nơi xảy ra sự thụ tinh và đường di chuyển của hợp tử đến tử cung.

2.1.Vị trí và hình thái: Vòi trứng là một ống dẫn to bằng cọng rơm nằm ở cạnh
trước dây chằng rộng gồm 2 phần. Phần trước hình lao kèn: nằm sát buồng
trứng để hứng trứng rụng. Phần ống: từ cuống loa nối với sừng tử cung.

2.2. Cấu tạo gồm 3 lớp: Ngoài là lớp màng sợi; Giữa là lớp cơ trơn ; Trong là
lớp niêm mạc có nhiều gấp nếp dọc được phủ bởi lớp tế bào thượng bì hình trụ
có lông rung. Nhờ sự nhu động của lớp cơ và sự vận động nhịp nhàng của các

110
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
lông rung, tế bào trứng rơi vào loa kèn được di chuyển về dần về tử cung. Thời
gian di chuyển của trứng trong vòi trứng khoảng 3-10 ngày tùy vào giống loài
gia súc.
- Động mạch đi vào vòi trứng là 1 nhánh của động mạch buồng trứng.
- Thần kinh đến từ các sợi thần kinh phân vào buồng trứng.

2.3. Chức năng: Dẫn trứng từ buồng trứng đến tử cung. Là nơi sảy ra quá trình
thụ tinh (ở 1/3 đầu trên ống dẫn trứng)

3. Tử cung (uterus)

3.1.Vị trí: Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và
niệu đạo trong xoang chậu. Hai sừng nằm ở phần trước xoang chậu. Được cố
định do được gắn với âm đạo và được giữ bởi các dây chằng.

3.2. Hình thái: Tử cung bao gồm sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung.
ở Động vật có các loại tử cung:
- Tử cung kép: gồm 2 tử cung phải và trái . Mỗi bên đều có cổ tử cung và
thông vào 2 âm đạo (tử cung chuột lang)
- Tử cung kép 1 âm đạo: 2 tử cung thông chung vào 1 âm đạo (tử cung
thỏ).
- Tử cung hai sừng gồm 2 sừng thông với một thân và cổ tử cung thông
với 1
âm đạo như ở chó, lợn, bò, ngựa.
- Tử cung đơn : hình quả lê không phân biệt rõ sừng với thân (linh trưởng).

3.3. Cấu tạo: Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong:

111
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Lớp ngoài là lớp màng sợi, dai, chắc phủ mặt ngoài tử cung và nối tiếp
vào hệ thống các dây chằng ; dây chằng rộng: trùm lên cả mặt trên và dưới sừng,
thân tử cung kéo đến thành bên chậu hông ; dây chằng tròn: nhỏ, như một gấp
nếp kéo từ sừng tử cung đến vùng bẹn.

Lớp giữa là lớp cơ trơn gồm: cơ vòng rất dày ở trong, cơ dọc mỏng hơn

ngoài. Giữa 2 tầng cơ chứa tổ chức liên kết sợi đàn hồi và mạch quản, đặc biệt
là nhiều tĩnh mạch lớn. Cơ trơn tử cung dày và khoẻ nhất trong cơ thể

Lớp trong là lớp niêm mạc màu hồng được phủ bởi 1 lớp tế bào biểu mô
hình trụ. Xen kẽ có ống đổ vào của các tuyến nhầy tử cung (các tuyến này nằm
sâu trong lớp đệm)

* Động mạch : có 3 động mạch phân vào tử cung.


+ Động mạch buồng trứng (tương ứng động mạch dịch hoàn trong ở con
đực) nuôi buồng trứng và sừng tử cung là nhánh của động mạch chủ sau.
+ Động mạch tử cung ( còn gọi là động mạch tử cung giữa) từ động mạch
chậu ngoài đến nuôi thân tử cung. (ở con đực là động mạch dịch hoàn ngoài)
+ Động mạch tử cung sau là nhánh của động mạch chậu trong (ở bò, lợn)
hoặc động mạch thẹn trong (ở ngựa, chó) phân vào cổ tử cung và âm đạo.

* Tĩnh mạch có 2 đường nông, sâu nhận máu từ tử cung, bóng đái, âm
đạo.

* Mạch lâm ba: Tử cung có một hệ thống mạch lâm ba dày đặc thành
mạng lưới trong vách cơ tập trung đổ vào hạch tử cung, hạch chậu trong, hạch
dưới động mạch hông.

112
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
* Thần kinh: phân đến từ đám rối hạ vị.

Cấu tạo của tử cung phù hợp với chức năng cung cấp chất dinh dưỡng
cho bào thai, là nơi bảo đảm cho sự phát triển của bào thai, đồng thời có
chức năng đẩy bào thai ra ngoài khi sinh đẻ

* Ngựa: Sừng tử cung ngắn, sừng và thân ghép thành hình chữ T. Thân tử
cung dài. Niêm mạc tử cung có các gấp nếp dọc.Cổ tử cung có một gấp nếp
niêm mạc.
* Bò: Sừng tử cung dài, hai sừng ghép thành hình chữ V. Thân ngắn.
Niêm mạc có các gai thịt hình bát úp. Cổ tử cung có 3 lần gấp nếp niêm mạc.
* Lợn: Sừng dài hình ruột non. Cổ tử cung có các cột thịt xếp theo kiểu
cài răng lược. Niêm mạc tử cung có các gấp nếp dọc.
* Chó: Sừng dài, thân ngắn. Cổ tử cung có một gấp nếp niêm mạc.

4. Âm đạo (vagina): Nối sau tử cung, trước âm hộ, đầu trước giáp cổ tử cung;
đầu sau thông ra tuyến tiền đình; giữa âm đạo và tiền đình có gấp nếp niêm mạc
gọi là màng trinh. Âm đạo là đoạn chung của đường sinh dục và tiết niệu ở con
cái. Cấu tạo của âm đạo gồm 3 lớp: Lớp ngoài là màng sợi; Lớp giữa là cơ trơn
(vòng trong, dọc ngoài); Lớp trong niêm mạc màu hồng có những gấp nếp dọc
và có nhiều tế bào tiết dịch nhờn tập hợp lại thành các chùm tuyến (tiết dịch bôi
trơn và rửa sạch âm đạo). Độ dày của lớp đệm và biểu mô âm đạo phụ thuộc vào
chu kỳ sinh dục.
Động mạch: đến nuôi âm đạo là động mạch âm đạo (nhánh của động
mạch trực tràng dưới). Tĩnh mạch: tập hợp đổ về tĩnh mạch hạ vị. Mạch bạch
huyết: ở phần trên đổ vào hạch tử cung; ở phần dưới đổ vào hạch hạ vị. Thần
kinh đến từ đám rối hạ vị.

113
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
5. Tiền đình âm đạo (vestibulum vagina; sinus urogenitalis)
Là phần lõm phình ra ngăn cách âm đạo với âm hộ và là phần chung của
đường niệu sinh dục ở con cái bao gồm:
- Màng trinh là một nếp gấp gồm 2 lá , phía trước màng trinh thông với
âm
đạo, phía sau thông với âm môn.
- Lỗ niệu đạo (lỗ đái) ở sau và dưới màng trinh.
- Hành tiền đình là 2 tạng cương ở hai bên lỗ niệu đạo. Cấu tạo giống như
thể
hổng dương vật của con đực

6. Niệu đạo của con cái


Là một ống ngắn từ cổ bóng đái đến phía sau và dưới màng trinh. Bò cái
niệu đạo dài 10-12cm, ngựa, lợn, chó 6-8cm, đường kính 1-1,5cm. Cấu tạo
giống niệu đạo trong xoang chậu của con đực gồm: trong cùng là niêm mạc có
nhiều gấp nếp ngang, lòng ống hẹp, lớp đệm tạo thể hổng niệu đạo có các tuyến
niệu đạo ; Giữa là lớp cơ vòng ; Ngoài là màng sợi.

7. Âm hộ, âm môn (vulva): Là bộ phận sinh dục ngoài của con cái, có dạng khe
hẹp hình thoi nằm dưới hậu môn và ngăn cách với nó bởi vùng hồi âm. Âm hộ
có 2 môi gặp nhau ở mép trên và mép dưới tạo nên một khe hẹp ở giữa là âm
môn. Môi âm hộ có sắc tố, tuyến mồ hôi, tuyến bã tiết ra chất nhờn trong và hơi
dính.

8. Âm vật (trong hố âm vật): nằm ở phía trước mép dưới âm hộ bị phần dưới 2
môi che phủ. Âm vật có cấu tạo như dương vật (nhưng nhỏ) và là tạng cương
của đường sinh dục cái và được dính vào phần trên khớp bán động ngồi bị bao
xung quanh bởi cơ ngồi hổng. Âm vật được phủ bởi lớp niêm mạc có chứa các

114
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
đầu mút thần kinh cảm giác, lớp thể hổng và tổ chức liên kết bao bọc gọi là mạc
âm vật.
* Mạch quản, thần kinh phân vào tiền đình âm đạo, âm hộ:
+ Động mạch do các nhánh của động mạch thẹn trong phân vào.
+ Tĩnh mạch cùng tên và đi cùng động mạch nhưng ngược chiều.
+ Mạch bạch huyết đổ vào hạch bẹn nông và sâu.
+ Thần kinh giao cảm phân vào các tạng cương cứng ở tiền đình và âm
vật. Các nhánh của đám rối tử cung âm đạo phân vào lớp khác. Thần kinh tuỷ
sống hông khum phân đến các cơ thắt.

9. Vú (mamma) Tuyến vú thuộc loại tuyến da do sự biến đổi của tuyến mồ hôi
mà thành. Hoạt động sinh lí của tuyến vú liên quan mật thiết đến chu kì sinh dục
và cơ quan sinh dục cái. Vì vậy có thể xem tuyến vú như là bộ phận bên ngoài
của cơ quan sinh dục.Vị trí và số lượng vú khác nhau tuỳ từng loài. Vú gồm bầu
vú và núm vú.

Cấu tạo gồm các lớp:


+ Lớp da: Do da bụng làm thành. Lớp da này mỏng, mịn, nhạy cảm.
+ Lớp vỏ là mô sợi liên kết đàn hồi nằm dưới da phát ra các bức ngăn đi
vào trong chia vú thành nhiều thuỳ, mỗi thuỳ có chứa các chùm tuyến sữa. Hai
lớp màng cân nông và sâu ngăn cách hai bầu vú bên phải và trái.
+ Mô tuyến có mầu vàng xám giống tuyến nước bọt gồm các chùm tuyến
xếp hình vòng tròn, mỗi tuyến có 1 ống tiết sữa hướng về xoang sữa ở gần núm
vú. Từ xoang sữa có các ống dẫn sữa đổ ra đầu núm vú. Số lượng ống dẫn khác
nhau tuỳ theo loài gia súc.
+ Mô mỡ là mô đệm xen giữa các thuỳ tuyến.
+ Động mạch phân đến vú ở bò, ngựa là động mạch thẹn ngoài nhánh
bên của động mạch chậu ngoài . ở lợn, chó còn có thêm động mạch ngực ngoài

115
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
phân đến.
+ Thần kinh gồm: Hai đôi dây thần kinh hông (từ đốt 1-3 ); thần kinh
thẹn ngoài và thần kinh giao cảm.
+ Mạch bạch huyết đổ về hạch vú.
* Ngựa: Có một đôi vú ở hai bên bẹn, mỗi vú có 2 bể sữa và 2 ống dẫn
sữa.
* Bò: Có hai đôi vú, mỗi vú có một bể sữa và một ống dẫn sữa.
* Lợn: Có 6-7 đôi vú ở dưới ngực và dưới bụng. Mỗi vú có 2-3 ống dẫn
sữa ra
ngoài, không có bể sữa.
* Chó: Có 4-5 đôi vú. Mỗi vú có 6-12 ống dẫn sữa.

Chương VI: HỆ TUẦN HOÀN


Angiologia; Cardiovascular system

Hệ tim mạch (hệ tuần hoàn) bao gồm: Máu; Tim và các mạch máu.

Chức năng: Làm nhiệm vụ bơm máu, dẫn truyền máu đến các cơ quan
trong cơ thể, nơi diễn ra quá trình trao đổi chất (cung cấp oxy, chất dinh dưỡng
và lấy đi các chất thải của quá trình trao đổi chất ở mô bào).

116
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
I. Máu: Blood
Máu thuộc loại mô liên kết (connective tissue). Trong máu chứa các tế
bào máu
(blood cells) , các mảnh tế bào (cell fragments) và huyết tương.(plasma). Máu
lưu thông trong tim và các mạch máu. Máu chiếm khoảng 8% khối lượng cơ thể.

1.1. Chức năng của máu

Chức năng vận chuyển (transfortation function): Vận chuyển khí (CO2
và O2); Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất điện giải và nước từ đường tiêu hoá
đến các mô bào và các chất thải từ các mô bào đến thận cho quá trình lọc nước
tiểu; Vận chuyển vitamin D, axit lactic, hormon…

Chức năng duy trì cân bằng(maintenance function):Máu đóng vai trò
quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi, là dung dịch đệm (buffer) của
các loại hormon, enzyme; Duy trì cân bằng chất điện giải; Điều hoà thân nhiệt;
Hàn gắn vết thương và giúp cho quá trình phục hồi chức năng.

Chức năng bảo vệ (protection function): Máu đóng vai trò quan trọng
trong hệ miễn dịch (immune system) giúp chống lại các tác nhân bện ngoài như
vi sinh vật và chất độc.

1.2. Các thành phần của Máu:

Huyết tương(plasma) chứa các protein huyết tương (plasma proteins)


bao gồm
albumin, globulin và fibrinogen. Ngoài ra còn có các ion, chất dinh dưỡng, các
chất thải của quá trình trao đổi chất, khí và các thành phần lưu thông trong máu.

117
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

Các thành phần hữu hình trong máu (formed elements) bao gồm:
- Hồng cầu (erythrocytes hay red blood celsl)
- Bạch cầu (leucocytes hay white blood cells) gồm các bạch cầu trung tính
(neutrophils), bạch cầu ái toan (eosinophils), bạch cầu ái kiềm (basophils), lâm
ba cầu (lymphocytes) và bạch cấù đơn nhân (monocytes)
- Tiểu cầu (platelets hay thrombocytes).

II. Tim: (cor; the heart)


Tim đóng vai trò như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu lưu thông trong
các mạch máu. Thực chất tim bao gồm hai chiếc bơm trong một bơm lớn.
Tim bên phải thu máu từ các cơ quan đi về theo hệ tĩnh mạch và bơm máu
theo vòng tuần hoàn phổi (pulmonary circulation) đưa máu đến phổi (ở phổi
diễn ra quá trình thải CO2 và nhận O2 sau đó trở về tim trái).
Tim trái thực hiện chức năng đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể, cung
cấp oxi, chất dinh dưỡng, nguyên liệu cho các quá trình trao đổi chất tại các cơ
quan.
Loài lưỡng tiêm có hệ mạch kín nhưng chưa có tim. Máu vận chuyển
được nhờ
sự co bóp của mạch máu.
Cá có tim hai ngăn một tâm nhĩ thu máu về qua xoang tĩnh mạch và một
tâm thất đẩy máu lên khe mang
Lưỡng thê, tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ tách biệt nhau và 1 tâm thất thông
với cả 2
tâm nhĩ
Loài bò sát có hai vòng tuần hoàn nhỏ và lớn. Tim đã có 4 ngăn nhưng
hai tâm
nhĩ vẫn có lỗ thông với nhau.

118
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Lớp chim, lớp thú và bộ linh trưởng tim có bốn ngăn riêng biệt (hai tâm
nhĩ và hai tâm thất) cùng hai vòng tuần hoàn hoàn chỉnh thực hiện chức năng
dẫn máu đến trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí, dinh dưỡng ở các cơ quan.

2.1. Vị trí của tim


Tim gia súc có hình nón, đáy quay về trước và đỉnh quay về sau, nằm
trong lồng ngực, chéo từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ phải sang trái,
khoảng từ xương sườn 3-6. Tim bị hai lá phổi trùm che và lệch về bên dưới phổi
trái, giữa tim có một rãnh sâu. Đỉnh tim tựa lên xương ức gần vách ngực trái, vì
thế có thể nghe tim, gõ tim ở bên trái lồng ngực.

2.2. Hình thái ngoài của tim


Mặt ngoài tim có một rãnh vành tim chạy vòng quanh tim (coronary
sulcus) chia tim thành hai nửa, nửa trên là khối tâm nhĩ (auricles) nhỏ hơn. Nửa
dưới là khối tâm thất (cordis ventricles). Ở người hai nửa tim đối xứng, trục dọc
tim trùng với trục cơ thể. Ở gia súc đường trục tim bị xoắn vặn, xoang tim phải
ở phía trước (nên còn gọi là tim trước) , xoang tim trái ở phía sau (còn gọi là tim
sau)

2.2.1. Khối tâm thất (ventriculi cordis) có hai mặt, hai cạnh, một đáy, một
đỉnh.

Mặt phải tròn trơn có một rãnh mạch quản (sulcus interventricularis) đi
đến đỉnh tim và song song với trục tim chứa nhánh đứng của động mạch vành
phải và tĩnh mạch vành phải. Rãnh này chia mặt phải làm 2 phần: phần trước
thuộc tâm thất phải (ventriculus dexter), phần sau thuộc tâm thất trái

119
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Mặt trái có một rãnh mạch quản đi chéo với đường trục của tim nhưng
không đi đến đỉnh tim (sulcus interventricularis paraconalis).
Cạnh trước (tâm thất phải) cong lồi chéo về sau và tựa lên xương ức.

Cạnh sau (thuộc về thất trái ) ngắn hơn, gần như đứng thẳng.

Đỉnh tim (apex cordis) tròn, mềm, cong sang trái và thuộc tâm thất trái.

Đáy tim (basis cordis) chính là rãnh vành tim với khối tâm nhĩ ở trên.

2.2.2. Khối tâm nhĩ : Nằm phía trên rãnh vành tim, trùm lên đáy tâm thất,
ôm lấy gốc động mạch chủ. Khối tâm nhĩ gồm hai phần:
Tâm nhĩ phải (left atrium) ở phía trước, nhận máu từ tĩnh mạch chủ trước
và tĩnh mạch chủ sau đổ về.
Tâm nhĩ trái (right atrium) lệch về sau, nhận máu từ 4-8 tĩnh mạch phổi
đổ về.

2.3. Hình thái trong : Trong tim có một vách ngăn dọc theo trục chia tim thành
2 nửa: tim phải (right heart) chưá máu đỏ sẫm và tim trái (left heart) chứa máu
đỏ tươi. Phần ngăn cách giữa hai tâm nhĩ là vách liên nhĩ (interatricle septum)
Phần ngăn giữa hai tâm thất là vách liên thất (interventricular septum)
* ở loài động vật bậc thấp trên vách liên nhĩ có lỗ botan (Botali) thông
giữa hai tâm nhĩ. Đến loài có vú lỗ botan đóng kín lại chỉ còn là vết sẹo.

2.3.1. Xoang tim phải : Gồm tâm nhĩ phải ở trên và xoang thất phải ở dưới

Tâm nhĩ phải (right atrium) Nằm trên tâm thất phải, trước tâm nhĩ trái,
có 4 thành giới hạn nên xoang nhĩ phải: Thành phải tiếp nhận tĩnh mạch chủ

120
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
trước và tĩnh mạch chủ sau đổ về ; Thành trái ở phía trước, trơn, không có lỗ
thông ; Thành dưới thông với thất phải qua lỗ nhĩ thất phải (right
atrioventricularcanal) có van 3 lá (tricuspid valve). Thành sau là vách liên nhĩ có
vết sẹo của lỗ botan (botali fossa)
Tâm thất phải (right ventricule) gồm 2 thành, một đáy và một đỉnh:
Thành trước mỏng, cong lõm; Thành sau cong lồi, là mặt trước vách liên thất.
Trên thành xoang chứa các mấu lồi cơ (papillary muscles) gọi là chân cầu. Có 3
loại chân cầu:
+ Chân cầu loại 1 là ba cột thịt hình tháp đáy rộng, đỉnh nhô cao làm chỗ
bám cho các dây gân của van tim (chordae tendineae.)
+ Chân cầu loại 2 là những sợi cơ chạy ngang nối 2 thành tim với nhau
có tác dụng chống giãn tim.
+ Chân cầu loại 3 là những cột thịt khắc trạm lên thành tim
+ Đáy tâm thất phải: là vách ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, có 2
lỗ quan trọng: lỗ nhĩ thất phải và lỗ động mạch phổi
+ Lỗ nhĩ thất phải (right atrioventricular canal) nằm phía trước, to hơn,
hình vành khuyên cấu tạo bởi một vòng nhẫn sợi làm chỗ bám cho van nhĩ thất
phải hay van 3 lá (tricuspid valve) gồm 3 lá hình tam giác. Cạnh trên các lá bám
vào vòng nhẫn sợi, đỉnh quay xuống dưới đính với các chân cầu loại một không
cho máu chảy ngược lên tâm nhĩ khi tâm thất co lại.
+ Lỗ động mạch phổi (pulmonary aortic canal) nhỏ hơn, nằm bên trái lỗ
nhĩ thất. Van động mạch phổi (pulmonary semilunar valve) gồm ba lá giống tổ
chim én nên còn gọi là van 3 lá tổ chim hay van bán nguyệt (aortic
semilunarvalve)
Tác dụng: không cho máu chảy ngược từ động mạch phổi về tâm thất.
Đỉnh tâm thất phải cách đỉnh tim khoảng 2-3 cm.

2.3. 2. Xoang tim trái

121
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

Tâm nhĩ trái (left atrium): Nằm trên tâm thất trái, sau tâm nhĩ phải.
Thành trơn nhẵn, dày, khoẻ hơn nhĩ phải. Thành sau hình thành môt túi kín.
Tâm nhĩ trái tiếp nhận 4-8 lỗ đổ về của tĩnh mạch phổi (pulmonary veins).
Thành dưới thông với thất trái qua lỗ nhĩ thất trái (left atrioventricular canal)

Tâm thất trái (left ventricle): nằm bên trái và phía sau thất phải. Thành
dày khoảng 3-4cm Trên thành xoang cũng có 3 loại chân cầu (nhưng chỉ có hai
chân cầu loại 1). Đỉnh có thành rất dày thuộc đỉnh tim. Đáy có 2 lỗ thông: lỗ nhĩ
thất trái và lỗ động mạch chủ gốc.
- Lỗ nhĩ thất trái (left atrioventricular canal) gần giống lỗ nhĩ thất phải
nhưng nhỏ hơn. Lỗ này có van nhĩ thất trái (left atrioventricular valve) gồm 2 lá
( còn gọi là van 2 lá hay van tăng mão (bicuspid valve hay mitral valve). Lá
trước to hơn lá sau. Cả 2 lá có từ 6-8 dây gân bám vào 2 đỉnh chân cầu loại 1.
- Lỗ động mạch chủ gốc nằm giữa lỗ nhĩ thất phải và lỗ động mạch phổi.
Có van 3 lá tổ chim như ở lỗ động mạch phổi. Hoạt động của van nhĩ thất trái và
van động mạch chủ gốc giống như van nhĩ thất phải và van động mạch phổi và xảy
ra cùng thời điểm.

So sánh các đặc điểm chính hai nửa của tim


Xoang tim phải Xoang tim trái

122
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Máu - Chứa máu đen - Chứa máu đỏ.

- Tâm nhĩ - Nhận các tĩnh mạch chủ trước - Nhận các tĩnh mạch phổi đổ
và chủ sau đổ vào về.

- Lỗ nhĩ - Có van ba lá. - Có van hai lá.

thất - Thành mỏng, truớc lồi sau - Thành dày hình nón trụ.

- Tâm thất lõm - Thông với động mạch chủ,


- Thông với động mạch phổi, gốc động mạch cũng có van bán
gốc động mạch có van bán nguyệt (van tổ chim)
nguyệt. - Thuộc tâm thất trái
- Đỉnh tim
- Tâm thất phải cách đỉnh tim
chừng 2 - 3cm

2.4. Cấu tạo tim: Tim được cấu tạo bởi cơ pha thần kinh, màng trong và ngoài
tim

2.4.1. Cơ tim (myocardium): Tạo nên vách các xoang tim gồm: Cơ tâm thất
dầy, chắc, khoẻ; Cơ tâm nhĩ mỏng và yếu hơn. Cơ tim gồm các bó sợi hình vòng
cung 2 đầu bám vào các vòng nhẫn sợi bao quanh các lỗ nhĩ thất và các lỗ động
mạch. Bờ trong vòng nhẫn tách ra các mảnh sợi tạo thành các lá van tim (van
hai lá, van ba lá, van tổ chim). Tim có tính co bóp tự động vì sợi cơ tim chia làm
2 loại: sợi co bóp và sợi pha thần kinh.

Sợi cơ co bóp: Bao gồm các tế bào cơ tim (cardiac muscle cells)

- Cơ tâm nhĩ: Gồm 2 loại sợi, sợi chung và sợi riêng.

123
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
+ Các sợi riêng hai đầu bám vào một vòng nhẫn nhĩ thất tạo nên
vách của mỗi tâm nhĩ và vách liên nhĩ.
+ Sợi chung là 2 băng cơ chạy ngang, mỗi đầu sợi bám vào một
đầu vòng nhẫn nhĩ thất. Sợi chung bao chung cả 2 tâm nhĩ

- Cơ tâm thất: Gồm 3 lớp cơ


+ Lớp ngoài là các sợi chung chạy chéo, bám từ vòng nhẫn nhĩ thất
bên này đi xuống đỉnh tim uốn thành hình số 8 rồi đi lên trên bám vào
vòng nhẫn nhĩ thất bên kia làm thành cái túi bao chung cả hai tâm thất
+ Lớp trong có các sợi riêng chạy chéo, một đầu bám vào vòng
nhẫn nhĩ thất, đi xuống đỉnh tim quay lên bám vào phía đối diện của cùng
vòng nhẫn ấy. Các sợi riêng áp lưng vào nhau tạo nên vách liên thất và
tạo thành một cái túi riêng cho mỗi tâm thất.
+ Lớp giữa gồm các sợi cơ chạy vòng ngược chiều với lớp ngoài
tạo thành cái bao chung cho 2 túi tâm thất, trừ phần đỉnh tim.

Sợi cơ pha thần kinh : Tạo nên một mạng lưới nằm lẫn trong sợi cơ co
bóp. Có chức năng điều hoà sự co bóp của các buồng tim. Hệ thống cơ pha thần
kinh gồm các nút và các bó sợi (conducting bundles).
- Nút Ket và Flac (Keith-Flack node) hay nút xoang ( sinoatrial node)
nằm trong thành xoang tĩnh mạch ngay dưới nội tâm mạc (nơi tĩnh mạch chủ
trước và sau đổ về tâm nhĩ phải ). Các sợi từ nút này đi về hai tâm nhĩ và vách
liên nhĩ qua lỗ sẹo botan đến liên hệ với nút thứ hai.
- Nút Atchoff-Tawara hay nút nhĩ thất (atrioventricular node) nằm trên
vách nhĩ thất gần lá trong của van 3 lá (tim phải) và lỗ xoang tĩnh mạch vành.
Nút này tập trung các kích thích, xung động truyền từ tâm nhĩ xuống.
- Bó His (atrioventricular bundle) từ nút atchoff-tawara đi trong vách liên
thất dưới màng nội tâm mạc, đến đỉnh tim thì chia làm 2 bó: bó phải và bó trái

124
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
đi vào vách tâm thất phải và trái phân thành các sợi nhỏ kết thành mạng lưới
trong các sợi cơ tâm thất gọi là mạng sợi Purkinje (Purkinje fibers). Bó His, và
sợi Purkinje dẫn truyền kích thích từ vách nhĩ thất xuống tâm thất.

2.4.2. Màng trong tim hay nội tâm mạc (endocardium): Lót trong thành các
xoang tim và tiếp xúc với máu đồng thời nối tiếp với lớp nội mạc của động
mạch phổi, động mạch chủ gốc, phủ lên cả các van tim.

2.4.3. Màng ngoài tim (perricardium) hay ngoại tâm mạc: Gồm bao sợi ở
ngoài và bao thanh mạc ở trong.

Bao thanh mạc (pericardium serorum): gồm lá thành và lá tạng.


- Lá tạng (visceral pericardium hay epicardium) hay màng trên tim: Phủ mặt
ngoài cơ tim Khi đến các mạch quản thì nó bẻ gập lại và tiếp tục bằng lá thành Các
mạch quản lớn ở đáy tim có một phần nằm trong và một phần nằm ngoài bao thanh
mạc.
- Lá thành (parietal pericardium) ở ngoài lá tạng, áp sát vào bao sợi.
* Giữa lá thành và lá tạng tạo nên một xoang màng tim (pericardial
cavity) là xoang ảo. Chứa ít dịch trong, nhờn làm giảm ma sát giúp tim hoạt
động dễ dàng.

Bao sợi (fibrous pericardium): là tổ chức sợi liên kết do phế mạc giữa
tạo thành, nó bao bọc ngoài bao thanh mạc. Phần kéo dài của bao sợi tạo thành
các dây chằng để giữ cho tim ở vị trí nhất định.

2.4.4. Các động mạch nuôi tim: Hai động mạch vành tim: động mạch vành
phải và động mạch vành trái tạo nên một hệ thống riêng nuôi tim

125
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Động mạch vành phải (right coronary artery)
Xuất phát từ phía trước gốc động mạch chủ gốc, đi về phía trước đến rãnh ngang
của tim thì bẻ cong sang bên phải, về phía sau, đến rãnh dọc mặt phải của tim thì
phân thành 2 nhánh: Nhánh thẳng đứng và rãnh nằm ngang.
Nhánh thẳng đứng đi theo rãnh dọc ở mặt phải tim. Trên đoạn đường đi
phân các nhánh nhỏ về trước cho tim phải và về sau cho tim trái.
Nhánh nằm ngang đi theo rãnh nhĩ thất rồi tiếp hợp với nhánh nằm ngang
bên trái, phát ra các phân nhánh cho tâm nhĩ phải và đáy tâm thất phải.

Động mạch vành trái (left coronary artery)


Xuất phát từ bên trái gốc động mạch chủ, luồn dưới gốc động mạch phổi
ra ngoài rồi phát ra 2 nhánh thẳng đứng và nằm ngang
Nhánh thẳng đứng chạy theo rãnh dọc ở mặt trái, tắt dần khi đến gần đỉnh
tim.
Dọc đường phát nhiều phân nhánh về phía trước cho vách tâm thất phải và
nhánh phía sau cho tâm thất trái, các nhánh tiếp hợp với nhánh đứng động mạch
phải.
Nhánh nằm ngang chạy từ trước ra sau, trái sang phải trong rãnh nhĩ thất.
Phát ra các nhánh lên trên cho tâm nhĩ trái, xuống dưới cho vùng đáy tâm thất
trái.

* Như vậy tim được cấp máu bởi một vòng lưới động mạch vành tim: Một mạng
lưới đi ra từ các nhánh nằm ngang; một mạng lưới đi ra từ các nhánh thẳng
đứng. Các nhánh của mạng lưới chỉ tiếp hợp với nhau qua hệ mao mạch nên các
động mạch này không thể thay thế cho nhau được. Vì thế một trong các nhánh
bị tắc nghẽn dễ dẫn đến ngưng trệ tuần hoàn máu của quả tim.

126
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
2.4.5. Tĩnh mạch của tim: Các tĩnh mạch thu máu về hầu hết đều đổ vào tĩnh mạch
vành lớn.
Tĩnh mạch vành lớn (cardiac maginal coronary vein) chạy lên từ đỉnh
tim, song song với nhánh đứng động mạch vành phải , quay về sau sang trái
theo rãnh nhĩ thất và phình ra thành xoang vành (coronary sinus) rồi đổ vào tâm
nhĩ phải dưới lỗ đổ về của tĩnh mạch chủ sau. Nhận máu từ tĩnh mạch chéo của
tâm nhĩ trái, tĩnh mạch sau của tâm thất trái, các nhánh tĩnh mạch theo động
mạch vành trái, nhánh của xoang vành, tĩnh mạch liên thất, tĩnh mạch tim bé.

2.4.6. Mạch bạch huyết (cardiac lymph vessels): Gồm hai dòng trước và sau
chạy song song với động mạch vành đổ vào các hạch phế quản, hạch liên phế
quản.

2.4.7. Thần kinh (cardiac nerves):


- Thần kinh tự chủ: gồm các nút thần kinh, bó hiss và sợi Purkingje
(xem phần cơ thần kinh)
- Sợi thần kinh giao cảm xuất phát từ các hạch cổ dưới hay hạch hình
sao.
- Sợi phó giao cảm là các nhánh của dây thần kinh X ( dây phế vị ). Các
dây thần kinh trước khi phân vào tim tạo thành các đám rối tim (cardial plexus)
trong đó có các hạch trước tạng như hạch wrisberg ở dưới cung động mạch chủ.

So sánh tim của các loài gia súc

* Ở ngựa: Đáy tim đến ½ chiều cao của xương sườn số 3, đỉnh tim lệch
về trái đến mỏm cuối của sụn sườn số 6 cách xương ức 1cm, cách cơ hoành 6cm
đến 8 cm.

127
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
* Ở lợn: Tim lợn về ngoại hình là trung gian giữa ngựa và bò. Vị trí tim
nằm từ xương sườn số 3 đến sụn sườn số 7.

* Ở chó: Tim chó so với tim của bò và ngựa thì tròn hơn, đỉnh tim hơi tù.
Vị trí tim chó nằm từ xương sườn số 3 đến sụn sườn số 7, có khi kéo đến sụn
sườn số 8.

III. Các ống mạch (blood vessels) gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch:
Sự tuần hoàn máu trong các mạch chịu sự điều khiển của thần kinh thực
vật. Trong vách mạch quản có các sợi sau hạch của thần kinh giao cảm và phó
giao cảm, các cơ quan tụ cảm (receptor): cơ quan thụ cảm áp lực (pressure
receptor) và cơ quan nhận cảm hoá học (chemoreceptor).

3.1. Động mạch : arteries: Là những ống mạch dẫn máu từ tim đi tới các cơ
quan
mô bào. Tuỳ theo kích thước cấu tạo người ta chia làm 3 loại động mạch:
- Động mạch chun có đường kính lớn nhất.
- Động mạch cơ đường kính trung bình.
- Tiểu động mạch đường kính nhỏ là các phân nhánh của động mạch cơ.

* Cấu tạo thành động mạch gồm 3 lớp


- Lớp trong (tunica intima) là lớp nội mạc gồm những tế bào nội mô dẹp
(endothelium), bên dưới có màng liên kết sợi chun tạo thành các nếp gấp dọc.
- Lớp giữa (tunica media) là lớp dầy nhất: có cấu tạo chủ yếu là các lá sợi
chun (ở động mạch chun) hoặc cơ trơn (ở động mạch cơ).
- Lớp ngoài (tunica adventia) mỏng. ở động mạch chun là mô liên kết sợi
xốp, ở động mạch cơ lớp này dầy hơn và chứa các sợi tạo keo và sợi chun.

128
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
* Các tiểu động mạch có thành mỏng cũng gồm 3 lớp: Trong cùng là nội
mô; giữa là lớp cơ trơn mỏng; ngoài được bao bởi mô sợi xốp.
Các động mạch xuất phát từ tim đường kính lớn lớn, khi phân chia nhánh
thì nhỏ dần. Các mạch lớn ở gần tim l phần lớn là các động mạch chun. Các
động mạch xa tim phải tự co bóp để đẩy máu đi vì thế chúng là các động mạch
cơ. Tuỳ theo vị trí phân ra động mạch ngoài cơ quan và động mạch trong cơ
quan. Các động mạch ngoài cơ quan: đường kính to và phân nhánh thành các
động mạch trong cơ quan.

3.2. Mao mạch (capillaries): Là các mạch quản nhỏ nhất nằm trong các tổ
chức, là nơi trao đổi chất giữa máu với các mô, tế bào và liên kết với nhau
thành mạng lưới (capillary network), vách của mao mạch rất mỏng gồm:
Lớp tế bào nội mô (squamous epithelial cells)
Lớp màng đáy (basement membrane)
lớp màng ngoài (pericapillary membrane).

3.3. Tĩnh mạch (veins) Là những ống mạch dẫn máu từ các cơ quan về tim
(ngược chiều động mạch).
-Thành tĩnh mạch có cấu tạo tương tự thành động mạch, nhưng mỏng
hơn, đặc biệt là lớp cơ và các yếu tố đàn hồi kém phát triển.
- Càng xa tim đường kính tĩnh mạch càng giảm vì vậy hình thành các tĩnh
mạch lớn (large veins), tĩnh mạch trung bình (medium veins) và tĩnh mạch nhỏ
(small veins)
- Trong lòng tĩnh mạch có các van (valves) do lớp nội mạc và các màng
sợi chun bên trong gấp nếp tạo thành. Van tĩnh mạch gần giống như van tổ chim
ở tim nhưng dài hơn. Các van có tác dụng chỉ cho máu chạy một chiều về tim
mà không chạy ngược lại. Van phát triển nhất ở các tĩnh mạch xa tim, đặc biệt là

129
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
các tĩnh mạch ở chi sau. Các tĩnh mạch nhỏ (đường kính < 2mm như tĩnh mạch
não hay tĩnh mạch tạng) ít khi có van.
- Các tĩnh mạch nhỏ nhất tiếp cận với mao mạch có cấu tạo đơn giản là
lớp nội mô và một màng liên kết mỏng .
- ở một số cơ quan, tĩnh mạch tạo nên các đoạn phình ra chứa máu gọi là
xoang tĩnh mạch.

3.4. Liên hệ giữa động mạch và tĩnh mạch


- Động mạch dẫn máu đến các cơ quan, mô bào sau đó máu chảy trong
mạng lưới mao mạch rồi vào các tĩnh mạch tế bào
- Mao mạch là cấu nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
- Trong một số cơ quan, động mạch nhỏ còn liên hệ trực tiếp với tĩnh
mạch qua cầu nối động tĩnh mạch: Động mạch phân làm hai nhánh, một nhánh
phân thành hệ mao mạch còn một nhánh nối thẳng với tĩnh mạch.
- Một động mạch thường đi với một tĩnh mạch. Động mạch nhỏ ở sâu
thường đi kèm với hai tĩnh mạch. ở dưới da, tĩnh mạch lại không có động mạch
đi kèm.
- Động mạch và tĩnh mạch được nuôi dưỡng bởi các mạch nhỏ xuất phát
ngay từ các mạch lớn.

3.5. Sơ đồ tuần hoàn máu:

130
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

3.5.1. Tuần hoàn máu ở động vật trưởng thành

Vòng tuần hoàn nhỏ hay vòng tuần hoàn phổi (pulmonary circulation)
Máu từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến phổi. Tại phổi diễn ra quá
trình trao đổi khí giữa các mao mạch quanh phế nang và các phế nang (máu
nhận oxy và thải carbonic) Sau đó tập trung theo 4-6 tĩnh mạch phổi đổ về tâm
nhĩ trái.

Vòng tuần hoàn lớn hay vòng tuần hoàn cơ thể (systemic circulation)
Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ (aorta) phân làm hai
đường (động mạch chủ trước và động mạch chủ sau) đến các cơ quan trong cơ
thể (trừ một vài nơi như lông, móng chân, màng cứng của cầu mắt, tinh cầu...).
Ở các cơ quan diễn ra quá trình trao đổi, cung cấp chất dinh dưỡng cho mô bào
qua hệ thống các mao mạch. Sau đó máu theo hệ thống các tĩnh mạch tập trung
vào tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau đổ về tâm nhĩ phải. Máu đến nuôi
dưỡng các cơ quan thuộc hệ tiêu hoá sau khi thực hiện chức năng cung cấp dinh
dưỡng, hấp thu dưỡng chất từ đường tiêu hoá tập trung đổ về tĩnh mạch cửa, vào
gan sau đó theo tĩnh mạch trên gan đổ về tĩnh mạch chủ sau.

131
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
3.5.2. Tuần hoàn máu trong bào thai

Một số đặc điểm dinh dưỡng của bào thai:


- Phát triển trong tử cung cơ thể mẹ
- Chưa có hoạt động hô hấp bằng phổi
- Sự hấp thu dinh dưỡng qua ruột chưa được thực hiện
- Chất dinh dưỡng và oxy được cơ thể mẹ cung cấp qua nhau thai
* Nhau thai được hình thành do sự kết hợp giữa màng nuôi (amnion
membrane)
của bào thai và niêm mạc của tử cung của mẹ.
Các mạch quản ở nhau thai dẫn máu đỏ từ cơ thể mẹ để nuôi thai tập
trung thành tĩnh mạch rốn thai (umbrical vein) chui qua vòng rốn đến rốn gan và
chia làm hai nhánh: một nhánh đi vào tĩnh mạch cửa (hepatic portal vein) vào
gan; một nhánh gọi là cầu tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch chủ sau của bào thai
(máu được pha trộn làn thứ nhất ở gan và tĩnh mạch chủ sau của bào thai), sau
đó đổ về tâm nhĩ phải, tại đây máu gặp máu đen từ tĩnh mạch chủ trước và tĩnh
mạch vành tim đổ về (nên máu được pha trộn lần hai) rồi từ tâm nhĩ phải đổ qua
lỗ Botal trên vách liên nhĩ sang tâm nhĩ trái. Máu từ nhĩ trái xuống tâm thất trái
rồi theo động mạch chủ để phân phối cho khắp cơ thể. Một phần máu từ tâm nhĩ
phải xuống tâm thất phải rồi đổ vào động mạch phổi.
Do phổi bào thai chưa hoạt động nên chỉ có phần rất nhỏ máu vào nuôi
phổi, phần lớn máu theo ống thông động mạch đổ vào động mạch chủ sau phân
phối cho nửa sau cơ thể. Từ động mạch chủ sau máu vào động mạch rốn đi qua
vòng rốn đến nhau thai. Mỗi lần tim thai co bóp máu từ động mạch chủ sau
được vào động mạch rốn qua tĩnh mạch nhau thai về tử cung mẹ. Khi khí
cacbonic tích tụ trong máu kích thích các trung tâm hô hấp làm phổi bắt đầu
hoạt động. Tâm nhĩ trái bắt đầu thu hồi máu đỏ từ các tĩnh mạch phổi đổ về nên
áp xuất máu giữa hai tâm nhĩ dần dần được cân bằng. Máu từ tâm nhĩ phải

132
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
không chạy sang tâm nhĩ trái nữa, lỗ thông Botan trên vách liên nhĩ được khép
kín lại thành một vết sẹo. Vòng tuần hoàn phổi thay thế vòng tuần hoàn nhau
thai. ống thông giữa động mạch chủ và động mạch phổi trở thành thừng đặc
ruột. Động mạch rốn biến thành hai dây chằng bên của bóng đái. Tĩnh mạch rốn
biến thành
dây chằng gan.

III. Các mạch quản chính của cơ thể Gia súc

4.1. Mạch quản vòng tuần hoàn nhỏ:


Động mạch phổi (pulmonary artery): Xuất phát từ tâm thất phải trước
động mạch chủ gốc, đi lên phía trước hơi chếch sang trái, tới rốn phổi nó hơi
uốn cong và chia làm 2 nhánh để phân vào 2 lá phổi, động mạch phổi phải dài
và lớn hơn động mạch phổi trái. Trước khi phân nhánh, động mạch phổi được
cột vào động mạch chủ gốc bởi dây chằng động mạch (là di tích của ống thông
động mạch đã thoái hoá). Động mạch phổi phải nằm sau đoạn động mạch chủ
gốc và tĩnh mạch chủ trước. Động mạch phổi trái nằm trước đoạn động mạch
chủ sau. Khi vào trong 2 lá phổi các động mạch phổi phân làm nhiều nhánh đi
vào các thuỳ phổi rồi phân thùy kiểu rễ cây phân đến các tiểu thuỳ phổi và các
phế nang để thực hiện trao đổi không khí.
Tĩnh mạch phổi (pulmonary veins) ở các phế nang, các mao quản phổi lớn
dần tập trung thành 4-8 tĩnh mạch phổi đổ về bờ trái và bờ phải của tâm nhĩ trái.
Các tĩnh mạch phổi không có van ở trong thành mạch.

4.2. Mạch quản vòng tuần hoàn lớn (vessels of systemic circulation).

4.2.1. Động mạch

133
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Động mạch chủ gốc (root aorta):Xuất phát từ tâm thất trái, đi lên trên về
trước gọi là động mạch chủ lên (đoạn này rất ngắn và phát ra 2 động mạch vành
tim để nuôi tim, sau đó tạo thành phình động mạch chủ). Sau khi ra khỏi khối
tâm nhĩ và bao tim thì uốn cong về phía sau tạo nên cung động mạch chủ (aortic
arch) (ở đây nó liên hệ với động mạch phổi qua dây chằng động mạch).
Từ khoảng đốt sống lưng 6 cung động mạch chủ (ở bò, ngựa) phát ra 2
nhánh lớn, nhánh đi về phía trước gọi là động mạch thân cánh tay đầu hay động
mạch chủ trước (brachiocephalic artery) để cấp máu cho đầu cổ, chi trước và
một phần ngực; nhánh đi về phía sau là động mạch chủ xuống hay động mạch
chủ sau (decesding aorta) cấp máu cho vùng ngực, vùng bụng, vùng chậu và chi
sau.

4.2.2.Tĩnh mạch
- Tĩnh mạch chủ trước thu nhận máu vùng đầu, cổ, chi trước, các khí quan
trong xoang ngực. Tếp nhận các nhánh: tĩnh mạch lẻ phải, tĩnh mạch đốt sống,
tĩnh mạch ngực trong, tĩnh mạch nách phải, tĩnh mạch nách trái, tĩnh mạch cổ
gốc.
* Ngựa: có tĩnh mạch lẻ phải và trái
* Lợn, bò: chỉ có tĩnh mạch lẻ trái (tĩnh mạch nửa lẻ)
* Chó: chỉ có tĩnh mạch lẻ phải.
- Tĩnh mạch chủ sau: Thu nhận máu từ các tĩnh mạch vùng bụng, các khí
quan trong xoang bụng, xoang chậu và chi sau đổ về tâm nhĩ phải.
- Tĩnh mạch cửa (portal vein) thu hồi máu từ lách, tuỵ, túi mật, ống tiêu hoá
qua các tĩnh mạch lách, tĩnh mạch tuỵ, tĩnh mạch treo tràng trước, tĩnh mạch treo
tràng sau để đổ về gan (trong gan diễn ra quá trình điều chỉnh thành phần các chất
và giải độc) sau đó máu qua tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch chủ sau chạy ở
rãnh trên gan.

134
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Tĩnh mạch vành: Tĩnh mạch vành lớn (large coronary vein) thu hồi máu
từ các tĩnh mạch nhỏ hình thành xoang vành và đổ về tâm nhĩ phải.

4.2.3. Các mạch quản chính có ứng dụng để bắt mạch , lấy máu và tiêm:
Các động mạch: Dùng để kiểm tra nhịp đập của tim qua tần số mạch
bằng cách bắt mạch. * Các động mạch ở lớp nông, các mạch tựa trên các tổ chức
cứng:
(1) Động mạch mặt: từ phía trong nhánh thẳng đứng của xương hàm
dưới, vòng ra phía ngoài nhánh ngang, men theo cạnh trước cơ hàm và cạnh sau
cơ thổi.
(2) Động mạch đuôi: chạy ở mặt dưới đuôi (bắt mạch các gia súc lớn).
(3) Động mạch hiển: chạy ở phía sau, mặt trong vùng cẳng chân (dùng
khi bắt mạch chó).
Các tĩnh mạch: Dùng để tiêm, lấy máu cho chẩn đoán. Dùng các tĩnh
mạch chạy nông và dễ thao tác.
(1) Tĩnh mạch tai: sát dưới da vành tai (rõ ở trâu, bò, thỏ) dùng khi lấy
máu chẩn đoán, tiêm một lượng nhỏ vào mạch máu.
(2) Tĩnh mạch cổ: Hai tĩnh mạch cổ nông chạy song song hai bên khí
quản (dùng khi cần tiêm một lượng thuốc lớn vào mạch máu).
(3) Vịnh tĩnh mạch cổ: Nơi gặp nhau của tĩnh mạch cổ nông và tĩnh
mạch cổ
sâu (trước cửa vào lồng ngực), dùng đối với lợn.
(4) Tĩnh mạch kheo: ở mặt trong cẳng chân, sát dưới da. Dùng với chó,
mèo

Chương VII. HỆ THẦN KINH

135
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
I. Đại cương hệ thần kinh
Hệ thần kinh cai quản tất cả mọi hoạt động của cơ thể, có chức phận thu
nhận, dẫn truyền, phân phối, tổng hợp và phân tích các kích thích bắt nguồn từ
môi trường ngoài hay từ những bộ phận ở bên trong cơ thể và gây ra các phản
ứng đối với các kích thích ấy.
Hệ thần kinh gồm những tế bào thần kinh, gọi là Nỏ-ron (neurone) có
quan hệ với nhau và với các phần khác của cơ thể, chi phối và điều hoà sự hoạt
động của mọi cơ quan, làm cho các cơ quan liên hệ mật thiết với nhau. Ðộng
thời nó phản ánh các hiện tượng xảy ra ở môi trường bên ngoài, làm cho cơ thể
động vật thích nghi với hoàn cảnh xung quanh. Có thể nói rằng: Hệ thần kinh
đảm bảo sự thống nhất của cơ thể, đồng thời đảm bảo sự thống nhất giữ cơ thể
và ngoại cảnh.
Những cơ quan thần kinh thuộc hai phần khác nhau, nhưng có quan hệ
mật thiết với nhau: Phần thần kinh động vật và phần thần kinh thực vật (gồm hệ
giao cảm và phó giao cảm). Trong mỗi phần đều có những trung tâm thần kinh
và những dây thần kinh với những đầu tận cùng của chúng.

1. Cấu tạo của hệ thần kinh


   Hệ thần kinh được cấu tạo từ các nơ ron thần kinh.Nơ ron thần kinh là
đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.
Hệ thần kinh của động vật gồm hai phần: Thần kinh trung ương và thần
kinh ngoại biên, thần kinh trung ương gồm não bộ và tuỷ sống. Thần kinh ngoại
biên là các sợi và các hạch thần kinh, các sợi thần kinh tập hợp với nhau để tạo
thành các loại dây thần kinh. Dựa vào chức năng, có thể phân biệt 3 loại dây
thần kinh:
- Dây thần kinh hướng tâm (còn gọi là dây thần kinh cảm giác) dẫn truyền
xung động thần kinh từ các cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh.

136
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Dây thần kinh ly tâm (còn gọi là dây thần kinh vận động) dẫn truyền
xung thần kinh từ các trung khu thần kinh tới các cơ quan.
- Dây thần kinh liên hợp làm nhiệm vụ liên hệ giữa các phần khác nhau
của hệ thần kinh và giữa các hệ thần kinh với các cơ quan thụ cảm.

2. Chức năng của hệ thần kinh


+ Điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể (Các hoạt động như sự
co giãn cơ, điều tiết dịch của các tuyến, sự lưu thông của máu, sự hoạt động của
tim, phổi, sự thải các chất bã của cơ quan bài tiết … đều do sự điều khiển của hệ
thần kinh)
+ Điều hòa hoạt động của các cơ quan (như tăng hoặc giảm nhịp tim, nhịp hô
hấp tùy nhu cầu hoạt động của các cơ quan).
+ Phối hợp hoạt động của các cơ quan (ví dụ: khi đi thì tai nghe, mắt nhìn, chân
bước..)
+ Đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động chung của cơ thể, cũng như sự
thích nghi của cơ thể với môi trường ngoài

3. Phân loại hệ thần kinh


- Căn cứ vào chức năng, chia hệ thần kinh thành 2 phân hệ: phân hệ thần
kinh  động vật và phân hệ thần kinh thực vật.
+ Phân hệ thần kinh động vật (hay thần kinh cơ xương) có nhiệm vụ điều
khiển sự hoạt động của hệ cơ – xương và cơ vân của một số cơ quan bên trong
(như lưỡi, hầu, thanh quản).
+ Phân hệ thần kinh thực vật (hay thần kinh dinh dưỡng) có nhiệm vụ điều
khiển sự hoạt động của các cơ quan bên trong (như tiêu hóa, hô hấp, tuần
hoàn....), gồm thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm.
- Căn cứ vào cấu tạo, chia hệ thần kinh thành 2 bộ phận: thần kinh trung
ương và thần kinh ngoại biên.

137
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
+ Hê thần kinh động vật có phần trung ương là não bộ và tủy sống và phần
ngoại biên là các dây thần kinh và các hạch thần kinh.
+ Hệ thần kinh dinh dưỡng có phần trung ương nằm ở sừng bên tủy sống
(đối với phần thần kinh giao cảm) và nằm trong thân não và đoạn cuối tủy sống
(đối với phần thần kinh phó giao cảm).
Não bộ và tủy sống có chung màng bao bọc gọi là màng não – tủy, chứa
đầy dịch não tủy, có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ thần kinh và cùng với thần
kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan thông qua các hoocmone (Các
tuyến). Màng não tủy có 3 lớp thứ tự từ ngoài vào  trong gồm lớp màng cứng,
lớp màng nhện và lớp màng nuôi chứa mạch máu.

II. Thần kinh động vật


Thần kinh động vật điều khiển hoạt động của các cơ vân nằm ở đầu, mặt,
thân, các chi và ở một số bộ phận khác (Lưỡi, hầu, thanh quản).
Trung ương thần kinh động vật gồm: Não bộ, Tuỷ sống và các hạch não
tủy (hạch não, hạch gai).
Thần kinh ngoại biên gồm : các dây thần kinh (12 đôi thần kinh sọ với các
đôi thần kinh tuỷ sống).

2.1. Màng não tuỷ


Não bộ và tuỷ sống là những chất hữu cơ có cấu tạo hoá học cao, chức
phận phức tạp, nhưng rất mỏng manh. Vì vậy, chúng được che chở bởi một hộp
bằng xương (hộp sọ và ống sống), ngoài ra còn có màng bọc, gồm từ ngoài vào
là màng cứng, màng nhện và màng nuôi ( hay còn gọi là màng mạch ).

138
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
2.1.1. Màng cứng: Màng cứng ở ngoài cùng, là màng xơ dày, ít mạch quản, dai
bền. Màng cứng ở não bộ thì mặt ngoài dính sát với thành xoang sọ, mặt trong
hình thành nên 3 gấp nếp. Đó là : Liềm não, lều tiểu não và gấp nếp tuyến yên.
+ Liềm não là một chồi lớn nhất của màng cứng, hình giống cái liềm, nằm
trong rãnh giữa hai bán cầu não. Phía trước thì dính vào với xương sàng, phía
sau nối với mặt trên của lều tiểu não.
+ Lều tiểu não là một chồi có dạng một tấm ngang cắt dọc giống hai mái
lều, nằm giữa khe của bán cầu não và tiểu não.
+ Gấp nếp tuyến yên thì giới hạn hố yên về phía trên như một vòm. Chính
giữa vòm có một lỗ để cho cuống tuyến yên đính vào.
- Màng cứng ở tuỷ sống thì mặt ngoài có một khoang cứng (nằm giữa thành
trong cột sống và màng cứng) chứa mỡ và đám rối tĩnh mạch.

2.1.2. Màng nhện: So với màng cứng thì màng nhện rất mỏng, trong suốt, ít
mạch máu và dây thần kinh, đi lướt ở mặt ngoài của não bộ và tuỷ sống. Nó
phân cách với màng mạch bằng một khoang chứa dịch não tuỷ gọi là khoang
dưới nhện. Tại hộp sọ, màng nhện có nơi phát ra những chồi hình hạt (nhung
mao) lồi vào trong các xoang tĩnh mạch và vào trong màng cứng, có chức phận
lọc chất dịch não tuỷ và đổ vào máu.

2.1.3. Màng nuôi: (Màng mạch) Cũng là màng mỏng nhưng khuôn theo vỏ của
não bộ, đi theo các mạch quản luồn sâu vào các rãnh. Giữa màng nhện và màng
nuôi là những khoảng trống chứa dịch não tuỷ gọi là xoang dưới nhện. Kích
thước xoang dưới nhện thay đổi tuỳ chỗ. Ở các rãnh của não bộ thì hình thành
nên các đường mương dài uốn éo và đổ vào những chỗ rộng hơn gọi là hồ.
Xoang dưới nhện ở não có 4 hồ:
- Hồ trên nằm giữa bán cầu đại não và tiểu não.

139
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Hồ sau thì nằm giữa tiểu não và hành tuỷ.
- Hồ trước nằm giữa bắt chéo thị giác và thuỳ khứu giác.
- Hồ giữa nằm giữa cuống não và cầu não.
Xoang dưới nhện thông với các buồng não và với ống giữa tuỷ.
Dịch não tuỷ tiết ra trong các buồng não bởi các đám rối màng mạch đổ
vào xoang dưới nhện, từ đó ngấm vào máu qua các chồi ở màng nhện.

2.2. Tuỷ sống : Tủy sống nằm trong ống xương sống, hình trụ hơi dẹt, màu
trắng mềm. Đầu trước của tủy sống nối với hành tủy, đầu sau kết thúc bằng nón
tủy (vùng khum) phát ra chùm thần kinh khum và đuôi (thần kinh đuôi Ngựa).
Dọc đường đi của tuỷ sống, ứng với chi trước có phình cổ và ứng với chi sau có
phình hông.
Mặt lưng (phía trên) tuỷ sống có một khe hẹp sâu nằm chính giữa chạy từ
trước ra sau gọi là rãnh giữa lưng. Hai bên rãnh có các rễ cảm giác (rễ sau) làm
thành 2 lõm nhẹ gọi là rãnh bên lưng.
Mặt bụng (phía dưới) cũng có rãnh giữa bụng, rộng và nông. Hai bên có
hai rãnh bên bụng, chứa các rễ vận động (rễ sau).
Ở một số nơi của vùng lưng, hông và khum, thì giữa sừng lưng và sừng
bụng còn có sừng bên (giống như phần phình ra của sừng bụng).
Về chức năng thì sừng bên là khu thực vật, sừng lưng là khu cảm giác,
còn sừng bụng là khu vận động.
Rễ sau gồm những sợi thần kinh cảm giác (hay sợi thần kinh hướng tâm).
Rễ trước gồm những sợi thần kinh vận động (hay sợi thần kinh li tâm). Rễ trước
và rễ sau sau khi ra khỏi tuỷ sống chúng hợp lại thành dây thần kinh tủy và tách
thành 4 ngành chính: 2 ngành trước (ngành bụng) và 2 ngành sau, (ngành lưng)
để chi phối da ở cơ bụng, lưng, chi. Ngoài ra một số sợi hướng tâm và li tâm xuất
phát từ ngành trước nối với các hạch giao cảm tương ứng tạo nên ngành nối (hay còn
gọi là nhánh thông), và một số sợi thần kinh tủy quay ngược trở lại lỗ gian đốt sống để

140
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
vào tủy sống, tạo nên ngành màng tuỷ. Cắt ngang tuỷ sống, thấy tủy sống gồm hai
phần khác nhau, chất xám và chất trắng.
Phần chất xám nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 lỗ
rỗng (lỗ tủy) chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế
bào thần kinh tủy sống tạo nên. Chất xám mỗi bên chia thành sừng lưng, sừng
bụng (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng bụng (dưới) ngắn và rộng bản, phát
ra các rễ vận động; còn sừng lưng (trên), dài và hẹp, liên hệ với các rễ cảm giác.
Ngoài ra tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và
sừng lưng tạo thành lưới tủy. Một số nơ-ron trong chất xám tụ tập lại thành nhân
(nhân chất xám) và một số nỏ-ron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơ-ron liên hợp
làm nhiệm vụ liên lạc giữa nỏ-ron cảm giác và nỏ-ron vận động của cùng 1 đốt
tủy.

Phần chất trắng nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nỏ-ron
tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (hướng tâm) do các sợi
trục của các nỏ-ron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi

141
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
trục của nỏ-ron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nỏ-ron
liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau.
Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao
bọc không liên tục. Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: Cột
trước, sau và bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên
hợp.
- Các bó hướng tâm gồm: bó tủy sau-giữa ; bó tủy sau- bên;  bó tủy - tiểu
não sau; bó tủy - tiểu não trước và bó tủy - thị.
- Các bó li tâm gồm: bó tháp thẳng, bó tháp chéo, bó đỏ - tủy; bó thị - tủy,
bó tiền đình - tủy.
- Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là : bó lưng, bó bên và bó bụng.
- Các bó liên hợp xuất phát từ cột bên gồm các bó dẫn truyền hướng và ly
tâm.
- Phần còn lại của chất trắng là các bó liên lạc đường ngắn, nối các nỏ-ron
trong cùng một đốt tuỷ hoặc nối các đốt tuỷ với nhau.
Về cấu tạo thì chất xám chứa những thân nỏ-ron và những sợi không có
myêlin, còn chất trắng thì không có thân nỏ-ron và các sợi có vỏ myêlin bao
bọc.

Các dây thần kinh tủy sống:


Tuỷ sống còn giữ cấu tạo phân đốt. Mỗi đốt tuỷ có một đôi dây thần kinh,
mỗi dây gồm: Một rễ lưng (rễ cảm giác) có thân nơ-ron tập
trung tại các hạch gai (hạch tuỷ sống), nằm gần Tuỷ sống và ở trong ống sống.
Một rễ bụng (rễ vận động) thì thân nơ-ron nằm bên trong tuỷ sống.
Ra khỏi Tuỷ sống một đoạn ngắn thì hai rễ hợp thành dây thần kinh Tuỷ
sống (hỗn hợp) chui qua lỗ giáp, chia làm nhánh trên phân cho lớp nông và
nhánh dưới phân cho lớp sâu.
Số lượng các đôi thần kinh tuỷ

142
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
VÙNG BÒ NGỰA LỢN
Cổ 8 8 8
Lưng 13 18 13 - 15
Hông 6 6 6-7
Khum 5 5 4-5
Ðuôi 3-4 3-5 2-3

+ Thần kinh tuỷ ở vùng cổ và vùng Lưng : Thần kinh hai vùng này phân
cho cơ hoành, cơ chi trước, cơ cổ, cơ ngực, cơ lưng và cơ bụng.
+ Thần kinh tuỷ ở vùng Hông :Thần kinh vùng này phân cho cơ chi sau
và phía sau bụng;
+ Thần kinh tuỷ vùng Khum : Phân cho cơ đuôi, cơ sinh dục, cơ đại, tiểu
tiện.
* Ở chi trước : Thần kinh tuỷ tạo ra đám rối cánh tay, phân cho các các cơ
thân, vai, cánh tay, cẳng tay, bàn và ngón. Ðám rối cánh tay do nhánh dưới của
các đôi cổ 6, 7, 8 và các đôi lưng 1, 2 kết hợp với nhau tạo nên. Từ đây phát ra
ba nhánh chính là thần kinh trụ, thần kinh quay và thần kinh giữa.
* Ở chi sau :Thần kinh tuỷ tạo ra đám rối hông khum. Ðám rối này do
nhánh dưới của các đôi hông 4, 5, 6 và các đôi khum 1, 2 tạo thành, chia ra một
nhóm trước phân đến các cơ ở mặt trong đùi bằng nhánh thần kinh đùi và bịt;
một nhóm sau phát ra các thần kinh mông và nhánh thần kinh hông lớn chui qua
mẻ hông lớn, vòng sau khớp chậu đùi, đi xuống dưới đến các cơ ở chi sau.

2.3. NÃO BỘ: là khối nằm trong hộp sọ, mặt lưng lồi lên hai bán cầu đại não có
nhiều nếp nhăn, cách nhau bởi một khe dọc sâu, phái sau là tiểu não và hành
tuỷ, nối tiếp với tuỷ sống ở lỗ chẩm. Mặt bụng thì phẳng, chứa phần lớn các đôi

143
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
thần kinh sọ và nhô ra một cuống đính với tuyến yên. Não bộ nằm trong hộp sọ
gồm: Hành tuỷ; Não sau ; Não giữa ; Não trung gian ; Não tận cùng.

2.3.1. Hành tủy (còn gọi là hành não)


Là phần trên của tủy sống nối tủy sống với não bộ, nằm ở phía sau của
não bộ, nối tiếp với tuỷ sống ở lỗ chẩm, phía trước giáp cầu não. Hành não có
những đặc điểm giống tủy sống. Mặt ngoài của hành não cũng có các rãnh, bên
trong có ống tủy. Mặt trên bị tiểu não che và có một lõm có đỉnh nhọn ở sau
chứa mảnh chất trắng gọi là chốt Verrou và trước kéo liền với lõm mặt trên cầu

144
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
não tạo ra lõm ngòi bút làm đáy cho buồng não IV. Mặt dưới có một rãnh giữa
nông từ tuỷ sống kéo lên. Hai bên rãnh có các bó tháp trước; vuông góc các bó
tháp là thể thang. Hai bộ phận này giới hạn nên trám hoành, hình một củ hơi lồi,
làm nhiệm vụ cùng tiểu não giữ thăng bằng. Mặt dưới hành tuỷ chứa các đôi
thần kinh sọ số VI, VII, VIII, IX, XI và XII.
Hành tuỷ gồm chất trắng chứa các bó sợi ngắn, dài, cùng với các nhân
xám là trung tâm của hô hấp, tim mạch bài tiết, nhai nuốt, nôn, ho, hắt hơi, chớp
mắt, và còn có các bó dẫn truyền cảm giác và vận động.

2.3.2. Não sau : gồm tiểu não ở trên và cầu não ở dưới.

Tiểu não: Nằm trên hành tuỷ và cầu não, (bị thùy chẩm của bán cầu đại
não che khuất) gồm có 3 thùy: 1 thùy giun ở giữa và 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên
(chỉ có ở động vật có vú). Tiểu não cũng do 2 phần: chất xám và chất trắng tạo
nên. Mặt ngoài gồm nhiều rãnh giới hạn nên các nhóm uốn hình bán khuyên.
Tiểu não đính vào hành tuỷ bởi cuống tiểu não sau, vào cầu não bởi cuống
tiểu não giữa (lớn nhất) và với củ não sinh tư bởi cuống tiểu não trước.
+  Chất xám: phân bố ở bề mặt ngoài các bán cầu tiểu não, tạo thành lớp
võ bán cầu tiểu não. Các khe, rãnh ăn sâu vào trong chia vỏ tiểu não thành các
thùy các hồi. Mỗi thùy chi phối sự hoạt động 1 phần cơ thể.
+  Chất trắng: nằm dưới vỏ chất xám, trong đó có 4 đôi nhân (nhân mái,
nhân cầu, nhân hộp, nhân răng). Tiểu não có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động
phức tạp.
Ở mặt dưới, thuỳ giữa tạo nên một lõm, ứng với đỉnh của buồng não IV.
Về cấu tạo thì ở vùng vỏ là chất xám, bọc quanh khối chất trắng ở giữa.
Chất trắng có hình một nhánh trước và một nhánh sau chia nhỏ dần như nhánh
cây.

145
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Tiểu não có liên quan đến các cơ quan thăng bằng, phối hợp vận động,
đồng thời là trung khu thần kinh thực vật.

Cầu não: Nằm trong hành não, ngăn cách với hành não bởi rãnh hành
cầu. Tại đây có các đôi dây thần kinh não số V, VI, VII, VIII  (V: sinh ba; VI:
vận nhãn ngoài; VII: thần kinh mặt; VIII: thính giác). Phần ống giữa tủy ở cầu
não và hành não phình rộng ra tạo nên não thất IV chứa dịch não tuỷ.
Là một cầu nối, giữ liên hệ giữa hành tuỷ, tiểu não và đại não. Nó nằm
trước hành tuỷ và sau cuống não. Mặt dưới lồi, mặt trên lõm cùng hành tuỷ tạo
ra lõm ngòi bút là đáy buồng não IV. Hai đầu thon lại chui vào tiểu não, tạo ra
cuống tiểu não giữa. Ở đây có đôi thần kinh sọ số V. Cầu não gồm các bó dẫn
truyền đi lên và đi xuống bằng chất trắng.

Trong hành não và cầu não có một số nỏ-ron tập trung lại thành các trung
khu điều điều hòa một số hoạt động quan trọng như: trung khu ức chế hô hấp,
trung khu thần kinh vận mạch, trung khu ăn uống, trung khu nôn, trung khu tiết
mồ hôi, trung khu tiết nước mắt, trung khu hắt hơi, trung khu hô hấp, trung khu
nhấp nháy mắt.

2.3.3. Não giữa : gồm củ não sinh tư và cuống não.

Củ não sinh tư: Gồm 4 cục tròn, xếp thành hai hàng đối xứng, nằm ở mặt
trên cuống não, sau khâu não. Hai củ não trước to nằm sát nhau thuộc hệ thị giác
còn hai củ não sau thì nhỏ, nằm nhô ra hai bên và thuộc hệ thính giác. Củ não
gồm một lớp chất trắng, bọc một nhân xám nhưng chất trắng ở củ não sau dày
hơn củ não trước. Củ não sinh tư là trung tâm nhìn và nghe dưới vỏ não.

146
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Cuống não: Cuống não là 2 cột trắng từ cầu não đi lên, chếch ra ngoài để
chui vào não trung gian. Mặt dưới của cuống não giáp với cầu não ở sau và với
bắt chéo thị giác ở trước. Giữa 2 cuống có một rãnh liên cuống, chạy dài từ
trước ra sau, trong rãnh chứa một số khí quan dưới khâu não: Củ tro, củ vú và
tuyến yên. Hai bên rãnh còn thấy đôi thần kinh sọ số III. Mặt trên cuống não bị
củ não sinh tư và khâu não trùm che. Giữa củ não sinh tư ở trên và cuống não ở
dưới có một ống thông chứa dịch não tuỷ nối buồng não IV với buồng não III,
gọi là cống Sylvius.

2.3.4. Não trung gian : gồm khâu não và các khí quan nằm trên, dưới khâu não.

Khâu não: còn gọi là đồi thị hay tầng thị giác, là 2 cái phồng hình trứng
bằng chất xám, nằm ở phía sau và trong của thể vân. Hai khâu não nối với
nhau và ôm lấy củ não sinh tư. Mặt trên hình tam giác, lõm, dốc vào trong và chứa
dây hãm của tuyến tùng. Mặt dưới tựa lên băng và bắt chéo thị giác. Mặt ngoài
ứng với thể vân. Mặt trong là vách buồng não III. Buồng não III là một khe hở
nằm ở phía dưới của một chốt tròn, bằng chất xám, nối ngang hai khâu não.
Khâu não là trung khu của nhiều loại cảm giác, đặc biệt là trung khu nhìn
dưới vỏ não.

Khí quan trên khâu não: Các khí quan nằm trên khâu não, chỉ có một
khí quan duy nhất là tuyến tùng. Tuyến tùng là một củ nhỏ, hình giống quả
thông, nằm giửa 2 củ não sinh tư trước, có chức năng một tuyến nội tiết.

Khí quan dưới khâu não: Các khí quan nằm dưới khâu não gồm có : Củ
tro, củ vú, tuyến yên và bắt chéo thị giác.
- Củ tro (củ xám) nhỏ, nằm sau bắt chéo thị giác, làm chổ bám cho trục
tuyến yên, chứa nhân xám thực vật điều hoà nhiệt và trao đổi chất.

147
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Củ vú to hơn củ tro và ở sau củ tro, là trung khu khứu giác dưới vỏ não.
- Tuyến yên phủ ở mặt dưới củ tro, củ vú và có một màng cứng bọc, nằm ở
mặt trên thân xương bướm, là một tuyến nội tiết rất quan trọng.
- Bắt chéo thị giác nằm phía trước củ tro và củ vú, các bó sợi từ võng mạc
kéo về, gặp nhau tạo nên một bắt chéo hình chữ X, rồi theo băng thị giác vòng
quanh cuống não lên khâu não.

2.3.5. Não tận: gồm thể vân, bán cầu đại não và các khí quan liên bán não.

Thể vân: Thể vân là trung khu của vận động, sự cường cơ và trung khu
thực vật tính nằm phía ngoài và trước khâu não. Thể vân có hình giống như hai
ra-két đánh bóng bàn, đầu trước tròn và đuôi thì thon nhỏ lại.
Về cấu tạo: Thể vân gồm những lớp chất xám, xếp xen kẽ và liên tiếp với
các lớp chất trắng (giống đĩa tối, đĩa sáng ở cơ vân).

Bán cầu đại não: Bán cầu đại não gồm hai khối lớn nhất, hình trứng dài,
ở hai bên đầu trước não bộ, chiếm 3/4 xoang sọ và cách nhau bởi một rãnh liên
bán não. Mặt ngoài có nhiều nếp nhăn hồi não, làm cho diện tích não tăng lên.
Có thể chia mặt trên ra: Thuỳ trán nhỏ, ở phía trong và phía trước bán cầu. Thuỳ
đỉnh thì ở phía trước và phía ngoài. Thuỳ thái dương ở 2 bên. Thuỳ chẩm ở phía
sau và phía trong. Mặt dưới có thuỳ khứu giác ở trước và thuỳ hải mã ở sau.
Cũng như tiểu não, bán cầu đại não có cấu tạo chất xám ở ngoài và chất
trắng ở trong, chất xám làm thành vỏ não, luồn sâu vào tận đáy các nếp nhăn.
Vỏ não có chức năng tối quan trọng, nó là trung tâm điều hoà mọi hoạt động
sống của cơ thể và là cơ sở vật chất của thần kinh bậc cao.

Khí quan liên bán não: Khí quan liên bán não (phần nội) nối hai bán cầu
não với nhau và gồm : Thể chai, tam giác não và vách trong suốt.

148
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
- Thể chai: Là phiến hoàn toàn bằng chất trắng, hình cung, nối hai bán cầu
đại não lại với nhau và nằm mặt trên tam giác não và thể vân, gồm các sợi xuất
phát từ nhiều miền khác nhau của vỏ não ở một bên, và tận cùng ở bán cầu bên
kia tại những miền đối xứng. Mặt dưới thể chai làm chổ bám cho vách trong
suốt và là giới hạn trên của buồng não bên.
- Tam giác não: (vòm não) có hình tam giác, nằm trên vỏ não, dưới thể
chai, là một khối chất trắng do hai dải hình cung nối nhau ở giữa, gọi là thân.
Ðầu trước tam giác não chụm lại thành một đỉnh nhọn, đi đến củ vú, còn đầu kia
thì xoè ra thành đáy, tạo ra hai chân cầu sau của tam giác não. Mỗi chân cầu
sau gồm có một nhánh lớn ở sau gọi là sừng Ammon và một nhánh nhỏ ở trước
là nhánh hải mã. Mặt trên tam giác não làm chổ bám cho vách trong suốt và
cùng với thể vân giới hạn cho buồng não bên.
- Vách trong suốt: Là vách mỏng, đi từ dưới thể chai lên mặt trên tam giác
não và chia cách buồng não bên thành hai phần không thông trực tiếp với nhau.

2.3.6. Các buồng não : là các xoang của ống thần kinh bào thai biến thành. Các
buồng não thông với nhau, với xoang dưới nhện và với ống giữa tủy. Trong
xoang chứa dịch não tuỷ do các lớp mạch tiết ra.

Buồng não bên (Buồng não I, II) : Buồng não bên nằm trong khối chất
trắng của bán cầu đại não, hình hai bán khuyên cuốn quanh thể vân, cách nhau
bởi vách trong suốt. Giới hạn trên là mặt dưới thể chai, giới hạn dưới là mặt trên
tam giác não và thể vân. Hai buồng não bên thông với nhau và thông với buồng
não III qua một lỗ, gọi là lỗ chung trước, nằm ở phía dưới hai khâu não, mặt
dưới tam giác não.

Buồng não III: Buồng não III nằm ở trung tâm của 2 khâu não, hình một
khe vòng, do một khối chất xám nối hai khâu não giới hạn nên ở phía dưới.

149
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Buồng não III thông với buồng não IV ở sau, qua cống Sylvius và thông với hai
buồng não bên ở trước, qua lỗ chung trước nhận hocmone của tuyến yên đổ vào.

Cống Sylvius: là một ống hẹp, nằm giữa củ não sinh tư ở trên và cuống
não ở dưới, nối thông buồng não IV với buồng não III.

Buồng não IV: Buồng não IV là một khe nằm mặt trên của hành tuỷ, cầu
não và mặt dưới tiểu não. Ðáy là lõm ngòi bút do mặt trên hành tủy và cầu não
giới hạn nên, còn đỉnh thì ứng với rãnh do mặt dưới thuỳ giữa của não làm
thành. Phía trước buồng não IV thông với buồng não III qua cống Sylvius, còn
phía sau thông với ống giữa tuỷ qua chốt Verrou, và thông với xoang dưới nhện.
Ở đây có một màng mạch bịt kín, chỉ để hở 3 lỗ thông (một lỗ giữa và hai lỗ
bên), khi viêm màng não và các lỗ bị bịt kín, làm dịch não tuỷ ứ lại sinh bệnh
phù não.

2.3.7. Các hạch thần kinh não tuỷ


Mỗi hạch não tuỷ là một khối hình trứng, nằm trên đường đi của một dây
thần kinh sọ cảm giác hay một rễ lưng của dây thần kinh tuỷ sống. Trong hạch
chứa các nơ-ron hình T (loại giả đơn cực), từ nơ-ron cảm giác mọc ra một sợi
duy nhất, ngoằn ngoèo, vòng quanh thân tế bào, rồi chia hai nhánh: 1 nhánh
ngoại biên (đuôi gai) đi vào thành phần của dây thần kinh cảm giác và một
nhánh trung tâm (sợi trục) đi vào tuỷ sống hoặc não bộ.

2.3.8. Các dây thần kinh sọ: Thần kinh sọ gồm có 12 đôi, Trong đó
Đôi I, II và VIII là các dây cảm giác về ngửi, nhìn và nghe;
Đôi III, IV, VI là các dây vận động mắt;
Đôi XI, XII là các dây vận động các cơ cổ và lưỡi;
Các đôi V, VII, IX là các đôi hỗn hợp (cả cảm giác và vận động);

150
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Đôi X là thần kinh của các nội tạng.
Trừ đôi IV còn tất cả đều đi ra ở mặt dưới của Não bộ.

Ðôi I: (Thần kinh Khứu giác) cảm giác về ngửi, do các nơ-ron nằm ở
vùng khứu giác của xoang mũi, phát các sợi trục qua mê lỗ khứu giác của xương
Sàng đến thuỳ khứu giác.
Ðôi II: (Thần kinh Thị giác) cảm giác về nhìn, do sợi trục các nơ-ron
nằm trong võng mạc mắt, khi qua lỗ nhãn thì bắt chéo nhau tạo thành hình X,
theo băng Thị giác đi đến Khâu não.
Ðôi III: (Thần kinh Vận nhãn chung) làm nhiệm vụ vận động. Từ mặt
dưới Cuống não đi qua lỗ tròn lớn, chia nhánh đến cơ kéo mi trên, các cơ thẳng
trên, thẳng dưới, thẳng trong hướng nhãn cầu lên trên, xuống dưới, vào trong và
đến cơ chéo dưới làm xoay nhãn cầu lên trên vào trong.
Ðôi IV: (Thần kinh Ròng rọc) là thần kinh vận động, là thần kinh nhỏ
nhất, đi ra từ buồng não trước, giữa Cuống não và Cầu não, qua lỗ tròn lớn và
phân nhánh vào cơ chéo trên, làm xoay Nhãn cầu xuống dưới, ra ngoài.
Ðôi V: (Thần kinh Tam thoa) là thần kinh hỗn hợp, đây là thần kinh lớn
nhất ở sọ. Nó đi ra từ Cầu não, có một thân chung tạo ra hai rễ (rễ lưng - cảm

151
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
giác và rễ bụng - vận động) gồm 3 nhánh: Mắt, hàm trên và hàm dưới.

- Nhánh mắt qua Lỗ tròn lớn, cùng với thần kinh III, IV, VI bọc chung do
một vỏ chung của màng cứng ở Não bộ tạo nên, là thần kinh cảm giác của tuyến
lệ, da trán, sừng, mi trên và niêm mạc vùng khứu của xoang mũi.
- Nhánh hàm trên cũng là thần kinh cảm giác, qua Lỗ tròn lớn phân đến da
của mi dưới, mũi, hàm trên và môi trên, các răng của hàm trên và xương liên
hàm, niêm mạc vùng hô hấp của xoang mũi, niêm mạc vòm và Màng khẩu cái
và thành bên của xoang miệng, các nhánh đến răng thì qua ống răng trên.
- Nhánh hàm dưới là nhánh hỗn hợp. Từ Sọ ra qua Lỗ bầu dục.
Các sợi cảm giác phân nhánh ở da môi dưới, má, vùng thái dương và vùng
đỉnh, đến niêm mạc má, các răng hàm dưới, 2/3 trước Lưỡi, đáy xoang miệng và
Lợi, thì tách ra khỏi thần kinh hàm dưới trước và nó chui vào ống răng dưới.
Nhánh Lưỡi còn tiếp nhận một thừng màng nhĩ từ dây VII đến các gai
nấm và các sợi phó giao cảm đến tuyến dưới hàm và dưới lưỡi.
Các sợi vận động đi đến các cơ nhai.
Ðôi VI: (Thần kinh Vận nhãn ngoài) là dây thần kinh vận động, đi ra từ
Hành tuỷ, qua Lỗ tròn lớn, phân nhánh đến cơ thẳng ngoài và cơ thẳng sau,
hướng Nhãn cầu ra phía ngoài và phía sau (thần kinh này bị liệt sẽ sinh lé mắt)
Ðôi VII: (Thần kinh Mặt) Là thần kinh hỗn hợp. Từ mặt dưới Hành tuỷ
đi ra, gồm hai nhánh
Nhánh cảm giác có các sợi vị giác và tiết dịch đến các gai nấm và các
Tuyến dưới hàm, Tuyến dưới lưỡi, bằng một thừng màng nhĩ, đi theo nhánh lưỡi
của dây V.
Các nhánh vận động của thần kinh Mặt phân đến các cơ mặt (Môi, Má,
Mi, Mũi, Miệng) cả cơ nhị thân và các cơ vành tai, làm cho các cơ co và thay
đổi nét Mặt.

152
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Ðôi VIII: (Thần kinh Thính giác) Làm nhiệm vụ cảm giác về nghe và
thăng bằng do các sợi trục của các nơ-ron ở Tai trong tạo thành, gồm 2 nhánh:
Nhánh Tiền đình thì các nơ-ron từ hạch Tiền đình Tai trong phát các sợi
trục, tận cùng ở đáy buồng não IV, có quan hệ đến các cơ quan thăng bằng.
Nhánh ốc tai thì các nơ-ron cũng từ hạch xoắn, đến tận cùng ở Hành tuỷ
và là phần cấu thành của cơ quan Thính giác.
Ðôi IX: (Thần kinh Lưỡi hầu) Là đôi thần kinh hỗn hợp. Từ Hành tuỷ
qua Lỗ rách đi ra gồm hai nhánh
Nhánh cảm giác nằm ở niêm mạc Yết hầu và ở gốc Lưỡi trong các gai đài
và gai lá.
Nhánh vận động đến vùng Hầu, từ đó phân ra thần kinh màng nhĩ, chứa
các sợi phó giao cảm đến Tuyến dưới tai và tuyến Má.
Ðôi X: (Thần kinh Phế vị) Thần kinh Phế vị hay còn gọi là thần kinh Mê
tẩu, là một dây hỗn hợp. Có tác dụng sinh lý rộng rãi cho các nội tạng. Từ Hành
tuỷ, dây X qua lỗ rách cùng dây IX, dây XI, XII hình thành một đám rối.
Ở vùng cổ, nó hợp nhất với dây giao cảm tạo thành một thừng Mê tẩu
giao cảm. Ðến cửa lồng ngực lại tách ra, phát nhánh thần kinh lùi đến Thanh
quản và hàng loạt nhánh đến các cơ quan trong xoang ngực cùng với các sợi
giao cảm tạo nên các đám rối Thực quản, Khí quản, Phổi, Tim. Sau đó dây X
chia làm hai nhánh Thực quản trên và dưới.
Hai nhánh trên áp với nhau, làm thành một thân Thực quản trên, chui qua
cơ hoành đến đám rối mặt trời.
Hai nhánh Thực quản dưới, cùng làm thành một thân Thực quản dưới và
taọ ra đám rối đường cong nhỏ Dạ dày.
Khi qua đám rối mặt trời, TK X chia nhánh đến các tuyến các cơ trơn của
Dạ dày, Gan, Tụy, Ruột non và phần lớn Ruột già. Dọc đường đi dây X còn phát
nhánh đến các hạch cổ trên, Yết hầu, Thanh quản trên, hạch cổ dưới, Tim...

153
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Như vậy, dây X làm nhiệm vụ vận động (cơ Hầu, Thanh quản), cảm giác
các tạng, mạch quản và các sợi phó giao cảm ở cơ tim, cơ trơn ở thành mạch,
thành ống tiêu hoá ( trừ Trực tràng ), Khí quản, Phế quản.
Ðôi XI: (Thần kinh Gai - Tuỷ sống) Là đôi dây thần kinh vận động. Từ
Hành tủy đi ra qua phần sau Lỗ rách. Phần Não đi đến các cơ vùng Thanh quản,
còn phần Tuỷ sống đi đến vùng Hầu và một số cơ vùng cổ, cơ ức đầu, chũm
cánh tay, vai .
Ðôi XII: (Thần kinh dưới lưỡi) Là thần kinh vận động. Từ Hành tuỷ qua
lỗ lồi cầu Chẩm phân đến các cơ Lưỡi và xương Thiệt cốt.

III. Thần kinh thực vật: Là thần kinh của các nội tạng, tim, mạch quản, các
tuyến nội, ngoại tiết, cơ trơn. Thần kinh thực vật, gồm hệ giao cảm và hệ phó
giao cảm.
Thoạt nhìn thấy 2 hệ mâu thuẫn nhau, ví dụ như giao cảm làm tim đập
nhanh, làm giãn đồng tử... thì phó giao cảm lại làm tim đập chậm, làm co đồng
tử... Song đó là những mâu thuẫn thống nhất, đảm bảo cho các cơ quan hoạt
động nhịp nhàng và cân bằng. Mặt khác, chúng ta thấy thần kinh thực vật hoạt
động ngoài ý muốn, nhưng thực ra nó vẫn chịu sự chi phối của vỏ não.
Thần kinh thực vật phát sinh tương đối sớm nhất, nên có cơ cấu hình lưới,
chằng chịt với nhau thành đám rối, hình dây chuyền nối tiếp nhau, nên có tác
dụng rộng rãi và có sự liên quan giữa các bộ phận.
Các dây thần kinh thực vật chỉ xuất phát ở một số nơi của thân não và tuỷ
sống. Các sợi ly tâm thường qua các hạch rồi mới tới các cơ quan, hoặc mượn
đường của dây thần kinh não tủy để tới các mạch quản, cơ trơn và tuyến. Vì vậy
chúng hình thành nên các sợi trước hạch có vỏ Myêlin bọc, màu trắng, còn các
sợi sau hạch thì không có bao Myêlin, nên màu xám và dẫn truyền chậm.
Thần kinh thực vật có nhiệm vụ điều kiển dinh dưỡng, sinh sản và tuần
hoàn thể dịch, đặc biệt là chức năng dinh dưỡng tế bào và các mô trong sự thích

154
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
nghi với những điều kiện thay đổi của môi trường bên ngoài.
Thần kinh giao cảm có chức năng dinh dưỡng như tăng cường quá trình
ôxy hoá, quá trình hô hấp, tăng cường hoạt động Tim, còn hệ phó giao cảm thì
làm nhiệm vụ bảo vệ như co hẹp con ngươi, kìm hãm hoạt động của cơ tim.
Thường ở đâu có thần kinh Giao cảm đến, thì cũng thấy ở đó có phó Giao
cảm. Tuy nhiên ở một số nơi như: Tuyến mồ hôi, cơ lông ở da, Lách, tuyến
Thượng thận chỉ có thần kinh Giao cảm; cũng có nơi (Bóng đái) thì phó Giao
cảm chiếm ưu thế.
Thần kinh Thực vật (giao cảm cũng như phó giao cảm chia ra: 5 bộ phận)
1. Các trung khu, nằm ở các phần khác nhau của Thân não và Tuỷ sống,
gồm các thân nơ- ron tạo nên.
2. Sợi trước hạch do các sợi trục của nơ ron nằm trong các trung khu phát
ra.
3. Các hạch là nơi mà các sợi trước hạch đi vào, ở đó có sự liên hệ (xynaf)
với các đuôi gai của nỏ-ron nằm trong hạch.
4. Các sợi sau hạch là sợi trục của nỏ-ron trong hạch đi đến các cơ quan.
5. Các đám rối thần kinh.

3.1. Thần kinh giao cảm


Có trung ương nằm ở sừng bên chất xám tủy sống. Từ các nỏ-ron trung
ương đó có sợi trục đi tới chuỗi hạch giao cảm làm thành sợi trước hạch ngắn.
Từ hạch, các sơi đi tới các tạng, tạo thành các đám rối (như đám rối tim, đám rối
hạ vị, đám rối màng treo ruột
dưới…).

155
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

3.1.1. Trung khu thần kinh giao cảm: Trung khu giao cảm gồm thân nỏ-ron,
nằm ở sừng bên chất xám tuỷ sống, trong khoảng từ đốt lưng 1 đến đốt hông 2 -
4.

3.1.2. Các hạch giao cảm: Các hạch có số lượng rất lớn, tạo nên hai chuỗi hạch
cạnh sống trái và phải, nằm dọc theo hai cạnh bên cột sống, và các hạch lẻ (hạch
trước sống), nằm gần cột sống, cạnh động mạch chủ sau.
Chuỗi hạch cạnh sống gồm các hạch cổ, hạch lưng, hạch hông, hạch khum
và hạch đuôi. Ở vùng cổ của bò, lợn có 3 hạch. Đó là hạch cổ trước, hạch cổ
giữa và hạch cổ sau, nhưng ở ngựa thì không có hạch cổ giữa. Ở vùng lưng có
số hạch tương đương với đốt sống, đồng thời hạch lưng 1 cùng với hạch cổ sau
tạo ra hạch sao. Ở vùng hông, khum và đuôi của chuỗi cũng có các đôi hạch.
Hạch trước sống gồm hạch bán nguyệt (1 hạch treo tràng trước và 2 hạch
tạng, nối nhau làm thành 1 khối) và một hạch treo tràng sau. Hạch bán
nguyệt nằm gần động mạch chủ, giữa động mạch treo tràng lớn và động mạch
thân tạng, hạch treo tràng sau nằm ở gốc của động mạch treo tràng sau. Chúng
đều nằm trong xoang bụng.

156
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang

3.1.3. Các sợi trước hạch giao cảm: là các sợi trục của các nơ-ron, nằm ở các
sừng bên chất xám của tuỷ sống vùng lưng hông, liên hệ vùng trung khu với các
hạch.
Các sợi trước hạch ra khỏi tuỷ sống cùng với rễ bụng (rễ vận động) của
thần kinh tuỷ. Sau đó, chúng tách khỏi thần kinh tuỷ, gọi là nhánh thông trắng
và đi đến các hạch cạnh sống ở các vùng. Một số sợi trước hạch của mỗi nhánh
thông trắng đến tận cùng ở trong các hạch, nghĩa là đến liên hệ với các đuôi gai
nơ-ron của hạch. Một số sợi trước hạch khác thì chỉ đi qua hạch, rồi tiếp tục đi
đến các hạch tiếp theo ở phía trước hay phía sau, và hoặc cũng tận cùng ở đó,
hoặc đi tiếp nữa. Vì vậy mà các hạch cạnh sống có liên hệ với nhau ở chuỗi
hạch cạnh sống, tạo ra một thân giao cảm. Ở bò thân giao cảm kéo tới đốt sống
đuôi.
Như vậy, hạch cổ trước nằm ở sát vùng đầu, gần cánh đốt Atlat và hạch
cổ sau thì ở vùng đốt cổ 7, mà vẫn liên hệ được với nhau là do các sợi trước
hạch của chúng có một độ dài đáng kể. Phần các sợi trước hạch đi về sau, sau
khi đi qua vài hạch lưng, tạo ra dây tạng lớn và dây tạng nhỏ.
Ở bò, lợn, dây tạng lớn do các sợi trục của nơ-ron sừng bên tuỷ sống đốt
lưng VI,VII tạo nên, ở ngựa thì đốt X, XI, còn dây tạng bé do ba đốt lưng cuối
tạo nên. Cả hai dây thần kinh tạng đều chui qua cơ hoành, từ xoang ngực vào
xoang bụng và đi đến hạch bán nguyệt nhưng một số nhỏ thì có lẽ đi đến hạch
treo tràng sau mà ở đó có cả các sợi trước hạch từ vùng hông cũng kéo đến.

3.1.4. Các sợi sau hạch giao cảm: là các sợi trục từ tất cả các hạch đi ra. Chúng
phân đến các cơ quan khác nhau và mang tên gọi khác nhau, nhưng tất cả đều
không có vỏ Myêlin bọc, do đó có các sợi có màu trắng xám.
Tất cả các hạch cạnh sống của thần kinh giao cảm đều phát ra các nhánh
thông xám, nối với các dây thần kinh tuỷ sống và đi tiếp đến các cơ quan có

157
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
động tác tự do và da. Các sợi thần kinh này không làm co cơ vân, mà sinh các
xung động, điều hoà trao đổi chất ở các cơ quan, làm tăng lượng máu, làm co cơ
trơn ở da (cơ dựng lông, làm nổi gai ốc).
Ở vùng cổ có 8 dây thần kinh tuỷ sống, mà chỉ có 2-3 hạch ở thân giao
cảm, nên các nhánh thông xám nối với thần kinh tuỷ ở dây chằng và một dây
thần kinh sống đặc biệt từ hạch sau đi ra, chui qua các lỗ ngang của các đốt cổ.
Từ hạch cổ trước các cơ quan hạch đi đến vùng đầu. Các sợi này hầu như cùng
đi với tất cả các thần kinh sọ (trừ dây I và VIII) và tạo nên phần đầu của hệ giao
cảm và chúng gây ra tất cả những hiệu lực giao cảm ở vùng đầu (giãn đồng tử,
tăng lượng máu, biến đổi thành phần và số lượng nước bọt...).
Ngoài dây thần kinh sống đặc biệt và các nhánh thông xám, thì từ hạch
sao ra còn có rất nhiều sợi sau hạch nối với dây tuỷ sống lưng I, phân đến tim,
phổi và các cơ quan khác trong lồng ngực. Các sợi này tạo ra các đám rối phức
tạp như là đám rối tim, phổi, động mạch chủ... các hạch còn lại của thân giao
cảm chỉ phát các nhánh thông xám đến các dây tuỷ sống ở vùng của mình.
Nhiều sợi sau hạch từ hạch bán nguyệt đi ra, phân nhánh, kết lại với nhau,
tạo ra rất nhiều đám rối: Ðám rối dạ dày, gan, lách, treo tràng trước, thận và
thượng thận. Bốn thần kinh tạng (phải và trái, lớn và nhỏ) đi đến hạch bán
nguyệt, và có nhiều sợi sau hạch từ đó đi ra, quanh hạch bán nguyệt theo một
bán kính, tựa như các tia sáng mặt trời, vì vậy gọi tên vùng này của hệ giao cảm
là đám rối mặt trời.
Các sợi hạch từ hạch treo tràng sau đi đến phần sau của khối ruột và đến
cả các cơ quan trong xoang chậu. Các sợi này cũng tạo ra hàng loạt đám rối:
Ðám rối Treo tràng sau, Tinh hoàn trong (buồng trứng). Tạo ra dây thần kinh hạ
vị vùng đám rối hạ vị, đám rối hang dương vật, Bóng đái và hàng loạt các đám
rối khác.

158
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
3.2. Thần kinh phó giao cảm (đối giao cảm): trung khu nằm ở các nhân xám
của thân não giữa, hành tuỷ và sừng bên chất xám tuỷ sống vùng Khum. Các
dây thần kinh của hệ phó giao cảm khi ra khỏi trung ương thường tham gia vào
thành phần dây thần kinh sọ số III, VII, IX, X hoặc dây thần kinh tủy.
       

Hê thần kinh dinh dưỡng gồm 2 bộ phận: giao cảm và đối giao cảm. Chức năng
của 2 bộ phận này trái ngược nhau:
       - Bộ phân giao cảm có phần trung ương nằm ở sừng bên chất xám
thuộc của tủy sống. Các sợi trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận

159
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
với nơ ron sau hạch.
- Bộ phận phó giao cảm có trung ương là các nhân xám trong trụ não và
đoạn cùng của tủy sống.
- Các sợi trước hạch đi tới các hạch  đối giao cảm  (nằm cạnh cơ quan) để
tiếp cận với các nơ ron sau hạch. Các sợi trước hạch của cả 2 bộ phận thần
kinh dinh dưỡng đều có bao miêlin mỏng.
- các sợi sau hạch không có bao miêlin. Nhờ tác dụng đối lập của 2 bộ phận
này mà hệ thần kinh dinh dưỡng điều hòa được sự hoạt động của các cơ quan
nội tạng.

Chương VIII. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

I. Đại cương về tuyến nội tiết

160
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
Tuyến nội tiết là những tuyến mà các chất tiết ra từ tuyến được đổ thẳng
vào máu, nhờ máu đưa đến các tế bào, cơ quan, làm ảnh hưởng đến các quá
trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể. Các chất tiết do tuyến nội tiết tiết ra được
gọi là hoocmôn (hormonne). Trong cơ thể động vật có một số tuyến nội tiết
quan trọng như: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tùng, tuyến cận giáp, tuyến hung,
tuyến tuỵ nội tiết, tuyến trên thận, tuyến sinh dục.

II. Các tuyến nội tiết  

1. Tuyến yên (Tuyến mấu não dưới) Là một tuyến nhỏ nằm trong hố yến của
xương bướm có 3 thùy
        * Thùy trước lớn, tiết ra nhiều hoocmôn quan trọng như:
- Hormone sinh trưởng GH hoặc STH (GH: Ghimberilin Hoocmone),
STH (Samato Trophic Hormone).
- Hoocmôn kích thích tuyến giáp (TSH) Tyrotrophic Stimulating
Hormone)
- Hoocmôn kích thích sinh dục: Gồm :
+ Hoocmôn kích nang tố Follicle Stamulating Hormone (FSH). Hooc
môn này ở con cái có tác dụng kích thích sự phát triển của các bao noãn.
Ở con đực có tác dụng kích thích sự hình thành tinh trùng và sự phát triển
ống sinh tinh.
                + Hoocmôn kích hoàng tố (LH) Luteinising Hormone, có tác dụng
kích thích tế bào trứng chín, gây rụng trứng, tạo thể vàng và kích thích thể vàng
tiết ra hoocmôn Progesteron ở con cái hoặc kích thích tế bào kẽ của tinh hoàn
tiết ra Testosteron ở con đực.
+ Hoocmôn kích nhũ tố (LTH) Luteo Trofic Hormone, có tác dụng
kích thích sản xuất sữa, kích thích tuyến vú phát triển, kích thích thể vàng tiết ra

161
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
hoocmôn Progesteron ở con cái; hoặc kích thích sự phát triển tuyến tiền liệt ở
con đực.
            + Hoocmôn kích vỏ tuyến trên thận (ACTH)  Ađreno Cortico Trophic
Hormone có tác dụng điều khiển hoạt động bình thường của tuyến trên thận.
        * Thuỳ giữa  kém phát triển, tiết hoocmôn (MSH) Melanin Sytymulin
Hocmone (Intecmeđin); có tác dụng kích thích sự tổng hợp và phân bố sắc tố
trong các tế bào da.
         * Thùy sau  tiết ra 2 loại hormôn chính là:
             -  Ôxytoxin: Hoocmon này có tác dụng kích thích bài xuất sữa, tăng
cường co bóp cơ trơn tử cung.
             -  Vazơprexin ADH: Hoocmone này có tác dụng kích thích sự tái hấp
thu nước ở ống thận.

2. Tuyến tùng ( Tuyến mấu não trên )


        Là một tuyến nhỏ nằm ngay dưới củ não sinh tư, tuyến tùng tiết hooc môn
chính là Mêlatônin có tác dụng kìm hãm sự phát dục, nếu có khối u ở tuyến này sẽ
gây ra sự phát dục sớm. Tuyến này hoạt động mạnh ở gia súc non, khi gia súc già,
tuyến này teo lại.

2. Tuyến giáp
      Là một tuyến lớn nằm trước sụn giáp, dưới lớp
cơ; nặng 20 -30g. Cấu tạo gồm có 3 thùy. Trong
tuyến có nhiều nang chứa đầy chất keo có  iốt.
       Tuyến giáp tiết ra hoocmon chính là Tyroxin
và Canxitonin, có tác dụng tăng cường quá trình
chuyển hóa năng lượng trong tế bào, tăng cường sự
hấp thụ gluxit ở ruột non.

162
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
       Nếu tuyến giáp kém hoạt động (thiểu năng tuyến giáp) --> thiếu iốt, buộc
các nang tuyến giáp hoạt động mạnh, làm phì đại tuyến giáp (bướu cổ).
       Nếu tuyến giáp hoạt động quá mạnh (ưu năng tuyến giáp) làm tăng cường
độ trao đổi chất, sinh nhiệt nhiều, tim đập nhanh (bệnh Bazơđô)

4. Tuyến cận giáp


Là tuyến nhỏ nằm ở mặt sau 2 thuỳ bên của
tuyến giáp, Hooc môn chính là Paratyroxin, có tác
dụng làm ổn định mức canxi trong máu

5. Tuyến ức  (Tuyến hung)


         Nằm sau xương ức, bao lấy khí quản và động
mạch chủ. Tuyến ức tiết ra  hooc môn chính là Tymô
xin, có tác dụng tham gia vào điều tiết quá trình sinh trưởng của xương.

6.Tuyến tụy nội tiết:  Do 3 loại tế bào đảo tụy ( hay đảo Langerhans) tiết ra các
hormon:
       - Tế bào bêta  tiết Insulin – là hooc môn hạ đường huyết, có tác dụng tích
lũy glicozen ở gan, cơ.
       - Tế bào anpha  tiết Glucagon – là hormon tăng đường huyết có tác dụng
tăng cường chuyển hóa glicozen ở gan thành glucoza trong máu.
       - Tế bào delta  tiết hormon Samatostatin – là hormon quản lí tại chỗ hoạt
động của tế bào anpha và beta.

7.Tuyến trên thận


Nằm trên đỉnh 2 quả thận, có cấu tạo gồm 2 phần: phần vỏ và phần tủy.
* Phần vỏ  sản xuất nhiều loại hoocmôn kích thích quá trình trao đổi chất
như:

163
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
    + Hiđrôcooctizôn, có tác dụng chuyển hóa Prôtid thành Gluxid
    + Ancosteron  có tác dụng điều hóa trao đổi ion Na, K.
    + Cooctizon  có tác dụng làm ảnh hưởng đến sự trao đổi muối.
* Phần tủy sản xuất ra hoocmôn chính là Ađrenalin và Noađrenalin, có
tác dụng làm tim đập nhanh, mạch co, tăng cường chuyển hóa Glicozen thành 
Glucoza.

8.Tuyến sinh dục


    Tinh hoàn.  
Các tế bào kẽ nằm xen giữa các tế bào sinh tinh, có khả năng tiết ra
hormon sinh dục là Antrogen, trong đó quan trọng là Testosteron, có tác dụng
kích thích sự phát triển các đặc tính sinh dục phụ ở nam.
Buồng trứng
            + Các tế bào noãn tiết ra các hormon chính là : Ostrogen, làm nang trứng
phát triển và gây ra những biến đổi ở người phụ nữ lúc dậy thì.
           + Các tế bào thể vàng tiết ra Progesteron, làm ức chế sự rụng trứng, kích
thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, kích thích tuyến sữa phát triển, ức chế
tuyến yên bài xuất  kích hoàng tố.

Chương IX CƠ QUAN CẢM GIÁC


A. MẮT

I. Cầu mắt

164
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
        Cầu mắt là bộ phận chính của mắt, có hình cầu, hơi dẹt trước sau. Cấu tạo
gồm hai bộ phận chính là hệ thống màng và môi trường
chiết quang trong suốt.

1.1 Hệ thống màng


        Gồm 3 lớp: màng sợi, màng cơ mạch và màng thần
kinh
* Màng sợi:   Là lớp màng ngoài cùng , gồm 2
phần. 1/5 về phía trước hơi lồi, trong suốt, không có mạch
máu gọi là màng giác ( hay giác mạc ); 4/5 còn lại là màu
trắng đục gọi là màng cứng (hay củng mạc) cấu tạo bằng mô liên kết sợi chắc
mà ta hay gọi là lòng trắng. Bao phía ngoài là kết mạc.
* Màng cơ mạch:  Nằm trong màng sợi, gồm 3 phần:  màng nhện, thể
mi, lòng đen (mống mắt)
+ Phần màng nhện: Chiếm phần lớn màng mạch, ở phía sau chứa nhiều
mạch máu và hắc tố, làm thành buồng tối của cầu mắt.
+ Phần thể mi:  Là phần dày lên về phía trước của màng mạch. Trong thể
mi có cơ thể mi, là những sợi cơ trơn bám vào nhân mắt. Thể mi có nhiệm vụ tiết ra
thể dịch.
+ Phần lòng đen (hay mống mắt): Là phần trước của màng mạch, hình
đĩa tròn. Lòng đen được cấu tạo bởi mô đệm liên kết gồm 2 loại cơ trơn: cơ
vòng và cơ tia, do dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm chi phối, giúp co
giãn đồng tử mắt, nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng vào bên trong. Chính giữa
lòng đen có một lỗ nhỏ (gọi là lỗ con ngươi hay đồng tử mắt) để ánh sáng lọt
vào buồng tối cầu mắt.
Lòng đen chứa nhiều sắc tố. Số lượng sắc tố quyết định màu mắt. Nếu
nhiều sắc tố thì lòng mắt màu đen, ít sắc tố thì lòng mắt màu nâu hoặc xanh da
trời. Nếu không có sắc tố  thì người bị bệnh bạch tạng, khi đó lòng mắt sẽ có

165
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
màu đỏ hồng (do mạch máu ánh lên). Mặt trước lòng đen có buồng trước, mặt
sau lòng đen có buồng sau, đều chứa thuỷ dịch.
* Màng lưới (Màng thần kinh): Là màng trong cùng, lót ở nửa sau cầu
mắt, gồm 10 lớp tế bào thần kinh thụ cảm ánh sáng, với 3 tầng tế bào chính:
                + Tầng tế bào cảm quang: Gồm hai loại tế bào. Loại tế bào nón (7
triệu tế bào) và loại tế bào que (khoảng 3 triệu). Các tế bào hình nón tập trung
chủ yếu ở chính giữa màng lưới (khoảng 140.000 tế bào/mm 2). Các tế bào hình
que tập trung chủ yếu ở hai bên. Càng xa điểm vàng, tế bào nón càng ít. Các tế
bào này có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng ở các bước sóng khác nhau.
+ Tầng tế bào lưỡng cực: Làm nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác vào tầng
trong.
        + Tầng tế bào đa cưc: Có  khoảng 1 triệu nơ ron. Các nơ ron có sợi trục
dài hợp lại tạo thành dây thần kinh cảm giác thị giác. Chỗ đi ra của dây thần
kinh thị giác gọi là điểm mù.

1.2 Môi trường chiết quang: Gồm nhân mắt (thể thuỷ tinh), thuỷ dịch và thuỷ
pha lê.
+ Nhân mắt (còn gọi là thuỷ tinh thể):  Giống như một thấu kính hội tụ
có 2 mặt lồi, nằm sau lòng đen. Nhân mắt được giữ bởi dây chằng trong suốt
bám vào hai mặt của nhân mắt. Thể thuỷ tinh có tính đàn hồi.
+ thuỷ dịch:  Là dịch trong suốt chứa trong buồng trước và  buồng sau.
( buồng trước được giới hạn bởi màng giác và lòng đen, buồng sau được
giới hạn bởi lòng đen và nhân mắt).
               + thuỷ pha lê:  Là dịch trong suốt, đặc nhầy, chứa đầy khoang cầu
mắt.
 
 II. TAI

166
Bài giảng giải phẫu động vật TS Vũ Tiến Quang
1. Tai ngoài: Gồm vành tai và ống tai ngoài, có nhiệm vụ hứng và hướng sóng
âm vào tai trong. Ống tai ngoài gồm phần sụn và phần xương, được phủ một lớp
da, trên đó có nhiều lông tơ và tuyến ráy. Có nhiệm vụ cản bụi và diệt côn trùng
lọt vào tai. Ống tai ngoài ngăn cách với khoang tai giữa bởi màng nhĩ. Đó là một
màng liên kết mỏng lõm vào phía trong tạo nên rốn nhĩ.

167
2. Tai giữa: Tai giữa có nhiệm vụ truyền sóng âm vào tai trong. Có cấu tạo gồm 1
khoang xương chứa đầy khí, trên thành có phủ lớp màng nhầy. Trong khoang
xương, có một chuỗi xương tai nhỏ là xương búa, xương  đe, xương bàn đạp (do
các xương vuông, sụn hàm dưới và cung mang biến đổi thành). Phía ngoài khoang
tai giữa được bịt bởi màng nhĩ, phía trong thông với tai trong bởi hai lỗ. Hai lỗ
này được bịt bởi hai màng nhỏ rất căng là màng cửa sổ bầu dục và màng cửa sổ
tròn. Khoang tai giữa có lỗ thông với hầu bởi vòi nhĩ  Ơxtat. (tác dụng cân bằng
áp suất không khí ở hai bên màng nhĩ).

3. Tai trong: Có nhiệm vụ thu nhận cảm giác thính giác thăng bằng, truyền kích
thích đó về trung khu thính giác ở não bộ (ở củ não sinh tư của não giữa). Tai
trong cấu tạo phức tạp gồm hai phần: Ngoài là mê lộ xương, trong là mê lộ màng.
Giữa mê lộ xương và mê lộ màng chứa đầy ngoại dịch, Trong mê lộ màng chứa
đầy nội dịch. Ngoại dịch và nội dịch có tác dụng dinh dưỡng và truyền xung động
thần kinh tới bộ phận triều đình và ốc tai.

 * Mê lộ xương:  Gồm có tiền đình, ống bán khuyên và ốc tai trong.
+ Phần tiền đình: có hai túi, túi bầu dục thông với 3 ống bán khuyên túi hình
cầu thông với ốc tai xương. Trong tiền đình có các tế bào cảm giác thăng bằng và có
các hạt đá (gọi là thạch nhĩ), có nhiệm vụ điều tiết chức năng vận động và thăng
bằng.
+ Phần ống bán khuyên: gồm 3 ống nằm ở 3 mặt phẳng vuông góc với nhau.
+ Phần ốc tai xương:  là một ống xương xoắn trôn ốc 2,5 vòng, một đầu
thông với tiền đình, một đầu bịt kín ở đỉnh ốc.

* Mê lộ màng:  Gồm 2 màng chạy lồng trong mê lộ xương. Màng trên là
màng tiền đình, màng dưới là màng cơ sở với 24.000 sợi dây chăng ngang. Trên
màng cơ sở có cơ quan Coocti - là cơ quan thu nhận kích thích âm thanh. Tế bào
thụ cảm thính giác ở tai động vật có nhiều và được chia thành 5 dãy chạy dọc trên
màng cơ sở, 4 dãy ngoài, và một dãy trong. Các tế bào ở đây có ngưỡng kích
thích thấp so với các dãy trong. Chính vì̀ vậy mà súc vật có thể nghe được âm to
(mạnh), nhỏ (yếu) khác nhau.

Chương X: GIẢI PHẪU GIA CẦM

I. Bộ xương : (skeleton)
Đặc điểm chung: Nhiều xương không có tuỷ, chỉ có hốc thông với các túi
khí, xương xốp, nhẹ.

1.1. Cột sống: (vertebral column)


- Vùng cổ (cervical vertebra): Số lượng đốt sống nhiều hơn ở gia súc nên cổ
dài, dễ cử động. Gà có 14 đốt cổ Vịt : 15 đốt Ngan: 13 đốt. Ngỗng: 18 Bồ cầu: 12
đốt. Mặt khớp đều lồi và lõm theo một chiều nên các đốt khớp theo kiểu chống úp
lên nhau. Xương Atlas chỉ là một vòng nhẫn không có cánh. Xương trục có một
mỏm răng dài.
- Vùng lưng (thoracic veterbra): Gà và bồ câu có 7 đốt. Ngỗng và vịt có 9
đốt. Các đốt lưng đính với nhau thành một tảng làm chỗ dựa cho cánh.
- Vùng hông và khum (lumbar and sacral vertebrae): Giống nhau và khó
phân biệt. Một số xương phía trước tách rời nhau. Các xương phía sau đính với
nhau và đính với xương chậu.
- Xương đuôi (coccygeal vertabrae): Có 7-8 đốt đuôi còn đầy đủ mỏm gai,
mỏm ngang, các đốt đuôi cuối cùng tự do. Đốt tận cùng to hơn gọi là xương phao
câu. Đuôi có tác dụng làm bánh lái khi bay.

1.2. Lồng ngực (thoracic cavity)


- Xương ức (sternum): Có kích thước lớn, khoẻ làm chỗ bám cho cơ. Mặt
trên lõm, mặt dưới lồi làm chỗ bám cho cơ vùng ngực. Giữa đường trung tuyến
mặt dưới có xương lưỡi hái làm tăng diện bám cho cơ ngực. Trước có gò trên ức,
hai bên gò có rãnh để khớp với xương quạ. Cạnh bên có những diện khớp để khớp
với xương sườn dưới. Xương ức của những loài chim bay thì to khoẻ
* Gà: xương ức yếu , hai bên xương hái có 4 mẻ chia xương ức ra 4 mỏm.
* Bồ câu: xương lưỡi hái to, các mẻ trong biến thành lỗ
* Vịt: xương ức to, khoẻ, hình hộp
- Xương sườn (ribs): gà, bồ câu: 7 đôi; vịt: 8-9 đôi
Đầu trên xương sườn khớp với các đốt lưng. Đoạn giữa các xương sườn phía
trước có một mỏm dẹt hướng về sau tựa vào mặt ngoài xương sườn sau nó làm
cho lồng ngực vững chắc. Đoạn sụn của chim hoá xương. xương sườn cuối cùng
thường nhập vào xương sườn trước nó.

1.3. Xương đầu (bones of the head)


- Hộp sọ: (visceral cranium)
- Xương chẩm; chỉ có một lồi cầu để khớp với xương Atlas; Xương đỉnh: là
xương đôi, thân nhỏ; Xương trán: to; Xương mũi có bức ngăn mỏng ngăn giữa hai
hốc mũi, xương bướm và hai xương thái dương có một diện khớp để khớp với
xương vuông.
Gà: Mỏm gò má ở gà dẹt, hướng về trước, tự do hoặc đính vào mỏm hố
mắt. Bồ câu: Xương gò má ngắn.
- Xương mặt (facial bones):
Có 1 xương liên hàm, 2 xương hàm trên, 2 xương mũi, 2 xương lệ, 2 xương
khẩu cái, 2 xương cánh, 2 xương gò má, 1 xương lá mía, xương hàm dưới khớp
với xương thái dương nhờ hai xương vuông.

Xương chi trước (cánh): (the bones of the anterior extremity)


- Đai vai: Gồm xương bả vai, xương quạ, xương đòn. Xương đòn đính với
xương bên kia hình thành xương nỉa. đầu trên của xương nỉa cùng xương bả vai
và xương quạ tạo thành lỗ tam cốt cho cơ nâng cánh chui qua. Xương nỉa có tác
dụng như cái díp giữ cho hai cánh không hạ sát vào nhau khi cơ hạ cánh co.
Những chim bay dài, xương nỉa có hình chữ U.
- Xương cánh tay: khớp hình ovan. Vịt có xương cánh tay dài.
- Xương cẳng tay: Có xương quay và xương trụ (xương qay to hơn).
Hai xương khớp với nhau ở hai đầu và tách nhau ở đoạn giữa.
- Xương cườm: có hai xương
- Xương bàn tay: Có ba xương. Hai xương bàn chính đính với nhau ở hai
đầu. Một xương phụ làm chỗ tựa cho ngón cái.
- Xương ngón: Có ba ngón. Ngón cái có một đốt. Ngón hai to nhất có 2
đốt. Ngón 3 có 1 đốt dính vào đốt 1 của ngón thứ 2. Chi trước càng dài chim càng
bay khoẻ.

1.5 Xương chi sau: (the bones of the posterior extremity)


- Xương cánh chậu to khoẻ, có 1 xương hông và hai xương ngồi.
- Xương háng mỏng, dài, ở dưới xương ngồi, dính với vài đốt hông khum
cuối. Không có khớp bán động háng.
- Xương ngồi ở hai bên thành chậu
- Xương đùi khớp với xương bánh chè, xương chày và xương mác.
- Xương cẳng chân: Xương mác không đi quá đầu dưới xương chày.
- Xương bàn dính với nhau, có 3 ròng rọc khớp với 3 ngón chính. Gà: 1/3
từ phía dưới xương bàn có một mỏm đi về sau làm cốt cho cái cựa.
- Xương ngón: 4 ngón, 3 ngón chính chỉ về trước (ngón ngoài có 5 đốt,
ngón giữ và trong có 3 đốt) và 1 ngón cụt chỉ về sau. Ngón thứ 4 (ngón cái) có 3
đốt.

II. Hệ cơ
Gia cầm có đủ các cơ như loài có vú nhưng khác nhau về sự phân bố. Gân
của các cơ chi dưới bị cốt hoá, mềm dẻo nhưng cứng khoẻ.
- Cơ ngực nông: có khối lượng tương đương khối lượng của tất cả các cơ
của cơ thể cộng lại.
Một đầu cơ bám vào xương nỉa, xương lưỡi hái và các xương sườn cuối cùng
đầu kia đến bám vào đầu trên xương cánh tay.
Tác dụng: cơ co kéo cánh xuống.
- Cơ ngực sâu: Lấp dưới cơ ngực nông, nằm trong kẽ giữa xương ức và
xương lưỡi hái. Gân của cơ này chui qua lỗ tam cốt đến bám vào đầu trên xương
cánh tay.
- Cơ hoành: gồm hai lớp sợi. Một lớp từ sườn phải đến sườn trái áp vào mặt
dưới phổi (có tác dụng làm nở phổi). Một lớp chéo lồi về trước, lõm ở sau đi từ
xương lưng đến xương ức chia thân thành hốc ngực ở trước và hốc bụng ở sau (có
tác dụng cho việc hút không khí ở ngoài vào). Nhiều tài liệu cho rằng gia cầm
không có cơ hoành.

III. Hệ tiêu hoá (digestive system)


3.1. Miệng: Gia cầm có mỏ (beak): (mỏ gà ngắn, nhọn, dày khoẻ. Mỏ vị dài dẹp,
hai bên có các hàng như răng lược có thể cắt hay lọc bùn), Không có răng. Lưỡi
treo dưới xương thiệt cốt, dễ cử động (lưỡi gà và bồ câu hình mũi tên). Tuyến
nước bọt không phát triển. Yết hầu (pharynx): liền với miệng và không có màng
khẩu cái. Miệng cửa họng của hộc mũi và cạnh sau thanh quản có nhiều gai hoá
sừng hướng về phía sau.

3.2. Thực quản (esophagus): To và dài, thành mỏng, đổ vào dạ dày tuyến.
- Đoạn cổ thực quản vịt và chim bồ câu có một phồng hình thoi có thể nở rộng.
- Đoạn thực quản trước ngực của gà có diều (crop) (chứa và tẩm ướt thức ăn,
đẩy thức ăn xuống dạ dày tuyến)
- Diều của bồ câu chia thành hai túi bên, xung quanh lỗ dưới của diều có một
vòng tuyến (từ ngày ấp thứ 8 đến khi nở) vòng tuyến này tiết ra chất sữa nuôi
chim non (khi đó thành diều dày lên có nhiều mạch quản và nhiều gấp nếp).
Ngỗng, vịt không có diều.

3.3. Dạ dày: (stomach) Sếu và cốc chỉ có một bao xung quanh chỗ bám của thực
quản làm thành một vành tuyến dịch, chim ăn hạt có dạ dày tuyến ở trước và dạ
dày cơ ở sau.
- Dạ dày tuyến (the glandular stomach) nằm ở đường trung tuyến giữa hai
thuỳ của gan, là một bao hình trứng, thành dày, lòng hẹp. Niêm mạc có nhiều
tuyến có lỗ, tiết dịch. Thức ăn không dừng lại ở dạ dày tuyến mà được tẩm dịch
rồi xuống dạ dày cơ.
- Dạ dày cơ (the muscular stomach) lớn hơn, hình lăng trụ lồi hai mặt, nằm
sau gan và bị gan che khuất. Phía bên phải có lỗ thông với dạ dày tuyến và lỗ
thông với tá tràng.
Bên trong dạ dày cơ luôn có ít thức ăn trộn với ít cát sỏi. Lớp mô lót mặt trong rất
dày, cứng như sừng và có nhiều tuyến dịch. Lớp cơ có màu đỏ dày (một cơ ở trên
và một cơ ở dưới) chạy từ bên này sang bên kia bám vào cân mạc màu xà cừ vào
hai mặt bên của dạ dày.Thức ăn đến dạ dày cơ bị nghiền nát do mô sừng và sỏi
chứa trong nó. Chim ăn thịt có lớp cơ mỏng hơn chim ăn hạt.

3.4. Ruột (intestine; Intestinum)


thay đổi từ đầu đến cuối nên khó phân
biệt giữa ruột non và ruột già. Đoạn đầu
của ruột có một quai gấp (ứng với đoạn
tá tràng ) gồm hai nhánh đi song song với
nhau, kẹp giữa là tuỵ dài. Sau quai tá
tràng, ruột gấp lại thành hồi tràng và treo
ở vùng dưới hông bởi một mạc treo dài.
Hồi tràng hợp thành một khối nằm giữa
hai túi khí bụng. Gần chỗ tận cùng của
ruột phát ra hai mang nang dài 15-20 cm
Ngắn ở chim ăn thịt, dài ở
hướng về trước (ở gà, vịt). Bồ câu chỉ có
chim ăn hạt. Đường kính ruột ít
một củ nhỏ. Ngỗng khi có khi không.
Trực tràng là một đoạn ngắn từ lỗ đổ vào của hai manh nang đến ổ nhớp
(cloaca). Ổ nhớp là hốc chung thải phân, nước tiểu. Trong ổ nhớp có dương vật và
túi fabricius (bursa of fabricius)

3.5. Các tuyến


Gan: Chia làm hai thuỳ chính (trái và phải). Thuỳ phải to hơn, cả hai ôm lấy
dạ dày cơ và dạ dày tuyến. Túi mật nằm phía thuỳ phải (trừ bồ câu). Tụy tạng: dài
hẹp có hai ống tiết. Lách: có hình hạt nhỏ, màu đỏ nằm ở chỗ giáp giới dạ dày cơ và
dạ dày tuyến.

IV. Hệ hô hấp (respiratory system)


Hốc mũi (nasal cavity) là một khe dài, hẹp có nhiều gai sừng.
Thanh quản (larynx) không có sụn tiểu thiệt (khi nuốt hai mép của thanh
quản khép kín không cho thức ăn vào khí quản). Những loài chim hót, đoạn cuối
của thanh quản có minh quản (syrinx). ở gia cầm, minh quản là một màng khi
rung phát ra tiếng.

Phổi (lungs; pulmones) dính sát vào lồng ngực, màu hồng.
Mặt dưới có khoảng 5 lỗ thông với các túi khí. Phế quản ở mặt ngoài phân
nhánh đi vào giữa phổi (phân nhánh hướng tâm, ngược với chiều phân nhánh phế
quản ở gia súc). Các tiểu phế quản không tận cùng trong những manh nang mà
tiếp hợp với nhau. Niêm mạc mặt dưới phổi kéo thông với các túi khí

Các túi khí (air sacs) nằm chèn giữa thành bụng, thành ngực với các khí
quan nội tạng: Gia cầm có 9 túi khí: Các túi khí đều độc lập với nhau nhưng thông
với phổi qua các lỗ hay thông với xương qua một hay nhiều lỗ.
- Một túi ngực ở phía trước lồng ngực: thoracic air sac
- Hai túi cổ ở chỗ góc cổ: cervical air sacs
- Hai túi truớc hoành: anterior thoracic air sacs
- Hai túi sau hoành: posterior thoracic air sacs
- Hai túi bụng áp vào thành trên bụng: abdominal air sacs
Động tác hô hấp: Xương sườn không cử động nên phổi không nở to khi
thở nhưng các túi khí phồng lên và kéo không khí vào. Khi qua phổi, không khí
trao đổi oxi và cacbonic với máu lần thứ nhất; khi từ các bao khí đi ra, không khí
qua phổi lần thứ hai và có thêm lần trao đổi khí thứ 2. Đặc trưng của hô hấp ở gia
cầm là quá trình “hô hấp kép” nên chúng có khả năng tận dụng ô xi tốt trong
không khí. Bên cạnh chức năng hô hấp, các túi khí còn chèn ép làm giảm sự cọ
sát của các cơ quan nội tạng và làm giảm trọng lượng riêng khi bay.
V. Hệ niệu-sinh dục

5.1.Hệ niệu
- Gia cầm có hai thận hình dải, áp dưới và dính sát vào cột sống vùng hông và
đai chậu, ngay sau phổi; mỗi bên thận phân làm ba thùy: thùy trước, thùy giữa,
thùy sau.
- Ống dẫn niệu từ mỗi bên thận về sau đổ vào ổ nhớp (nuớc tiêu và phân lẫn
với nhau); khi gặp không khí nước tiểu đặc lại.
- Không có bóng đái (trừ đà điểu).
* Tuyến thượng thận hình khối tròn, màu vàng to bằng hạt đậu nằm cạnh
trong và trước thận.
5.2. Hệ sinh dục đực : Hai dịch hoàn nằm ở vùng dưới hông, đầu trước thận,
hình trứng, thể tích thay đổi theo mùa (tăng thể tích vào mùa sinh sản); Phụ dịch
hoàn không rõ; ống dẫn tinh đi từ đầu sau dịch hoàn, cong queo, gấp khúc đi
theo cạnh trong ống dẫn niệu rồi đổ vào ổ nhớp.
* Vịt: có một bọng hình bầu dục luôn chứa đầy tinh dịch; khí quan giao cấu
to có hình xoắn ốc và nằm tụt sâu trong ổ nhớp chỉ lộ ra khi giao cấu).
* Gà: khí quan giao cấu có dạng gai thịt nhỏ gần miệng ổ nhớp giữa hai lỗ
đổ ra của ống dẫn tinh.

5.3. Sinh dục cái


- Chỉ có buồng trứng (noãn sào) bên trái nằm ở vùng dưới hông, hình chùm
gồm nhiều tế báo trứng phát triển ở các giai đoạn khác nhau và có màu sắc khác
nhau (noãn sào bên phải thoái hóa).
- ống dẫn trứng dài, rộng, rất giãn nở, có mạc treo vào vùng dưới hông. Đầu
phiá buồng trứng có loa rộng; đầu sau tận cùng ở ổ nhớp bằng một lỗ có thể mở
rộng khi đẻ. ống dẫn trứng làm nhiệm vụ dẫn trứng ra ngoài vừa là nơi hình
thành lòng trắng cùng lớp vỏ đá vôi bọc ngoài lòng đỏ.

VI. Hệ tuần hoàn:


- Tim: hình nón; tâm thất phải hình bán nguyệt; van nhĩ thất không phải
là van ba lá mà là van thịt lồi ra từ vách liên thất; tâm nhĩ phải có lỗ đổ vào của
hai chủ tĩnh mạch (đều có van).
- Động mạch: Chủ động mạch bẻ quặt bên phải (ngược với ở loài có vú)
đến xương khum phát ra hai nhánh cho chi sau và một nhánh khum giữa.
Từ động mạch cánh tay đầu phát ra động mạch ngực cho các cơ ngực và các
nhánh đi về bụng tạo thành hệ thống mắt lưới gọi là động mạch ấp trứng.
- Tĩnh mạch: Tĩnh mạch cổ không đi theo động mạch cổ và ở lớp nông
hai bên khí quản (tĩnh mạch bên phải to hơn và thường có một màng tiếp hợp
giữa hai tĩnh mạch.Các loài chim có mồng ở da đầu rất nhiều tĩnh mạch.

VII. Hệ thần kinh


- Không có cầu não. Màng não chỉ có liềm não, không có lều não
- Tủy sống có một ống giữa và hai phồng (một ở giáp cổ-lưng và một ở
hông)
- Tiểu não lớn và chỉ có một thùy chia làm nhiều vòng
- Bắt chéo thị giác lớn. Bán cầu não không có hồi não, thùy khứu giác nhỏ
- Có 12 đôi dây thần kinh sọ.

Chương XII: Hình thái cấu tạo cơ thể cá


(phần tham khảo)
I. Đặc điểm hình thái ngoài
Hình thái ngoài của cá thích nghi với điều kiện sống dưới nước. Đầu gắn
chặt với thân. Di chuyển nhờ đuôi và các vây. Cơ thể chia làm ba phần : Đầu,
thân và đuôi. Giới hạn giữa thân và đầu là khe mang; giữa thân và đuôi là hậu
môn. Hình thái phổ biến là hình thoi. Một số có hình ống tròn, hình cầu, hình
giải hay hình đặc biệt (cá ngựa, cá nóc hòm, cá hầu rộng, cá bơn, cá mặt
trăng…)
1. Đầu: Nhìn chung có hình nhọn. Một số loài có đầu dài và dẹp (cá đuối), đầu
ngắn và cao ( cá khi me), đầu tròn (cá nóc), đầu dài và nhọn (cá kim, cá nhát), hình
búa (cá búa).
- Miệng: Có vị trí và hình dạng khác nhau tuỳ theo chế độ ăn
- Râu: Nhiều cá có râu, đây là cơ quan cảm giác, xúc giác. Tuỳ vị trí có
loại râu cằm, râu hàm, râu mũi. Số lượng thay đổi từ một đôi râu đến nhiều đôi.
- Mắt: Có kích thước lớn và nằm hai bên đầu (vị trí có thay đổi). Cá sống ở
đáy có mắt ở lưng. Cá bơn mắt bị dồn về một bên. Cá nác có mắt nổi hẳn lên khỏi
thân. Mắt không có tuyến lệ, không có mi thực sự. Cá trích và cá đối có màng mỡ
phủ ngoài mắt. Một số loài sống ở các vực nước đục, hang nước ngầm, dưới suối
sâu mắt tiêu giảm.
- Mũi: Có vị trí, số lượng khác nhau, cá viên khẩu có một lỗ mũi thông
với xoang miệng. Một số loài cá sụn có rãnh mũi miệng (nước theo rãnh này
vào xoang miệng), cá xương: mỗi bên có hai lỗ mũi cách nhau bởi một van. Một
số loài cá mỗi bên có một lỗ mũi, cá phổi có lỗ mũi thông với xoang miệng.
- Khe mang:Cá viên khẩu có lỗ mang hình tròn (mỗi bên có 7 đôi), cá sụn: 5-7
đôi khe mang, cá nhám: có các đôi mang hai bên đầu. Cá đuối: có các khe mang ở mặt
bụng.
- Lỗ phun nước: cá sụn và một số loài cá xương có một đôi lỗ phun nước
ở sau mắt là khe mang đầu tiên đã thoái hoá và là bộ phận thuộc cơ quan hô hấp
của cá sụn.
- Vây: Làm nhiệm vụ vận động và giữa thăng bằng của cá.

II. da và sản phẩmcủa da:

1. Da cá: Cũng giống như da của các động vật có xương sống gồm hai lớp: Lớp
biểu bì và lớp bì.
Biểu bì: Gồm các tế bào biểu bì và các tế bào tuyến đơn bào và tuyến đa
bào. Các tuyến đơn bào chia ra:
+ Các tuyến hình cốc tiết dịch quánh đổ ra ngoài
+ Tuyến hình chùy và hình cầu tiết dịch nhày đổ vào khe các tế bào biểu
bì.
+ Tuyến độc (ở một số loài) ở gốc tia gai vây lưng, vây ngực, gai nắp
mang.
Bì: nằm dưới lớp biểu mô, có 2 tầng:
+ Tầng xốp, mỏng, ở ngoài có tế bào sắc tố và các tế bào dạng sợi ngang,
dọc.
+ Tầng đặc ở trong không có các tế bào sắc tố.
2. Sản phẩm của da: gồm các tế bào sắc tố, cơ quan phát quang, vẩy.

a. Tế bào sắc tố: phân bố ở tầng xốp và tầng dưới da và có 3 loại cơ bản: tế bào
sắc tố đen, đỏ, vàng. Sự phối hợp của các loại tế bào này quy định màu sắc của
cá. Ngoài ra còn có những tế bào đặc biệt có thể phát quang, có tác dụng phản
chiếu ánh sáng mạnh. Màu sắc của cá thay đổi theo tuổi, tính biệt và nơi ở.

b. Cơ quan phát quang: cấu tạo đơn giản gồm 1 tế bào tuyến phát sáng hoặc
phức tạp bao gồm: tế bào tuyến, thuỷ tinh thể, gương phản chiếu và sắc tố.

c. Vẩy: là sản phẩm chủ yếu của bì, tất cả các loài cá đều có vẩy (không có vẩy
chỉ là thứ sinh): Vẩy tấm: ở cá sụn bao gồm chất xương rắn và lớp men phủ
ngoài. Vẩy (cosmin) ở một số loài cá xương nguyên thuỷ như cá phổi, cá vây tay
gồm chất xương và các khe rỗng chứa chất cosmin, sau đó là lớp isopedin có
cấu tạo chất xương. Vẩy láng: gặp ở cá nhiều vây, cá tầm: ngoài phủ lớp đặc
biệt, bên trong là lớp isopedin. Vẩy xương: gặp ở tất cả các cá xương, là các tấm
xương mỏng gồm nhiều lớp isopedin, ở ngoài cùng là lớp ganoin mỏng. Vẩy
xương xếp lên nhau theo hình mái ngói.

III. Hệ xương: chia ra bộ xương trong và bộ xương ngoài, hoặc xương trục
chính và xương chi vây.

1. Xương trục: gồm cột sống, xương sườn và xương đầu.


a. Cột sống: bao gồm nhiều đốt sống ( mỗi đốt có thân, cung, mấu gai, mấu
ngang, mấu huyết). Dây sống là một trục đàn hồi gồm nhiều tế bào xếp chặt chẽ
với nhau và được bao phủ bởi 2 lớp màng bên ngoài. Cá viên khẩu chưa có cột
sống, chỉ có các tấm sụn nằm ngoài dây sống. Cá sụn nguyên thuỷ chưa có cột
sống. Cá sụn hiện đại có cột sống ở dạng sụn. Cá toàn đầu cột sống không phát
triển. Nhóm cá vây tay, cá phổi chưa hình thành cột sống nhưng có các tấm sụn
bao ngoài dây sống. Cá nhiều vây có cột sống hoàn toàn hoá xương chỉ phần
cuối ở dạng sụn. Cá láng sụn chưa có cột sống thực nhưng có các tấm xương
bao quanh dây sống. Cá láng xương có cột sống hoàn toàn hoá xương,nhưng các
đốt sống có đáy lõm. Cá xương chính thức cột sống hoàn toàn hoá xương, các
đốt sống lõm 2 mặt.

b. Xương sườn và xương giữ cơ:


Xương sườn: có 2 loại, sườn lưng và sườn bụng. Cá viên khẩu không có
xương sườn. Cá sụn có xương sườn bằng sụn. Cá xương chính thức: một số bộ
có đủ sườn lưng và sườn bụng. Họ cá chép chỉ có xương sườn bụng.
Xương giữa cơ (xương dăm) chỉ gặp ở các cá xương thấp, phân bố đều
trong các cơ trên trục và dưới trục của đuôi, giảm dần theo mức độ tiến hoá của
các loài cá.

c. Xương đầu: gồm sọ não và sọ tạng


- Sọ não: giống như các động vật có xương sống bậc cao. ở cá xương, nóc
sọ phát triển thêm một số xương bì.
- Sọ tạng: 7 đôi xương phân đốt hình vòng cung bao quanh phần đầu ống
tiêu hoá.

2. Xương chi vây


Làm nhiệm vụ vận động và giữa thăng bằng của cá. Vây lẻ : vây lưng,
vây hậu môn, vây đuôi. Vây chẵn : vây ngực, vây bụng.
Cấu tạo của vây : trong là phần xương nâng vây, hệ cơ điều khiển vây và
các tia vây ở ngoài ( có loại tia vây sừng và tia vây vảy). Tia vây có thể hoá
xương thành các gai cứng. Căn cứ vào hình dáng, cấu tạo, vị trí của vây để phân
loại cá.

IV. Hệ cơ: chia làm 3 loại: cơ trơn, cơ vân và cơ tim. Nhìn chung hệ cơ của cá
cũng giống như các động vật khác.

1. Cơ trơn : có nguồn gốc lá tạng của trung bì, phân bố ở thành các mạch máu,
ống tiêu hoá ống dẫn niệu sinh dục.

2. Cơ vân: có nguồn gốc trung bì (cơ xương) phân bố ở cơ thể, các vây, thực
quản, hầu, nhãn cầu. Cơ vân chiếm số lượng lớn nhất và thay đổi nhiều nhất
trong quá trình tiến hoá. Hệ cơ vân được chia thành:
- Cơ đốt cơ thể: gồm cơ phần đầu và cơ thân (cơ trên trục, cơ dưới trục).
- Cơ chi vây (cơ vẩy lẻ, cơ vây chẵn).
3. Cơ tim : gồm các tế bào cơ ngắn và rộng liên kết chặt chẽ với nhau thành
khối. Cá xương có hệ cơ khá phức tạp, số lượng cơ nhiều. Những loại cá bơi lội
giỏi ở giữa cơ trên trục và cơ dưới trục có những sợi cơ dọc màu đỏ sẫm. Cơ
quan phát điện: một số loài có cơ quan phát điện do các cơ biến đổi thành.

V. Hệ tiêu hoá: Bold

1. ống tiêu hoá: gồm ống và các tuyến tiêu hoá.


Kiểu ống tiêu hoá kiểu hoàn chỉnh: đoạn giữa chứa túi noãn hoàn và
phình to (cá láng sụn, cá viên khẩu, cá phổi, lưỡng thê).
Kiểu không hoàn chỉnh: thành ống không hoàn chỉnh, túi noãn hoàn nằm
ngoài ống tiêu hoá, đoạn giữa có một cửa thông với túi noãn hoàn (cá sụn, bò
sát, chim, thú nguyên thuỷ). Cá xương thuộc loại trung gian.

a. Khoang hầu miệng: bên trong có răng, lưỡi và lược ma.

b. Thực quản: ngắn, rỗng, thành hơi dày, có cấu tạo 3 lớp: trong cùng là màng
nhầy, giữa là cơ và ngoài là màng quánh do mô liên kết tạo thành. Thực quản cá
nóc có một túi phụ có thể hút khí hoặc nước, phình to khi gặp nguy hiểm.

c. Dạ dày: có cấu tạo 4 lớp: trong cùng là màng nhầy, gồm các tế bào biểu bì
hình trụ xen kẽ có các tuyến dạ dầy hình ống. Cá chép (không có dạ dầy) không
có loại tuyến này, tiếp đến là lớp dưới màng nhầy, lớp cơ và lớp màng quánh.
Có thể phân cá làm 3 nhóm: nhóm có dạ dầy rõ ràng, nhóm không có rõ ràng và
nhóm không có dạ dầy. Hình dạng dạ dầy có thể chia thành 5 dạng: I, U,V, Y,
A.
d. Ruột: có cấu tạo giống như các động vật có xương sống. Ruột gồm 3 lớp:
(1)lớp màng nhầy gồm tế bào biểu bì hình trụ, xen kẽ là các tế bào tuyến hình
cốc; (2) lớp cơ và (3) lớp màng quánh. Cá viên khẩu: ruột thẳng, thành trong có
nếp dọc. Cá sụn: ruột chia 2 đoạn rõ ràng, ruột non và ruộc già. Ruột non có tá
tràng và hồi tràng. Ruột già gồm kết tràng và trực tràng. Cá toàn đầu : ruột là
một ống thẳng không có dạ dầy. Ruột non có 3 – 4 van xoắn ốc. Không có
xoang niệu sinh dục. Cá xương chính thức: ruột không có van xoắn ốc, không có
tuyến trực tràng.

2. Tuyến tiêu hoá:


a. Tuyến xoang miệng: cá không có tuyến nước bọt chỉ có tuyến dịch nhầy. Cá
viên khẩu có đôi tuyến nằm trong cơ dưới mang tiết chấp chống đông máu.
b. Tuyến dạ dầy và tuyến ruột:
Cá viên khẩu và cá phổi không có tuyến dạ dầy phân hoá rõ. Các cá khác đều
có.
Cấu tạo: thành tuyến hình túi nằm trong lớp màng nhầy gồm các tế bào chính
và các tế bào thành tiếp pepsin và chất axit. Một số loài không có tuyến dạ dầy.
Chất tiết của tuyến dạ dậy và tuyến tuỵ giống nhau.
* Tuyến ruột: chỉ có các tuyến dạng túi thay thế tuyến ruột thực sự.
c. Gan: là tuyến tiêu hoá lớn nhất có độ lớn hình dạng, màu sắc, mức độ phân
thuỳ Bold rất thay đổi. Cấu tạo giống các động vật có xương sống. Gan đóng vai
trò quan trọng trong đời sống của cá.
d. Tuỵ tạng: cá viên khẩu có dấu vết tuỵ tạng nhưng phát triển ở cá sụn. Cá xương có
tuỵ là một tuyến mở rộng gồm một phần hoặc toàn bộ phân tán trong gan (cá chép)
hay nằm ngoài vách ruột (cá mè trắng) cấu tạo ở tuỵ giống như động vật ở xương sống
bậc cao.

VI. Hệ hô hấp:

1. Mang là cơ quan hô hấp chủ yếu; một số loài có thêm cơ quan hô hấp phụ như da,
màng nhầy, khoang hầu miệng, cơ quan trên mang; một số loài có bóng hơi hoạt động
như phổi.
* Cơ quan hô hấp của cá con: trước khi mang chính thức phát triển có mang
cá con xuất hiện (hệ đơn cấu tạo giống lá mang) và các núm bắt nguồn từ mang chính
thức. Phôi cá sụn có mang ngoài dạng sợi. Khi cá lớn thì tiêu biến. Cá con của cá phổi
có mang ngoài phát triển. Cá xương chính thức có mang ngoài hình sợi tiêu biến khi
trưởng thành. Khi chưa có mang, cá hô hấp nhờ lưới mao mạch trên nếp vây và túi
noãn hoàn.

2. Cơ quan hô hấp phụ: da, ruột, thành hầu miệng, cơ quan trên mang:
a. Da hô hấp và lớp biểu bì và bì của da có nhiều mạch máu có tác dụng hô hấp.
b. Ruột hô hấp ở một số loài có thành ruột mỏng, có nhiều mạch máu có tác dụng
hô hấp
c. Cơ quan trên mang: được hinh thành từ các xương cung mang. Biểu bì của
các cơ quan trên mang có nhiều mao mạch có tác dụng hô hấp. Hình dạng cơ
quan trên mang khác nhau tuỳ loài. Cơ quan này giúp cho ca có khả năng hô hấp
thêm một thời gian sau khi ra khỏi môi trường nước.
d. Túi khí: Vách túi khí có nhiều mao mạch có tác dụng hô hấp.
e. Bóng hơi: Nằm ở phía lưng của dạ dày và ruột của nhiều loài cá. Trong bóng
hơi chứa đầy khí O2, CO2 và N2. Bóng hơi hình thành từ thực quản. Hình thái
khác nhau ở các loài. * Vị trí ởmặt lưng của ống tiêu hoá( cá phổi có bóng hơi ở
mặt bụng). Cấu tạo gồm ba tầng: màng nhày ở trong, mô liên kết xốp, rời và
tâng ngoài gồm mô liên kết và cơ. Cá viên khẩu, cá sụn không có bóng hơi. Cá
vây tay, cá phổi: bóng hơi có cấu tạo và tác dụng như phổi. Cá vây tia có hai
bóng hơi có tác dụng hô hấp. Cá láng sụn: có bóng hơi hình túi tròn. Cá xương:
có bóng hơi điển hình Nhóm cá tầng đáy thường có bóng hơi không phát triển.
Hình dáng bóng hơi cá xương là một trong những chỉ tiêu phân loại.
f. Tuyến khí: hay tuyến đỏ do tế bào biểu bì biến đổi thành và có hình thái khác nhau
tuỳ loài có nhiệm vụ tiết và hấp thu các khí có trong bóng hơi ở những loài cá có bóng
hơi kín.

VII. Hệ tuần hoàn - bạch huyết. Bold


Hệ tuần hoàn: gồm máu và hệ thống ống dẫn
Máu bao gồm hai phần : máu và bạch huyết Hệ thống ống dẫn bao gồm:
dẫn máu và dẫn bạch huyết. 1. Máu: chiếm 1-2% (thú: 6,8%) khối lượng cơ thể
và có tỷ trọng 1,035 (thú: 1,053) bao gồm huyết tương và huyết cầu
Huyết tương: màu hơi vàng, nhiều nước và chất hoà tan (albumin,
ibrinogen, globulin..., muối khoáng (Cl, K, Ca, Fe); các chất dinh dưỡng, các
chất thải (acid uric, creatin, creatinin).
Huyết cầu có hống cầu, bạch cầu và tấm huyết.
Hồng cầu tròn đều, có nhân (nhân chứa hemoglobin). Bạch cầu bao gồm
bạch cầu có hạt và không hạt. Tấm huyết là những tế bào có nhân lớn, ít tế bào
chất.

2. Hệ thống ống dẫn: gồm tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
- Tim: Lúc đầu cúng là đoạn ống như mạch máu, sau đó hai đầu cố định,
ống phình to và phân hoá. Tim thường ở đầu trước thể xoang, sau cung mang
cuối và trong xoang bao tim (ngăn với xoang bụng bởi vách ngăn ngang). Ben
ngoài có màng tim bao bọc. Từ sau ra trước có xonag tĩnh mạch, tâm nhĩ, tâm
thất, bầu chủ động mạch. Cá phổi: có màng gian nhĩ chia tâm nhĩ thành hai phần
trái (nhận máu động mạch từ bóng hơi đến) và phải (nhận máu tĩnh mạch từ
xoang tĩnh mạch đến). Nhịp đập tim cá 18-30 lần/phút và thay đổi theo tuổi, giới
tính, thời gian và trạng thái cơ thể.

3. Hệ bạch huyết: có nguồn gốc giống hệ tuần hoàn gồm dịch bạch huyết và
các ống dẫn bạch huyết.
- Bạch huyết là chất dịch không màu, trong suốt, chứa trong các ống bạch
huyết xuất phát từ giữa kẽ các mô tập trung về các ống bạch huyết và đổ vào hệ
tuần hoàn. Nhiệm vụ: cung cấp chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã. Sắc tố
đen hình thành trong cơ thể cá là do hoạt động của bạch huyết.
- Ống bạch huyết từ kẽ các mô tập trung thành các thân bạch huyết rồi đổ
vào tính mạch. Thành ống do các tế bào nội bì tạo thành.
- Cơ quan tạo huyết: Huyết cầu được hình thành ở các cơ quan khác nhau
tuỳ từng loại cá: trong tổ chức bạch huyết ở ruột, vách thực quản, tầng dưới
màng nhày hay tầng trong cơ của cơ quan Leydig.
Lách sinh hống cầu, tấm huyết và bạch cầu, tiêu huỷ hống cầu già. Hình
dạng và vị trí lách khác nhau tuỳ loài cá.

VIII. Hệ niệu sinh dục:


1. Cơ quan bài tiết:
a. Thận cá phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn nguyên thận và trung thận.
Nguyên thận hoạt động ở thời ký phôi thai nằm ở phái đầu cơ thể. Trung
thận: Ngay sau khi nguyên thận thoái hoá thì một loại ống sinh Bold niệu phát
triển thành trung thận.Vị trí: nằm ở thành lưng của cơ thể.
Cấu tạo: thận cũng có cấu tạo các nang Bowman, tiểu thể Malphighi. Các
ống bạch huyết tập trung nhiều xung quanh thận.
b. ống dẫn niệu: Đi từ thận thông ra ngoài. Thành ống có cơ hơi dày, co bóp
làm nước tiểu thải được ra ngoài. Lớp trong là màng nhày, lớp cơ gồm cơ vòng
ở trong và cơ dọc ở ngoài; lớp mô liên kết phủ ngoài có tính đàn hồi với hệ thần
kinh, mạch máu phân bố. Khi nguyên thận thoái hoá và hình thành trung thận,
ống chung của nguyên
thận tách làm hai, một nhánh đảm nhận chức năng dẫn niệu (ống Wolff), nhánh
kia là ống Muller (dẫn trứng ở con cái và thoái hoá ở con đực).
c. Bóng đái: Bóng đái ống dẫn niệu: gặp ở đa số các loài cá, xoang niệu sinh
dục: cá vây tay và cá phổi (do thành của xoang niệu sinh dục lồi ra tạo thành).
Lỗ bụng: Có một đôi hay một lỗ ở phía sau cùng của xoang bụng. Chức năng
chưa rõ ràng.

2. Cơ quan sinh dục


a. Tuyến sinh dục: Có một đôi gọi là gờ sinh dục hay gấp nếp sinh dục chứa các
tế bào biểu bì phát triển thành các tế bào sinh dục rồi thành tinh trùng (hay
trứng). Gờ sinh dục phát triển và tách dần khỏi thành cơ thể, hai đầu thoái hoá,
phần giữa phình to thành tuyến sinh dục. Bên ngoài tuyến được màng tinh hoàn
(hay màng noãn sào) treo vào thành lưng cơ thể. Tuyến liên hệ với cơ thể qua hệ
thống mạch máu và thần kinh trên màng. Có loại noãn sào tự do hay buồng
trứng hở (không có màng bao bọc).
b. Ống dẫn sinh dục: Con đực là ống Wolff, con cái là ống Muller. Một số cá
có ống dẫn hình thành từ gấp nếp của lớp màng bụng. Cá viên khẩu không có
ống dẫn, tế bào sinh dục rơi vào xoang cơ thể rồi ra ngoài qua lỗ sinh dục.
* Tinh trùng: chia làm ba phần : đầu, cổ, đuôi. * Trứng: chứa nhiều noãn
hoàng, kích thước thay đổi. Có thể có màng sừng bọc ngoài (cá sụn).

IXƯƠNG hệ thần kinh: Bao gồm thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên
và thần kinh thực vật. Đơn vị cấu tạo là các tế bào thần kinh có cấu tạo chung
tương tự như của các động vật có xương sống khác.

1. Hệ thần kinh trung ương: gồm tuỷ sống và não bộ


a. Tuỷ sống: Có hình ống, trụ bầu dục dài, hầu hết tuỷ sống các loài cá đều kéo
dài đến tận đuôi. Có ống trung tâm (ống giữa tuỷ), rãnh giữa bụng, thuỳ vai (ứng
với đám rối cánh tay), thuỳ chậu (ứng với đám rối hông khum). Chất xám có
dạng hình chữ H nhưng không rõ. Chất trắng nằm ngoài chất xám. Bên ngoài
đựoc bao bọc bởi hai lớp (lớp ngoài có sắc tố và mạch máu)
b. Não bộ:
Não trước: gồm thuỳ khứu giác và bán cầu đại não Bold
Não trung gian: có tuyến mấu não trên (tuyến tùng); mặt bụng có bắt
chéo thị giác; phía sau có phễu não, đồi thị, thuỳ dưới, túi mạch, buồng não III.
Não giữa:có thuỳ thị giác, hạch của các đôi dây thần kinh II, III, IV, rãnh
Sylvius.
Tiểu não: mặt lưng có các rãnh nagng và dọc, xoang bên là buồng não IV
Hành tuỷ: Có hai sừng bên, mặt lưng có hố hình trám.
2. Thần kinh ngoại biên: Cũng bao gồm các dây thần kinh tuỷ và thần kinh
não. Dây thần kinh não: Có các dây I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, Dây
thần kinh cùng (TK số 0): ở cá phổi châu Phi, chưa rõ chức năng xuất phát gần
thần kinh khứu giác tới màng nhầy của mũi.

3. Hệ thần kinh thực vật: Gồm giao cảm và phó giao cảm chưa được nghiên
cứu sâu.

XƯƠNG Cơ quan cảm giác

1. Da: Có nhiều cơ quan cảm giác về xúc giác, dòng nước, nhiệt độ, vị trí,…bao
gồm:
a. các chồi cảm giác: gồm một số tế bào cảm giác xung quanh có các tế bào
nâng đỡ
b. cơ quan cảm giác hình hố: giống như các chồi cảm giác lõm vào
c. cơ quan đường bên là cơ quan cảm giác đã chuyên hoá, phân bố hai bên thân,
sự phát triển liên quan đến tập tính sinh sống và nơi ở của cá, phát triển ở các loài
cá bơi nhanh.

2. Cơ quan thính giác: chỉ có tai trong, chức năng chính là duy trì thăng bằng
(vai trò thính giác không lớn); không có ốc tai, liên hệ mật thiết với cơ quan
đường bên. Những nghiên cứu mới đây cho thấy khu cảm giác âm thanh chủ
yếu ở trong túi tròn.

3. cơ quan khứu giác: thường có một đôi lỗ mũi, trong lỗ mũi có hai loại tế bào: tế
bào nâng đỡ và tế bào cảm giác Cá viên khẩu có lỗ mũi lẻ Cá sụn có một đôi lỗ ở hai
bên. Mỗi lỗ có van chia làm hai (lỗ nước vào và lỗ nước ra) Một số loài có thêm rãnh
mũi miệng.
4. Cơ quan vị giác: là các chồi vị giác phân bố ở râu, khoang miệng, mang,
thực quản. Có cấu tạo gồm các tế bào vị giác tập hợp lại. Trung khu vị giác
trong hành tuỷ.

5. Cơ quan thị giác (mắt) Vị trí, kích thước thay đổi tuỳ loại cá. Cá có tầm thị
giác ngắn (10-12m) tuy ở dưới nước nhưng có khả năng nhìn thấy ở trên bờ (do
khúc xạ ánh sáng). Mắt cá có khả năng cảm giác được màu sắc, kích thước và
hình dạng. Cá sống ở biển sâu mắt phát triển hoặc thoái hoá. Cá sống Bold trong
các hang nước ngầm mắt thường tiêu giảm.

XI. Tuyến nội tiết Cá có đầy đủ hệ thống tuyến nội tiết điển hình của động vật
có xương sống, nhưng nghiên cứu về tuyến nội tiết của cá chưa thật phong phú.

1. Tuyến não thuỳ (tương đương tuyến yên ): là tuyến nội tiết quan trọng nhất,
gồm 2 phần có nguồn gốc khác nhau: não thuỳ thần kinh (có nguồn gốc từ não)
và não thuỳ tuyến (gồm 3 phần: thuỳ trước, thuỳ giữa và thuỳ sau). Những
hormon thuộc thuỳ thần kinh tiết ra điều khiển hoạt động của thuỳ tuyến.
Hormon của tuyến này chia thành 2 nhóm: nhóm điều khiển hoạt động của các
tuyến nội tiết khác và nhóm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.

2. Tuyến giáp trạng: Cá sụn: tuyến nằm khoảng giữa hàm dưới và phía trước
của động mạch chủ bụng. Cá xương có tuyến giáp trạng thường phân bố phía
trên động mạch chủ bụng gần cung mang trước. Cấu tạo cơ bản giống tuyến
giáp trạng của các động vật có xương sống trước.

3. Tuyến thượng thận:


Cá viên khẩu có miền vỏ và miền tuỷ riêng rẽ. Cá sụn: miền vỏ nằm giữa
2 thận, miền tuỷ xếp thành từng đoạn ở mặt lưng thận. Cá xương tuyến trên thận
phức tạp (có thêm các thể nhỏ stannius được coi tương ứng với miền vỏ) nhưng
tác dụng của chất tiết chưa được nghiên cứu rõ.

4. Tuyến ức: trong giai đoạn ấu trùng gồm nhiều đôi, khi lớn chỉ còn một đôi về
sau thoái hoá và có khi tiêu biến. Tuyến có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và
sinh sản.

5. Tuyến cận giáp trạng: chưa được nghiên cứu rõ. Nhiều tác giả cho rằng tế
bào biểu bì của rãnh mang cuối cùng sinh ra thể mang sau có liên quan đến trao
đổi canxi và được coi như tuyến cận giáp trạng.

6. Đảo Langerhans: các đảo Langerhans và các tuyến tuỵ tách rời nhau số lượng
đảo ít, thích thước và số lượng thay đổi thay loài, trong đó có một đảo chính (lớn
nhất).
* Cấu tạo do các tế bào đảo Langerhans và các mao quản tạo thành. Các tế bào
đảo phân làm 3 loại nối tiếp nhau thành hình dải cong queo, màng tế bào không
rõ rệt.

7. Thuỳ thể đuôi: đầu cuối của tuỷ sống có một cấu tạo đặc biệt có tác dụng nội
tiết bao gồm hệ thống tiết dịch thần kinh giống như não thuỳ thần kinh có chức
năng điều tiết áp xuất thẩm thấu và điều khiển chìm nổi của cá.

8. Tuyến sinh dục: bên cạnh chức năng sản sinh ra trứng và tinh trùng còn có chức
năng nội tiết (tương tự ở động vật có vú). Dịch hoàn tiết androgen; buồng trứng tiết
estrone.

You might also like